Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Tích hợp kiến thức liên môn để giảng dạy chủ đề phân bón và sử dụng phân bón để cải tạo đất xám bạc màu trong chương trình công nghệ 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.92 MB, 45 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
----------  ---------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài . Tích hợp kiến thức liên mơn để giảng dạy Chủ đề
“Phân bón và sử dụng phân bón để cải tạo đất xám bạc
màu” trong chương trình Cơng nghệ 10.

LĨNH VỰC: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
THUỘC MƠN: CÔNG NGHỆ

Năm học 2020-2021

1


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT TÂN KỲ 3
----------  ---------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài . Tích hợp kiến thức liên môn để giảng dạy Chủ đề
“Phân bón và sử dụng phân bón để cải tạo đất xám bạc
màu” trong chương trình Cơng nghệ 10.

Tác giả: Nguyễn Mạnh Hùng
Tổ: TỰ NHIÊN
Thuộc mơn: CƠNG NGHỆ

Năm học 2020-2021


MỤC LỤC
2


Trang
PhầnI

ĐẶT VẤN ĐỀ.

4

1

Lý do chọn đề tài........................................................................

4

2

Mục đích nghiên cứu..................................................................

4

3

Đối tượng nghiên cứu................................................................

5

4


Tính mới của đtài.......................................................................

5

Phần II NỘI DUNG................................................................................

6

1

Cơ sở lý luận...............................................................................

6

2

Cơ sở thực tiễn............................................................................

7

3

Phương pháp nghiên cứu............................................................

7

4

Ý nghĩa của đề tài.......................................................................


9

5

Thiết bị dạy học và học liệu.......................................................

9

6

Hoạt dộng dạy học......................................................................

9

7

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập..............................................

22

8

Các sản phẩm của học sinh.........................................................

25

9

Kết quả đạt được.........................................................................


37

Phần III KẾT LUẬN...............................................................................

39

1

Kết luận.......................................................................................

39

2

Kiến nghị, đề xuất.......................................................................

39

Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
3


1. Lý do chọn đề tài.
Chương trình mơn Cơng nghệ có đầy đủ đặc điểm của chương trình GD định
hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Đây là thay đổi bao trùm, có
tính chất chi phối tổng thể tới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học, kiểm tra đánh giá của môn học. Mơn Cơng nghệ có lợi thế giúp học sinh
phát triển các phẩm chất chủ yếu, đặc biệt là tính chăm chỉ, đức tính trung thực,
tinh thần trách nhiệm thơng qua những nội dung giáo dục liên quan tới môi trường

công nghệ con người đang sống và những tác động của nó; thơng qua các hoạt
động thực hành, lao động, trải nghiệm nghề nghiệp và môi trường giáo dục ở nhà
trường trong mối quan hệ chặt chẽ với gia đình và xã hội. Trong dạy học cơng
nghệ, có những nội dung cơ bản, cốt lõi, phổ thông tất cả học sinh đều phải học.
Bên cạnh đó, có những nội dung có tính đặc thù, chuyên biệt nhằm đáp ứng
nguyện vọng, sở thích của học sinh, phù hợp với yêu cầu của từng địa phương,
vùng miền thì bản thân giáo viên cũng phải chủ động trong việc lựa chọn nội dung,
phương pháp sao cho phù hợp. Có rất nhiều phương pháp dạy học tích cực. Nhưng
đối với bộ mơn cơng nghệ thì dạy học theo theo chủ đề tích hợp liên mơn sẽ thực
hiện được yêu cầu mục tiêu dạy học phát triển năng lực và phẩm chất của người
học. Học tập với chủ đề tích hợp liên mơn sẽ là mơi trường thuận lợi để học sinh
vận dụng và tổng hợp các kiến thức trong mối liên quan với nhau để giải quyết các
vấn đề thực tiễn. Công nghệ 10 với các nội dung trồng trọt, bảo quản, chế biến và
kinh doanh có liên quan mật thiết với sinh học, hóa học, địa lí, nên rất phù hợp cho
việc thực hiện xây dựng chủ đề tích hợp liên mơn với những nội dung kiến thức
liên quan đến các môn học này, thể hiện sự ứng dụng của chúng trong cùng một
hiện tượng, quá trình trong tự nhiên. Nhưng với phương pháp, kĩ thuật dạy học
trong điều kiện thực tế hạn hẹp về không gian; về tài liệu học tập; phương tiện học
tập thì cách thức tổ chức sẽ như thế nào để tạo môi trường học tập sinh động, hấp
dẫn, tạo ra được động cơ, hứng thú, đồng thời phát triển được các năng lực học tập
cho học sinh? Xuất phát từ yêu cầu đổi mới chương trình và phương pháp dạy học,
cũng như một số kinh nghiệm trong quá trình dạy học tích hợp của bản thân kết hợp
với sự giúp đỡ của đồng nghiệp nhiều năm. Tôi xin chia sẻ đề tài: “Tích hợp kiến
thức liên mơn để giảng dạy Chủ đề “Phân bón và sử dựng phân bón để cải tạo
đất xám bạc màu” trong chương trình Cơng nghệ lớp 10” theo định hướng phát
triển năng lực học sinh.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tân Kỳ là một Huyện miền núi thuộc phía tây Nghệ An, có địa hình đồi núi,
dốc thoải; có điều kiện khí hậu nóng ẩm nên chất hữu cơ và mùn trong đất dễ dàng
bị khoáng hóa. Chất dinh dưỡng trong đất dễ dàng hịa tan và bị nước mưa rữa trôi.

Người dân ở Tân Kỳ chủ yếu gồm 3 dân tộc anh em: Kinh, Thái, Thổ,... Kĩ thuật
làm nơng nghiệp của người dân cịn chưa cao, đặc biệt là người dân tộc thiểu số ở
các vùng bản. Mặt khác, trẻ em ngày nay được bố mẹ bao bọc, việc tiếp xúc với
làm nơng nghiệp cịn rất hạn chế, rất nhiều học sinh khơng biết gì về đất đai, cây
4


trồng. Để hướng tới phát triển năng lực cho học sinh vận dụng hiểu biết về kiến
thức phân bón và kết hợp kiến thức các môn học liên quan như hóa học, sinh học,
địa lí địa phương để cải tạo đất trồng nơng nghiệp nói chung, đất xám bạc màu ở
gia đình và trên địa bàn huyện Tân Kỳ nói riêng. Từ đó cho các em các trải nghiệm
thực tế về công việc của người làm nông, các em biết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
và yêu hơn mảnh đất quê hương mình.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
- Học sinh khối 10 trường THPT Tân Kỳ 3.
- Một số chủ đề dạy học trong môn Công nghệ 10.
4. Tính mới của đề tài:
Trong một thời gian dài giảng dạy bộ mơn cơng nghệ nói chúng và giảng dạy
phần phân bón và cải tạo đất nói riêng, tôi và một số đồng nghiệp chủ yếu giảng
dạy theo phương pháp thuyết trình, dạy tách riêng từng bài, từng nội dung, khơng
có sự tích hợp, lồng ghép nhứng kiến thức liên mơn như mơn sinh học, mơn hóa
học, mơn địa lí, để hình thành kiến thức, kỹ năng cho học sinh. Kết quả cho thấy
việc tiếp thu kiến thức của học sinh rất thụ động. Vì nội dung của các bài này
tương đối rời rạc, thiếu tính hệ thống, tính kế thừa. Chỉ có những học sinh có kiến
thức mơn sinh học, mơn hóa học và địa lý từ khá, giỏi trở lên thì việc hiểu và nắm
vững được những kiến thức cơ bản, còn những học sinh còn lại thì mức độ hiểu bài
rất thấp và chậm. Từ đó, việc giải thích các hiện tượng, các ngun lý, cơ chế và
cơ sở khoa học gặp rất nhiều khó khăn.
Thực tế, đa số học sinh không nhớ khái niệm về dung dịch là là gì? độ pH là
gì? phản ứng chua, phản ứng kiềm là gì? đất chua là đất như thế nào? Tại sao bón

vơi lại có tác dụng khử chua? Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm có những đặc điểm gì?
Chưa phân biệt được phân đạm, phân lân, phân kali, NPK hay thành phần, cấu tạo,
đặc điểm và kĩ thuật sử dụng các loại phân bón? thì chắc chắn học sinh khơng thể
hiểu, giải thích và sử dụng của loại phân bón trong việc cải tạo đất ở gia đình và
địa phương. Để khắc phục những hạn chế trên, tơi xây dựng đề tài: “Tích hợp kiến
thức liên mơn để giảng dạy chủ đề “Phân bón và sử dụng phân bón để cải tạo
đất xám bạc màu trong chương trình Cơng nghệ lớp 10 – THPT” áp dụng tại các
trường THPT Tân Kỳ 3. Với chủ đề này tôi và đồng nghiệp đã đạt được kết quả
đáng mừng như: Tiết học sôi nổi hơn, học sinh hứng thú hơn, đa số học sinh hiểu
và có thể áp dụng ngay vào thực tế ở gia đình, địa phương trong việc cải tạo đất
nơng nghiệp nói chung và đất xám bạc màu ở huyện Tân Kỳ nói riêng.

5


Phần II. NỘI DUNG
1.

Cơ sở lý luận:

Chương trình mơn Cơng nghệ có đầy đủ đặc điểm của chương trình GD định
hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Đây là thay đổi bao trùm, có
tính chất chi phối tổng thể tới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học, kiểm tra đánh giá của môn học. Mơn Cơng nghệ có lợi thế giúp học sinh
phát triển các phẩm chất chủ yếu, đặc biệt là tính chăm chỉ, đức tính trung thực,
tinh thần trách nhiệm thơng qua những nội dung giáo dục liên quan tới môi trường
công nghệ con người đang sống và những tác động của nó; thơng qua các hoạt
động thực hành, lao động, trải nghiệm nghề nghiệp và môi trường giáo dục ở nhà
trường trong mối quan hệ chặt chẽ với gia đình và xã hội.
Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có mối liên hệ

vào quá trình giảng dạy các mơn như vào các mơn học. Dạy học tích hợp liên
mơn là phải xác định các nội dung kiến thức có sự tương đồng đến hai hay nhiều
môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học đi học lại nhiều lần một nội dung
kiến thức ở nhiều môn học không giống nhau. Đối với những kiến thức liên mơn
nhưng có một mơn học chiếm ưu thế thì có thể sắp xếp dạy trong chương trình của
mơn đó và khơng dạy lại ở các mơn cịn lại. Nội dung mang tính thực tiễn khách
quan hơn giúp cho bài học trở nên sinh động, thu hút với các em, không gây nhàm
chán mà tạo động lực để các em sáng tạo, tự tư duy theo cách suy nghĩ của bản
thân. Những kiến thức được các em vận dụng ngay vào giải quyết những vấn đề
thực tiễn, ít học vẹt.
Tích hợp còn tiết kiệm thời gian học cho các em để các em có thời gian tìm
hiểu những kiến thức khác vì các em khơng phải học đi học lại một nội dung ở
những môn khác nhau nữa. Điều đó khơng những tạo q nhiều áp lực, gây tẻ nhạt
trong việc học, làm chậm khả năng tư duy của các em, biến bộ não thành những cỗ
máy lập trình sẵn nữa mà thay vào đó làm tăng khả năng tự giác, chủ động trong
học tập, giúp các em tìm lại niềm hứng thú.
Mặt khác, để tổ chức giảng dạy tích hợp kiến thức liên mơn thì giáo viên
phải có sự am hiểu những kiến thức liên mơn trong q trình giảng dạy bộ mơn của
mình để dễ dàng tổng hợp và rút gọn kiến thức thành những ý chính dễ hình dung
và khơng bị trùng lặp. Giáo viên không chỉ đơn thuần là người truyền đạt kiến thức
mà còn là người đứng ra tự tổ chức, kiểm tra, đánh giá và định hướng học tập cho
học sinh trong và ngoài lớp học với phương pháp này. Những giáo viên các bộ mơn
có liên quan sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ
trợ nhau trong công tác giảng dạy.
2.

Thực trạng của việc giảng dạy của bộ môn Công nghệ trong chương
trình Cơng nghệ 10 – THPT.
6



Thực tế hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học môn Công nghệ chưa
mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học
chủ đạo của nhiều giáo viên. Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong
việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy
học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều. Dạy
học vẫn còn nặng nề về truyền thụ kiến thức lý thuyết. Việc rèn luyện kỹ năng
sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng
vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ
thông tin - truyền thông, sử dụng các phương tiện dạy học chưa được thực hiện
rộng rãi và hiệu quả trong các trường phổ thông. Thực trạng trên đây dẫn đến hệ
quả là nhiều học sinh phổ thơng cịn thụ động trong việc học tập môn Công nghệ;
khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình
huống thực tiễn cuộc sống cịn hạn chế.
Chương trình bộ mơn Cơng nghệ phổ thơng cịn nặng tính hàn lâm, chưa
phù hợp với mọi đối tượng, chưa đảm bảo được tính vùng miền. Bộ môn được coi
là môn phụ nên học sinh khơng lo sợ kết quả, khơng có hứng thú học tập. Chủ yếu
học sinh tập trung vào ôn thi tốt nghiệp nên đa số các em không đầu tư nhiều thời
gian cho bộ môn này. Mặt khác, một số trường phân công giáo viên dạy không
đúng chuyên môn, chất lượng đầu vào của học sinh khối 10 hàng năm rất thấp, đa
sô học sinh kiến thức môn sinh học, mơn hóa học, mơn địa lý rất là yếu.
Trong thời gian dài giảng dạy bộ mơn cơng nghệ nói chúng và giảng dạy
phần phân bón và cải tạo đất nói riêng, tôi và một số đồng nghiệp chủ yếu giảng
dạy theo phương pháp thuyết trình, dạy tách riêng từng bài, từng nội dung, khơng
có sự tích hợp, lồng ghép nhứng kiến thức liên mơn như mơn sinh học, mơn hóa
học, mơn địa lí, để hình thành kiến thức, kỹ năng cho học sinh. Kết quả cho thấy
việc tiếp thu kiến thức của học sinh rất thụ động. Xuất phát từ thực trạng trên, tôi
và các đồng nghiệp xây dựng các đề tích hợp kiến thức liên mơn để áp dụng tại
trường THPT Tân Kỳ 3. Qua việc tổ chức thực hiện, chúng tôi đã đạt được kết quả
đáng mừng như: Tiết học sôi nổi, học sinh hứng thú hơn, hiểu bài hơn và có thể áp

dụng ngay vào thực tế ở gia đình, địa phương.
3.

Phương pháp nghiên cứu:

3.1. Về kiến thức:
* Môn Công nghệ 10
Bài 8: Thực hành: xác định độ chua của đất
- Xác định được pH của bằng thiết bị thơng thường.
- Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an tồn lao động và vệ sinh mơi trường
Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thơng thường
7


- Nêu được đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng phân hóa học
- Nêu được đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng phân hữu cơ
- Nêu được đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng phân vi sinh
- Trải nghiệm bón phân cải tạo đất xám bạc màu ở huyện Tân Kỳ.
Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón
- Trình bày được ứng dụng của công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón
- Nêu được một số loại phân vi sinh vật dùng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và
cách sử dụng chúng.
- Trải nghiệm sử dụng phân vi sinh trong cải tạo đất xám bạc màu.
* Mơn sinh 11.
- Trình bày được vai trị của các ngun tố khống đối với cây trồng.
- Nếu được nguồn nitơ cung cấp cho cây trồng
- Trình bày được q trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ khơng khí
* Mơn Hóa học lớp 9
- Nêu được vai trò của các nguyên tố hóa học đối với thực vật. Nhận biết được các
loại phân hóa học thường dùng.

- Trình bày được tác dụng của phân hóa học đối với cây trồng
- Tính chất vật lý, tính chất hóa học của các loại phân hóa học
- Phương pháp sử dụng các loại phân hóa học
* Mơn Địa lí (địa lí địa phương - địa lí 9)
- Phân tích được đặc điểm địa hình và khí hậu thời tiết của địa phương Tân Kỳ
3.2. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng.
- Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức trong hình vẽ
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn để nhận biết các đặc điểm của
phân bón và cách sử dụng phân bón
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức địa lí địa phương trong phân tích điều kiện
địa hình và khí hậu ở huyện Tân Kỳ.
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức liên mơn để trải nghiệm bón phân cải tạo
đất xám bạc màu ở huyện Tân Kỳ

8


- Rèn luyện kỹ năng sống: Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày trước lớp, tìm
kiếm và xử lí thơng tin, kỹ năng giao tiếp.
3.3. Thái độ
- Ham mê nghiên cứu khoa học
- Ứng dụng kiến thức Cơng nghệ, Sinh học, Hóa học, Địa lí địa phương vào thực
tiễn.
3.4. Phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy
sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp.
- Năng lực chuyên ngành Kĩ thuật nông nghiệp:Năng lực kiến thức kĩ thuật nông
nghiệp, Năng lục nghiên cứu khoa học (KN quan sát, đo đạc, phân loại hay phân
nhóm, tìm kiếm mối quan hệ, tính tốn, xử lý và trình bày các số liệu, đưa ra các

tiên đốn, hình thành nên giả thuyết khoa học).
+ Năng động, sáng tạo, nhiệt tình, năng nổ.
+ Có khả năng tự học, tự nghiên cứu tốt.
4. Ý nghĩa của đề tài.
- Giúp học sinh hiểu đặc điểm, tính chất và cách sử dụng phân bón vào sản xuất
nơng nghiệp.
- Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học từ việc giải quyết một vấn đề thực tế.
- Kết hợp, vận dụng kiến thức của nhiều mơn học (cơng nghệ, sinh học, hóa học,
địa lí địa phương) để giải quyết một vấn đề trong thực tiễn ở địa phương trong việc
cải tạo đất xám bạc màu.
5. Thiết bị dạy học và học liệu:
5.1. Các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu sử dụng trong dạy học:
- Hình 12, 13 SGK Cơng nghệ 10, trang 38,42
- Một số hình ảnh thực tế về đất nông nghiệp ở địa phương
- Phiếu học tập
- Đáp án phiếu học tập
- Thiết bị hỗ trợ quay video
5.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học chuyên đề
- Sử dụng thiết bị hỗ trợ quay video để quay lại thí nghiệm, đoạn phim hoạt động
trải nghiệm của học sinh.
9


- Sử dụng các phần mềm để xử lí các đoạn video quay được.
- Sử dụng thiết bị hỗ trợ trình chiếu (màn hình TV, máy vi tính) trong dạy học,
báo cáo, đánh giá đề tài.
6. Hoạt dộng dạy học:
6.1. Bảng phân công nhiệm vụ:
Họ tên


Nhiệm vụ
- 1. Thu thập thơng tin:
+ Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng phân hóa
học, phân hữu cơ, phân vi sinh

Lớp 10A1,
10A2, 10A7,
10A11.
Nhóm 1 (tổ 1)
Nhóm 2 (tổ 2)
Nhóm 3 (tổ 3)
Nhóm 4 (tổ 4)
(Các nhóm hoạt
động độc lập và
đều hồn thành
nhiệm vụ ở cột
bên.)

- Trình bày được ứng dụng của cơng nghệ vi sinh trong sản
xuất phân bón
- Nêu được một số loại phân vi sinh vật dùng trong sản
xuất nông, lâm nghiệp và cách sử dụng chúng.
+ Thực tiễn:
- Tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố mơi trường đến
đất nơng nghiệp ở huyện Tân Kỳ.
- Tìm hiểu thực trạng đất xám bạc màu ở huyện Tân Kỳ
(quay video, phỏng vấn)
- Trải nghiệm sử dụng phân bón trong cải tạo đất xám
bạc màu.

- Xác định pH đất xám bạc màu trước khi bón phân cải
tạo đất
2. Tập hợp số liệu, viết báo cáo kết quả hoạt động của
nhóm.
3. Trình bày kết quả hoạt động của nhóm trước lớp.

6.2. Xác định mạch kiến thức của chủ đề
6.2.1. Cấu trúc logic nội dung của chủ đề.
* Cơ sở lý luận
- Phân bón:
+ Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng phân hữu cơ.
10


+ Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng phân hóa học.
+ Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng phân vi sinh.
- Ứng dụng của công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón.
+ Nguyên lý sản xuất phân vi sinh vật.
+ Một số loại phân vi sinh vật thường dùng.
- Xác định pH đất:
+ Xác định pH đất bằng phương pháp thông thường.
* Cơ sở thực tiễn:
- Lược sử đất nông nghiệp ở huyện Tân Kỳ.
- Ảnh hưởng của điều kiện địa hình, khí hậu, canh tác đến đất nông nghiệp ở
huyện Tân Kỳ.
- Thực trạng đất nông nghiệp bị bạc màu ở huyện Tân Kỳ.
- Đề xuất phương pháp cải tạo đất xám bạc màu ở huyện Tân Kỳ.
6.2.2. Các bài liên quan của chủ đề
1. Môn Cơng nghệ
Lớp Tên bài


10

Bài12: Đặc điểm,
tính chất, kĩ thuật
sử dụng một số
loại phân bón
thơng thường

Nội dung liên quan
+ Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng phân hữu
cơ.
+ Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng phân hóa
học
+ Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng phân vi sinh

10

Bài 13: Ứng dụng
cơng nghệ vi sinh
trong sản xuất
phân bón

10

Bài 8: Thực hành:
- - Xác định độ pH của đất xám bạc màu bằng phương
Xác định độ chua
pháp thông thường
đất


10

Bài 9. Biện pháp
- - Ngun nhân hình thành, tính chất đặc điểm của đất
cải tạo và sử dụng
xám bạc màu
đất xám bạc màu

+ Nguyên lý sản xuất phân vi sinh vật
+ Một số loại phân vi sinh vật thường dùng

2. Môn Sinh học 11
11


1

Vai trị của các
ngun tố khống
đối với cây

- Trình bày được vai trị của các ngun tố khống
thiết yếu đối với cây
-Nêu được nguồn cung cấp dinh dưỡng khống cho
cây
-Trình bày được vai trò sinh lý của nguyên tố nitơ
trong cây
-Nêu được nguồn cung cấp nitơ cho cây


2

Dinh dưỡng nitơ
thực vật

-Trình bày được q trình chuyển hóa nitơ trong đất
và cố định nitơ khơng khí
-Trình bày được phương pháp bón phân hợp lý để
nâng cao năng suất cây trồng và khơng gây ơ nhiễm
mơi trường

3.Mơn Hóa học 9
- Nêu được khai niệm dung dịch là gì? đất chua là
đất như thế nào?
- Phương trình phản ứng khử chua khi bón vơi.
1

Phân bón hóa học

- Nêu được vai trị của các nguyên tố hóa học đối với
thực vật
- Nhận biết được các loại phân hóa học thường dùng
- Biết phương pháp sử dụng một số phân hóa học

4. Mơn hóa học 11
- Trình bày được tác dụng của phân hóa học đối với
cây trồng
1

Phân bón hóa học


- Tính chất vật lý, tính chất hóa học của các loại phân
hóa học
- Cách sử dụng các loại phân hóa học

5. Mơn địa lí địa phương (Địa lí 9)

1

Địa lí địa phương.

- Phân tích được đặc điểm địa hình và thời tiết ở Tân
Kỳ ảnh hưởng đến đất hiện tượng rữa trơi, xói mịn
đất nông nghiệp ở địa phương.
- Đặc điểm canh tác ở địa phương góp phần làm cho
đất bị xám và bạc màu.

12


6.3. Xác định các năng lực hướng tới của chủ đề:

13


Tên
n
ă
n
g

l

c

Các kĩ năng thành phần

1

Năng
l

c
t

h

c

- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là:
+ Xác định đặc điểm, tính chất và kĩ thuật sử dụng các loại phân
hóa học
+ Nguyên lý sản xuất phân vi sinh và một số phân vi sinh vật
thường dùng
+ Tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố mơi trường đến sự suy thối
đất nông nghiệp ở địa phương
+ Vận dụng được kiến thức về phân bón và sử dụng phân bón để
cải tạo đất xám bạc màu ở huyện Tân Kỳ
- HS lập và thực hiện được kế hoạch học tập chủ đề:

2


NL
giải
quyết
vấn
đề

- Phát hiện đất nông nghiệp ở địa phương bị hoang hóa, xám bạc
màu cần được cải tạo
- Sử dụng phân bón hợp lý để cải tạo đất xám bạc màu ở địa
phương

3

- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập:
+ Sử dụng phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh như thế nào để
đạt hiểu quả cao
NL tư + Những nhân tố nào ảnh hưởng q trình cải tạo đất khi dùng
duy phân bón
sáng + Bón phân như thế nào để cải tạo được đất trồng, nâng cao năng
tạo suất nhưng không gây ô nhiễm môi trường.
- Các kĩ năng tư duy:
+ Quan sát thực trạng đất xám bạc màu cần cải tạo.
+ Phân tích các chỉ số của đất xám bạc màu để sử dụng các loại
phân bón và cây trồng hợp lý

TT

4


NL tự - Quản lí bản thân: Nhận thức được các tình huống tác động đến
quản quá trình học tập của bản thân

+ Thời gian: lập thời gian biểu cá nhân (nhóm) dành cho chủ đề
+ Mức độ an toàn, các biện pháp phòng tránh tai nạn lao động.
- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề
14


+ Bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ để hồn thành chủ đề
- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập
+ Hợp tác tích cực để hồn thành chủ đề

15


5

6

7

8

NL
giao
tiếp

hợp
tác


- Năng lực đặt câu hỏi phỏng vấn
- Năng lực giao tiếp giữa các học sinh trong nhóm, với giáo viên,
với nông dân, với cán bộ địa phương
- Làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm
- Làm việc với giáo viên hướng dẫn trong quá trình thực hiện chủ
đề

- NL sử dụng Tiếng Việt:
NL sử
dụng + Sử dụng các thuật ngữ chun ngành KTNN, sinh học, hóa học
ngơn + Sử dụng văn phong khoa học để viết báo cáo nghiên cứu
ngữ
+ Sử dụng ngôn ngữ đối thoại, thảo luận, giải thích, thuyết trình
NL sử
dụng
CNTT

truyền
thơng
(ICT)

NL
khoa
học

+ Sử dụng internet tìm kiếm thơng tin liên quan
+ Trình bày báo cáo nghiên cứu bằng công nghệ thông tin
+ Sử dụng các phần mềm liên quan
+ Sử dụng máy quay, thiết bị


1. Quan sát:
+ Quan sát hình ảnh, tranh vẽ liên quan đến chủ đề (hình 12: các
loại phân bón thơng thường; hình 13: Các loại phân vi sinh vật
thường dùng, ...)
+ Quan sát điều kiện khí hậu, địa hình ở địa phương ảnh hưởng đến
xói mịn, hoang hóa đất nơng nghiệp
+ Quan sát thực trạng và sử dụng đất xám bạc màu của người dân ở
huyện Tân Kỳ.
2.Tìm mối liên hệ:
+ Mối quan hệ giữa phân bón với năng suất cây trồng
+ Mối quan hệ giữa phân bón và cải tạo đất trồng
+ Mối quan hệ giữa các nhân tố môi trường với sản xuất nơng
nghiệp
3. Đưa ra các tiên đốn:
- Ảnh hưởng của địa hình, điều kiện khí hậu và đặc điểm canh tác ở
huyện Tân Kỳ đến suy thối đất nơng nghiệp ở địa phương.
- Phục hồi đất nông nghiệp bằng cách cải tạo đất bằng phân bón.
4. Hình thành giả thuyết khoa học:

16


6.4. Phương pháp dạy học: Phương pháp dự án
6.5. Tiến trình lên lớp.
TIẾT 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động
của học sinh


a) Tình huống xuất phát:
Chiếu một video vùng đất xám bạc màu ở địa phương, cần được - Xem phim
cải tạo (nội dung bài học trước: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất - Xem phim
xám bạc màu và đất xói mịn mạnh trơ sỏi đá)
- GV đặt câu hỏi: Để cải tạo đất xám bạc màu chúng ta cần hiểu
- Thảo luận
biết những vấn đề gì ?
và đưa ra câu
Vậy, để cải tạo được đất xám bạc màu ở địa phương góp phần trả lời:
bảo vệ tài nguyên đất, góp phần phát triển ngành nông nghiệp
của địa phương và đồng thời rèn luyện kĩ năng trải nghiệm thực +Đặc điểm
tế việc bón phân cải tạo đất của các em học sinh. Từ đó, giúp các của đât
em năng động hơn, có trách nhiệm hơn với việc bảo vệ tài + Đặc điểm
nguyên đất của huyện Tân Kỳ nói riêng và tài nguyên thế giới khí hậu
nói chung.
+ Sử dụng
Đó là nội dung của chủ đề: Phân bón và sử dụng phân bón để phân
cải tạo đất xám bạc màu ở huyện Tân Kỳ.
hợp lý

bón

b) Học sinh xác định mục tiêu học tập của chủ đề và xây
dựng kế hoạch học tập (theo mẫu):
- Mục tiêu học tập của chủ đề:...............
- Bảng kế hoạch học tập:
TT
1


Thời
lượng
.......

Nội dung
công việc

Phương
pháp

……..

……..

Người
thực hiện
……..

Sản phẩm
…………

2
3

c) Giáo viên gợi ý thực hiện nhiệm vụ học tập:
*Tài liệu tham khảo:
- SGK Công nghệ 10; SGK Sinh học 11; SGK Hóa học 9, 11;
Địa lý địa phương lớp 9.
17



- Tham khảo các tài liệu trên Internet về phân bón và kĩ thuật sử
dụng phân bón
- Thâm nhập thực tế tìm hiểu địa hình, khí hâu, đặc điểm canh
tác ở huyện Tân Kỳ ảnh hưởng đến suy thoái đất trồng.
- Thâm nhập thực tế tìm hiểu phương pháp sử dụng phân bón cải
tạo đất ở địa phương
- Thâm nhập thực tế tìm hiểu thực trạng đất trồng bị bạc màu cần
được cải tạo ở huyện Tân Kỳ.
- Thâm nhập thực tế tìm hiểu chủ trương phát triển kinh tế từ
trồng cây nông, công nghiệp huyện huyện Tân Kỳ.
- Thâm nhập thực tế tìm hiểu chủ trương, biện pháp cải tạo đất
xám, đất hoang hóa ở các xã thuộc huyện Tân Kỳ.
d) Phân chia tổ chức lớp:
- Chia nhóm: Mỗi tổ một nhóm, có nhóm trưởng và thư ký.

- Ghi chép
đầy đủ các
hướng dẫn
của giáo viên

Mỗi nhóm thực hiện các nội dung sau:
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu đặc điểm, tính chất và kĩ thuật sử
dụng các loại phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về nguyên lý sản xuất phân vi sinh
và một số loại phân vi sinh vật thường dùng
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về thực trạng, nguyên nhân gây đất
xám bạc màu và phương pháp cải tạo đất xám bạc màu của
người dân địa phương Tân Kỳ. Đề xuất phương pháp cải tạo đất
xám bạc màu ở huyện Tân Kỳ.


- Ghi chép
Nhiệm vụ 4: Xác định trạng thái keo đất, khả năng hấp phụ đầy đủ các
của đất, phản ứng của dung dịch đất, độ phì của đất xám cần cải hướng dẫn
của giáo viên
tạo, xác định độ pH của đất ( có thí nghiệm xác đinh pH đất )
Nhiệm vụ 5: Trải nghiệm bón phân cải tạo đất xám bạc màu
ở huyện Tân Kỳ.

- Chia sẻ
những vướng
- Gở rối những thắc mắc cho học sinh
mắc đối với
+ Các nhóm có thể chọn một số vùng đất xám bạc màu ở các xã
nhiệm vụ
Đồng Văn, Nghĩa Phúc, Tân An, Kỳ Sơn,Tiên Kỳ, Phú Sơn, được giao.
Hương Sơn ... để thực hiện trải nghiệm cải tạo đất.
- Các nhóm
- GV dặn dị cơng việc chuẩn bị cho tiết 2:
họp, nhóm
Mỗi nhóm phải có:
trưởng điều
khiển hoạt
+ Bản kế hoạch thực hiện nhiệm vụ.
động nhóm
18


+ Bản báo cáo kết quả hoạt động nhiệm vụ 1,2.
+ Nội dung báo cáo chuẩn bị trên Powerpoint (nhiệm vụ 1,2,3,4)


để phân công
nhiệm vụ cụ
thể cho từng
thành viên và
thời gian
thực hiện.

TIẾT 2: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng các loại phân bón thơng thường
và ứng dụng cơng nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón.
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm theo - Các nhóm trình:
nhiệm vụ học tập:
+ Bản kế hoạch thực hiện nhiệm
+ Bản kế hoạch thực hiện nhiệm vụ.
vụ.
+ Bản báo cáo kết quả hoạt động nhiệm vụ + Bản báo cáo kết quả hoạt
1,2.
động nhiệm vụ 1,2.
+ Nội dung báo cáo chuẩn bị trên + Nội dung báo cáo chuẩn bị
Powerpoint (nhiệm vụ 1,2.)
trên Powerpoint (nhiệm vụ 1,2.)
Nhận xét về chuẩn bị của các nhóm.

- Đại diện nhóm 1 báo cáo:

- Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử

2. Tổ chức cho các nhóm báo cáo, thảo dụng các loại phân bón thơng
thường
luận.
- Gọi nhóm 1: Hãy cử đại diện báo cáo nội + Đặc điểm của phân hữu cơ,
dung nhiệm vụ 1: Đặc điểm, tính chất, kĩ phân hóa học, phân vi sinh:
thuật sử dụng các loại phân bón thơng + Tính chất của phân hữu cơ,
thường
phân hóa học, phân vi sinh:
- Cho các nhóm nhận xét, thảo luận về kết +Kĩ thuật sử dụng phân hữu cơ,
quả báo cáo của nhóm 1.
phân hóa học, phân vi sinh:
( báo cáo trên Powerpoint, có
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, chính xác hình ảnh và video minh họa)
hóa kiến thức:
- Các nhóm nhận xét, thảo luận
- Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động của về kết quả báo cáo của nhóm 1.
các học sinh trong lớp.
- Nhóm 1 trả lời câu hỏi, thắc
- Gọi nhóm 2: Hãy cử đại diện báo cáo nội mắc của các bạn.
dung nhiệm vụ 2: ứng dụng công nghệ vi
sinh trong sản xuất phân bón
Nhóm 2 cử đại diện báo cáo:
- Ứng dụng công nghệ vi sinh
19


trong sản xuất phân bón
- Cho các nhóm nhận xét, thảo luận về kết + Nguyên lý sản xuất phân vi
quả báo cáo của nhóm 2.
sinh vật

- Giáo viên nhận xét, bổ sung, chính xác + Một số loại phân vi sinh vật
hóa kiến thức:
thường dùng
• Phân vi sinh vật cố định đạm:
- Nhận xét kết quả hoạt động của các bạn • Phân vi sinh vật chuyển hóa
nhóm 2 và các học sinh khác khi thực hiện
lân:
nhiệm vụ 2.
• Phân vi sinh vật phân giải
chất hữu cơ:
- Giáo viên cho lớp tự nhận xét, đánh giá - Các nhóm nhận xét, thảo luận
tiết lên lớp, hoạt động của các nhóm, hiệu về kết quả báo cáo của nhóm 2.
quả cơng việc.
- Nhóm 2 trả lời câu hỏi, thắc
mắc của các bạn.
- Lớp tự nhận xét, đánh giá tiết
lên lớp, hoạt động của các nhóm,
hiệu quả cơng việc.
+ Thảo luận:
+ Đại diện phát biểu đánh giá
+ Kiến nghị và đề xuất
3. Nhận xét đánh giá chung kết quả hoạt
động của các nhóm:
-Bản báo cáo sản phẩm của 4 nhóm: đã đủ
nội dung theo yêu cầu hay chưa, chất lượng
báo cáo,...
-Báo cáo của nhóm 1, nhóm 2 về nhiệm vụ
1 và 2.
-Hoạt động thảo luận, tương tác của các học
sinh trong lớp để đi đến kiến thức.

-Sự tiến bộ của từng học sinh riêng( đặc
biệt là các học sinh có tiến bộ hơn so với
thời gian trước)
-Học sinh ghi chép dặn dò của
giáo viên
20


4. Dặn dò nhiệm vụ của tiết 3:
Chuẩn bị:
+ Bản báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
3,4,5.
+ Bản báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
3,4,5. trên Powerpoint
+ Bản báo cáo về thực trạng , nguyên nhân
gây đất xám bạc màu và phương pháp cải
tạo đất xám bạc màu của người dân địa
phương Tân Kỳ, đề xuất phương pháp cải
tạo đất xám bạc màu ở huyện Tân Kỳ (có
video, hình ảnh minh họa)
+ Bản báo cáo xác định trạng thái keo đất,
khả năng hấp phụ của đất, phản ứng của
dung dịch đất, độ phì của đất xám cần cải
tạo( có thí nghiệm xác đinh pH đất )
(có video, hình ảnh minh họa)
+ Bản báo cáo trải nghiệm bón phân cải tạo
đất xám bạc màu ở Tân Kỳ (có video, hình
ảnh minh họa)
TIẾT 3: Sử dụng phân bón để cải tạo đất xám bạc màu ở huyện Tân Kỳ.
Hoạt động của giáo viên

1. Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm
theo nhiệm vụ học tập:
+ Bản kế hoạch thực hiện nhiệm vụ.
+ Bản báo cáo kết quả hoạt động nhiệm
vụ 3,4,5.
+ Nội dung báo cáo chuẩn bị trên
Powerpoint (nhiệm vụ 3,4,5.)

Hoạt động của học sinh
- Các nhóm trình:
+ Bản kế hoạch thực hiện nhiệm
vụ.
+ Bản báo cáo kết quả hoạt động
nhiệm vụ 3,4,5.
+ Nội dung báo cáo chuẩn bị trên
Powerpoint (nhiệm vụ 3,4,5.)

Nhận xét về chuẩn bị của các nhóm.
Nhóm 3 cử đại diện báo cáo:
2. Tổ chức cho các nhóm báo cáo, thảo Thực trạng , nguyên nhân gây đất
xám bạc màu và phương pháp cải
luận.
tạo đất xám bạc màu của người dân
- Gọi nhóm 3: Hãy cử đại diện báo cáo
21


nội dung nhiệm vụ 3:

địa phương huyện Tân Kỳ.


Thực trạng , nguyên nhân gây đất xám
bạc màu ở huyện Tân Kỳ và phương
pháp cải tạo đất xám bạc màu của người
dân địa phương huyện Tân Kỳ

+ Thực trạng đất xám bạc màu ở
huyện Tân Kỳ.
+ Nguyên nhân gây đất xám bạc
màu ở huyện Tân Kỳ.
+ phương pháp cải tạo đất xám bạc
màu của người dân địa phương
huyện Tân Kỳ.

- Các nhóm nhận xét, đặt câu hỏi
phản biện về kết quả báo cáo của
- GV cho các nhóm nhận xét, đặt câu hỏi nhóm 3.
phản biện về kết quả báo cáo của nhóm
- Nhóm 3 trả lời câu hỏi, thắc mắc
3.
của các bạn.
- Giáo viên nhận xét hoạt động của nhóm
Nhóm 4 cử đại diện báo cáo: Hô
3.
hấp và vấn đề bảo quản nông sản.
- Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động
+ Mục tiêu của bảo quản:
của các học sinh trong lớp.
+ Hậu quả của hơ hấp đối với q
trình bảo quản nơng sản:

- Các nhóm nhận xét, đặt câu hỏi
- Gọi nhóm 4: Hãy cử đại diện báo cáo phản biện về kết quả báo cáo của
nội dung nhiệm vụ 4:
nhóm 4.
Báo cáo xác định trạng thái keo đất, khả - Nhóm 4 trả lời câu hỏi, thắc mắc
năng hấp phụ của đất, phản ứng của dung của các bạn.
dịch đất, độ phì của đất xám cần cải
tạo( có thí nghiệm xác đinh pH đất )
Nhóm 4 cử đại diện báo cáo: trạng
thái keo đất, khả năng hấp phụ của
đất, phản ứng của dung dịch đất,
độ phì của đất xám cần cải tạo
+ Trạng thái keo đất, khả năng hấp
- GV cho các nhóm nhận xét, đặt câu hỏi phụ của đất cần cải tạo:
phản biện về nội dung báo cáo của nhóm + Phản ứng của dung dịch đất( pH
đất)
4.
- Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động + Độ phì của đất cần cải tạo:
22


của nhóm 4

+ Đề xuất phương pháp sử dụng
- Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động phân bón để cải tạo phù hợp.
của các học sinh trong lớp.
- Gọi nhóm 1, 2: Hãy cử đại diện báo cáo
nội dung nhiệm vụ 5: Báo cáo trải
nghiệm bón phân cải tạo đất xám bạc
màu ở huyện Tân Kỳ.


- Các nhóm nhận xét, đặt câu hỏi
phản biện về nội dung báo cáo
của nhóm 4.

- Nhóm 4 trả lời câu hỏi, thắc mắc
- Nếu cịn thời gian giáo viên cho nhóm của các bạn.
3,4 báo cáo hoạt động trãi nghiệm bón
phân cải tạo đất của nhóm mình.
Nhóm 1, 2 cử đại diện báo cáo: trải
- GV cho các nhóm nhận xét, đặt câu hỏi nghiệm bón phân cải tạo đất xám
phản biện về nội dung báo cáo của bạc màu ở huyện Tân Kỳ.
nhóm 1, nhóm 3.
+ Địa điểm chọn để cải tạo:
+ Đặc điểm của đất cần cải tạo:
- Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động
+ Hoạt động trải nghiệm bón phân
của nhóm 1, 2
cải tạo đất của học sinh.
- Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động
của các học sinh trong lớp.
- GV cho lớp nhận xét, bổ sung câu trả - Các nhóm nhận xét, đặt câu hỏi
phản biện về nội dung báo cáo
lời của bạn.
của nhóm 1, nhóm 2.
- GV nhận xét, bổ sung, chính xác hóa
- Nhóm 1, 2 trả lời câu hỏi, thắc
kiến thức.
mắc của các bạn.
3. Nhận xét đánh giá chung kết quả hoạt

động của các nhóm qua tiết học
HS cử đại diện đánh giá:
4.Tổng kết, đánh giá chuyên đề:
GV cho các nhóm tự đánh giá:

+ Những việc đã làm tốt:

GV đánh giá:

+ Những việc làm được nhưng
chưa tốt:

- Đánh giá chung:
+ Những việc đã làm tốt:

+ Những việc cần rút kinh
nghiệm:

+ Những việc đã làm được nhưng cần cố
gắng hơn:
+ Những việc cần rút kinh nghiệm:
- Đánh giá sự tiến bộ của từng học sinh:
5. Dặn dị nhiệm vụ của tiết học hơm sau:
23


7. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP:
7.1. Mô tả:
- Đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ và sự tiến bộ của mỗi học sinh trong suốt
thời gian thực hiện chuyên đề.

- Đánh giá qua hệ thống câu hỏi phát triển năng lực của học sinh.
Bảng mô tả mức độ câu hỏi/bài tập/thực hành thí nghiệm đánh giá năng lực của
học sinh qua chủ đề .
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Nội dung

Nội
I.1.
dung I.
Đặc
Đặc
điểm,
điểm,
tính
tính
chất
chất, kĩ của các
thuật
loại
sử
phân
dụng
bón
phân
bón

NHẬN
BIẾT

THƠNG

HIỂU

VẬN
DỤNG
THẤP

VẬN
DỤNG
CAO

I.1.1.
Nhận
biết
được
một số
phân
hóa
học,
phân
hữu cơ,
phân vi
sinh vật

I.1.2.
Trình bày
đặc điểm,
tính chất
của phân
hóa học,
phân hữu

cơ, phân
vi sinh
vật.

I.1.3.
Phân biệt
đặc điểm,
tính chất
của 3 loại
phân hóa
học, phân
hữu cơ,
phân vi
sinh.

I.1.4. Rút
ra kết
luận: mỗi
loại phân
có 1 đặc
điểm, tính
chất khác
nhau nên
ứng dụng
sẽ khác
nhau

Các KN/NL
hướng tới
trong chủ đề


- KN định
nghĩa

I.2. Kĩ
I.2.1.
I.2.2.
I.2.3.Áp
I.2.4. Xây
- KN tìm
thuật sử Liệt kê Trình bày dụng : bón dựng kế
kiếm mối
dụng
các
kĩ thuật sử phân vào
hoạch:
quan hệ: giữa
các loại phương dụng các
thực tiễn bón phân đặc điểm, tính
phân pháp sử loại phân hợp lý để
hỗn hợp
chất và kĩ
bón
dụng
bón
nâng cao để cải tạo thuật sử dụng
của các
năng suất đất nhưng
phân bón.
loại

cây trồng khơng gây Mối quan hệ
phân
ơ nhiễm
giữa đất đai
bón
mơi
và phân bón
trường
II. 2.

II.2.1.

II.2.2.

II.2.3.

II.2.4.

- KN tìm
24


Một số Kể tên
loại
các
phân vi
loại
sinh vật phân vi
thường sinh vật
dùng

thường
dùng

Trình bày
đặc điểm
của các
loại phân
VSV
thường
dùng

Lập được
quy trình
sản xuất
các loại
phân vi
sinh vật
thường
dùng .

Đưa ra
kiếm mối liên
kết luận:
hệ: giữa đặc
Mỗi loại
điểm của các
phân VSV
loại phân
chỉ dùng
VSV và kĩ

cho một
thuật sử dụng
số loại đất
- KN phân
và loại
loại hay phân
cây trồng
nhóm:loại
nhất định.
phân VSV
khác nhau
- KN đưa ra
các kết luận:
+ Từ đặc
điểm, tính
chất đi đến kĩ
thuật sử dụng

Nội
dung
III:
Sử
dụng
phân
bón
vào cải
tạo đất

III.1.
Sử

dụng
phân
bón để
cải tạo
đất
xám
bạc
màu

III.1.1.
Liệt kê
đặc
điểm
của đất
xám
bạc
màu

III.1.2.Trì
III.1.3.
III.1.4.
nh bày
Phân
Xây dựng
phương
loại: các
kế hoạch
pháp
loại đất
cải tạo đất

chung đề
nông
xám bạc
cải tạo đất nghiệp ở
màu ở
xám bạc huyện Tân huyện Tân
màu
Kỳ .
Kỳ .

- KN tìm
kiếm mối
quan hệ:
+ Sự phù hợp
giữa đất và
phân bón

7.2. Hệ thống câu hỏi/bài tập – thực hành thí nghiệm theo các mức độ đã mơ tả
Quan sát một số hình ảnh sau:

25


×