Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Nghiên cứu quy hoạch và cải tạo lưới điện trung áp huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định phù hợp với xu thế phát triển của khu vực giai đoạn 2015 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 181 trang )

bộ giáo dục và đào tạo
trường đại học mỏ - địa chất

phạm văn phú

Nghiên cứu quy hoạch và cảI tạo lưới điện
Trung áp huyện nghĩa hưng , tỉnh nam định
Phù hợp với xu thế phát triển của khu vực
Giai đoạn 2015 - 2025

luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Hà nội - Năm 2014


bộ giáo dục và đào tạo
trường đại học mỏ - địa chất

Phạm văn phú

Nghiên cứu quy hoạch và cảI tạo lưới điện
Trung áp huyện nghĩa hưng , tỉnh nam định
Phù hợp với xu thế phát triển của khu vực
Giai đoạn 2015 - 2025

Ngành: Kỹ thuật điện
MÃ số: 60520202
luận văn thạc sĩ kỹ thuật

người hướng dẫn khoa học
TS Bùi Đình Thanh



Hà nội - Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn cao học này là cơng trình nghiên cứu của riêng cá
nhân tơi. Các tài liệu, số liệu được nêu trong luận văn là trung thực. Các luận điểm
và các kết quả nghiên cứu chưa từng được ai công bố trong bất cứ cơng trình nào
khác.

Hà nội, ngày 14 tháng 04 năm 2014
Tác gi lun vn

Phạm Văn Phú


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Dạnh mục các hình vẽ và đồ thị
Mở đầu

1


Chương 1. Đánh giá hiện trạng lưới điện trung áp và phương
hướng phát triển của huyện Nghĩa Hưng giai đoạn 2015-2025

4

1.1

Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Nghĩa Hưng

4

1.2

Hiện trạng nguồn và lưới điện

19

1.3

Kiểm tra các lộ đường dây theo điều kiện tổn hao điện áp cho phép và
điều kiện dịng nung nóng cho phép.

39

Chương 2: Dự báo phụ tải điện

54

2.1


Cơ sở lý thuyết

54

2.2

Các phương pháp dự báo nhu cầu điện

49

2.3

Tính tốn chi tiết

59

Chương 3: Quy hoạch và cải tạo lưới điện trung áp huyện Nghĩa
Hưng giai đoạn 2015-2025

73

3.1

Cân bằng công suất nguồn và phụ tải

73

3.2

Quy hoạch, cải tạo lưới điện trung áp


75

3.3

Quan điểm quy hoạch lưới điện trung thế

76

3.4

Trạm biến áp phân phối

93

3.5

Tổng hợp khối lượng xây dựng và tổng vốn đầu tư cho quy hoạch

93

3.6

Đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của lưới điện sau cải tạo

94

Kết luận và kiến nghị

97


Tài liệu tham khảo

99

Phụ lục


DANH MỤC CÁC BẢNG
Nội dung

Bảng

Trang

1.1

Thống kê diện tích các xã, thị trấn thuộc huyện Nghĩa Hưng

5

1.2

Thống kê hiện trạng diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2013

12

1.3

Thống kê các KCN – TTCN hiện có và dự kiến đến năm 2025


15

1.4

Các chỉ tiêu cơ bản kinh tế - xã hội đến 2020, 2025

18

1.5

Thông số kỹ thuật trạm 110kVNghĩa Hưng (E3.10)

19

1.6

Khối lượng trạm biến áp trung thế huyện Nghĩa Hưng

20

1.7

Danh mục trạm trung gian hiện có trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng

21

1.8

Phụ tải các lộ đường dây giờ cao điểm và thấp điểm trong ngày


21

1.9

Khối lượng đường dây trung thế huyện Nghĩa Hưng

23

Hiện trạng tải của các lộ đường dây sau các trạm biến áp 110kV

25

1.10

Nghĩa Hưng và các trạm trung gian.

1.11 Các thông số về công suất của các máy biến áp đang sử dụng

40

1.12 Thông số kỹ thuật của một số loại dây dẫn đang sử dụng

40

1.13 Tổn thất điện áp lớn nhất trên các lộ đường dây

42

1.14 Khối lượng lưới hạ thế và công tơ huyện Nghĩa Hưng


47

1.15 Tình hình sử dụng điện năng của huyện giai đoạn 2009- 2013

48

2.1

Dự báo nhu cầu điện cho các khu cụm công nghiệp đến năm 2020

61

2.2

Nhu cầu điện năng của các phụ tải công nghiệp–xây dựng khác

62

Nhu cầu điện năng của nhóm các phụ tải cơng nghiệp và xây dựng

63

2.3

khác.

2.4

Tổng hợp dự báo nhu cầu điện cho công nghiệp – xây dựng


63

2.5

Chỉ tiêu tiêu thụ điện cho tiêu dùng dân cư đến 2015, 2020

65

2.6

Tổng hợp dự báo phụ tải đến năm 2015, 2020 huyện Nghĩa Hưng

66

Tổng hợp nhu cầu phụ tải điện huyện Nghĩa Hưng đến năm 2015,

67

2.7
2.8

2020 (Phương pháp dự báo trực tiếp – phương án cơ sở)
Tổng hợp nhu cầu phụ tải điện huyện Nghĩa Hưng đến năm 2015,

68


2020 (Phương pháp dự báo trực tiếp – phương án cao)
2.9


Các chỉ tiêu phát triển kinh tế chủ yếu của huyện Nghĩa Hưng.

2.10 Hệ số tăng trưởng điện năng đến năm 2020, 2025
2.11

Kết quả dự báo phụ tải điện đến năm 2025 theo phương pháp gián

69
70
70

tiếp.

3.1

Nhu cầu công suất của huyện Nghĩa Hưng đến năm 2025

73

3.2

Cân bằng công suất nguồn và tải đến năm 2025

74

3.3

Tổng công suất các trạm biến áp đến năm 2025


75

3.4

Khối lượng xây dựng và tổng mức đầu tư

94

3.5

Tổn thất điện áp lớn nhất của các lộ đường dây sau cải tạo.

95

3.6

Tổn thất điện áp lớn nhất của các lộ đường dây trong chế độ sự cố.

96


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Tên hình vẽ, đồ thị

Hình vẽ

Trang

1.1


Bản đồ hành chính huyện Nghĩa Hưng

6

1.2

Cơ cấu kinh tế của huyện Nghĩa Hưng đến năm 2020

18

1.3

Cơ cấu kinh tế của huyện Nghĩa Hưng đến năm 2025

19

1.4

Bản đồ lưới điện trung thế huyện Nghĩa Hưng

27

1.5

Sơ đồ tổng thể lưới điện trung thế huyện Nghĩa Hưng

28

1.9


Sơ đồ nguyên lý lộ đường dây 35kV–373E3.10 trạm 110kV
Nghĩa Hưng.
Sơ đồ nguyên lý lộ đường dây 35kV–371E3.10 trạm 110kV
Nghĩa Hưng.
Sơ đồ nguyên lý lộ đường dây 22kV – 472E3.12 trạm 110kV
Nam Ninh.
Sơ đồ nguyên lý lộ đường dây 10kV - 971 trạm TG Liễu Đề.

32

1.10

Sơ đồ nguyên lý lộ đường dây 10kV - 972trạm TG Liễu Đề.

33

1.11

Sơ đồ nguyên lý lộ đường dây 10kV – 971 trạm TG Nghĩa Tân.

34

1.12

Sơ đồ nguyên lý lộ đường dây 10kV - 972trạm TG Nghĩa Tân.

35

1.13


Sơ đồ nguyên lý lộ đường dây 10kV - 972trạm TG Nghĩa Tân

36

1.14

Sơ đồ nguyên lý lộ đường dây 10kV – 972 trạm TG Đơng Bình.

37

1.15

Sơ đồ ngun lý lộ đường dây 10kV - 973 trạm TG Đơng Bình.

38

1.6
1.7
1.8

1.18

Đường đặc tính điện áp tại nút xa nhất của lộ 371-E3.10 Nghĩa
Hưng
Đường đặc tính điện áp tại nút xa nhất của lộ 373-E3.10 Nghĩa
Hưng
Đường đặc tính điện áp tại nút xa nhất của lộ 971-TG Liễu Đề.

1.19


Đường đặc tính điện áp tại nút xa nhất của lộ 972-TG Liễu Đề.

1.16
1.17

1.20

1.21
1.22

Đường đặc tính điện áp tại nút xa nhất của lộ 971-TG Nghĩa
Tân.
Đường đặc tính điện áp tại nút xa nhất của lộ 972-TG Nghĩa
Tân.
Đường đặc tính điện áp tại nút xa nhất của lộ 972-TG Đông

29
30
31

43
43
44
44
45

45
46



Bình.
1.23

Đường đặc tính điện áp tại nút xa nhất của lộ 973-TG Đơng
Bình.

46

1.25

Diễn biến tiêu thụ điện năng và tổn thất điện năng huyện Nghĩa
Hưng qua các năm
Cơ cấu tiêu thụ điện năng của huyện Nghĩa Hưng năm 2009

50

1.26

Cơ cấu tiêu thụ điện năng của huyện Nghĩa Hưng năm 2013

50

2.1

So sánh dự báo nhu cầu điện theo 2 phương pháp

71

1.24


3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10

Sơ đồ nguyên lý tổng thể các lộ đường dây sau cải tạo trạm
E3.10 Nghĩa Hưng
Sơ đồ nguyên lý lộ đường dây 35kV–373E3.10 trạm 110kV
Nghĩa Hưng.
Sơ đồ nguyên lý lộ đường dây 35kV–371E3.10 trạm 110kV
Nghĩa Hưng.
Sơ đồ nguyên lý lộ đường dây 22kV –472E3.10 trạm 110kV
Nghĩa Hưng
Sơ đồ nguyên lý lộ đường dây 22kV –471E3.10 trạm 110kV
Nghĩa Hưng.
Sơ đồ nguyên lý lộ đường dây 22kV –474E3.10 trạm 110kV
Nghĩa Hưng.
Sơ đồ nguyên lý lộ đường dây 22kV –473E3.10 trạm 110kV
Nghĩa Hưng.
Sơ đồ nguyên lý lộ đường dây 22kV –476E3.10 trạm 110kV
Nghĩa Hưng.
Sơ đồ nguyên lý lộ đường dây 22kV –475E3.10 trạm 110kV
Nghĩa Hưng.
Sơ đồ nguyên lý lộ đường dây 22kv –478E3.10trạm 110kV

Nghĩa Hưng.

49

83
84
85
86
87
88
89
90
91
92


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Huyện Nghĩa Hưng là một huyện trọng điểm về kinh tế và du lịch của khu
vực miền Bắc nói riêng cũng như cả nước nói chung, trong đó huyện Nghĩa Hưng
đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa của tồn tỉnh.
Hiện tại trên địa bàn huyện có rất nhiều dự án cơng nghiệp đã và đang được triển
khai xây dựng, trong khi đó lưới điện hiện tại của huyện không đủ khả năng đáp
ứng kịp theo nhu cầu phát triển kinh tế của huyện.
Hiện tại lưới điện trung áp của huyện Nghĩa Hưng đang tồn tại chủ yếu các
cấp điện áp khác nhau: 10kV, 35kV. Việc này gây rất nhiều khó khăn cho cơng tác
quản lý và vận hành lưới điện. Trong khi đó theo quy hoạch của Tập đồn Điện lực
Việt Nam thì lưới trung áp của tất cả các tỉnh thành trong cả nước đều phải quy về

cấp điện áp 22kV. Vì vậy việc nghiên cứu quy hoạch, cải tạo mạng lưới trung áp
phục vụ cho sản xuất kinh doanh là một vấn đề cấp bách.
2. Mục đích của đề tài
Đánh giá hiện trạng lưới điện trung áp huyện Nghĩa Hưng, quy hoạch và đề
xuất giải pháp cải tạo hợp lý nhằm đảm bảo tin cậy và chất lượng cung cấp điện cho
các phụ tải.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phụ tải các khu công nghiệp và dân dụng
huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là lưới trung áp 10kV, 35kV khu vực huyện
Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
4. Nhiệm vụ của đề tài
Để thực hiện các mục đích như nêu ở trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
+ Đánh giá hiện trạng sử dụng điện năng cũng như hiện trạng lưới điện trung
áp huyện Nghĩa Hưng.
+ Nghiên cứu dự báo nhu cầu phụ tải điện, quy hoạch và cải tạo lưới điện
phù hợp với xu thế phát triển của huyện.


2

+ Tính tốn kiểm tra lưới điện để đảm bảo chất lượng cung cấp điện của lưới
điện sau khi cải tạo.
5. Nội dung của đề tài
- Đánh giá tổng quan hiện trạng lưới trung áp và phương hướng phát triển
của huyện Nghĩa Hưng giai đoạn 2015- 2025.
- Nghiên cứu dự báo nhu cầu phụ tải điện huyện Nghĩa Hưng đến năm 2025.
- Nghiên cứu quy hoạch mạng lưới điện trung áp hợp lý giai đoạn 20152025.
- Đề xuất phương án cải tạo hợp lý lưới điện trung áp của huyện Nghĩa Hưng.
- Kiểm tra theo một số chỉ tiêu chính về chất lượng điện năng của lưới điện

sau cải tạo.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp
nghiên cứu tổng hợp sau:
+ Thống kê xác định phụ tải điện trong giai đoạn từ năm 2015 tới năm 2025
khu vực huyện Nghĩa Hưng.
+ Nghiên cứu quy hoạch và cải tạo lưới điện trung áp.
+ Mơ hình lưới trung áp sau cải tạo thơng qua các chỉ tiêu cơ bản chính để
đánh giá chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện của lưới.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đánh giá hiện trạng tiêu thụ điện năng của lưới điện trung áp, dự báo nhu cầu
tiêu thụ điện năng của khu vực cho đến năm 2025, lựa chọn mơ hình lưới điện phù
hợp với sự phát triển của huyện, đề xuất và kiến nghị các phương án cải tạo lưới
điện trung áp hợp lý, nhằm đảm bảo chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp
điện, vì vậy đề tài mang tính khoa học và thực tiễn.
8. Cơ sở tài liệu
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở các tài liệu sau:
+ Quyết Định của UBND Tỉnh Nam Định về việc quy hoạch huyện đến năm
2015.


3

+ Căn cứ vào quy hoạch phát triển lưới điện huyện Nghĩa Hưng giai đoạn
1995 - 2010 do Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn lập năm 1995 đã được Chính
Phủ phê duyệt.
+ Các số liệu khảo sát về tình hình phát triển kinh tế chính trị xã hội của
huyện Nghĩa Hưng năm 2013.
+ Các số liệu cụ thể về lưới điện trung áp hiện trạng huyện Nghĩa Hưng do
Công ty Điện lực Nghĩa Hưng cung cấp.

+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Nghĩa Hưng đến năm 2025.
+ Quy hoạch tổng thể các cụm công nghiệp của huyện Nghĩa Hưng đến năm 2025.
9. Cấu trúc của đề tài
Luận văn được trình bày tồn bộ gồm 3 chương, phần mở đầu và kết luận với
tổng cộng: 99 trang, 32 bảng biểu, 36 hình vẽ và danh mục của 10 tài liệu tham
khảo. Luận văn được hồn thành tại Bộ mơn Điện khí hố, Trường Đại học MỏĐịa chất dưới sự hướng dẫn khoa học của:
TS Bùi Đình Thanh
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ chân
thành và nhiệt tình của các thầy,cơ, đồng nghiệp trong Bộ mơn Điện khí hố, Phịng
Đào tạo Sau đại học, Cơng ty Điện lực Nghĩa Hưng, Cơng ty Điện lực Nam Định,
Tập đồn Điện lực Việt Nam, Phịng Cơng thương huyện Nghĩa Hưng, Sở Công
thương tỉnh Nam Định, ...
Nhân dịp này tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS Bùi Đình
Thanh, người trực tiếp hướng dẫn khoa học, các tập thể, cá nhân, các nhà khoa học
và các đồng nghiệp về những đóng góp q báu trong q trình thực hiện đề tài.


4

Chương 1
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP VÀ
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HUYỆN NGHĨA HƯNG
GIAI ĐOẠN 2015- 2025
1.1 Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Nghĩa Hưng .
1.1.1 Giới thiệu sơ lược về huyện Nghĩa Hưng .
Huyện Nghĩa Hưng là một trong bốn huyện của phủ Nghĩa Hưng xưa, từ khi
được thành lập trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi: đầu tiên được gọi là huyện Đại
Ác, đến năm Minh Đạo thứ ba, triều Lý Thái Tông đổi thành Đại Loan, thuộc phủ
Kiến Bình. Thời Hậu Lê lấy lại tên Đại An, thuộc phủ Nghĩa Hưng. Sau cách mạng
tháng 8- 1945, ngày 25 tháng 3 năm 1948, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng

hòa đã quyết định đổi phủ Nghĩa Hưng thành huyện Nghĩa Hưng. Tồn huyện có 25
đơn vị hành chính, gồm 22 xã, 3 thị trấn, trong đó thị trấn Liếu Đề là thị trấn trung
tâm chính trị, văn hóa- xã hội của huyện; thị trấn Rạng Đơng là thị trấn ven biển,
khu trung tâm kinh tế phát triển năng động; thị trấn Quỹ Nhất là một thị trấn trẻ
trung, năng động, trung tâm kinh tế phía Tây Nam của huyện.
1.1.2 Vị trí địa lý.
Huyện Nghĩa Hưng nằm về phía Nam của tỉnh Nam Định, cách Thành phố
Nam Định khoảng 20 km. Toạ độ địa lý nằm trong khoảng 20o5’57’’ vĩ độ Bắc và
từ 106o9’1’’ kinh độ Đông. Tổng diện tích đất tự nhiên là 205.338 km2, dân số là
197.626người được phân bố ở 22 xã và 3 thị trấn với 343 thơn,xóm, khu dân cư.
- Phía Đơng giáp huyện Hải Hậu và huyện Trực Ninh,
- Phía Tây giáp huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình,
- Phía Nam giáp Biển Đơng,
- Phía Bắc giáp huyện Nam Trực và huyện Ý n.
Huyện có 3 mặt tiếp giáp với 3 con sơng: sơng Đào, sơng Ninh Cơ và sơng
Đáy. Có các đường quốc lộ 10, tỉnh lộ 55, 508, 493 chạy qua, nằm trải dài hai bên
bờ sông lớn và mạng lưới sơng ngịi dày đặc trên địa bàn huyện tạo thành hệ thống
giao thông đường bộ, đường thủy quan trọng nối liền với thành phố Nam Định, tỉnh


5

Hà Nam, tỉnh Thái Bình, TP Hải Phịng và các tỉnh, thành phố trong cả nước, tạo
điều kiện thuận lợi trong giao thông, thương mại và phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.3 Điều kiện tự nhiên.
1.1.3.1 Địa hình
Nghĩa Hưng là một huyện đồng bằng, địa hình bằng phẳng,đất phù sa màu
mỡ. Sông Đáy,Sông Ninh Cơ, sông Đáy chảy qua. Có bờ biển ở phía nam huyện.
Là một huyện thuần nhất đồng bằng ven biển, Nghĩa Hưng thuận lợi phát
triển kinh tế nông nghiệp đa dạng và ngành công nghiệp đóng tàu.

Thống kê diện tích các xã, thị trấn thuộc huyện Nghĩa Hưng được cho trong
bảng 1.1.
Bảng 1.1 Thống kê diện tích các xã, thị trấn thuộc huyện Nghĩa Hưng
TT

Tên xã, thị trấn

Diện tích
(km2)

TT

Tên xã, thị trấn

Diện tích
(km2)

1

Thị Trấn Liễu Đề

4,098

14

Xã Nghĩa Phong

9,63

2


Thị Trấn Rạng Đông

13,1

15

Xã Nghĩa Phú

10,92

3

Thị Trấn Quỹ Nhất

5,46

16

Xã Nghĩa Bình

8,23

4

Xã Nghĩa Đồng

5,99

17


Xã Nghĩa Tân

6,27

5

Xã Nghĩa Thịnh

8,61

18

Xã Nghĩa Thành

7,26

6

Xã Hoàng Nam

5,35

19

Xã Nghĩa Lâm

6,01

7


Xã Nghĩa Châu

10,55

20

Xã Nghĩa Hùng

7,77

8

Xã Nghĩa Minh

7,72

21

Xã Nghĩa Hải

14,27

9

Xã Nghĩa Thái

7,71

22


Xã Nghĩa Thắng

8,84

10

Xã Nghĩa Trung

6,6

23

Xã Nghĩa Lợi

5,45

11

Xã Nghĩa Sơn

15,33

24

Xã Nghĩa Phúc

2,77

12


Xã Nghĩa Lạc

11,58

25

Xã Nam Điền

7,13

13

Xã Nghĩa Hồng

8,69

Tổng

205,338 km2


6

Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Nghĩa Hưng


7

1.1.3.2 Khí hậu

Huyện Nghĩa Hưng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có 2 mùa rõ
rệt, mùa khơ từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm khoảng 15-20% tổng lượng
mưa cả năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm từ 80- 85% tổng lượng mưa cả
năm. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23,50C.
1.1.4 Dân cư, kinh tế, xã hội
Nghĩa Hưng là một vùng quê được bồi đắp bởi ba con sông lớn: sông Đào,
sông Đáy, sơng Ninh Cơ, vì thế đã tạo nên những cánh đồng phì nhiêu màu mỡ, hệ
thống giao thơng nơng thơn khá hồn thiện, ba trục đường tỉnh lộ lớn 55, 508, 493
đã và đang được xây dựng và nâng cấp thuận tiện cho giao thông vận tải đường bộ.
Và đặc biệt là do tiếp giáp với biển và 3 con sông lớn nên hệ thống đường thủy của
huyện cũng rất thuận tiện cho giao dịch, buôn bán và đánh bắt thủy, hải sản. Điều
kiện về địa lý, giao thông thuận tiện với những tiềm năng sẵn có, con người và
truyền thống lao động sản xuất sẽ là cơ sở là điều kiện cho sự phát triển kinh tế ở
Nghĩa Hưng.
- Tổng giá trị sản xuất bình quân 2005- 2010 đạt 1738 tỷ đồng, tốc độ tăng
trưởng đạt 11,02%/năm- vượt mục tiêu đề ra (mục tiêu ĐH XXII đề ra 10%/năm).
- Thu nhập đầu người đến năm 2011 ước đạt 11 triệu đồng/người- vượt mục
tiêu đề ra (mục tiêu Đại hội XXI đề ra đạt 8.000.000đ/người).
- Cơ cấu kinh tế có chuyển biến tích cực:
+ Nơng, lâm, ngư nghiệp: 47,05% (Mục tiêu ĐH XXII: 54,5%)
+ Công nghiệp - xây dựng: 20,68%(Mục tiêu ĐH XXII: 17%)
+ Thương mại- dịch vụ: 32,27% (Mục tiêu ĐH XXII: 28,5%)
-

Sản xuất Nông, lâm, ngư nghiệp:
Tổng giá trị sản xuất nông - lâm – ngư nghiệp bình quân đạt 748 tỷ đồng tốc

độ tăng trưởng đạt ≈ 6%- vượt mục tiêu (Đại hội XXII: 3%).
Kinh tế nơng nghiệp: Vượt qua khó khăn do thiên nhiên, thời tiết, dịch bệnh;
nông nghiệp vẫn tiếp tục phát triển. Tổng giá trị sản xuất bình quân đạt: 500 tỷ

đồng, tốc độ tăng trưởng ≈ 3%/năm. Năng suất lúa: 124tạ/ha/năm, bằng 103% so


8

với nhiệm kỳ trước. Tổng sản lượng lương thực đạt bình qn: 138.000 tấn khơng
đạt mục tiêu (ĐH XXII: 155.000 tấn).
Chăn ni được duy trì và tiếp tục phát triển; tổng đàn gia súc, gia cầm tăng
nhanh: Tổng đàn trâu bò đạt 3.563 con bằng 105,07% so với nhiệm kỳ trước; tổng
đàn lợn đạt 92.088 con; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 12.537 tấn vượt mục
tiêu (ĐH XXII: 100.000 con- sản lượng 9.500 tấn); tổng đàn gia cầm đạt 779.230
con bằng 114,4% so với nhiệm kỳ trước.
Nuôi trồng thuỷ sản: tổng giá trị sản xuất ngành thuỷ hải sản bình quân đạt
242 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng 15,2%/năm đạt mục tiêu (ĐH XXII 15%/năm).
Thường xuyên rà soát bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế biển và ni trồng thuỷ
sản giai đoạn 2010- 2015. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất để phát triển ngành thủy sản. Tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng
vùng nuôi, nhất là về thuỷ lợi, giao thông, điện … Chấn chỉnh công tác quản lý
vùng bãi triều. Đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả, năng lực sản xuất của
trại giống thuỷ sản để chủ động con giống cho nuôi trồng.
Tổng sản lượng nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản đến năm 2010 ước đạt: 23
ngàn tấn chưa đạt mục tiêu ĐH XXII: 30.000 tấn. Công tác khuyến nông, khuyến
ngư, chuyển giao KHKT cơng nghệ vào sản xuất có nhiều tiến bộ.
Lâm nghiệp: Hàng năm trồng mới 256.000 cây và 50 ha phi lao, sú vẹt, bần.
Sản xuất muối đạt kết quả khá, sản lượng muối ráo bình quân 5 năm đạt trên
4.000tấn/năm vượt mục tiêu Đại hội đề ra (ĐH XXII đề ra: 3.000 tấn/năm).
Tài ngun- Mơi trường:
Hồn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, giao đất
chuyển đổi mục đích sử dụng đất đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội.
Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạo điều kiện cho

người sử dụng đất thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.
Tổ chức thực hiện 4 dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt tại
các xã, thị trấn ở Nông trường Rạng Đông, Thị trấn Liễu Đề, Quỹ Nhất và xã Nghĩa


9

Trung. Triển khai dự án ứng dụng công nghệ mới sử lý rác thải góp phần giảm ơ
nhiễm mơi trường.
-

Sản xuất Công nghiệp – Xây dựng:
Sản xuất công nghiệp tiếp tục có chuyển biến tích cực. Tổng giá trị sản xuất

bình quân đạt 563 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng 20%- vượt mục tiêu Đại hội đề ra
(mục tiêu Đại hội XXII đề ra 15%).
Cụm công nghiệp Nghĩa Sơn phát huy hiệu quả tốt. Đến nay thu hút trên
1.000 lao động, thu nhập bình quân người lao động trên 1,7 triệu đồng/tháng.
Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân có chủ trương và cơ chế khuyến khích các doanh
nghiệp đầu tư xây dựng để phát triển sản xuất, đặc biệt là vùng bãi ven sông Đào,
sông Đáy và sông Ninh cơ. Trong đó nổi bật nhất là ngành sản xuất vật liệu xây
dựng; tồn huyện có 5 nhà máy sản xuất gạch Tuynel đi vào sản xuất, 2 nhà máy
đang xây dựng. Sản lượng gạch năm 2010 ước đạt 90 triệu viên (năm 2005: 18 triệu
viên).
Xây dựng: Hoàn thiện quy hoạch xây dựng 100% các xã, thị trấn giai đoạn
2005- 2020. Triển khai thi cơng nhiều cơng trình phục vụ cho phát triển kinh tế- xã
hội. Nhiều cơng trình trọng điểm có mức đầu tư lớn. Đặc biệt: Đường 490C (đường
55) tổng mức đầu tư lên trên 1.000 tỷ đồng, đoạn qua Nghĩa Hưng trên 600 tỷ đồng,
xây dựng hệ thống thủy lợi Nam Nghĩa Hưng gần 120 tỷ đồng, kiên cố hóa hệ thống
đê biển với vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng. Nạo vét kênh Quần Vinh II gần 40 tỷ đồng,

trạm bơm tiêu Hoàng Nam 10 tỷ đồng, hệ thống Bình Hải II giai đoạn 2: 20 tỷ
đồng…Thực hiện bàn giao toàn bộ hệ thống điện cho ngành điện quản lý, khai thác.
Chấm dứt huy động nhân dân đóng góp xây dựng lưới điện nơng thơn.
Ngành nghề trong nơng thôn tiếp tục được củng cố và phát triển. Các làng
nghề như: Dệt chiếu ở Tân Liêu (Nghĩa Sơn), Nghĩa Trung, Thị trấn Liễu Đề; khâu
nón lá ở Nghĩa Châu, Hoàng Nam; làm miến ở Nghĩa Lâm, sản xuất các mặt hàng
thủ cơng, mỹ nghệ: Mây tre đan, hàng cói, thảm ở Nghĩa Phong, Thị trấn Quỹ Nhất,
Nghĩa Lợi…giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn và tăng thu nhập cho
người dân.


10

-

Hoạt động thương mại- dịch vụ, tài chính, tín dụng:
Các hoạt động thương mại sôi động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và

tiêu dùng của nhân dân. Giá trị sản xuất ngành Thương mại – dịch vụ bình quân đạt
426 tỷ đồng. Tốc độ tăng: 12,42%/năm không đạt mục tiêu (ĐH XXII đề ra
14%/năm). Các dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thơng, điện lực….tiếp tục phát triển
mạnh. 100% số hộ dân trong huyện được dùng điện. Toàn huyện đã có 127 xe
khách, đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân. Tổng giá trị ngành vận tải đạt 64,5 tỷ
đồng, tốc độ tăng 8,66%/năm.
Thu ngân sách đạt kết quả tốt, thu vượt dự toán Tỉnh giao 10% đáp ứng nhu
cầu chi cho con người, cho công việc và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Hoạt động tín dụng đạt hiệu quả tốt. Tổng dư nợ Ngân hàng Nông nghiệp &
PTNT, Ngân hàng Thương Mại và Ngân hàng Chính sách xã hội đã trên 800 tỷ
đồng. Nguồn vốn các Ngân hàng đáp ứng cơ bản yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội
và xóa đói giảm nghèo

-

Giáo dục- Đào tạo, Khoa học - công nghệ:
Giáo dục- Đào tạo tiếp tục có bước phát triển mới theo hướng: Chuẩn hoá, xã

hội hoá. Đẩy mạnh phong trào thi đua “2 tốt” trong các nhà trường. Nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, nhất là tri dục và đức dục. Đầu tư xây dựng
trường lớp, mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học. Đã xây mới gần 500 phòng
học cao tầng. Thành lập trường THPT Trần Nhân Tông, TT Dạy nghề Công lập,
xây dựng Phân hiệu II Trường THPT A Nghĩa Hưng. Đến nay đã có: 17/26 Trường
Mầm non đạt chuẩn, 33/33 trường Tiểu học (trong đó có 7 trường đạt chuẩn mức
II), có 12/26 trường THCS đạt chuẩn Quốc gia khơng đạt mục tiêu (Đại hội XXII:
100% trường đạt chuẩn Quốc gia). Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT các
loại hình đạt gần 80% vượt mục tiêu (ĐH XXII: 75%). Giữ vững truyền thống đơn
vị đứng ở nhóm đầu của tỉnh về Giáo dục - Đào tạo. Làm tốt công tác xã hội hoá
giáo dục, khuyến học, khuyến tài. Nguồn quỹ khuyến học về xã hội hóa đạt 1,7 tỷ
đồng. Đã có nhiều làng xóm, dịng họ đạt tiêu chuẩn khuyến học tốt như: Nghĩa
Thái, Nghĩa Thắng, Thị trấn Quỹ Nhất, Nghĩa Hùng…Góp phần tích cực thúc đẩy


11

sự phát triển sự nghiệp Giáo dục- Đào tạo. Nâng cao hiệu quả hoạt động trung tâm
học tập cộng đồng ở các xã, thị trấn. Phát triển mạnh lĩnh vực dạy nghề, Trung tâm
Dạy nghề công lập Nghĩa Hưng ngày càng phát triển cả về quy mơ và loại hình dạy
nghề. Hàng năm đã đào tạo được hàng nghìn lượt lao động ở nhiều ngành nghề
khác nhau.
Ứng dụng và đưa nhanh các tiến bộ KH- KT và công nghệ mới vào sản xuất,
nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cơng nghiệp, xây dựng góp phần nâng
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.

-

Y tế, Dân số- KHHGĐ:
Củng cố mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,

mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động của ngành. Duy trì 100% xã, TT đạt
chuẩn quốc gia về y tế. Quan tâm giáo dục, rèn luyện “y đức” người thầy thuốc, chủ
động xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, không
để dịch bệnh xảy ra trên diện rộng. Thực hiện tốt các mục tiêu chương trình y tế
Quốc gia, vệ sinh mơi trường, vệ sinh an tồn thực phẩm, phòng chống suy dinh
dưỡng. Từng bước nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh cho nhân dân.
Công tác Dân số- KHHGĐ tiếp tục đạt kết quả tốt. Tỷ lệ phát triển dân số tự
nhiên trong huyện đạt dưới 0,9%/năm đạt mục tiêu (ĐH khóa XXII dưới 1%).
Chương trình chăm sóc bảo vệ bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi được quan tâm hơn.
Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 15,5% đạt mục tiêu (ĐH XXII: 15%).
-

Văn hóa, thơng tin, thể thao:
Có chuyển biến tiến bộ trong xây dựng nếp sống văn hóa; các địa phương

đều xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước về: Việc cưới, việc tang, lễ hội, đảm
bảo tiết kiệm, văn minh. Tập trung tuyên truyền các chủ trương đường lối chính
sách của Đảng, Nhà nước, về kỷ niệm những ngày lễ lớn và các nhiệm vụ chính trị
của địa phương góp phần thiết thực vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội, an ninh - trật tự. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể
thao được quan tâm đúng mức.


12


Lao động – Thương binh – xã hội:

-

Đảm bảo chi trả kịp thời, đầy đủ đúng chế độ chính sách cho các đối tượng.
Phong trào“Đền ơn đáp nghĩa”, các hoạt động từ thiện nhân đạo, hỗ trợ cho vay vốn
giải quyết việc làm, xố đói giảm nghèo, đi lao động nước ngoài, sinh viên nghèo đi
học…được đẩy mạnh.
Hộ nghèo trong huyện giảm đáng kể, đến nay còn: 6%, đạt mục tiêu (ĐH
XXII đề ra cịn 6%). Cơng tác bảo trợ xã hội được quan tâm hơn.
-

Các chỉ số tình hình kinh tế xã hội của huyện năm 2012:
+ Tổng sản phẩm quốc nội tính theo giá năm 2012: 3.275,7 tỷ đồng trong đó:

Cơng nghiệp và xây dựng: 1.909,6 tỷ đồng; Nông, lâm, thuỷ sản: 1005,1 tỷ đồng;
Dịch vụ, thương mại: 361 tỷ đồng.
+ Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2012 ước thực hiện 429,88 tỷ đồng, đạt
130% so cùng kỳ; trong đó thu trên địa bàn huyện 95,7 tỷ đồng, bằng 125% so với
cùng kỳ.
+ Tổng chi ngân sách năm 2012 ước thực hiện 401 tỷ đồng, bằng 150% so
cùng kỳ; trong đó chi đầu tư phát triển 85 tỷ đồng, bằng 258% so với cùng kỳ, chi
tiêu dùng thường xuyên 230,5 tỷ đồng, bằng 138% so với cùng kỳ.
1.1.5 Dân số.
Theo thống kê tổng dân số toàn huyện Nghĩa Hưng năm 2012 là 49.407 hộ
dân với 197.626 người, trong đó nữ chiếm khoảng 49.8% dân số tồn huyện. Mật
độ dân số trung bình là 996 người/km2. Số người trong độ tuổi lao động là 82.373
người. Tỷ lệ tăng dân số theo thống kê từ năm 2006 đến nay tăng bình qn là
0,9%/năm. Hiện trạng diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2013 của huyện được
thống kê trong bảng 1.2.

Bảng 1.2 Thống kê hiện trạng diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2013
TT

Tên xã, thị trấn

1

Thị Trấn Liễu Đề

2

Thị Trấn Rạng Đơng

Diện tích tự
nhiên (km2)
4,098

Dân số
(người)
6,959

Mật độ dân số
(người/km2)
1,698

13,1

5,882

449



13

3

Thị Trấn Quỹ Nhất

5,46

6,274

1,149

4

Xã Nghĩa Đồng

5,99

6,424

1,072

5

Xã Nghĩa Thịnh

8,61


9,064

1,053

6

Xã Hoàng Nam

5,35

4,841

905

7

Xã Nghĩa Châu

10.55

9,201

872

8

Xã Nghĩa Minh

7,72


8,466

1,097

9

Xã Nghĩa Thái

7,71

9,281

1,204

10

Xã Nghĩa Trung

6,6

8,561

1,297

11

Xã Nghĩa Sơn

15,33


14,982

977

12

Xã Nghĩa Lạc

11,58

10,354

894

13

Xã Nghĩa Hồng

8,69

9,901

1,139

14

Xã Nghĩa Phong

9,63


8,061

837

15

Xã Nghĩa Phú

10,92

9,964

912

16

Xã Nghĩa Bình

8,23

4,974

604

17

Xã Nghĩa Tân

6,27


5,664

903

18

Xã Nghĩa Thành

7,26

8,565

1,180

19

Xã Nghĩa Lâm

6,01

7,446

1,239

20

Xã Nghĩa Hùng

7,77


7,542

971

21

Xã Nghĩa Hải

14,27

14,808

1,038

22

Xã Nghĩa Thắng

8,84

6,524

738

23

Xã Nghĩa Lợi

5,45


5,810

1,066

24

Xã Nghĩa Phúc

2,77

2,110

762

25

Xã Nam Điền

7,13

5,968

837

205,338

197,626

996


Tổng

1.1.6 Các định hướng phát triển không gian đô thị của huyện.
a, Không gian công nghiệp
Khai thác triệt để nguồn nguyên liệu nông lâm nghiệp, vật liệu xây dựng tại
chỗ, lực lượng lao động dồi dào, và đặc biệt là cơ hội từ khả năng lan tỏa nhanh


14

chóng của các địa bàn phát triển lân cận, đẩy mạnh phát triển một số ngành công
nghiệp vật liệu xây dựng; cơ khí và cơng nghiệp lắp ráp, đóng tầu và phát triển một
số lĩnh vực công nghệ cao, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển cho các khu công nghiệp
trên địa bàn huyện.
Về phân bố công nghiệp, huyện Nghĩa Hưng hiện đã và đang phát triển với
các cụm công nghiệp, doanh nghiệp phát triển mạnh, đa dạng và phong phú. Xây
dựng và phát triển các làng nghề thủ công tại các xã, mở rộng các khu công nghiệp
Nghĩa Sơn, Nghĩa Bình, TT Liễu Đề, TT Quỹ Nhất, TT Rạng Đông.
Quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp mới để sắp xếp và thu hút các cơ
sở sản xuất công nghiệp gắn với xử lý nước thải, rác thải công nghiệp để phát triển
bền vững.
b, Định hướng phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Hiện nay, trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng đã qui hoạch và đầu tư xây dựng
các Khu công nghiệp (KCN) và các Cụm công nghiệp (CCN) thu hút được nhiều dự
án và vốn đầu tư của nước ngồi:
+ Cụm cơng nghiệp Nghĩa Sơn có tổng diện tích qui hoạch 70 ha với các
ngành nghề ưu tiên phát triển: sản xuất công nghiệp dệt may, cơ khí lắp ráp, nhựa,
hóa mỹ phẩm; cơng nghiệp chế biến nông sản thực phẩm; công nghiệp vật liệu xây
dựng, trang trí nội thất, hàng mỹ nghệ gốm sứ cao cấp; công nghiệp khác như may
mặc, thêu ren, giày da xuất khẩu...

+ Cụm công nghiệp TT Liễu Đề với tổng diện tích qui hoạch là 25 ha. Định
hướng phát triển các lĩnh vực sản xuất: cơng nghiệp lắp ráp cơ khí điện tử, chế biến
thực phẩm, hàng tiêu dùng, sản xuất linh kiện điện tử chính xác, xe máy, ơ tơ, đồ
điện gia dụng, cơ khí...
+ Cụm cơng nghiệp TT Quỹ Nhất với tổng diện tích qui hoạch là 25 ha. Định
hướng phát triển các lĩnh vực sản xuất: công nghiệp lắp ráp cơ khí điện tử, chế biến
thực phẩm, hàng tiêu dùng, chế biến hạt nhựa, sản xuất linh kiện điện tử chính xác,
xe máy, ơ tơ, đồ điện gia dụng, cơ khí...
+ Cụm cơng nghiệp TT Rạng Đơng với tổng diện tích qui hoạch là 30 ha.


15

Định hướng phát triển các lĩnh vực sản xuất: công nghiệp lắp ráp cơ khí điện tử, chế
biến thực phẩm, thủy hải sản, hàng tiêu dùng, xe máy, ô tô, đồ điện gia dụng, cơ
khí...
+ Cụm cơng nghiệp Nghĩa Bình, xã Nghĩa Bình với tổng diện tích qui hoạch
là 80 ha. Định hướng các lĩnh vực sản xuất: công nghiệp chế biến thực phẩm, hàng
tiêu dùng, may mặc, thêu dệt...
+ Cụm cơng nghiệp Đóng tàu nằm trên địa bàn các xã dọc sơng Ninh Cơ với
tổng diện tích qui hoạch là 30 ha. Định hướng các lĩnh vực sản xuất: cơng nghiệp
đóng tàu,..
+ Các xã, làng nghề như nghề làm miến ở xã Nghĩa Lâm, Nghĩa Hùng, nghề
làm Hương ở xã Nghĩa Thành, Nghĩa Thịnh, nghề đan lưới ở các xã ven biển trên
địa bàn huyện. Xác định làng nghề có khả năng phát triển kinh tế xã hội lâu dài để
bổ sung quỹ đất. Đối với làng nghề gây ô nhiễm môi trường, không có hiệu quả cao
về kinh tế xã hội, từng bước thu hẹp quy mô và chuyển đổi cơ cấu sản phẩm.
Bảng1.3 Thống kê các KCN – TTCN hiện có và dự kiến đến năm 2025
Lấp đầy (%)


Ngành nghề

Quy

(ha)

2013

2015

2020

CN1 CCN Nghĩa Sơn

Đa ngành

70

50

60

90

CN2 CCN TT Liễu Đề

Đa ngành

25


50

60

90

CN3 CCN TT Quỹ Nhất

Đa ngành

25

50

60

90

CN4 CCN TT Rạng Đơng

Đa ngành

30

50

60

90


CCN Nghĩa Bình, xã
Nghĩa Bình

Đa ngành

80

-

35

60

Đóng tàu

30

50

70

100

Hàng thủ cơng

17

60

70


100


hiệu

CN5

Tên khu cơng nghiệp,
cụm cơng nghiệp

CN6 CCN Đóng Tàu
CN7 Cụm TTCN – làng nghề
Tổng đến năm 2025

277 ha


16

c, Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, giáo dục đào tạo và dạy nghề
Trên cơ sở mục tiêu và phương hướng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh đến
năm 2025, huyện Nghĩa Hưng đã xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của
huyện trong từng giai đoạn với nhiều chủ trương và giải pháp cụ thể:
Đối với giáo dục, giữ vững và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS; công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia:
+ Đến năm 2015: 100% trường Mầm non, 50% trường Tiểu học đạt chuẩn
mức độ 2; 70% trường THCS, 80% trường THPT đạt chuẩn.
+ Đến năm 2025, 100% trường THPT, 100% trường THCS, 90% trường tiểu
học và 70% trường Mầm non đạt chuẩn mức độ 2;

+ Giai đoạn 2012 - 2025 sẽ giải quyết việc làm mới cho 44.000 lao động,
giải quyết việc làm thêm cho 45.000 lao động trở lên, lao động qua đào tạo nghề đạt
40 - 45% (năm 2015), 70 - 75% (năm 2025).
Về đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện:
+ Đến năm 2015, 100% cán bộ công chức chuẩn hố về trình độ chun mơn
có kiến thức về quản lý nhà nước và lý luận chính trị.
+ Đến năm 2025 cơng chức có trình độ đại học và trên đại học đạt 90% ; cán
bộ, công chức cấp xã có trình độ đại học đạt 60%; lý luận chính trị cử nhân, cao cấp
đạt 40% .
d, Định hướng phát triển các khu đô thị
Hiện nay Nghĩa Hưng đang triển khai các dự án quy hoạch có khu đô thị, khu
dân cư. Hai bên đường quốc lộ 10 từ TP Nam Định đến thị trấn Liễu Đề và đường quốc
lộ 55 chạy dọc theo chiều dài huyện sẽ được quy hoạch thành khu dân cư sống dọc hai
bên đường để tiện việc buôn bán và phù hợp với mỹ quan đô thị. Khu đô thị thị trấn
Liễu Đề với tổng diện tích quy hoạch là 4.098km2, thị trấn Quỹ Nhất với tổng diện tích
quy hoạch là 5.46km2, thị trấn Rạng Đơng với tổng diện tích quy hoạch là 13.1km2 đã
được chính phủ phê duyệt và đang tiến hành triển khai. Đây sẽ là một bước chuyển mới
thúc đẩy phát triển kinh tế, tất cả sẽ tạo lên một Nghĩa Hưng ngày càng phát triển và
sạch đẹp hơn.


17

e, Định hướng phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch
Tốc độ tăng trưởng GDP thương mại bình quân của huyện giai đoạn 20132020 là 11,72%/năm; giai đoạn 2020-2025 là 12,13%/năm và thời kỳ 2025 -2030 là
13,2%/năm.
Nghĩa Hưng phấn đấu hướng mục tiêu đạt mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa
và doanh thu dịch vụ đến năm 2020 khoảng 2.500 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng trung
bình là 11,87%; giai đoạn 2020 -2025 là 12,11%.
Tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng các khu du lịch tâm linh trọng điểm

của huyện như là Đình Hưng Lộc (xã Nghĩa Thịnh), Đền chùa Hạ Kỳ (xã Nghĩa
Thịnh), Đền Doãn Khuê (xã Nghĩa Thành), Đền Phạm Nghị (xã Nghĩa Lâm), về du
lịch Nghĩa Hưng có khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Đơng Bình, ngày mùng 6 Tết
âm lịch hàng năm ở Liễu Đề có phiên chợ Xuân truyền thống, ngày mùng 7 Tết âm
lịch hàng năm có chợ Viềng Hải Lạng (xã Nghĩa Thịnh)...tạo ra một tuyến du lịch lễ
hội, thương mại với các làng nghề truyền thống. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ du lịch,
liên kết phát triển du lịch vùng, phấn đấu doanh thu du lịch tăng 18-20% giai đoạn
2013-2015.
1.1.7 Các mục tiêu đề ra của huyện đến 2025.
- Tăng trưởng GDP của huyện:
+ Giai đoạn 2013-2020:

11,87%/năm;

+ Giai đoạn 2020-2025:

12,11%/năm;

- Cơ cấu kinh tế do huyện quản lý sẽ phát triển theo hướng: Công nghiệp,
TTCN - Thương mại, Dịch vụ - Nơng nghiệp. Theo đó tỷ trọng GDP của huyện
Nghĩa Hưng so với tỉnh Nam Định sẽ tăng từ 11,6% năm 2013 lên tới 19,6% năm
2020 và 23.1% năm 2025. Tổng GDP của ngành cơng nghiệp tồn huyện dự kiến
tăng trưởng với tốc độ 13,34%/năm trong giai đoạn 2013-2020 và 13,56%/năm
trong giai đoạn 2020–2025. Xu hướng dịch chuyển cơ cấu kinh tế của huyện sẽ theo
hướng: Công nghiệp, TTCN - Thương mại, dịch vụ - Nông nghiệp. Cụ thể:


×