Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

hãy phân tích bản chất và đặc trưng của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.01 KB, 7 trang )

I. hãy phân tích bản chất và đặc trưng của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

1. Bản chất của nhà nước là gì?
Bản chất của bất kỳ nhà nước nào trong xã hội có giai cấp đều mang bản chất của giai
cấp thống trị xã hội.
Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hịa ra đời,
đó là nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Nhà nước Việt Nam Dân
chủ cộng hòa trước đây nay là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà
nước kiểu mới về bản chất, khác hẳn với các kiểu nhà nước từng có trong lịch sử. Bản
chất bao trùm chi phối mọi lĩnh vực tổ chức và hoạt động của đời sống nhà nước là tính
nhân dân của nhà nước.
Điều 2 Hiếu pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân
dân. Nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai
cấp nơng dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng,
phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp”.

2. Bản chất của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước
Đây là bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên. Dưới sự lãnh đạo của Đảng,
Nhân dân ta đã tiến hành đấu tranh cách mạng, trải qua bao hy sinh gian khổ làm nên
cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nhân dân tự mình lập nên nhà nước. Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay là sự tiếp nối sự nghiệp của Nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa, là nhà nước do Nhân dân mà nòng cốt là liên minh cơng –
nơng – trí thức, tự mình định đoạt quyền lực nhà nước.
Nhân dân với tính cách là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước thực hiện quyền lực
nhà nước với nhiều hình thức khác nhau. Hình thức cơ bản nhất là Nhân dân thông
qua bầu cử lập ra các cơ quan đại diện quyền lực của mình. Điều 6 Hiến pháp năm
2013 quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng


dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan
khác của Nhà nước”.

Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước của tất cả các dân
tộc trên lãnh thổ Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn
kết toàn dân tộc
Tính dân tộc của Nhà nước Việt Nam là vấn đề có truyền thống lâu dài, là nguồn gốc
sức mạnh của nhà nước. Ngày nay, tính dân tộc ấy lại được tăng cường và nâng cao
nhờ khả năng kết hợp giữa tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc và tính thời đại.
Điều 5 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.
Các dân tộc bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm
mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có
quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán,
truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển


toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với
đất nước”.

Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên
cơ sở nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa nhà nước và
công dân
Trước đây, trong các kiểu nhà nước cũ, quan hệ giữa nhà nước và công dân là mối
quan hệ lệ thuộc, người dân bị lệ thuộc vào nhà nước, các quyền tự do dân chủ bị hạn
chế.
Ngày nay, khi quyền lực thuộc về nhân dân thì quan hệ giữa nhà nước và cơng dân đã
thay đổi, cơng dân có quyền tự do dân chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,
đồng thời làm tròn nghĩa vụ trước nhà nước. Pháp luật bảo đảm thực hiện trách nhiệm
hai chiều giữa nhà nước và công dân; quyền của công dân là nghĩa vụ, trách nhiệm

của nhà nước, nghĩa vụ của công dân là quyền của nhà nước.

Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước dân chủ và pháp
quyền
Dân chủ hóa đời sống nhà nước và xã hội khơng chỉ là nhu cầu bức thiết của thời đại
mà còn là một địi hỏi có tính ngun tắc, nảy sinh từ bản chất dân chủ của Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thực chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa là thu hút người lao động tham gia một cách
bình đẳng và ngày càng rộng rãi vào quản lý công việc của nhà nước và của xã hội. Vì
vậy, quá trình xây dựng nhà nước phải là quá trình dân chủ hóa tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước, đồng thời phải cụ thể hóa tư tưởng dân chủ thành các quyền
của công dân, quyền dân sự, chính trị cũng như quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Phát
huy được quyền dân chủ của nhân dân ngày càng rộng rãi là nguồn sức mạnh vô hạn
của nhà nước.
Dân chủ bao giờ cũng gắn với pháp luật. Đó là bản chất của nhà nước pháp quyền. Vì
vậy, tồn bộ cơ quan nhà nước từ cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp đều phải
được tổ chức và hoạt động theo pháp luật, bằng pháp luật. Nhà nước ban hành pháp
luật, quản lý xã hội bằng pháp luật, nhưng nhà nước và cơ quan nhà nước phải đặt
mình dưới pháp luật. Cơ quan nhà nước “chỉ được làm những điều pháp luật cho
phép”; bảo đảm và phát triển quyền tự do dân chủ của nhân dân, còn nhân dân “được
làm tất cả những gì pháp luật khơng cấm”.
Những đặc điểm mang tính bản chất nêu trên của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam được thể hiện cụ thể trong các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và
pháp luật chế định một cách chặt chẽ. Tóm lại, Nhà nước ta mang bản chất giai cấp
công nhân, quán triệt tư tưởng, quan điểm của giai cấp cơng nhân từ pháp luật, cơ chế,
chính sách đến tổ chức hoạt động của mình. Đồng thời, Nhà nước ta cũng mang tính
dân tộc, tính nhân dân sâu sắc. Đó là nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì
Nhân dân.
2


1. Khái niệm nhà nước pháp quyền là gì?
Nhà nước pháp quyền là một hiện tượng chính trị – pháp lý phức tạp được hiểu và nhìn
nhận ở nhiều góc độ khác nhau. Hiểu đơn giản nhà nước pháp quyền là một nhà nước
quản lý kinh tế – xã hội bằng pháp luật và nhà nước hoạt động tuân theo pháp luật.


Theo Wikipedia: Nhà nước pháp quyền là vị thế pháp lý hay một hệ thống thể chế, nơi
mỗi người đều phải phục tùng và tôn trọng luật pháp, từ cá nhân đơn lẻ cho tới cơ quan
công quyền.
Nhà nước pháp quyền hình thức Nhà nước cộng hịa trong đó Nhà nước xây dựng nên
pháp luật để quản lý xã hội và tự đặt mình dưới pháp luật. Mọi cơ quan Nhà nước đều
phải được tổ chức và chỉ được phép hoạt động trong khuôn khổ quy định của pháp
luật.

2. Đặc trưng của nhà nước pháp quyền là gì?
Đặc trưng nhà nước pháp quyền nói chung đã được đề cập trong nhiều quan điểm, học
thuyết của các nhà tư tưởng, các nhà lý luận chính trị – pháp lý trong lịch sử phát triển
các tư tưởng chính trị – pháp lý nhân loại.
Nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ. Dân chủ vừa là
bản chất của nhà nước pháp quyền vừa là điều kiện, tiền đề của chế độ nhà
nước.
Mục tiêu của nhà nước pháp quyền là xây dựng và thực thi một nền dân chủ, đảm bảo
quyền lực chính trị thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình
thơng qua dân chủ trực tiếp; dân chủ đại diện.
Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và
pháp luật.





Hiến pháp và pháp luật ln giữ vai trị điều chỉnh cơ bản đối với tồn bộ hoạt động
Nhà nước và hoạt động xã hội, quyết định tính hợp hiến và hợp pháp của mọi tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Tuy nhiên không phải mọi chế độ lập Hiến, mọi hệ thống pháp luật đều có thể đưa lại
khả năng xây dựng nhà nước pháp quyền, mà chỉ có Hiến pháp và hệ thống pháp
luật dân chủ, cơng bằng mới có thể làm cơ sở cho chế độ pháp quyền trong nhà
nước và xã hội.

Nhà nước pháp quyền tôn trọng, đề cao và đảm bảo quyền con người trong mọi
lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội.




Quyền con người là tiêu chí đánh giá tính pháp quyền của chế độ nhà nước. Mọi
hoạt động của Nhà nước đều phải xuất phát từ sự tôn trọng và đảm bảo quyền con
người, tạo mọi điều kiện cho cơng dân thực hiện quyền của mình theo đúng các quy
định của luật pháp.
Mối quan hệ giữa cá nhân và nhà nước được xác định chặt chẽ về phương diện luật
pháp và mang tính bình đẳng. Mơ hình quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân được xác
định theo nguyên tắc: Đối với cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì luật cho
phép; đối với cơng dân được làm tất cả trừ những điều luật cấm.

Quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền được tổ chức và thực hiện theo
các nguyên tắc dân chủ: phân cơng quyền lực và kiểm sốt quyền lực.
Tính chất và cách thức phân cơng, kiểm sốt quyền lực nhà nước rất đa dạng, tuỳ
thuộc vào chính thể nhà nước ở các nước khác nhau, nhưng đều có điểm chung là
quyền lực nhà nước không thể tập trung vào một người, vào một cơ quan, mà phải
được phân công (phân chia) giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập
pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp.



Đồng thời, việc tổ chức và thực thi quyền lực phải được kiểm soát chặt chẽ với các cơ
chế kiểm soát quyền lực cụ thể kể cả bên trong bộ máy nhà nước và bên ngoài bộ máy
nhà nước.
Nhà nước pháp quyền gắn liền với một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật phù
hợp.






Nền tảng của nhà nước pháp quyền là Hiến pháp và một hệ thống pháp luật dân chủ
và công bằng, do vậy, một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật luôn là một yêu
cầu, một điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo cho Hiến pháp, pháp luật luôn được tôn
trọng, đề cao và tuân thủ nghiêm minh.
Hình thức và phương thức bảo vệ Hiến pháp và pháp luật ở các quốc gia có thể đa
dạng và khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu là bảo đảm địa vị tối cao, bất khả
xâm phạm của Hiến pháp, loại bỏ hành vi trái với tinh thần và quy định của Hiến
pháp, không phụ thuộc và chủ thể của các hành vi này.
Đồng thời với bảo vệ Hiến pháp, nhà nước pháp quyền ln địi hỏi phải xây dựng
và thực thi một chế độ tư pháp thật sự dân chủ, minh bạch và trong sạch để duy trì
và bảo vệ pháp chế trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội.

Trong nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước luôn được giới hạn trong các
mối quan hệ: Nhà nước và kinh tế; Nhà nước và xã hội.







Trong mối quan hệ giữa Nhà nước và kinh tế, vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của
Nhà nước được xác định bởi tính chất, trình độ của các mơ hình kinh tế thị trường,
theo hướng Nhà nước tôn trọng, phát huy các quy luật khách quan của thị trường,
thông qua thị trường để điều tiết các quan hệ kinh tế, đồng thời khắc phục, hạn chế
các mặt tiêu cực của thị trường.
Trong mối quan hệ với xã hội, Nhà nước thông qua luật pháp để quản lý xã hội, tơn
trọng đề cao vị trí, vai trò và quyền tự chủ (tự quản) của các cấu trúc xã hội (các tổ
chức xã hội, các cộng đồng xã hội).
Mối quan hệ giữa Nhà nước, kinh tế, xã hội là mối quan hệ tương tác, quy định và
chi phối lẫn nhau. Nhà nước không đứng trên kinh tế và xã hội. Nhà nước pháp
quyền gắn liền với kinh tế và xã hội, phục vụ kinh tế và xã hội trong phạm vi Hiến
pháp và pháp luật.

3. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là gì?
Đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam







Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động trên
cơ sở Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp
Nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vị trí

tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền
con người, các quyền và tự do của công dân, giữ vững mối liên hệ giữa Nhà
nước và công dân, giữa Nhà nước và xã hội
Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nước
là thống nhất, có sự phân cơng và phối hợp kiểm soát giữa các cơ quan nhà




nước trong việc thực hiện các quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, có sự
kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước do Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo.

II. hãy nêu khái niệm pháp chế chủ nghĩa. Những yêu cầu và biện pháp tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
* Pháp chế xã hội chủ nghĩa:
– Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một trong những nội dung quan trọng của học thuyết
Mác – Lenin và nhà nước và pháp luật. Vì vậy, nghiên cứu các vấn đề về nhà nước và
pháp luật xã hội chủ nghĩa không thể tách rời vấn đề pháp chế xã hội chủ nghĩa.
– Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
xã hội chủ nghĩa .
– Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội
và các đoàn thể quần chúng.
– Nguyên tắc xử sự của cơng dân.
– Pháp chế xã hội chủ nghĩa có quan hệ mật thiết với chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa.
——> Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một chế độ đặc biệt của cuộc sống chính trị xã hội,
tổ chức xã hội, và mọi công dân phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm
chỉnh, triệt để và chính xác.

* Những yêu cầu cơ bản pháp chế xã hội chủ nghĩa:
– Tôn trọng tối cao của Hiến pháp và luật: Đó là yêu cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện
cho hệ thống phát triển ngày càng hoàn thiện, làm cơ sở để thiết lập trật pháp luật củng
cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
– Bảo đảm tính thống nhất của pháp chế trên quy mơ toàn quốc: Thực hiện tốt yêu cầu
này là điều kiện quan trọng để thiết lập một trật tự kỷ cương trong đó cơ quan cấp dưới
phải phục tùng cơ quan cấp trên.
– Các cơ quan xây dựng pháp luật, cơ quan tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật phải
hoạt động một các tích cực, chủ động và có hiệu quả: một trong những yêu cầu của
pháp chế xã hội chủ nghĩa là phải có những biện pháp nhanh chóng và hữu hiệu để xử
lý nghiêm minh và kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. nhất là tội phạm.
– Không tách rời công tác pháp chế với văn hóa : trình độ văn hóa nói chung và trình độ
pháp lý nói riêng của viên chức nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và công dân có
ảnh hưởng rất lớn tới q trình củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa. Trình độ văn hóa
của cơng chungs càng cao thì pháp chế càng được củng cố vưng mạnh. Vì vậy, phải
gắn cơng tắc pháp chế với việc nâng cao trình độ văn hóa nói chung và văn hóa pháp
lý nói riêng của các viên chức nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và công dân.
* Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa:
– Để củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa phải áp dụng nhiều biện pháp
đồng bộ trong đó các biện pháp cơ bản như tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác pháp chế, đẩy mạnh cơng tác xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật xã
hội chủ nghĩa tăng cường công tác tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật, tăng cường
kiểm công tác kiểm tra giám sát, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật.


– Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế
+ Là biện pháp cơ bản bao trùm xuyên suốt trong quá trình củng cố tăng cường pháp
chế xã hội chủ nghĩa, sự lãnh đạo của Đảng thể hiện trước hết ở việc Đảng đề ra chiến
lược phát triển kinh tế – xã hội.

+ Đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa.
– Pháp luật xã hội chủ nghĩa là tiền đề của pháp chế xã hội chủ nghĩa. Muốn tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và quản lý xã hội bằng pháp luật thì phải có một hệ
thống kịp thời thể chế hóa các chủ trương, chính sách đường lối của Đảng.
– Thường xuyên tiến hành rà sốt, hệ thống hóa pháp luật để phát hiện và loại bỏ
những quy định pháp luật trùng lặp
– Kịp thời thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật.
– Có kế hoạch xây dựng pháp luật phù hợp với mỗi giai đoạn cụ thể…
– Tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật trong đời sống
– Đây là biện pháp gồm nhiều mặt:
+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học pháp lý .
+ Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục pháp luật.
– Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ pháp lý có đủ trình độ phẩm chất chính trị
và khả năng công tác để sắp xếp vào các cơ quan làm công tác pháp luật.
– Tăng cường kiểm tra, giám sát xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật là
biện pháp nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh, mọi người đều
bình đẳng trước pháp luật.
III. hãy phân tích nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cộng hịa xã
hội chủ nghĩa việt nam
Cơ sở lý luận



Tổ chức và hoạt động của BMNN nói chung mang tính TTDC nhằm thực hiện
quyền lực nhà nước.
Bất cứ ở xã hội nào và kiểu NN gì việc quản lý xã hội và thực hiện quyền lực đều
phải có sự tập trung quyền lực. Tùy vào kiểu nhà nước mà sự tập trung quyền
lực khác nhau.

Cơ sở hiến định:

Quy định tại điều 8 HP 2013“ … Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp
và Pháp luật, thực hiện nguyên tắc TTDC”
Nội dung của nguyên tắc





Thuật ngữ tập trung – dân chủ được kết cấu bởi danh từ “tập trung” và tính từ
“dân chủ” về từ ngữ tiếng Việt mà nói tính từ “dân chủ” ln bổ nghĩa cho danh
từ “tập trung”
Về nội dung, ý nghĩa thì đây khơng phải là hai vế, hai mặt của vấn đề mà là sự
tập trung trên cơ sở dân chủ.
Lấy tập trung làm nền tảng – đó là sự chỉ đạo thống nhất từ trung ương xuống
đại phương; giữa cấp trên với cấp dưới; giữa thủ trưởng với nhân viên.






Đồng thời, phải phát huy tính dân chủ - sự chủ động, sáng tạo, khả năng độc lập
nhất định của đại phương, cấp dưới… khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, phát
huy quyền làm chủ của nhân dân.
Sự kết hợp TT và DC không giống nhau đối với CQNN khác nhau, phụ thuộc vào
tính chất, trình độ quản lý, điều kiện cụ thể về tổ chức hoạt động của các CQNN:
+ Quốc hội, HĐND các cấp.
+ Chính phủ, UBND các cấp.
+ TDND
+ VKSND




×