Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

TRỊNH VIỆT CƯỜNG

NGHIÊN CỨU HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
KỸ THUẬT ĐƠ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
NG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Nguyễn Cảnh Nam

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của bản
thân. Các dữ liệu trong luận văn là trung thực, rõ ràng và có nguồn gốc cụ thể. Kết
quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được trình bày và cơng bố tại bất kỳ một
cơng trình khoa học nào khác.
Hà nội, ngày 07 tháng 10 năm 2013
Tác giả

Trịnh Việt Cường


LỜI CẢM ƠN


Trong thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài, Tôi đã nhận được sự giúp đỡ vo
cùng to lớn của quý thầy cô giáo trường Đại học Mỏ địa chất, cơ quan, gia đình, bạn
bè và đồng nghiệp. Tơi xin tỏ lịng biết ơn chân thành đến:
PGS.TS Nguyễn Cảnh Nam đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong q
trình thực hiện luận văn này;
UBND thành phố ng Bí tỉnh Quảng Ninh, Phịng Tài chính – Kế hoạch
thành phố ng Bí đã động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt
thời gian thực hiện luận văn;
Đặc biệt, gia đình chỗ dựa vững chắc cho tơi trong q trình học tập và
nghiên cứu.
Tác giả


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ
THUẬT ĐÔ THỊ ..................................................................................................... 4
1.1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của kết cấu hạ tầng đô thị............................. 4
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................................4
1.1.2. Đặc điểm của kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị .........................................................8
1.1.3. Vai trị của kết cấu hạ tầng kỹ thuật đơ thị........................................................... 10
1.1.4. Đánh giá trình độ phát triển và hiệu quả của kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị .... 12

1.2. Khái niệm, vai trò và nội dung quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng kỹ thuật đô thị ............................................................................................ 16
1.2.1. Khái niệm............................................................................................................... 16
1.2.2. Vai trò quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị .... 16
1.2.3. Nội dung trong quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô
thị ...................................................................................................................................... 19
1.2.4. Những yêu cầu đặt ra phải đổi mới quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng kỹ thuật đô thị ..................................................................................................... 23
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị26
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở trong và ngoài
nước................................................................................................................... 28
1.3.1. Kinh nghiệm về quy hoạch và quản lý quy hoạch: ............................................. 29


1.3.2. Kinh ngiệm về quản lý hành chính nhà nước ...................................................... 32
1.3.3. Kinh nghiệm về huy động vốn ............................................................................. 33
Kết luận chương 1 ................................................................................................. 34
Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐẨU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ NG BÍ ....................................................................................... 35
2.1. Tổng quan về thành phố ng Bí ................................................................ 35
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ......................................................................... 36
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................................... 38
2.2 Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn thành phố ng Bí giai đoạn từ 2009-2012 ..... 42
2.2.1. Thực trạng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị giai đoạn 2009 – 2012 .................. 42
2.2.2. Những kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật đô thị ở thành phố ng Bí ................................................................................... 46
2.2.3. Hạn chế của cơng tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật đô thị trên địa bàn thành phố ng Bí giai đoạn 2009 – 2012 ......................... 56

Kết luận chương 2 ................................................................................................. 63
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NG BÍ ........................................................... 64
3.1. Định hướng phát triển Kinh tế - Xã hội và Cơ sở hạ tầng của thành phố ng
Bí đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 ......................................................... 64
3.1.1. Mục tiêu ................................................................................................................. 64
3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội ................................................................. 64
3.1.3. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng .................................................................... 66
3.2 Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn thành phố ng Bí ................................. 66
3.2.1 Quan điểm và mục tiêu hồn thiện:....................................................................... 66


3.2.2 Đổi mới công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ
thuật đô thị ........................................................................................................................ 67
3.2.3. Đổi mới chính sách huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô
thị ...................................................................................................................................... 71
3.2.4. Nâng cao năng lực quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án phát triển kết
cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị............................................................................................... 77
3.2.5. Đổi mới quản lý quá trình sử dụng và khai thác các cơng trình kết cấu hạ tầng
kỹ thuật đơ thị................................................................................................................... 82
3.2.6. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị ...................................................................... 85
Kết luận chương 3 ................................................................................................. 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

STT

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1: Diện tích, dân số thực tế thường trú Thành phố ng Bí phân theo đơn vị
hành chính ............................................................................................ 39
Bảng 2.2: Cơ cấu dân số thành phố qua các năm (từ 2006-2010) ........................... 40
Bảng 2.3: Lao động thành phố năm 2007-2010...................................................... 40
Bảng 2.4: Biểu tổng hợp nhà ở đơ thị tính đến 31/12/2010 (khu vực nội thị) ......... 42
Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu HTKT ................................ 50

Tên hình
Hình 1.1: Quan hệ giữa kết cấu hạ tầng đối với hoạt động của nền kinh tế quốc dân 6
Hình 1.2: Tỷ suất sử dụng kết cấu HTKT đô thị với quy luật biến đổi của hiệu quả
kinh tế tổng hợp đơ thị ........................................................................... 14
Hình 1.3: Khái niệm về quy mơ đầu tư hạ tầng tối ưu ............................................ 21
Hình 2.1: Bản đồ hành chính thành phố ng Bí ................................................... 35
Hình 2.2: Tồn cảnh thành phố ng Bí ................................................................ 37
Hình 2.3: Trụ sở Thành ủy ng Bí ...................................................................... 41
Hình 2.4: Trụ sở Ủy bản nhân dân thành phố ng Bí .......................................... 41


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố ng Bí nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Ninh. Trong những năm
qua Đảng bộ, và nhân dân thành phố Uông Bí ngày càng nỗ lực phấn đấu mạnh mẽ

để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo vững anh ninh
chính trị và trật tự an tồn xã hội của Thành phố.
ng Bí nằm cách Thủ đô Hà Nội 130 km, cách thành phố Hải Dương 60
km, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 30 km, cách thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh 45 km; có mạng lưới giao thơng đường bộ, đường sắt và đường thủy
rất thuận tiện cho việc giao lưu, tiêu thụ hàng hóa. Trong những năm gần đây cùng
với sự phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, thành phố ng Bí là một trong
những huyện, thị có sự tăng trưởng mạnh về kinh tế và cơ sở hạ tầng. Đặc biệt trong
năm 2011, thị xã ng Bí đã được nâng cấp thành thành phố ng Bí và thành phố
ng Bí đang phấn đấu đến năm 2014 sẽ được cơng nhận là đô thị loại 2.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế phát triển kinh tế - xã hội, việc đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng là một trong những mục tiêu quan trọng của Thành phố. Do đó đề tài
“Nghiên cứu hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng kỹ thuật đơ thị trên địa bàn thành phố ng Bí, tỉnh Quảng Ninh” là cần
thiết và được tác giả chọn làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.

2. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu đề tài
Mục tiêu của đề tài là đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học và tính khả thi
hồn thiện cơng tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố
ng Bí, tỉnh Quảng Ninh nhằm mục đích góp phần đẩy nhanh tiến độ, nâng cao
chất lượng và hiệu quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn để đáp ứng sự
phát triển của Thành phố.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn thành phố.
b. Phạm vi nghiên cứu: Tại thành phố ng Bí.


2


4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước về
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đơ thị nói chung và trên địa bàn thành phố
nói riêng.
- Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật đô thị trên địa bàn thành phố của UBND thành phố ng Bí, chỉ rõ những
thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn thành phố ng Bí trong điều kiện
hiện nay và những yêu cầu mới đang đặt ra.

5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ trên, luận văn kết hợp nghiên cứu lý
thuyết và khảo sát thực tế trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp thống kê, khảo sát
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp dự báo
- Phương pháp chuyên gia.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn
- Ý nghĩa khoa học: Với những luận cứ khoa học, kinh nghiệm thực tiễn và
các giải pháp hồn thiện đã đề xuất có cơ sở khoa học và khả thi, đề tài luận văn
góp phần bổ sung, cụ thể hóa cơ sở lý thuyết và phương pháp luận quản lý nói
chung và quản lý nhà nước nói riêng đối với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
đô thị trên địa bàn thành phố trong điều kiện Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn: Những giải pháp đề ra có giá trị tham khảo cho UBND

thành phố ng Bí tổ chức hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn thành phố; ngồi ra, cũng có giá trị


3

tham khảo cho chính quyền các thành phố khác, các cơ quan nhà nước có liên quan
và dùng làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài luận văn được chia làm 3 chương.
Chương 1: Tổng quan cơ sở lý thuyết và thực tiễn công tác quản lý nhà nước
về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn thành phố
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng kỹ thuật đơ thị trên đại bàn thành phố ng Bí.
Chương 3: Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đơ thị trên địa bàn thành phố ng Bí.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ
HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ
1.1. Khái niệm, vai trị và đặc điểm của kết cấu hạ tầng đơ thị
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế, kết cấu hạ tầng xã hội và
kết cấu hạ tầng nói chung ngày càng được sử dụng nhiều với tư cách là những thuật
ngữ khoa học trong các cơng trình nghiên cứu và kế hoạch phát triển kinh tế - xã

hội của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, ngay nội
dung của các thuật ngữ này cũng cịn nhiều ý kiến khác nhau, nhìn tổng qt chúng
ta có thể thấy tập trung chủ yếu là hai loại ý kiến khác nhau xuất phát từ hai quan
niệm theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng của thuật ngữ kết cấu hạ tầng.
Theo nghĩa hẹp, kết cấu hạ tầng được hiểu là tập hợp các ngành phi sản xuất thuộc
lĩnh vực lưu thơng, tức là bao gồm các cơng trình vật chất kỹ thuật phi sản xuất và
các tổ chức dịch vụ có chức năng bảo đảm những điều kiện chung cho sản xuất,
phục vụ những nhu cầu phổ biến của sản xuất và đời sống xã hội. Theo cách hiểu
này kết cấu hạ tầng chỉ bao gồm các công trình giao thơng, cấp thốt nước, cung
ứng điện, hệ thống thông tin liên lạc... và các đơn vị bảo đảm duy trì các cơng trình
này. Cách hiểu như vậy có tác dụng giúp phân biệt khu vực "kết cấu hạ tầng" với
chức năng bảo đảm lưu thông, phục vụ cho khu vực sản xuất và các khu vực khác
và về nguyên tắc khu vực kết cấu hạ tầng khác hẳn với các khu vực khác của nền
kinh tế quốc dân như tài chính, giáo dục, y tế, văn hố, xã hội... Tuy nhiên quan
niệm kết cấu hạ tầng theo nghĩa hẹp không phản ánh được mối quan hệ hữu cơ giữa
các bộ phận có mối liên quan mật thiết với nhau trong một hệ thống thống nhất.
Theo nghĩa rộng, kết cấu hạ tầng được hiểu là tổng thể các công trình đảm
bảo những điều kiện "bên ngồi" cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Kết cấu hạ


5

tầng là một phạm trù rộng gần nghĩa với "môi trường kinh tế", bao gồm các phân
hệ: phân hệ kỹ thuật (đường, giao thông, cầu, cảng, sân bay, năng lượng, bưu chính
viễn thơng...) và phân hệ xã hội (giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật...), hay phân tích
cụ thể hơn cịn có phân hệ tài chính (hệ thống tài chính - tín dụng), phân hệ thiết
chế (hệ thống quản lý nhà nước và luật pháp). Cách hiểu này rõ ràng là rất rộng,
bao hàm hầu như toàn bộ khu vực dịch vụ. Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng hiểu theo
nghĩa rộng không đồng nghĩa và lẫn lộn với các phạm trù "khu vực dịch vụ" hoặc
"môi trường kinh tế" ở chỗ kết cấu hạ tầng là một phạm trù bao hàm tất cả những

cơng trình cơ sở vật chất kỹ thuật, trong mối quan hệ chặt chẽ với chức năng của
chúng là tạo điều kiện cho các khu vực kinh tế khác nhau phát triển.
Như vậy, khu vực kết cấu hạ tầng xét về mặt hình thức là rất rộng, bao gồm
các lĩnh vực rất khác nhau từ hệ thống giao thơng đến cấp thốt nước, từ thể chế
pháp lý đến hệ thống đảm bảo thông tin kinh tế... nhưng cần phải chú ý là kết cấu
hạ tầng không phải là tổng thể cơ học của tất cả các lĩnh vực đó mà nó chỉ xét đến
mối quan hệ "phục vụ", quan hệ "đảm bảo điều kiện" của các lĩnh vực đó cho nền
kinh tế quốc dân (xem sơ đồ 1.1).
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự quản lý của
Nhà nước nên quan niệm kết cấu hạ tầng theo nghĩa rộng vì như vậy sẽ thấy rõ tính
hệ thống của tồn bộ các lĩnh vực có tác dụng hỗ trợ cho sản xuất và đời sống xã
hội. Các bộ phận của kết cấu hạ tầng khơng đứng độc lập riêng rẽ mà có quan hệ
hữu cơ với nhau. Cách nhìn hệ thống đối với kết cấu hạ tầng theo nghĩa rộng cho
phép thấy được vị trí, vai trị tổng thể của kết cấu hạ tầng, thấy được mối quan hệ
hữu cơ giữa các bộ phận bề ngồi có vẻ như độc lập và khơng có liên quan với
nhau, từ đó quan điểm, chính sách giải pháp quản lý khu vực này sao cho có lợi
nhất cho nền kinh tế quốc dân.


6

Nền kinh tế quốc dân

Hoạt động sản xuất

Yêu cầu
cung cấp
về máy
móc
thiết bị,

về
ngun
nhiên
vật liệu

u cầu
về đào
tạo con
người có
trình độ
kỹ thuật,
có sức
khỏe, kỹ
năng,...

Hoạt động tiêu dùng

u cầu
về giao
thơng,
điện,
thơng
tin, đảm
bảo an
tồn,...

Nhu cầu về
ăn mặc, ở, y
tế,... nhằm
tái sản xuất

sức lao động

Nhu cầu đi
lại, học tập,
thơng tin,
vui chơi giải
trí nhằm
phát triển
tồn diện

Cơ sở hạ tầng

Hình 1.1: Quan hệ giữa kết cấu hạ tầng đối với hoạt động
của nền kinh tế quốc dân

1.1.1.2. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đơ thị
Hiện nay, có một vài khái niệm khác nhau về kết cấu hạ tầng tùy thuộc vào
cách tiếp cận ở góc độ này hay góc độ khác. Chẳng hạn nếu tiếp cận kết cấu hạ tầng
ở góc độ ngành, có các khái niệm như kết cấu hạ tầng nông nghiệp, công nghiệp,
du lịch, kết cấu hạ tầng giao thơng vận tải, tài chính tín dụng, y tế, giáo dục, quốc
phòng- an ninh... Nhưng trong quản lý đô thị người ta thống nhất sử dụng khái niệm
trên cơ sở phân chia kết cấu hạ tầng theo lĩnh vực, đó là “kết cấu hạ tầng kỹ thuật”
và “kết cấu hạ tầng xã hội”. Tuy nhiên, việc phân chia này chỉ mang tính chất tương
đối, vì thực tế ít có loại kết cấu hạ tầng nào chỉ hồn tồn phục vụ kinh tế mà khơng
phục vụ hoạt động xã hội.
Khái niệm kết cấu HTKT được dùng để chỉ toàn bộ những lĩnh vực tạo điều


7


kiện về mặt "kỹ thuật" cho sản xuất và đời sống xã hội, bao gồm hệ thống đường
giao thông, hệ thống năng lượng và thông tin liên lạc, hệ thống cấp, thốt nước, vệ
sinh mơi trường, xử lý rác thải... các bộ phận của kết cấu HTKT đều có điểm chung
về mặt chức năng và thống nhất về bản chất kinh tế. Đối với các đơ thị, vị trí vai trò
của kết cấu HTKT rất quan trọng, bảo đảm cho q trình tổ chức sản xuất và sinh
hoạt của đơ thị được thực hiện liên tục, mang lại hiệu quả KT-XH cao.
Các loại cơng trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị:
Kết cấu HTKT đô thị bao gồm nhiều bộ phận hợp thành và mỗi bộ phận lại có
tính độc lập tương đối, có đặc điểm và phương thức quản lý khác nhau. Cho đến nay,
quan niệm về kết cấu HTKT cũng còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng nhìn chung đều
nhất trí rằng kết cấu HTKT đơ thị bao gồm những bộ phận chủ yếu sau đây:
- Các cơng trình giao thơng đối nội và đối ngoại, bao gồm: mạng lưới đường,
cầu, hầm, quảng trường, bến bãi, sông ngịi, kênh rạch, các cơng trình đầu mối giao
thơng, sân bay, nhà ga, bến xe và bến cảng nằm trong phạm vi quản lý của các cơng
trình giao thơng đơ thị.
- Các cơng trình cấp nước đơ thị, bao gồm: các nguồn cung cấp nước mặt
hoặc nước ngầm, các công trình kỹ thuật khai thác nguồn nước và sản xuất nước
sạch, hệ thống phân phối nước (đường ống, tăng áp và điều hịa).
- Các cơng trình thốt nước đơ thị, bao gồm: hệ thống cống rãnh, cửa
xả, kênh mương, đê đập, trạm bơm và trạm xử lý nước thải...
- Các cơng trình cấp điện và chiếu sáng đơ thị, bao gồm: các nhà máy phát
điện, các trạm biến áp, hệ thống đường dây dẫn điện, cột điện, đèn chiếu sáng...
- Các cơng trình thơng tin liên lạc, bưu chính viễn thơng...
- Các cơng trình phục vụ cơng tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải đô
thị (thùng chứa, các điểm trung chuyển rác, phương tiện thu gom, vận chuyển, bãi
xử lý rác...)
- Các công viên, cây xanh phục vụ vui chơi, giải trí và bảo vệ mơi trường;
Ngồi ra có quan điểm cịn tính đến cả các lĩnh vực nhà ở, hệ thống kho tàng tập
trung, các công trình và tổ chức phục vụ cơng cộng như tang lễ, y tế, cơ sở xã hội,
phòng chữa cháy, phòng chống lụt bão, động đất v.v...



8

Nghiên cứu và phân tích cụ thể hơn thì trong kết cấu HTKT đô thị bao gồm
hai mảng lớn. Mảng thứ nhất là các cơng trình cơ sở vật chất có chức năng tạo điều
kiện cho tồn bộ hoạt động kinh tế-xã hội của thành phố như đường giao thông, hệ
thống cấp thốt nước, lưới điện, mạng bưu chính viễn thơng... Đây là những cơng
trình được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu về dịch vụ hàng hố cơng cộng và dù
chúng được đầu tư xây dựng theo phương thức nào đi chăng nữa cũng đều có đặc
điểm là gắn liền với chức năng đảm bảo điều kiện cho sự hoạt động bình thường
của đơ thị.
Mảng thứ hai của kết cấu HTKT đơ thị chính là các thiết chế tổ chức có chức
năng quản lý đầu tư xây dựng, quản lý vận hành, khai thác sử dụng các cơng trình
kết cấu HTKT hoặc cung ứng các sản phẩm hàng hoá cơng cộng. Đó là các cơng ty,
xí nghiệp, trạm, các đơn vị sự nghiệp... tức là các tổ chức con người được thành lập
và hoạt động theo thể chế hiện hành.
Việc phân biệt hai mảng kết cấu HTKT đô thị như trên có ý nghĩa thực tiễn
rất lớn. Đối với mảng các cơng trình kết cấu HTKT có tầm quan trọng đặc biệt lại
đòi hỏi vốn đầu tư lớn, hiệu suất vốn thấp, khó tổ chức thu hồi vốn... Nhà nước có
trách nhiệm đầu tư phát triển và quản lý thống nhất, còn đối với mảng thứ hai, tuỳ
thuộc vào cơ chế quản lý, trình độ quản lý... có phương thức và hình thức tổ chức
quản lý phù hợp.

1.1.2. Đặc điểm của kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị
Sản phẩm đầu ra của kết cấu HTKT đô thị đều là sản phẩm hàng hố hoặc
dịch vụ cơng cộng. Do đó những sản phẩm này vừa mang những đặc điểm của các
sản phẩm dịch vụ vừa có những đặc điểm của các hàng hố cơng cộng. Chính yếu
tố này quy định phương thức và các hình thức đầu tư, quản lý các cơng trình kết cấu
HTKT. Nhìn chung, kết cấu HTKT đơ thị có các đặc điểm chủ yếu sau:

- Đặc điểm cơ bản nổi bật nhất của kết cấu HTKT đơ thị là tính hệ thống đồng
bộ của nhiều “nhánh” khác nhau trong quan hệ tổng thể. Nếu một khâu nào đó trong
hệ thống khơng được thiết kế xây dựng sẽ ảnh hưởng đến vận hành tồn bộ, thậm
chí gây ách tắc, chẳng hạn một đơ thị có đầy đủ các điều kiện thuận lợi về giao


9

thông vận tải (như hệ thống cảng biển, sân bay, đường bộ, đường sắt...) nhưng cũng
khơng thể khuyến khích phát triển sản xuất cơng nghiệp nếu như khơng có đủ
nguồn điện hoặc nguồn nước bị ơ nhiễm. Do vậy tính hệ thống đồng bộ là đặc điểm
đặc biệt của kết cấu HTKT đơ thị. Tính hệ thống đồng bộ khơng những chi phối
toàn diện đến thiết kế quy hoạch đầu tư thiết bị... các cơng trình cụ thể mà cịn liên
quan đến cách thức tổ chức quản lý, vận hành kết hợp giữa quản lý theo ngành và
theo vùng, lãnh thổ. Yêu cầu trên càng thể hiện trong những loại kết cấu HTKT
mang tính hệ thống cao như giao thơng, bưu chính viễn thơng... tính hệ thống đồng
bộ đặt ra cho công tác quản lý nhà nước của các cấp chính quyền đơ thị là phải kết
hợp một cách đồng bộ và chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành trên các
lĩnh vực nhằm nâng cao hiệu quả, hạn chế thấp nhất lãng phí khi xây dựng các cơng
trình kết cấu HTKT.
- Đặc điểm thứ hai của kết cấu hạ tầng kỹ thuật đơ thị là tính định hướng. Đặc
điểm này xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau của vị trí hệ thống kết cấu HTKT
như vốn đầu tư cao, thời gian sử dụng lâu dài, là yếu tố mở đường cho các hoạt
động kinh tế- xã hội... đặc điểm này đòi hỏi mỗi quốc gia phải có quy hoạch dài
hạn, chiến lược, quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết bố trí hệ thống kết cấu
HTKT. Cách làm chắp vá đến đâu hay đến đấy, sẽ hạn chế phát triển kết cấu HTKT,
thậm chí gây ách tắc, cản trở phát triển kinh tế- xã hội của đô thị.
- Đặc điểm thứ ba của kết cấu HTKT đơ thị là tính chất vùng và địa phương:
việc xây dựng và phát triển kết cấu HTKT đô thị phụ thuộc nhiều yếu tố như địa lý,
địa hình, trình độ phát triển, tập qn văn hóa, kiến trúc... vì thế hệ thống kết cấu

HTKT mang tính chất vùng, địa phương rất rõ nét. Yêu cầu này đặc ra cho công tác
quản lý là trong việc xác định hệ thống kết cấu HTKT đô thị và thiết kế đầu tư, sử
dụng nguyên vật liệu vừa đặt trong hệ thống chung của quốc gia, vùng lãnh thổ vừa
phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng địa phương.
- Đặc điểm thứ tư là kết cấu HTKT đô thị có tính chất dịch vụ và tính cộng
đồng cao, hầu hết các sản phẩm của kết cấu HTKT là sản phẩm trung gian, cung cấp
các dịch vụ để ngành khác tạo ra sản phẩm cuối cùng. Vì thế việc đánh giá hiệu quả


10

của quản lý nhà nước về kết cấu HTKT rất phức tạp. Hơn nữa nhiều loại kết cấu
HTKT tiến hành sản xuất và dịch vụ là những hàng hóa cơng cộng, phục vụ chung
cho nhiều ngành, nhiều người (như ngành cấp nước vừa kinh doanh nước sạch nhưng
vừa đảm bảo yêu cầu phục vụ nước sinh hoạt cho tất cả mọi người dân). Đặc điểm
này đòi hỏi phải giải quyết quan hệ giữa yêu cầu kinh doanh và phục vụ mang tính
phúc lợi, đồng thời xác định hệ thống cơ cấu các chủ thể tham gia sử dụng kết cấu
HTKT, hệ thống các chính sách và cơng cụ của nhà nước để xử lý quan hệ giữa hiệu
quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước đang
phát triển, thu nhập của dân cư thấp, ngân sách nhà nước còn hạn hẹp như Việt Nam.

1.1.3. Vai trò của kết cấu hạ tầng kỹ thuật đơ thị
Kết cấu HTKT đơ thị có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
của mọi quốc gia nói chung và các đơ thị nói riêng, thể hiện cụ thể ở một số điểm
cơ bản sau đây:
Thứ nhất, kết cấu HTKT là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Một khi kết cấu HTKT phát triển hợp lý, nó sẽ kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng tỷ trọng khu vực kinh tế nông nghiệp (khu vực I) ngày càng giảm
dần, khu vực kinh tế công nghiệp, dịch vụ (khu vực II và III) tăng lên, thỏa mãn

ngày càng cao về sản xuất, đời sống và vui chơi giải trí của xã hội lồi người.
Tương ứng với q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình chuyển dịch
cơ cấu lao động theo hướng tích cực. Lao động khu vực I giảm dần, lao động khu
vực II và III tăng lên. Sự chuyển dịch cơ cấu như trên làm tăng quy mô dân số trong
các khu vực đô thị.
Thứ hai, kết cấu HTKT đảm bảo những điều kiện vật chất thuận lợi nhất để
các cơ sở sản xuất và dịch vụ hoạt động có hiệu quả. Thật vậy, chỉ cần trục trặc
trong một khâu nhất định của một loại hoạt động do sự yếu kém của hệ thống kết
cấu HTKT gây ra như cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, giao thơng, thơng tin
liên lạc... thì lập tức gây ra sự cố cho hoạt động của các cơ sở sản xuất và dịch vụ
khác. Ngược lại, một hệ thống kết cấu HTKT hiện đại, đồng bộ sẽ tạo điều kiện rút


11

ngắn chu kỳ sản xuất và lưu thông sản phẩm, giảm bớt chi phí sản xuất và góp phần
nâng cao chất lượng sản phẩm, làm cho các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ mang
tính cạnh tranh hơn.
Thứ ba, xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, kết cấu HTKT như là hệ thống
huyết mạch của nền kinh tế, có nhiệm vụ thực hiện những mối liên hệ giữa các bộ
phận và các vùng của nền kinh tế. Một mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng
tốt nhất những tiềm năng của đất nước, mở rộng quan hệ quốc tế. Mặc khác tạo điều
kiện để phát triển kinh tế- xã hội đồng đều, rộng khắp theo vùng lãnh thổ, làm giảm
bớt sự khác biệt về dân trí, mức sống giữa các vùng.
Thứ tư, hệ thống kết cấu HTKT góp phần nâng cao trình độ văn minh đơ thị,
đồng thời là cơ sở quan trọng để giải quyết tốt môi sinh, môi trường, vấn đề đang
đặt ra hết sức bức xúc cho hầu hết các đô thị trên thế giới, nhất là nước đang phát
triển trong đó có Việt Nam. Kết cấu HTKT là cơ sở điều kiện thiết yếu để thực hiện
nhiệm vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn. Kết cấu HTKT cịn
có vai trò quan trọng trong việc phục vụ cho các hoạt động đảm bảo an ninh- quốc

phòng, đảm bảo trật tự an tồn xã hội.
Trong q trình phát triển của nền sản xuất xã hội trên cơ sở chuyên môn hố
và phân cơng lao động xã hội, vai trị của kết cấu HTKT ở các đơ thị có xu hướng
ngày càng tăng lên, do một số nguyên nhân sau:
+ Quy mơ sản xuất tăng lên, q trình phân cơng lao động xã hội sâu sắc
thêm, dẫn đến q trình đơ thị hố với tốc độ nhanh và hình thành những trung tâm
kinh tế lớn. Đối với các quốc gia đang trong q trình cơng nghiệp hố, q trình đơ
thị hóa diễn ra với tốc độ cao. Sự phát triển của đơ thị địi hỏi phải phát triển hệ
thống HTKT như một điều kiện không thể thiếu đảm bảo cho các quá trình phát
triển sản xuất và tổ chức đời sống xã hội. Một loạt nhu cầu tăng nhanh chóng: giao
thơng vận tải, thông tin liên lạc, cung ứng năng lượng, nước sạch, xử lý đồng bộ,
hiệu quả trong quá trình phát triển.
+ Việc phát triển đô thị trong điều kiện nền kinh tế mở, hội nhập có nhiều
hình thức đầu tư và giao lưu quốc tế đòi hỏi các chỉ số tiêu chuẩn của tổ chức đô thị


12

phải phù hợp với các chỉ số của quốc tế. Điều này đòi hỏi phải coi phát triển HTKT
như một yếu tố có tác dụng thúc đẩy phát triển sản xuất, nhất là lĩnh vực công
nghiệp và dịch vụ, đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Như vậy, kết cấu HTKT có vai trị ngày càng hết sức quan trọng trong việc
nâng cao hiệu quả hoạt động của từng đơn vị kinh tế cũng như toàn bộ nền kinh tế
quốc dân, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng
như ở Việt Nam hiện nay. Sự phát triển kết cấu HTKT đô thị là một trong những
điều kiện tiên quyết cho sự phát triển nền kinh tế và các phúc lợi xã hội khác. Nó là
yếu tố mở đường, là bộ phận cấu thành của phát triển KT-XH. Chính vì vậy, sự phát
triển của kết cấu HTKT là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá trình độ phát triển,
trình độ hội nhập của một quốc gia hay một địa phương.


1.1.4. Đánh giá trình độ phát triển và hiệu quả của kết cấu hạ tầng kỹ
thuật đô thị
1.1.4.1. Về đánh giá trình độ phát triển của kết cấu hạ tầng kỹ thuật đơ thị
Kết cấu HTKT đơ thị có tính độc lập tương đối nên có những chỉ tiêu đánh
giá trình độ phát triển của từng loại kết cấu HTKT nói riêng cũng như tồn bộ hệ
thống nói chung. Đây là hệ thống chỉ tiêu làm cơ sở để lập quy hoạch và kế hoạch
đầu tư xây dựng kết cấu HTKT trong hoạt động quản lý nhà nước các cấp. Trình độ
phát triển của kết cấu HTKT thể hiện ở hai mặt khác nhau:
Một là, loại phản ánh quy mơ và trình độ phát triển của bản thân các loại kết
cấu HTKT như tổng số vốn đầu tư, tỷ trọng đầu tư trong tổng số vốn đầu tư cho đô
thị đang xem xét, số kilômet đường các cấp đã xây dựng, số máy điện thoại, số
lượng nước sạch cung ứng, số kilơmet đường ống cấp nước, thốt nước... Loại chỉ
tiêu này cho biết quy mô, tốc độ phát triển các lĩnh vực HTKT.
Hai là, loại phản ánh chất lượng tổng hợp, phản ánh mối quan hệ giữa sự
phát triển của các loại kết cấu HTKT với sự phát triển của đơ thị nói chung. Khi
nghiên cứu lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư kết cấu HTKT thì loại chỉ tiêu này có ý
nghĩa cực kỳ quan trọng. Ví dụ chỉ tiêu số mét vng đường tính bình qn cho một
phương tiện giao thông đang hoạt động hoặc tốc độ trung bình của phương tiện, tần


13

suất tắc nghẽn giao thơng nói lên khả năng lưu thông trong đô thị; chỉ tiêu thời gian
đi lại làm việc trung bình một ngày của cư dân đơ thị nói lên chất lượng hệ thống
giao thơng và các phương tiện giao thông công cộng; chỉ tiêu số mét khối nước sạch
tiêu dùng của dân cư, khả năng thốt nước...nói lên chất lượng hệ thống cấp thoát
nước, chỉ tiêu số mét vng cây xanh nói lên chất lượng đảm bảo môi trường xanh
cho đô thị...

1.1.4.2. Về hiệu quả của kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đối với nền kinh tế xã hội được đánh giá bằng sự
đóng góp của kết cấu HTKT cho sự phát triển KT-XH, an ninh- quốc phòng của địa
phương (bao gồm cả vấn đề môi trường, môi sinh...). Do đặc điểm của kết cấu
HTKT mà hiệu quả của nó đối với nền kinh tế xã hội rất khó xác định một cách cụ
thể, mà thông thường chỉ dừng lại ở mức độ dự báo dự tính, ước lượng mang tính
chất “định tính” hoặc xác định tương đối bằng chỉ tiêu tổng hợp mà thôi. Hơn nữa,
giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội do các cơng trình kết cấu HTKT mang lại
có mối quan hệ hết sức chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung hỗ trợ cho nhau
nên rất khó định lượng chính xác. Tuy nhiên, để thuận lợi cho quá trình nghiên cứu
và quản lý nhà nước về kết cấu HTKT ở các cấp chính quyền đơ thị, người ta
thường phân thành hai chỉ tiêu:
Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế: cần quan tâm các chỉ tiêu hiệu quả đem lại trực
tiếp cho tồn xã hội như: đóng góp cho tốc độ tăng trưởng GDP, tăng mức đóng
góp cho ngân sách nhà nước, góp phần cải thiện cho cơ cấu kinh tế quốc dân theo
hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa củng cố an ninh – quốc phịng. Đồng thời phải
tính tốn đến những kết quả kinh tế kéo theo như: cải thiện điều kiện làm việc và
điều kiện sống nên đã nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí chữa bệnh do sức
khoẻ của nhân dân được đảm bảo...
Tuy nhiên, những thiệt hại do kết cấu HTKT gây ra đối với nền kinh tế trong
nhiều trường hợp là rất lớn và thường khó tính tốn hết trong các phân tích đánh
giá, ví dụ: thiệt hại trực tiếp do đầu tư thiếu phối hợp, đường mới làm lại đào lên để
chôn ống nước hoặc cáp thơng tin; cơng trình mới làm chưa hết khấu hao đã phải


14

làm lại do không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật... Hoặc thiệt hại gián tiếp do các cơng
trình kết cấu HTKT không đáp ứng được nhu cầu của phát triển sản xuất và đời
sống xã hội. Thiệt hại vơ hình do cơng trình kết cấu HTKT đã xây dựng nhưng tỷ
suất sử dụng quá thấp trong thời gian dài, hoặc do tỷ suất sử dụng vượt quá khả

năng đáp ứng của cơng trình kết cấu HTKT. Đây là những vấn đề cần được chú ý
khắc phục trong các quyết định quản lý của chính quyền đơ thị.
Hiệu quả kinh tế
tổng hợp đô thị

thấp

phù hợp

vượt quá Tỷ suất sử dụng
kết cấu HTKT đơ thị

Hình 1.2: Tỷ suất sử dụng kết cấu HTKT đô thị với quy luật biến đổi
của hiệu quả kinh tế tổng hợp đô thị
Biểu đồ này phản ảnh khá rõ thực tiễn sử dụng kết cấu HTKT ở các đơ thị.
Điển hình như trên một tuyến đường giao thông được đầu tư xây dựng mới, giai
đoạn đầu lượng người tham gia lưu thông thấp, tức hiệu suất sử dụng cơng trình
thấp. Khi dân cư đơ thị tăng lên, lượng người lưu thông trên đường sẽ từng bước
phù hợp với quy mô thiết kế, lúc này hiệu quả sử dụng đạt cao nhất, góp phần nâng
cao hiệu quả kinh tế - xã hội chung. Nhưng cùng với quá trình phát triển đơ thị, đến
một lúc nào đó sẽ xảy ra tình trạng q tải, tắc nghẽn giao thơng, ảnh hưởng xấu
đến sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, gián tiếp làm giảm hiệu quả kinh tế- xã hội
của đô thị.
Chỉ tiêu về hiệu quả xã hội: các chỉ tiêu xã hội của các cơng trình kết cấu
HTKT đơ thị thể hiện ở các mặt như giải quyết được công ăn việc làm, tăng thu


15

nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm lao động nặng nhọc

hoặc các tác động đến môi trường sinh thái... Tuy nhiên, nếu đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng không hợp lý sẽ gây ra những hậu quả khôn lường về xã hội, nhất là phá
vỡ môi trường sinh thái, hủy hoại môi trường sống trong lành của nhân dân. Ví dụ,
xây dựng bãi xử lý rác không đảm bảo quy chuẩn dẫn đến ô nhiễm nguồn nước
ngầm, ơ nhiêm khơng khí đối với các khu dân cư chung quanh, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến đời sống và sức khỏe của nhân dân.
Có một số phương pháp tính hiệu quả cho từng loại kết cấu HTKT. Điển hình
là phương pháp của phó giáo sư Trần Đức Dục, hiệu quả KT-XH của các cơng trình
phục vụ cơng cộng khơng mang tính chất kinh doanh như: hệ thống giao thơng cơng
cộng, thốt nước đơ thị, thơng tin liên lạc (hệ thống phát thanh truyền hình...) được
tính như sau:
Hiệu quả kinh tế của cơng trình loại này được thể hiện ở tổng chi phí đầu tư
và chi phí sử dụng hàng năm nhỏ nhất:
Ct = V.r – S  min
Trong đó:

(1.1)

Ct: tổng chi phí hàng năm,
V: vốn đầu tư vào xây dựng cơng trình
r: Lãi suất vốn vay của ngân hàng
S: Chi phí sử dụng hàng năm.

Có thể tính chi phí cho một đơn vị giá trị sử dụng của cơng trình nhỏ nhất:
Ct
Cđvị =

Gsd

V.r + S

=
Gsd

 min

(1.2)

Gsd: giá trị sử dụng tổng hợp của cơng trình được xác định theo phương pháp
chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo, bởi vì các giá trị sử dụng của cơng trình được
biểu hiện bằng nhiều hình thức, bằng nhiều đơn vị đo khác nhau như đơn vị đo công
suất phục vụ của cơng trình: số m2 diện tích, số m3 nước sạch, số lượng người tham
gia lưu thơng...hoặc có những giá trị thông qua chất lượng “phục vụ” bằng cách
đánh giá cho điểm của các chuyên gia.
Khi xác định tổng chi phí (Ct) cũng cần lưu ý đến hiệu quả kinh tế bằng tiền


16

được nảy sinh từ các hiệu quả kinh tế kéo theo mang lại, ví dụ như việc xây dựng
một con đường sẽ làm giảm chi phí vận chuyển, giảm thời gian làm việc, tăng năng
suất lao động... do đó làm tăng lợi nhuận. Lúc này khi xác định Ct cần tính tốn
thêm điều đó:
Ct =V.r + (S - H)  min

(1.3)

Trong đó: H- Tiết kiệm chi phí do các hiệu quả kinh tế kéo theo mang lại
Trong quản lý nhà nước về kết cấu HTKT đơ thị, cần tính tóan phân tích, kết
hợp nhiều phương án với nhau nhằm tính toán hiệu quả so sánh giữa chúng, làm cơ
sở để quyết định lựa chọn phương án đầu tư kết cấu HTKT mang lại lợi ích KT-XH

cao nhất.

1.2. Khái niệm, vai trò và nội dung quản lý nhà nước về đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị
1.2.1. Khái niệm
Quản lý nhà nước dự án đầu tư nói chung là nhằm mục đích đảm bảo hồn
thành các cơng việc dự án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi
dự toán được duyệt và theo tiến độ thời gian cho phép. Quản lý nhà nước dự án đầu
tư là tập hợp những công cụ và biện pháp của Nhà nước tác động liên tục, có tổ
chức, có định hướng mục tiêu vào q trình đầu tư (bao gồm các giai đoạn: giai
đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư, giai đoạn kết thúc đầu tư đưa dự
án vào khai thác sử dụng) để đạt được kết quả, hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất, trong điều kiện cụ thể xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo
những quy luật khách quan và quy luật đặc thù của đầu tư.

1.2.2. Vai trò quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật đô thị
Một là, Nhà nước đảm bảo cung cấp đầy đủ hệ thống các kết cấu HTKT để
đảm bảo nhu cầu cuộc sống của nhân dân, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất và
làm dịch vụ của các tổ chức và cá nhân, đảm bảo sao cho dịch vụ đó có được một
cách kịp thời, đủ số lượng và chất lượng cần thiết với giá cả thích hợp, đồng thời
phù hợp với các yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường. Nhà nước tác động


17

trực tiếp vào khâu quản lý để điều tiết nền kinh tế phát triển bền vững trong xu thế
hội nhập kinh tế quốc tế.
Ví dụ: Quản lý hệ thống cấp nước đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng
nước hàng ngày cho sinh hoạt, các dịch vụ công cộng, hoạt động sản xuất kinh
doanh theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Chính quyền đơ thị là nơi lập quy

hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng hoặc nâng cấp các nhà máy nước để sản xuất nước
sạch cho các hoạt động của đô thị, đảm bảo cho người tiêu dùng có đủ nước với giá
thành hợp lý và đảm bảo chất lượng, nhưng vẫn đảm bảo tính chủ động trong các
hoạt động có tính chất kinh doanh của ngành cấp nước. Vấn đề đặt ra trong công tác
quản lý cấp nước của các chính quyền đơ thị là cung cấp nước phải đầy đủ về số
lượng, chất lượng và đặc biệt là phải tuân thủ nghiêm ngặt Luật bảo vệ nguồn nước.
Các nhà máy nước phải xây dựng theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê
duyệt. Các đối tượng dùng nước phải ký hợp đồng với cơ quan chun trách.
Hai là, Nhà nước đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng và củng cố
hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách nhằm tạo ra hành lang pháp lý
thơng thống, thuận lợi để đầu tư phát triển kết cấu HTKT đơ thị như: Luật khuyến
khích đầu tư, Luật đường bộ, Luật đường sông, Luật bảo vệ tài nguyên nước, Luật
bảo vệ môi trường, Luật Đất đai, Nghị định ban hành điều lệ quản lý quy hoạch đơ
thị; hay chính sách hỗ trợ phát triển ngành cơng nghiệp-dịch vụ, cho phép hình
thành quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển đơ thị... Trên cơ sở đó, các cơ quan chức năng và
các địa phương đề lập quy hoạch, kế hoạch và thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu
HTKT ở địa phương mình, đồng thời có trách nhiệm tuyên truyền giáo dục để mọi
tổ chức cá nhân hiểu và tổ chức thực hiện đạt kết quả cao nhất.
Ba là, Kết cấu HTKT có tính hệ thống, đồng bộ, giữa các lĩnh vực có mối

quan hệ mật thiết với nhau cả về mặt kết cấu kỹ thuật, hiệu quả sử dụng... nhưng
mỗi lĩnh vực thường được giao cho một ngành chức năng quản lý, như các tuyến
đường giao thông đối nội do chính quyền đơ thị quản lý, nhưng kết cấu HTKT đi
cùng như hệ thống cấp nước do công ty cấp nước quản lý, cấp điện do điện lực quản
lý, cáp quang do bưu điện quản lý... gây rất nhiều khó khăn trong q trình đầu tư


18

xây dựng cũng như trong quản lý sử dụng (nhất là đối với các đô thị trực thuộc

tỉnh). Do vậy, Nhà nước phải quản lý chặt chẽ và chỉ đạo các cơ quan này thực hiện
một cách đồng bộ, thống nhất trong q trình phát triển các cơng trình kết cấu
HTKT, đồng thời phân công nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể cho từng ngành, nhằm
hạn chế thấp nhất tình trạng đầu tư thiếu đồng bộ gây lãng phí, kém hiệu quả trong
đầu tư.
Bốn là, Trong quá trình hoạch định chiến lược, lập quy hoạch, kế hoạch phát

triển kết cấu HTKT, Nhà nước phải nắm và phân tích các dữ liệu cần thiết, áp dụng
thành tựu khoa học công nghệ hiện đại để tìm ra những giải pháp phát triển hợp lý
nhất. Ví dụ, dự báo nhu cầu tương lai của nhân dân về dịch vụ cơng cộng: giao
thơng, cấp thốt nước, vệ sinh môi trường, nhu cầu vui chơi giải trí, tính tốn khả
năng tiền vốn, khả năng đầu tư từ đó xác định thứ tự ưu tiên trong đầu tư (phân kỳ
đầu tư hợp lý), phương thức đầu tư (đầu tư từ nguồn nào, hình thức gì ?...). Đặc biệt
phải chú ý tính tốn các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả KT-XH của kết cấu
HTKT nhằm xác lập quy hoạch, hoặc đưa ra các quyết định đầu tư xây dựng kết cấu
HTKT đạt hiệu quả cao nhất.
Năm là, Thông qua quản lý kết cấu HTKT, Nhà nước có thể điều chỉnh được

cơ cấu kinh tế, tổ chức lại sản xuất, hoặc bố trí sắp xếp lại dân cư... theo các mục
tiêu đã được xác định. Đồng thời, thơng qua đó, đảm bảo cho đơ thị phát triển một
cách có hệ thống trong tổng thể phát triển của địa phương, vùng hoặc quốc gia;
đảm bảo các yếu tố về kỹ thuật, mỹ thuật, vệ sinh môi trường, tiến độ kế hoạch... ví
dụ: Việc xây dựng các khu cơng nghiệp tập trung sẽ giải tỏa được những cơ sở sản
xuất nằm trong các khu dân cư, nhất là những cơ sở có mức độ ơ nhiễm mơi trường
lớn. ở Việt Nam, việc Chính phủ quyết định xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh
vừa có ý nghĩa phát triển KT- XH vừa tạo điều kiện tăng cường các yêu tố đảm bảo
quốc phịng- an ninh cho đất nước nói chung và các tỉnh miền núi, Tây Nguyên nói
riêng. Hay việc đầu tư khu hóa lọc dầu Dung Quất gắn với khu kinh tế Dung Quất,
kinh tế mở Chu Lai là điều kiện quan trọng cho sự phát triển đột phá của khu vực
Miền Trung, hiện KT-XH khó khăn nhất cả nước.



×