Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Một số giải pháp chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non kỳ tân huyện bá thước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.28 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO
PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ
Ở TRƯỜNG MẦM NON KỲ TÂN, HUYỆN BÁ THƯỚC

Người thực hiện: Lê Thị Quyết
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị cơng tác: Trường mầm non Kỳ Tân,
huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HÓA, NĂM 2021


STT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3


2.3.4
2.3.5
2.3.6
2.4
3
3.1
3.2

MỤC LỤC
Nội dung
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng cơng tác phịng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở
Trường Mầm non Kỳ Tân- Huyện Bá Thướctrước khi áp
dụng sáng kiến.
Một số giải pháp chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho
trẻ ở Trường Mầm non Kỳ Tân- huyện Bá Thước.
Xây dựng kế hoạch chăm sóc ni dưỡng trẻ tại trường
mầm non Kỳ Tân.
Triển khai các văn bản, chuyên đề kế hoạch chăm sóc ni
dưỡng của nhà trườngđến từng cán bộ, giáo viên, nhân viên
và cộng đồng.
Làm tốt công tác tham mưu với ban giám hiệu nhà trường,
địa phương, phụ huynh và cộng đồng, để tăng cường cơ sở
vật chất, trang thiết bị phục vụ bán trú.

Kiểm tra việc thực hiện các khâu trong chế biến, chuyên đề,
nề nếp, thói quen trong vệ sinh ăn uống.
Tuyên truyền phụ huynh phịng chống suy dinh dưỡng trong
chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.
Động viên, khuyến khích kịp thời.
Hiệu quả của một số giải phápchỉ đạo phòng chống suy
dinh dưỡng cho trẻ ở Trường mầm non Kỳ Tân.
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị

Trang
1
1
2
2
2
2
2
4
6
6
8
10
12
13
14
16
18
18

19


1

1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Có thể nói sức khỏe là vốn quý nhất của con người nói riêng và của tồn
nhân loại nói chung. Dinh dưỡng và sức khỏe có mối quan hệ chặt chẽ với tình
trạng thể lực và sự phát triển trí tuệ của con người. Sức khỏe có sự ảnh hưởng
nhất định đến kết quả các hoạt động như: kết quả học tập, năng suất lao động,
hiệu quả công việc của con người.
Đúng vậy mục tiêu giáo dục mầm non trong chiến lược phát triển giáo
dục nhấn mạnh đến chất lượng giáo dục toàn diện, trong đó phát triển thể chất
được đặt ra trong mối quan hệ tổng thể với các mặt phát triển khác: Nâng cao
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ dưới 6 tuổi để phát triển một cách toàn diện về
thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ. Cơ thể trẻ em đang phát triển rất nhanh về
thể chất và tinh thần, đặc biệt trong thời kì bào thai và 5 năm đầu của cuộc đời,
do vậy nhu cầu dinh dưỡng của trẻ rất cao. Ở giai đoạn này cơ thể trẻ còn non
yếu và chức năng các bộ phận cơ thể, nhất là chức năng tiêu hóa, là giai đoạn
thích ứng với môi trường, nhạy cảm với bệnh tật và cũng là giai đoạn tiền đề cho
sức khỏe và trí tuệ sau này, tác động trực tiếp vào sự phát triển tồn diện của trẻ.
Việc cung cấp khơng đầy đủ không đúng khẩu phần dinh dưỡng sẽ làm cho trẻ
dễ mắc bệnh về dinh dưỡng.
Quan tâm chăm sóc ni dưỡng cho trẻ chính là vun đắp, xây dựng những
con người mới, những chủ nhân tương lai của đất nước có đủ trí thức và sức khỏe
để đáp ứng nhu cầu đổi mới của đất nước trong mọi thời đại đặc biệt là thời kỳ
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngày nay cần có những con người phát triển tồn
diện để đáp ứng mọi nhu cầu về thị hiếu của xã hội, địi hỏi đứa trẻ phải có sức
khỏe tốt. Vì vậy vấn đề chăm lo cho con em của chúng ta có một tương lai tươi

sáng là nhiệm vụ hàng đầu của gia đình, của nhà trường và cơ giáo.
Trong những năm gần đây hoạt động chăm sóc, ni dưỡng bảo vệ sức
khỏe cho trẻ ở Trường Mầm non không ngừng phát triển. Do sức khỏe vô cùng
quan trọng đối với con người. Nếu khơng có sức khỏe thì con người chậm phát
triển và sinh ra nhiều bệnh tật, đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi mầm non do những
đòi hỏi phát triển nhanh của cơ thể, về ăn uống cần phải thỏa mãn nhu cầu cao.
Tuy nhiên không phải mọi đứa trẻ sinh ra đều khỏe mạnh, bên cạnh những “bé
khỏe” vẫn cịn những bé chưa khỏe, đó là trẻ suy dinh dưỡng. Do những vấn đề
ăn uống và cách chăm sóc của người lớn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
cơ thể trẻ trong ăn uống không điều độ, không đủ chất, không khoa học những
vấn đề đó làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cơ thể trẻ.
“Suy dinh dưỡng là tình trạng trẻ các chất dinh dưỡng ( thiếu proteinnăng lượng ) để phát triển chiều cao và cân nặng.
Thừa cân- béo phì là sự tích tụ mỡ bất thường, vượt quá mức làm ảnh
hưởng đến sức khỏe, thừa cân- béo phì gặp cả nam và nữ và các lứa tuổi”[5].
Nhìn nhận được tầm quan trọng đó bản thân tơi là một cán bộ quản lý phụ
trách nuôi dưỡng tôi luôn suy nghĩ, trăn trở làm thế nào để cải thiện được chất
lượng bữa ăn và cách phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ ở Trường Mầm non. Vì
vậy tơi đã mạnh dạn đưa đề tài: “Một số giải pháp chỉ đạo phòng chống suy


2

dinh dưỡng cho trẻ ở Trường Mầm non Kỳ Tân- Huyện Bá Thước". làm đề
tài nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đánh giá tình hình sức khỏe tại Trường Mầm non Kỳ Tân. Tìm hiểu tình
hình hình chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường mầm non và gia đình. Trên cơ sở
đó đưa ra một số giải pháp giúp giáo viên Mầm non trong việc chăm sóc và tổ
chức bữa ăn cho trẻ, nhằm giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở Trường Mầm non Huyện Bá Thước
1.3. Đối tượng nghiên cứu.

“Một số giải pháp quản lý, chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở
Trường Mầm non Kỳ Tân- Huyện Bá Thước” nghiên cứu những vấn đề lý luận
về các giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Đề ra một số giải pháp cụ
thể để quản lý, chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Đánh giá kết quả
và có ý kiến đề xuất kiến nghị phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường
Mầm non.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong đề tài tôi đã sử dụng một số nội dung và nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý thuyết: Đọc thu thập tổng
hợp và khái quát hóa các tài liệu liên quan đến lý luận và thực tiễn của các vấn
đề nghiên cứu làm cơ sở cho đề tài.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: điều tra khảo
sát thực tế về tình hình chăm sóc giáo dục sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ ở
trường.
Điều tra khảo sát thu thập số liệu hiện trạng chăm sóc giáo dục dinh
dưỡng cho trẻ mầm non qua giáo viên, cô cấp dưỡng và phụ huynh thông qua
phiếu điều tra quan sát phỏng vấn trò chuyện trực tiếp.
Phương pháp thống kê, thực nghiệm, xử lý số liệu.
Lựa chọn các giải pháp phù hợp và áp dụng vào thực tế. Đánh giá kết quả
đạt được và so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng giải pháp.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm
sinh lý của trẻ em; hài hịa giữa bảo vệ, chăm sóc, ni dưỡng với giáo dục trẻ
em; phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội, trí tuệ, thẩm mỹ;
tôn trọng sự khác biệt; phù hợp với các độ tuổi và liên thông với giáo dục tiểu
học[1].
Trẻ thiếu dinh dưỡng dẫn đến: Tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi,
tăng các nguy cơ bệnh lý, chậm phát triển thể chất, nguy cơ về mặt xã hội
Thừa dinh dưỡng dẫn đến: Bệnh xương khớp, các vấn đề về da, bệnh lý

tim mạch, bệnh tiểu đường, gây suy giảm trí nhớ, Tác động tâm lý từ ngoại hình
q khổ, dễ mắc các bệnh lý đường tiêu hóa, bệnh lý đường hô hấp, Rối loạn nội
tiết do thừa cân béo phì, và nguy cơ ung thư[4].
Ở độ tuổi này việc ăn uống của trẻ là rất quan trọng nên việc đảm bảo các
nhu cầu về các chất dinh dưỡng là rất cần thiết đối với cơ thể trẻ. Xong mặc dù
hiện nay có gia đình có điều kiện kinh tế, các bữa ăn của trẻ đều tương đối đầy


3

đủ nhưng cách chăm sóc ni dưỡng khơng đúng cách, không khoa học kéo dài
cũng dẫn đến sự suy dinh dưỡng.Vậy suy dinh dưỡng ở trẻ là gì? Suy dinh
dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết. Suy dinh
dưỡng có thể xảy ra ở trẻ em từ khi còn trong bào thai cho đến người đã trưởng
thành. Trong đó, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến quá trình phát triển và tăng trưởng bình thường của trẻ. Có nhiều
ngun nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có nhiều nguyên nhân chủ quan
xuất phát từ cha, mẹ của trẻ trong cách chăm sóc cũng như trong chế độ bổ sung
dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ ngay khi còn trong bụng mẹ và những năm tháng
đầu đời.
Đúng vậy các Trường Mầm non vấn đề chăm sóc sức khỏe cho trẻ có ý
nghĩa hết sức quan trọng, hầu hết các cháu đều ăn bán trú tại trường, thời gian
các cháu ở trường cịn nhiều hơn ở nhà vì vậy việc chăm sóc như thế nào để đảm
bảo dinh dưỡng và vệ sinh an tồn thực phẩm là nhiệm vụ vơ cùng quan trọng
nó quyết định đến sự phát triển sau này của trẻ. “Đối với lứa tuổi 18-36 tháng
tuổi,nhu cầu khuyến nghị năng lượng/ ngày/ trẻ 930- 1000Kcal, nhu cầu khuyến
nghị tại cơ sở giáo dục mầm non/ ngày/trẻ ( chiếm 60- 70% nhu cầu cả ngày)
600- 651 Kcal.Lứa tuổi mẫu giáo, nhu cầu khuyến nghị năng lượng của một trẻ
trong một ngày là: 1230-1320 Kcal, nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại trường
của một trẻ một ngày chiếm 50 đến 55% nhu cầu cả ngày: 615 đến 726

Kcal”[2].
Hiện nay ở nước ta tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và suy dinh dưỡng
thể thấp còi theo độ tuổi rất cao, mà theo như tổ chức y tế thế giới đánh giá Việt
Nam là quốc gia có số lượng trẻ em suy dinh dưỡng ở thể thấp còi cao nhất thế
giới, đây là một con số đáng báo động. Vì vậy dinh dưỡng có vai trị đặc biệt
quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Ngày 22 tháng 2 năm 2012 Thủ tướng
chính phủ phê duyệt chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020
và tầm nhìn đến năm 2030 mà mục tiêu cụ thể là tiếp tục cải thiện về số lượng
nâng cao chất lượng bữa ăn của người dân và cải thiện tình trạng dinh dưỡng
của bà mẹ và trẻ em. Tầm nhìn đến năm 2030 phấn đấu giảm tỉ lệ suy dinh
dưỡng ở trẻ em xuống dưới mức có nghĩa cộng đồng (suy dinh dưỡng thể nhẹ
cân xuống 10%)[3].
Suy dinh dưỡng khơng những là ảnh hưởng đến sức khỏe mà cịn ảnh
hưởng đến sự phát triển trí thơng minh của trẻ. Để trẻ em có sức khỏe tốt, trí tuệ
phát triển bình thường thì người lớn cần phải có phương pháp chăm sóc trẻ một
cách đặc biệt đáp ứng nhu cầu đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ. Góp phần
quyết định cho sự phát triển tầm vóc, thể lực, trí tuệ của trẻ em sau này.
Cách ăn uống, cách nuôi dưỡng trẻ để phòng chống suy dinh dưỡng ở độ
tuổi này rất quan trọng đó là giai đoạn cần được chăm sóc tốt cũng là thời điểm
trẻ được học cách ăn uống, được làm quen với nề nếp ăn uống khoa học hợp lí
những đề xuất trong cách chăm sóc ni dưỡng và cách dạy trẻ ăn điều độ có thể
ảnh hưởng nhất định đến sự trưởng thành sau này của trẻ.
Bản thân được cấp trên giao nhiệm vụ phụ trách cơng tác bán trú chăm sóc
ni dưỡng trẻ ở lại trưa tại trường. Trăn trở với mục tiêu chung của giáo dục
bậc học mầm non có nhiệm vụ chăm sóc trẻ phát triển một cách tồn diện kể cả


4

thể chất lẫn tinh thần. Cùng với nhiệm vụ chung của năm học tiếp tục “Đổi mới

công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục” và các cuộc vận động của
ngành. Làm thế nào để giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ tại trường để cho cơ
thể trẻ phát triển ngày càng khỏe mạnh và thông minh để mai này làm những
chủ nhân trong tương lai của đất nước. Thì vấn đề nhu cầu dinh dưỡng sẽ làm
tăng nguồn nhân lực con người góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
đồng thời góp phần thực hiện tốt các phong trào của ngành.
Vì vậy dinh dưỡng cho lứa tuổi mầm non là nhiệm vụ, kiến thức, kỹ năng
trong việc tổ chức bữa ăn cho trẻ để phòng chống thiếu chất dinh dưỡng,
suydinh dưỡng, thừa cân, béo phì, đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm, tơi muốn
được đóng góp một số kinh nghiệm nhỏ bé của mình để nâng cao chất lượng
trong cơng tác quản lý.
2.2. Thực trạng cơng tác phịng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở
Trường Mầm non Kỳ Tân- Huyện Bá Thước trước khi áp dụng sáng kiến.
2.2.1.Thuận lợi:
Nhà trường được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công
tác bán trú tương đối đầy đủ.
Nhà trường được ủy ban nhân dân huyện Bá Thước công nhận bếp đạt
tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cấp huyện năm 2019.
Đa số giáo viên có kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc ni dưỡng và
được dự các lớp tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm và được cấp giấy
xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của UBND huyện cấp.
Nhân viên nuôi dưỡng đang trong thời gian hồn thành chương trình kỹ
thuật chế biến món ăn.
Số trẻ ăn bán trú tại trường đông nên thuận tiện cho việc lên thực đơn,chế
biến các món ăn.
Thực đơn phong phú theo mùa, thực đơn luôn thay đổi không lặp lại, đảm
bảo đủ bốn nhóm thực phẩm và thay đổi cách chế biến.
Nguồn thực phẩm ở địa phương đa dạng, phong phú đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm.
Phụ huynh đã quan tâm đến việc học của con em mình và tin tưởng vào

cơ giáo về sự chăm sóc ni dưỡng giáo dục trẻ một ngày ở trường nên phụ
huynh đưa đón con em thường xuyên đến trường, coi nhà trường là gia đình thứ
hai, là địa chỉ tin cậy để gửi gắm con em mình.
2.2.1.Khó khăn:
Cơ sở vật chất mặc dù đầy đủ các điều kiện chăm sóc ni dưỡng
nhưng chưa được quy hoạch ban đầu các phịng nhóm lớp xây dựng chắp vá,
do tăng cường cơ sở vật chất, do điều kiện kinh tế của địa phương và nhà
trường nên mở rộng đất,xây dựng không được quy chuẩn từ ban đầu việc đưa
cơm thức ăn đến các lớp phải đi qua nhiều bậc, không sử dụng được xe đẩy,
phịng ăn, phịng ngủ cịn chung với phịng học, cơng trình vệ sinh khép kín
chưa đủ ở một số lớp…
Nhà trường đã được cơng nhận bếp an tồn thực phẩm nhưng đồ dùng
trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc ni dưỡng cịn thiếu chưa đáp ứng
được với yêu cầu thực tế hiện nay như: chưa có máy Ozôn khử độc thực phẩm,


5

máy điều hòa, bồn rửa Inốc…
Kỹ năng ăn uống của một số trẻ còn kém nhất là những trẻ ở nhà được
nng chiều trẻ khơng ăn đủ bốn nhóm chất mà chỉăn tồn món u thích, nếu
như khơng có món u thích đó thì trẻ chỉ ăn cơm trắng.
Chưa có nề nếp thói quen đi vệ sinh đúng nơi quy định, khi ăn quà xong
còn đang vứt rác bừa bãi ra sân trường, lớp học.
Đồ dùng cá nhân riêng trong giờ ăn của trẻ còn dùng chung như: khăn lau
tay trong giờ ăn, đĩa để khăn, đĩa để thức ăn rơi.
Chưa khích lệ trẻ khi ăn như: Trước giờ ăn chưa thường xuyên cho trẻ
đọc các bài thơ, ca về dinh dưỡng hoặc bật các bài hát về dinh dưỡng cho trẻ
nghe và hay qn giới thiệu món ăn.
Vì là miền núi xa biển nguồn thức ăn hải sản không thuận tiện, khâu bảo

quản vân chuyển chưa đạt yêu cầu nên nguồn thức ăn hải sản của trẻ chưa phong
phú.
Một số giáo viên nam chưa nhiệt tình trong việc tập thói quen cho trẻ để
trẻ ăn để rơi vãi ra ngồi, dùng tay bốc thức ăn, bơi lung tung lên mặt, chưa đút
cho những trẻ lười ăn ngâm cơm, chỉ đứng nhìn chưa động viên hay giới thiệu
món ăn để kích thích trẻ ăn hết xuất.
Phụ huynh đa số làm nông nghiệp nay chuyển sang làm công ty như công
ty may, công ty sam sung ở Bắc Ninh…nhưng điều kiện kinh tế vẫn cịn khó
khăn nên ít có thời gian quan tâm chăm sóc trẻ hoặc chăm sóc trẻ chưa đúng
cách.Quan niệm ăn uống của một số phụ huynh là cho trẻ ăn mình thịt, cá là đủ
chất khơng cần rau củ quả là được.
Một số phụ huynh chưa thấy được tầm quan trọng của việc chăm sóc,
ni dưỡng trẻ, thiếu kiến thức hiểu biết về dinh dưỡng của con em mình, việc
phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường chưa hiệu quả nên tỷ lệ suy dinh dưỡng
còn cao: Tỷ lệ % trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 27,2, Tỷ lệ % trẻ bị suy dinh
dưỡng thể thấp còi 19,3, Tỷ lệ % trẻ bị suy dinh dưỡng thể béo phì 1.
Nhân viên dinh dưỡng chưa có nghiệp vụ chế biến thức ăn cho trẻ, chỉ
hợp đồng thời vụ, thường thay đổi người nấu chưa qua lớp đào tạo, chưa có
chứng chỉ nấu ăn đầy đủ, nên còn hạn chế về kiến thức cũng như cách chế biến
các món ăn sao ngon miệng trẻ, đảm bảo an tồn thực phẩm.
Từ những khó khăn trên tơi đã khảo sát và thu được kết quả như sau:
Khảo sát trước khi áp dụng đề tài
Kết quả
Số
Đạt
Chưa đạt
STT
Nội dung khảo sát
người
số

số
khảo sát
Tỉ lệ
Tỉ lệ
người
người
1
Kỹ năng trong ăn uống
202
121
60
77
40
2
Kỹ năng vệ sinh trước
202
117
58
85
42
trong, sau khi ăn
3
Thói quen ăn hết xuất
202
147
73
55
27
4
Số trẻ có thói quen ăn đủ

202
130
64
72
35
các nhóm chất


6

5

Số trẻ ăn bán trú tại
202
182
90
20
10
trường
6
Suy dinh dưỡngthể nhẹ
202
147
72,8
55
27,2
cân
7
Suy dinh dưỡng thể thấp
202

163
80,7
39
19,3
cịi
8
Suy dinh dưỡng thể béo
202
200
99
2
1
phì
9
Số nhân viên có nghiệp
3
0
0
0
0
vụ chế biến món ăn
10 Giáo viên quan tâm đến
khơng khí trong khi ăn
23
16
70
7
30
của trẻ ( tinh thần)
11 Cơng tác phối kết hợp

giữa phụ huynh và nhà
202
57
28
145
72
trường
Từ kết quả thực trạng trên cho ta thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và
thấp còi còn cao và một số kỹ năng cịn hạn chế nên bản thân tơi mạnh dạn áp
dụng một số giải pháp như sau
2.3. Một số giải pháp chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở
Trường Mầm non Kỳ Tân- huyện Bá Thước.
2.3.1. Giải pháp 1:Xây dựng kế hoạch chăm sóc ni dưỡng trẻ tại
trường mầm non Kỳ Tân.
Xây dựng kế hoạch đặc biệt quan tâm phòng chống suy dinh dưỡng
* Cùng với lãnh đạo nhà trường thống nhất lãnh đạo đưanhiệm vụ giảm tỷ
lệ suy dinh dưỡng vào trong những nhiệm vụ trọng tâm năm học để chỉ đạo như:
- Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban sức khỏe, trưởng ban là một đại
diện ban giám hiệu, phó ban là đại diện lãnh đạo y tế xã, ủy viên thường trực là
cán bộ y tế trường học giáo viên kiêm nhiệm.
- Ban chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với nhau để lập kế hoạch và triển khai
cơng tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong năm học cụ thể theo năm tháng (Như
tuyên truyền kịp thời các bệnh dịch theo mùa dịch xảy ra, triển khai kế hoạch
phòng chống dịch bệnh cho trẻ ở trường…).
- Tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học cho các bậc phụ
huynh. Thông qua giờ đón trả trẻ, thơng qua các hội thi, các buổi họp phụ
huynh.
- Phối hợp chặt chẽ với trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã trong cơng
tác phịng bệnh, phòng dịch; khám sức khỏe và cân đo định kỳ, vệ sinh khử
trùng bề mặt môi trường, đồ dùng, vệ sinh cá nhân.

- Nhân viên y tế phối hợp với tổ nhà bếp, giáo viên chủ nhiệm các nhóm,
lớp thực hiện các biện pháp can thiệp với trẻ SDD nhẹ cân và SDD thể thấp cịi,
trẻ béo phì.
* Phó hiệu trưởng phụ trách mảng dinh dưỡng cũng có kế hoạch cụ thể
như:


7

Tăng cường cơng tác chăm sóc, ni dưỡng, bảo vệ sức khoẻ, phịng tránh
tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ ở
Trường Mầm non.
- Chăm sóc trẻ đảm bảo an tồn, vệ sinh sạch sẽ, phịng chống tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường học.
- Tiếp tục thực hiện tốt chuyên đề giáo dục dinh dưỡng - vệ sinh an tồn
thực phẩm.
- Thực hiện tốt cơng tác chăm sóc, ni dưỡng trẻ tại trường, giảm tỷ lệ
trẻ suy dinh dưỡng xuống dưới 6%, tỉ lệ tỉ lệ tỉ lệ thấp cịi dưới 6%.
- Làm tốt cơng tác tun truyền ni dưỡng trẻ theo khoa học đến tận phụ
huynh và cộng đồng.
- Làm tốt cơng tác phịng chống các loại dịch bệnh ảnh hưởng đến sức
khoẻ trẻ.
- Tham mưu bổ sung các thiết bị phục vụ cơng tác chăm sóc, ni dưỡng
trẻ trong trường mầm non.
- Rèn thói quen vệ sinh trước, trong và sau khi ăn, rèn thói quen ăn uống
có văn hóa, rèn nề nếp ăn ngủ cho trẻ: Rèn trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và
sau khi đi vệ sinh. Rèn luyện trẻ trong khi ăn biết cách cầm thìa, bát đúng quy
định, xúc ăn gọn gàng không rơi vãi,không dùng tay bốc thức ăn, thức ăn rơi
nhặt bỏ vào đĩa không nhặt lên ăn, không nói chuyện khi đang ăn, biết vét cơm
sạch khi hết cơm, biết xin cơm có lễ độ, biết giữ sạch bàn ghế của mình.…biết

mời trước khi ăn. Ngủ đúng giờ, khơng nói chuyện hay trêu chọc bạn trong giờ
ngủ.
- Lập kế hoạch phịng chống béo phì, suy dinh dưỡng cho trẻ và kế hoạch
phục hồi suy dinh dưỡng cho các cháu trong nhà trường.
- Tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường phối hợp với trạm y tế khám
trẻ định kỳ và tổ chức cho giáo viên các lớp cân, đo, chấm biểu đồ theo dõi sức
khỏe cho trẻ.
- Phối hợp làm tốt công tác phổ cập trẻ mầm non 5 tuổi trong địa bàn.
- Xây dựng lịch vệ sinh của từng nhóm, lớp theo ngày, tuần, tháng.
+ Hàng ngày các lớp lau nền nhà ít nhất 2 lần/ngày bằng nước lau sàn
nhà, sau khi lau sạch cần tiến hành thơng thống khí và làm khơ nền nhà để
tránh trẻ bị trơn trượt ngã.
Vệ sinh đồ dùng trong phòng. Đồ dùng cá nhân như: Cốc, khăn, gối của trẻ
phải có kí hiệu riêng để trẻ nhận biết và lấy đúng đồ dùng cá nhân của mình, đồ
dùng được rửa, giặt bằng xà phòng, bỏ vào máy sấy hoặc phơi nắng trước khi
cho trẻ dùng.
Các đồ dùng, đồ chơi trong lớp cho trẻ chơi hàng ngày phải được lau rửa
thường xuyên bằng xà phòng.
Cọ rửa nhà vệ sinh, đánh xà phòng, qt dọn trong phịng vệ sinh. Bơ, xơ,
chậu…phải được thường xuyên cọ rửa bằng xà phòng và phơi nắng.
+ Mỗi tuần ngâm khăn mặt, khăn lau tay bằng xà phòng, giặt, phơi chiếu,
chăn, gối thảm, rèm cửa…
Cọ rửa khay, cốc, bình đựng nước, để tránh bụi bẩn bám vào gây mất toàn vệ
sinh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.


8

+ Mỗi tháng tổng vệ sinh trong phòng học như cọ rửa nền nhà và lau khô, cọ
rửa bàn ghế, quét mạng nhện, trần nhà, lau cửa kính, cửa chớp, bóng đèn, quạt,

các loại cây trang trí trong lớp, rửa các đồ dùng cá nhân trẻ, giặt tất cả các khăn,
vỏ gối, thảm, chiếu phơi khô.
* Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch chỉ tiêu cụ thể:
- Tổ chuyên môn nghiên cứu nắm chắc các chỉ tiêu trong kế hoạch của nhà
trường để xây dựng kế hoạch chăm sóc ni dưỡng của tổ hướng dẫn đơn đốc,
giám sát GV tổ chức thực hiện kế hoạch, thường xuyên kiểm tra , rút kinh nghiệm
và điều chỉnh bổ xung kế hoạch cho phù hợp.
- Thường xuyên vệ sinh trẻ, vệ sinh mơi trường có nề nếp.
- Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ.
- Mỗi giáo viên nghiêm túc thực hiện kế hoạch ni dưỡng và chăm sóc sức
khỏe.
- Chỉ tiêu của tổ chun mơn
100% trẻ có biểu đồ tăng trưởn theo dõi sức khỏe
Trẻ tăng cân hàng quý : 95% trở lên
Giảm tỷ lệ trẻ SDD nhẹ cân thấp còi xuống dưới 1% trong tổng số trẻ ,
giảm so với đầu vào 90% trở lên và không để phát sinh tỷ lệ này.Giảm tỷ lệ trẻ
thừa cân- béo phì 95% trẻ đứng cân, ngăn chặn không tăng cân nhanh và không
để phát sinh tỷ lệ này. Khẩu phần dinh dưỡng đạt 80%- 90%. Đảm bảo an toàn
tuyệt đối cho trẻ: 100%
Khám sức khỏe1 lần / năm đạt 100%, tẩy giun cho cô và trẻ 2 lần / năm
đạt 100%
100% trẻđược ngủ trên sạp giường, đủ gối, đệm, đắp chăn khi lạnh và đi
dép trong lớp để phịng bệnh.
100% nhóm, lớp có cơng trình vệ sinh đạt u cầu.
100% CB-GV-CNV được tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm và sơ cấp cứu.
100% CB-GV- CNV nắm được phương án cấp cứu ngộ độc thực phẩm, phương
án sơ cấp cứu, thoát hiểm và biết sử dụng dụng cụ phòng cháy chữa cháy.
2.3.2. Giải pháp 2: Triển khai các văn bản, chuyên đề kế hoạch chăm sóc
ni dưỡng của nhà trườngđến từng cán bộ, giáo viên, nhân viên và cộng
đồng.

Là phó Hiệu trưởng quản lý cơng tác chăm sóc ni dưỡng bán trú trong
nhà trường để tất cả CBGV, NV nhà trường hiểu và biết cách phòng chống suy
dinh dưỡng cho trẻ. Thì việc triển khai các chun về chăm sóc ni dưỡng
trẻđến từng CBGV, NV là rất cần thiết, bởi qua học, tiếp thu chuyên đề giáo viên
sẽ hiểu và nắm được kiến thức chăm sóc ni dưỡng trẻ cần gì? Cáchchăm sóc
ni dưỡng trẻ ở lớp và cách tun truyền với phụ huynh ra sao? Để thực hiện
có hiệu quả tổ chức chăm sóc ni dưỡng giáo dục trẻ một ngày hoạt động ở
trường.
- Qua các buổi họp chuyên môn nhà trường. Ngoài thời gian trao đổi, thảo
luận về chuyên môn, tôi luôn dành thời gian để triền khai các công văn, chỉ thị,
nội dung chuyên đề, bồi dưỡng kiến thức thực hành dinh dưỡng để thực hiện tốt
công tác phịng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, khuyến khích giáo viên vận động
cho 100% trẻ lớp mình ở bán trú tại trường.


9

- Các buổi sinh hoạt tổ tôi lồng ghép các chun đề dinh dưỡng thơng qua
đó giáo viên trao đổi kinh nghiệm về chăm sóc ni dưỡng trẻ với nhau để thấy
rõ tầm quan trọng của việc ăn đầy đủ bốn nhóm chất từ đó giáo viên các lớp
ln khích lệ trẻ ăn hết xuất, ăn ngon miệng.
- Tôi đã tham mưu với hiệu trưởng nhà trường triển khai các công văn, chỉ
thị, nội dung chuyên đề vào các ngày lễ như: khai giảng, tết trung thu, 20/11,
tổng kết bằng nhiều hình thức. Như phát tờ rơi về tuyên truyền cách phòng tránh
dịch bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, treo băng rơn trứa các khẩu
hiệu về cách phịng chống suy dinh dưỡng, các hình ảnh ngộ nghĩnh tuyên
truyền về hành vi đúng của trẻ được minh họa
- Chỉ đạo các lớp về góc tun truyền phải ln cập nhật đầy đủ các thông
tin như: Lịch hoạt động một ngày của bé, tháp dinh dưỡng, sức khỏe của bé,
thông tinh hàng ngày… Để tất cả các bậc phụ huynh hiểu và nắm được vấn đề

về dinh dưỡng của con em mình tại trường, về chăm sóc, trẻ được ăn đầy đủ 4
nhóm chất dinh dưỡng, có đầy đủ đồ dùng chung và đồ dùng riêng phục trẻ ăn,
ngủ hoạt động một ngày ở trường. Vì vậy phụ huynh rất tin tưởng, yên tâm coi
trường như ngôi nhà thứ 2 là địa chỉ tin cậy để gửi gắm con em mình.
- Trong giờ đón, trả trẻ
Giáo viên trị chuyện và gợi ý để trẻ kể về những món trẻ thường hay ăn
bữa sáng . Trao đổi, thảo luận để trẻ biết được những món ăn bữa sáng cung cấp
chất gì và sự quan trọng của bữa sáng..
Xem tranh phân biệt hành vi đúng, sai trong các hành vi ăn uống văn minh.
Giáo viên còn sưu tầm, những bài vè, những trị chơi có nội dung dinh dưỡng để
dạy trẻ trong giờ đón, trả trẻ cũng như ở mọi lúc mọi nơi, giúp khắc sâu thêm về
dinh dưỡng hằng ngày của trẻ.
Khi cho trẻ ra sân tập thể dục cơ trị chuyện cho trẻ biết lợi ích của ánh
nắng buổi sáng đối với cơ thể.
-Tập huấn các chuyên đề mới kịp thời:
Cung cấp tài liệu cho giáo viên tham khảo về những hoạt động phòng chống
suy dinh dưỡng cho trẻ
Hướng dẫn cho CBGV, NV nghiên cứu tài liệu, tập san, tạp chí, mạng internet…
có nội dung về phịng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.
- Thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ
tại Trường mầmnon
- Viết bài thu hoạch về các chuyên đề dinh dưỡng:
+ Có nội dung khoa học, sát với thực tế
+ Có kế hoạch tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ
+ Thực hiện giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe ở mọi lúc mọi nơi trong các hoàn
cảnh phù hợp.
- Xây dựng các tiết thực hành về cách chế biến món ăn
+ Thường xuyên tổ chức thực hành ‘Bé tập làm nội chợ” cho trẻ
+ Tổ chức cho cha mẹ tham gia vào các hoạt động chăm sóc giáo dục dinh
dưỡng, vệ sinh ATTP của trường.



10

Hình ảnh: Triển khai chuyên đề về dinh dưỡng
2.3.3. Giải pháp 3: Làm tốt công tác tham mưu với ban giám hiệu nhà
trường, địa phương, phụ huynh và cộng đồng, để tăng cường cơ sở vật chất,
trang thiết bị phục vụ bán trú.
- Để thực hiện được biện pháp trên, bản thân đã trực tiếp tham mưu với
hiệu trưởng nhà trường mời Ban đại diện Phụ huynh, Lãnh đạo địa phương tiến
hành khảo sát nắm tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường nói
chung và cơ sở vật chất - bổ sung bếp một chiều nói riêng.Trong q trình khảo
sát, kiểm tra tơi và ban giám hiệu đã phân tích, chỉ ra các hạng mục, các vị trí,
các thiết bị đang cịn thiếu, một cách có hệ thống để lãnh đạo và phụ huynh hiểu
và chia sẻ cùng với nhà trường về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống suy
dinh dưỡng cho trẻ.
+ Sau khi nắm rõ thực trạng, bản thân tôi tham mưu với hiệu trưởng nhà
trường, lập tờ trình đề nghị Ủy ban nhân dân xã xây dựng, tu sửa, mua sắm một
số trang thiết bị hiện đại cho nhà bếp.
+ Ủy ban nhân dân xã đã tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng,xây dựng
mới cho nhà trường phòng kho, phòng thay đồ, khu sơ chế, ốp gạch hoa cho 4
phòng học, ốp gạch gạch đỏ cho sân chơi của trẻ, Làm khu vận động có mái tre
tại khu trung tâm Làng Hiềng.
- Tiếp kiệm từ nguồn hoạt động để bổ sung đồ dùng, trang thiết bị nhà bếp
- Nhà trường đã tiết kiệm từ nguồn hoạt động để bổ sung trang thiết bị
nhà bếp như: Hệ thống bảng biểu, tủ đựng xoong nồi, thay thế hệ thống dây
điện để đáp ứng nguồn điện cung cấp cho các thiết bị hiện đại trong nhà bếp.
- Phối kết hợp với phụ huynh hỗ trợ mua sắm, đồ dùng bán trú.
Tiếp tục phát huy và thực hiện cơng tác xã hội hóa giáo dục với phương châm:
Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Trước

khi vào năm học, tôi lên kế hoạch và tham mưu cho hiệu trưởng nhà trường phối
hợp với Ban đại diện hội cha mẹ học sinh khảo sát đồ dùng bán trú báo cáo cụ


11

thể các khoản thu - Chi ngoài ngân sách theo đúng như công văn hướng dẫn các
khoản thu - chi ngoài ngân sách của Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, trong đó có
khoản bổ sung đồ dùng bán trú.
Được sự thống nhất của Ủy ban nhân dân xã, nhà trường đã đưa nội dung
này trong hội nghị Phụ huynh đầu năm học và đã được 100% phụ huynh họp nhất
trí cao trong việc mua sắm bổ sung đồ dùng bán trú như: Mua chăn thu đông, chiếu
ngủ, thảm ngủ, gối, bát, thìa, xoong, khăn lau tay, khăn lau mặt, đĩa đựng cơm rơi
cho trẻ.
Kêu gọi những nhà thiện nguyện, hảo tâm hỗ trợ, bổ sung trang thiết bị
phục vụ tinh thần trong công tác bán trú. Nhà thiện nguyện, hảo tâm, đã tu sửa
và mua một số đồ dùng như: Bắn kho để đồ bán trú, ghế ngồi cho trẻ, mua ti vi,
quạt tường cho các lớp. Nhìn chung cơng tác tham mưu với địa phương và phối
kết hợp với phụ huynh, cộng đồng, để xây dựng tu sửa cơ sở vật chất, thiết bị,đồ
dùng bán trú cho nhà trường đã mang lại hiệu quả cao, giúp cho nhà trường hoàn
thiện hơn về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng bán trú, đáp ứng nhu cầu cơ bản
cho công tác chăm sóc - giáo dục trẻ ở trường mầm non.

Hình ảnh: Trang thiết bị nhà bếp

Hình ảnh: Nhân viên nhà bếp


12


2.3.4. Giải pháp 4: Kiểm tra việc thực hiện các khâu trong chế biến,
chuyên đề, nề nếp, thói quen trong vệ sinh ăn uống.
- Chế biến thức ăn thực phẩm trước khi đưa vào sử dụng chế biến cho trẻ
cần phải tiến hành thực hiện chế độ tự kiểm thực Ba bước và lưu mẫu thực phẩm
hàng ngày:
Bước 1. Kiểm tra nguồn nguyên liệu thực phẩm nhập vào:
Việc kiểm tra nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu nhập vào có nguồn gốc
xuất xứ, chứng từ rõ ràng, có tên, địa chỉ cụ thể của người cung cấp thực phẩm
đã được kiểm tra cảm quan trước khi giao nhận thực phẩm. Có sổ ghi chép giao
nhận thực hàng ngày và có chữ ký hai bên giữa người giao, người nhận thực
phẩm.
Bước 2. Kiểm tra khi chế biến thức ăn:
Khi chế biến thức ăn cần kiểm tra, giám sát: Kiểm tra ca/ bữa ăn, ngày giờ
ăn, nguồn nguyên liệu nhập vào, thời gian sơ chế đến khi thức ăn được chế biến
xong, kiểm tra cảm quan thức ăn, ghi rõ thời gian thực hiện từng công đoạn.
Bước 3. Kiểm tra trước khi ăn:
Trước khi ăn cần kiểm tra, giám sát: Ca ăn, ngày giờ ăn, tên món ăn, số
lượng xuất ăn, thời gian chia ăn, bắt đầu ăn, dụng cụ chứa đựng, che đậy, nhiệt
độ bảo quản thức ăn, tình trạng cảm quan quan của món ăn.
Mẫu thức ăn lưu được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong vòng 24giờ
với nhiệt độ từ 2-8oC, thức ăn lưu phải đủ lượng mẫu tối thiểu: Đối với thức ăn
đặc khoảng 100gam, thức ăn lỏng khoảng 150ml, mỗi loại thức ăn phải để trong
một hộp riêng, người lưu mẫu cần ghi đầy đủ ngày, giờ, tên người lấy mẫu thức
ăn và niêm phong để phục vụ cho q trình điều tra khi có trường hợp ngộ độc
thực phẩm nếu xảy ra.
Chỉ đạo giáo viên trong việc thực hiện chuyên đề, nề nếp, thói quen trong
vệ sinh ăn uống.
+ Tạo khơng khí cho trẻ trong khi trẻ ăn, động viên, khuyến khích trẻ ăn
ngon, ăn hết suất, xử lý nhanh những tình huống hóc, sặc thức ăn có thể sảy ra.
Với những trẻ ăn chậm biếng ăn phải có sự quan tâm chú ý nhiều hơn. Trẻ càng

bé, việc tổ chức quản lý trẻ trong giờ ăn càng phức tạp, khó khăn. Do đó, đối với
trẻ bé, khi cho trẻ ăn, giáo viên cần phải ngồi ở vị trí thuận lợi để vừa cho trẻ ăn
vừa có thể theo dõi bao quát những trẻ chưa được ăn hoặc những trẻ đã ăn xong
đang chơi trên giường.
Giáo viên cần tạo khơng khí vui vẻ, thoải mái cho trẻ trong khi ăn, nói
năng dịu dàng, động viên, khuyến khích trẻ ăn hết suất. Cơ cũng cần quan tâm
nhiều hơn đến những trẻ mới đến lớp, trẻ yếu hoặc mới ốm dậy. Trong quá trình
tổ chức bữa ăn cho trẻ, giáo viên nên chú ý rèn luyện các hành vi thói quen tốt
của trẻ.
* Tổ chức bữa ăn đảm bảo hợp vệ sinh, động viên trẻ ăn hết xuất.
Việc tổ chức bữa ăn đảm bảo hợp vệ sinh, động viên trẻ ăn hết xuất là việc
làm quan trọng và cần thiết, nhận thức được điều này nên tôi đã hướng dẫn cho
giáo viên và thường xuyên theo dõi việc giáo viên tổ chức bữa ăn cho trẻ ở các
lớp như: Trước khi ăn cho trẻ rửa mặt, tay sạch sẽ, chuẩn bị bàn ghế đủ cho trẻ
ngồi ăn, khăn lau tay đĩa đựng thức ăn khi bị rơi vãi, bát thìa đầy đủ cho mỗi trẻ.


13

Cơ giáo phải rửa tay sạch, đầu tóc, quần áo gọn gàng sạch sẽ khi chia thức ăn
cho trẻ và giáo viên ln có cử chỉ nhẹ nhàng, những lời nói gợi mở, thái độ
niềm nở, khuyến khích trẻ ăn ngon miệng và ăn hết xuất.

Hình Ảnh: Tổ chức bữa ăn cho trẻ
Hàng tuần, hàng tháng họp lấy ý kiến đóng góp của giáo viên và mọi
người xung quanh để đúc kết kinh nghiệm cho những lần chế biến sau.
Phối hợp với Trạm Y tế xã Kỳ Tân để khám sức khỏe định kỳ cho trẻ vào
tháng 9 và tháng 3 hàng năm. Ngoài ra trạm y tế cũng cung cấp cho trường rất
nhiều tài liệu có liên quan để nhà trường có điều kiện tổ chức giáo dục, tuyên
truyền có hiệu quả.

Đề xuất với hiệu trưởng thứ bảy, chủ nhật tạo điều kiện để nhân viên nhà
bếp tham gia lớp học chế biến các món ăn. Đến nay ba đồng chí nhà bếp đã có
chứng chỉ nghiệp vụ nấu ăn. Các món ăn của trẻ được chế biến ngon và bắt mắt,
trẻ ăn hết xuất.
2.3.5. Giải pháp 5: Tuyên truyền phụ huynh phịng chống suy dinh
dưỡng trong chăm sóc giáo dục trẻ mầm non
Qua các cuộc họp,các buổi tuyên truyền, truyền thông , tọa đàm phụ
huynh đã nhận thức được tầmquan trọng của phòng chống suy dinh dưỡng
trong chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.


14

Thơng qua đó cũng đã có kiến thức trong việc cho trẻ ăn đủ 4 nhóm chất. Bỏ
được những thói quen cho trẻ ăn theo sở thích của trẻ, trong suy nghỉ chỉ ăn thịt
cá là đủ chất.
Có thói quen chọn mua thực phẩm tươi sạch và mua ở những nơi có độ tin
cậy, biết rõ nguồn gốc, xuất xứ nếu khơng có độ tin cậy họ biết sử lý rau, củ quả
bằng cách ngâm kỹ bằng nước muối pha lỗng hoặc khử độc bằng máy Ơzơn.
Phụ huynh đã quan tâm đến thực đơn ăn của trẻ ở trường hàng ngày để bù
thêm thức ăn cho trẻ ở gia đình để đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết
cho cơ thể trẻ.
Có thói quen vệ sinh, cách chăm sóc, ni dạy con theo khoa học, biết
cách chế biến thực phẩm thành các món ăn đảm bảo vệ sinh phù hợp với lứa tuổi
trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất.
Chăn nuôi thêm và tận dụng cải tạo vườn rau sạch tại gia đình để cung
cấp thức ăn đảm bảo chất dinh dưỡng và an toàn thực phẩm tại gia đình.
Sử dụng nguồn nước sạch để chế biến thức ăn, ăn chín uống sơi.
Thường xun qt dọn nhà cửa sạch sẽ, phát quang bụi rậm xung quanh
nhà tránh ruồi, muỗi, và các loại cơn trùng có hại.


Hình Ảnh: Truyền thơng với phụ huynh về phịng chống suy dinh dưỡng
cho trẻ tại thôn bản
2.3.6. Giải pháp 6: Động viên, khuyến khích kịp thời
- Tổ chức hội thảo: Thành phần ..Mời ban ngành..cha mẹ trẻ trong năm
qua tôi tham mưu với Hiệu trưởng, sử dụng rất nhiều hình thức phối hợp khác
nhau với các bậc phụ huynh trong công tác phòng, chống suy dinh dưỡng cho
trẻ như: tổ chức cho phụ huynh nghe báo cáo về dinh dưỡng: “Giá trị dinh
dưỡng cho trẻ Mầm non”; “Nấu ăn duy trì dinh dưỡng”; “Dinh dưỡng hợp lý và
cân đối”; “Lựa chọn thực phẩm an tồn”; “Dinh dưỡng cho trẻ dưới 6 tuổi”…
thơng qua các buổi họp phụ huynh...
+ Chia sẽ kinh nghiệm về cách lựa trọn thực phẩm


15

Mua thực phẩm ở những nơi tin cậy, biết rõ nguồn gốc xuất xứ, khơng
mua thực phẩm ngồi danh mục cho phép của Bộ Y tế. Chỉ mua phụ gia thực
phẩm nếu trên nhãn có đầy đủ thơng tin (tên phụ gia, tên và địa chỉ nơi sản xuất
và có hạn sử dụng, cách hướng dẫn sử dụng)
Thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm như: Nguồn
cung cấp thực phẩm cho nhà trường phải đảm bảo an tồn thực phẩm và phải có
bản ký cam kết hợp đồng mua bán thực phẩm và chỉ hợp đồng thực phẩm với
các hộ gia đình kinh doanhsản xuất đã được cấp giấy xác nhận thực phẩm có
nguồn gốc xuất xứ đảm bảo ATVSTP.
Các loại rau, củ quả, các loại thịt bò, thịt lợn,...nhà trường hợp đồng mua
ăn hàng ngày cho trẻ với các hộ gia đình đều có giấy xác nhận truy xuất nguồn
gốc xuất xứ xác nhận số lượng sản phẩm có giá trị sử dụng đến ngày, tháng, năm
nào và đại diện tổ giám sát cộng đồng ký xác nhận.
Đối với thịt lợn cung cấp cho nhà trường đã có chuỗi thịt, cơ sở giết mổ

được đóng dấu kiểm sốt giết mổ, dán tem vệ sinh thú y, đánh dấu kiểm soát giết
mổ, kiểm tra vệ sinh thú y trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Thực phẩm nhà trường hợp đồng trong thời gian cung cấp cho nhà trường
nếu thiếu thì nhà trường hợp đồng mua thêm với các hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ
khác, nhất là các bậc phụ huynh có con em mình đang học ăn bán trú tại trường,
hoặc giáo viên trong trường nhưng vẫn đảm bảo thực phẩm sạch an toàn.
Thực phẩm trước khi đưa vào sử dụng chế biến cho trẻ cần phải tiến hành
thực hiện chế độ tự kiểm thực Ba bước và lưu mẫu thực phẩm hàng ngày
+ Chia sẽ cách chế biến:
Chế biến các món ăn dành cho trẻ mẫu giáo địi hỏi các cơ nuôi phải nắm
bắt về nhu cầu dinh dưỡng của từng độ tuổi để có thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh
dưỡng cho trẻ một cách phù hợp và giúp trẻ phát triển cơ thể một cách tốt nhất.
Tuyên truyền phổ biến tầm quan trọng của việc giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng
thấp còi trẻ Mầm non cho các ban ngành, cộng đồng và xã hội.
Phối hợp, tuyên truyền với gia đình cho trẻ ăn đủ bữa, phù hợp theo tháng tuổi,
nên chia thành nhiều bữa ăn để cung cấp đủ năng lượng, chú ý bổ sung dầu mỡ
trong các bữa ăn như:
+ Cách rèn các kỹ năng như:
Trẻ có nề nếp thói quen đi vệ sinh đúng nơi quy định, không vứt rác bừa
bãi ra trường, lớp học, biết giữ vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân.
Trước và sau khi ăn trẻ có thói quen tự xếp hàng đi vệ sinh rửa tay theo
quy trình 6 bước bằng xà phịng sạch sẽ lau khơ bằng khăn sạch rồi mới ngồi
vào bàn ăn.
Trẻ nhận đúng đồ dùng kí hiệu riêng của mình khơng lấy nhầm hoặc tranh
giành của bạn.
Trẻ ăn từ tốn, khơng nói chuyện đùa nghịch, co chân lên bàn không để đổ
cơm ra bàn, sàn nhà trong khi ăn. Trẻ ăn hết suốt và ăn hết khẩu phần ăn của
mình.
Trẻ ăn xong tự cất bát, thìa vào rổ đi vệ sinh uống nước và biết tự phục vụ
lấy chăn, gối lên giường đi ngủ.



16

Trẻ biết lợi ích của thực phẩm vì thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh
dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trẻ biết thực phẩm nào nên ăn nhiều và thực phẩm
nào nên ăn hạn chế.
- Tham mưu hiệu trưởng để làm tốt thi đua khen thưởng, tạo ra một bước
chuyển biến mạnh mẽ về nề nếp hoạt động cũng như chất lượng các mặt cơng
tác trong trường, trong đó trọng tâm là cơng tác chăm sóc- ni dưỡng- giáo
dục, phát huy cao độ tính tích cực, tự giác của mọi giáo viên, học sinh trong việc
tham gia nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường. Khen
thưởng những cá nhân thật sự tốt trong mọi hoạt động.
2.4. Hiệu quả của một số giải pháp chỉ đạo phòng chống suy dinh
dưỡng cho trẻ ở Trường mầm non Kỳ Tân.
Sau khi áp dụng một số giải pháp chỉ đạo phịng chống suy dinh dưỡng ở
nhà trường có tổ chức ăn bán trú kết quả đạt được thể hiện qua bảng sau:
Khảo sát sau khi thực hiện đề tài
Kết quả
Số
Đạt
Chưa đạt
TT
Nội dung khảo sát
người
số
số
khảo sát
Tỉ lệ
Tỉ lệ

người
người
1 Kỹ năng trong ăn uống
202
198
98
4
2
2

Kỹ năng vệ sinh trước trong,
202
199
98,5
3
1,5
sau khi ăn
3 Thói quen ăn hết xuất
202
200
99
2
1
4 Số trẻ có thói quen ăn đủ các
202
198
98
4
2
nhóm chất

5 Số trẻ ăn bán trú tại trường
202
202
100
0
0
6 Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
202
191
94,6
11
5,4
7 Suy dinh dưỡng thể thấp cịi
202
190
94,1
12
5,9
8 Suy dinh dưỡng thể béo phì
202
0
0
0
0
9 Số nhân viên có nghiệp vụ chế
3
3
100
0
0

biến món ăn
10 Giáo viên quan tâm đến khơng
khí trong khi ăn của trẻ ( tinh
23
16
70
7
30
thần)
11 Công tác phối kết hợp giữa phụ
202
197
97,5
5
2,5
huynh và nhà trường
Từ kết quả khảo sát thấy cuối năm cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ
cân thấp còi giảm, một số kỹ năng của trẻ đạt kết quả cao. Điều này chứng tỏ
các giải pháp trên có tính khả thi cao, mang lại nhiều hiệu quả đối với công tác
chăm sóc ni dưỡng, với giáo viên, với trẻ và cả phụ huynh, cụ thể như sau:
*Đối với hoạt động chăm sóc ni dưỡng:
Khẩu phần ăn cân đối, hợp lý đạt tiêu chuẩn.
Tổ chức bán trú nhà trường chưa có vụ ngộ độc thực phẩm nào xảy ra.
Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 2 lần/ năm học


17

100% giáo viên thực hiện lồng gép chăm sóc ni dưỡng thông qua giờ
học và các hoạt động khác, mọi lúc, mọi nơi đạt hiệu quả cao.

*Đối với đồng nghiệp:
100% cán bộ giáo viên, nhân viên hiểu và nắm được cách phòng chống
suy dinh dưỡng cho trẻ ăn bán trú trong trường mầm non.
Luôn giữ vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp sạch sẽ, đồ dùng học tập
sắp xếp ngăn nắp gọn gàng, đồ dùng cá nhân mỗi trẻ đều có ký hiệu riêng như:
Cốc, khăn, gối, bát, thìa…
Có thói quen sử dụng dùng đồ dùng ăn uống của trẻ đã qua máy sấy trước
khi cho trẻ ăn để diệt vi khuẩn, tránh ngộ độc và vi khẩn gây bệnh.
Đầu tóc quần áo ln sạch sẽ, gọn gàng. Đeo khẩu trang, tạp dề, bao tay
để chia thức ăn cho trẻ.
Trong khi trẻ ăn có đĩa đựng cơm, thức ăn rơi, khăn sạch để trẻ lau tay
Bát thìa, xoong nồi ăn xong được rửa sạch sẽ để ráo nước và xếp vào tủ
ngăn nắp.
Có kiến thức thực hành tốt chế độ vệ sinh cá nhân cho trẻ một ngày ở
trường.
Biết cách phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền
nhiễm qua thực phẩm.
Làm tốt công tác tuyền truyền tới tất cả các bậc phụ huynh về tầm quan
trọng của việc vệ sinh dinh dưỡng, ăn đủ 4 nhóm chất thay đổi bữa ăn hàng ngày
và an tồn thực phẩm qua góc tuyên truyền, giờ đón trả trẻ.
*Đối với trẻ:
Trẻ biết được phải ăn sáng, ăn các bữa trong ngày và ăn nhiều nhóm thực
và tầm quan trọng của việc ăn nhiều loại thược phẩm đối với cơ thể con người,
biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh mơi trường thơng qua các giờ học tích hợp, vui
chơi,mọi lúc, mọi nơi...
Có nề nếp thói quen đi vệ sinh đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi
ra trường, lớp học, biết giữ vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân.
Trước và sau khi ăn trẻ có thói quen tự xếp hàng đi vệ sinh rửa tay theo
quy trình 6 bước bằng xà phịng sạch sẽ lau khơ bằng khăn sạch rồi mới ngồi
vào bàn ăn.

Trẻ nhận đúng đồ dùng kí hiệu riêng của mình khơng lấy nhầm hoặc tranh
giành của bạn.
Trẻ ăn từ tốn, khơng nói chuyện đùa nghịch, co chân lên bàn không để đổ
cơm ra bàn, sàn nhà trong khi ăn. Trẻ ăn hết suốt và ăn hết khẩu phần ăn của
mình.
Trẻ ăn xong tự cất bát, thìa vào rổ đi vệ sinh uống nước và biết tự phục vụ
lấy chăn, gối lên giường đi ngủ.
Trẻ biết lợi ích của thực phẩm vì thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh
dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trẻ biết thực phẩm nào nên ăn nhiều và thực phẩm
nào nên ăn hạn chế.
*Đối với phụ huynh:
Phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng chống suy
dinh dưỡng cho trẻ .


18

Đã quan tâm đến thực đơn ăn của trẻ ở trường hàng ngày để bù thêm thức
ăn cho trẻ ở gia đình để đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ
thể trẻ.
Có thói quen vệ sinh, cách chăm sóc, ni dạy con theo khoa học, biết
cách chế biến thực phẩm thành các món ăn đảm bảo dinh dưỡng phù hợp với lứa
tuổi trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất.
Thực hiện chương trình dự án vườn, ao, chuồng để tăng thu nhập đồng
thời cung cấp thức ăn đảm bảo chất dinh dưỡng và an toàn thực phẩm tại gia
đình.
Sử dụng nguồn nước sạch để chế biến thức ăn, ăn chín uống sơi.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
Người quản lý phải ý thức rõ vai trị và trách nhiệm của mình khơng

ngừng nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi đồng nghiệp về kiến thức chăm sóc
ni dưỡng trẻ, học hỏi kinh nghiệm chăm sóc ni dưỡng qua các phương tiện
truyền hình, tài liệu, tạp chí, sách báo... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng
và giáo dục trẻ.
Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên để
giáo viên nắm vững kiến thức, kĩ năng chăm sóc ni dưỡng, nắm vững đặc
điểm tâm sinh lí của trẻ từ đó giáo viên sẽ chăm sóc trẻ tốt hơn. Đối với nhân
viên ni dưỡng ln cập nhật hố các phương pháp chế biến món ăn, vệ sinh an
toàn thực phẩm, chế biến thực phẩm đảm bảo hấp dẫn, ngon miệng, hợp khẩu vị,
trẻ ăn hết khẩu phần của mình, giúp trẻ tăng cân đều hàng tháng, ln thay đổi
cách chế biến các món ăn theo mùa phù hợp với địa phương. Ngồi ra cịn cần
phải thường xuyên bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về mọi mặt như: Phẩm chất
đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, hội thảo sáng kiến kinh nghiệm, học hỏi kinh
nghiệm của các trường điểm, cung cấp tài liệu, tạp chí, tập san về giáo dục Mầm
non cho giáo viên học tập nghiên cứu, đặc biệt là khâu nuôi dưỡng cách chọn
mua thực phẩm đúng hợp đồng tươi ngon, có nguồn gốc suất xứ rõ rang, đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Làm tốt công tác tuyên truyền đến nhân dân, các bậc phụ huynh học
sinh kiến thức nuôi con theo khoa học, làm cho mọi người nhận thức được về
vấn đề chăm sóc ni dưỡng trẻ tại Trường Mầm non Kỳ Tân là rất cần thiết.
Mặt khác tạo niềm tin cho các cấp lãnh đạo địa phương, các bậc phụ huynh qua
từng việc làm cụ thể trong nhà trường.
Thống nhất với phụ huynh học sinh về yêu cầu, nội dung, biện pháp và
phương pháp chăm sóc ni dưỡng hình thành cho trẻ những thói quen văn minh
trong ăn uống, giao tiếp ở trường cũng như ở gia đình và ngồi xã hội.
Ban giám hiệu có kế hoạch thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực
hiện cơng tác chăm sóc ni dưỡng như chế biến các món ăn, tổ chức bữa ăn, tổ
chức giấc ngủ, hình thành nề nếp thói quen vệ sinh văn minh trong ăn uống, học
tập, vui chơi đối với trẻ.
Cân đo khám sức khoẻ cho trẻ theo định kỳ để báo cáo tình hình sức

khoẻ của trẻ cho nhà trường và gia đình để có biện pháp chăm sóc giáo dục kịp
thời.


19

Với những kinh nghiệm trên tôi đã thực hiện trong q trình chỉ đạo
chăm sóc ni dưỡng, giáo dục trẻ tại trường đạt được một số kết quả góp phấn
nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục trẻ ở Trường Mầm non Kỳ Tân- huyện Bá Thước.
3.2. Kiến nghị
* Đối với nhà trường: Tham mưu với các cấp uỷ chính quyền địa
phương để tăng cường thêm cơ sở vật chất trong nhà trường nhất là việc xây
dựng mới thêm các phòng học đủ diện tích để trẻ được hoạt động trong công tác
giáo dục cũng như phục vụ cho công tác chăm sóc ni dưỡng trẻ bán trú tại
trường.
* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ
giáo viên, nhân viên được học tập qua các lớp chuyên đề hàng năm để bồi
dưỡng kiến thức chăm sóc ni dưỡng trẻ.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp chỉ đạo phòng
chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở Trường Mầm non Kỳ Tân- huyện Bá Thước”.
Trong quá trình thực hiện đề tài này chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung ý kiến của đồng nghiệp, của Hội
đồng các cấp, các ban ngành để đề tài tơi được hồn thiện hơn và tơi có kinh
nghiệm hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý cơng tác chăm sóc ni
dưỡng ở trường Mầm non Kỳ Tân- huyện Bá Thước.
Xin chân thành cảm ơn !

XÁC NHẬN CỦA
HIỆU TRƯỞNG


Kỳ Tân, ngày 20 tháng 5 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của bản thân, không sao chép
nội dung của người khác.
Người viết

Phạm Thị Mầu

Lê Thị Quyết

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN BÁ THƯỚC

TÀI LIỆU THAM KHẢO


20

1. Luật Giáo Dục số: 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2019.
2. Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ
Trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương
trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009- TT-BGDĐT
ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.
3. Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22/2/2012 quyết định phê duyệt chiến
lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
của Thủ tướng Chính phủ.
4. Dinh dưỡng cho trẻ lứa tuổi mầm non.NXB Giáo dục Việt nam,2019
5. Nguồn lấy ở trang web: hethongphapluatvietnam.net

DANH MỤC



21

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Quyết
Chức vụ: Phó hiệu trưởng trường Mầm non
Cấp đánh giá
Kết quả
Năm học
xếp loại
đánh giá xếp
TT
Tên đề tài SKKN
đánh giá
( Ngành GD cấp
loại
xếp loại
huyện/ tỉnh)
A, B,(hoặc C)
1 - Một số biện pháp
hướng dẩn cho trẻ mẫu
giáo 4 – 5 tuổi hình
Cấp huyện
C
2015-2016
thành khả năng tự nhận
thức bản thân

2 - Một số biện pháp nâng
cao chất lượng tăng
cường tiếng việt cho trẻ
2017-2018
dân tộc thiểu số lớp mẫu
Cấp huyện
C
giáo lớn 2 khu trung tâm
Trường mầm non Kỳ
Tân,Huyện Bá Thước
3 -Một số biện pháp tăng
cường tiếng việt cho trẻ
dân tộc thiểu số lớp mẫu
2018-2019
Cấp tỉnh
C
giáo A2 (5-6 tuổi)
Trường mầm non Kỳ
Tân, Huyện Bá Thước
4 Một số giải pháp chỉ đạo
phòng chống suy dinh
2020-2021
dưỡng cho trẻ ở Trường
Cấp huyện
B
Mầm non Kỳ TânHuyện Bá Thước




×