Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học ngữ văn ở trường THCS lương sơn, thường xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (971.58 KB, 25 trang )

1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG KĨ THUẬT SƠ ĐỒ TƯ
DUY TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THCS
LƯƠNG SƠN, THƯỜNG XUÂN

Người thực hiện: Nguyễn Công Huy
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Sơn
SKKN thuộc mơn: Ngữ Văn

THANH HĨA, NĂM 2021


2
MỤC LỤC
TT

Nội dung

Trang

1

1.Mở đầu



2

2

1.1. Lí do chọn đề tài

2

3

1.2. Mục đích nghiên cứu

3

4

1.3. Đối tượng nghiên cứu

4

5

1.4. Phương pháp nghiên cứu

4

6

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm


4

7

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

4

8

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN

6

9

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

7

10

2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động dạy học

18

11

3. Kết luận và kiến nghị


19

12

3.1. Kết luận

19

13

3.2. Kiến nghị

21

14

Tài liệu tham khảo

22

15

Danh mục sáng kiến

23

1. Mở đầu.



3
1.1. Lí do chọn đề tài.
Ngữ văn cũng như bất cứ môn học nào khác ở nhà trường phổ thông đều
cung cấp kiến thức khoa học, hình thành thế giới quan khoa học cho học sinh và
đóng góp vai trị quan trọng trong việc phát triển tư duy người học. Ngồi là
mơn học cơng cụ, mơn Ngữ văn giúp các em hình thành nhân cách con người
hướng đến giá trị cao đẹp: Chân - Thiện - Mỹ. Học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động
tích cực tới các mơn học khác và ngược lại, các mơn học khác cũng góp phần
học tốt mơn Văn. Điều đó đặt ra u cầu tăng cường tính thực hành, giảm lí
thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh
động của cuộc sống.
Trong thực tế quá trình giảng dạy nói chung và giảng dạy bộ mơn Ngữ
văn nói riêng, chúng ta vẫn thường sử dụng các mơ hình, sơ đồ, biểu đồ... để cô
đọng, khái quát kiến thức cho học sinh, nhất là ở những bài tổng kết các phần,
chủ đề của môn học hay các bài ôn tập. Cách làm này có thể nói đã đem lại
những hiệu quả thiết thực nhất định trong việc ôn tập, củng cố, hệ thống kiến
thức cho học sinh bởi cách trình bày gọn, rõ, logic. Thế nhưng, bên cạnh những
ưu điểm ấy, cách làm này vẫn còn những hạn chế nhất định, bởi trước hết là cả
lớp cùng có chung cách trình bày giống như cách của giáo viên hoặc của tài liệu,
chứ không phải do học sinh tự xây dựng theo cách hiểu của mình. Các bảng biểu
đó chưa chú ý đến hình ảnh, màu sắc và đường nét. Cách làm này chưa thật sự
phát huy được tư duy sáng tạo, chưa thật sự kích thích, lơi cuốn được các em
trong việc tích cực, chủ động tìm tịi, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức của bài
học. Hơn nữa, phạm vi sử dụng hẹp vì chúng ta chỉ sử dụng chúng trong một số
tiết dạy có tính chất tổng kết các phần, các mảng kiến thức của môn học hay các
bài ôn tập mà thôi chứ chúng không được sử dụng đại trà cho tất cả các bài học,
các giờ lên lớp cũng như các khâu của tiến trình bài dạy.
Trong thời gian gần đây, chúng ta đã bước đầu được tiếp cận với những
phương pháp, kĩ thuật dạy học mới. Trong đó có việc sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư
duy (SĐTD). Có thể nói, đây là một bước tiến đáng kể trong việc đổi mới

phương pháp dạy học hiện nay khi mà khoa học công nghệ phát triển như huyền
thoại, nhất là sự bùng nổ của ngành công nghệ thông tin. Việc sử dụng kĩ thuật
SĐTD thay thế cho những mơ hình, sơ đồ, biểu đồ... đã lạc hậu, lỗi thời để khái
quát, cô đọng kiến thức cho học sinh là một sự tất yếu, bởi SĐTD có rất nhiều
điểm ưu việt hơn. Do đó, việc ứng dụng kĩ thuật SĐTD vào trong q trình dạy
học mơn Ngữ văn không chỉ lôi cuốn sự hứng thú, làm “sống lại” niềm đam mê,
u thích mơn học. Tuy nhiên hiện nay, việc đưa Sơ đồ tư duy vào ứng dụng
trong q trình dạy học đối với mơn học Ngữ văn cịn là vấn đề gặp khơng ít


4
khó khăn, trở ngại đối với giáo viên, cụ thể như trong việc tổ chức, thiết kế
các hoạt động dạy học với việc sử dụng SĐTD. Qua dự giờ, trao đổi kinh
nghiệm chuyên môn đối với các đồng nghiệp trong tổ, trong trường, tôi nhận
thấy, hầu hết giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng kĩ thuật SĐTD để hệ
thống hóa kiến thức sau mỗi bài học, hay mỗi bài ôn tập, tổng kết một phân
môn, một mảng kiến thức nào đó mà thơi. Họ chưa mạnh dạn đưa Sơ đồ tư
duy vào tất cả các khâu trong q trình dạy học. Họ chưa phát huy được tính
phổ biến và đa năng của Sơ đồ tư duy. Do đó, chưa phát huy một cách đầy
đủ cơng dụng của SĐTD trong q trình dạy học mơn Ngữ văn đổi mới.
Bên cạnh đó những năm qua, hầu hết đội ngũ giáo viên THCS trong
huyện đã được tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về
đổi mới phương pháp do Sở, Phòng GD&ĐT tổ chức, nội dung triển khai một số
phương pháp, kĩ thuật dạy học mới. Trong đó có việc sử dụng sơ đồ tư duy. Có
thể khẳng định rằng đây là một trong những phương pháp, kĩ thuật rất quan
trọng, vừa rất mới, rất hiện đại, lại rất khả thi, đang được nhiều nước trên thế
giới áp dụng. Qua việc tìm hiểu và vận dụng kĩ thuật bằng SĐTD trong q trình
dạy học, tơi nhận thấy kĩ thuật này đã thật sự đem lại “luồng sinh khí mới” cho
học sinh trong q trình dạy học bộ môn Ngữ văn. Bước đầu đã giảm bớt được
tâm lý chán học Văn, khơi gợi trong học sinh tình yêu đối với môn học, đồng

thời đem đến cho các em cái nhìn mới, cách tư duy mới, sự hưng phấn, lôi cuốn
đối với môn học Ngữ văn.
Tuy nhiên, việc ứng dụng kĩ thuật SĐTD trong quá trình dạy học là vấn
đề cịn khó khăn, lúng túng đối với nhiều giáo viên, trong đó có giáo viên dạy
mơn Ngữ văn. Họ tỏ ra băn khoăn không biết sử dụng SĐTD vào khâu nào
trong quá trình dạy học? Kĩ thuật thiết kế SĐTD, hướng dẫn cách thức sử dụng
cho học sinh ra sao ?...Nhất là đối với những giáo viên cao tuổi và những giáo
viên chưa quen với việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin, trình độ Tin học cịn hạn
chế.
Qua thực tiễn dạy học, tôi mạnh dạn đưa ra một số cách vận dụng kĩ thuật
SĐTD vào thực tế bộ môn Ngữ văn nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học
Ngữ văn hiện nay. Điểm đáng chú ý ở đề tài này là cụ thể hóa lí thuyết về kĩ
thuật SĐTD vào các khâu dạy học môn Ngữ văn. Vì vậy, tơi viết đề tài sáng
kiến kinh nghiệm: “Nâng cao hiệu quả sử dụng kĩ thuật Sơ đồ tư duy trong
dạy học Ngữ văn ở trường THCS Lương Sơn, Thường Xuân” để cùng trao
đổi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Nhiệm vụ về lý luận: Nghiên cứu tài liệu, chương trình sách giáo khoa,


5
nghiên cứu về phương pháp, kĩ thuật dạy Ngữ văn nói chung và kĩ thuật SĐTD
nói riêng.
- Nhiệm vụ thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng của việc dạy Ngữ văn và
việc sử dụng kĩ thuật SĐTD hiện nay ở trường THCS Lương Sơn, Thường
Xuân.
- Đưa ra hướng giải quyết một số khúc mắc, kiến thức và phương pháp,
kĩ thuật dạy học, từ đó có thêm kinh nghiệm để dạy tốt mơn Ngữ văn nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là vận dụng kĩ thuật SĐTD trong dạy học Ngữ văn

ở trường THCS Lương Sơn, Thường Xuân.
Đối tượng thực nghiệm của đề tài là học sinh trường THCS Lương Sơn
trong hai năm học (năm học 2018-2019; năm học 2019-2020), khả năng tiếp
nhận môn học tương đương nhau.
- Số lượng học sinh: 38 em/ lớp.
- Số lớp thực hiện: 02 lớp/năm.
- Đối tượng: học sinh lớp 8, 9
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát: Hình thức chủ yếu của phương pháp này là dự
giờ đồng nghiệp từ đó tơi có thể phân loại ra những ưu nhược điểm trong bài
dạy của đồng nghiệp; phân loại thái độ học tập, sự hứng thú học tập, khả năng
tiếp nhận của học sinh.
- Phương pháp so sánh: Với phương pháp này tơi có thể phân loại, đối
chiếu kết quả nghiên cứu.
- Ngồi ra tơi cịn sử dụng một số phương pháp hỗ trợ khác như: Tra cứu
và đọc tài liệu, thống kê, thăm dò ý kiến của học sinh, trao đổi kinh nghiệm cùng
đồng nghiệp.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến.
Trong những năm học gần đây Bộ giáo dục và đào tạo tiếp tục đổi mới
phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà
trường phổ thông. Một trong những phương pháp, kĩ thuật dạy học mới và hiện
đại nhất được đưa vào là phương pháp, kĩ thuật dạy học bằng Sơ đồ tư duy
(SĐTD). Đây một phương pháp dạy học mới đang được rất nhiều nước trên thế
giới áp dụng. Qua việc tìm hiểu và vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học
bằng bản đồ tư duy, tôi nhận thấy phương pháp, kĩ thuật dạy học này rất có hiệu
quả trong cơng tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Bước đầu đã



6
giảm bớt được tâm lý ngại học Ngữ văn, khơi gợi trong học sinh tình u đối
với mơn Ngữ văn, đồng thời đem đến cho các em cái nhìn mới, tư duy mới về
môn hoc. Vậy thế nào là phương pháp dạy, kĩ thuật học bằng bản đồ tư duy?
Cần sử dụng bản đồ tư duy như thế nào để nâng cao chất lượng trong các giờ
học Ngữ văn? Đó là những vấn đề tôi muốn cùng được chia sẻ với các đồng
nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm này.
Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở
rộng và đào sâu các ý tưởng. SĐTD một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có
thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh,
đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não,
giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não.
SĐTD giúp học sinh có được phương pháp học hiệu quả hơn: Việc rèn
luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao
hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số học
sinh học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, các em thường học bài nào biết bài
đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với
nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau.
Phần lớn số học sinh khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự
ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử
dụng thành thạo SĐTD trong dạy học sẽ gúp học sinh có được phương pháp
học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
SĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực. Một số kết quả nghiên
cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do
chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử
dụng SĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm
năng của bộ não.
Qua việc tìm hiểu và vận dụng kĩ thuật dạy học bằng Sơ đồ tư duy,
tôi nhận thấy kĩ thuật dạy học này rất có hiệu quả trong công tác giảng dạy
và học tập. Bước đầu đã giảm bớt được tâm lý ngại học thuộc, khơi gợi cho học

sinh tình u đối với mơn học, đồng thời đem đến cho các em cái nhìn mới, tư
duy mới về môn học Ngữ văn. Việc ứng dụng bản đồ tư duy kết hợp với các
phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình, họat động
nhóm… có tính khả thi cao góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Mặt khác
đổi mới phương pháp dạy và học xưa nay thường gắn nhiều với khoa học cơng
nghệ, địi hỏi hạ tầng cơ sở vật chất tốt. Những điều kiện này lại thường khó
thực hiện ở vùng sâu, vùng xa, nơi kinh tế cịn nhiều khó khăn. Với kĩ thuật dạy
học bằng Sơ đồ tư duy, nhiều trường học vùng khó khăn trên địa bàn huyện vẫn


7
có thể áp dụng (Thiết kế SĐTD thủ cơng bằng giấy, bìa cứng, bảng, phấn trắng,
phấn màu…).
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
a. Thực trạng chung.
Qua công tác giảng dạy cũng như chấm trả các bài kiểm tra Ngữ văn, tơi
nhận thấy có rất nhiều những biểu hiện thể hiện tâm lý chán học văn của học
sinh, cụ thể là:
- Học sinh thờ ơ với Văn: Những năm gần đây, nhiều người quan tâm
đến công tác giáo dục không khỏi lo ngại trước một thực trạng, đó là tâm lý thờ
ơ với việc học Văn ở các trường phổ thông. Điều đáng buồn nhất cho các giáo
viên dạy Văn là nhiều học sinh có năng khiếu văn cũng không muốn tham gia
đội tuyển văn. Các em cịn phải dành thời gian học các mơn khác. Phần lớn phụ
huynh khi đã định hướng cho con mình sẽ thi khối A thì chỉ chủ yếu chú trọng
ba mơn: Tốn, Lý, Hóa. Điều đáng lo ngại hơn nữa, là có khơng ít phụ huynh đã
chọn hướng cho con thi khối A từ khi học tiểu học.
- Khả năng trình bày: Khi HS tạo lập một văn bản, giáo viên có thể dễ
dàng nhận ra những lỗi sai cơ bản của học sinh như: dùng từ sai, viết câu sai,
viết chính tả sai, bố cục và lời văn hết sức lủng củng, thiếu logic. Đặc biệt có
những bài văn diễn đạt ngô nghê, tối nghĩa, lủng củng ...Đây là một tình trạng đã

trở nên phổ biến và thậm chí là đáng báo động.
b. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
Trước khi nghiên cứu và thực nghiệm đề tài này tiến hành khảo sát các
tiết dạy và học môn Ngữ văn ở trường THCS Lương Sơn khi chưa áp dụng kĩ
thuật SĐTD trong dạy học năm học 2018-2019.
Giáo viên tiến hành cho học sinh làm các bài kiểm tra viết để đánh giá
tổng quát khả năng tái hiện, tổng hợp, xâu chuỗi kiến thức của học sinh khi chưa
áp dụng kĩ thuật SĐTD.
* Kết quả khảo sát:
Năm học

Lớp

2018-2019
2018-2019

8A
8B

Tiếp thu, cảm
nhận Tốt
SL
%
02/34
5,88
01/34
2,94

Tiếp thu, cảm
nhận Khá

SL
%
05/34 14,70
03/34
8,84

Tiếp thu, cảm
nhận TB
SL
%
15/34 44,11
15/34 44,11

Tiếp thu, cảm
nhận yếu
SL
%
12/34
35,31
15/34
44.11

Như vậy, qua khảo sát trên chúng ta thấy khả năng nắm kiến thức một
cách khoa học, hệ thống, khả năng tổng hợp kiến thức của học sinh vẫn cịn hạn
chế. Điều này có thể có nhiều ngun nhân khách quan và chủ quan. Khơng tính
đến nguyên nhân khách quan, ở góc độ chủ quan ở đây một phần là do lổ hổng
trong phương pháp dạy. Đó là phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với


8

một bộ phận không nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao. Đặc biệt
kĩ năng khái quát hóa kiến thức của giáo viên cịn thiếu khoa học, học sinh khó
nắm bắt một cách có hệ thống. Giáo viên ít sử dụng đồ dùng trực quan, phương
pháp trực quan vào tiết học, dẫn đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh chưa
cao. Từ đó, học sinh lúng túng, khó khăn trong việc nắm bắt căn bản hệ thống
kiến thức của từng bài dạy và cả chương trình. Học sinh sa vào ghi chép, ghi
nhớ máy móc nên nhanh quên. Kĩ năng vận dụng thực hành rất yếu vì khơng
hiểu được bản chất vấn đề.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Bản chất của kĩ thuật dạy học bằng Sơ đồ tư duy
Để sử dụng một cách có hiệu quả SĐTD trong quá trình dạy học, trước
hết, ta cần nắm vững những tri thức về nó:
Là kĩ thuật dạy học tổ chức và phát triển tư
duy giúp người học chuyển tải thông tin vào
bộ não rồi được thơng tin ra ngồi bộ não
một cách dễ dàng.

Mở rộng, đào sâu và kết nối
các ý tưởng

SĐTD

Là phương tiện ghi chép
sáng tạo và hiệu quả.

Bao quát được các ý tưởng trên phạm
vi sâu rộng


9


2.3.2. SĐTD tận dụng được các nguyên tắc của trí nhớ.
Sự hình dung
Nhiều hình ảnh để HS hình
dung về kiến thức cần nhớ

Sự liên tưởng, tưởng
tượng

SĐTD tận dụng
nguyên
tắc trí nhớ

SĐTD hiển thị sự liên kết
giữa các ý tưởng rõ ràng

Làm nổi bật sự việc

Bức tranh tổng thể đầy hình
ảnh, màu sắc. (khơng phải
màu sắc thơng thường mà
mang tính tư duy suy luận)

Thay cho những từ ngữ
tẻ nhạt đơn điệu (sử dụng
màu sắc, hình ảnh, kích
cỡ…) một bức tranh liên
kết các SV.

2.3.3.Các bước thiết kế một SĐTD.

Để thiết kế một SĐTD dù vẽ thủ công trên bảng, trên giấy,...trên word,
hay trên phần mềm Mind Map, chúng ta đều thực hiện theo thứ tự các bước sau
đây:
Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm với từ, cụm từ thể hiện chủ đề (có thể vẽ
hình ảnh minh họa cho chủ đề - nếu hình dung được)

Sơ đồ minh họa
Bước 2: Từ hình ảnh trung tâm (chủ đề) chúng ta cần xác định: để làm rõ
chủ đề, thì ta đưa ra những ý chính nào ? Sau đó, ta phân chia ra những ý chính,


10
đặt tiêu đề các nhánh chính, nối chúng với trung tâm.
Cảm xúc trước lăng

Cảm xúc trong
lăng

Cảm xúc khi rời
lăng

Nghệ thuật

Sơ đồ minh họa
Bước 3: Ở mỗi ý chính, ta lại xác định cần đưa ra những ý nhỏ nào để
làm rõ mỗi ý chính ấy. Sau đó, nối chúng vào mỗi nhánh chính. Cứ thế ta triển
khai thành mạng lưới liên kết chặt chẽ.
Cảm xúc trước
lăng


Cảm xúc trong
lăng

Cảm xúc khi rời
lăng

Nghệ thuật


11

Sơ đồ minh họa
Bước 4: Cuối cùng, ta dùng hình ảnh (vẽ hoặc chèn) để minh họa cho
các ý, tạo tác động trực quan, dễ nhớ.
*Lưu ý:
- Nên chọn hướng giấy ngang để khổ giấy rộng, thuận lợi cho việc vẽ các
nhánh con. (vẽ thủ công)
- Nên dùng các nét vẽ cong, mềm mại thay vì vẽ các đường thẳng để thu
hút sự chú ý của mắt, như vậy SĐTD sẽ lôi cuốn, hấp dẫn hơn.(vẽ thủ công)
- Các nhánh càng ở gần trung tâm thì càng được tơ đậm hơn, dày hơn.
- Chú ý dùng màu sắc, đường nét hợp lý để vừa làm rõ các ý trong sơ đồ
đồng thời tạo sự cân đối, hài hòa cho sơ đồ.
- Khơng ghi q dài dịng, hoặc ghi những ý rời rạc, không cần thiết, nên
dùng các từ, cụm từ một cách ngắn gọn.
- Khơng dùng q nhiều hình ảnh, nên chọn lọc những hình ảnh thật cần
thiết góp phần làm rõ các ý, chủ đề.
- Có thể đánh số thứ tự ở các ý chính cùng cấp.
- Khơng đầu tư quá nhiều thời gian vào việc “làm đẹp” sơ đồ bằng vẽ,
viết, tô màu...
- Không vẽ quá chi tiết, cũng không vẽ quá sơ sài.

- Người lập sơ đồ được phép vẽ và trang trí theo cách riêng của mình.
2.3.4. Quy trình tổ chức hoạt động vẽ SĐTD trên lớp.
Hoạt động 1: Cho học sinh lập SĐTD theo nhóm hay cá nhân thông qua
gợi ý của giáo viên.
Hoạt động 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo,
thuyết minh về SĐTD mà nhóm mình đã thiết lập.
Hoạt động 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện SĐTD
về kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học
sinh hồn chỉnh SĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một SĐTD mà giáo viên đã chuẩn
bị sẵn hoặc một SĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hồn chỉnh, cho học
sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó.
2.3.5. Những tiện ích của việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học
Ngữ Văn:
- Dạy học bằng kĩ thuật SĐTD giúp học sinh có được phương pháp học
hiệu quả. Chúng ta biết rằng việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS
không chỉ đơn thuần là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là


12
mục tiêu dạy học. Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách
thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc theo thói quen học
vẹt, các em chưa có ý thức hoặc chưa biết rèn luyện kỹ năng tư duy. Học sinh
chỉ học bài nào biết bài ấy, nắm kiến thức một cách đơn lẻ, rời rạc, chưa biết tích
hợp, liên hệ kiến thức với nhau giữa các bài học, giữa các phân mơn, vì vậy mà
chưa phát triển được tư duy lơ-gic và tư duy hệ thống. Do đó, dù các em học rất
chăm chỉ nhưng vẫn học kém. Vì học phần sau đã quên phần trước, không biết
vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Lại có nhiều học
sinh khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu
thông tin, hay kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Bởi vậy, rèn luyện cho

các em có thói quen và kĩ năng sử dụng thành thạo SĐTD trong quá trình dạy
học sẽ gúp học sinh có được phương pháp học tốt, phát huy tính độc lập, chủ
động, sáng tạo và phát triển tư duy.
- Sơ đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực. Một số kết quả
nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu,
nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngơn
ngữ của mình. Vì vậy sử dụng SĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực,
huy động tối đa tiềm năng của bộ não. Việc học sinh trực tiếp vẽ SĐTD vừa lôi
cuốn, hấp dẫn các em, đồng thời còn phát triển khiếu thẩm mĩ, óc hội họa, bởi
đó là “sản phẩm kiến thức hội họa”do chính các em tự làm ra, lại vừa phát huy
được tối đa khả năng sáng tạo của các em trong học tập, khơng rập khn một
cách máy móc như khi lập các bảng biểu, sơ đồ, vì các em dễ dàng vẽ thêm các
nhánh để phát triển ý tưởng riêng của mình. Vì thế, tạo một khơng khí sơi nổi,
hào hứng, say mê cho học sinh trong học tập. Đây cũng là một trong những nội
dung quan trọng của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” mà Bộ GD&ĐT đang triển khai thực hiện.
- Sơ đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên
tưởng (các nhánh). Do đó, chúng ta có thể vận dụng Sơ đồ tư duy vào tất cả
các khâu trong quá trình dạy học. Từ khâu kiểm tra bài cũ, đến khâu dạy học
kiến thức mới, hay khâu củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, rồi ơn tập hệ thống
hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì, kể cả việc kiểm tra bài cũ, kiểm tra
15 phút.
- Sơ đồ tư duy, một cơng cụ có tính khả thi cao. Ta có thể vận dụng được
với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay nói chung.
Bởi vì ta có thể thiết kế Sơ đồ tư duy trên giấy, bìa, tờ lịch cũ, bảng phụ,… bằng
cách sử dụng bút chì màu, phấn màu, tẩy…hoặc cũng có thể thiết kế word, trên
phần mềm Sơ đồ tư duy (Mind Map). Với những trường đủ điều kiện về cơ sở


13

vật chất như Máy chiếu Projecto, phịng máy vi tính đảm bảo, chúng ta có thể sử
dụng phần mềm (Mind Map) để phục vụ cho việc dạy học có ứng dụng CNTT.
Tóm lại, việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học sẽ giúp HS:
1. Tăng sự hứng thú trong học tập.
2. Phát huy khả năng sáng tạo, năng lực tư duy của các em.
3. Tiết kiệm thời gian rất nhiều.
4. Nhìn thấy được bức tranh tổng thể.
5. Ghi nhớ tốt hơn.
6. Thể hiện phong cách cá nhân, dấu ấn riêng của mỗi em.
2.3.6. Giáo viên cần thành thạo trong kĩ năng sử dụng SĐTD trong
quá trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Ngoài việc tham dự các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ có
liên quan đến việc đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên cần nghiên cứu kĩ
những tài liệu liên quan đến việc hướng dẫn sử dụng SĐTD để có những tri
thức cơ bản về nó (Hiểu biết về SĐTD, cấu tạo, vai trị, tiện ích, phương pháp
tạo lập, thiết kế, việc sử dụng nó trong q trình dạy học...); đồng thời, giáo viên
cần đầu tư thời gian vào việc tập vẽ, cả vẽ trên giấy và trên phần mềm trong máy
vi tính. Sau khi đã hiểu kĩ, nắm chắc về vai trị, cơng dụng của SĐTD, nắm vững
phương pháp vẽ một SĐTD, thì việc ứng dụng nó vào q trình dạy học là việc
dễ dàng.
2.3.7. Học sinh hiểu và rèn luyện kĩ năng vẽ SĐTD trong học Ngữ văn
Để có thể sử dụng tốt và phát huy một cách có hiệu quả SĐTD trong quá
trình dạy học, trước hết, chúng ta cần cho học sinh làm quen với một số sơ đồ tư
duy có sẵn, để chí ít các em có cái nhìn khái qt về nó (tiếp xúc nó, hiểu nó, rồi
“bắt chước” vẽ nó). Đây là bước chuẩn bị hết sức quan trọng. Tuy nhiên, rất
nhiều giáo viên bỏ qua bước này hoặc giới thiệu một cách rất sơ sài, qua loa. Vì
thế, học sinh chưa hiểu biết cặn kẽ, cụ thể về nó, chưa nắm vững phương pháp
tạo lập, chưa có kĩ năng vẽ SĐTD nên dẫn đến nhiều tiết dạy không thành công
do các em mãi loay hoay với giấy bút mà không biết vẽ cái gì, vẽ như thế nào,
bắt đầu từ đâu,... vì các em chưa hình dung được SĐTD của bài học trong đầu

mình cũng như chưa biết cách thức, phương pháp vẽ.
Vì vậy, theo tôi, chúng ta cần dành thời gian hợp lý cho các em “làm
quen” với SĐTD, theo cách sau đây:
* Để tiết kiệm thời gian, lại khỏi phải làm cái công việc giới thiệu, hướng
dẫn cách vẽ SĐTD trở đi, trở lại hết lớp này đến lớp khác, giáo viên nên tham
mưu cho Ban Giám hiệu trường, chọn thời gian thuận lợi ngay từ đầu năm học
tổ chức một buổi ngoại khóa “Làm quen với Sơ đồ tư duy” (tùy theo tình hình


14
cụ thể của từng đơn vị trường mà có thể tổ chức theo khối lớp giáo viên trực tiếp
dạy, khối học sáng - chiều hoặc toàn trường) để giới thiệu, cho các em làm quen
và hướng dẫn cách vẽ SĐTD cho các em.(lưu ý rằng đây cũng là một bước tạo
khơng khí sơi nổi, lơi cuốn các em tiếp cận với một phương pháp, kĩ thuật dạy
học mới). Để buổi ngoại khóa thành cơng, giáo viên cần chuẩn bị tốt các nội
dung sau:
+ Về phía học sinh, giáo viên cần nhắc nhở các em mang theo đầy đủ các
dụng cụ: giấy vở, bìa lịch cũ, bìa cứng, bút chì, hộp màu, tẩy,...
+ Về phía giáo viên, cần chuẩn bị trước: phòng máy, máy chiếu, bảng
phụ, phấn màu, ... và một số SĐTD đã vẽ sẵn trên trên máy, trên giấy vở, trên
bìa lịch, trên bảng phụ... Sau đó, chúng ta bắt đầu tiến hành tổ chức nội dung
theo các bước sau:
Bước 1: “Làm quen”
- Giáo viên giới thiệu một số SĐTD vẽ sẵn cho học sinh làm quen (nên
chọn vẽ SĐTD ở những bài đã học trong chương trình cho các em vừa tiện theo
dõi, tiếp thu tri thức về SĐTD, đồng thời vừa thuận lợi trong việc hệ thống hóa
kiến thức, học sinh sẽ nhanh tiếp thu hơn vì các em đã học). Giáo viên giới thiệu
cấu trúc SĐTD theo mạch kiến thức của bài học cho học sinh nắm, rồi hướng
dẫn cách vẽ một SĐTD (Cung cấp cho các em phương pháp vẽ SĐTD).
Bước 2: “Đọc hiểu” - Giáo viên chọn những SĐTD có kết cấu đơn giản

cho học sinh quan sát. Sau đó, cho các em dựa vào SĐTD để thuyết trình nội
dung bài học (kiến thức) được vẽ trong sơ đồ. (Luyện cho các em tư duy logic,
tư duy hệ thống và kĩ năng thuyết trình )
Bước 3: “Tập vẽ”
- Giáo viên đưa ra chủ đề bằng từ khóa (hoặc hình ảnh) ở trung tâm màn
hình (hoặc trên bảng đen). Ví dụ: Phương châm hội thoại, Từ (xét về cấu tạo)...
Cho học sinh thực hành vẽ SĐTD trên giấy hoặc bìa lịch hay bảng phụ.
- Giáo viên đặt các câu hỏi gợi ý để các em suy nghĩ và vẽ các nhánh cấp
1, cấp 2, cấp 3... (Luyện kĩ năng vẽ SĐTD)
* Lưu ý:
+ Giáo viên nên chọn những bài các em đã học, có kiến thức đơn giản, dễ
nhớ, dễ vẽ.
+ Giáo viên có thể linh hoạt cho học sinh vẽ theo nhóm vào bìa lịch, vẽ cá
nhân vào giấy vở hoặc gọi 2-3 em lên bảng vẽ.
+ Lưu ý các em không dùng câu, đoạn quá dài, nên thể hiện các ý bằng
những cụm từ ngắn gọn.
Bước 4: “Trang trí”


15
- Sau khi các em vẽ xong sườn của SĐTD, giáo viên gợi ý cho các em vẽ
chèn thêm những hình ảnh cần thiết để minh họa cho nội dung của sơ đồ, gợi ý
cho các em chỉnh sửa đường nét, sử dụng màu sắc để phân biệt, làm nổi bật
mạng lưới các ý trong sơ đồ.(Kĩ năng hội họa - dấu ấn sáng tạo riêng)
* Lưu ý:
+ Giáo viên lưu ý học sinh khi vẽ SĐTD, các em nên kết hợp dùng màu
sắc, đường nét, ... ngay trong quá trình vẽ để tiết kiệm thời gian.
+ Khơng nên dùng quá nhiều màu, không dùng những màu sắc quá sặc sỡ,
khơng q chú trọng vào đường nét, hình ảnh làm lãng phí thời gian.
Bước 5: “Chia sẻ kinh nghiệm”

- Ở bước này, giáo viên thu một số SĐTD các em vừa vẽ theo từng loại
(Sơ đồ không triển khai đủ các ý chính, sơ đồ vẽ quá chi tiết đến vụn vặt, sơ đồ
vẽ không đúng trọng tâm kiến thức, sơ đồ dùng q nhiều hình ảnh, màu sắc lịe
loẹt,... )
- Cho học sinh quan sát, nhận xét, góp ý chỉnh sửa, bổ sung.
- Giáo viên lắng nghe, định hướng cho các em chỉnh sửa, bổ sung:
+ Như trên đã trình bày, SĐTD là một sơ đồ mở. Vì vậy, giáo viên cần tôn
trọng và phát huy sự sáng tạo của các em, bởi đây là “sản phẩm” của chính các
em. Giáo viên chỉ chỉnh sửa cho các em chủ yếu về mặt kiến thức. Mặt khác,
giáo viên cũng cần khuyến khích, biểu dương những SĐTD vẽ đảm bảo đầy đủ
kiến thức trọng tâm, đẹp, có cách trình bày khoa học, cân đối, hài hòa về đường
nét, màu sắc.
+ Nếu thấy mất quá nhiều thời gian để tô đậm màu trong một nhánh, ta có
thể hướng dẫn thêm cho các em cách gạch chéo, đánh dấu cộng, hay chấm bi
trong đó. Đây là điều rất mới mẻ, sáng tạo và tiết kiệm rất nhiều thời gian.
+ Giáo viên nhắc nhở thêm các em cần hình thành thói quen tốt: nên lập
SĐTD trong quá trình chuẩn bị bài mới ở nhà và lập lại sau khi học xong bài
trên lớp để có điều kiện đối chiếu xem mình đã làm được những gì? Những gì
mình cịn sai sót cần bổ sung, sửa chữa. Nếu làm được như vậy, chẳng những
giúp các em nắm vững kiến thức mà còn rèn luyện cho các em phát triển năng
lực tư duy (Tư duy logic, tư duy hệ thống...) rất tốt.
+ Nhắc các em sau mỗi bài học nên lưu các SĐTD lại để sau này tiện việc
ơn tập, hệ thống kiến thức.
Tóm lại, nếu giáo viên chuẩn bị thật kĩ lưỡng các bước trên cho các em,
tôi nghĩ rằng chắc chắn các em sẽ học tốt, làm tốt những yêu cầu giáo viên đặt ra
trong q trình dạy học, kiểm tra, đánh giá có ứng dụng SĐTD.
2.3.8. Giáo viên thường xuyên thực hành sử dụng SĐTD trong quá


16

trình dạy học kết hợp hướng dẫn học sinh thực hành sử dụng SĐTD trong
học tập môn Ngữ văn.
a) Sử dụng SĐTD trong các hình thức kiểm tra:
Có thể nói, đây là việc làm rất đơn giản nhưng lại còn rất xa lạ, mới mẻ
đối với rất nhiều giáo viên. Qua dự giờ, góp ý, trao đổi kinh nghiệm cùng các
đồng nghiệp trong tổ, trong trường, tôi nhận thấy, hầu hết giáo viên rất băn
khoăn khi nghe đề nghị dùng SĐTD để kiểm tra bài cũ, kiểm tra 15 phút hay
kiểm tra một tiết. Sau đây là một vài kinh nghiệm xin chia sẻ cùng đồng nghiệp:
+ Sử dụng SĐTD trong việc kiểm tra bài cũ:
Giáo viên đưa ra một từ khóa (hay một hình ảnh trung tâm) thể hiện chủ
đề của kiến thức cũ mà các em đã học, cần kiểm tra, yêu cầu các em vẽ SĐTD
thông qua câu hỏi gợi ý. Trên cơ sở từ khóa (hoặc hình ảnh trung tâm) ấy kết
hợp với câu hỏi định hướng của giáo viên, học sinh sẽ nhớ lại kiến thức và định
hình được cách vẽ SĐTD theo u cầu.
Ví dụ:
Sau khi các em học xong bài “Các phương châm hội thoại”(Tiết 3,8),
trước khi tìm hiểu các kiến thức mở rộng có liên quan đến phương châm hội
thoại ở Tiết 13, giáo viên kiểm tra bài cũ bằng cách cho các em lập SĐTD để
củng cố, hệ thống kiến thức đã học ở 2 tiết học trước thông qua câu hỏi sau: Ta
đã học qua những phương châm hội thoại nào? Em hãy lập SĐTD để hệ thống
kiến thức về chúng? Sau đó, giáo viên ghi cụm từ khóa lên giữa bảng phụ
“Phương châm hội thoại”, rồi gọi một em xung phong lên bảng vẽ. Học sinh sẽ
dễ dàng vẽ được SĐTD theo nội dung yêu cầu.
Dưới đây là SĐTD về các phương châm hội thoại có tính chất minh họa,
các em vẽ SĐTD đảm bảo các nội dung tương tự như sau là tốt:


17

Sản phẩm của học sinh

Khi học sinh vẽ xong, giáo viên cho cả lớp quan sát, gọi một vài em nhận
xét, góp ý sơ đồ rồi giáo viên nhận xét và cho điểm.
+ Sử dụng SĐTD trong kiểm tra 15 phút:
Chúng ta cũng có thể dùng SĐTD trong các hình thức kiểm tra trên giấy
(15 phút) một cách dễ dàng để tăng cường việc rèn luyện thói quen tư duy lôgic, tư duy hệ thống cho học sinh thông qua các bài kiểm tra viết, nhằm phát
triển năng lực tư duy sáng tạo cho các em. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần lưu ý
rằng kiểm tra kiến thức cũ bằng phương pháp vẽ SĐTD chỉ là một hình thức
kiểm tra nhằm việc giúp học sinh củng cố, hệ thống kiến thức có tính chất lý
thuyết. Do đó, giáo viên nên chọn kiểm tra những kiến thức có tính hệ thống,
xâu chuỗi, các em có thể dễ dàng hệ thống hóa bằng SĐTD. Ví dụ: lập SĐTD về
Từ loại (xét về cấu tạo, xét về ngữ pháp), về các Phương châm hội thoại, về Trau
dồi vốn từ, về Nghĩa của từ, Các cách phát triển từ vựng, ...trong phân môn
Tiếng Việt; lập SĐTD về hệ thống luận điểm, luận cứ trong một văn bản nghị
luận, về dàn ý của một kiểu văn bản nào đó...trong phân mơn Tập làm văn; hay
lập SĐTD để khái quát, sơ đồ hóa kiến thức về một tác giả, tác phẩm nào đó, về
q trình phát triển tính cách, tâm trạng...của một nhân vật trong tác phẩm
truyện hay mạch cảm xúc, trình tự kết cấu của một bài thơ...đối với phân môn
Văn học. Mặt khác, về yêu cầu của đề kiểm tra, giáo viên cần đưa ra từ hay cụm
từ khóa ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể, khái quát được chủ đề của phần kiến thức cần
kiểm tra trong câu hỏi để định hướng, giúp học sinh dễ dàng nắm bắt chính xác
yêu cầu đề và có thể vẽ đúng SĐTD theo yêu cầu. Sau đây là một số ví dụ minh
họa các dạng đề kiểm tra viết yêu cầu học sinh lập SĐTD:


18
Ví dụ:
Bài thơ “Viếng lăng Bác” ghi lại diễn biến tâm trạng cảm xúc của nhà thơ
Viễn Phương theo trình tự không gian và thời gian của chuyến ra thăm lăng Bác
Hồ. Với cụm từ khóa “Viếng lăng Bác”, em hãy lập SĐTD ghi lại diễn biến tâm
trạng cảm xúc ấy của tác giả qua mỗi khổ thơ.


Sản
phẩ
m
SĐT
D
của
học
sinh

b) Dùng SĐTD để dạy bài mới: Tơi đưa ra một từ khố để nêu kiến thức
của bài mới rồi yêu cầu học sinh vẽ SĐTD bằng cách đặt câu hỏi, gợi ý cho các
em để các em tìm ra các từ liên quan đến từ khố đó và hồn thiện SĐTD. Qua
SĐTD đó học sinh sẽ nắm được kiến thức bài học một cách dễ dàng.
Ví dụ:
Khi dạy bài “Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống”(Tiết 99 phân
phối chương trình cũ; tiết 91 - 98 phân phối chương trình 2020 - 2021 thuộc chủ
đề 2: Nghị luận xã hội), sau khi giới thiệu bài mới, giáo viên ghi cụm từ khóa
“NGHỊ LUẬN SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG” lên bảng, rồi bắt đầu tiết
học với mục Tìm hiểu bài. Giáo viên vẽ nhánh chính thứ nhất, ghi tiêu đề “I.
TÌM HIỂU BÀI”. Sau đó, cho học sinh đọc văn bản “Bệnh lề mề” - SGK, giáo
viên đưa ra các câu hỏi dẫn dắt các em lần lượt tìm hiểu: vấn đề nghị luận của
bài viết, biểu hiện, nguyên nhân, tác hại, hướng khắc phục. Sau khi tìm hiểu
xong văn bản, giáo viên chuyển sang bước hai: hình thành kiến thức. Giáo viên
vẽ nhánh chính thứ hai, ghi tiêu đề “II. BÀI HỌC”. Rồi dùng hệ thống câu hỏi
dẫn dắt, phát triển các nhánh con: khái niệm, yêu cầu về nội dung, yêu cầu về
hình thức...tương tự như ở bước trên. Cuối cùng là bước thứ ba “Luyện tập”,
cách làm như trên. Kết thúc tiết dạy, ta có SĐTD.
c) Dùng SĐTD để củng cố kiến thức sau mỗi tiết học và hệ thống kiến
thức sau mỗi chương, phần…Sau mỗi bài học, tôi hướng dẫn, gợi ý để học

sinh tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học bằng cách
vẽ SĐTD. Mỗi bài học được vẽ kiến thức trên một trang giấy rời rồi kẹp lại
thành tập. Việc làm này sẽ giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần một


19
cách nhanh chóng, dễ dàng.
Ví dụ: Tiết 49 (tiết 50, 51- PPCT 2020 - 2021: Tổng kết về từ vựng (Ngữ
văn 9 - Tập I trang 135)
1. Dựa trên nội dung học sinh đã chuẩn bị ở nhà, giáo viên hướng dẫn học
sinh tìm ra sơ đồ sau:

2. Sau khi vẽ xong sơ đồ, mời học sinh lên bảng làm các bài tập ở mỗi
phần.
2.1. Phần 1: Sự phát triển của từ vựng.
Bài tập 2.Tìm dẫn chứng minh họa cho các cách phát triển từ vựng trong
sơ đồ trên.
Dựa vào sơ đồ học sinh dễ dàng thấy được có 2 cách phát triển từ vựng:
- Phát triển nghĩa dựa trên cơ sở nghĩa gốc
+ Ví dụ: tay: bộ phận cơ thể dùng để cầm, nắm.
+ Phát triển thành: tay cờ vua, tay bn người
(người chun về lĩnh vực nào đó).
- Phát triển số lượng
+ Tạo từ mới: mơ hình x + tặc ( hải tặc, không tặc )
+ Mượn từ: Ra-đi-ô, ô-xi….
2.2. Phần 2: Từ Hán Việt.
2.2.1. Khái niệm: là từ có nguồn gốc từ tiếng Hán.
2.2.2. Cho ví dụ: Phi cơ, hành lí…
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Việc sử dụng SĐTD giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, giúp

học sinh học tập tích cực đó chính là một trong những cách làm thiết thực triển
khai nội dung dạy học có hiệu quả - nội dung quan trọng nhất trong nội dung
của phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà
Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
Sử dụng thành thạo và hiệu quả Sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ mang lại


20
nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của học sinh và
phương pháp giảng dạy của giáo viên. Học sinh sẽ học được phương pháp học
tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm
được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học
sinh nắm được kiến thức thông qua một “sơ đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ
của tri thức.
Sau một thời gian ứng dụng SĐTD trong đổi mới phương pháp dạy học
nói chung và đổi mới phương pháp dạy học mơn Ngữ văn nói riêng, tơi thấy
bước đầu có những kết quả khả quan. Tơi đã nhận thức được vai trị tích cực của
ứng dụng SĐTD trong hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học. Biết sử dụng SĐTĐ
để dạy bài mới, củng cố kiến thức bài học, tổng hợp kiến thức chương, phần.
Học sinh hiểu bài nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đa số các em học sinh khá, giỏi đã
biết sử dụng SĐTD để ghi chép bài, tổng hợp kiến thức mơn học. Một số HS
trung bình đã biết dùng SĐTD để củng cố kiến thức bài học ở mức đơn giản.
Đối với môn Ngữ văn, học sinh rất hào hứng trong việc ứng dụng SĐTD để ghi
chép bài nhanh, hiệu quả, đặc biệt là trong học tiếng Việt.
Các kết quả, minh chứng về sự tiến bộ của học sinh khi áp dụng sáng
kiến.
Qua hai năm áp dụng, chất lượng thực bộ môn Ngữ văn của học sinh lớp
9 tăng rõ rệt, đặc biệt là tỉ lệ học sinh yếu bộ môn trong năm học 2019-2020
giảm rõ rệt so với năm trước. Kết quả cụ thể như sau:
(Lớp 8 lên lớp 9)


Năm học

2019-2020

Lớp

9A

Tiếp thu, cảm

Tiếp thu, cảm

Tiếp thu, cảm

Tiếp thu, cảm

nhận Tốt

nhận Khá

nhận TB

nhận yếu

SL

%

SL


%

SL

%

SL

%

05/3

14,70

14/3

41,72

13/3

37,7

02/34

5,88

35,3

01/34


2,9

4
2019-2020

9B

06/3
4

4
17,64

15/3
4

4
44,16

12/3
4

Tóm lại, với những ưu điểm của mình, sơ đồ tư duy trở thành một
cơng cụ gợi mở, kích thích q trình tìm tòi kiến thức của học sinh. Việc sử
dụng SĐTD trong quá trình dạy học giúp các em học tập một cách chủ động,


21
tích cực và huy động được tất cả học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào

hứng. Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng em khơng chỉ
về trí tuệ (vẽ, viết gì trên SĐTD), hệ thống hóa kiến thức (huy động những điều
đã học trước đó vào việc chọn lọc các ý để ghi), khả năng hội họa (hình thức
trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc), sự vận dụng kiến thức được học
qua sách vở vào cuộc sống.
Sơ đồ tư duy cịn là một cơng cụ tư duy thực sự hiệu quả trong hoạt động
nhóm bởi nó tối đa hố được nguồn lực của cá nhân và tập thể. Mỗi thành viên
đều rèn luyện được khả năng tư duy, kỹ năng thuyết trình và làm việc khoa học.
Sử dụng SĐTD giúp cho các thành viên hiểu được nội dung bài học một cách rõ
ràng và hệ thống. Việc ghi nhớ cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn. Chỉ cần nhìn
vào Sơ đồ tư duy, bất kỳ thành viên nào của nhóm cũng có thể thuyết trình được
nội dung bài học. Việc vận dụng SĐTD trong dạy học sẽ dần hình thành cho HS
tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một
cách hệ thống, khoa học. Sử dụng SĐTD kết hợp với các phương pháp dạy học
tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình,… có tính khả thi cao góp phần
đổi mới PPDH, đặc biệt là đối với các lớp ở cấp THCS.
3. Kết luận, kiến nghị.
3. 1. Kết luận.
Sau một thời gian ứng dụng SĐTD trong đổi mới phương pháp dạy học
môn Ngữ văn, tôi nhận thấy bước đầu có những kết quả rất khả quan. Trước hết,
bản thân tơi đã nhận thức được vai trị tích cực của việc ứng dụng SĐTD trong
q trình dạy học. Tơi đã tìm hiểu, biết cách sử dụng SĐTĐ một cách hiệu quả
trong hầu hết các khâu của quá trình lên lớp, từ việc kiểm tra bài cũ, dạy bài
mới, củng cố kiến thức bài học, ôn tập, khái quát, hệ thống kiến thức các
chương, phần....Học sinh tiếp thu bài, nắm kiến thức chắc chắn hơn, khoa học
hơn, nhanh hơn. Đa số các em học sinh khá, giỏi đã biết sử dụng SĐTD để ghi
chép bài, tổng hợp kiến thức môn học. Những học sinh trung bình đã biết dùng
SĐTD để củng cố kiến thức bài học ở mức đơn giản. Điều quan trọng hơn là các
em học tập tích cực hơn, sơi nổi hơn. Các em khơng cịn tâm lý chán học, ngại
học mơn Ngữ văn vì phải ghi chép nhiều. Trái lại, tất cả rất hào hứng với việc

học tập. Vì việc ứng dụng SĐTD khơng chỉ tạo tác động trực quan lơi cuốn các
em, mà cịn giúp các em ghi chép bài gọn gàng, khoa học hơn, nhanh hơn và nhẹ
nhàng hơn nhiều so với cách ghi chép trước đây.
Không những thế, nếu giáo viên biết tổ chức tốt cho học sinh sử dụng sơ
đồ tư duy trong dạy học nhóm giúp thì nó sẽ giúp các em phát huy được tính
sáng tạo, tối đa hố khả năng của mỗi em, đồng thời kết hợp sức mạnh của các


22
cá nhân thành sức mạnh tập thể để có thể giải quyết được các vấn đề một cách
hiệu quả. Sơ đồ tư duy tạo cho mỗi thành viên cơ hội được giao lưu học hỏi và
phát triển chính mình một cách hoàn thiện hơn. Chung quy lại, người dạy cần áp
dụng một số giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Sơ đồ tư duy đối
với người dạy và cả người học.
- Người dạy và người học cần hiểu căn bản về sơ đồ tư duy: khái niệm,
cấu tạo, các bước thiết kế, quy trình tổ chức hoạt động vẽ SĐTD trên lớp.
- Giáo viên cần thành thạo trong kĩ năng sử dụng SĐTD trong quá trình tổ
chức các hoạt động dạy học.
- Giáo viên giúp học sinh hiểu và rèn luyện kĩ năng vẽ SĐTD trong học
Ngữ văn.
- Giáo viên thương xuyên thực hành sử dụng SĐTD trong qú tình dạy học
kết hợp hướng dẫn học sinh thực hành sử dụng SĐTD trong học tập môn Ngữ
văn (trong các hình thức kiểm tra, hệ thống nội dung bài học, trong ơn tập, trong
dạy bài mới,…)
Tóm lại, việc vận dụng SĐTD trong dạy học, kiểm tra, đánh giá sẽ dần
hình thành cho HS tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách
nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng SĐTD kết hợp với các
phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình,… có tính
khả thi cao góp phần đổi mới PPDH, đặc biệt là đối với học sinh ở cấp THCS
hiện nay. Vì vậy, việc tăng cường sử dụng SĐTD trong quá trình dạy học nói

chung, trong đó có dạy học Ngữ văn là việc làm rất cần thiết, góp phần đáp ứng
yêu cầu của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
3. 2. Kiến nghị.
a. Đối với giáo viên:
Cần phải nắm vững những hiểu biết, kiến thức cơ bản về sơ đồ tư duy:
khái niệm, cấu tạo, các bước thiết kế, quy trình tổ chức hoạt động vẽ SĐTD trên
lớp và những tiện ích.
Cần có sự cân nhắc khi ứng dụng SĐTD vào việc soạn, giảng, kiểm tra
đánh giá, tổ chức hoạt động cho học sinh, tránh lạm dụng; nhất là đối với bộ
môn Ngữ văn.
Cần xác định đúng kiến thức cơ bản, trọng tâm để thiết kế SĐTD tức là
phải biết chọn lọc những ý cơ bản, những kiến thức thật cần thiết.
Cần đầu tư thời gian hợp lí vào việc soạn bài, lập trước các SĐTD cần
thiết cho tất cả các khâu của quá trình lên lớp đối với từng bài học.
b. Về phía Nhà trường:
+ Nhân rộng các sáng kiến kinh nghiệm có tính khả thi trong đơn vị


23
thường xuyên.
+ Tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tinh thần để
việc viết sáng kiến kinh nghiệm thực sự giúp cho mỗi Cán bộ, giáo viên và nhân
viên nhà trường có cơ hội tự học, tự bồi dưỡng nhằm đổi mới phương pháp quản
lý, giáo dục, dạy học.
Trên đây là kết quả nghiên cứu và thực nghiệm bước đầu của đề tài sáng
kiến kinh nghiệm" “Nâng cao hiệu quả sử dụng kĩ thuật Sơ đồ tư duy trong dạy
học Ngữ văn ở trường THCS Lương Sơn, Thường Xuân”. Rất mong nhận được
ý kiến nhận xét, đánh giá và đóng góp của Hội đồng khoa học ngành cũng như các
đồng nghiệp để đề tài từng bước hồn chỉnh và áp dụng có hiệu quả hơn nữa.
Xin trân trọng cảm ơn!

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 03
năm 2021
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác
Người viết

Nguyễn Cơng Huy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Sử dụng bản đồ tư duy góp phần
TCH HĐ học tập của HS, Tạp chí Khoa học giáo dục, số chuyên đề TBDH năm
2009.
2. Tony Buzan - Bản đồ Tư duy trong công việc - NXB Lao động - Xã hội.
3. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy; Bản đồ tư duy - công cụ hiệu
quả hỗ trợ dạy học và công tác quản lý nhà trường, Báo Giáo dục&Thời đại, số
147 ngày 14/9/2010.
4. Một số chuyên đề bồi dưỡng Cán bộ quản lí và Giáo viên THCS.


24

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Công Huy
Chức vụ và đơn vị cơng tác: Trường THCS Lương Sơn


T
T

1.

Tên đề tài SKKN

Tích hợp kiến thức các môn: Lịch
sử, GDCD, Sinh học, Mĩ thuật, Âm
nhạc vào bài " Đấu tranh cho một
thế giới hịa bình", tiết 6,7 trong dạy

Cấp đánh
giá xếp
loại
(Ngành GD
cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

Huyện

Kết
quả
đánh
giá xếp
loại

Năm học

đánh giá
xếp loại

(A, B,
hoặc C)

B

2016 - 2017


25

2.

Ngữ văn 9 ở trường THCS Lương
Sơn, Thường Xuân.
Tích hợp kiến thức các môn: Lịch
sử, GDCD, Sinh học, Mĩ thuật, Âm
nhạc vào bài " Đấu tranh cho một
thế giới hòa bình", tiết 6,7 trong dạy
Ngữ văn 9 ở trường THCS Lương
Sơn, Thường Xuân.

Tỉnh

C

2016 - 2017



×