Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động luyện tập khi dạy phần văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 51 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4

SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
ĐỀ TÀI
“ĐA DẠNG HĨA HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP KHI DẠY
PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11”
Tác giả: Nguyễn Thị Hiền
Mơn: Ngữ Văn

Năm học 2020– 2021


MỤC LỤC
&

NỘI DUNG

Trang

PHẦN I

ĐẶT VẤN ĐỀ

2

1.1

2


1.2

Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu

1.3

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4

1.4

Nhiệm vụ nghiên cứu

4

1.5

Phương pháp nghiên cứu

5

PHẦN II

NỘI DUNG

6

I


Cơ sở lí luận

6

1

Yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
Cơ sở thực tiễn

6

II

3

6

1

Thực trạng tổ chức hoạt động luyện tập của giáo viên
khi dạy môn Ngữ văn

7

2

Những ảnh hưởng của việc thiếu đa dạng hóa hoạt
động luyện tập đối với hứng thú học tập môn Ngữ văn
của học sinh


9

3

Nguyên nhân của việc thiếu đa dạng hóa hình thức
hoạt động luyện tập

9

4

Khảo sát phần văn học Trung đại trong chương trình
Ngữ văn 11

9

III

Một số hình thức tổ chức nhằm đa dạng hóa hoạt động
luyện tập trong dạy học môn Ngữ Văn

10

IV

Thiết kế hoạt động luyện tập vào dạy phần văn học
Trung đại 11

15


V

Kết quả đạt được

35

PHẦN III

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

38

PHẦN IV

PHỤ LỤC

40

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn đề tài


Sau 7 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, nền giáo dục nước ta đã đạt được nhiều thành quả quan trọng
song cũng cịn những hạn chế, khó khăn cần khắc phục. Vì vậy, Đại hội Đảng lần
thứ XIII đã chỉ rõ:“Tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình,
phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập
quốc tế, phát triển con người toàn diện, đáp ứng những yêu cầu mới của phát triển
kinh tế - xã hội, khoa học và cơng nghệ, thích ứng với cuộc Cách mạng cơng

nghiệp lần thứ tư”;“Chú trọng hơn giáo dục phẩm chất, năng lực sáng tạo và các
giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, khơi dậy
khát vọng phát triển... Gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với
giáo dục thể chất, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân và
của cả Ngành giáo dục nước ta.
Nhằm đáp ứng yêu cầu trên, bên cạnh sự nỗ lực của các cấp quản lí Ngành
giáo dục thì vai trị của mỗi giáo viên cũng là yếu tố then chốt. Theo yêu cầu của
chương trình giáo dục phổ thơng mới, giáo viên không chỉ là người truyền thụ tri
thức qua các bài giảng trên lớp mà còn là người truyền cảm hứng, giúp học sinh
phát huy tính sáng tạo, khả năng tương tác để vận dụng kiến thức đã học vào thực
tiễn cuộc sống. Vậy nên, mỗi giáo viên nên chủ động tự thay đổi mình, làm mới
cơng việc của mình, bắt đầu đổi mới từ chính những giờ lên lớp, từ chính những
trang giáo án, bài dạy. Mỗi thầy cơ cần linh hoạt trong lựa chọn phương pháp,
phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức kiểm tra, đánh giá
phù hợp để kích thích được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học trò như
Wiliam A.Warrd đã từng nói: “Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi
biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, người thầy vĩ đại biết cách
truyền cảm hứng”.
Trước yêu cầu đổi mới của dạy và học nói chung, đặc biệt là đổi mới dạy
học Ngữ văn nói riêng, trong những năm học vừa qua chúng tôi cũng như các đồng
nghiệp trong trường khơng ngừng nỗ lực, tìm tịi và áp dụng các phương pháp, các
hình thức dạy học theo định hướng năng lực học sinh. Tiến trình dạy học theo định
hướng năng lực gồm năm bước đã tạo ra những bước đột phá trong tiến trình tổ
chức giờ dạy học môn Ngữ văn. Nếu như hoạt động khởi động là một trong những
bước đầu tiên của tiến trình dạy học theo phương pháp mới nhằm tạo hứng thú cho
học sinh thì hoạt động luyện tập là hoạt động cũng khơng thể bỏ qua, vì đây là
bước học sinh gắn lí thuyết với thực tiễn, vận dụng kiến thức bài học để giải quyết
các vấn đề đặt ra.
Việc thiết kế hoạt động luyện tập khi dạy học bộ môn Ngữ văn phù hợp

giúp cho tiết học diễn ra một cách sinh động, giúp cho việc lĩnh hội, tiếp thu kiến
thức trở nên đơn giản. Qua đó, giáo viên sẽ đem lại cho người học sự tò mò, tăng
thêm lòng u thích bộ mơn, nhất là đối với một mơn Văn học sinh vốn đã khơng
mấy “thích thú” khi nhắc đến phần luyện tập. Nhận thức được tầm quan trọng đó,
tơi nên đã tìm tịi và ứng dụng nhiều hình thức tổ chức hoạt động luyện tập vào giờ


học và thu được những kết quả tích cực. Vì vậy, trong sáng kiến kinh nghiệm lần này
tôi mạnh dạn chia sẻ một số suy nghĩ, ý tưởng của mình trong việc thiết kế một số các
hoạt động luyện tập vào dạy phần văn học Trung đại- Ngữ văn 11 với đề tài: Đa dạng
hóa hình thức tổ chức hoạt động luyện tập khi dạy phần văn học Trung đại
trong chương trình Ngữ văn 11
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tạo hứng thú và kích thích sự đam mê trong dạy học môn Ngữ văn
- Dạy học gắn với việc vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề đặt ra
- Thực hiện yêu cầu của đổi mới kiểm tra và đánh giá theo định hướng năng lực
học sinh
- Thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, đa dạng hóa hình thức dạy
học đối với mơn Ngữ văn trong giai đoạn hiện nay
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng
- Học sinh lớp 11 Trung học phổ thông
- Giáo viên giảng dạy môn Văn bậc trung học phổ thông
1.3.2. Phạm vi
- Sách giáo khoa Ngữ văn 11
- Sách giáo viên, chuẩn kiến thức- kĩ năng mơn Ngữ văn 11
- Các tài liệu về lí luận dạy học, đổi mới phương pháp dạy học
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cách thiết kế hoạt động luyện tập trong dạy học
- Thiết kế hoạt động luyện tập qua một số bài học cụ thể trong chương trình

Ngữ 11
1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu nội dung các văn bản văn học Trung đại trong chương trình Ngữ
văn 11
- Đọc những tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học.
- Nghiên cứu các hình thức, phương pháp, kĩ thuật thiết kế hoạt động luyện
tập trong dạy học.
- Rút kinh nghiệm qua các tiết dạy.
- Lấy ý kiến của đồng nghiệp về mức độ khả thi của đề tài.
- Tiến hành khảo sát học sinh trước và sau khi áp dụng đề tài.
1.5. Tính mới của đề tài


- Thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, đa dạng hóa hình thức
dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá đối với môn Ngữ văn trong giai đoạn hiện
nay.
- Hình thành và phát triển cho người học các phẩm chất và năng lực cốt lõi và
đặc thù mà chương trình phổ thơng mới đang hướng tới, bao gồm:
+ Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
+ Năng lực cốt lõi: tự học và tự chủ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề
và sáng tạọ.
+ Năng lực đặc thù: Năng lực thẩm mĩ, năng lực ngôn ngữ.

PHẦN II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
1. Yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
Trước yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay, cùng với việc đổi mới kiểm
tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học, việc đổi mới phương



pháp dạy học theo định hướng năng lực là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của
giáo dục. Vai trò của người giáo viên khơng cịn là người truyền thụ kiến thức mà
là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động của học sinh. Dạy học nhằm phát
triển năng lực cho học sinh đòi hỏi phải tổ chức các hoạt động dạy học tích cực, tự
lực và sáng tạo cho người học. Các hoạt động phải hướng đến rèn luyện phương
pháp và hình thức tổ chức dạy học có thể giúp học sinh học tập với niềm say mê,
hứng thú, khát khao, lĩnh hội tri thức, chủ động, sáng tạo, theo phương pháp khoa
học…Vì vậy, tổ chức giờ học thông qua các hoạt động là bước đôt phá của dạy học
theo định hướng năng lực.
Theo chương trình giáo dục phổ thông mới, việc xây dựng bài học môn Ngữ
văn được cụ thể hóa thành năm hoạt động khi thực hiện tiến trình dạy học. Nếu
như hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú vào bài thì hoạt động luyện tập có vai
trị nhằm củng cố và hệ thống hóa kiến thức, kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức
bài học vào giải quyết các bài tập cụ thể. Hoạt động luyện tập sẽ giúp học sinh vận
dụng những kiến thức đã có ở hoạt động hình thành kiến thức để giải quyết các
tình huống đặt ra, giúp học sinh vỡ ra được nhiều điều, khám phá ra chân lí của bài
học, đem lại cảm giác thích thú và say mê, háo hức cho người học.
Tuy nhiên trong thực tế, nhiều giáo viên chỉ chú trọng đầu tư vào hoạt động
khởi động nên cịn coi nhẹ hoạt đơng luyện tập. Việc này dẫn đến hiện tượng “đầu
voi đuôi chuột”, mở đầu rất hào hứng nhưng kết thúc thì sơ sài, gây tâm lí hụt hẫng
cho người học. Người học sẽ cảm thấy thiếu hụt kiến thức, thông tin để giải quyết;
chưa thỏa mãn những điều mình đang muốn tìm hiểu. Vì vậy, hoạt động luyện tập
nếu được đầu tư kĩ càng, sẽ đem lại hiệu quả cao cho người học và người dạy cũng
như nâng cao chất lượng cho cả tiết dạy. Nên đối với giáo viên, thiết kế các hoạt
động luyện tập khơng chỉ là mục đích, nhiệm vụ của việc soạn giảng mà còn là
điều kiện cần thiết để học sinh học tập tích cực, chủ động và u thích bộ mơn
nhiều hơn.
II. Cơ sở thực tiễn
1. Thực trạng tổ chức hoạt động luyện tập của giáo viên khi dạy mơn Ngữ văn
Trước đây, do tâm lí coi nặng môn Văn là môn thuyết giảng nên nhiều giáo

viên cịn đề cao việc giảng cho trị chép sau đó củng cố lại bằng mục ghi nhớ về
nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học, nếu có bài tập thì chủ yếu giao về
nhà.
Hoạt đơng luyện tập đã có từ trước, trong dạy học Văn được cụ thể hóa là
mục củng cố và ghi nhớ. Tuy nhiên, nhiều giáo viên do áp lực thời gian giảng dạy
quá ngắn (chỉ 45 phút cho một tiết học) trong khi kiến thức lại nhiều nên chỉ chú
trọng việc giảng dạy truyền đạt kiến thức cho học sinh, không dành thời gian cho
hoạt động luyện tập, củng cố. Nhiều giáo viên xem đây là một hoạt động không
cần thiết và tốn thời gian vì cho rằng học sinh đã lĩnh hội được kiến thức trong quá


trình dạy học. Do đó, họ thường dùng thời gian của hoạt động luyện tập, củng cố
cho việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức. Một thực tế là do hoạt động luyện tập rơi
vào cuối giờ, học sinh thường lơ là không chú ý đến học tập, khiến giáo viên
không tổ chức hoạt động luyện tập củng cố cho các em.
Trong thời gian vừa qua, cùng với việc đổi mới dạy học theo định hướng
năng lực, giờ học văn đã thay đổi nhiều từ cách thức tổ chức đến sử dụng phương
pháp tuy nhiên hầu hết chúng ta còn chú ý đến hoạt động khởi động mà chưa có sự
thay đổi nhiều về hoạt động luyện tập để kích thích đam mê cho học sinh. Trong
khi đó, luyện tập là một hoạt động đặc biệt quan trọng trong việc phát triển năng
lực tư duy cho học sinh không chỉ đối với mơn tự nhiên mà cịn cả mơn Ngữ văn.
Khi tham gia vào hoạt động luyện tập, học sinh được đặt vào các tình huống có vấn
đề, u cầu sử dụng các kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát, so sánh.. để giải
quyết nhiệm vụ, bài tập. Tiến trình thực hiện hoạt động luyện tập được tiến hành
như sau:
• Mục đích






Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Phương tiện
Thời gian
Tiến trình thực hiện

Trong tiến trình thực hiện hoạt động này, việc tổ chức các hoạt động học của
giáo viên và thực hiện của học sinh gồm các bước cơ bản gồm:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ; học
sinh nhận biết vấn đề cần giải quyết như yêu cầu, câu hỏi do giáo viên đưa ra; tiếp
nhận nhiệm vụ học tập.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh học cá nhân (suy nghĩ, quan sát…
có thể trao đổi với bạn bên cạnh khi gặp khó khăn), hoặc học nhóm để giải quyết
vấn đề, ghi kết quả ra giấy riêng.
- Báo cáo kết quả và thảo luận: cá nhân học sinh hoặc nhóm học sinh báo cáo
trước lớp, các bạn trong lớp nhận xét, góp ý bổ sung để cùng nhau hoàn thiện.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh trao đổi kết quả với
nhau hoặc với giáo viên để nhận xét, đánh giá kết quả của mình. Học sinh hồn
thiện sản phẩm học
Việc xây dựng các hoạt động luyện tập cần căn cứ vào mục đích, nội dung
học tập:
- Mục đích: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kĩ năng
của học sinh liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.


- Nội dung: Nhiệm vụ học tập trong hoạt động "Luyện tập" cần đảm bảo
rằng học sinh cần vận dụng kiến thức, kĩ năng cũ và mới học để giải quyết bài tập
đặt ra.
Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học, việc xây dựng tình huống xuất
phát cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau đây:

- Tình huống phải gần gũi với đời sống, bài học mà học sinh dễ cảm nhận.
- Việc xây dựng tình huống cần phải đảm bảo tính phân hóa, chú ý tạo điều
kiện cho học sinh có thể huy động được kiến thức từ thấp đến cao để giải quyết,
qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng, phát triển năng lực.
Đặc biệt giáo viên phải ln có ý thức đây là hoạt động không thể thiếu
trong tiết học, và cần phải được đầu tư một cách công phu, kĩ lưỡng để đem lại sự
hứng thú, kích thích tinh thần học tập của học sinh trong từng tiết học nói riêng và
u thích học tập bộ mơn.
Về phía học sinh, u cầu các em cũng phải là những người học nắm được
những kiến thức, có khả năng vận dụng linh hoạt vào giải quyết các tình huống, bài
tập, tích cực chủ động trong q trình học, mạnh dạn bày tỏ các suy nghĩ của bản
thân. Kết hợp được những vấn đề nêu ở trên, hoạt động luyện tập sẽ rất hiệu quả và
lôi cuốn, học sinh cũng sẽ tập trung vào bài học, từ đó hiệu quả giảng dạy sẽ được
nâng cao.
2. Những ảnh hưởng của việc thiếu đa dạng hóa hoạt động luyện tập đối với
hứng thú học tập môn Ngữ văn của học sinh
Với việc dạy học như trước đây, khi đến phần luyện tập, củng cố giáo viên
thường giao bài tập về nhà hoặc yêu cầu học sinh đọc mục ghi nhớ trong sách giáo
khoa khiến cho giờ học kết thúc với một khơng khí nặng nề, mệt mỏi, học sinh chỉ
muốn cho nhanh xong bài. Vì vậy, giáo viên khơng kích thích được hứng thú học
tập của học sinh, chưa mang lại khơng khí sơi nổi cho giờ học.
Một hạn chế nữa đó là khiến cho mơn Văn bị gán cho cách hiểu sai lệch như
trươc đây, là mô thiên về lí thuyết mà khơng thiên về thực hành. Đây cũng là một
trong những điều ảnh hưởng đến tâm lí người học và coi thường, xem nhẹ môn
Văn của học sinh. Trong khi đó, bản chất của mơn Văn là môn chú trọng về rèn kĩ
năng và năng lực thực hành nghe-nói-đọc-viết.
Thiếu hoạt động luyện tập trong tiến trình tổ chức dạy học mơn Văn, học
sinh khơng có cơ hội để thể hiện bản thân, khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng
vào các tình huống trong học tập bị hạn chế. Điều này khiến cho giáo viên khó
đánh giá được khả năng vận dụng kiến thức kĩ năng của học sinh cũng như chưa

đánh giá được mục tiêu đạt được của bài học, sự thành công của tiết dạy.
3. Ngun nhân của việc thiếu đa dạng hóa hình thức hoạt động luyện tập
trong dạy học môn Ngữ văn
- Về phía giáo viên: Chưa có sự tìm tịi, sáng tạo và đổi mới trong q trình dạy
học. Cịn thụ động trong soạn giảng, chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp và


hình thức tổ chức đa dạng trong giờ dạy; ngại sử dụng công nghệ thông tin và đồ
dùng dạy học, ngại đầu tư vì mất nhiều thời gian và cơng sức soạn bài…
- Về phía học sinh: Tâm lí ỉ lại, thụ động, chây lười, làm bài tập đối phó, thường
dựa vào những sách hướng dẫn hoặc lên mạng sao chép lại. Đặc biệt sự ăn sâu của
suy nghĩ coi thường môn Văn không cần luyện nhiều như các môn tự nhiên, không
cần luyện tập…
4. Khảo sát phần văn học Trung đại trong chương trình Ngữ văn 11
TT

Tên bài

Ghi chú

1

Vào phủ chúa Trịnh (Lê Hữu Trác)

2

Tự tình II (Hồ Xuân Hương)

3


Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

4

Thương vợ (Trần Tế Xương)

5

Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)

6

Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát)

7

Tác giả Nguyễn Đình Chiểu

8

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

9

Chiếu Cầu hiền( Ngơ Thì Nhậm)

10

Xin lập khoa Luật (trích Cấp tế bát điều của Ngyễn Đọc thêm


Trường Tộ)
Đây là những tác phẩm vừa có giá trị văn chương vừa có giá trị lịch sử nhưng
là văn học cổ nên học sinh thường có tâm lí “ngại học”, khơng thích, điều này đã
ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của giáo viên và học học sinh.
Vì vậy, để tạo được hứng thú cho học sinh khi học mơn Văn nói chung và
phần văn học Trung đại nói riêng, thiết nghĩ giáo viên nên chủ động đổi mới
phương pháp và hình thức dạy học. Bên cạnh tổ chức các hoạt động khởi động hấp
dẫn thì việc đa dạng hóa hoạt động luyện tập sẽ giúp tạo hứng thú cho học sinh. Đa
dạng hóa hình thức luyện tập giúp học sinh phát huy được năng lực khi học các tác
phẩm văn học Trung đại. Việc kết nối lí thuyết với hoạt động thực hành qua hoạt
động luyện tập sẽ mở ra cánh cửa đưa ngôn ngữ và văn chương trở về với thực tiễn
đời sống- cội nguồn sáng tạo của nó; nhờ vậy học sinh sẽ tránh được tình trạng hàn
lâm, xa rời thực tiễn, khiên cưỡng trong hoạt động cảm thụ văn học.
Trong quá trình tham gia giải quyết các nhiệm vụ, học sinh được rèn luyện
rất nhiều kỹ năng: làm việc nhóm, xây dựng kế hoạch, giao tiếp, thuyết trình…Từ
đó rèn luyện được tinh thần trách nhiệm, ý thức gắn bó với tập thể của từng cá
nhân.
III. Một số hình thức tổ chức nhằm đa dạng hóa hoạt động luyện tập trong
dạy học môn Ngữ văn


1. Mục đích của hoạt động luyện tập
Theo mơ hình của mẫu giáo án phát triển năng lực trong chương trình phổ
thơng mới, tiến tình dạy học trên lớp gồm 5 bước với 5 hoạt động: khởi động, hình
thành kiến thức, luyện tập, vận dụng và tìm tịi mở rộng. Mỗi hoạt động đóng vai
trị riêng trong tiến trình tổ chức, trong đó hoạt động luyện tập là yêu cầu học sinh
phải vận dụng những kiến thức vừa học được ở hoạt động hình thành kiến thức mới
để giải quyết những nhiệm vụ của bài học đặt ra. Thông qua các bài tập, nhiệm vụ
yêu cầu, giáo viên củng cố các tri thức vừa học và rèn luyện các kĩ năng liên quan,
kiểm tra mức độ nắm kiến thức bài học của học sinh.

Mục đích của hoạt động này yêu cầu học sinh phải vận dụng những kiến
thức vừa tiếp thu được ở bước 2 để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, qua đó giáo
viên xem học sinh đã nắm được kiến thức hay chưa và nắm được ở mức độ nào.
Đây là những hoạt động như trình bày, luyện tập, bài thực hành… giúp cho các em
thực hiện tất cả những hiểu biết ở trên lớp và biến những kiến thức thành kĩ năng.
Hoạt động luyện tập có thể thực hiện qua hoạt động cá nhân rồi đến hoạt động
nhóm để các em học tập lẫn nhau, tự sửa lỗi cho nhau, giúp cho quá trình học tập
hiệu quả hơn.
2. Các phương pháp kĩ, thuật và hình thức nhằm đa dạng hóa hoạt động
luyện tập
2.1. Các phương pháp và kĩ thuật
2.1.1 Sử dụng câu hỏi/bài tập trong hoạt động luyện tập
Các câu hỏi phần luyện tập khác với phần hình thành kiến thức mới, nhằm
củng cố kiến thức hoặc rèn kĩ năng đã học và áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng
đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong bài học đặt ra. Khi xây dựng câu
hỏi giáo viên phải xác định được những kiến thức trọng tâm cần củng cố hay
những kỹ năng quan trọng cần được rèn luyện cho học sinh qua tiết học, bài học.
Có hai dạng câu hỏi thường được sử dụng là câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi trả
điền khuyết.
Bằng các câu hỏi, giáo viên giúp học sinh tự thể hiện mức độ tiếp thu bài
học, khả năng vận dụng kiến thức để xử lý tình huống. Theo hướng này thì sản
phẩm hoạt động luyện tập phải là những câu hỏi có liên quan đến nội dung đã học,
mục tiêu đặt ra của bài học.
+ Chuẩn bị của giáo viên:
- Nghiên cứu mục tiêu bài học, nội dung bài học trong sách giáo khoa và
sách giáo viên, hình dung ra kịch bản bài học trên lớp
- Cụ thể hóa mục tiêu bài học thành những yêu cầu cụ thể của hoạt động
học.



- Tìm hiểu để biết học sinh đã có những kiến thức, kinh nghiệm gì từ thực
tiễn, có những kiến thức cũ gì từ những nội dung đã học…. liên quan đến nội dung
học tập trong bài mới để gợi ý cho học sinh nhớ lại và liên hệ với bài học.
- Từ đó hình dung ra cụ thể hoạt động luyện tập ở trên lớp và thiết kế câu hỏi
phù hợp, kích thích tính tị mị và hứng thú vào giải quyết bài tập/câu hỏi.
- Dự kiến hoạt động của học sinh, tức là học sinh sẽ làm gì, trả lời câu hỏi
như thế nào, sẽ giải quyết đến đâu?
+ Thực hiện trên lớp
Yêu cầu học sinh thực hiện các câu hỏi theo sách giáo khoa hoặc theo thiết
kế mới của giáo viên, nếu cần thì giáo viên hướng dẫn thêm nhằm làm cho học
sinh ý thức rõ nhiệm vụ cần phải thực hiện.
Ngoài những nhiệm vụ, câu hỏi trong sách giáo khoa, giáo viên cần dự
kiến thêm những câu hỏi gợi lại các kiến thức học sinh đã có liên quan đến những
bài học trước. Giáo viên cần có những câu hỏi có độ khó cho các học sinh giỏi để
phát triển vấn đê, tìm hiểu ở mức cao; những câu hỏi để cụ thể, chia nhỏ, làm rõ
những vấn đề với những học sinh còn chưa rõ. Giáo viên dùng các câu hỏi “mở” để
khuyến khích học sinh có các ý trả lời hay giải pháp khác nhau để phong phú thêm
kiến thức bài học.
2.1.2. Sử dụng trò chơi trong hoạt động luyện tập
Trò chơi học tập được giáo viên sử dụng khá phổ biến trong phần luyện tập,
với rất nhiều trị chơi như: Trị chơi ơ chữ, trị chơi mảnh ghép, chiếc hộp bí mật, ai
là triệu phú, chiếc nón kì diệu…Sử dụng trị chơi trong luyện tập vừa giúp học sinh
củng cố và luyện tập lại bài vừa học vừa tạo một sân chơi trí tuệ bổ ích, xố tan sự
mệt mỏi sau một giờ học căng thẳng.


Trong quá trình dạy học, giáo viên tùy vào nội dung của bài học để có thể sử
dụng nhiều trị chơi khác nhau. Song dù sử dụng trò chơi học tập nào thì giáo viên
cũng phải tiến hành theo đúng các bước sau:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trị chơi

Bước 2: Hướng dẫn chơi


Bước này bao gồm những việc làm sau: Tổ chức người tham gia trò chơi (số
người tham gia, số đội tham gia, quản trò, trọng tài,...). Các dụng cụ dùng để chơi.
Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi,
những điều người chơi không được làm… Cách xác nhận kết quả và cách tính
điểm chơi, cách giải của cuộc chơi (nếu có).
Bước 3: Làm mẫu
Bước 4: Thực hiện trò chơi
Bước 5: Đánh giá
Giáo viên hoặc trọng tài là học sinh nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của
từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm và cơng bố kết
quả.
2.1.3. Tổ chức cuộc thi
Hình thức luyện tập thông qua cuộc thi sẽ tạo được hứng thú cho học sinh.
Thơng qua hình thức này, học sinh có cơ hội được bộc lộ hết khả năng, sự nhanh
nhẹn và đặc biệt tạo được khơng khí sơi nổi và thoải mái sau tiết học. Tùy vào nội
dung bài học, giáo viên có thể lựa chọn tổ chức các cuộc thi khác: Rung chuông
vàng, đối mặt, đấu lưng, chung sức, vẽ sơ đồ tư duy…
Bước 1: Giới thiệu cuộc thi
Bước 2: Chọn các thành viên/đội dự thi
Bước 4: Vào cuộc thi
Bước 5: Kết thúc và trao giải
2.1.4. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia/ đối thoại văn chương
Đây là một phương pháp không mới, nhưng nếu được vận dụng linh hoạt và
phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao. Để sử dụng phương pháp này, giáo viên giao
vấn đề (thuộc kiến thức trọng tâm của bài học), yêu cầu học sinh chuẩn bị kỹ lưỡng
ở nhà. Giờ học trên lớp, giáo viên tổ chức thành một diễn đàn đối thoại, cử ra một
học sinh làm phóng viên, một học sinh khác làm chuyên gia để phóng viên phỏng

vấn chuyên gia về những vấn đề xoay quanh bài học. Những học sinh khác tham
gia với tư cách là người đối thoại với chuyên gia. Qua đó, những vấn đề về bài học
sẽ được thảo luận và tháo gỡ một cách dễ dàng, đặc biệt kích thích được khả năng
sáng tạo của học sinh.


Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên cần chú ý giao nhiệm vụ trước cho
các nhóm chuẩn bị ở nhà, dự định được các vấn đề có thể xảy ra xoay quanh tình
huống để học sinh có cơ hội thể hiện mình
2.1.5. Sử dụng hình ảnh trực quan
Việc dạy học theo phương pháp dạy học tích cực có sử dụng tư liệu trực
quan như tranh ảnh, vi deo, bản đồ…. từ trong sách giáo khoa và các đồ dùng dạy
học, sách tham khảo, internet… là vô cùng quan trọng. Việc khai thác từ các nguồn
khác nhau, nhất là những hình ảnh mang tính thực tế của địa phương, những vấn đề
thời sự mà sách giáo khoa, chương trình chưa cập nhật kịp thời…có tác dụng rất
lớn trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh.
+ Chuẩn bị của giáo viên:
- Dựa vào mục tiêu và nội dung bài học để tìm hiểu xem các tư liệu hiện liên
quan.
- Phân công chuẩn bị đồ dùng dạy học: giáo viên cần chuẩn bị những gì, học
sinh chuẩn bị gì?
- Tìm hiểu xem học sinh đã có những kiến thức, kinh nghiệm sống gì liên
quan đến nội dung bài học để thiết kế các câu hỏi, gợi ý để hoạt động quan sát, trải
nghiệm phù hợp và dự kiến các tình huống có thể xảy ra và cách xử lí.
+ Tiến hành dạy học trên lớp:
- Giao nhiệm vụ quan sát: giáo viên hướng dẫn học sinh hoạt động quan sát
theo hướng dẫn của sách giáo khoa và những hướng dẫn, gợi ý thêm của giáo viên.
Thường thì giáo viên vẫn phải có câu hỏi gợi ý và hình thức tổ chức hoạt động cụ
thể, có thể thiết kế các phiếu học tập khi giao việc, nhiệm vụ cho học sinh và để
học sinh ghi các kết quả quan sát cá nhân, sử dụng theo nhóm trong q trình học.

Cần dành một khoảng thời gian phù hợp để học sinh ý thức rõ nhiệm vụ học tập.
- Học sinh tiến hành quan sát: học sinh ghi các nhận xét, kết quả hoạt động
vào vở hoặc phiếu học tập. Học sinh trao đổi trong nhóm theo cặp đơi hoặc theo
nhóm để điều chỉnh, hoàn thiện kết quả học.
- Báo cáo kết quả: cá nhân học sinh hoặc nhóm học sinh báo cáo trước lớp.
Các bạn trong lớp nhận xét, góp ý bổ sung để cùng nhau hoàn thiện.
- Giáo viên tổng kết, bổ sung, chính xác hóa kiến thức.
2.2. Các hình thức tổ chức hoạt động lyện tập
2.2.1. Hoạt động cá nhân
- Loại hoạt động này yêu cầu học sinh thực hiện các bài tập/nhiệm vụ một
cách độc lập nhằm tăng cường khả năng làm việc độc lập của học sinh.
- Nó diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là với các bài tập/nhiệm vụ có yêu cầu
khám phá, sáng tạo hoặc rèn luyện đặc thù.


- Giáo viên cần đặc biệt coi trọng hoạt động cá nhân vì nếu thiếu nó, nhận
thức của học sinh sẽ không đạt tới mức độ sâu sắc và chắc chắn cần thiết, cũng như
các kĩ năng sẽ không được rèn luyện một cách tập trung.
2.2.2. Hoạt động cặp đôi
- Loại hoạt động này nhằm giúp học sinh hoàn thiện cá nhân, phát triển năng
lực hợp tác, tăng cường sự chia sẻ và tính cộng đồng.
- Thơng thường, hình thức hoạt động cặp đôi được sử dụng trong những
trường hợp các bài tập/nhiệm vụ cần sự chia sẻ, hợp tác trong nhóm nhỏ gồm 2 em.
Ví dụ: kể cho nhau nghe, nói với nhau một nội dung nào đó, đổi bài cho nhau để
đánh giá chéo.
2.2.3. Hoạt động nhóm
Ý nghĩa quan trọng nhất của học nhóm là để giúp mỗi học sinh rèn luyện tư
duy độc lập, kích thích sự năng động, sáng tạo; thống nhất ý kiến của cả nhóm, cả
lớp, giúp học sinh hiểu được điều các em chưa hiểu hoặc khó hiểu nhờ sự giúp đỡ
của các bạn. Qua đó cũng giúp học sinh phát triển các năng lực hợp tác, giao tiếp

và trình bày, phát triển tình đồn kết giữa các học sinh trong tập thể; học sinh được
bạn hỗ trợ sẽ tiến bộ hơn do từ chỗ chưa hiểu bài đến hiểu bài, từ làm bài sai đến
nhận ra chỗ sai và sửa lại cho đúng.Và khi các học sinh trong nhóm trao đổi, học
sinh biết sẽ giúp cho những học sinh biết, học sinh biết nhiều sẽ giúp cho em biết
ít; học sinh cố gắng để giúp bạn thì mình cũng nắm vững kiến thức, kĩ năng và
phát triển năng lực hơn. Học nhóm giúp cho tất cả học sinh đều nắm chắc, nhớ và
vận dụng kiến thức tốt vì kiến thức được hình thành vừa là sản phẩm của riêng
từng cá nhân, lại được hồn thiện chính xác nhờ tập thể.
Hình thức học nhóm phù hợp nhất với những câu hỏi, những nội dung trong
bài học có độ khó phù hợp với khả năng nhận thức của nhiều học sinh trong lớp
nhưng đòi hỏi có nhiều thời gian và nhiều người tham gia thảo luận, tranh cãi mới
“vỡ lẽ” ra vấn đề; đó cũng có thể là một nội dung “mở”, có nhiều cách giải quyết
hoặc có khi nhiều đáp án đúng.
2.2.4. Hoạt động cả lớp
- Hình thức hoạt động này phù hợp với số đơng học sinh, nhằm tăng cường
tính cộng đồng, giáo dục tinh thần đoàn kết, sự chia sẻ.
- Hoạt động chung cả lớp thường vận dụng trong các tình huống: nghe giáo
viên hướng dẫn chung; nghe giáo viên nhắc nhở, chốt kiến thức; học sinh luyện tập
trình bày miệng trước tập thể lớp…
- Khi tổ chức hoạt động này, giáo viên tránh biến giờ học thành giờ nghe
thuyết giảng hoặc vấn đáp vì như vậy sẽ làm giảm hiệu quả và sai mục đích của
hình thức hoạt động này.
IV. Thiết kế hoạt động luyện tập vào dạy phần văn học Trung đại Ngữ văn 11


1. Thi vẽ sơ đồ tư duy khi dạy bài Vào Phủ chúa Trịnh
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học để giải quyết
vấn đề.
- Phương pháp/kĩ thuật: Thảo luận nhóm
- Phương tiện: giấy A2, bút vẽ, máy chiếu, ti vi

- Thời gian: dự kiến 5-7 phút
- Tổ chức hoạt động
+ Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và phát 4 tờ giấy A2 đã được chuẩn bị
sẵn, yêu cầu các nhóm hãy vẽ sơ đồ tư duy của bài học theo ý tưởng của mình.
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận và vẽ theo ý tưởng của mình.
+ Bước 3: Giáo viên treo sản phẩm các nhóm lên bảng để các nhóm quan sát, nhận
xét và đánh giá.
 Dự kiến sản phẩm: Học sinh vẽ sơ đồ theo ý tưởng của nhóm mình. Giáo
viên cần khuyến khích sự sáng tạo của các nhóm và cung cấp cho học sinh
thêm nhiều cách vẽ khác để học sinh theo dõi.


Thi vẽ sơ đồ tư duy khi tổ chức hoạt động luyện tập bài “Vào phủ chúa Trịnh”
2. Vận dụng trò chơi chiếc hộp may mắn khi dạy bài Tự tình(II) của Hồ Xuân
Hương
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học để giải quyết
vấn đề.
- Phương pháp/kĩ thuật: chơi trò chơi
- Phương tiện: máy chiếu/tivi
- Thời gian: dự kiến 5-7 phút
- Tổ chức hoạt động
+ Bước 1 Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: giới thiệu trị chơi: Có 5 chiếc hộp
được đánh số từ 1 đến 5, mỗi hộp sẽ có 1 câu hỏi tương ứng.Học sinh trả lời đúng
sẽ được mở món quà bí mật chứa trong chiếc hộp.


+ Bước 2: Chọn học sinh lần lượt tham gia chơi. Trả lời mỗi câu hỏi đúng sẽ được
mở phần quà trong hộp
+ Bước 3: Giáo viên nhận xét, trao quà.
Các câu hỏi lần lượt được sử dụng:

Câu 1: Bài thơ Tự tình II được viết theo thể thơ nào?
- Đáp án: Thơ thất ngôn bát cú Đường luật
Câu 2: Nhân vật trữ tình trong bài thơ này là ai? Đang ở trong hoàn cảnh như thế
nào?
- Người phụ nữ, có tình dun dang dở


Câu 3: Hai câu thơ nào trong bài bộc lộ một sức sống mãnh liệt, cố vươn lên
đế thoát khỏi số phận ngay cả trong tình huống buồn đau nhất?
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hịn
Câu 4: Dịng nào sau đây nói về ý nghĩa nhân văn trong bài thơ “Tự tình II” của
Hồ Xuân Hương?
A. Là sức sống mãnh liệt trong tâm hồn người phụ nữ và sự cố gắng vươn lên trên
số phận, nhưng cuối cùng rơi vào bi kịch.
B. Là lời ca buồn về số phận người phụ nữ có tình duyên dở dang
C. Là ý chí vươn lên mạnh mẽ của người phụ nữ từng chịu nhiều bất hạnh
D. Là tiếng kêu thống thiết về nỗi đau duyên tình và khát vọng hạnh phúc
Câu 5: Chọn đáp án đúng: Đọc bài thơ “Tự tình II”, anh (chị) nhận thấy khát vọng
gì của nữ sĩ Hồ Xn Hương?
A. Khát vọng cơng danh, sự nghiệp
B. Khát vọng hạnh phúc lứa đôi
C. Khát vọng cuộc sống ấm no, hạnh phúc
D. Khát vọng sống, khát vọng tình dun trọn vẹn, khát vọng hạnh phúc

Trị chơi hộp quà bí mật khi tổ chức luyện tập bài “Tự tình” II


3. Sử dụng bài tập trắc nghiệm kết hợp trò chơi “Vòng nguyệt quế” khi dạy
bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.
- Phương pháp/kĩ thuật: Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề
- Phương tiện: Máy chiếu, tivi, bút mực, giấy ghi các phương án lựa chọn A,B,C,D
* Hình thức tổ chức hoạt động: trả lời dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm. Người còn
lại sau cùng sẽ giành được vòng nguyệt quế. Trường hợp câu hỏi cuối cịn nhiều
bạn thì sẽ sử dụng câu hỏi phụ để quyết định.
Câu 1: Bài thơ nào của Nguyễn Khuyến được Xuân Diệu xem là “điển hình hơn
cả cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc bộ” ?
A. Thu điếu. B. Thu ẩm. C. Thu vịnh. D. Vịnh núi An Lão.
Câu 2: Cảnh thu trong Thu điếu khá đặc trưng cho mùa thu của làng quê Việt Nam.
Làm nên cái nét đặc trưng đó là do:
A. Cảnh thu trong bài thơ vừa trong vừa đẹp.
B. Cảnh thu trong thơ vừa trong vừa tĩnh.
C. Cảnh thu trong thơ vừa tĩnh vừa se lạnh.
D. Cảnh thu trong thơ tĩnh, se lạnh và đượm buồn.
Câu 3: Cảnh thu trong bài thơ không được miêu tả bằng dấu hiệu nào dưới đây?
A. Làn nước trong veo. B. Làn sương thu.
C. Những đám mây lơ lửng. D. Bầu trời xanh ngắt.
Câu 4: Nhận định nào dưới đây đúng nhất với bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến?
A. Cảnh thu trong bài thơ gợi nỗi buồn tiếc nuối.
B. Cảnh thu trong bài thơ đẹp, xơn xao lịng người.
C. Cảnh thu trong bài thơ đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn.
D. Cảnh thu trong bài thơ nhuốm trọn nỗi buồn mất nước.
Câu 5: Câu thơ “Cá đâu đớp động dưới chân bèo” thể hiện điều gì?
A. Gợi cái tĩnh lặng của không gian.
B. Cho thấy người đi câu không chú trọng vào việc câu cá.
C. Gợi hình ảnh về cái đẹp của làng quê. D. Gồm A và B.
Câu 6: Bài thơ cho ta thấy khía cạnh nào trong tâm hồn của tác giả?



A. Một con người bình dị, gắn bó sâu sắc với quê hương .
B. Là con người biết rung động với những vẻ đẹp đơn sơ của chốn thôn dã thanh
bình, biết hướng về sự thanh sạch, cao quý.
C. Là người ln có tinh thần trách nhiệm đối với cuộc đời. D. Cả A, B và C.

Trò chơi trả lời trắc nghiệm và vòng nguyệt quế khi luyện tập bài “Câu cá mùa thu”

4. Cuộc thi vẽ tranh và trò chơi Ai về đích sau cùng khi dạy bài Thương vợTú Xương
* Phương án 1: Thi vẽ tranh dành cho lớp 11A4
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học để giải quyết
vấn đề.
- Phương pháp/kĩ thuật: Thảo luận nhóm
- Phương tiện: giấy A0
- Thời gian: dự kiến 7-10 phút
- Tổ chức hoạt động
+ Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và phát 4 tờ giấy Ao đã được chuẩn bị
sẵn, yêu cầu các nhóm hãy vẽ chân dung bà Tú hoặc ông Tú trong mắt em
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận và vẽ
+ Bước 3: Giáo viên treo sản phẩm lên bảng để các nhóm quan sát, nhận xét và
trao giải.


Hình ảnh cuộc thi vẽ tranh Ơng Tú và bà Tú trong mắt em ở lớp 11A4
*Phương án 2: Trò chơi: Ai về đích sau cùng dành cho lớp cơ bản:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.
- Phương pháp/kĩ thuật: Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề
- Phương tiện: máy chiếu, tivi, bảng, bút ghi câu trả lời
- Hình thức tổ chức hoạt động: học sinh trả lời câu hỏi bằng cách lựa chọn các đáp
án A, B, C, D. Trả lời sai câu nào thì sẽ bị mất lượt, không được tham gia vào các



câu hỏi tiếp theo. Người về đích là người cịn lại sau cùng sau khi đã trả lời các câu
hỏi
Câu 1: Nhận định nào dưới đây khơng chính xác ?
A. Bà Tú có niềm hạnh phúc là ngay từ lúc cịn sống đã được đi vào thơ ơng Tú
với tất cả niềm thương yêu trân trọng của chồng.
B. Bà Tú xuất hiện trực tiếp trong thơ Tú Xương chỉ qua bài Thương vợ.
C. Thương vợ là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương về
bà Tú.
D. Thương vợ thuộc mảng thơ trữ tình trong sáng tác của Tú Xương.
Câu 2: Hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ được khắc hoạ bằng bút pháp:
A. Tả thực. B. Tượng trưng.

C. Lãng mạn.

Câu 3: Vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương trong bài thơ được thể hiện ở:
A. Tình cảm thương yêu, quý trọng đối với người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh.
B. Việc giận mình khiếm khuyết, giận đời đen bạc.
C. Gồm A và B. D. Thái độ căm giận phẫn uất trước thói đời đen bạc.
Câu 4: Sáng tác của Tú Xương chủ yếu là:
A. Thơ chữ Hán

B. Phú C. Thơ thất ngôn bát cú

D. Thơ Nôm

Câu 5: Thương vợ là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình của Trần Tế Xương vì:
A. Cảm xúc thơ chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc.
B. Lời thơ, ý thơ vận dụng nhiều ca dao, tục ngữ.
C. Giọng điệu thơ hóm hỉnh, hài hước.


D. Gồm cả A, B và C.

Câu 6: Tiếng cười trong thơ Tú Xương là tiếng cười:
A. Châm biếm sâu cay.

B. Đả kích quyết liệt.

C. Tự trào mang sắc thái ân hận, ngậm ngùi pha giọng tâm tình tha thiết.
D. Cả A, B và C.


Một số hình ảnh về hoạt động luyện tập về trị chơi Ai về đích sau cùng khi dạy bài
thơ Thương vợ ở lớp 11A5
5. Sử dụng phương pháp đối thoại văn chương khi tổ chương khi tổ chức hoạt
động luyện tập Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học vào giải quyết
các vấn đề của bài học.
- Phương pháp/kĩ thuật: Động não, trình bày một phút, phỏng vấn, đối thoại, đóng
vai
- Phương tiện: Máy chiếu, ti vi, micoro
- Thời gian: 7 phút


- Hình thức tổ chức hoạt động:
+ Giáo viên cho 2 học sinh:1 vào vai phóng viên phỏng vấn, 1 bạn vào vai nhà thơ
Nguyễn Cơng Trứ, cịn cả lớp là khán giả đối thoại với nhà thơ.
+ Học sinh vào vai phỏng vấn sẽ giới thiệu lí do có buổi gặp mặt này: Nhân ngày
thơ Việt Nam, trao đổi với nhà thơ về đôi điều xung quanh bài thơ Bài ca ngất
ngưởng. Học sinh sẽ hỏi các câu hỏi đã được giao chuẩn bị sẵn ở nhà theo nhóm(1

bàn 1 câu hỏi). Cịn bạn phóng viên sẽ dẫn dắt bằng những câu hỏi như:
Câu 1: Bài thơ được làm trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: Xin nhà thơ hãy kể thêm đôi điều về các chức quan nhà thơ đã làm trong
thời gian còn đương triều?
Câu 3: Khi về hành lạc, nhà thơ có hành động kì lạ: đeo đạc ngựa cho bị, cỡi bị
cái…khi đó mọi người có thái độ như thế nào?
Ngoài ra các học sinh khác trong lớp, với nhiệm vụ giao theo bàn, mỗi bàn sẽ hỏi 1
câu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
+ Giáo viên nhận xét và đánh giá về các hoạt động của học sinh và chuẩn hóa kiến
thức.

Đối thoại với nhà thơ Nguyễn Công Trứ khi luyện tập “Bài ca ngất ngưởng”
6. Sử dụng trò chơi lật mảnh ghép đi tìm bức tranh thơng điệp khi dạy Bài ca
ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.
- Phương pháp/kĩ thuật: Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề
- Phương tiện: Máy chiếu, ti vi, ảnh chứa thông điệp.
- Thời gian: 7 phút


×