Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Sử dụng tư liệu tranh, ảnh lịch sử để nâng cao hiệu quả trong bài dạy lịch sử việt nam giai đoạn 1930 – 1945 ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.22 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ LỢI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG TƯ LIỆU TRANH, ẢNH LỊCH SỬ ĐỂ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHI DẠY CHƯƠNG II:
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945,

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hừng
Chức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử

THANH HOÁ NĂM 2021


MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Ý nghĩa và các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang
1
1
2
2
2
2
2
3
4
15
16
16
16
18

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy học lịch sử nói riêng đã
từng bước được chú trọng đổi mới và cải tiến, song nhìn chung phương pháp dạy
học lịch sử vẫn chưa theo kịp các cải tiến về nội dung, chưa đáp ứng yêu cầu đào
tạo. Có thể nói phương pháp dạy học lịch sử cịn có phần bảo thủ, thực dụng. Sự lạc

hậu về phương pháp dạy học là một trong những trở ngại của việc nâng cao chất
lượng giáo dục bộ mơn. Ngun nhân cơ bản của tình trạng này là do giáo viên
chưa nhận thức đúng đắn, sâu sắc vai trị, vị trí của phương pháp dạy học, chưa tiếp
nhận những cơ sở khoa học, lí luận về phương pháp dạy học mà còn tiến hành
giảng dạy theo kinh nghiệm chủ nghĩa, đặc biệt chưa chú trọng phát huy tính tích
cực, chủ động của học sinh.
Vậy làm thế nào để phát huy sự say mê, yêu thích của học sinh trong dạy học
lịch sử? Có rất nhiều biện pháp như: Hướng dẫn học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử,
sử dụng sách giáo khoa và hệ thống câu hỏi, vở bài tập,...Nhưng việc sử dụng tư
liệu tranh, ảnh trong dạy học lịch sử cũng là một trong những biện pháp quan
trọng. Bởi nó giúp học sinh nắm vững hơn nữa những tri thức, sự kiện lịch sử,
trong khi học sinh không thể trực tiếp nhận thức các sự kiện lịch sử, vì lịch sử là cái
đã qua khơng lặp lại ngun vẹn, khơng thể dựng lại hồn tồn hay thí nghiệm như
khoa học tự nhiên cho nên dạy học lịch sử trước hết là một quá trình truyền đạt
thông tin, thu nhận, xử lý thông tin giữa giáo viên và học sinh qua các phương tiện
dạy học. Thông tin về sự kiện lịch sử càng chính xác, chân thật, phong phú, sinh
động nhưng vừa sức thì sự tiếp thu và nhận thức về bộ môn lịch sử của học sinh
càng sâu sắc từ lời nói, hình ảnh cũng như các loại đồ dùng trực quan (hiện vật,
tranh ảnh, bản đồ, băng đĩa, máy chiếu…).
Trong những năm gần đây, nhất là kết quả kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia
năm 2020 – 2021 cho thấy kết quả của môn lịch sử là rất thấp. Yêu cầu thực tiễn đặt ra
là cần phải đổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực của
học sinh, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học bộ môn.
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm
trung tâm, người thầy giữ vai trị tổ chức hướng dẫn học sinh tích cực chủ động lĩnh
hội kiến thức mới. Vì vậy việc sử dụng các phương pháp dạy học lịch sử, trong đó
sử dụng tư liệu tranh, ảnh phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một
trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn lịch sử tôi rất trăn trở về vấn
đề này, nên mạnh dạn nêu một vài giải pháp đem lại cho học sinh cái nhìn

3


trực diện, khách quan hơn về lịch sử với một vài minh chứng về phương pháp “Sử
dụng tư liệu tranh, ảnh lịch sử để nâng cao hiệu quả trong bài dạy lịch sử Việt Nam
giai đoạn 1930 – 1945 ở trường THPT” (Chương trình Chuẩn).
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nhằm nêu lên kinh nghiệm phương pháp sử dụng tư liệu, tranh ảnh
để tổ chức giảng dạy Chương II: Việt Nam từ năm 1939 đến năm 1945 lịch sử 12,
giúp học sinh có những kiến thức cơ bản về quá trình đấu tranh giành độc lập dân
tộc của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương. Từ đó góp
phần hình thành tình u q hương, đất nước và bồi dưỡng những phẩm chất đạo
đức tốt đẹp trong tư duy và hành động của học sinh. Việc vận dụng đề tài áp dụng
vào giảng dạy sẽ giúp cho học sinh hứng thú, say mê học tập, nhận thức nhanh và
củng cố khắc sâu kiến thức, nó còn bồi dưỡng niềm tự hào về quê hương đất nước
cũng như cung cấp những kiến thức cần thiết cho kỳ thi Trung học phổ thông Quốc
gia.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phương pháp sử dụng tư liệu tranh, ảnh để
tổ chức giảng dạy Chương II: Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 lịch sử 12, đề
xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy mơn lịch sử ở trường
THPT Nguyễn Thị Lợi và có thể áp dụng trong các trường THPT trên địa bàn Thành
Phố Sầm Sơn
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tập trung tìm hiểu về phương pháp sử
dụng tư liệu tranh, ảnh để tổ chức giảng dạy Chương II: Việt Nam từ năm 1930
đến năm 1945 lịch sử 12 để nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử ở trường THPT
Nguyễn Thị Lợi Thành Phố Sầm Sơn
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó sử dụng phương
pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng để xem xét đánh giá các sự kiện

lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp. Bên cạnh đó đề tài cịn sử dụng phương pháp
lịch sử, phương pháp miêu tả, phương pháp lơgic, … để tìm hiểu những giá trị cốt
yếu của giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc để phục vụ cho các tiết dạy lịch sử
Lớp 12.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Phương pháp sử dụng tư liệu tranh, ảnh là một trong những phương pháp cơ
bản của lý luận dạy học, nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành
4


các khái niệm trên cơ sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan
minh họa sự vật.
Trong dạy học lịch sử, phương pháp trực quan góp phần quan trọng tạo biểu
tượng cho học sinh cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hóa lịch
sử của học sinh.
Với tất cả ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và phát triển nêu trên, Tài liệu tranh
ảnh góp phần to lớn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, gây hứng thú học tập cho
học sinh, nó là chiếc “cầu nối” giữa hiện thực với quá khứ khách quan với đời sống
hiện tại.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Đối với Giáo viên: đã nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng
tư liệu tranh, ảnh trong dạy học lịch sử. Các tiết học có sử dụng tư tranh, ảnh
mang lại hiệu quả cao, đạt được mục tiêu của bài học.
Tuy nhiên, việc sử dụng tư liệu tranh, ảnh trong dạy học lịch sử ở trường
phổ thông chưa được đa số giáo viên quan tâm, xem trọng.
- Giáo viên vẫn còn dạy học theo phương pháp truyền thống, nặng
về thuyết trình, chỉ sử dụng những kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa,
ít quan tâm đến việc sưu tầm, chọn lọc tư liệu
- Điều kiện cơ sở vật chất của trường phổ thơng cịn thiếu thốn

chưa trang bị đầy đủ những tranh ảnh ninh họa phục vụ cho bài học,
cũng như sự hạn chế về tư liệu thành văn trong thư viện trường.
- Đối với học sinh: Đa số các em rất hứng thú với những tiết dạy mà giáo
viên có sử dụng tư liệu tranh, ảnh. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học sinh cho
rằng mơn Sử là một mơn phụ nên khơng chịu khó đầu tư vào việc học Lịch sử.
Từ những hạn chế trên, ta thấy rằng, trong quá trình dạy học lịch sử ở
trường THPT, việc sử dụng tư liệu tranh, ảnh là một trong những biện pháp quan
trọng để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử. Từ thực tế như vậy, yêu cầu mỗi giáo
viên giảng dạy Lịch sử phải có phương pháp đúng, phù hợp với nội dung bài
học để gây được hứng thú học tập đối với học sinh. Tuy nhiên sử dụng như thế
nào để có hiệu quả dạy học nói chung, phát huy tính tích cực hoạt động độc lập của
học sinh nói riêng, trong dạy học lịch sử thì khơng đơn giản chưa có sự thống nhất,
mỗi người sử dụng một cách. Tình trạng sử dụng các phương tiện dạy học cịn
mang tính hình thức chưa phát huy được những ưu thế của các đồ dùng trực quan
trong dạy học lịch sử. Thậm chí một số giáo viên đã coi nhẹ việc sử dụng tue liệu
tranh, ảnh, có chăng phải sử dụng thì chủ yếu là minh hoạ một cách tẻ nhạt, cho
học sinh xem qua loa mang tính hình thức, chứ khơng dùng trong khi giảng dạy.
5


Ngược lại, có số ít giáo viên khơng sử dụng đúng mức mà bị lạm dụng thì dễ
làm cho học sinh phân tán xử lý, không tập trung vào các dấu hiệu cơ bản chủ yếu,
thậm chí hạn chế phát triển năng lực tư duy trừu tượng của học sinh.
Để khắc phục tình trạng này, địi hỏi mỗi giáo viên cần nắm chắc lý luận
cũng như thực tiễn trong quá trình dạy học để kết hợp hài hịa các phương pháp,
trong đó sử dụng có hiệu quả việc sử dụng tư liệu tranh, ảnh để nhằm phát huy tính
tích cực chủ động của học sinh.
2.3 Ý nghĩa và các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề
2.3.1.Ý nghĩa
Thứ nhất việc sử dụng tư liệu tranh, ảnh lịch sử góp phần vào việc cụ thể

hóa những sự kiện cơ bản đã được trình bày trong sách giáo khoa.
Ví dụ như để cụ thể hóa sự kiện “khởi nghĩa Nam Kì (23 – 11 –
1941)”, giáo viên ngoài việc sử dụng ngôn ngữ thành văn : “... Cuộc khởi nghĩa
nổ ra ở Gia Định – Mĩ Tho đã lan tới 18 tỉnh Nam Bộ mạnh nhất là ở
Hậu Giang. Lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng yêu quý đã phất phới bay
dưới trời Nam Bộ. Có nơi như ở Gia Định, chính quyền cách mạng đã
thành lập được vài hơm. Nghĩa quân rất hăng hái hoạt động, được
nhân dân ủng hộ….do hoàn cảnh thế giới chưa thuận tiện, nên nghĩa
quân thất bại sau một tháng chiến đấu anh dũng. Hàng trăm chiến sĩ
của ta bị bắn không hề xét xử, hàng nghìn người bị đánh chết hoặc
nhốt cho chết ngạt trong các nhà giam chật ních, hoặc bị trơi biển,
trơi sơng. Hàng vạn người bị tù đày trong số đó biết bao thường dân
vô tội”…. kết hợp với bức tranh “khởi nghĩa Nam Kì”

6


Khởi nghĩa Nam Kì (23 – 11- 1940)
Thứ hai, trong quá trình giảng dạy kết hợp tranh, ảnh lịch sử góp phần
vào việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh.
Ví như khi cần tạo cho học sinh biểu tượng về “nạn đói ở Bắc Kì
và Bắc Trung Kì vào cuối năm 1944 đầu năm 1945, giáo viên cần giới
thiệu thêm cho học sinh thông qua việc kết hợp giữa chú ý lắng nghe với việc quan
sát tranh ảnh về sự kiện lịch sử này
“Trong lúc phong trào Việt Minh đang dâng lên mạnh mẽ khắp
cả nước thì nạn đói ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ xảy ra từ cuối năm
1944 càng trở nên nghiêm trọng. Nạn lạm phát giấy bạc đã làm cho
giá sinh hoạt cao vọt chưa từng thấy. Riêng về gạo, tháng 10 – 1944,
giá 150 đồng một tạ, tháng 12 lên 500 đồng, tháng 2 – 1945 lên 800
đồng và sau đó cịn lên nữa.

... Nạn đói đã diễn ra từ Bắc Bộ đến Trị - Thiên, kinh khủng nhất
là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Do tội ác của phát xít
Nhật – Pháp, chỉ trong vịng một thời gian ngắn, cuối năm 1944, đầu
năm 1945, nạn đói đã cướp mất 1/10 dân số Việt Nam lúc đó. Trong
lịch sử dân tộc ta, chưa bao giờ có một tai họa khủng khiếp như vậy.

7


… “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói” là yêu cầu bức thiết của
quần chúng, đã tập hợp và đưa toàn thể dân tộc ta vùng dậy đánh đổ
ách thống trị của phát xít Nhật và bọn tay sai của chúng”

Nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì
Thứ ba, sử dụng tư liệu tranh, ảnh góp phần giúp học sinh hiểu được bản
chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Để giúp học sinh hiểu được bản chất của sự
kiện “Ngày 1 – 5 –1938, lần đầu tiên trong ngày Quốc tế Lao động, các cuộc mít
tinh được tổ chức cơng khai ở Hà Nội và nhiều nơi khác, thu hút đông đảo
quần chúng nhân dân tham gia”, giáo viên sử dụng ngôn ngữ giảng dạy
kết hợp tranh, ảnh nói về cuộc mít tinh kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động tại Hà Nội
(1 – 5 – 1938)
“Chiều ngày 1 – 5 – 1938, các đoàn thể quần chúng đại diện cho
các ngành nghề, tầng lớp xã hội: Thợ máy, thanh niên, trí thức, phụ
nữ... gồm 25000 người, hàng ngũ chỉnh tề, có người phụ trách từng
nhóm, từng đồn tập trung ở địa điểm quy định. Mỗi người đều có huy
hiệu trước ngực và khẩu hiệu cài trên mũ, nón. Các đồn tuần hành
qua các phố, hô vang khẩu hiệu và lôi cuốn thêm nhiều người tham
gia. Họ tiến vào khu vực nhà Đấu Xảo. Trước lễ đài, cuộc mít tinh có
khẩu hiệu lớn “Ủng hộ Mặt trận Bình dân Pháp”, “Đi tới Mặt trận
Dân chủ Đông Dương”, “Tự do dân chủ”, “Chống phát xít và đấu

tranh chống nạn sinh hoạt đắt đỏ”.

8


…Cuộc mít tinh kéo dài mấy tiếng đồng hồ, số lượng người tham
gia rất đông, nhưng rất trật tự. Đại diện các đảng phái và đại biểu của
công nhân, nông dân, phụ nữ, tiểu thương, trí thức đều được lên phát
biểu. Điều đó làm cho bọn thống trị Pháp rất căm tức nhưng đành bất
lực trước cuộc mít tinh khổng lồ, được tổ chức chặt chẽ, quy mô
Thứ tư, sử dụng tư liệu tranh, ảnh góp phần vào việc giáo dục tư tưởng chính trị,
tình cảm, đạo đức cho học sinh.
Khi giảng dạy sự kiện “Ngày 28 – 1 – 1941, Nguyễn Ái Quốc về
nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam”, chúng ta có thể sử dụng
thêm đoạn tài liệu thành văn kết hợp bức tranh đề cập đến sự kiện này
để
giới
thiệu
cho
học
sinh.
Bức
tranh
những
từ
ngữ
xúc cảm, chân thật đã thể hiện được cảm xúc của một người con yêu
nước xa quê 30 năm để tìm đường cứu nước, cứu dân giờ mới trở lại “
Vừa đặt chân lên mảnh đất địa đầu Tổ quốc, ơng lặng lẽ nhìn về
phương nam như muốn thâu tóm tồn bộ hình ảnh q hương thân u

vào đáy mắt. Ơng già đó chính là Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. ”
với bức tranh “Nguyễn Ái Quốc cùng một số đồng chí về nước
(28 – 1 – 1941)” … học sinh sẽ có một cái nhìn cụ thể về sự kiện này.
Hơn thế nữa, sẽ tạo ra được trong lòng học sinh những rung động,
những cảm xúc. Đó chính là tình u q hương, đất nước, là sự kính
trọng đối với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – vị cha già của dân tộc.

Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng (28-01-1941)

9


Thứ 5 sử dụng nhiều các tư liệu tranh ảnh có liên quan đến các sự kiện để
nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong q trình học tập của để các e tiếp
tục có hứng thú học tập, ví dụ, sau sự kiện 15 – 8 Nhật đầu hàng Đồng minh vơ
điều kiện thì khơng khí cách mạng cả nước sôi sục, học sinh tiếp tục theo dõi diến
biến của cách mạng tháng tám thành công vẻ vang như thế nào. Giáo viên lần lượt
đưa ra các tài liệu tranh ảnh có liên quan.

Sau khi họp nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), trong
tình hình hết sức khẩn trương, Đảng quyết định phát động và lãnh đạo tồn dân
tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và bọn bù nhìn tay sai của
chúng trước khi quân đồng minh Anh, Pháp vào nước ta. Từ ngày 14/8, cuộc khởi
nghĩa bắt đầu, trong hai ngày 14 và 15/8/1945, nhân dân tại Quảng Ngãi, Hà Tĩnh
đã nổi dậy giành chính quyền. Ngày 18/8, chính quyền các tỉnh Bắc Giang, Hải
Dương, Quảng Nam đã về tay nhân dân.

10



Cách mạng Tháng Tám với khơng khí sục sơi tại Hà Nội, thu hút mọi tầng lớp nhân
dân trên cả nước tham gia nổi dậy.

11


Ngày 19/8/945, cuộc mít tinh trở thành cuộc biểu tình vũ trang tiến vào chiếm phủ
Phủ Khâm sai Bắc Kỳ, trại lính bảo an và các cơ sở của chính phủ bù nhìn. Đánh
dấu mốc son lịch sử của cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám.

Ngày 25/8/1945, ở Sài Gịn
tuần hành chào mừng Cách mạng Tháng Tám thành cơng.

12


Ngày 28/8/1945, Đồn Giải phóng qn ở Việt Bắc về duyệt binh
ở quảng trường Nhà hát Lớn.

Duyệt đội quân du kích ở các chiến khu về Hà Nội ngày 30/8/1945.
13


Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc
bản Tun Ngơn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa.

.
Tồn cảnh lễ đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn

14



Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã đập tan xiềng xích nơ lệ của Pháp
trong gần một thế kỉ tại Việt Nam, mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc:
Kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.
Thứ 6 Việc sử dụng tư liệu tranh, ảnh trong dạy học lịch sử còn rèn luyện
cho học sinh các kĩ năng quan sát, nghe và ghi nhớ. Đặc biệt trong khơng khí sơi
sục của những ngày giành độc lập dân tộc qua các bức tranh ảnh Từ đó, học sinh sẽ
tiến hành hoạt động tư duy, so hợp để rút ra được kết luận, mối quan hệ giữa các sự
kiện, hiện tượng lịch sử, bản chất và quy luật phát triển của lịch sử, đó chính là để
giành được thắng lợi trong cách mạng tháng Tám, đảng ta đã có q trình chuẩn bị
suốt 15 năm, qua các phong trào cách mạng 1930 – 1935, 1936 – 1939, đã đúc rút
được bài học kinh ngiệm qua những thành cơng và thất bại, nhất là trong q trình
xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa thời kỳ vận động giải
phóng dân tộc 1939 – 1945
2.3.2. Các phương pháp sử dụng tư liệu tranh, ảnh để nâng cao hiệu quả bài
học quả bài học qua dạy học lịch sử ở trường THPT(chương trình chuẩn)
- Đảm bảo mục tiêu, nội dung cơ bản của bài học
Căn cứ vào chức năng, nhiêm vụ của bộ môn Lịch sử, căn cứ vào mục
tiêu đào tạo, mục tiêu của từng bài học bao gồm ba mặt: giáo dưỡng (bồi
dưỡng về kiến thức), giáo dục (thái độ, tình cảm, tư tưởng, đạo đức), và
15


phát triển (năng lực nhận thức, trong đó quan trọng là năng lực tư duy và
rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo…) cho học sinh.
Ví như khi giảng bài 14: “Phong trào cách mạng1930 – 1931”, mục
tiêu bài học được xác định như sau:
Về kiến thức: Cần giúp cho học sinh nắm được những nét cơ bản
về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng

kinh tế thế giới 1929 – 1933; hiểu được phong trào cách mạng do Đảng
ta lãnh đạo ngay khi mới ra đời (về lực lượng tham gia, hình thức, mục
tiêu đấu tranh…). Từ đó, so sánh với các phong trào yêu nước ở các
giai đoạn trước; nắm được những nét cơ bản của phong trào cách mạng
1930 – 1931, tiêu biểu là Xô viết Nghệ - Tĩnh; đồng thời hiểu được ý
nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 –
1931.
Về hình thành thái độ: Giáo dục cho học sinh niềm tự hào về sự
nghiệp đấu tranh vẻ vang của Đảng; niềm tin về sức mạnh của Đảng.
Từ đó, biết xác định trách nhiệm của bản thân, phấn đấu để giữ gìn
những thành quả mà Đảng ta và các thế hệ cha ông đi trước đã giành
được, tiếp tục sự nghiệp cách mạng của đất nước ta trong thời kì mới.
Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng xác định các kiến thức cơ bản của
bài học, kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử, nhân
vật lịch sử; kĩ năng sử dụng tư liệu tranh ảnh lịch sử.
Khi giảng dạy nội dung lịch sử: “Cuối năm 1930 – đầu năm
1931, các Xô viết ra đời ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Nhân dân được tự do
tham gia hoạt động trong các đoàn thể cách mạng. Các đội tự vệ đỏ và
tòa án nhân dân được thành lập” giáo viên có thể trích đoạn tài liệu
thành văn: “Từ trong phong trào đấu tranh của quần chúng, ở nhiều
nơi của 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, bộ máy quan lại của kẻ địch bị tan
rã, nhân dân tự tổ chức thành các Xơ viết, nắm chính quyền và tổ chức
các hoạt động của làng xã. Các đội tự vệ đỏ được thành lập để hỗ trợ
các cuộc đấu tranh của nhân dân, bảo vệ xã hội, an ninh trật tự trong
các làng xóm và giúp thực hiện các chính sách của Xơ viết. Già trẻ,
trai gái đều hăng hái tham gia tự vệ đỏ. Tự vệ đỏ được thành lập ngày
càng đông về số lượng, tốt về chất lượng. Tính đến tháng 6 năm 1931,
riêng Nghệ An đã có 441 đội tự vệ đỏ và với 7130 đội viên. Có những
tự vệ đỏ có con số lên tới 1500 người như Anh Sơn, Thanh Chương,
Nam Đàn”… kết hợp bức tranh “Đội tự vệ đỏ xã Phúc Sơn (Anh Sơn –

Nghệ An)”

16


Với việc kết hợp như trên, giáo viên có điều kiện làm rõ mục tiêu bài
học như đã xác định.
- Đảm bảo mối quan hệ giữa việc giảng dạy bằng lời của giáo viên với tư
liệu tranh, ảnh để phản ánh nội dung bài học
Trên cơ sở xác định mục tiêu, nội dung cơ bản của bài học, ta lựa
chọn các tư liệu tranh, ảnh một cách hợp lý. Khi lựa chọn các tư liệu tranh, ảnh, ta
phải chú ý đến sự phù hợp giữa chúng với nội dung giáo viên dạy, có nghĩa là phải
đảm bảo được mối quan hệ giữa nội dung truyền đạt với nội dung các tranh, ảnh
trong bài học. Có như vậy thì chúng mới bổ sung, hỗ trợ được nhau, tạo được hứng
thú học tập cho học sinh, đạt tới hiệu quả dạy và học cao nhất
Ví dụ như khi giảng dạy mục 1 “Phong trào cách mạng 1930 –
1931” thuộc phần II “Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao
Xô viết Nghệ Tĩnh” ở bài 14: “Phong trào cách mạng 1930 – 1931”,
với nội dung: “Tháng 9 – 1930, phong trào đấu tranh của nông dân
dâng cao, nhất là hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh”, chúng ta có thể sử
dụng
ngơn ngữ để
tường thuật về cuộc biểu tình của nơng
dân huyện Hưng Nguyên (ngày 12 – 9 – 1930): “Khoảng 8000 nông
dân kéo đến huyện lị với khẩu hiệu “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc !”,
“Đả đảo Nam triều !”, “Nhà máy về tay thợ thuyền !”, “Ruộng đất về
tay dân cày !”… Đồn biểu tình xếp thành hàng dài hơn 1 kilômét tiến
về thành phố Vinh. Đi đầu là những người cầm cờ đỏ, đi hai bên là
những đội viên tự vệ được trang bị dao, gậy. Trên đường đi, đồn biểu
tình dừng lại vài nơi để diễn thuyết và chỉnh đốn đội ngũ. Dòng người

càng đi càng được bổ sung thêm. Khi đến gần Vinh, con số lên tới gần
3 vạn người và xếp thành hàng dài tới 4 kilômét” . “Thực dân Pháp
đưa 5 máy bay đến dội bom, xả súng liên thanh vào đồn biểu tình, làm
chết 147 người. Ngày hôm sau, khi dân làng tổ chức đưa tang những
người bị giết hại, thực dân Pháp lại ném bom, làm chết thêm 43 người.
Trong hai ngày 12 – 13 tháng 9 năm 1930, chúng đã giết 217 người,
làm bị thương 125 người, đốt cháy 277 nóc nhà. Hai làng Lộc Châu và
Lộc Hải bị triệt hạ hoàn toàn” . Đồng thời với việc sử dụng nội dung văn trên,
giáo
viên
cịn
kết
hợp
sử
dụng
bức
tranh
“Đấu
tranh trong phong trào Xơ Viết Nghệ - Tĩnh”:
Việc sử dụng thêm đoạn ngôn ngữ trên cùng bức tranh trên
bên cạnh cung cấp kiến thức có trong sách giáo khoa cho học sinh sẽ
giúp các em có cách nhìn sinh động, cụ thể về sự kiện quần chúng nhân
dân tiến hành đấu tranh mạnh mẽ trong tháng 9 – 1930, đặc biệt là ở hai

17


tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh và trong đó tiêu biểu là cuộc đấu tranh của
nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) trong ngày 12 – 9 – 1930.
- Đảm bảo tính khoa học và tính Đảng

Trong nghiên cứu và học tập lịch sử cũng như các ngành khoa học
khác phải đảm bảo tính khoa học và tính Đảng. Tính khoa học thể hiện
ở sự chính xác về tài liệu, sự kiện, quan điểm phương pháp luận. Tính
khoa học ln gắn với tính Đảng vơ sản. Tính Đảng và tính khoa học
có sự thống nhất biện chứng với nhau.
- Đảm bảo tính vừa sức của học sinh
Sử dụng tư liệu tranh, ảnh phải chú ý tới đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của
học sinh, phù hợp với hoàn cảnh, trình độ nhận thức của học sinh, khơng q dễ
hay quá khó.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục đối với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Trong thời gian qua tôi đã sử dụng tư liệu tranh, ảnh trong dạy học lịch sử,
đây không phải là phương pháp mới, có thể cũng đã được thầy cô trong trường áp
dụng và cũng đạt được một số kết quả:
Để kiểm nghiệm phương pháp giảng dạy sử dụng tư liệu tranh, ảnh trong dạy
Chương II: Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945, Lịch sử Lớp 12 - Ban cơ bản, tôi
đã tiến hành thực hiện ở một số lớp học trong năm học cụ thể như sau:. Năm học
2020-2021 thực hiện các giải pháp dạy học sử dụng tư liệu tranh , ảnh trong
Chương II: Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945, Lịch sử Lớp 12 - Ban cơ bản,ở
lớp 12H, còn lớp 12G tiến hành dạy học bình thường theo phương pháp truyền
thống. Kết quả:
Mức độ hứng thú học tập môn Lịch sử:
Năm học

Lớp

Sĩ số

12H
43

12G
42
Kết quả xếp loại học lực:

2020- 2021

Năm học

Lớp

Sĩ số

20202021

12H
12G

43
42

Hứng thú học bộ môn
Lịch sử
Số lượng
%
31
72,1
24
57,1
Giỏi


SL
06
03

%
14,0
7,1

Khá
SL
09
08

%
20,9
19,1

Không hứng thú học
bộ môn Lịch sử
Số lượng
%
13
27,9
18
42,9
Trung bình
SL
%
27 62,8
25 59,5


Yếu - Kém
SL
%
01
3,3
06 14,3
18


Qua kết quả trên cho chúng ta thấy được tính khả thi của việc áp dụng tư
liệu tranh, ảnh trong dạy học lịch sử đã phát huy tính tích cực hoạt động độc lập
của học sinh:
.- Năm học 2020- 2021: Mức độ hứng thú học tập ở lớp 12H cao 15,0% so
với lớp 12G (; mức độ không hứng thú học tập của lớp 12B6 giảm mạnh so với lớp
12B4. Tỉ lệ học sinh Giỏi – Khá của lớp 12H cao hơn so với lớp 12G ( 8,7%).
Những kết quả đó đã minh chứng phần nào hiệu quả của việc đưa tư liệu tranh, ảnh
trong dạy học lịch sử và có thể áp dụng ở nhiều lớp nhằm nâng cao chất lượng bộ
môn lịch sử
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Cần xác định vị trí, vai trị, chức năng và nhiệm vụ quan trọng trong việc đào
tạo và giáo dục thế hệ trẻ, chú trọng học môn Lịch sử, đội ngũ các thầy cô giáo bộ
môn phải từng bước thay đổi phương pháp giảng dạy phù hợp với từng bài, từng
đối tượng học sinh nhằm gây hứng thú, không thể phát huy tính tích cực, chủ động
và sáng tạo của học sinh.
Ngoài những nội dung kiến thức trên SGK, tư liệu tranh, ảnh sẽ minh họa
thêm cho học sinh thấy rõ được ý nghĩa, mục đích một cách sâu sắc của một bài
học lịch sử.
Việc sử dụng tư liệu tranh, ảnh có liên quan đến bài dạy, kết quả cho thấy

chất lượng bộ mơn được nâng cao. Bên cạnh đó học sinh thấy u thích học mơn
Lịch sử và giờ dạy Lịch sử thêm sinh động và hấp dẫn.
Để giúp học sinh phát huy tính tích cực trong q trình học tập mơn lịch sử ở
trường THPT địi hỏi giáo viên phải sử dụng nhiều biện pháp sư phạm. Với những
biện pháp được đề cập trong sáng kiến kinh nghiệm, nếu được giáo viên sử dụng
hợp lí sẽ có tác dụng to lớn giúp học sinh tích cực hơn trong quá trình học tập. Tuy
nhiên trong dạy học lịch sử khơng có biện pháp nào là vạn năng để phát huy tối đa
tính tích cực, chủ động trong q trình học tập của các em. Việc sử dụng các biện
pháp sư phạm nói trên chỉ thực sự đem lại hiệu quả giáo dục khi được giáo viên sử
dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo, tuỳ mục đích của bài và khả năng nhận thức
của các em.
3.2. Kiến nghị.
- Đối với tổ chuyên môn: Cần tăng cường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên
đề lịch sử từng giáo viên nghiên cứu thảo luận, đóng góp ý kiến để có phương
pháp dạy học phần lịch sử góp phần nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử.
19


- Đối với nhà trường: Hằng năm tổ chức các hội thảo trao đổi chuyên môn
về phương pháp giảng dạy nói chung và bộ mơn Lịch sử nói riêng; tổ chức kiểm tra
đánh giá thông qua các tiết dự giờ thao giảng và qua thái độ, kết quả học tập của
học sinh để qua đó có hướng điều chỉnh nâng cao chất lượng giảng dạy.
Nhà trường cần bổ sung thêm các nguồn tư liệu, nhất là các tư liệu gốc vào
thư viện nhà trường ; cần phân công trách nhiệm, tổ chức thực hiện từng nội dung
bài giảng một cách hợp lí, thích hợp với khả năng, năng lực của từng giáo viên, học
sinh và phát huy được tiềm năng của họ. Nên sắp xếp đồ dùng dạy học ở một nơi
riêng, ngăn nắp khoa học, giáo viên dễ tìm thấy.
Trên đây chỉ là kinh nghiệm của riêng bản thân trong dạy Chương II: Việt Nam
từ năm 1930 đến năm 1945, Lịch sử Lớp 12 - Ban cơ bản ở trường THPT Nguyễn
Thị Lợi để tạo hứng thú và nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử cho học sinh nhà

trường. Vì vậy, tơi rất mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp
để sáng kiến kinh nghiệm của tơi được hồn thiện hơn trong những lần sau.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết SKKN

Nguyễn Thị Hừng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
20


1. SGK Lịch sử Lớp 12 – Ban cơ bản, NXB Giáo dục, HN. 2008
2. SGV Lịch sử Lớp 12 – Ban cơ bản, NXB Giáo dục, HN. 2008
3. Nguyễn Thị Côi (Chủ biên) (2006), Hướng dẫn sử dụng các hình ảnh về
Chủ tịch Hồ Chí Minh trên CD và phần mềm Microsoft PowerPoint
trong dạy học lịch sử, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
4. Nguyễn Hữu Hồng – Trịnh Thúc Huỳnh (1981), Xô viết Nghệ Tĩnh, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
5. Lê Văn Lãng (1978), Tài liệu tham khảo về Cách mạng tháng Tám, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
6. Đinh Xuân Lâm (Chủ biên) (2007), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập II, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
7. Nguyễn Đình Lễ (Chủ biên) (2008), Tri thức lịch sử phổ thông lịch sử Việt
Nam, tập 4, Từ 1930 đến nay, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh.

8. Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên) (2010), Lịch sử 12, Nxb Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội.
9. Phan Ngọc Liên (Tổng Chủ biên) (2007), Lịch sử 12 (Sách giáo viên), Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
10. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2006), Nhập môn sử học, Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
11. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2002), Phương pháp dạy học lịch sử, tập I,
Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

21



×