Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Khai thác và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung thực tế trong dạy học phần sóng ánh sáng ở chương trình vật lý 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CÓ NỘI
DUNG THỰC TẾ TRONG DẠY HỌC PHẦN SĨNG ÁNH
SÁNG Ở CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 12

Người thực hiện: Trịnh Văn Tồn
Chức vụ: Tổ phó chun mơn
SKKN thuộc mơn: Vật lý

THANH HỐ NĂM 2021
1


MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................2
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.................................................2
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.............................................3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm........................................................3
2.1.1. Định nghĩa bài tập có nội dung thực tế........................................................3
2.1.2. Phân loại bài tập có nội dung thực tế...........................................................3
2.1.3. Các hình thức thể hiện bài tập có nội dung thực tế....................................3


2.1.4. Định hướng giải bài tập có nội dung thực tế...............................................4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.....................4
2.2.1. Thực trạng về vấn đề vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế đời sống của
học sinh trung học phổ thông hiện nay .................................................................4
2.2.2. Thực trạng về vấn đề sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong dạy học
vật lí ở các trường trung học phổ thông hiện nay.................................................5
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề........................................................................................................................5
2.3.1. Một số biện pháp sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong quá trình
dạy học vật lý............................................................................................................5
2.3.2. Xây dựng một số bài tập thực tế phần Sóng ánh sáng............................6
2.3.3. Soạn một giáo án có lồng ghép câu hỏi thực tế vào các hoạt động......14
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.........................................................................19
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.................................................................................20
3.1. Kết luận............................................................................................................20
3.2. Kiến nghị..........................................................................................................20

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Vật lí khơng phải chỉ là các phương trình con số. Vật lí học là những điều
đang xảy ra trong thế giới xung quanh bạn. Nó nói về các màu sắc trong một cầu
vồng, về ánh sáng lóng lánh và tính cứng rắn của một viên kim cương. Nó liên
quan đến việc đi bộ, đi xe đạp, lái ôtô và cả việc điều khiển một con tàu vũ trụ.
Các nguyên lí vật lí hiện diện rõ ràng trong các đồ chơi, trong các trị đấu bóng,
trong các nhạc cụ và trong cả máy móc, cơng cụ trong gia đình bạn…”. Kiến
thức vật lý phải giúp cho học sinh hiểu sâu sắc hơn những quy luật vật lý, những

hiện tượng vật lý, biết phân tích chúng và ứng dụng chúng vào những vấn đề
thực tiễn. Trong nhiều trường hợp dù giáo viên có cố gắng trình bày tài liệu
mạch lạc, hợp lơ rích, phát biểu định nghĩa, định luật chính xác, làm thí nghiệm
đúng phương pháp và đúng kết quả thì đó mới là điều kiện cần chưa phải là đủ
để học sinh hiểu sâu sắc và nắm vững kiến thức. Chỉ thông qua bài tập bằng
hình thức này hay hình thức khác, tạo điều kiện cho học sinh vận dụng linh hoạt
những kiến thức để tự lực giải quyết thành cơng những tình huống cụ thể khác
nhau thì kiến thức đó mới trở nên sâu sắc, hoàn thiện và biến thành vốn riêng
của học sinh. Kỹ năng vận dụng kiến thức trong học tập vào thực tiễn đời sống
là thước đo mức độ sâu sắc và vững vàng của kiến thức mà học sinh thu nhận
được.
Thực trạng ở nhiều trường trung học phổ thông hiện nay việc giảng dạy các
kiến thức khoa học nói chung và kiến thức vật lý nói riêng, cịn đang nặng về
việc truyền thụ lý thuyết trong sách giáo khoa, nhiều khi học sinh ghi nhớ kiến
thức một cách máy móc theo kiểu học thuộc lịng. Việc dạy học chủ yếu là vì
mục tiêu làm sao để học sinh có thể giải nhanh và giải được nhiều các câu trong
đề thi. Cách học và cách dạy đó dẫn tới một hệ quả là học sinh rất thụ động
trong việc tiếp thu và vận dụng kiến thức, khái niệm tự học và sáng tạo là một
thứ gì đó xa vời. Học sinh trở thành những cỗ máy ghi chép và giải tốn, học
sinh có thể giải đúng những bài tốn rất khó và phức tạp trong đề thi trung học
phổ thông Quốc gia nhưng lại băn khoăn nhiều hoặc sai sót ở những câu hỏi
thực tiễn rất gần gũi kiểu như: “Ở Việt Nam, mạng điện dân dụng một pha có
điện áp hiệu dụng là bao nhiêu? Cơng tơ điện dùng để đo đại lượng nào? ”. Các
em ngày càng thiếu kiến thức thực tế và vô cùng yếu kém trong việc vận dụng
kiến thức được học trong sách vở vào thực tiễn cuộc sống.
Việc vận dụng kiến thức vật lý vào đời sống, vào thực tiễn có ý nghĩa hết
sức quan trọng. Nó giúp cho học sinh củng cố, rèn luyện và hoàn thiện kiến thức
đã học. Đồng thời rèn luyện cho học sinh khả năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, giải thích và hiểu được các hiện tượng trong tự nhiên,… Góp phần giáo
dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho học sinh, kích thích hứng thú học

tập cho học sinh, và là một trong những điều kiện nhằm phát huy năng lực hoạt
động trí tuệ, tính tích cực, tự lập, sáng tạo của học sinh.
Nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức vật lý vào
thực tiễn đời sống. Để giúp học sinh cải thiện khả năng vận dụng kiến thức được
học vào thực tiễn, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở nhà
1


trường phổ thơng, thực hiện mục tiêu của q trình giáo dục - đào tạo và để thực
hiện tốt hơn nữa nguyên lý “học đi đôi với hành”. Tôi lựa chọn và tiến hành
nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
“Khai thác và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung thực tế trong dạy
học phần Sóng ánh sáng ở chương trình Vật lý 12 ”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, khai thác và sử dụng các bài tập có nội dung thực tế trong dạy
học vật lý nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, nâng cao khả
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh, qua đó nâng cao hơn nữa
chất lượng dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các bài tập có nội dung thực tế trong phần Sóng ánh sáng ở chương trình
Vật lý 12.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu cơ sở lí luận dạy học, việc đổi mới phương pháp dạy học bậc
trung học phổ thông hiện nay.
- Nghiên cứu các bài tập có nội dung thực tế.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Điều tra thực trạng của việc sử dụng bài tập thực tế, những thuận lợi và khó
khăn trong việc sử dụng bài tập thực tế của trường trung học phổ thông.
1.4.3. Thực nghiệm sư phạm

Tiến hành thực nghiệm có đối chứng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng
bài tập nội dung thực tế trong quá trình dạy học.
1.4.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các kết quả thực nghiệm
sư phạm.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Hiện nay trong sách giáo khoa vật lý đã đưa các bài tập thực tế vào nội
dung chương trình, song do nhiều hạn chế và phải đảm bảo yêu cầu nội dung
của sách giáo khoa nên số lượng bài tập thực tế chưa được nhiều, nội dung và
hình thức chưa thật phong phú, dẫn đến việc sử dụng bài tập thực tế của giáo
viên trong dạy học cịn rất ít. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này giúp cho giáo
viên và học sinh có thêm nhiều bài tập thực tế phong phú để tham khảo, sử dụng
trong việc giảng dạy và học tập phần Sóng ánh sáng ở chương trình Vật lý 12.
- Nhiều tác giả đã đề cập đến các bài tập thực tế trong tài liệu, nhưng chưa
tập trung khai thác xây dựng bộ bài tập thực tế và chưa định hướng cách sử
dụng, chưa nêu ra các biện pháp sử dụng cụ thể giúp giáo viên sử dụng chúng
một cách có hiệu quả trong hoạt động nhận thức của học sinh trong giờ lên lớp
môn Vật lý. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần khắc phục những vấn đề
trên.
- Đề tài góp phần xây dựng được tài liệu về bài tập thực tế trong dạy học
phần Sóng ánh sáng ở chương trình Vật lý 12.
2


2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Định nghĩa bài tập có nội dung thực tế
Bài tập thực tế là những câu hỏi liên quan đến vấn đề rất gần gũi với thực
tế đời sống mà khi trả lời học sinh không những phải vận dụng linh hoạt các
khái niệm, quy tắc, định luật vật lý mà còn phải nắm chắc và vận dụng tốt các

hệ quả của chúng. Các bài tập thực tế chú trọng đến việc chuyển tải kiến thức từ
lí thuyết sang những ứng dụng kỹ thuật đơn giản tương ứng, và giải thích, cũng
như liên hệ với các vấn đề thường gặp trong cuộc sống.
2.1.2. Phân loại bài tập có nội dung thực tế
Bài tập có nội dung thực tế là những dạng bài tập định lượng hoặc định tính.
Ở trong đề tài này tơi chú trọng các bài tập có nội dung thực tế định tính .
Bài tập thực tế chia làm hai loại: Bài tập có nội dung thực tế tập dượt và bài
tập có nội dung thực tế sáng tạo.
2.1.2.1. Bài tập có nội dung thực tế tập dượt
Là loại bài tập thường đặt ra những ứng dụng kĩ thuật đơn giản thường
gặp trong cuộc sống và yêu cầu học sinh nhận diện những kiến thức vật lí nào đã
được ứng dụng. Khi trả lời các bài tập loại này, học sinh không những cảm nhận
được sự gắn kết chặt chẽ giữa kiến thức vật lý với thực tiễn cuộc sống mà còn
làm gia tăng vốn kinh nghiệm, rèn luyện tư duy kĩ thuật, kỹ năng vận dụng kiến
thức vào thực tế cuộc sống của chính bản thân các em.
2.1.2.2. Bài tập có nội dung thực tế sáng tạo
Là loại bài tập khi giải, học sinh phải dựa vào vốn kiến thức của mình về sự
hiểu biết các quy tắc, định luật, trên cơ sở các phép suy luận logic tự lực tìm ra
những phương án kĩ thuật tốt nhất để giải quyết yêu cầu đặt ra của bài tập.
2.1.3. Các hình thức thể hiện bài tập có nội dung thực tế
2.1.3.1. Thể hiện bằng ngôn ngữ
Cách thể hiện bài tập nội dung thực tế bằng lời chỉ sử dụng khi sự vật, hiện
tượng hay các thao tác kĩ thuật được đề cập đến hồn tồn có thể mơ tả một cách
ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ tưởng tượng. Khi nghe xong câu hỏi, học sinh có
thể hiểu và tưởng tượng một cách chính xác những thơng tin về vấn đề mà các
em cần giải thích.
2.1.3.2. Thể hiện qua sơ đồ, biểu đồ, hình vẽ
Cách thể hiện bài tập nội dung thực tế thơng qua sơ đồ, biểu đồ, hình vẽ
được sử dụng trong những trường hợp mà sự vật được nêu trong câu hỏi có
nhiều chi tiết, các thao tác kĩ thuật phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, nếu

phải mơ tả bằng lời thì rất dài dịng, khó hiểu, học sinh khó tưởng tượng.
2.1.3.3. Thể hiện qua video clip
Trong những điều kiện cho phép, việc thể hiện bài tập nội dung thực tế thông
qua những đoạn phim video clip ngắn minh họa có tác dụng rất cao vì khi quan
sát, học sinh có cái nhìn khái qt, theo dõi được trình tự thật của hiện tượng
xảy ra, các thao tác kĩ thuật... nhờ đó có thể nhận biết được các dấu hiệu cơ bản,
liên tưởng nhanh đến các kiến thức vật lý tương ứng.
3


2.1.4. Định hướng giải bài tập có nội dung thực tế
2.1.4.1. Tìm hiểu dữ kiện và yêu cầu của bài tập
Đọc kĩ nội dung bài tập để hiểu các thuật ngữ chưa biết, tên gọi các bộ phận
của cấu trúc,... đặc biệt quan tâm đến các thao tác kĩ thuật như trong bài tập. Xác
định ý nghĩa vật lí của các thuật ngữ, tóm tắt đầy đủ các giả thiết và hiểu rõ yêu
cầu của bài tập. Đối với bài tập thực tế thể hiện bằng hình ảnh, phim minh hoạ,
cần quan sát kĩ và khảo sát chi tiết các thơng tin minh hoạ, nếu cần thiết phải vẽ
hình để diễn đạt những điều kiện của câu hỏi để so sánh các trường hợp riêng,
điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện mối liên quan giữa sự vật,
hiện tượng nêu trong bài tập với các kiến thức vật lý tương ứng.
2.1.4.2. Phân tích hiện tượng Vật lí
Nghiên cứu các dữ kiện ban đầu. Tìm hiểu ý nghĩa vật lí của các vật lí trong
bài tập (những hiện tượng gì, những sự kiện gì, những tính chất gì…được đề cập
đến trong bài). Khảo sát chi tiết hình vẽ, đoạn phim. Tiến hành phân tích hiện
tượng, nhằm chỉ ra những khái niệm định luật, thuyết vật lí liên quan để giải.
2.1.4.3. Xây dựng lập luận
Tìm trong dàn bài những dấu hiệu có liên quan đến tính chất vật lí, một định
luật vật lí đã biết, phát biểu đầy đủ tính chất đó. Xây dựng lập luận, giải thích về
các thao tác kĩ thuật thực chất là cho biết các thao tác kĩ thuật đó là sự vận dụng
của kiến thức vật lí nào và tại sao làm như thế để đạt hiệu quả cao. Đồng thời

thực hiện phép suy luận logic để thiết lập lập mối quan hệ giữa khái niệm, định
luật đó với điều kiện đã cho, nghĩa trả lời được câu hỏi của bài tập.
Bài tập nội dung thực tế rất đa dạng vì nó phản án chân thực những công việc
cụ thể thường diễn ra trong thực tế cuộc sống. Vì vậy đối với những hiện tượng
vật lí phức tạp cần phải phân tích ra các hiện tượng đơn giản sao cho mỗi hiện
tượng đơn giản chỉ tuân theo một định luật hay môt quy tắc nhất định.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng về vấn đề vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế đời sống
của học sinh trung học phổ thơng hiện nay
Chương trình vật lí trung học phổ thơng hiện nay bao gồm nhiều phần khác
nhau như cơ học, nhiệt học, quang học, điện học… Mỗi phần lại bao gồm nhiều
đơn vị kiến thức khác nhau tương ứng với các cách tiếp cận kiến thức khác
nhau. Với một khối lượng kiến thức lớn như vậy, lẽ ra việc vận dụng kiến thức
vào đời sống, việc giải thích các hiện tượng xảy ra hằng ngày xung quanh các
em khơng phải là vấn đề khó khăn. Nhưng điều đó đã khơng diễn ra trên thực tế
như những gì chúng ta mong đợi.
Những câu hỏi kiểu như “Vào những trưa nắng khi đi trên đường cao tốc ta
có cảm giác dường như có vũng nước trên đường ở phía trước mặt đó là do hiện
tượng vật lý nào gây ra? ” khiến nhiều học sinh không thể trả lời được. Ngay cả
với các em học sinh giỏi, khi làm những làm những bài tốn có liên quan tới
kiến thức thực tế chẳng hạn như loại bài tập về phương án thực hành thì các em
cũng rất khó khăn trong việc tìm hướng giải quyết.
Trong quá trình giảng dạy môn vật lý tại đơn vị, kết hợp với việc khảo sát ở
các đối tượng học sinh trung học phổ thông của các trường lân cận, tôi nhận
4


thấy thực trạng về vấn đề vận dụng kiến thức vật lí vào đời sống thực tế của học
sinh trung học phổ thơng hiện nay cịn rất nhiều hạn chế. Những biểu hiện phổ
biến là:

- Hạn chế hiểu biết về các dụng cụ, phương tiện kĩ thuật đơn giản sử dụng
trong dạy học.
- Hạn chế khả năng vận dụng các kiến thức vào các vấn đề kĩ thuật đơn
giản.
- Hạn chế về các thao tác thực hành, thí nghiệm.
- Hạn chế về khả năng liên tưởng, tư duy logic trong q trình vận dụng
kiến thức vào việc giải thích các hiện tượng trong thực tế.
2.2.2. Thực trạng về vấn đề sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong dạy
học vật lí ở các trường trung học phổ thơng hiện nay
Qua việc dự giờ các tiết dạy của đồng nghiệp cũng như khảo sát qua các đề
thi kiểm tra từ các trường trung học phổ thông lân cận, thông qua việc thăm dò
trực tiếp từ học sinh. Cho thấy:
- Đa số các giáo viên chủ yếu sử dụng và chú trọng đến các bài tập tính
tốn mà rất ít sử dụng bài tập thực tế vào bài dạy, bài kiểm tra. Trong khi đó hầu
hết các em học sinh được hỏi đến đều cho rằng, việc vận dụng các kiến thức vật
lý để giải các bài tập thực tế là rất cần thiết và rất thú vị.
- Việc sử dụng thí nghiệm vào các tiến trình dạy học là rất ít, một số học
sinh cho rằng chưa bao giờ được tự tay làm thí nghiệm.
- Hầu hết giáo viên đều không sử dụng bài tập thực tế vào việc kiểm tra
đánh giá học sinh.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề
2.3.1. Một số biện pháp sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong quá trình
dạy học vật lý
2.3.1.1. Sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong tiết học bài mới
Dùng để mở đầu một bài học, kích thích hứng thú trong các tiết học mới
cho học sinh. Giáo viên có thể xây dựng các bài, yêu cầu các em giải quyết một
nhiệm vụ nào đó mà với kiến thức đã học, lúc đó các em chưa giải quyết được,
nhưng các em có thể giải quyết được nếu các em học sang bài mới.
2.3.1.2. Sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong giờ bài tập

Nhiệm vụ chính các giờ bài tập vật lý giúp học sinh giải các bài tập, qua đó
ơn luyện, củng cố, khắc sâu kiến thức rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, và phát huy
năng lực tư duy của học sinh trong tiết giải bài tập, phải tích cực tới mức tối đa
hoạt động nhận thức của tất cả học sinh. Muốn tích cực hóa hoạt động nhận thức
của học sinh, có thể sử dụng bài tập có liên hệ với thực tế đặc biệt thêm yếu tố
”vui” trong nội dung bài tập làm cho học sinh thích thú và cảm giác bớt mệt mỏi
căng thẳng.
2.3.1.3. Sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong tiết ôn tập
Trong các tiết ôn tập người ta thường sử dụng các bài tập mà học sinh chưa
nắm vững một cách hoàn toàn, các bài tập tạo điều kiện đi sâu giải quyết các
hiện tượng vật lý, các bài tập cho phép khái quát hóa tài liệu và các bài tập tổng
5


hợp liên hệ tài liệu trong các tiết học ôn tập tài liệu cuối chương hoặc cuối sách
giáo khoa. Giáo viên có dịp khắc sâu và mở rộng thêm kiến thức cho học sinh.
2.3.1.4. Sử dụng bài tập nội có dung thực tế trong giờ ngoại khóa
Sử dụng bài tâp nội dung thực tế cần thời gian ngắn nhưng đòi hỏi học sinh
nắm vững kiến thức vật lí, vì vậy bài tập nội dung thực tế được sủ dụng trong
các giờ ngọai khóa để tạo khơng khí vừa học tập vừa vui chơi cho học sinh. Đây
là một sân chơi rất bổ ích cho các em.
Ở các trường phổ thơng chúng ta có thể tổ chức các giờ học ngoại khóa về
vật lí cho học sinh dưới hình thức như “ đố vui để học” “ vật lí ở quanh ta” hay
là câu lạc bộ “vật lí vui”. Các ngoại khóa có thể đưa vào trong hoạt động hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp hay trong các giờ tự chọn.
2.3.1.5. Sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong việc kiểm tra, đánh giá
Các bài tập kiểm tra thường là các bài tập tổng hợp gồm những bài tập và
những câu hỏi về tài liệu vừa học. Để kiểm tra được trình độ hiểu biết của học
sinh và bản chất vật lí của tài liệu, thì giáo viên nên vận dụng các bài tập có nội
dung thực tế để kiểm tra và đánh giá.

Dưới đây tơi xin trình bày việc khai thác và sử dụng một số bài tập thực tế
xây dựng trong phần Sóng ánh sáng ở chương trình Vật lý 12.
2.3.2. Xây dựng một số bài tập thực tế phần Sóng ánh sáng
2.3.2.1. Bài tập có nội dung thực tế về “Sự tán sắc, sự nhiễu xạ và sự giao
thoa ánh sáng”
Bài 1: Thực chất cầu vồng được tạo ra như thế nào? Thông thường người ta
quan sát được cầu vồng có một cung trịn (Hình 1a,1b) vào buổi sáng khi Mặt
Trời chưa lên cao hoặc buổi chiều. Tại sao như vậy?
(Hình 1b)

(Hình 1a)
Nhận xét: Đây là bài tập thực tế loại tập dượt.
Phân tích bài tập: Sau khi đọc kỹ bài ra ta rút ra được một số thông tin sau:
- Vấn đề đặt ra trong đề bài: Người ta thường hay nhìn thấy cầu vồng là
một cung tròn vào buổi chiều hay buổi sáng khi Mặt Trời chưa lên cao.
- Vấn đề cần giải quyết: Cầu vồng được tạo ra như thế nào? Tại sao khi Mặt
Trời chưa lên cao thì ta thường hay nhìn thấy cầu vồng? Và ta cũng chỉ quan sát
được một cung trịn mà thơi?
Xây dựng câu trả lời.
6


Cầu vồng thực chất là quang phổ của Mặt
Trời do sự tán sắc ánh sáng qua những giọt nước
mưa hình cầu tạo ra như minh họa hình 2. Nếu xét
một giọt nước hình cầu được ánh sáng Mặt Trời
rọi tới. Trong chùm ánh sáng Mặt Trời có vơ số
tia sáng, chúng khúc xạ, phản xạ và ló ra khỏi giọt
nước theo các góc lệch khác nhau. Do sự tán sắc,
góc lệch cực tiểu của các tia sáng thay đổi theo

(Hình 2)
màu sắc của chùm sáng tới.
Các phép tính cho thấy :
Góc lệch cực tiểu của tia đỏ chừng: 138º
Góc lệch cực tiểu của tia vàng chừng: 138º 30'
Góc lệch cực tiểu của tia tím chừng: 140º
Nếu đứng quay lưng về phía Mặt Trời, nhìn về phía giọt nước thì các tia
này rọi vào mắt, vì có nhiều giọt nước và các tia
này tới mắt theo các phương khác nhau, nên khi
chúng gặp nhau (ở vô cực) tạo nên cầu vồng có
màu sắc rực rỡ (Hình 3).
Các tính tốn lý thuyết cho thấy: Các tia sáng
đi từ giọt nước khác nhau phải làm với phương
của ánh sáng tới cùng một góc 42º (đối với ánh
sáng màu đỏ) hoặc 40º (đối với ánh sáng màu tím)
tức là các tia sáng màu đỏ phải ở cùng trên một
hình nón trịn xoay mà nửa góc ở đỉnh là 42º , trục
là đường thẳng về từ mặt theo hướng của tia sáng
(Hình 3)
Mặt Trời. Chính vì lý do này mà cầu vồng có hình
trịn.
Tuy nhiên do có đường chân trời nên một phần đường trịn cầu vồng bị che
khuất dưới đường chân trời , ta chỉ nhìn thấy cầu vồng là một cung trịn mà thơi.
Khi Mặt Trời lên cao, thì phần cầu vồng ở dưới chân trời, ta khơng thể trơng
thấy cầu vồng nữa.Vì vậy cầu vồng chỉ xuất hiện lúc sáng sớm khi Mặt Trời
chưa lên quá cao hoặc buổi chiều.
Bài 2: Khi quan sát cầu vồng, nhiều khi ta trong thấy hai cầu vồng cùng một
lúc, cầu vồng ngoài (gọi là tay vịn) mờ nhạt hơn so với cầu vồng trong (Hình
4a,4b). Hãy giải thích tại sao?


(Hình 4a)

(Hình 4b)
7


Gợi ý: Tia sáng khúc xạ trong giọt nước có thể bị phản xạ một lần nữa
trước khi ló ra. Khi đó, tia ló bị lệch so với tia tới một góc cũng có một trị số cực
tiểu. Đối với ánh sáng đỏ ở độ lệch cực tiểu thì tia ló làm với phương ánh sáng
tới một góc khoảng 52º, với ánh sáng tím thì góc ấy chừng 54º45'. Cũng như các
tia phản xạ lần đầu tiên, các tia này cũng tạo nên ảnh cầu vồng trong mắt nhưng
nó ở ngồi.
Cầu vồng ngồi, cịn gọi là cầu vồng thứ cấp hay tay vịn, do ánh sáng phản
xạ hai lần bị yếu đi nhiều, nên cầu vồng này mờ nhạt hơn cầu vồng trong.
Bài 3: Cầu vồng là một hiện tượng tự nhiên lý thú, nhưng khơng phải ai cũng có
thể nhìn thấy được hiện tượng này. Vậy trong những trường hợp như thế nào thì
ta có thể quan sát được hiện tượng này nhỉ?
Gợi ý: Cầu vồng tùy thuộc vào sự chuyển động của giọt nước, của vị trí mặt
trời và của người quan sát (Hình 5a). Khơng có hai
người quan sát cùng một cầu vồng vì nó tạo bởi
những giọt nước khác nhau, nói cách khác mỗi màu
ta thấy là do từ những giọt nước khác nhau. Lẽ
đương nhiên ta khơng thể thấy chỉ một cầu vồng bởi
vì nó di chuyển cùng một lúc với ta và góc quan sát
của ta thay đổi không ngừng.
Ðộ lớn của giọt nước cũng ảnh hưởng đến dạng
(Hình 5a)
của cầu vồng. Giọt nước càng lớn, nó càng phân tán
ánh sáng và cầu vồng lại càng được 7 màu rõ ràng. Nếu chúng quá nhỏ, như
mưa bụi (0,05 mm) thì cầu vồng có màu nhạt.

Để quan sát được hiện tượng cầu vồng thì cần đảm bảo các yếu tố sau:
+ Bầu trời phải không được âm u quá hay trong
sáng quá, cũng phải có vài đám mây.
+Mặt trời phải ở đằng sau ta và mưa phải đằng
trước ta. (Hình 5b)
Chính vì những giọt nước tạo ra sự xuất hiện
của cầu vồng nên nó phải ở phía đối diện với mặt
trời. Mặt trời càng thấp, cầu vồng càng cao nên quan
sát buổi sáng và buổi chiều là lúc tốt nhất. Khi mặt
trời lên cao cầu vồng càng phẳng và khi cao hơn 42°
so với chân trời thì ta khơng thể thấy nó nữa.
(Hình 5b)
Muốn có cầu vồng phải quan sát khi mặt trời ở chiều
cao dưới 42° so với chân trời. Ngoài ra muốn cầu vồng có màu sắc rõ ràng, phải
có những giọt nước mưa lớn nên sau trận mưa lớn ta có cầu vồng đẹp.
Bài 4: Kim cương là tinh thể trong suốt
đối với ánh sáng nhìn thấy. Như vậy, lẽ ra
kim cương phải không màu như thủy tinh
mới đúng, nhưng trái lại kim cương lại có
nhiều màu sắc lấp lánh (Hình 6). Tại sao
lại như vậy ?
(Hình 6)
8


Gợi ý: Sở dĩ kim cương lại có nhiều màu sắc lấp lánh vì kim cương có chiết
suất lớn (khoảng 2,4). Ánh sáng ban ngày có thể phản xạ tồn phần với góc giới
hạn phản xạ tồn phần nhỏ (khoảng 24º5') và có thể phản xạ tồn phần nhiều lần
qua các mặt trong tinh thể kim cương rồi mới ló ra ngồi. Lúc đó hiện tượng tán
sắc ánh sáng các màu của quang phổ ánh sáng trắng được phân tán, vì thế khi

nhìn kim cương ta thấy có nhiều màu sắc lấp lánh.
Bài 5: Trong giao thông, người ta thường
dùng đèn đỏ để báo hiệu nguy hiểm hoặc báo
lệnh dừng xe (đèn đỏ dừng lại) mà không dùng
các màu khác (Hình 7). Tại sao như vậy?
Gợi ý: Có hai lý do cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, trong miền ánh sáng nhìn thấy
được, ánh sáng đỏ có bước sóng lớn nhất, nên
khi truyền qua khơng khí, ánh sáng đỏ ít bị tán
xạ bởi các hạt bụi ( hoặc do các giọt nước nhỏ
trong sương mù … ) hơn là các ánh sáng màu
(Hình 7)
khác. Vì vậy ánh sáng đỏ truyền qua khí được
xa hơn ánh sáng có màu khác như màu vàng, màu lam, …
- Thứ hai, khi đứng rất xa một đèn màu, ta vẫn có thể trong thấy đèn sáng,
nhưng lại khơng nhận ra được màu của nó. Phải lại gần thêm mới phân biệt được
màu của ánh sáng đèn. Nghĩa là đối với các màu vàng, lục, lam, tím thì ngưỡng
sáng (lượng sáng nhỏ nhất mà mắt phát hiện được) không trùng với ngưỡng màu
(lượng sáng nhỏ nhất mà mắt phát hiên được màu của ánh sáng). Chỉ riêng với
màu đỏ, là hai ngưỡng đó trùng nhau. Chính vì vậy mà nếu đặt một đèn đỏ trên
đường, thì từ xa, lúc ta bắt đầu trong thấy đèn ta cũng đồng thời nhận ra màu đỏ
của nó.
Như vậy, đèn đỏ để báo hiệu nguy hiểm thì khơng thể nhầm lẫn và có thể
nhận ra được từ xa.
Bài 6: Ban ngày khi quan sát bong bóng xà phịng
hay những vết dầu loang trên mặt nước, ta thấy
những vân màu sặc sỡ (Hình 8). Sự xuất hiện của
các vân này như thế nào? Hãy giải thích?
Gợi ý: Những vân màu sặc sỡ trên bong bong
xà phòng hay những vết dầu loang trên mặt nước,

thực chất là hình ảnh thu được từ kết quả của sự giao
thoa ánh sáng.
Màng bong bóng xà phịng là một lớp nước
mỏng (cỡ phần nghìn milimét) trong suốt, và vết dầu
loang cũng là một màng như vậy. Hai mặt của màng
(Hình 8)
cùng phản xạ ánh sáng.
Những tia sáng đi từ một điểm S, phản xạ ở mặt trên của màng và rọi vào
mắt. Trong số rất nhiều tia sáng phát đi từ S có những tia phản xạ ở mặt dưới của
màng và cũng rọi vào mắt. Vì màng rất mỏng nên đối với mắt, những tia này
như là được phát đi từ cùng một điểm. Khi chúng được thủy tinh thể của mắt hội
9


tụ lên võng mạc, chúng gặp nhau và giao thoa với nhau. Khi giao thoa, chúng có
thể tăng cường hoặc triệt tiêu nhau. Chùm ánh sáng rọi vào màng là chùm sáng
trắng có đủ các màu ứng với nhiều bước sóng khác nhau, nên cùng một lúc ở
cùng một điểm nếu sóng ánh sáng màu này bị triệt tiêu, thì sóng ánh sáng màu
khác lại có thể tăng cường và ánh sáng phản xạ trở thành có màu sắc. Màu sắc
đó thay đổi theo độ dày hoặc mỏng trên màng.
Bài 7: Khi đặt thẳng đứng một màng xà phòng
phẳng, ta thấy các vân màu nằm ngang dần kéo
xuống dưới, chiều rộng một số vân bị thay đổi
(Hình 9). Sau một thời gian ngắn; ở phần trên của
màng bị mất màu, mở rộng nhanh và bị thủng. Hãy
giải thích tại sao ?
Gợi ý: Ban ngày, khi nhìn vào màng xà phịng
phẳng đặt thẳng đứng ta sẽ thấy các vân màu nằm
ngang. Nhưng nước ở lớp trong của màng từ từ
chảy xuống làm cho độ dày của màng biến đổi dần

dần từ trên xuống dưới, phần trên mỗi lúc một
mỏng còn phần dưới mỗi lúc một dày. Màu sắc và
độ rộng của vân giao thoa phụ thuộc vào độ dày
(Hình 9)
của màng, nên những chổ ứng với độ dày xác định
của màng dịch chuyển thì các vân giao thoa ứng với chúng cũng dịch chuyển
theo. Sau một thời gian nhất định nào đó, bề dày ở phần trên sẽ nhỏ hơn ¼ bước
sóng của ánh sáng ngắn nhất tới màng. Ở đó, hiện tượng giao thoa của các tia
phản xạ ở màng kém rõ nét thậm chí khơng có giao thoa, do đó ở phần trên của
màng mất màu. Vì mỗi lúc nước càng chảy xuống dưới nên phần này mở rộng
nhanh, cuối cùng phần trên mỏng quá sẽ bị thủng.
Bài 8: Khi nhìn cánh con chuồn chuồn vào buổi trưa, một học sinh phát hiện ra
rằng màu cánh con chuồn chuồn thay đổi nếu ta nhìn nó dưới các góc khác
nhau. Liệu có thể như vậy khơng? Hãy giải thích tại sao?

(Hình 10a)

(Hình 10b)
Gợi ý: Cánh con chuồn chuồn là một màng mỏng trong suốt khơng màu,
nhưng nếu nhìn con chuồn chuồn dưới ánh sáng ban ngày, ta thấy có màu sắc.
Đây chính là kết quả của hiện tượng giao thoa ánh sáng giống hệt trường hợp ta
nhìn màng xà phịng.
Những vân giao thoa mà ta nhìn thấy được là do các tia tới cùng độ nghiêng
hình thành. Nếu vị trí đặt mắt thay đổi, khi đó góc nhìn cũng thay đổi và vị trí
10


các vân cũng thay đổi theo, nghĩa là màu sắc ta nhìn thấy trên cánh con chuồn
chuồn cũng thay đổi.
2.3.2.2. Bài tập có nội dung thực tế về “Máy quang phổ, quang phổ liên tục

và quang phổ vạch”
Bài 1: Để tìm hiểu một số ngun tố hóa học có trên Mặt Trăng, người ta chỉ
cần nghiên cứu phổ ánh sáng Mặt Trăng, mà không cần phải lấy những mẫu
chất từ Mặt Trăng. Hãy giải thích việc làm đó ?
Gợi ý: Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời, chiếu về Trái Đất nên phổ
ánh sáng của nó giống như phổ ánh sáng Mặt Trời. Nhưng trong phổ ánh sáng
Mặt Trăng này ta thấy các vạch mờ của phổ hấp thụ do một số chất cấu tạo nên
bề mặt của Mặt Trăng đã bốc hơi. Hơi này hấp thụ những bước sóng xác định
theo thành phần hóa học của nó. Chính vì lí do đó nên người ta có thể biết được
trên bề mặt của Mặt Trăng tồn tại những nguyên tố hóa học nào.
Bài 2: Chưa có một vật nào từ Trái Đất " đổ bộ " được lên Mặt Trời, thế nhưng
người ta lại biết trên Mặt Trời có một số nguyên tố như Hiđrô, Hêli, Sắt,… .
Hãy giải thích tại sao?
Gợi ý: "Tâm" của Mặt Trời phát ánh sáng có quang phổ liên tục nhưng ánh
sáng đó khi tới Trái Đất, đã đi qua sắc cầu (khí quyển Mặt Trời) và bị hấp thụ
một số màu đơn sắc. Quang phổ của Mặt Trời có những vạch tối trên một nền
quang phổ liên tục. Trong những vạch tối này có những vạch ứng với khí Hiđrơ,
Hêli, Sắt,… . Như vậy trong sắc cầu của Mặt Trời có các nguyên tố Hiđrơ, Hêli,
Sắt,… .
2.3.2.3. Bài tập có nội dung thực tế về “Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, và tia
Rơn ghen”
Bài 1: Trong các phịng điều trị vật lí trị liệu của các bệnh viện thường có trang
bị một số bóng đèn dây tóc Vonfram có cơng suất từ 250W đến 1000W. Người ta
dùng những bóng đèn này để làm gì?

(Hình 11a)

(Hình 11b)

Gợi ý: Những bóng đèn dây tóc Vonfram có cơng suất từ 250W đến 1000W

này là những nguồn phát tia hồng ngoại. Người ta sử tác dụng nhiệt của các tia
hồng ngoại do chúng phát ra trong việc chữa bệnh.
Chẳng hạn, một người bị chứng đau lưng, người ta chiếu tia hồng ngoại vào
chỗ đau, giúp máu lưu thơng tốt làm giảm đau và có tác dụng tương đối lâu dài.
11


Bài 2: Những người làm nghề nấu thủy tinh cho biết, nếu thường xun nhìn
vào lị lửa mắt có thể bị mờ. Hãy giải thích tại sao ?

(Hình 12a)
(Hình 12b)
Gợi ý: Ta biết, vật càng nóng bức xạ càng mạnh. Các lò lửa là những nguồn
bức xạ hồng ngoại mạnh. Nếu vật hấp thụ ít hoặc phản xạ tia hồng ngoại, thì
nhiệt độ của nó tăng rất ít. Nhưng ngược lại, những vật hấp thụ mạnh tia này sẽ
nóng lên rất nhanh trong đó có nước. Thành phần cấu tạo của mắt có tỉ lệ nước
rất lớn, do đó người làm việc gần các lò lửa lâu ngày thường mất các bệnh mờ
mắt, thủy tinh thể có thể bị đục dần. Để bảo vệ mắt, những người thường tiếp
xúc với lị nóng cần phải đeo kính chống tia hồng ngoại.
Bài 3: Khi chụp ảnh của những vật rất xa và cần có những tấm ảnh rõ nét,
người ta thường dùng phương pháp chụp ảnh bằng ống kính hồng ngoại. Hãy
giải thích vì sao như vậy ?

(Hình 13a)

(Hình 13b)

Gợi ý: Ánh sáng thơng thường khi truyền đi xa trong khơng khí dễ bị các
phần tử trong khơng khí gây ra hiện tượng tán xạ. Với tia hồng ngoại, vì nó có
bước sóng dài nên rất ít bị khơng khí hoặc những phần tử nhỏ lơ lửng trong

khơng khí (như hơi nước chẳng hạn) tán xạ, nếu dùng phim bắt nhạy tia hồng
ngoại, ta có thể chụp được những bức ảnh của những vật ở rất xa một cách rõ
nét và có thể chụp về ban đêm.
Nếu chụp ảnh bằng phim hồng ngoại về ban ngày, ta phải dùng kính lọc sắc
chặn tất cả những ánh sáng nhìn thấy. Từ độ cao hàng trăm kilômét những vệ
tinh nhân tạo vẫn chụp được ảnh rất rõ bằng tia hồng ngoại.
Đối với phim ảnh thơng thường, độ nét giảm đi theo khoảng cách vì khơng
khí tán xạ ánh sáng các màu lam, tím, … kết quả là làm mờ cảnh vật ở xa và làm
cho tấm ảnh cũng bị mờ.
12


Bài 4: Quan sát những người thợ hàn điện, khi làm việc họ thường dùng mặt nạ
có tấm kính tím để che mặt. Họ cho biết làm như vậy là tránh làm hỏng da mặt
và lóa mắt. Lời giải thích như vậy có đúng với hiểu biết của em về tia tử ngoại
khơng? Hãy giải thích xem nào ?

(Hình 14a)
(Hình 14b)
Gợi ý: Ánh sáng phát ra từ khi hàn điện có rất nhiều tia tử ngoại. Tia tử
ngoại lại có tác dụng sinh lý rất mạnh có thể phân hủy tế bào. Mặt khác, khi nhìn
ánh sáng chói lịa trong một thời gian dài sẽ làm hỏng mắt, một trong những việc
quan trọng trong an toàn lao động là phải làm thế nào để ngăn cản những tia tử
ngoại, không cho chúng tác dụng đến mặt và mắt của công nhân trong q trình
làm việc. Tấm kính tím có tác dụng như vậy. Nó khơng những tránh làm cho da
mặt tiếp xúc trực tiếp với tia tử ngoại mà còn tác dụng làm giảm độ chói của
nguồn sáng để cơng nhân có thể nhìn rõ vật phải hàn, mà khơng bị lóa mắt.
Bài 5: Khi chế tạo xong các loại bàn "Máp" (loại bàn có mặt phẳng rất chính
xác), người ta thường kiểm tra bằng cách xoa lên mặt một lớp bột phát quang
mịn, rồi chiếu tia tử ngoại lên nó. Làm như vậy có tác dụng gì ?

Gợi ý: Tia tử ngoại là tia có tác dụng làm phát quang một số chất.
Khi xoa lớp bột phát quang lên bề mặt sản phẩm, nếu bề mặt sản phẩm có
những vết nứt thì bột phát quang sẽ chui vào các vết nứt đó. Khi dùng tia tử
ngoại chiếu lên lớp bột, sự sáng của lớp bột trong các kẽ của vết nứt giúp người
ta phát hiện và sữa chữa các vết nứt kịp thời.
Bài 6: Vì sao các mặt đèn hình của vơ
tuyến truyền hình được chế tạo rất dày,
liệu việc làm ấy có phải chỉ do nguyên
nhân sợ bị vỡ hay khơng? Hay cịn ngun
nhân nào khác nữa? Hãy giải thích xem
sao ?
(Hình 15)
Gợi ý: Trong đèn hình của vơ tuyến truyền hình hay những ống phóng điện
tử nói chung, khi các electron đến đập vào màn huỳnh quang thì chúng bị dừng
lại đột ngột. Phần lớn động năng của electron biến thành năng lượng kích thích
sự phát quang của màn huỳnh quang, một phần nhỏ biến thành nhiệt làm nóng
màn huỳnh quang, một phần nhỏ biến thành năng lượng tia Rơnghen có bước
sóng dài .
Mặt đèn hình được chế tạo dày thực chất có tác dụng chặn tia Rơnghen này,
tránh nguy hiểm cho những người ngồi trước máy.
13


2.3.3. Soạn một giáo án có lồng ghép câu hỏi thực tế vào các hoạt động
Bài 24: TÁN SẮC ÁNH SÁNG
(Thời lượng : 1 tiết)
I. Mục tiêu dạy học
a. Năng lực Vật lí
 Nhận thức kiến thức vật lí
[1.1]. Nhận ra được các hiện tượng tán sắc ánh sáng trong tự nhiên.

[1.2]. Hiểu được thế nào là tán sắc ánh sáng, ánh sáng trắng, ánh sáng đơn sắc.
[1.3]. Mô tả được thí nghiệm tán sắc ánh sáng của Niu-tơn và nêu được kết luận
rút ra từ thí nghiệm.
 Tìm tịi và khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí
[2.1]. Phát hiện được vấn đề, đặt ra được câu hỏi: “Thế nào là tán sắc ánh sáng?”
từ tình huống khởi động.
[2.2]. Tiến hành được các thí nghiệm theo hướng dẫn để tìm hiểu về tán sắc ánh
sáng.
[2.3]. Đề xuất được phương án thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc và tiến hành thí
nghiệm này.
[2.4]. Trình bày được kết quả làm việc nhóm trên phiếu học tập, trình bày được
kết quả trước lớp.
 Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học
[3.1]. Giải thích được nguyên nhân gây ra tán sắc ánh sáng trắng ở lăng kính.
Nêu được sự phụ thuộc của chiết suất vào màu sắc ánh sáng.
[3.2]. Nhận diện và giải thích được một số trường hợp tán sắc ánh sáng khác
trong thực tế. Ứng dụng của hiện tượng tán sắc.
b. Năng lực tự học
Thực hiện được thí nghiệm thông qua việc đọc trước phiếu hướng dẫn, tiến trình
làm thí nghiệm và làm bài tập ở nhà.
c. Năng lực giao tiếp và hợp tác
Biết cách làm việc nhóm để thực hiện được các nhiệm vụ học tập ở lớp và ở nhà
do giáo viên giao thông qua phiếu học tập.
d. Phẩm chất
[d.1]. Khách quan, trung thực và rèn luyện được tác phong tỉ mĩ, cẩn thận trong
quá trình quan sát, thu thập và xử lí số liệu thí nghiệm.
[d.2]. Có tinh thần hợp tác, trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị
a. Về thiết bị, thí nghiệm
- Bộ thí nghiệm về tán sắc ánh sáng và thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của NiuTơn (4 bộ)

- 4 bảng phụ/giấy A1, bút viết bảng và đế từ gắn bảng phục vụ học sinh làm việc
nhóm và báo cáo.
b. Về phương pháp và kỹ thuật dạy học chính
- Dạy học theo Trạm + làm việc nhóm
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp
thực ngiệm.
14


c. Chuẩn bị
- Học sinh: Chuẩn bị các nội dung được giao trước ở nhà.
- Giáo viên: Thiết bị thí nghiệm, phiếu học tập, phiếu đánh giá.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Khởi động. ( 8 phút)
 Mục tiêu hoạt động:
[1.1]. Nhận ra được các hiện tượng tán sắc ánh sáng trong tự nhiên.
[2.1]. Phát hiện được vấn đề, đặt ra được câu hỏi: “Thế nào là tán sắc ánh sáng?”
từ tình huống khởi động.
[d.2]. Có tinh thần hợp tác, trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
 Thiết bị: Hình ảnh về cầu vồng và phiếu học tập.
 Cách thức tổ chức:
Giáo viên chiếu cho học sinh xem một số hình ảnh của cầu vồng.
Hoạt động của HS

Hoạt động của GV

Định hướng
đánh giá
Quan sát đánh giá
việc thực hiện

nhiệm vụ học tập
thông qua thái độ
tập trung làm việc,
sự phối hợp giữa
các thành viên
trong nhóm.
Sử dụng phiếu hỏi
trình bày sẵn trên
máy chiếu.

- Học sinh quan sát và - Kiểm tra quá trình chuẩn bị
thảo luận
dụng cụ của học sinh
- Phát phiếu học tập số 01 cho
-Các nhóm đưa ra kết các nhóm, yêu cầu các nhóm
luận
thực hiện nhiệm vụ trên phiếu
Ý kiến của học học tập, hoàn thành trong thời
sinh đúng kỳ vọng thì gian 5 phút.
dẫn dắt vào thí nghiệm GV yêu cầu HS giải thích các
tán sắc ánh sáng.
vấn đề “Cầu vồng được tạo ra
Ý kiến của HS như thế nào?
chưa thật chính xác  Câu trả lời kì vọng:
xuất hiện tình huống có + Cầu vồng được tạo thành do
vấn đề. Bài học hôm hiện tượng tán sắc ánh sáng,
nay của chúng ta sẽ giải Quan sát được vào buổi sáng
thích những vấn đề nêu sớm, hoặc buổi chiều sau cơn
mưa giơng.
trên.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. (27 phút)
Hoạt động 2.1: Tiến hành thí nghiệm tán sắc ánh sáng của Niu-tơn. (10 phút)
 Mục tiêu hoạt động:
[2.3]. Tiến hành được các thí nghiệm theo hướng dẫn để tìm hiểu về tán sắc ánh
sáng.
[1.3]. Mơ tả được thí nghiệm tán sắc ánh sáng của Niu-tơn và nêu được kết luận
rút ra từ thí nghiệm.
[d.1]. Khách quan, trung thực và rèn luyện được tác phong tỉ mĩ, cẩn thận trong
quá trình quan sát, thu thập và xử lí số liệu thí nghiệm.
[d.2]. Có tinh thần hợp tác, trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
 Thiết bị:
- Bộ thí nghiệm về tán sắc ánh sáng của Niu-Tơn (4 bộ)
15


- 4 bảng phụ/giấy A1, bút viết bảng.
 Cách thức tổ chức
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV

Định hướng
đánh giá
Dùng phiếu tích
kê các năng lực
đạt được của học
sinh; giáo viên
quan sát đánh giá
về trình bày,
thuyết trình kết
hợp với hỏi –

đáp;
Đánh giá qua
phiếu học tập 02.

- Học sinh nghiên cứu để tìm - Giáo viên hướng dẫn
hiểu tác dụng của từng bộ phận cách bố trí thí nghiệm tán
trong thí nghiệm tán sắc.
sắc của Niu-tơn.
- HS ghi nhận các kết quả thí
nghiệm, từ đó thảo luận về các
kết quả của thí nghiệm.
- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.
+ Tiến hành thí nghiệm.
- Yêu cầu các nhóm tiến
- Thảo luận theo nhóm, trả lời hành thí nghiệm tán sắc
các câu hỏi trên phiếu học tập
ánh sáng.
- Cả lớp thảo luận, đánh giá, nhận - Phát phiếu học tập số
xét đi đến thống nhất chung.
02 cho các nhóm, yêu
cầu các nhóm thực hiện
+ Kết quả:
nhiệm vụ trên phiếu học
- Vệt sáng F’ trên màn M bị tập, hồn thành trong thời
dịch xuống phía đáy lăng kính, gian 7 phút.
đồng thời bị trải dài thành một - Quan sát các nhóm hoạt
dải màu sặc sỡ.
động, đặt câu hỏi gợi ý
- Quan sát được 7 màu: đỏ, da giúp các em hoàn thành tốt
cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. nhiệm vụ.

- Ranh giới giữa các màu không - Chụp sản phẩm của các
rõ rệt. Dải màu quan sát được nhóm, đưa lên máy chiếu
này là quang phổ của ánh sáng yêu cầu cả lớp quan sát sản
Mặt trời (ánh sáng trắng)
phẩm của từng nhóm.
Hoạt động 2.2: Tiến hành thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc. (10 phút)
 Mục tiêu hoạt động:
[2.2]. Đề xuất được phương án thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc và tiến hành thí
nghiệm này.
[1.2]. Phát biểu được thế nào là ánh sáng đơn sắc.
[2.4]. Trình bày được kết quả làm việc nhóm trên phiếu học tập, trình bày được
kết quả trước lớp.
[d.1]. Khách quan, trung thực và rèn luyện được tác phong tỉ mĩ, cẩn thận trong
quá trình quan sát, thu thập và xử lí số liệu thí nghiệm.
[d.2]. Có tinh thần hợp tác, trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
 Thiết bị:
- Bộ thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Niu-Tơn (4 bộ)
- 4 bảng phụ/giấy A1, bút viết bảng.
 Cách thức tổ chức
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Định hướng
16


- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.
+ Tiến hành thí nghiệm.
- Thảo luận theo nhóm, trả lời
các câu hỏi trên phiếu học tập
- Cả lớp thảo luận, đánh giá,

nhận xét đi đến thống nhất
chung.

- Giáo viên đặt vấn đề:
Có phải lăng kính làm
đổi màu ánh sáng.
- u cầu các nhóm hãy
tiến hành thí nghiệm cho
ánh sáng đơn sắc truyền
qua lăng kính.

đánh giá
Dùng phiếu tích
kê các năng lực
đạt được của học
sinh; giáo viên
quan sát đánh giá
về trình bày,
thuyết trình kết
hợp với hỏi –
đáp;
Đánh giá qua
phiếu học tập 02.

Kết luận:
- Lăng kính khơng làm thay đổi - u cầu các nhóm tiếp
màu của ánh sáng đơn sắc. Tia tục hoàn thành phiếu học
đỏ lệch ít nhất và tia tím lệch tập số 02 trong thời gian 7
nhiều nhất.
phút.

- Bảy màu trên quang phổ - Quan sát các nhóm hoạt
khơng phải do thuỷ tinh đã động, đặt câu hỏi gợi ý
nhuộm màu cho ánh sáng, mà giúp các em hồn thành tốt
đã có sẵn trong chùm ánh sáng nhiệm vụ.
tới.
- Sử dụng máy ảnh đưa
- Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng sản phẩm của các nhóm
chỉ có một màu nhất định và lên máy chiếu yêu cầu cả
không bị tán sắc khi truyền qua lớp quan sát sản phẩm của
lăng kính.
từng nhóm.
Hoạt động 2.3: Giải thích nguyên nhân của hiện tượng tán sắc.(7 phút)
 Mục tiêu hoạt động:
[1.2]. Phát biểu được thế nào là tán sắc ánh sáng, khái niệm ánh sáng trắng.
[2.4]. Trình bày được kết quả làm việc nhóm trên phiếu học tập, trình bày được
kết quả trước lớp.
[3.1]. Giải thích được nguyên nhân gây ra tán sắc ánh sáng trắng ở lăng kính.
Nêu được sự phụ thuộc của chiết suất vào màu sắc ánh sáng.
[d.2]. Có tinh thần hợp tác, trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
 Thiết bị:
- 4 bảng phụ/giấy A1, bút viết bảng.
 Cách thức tổ chức
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Định hướng
đánh giá
- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ. - Giáo viên giao phiếu Giáo viên quan
học tập số 03 yêu cầu các sát đánh giá về
- Thảo luận theo nhóm, trả lời nhóm thảo luận và hồn trình bày, thuyết
các câu hỏi trên phiếu học tập

thành phiếu trong thời trình kết hợp với
gian 4 phút.
hỏi – đáp;
17


- Cả lớp thảo luận, đánh giá, Gợi ý cho học sinh:
Đánh giá qua
nhận xét đi đến thống nhất - Góc lệch của tia sáng phiếu học tập 03.
chung.
qua lăng kính phụ thuộc
như thế nào vào chiết
- Ánh sáng trắng khơng phải là suất của lăng kính?
ánh sáng đơn sắc, mà là hỗn - Khi chiếu ánh sáng
hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc trắng → phân tách thành
có màu biến thiên liên tục từ đỏ dải màu, màu tím lệch
đến tím.
nhiều nhất, đỏ lệch ít
- Chiết suất của thuỷ tinh biến nhất → điều này chứng tỏ
thiên theo màu sắc của ánh sáng điều gì?
và tăng dần từ màu đỏ đến màu - Thu phiếu học tập, sử
tím.
dụng máy ảnh đưa sản
- Sự tán sắc ánh sáng: là sự phẩm của các nhóm lên
phân tách một chùm ánh sáng máy chiếu yêu cầu cả lớp
phức tạp thành các chùm sáng quan sát sản phẩm của
đơn sắc.
từng nhóm.
Hoạt động 3: Vận dụng, củng cố. (8 phút)
 Mục tiêu hoạt động:

[3.2]. Nhận diện và giải thích được một số trường hợp tán sắc ánh sáng khác
trong thực tế. Ứng dụng của hiện tượng tán sắc.
[d.1]. Khách quan, trung thực và rèn luyện được tác phong tỉ mĩ, cẩn thận trong
quá trình quan sát, thu thập và xử lí số liệu thí nghiệm.
[d.2]. Có tinh thần hợp tác, trách nhiệm trong hoạt động nhóm. Biết cách làm
việc nhóm để thực hiện được các nhiệm vụ học tập ở lớp và ở nhà do giáo viên
giao thông qua phiếu học tập.
 Thiết bị: các video, hình ảnh.
 Tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân + Học sinh thảo luận nhóm
Đưa ra cho học sinh bài tập thực tế
Câu hỏi: Thực chất cầu vồng được tạo ra như thế nào? Thông thường người
ta quan sát được cầu vồng có một cung trịn vào buổi sáng khi Mặt Trời chưa
lên cao hoặc buổi chiều. Tại sao như vậy?
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Định hướng
đánh giá
- Các nhóm tiếp nhận - Giao nhiệm vụ cho các nhóm Các nhóm đánh
nhiệm vụ.
thảo luận và trả lời câu hỏi giá chéo và giáo
- Làm việc cá nhân,và thảo thực tế được nêu trên.
viên quan sát
luận nhóm để thống nhất. - Giáo viên gợi ý cho học sinh. đánh giá về trình
- Đại diện các nhóm báo - Cung cấp câu trả lời đúng.
bày thuyết trình.
cáo kết quả.
Hỏi – đáp.
- Các nhóm khác cho ý
Đánh giá qua
kiến nhận xét, đánh giá và

phiếu học tập
bổ sung.
03.
18


Hoạt động 4: Mở rộng, tìm tịi và giao nhiệm vụ về nhà (2 phút)
u cầu học sinh tìm tịi và trả lời một số câu hỏi thực tế:
Câu 1: Cầu vồng là một hiện tượng tự nhiên lý thú, nhưng khơng phải ai cũng
có thể nhìn thấy được hiện tượng này. Vậy trong những trường hợp như thế nào
thì ta có thể quan sát được hiện tượng này nhỉ?
Câu 2: Khi quan sát cầu vồng, nhiều khi ta trong thấy hai cầu vồng cùng một
lúc, cầu vồng ngoài (gọi là tay vịn) mờ nhạt hơn so với cầu vồng trong. Hãy giải
thích tại sao
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Phương pháp dạy học hiện nay là phải phát huy tính tích cực chủ động và
sáng tạo của học sinh, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đem
lại niềm vui, tạo hứng thú trong học tập. Đặc biệt đối với môn vật lý việc giúp
học sinh vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn là một vấn đề hết
sức quan trọng và cần thiết. Nhận thức được vấn đề này, tôi đã xây dựng đề tài
và áp dụng vào thực tiễn giảng dạy tại đơn vị mình đang cơng tác. Sau một năm
giảng dạy và nghiên cứu những kết quả đối chứng thực nghiệm, tôi nhận thấy
việc sử dụng “ bài tập thực tế ” trong quá trình dạy học đã giúp cải thiện được
đáng kể tình trạng học sinh quá yếu kém trong trong việc vận dụng kiến thức vật
lý vào thực tế cuộc sống của chính mình, tạo cho học sinh thói quen và sự tự tin
vận dụng kiến thức của bài học vào thực tiễn. Theo tôi, đây là thành công lớn
nhất của đề tài nghiên cứu.
Thực tế cho thấy sau khi đưa vào thử nghiệm giảng dạy đối với khối lớp 12
tại đơn vị công tác, tôi nhận thấy trong giờ học các em học sinh đã có sự say mê

hơn, hứng thú hơn và đặc biệt là các em đã tích cực hoạt động hơn rất nhiều. Sự
tiếp thu kiến thức ở học sinh cũng có những chuyển biến rõ rệt. Đặc biệt khả
năng vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn cũng được cải thiện đáng kể.
Những học sinh được tiếp xúc và trả lời những câu hỏi thực tế đã dần dần hình
thành cho mình những kỹ năng sống đa dạng hơn. Các em tự tin hơn trong việc
lý giải các hiện tượng mà các em gặp trong đời sống bằng chính những kiến thức
mà mình được học.
Tơi đã chọn “ Bài 24 – Tán sắc ánh sáng – Vật lý 12 cơ bản ” để tiến hành
kiểm chứng kết quả đạt được của đề tài, chọn lớp 12A1 làm lớp thực nghiệm áp
dụng đề tài và lớp 12A2 là lớp không được áp dụng đề tài làm lớp đối chứng
(hai lớp có trình độ tương đương). Sau khi giảng dạy xong bài học ở hai lớp tôi
đều cho các học sinh làm một bài kiểm tra 15 phút với nội dung là các câu hỏi
thực tế liên quan tới bài học (những câu hỏi này khơng có trong nội dung của bài
dạy tôi đã soạn). Nội dung câu hỏi như sau:
Câu 1: Kim cương là tinh thể trong suốt đối với ánh sáng nhìn thấy. Như vậy, lẽ
ra kim cương phải không màu như thủy tinh mới đúng, nhưng trái lại kim cương
lại có nhiều màu sắc lấp lánh. Tại sao lại như vậy ?
Câu 2: Cho chùm ánh sáng trắng song song hẹp chiếu xiên từ khơng khí vào
một bể nước thì ở đáy bể xuất hiện dải màu. Em hãy giải thích hiện tượng trên?
19


Với tiêu chí là đánh giá khả năng của học sinh trong việc vận dụng kiến thức đã
học vào thực tế, tôi thu được kết quả như sau:
Số học sinh đạt điểm ni
Lớp
Sĩ số 0 ≤ ni < 3,5 3,5 ≤ ni < 5 5 ≤ ni < 6,5 6,5 ≤ ni < 8 8 ≤ ni ≤ 10
Thực
0
0

9
16
20
nghiệm
45
0%
0%
20,0%
35,6%
44,4%
(12A1 )
Đối
0
21
15
7
3
chứng
46
0
45,7%
32,6
15,2%
6,5%
(12A2)
Qua bảng kết quả thu được tôi nhận thấy việc vận dụng kiến thức bài học
vào thực tế của lớp thực nghiệm đạt kết quả rất tốt, các em học sinh được học
bài trong đó có sử dụng “ bài tập thực tế ” trong q trình dạy học đã có thói
quen và sự chủ động trong việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn, qua đó kĩ năng
sống của các em cũng được cải thiện đáng kể.

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Xuất phát từ những yêu cầu hết sức cần thiết của việc cải thiện khả năng vận
dụng kiến thức vào thực tế của học sinh, đặc biệt là đối với môn vật lý, tôi đã
mạnh dạn xây dựng đề tài này mong muốn góp phần làm thay đổi thói quen học
tập thụ động, thiếu tính thực tế của học sinh, giúp tăng hiệu quả của quá trình
giảng dạy, và hơn hết là giúp học sinh tự tin hơn trong cuộc sống bằng chính
những kiến thức mình đã được học tập. Qua việc nghiên cứu tài liệu cũng như
hiểu biết từ thực tế giảng dạy ở đơn vị công tác, tôi nhận thấy đề tài này rất cần
thiết và có tính ứng dụng cao. Nó giúp cho học sinh khắc phục được sự yếu kém
trong việc vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế, đồng thời phát huy tối đa tính
sáng tạo, gây hứng thú tìm tịi, phát hiện và giải thích các hiện tượng Vật lý của
học sinh. Về mặt tình cảm, học sinh cảm thấy yêu thích mơn Vật lý hơn .
3.2. Kiến nghị
Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu ngắn, các tài liệu mới được cập nhật
chưa nhiều, những vấn đề nêu ra chỉ là sự tìm tịi riêng của bản thân trong q
trình dạy học nên sẽ khơng tránh khỏi những sai sót, hạn chế trong đề tài. Vì vậy
tơi rất mong nhận được sự cổ vũ và đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học, của
các đồng nghiệp và của các bạn đọc để đề tài có thể được hồn thiện và được áp
dụng rộng rãi trong ngành.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.

Trịnh Văn Toàn


20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sách giáo khoa vật lí 11,12 ( nâng cao – cơ bản), NXB Giáo Dục.
[2]. Nguyễn thanh Hải, Bài tập định tính và câu hỏi thực tế, NXB Giáo Dục.
[3]. Sách giáo viên vật lí 12 ( cơ bản, nâng cao), NXB Giáo Dục.
[4]. Vũ Thanh khiết ( chủ biên ), Bài tập định tính và câu hỏi thực tế, NXB giáo
Dục.
[5]. 168 Câu hỏi lí thú về vật lí, NXB Văn Hóa Thơng Tin.
21


[6]. Bất ngờ và lý thú trong vật lý, NXB Đà Nẵng tác giả Mạnh Hùng – Việt
Thanh.
[7]. Vật lý vui, quyển 1 và quyển 2, NXB Giáo dục 2002 tác giả I.A.Ipê-RemMan.
[8]. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học Vật lý ở trường
trung học phổ thông, NXB đại học quốc gia Hà Nội, 2001 tác giả Nguyễn
Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng.

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trịnh Văn Tồn.
Chức vụ và đơn vị cơng tác: Tổ phó chun mơn – trường THPT Thọ Xn 4
22


TT


Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

1.

Tổ chức hoạt động ngoài giờ Cấp tỉnh
lên lớp theo chủ đề sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả

C

2010

2.

Sử dụng các phép toán véc tơ Cấp tỉnh
trong bài tốn liên quan tới
động lượng


C

2011

3.

Sử dụng vịng trịn để giải Cấp tỉnh
quyết bài toán liên quan đến
quãng đường đi trong dao
động điều hòa

C

2012

4.

Khai thác và sử dụng bài tập Cấp tỉnh
thực tế trong dạy học phần
quang hình học ở trương
trình Vật lý 11
Khai thác và sử dụng bài tập Cấp tỉnh
thực tế trong dạy học phần
Nhiệt học ở trương trình Vật
lý 10

C

2017


C

2018

5.

----------------------------------------------------

PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 01
Nhóm: ………….
Câu 1: Cầu vồng được tạo ra như thế nào?

23


×