Tải bản đầy đủ (.doc) (163 trang)

Biện pháp nâng cao lượng vận động trong giờ thể dục cho trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non 19 5 thành phố hồ chí minh​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 163 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Hồ Võ Hồng Hồng Lâm

BIỆN PHÁP NÂNG CAO LƯỢNG VẬN ĐỘNG TRONG
GIỜ THỂ DỤC CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI TRƯỜNG
MẦM NON 19/5 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Hồ Võ Hồng Hồng Lâm

BIỆN PHÁP NÂNG CAO LƯỢNG VẬN ĐỘNG TRONG
GIỜ THỂ DỤC CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI TRƯỜNG
MẦM NON 19/5 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)
Mã số

: 8140101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BÙI THỊ VIỆT


Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn này do quá trình học tập và nghiên cứu
khoa học của chính bản thân dưới sự hướng dẫn tận tình của TS. Bùi Thị Việt.
Vì vậy, kết quả nghiên cứu trong luận văn này của bản thân tơi là hồn tồn
trung thực và chưa có bất kỳ cơng trình nào cơng bố.

TP. HCM, Tháng 9 năm 2018
Tác giả

Hồ Võ Hoàng Hồng Lâm


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Phịng Sau Đại học, Khoa
Giáo dục mầm non, đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu
trong thời gian được học tập tại trường; cảm ơn các Thầy/Cơ đã nhiệt
tình giảng dạy và truyền thụ kiến thức các môn chuyên ngành.

Kế đến, tôi xin gửi lời cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của Ban giám
hiệu, các đồng nghiệp và các cháu của các trường mầm non đặc biệt là
trường Mầm non 19/5 thành phố đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành
luận văn này.
Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Bùi Thị
Việt – giáo viên hướng dẫn và cũng là người bạn đã luôn bên cạnh
hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn một cách tốt nhất.

Vì đây là lần đầu tơi mới thực hiện luận văn nên chắc chắn sẽ có
nhiều hạn chế và thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình
của Q Thầy/Cơ để luận văn của tơi được hồn thiện hơn. Và tơi
cũng mong sao luận văn của tôi sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo
cần thiết cho những cơng trình nghiên cứu trong tương lai.
Trân trọng cảm ơn.
Tp. HCM, tháng 9 năm 2018
Tác giả

Hồ Võ Hoàng Hồng Lâm


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU......................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON...........9
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................... 9
1.1.1. Trên thế giới................................................................................9
1.1.2. Tại Việt Nam.............................................................................14
1.2. Hệ thống các khái niệm công cụ................................................................19
1.2.1. Vận động...................................................................................19
1.2.2. Kĩ năng vận động......................................................................21
1.2.3. Lượng vận động........................................................................ 25
1.2.4. Giờ thể dục của trẻ ở trường mầm non..................................... 29

1.2.5. Biện pháp nâng cao lượng vận động trong hoạt động giáo dục
phát triển vận động/giờ thể dục................................................ 41
1.3. Các yếu tố có ảnh hưởng đến lượng vận động của trẻ trong giờ thể dục
ở trường mầm non.......................................................................................44
1.4. Đặc điểm phát triển vận động của trẻ 5-6 tuổi.............................................44
1.5. Mục tiêu phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi................................................45
1.6. Các chương trình giáo dục phát triển vận động du nhập............................. 49
Tiểu kết chương 1......................................................................................52


Chương 2. THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO LƯỢNG VẬN ĐỘNG TRÊN
GIỜ THỂ DỤC CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI MỘT SỐ
TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH............................................................................ 53
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng.................................................................... 54
2.1.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng............................................... 54
2.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực trạng...............................................54
2.1.3. Nội dung khảo sát..................................................................... 55
2.1.4. Mô tả phương pháp khảo sát - chọn mẫu..................................55
2.2. Kết quả điều tra thực trạng lượng vận động trong giờ thể dục cho trẻ 56 tuổi tại các trường mầm non.................................................................... 57
2.2.1. Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp điều tra..................... 57
2.2.2. Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp quan sát....................73
2.2.3.

Kết quả nghiên cứu sản phẩm (kế hoạch, giáo án thể dục) của
giáo viên..................................................................................76

2.2.4. Kết quả mức độ phát triển kỹ năng vận động của trẻ trong giờ
thể dục.....................................................................................83
Tiểu kết chương 2......................................................................................85

Chương 3.

THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO
LƯỢNG VẬN

ĐỘNG

TRONG GIỜ THỂ

DỤC

CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON 19/5
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH..........................................87
3.1. Vài nét về cơ sở giáo dục được nghiên cứu - trường Mầm non 19/5
thành phố.....................................................................................................87
3.2. Các căn cứ và nguyên tắc đề xuất biện pháp............................................... 88
3.2.1. Căn cứ....................................................................................... 88
3.2.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp:..................................................89


3.3. Xây dựng một số biện pháp nhằm nâng cao lượng vận động cho trẻ 5-6
tuổi trên giờ thể dục.................................................................................... 94
3.3.1. Đề xuất biện pháp..................................................................... 94
3.3.2. Hình thức thực hiện...................................................................95
3.4. Tổ chức thử nghiệm................................................................................. 101
3.4.1. Mục đích thử nghiệm..............................................................101
3.4.2. Thời gian và địa điểm thử nghiệm.......................................... 101
3.4.3. Nội dung thử nghiệm.............................................................. 101
3.4.4. Điều kiện để tiến hành thử nghiệm.........................................101
3.4.5. Cách đánh giá thử nghiệm...................................................... 102

3.4.6. Tiến hành thử nghiệm............................................................. 102
3.4.7. Đánh giá kết quả thử nghiệm..................................................103
3.5. Kết quả kiểm tra sau thử nghiệm.............................................................114
3.6. Khảo sát tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp........................120
Tiểu kết chương 3....................................................................................123
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM.............................................124
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................129
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Trình độ chun mơn của GVMN dạy lớp 5-6 tuổi........................53

Bảng 2.2.

Trình độ chun mơn của GVMN dạy lớp 5-6 tuổi........................59

Bảng 2.3.

Mối liên quan giữa (KLVĐ) và (CĐVĐ)........................................62

Bảng 2.4.

Sự cần thiết của việc đánh giá mức độ phát triển thể chất của trẻ

5-6 tuổi
Bảng 2.5.


63

Tầm quan trọng của thời gian chuẩn bị cho việc tổ chức VĐCB

trong giờ thể dục cho trẻ 5-6 tuổi

65

Bảng 2.6.

Hình thức tổ chức giúp cho lượng VĐ được tăng cao....................67

Bảng 2.7.

Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng VĐ của trẻ trong giờ thể dục......72

Bảng 2.8.

Bảng tổng kết lượng vận động chung của giờ thể dục....................74

Bảng 2.9.

Tổng hợp kết quả khảo sát giáo án về loại giờ thể dục giáo viên

thường tổ chức

77

Bảng 2.10. Bảng tổng kết kế hoạch giáo dục....................................................80
Bảng 3.1.


Lượng vận động trong (HĐC) và (HĐ VĐCB) của trẻ nhóm
ĐC và nhóm TN trước TN

Bảng 3.2.

103

Kết quả thực hiện từng bài tập vận động và lượng vận động trên

giờ thể dục của trẻ nhóm ĐC và TN trước TN

105

Bảng 3.3.

Kế hoạch thử nghiệm các biện pháp.............................................110

Bảng 3.4.

Kết quả lượng vận động thực hiện trên từng bài tập vận động
trong giờ thể dục của trẻ nhóm TN sau thử nghiệm 115

Bảng 3.5.

Kết quả lượng vận động thực hiện trên từng bài tập vận động
trong giờ thể dục của trẻ nhóm ĐC và TN sau TN 118

Bảng 3.6.


Bảng thống kê tính khả thi và cấp thiết của các biện pháp (N=10)

120


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1.

Thống kê về thâm niên công tác và số năm dạy lớp 5-6 tuổi

của giáo viên mầm non (GVMN)

60

Biểu đồ 2.2.

Các thành phần của lượng vận động.......................................61

Biểu đồ 2.3.

Thời gian hợp lý cho việc tổ chức hướng dẫn vận động.........66

Biểu đồ 2.4.

Ưu tiên thời gian cần thiết để tổ chức hoạt động trong
giờ TD

Biểu đồ 2.5.

69


Tầm quan trọng của việc nâng cao lượng vận động trong
giờ thể dục 70

Biểu đồ 2.6.

Lượng vận động thực hiện trong vận động cơ bản của giờ
dạy vận động mới 75

Biểu đồ 2.7.

Lượng vận động thực hiện trong vận động cơ bản của giờ
củng cố 2 kỹ năng cũ

75

Biểu đồ 2.8.

Đánh giá về thời gian..............................................................78

Biểu đồ 2.9.

Tổng hợp kết quả khảo sát hình thức tổ chức giờ thể dục
giáo viên thường sử dụng 79

Biểu đồ 2.10. Tổng hợp kết quả mức độ phát triển kỹ năng vận động của
trẻ trên giờ thể dục 83
Biểu đồ 3.1.

Lượng vận động trong hoạt động chung (HĐC) và trong

thời gian thực hiện vận động cơ bản (HĐ VĐCB) của trẻ
nhóm ĐC và nhóm TN trước TN

Biểu đồ 3.3.

104

Kết quả lượng vận động thực hiện trên từng bài tập vận
động trong giờ thể dục của trẻ nhóm TN sau 118


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ bao gồm 5 mặt,
trong đó khơng thể thiếu hoạt động phát triển vận động của trẻ mầm non, vì một
cơ thể phát triển khỏe mạnh mới có thể tiếp thu và lĩnh hội kiến thức mới một
cách dễ dàng. Cơ thể của trẻ đang phát triển cần được vận động để được khỏe
mạnh và lớn lên. Và để đáp ứng được nhu cầu này thì điều kiện rất cần thiết để
cơ thể trẻ được phát triển đó là được hoạt động. Trường mầm non là nơi mà ở đó
trẻ có được một chế độ vận động hợp lý, phù hợp với kinh nghiệm vận động; sở
thích, mong muốn và khả năng của cơ thể trẻ; từ đó sẽ đảm bảo việc thỏa mãn
nhu cầu sinh học của trẻ, giúp trẻ phát triển một cách tồn diện.

Khơng chỉ ở nước ta mà ở tất cả các nước trên Thế giới đều xem giáo
dục mầm non là nấc thang đầu tiên trong sự nghiệp giáo dục con người và
tiêu chí này được ngành giáo dục Việt Nam đã và đang hướng đến. Trong đó,
giáo dục thể chất cho trẻ em được xem là nội dung quan trọng hàng đầu, đặt
nền móng cho sự phát triển về thể lực lẫn trí lực và thúc đẩy sự phát triển toàn

diện của trẻ.
Theo nghiên cứu của nhóm tác giả người Việt Nam gồm Nguyễn Bá Minh,
Nguyễn Thị Mỹ Trinh, Bùi Thị Việt, Nguyễn Thị Thu Hà, Hồng Thị Dinh, đã
nghiên cứu, tìm hiểu về đặc điểm phát triển và khả năng vận động của trẻ 5-6
tuổi như sau: “Nhìn chung, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có khả năng thực hiện tốt tất cả
các vận động cơ bản, các vận động khó, vận động tinh với yêu cầu cao hơn và sự
phối hợp vận động trở nên chính xác hơn” (Nguyễn Bá Minh, Nguyễn Thị Mỹ
Trinh, Bùi Thị Việt, Nguyễn Thị Thu Hà, Hồng Thị Dinh, 2015).
Cịn trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi đã khẳng định, trẻ 5 tuổi phải
có khả năng thể hiện sức mạnh, sự nhanh nhẹn và dẻo dai của cơ thể như: Chạy
nhanh 18m trong khoảng thời gian 5-7 giây, chạy liên tục 150m không hạn chế


2

thời gian. Như vậy, ở độ tuổi này đòi hỏi trẻ phải có khả năng nhanh nhẹn,
tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động ở trường mầm non cũng như ở
gia đình. Rèn luyện thể lực đều đặn, có hệ thống sẽ giúp cơ thể phát triển tồn
diện, nâng cao khả năng đề kháng. Trẻ khỏe mạnh, thể chất phát triển tốt sẽ
nhanh nhẹn, tích cực trong mọi hoạt động, tích cực tham gia tìm hiểu, khám
phá mơi trường xung quanh. Điều này chứng tỏ giờ học thể dục có ý nghĩa
quan trọng trong việc rèn luyện thể lực cho trẻ, giúp trẻ có một cơ thể khỏe
mạnh, cân đối và hài hòa.
Việc xây dựng kế hoạch giáo dục thể chất cho trẻ ở trường mẫu giáo phụ
thuộc nhiều vào yếu tố khác nhau như nhận thức đúng đắn của người làm
công tác quản lý trường mầm non, điều kiện cơ sở vật chất, trình độ chun
mơn, khả năng tổ chức của giáo viên… Tuy nhiên, hiện nay ở rất nhiều
trường mầm non, việc tổ chức giờ hoạt động thể dục cho trẻ chỉ chiếm 01 giờ
trong tổng số giờ hoạt động trong tuần của trẻ và thời lượng học của mỗi giờ
là từ 30 đến 35 phút. Trong mỗi giờ thể dục, ngoài các hoạt động chung cho

cả lớp bao gồm khởi động, bài tập phát triển chung, trị chơi vận động, hồi
tĩnh thì phần “Vận động cơ bản” phải tổ chức như thế nào mới phát huy tối đa
lượng vận động cho trẻ trong giờ học này là vấn đề mà không phải giáo viên
nào cũng có thể quan tâm và thực hiện được.
Bên cạnh đó, việc nắm vững phương pháp dạy học như thế nào để phát
huy tối đa lượng vận động cho trẻ trong giờ thể dục cũng được giáo viên thực
hiện qua loa, hình thức. Đa phần giáo viên hay sử dụng các hình thức như lần
lượt, luyện tập cá nhân,… trong giờ thể dục. Chính vì thế mà lượng vận động
của trẻ trong giờ thể dục thường khơng cao, cịn rất nhiều khoảng “thời gian
chết” khi trẻ chờ đợi đến lượt của mình mới được thực hiện vận động hay
giáo viên sửa sai cho trẻ quá lâu,....


3

Trong quá trình quan sát thực tế việc tổ chức hoạt động phát triển vận
động cho trẻ 5 - 6 tuổi, đặc biệt là trên giờ thể dục hiện nay khá phổ biến tình
trạng trẻ rất ít có cơ hội tham gia vận động, nội dung và hình thức tổ chức giờ
thể dục cịn đơn điệu, mang tính chất hình thức, trẻ tham gia vận động với
tâm thế bắt buộc phải phục tùng theo yêu cầu, mệnh lệnh của cô, chưa thật sự
cảm thấy thoải mái như là đang được vui chơi cùng với cô; giáo viên thiếu
điều kiện để quan tâm đến từng cá nhân trẻ, chưa chú ý đến nhu cầu và hứng
thú của trẻ vì số lượng trẻ trong lớp thường quá đông. Nhiều giáo viên chưa
lựa chọn được hình thức tổ chức hoạt động vận động phù hợp với từng hoạt
động nhằm tận dụng thời gian tối đa cho việc rèn luyện kỹ năng vận động của
trẻ dẫn đến trẻ không hứng thú và không ham thích đối với các hoạt động phát
triển vận động. Chính những điều đó cũng đã tác động tới chất lượng hình
thành, củng cố và hồn thiện kỹ năng, kỹ xảo vận động cũng như tố chất thể
lực của trẻ mầm non. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do
chưa có sự quan tâm, chú trọng đúng mức đến việc tổ chức hoạt động phát

triển vận động cho trẻ mầm non, thiếu đầu tư cơ sở vật chất, chưa chú ý đến
việc xây dựng môi trường phát triển vận động, việc tổ chức thực hiện giờ thể
dục cho trẻ như thế nào sẽ phát huy tối đa lượng vận động cho trẻ nhằm giúp
trẻ có được một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, sẵn sàng để học hỏi và tiếp thu
các kiến thức mới cũng là vấn đề rất cần được quan tâm hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Biện
pháp nâng cao lượng vận động trong giờ thể dục cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi tại trường mầm non 19/5 thành phố Hồ Chí Minh”.


4

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng đảm bảo lượng vận động trong giờ thể dục cho trẻ
5-6 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.Trên cơ
sở đó đề xuất một số biện pháp giáo dục nhằm tăng lượng vận động trong giờ
thể dục cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non 19/5 thành phố Hồ Chí Minh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Tổ chức rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5-6 tuổi trên giờ học
thể dục
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Tổ chức nâng cao lượng vận động trong giờ thể dục cho trẻ 5-6 tuổi tại
trường mầm non 19/5 thành phố Hồ Chí Minh.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Lượng vận động trong giờ thể dục sẽ được nâng cao nếu giáo viên biết:
Lựa chọn phương pháp, biện pháp giảng dạy hợp lí.
- Hình thức tổ chức luyện tập đa dạng, phù hợp với mức độ phát triển thể
chất, kỹ năng vận động và tố chất thể lực của trẻ và thực tế của lớp.
- Môi trường tổ chức, đồ dùng luyện tập phong phú, đa dạng.

- Kích thích được tính hứng thú, say mê luyện tập ở trẻ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài và các khái niệm
công cụ như: lượng vận động trong giờ thể dục, biện pháp nâng cao lượng
vận động trong giờ thể dục cho trẻ 5-6 tuổi, cơng thức tính lượng vận động,…
5.2. Nghiên cứu thực trạng tổ chức giờ thể dục của trẻ, thực trạng lượng
vận động trong giờ thể dục cho trẻ 5-6 tuổi.
5.3. Đề xuất và thử nghiệm việc tổ chức nâng cao lượng vận động trong
giờ thể dục cho trẻ 5-6 tuổi.


5

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nghiên cứu lý thuyết
Tổng hợp lý thuyết về đảm bảo lượng vận động cho trẻ trên giờ thể dục
của trẻ 5-6 tuổi.
6.2. Giới hạn nghiên cứu thực tiễn
- Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng đảm bảo lượng vận động
trong giờ thể dục của trẻ 5-6 tuổi tại các lớp Lá của các trường mầm non
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: Trường Mầm non 19/5 thành phố
quận 1, trường Mầm non Nguyễn Thái Bình quận 1, trường Mầm non
Vàng Anh quận 8, trường Mầm non Sơn Ca quận 5, trường Mầm non
Vàng Anh quận 10, trường Mầm non Hoàng Mai III quận 8, trường Mầm
non Trăng Nhỏ huyện Bình Chánh và quận Bình Tân.
- Khách thể nghiên cứu: (Mục 3.1, trang 4)
- Địa bàn nghiên cứu: Trường Mầm non 19/5 thành phố (số 94 Nguyễn
Đình Chiểu, phường Đakao, quận 1).
- Số lượng nghiên cứu: 02 lớp Lá (Lá 1 và Lá 2) trường Mầm non 19/5
thành phố

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận
Nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành, giáo trình để làm cơ sở lý luận cho

đề tài nghiên cứu như: lượng vận động của trẻ 5-6 tuổi trong giờ thể dục, các
điều kiện cần thiết để giúp nâng cao lượng vận động cho trẻ 5-6 tuổi.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
a)

Mục tiêu: thu thập thông tin về tổ chức trong giờ học thể dục đảm bảo

lượng vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, xác định thực trạng đảm bảo lượng
vận động trong giờ thể dục cho trẻ 5-6 tuổi.


6

b) Nội dung: Tìm hiểu một số thơng tin về tổ chức giờ học thể dục, nhận
thức của giáo viên nhằm nâng cao lượng vận động cho trẻ 5-6 tuổi.
c) Đối tượng: Giáo viên
d) Cách thức: phát phiếu, tổng kết và phân tích dữ liệu.
7.2.2. Phương pháp quan sát
a) Mục tiêu: Quan sát nhằm tìm hiểu thực trạng đảm bảo lượng vận động
trong giờ thể dục của trẻ 5-6 tuổi tại 5 trường mầm non trên địa bàn Quận 1,
8, Bình Chánh, Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh.
b) Nội dung: Quan sát việc sử dụng thời gian để chuẩn bị, hướng dẫn,
hình thức tổ chức và thời gian thực hiện vận động của trẻ, qua đó đánh giá
lượng vận động tối đa, tối thiểu, trung bình trong giờ thể dục của trẻ 5-6 tuổi.
c) Đối tượng: 20 giờ học thể dục lớp 5-6 tuổi tại 5 trường mầm non trên

địa bàn thành phố Hồ CHí Minh.
d) Cách thức: Sử dụng các tiêu chí sau đây để nhận xét về việc đảm bảo
lượng vận động trên giờ học:
+ Tiêu chí 1: Xác định thời gian tổ chức thực hiện vận động cơ bản
+ Tiêu chí 2: Xác định các hình thức tổ chức thực hiện vận động cơ
bản và hiệu quả của các hình thức đó
+ Tiêu chí 3: Xác định thời gian thực hiện vận động cơ bản trong giờ
học của cả lớp
+ Tiêu chí 4: Xác định thời gian thực hiện vận động cơ bản trong giờ
học của từng trẻ - số lần trẻ thực hiện vận động
7.2.3. Phương pháp phân tích sản phẩm giáo dục
a) Mục tiêu: thu thập, phân tích giáo án và kế hoạch giáo dục về thực
trạng tổ chức lượng vận động cho trẻ 5-6 tuổi trong giờ thể dục.
b) Nội dung: Tìm hiểu về việc xác định lượng vận động của trẻ trên giờ
thể dục (số lần thực hiện) và kế hoạch tổ chức thời gian cho trẻ vận động.


7

c) Đối tượng: 05 kế hoạch giáo dục và 70 giáo án tổ chức giờ thể dục ở 5
lớp 5-6 tuổi của giáo viên 5 trường mầm non thuộc địa bàn Quận 1, 5, 10, 8.
d) Cách thức: Sử dụng các tiêu chí sau đây để phân tích kế hoạch, giáo
án:
+ Tiêu chí 1: Xác định thời gian tổ chức thực hiện vận động cơ bản
+ Tiêu chí 2: Xác định các hình thức tổ chức
7.2.4. Phương pháp sử dụng bài tập đánh giá mức độ phát triển kỹ
năng vận động của trẻ
a) Mục tiêu: xác định kỹ năng vận động của trẻ
b) Nội dung: sử dụng bài tập đánh giá kỹ năng “Bật xa 40-50 cm”
c) Đối tượng: 50 trẻ lớp Lá 2 trường Mầm non 19/5 thành phố

d) Cách thức: trẻ thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, quan sát, ghi chép
7.3. Phương pháp thử nghiệm
a) Mục tiêu: kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của
đề tài.
b) Nội dung: cách thức tổ chức nâng cao lượng vận động trong giờ thể
dục cho trẻ 5-6 tuổi.
c) Đối tượng: 2 lớp Lá của trường Mầm non 19/5 thành phố (1 lớp đối
chứng và 1 lớp thử nghiệm).
d) Cách thức: tổ chức giờ học, quan sát, ghi chép, phân tích, tổng kết.
7.4. Phương pháp thống kê tốn học
a) Mục tiêu: Thu thập các số liệu từ việc điều tra và kết quả thực nghiệm.
Từ đó giúp nâng cao lượng vận động trong giờ thể dục cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi tại trường mầm non 19/5 thành phố.
b) Nội dung: sử dụng phần mềm Excel để tính tốn các số liệu thu thập
được
c) Đối tượng: các phiếu quan sát, dự giờ, giáo án,...


8

d) Cách thức: Sử dụng phần mềm Excel để tính toán các số liệu sau khi
thu thập được từ việc điều tra và kết quả thử nghiệm
8. Đóng góp mới của đề tài
- Phổ biến lý luận về tổ chức giờ học thể dục đảm bảo lượng vận động cho
trẻ mầm non.
- Đề ra các biện pháp để tăng lượng vận động trong giờ thể dục cho trẻ 5-6
tuổi.
- Giúp giáo viên có thể thay đổi một số hình thức tổ chức giúp nâng cao
lượng vận động cho trẻ 5-6 tuổi trong giờ học thể dục.
- Giúp cải thiện được “thời gian chết” trong giờ thể dục.

- Giúp phát huy tối đa lượng vận động của trẻ trong giờ học thể dục


9

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Có rất nhiều nhà nghiên cứu trên Thế giới đã nghiên cứu và tìm hiểu về
kỹ năng vận động cũng như thể chất của con người.
Từ thời xưa, con người đã quan tâm đến việc rèn luyện thể chất, rèn luyện các kỹ
năng vận động cơ bản và tố chất thể lực. Cùng phát triển với nền văn hóa, việc rèn
luyện thể chất của các nước Phương Đơng có lịch sử hàng mấy ngàn năm. Xuất phát từ
triết học Phương Đông với nền tảng học thuyết Âm – Dương, Ngũ hành, Bát quái, mục
tiêu rèn luyện thể chất là rèn luyện con người tồn diện: thể lực, trí tuệ, khí phách,
v.v… tạo nên sức mạnh tổng hợp. Như Hoa Đà – danh y nổi tiếng của Trung Quốc ở
thế kỉ II đã nói: “VĐ giúp khí huyết lưu thơng và ngăn ngừa bệnh tật”.
Phương Tây cổ đại, Hy Lạp cổ cũng chú trọng đến rèn luyện thể chất, chủ yếu rèn
luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ em từ thời thơ ấu bằng con đường kinh nghiệm.
Những trẻ khỏe mạnh, cứng cáp và có khả năng chống đỡ được các tác nhân của mơi
trường xung quanh thì dễ ni, trẻ ốm yếu thường bị thủ tiêu. Lúc bấy giờ các nhà triết
học, các nhà giáo dục chưa hiểu được các quy luật hoạt động của cơ thể, chưa thể giải
thích được cơ chế tác động của các bài tập rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản. Do đó
đánh giá hiệu quả của các bài tập theo kết quả bên ngồi (đúng hơn, thuần thục hơn, kĩ
thuật hơn, có nhiều kĩ năng hơn…). Sau đó họ đã biết liên kết các biện pháp rèn luyện
kỹ năng vận động cơ bản cụ thể, cũng như các biện pháp rèn luyện và phát triển sức
nhanh, sức mạnh, sức bền…thành một hệ thống thống nhất. Mục tiêu của nền giáo dục
này là đào tạo các chiến binh phục vụ cho các cuộc chinh chiến thế nên quá trình rèn
luyện các kĩ năng chiến đấu như đi, chạy, lăn, bò, trườn, kĩ năng sử dụng vũ khí…

được đặt lên hàng đầu (Vũ Đức Thu, 2008).


10

Nhà sư phạm Tiệp Khắc– J.A. Cômenxki (1592 – 1670) cho rằng:
“Nguyên tắc phù hợp với tự nhiên là nguyên tắc cơ bản của hệ thống giáo dục
của mình”. Theo ý kiến của ông: “Để giáo dục được đúng, cần nghiên cứu tự
nhiên và đi theo các quy luật của tự nhiên”. Ông nhấn mạnh đến “Tự nhiên
bao quanh con người, dùng mơi trường tự nhiên bên ngồi để rèn luyện các
kỹ năng vận động cơ bản cho con người” (Đồng Văn Triệu, 2000).
Hay theo hệ thống giáo dục thể chất ở Thụy Điển với đại biểu ưu tú
chính là hai cha con P.Lingơ (1776 – 1839) và I.Lingơ (1820 – 1886). Theo ý
kiến của ông cho rằng:
Giáo dục thể chất từ lứa tuổi còn thơ ấu và trẻ em cần phải áp dụng
những bài tập tăng cường và phát triển thân thể, củng cố và tăng cường sức
khỏe là nhiệm vụ duy nhất của thể chất nên trẻ em cần nâng cao sự gắng sức
thể lực chung. Tư thế đúng của tay, chân và mình được đặc biệt chú ý trong
khi thực hiện các vận động đi, chạy, nhảy… kết hợp với khả năng giữ thăng
bằng. Để tiếp tục hoàn thiện thêm các bài tập Lingơ đã bổ sung dụng cụ trong
quá trình thực hiện vận động cơ bản (Nguyễn Thị Mỹ Trinh, 2011).

Hệ thống giáo dục thể chất ở Pháp, Phơanxixcơ Amơrốt (1770-1848) có
cơng lớn trong việc biên soạn các bài tập rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản.
Theo ông, những bài tập thể dục tốt là những bài tập hình thành các kĩ năng
cần thiết trong cuộc sống như: đi, chạy, nhảy, leo trèo, trườn bò, ném, đấu
kiếm… Quá trình tiến hành theo nguyên tắc chung vừa sức với người tập và
đơn giản trong chừng mực có thể. Các bài tập tiến hành theo trình tự từ dễ đến
khó (Vũ Đức Thu, 2008).
Cịn theo Maria Montessori (1896 – 1952) bác sĩ, nhà tâm lí GD của nước

Ý đã dựa trên nền tảng của tâm lí học phát triển và lý thuyết học, cho rằng:
Trẻ em là một chủ thể tích cực, chủ động, tự lựa chọn nội dung học tập


11

của mình một cách độc lập. Bà cho rằng nhận thức có quan hệ mật thiết với
vận động và học tập có quan hệ mật thiết với sự tự chủ - đã nhấn mạnh
phương pháp giáo dục dựa trên sự vui chơi và tiếp xúc với thế giới vật chất.
Maria Montessory quan niệm rằng: sự phát triển của trẻ không chỉ dựa vào sự
phát triển của tâm lý mà còn dựa vào vận động của cơ thể. Vận động đem lại
sức khỏe cho cơ thể, đem lại lòng dũng cảm và sự tự tin, cũng như những ảnh
hưởng không thể coi thường cho tâm lý.
Thông qua vận động rèn luyện thân thể, cơ bắp trẻ sẽ luôn khỏe mạnh,
không bị suy nhược và trở nên cường tráng đầy sức sống. Nhờ vận động, trẻ
nhỏ có thể thực hiện ý chí của mình thơng qua sự kiềm chế và vận dụng tự chủ
cơ quan vận động. Vì thế người lớn cần có sự quan tâm đúng mực đến vận
động với quá trình phát triển của trẻ (Ngơ Hiểu Huy, 2013).

Sang thế kỷ XX, kế thừa quan điểm của các nhà giáo dục tiến bộ, các nhà
giáo dục học Xô viết (N.K. Krupxkaia, A. Macarencơ,...) nhấn mạnh vai trị của
trị chơi vận động đối với sự phát triển thể lực, trò chơi vận động được coi là
phương pháp để củng cố sự chính xác, phát triển sự khéo léo, sức mạnh của trẻ.

Các nhà giáo dục học Xô Viết (L.X. Vưgôtxki, A.N. Leonchiev, D.B.
Encônhin, A.V. Daparôgiet,...) với quan điểm duy vật biện chứng, cho rằng:
trò chơi vận động là một phương tiện để rèn luyện tính tích cực vận động,
nhận thức cho trẻ. Nguyên tắc xây dựng là đa dạng, phát triển, phát huy tính
tự do, tự lực, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, với đặc điểm cá nhân,
hài hồ với nền văn hố mà trẻ đang sống, mang tính linh hoạt. Đây là quan

điểm tiến bộ, phù hợp với nền giáo dục hiện đại nên được ứng dụng rất rộng
rãi ở nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới.


12

Theo P.Ph. Lexgap – nhà sáng lập lý luận giáo dục thể chất (người Nga)
cho rằng: “Cơ sở để lựa chọn bài tập thể chất là phải tính đến những đặc điểm
giải phẫu sinh lý và tâm lý, mức độ khó dần và đa dạng của bài tập thể chất.
Sự phát triển thể chất có mối quan hệ với sự phát triển trí tuệ, đạo đức thẫm
mĩ và hoạt động lao động” (Lexgap P.F., 1951).
E.A. Arơkin xây dựng trò chơi vận động để làm thoả mãn cảm xúc, tạo ra
sự lôi cuốn đặc biệt, động viên được sức lực của trẻ, đem lại sự vui
sướng, thoả mãn, loại trừ mệt mỏi, giúp trẻ điều chỉnh nhịp điệu và năng
lượng vận động, phát triển các tố chất tâm lý.
Trong những năm gần đây hướng chính trong nghiên cứu giáo dục thể chất

ở Nga là nghiên cứu hiệu quả tích cực vận động của trẻ, hoàn thiện các
chỉ số về chất lượng và số lượng trong sự phát triển vận động. Ở trẻ em
việc hồi phục những năng lượng mất đi là đặc trưng của mức độ xuất
phát. Vì vậy, trong kết quả vận động trọng lượng cơ thể khơng bị phung
phí mà được tăng lên… Rõ ràng là các giờ học, các bài tập thể dục có hệ
thống trong chế độ sinh hoạt hàng ngày đã kích thích việc nâng cao trạng
thái hoạt động của hệ thần kinh trung ương, hạ thấp sự căng thẳng của hệ
tim mạch và hệ hô hấp, hệ vận động, nâng cao mức độ chuẩn bị thể lực
cho trẻ.
Vận động là nhu cầu tự nhiên sống còn và cần thiết của con người. Thỏa
mãn nhu cầu đó đặc biệt quan trọng trong lứa tuổi mầm non, khi tất cả các
hệ cơ quan và chức năng của chúng đang được hình thành. Thiếu vận động



13

trẻ em không thể lớn lên khỏe mạnh, những trẻ ít vận động thường kém
phát triển về thần kinh, tâm lý và vận động, hay bị mắc bệnh hơn.
Sự tích cực vận động và các nhu cầu sinh lý, vận động của cơ thể được
xác định không chỉ theo lứa tuổi mà còn tùy theo mức độ tự lực của trẻ,
đặc điểm của hệ thần kinh trung ương, trình trạng sức khỏe của trẻ phụ
thuộc nhiều vào môi trường bên ngồi như: khí hậu, vệ sinh, sinh hoạt xã
hội (Ngơ Hiểu Huy, 2013).

Theo M.SenGupta trong Early Childhood Care and Education năm 2009 đã
trình bày rõ đặc điểm phát triển của trẻ về mọi mặt: thể chất, sức khỏe, nhân
cách… Theo tác giả: “Để phát triển kỹ năng vận động của trẻ, cần chú ý cả hai
mảng nội dung chính là vận động thơ và vận động tinh bởi vì cả hai loại vận
động có vai trị và có sự tác động khác nhau đối với sự phát triển của trẻ”.

Sự phát triển về sức khỏe thể chất cũng là vấn đề được các nhà khoa học
và tâm lý học quan tâm. Nhà tâm lý học đương đại Howard Gardner đã trình
ra một lý thuyết tâm lý học mới, đó là lý thuyết về nhiều dạng trí khơn mà tác
giả gọi tắt là lý thuyết MI2 (Multiple Intelligences).
Cốt lõi của lý thuyết này là sự thừa nhận nhiều thành phần trí khôn trong
một hoặc những năng lực con người, những dạng trí khơn khác nhau đó
là trí khơn ngơn ngữ, trí khơn âm nhạc, trí khơn logic- tốn, trí khơn
khơng gian, trí khơn cơ thể-tri giác vận động và trí khơn cá nhân. Một
con người phát huy được một hoặc nhiều thành phần trí khơn thì có thể
đạt tới nhiều thành tựu trong cuộc sống. Trong đó, trí khơn cơ thể-vận
động được thể hiện nổi bật qua khả năng kiểm soát cơ thể và khả năng sử
dụng các đồ vật một cách khéo léo (Nguyễn Thị Mỹ Trinh, 2011).



14

Ngoài hai năng lực được đặc biệt quan tâm và rèn luyện trên, các chuyên
gia sức khỏe có ý kiến rằng thực ra có một số kỹ năng nhất định trong năng lực
thể chất, bao gồm cả sức mạnh, khả năng chịu đựng, khả năng thích ứng, khả
năng giữ bình tĩnh, sự khéo léo, khả năng diễn tả, khả năng phối hợp động tác và
cả phản xạ tốt. Thomas Armstrong đã chỉ ra những sự quan tâm và rèn luyện loại
hình trí thơng minh này ở một số nước như: người Nhật dành một vị trí cực kỳ
quan trọng cho việc phát triển tư thế đàng hoàng, đĩnh đạc và phong thái trang
nhã, thanh lịch, hình thành những kỹ xảo thực sự như trong nghi lễ Trà đạo của
người Nhật và nghi thức trong môn Aikido. Trẻ em người Ba-li dành nhiều thời
gian rảnh rỗi để chơi với các đốt ngón tay của chúng để làm sao có thể đạt được
sự mềm dẻo và sự khéo léo, điều này đáp ứng được các yêu cầu cao trong các
điệu nhảy truyền thống rất khó và phức tạp của họ. Những bé trai

ở New Guinea từ 5 đến 6 tuổi đã bắt đầu học cách chèo xuồng ở một khoảng
cách rộng với nhiều tình huống khác nhau như giữ thang bằng, lái và đẩy sào
nhằm tập luyện cho cơ thể những kỹ năng thân thể điêu luyện
Như vậy ở nước ngồi có rất nhiều xu hướng nghiên cứu khác nhau về tổ
chức hoạt động phát triển kỹ năng vận động và tố chất thể lực, các loại hình tổ
chức hoạt động giáo dục phát triển vận động, đặc biệt là giờ học thể dục nhằm
phát triển thể lực tốt cho trẻ.
1.1.2. Tại Việt Nam
Trong hệ thống nền giáo dục quốc dân của Việt Nam không thể thiếu giáo
dục thể chất. Giáo dục thể chất được xem là một bộ phận quan trọng của giáo
dục phát triển tồn diện, nó có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm
mỹ và lao động. Bên cạnh đó, vì cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần
kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hơ hấp đang hồn thiện, cơ thể trẻ còn
non yếu nên dễ bị phát triển lệnh lạc, mất cân đối nên việc giáo dục thể



15

chất cho trẻ ngay từ nhỏ được xem là vấn đề quan trọng không thể thiếu trong
hệ thống giáo dục quốc dân.
Chỉ khi có sức khỏe tốt người ta mới có đủ khả năng để tham gia học tập
và lao động sản xuất. Giáo dục thể chất là một mắt xích quan trọng trong hệ
thống giáo dục mà mỗi con người đều cần đến ngay từ lứa tuổi mầm non.
Chương trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non giúp trẻ phát triển đồng đều
và hoàn thiện các hệ cơ quan trong cơ thể, cũng như hoàn thiện nhận thức và
nhân cách hay nói cách khác là giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
Bên cạnh việc chú trọng giáo dục phát triển trí tuệ, nhân cách, thẩm mỹ,
tình cảm, đạo đức,… cho trẻ thì ở Việt Nam có rất nhiều tác giả quan tâm đến
việc phát triển thể chất cho trẻ ngay từ độ tuổi mầm non. Bởi lẽ, một cơ thể
khỏe mạnh sẽ giúp cho trẻ dễ dàng tiếp thu và nhận biết thế giới xung quanh
một cách dễ dàng. Và giáo dục thể chất không phát triển một cách độc lập,
riêng lẻ mà giáo dục thể chất có mối quan hệ khách quan với các nội dung
giáo dục khác như giáo dục trí tuệ, thẩm mỹ, đạo đức, tình cảm,…
Trong nghiên cứu của mình, tác giả Đặng Hồng Phương đã khẳng định:
Giáo dục thể chất nói chung và giáo dục thể chất Việt Nam nói riêng là một
trong những hình thức biểu hiện của hệ tư tưởng xã hội, một mặt chịu ảnh
hưởng của các hệ thống chủ yếu khác của xã hội như kinh tế, chính trị, văn
hóa, khoa học,…; mặt khác trong q trình phát triển của mình, giáo dục thể
chất tác động trở lại về mặt tư tưởng đối với các hệ thống khác bằng cách
lôi cuốn rộng rãi nhân dân lao động vào việc tập luyện, nâng cao sức khỏe
và phát triển thể lực (Đặng Hồng Phương, 2014).

Nhờ vào tác dụng của quá trình giáo dục thể chất, cơ thể con người phát
triển cân đối, khỏe mạnh, được rèn luyện để có khả năng chống lại những ảnh

hưởng xấu của môi trường. Những thói quen vận động như: đi, chạy, nhảy,


16

ném, leo trèo,…được hình thành; những tố chất thể lực: nhanh nhẹn, khéo léo,
mạnh mẽ, bền bỉ được rèn luyện và phát triển, đặc biệt là những kỹ năng, kỹ
xảo vận động được củng cố.
Vận động cơ thể giúp con người loại bỏ trạng thái tâm lí căng thẳng, làm
cho con người quên đi âu sầu phiền não, tâm tình sẽ vui vẻ lên. Trẻ em vốn có
đặc điểm hiếu động, thích vận động. Vận động cơ thể thích đáng có thể kích
thích trung khu tình cảm của trẻ em, làm cho trẻ vui vẻ, tình cảm hưng phấn,
vận động có thể chuyển dịch tâm lí của trẻ em, giảm thiểu việc tạo ra các tình
cảm khơng lành mạnh ở chúng hoặc làm cho tình cảm khơng lành mạnh của
trẻ được loại bỏ, giảm bớt một cách thỏa đáng.
Cũng theo tác giả Đặng Hồng Phương đã cho rằng: “Trẻ em tham gia
vận động cơ thể với khối lượng hợp lý cịn có thể làm cho năng lượng q
nhiều trong cơ thể được tiêu hao, làm cho trẻ cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng.
Trong quá trình vận động, khi trẻ em đạt được sự thành cơng, cảm thụ tình
cảm tốt đẹp sẽ làm cho các em hoạt bát, cởi mở, tích cực và tràn đầy lòng tin”
(Đặng Hồng Phương, 2014).
Theo một nghiên cứu khác của nhóm tác giả Bùi Kim Tuyến, Trần Tân
Tiến và Nguyễn Thị Thu cho rằng: “Giáo dục thể chất có tầm quan trọng đặc
biệt vì cơ thể trẻ đang nằm trong giai đoạn phát triển mạnh và trong q trình
hồn thiện, nếu khơng được tổ chức giáo dục đúng đắn thì khi cơ thể trẻ định
hình sẽ không thể thay đổi được nữa” (Bùi Kim Tuyến, Trần Tân Tiến,
Nguyễn Thị Thu, 1995).
Hay tác giả Phan Thị Thu cho rằng: “Giáo dục thể chất là một bộ phận
không thể tách rời của giáo dục tồn diện. Nó chuẩn bị cho con người năng
lực lao động” (Phan Thị Thu, 2006).

Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả quan tâm đến thể chất của trẻ thông
qua việc phát triển các vận động có nhận định rằng: “Giáo dục phát triển vận


×