Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Hoàn thiện công tác lựa chọn, đánh giá và quản lý nhà cung cấp tiềm năng tại công ty tnhh mtv lọc hóa dầu bình sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT 
 
 
 
 
 

HỒNG MINH NGỌC

 

HỒN THIỆN CƠNG TÁC LỰA CHỌN,
ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ NHÀ CUNG CẤP TIỀM NĂNG
TẠI CÔNG TY TNHH MTV LỌC - HĨA DẦU BÌNH SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
  

 
 

HÀ NỘI – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT 
 
 
 
 


 

HỒNG MINH NGỌC

 

HỒN THIỆN CƠNG TÁC LỰA CHỌN,
ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ NHÀ CUNG CẤP TIỀM NĂNG
TẠI CÔNG TY TNHH MTV LỌC - HĨA DẦU BÌNH SƠN

Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
  

 

 

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 
PGS.TS Hoàng Văn Thành

HÀ NỘI – 2014


LỜI CAM ĐOAN
 

Tơi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tác 

giả, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Phó giáo sư – Tiến sĩ Hồng Văn Thành. 
Các số liệu có nguồn  gốc rõ ràng,  kết quả nghiên cứu nêu trong luận  văn là  trung 
thực,  có  nguồn  gốc  rõ  ràng  và  chưa  từng  được  công  bố  trong  bất  cứ  cơng  trình 
nghiên cứu khoa học nào trước đây. 
Tơi xin chịu trách nhiệm về đề tài luận văn của mình. 

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014

Tác giả
 
 
 
Hồng Minh Ngọc


LỜI CẢM ƠN
Tôi  xin  chân  thành  cảm  ơn  thầy  giáo,  PGS.TS  Hồng  Văn  Thành,  Trường 
Đại học Thương Mại Hà Nội đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn Tơi trong q trình 
hồn thành bài luận văn. Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cơ giảng 
viên Trường Đại học Mỏ địa chất Hà Nội đã giảng dạy, chỉ bảo và giúp đỡ tận tụy 
trong  q  trình  học  tập  và  viết  luận  văn.  Xin  gửi  lời  cảm  ơn  tới  các  đồng  nghiệp 
trong Cơng ty TNHH MTV Lọc-Hóa dầu Bình Sơn đã có những đóng góp, giúp đỡ 
cung cấp số liệu để thực hiện luận văn.  
 
Tác giả
 



MỤC LỤC
Trang 
Trang phụ bìa 
Lời cam đoan 
Lời cảm ơn 
Mục lục 
Danh mục các chữ viết tắt 
Danh mục các bảng biểu 

 

Danh mục các hình vẽ    
MỞ ĐẦU .................................................................................................................1 
Chương 1 TỔNG QUAN  LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠNG TÁC  LỰA 
CHỌN, ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ NHÀ CUNG CẤP  TIỀM NĂNG TRONG 
LĨNH VỰC CUNG ỨNG VẬT TƯ..........................................................................4 
1.1. Tổng quan lý luận về cơng tác lựa chọn, đánh giá và quản lý Nhà cung cấp 
tiềm năng trong lĩnh vực cung ứng vật tư.........................................................4 
1.1.1. Khái niệm, vai trị của Cung ứng vật tư và Cơng tác lựa chọn, đánh giá 
và quản lý Nhà cung cấp trong sản xuất kinh doanh:...................................4 
1.1.2. Nội dung cơng tác lựa chọn, đánh giá và quản lý Nhà cung cấp.................6 
1.1.3. Những yếu tố ảnh  hưởng đến cơng tác  lựa chọn, đánh  giá  và quản lý 
Nhà cung cấp tiềm năng............................................................................20 
1.2. Tổng quan thực tiễn về cơng tác lựa chọn, đánh giá và quản lý Nhà cung 
cấp trong lĩnh vực cung ứng vật tư của Doanh nghiệp Dầu khí ...................... 23 
1.2.1. Kinh nghiệm của các nhà nhà máy trong nước thuộc lĩnh vực Dầu khí ....23 
1.2.2. Kinh nghiệm của các nhà máy Lọc dầu trên thế giới................................24 
1.3.  Tổng  quan  các  cơng  trình  nghiên  cứu  về  cơng  tác  lựa  chọn,  đánh  giá  và 

quản lý Nhà cung cấp của Doanh nghiệp. ...................................................... 24 
Kết luận chương 1 ............................................................................................... 25 


 

Chương 2 THỰC TRẠNG CƠNG TÁC LỰA CHỌN, ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN 
LÝ NHÀ CUNG CẤP TIỀM NĂNG TẠI CƠNG TY TNHH MTV LỌC - HĨA 
DẦU BÌNH SƠN TRONG GIAI ĐOẠN 2009-2013. .............................................26 
2.1. Giới thiệu về Cơng ty TNHH MTV Lọc - Hóa dầu Bình Sơn........................ 26 
2.1.1. Sơ lược q trình hình thành và phát triển của Cơng ty............................26 
2.1.2. Ngành, nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức. ................................................26 
2.1.3. Giới thiệu về Nhà máy lọc dầu Dung Quất. .............................................34 
2.2. Thực trạng cơng tác lựa chọn, đánh giá và quản lý Nhà cung cấp tiềm năng 
trong lĩnh vực cung ứng vật tư tại Cơng ty ..................................................... 36 
2.2.1. Quan điểm về Hệ thống Quy trình đang áp dụng hiện nay. ......................41 
2.2.2. Thực trạng triển khai cơng tác lựa chọn, đánh giá và quản lý Nhà cung 
cấp tiềm năng............................................................................................42 
2.3. Đánh giá chung............................................................................................. 55 
2.3.1. Ưu điểm ..................................................................................................55 
2.3.2. Hạn chế và ngun nhân..........................................................................55 
Kết luận chương 2 ............................................................................................... 56 
Chương 3 GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC LỰA CHỌN, ĐÁNH GIÁ 
VÀ QUẢN LÝ NHÀ CUNG CẤP TIỀM NĂNG TẠI CƠNG TY TNHH MTV 
LỌC  -  HĨA  DẦU  BÌNH  SƠN  ĐẾN  NĂM  2020  VÀ    NHỮNG  NĂM  TIẾP 
THEO.....................................................................................................................57 
3.1. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của BSR trong thời gian tới ....... 57 
3.2.  Một  số  giải  pháp  hồn  thiện  cơng  tác  lựa  chọn  Nhà  cung  cấp  tiềm  năng 
trong lĩnh vực cung ứng vật tư ....................................................................... 58 
3.2.1. Hồn thiện lưu đồ lựa chọn các NCC tn thủ theo đúng quy trình..........58 

3.2.2. Ứng dụng hệ thống phần mền CMMS trong cơng tác lựa chọn NCC. ......61 
3.2.3. Mở rộng thị trường tìm kiếm các NCC tiềm năng....................................63 
3.3. Các giải pháp hồn thiện cơng tác đánh giá Nhà cung cấp tiềm năng ............ 64 
3.3.1. Các phương pháp đánh giá áp dụng và phân tích các cơ sở thiết lập. .......64 
3.3.2. Các bước đánh giá và trình phê duyệt danh sách NCC tiềm năng. ...........69 


 

3.3.3.  Cập  nhập  các  thông  tin  về  các  NCC  tiềm  năng  đưa  vào  CSDL  trên 
CMMS để quản lý.....................................................................................73 
3.3.4. Xây dựng chu kỳ đánh giá. ......................................................................74 
3.4. Các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý Nhà cung cấp tiềm năng.............. 74 
3.4.1. Tổ chức giám sát thực hiện hợp đồng và nghiệm thu. ..............................74 
3.4.2. Đánh giá năng lực NCC trên cơ sở kết quả thực hiện hợp đồng. ..............75 
3.4.3. Cập nhập các thơng tin về các NCC tiềm năng sau khi thực hiện Hợp 
đồng cung ứng. .........................................................................................78 
3.4.4.  Báo  cáo  quản  lý  định  kỳ  và  cập  nhập  kết  quả  đưa  vào  CSDL  trên 
CMMS......................................................................................................78 
Kết luận chương 3 ............................................................................................... 81 
KẾT LUẬN............................................................................................................82 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 
Chữ viết tắt

Chữ viết tắt đầy đủ


BSR 

 

Cơng ty TNHH MTV Lọc Hóa Dầu Bình Sơn 

NCC 

 

Nhà cung cấp  

ĐVMH 

 

Đơn vị mua hàng 

ĐVĐH  

 

Đơn vị đặt hàng 

TGĐ                     Tổng giám đốc 
MTV  

 


Một thành viên 

NMLD 

 

Nhà máy lọc dầu 

TNHH 

 

Trách nhiệm hữu hạn 

CMMS 

 

Hệ thống Quản lý bảo dưỡng tổng thể  

CSDL 

 

Cơ sở dữ liệu 

TNHH 

 


Trách nhiệm hữu hạn 

SXKD 

 

Sản xuất kinh doanh 

AHP 

 

Phương pháp phân tích thứ bậc 

PCA 

 

Phương pháp phân tích thành phần chính 

HSNL 

 

Hồ sơ năng lực 

NSX 

 


Nhà sản xuất 

TMDV 

 

Phịng Thương mại Dịch vụ 

KTKH 

 

Phịng Kinh tế Kế hoạch 

TCKT 

 

Phịng Tài chính Kế tốn   


 

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TT

Tên bảng

Trang


Bảng 2.1. Chỉ tiêu sản lượng Cơng ty năm 2013................................................... 32 
Bảng 2.2. Chỉ tiêu tài chính hợp nhất của Cơng ty năm 2013................................ 33 
Bảng 2.3. Chỉ tiêu tài chính Cơng ty BSR năm 2013 ............................................ 33 
Bảng 2.4. Chỉ tiêu đầu tư năm 2013...................................................................... 34 
Bảng 2.5. Cơ cấu sản phẩm của Nhà máy ............................................................. 35 
Bảng  2.6.  Bảng  tiêu  chí  đánh  giá  về  năng  lực  tài  chính  và  hoạt  động  sản  xuất 
kinh doanh của Nhà cung cấp  tiềm năng trong nước .............................. 45 
Bảng 2.7 Bảng đánh giá NCC theo kết quả thực hiện Hợp đồng ........................... 49 
Bảng 2.8. Bảng tổng hợp thơng tin về NCC tiềm năng ......................................... 50 
Bảng 3.1: Chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2014 của BSR................... 57 
Bảng 3.2: Quy trình lựa chọn, đánh giá và Quản lý NCC tiềm năng (rev1) ........... 60 
Bảng 3.3: Bảng đánh giá Hồ sơ Năng lực của các NCC........................................ 64 
Bảng 3.4: Bảng tổng hợp thơng tin về Nhà Cung Cấp, BSR-CSD-001.................. 70 
Bảng 3.5 Báo cáo đánh giá NCC theo từng hợp đồng thực hiện............................ 74 
Bảng  3.6  Bảng  báo  cáo  đánh  giá  NCC  theo  từng  hợp  đồng  thực  hiện,  BSRCSD-002 ......................................................................................... 76 
Bảng 3.7: Báo cáo quản lý NCC 06 tháng đầu năm 2014, BSR-CSD-003............. 79 


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT

Tên hình

Trang

Hình 1.1 Quản trị vật tư..........................................................................................5 
Hình 1.2 Phương pháp lựa chọn nhà cung cấp ........................................................8 
Hình 1.3. Sơ đồ cấu trúc thứ bậc (Saaty, T.L., 1980) ............................................ 10 
Hình  1.4.  Phân  phối  các  giấy  tờ  xem  xét  về  việc  sử  dụng  phương  pháp  AHP 
trong những năm qua ................................................................................ 11 

Hình 1.5a Các phương pháp đánh giá nhà cung cấp.............................................. 14 
Hình 1.5b Các phương pháp đánh giá nhà cung cấp.............................................. 15 
Hình 1.6 Lưu đồ quản lý Nhà cung cấp................................................................. 19 
Hình 1.7 Quá trình quản trị mua sắm .................................................................... 20 
Hình 1.8 Các yếu tố ảnh hưởng ............................................................................ 23 
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cơng ty .......................................................... 27 
Hình 2.2 Sơ đồ chi tiết cơ cấu tổ chức .................................................................. 28 
Hình 2.3 Sơ đồ vị trí Nhà máy lọc dầu Dung Quất................................................ 35 
Hình 2.4 Sơ đồ dịng cơng nghệ Nhà máy lọc dầu Dung Quất .............................. 36 
Hình 2.5. Quy trình đánh giá và quản lý NCC tiềm năng đã ban hành .................. 39 
Hình 2.6 Bảng phân loại các thiết bị theo từng chuyên ngành ............................... 44 
Hình  3.1:  Lưu  đồ  “Quản  lý  mua  sắm”  trong  hệ  thống  Tài  liệu  thiết  kế  Design 
Business Process....................................................................................... 61 
Hình 3.2. Sơ đồ nguyên lý chức năng hệ thống CMMS ........................................ 62 
Hình 3.3: Tính năng “Quản lý NCC” trong lưu đồ “Quản lý mua sắm” ................ 63 
Hình 3.4: Tính năng “Quản lý NCC” để mở rộng thị trường tìm kiếm .................. 64 
Hình 3.5: Tính năng “Quản lý NCC” để quản lý thơng tin về NCC ...................... 73 
Hình 3.6: Tính năng “Quản lý NCC” để cập nhập thơng tin đánh giá NCC........... 78 


 



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
 

Nhà máy lọc dầu Dung Quất là nhà máy lọc dầu đầu tiên ở Việt Nam cũng là 


cơng  trình  trọng  điểm  quốc  gia  với  đặc  thù  công  nghệ  hiện  đại,  phức  tạp,  sự  hoạt 
động ổn định của nhà máy theo đúng kế hoạch xác lập có ý nghĩa quan trọng trong 
cơng tác ổn định an ninh năng lượng quốc gia. Chi phí mỗi lần dừng Nhà máy, dừng 
các phân xưởng do các sự cố ngồi kế hoạch là rất lớn và tiềm ẩn nhiều rủi ro mất an 
tồn. Chính vì thế cơng tác lập kế hoạch dự phịng vật tư để đảm bảo sự sẵn sàng của 
vật tư phục vụ cơng tác bảo dưỡng sửa chữa là hết sức quan trọng nhằm đảm bảo nhà 
máy  vận  hành  đúng  kế  hoạch,  liên  tục,  an  tồn,  hiệu  quả.  Tuy  nhiên  để  xây  dựng 
được kế hoạch vật tư tốt thì cơng tác lựa chọn, đánh giá và quản lý Nhà cung cấp tiềm 
năng cũng là một trong những khâu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng cung 
ứng hàng hóa, rút ngắn thời gian mua sắm hàng hóa, và tiết kiệm chi phí cho Cơng ty. 
 

Việc lựa chọn, đánh giá và quản lý Nhà cung cấp tiềm năng khơng chỉ cung 

cấp đầy đủ chi tiết, cụ thể về tất cả các lĩnh vực cung ứng vật tư cho tồn Nhà máy 
mà cịn giúp theo dõi có hệ thống những thơng tin cập nhập của các Nhà cung cấp 
đáp ứng các u cầu về số lượng, cơ cấu, chất lượng vật tư, hợp lý về giá cả, chính 
xác về thời gian cung cấp hàng, mang tính cạnh tranh cao… Qua đó Cơng ty sẽ có 
những chính sách xây dựng mối quan hệ tốt với một số nhà cung cấp tiềm năng để 
duy trì được nguồn hàng  kịp thời, giảm thời gian cung ứng các  vật tư quan trọng, 
với giá cả cạnh tranh. Trên cơ sở hồn thiện cơng tác lựa chọn, đánh giá và quản lý 
Nhà cung cấp tiềm năng, các phịng chức năng sẽ vận dụng, áp dụng một cách hiệu 
quả trong q trình thực hiện mua sắm, sử dụng và quản lý hàng hóa. 
 

Do tính cấp thiết của việc lựa chọn, đánh giá và quản ly Nhà cung cấp để hồn 

thiện cơng tác lập kế hoạch dự phịng vật tư chung của Nhà máy và cũng là nhiệm vụ 
mà  lãnh  đạo  cơng  ty  giao  cho  Phịng  Thương  mại  dịch  vụ  nên  tơi  đã  chọn  đề  tài 
“Hồn thiện công tác lựa chọn, đánh giá và quản lý Nhà cung cấp tiềm năng tại

Công ty TNHH MTV Lọc - Hóa dầu Bình Sơn” cho luận văn nghiên cứu của mình. 
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên lý luận và thực tiễn lựa chọn, đánh giá và quản lý Nhà cung 


 



cấp  tiềm  năng  luận  văn  đề  xuất  hệ  thống  giải  pháp  và  kiến  nghị  nhằm  hồn  thiện 
cơng tác lựa chọn, đánh giá và quản lý Nhà cung cấp tiềm năng trong lĩnh vực cung 
ứng vật tư tại Cơng ty TNHH MTV Lọc – Hóa dầu Bình Sơn.  
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:  
- Các yếu tố liên quan đến cơng  tác lựa chọn, đánh giá  và quản lý Nhà cung 
cấp tiềm năng trong lĩnh vực cung ứng vật tư phục vụ cho hoạt động sản xuất, bảo 
dưỡng sửa chữa của Cơng ty  
- Các phương pháp đánh giá kết quả cũng như các biện pháp hồn thiện cơng 
tác lựa chọn, đánh giá và quản lý Nhà cung cấp tiềm năng trong lĩnh vực cung ứng 
vật tư tại Cơng ty. 
Phạm vi nghiên cứu:  
- Các phịng chức năng thuộc Cơng ty có liên quan đến cơng tác sử dụng vật tư 
bao gồm Đơn vị u cầu đặt hàng, Đơn vị mua sắm, Đơn vị sử dụng lưu kho phục 
vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty. 
- Số liệu thu thập từ năm 2011 đến 2013 và ứng dụng các kết quả nghiên cứu 
trong những năm tới. 
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cơng tác lựa chọn, đánh giá và quản lý 
nhà cung cấp trong lĩnh vực cung ứng vật tư. 
- Nghiên cứu thực trạng cơng tác lựa chọn, đánh giá và quản lý nhà cung cấp 

tiềm năng trong lĩnh  vực cung ứng  vật tư của Cơng ty, rút ra những ưu điểm, hạn 
chế và ngun nhân làm cơ sở thực tiễn cho đề xuất giải pháp. 
- Hồn thiện cơng tác lựa chọn, đánh  giá  và quản lý nhà cung cấp tiềm năng 
trong lĩnh vực cung ứng vật tư của Cơng ty. 
5. Phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp thu thập dữ liệu 
-

Các loại dữ liệu thứ cấp thu thập 

-

Nguồn dữ liệu trong và ngồi cơng ty 

b.  Phương pháp phân tích dữ liệu 


 
-



Sử dụng phương pháp hệ thống. Các phương pháp đánh giá theo thang điểm, 

Phương pháp so sánh cặp. 
-

Sử  dụng  phương  pháp  chuyên  gia:  Các  phương  pháp  phân  tích,  tổng  hợp, 

thống kê và so sánh các dữ liệu thu thập được, từ đó hồn thiện Quy trình quản lý 

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
-

Góp  phần  hồn  thiện,  bổ  sung,  cụ  thể  hóa  khoa  học  lựa  chọn,  đánh  giá  và 

quản lý các Nhà cung cấp nói chung và các Nhà cung cấp tiềm năng nói riêng vào 
chuỗi cung ứng vật tư của các doanh nghiệp Lọc-Hóa dầu ở Việt Nam. 
-

Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo cho Cơng ty TNHH MTV 

Lọc-Hóa dầu Bình Sơn, các doanh nghiệp Lọc-Hóa dầu nói chung và Tập đồn Dầu 
khí Quốc gia Việt Nam. 
7. Kết cấu của luận văn:
Ngồi phần mở đầu và kết luận, đề danh mục tài liệu tham khảo và 3 chương 
luận văn được kết cấu trong 82 trang, 15 bảng và 21 hình.
Chương 1: Tổng quan lý luận và thực tiễn về cơng tác lựa chọn, đánh giá và 
quản lý nhà cung cấp tiềm năng trong lĩnh vực cung ứng vật tư. 
Chương 2: Thực trạng cơng tác lựa chọn, đánh giá và quản lý nhà cung cấp 
tiềm năng trong lĩnh vực cung ứng vật tư tại Cơng ty TNHH MTV Lọc - Hóa dầu 
Bình Sơn trong giai đoạn 2009 - 2013. 
Chương 3: Giải pháp hồn thiện cơng tác lựa chọn, đánh giá và quản lý nhà 
cung cấp tiềm năng trong lĩnh vực cung ứng vật tư tại Cơng ty TNHH MTV Lọc - 
Hóa dầu Bình Sơn trong thời gian đến năm 2020 và những năm tiếp theo.


 




CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC
LỰA CHỌN, ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ NHÀ CUNG CẤP
TIỀM NĂNG TRONG LĨNH VỰC CUNG ỨNG VẬT TƯ
 

1.1. Tổng quan lý luận về công tác lựa chọn, đánh giá và quản lý Nhà
cung cấp tiềm năng trong lĩnh vực cung ứng vật tư
1.1.1. Khái niệm, vai trò của Cung ứng vật tư và Công tác lựa chọn, đánh
giá và quản lý Nhà cung cấp trong sản xuất kinh doanh:
Khái niệm về cung ứng Vật tư: Vật tư là bộ phận cơ bản trong tồn bộ tư liệu 
sản xuất bao gồm ngun liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng và thiết bị máy móc. 
Nhóm vật tư có chức năng làm tư liệu lao động: máy móc, trang thiết bị, phụ tùng, 
cơng cụ,  vật tư tiêu hao…được  sử dụng nhiều lần trong q trình sản xuất,  giá trị 
chuyển dần vào giá thành. 
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh để đem lại hiệu quả lợi nhuận và tăng 
trưởng về quy mơ cho doanh nghiệp rất cần sự lãnh đạo quản lý chặt chẽ, khoa học, 
địi hỏi ở mỗi bộ phận đều phải có kế hoạch hoạt động riêng khơng xa rời mục tiêu 
của doanh nghiệp. Cung ứng và quản lý vật tư là một bộ phận như vậy, cơng tác này 
góp  một  phần rất quan trọng  vào  q trình hoạt động của  doanh nghiệp  và có ảnh 
hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Việc quản lý và sử dụng hợp lý vật tư đều 
rất cần thiết và mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp nhằm hạ giá thành, tăng 
khả năng cạnh tranh, nâng cao uy tín của Cơng ty trên thị trường. 
Vai  trị  của  cung  ứng  vật  tư:  Nguyên  vật  liệu  dùng  vào  sản  xuất  bao  gồm 
nhiều loại nguyên liệu như: nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ... Chúng tham  gia 
một lần  vào chu  kỳ  sản xuất  và cấu thành thực thể sản phẩm, là  một trong những 
yếu  tố  chính  của  q  trình  sản  xuất.  Vì  vậy, nếu  thiếu  ngun  lỉệu  khơng  thể  tiến 
hành được sản xuất. Đảm bảo ngun liệu cho sản xuất thực chất là nghiên cứu một 
trong các yếu tố chủ yếu của sản xuất. Thơng qua việc nghiên cứu này để giúp thấy 
rõ được ưu nhược điểm trong cơng tác cung cấp ngun liệu đồng thời có biện pháp 



 



đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, đúng chủng loại và quy cách phẩm chất. Khơng 
để  xảy  ra  tình  trạng  cung  cấp  thiếu  ngun  liệu  ngừng  sản  xuất,  thừa  nguyên  liệu 
gây ứ đọng vốn sản xuất. 

 
Hình 1.1 Quản trị vật tư
Khái niệm về Nhà cung cấp (Supplier): là các doanh nghiệp có các sản phẩm, 
dịch vụ là ngun liệu đầu vào cho q trình sản xuất và kinh doanh được gọi là nhà 
cung  cấp.  Thơng  thường  nhà  cung  cấp  thường  được  hiểu  là  cung  cấp  nguyên  liệu 
trực  tiếp  cho  quá  trình  sản  xuất  như  vật  liệu  thô,  các  chi  tiết  của  sản  phẩm,  bán 
thành phẩm, phụ tùng thiết bị…..  
Nhà cung cấp tốt khơng chỉ giao hàng đúng chất lượng, đủ số lượng, kịp thời 
gian, với giá cả hợp lý, với thái độ phục vụ tận tâm, ln đảm bảo đầu vào cho sản 
xuất thơng suốt, mà cịn hỗ trợ khách hàng của mình phát triển sản phẩm, phân tích 
giá,  sẵn  sàng  hợp  tác  trong  các  chương  trình  giảm  chi  phí,  áp  dụng  các  kỹ  thuật, 
cơng nghệ tiên tiến…giúp người mua đạt hiệu quả cao hơn. 
Tìm được nhà cung cấp tốt đã khó nhưng việc quản lý nhà cung cấp để nhà 
cung  cấp  giao  hàng  hóa  với  chất  lượng  ổn  định,  đúng  như  thỏa  thuận  trong  hợp 
đồng lại càng khó hơn. Quản lý các nhà cung cấp hiện tại để hàng hóa mua từ các 
nhà cung cấp đạt chất lượng tốt nhất, duy trì được mối quan hệ hợp tác lâu dài với 
nhà cung cấp đạt u cầu từ đó giúp cơng ty xây dựng được nguồn cung ngun vật 
liệu ổn định, bền vững. 



 



1.1.2. Nội dung công tác lựa chọn, đánh giá và quản lý Nhà cung cấp
Tại hầu hết các Nhà máy cơng nghiệp, giá thành của ngun vật liệu chiếm 
tỷ lệ phần trăm lớn trong hình cấu thành giá trị sản phẩm. Ví dụ, trong những cơng 
ty  có  dây  chuyền  sản  xuất  cơng  nghệ  cao,  thì  chi  phí  mua  sắm  vật  tư  và  dịch  vụ 
chiếm tới 80% giá thành sản phẩm. Vì thế việc lựa chọn đúng Nhà cung cấp chính 
là chìa khóa trong q trình mua sắm góp phần giảm giá thành của chuỗi cung ứng.  
Theo Motwani et al., 1999, cơng tác lựa chọn và đánh  giá nhà  cung cấp đã 
trở  thành  một  trong  những  chủ  đề  quan  tâm  trong  nhiều  tài  liệu  về  quản  lý  hoạt 
động sản xuất, đặc biệt là trong mơi trường cơng nghệ sản xuất tiên tiến. Mục tiêu 
chính của q trình lựa chọn nhà cung cấp là để giảm nguy cơ rủi ro cho q trình 
mua sắm, tối đa hóa giá trị tổng thể cho người mua và phát triển sự gần gũi, lâu dài 
mối quan hệ giữa người mua và nhà cung cấp, đó là hiệu quả trong việc giúp đỡ các 
cơng ty để đạt được sản xuất đúng thời hạn"Just-In-Time" (JIT). Ngồi ra, với sự gia 
tăng sử dụng Quản lý chất lượng tồn diện ( Total Quality Management - TQM) và 
sản xuất đúng thời hạn Just-In-Time là khái niệm, câu hỏi của một loạt các cơng ty về 
cơng tác lựa chọn nhà cung cấp đã trở nên cực kỳ quan trọng (theo Petroni, 2000).  
Lựa chọn phương pháp phù hợp để lựa chọn  nhà cung cấp có hiệu quả dẫn 
đến giảm rủi ro cho người  mua  và tăng số lượng các nhà cung cấp dịch vụ JIT  và 
sản xuất TQM. Lựa chọn nhà cung cấp là một trong nhiều tiêu chí để đưa ra quyết 
định (MCDM) mà các nhà cung cấp bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố xung đột. Do 
đó, người quản lý mua sắm phải phân tích thương mại giữa các tiêu chí khác nhau. 
Kỹ thuật MCDM hỗ trợ ra quyết định (TVLK) trong việc đánh giá một tập hợp các 
lựa chọn  thay  thế  (Giữa et  al.,  2006).  Vấn  đề  lựa chọn  nhà  cung  cấp  đã  trở  thành 
một trong những vấn đề quan trọng nhất cho việc thiết lập một hệ thống chuỗi cung 
ứng hiệu quả. Vấn đề lựa chọn nhà cung cấp trong một hệ thống chuỗi cung ứng là 
một quyết định nhóm theo nhiều tiêu chí mà từ đó một số tiêu chí đã được xem xét 

để lựa chọn nhà cung cấp trong các mơ hình quyết định trước đó và hiện tại (ChenTùng  et  al.,  2006).  Người  quản  lý  mua  sắm  phải  tìm  hiểu  một  phương  pháp  phù 
hợp, sau đó sử dụng các phương pháp tốt nhất từ các loại khác nhau của các phương 


 



pháp để lựa chọn đúng nhà cung cấp. 
Weber đã xem xét, chú thích  và phân loại 74 bài báo liên quan  mà đã xuất 
hiện từ năm 1966. Cụ thể những tiêu chí  và  phương pháp phân tích được sử dụng 
trong q trình lựa chọn NCC. Để đáp ứng sự quan tâm về chiến lược sản xuất đúng 
thời gian, phân tích các tác động về thời gian trong việc lựa chọn NCC được nhiều 
tác giả thảo luận, quan tâm 
Degraeve  tập  trung  vào  một  cuộc  lựa  chọn  tổ  hợp  mà  nhà  thầu  có  thể  thể 
hiện sở thích của mình bằng một cái gọi là ma trận thầu đặt hàng. Tác giả đã đưa ra 
một cái nhìn tổng quan về cách bán đấu giá các cơng trình này và xây dựng trên sự 
liên quan của cuộc đấu giá thầu ma trận. Các phương pháp để xác minh xem một nỗ 
lực ma trận cho thỏa mãn một số tài sản liên quan đến lý thuyết kinh tế vi mơ được 
phát triển. Cuối cùng, tác giả nghiên cứu như thế nào một tập hợp các hồ sơ dự thầu 
tùy ý có thể được biểu diễn như là một nỗ lực ma trận 
a. Quy trình và phương pháp lựa chọn NCC 
Bước 1: Tìm kiếm nhà cung cấp  
Bước 2: Khảo sát nhà cung cấp  
Bước 3: Đánh giá tại nhà cung cấp  
Bước  4:  Gửi bảng  yêu  cầu  các  tiêu  chuẩn  chất  lượng,  kĩ  thuật  của  cơng  ty 
cho nhà cung cấp  
Bước 5: Đánh giá kết quả thử nghiệm mẫu của nhà cung cấp  
Bước 6: Cung cấp mẫu đối chiếu và mẫu màu cho nhà cung cấp  
Bước 7: Kiểm tra vật tư đầu vào cho sản xuất hàng loạt  

Bước 8: Theo dõi q trình  
Bước 9: Kiểm tra hàng năm và khắc phục phịng ngừa  
Bước 10: Cải tiến chất lượng nhà cung cấp 


 



 
Hình 1.2 Phương pháp lựa chọn nhà cung cấp
Phương pháp lựa chọn nhà cung cấp là các  mơ hình hoặc các phương pháp 
được sử dụng để tiến hành q trình lựa chọn. Các phương pháp được lựa chọn là 
rất quan trọng đối với q trình lựa chọn tổng thể và có thể ảnh hưởng đáng kể đến 
kết quả lựa chọn. Điều quan trọng là phải hiểu lý do tại sao một Doanh nghiệp chọn 
một  phương  pháp  này  (hoặc  kết  hợp  các  phương  pháp  khác  nhau)  so  với  các 
phương  pháp  khác.  Một  số  phương  pháp  lựa  chọn  nổi  tiếng  đã  được  phát  triển  và 
phân loại theo nhiều học giả trong những năm qua. Cũng có một số phương pháp đã 
được lựa chọn lựa chọn phổ biến trong nhiều năm qua, trong khi một số các phương 
pháp khác chỉ  mới xuất hiện gần đây. Thơng  thường  khi  một Doanh nghiệp đặt ra 
mục tiêu, chiến lược để phát triển hay để lựa chọn một phương pháp tìm kiếm nhà 
cung cấp, thì kết quả là một sự kết hợp giữa các phương pháp khác nhau với những 
điểm  mạnh  khác  nhau  phù  hợp  đáp  ứng  nhu  cầu  lựa  chọn  cụ  thể  của  cơng  ty.  Vì 
vậy, điều quan trọng là để khám phá một loạt các phương pháp lựa chọn khác nhau 
và thảo luận về các ứng dụng khác nhau cho Doanh nghiệp mình. 
Có một vài phương pháp lựa chọn nhà cung cấp có thể tìm trong tài liệu có 
sẵn. Một số tác giả đề xuất mơ hình tuyến tính trọng số trong đó các Nhà cung cấp 
được đánh giá trên một số tiêu chí và trong đó những tiêu chí đánh giá này được kết 
hợp thành một điểm duy nhất như mơ hình phân loại.  



 



Mơ  hình  phân  loại  là  cũng  là  một  phương  pháp  đơn  giản,  nhưng  cũng  là 
nhanh nhất, dễ dàng nhất, và ít tốn kém nhất để thực hiện. Tuy nhiên, nó có thể bị 
ảnh  hưởng  bởi  một  số  lý  do  và  mang  tính  chủ  quan  cao  và  do  đó  nó  thường  là 
khơng chính xác (Petroni, 2000). 
Mơ hình điểm trọng cũng rất dễ dàng thực hiện, linh hoạt, và tương đối hiệu 
quả  trong  việc  tối  ưu  hóa  đưa  ra  các  quyết  định  lựa  chọn  nhà  cung  cấp.  Phương 
pháp này tốn kém hơn phương pháp phân loại, nhưng có xu hướng được khách quan 
hơn, mặc dù nó dựa trên đánh giá của người mua về việc thực hiện cung cấp. Tổng 
số phương pháp tiếp cận chi phí cố gắng để xác định số lượng tất cả các chi phí liên 
quan  đến  việc  lựa  chọn  một  nhà  cung  cấp  trong  đơn  vị  tiền  tệ.  Cách  tiếp  cận  này 
bao gồm tỷ lệ chi phí (Timmerman, 1986) và Tổng chi phí sở hữu (Ellram, 1990).  
Phương pháp tỷ lệ chi phí là rất linh hoạt, nó là một phương pháp phức tạp 
địi hỏi một hệ thống kế tốn chi phí phát triển. Tổng chi phí là mơ hình chính xác, 
đắt tiền để thực hiện  do tính phức tạp  và địi  hỏi nhiều thời  gian hơn  và  khả năng 
xác định các yếu tố quan trọng hơn. Mơ hình lập trình tốn học thường chỉ xem xét 
các tiêu chí định lượng; bao  gồm phương pháp phân tích thành phần chính (PCA) 
và phương pháp Cơng nghệ mạng Neural (ANN). 
Theo Bello (2003), phương pháp phân tích thành phần chính PCA có hai lợi 
thế là có thể truy cập và khả năng xử lý nhiều thuộc tính mâu thuẫn. Mơ hình Cơng 
nghệ mạng Neural ANN thì tiết kiệm về tiền bạc và thời gian. Sự yếu kém của mơ 
hình này là nó địi hỏi phần mềm chun dụng và u cầu nhân viên đủ điều kiện là 
chun  gia  về  chủ  đề  này.  Trong  những  năm  qua,  các  nhà  nghiên  cứu  đã  bắt  đầu 
phân loại và nhóm các phương pháp lựa chọn nhà cung cấp cá nhân thành  một số 
hạng mục lớn hơn, với mỗi phân loại có cả ưu và nhược điểm.  
Phương  pháp  lý  thuyết  tiện  ích  nhiều  thuộc  tính  (MAUT)  có  lợi  thế  mà  nó 

cho phép các chun gia xây dựng chiến lược mua tìm nguồn cung ứng khả thi và 
có  khả  năng  xử  lý  nhiều  thuộc  tính  mâu  thuẫn.  Tuy  nhiên,  phương  pháp  này  chỉ 
được sử dụng để lựa chọn nhà cung cấp quốc tế, nơi mà mơi trường là phức tạp và 
nguy hiểm (Bross và Zhao, 2004). Theo Chen-Tùng et al. (2006), các biện pháp tiếp 


 

10 

cận logic mờ để đánh giá hiệu suất nhà cung cấp. Cách tiếp cận này có thể giúp đưa 
ra quyết định (DM) để tìm ra các thứ tự thích hợp từ mỗi nhà cung cấp.  
Một phương pháp hữu ích khác là Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP), đưa 
ra phương pháp quyết định sự phát triển giải pháp thay thế ưu tiên khi nhiều tiêu chí 
phải được xem xét và cho phép người ra quyết định để cơ cấu vấn đề phức tạp trong 
các hình thức của một hệ thống phân cấp, hoặc thiết lập một mức độ tích hợp. 

 
Hình 1.3. Sơ đồ cấu trúc thứ bậc (Saaty, T.L., 1980)
Phương pháp phân tích thứ bậc AHP tương đối là đơn giản để sử dụng và dễ 
hiểu. Phương pháp này kết hợp các tiêu chí định tính và định lượng. Một đánh giá 
trong 1 tài liệu về lựa chọn nhà cung cấp cho thấy rằng phương pháp AHP là  một 
trong  những  phương  pháp  phổ  biến  nhất  là  áp  dụng  trong  thực  tế.  AHP  là  một 
phương pháp lý tưởng để xếp hạng lựa chọn thay thế khi nhiều tiêu chí có mặt trong 
q  trình  ra  quyết  định.  AHP  được  giới  thiệu  bởi  (Saaty,  1980).  Đã  có  thảo  luận 
rộng rãi về tính hiệu quả và hiệu lực thực nghiệm lý thuyết của kỹ thuật này. Tương 
tự như của  các  MAUT,  AHP  cho  phép  người  ra  quyết  định  để  cơ  cấu  các  vấn  đề 
phức tạp trong các hình thức của một hệ thống phân cấp quyết định. Hệ thống phân 
cấp  thường  bao  gồm  ba  cấp  độ  khác  nhau,  trong  đó  bao  gồm  các  mục  tiêu,  tiêu 
chuẩn, và lựa chọn thay thế. 

AHP thường được coi là một phương pháp lựa chọn nhà cung cấp vì nó cho 
phép quyết định để xếp hạng các nhà cung cấp dựa trên tầm quan trọng tương đối 
của các tiêu chuẩn và sự phù hợp của các nhà cung cấp. AHP là một phương pháp 
ra  quyết  định  đa  mục  tiêu  được  đề  xuất  bởi  Saaty  (1980).  Dựa  trên  so  sánh  cặp, 


 

11 

AHP  có  thể  được  mơ  tả  với  3  ngun  tắc  chính:  phân  tích,  đánh  giá  và  tổng  hợp. 
AHP cung cấp một phương pháp để xếp hạng dựa trên những đánh giá của người ra 
quyết định liên quan đến tầm quan trọng của các tiêu chí và mức độ mà họ được đáp 
ứng của mỗi thay thế. Vì lý do này, AHP là lý tưởng cho các vấn đề lựa chọn nhà 
cung cấp. Hệ thống cấp bậc vấn đề vay chính nó để phân tích dựa trên tác động của 
một cấp trên cấp trên trực tiếp. Q trình bắt đầu bằng cách xác định tầm quan trọng 
tương  đối  của  các  tiêu  chí  trong  việc  đáp  ứng  các  mục  tiêu.  Tiếp  theo,  tập  trung 
chuyển sang đo mức độ mà các lựa chọn thay thế đạt được cho từng chỉ tiêu. Cuối 
cùng,  kết quả của hai phân tích được  tổng hợp để tính tốn tầm quan trọng tương 
đối  của  các  lựa chọn  thay  thế  trong  việc  đáp  ứng  mục  tiêu.  Sự đánh  giá  công  tác 
quản lý được sử dụng để hướng tới sự tiếp cận AHP (Yusuff et al., 2001). 

 
Hình 1.4. Phân phối các giấy tờ xem xét về việc sử dụng phương pháp AHP
trong những năm qua
Những đánh giá được thể hiện trong điều kiện so sánh cặp của các mặt hàng 
trên một mức độ nhất định của hệ thống phân cấp đối với tác động của cấp trên trực 
tiếp với. So sánh cặp thể hiện tầm quan trọng tương đối của  một  mặt hàng này so 
với mặt hàng khác trong việc đáp ứng mục tiêu hoặc tiêu chí. Mỗi cặp so sánh đại 
diện cho một ước tính của tỷ lệ trọng lượng của hai tiêu chí được so sánh. Vì AHP 

sử dụng một quy mơ tỷ lệ cho phán đốn của con người, trọng lượng thay thế phản 
ánh tầm quan trọng tương đối của các tiêu chí trong việc đạt được mục tiêu của hệ 


 

12 

thống phân cấp (Maggie và Tummala, 2001). 
Việc sử dụng AHP đang gia tăng theo thời gian. Có rất nhiều các tạp chí, bài 
viết  được  đưa  ra  về  chủ  đề  này.  Omkarprasad,  và  Kumar,  năm  2006  đã  viết  một 
đánh  giá  xuất  sắc  và  thể  hiện  dụng  tỷ  lệ  phần  trăm  việc  về  sử dụng  phương  pháp 
AHP theo thời gian như trong Figure 1. 
Theo  tài  liệu  Phân  tích  định  lượng  trong  quản  trị  của  PGS.TS  Nhâm  Văn 
Tốn, thì phương pháp lựa chọn chính là giải bài tốn ra quyết định phụ thuộc nhiều 
yếu  tố,  trong  đó sử dụng  phương  pháp  thế  trội  là dùng  cách  so  sánh cặp  với  nhiều 
phương án lựa chọn khác nhau. Ngun tắc của phương pháp này cũng khá đơn giản, 
chỉ cần so sánh từng cặp phương án xem phương án nào vượt trội hơn phương án kia 
về từng thuộc tính và phương án nào vượt trội tất cả phương án khác ở mọi thuộc tính 
thì đương nhiên nó sẽ là phương án mà cơng ty đưa ra quyết định tuyển chọn. 
Ngồi ra cịn một số các u cầu và tiêu chí tác động đến cơng tác lựa chọn 
Nhà cung cấp đó là: 
Các u cầu đối với Nhà cung cấp 
-

Đảm bảo chất lượng sản phẩm và yếu tố chú trọng đầu tư, cải tiến. 

-

Giá  cả  cạnh  tranh,  thời  gian  giao  hàng  nhanh  chóng.  Sẵn  sàng  sẻ  chia  khó 


khăn trong những giai đoạn biến động của thị trường, nhằm mục đích mang lại một 
dịch vụ mang tình ổn định và ngày càng cao cho khách hàng. 
-

Phát  triển  mang  tính  bền  vững,  dung  hịa  giữa  lợi  ích  con  người  và  mơi 

trường,  khơng  sử  dụng  lao  động  trẻ  em,  không  thải  chất  thải  công  nghiệp  ra  mơi 
trường, có quỹ tái đầu tư. 
Những tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp: 
Đội  ngũ  chun  nghiệp  và  tập  trung  vào  một  lĩnh  vực –  Các  nhà  cung  cấp 
hàng đầu có những người đại diện bán hàng  hiểu biết sâu rộng  về lĩnh  vực  và sản 
phẩm của họ. 
Hỗ  trợ  tận  tình –  Những  nhà  cung  cấp  chuyên  nghiệp  sẽ  chỉ  định  cho  mỗi 
khách  hàng  một  người  quản  lý  chịu  trách  nhiệm  hỗ  trợ  và  giải  quyết  các  vấn  đề 
khách hàng đó gặp phải. Chúng tơi đã từng làm việc với những nhà cung cấp khơng 


 

13 

chỉ định người phụ trách cho từng khách và chúng tơi rất ghét như vậy. Các vấn đề 
sẽ mất nhiều thời gian giải quyết hơn, và chúng tơi thường phải van nài họ để ý tới 
vấn đề. Việc có người chun trách là rất quan trọng. 
Đầu tư vào cơng nghệ – Mặc dù có nhiều nhà cung cấp tốt sở hữu trang web 
lỗi thời, nhưng nếu họ hiểu lợi ích và đầu tư mạnh vào cơng nghệ thì sẽ dễ làm việc 
hơn nhiều. Các tính năng như tình trạng kho hàng theo thời gian thực, danh mục sản 
phẩm dễ nhìn, nhập dữ liệu đơn hàng dễ chỉnh sửa hay tìm kiếm lịch sử đơn hàng… 
sẽ làm cho việc làm việc với các nhà cung cấp trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. 

Có  thể  đặt  hàng  qua  email –  Điều  này  nghe  có  vẻ  như  chỉ  là  vấn  đề  nhỏ. 
nhưng việc phải gọi điện mỗi khi muốn đặt hàng – hay đặt bằng tay trên website – 
khiến cho q trình đặt hàng trở nên rất tốn thời gian. 
Vị trí trung tâm – Nếu bạn ở  một nước lớn như nước Mỹ, sẽ rất có lợi nếu 
hợp tác với một nhà cung cấp có vị trí trung tâm, bởi gói hàng sẽ đến được trên 90% 
lãnh  thổ  trong  vòng  2-3  ngày  làm  việc.  Trong  khi  nếu  nhà  cung  cấp  ở  xa  xơi,  thì 
đơn hàng có khi phải mất hơn một tuần để tới nơi. Như vậy các nhà cung cấp có vị 
trí trung tâm giúp tiết kiệm thời gian, cũng như tiền phí vận chuyển. 
Tổ chức tốt và hiệu quả – Một số nhà cung cấp có đội ngũ nhân viên tài năng 
và hệ thống trơn tru, dẫn tới quy trình cung ứng nhanh chóng và ít lỗi. Nhưng cũng 
có nhiều nhà cung cấp rất tồi, hay gửi nhầm hay làm hỏng hàng hố, khiến bạn khóc 
khơng ra nước mắt. Tuy nhiên, vấn đề là sẽ rất khó biết được một nhà cung cấp chất 
lượng tới đâu nếu khơng thực sự làm việc thử với họ. 
b. Các phương pháp đánh giá Nhà cung cấp 
Đánh  giá chất lượng  nhà cung cấp hiện tại của cơng ty là  một trong những 
nhân tố quan trọng. Dựa vào kết quả đánh giá để cơng ty quyết định tiếp tục quan hệ 
hợp  tác  hay  chấm  dứt  hợp  tác  với  một  nhà  cung  cấp.  Để  cơng  ty  có  được  nguồn 
cung ứng vật tư ổn định về chất lượng, giá cả thì cơng ty cần phải có những chính 
sách hỗ trợ nhà cung cấp nâng cao chất lượng sản phẩm  vừa  giúp  xây dựng được 
quan  hệ  hợp  tác  vừa  giúp  nâng  cao  chất  lượng  sản  phẩm  làm  ra.  Sau  đây  là  các 
phương pháp để đánh giá các nhà cung cấp theo quy trình và tiêu chí đã lựa chọn.


 

14 

 
Hình 1.5a Các phương pháp đánh giá nhà cung cấp
Đánh giá theo phương pháp thu thập thơng tin về các nhà cung cấp: 

- Xem lại hồ sơ lưu trữ về các nhà cung cấp.  
- Các thơng tin trên mạng internet, báo, tạp chí, các trung tâm thơng tin.  
- Các thơng tin có được qua các cuộc điều tra.  
- Phỏng vấn các nhà cung cấp, người sử dụng vật tư.  
- Xin ý kiến các chun gia. 
- Xử lý, phân tích, đánh giá ưu, nhược điểm của từng nhà cung cấp. 
- So sánh với tiêu chuẩn đặt ra, trên cơ sở đó lập danh sách những nhà cung 
cấp đạt u cầu. 
- Đến thăm các nhà cung cấp, thẩm định lại những thơng tin thu thập được. 
- Chọn nhà cung cấp chính thức. 
- Giai đoạn chuẩn bị. 
- Giai đoạn tiếp xúc. 
- Giai đoạn đàm phán. 
- Giai đoạn kết thúc đàm phán. 
- Giai đoạn rút kinh nghiệm 


 

15 

 
Hình 1.5b Các phương pháp đánh giá nhà cung cấp
Đánh giá theo phương pháp phân tích dữ liệu về các nhà cung cấp: 
Nhà cung cấp

Điểm tối đa mức
độ ảnh hưởng

A


B

C

Hiểu vấn đề  

10 







Phương pháp cơng nghệ  

20 

19 

16 

16 

Trang thiết bị, máy móc  










Trình  độ  tay  nghề  của  kỹ  sư, 
cơng nhân  









Dịch  vụ  chăm  sóc  khách  hàng: 
Bảo trì, bảo hành… 









Khả  năng  đáp  ứng  lịch  giao 
hàng  


20 

20 

16 

15 

Giá cả  

20 

16 

20 

15 

Năng lực tài chính  

10 

10 





Quy trình kiểm sốt chất lượng  


10 







Tổng số điểm  

100

91

87

77

Các nhân tố


×