Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

THỰC TRẠNG QUẢN lý HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO học SINH ở các TRƯỜNG TIỂU học HUYỆN tứ kỳ, TỈNH hải DƯƠNG THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG lực hợp tác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.76 KB, 49 trang )

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU
HỌC HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG THEO
HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC HỢP TÁC

Khái quát về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát

Một vài nét về các trường tiểu học huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải
Dương
Vị trí địa lý - kinh tế - xã hội ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải
Dương
a. Điều kiện tự nhiên.
* Vị trí địa lý
Huyện Tứ Kỳ là một trong 12 đơn vị hành chính của
tỉnh Hải Dương - một tỉnh nằm trong tam giác kinh tế trọng
điểm phía Bắc là: Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.
Huyện Tứ Kỳ là một huyện thuộc vùng đồng bằng
chiêm trũng nằm ở phí Tây - Nam của tỉnh Hải Dương. Phía
Tây huyện Tứ Kỳ giáp với huyện Ninh Giang; phía bắc giáp
2 huyện là huyện Gia Lộc và huyện Thanh Miện; Phía đơng
huyện Tứ Kỳ giáp với huyện Thanh Hà, huyện Tiên Lãng
Thành Phố Hải Phịng; phía Nam giáp với tỉnh Thái Bình,


Trung tâm huyện cách Thủ đô Hà Nội 60 km, cách Thành
phố Hải Dương 20 km. Chiều dài huyện từ Bắc xuống Nam
(từ đầu xã Ngọc Sơn đến cuối xã Hà Thanh) dài 20 Km.
Chiều rộng từ Đông sang Tây chỗ rộng nhất là 7 Km. So
với các huyện khác trong tồn tỉnh thì huyện Tứ Kỳ có vị trí
địa lý khá thuận lợi, mạng lưới giao thông phân bổ khá
đồng đều với tuyến giao thơng chính là quốc lộ 391 chạy


qua nối liền Thành phố Hải Dương với Thành phố Hải
Phịng. Từ trung tâm huyện có các tuyến đường giao thông
tỉnh lộ là đường 391; và hệ thống giao thơng đường thuỷ có:
Sơng Thái Bình, Sơng Bắc Hưng Hải, Sông Cầu Xe..... và
một số con sông nhỏ khác nối liền Tứ Kỳ với các huyện và
các tỉnh xung quanh.
Huyện Tứ Kỳ có diện tích tự nhiên là 170 Km 2 chiếm
13,8% diện tích tự nhiên của tỉnh Hải Dương. Dân số trung
bình năm 2010 là: 158.229 người, mật độ dân số là:
158,116 người/km2 và được phân bố khá đồng đều ở các xã,
thị trấn trong huyện. Huyện Tứ Kỳ có 27 đơn vị hành chính
gồm 1 thị trấn và 26 xã.
* Đặc điểm địa hình
Tứ Kỳ có đặc điểm địa hình khơng bằng phẳng. Cụ thể
từ Tây bắc đến đơng nam có địa hình khá dốc. Do chịu ảnh


hưởng nhiều vào mực nước thuỷ triều phía đơng nam và
phía đơng. Trong huyện chỉ có phía Tây Bắc địa hình tương
đối bằng phẳng. Đất đai của huyện Tứ Kỳ khá màu mỡ do
có sự bồi đắp phù xa của con sơng lớn là sơng Thái Bình
nên đất có màu xám, có cấu trúc hạt nhẹ xen với đất thịt
nhẹ, tầng canh tác từ 10 -> 15 cm thuận tiện cho việc thâm
canh cây lúa nước, cây ăn quả và các loaị rau màu khác.
* Tài nguyên thiên nhiên.
- Khí hậu:
Tứ Kỳ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với
đặc trưng nóng ẩm, mưa vào mùa hè và hanh khô vào mùa
đông. Trong năm, nhiệt độ thay đổi khá lớn (tháng nóng
nhất là tháng 6 và tháng 7 với nhiệt độ trung bình khoảng

37 - 380c, tháng lạnh nhất trong năm là tháng 12 và tháng 1
nhiệt độ xuống thấp nhất khoảng 6-7 0c). Tổng lượng nhiệt
cả năm là 8.4550c. Độ ẩm trung bình hàng năm là 81 - 86%.
Tứ Kỳ có số giờ nắng tương đối cao, theo số liệu tại
tram khí tượng Thuỷ văn tỉnh Hải Dương cho thấy số giờ
nắng trung bình hàng năm là 1.350 giờ và được phân bố
không đều. Tháng 8 là tháng có số giờ nắng cao nhất 180
giờ, tháng 2 là tháng có số giờ nắng thấp nhất 25 giờ.


Với điều kiện khí hậu như vậy đã tạo thuận lợi cho
huyện Tứ Kỳ phát triển mạnh một nền nông nghiệp đa canh
vừa phát triển chun mơn hố, vừa phát triển tổng hợp,
làm cho sản phẩm nông nghiệp của huyện rất phong phú, đa
dạng.
- Thuỷ văn.
Hệ thống thuỷ lợi được xây dựng tương đối tốt bên
cạnh con sông lớn chạy qua là sơng Thái Bình và hệ thống
các sơng đào, các kênh rạch thuộc hệ thống thuỷ nông Bắc
Hưng Hải. Với đặc điểm tự nhiên trên đã tạo điều kiện
thuận lợi cho kinh tế huyện phát triển.
- Tài nguyên đất
Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp và là
tài sản quí. Quỹ đất của huyện Tứ Kỳ so với các huyện
trong tỉnh khơng lớn. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện
là: 17040,8 Ha trong đó đất nơng nghiệp là 11284.8 Ha
chiếm 66,2%. Đất có độ phì khá cao thích hợp trồng nhiều
loại cây ngắn ngày như lúa, ngô, khoai lang, các loại rau
màu và một cây ăn quả. Tuy nhiên độ PH hơi cao nên đất
hay bị chua cần phải bón lân và vơi kịp thời để khỏi ảnh

hưởng tới năng suất cây trồng.
- Tài nguyên nước


Nguồn nước mặt của huyện rất phong phú, có thể đảm
bảo đủ cho hoạt động sản xuất và dân sinh. Tuy vậy nguồn
nước sinh hoạt của người dân chủ yếu là nước mưa, giếng
khoan và giếng khơi.
Nguồn nước ngầm của huyện nằm ở độ sâu 15 đến 95
m song bị nhiễm sắt muốn sử dụng được phải có biện pháp
xử lý lọc. Việc sử dụng nước ngầm phục vụ sản xuất nông
nghiệp mới chiếm một tỷ lệ nhỏ so với nước trên mặt.
- Tài nguyên khoáng sản.
Trên địa bàn huyện khơng có tài ngun khống sản
q mà chỉ có một lượng cát đen phục vụ cho xây dựng ở
khu vực sông Luộc.
b. Dân số và nguồn lực.
* Dân số.
Dân số trung bình huyện Tứ Kỳ năm 2010 là: 158.229
người trong đó trong độ tuổi lao động là: 102.809 người
chiếm 64,9% tổng số dân của huyện. Dân số nông thôn là:
152.143 người. Trong 5 năm qua tốc độ tăng dân số tự
nhiên của huyện ở mức thấp so với mức tăng dân số chung
toàn tỉnh và được đánh giá là huyện có cơ cấu dân số trẻ
nên trong những năm tới số người trong độ tuổi sẽ tăng.
Đây là lợi thế của huyện trong quá trình phát triển kinh tế -


xã hội vì dân số trong độ tuổi lao động tăng sẽ cung cấp cho
huyện một lực lượng lao động dồi dào, đây cũng là bài toán

đối với huyện trong việc giải quyết công ăn việc làm, giáo
dục và đào tạo nguồn nhân lực, chăm lo sức khoẻ cho nhân
dân...
Cơ cấu dân số huyện Tứ Kỳ theo khu vực Thành thị và
nông thôn giai đoan 2006 - 2010 cho thấy dân số thành thị
tăng trung bình hàng năm thấp tức là q trình đơ thị hố
của huyện diễn ra chậm. Nguyên nhân là huyện Tứ Kỳ là
huyện thuần nông, hoạt động sản xuất Cơng nghiệp,
Thương nghiệp phát triển cịn chậm, trình độ sản xuất Tiểu
thủ cơng nghiệp và Dịch vụ có quy mơ nhỏ mang tính chất
thời vụ nên chưa thu hút được nhiều lao động tham gia vào
sản xuất.
* Lao động.
Số người trong độ tuổi lao động năm 2010 là: 102.809
người chiếm 64,9% tổng dân số. Năm 2010 lượng lao động
làm trong các ngành kinh tế của huyện là: 98.532 người
chiếm 62,2% tổng dân số. Trong đó lao động Nông - Lâm
nghiệp - Thuỷ sản chiếm 76,5%, Công nghiệp - Xây dựng
chiếm 10,0% và Dịch vụ chiếm 13,5%. Đa số những người
trong độ tuổi lao động có trình độ văn hoá từ Trung học cơ


sở trở lên, số lao động có trình độ từ Trung cấp trở lên
chiếm 12,5% trong tổng số lao động.
c. Điều kiện kinh tế - xã hội
Trong những năm vừa qua hoà chung với sự phát triển
của nền kinh tế đất nước, nền kinh tế huyện Tứ Kỳ có sự
khởi sắc đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng trung bình 5
năm từ 2015 - 2018 là 8,7%. Sản lượng lương thực bình
quân đầu người đạt 680 kg/người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm

xuống cịn 9,5% tồn huyện khơng cịn hộ đói. Cơ cấu kinh
tế năm 2018: ngành Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản chiếm
51,3%; ngành Công nghiệp - Xây dựng chiếm 12,2% và
ngành Dịch vụ chiếm 36,5%. Trong nhiệm kỳ vừa qua Đảng
bộ và nhân dân huyện Tứ Kỳ đã có sự cố gắng trong việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tuy nhiên tỷ trọng ngành Nông Lâm nghiệp - Thuỷ sản vẫn lớn, đặc biệt số lao động làm
việc trong ngành Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản vẫn chiếm
tỷ lệ cao.
Tứ Kỳ là địa phương giàu truyền thống u nước và
cách mạng, là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hố của dân
tộc và là huyện có công lao trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ, vì vậy huyện đã được Đảng Nhà


nước phong tăng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân”.
Cùng với xu thế phát triển chung của cả nước và của
tỉnh Hải Dương, với chính sách cởi mở trong công cuộc cải
cách, kinh tế huyện Tứ Kỳ đang dần dần ổn định và phát
triển, khắc phục được tình trạng khó khăn trì trệ của những
năm đầu của thập kỷ 90. Giai đoạn 2015 - 2018 giá trị gia
tăng của nền kinh tế huyện tăng trưởng với tốc độ 8,7%. Tứ
Kỳ là huyện có tốc độ tăng trưởng cao so với mức tăng bình
qn chung tồn tỉnh.
Trong những năm qua xu hướng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của huyện tương đối rõ và đi đúng hướng. Ngành
Nông - Lâm - Thuỷ sản tuy phát triển với tốc độ 6,1%
nhưng cơ cấu có xu hướng giảm dần từ 54,2% năm 2015
xuống 51,3% năm 2018. Ngành Công nghiệp - Xây dựng
tăng từ 11,2% năm 2015 lên 12,2% năm 2018 và ngành

Dịch vụ tăng từ 34,6% năm 2015 lên 36,5% năm 2018. Sự
chuyển dịch này đã tạo ra một cơ cấu kinh tế mới và tích
cực vì đã khai thác tốt các lợi thế sẵn có của huyện, góp
phần đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững và phù hợp
với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại
hố.


Cùng với sự chuyển dịch nền kinh tế theo ngành, cơ
cấu kinh tế theo thành phần cũng được chuyển dịch theo
hướng phát triển mạnh khu vực kinh tế ngoài quốc doanh,
đây thực sự là cơ sở tạo điều kiện cho các thành phần kinh
tế khác phát triển, điều đó phù hợp với một huyện nông
nghiệp. Xu hướng này sẽ dần tạo nên một cơ cấu kinh tế
hợp lý và hoàn chỉnh hơn nhằm khai thác được các nguồn
lực của huyện vào phát triển kinh tế.
Phấn đấu tăng thu ngân sách từ 10% trở lên so với kế
hoạch tỉnh giao. Rà soát tất cả các nguồn thu trên từng lĩnh
vực, phân tích đánh giá các khoản thu đạt thấp, những địa
bàn thu yếu để có biện pháp khắc phục. Thành quả đạt được
trong lĩnh vực này là kết quả của công tác điều hành Kế
hoạch, tài chính - ngân sách đi vào nề nếp, công tác quản lý
thu, chống thất thu ở các lĩnh vực được đẩy mạnh và duy trì
thường xuyên.
Kinh tế đối ngoại của huyện ngày càng được mở rộng
và phát triển. với xu hướng mở cửa và hội nhập kinh tế của
các nước, kinh tế của huyện đã đạt được một kết quả bước
đầu. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu trên địa bàn huyện
bao gồm: Một số ngành nghề thủ công như: mây tre đan,
dệt chiếu, thêu gia công xuất khẩu... và các loại hàng nông

sản như Dưa chuột, dưa hấu Lợn sữa, Chuối, Gạo...


Khái quát về GD&ĐT GD tiểu học ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải
Dương
a. Khái quát về GD&ĐT huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải
Dương
Huyện đã phổ cập GD trẻ mầm non 5 tuổi năm
2010.
- Phổ cập giáo dục tiểu học: 27/27 (đạt tỷ lệ 100%) xã,
thị trấn đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3. Huyện Tứ
Kỳ đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.
- Phổ cập giáo dục THCS:
+ 05/27 (đạt tỷ lệ 18,52%) xã, thị trấn đạt các tiêu
chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2.
+ 22/27 (đạt tỷ lệ 81,48%) xã, thị trấn đạt các tiêu
chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3. Tăng 04 xã so với
năm 2017.
Huyện Tứ Kỳ đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục THCS
mức độ 2.
- Xóa mù chữ: 27/27 (đạt tỷ lệ 100%) xã, thị trấn đạt
các tiêu chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Huyện Tứ Kỳ đạt tiêu
chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.


Huyện Tứ Kỳ đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù
chữ năm 2018.
Quy mơ giáo dục của huyện Tứ Kỳ

Quy

Bậc học
T

và các
T
trườn
cấp học
g học

Quy mô
trường
học đạt
tiêu
chuẩn
KĐCLG
D

30

1

10

22

435

1086
1013
2


2 Tiểu học 28

0

24

18

508

1478
919
2

3 THCS

28

0

11

13

274 8890 658

4 THPT

3


0

2

0

25 4027 195

TTGDT
X

1

0

0

0

25

Tổng cộng

91

1

47


53

1267

1

5

Mầm
non

Quy Quy
mô mô
trườn trườn
g học g học
ngồi chuẩn
cơng Quốc
lập gia

Quy
Quy Quy mơ
mơ mơ CBGV
lớp học
,
học sinh
của của nhân
toàn toàn viên
huyệ huyệ của
toàn
n

n
huyện

825

55

3935
2840
0

Huyện Tứ Kỳ tính đến cuối năm 2018 có 2267 giáo
viên; trong đó CBQL có 198 người, 2069 GV và 471 nhân


viên phục vụ; chính sách và các chế độ ln ln được đảm
bảo cho tồn đội ngũ GD và người LĐ; tồn huyện có 05
nhà giáo ưu tú (đã về hưu).
Đến năm học 2018-2019, tồn huyện có 47 trường học
Chuẩn quốc gia (MN: 10; TH: 24; trong đó có 6 trường đạt
mức độ II; 18 trường mức độ I; THCS: 11; THPT: 2) .
Ngành GD&ĐT huyện Tứ Kỳ đạt được những thành
tích gì?
Kết quả thi vào lớp 10 cấp THPT luôn đạt kết quả cao
trong tỉnh.
Kết quả thi giáo viên giỏi; các cuộc thi, giao lưu về
GD thể chất luôn đạt kết quả cao trong tỉnh.
Các phong trào thi đua của huyện đều đạt kết quả tốt.
Đề án GD bơi cho học sinh tiểu học được Sở GD HD
đánh giá cao.

b. Khái quát về GD tiểu học huyện Tứ Kỳ,
tỉnh Hải Dương
* Quy mơ GD tiểu học
Tồn huyện Tứ Kỳ có 28 trường tiểu học với 35 điểm
trường trong đó trường đạt tiêu chuẩn là trường chuẩn quốc


gia có 24 trường, 04 trường nằm trong kế hoạch xây dựng
chuẩn quốc gia vào năm học 2019-2020.
Đạt chuẩn KĐCL GD là 18 trường, theo kế hoạch năm
học 2019-2020 bổ sung thêm 10 trường đạt chuẩn chất
lượng. Số trường cấp độ 1 là 0 trường, trường cấp độ II là
02 trường cấp độ II là 16 trường.
Đến năm 2018, tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi ra lớp đạt
100%, tỷ lệ HS được học 2 buổi/ngày đạt 100 %. Hiện nay
toàn huyện triển khai dạy Tiếng Việt lớp 1 theo chương
trình cơng nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại với 100%
học sinh lớp 1. Chương trình trường học Việt Nam mới
(VNEN) triển khai đồng bộ tại 4 trường tiểu học: Kỳ Sơn,
Hưng Đạo, Tân Kỳ, Thị Trấn từ lớp 3 đến lớp 5, riêng
trường TH Tân Kỳ triển khai từ lớp 2 đến lớp 5. Các trường
khác áp dụng 2 nội dung là Tổ chức lớp học và trang trí
trường lớp theo Mơ hình trường học Việt Nam mới. Chương
trình mỹ thuật theo PP Đan Mạch được triển khai tới 100%
các trường trong toàn huyện từ học kỳ 2 năm học 20142015.
Toàn huyện đã triển khai dạy Tiếng Anh 05 tiết/ tuần
với lớp 3;4;5 tại 214 lớp của 22/28 trường, 100% trường
triển khai dạy Tiếng Anh Victoria đối với khối 1 và khối 2,



Với tỷ lệ 100% học sinh được học 2 buổi/ngày và số
học sinh học VNEN là điều kiện thuận lợi cho việc triển
khai HĐTN của huyện Tứ Kỳ.
Quy mô trường, lớp cấp tiểu học huyện Tứ Kỳ

Năm

Tổng
số Tổng Tổng
Số Số Số Số Số
trường số học số
lớp 1 lớp 2 lớp 3 lớp 4 lớp 5
tiểu sinh lớp
học

20152016

28

12.858 408 153 141 141 138 135

20162017

28

12.985 439 165 150 139 141 144

20172018

28


13.834 447 164 161 148 136 138

* Quy mô cán bộ quản lí và giáo viên
Tồn huyện có 100 CBQL TH; trong đó có 28 hiệu
trưởng, 58 phó hiệu trường; 100% CBQL có trình độ Đại
học trở lên đạt chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. 100%
CBQL đã được tập huấn bồi dưỡng QLGD trong đó có 85%
đã được bồi dưỡng cách đây 10 năm, mà HĐTN là vấn đề
mới nên nhiều HT chưa được bồi dưỡng, dẫn đến việc quản
lí chỉ đạo thực hiện các HĐTN gặp nhiều khó khăn.


Trình độ đào tạo GVTH trong 3 năm học (20152016,2016-2017, 2017-2018) như sau:


Thống kê trình độ giáo viên tiểu học

Năm học

Tổng số giáo
viên
giảng dạy

Giáo viên

Giáo viên

đạt chuẩn


trên chuẩn

2015-2016

720

100%

718=99.7%

2016-2017

724

100%

722=99.7%

2017-2018

733

100%

731=99.7%

Từ thực trạng thống kê về trình độ giáo viên tiểu
học có thể thấy: Hiện nay, đội ngũ GVTH huyện Tứ Kỳ
đã đạt chuẩn trình độ đào tạo ở mức 99,7% từ nhiều năm
nay. Kỹ thuật dạy học mới tại một số trường vẫn còn

nhiều hạn chế lý do là giáo viên đứng lớp một số tuổi đã
khá xao cho nên việc cập nhật cũng như áp dụng những
phương pháp và kỹ thuật dạy học mới còn nhiều hạn
chế. Các lớp tập huấn về tổ chức các HĐTN chưa nhiều
cho nên hiệu quả thực hiện hoạt động này chưa cao, chủ
yếu các GV chỉ được tiếp cận thông qua buổi triển khai
nhiệm vụ năm học đầu năm học.
* Điều kiện CSVC và thiết bị phục vụ dạy học


Điều kiện CSVC tại các trờng TH huyện Tứ Kỳ về
cơ bản đápứng tốt các yêu cầu dạy và học. Hiện nay tồn
huyện có 24/28=85,7% trường đạt chuẩn Quốc gia,
28/28 trường có trang Website riêng hoạt động hiệu quả,
300 máy được kết nối Internet, 100 % trường có máy
photo coppy, 473/714 phịng học có trang bị thiết bị dạy
học hiện đại (đầu chiếu Powerpoint); nhiều trường đã
trang bị được 100% các phịng học có đầu chiếu. Các
hoạt động GD trong tồn huyện được quản lí bằng cơng
nghệ thơng tin qua phần mềm quản lí trực tuyến. Điều
kiện CSVC như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà
trường tổ chức các các hoạt động GD cả trên lớp học và
các HĐTN.
* Chất lượng GD
Năm học 2017-2018, đổi mới đánh giá HSTH theo
Thông tư 30/2014/ TT- BGDĐT ngày 28/8/2014 và
thông tư 22/2016/TT- BGDĐT ngày 22/9/2016. Đánh
giá theo đúng thông tư, chất lượng HSTH đã đạt được
một số những kết quả như sau: Năm học 2017 - 2018 đạt
99,4% học sinh đã hồn thành chương trình lớp học,

100% hồn thành chương trình học tiểu học.


Tổng hợp chất lượng học sinh
Hoàn thành Chưa HT
Năm học Số HS

SL

%

SL %

Phẩm chất,
năng lực
Phẩm Năng
chất

lực

2015-2016 11778 11732 99.6 46 0.4 11774 11758
2016-2017 12412 12390 99.4 73 0.6 12401 12368
2017-2018 13331 13250 99.4 81 0.6 13323 13288

Tổ chức khảo sát
Mục tiêu khảo sát
Mục tiêu khảo sát nhằm đánh giá được thực tế cơng
tác quản lí HĐTN theo hướng hình thành NLHT ở các
trường TH huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương thông qua việc
thu thập thông tin, xử lý số liệu và phân tích các thơng tin,

số liệu đã thu thập - thơng qua đó làm căn cứ thực tiễn cho
việc đề xuất các biện pháp quản lí HĐTN theo hướng hình
thành NLHT cho hiệu trưởng các trường TH trên địa bàn
huyện nhằm nâng cao chất lượng GDTH.
Đối tượng khảo sát
Tác giả phát phiếu khảo sát đến 02 đối tượng:


20 CBQL (15 CBQL của 6/28 trường tiểu học, 4 lãnh
đạo Phòng GD&ĐT, 1 chuyên viên phòng GD của huyện phụ
trách chun mơn cấp TH).
90 GV của 6/28 trường TH.
Ngồi ra, tác giả còn phỏng vấn CBQL trường TH,
GV, phụ huynh HS và những HS đang tham gia học theo
mô hình mới VNEN về thực trạng tổ chức HĐTN và quản lí
các HĐTN trong các trường TH huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải
Dương.
Nội dung khảo sát
Đối với đội ngũ CBQL tại các trường TH của huyện:
+ Khảo sát nhận thức về HĐTN của đội ngũ CBQL và
mức độ quan trọng của việc QL HĐTN ở các trường TH
trên toàn huyện.
+ Khảo sát về thực trạng QL HĐTN cho HS tại các
trường TH trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
Đối với đội ngũ GV tại các trường tiểu học của huyện:
+ Khảo sát nhận thức của đội ngũ GV về HĐTN cho
học sinh cấp TH.
+ Khảo sát về thực trạng QL HĐTN cho HS tại các
trường TH trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.



Đối với phụ huynh học sinh: Phỏng vấn phụ huynh HS
về mức độ tham gia đối với các HĐTN cho học sinh trong
trường tiểu học.
Đối với học sinh: Phỏng vấn HS tại các trường TH về
mức độ tham gia trong các HĐTN do nhà trường tổ chức.
Công cụ khảo sát
Trong luận văn tác giả đã xây dựng 2 phiếu khảo sát:
Phiếu khảo sát 1 (Phụ lục 1) dành cho CBQL và phiếu khảo
sát 2 (phụ lục 2) dành cho đội ngũ GV.
- Thông qua khảo sát đội ngũ CBQL để tìm hiểu về
tầm quan trọng của cơng tác QL HĐTN và thực trạng nhận
thức của đội ngũ CBQL về hoạt động này. Sau đó đánh giá
việc thực hiện nội dung quản lýHĐTN và mức độ thực hiện
các nội dung QL HĐTN tại các trường TH trên địa bàn
huyện của hiệu trưởng. Phiếu hỏi dành cho đội ngũ CBQL
gồm 4 câu (2 câu hỏi mở và 2 câu hỏi đóng). Mức độ đánh
giá về các nội dung hỏi là hai lựa chọn đồng ý hoặc không
đồng ý với các nội dung hỏi đã đưa ra. Ngồi ra có phần mở
để người được phỏng vấn có thể đưa ra những ý kiến khác
(nếu có), qua đó đánh giá thực trạng quản lí HĐTN tác giả
sử dụng thang đo 4 bậc tương ứng với 04 mức độ thực hiện
đó là: Tốt, Khá, TB, Yếu.


Tiến hành khảo sát và xử lý dữ liệu
Tiến hành khảo sát, tác giả đã thực hiện một số hoạt
động như sau:
Tổ chức khảo sát về hồ sơ nhà trường bao gồm các
nội dung: Các hướng dẫn về nhiệm vụ năm học; Lịch hoạt

động năm học; Kế hoạch HĐTN; Kế hoạch HĐ từng tháng
từ năm học 2015-2016 đến năm học 2017-2018; Báo cáo sơ
kết mỗi học kì; Báo cáo tổng kết toàn năm học; Tổ chức
nghiên cứu về hồ sơ của TCM và GV: Kế hoạch TCM; Kế
hoạch của GV; Sổ báo giảng; Giáo án của GV của các
trường tiểu học Thị trấn Tứ Kỳ, Tân Kỳ, Hưng Đạo, Cộng
Lạc, Quang Phục, Kỳ Sơn; thông qua việc nghiên cứu hồ sơ
nhà trường với các nội dung như trên nhằm thu thập các
minh chứng cụ thể làm căn cứ cho việc đưa ra các đánh giá
khái quát về việc QL triển khai các HĐTN ở các trường TH
thuộc phạm vi nghiên cứu.
Quan sát HĐTN của nhà trường một cách thức tế,
quản lí HĐTN theo hướng hình thành NLHT của HT và dự
giờ đối với các tiết HĐ tập thể, các tiết dạy theo mơ hình
mới VNEN...để có những đánh giá xác thực hơn về mức độ
thực hiện các hoạt động này.


Sau khi khảo sát các đối tượng như đã trình bày ở mục
2.1.2.2 tác giả thu các phiếu đã khảo sát về để xử lý các số
liệu và thông tin đã thu thập được. Tiếp theo, các phiếu khảo
sát thu được sẽ được phân chia ra thành các phiếu hợp lệ
(điền đầy đủ thông tin) và các phiếu không hợp lệ (không
đầy đủ thông tin). Các câu hỏi trong phiếu khảo sát theo
thang 4 bậc qui ra điểm số để đánh giá mức độ thực hiện
bằng điểm số trung bình (loại tốt tương ứng với 4 điểm, khá
3 điểm, TB 2 điểm và yếu 1 điểm); các câu hỏi thể hiện mức
độ đồng ý hay không đồng ý xác định theo tỷ lệ %, các câu
mở tổng hợp theo các nhóm ý kiến để để đưa ra đánh giá
chung. Số lượng phiếu phát ra và phiếu thu về, thông tin đối

tượng tham gia khảo sát được thể hiện qua bảng khảo sát
sau:
Tổng hợp tình hình tham gia khảo sát
Đối tượng khảo sát
CBQL

Phòng GD - ĐT
Trường tiểu học
Giáo viên

Tỷ lệ phản hồi
Số phiếu Số phiếu trả lời trên Tỷ lệ
phát ra 50% số lượng câu hỏi (%)
5
5
100%
15

15

100%

90

90

100%

Ngoài việc điều tra bằng phiếu khảo sát, tác giả đã tiến hành
phỏng vấn 1 đại diện CBQL Phòng GD&ĐT huyện Tứ Kỳ, 1 HT nhà

trường, 2 Phó HT nhà trường, 5 giáo viên, 2 giáo viên Tổng phụ trách
Đội.


Mục đích phỏng vấn nhằm làm sáng tỏ thêm một số nội dung về
thực trạng quản lí HĐTN trong trường tiểu học.
Kết quả khảo sát thực trạng về việc tổ chức HTNT theo định
hướng NLHT được thể hiện qua các phần nghiên cứu tiếp theo đây.
Thực trạng về việc tổ chức HĐTN tại các trường tiểu học huyện Tứ
Kỳ, tỉnh Hải Dương
Để đánh giá thực trạng quản lí HĐTN tại các trường TH huyện Tứ
Kỳ tỉnh Hải Dương, tác giả đã tiến hành khảo sát CBQL, GV bằng phiếu
hỏi. Tính điểm trung bình của các đánh giá.
Tác giả đã khảo sát 20 CBQL và 90 GV, tại 6 trường tiểu học ở 6
cụm chuyên môn, đại diện các khu vực huyện về tổ chức các HĐTN. Cụ
thể các trường như sau:
Danh sách các trường tham gia khảo sát thực trạng ĐTN
TT Trường tiểu học Vùng miền

Dạy mơ hình VNEN

1

Thị trấn Tứ Kỳ

Trung tâm

Năm thứ 7 khai mơ hình VNEN

2


Cộng Lạc

Trung tâm

3

Tân Kỳ

Miền núi

Năm thứ 6 khai mơ hình VNEN
Năm thứ 4 triển khai mơ hình

4

Hưng Đạo

Miền núi

5

Quang Phục

Miền núi

6

Kỳ Sơn


Miền núi

VNEN
Năm thứ 4 triển khai mơ hình
VNEN
Năm thứ 5 triển khai mơ hình
VNEN
Năm thứ 4 triển khai mơ hình
VNEN

Trong những năm vừa qua cùng với việc đẩy mạnh thực hiện Nghị
quyết 29-NQ/TW của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, thực
hiện kế hoạch chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương,
Phòng GD&ĐT huyện Tứ Kỳ đã chỉ đạo các trường tiếp tục triển khai
dạy học theo: PP bàn tay nặn bột; dạy mỹ thuật theo PP Đan Mạch; dạy


học theo mơ hình mới VNEN... và gặt hái được một số kết quả đáng
khích lệ. Với những thực tiễn đã triển khai các PP dạy học tích cực tại
các trường tiểu học huyện Tứ Kỳ, nên khi được hỏi đến các nội dung của
HĐTN các CBQL, GV đều có những nhận thức rõ ràng.
Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về HĐTN ở trường tiểu học
Qua khảo sát nhận thức của CBQL và GV về mục đích, ý nghĩa của
HĐTN thì đại đa số các CBQL và GV đều nhận thức rằng đây là hoạt
động tổ chức cho HS được tham gia vào các hoạt động học tập, hoạt động
ngoại khóa... từ đó tự tìm hiểu, tự khám phá để rút ra được kiến thức và kỹ
năng cơ bản dưới sự giúp đỡ của GV. HS được tham gia vào các HĐTN là
cơ hội để các em phát triển năng lực, phẩm chất và tiềm năng sáng tạo
một cách tốt nhất.
Qua kết quả tại bảng khảo sát trên có thể thấy 100% CBQL và GV

ban đầu đã có những hiểu biết cần thiết và những nhận thức đúng đắn về
mục tiêu của HĐTN cho HS tiểu học, đây chính là điều kiện thuận lợi để
triển khai các HĐTN cho HS trong các năm tiếp theo. Tuy nhiên, qua theo
dõi thực tế thì HĐTN ở các trường TH trên địa bàn huyện Tứ Kỳ mới chỉ
dừng lại ở mức độ nhận thức, khâu chỉ đạo của CBQL cho tới khâu thực
hiện của GV làm như thế nào để đạt được mục đích, ý nghĩa trên vẫn cịn
bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế.
Nội dung và hình thức hoạt động trải nghiệm được các trường tổ chức
Học tập hợp tác là một cách thức học tập trong đó HS cùng làm
việc trong những nhóm nhỏ gồm nhiều HS khác nhau và các nhóm được
xây dựng một cách cẩn trọng. Quan điểm học tập này yêu cầu sự tham
gia, đóng góp trực tiếp của HS vào quá trình học tập, đồng thời cũng yêu
cầu HS phải làm việc cùng nhau để đạt được kết quả học tập chung.
Trong quá trình hợp tác, mỗi cá nhân HS tìm thấy lợi ích cho chính mình
và cho tất cả các thành viên trong lớp nghĩa là thúc đẩy sự ảnh hưởng


tích cực lẫn nhau trong tập thể HS. HS học bằng cáchlàm chứ không chỉ
học bằng cách nghe GV giảng.
Như vậy, có thể nói HTHT là cách thức học tập trong đó người
học được tổ chức thành các nhóm làm việc cùng nhau nhằm hoàn thành
các nhiệm vụ học tập. Giữa họ có sự tương tác, hỗ trợ, phụ thuộc lẫn
nhau, từ đó thói quen và kỹ năng hợp tác được hình thành và phát triển.
 Qua

khảo sát GV về mức độ tham gia của HS theo những hình

thức tổ chức HĐTN, thì đa số GV đều cho rằng HĐTN sẽ thu hút được
100% HS tham gia nếu các hình thức được triển khai thực hiện.. Tuy
nhiên về mức độ sử dụng các hình thức đó trong tổ chức các HĐTN của

GV có sự nhận định khơng giống nhau, thể hiện qua bảng sau:
Đánh giá mức độ sử dụng hình thức tổ chức HĐTN
Mức độ sử dụng
TT Hình thức tổ chức
1
2
3
5
6
7
8

Thường
xuyên
85%
0%
10%
0%
5%
90%
10%

Thỉnh thoảng Khơng bao giờ

Trị chơi
15%
0%
Hội thi
100%
0%

Giao lưu
90%
0%
Tham quan du lịch
75%
25%
Sân khấu hóa
95%
0%
Thể dục thể thao
10%
0%
Câu lạc bộ
90%
0%
Tổ chức các ngày
9
10%
90%
0%
hội
Nghiên cứu khoa
10
0%
30%
70%
học kỹ thuật
Trung bình
25%
65%

10%
Kết quả khảo sát tại bảng trên cho thấy: chủ yếu các hình thức
trong tổ chức HTN được sử dụng chủ yếu ở “mức độ thỉnh thoảng”
chiếm tỷ lệ trung bình cao nhất 65%, ở “mức độ khơng bao giờ” chiếm
tỷ lệ trung bình thấp nhất chiếm 10% , tiếp theo ở “mức độ thường
xuyên” chiếm tỷ lệ trung bình đứng thứ hai 25%. Qua quan sát thực tế


×