Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Sưu tầm và phiên dịch di sản hán nôm trong các đình chùa đền miếu thuộc địa bàn quận 6 thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.58 MB, 124 trang )

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2009

Tên cơng trình:

SƯU TẦM VÀ PHIÊN DỊCH DI SẢN HÁN NƠM
TRONG CÁC ĐÌNH CHÙA ĐỀN MIẾU THUỘC ĐỊA BÀN
QUẬN 6 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thuộc nhóm ngành: XH2a

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2009


MỤC LỤC

TĨM TẮT CƠNG TRÌNH................................................................................................................... 1
PHẦN I : PHẦN DẪN NHẬP .............................................................................................................. 2
PHẦN II : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẬN 6................................................................................ 11
PHẦN III : PHIÊN ÂM DỊCH NGHĨA CÁC VĂN BẢN HÁN NÔM.............................................. 15
CHƯƠNG I : VĂN BẢN HÁN NÔM Ở ĐÌNH, ĐỀN, MIẾU ........................................................... 15
ĐÌNH BÌNH HỊA .......................................................................................................................... 15
ĐÌNH BÌNH TIÊN.......................................................................................................................... 22
ĐÌNH PHÚ LÂM............................................................................................................................ 29
MIẾU PHÚ TẾ ............................................................................................................................... 33
CHƯƠNG II : VĂN BẢN HÁN NÔM Ở CHÙA............................................................................... 39
CHÙA SÙNG HƯNG ..................................................................................................................... 39
CHÙA NAM PHỔ ĐÀ.................................................................................................................... 43
CHÙA THIÊN Ý ............................................................................................................................ 55
CHÙA TÂY THIÊN ....................................................................................................................... 60


CHÙA BỒ ĐỀ LAN NHÃ .............................................................................................................. 65
CHÙA PHƯỚC LONG .................................................................................................................. 68
CHÙA TUYỀN LÂM ..................................................................................................................... 77
CHÙA GIÁC HẢI .......................................................................................................................... 86
CHÙA KIỂN PHƯỚC.................................................................................................................... 92
CHÙA SẮC TỨ TỪ ÂN .............................................................................................................. 101
PHẦN IV : TỔNG KẾT................................................................................................................... 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH .................................................................................................. 116
PHỤ LỤC : MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHÁC VỀ CÁC ĐÌNH CHÙA, ĐỀN MIẾU TRONG ĐỀ TÀI
.......................................................................................................................................................... 117

Di sản Hán Nơm trong các đình, chùa, đền, miếu trên địa bàn Quận 6


TĨM TẮT CƠNG TRÌNH

Sau khi tiến hành khảo sát tình hình thực tế, đề tài Sưu tầm và phiên dịch di sản
Hán Nơm trong các đình chùa đền miếu thuộc địa bàn Quận 6 - thành phố Hồ Chí
Minh được chúng tơi hồn thành với bốn phần lớn:
Phần 1: Mục đích và ý nghĩa thiết thực của đề tài đối với tình hình thực tế của các
di sản Hán Nơm trên địa bàn Quận 6. Ở phần này chúng tôi nêu lên các phương pháp
khoa học mà chúng tôi đã áp dụng trong quá trình nghiên cứu, cùng với thuận lợi và khó
khăn trong thời gian thực hiện, tóm tắt tình hình cấp thiết cho việc bảo tồn di sản Hán
Nôm trên địa bàn Quận 6.
Phần 2: Giới thiệu sơ lược về Quận 6 và tình hình hiện tại của các cơ sở thờ tự mà
chúng tôi khảo sát được.
Phần 3: Nội dung chính của cơng trình nghiên cứu khoa học: các văn bản Hán
Nôm đã ghi chép, sưu tầm được, kèm theo phần phiên âm dịch nghĩa các văn bản đó và
chú thích các điển tích, thuật ngữ Phật giáo. Phần này được chia thành 2 chương:
Chương I: Văn bản Hán Nơm ở đình, đền, miếu

Chương II: Văn bản Hán Nôm ở chùa
Phần 4: Phần nghiên cứu tổng kết, đánh giá các di sản đã tìm được. Sau đó chúng
tơi đưa ra một số ý kiến đóng góp trước thực trạng của di sản Hán Nôm đang được lưu
trữ trong các chùa, đền, đình, miếu.
Ngồi ra chúng tơi cịn đưa ra một số hình ảnh minh họa được thực hiện ở các cơ sở
khảo sát.

1

Di sản Hán Nôm trong các đình, chùa, đền, miếu trên địa bàn Quận 6


PHẦN I : PHẦN DẪN NHẬP

I.1. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.1

Mục đích

Việt Nam là một đất nước đa dân tộc, với trên 50 dân tộc anh em, dẫn đến việc hình
thành một nền văn hóa đa dạng và phong phú. Việc tìm hiểu sự đa dạng của nền văn hóa
đó chính là đã trực tiếp góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tinh
thần của dân tộc.
Lịch sử mấy nghìn năm văn hiến với bao thăng trầm của những cuộc chiến để giành
độc lập, xây dựng đất nước, chống ngoại xâm,… đã minh chứng một cách hùng hồn cho
truyền thống yêu nước, đoàn kết chống ngoại xâm, và hơn nữa là một tinh thần sáng tạo
ham học hỏi để tạo nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Trở về quá khứ hơn ngàn năm trước, đất nước ta chìm trong ách thống trị của phong
kiến phương Bắc, chúng muốn đồng hóa nhân dân ta thành người của chúng, biến đất
Nam thành đất Bắc. Vì thế, văn hóa phương Bắc tràn sang dữ dội và mạnh mẽ, việc bị

ảnh hưởng của nền văn hóa ấy khơng thể tránh khỏi. Trong cuộc đồng hóa ấy, chúng đã
mang theo chữ viết của mình để truyền bá, sử dụng ở nước ta - chữ Hán. Thế nhưng cha
ơng ta khơng vì sử dụng thứ chữ ấy mà mất đi tinh thần dân tộc. Khi âm mưu đồng hóa
ấy thất bại, chữ Hán trở thành thứ chữ được dùng để bảo lưu những tinh hoa văn hóa của
người dân nước ta. Bằng chữ Hán nhưng bên trong là tâm tư tình cảm, là mơ ước khát
vọng của người Việt. Và dựa trên thứ chữ ấy, cha ông ta đã sáng tạo ra chữ Nơm cho
chính mình, khẳng định tinh thần ý chí của dân tộc. Từ đây, chữ Hán - Nôm đã tạo thành
một di sản văn hóa của người Việt Nam.
Các di sản Hán Nơm hiện nay chỉ cịn tồn tại phần lớn ở các đình, chùa, đền, miếu,
những nơi thờ cúng linh thiêng. Tuy nhiên, một điều đáng nói là tất cả chúng chỉ
được xem là vật trang trí mà thơi, người biết tới chúng và quan tâm tới chúng cũng
ít đi rất nhiều, chưa kể những thứ chữ ấy giờ hiếm người biết đến, đặc biệt là giới trẻ bây
giờ. Các cơ sở tín ngưỡng tơn giáo được xây dựng từ lâu ở nước ta, có lưu trữ nhiều di
2

Di sản Hán Nơm trong các đình, chùa, đền, miếu trên địa bàn Quận 6


sản Hán Nơm, trong đó có chứa rất nhiều nội dung tư tưởng nhân sinh quan và tồn tại
cho tới ngày nay. Mặt khác chùa, đền, đình, miếu đi vào đời sống tâm linh của người
Việt Nam như một món ăn tinh thần không thể thiếu, thế nên, là những sinh viên
ngành Hán Nôm chúng tôi không thể không trăn trở trước thực trạng các di sản Hán
Nôm ngày càng bị mai một. Với khả năng và kiến thức của mình chúng tơi đã chọn một
mảng nhỏ để làm đề tài nghiên cứu của mình. Đó là:
Sưu tầm và phiên dịch di sản Hán Nơm trong các đình chùa đền miếu thuộc địa
bàn Quận 6 - thành phố Hồ Chí Minh.
Thông qua đề tài chúng tôi đã chọn, mong rằng chúng tơi có thể góp tiếng nói của
mình phần nào vào việc gìn giữ bảo vệ các di sản Hán Nôm, đồng thời cũng là dịp cho
chúng tôi sử dụng những kiến thức đã học để góp phần thiết thực vào việc gìn giữ và
phát huy tinh thần văn hóa dân tộc.

1.2

Ý nghĩa đề tài

Với mục đích như vừa nêu trên, chúng tơi hy vọng đề tài này có thể góp phần vào
việc bảo tồn các di tích Hán Nơm trên địa bàn khu vực Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh.
Mặt khác chúng tơi phiên dịch và chú thích các di tích Hán Nơm, dựa trên cơ sở này đây
chính là nguồn tư liệu có ý nghĩa khơng nhỏ đối với những người muốn tìm hiểu về lịch
sử văn hóa nước nhà. Đồng thời đây cũng là nguồn cung cấp một cách khá đầy đủ, chính
xác cho các ngành du lịch, văn hóa, … và cho những ai muốn tìm hiểu.
Ngồi ra, qua việc thực hiện đề tài chúng tơi có thể nâng cao khả năng thực hiện
khả năng ứng xử xã hội, làm việc theo nhóm, khả năng nghiên cứu khoa học, và hơn nữa
là nâng cao kiến thức của bản thân. Đồng thời sản phẩm của chúng tơi có thể trở thành tư
liệu học tập cho các ngành như: Văn học, Ngơn ngữ, Văn hóa, Hán Nơm, Lịch sử, Du
lịch, Địa lý…
Trong q trình thực hiện cơng trình, chắc hẳn khơng tránh khỏi sự sai sót, chúng
tơi kính mong được sự góp ý của các độc giả.

3

Di sản Hán Nơm trong các đình, chùa, đền, miếu trên địa bàn Quận 6


I.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài khoa học này là các văn bản Hán Nôm được lưu
trữ ở các đình, đền, chùa, miếu trên địa bàn Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh; bao gồm:
Hồnh phi, câu đối, văn thơ, sắc lệnh,… gắn liền với khơng gian văn hóa đình, đền, chùa,
miếu.
I.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp điền dã và khảo sát thực tế:



Khảo sát và ghi chép các văn bản Hán Nôm.



Khảo sát kiến trúc của các chùa, đền, đình, miếu.



Chụp hình các văn bản Hán Nôm làm minh họa.

- Phương pháp mô hình hóa và mơ tả bằng lời:


Xác định vị trí và vẽ sơ đồ



Tìm hiểu và nghiên cứu, mơ tả kiến trúc các chùa, đình, đền, miếu.

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
- Phương pháp văn bản học:


Tập hợp và tiến hành phiên âm dịch nghĩa các văn bản Hán Nơm đã ghi

chép sưu tầm được

I.4


Chú thích từ ngữ

NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHĨ KHĂN TRONG Q TRÌNH THỰC

HIỆN ĐỀ TÀI
4.1.

Mặt thuận lợi
Trong quá trình thực hiện đề tài, sự giúp đỡ tận tình và sự chỉ dẫn của một số vị phụ

trách, trơng coi, quản lý các cơ sở tín ngưỡng tơn giáo, đã tạo điều kiện cho nhóm đề tài
có được sự hỗ trợ và cung cấp các tài liệu cần thiết. Và nhất là nhóm được sự quan tâm
giúp đỡ, theo dõi của thầy hướng dẫn. Nếu không có những sự giúp đỡ ấy, nhóm đề tài
sẽ khơng hoàn thành được đề tài một cách hoàn chỉnh.
Các thành viên của nhóm thực hiện đề tài tỏ ra khá quan tâm nên đã cố gắng hồn
thành tốt cơng việc của mình. Lần đầu thực hiện một đề tài nghiên cứu khơng tránh khỏi

4

Di sản Hán Nơm trong các đình, chùa, đền, miếu trên địa bàn Quận 6


những bỡ ngỡ, nhưng các thành viên trong nhóm ln cố gắng vượt qua những khó khăn
ấy để thực hiện đề tài.

4.2 Mặt khó khăn
Bên cạnh những mặt thuận lợi như vừa nêu trên, nhóm đề tài đã gặp khơng ít khó
khăn như sau:
-


Quận 6 tương đối rộng, số lượng chùa, đình, đền, miếu cũng tương đối

nhiều, trên 70 cơ sở thờ tự, các cơ sở này được phân bố rộng khắp. Một số cơ sở đã
thay đổi địa chỉ hay đã bị giải tỏa, hoặc khơng cịn tồn tại, gây khó khăn trong việc
khảo sát thực tế.
-

Phương tiện đi lại thiếu thốn, kinh phí lại eo hẹp. Khoảng cách từ nơi cư

trú đến địa điểm khá xa, chủ yếu di chuyển bằng xe buýt, chưa kể nhiều bạn trong
nhóm nghiên cứu bị say xe nên việc đi lại gặp khá nhiều khó khăn.
- Tình trạng xuống cấp trầm trọng của một số cơ sở thờ tự.
- Có nhiều cơ sở tận tình cung cấp thơng tin nhưng cũng có nơi khơng chịu hợp
tác như chùa Thiên Ý, đình Bình Phú,… đã có thái độ kiên quyết từ chối, thậm chí
có cơ sở đã giữ phương tiện của nhóm thực hiện đề tài.
- Một số nơi thờ tự lại không có hoặc vắng mặt người quản lý nên một số nơi
chúng tôi không thực hiện được phần lược sử.
- Lần đầu tiên nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học nên cịn nhiều bỡ ngỡ.
Điều kiện và hồn cảnh của mỗi cá nhân lại khác nhau nên công tác thực hiện đề tài
cũng gặp nhiều trở ngại, nhưng chúng tôi đã cố gắng khắc phục bằng cách chia
thành từng nhóm nhỏ để phối hợp thực hiện tốt hơn.
Thuận lợi cũng nhiều mà khó khăn cũng khơng ít, bất cứ cơng trình nghiên cứu nào
cũng khơng tránh khỏi những khó khăn nhất định. Chúng tôi cố gắng phát huy những
mặt thuận lợi, khắc phục bớt những khó khăn để tạo hiệu quả cho cơng trình này.

5

Di sản Hán Nơm trong các đình, chùa, đền, miếu trên địa bàn Quận 6



I.5 TÌNH HÌNH DI SẢN HÁN NƠM THUỘC ĐỊA BÀN QUẬN 6
Trên địa bàn quận 6, hiện có 36 ngơi chùa, 01 tịnh xá thuộc phái Nam tông, 10 tịnh
xá thuộc phái Khất Sĩ, 11 tịnh xá thuộc phái Hoa tơng, 06 tịnh thất, 09 ngơi đình và 03
ngơi miếu cổ.
Theo cách hiểu truyền thống, Chùa chủ yếu là nơi thờ Phật, nơi định vị của các tăng
đồ Phật giáo, một tôn giáo tiêu biểu, phổ biến nhất ở các vùng nông thôn và đô thị Việt
Nam, nghĩa là nơi thuần t mang tính chất tơn giáo. Trong các ngơi chùa lớn, thường có
cả tháp, cầu, giếng, am, phủ, lầu, điện, các… và cũng có đủ cả bia, chng, khánh, biển,
hồnh phi, câu đối… ghi lại các sự tích, cơng trạng của các vị sư từng kế tục trụ trì và
viên tịch tại chùa, đồng thời cũng tái hiện lai lịch của chùa từ khi khởi công xây dựng
đến các lần trùng tu, ghi tên tuổi, công đức của những người đóng góp xây dựng và trùng
tu chùa. Trong số 36 ngơi chùa Phật giáo thuộc quận 6, ngồi một số ngơi có lịch sử
tương đối lâu đời, bắt đầu từ nửa cuối thế kỷ 18, như chùa Sắc Tứ Từ Ân, thành lập năm
1752; chùa Giác Hải, thành lập năm 1780; chùa Tây Thiên, thành lập năm 1850; chùa
Tuyền Lâm, lập năm 1858; chùa Kiển Phước, lập năm 1866;…đại đa số các chùa có lịch
sử hình thành tương đối muộn, tức từ những năm 50 thuộc thế kỷ 20. Một số chùa tiêu
biểu tại Quận 6 được liệt vào danh sách di tích cổ đồng thời là danh lam thắng cảnh,
điểm du lịch văn hóa của quận 6 và thành phố Hồ Chí Minh, như chùa Giác Hải, Kiển
Phước, Nam Phổ Đà (thuộc phái Hoa tông), Phước Long, Tây Thiên, Thảo Đường,
Tuyền Tâm, Sắc Tứ Từ Ân, Hưng Minh....Riêng chùa Tuyền Lâm và Tây Thiên, là điểm
an cư kiết hạ do Ban đại diện Phật giáo quận tổ chức thường xuyên, liên tục trên 20 năm
qua cho chư vị tăng ni trong quận tu học. Khơng ít chùa cịn đồng thời là cơ sở từ thiện
xã hội, như chùa Long Nguyên, Hồng Thạnh, Phước Long, Hưng Minh, tịnh xá Lộc
Uyển…. Khác với chùa, đình là nơi sinh hoạt cộng đồng của làng xã Việt Nam xưa,
đồng thời là nơi thờ Thành Hồng của làng xã. Đình cũng thường có bia ghi sự tích
Thành Hồng, ghi cơng trạng của những người có cơng đức với xã, niêm yết các giao
kèo, khốn ước của làng. Về chức năng của đình, học giả người Pháp Paul Giran trong
Magie et Religion Annamite viết: “Đó là nơi hội họp của các bậc kỳ hào, nơi bàn bạc giải
quyết những vấn đề cơ bản và kiện tụng nội bộ, đó là nơi tổ chức những buổi lễ nghi tơn


6

Di sản Hán Nơm trong các đình, chùa, đền, miếu trên địa bàn Quận 6


giáo. Tóm lại, đó là nơi thực hiện tất cả mọi hành vi thuộc đời sống xã hội An Nam.”
Đình làng Nam bộ nói chung và đình làng thuộc thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, đều
hình thành sau khi đình ở miền Bắc đã định hình, thế nên cho dù có những điểm khác
biệt so với đình làng Bắc bộ thì chúng vẫn mang những chức năng của đình nói chung.
Tức, đình là ngơi nhà cơng cộng của làng, trụ sở hành chính của làng, nơi trú chân của
khách, là trung tâm văn hố, tín ngưỡng của làng. Đình Nam bộ cũng có nơi thờ Thành
Hồng, Phúc thần do nhường đi khẩn hoang lập ấp di dời từ quê cũ vào thờ, hoặc thờ
Thần Nông, Thổ Địa, Thần Tài…. Đó thảy đều là tín ngưỡng, chứ khơng phải thờ Phật
như chùa. Khác với chùa và đình, miếu cịn gọi miễu là nơi thờ các vị thần linh dân dã,
có nơi thiết chế này cón có thêm miếu cơ hồn, chuyên thờ các cô hồn không người cúng
giỗ, đặc biệt là những vong hồn bỏ thây vì nạn cọp, sấu hay tai nạn sơng biển trong thời
khai hoang. Lại có khi thiết chế miếu làm thay luôn chức năng của đình chùa, đặc biệt là
miếu của người Hoa, như Nhị Phủ miếu của người Hoa ở quận 5 còn gọi là chùa Ông
Bổn, miếu Phú Tế thuộc quận 6 đồng thời là Hội qn Kim Mơn.
Về đình miếu cổ thuộc quận 6, tồn quận có 09 đình và 03 miếu lọt vào danh sách
đình miếu cổ thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Về đình, bao gồm đình Bình Hịa (phường
7), đình Bình An 01 (phường 3), đình Bình Tây (phường 6), đình Bình Tiên (phường 6),
đình Bình An 02 (phường 8), đình Phú Lâm (phường 9), đình Phú Định (phường 10),
đình Phú Hịa (phường 11) và đình Tân Hịa Đơng (phường 14). Về mặt kiến trúc, các
đình thuộc quận 6 đều có điểm chung với các ngơi đình khác thuộc địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh, tức đều có niên đại xây dựng từ đầu thế kỷ XX trở lại đây, tất nhiên trong số
09 đình nêu trên vẫn có một số được xây dựng từ thế kỷ thứ XIX. Một điểm tương đồng
nữa giữa các ngơi đình ở quận 6 và các ngơi đình thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
là sự gìn giữ các nghi lễ cúng tế tương đối toàn vẹn, đặc biệt là trong dịp lễ Kỳ Yên, một

lễ thức lớn nhất của các đình Nam bộ. Về miếu, trong ba ngôi miếu của quận, tiêu biểu
nhất phải kể đến miếu Phú Tế, đây là ngơi miếu có lịch sử lâu đời nhất, đồng thời cũng
là ngôi miếu kiêm luôn chức năng Hội quán của người Hoa, thế nên đây cũng là ngôi
miếu chúng tôi chọn để khảo sát. Về đình, chúng tơi cũng chỉ chọn 03 ngơi đình có lịch
sử hình thành sớm nhất, bao gồm đình Bình Hịa, Bình Tiên và Phú Lâm. Về chùa, tiêu
7

Di sản Hán Nơm trong các đình, chùa, đền, miếu trên địa bàn Quận 6


chí khảo sát, thu thập của chúng tơi cũng chỉ giới hạn ở các ngơi chùa có lịch sử từ nửa
đầu thế kỷ XX trở về trước, vậy nên những ngơi chùa có niên đại sau đó, dù di sản Hán
Nơm có phong phú đến mấy cũng khơng nằm trong phạm vi nghiên cứu của chúng tơi.
Ngồi đình chùa miếu đã đề cập ở trên, di sản Hán Nôm tất nhiên sẽ tồn tại ở một
số địa điểm văn hoá khác, nhưng do thời gian khảo sát cũng như năng lực về tài chính,
học vấn có hạn, chúng tơi hy vọng sẽ có dịp quay trở lại khảo sát đối tượng khoa học này
một cách cụ thể, hệ thống, khoa học và chính xác hơn.
Các cơ sở thờ tự ngày càng xuống cấp bị hao mòn mất mát nhiều, một số cơ sở lại
trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa làm mất hẳn các văn bản Hán Nôm. Một số cơ sở lại
thay hẳn văn bản viết bằng văn tự Hán Nôm thành chữ Quốc ngữ, ngoại trừ các chùa của
người Hoa. Nhiều cơ sở đã được xây dựng lại theo lối kiến trúc hiện đại hoặc trùng tu
sửa chữa nhiều lần, làm mất đi vẻ cổ kính tơn nghiêm của nơi thờ tự. Hiện trạng ấy trở
thành một sự thật đáng buồn.
Một điều dễ nhận thấy đó là ý thức gìn giữ những giá trị văn hóa của cha ông để lại
ngày càng kém, sự quản lý của các cơ quan tổ chức vẫn chưa chặt chẽ đúng mức. Chúng
tơi thiết tha mong các cơ quan đồn thể, các bộ phận phụ trách về tín ngưỡng tơn giáo và
văn hóa có những chính sách và hành động kịp thời để bảo vệ những di sản quý báu ấy.
Công cuộc đổi mới hiện đại hóa đất nước là khơng thể nào tránh khỏi, tuy thế ta
cũng không nên bỏ rơi hết các giá trị văn hóa dân tộc. Các di sản ấy ít nhiều cũng là sợi
dây kết nối tinh thần, trí tuệ của những người đi trước với con người hiện tại. Thế hệ đi

sau cần thể hiện bằng những hành động xác thực để bảo vệ những di sản cịn sót lại.
 Ngồi ra, trên địa bàn cịn có một số cơ sở chùa hiện đã giải tỏa nên không nằm
trong khảo sát của chúng tôi :
 Chùa Thiên Linh (279/22D Bình Tiên )
 Chùa Đức Quang ( 97/7 Nguyễn Đình Chi )
 Chùa Pháp Huệ ( 131B/19 Nguyễn Văn Luông )
 Chùa Giác Chơn (483B Hậu Giang )

8

Di sản Hán Nơm trong các đình, chùa, đền, miếu trên địa bàn Quận 6


I.6 BỐ CỤC ĐỀ TÀI
-

Phần 1: Dẫn nhập
 Mục đích nghiên cứu của đề tài
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
 Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện đề tài
 Tóm tắt tình hình cấp thiết trong việc bảo tồn các di sản Hán Nôm
trên địa bàn Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh

-

Phần 2: Giới thiệu chung về Quận 6

-

Phần 3: Phiên âm dịch nghĩa các văn bản Hán Nơm


-

Phần 4: Tổng kết

I.7 CÁC KÍ HIỆU RIÊNG SỬ DỤNG
I.7.1 Các ký hiệu trong phần vẽ sơ đồ

Bàn thờ

Cột

Cửa

Chng

I.7.2. Các quy ước trong phần trình bày phiên dịch văn bản Hán Nôm
9

Di sản Hán Nôm trong các đình, chùa, đền, miếu trên địa bàn Quận 6


 Phiên âm : chữ đứng
 Dịch nghĩa : chữ nghiêng
 Ở câu phiên âm nếu có 2 chữ có cùng vị trí thuộc hai vế đối ghép lại thành
tên chùa hay tên đình, đền, miếu được tơ đậm tất cả mẫu tự
Ví dụ:
Bình an vạn dân đa cát khánh;
Hồ thái bách tính đắc xương ninh.
( Hai chữ Bình và Hịa trong câu phiên âm ghép lại thành tên đình Bình Hịa,

chúng tơi tơ đậm tất cả mẫu tự của hai chữ này)
Ngồi ra chúng tơi cịn quy ước những hoành phi, câu đối,… bằng các ký tự như
sau:
H:

Hoành phi

Đ:

Câu đối

C:

Câu văn, hoặc đoạn văn

Ví dụ:

10

H1 :

Hồnh phi thứ nhất

Đ1a :

Câu đối đầu trong cặp câu đối thứ nhất

Di sản Hán Nơm trong các đình, chùa, đền, miếu trên địa bàn Quận 6



PHẦN II : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẬN 6

II.1. BẢN ĐỒ QUẬN 6

Hình 1: Bản đồ hành chính Quận 6

11

Di sản Hán Nơm trong các đình, chùa, đền, miếu trên địa bàn Quận 6


II.2. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ QUẬN 6
Quận 6 là quận ven ngoại thành, nằm về phía tây nam thành phố Hồ Chí Minh, gồm
14 phường (74 khu phố, 1293 tổ dân phố) với tổng diện tích tự nhiên là 7,14 km2, chiếm
0,34% tổng diện tích tự nhiên của toàn thành phố. Dân số hiện nay của quận là 247.212
người, mật độ bình qn 346 người/ha, trong đó nữ chiếm 53%. Về thành phần dân tộc,
phần lớn dân số là người Kinh (chiếm 71,54%), kế đến là người Hoa chiếm 27,31%,
ngồi ra cịn một số tộc người khác như Chăm, Khơme, Tày, Nùng…. Với vị trí địa lý là
cửa ngõ phía tây của thành phố Hồ Chí Minh, có chợ đầu mối Bình Tây là trung tâm bán
bn lớn của cả nước, do đó thế mạnh của quận là thương mại dịch vụ, trong đó chủ yếu
là bn bán thực hiện trao đổi sản phẩm với các tỉnh miền Tây Nam bộ, bên cạnh đó với
phần đơng là dân lao động, có một lượng lớn thương nhân người Hoa giàu kinh nghiệm,
nhạy bén trong sản xuất - kinh doanh, nên quận có xu hướng phát triển mạnh về sản xuất
nhỏ tiểu thủ cơng nghiệp.
II.3. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH QUẬN 6
Theo địa bạ triều Nguyễn, các xã thôn nằm trên địa bàn quận 6 ngày nay thuộc
huyện Tân Long, phủ Tân Bình, trấn Phiên An, sau gọi Gia Định tỉnh với 4 phủ 9
huyện1. Quận 6 khi ấy có 7 thơn, bao gồm: thơn Bình Hồ, thơn Bình Tiên, thơn Phú
Lâm, thơn Phú Định, thơn Phú Hồ, thơn Tân Hịa Đơng và thơn Bình An được phân
thành hai thơn Bình An 01, Bình An 02. Dưới triều Nguyễn, mỗi tỉnh được cai trị bởi

một Tổng đốc hay Tuần phủ (tuỳ tỉnh lớn hay nhỏ), có thêm phụ tá là một Bố chánh lo
việc hành chính tỉnh, một Án sát lo việc tố tụng, một Lãnh binh đứng đầu quân đội và
một Đốc học chuyên việc giám đốc học chính. Mỗi tỉnh có thể chia thành nhiều phủ, như
tỉnh Gia Định khi ấy bao gồm bốn phủ Tân Bình (Sài Gịn), Hịa Thạnh (Gị Cơng), Tân
An (Vũng Gù), Tây Ninh. Mỗi phủ có một tri phủ điều khiển việc hành chính và một
Giáo thụ lo việc học hành. Mỗi phủ lại chia ra nhiều huyện, ví dụ phủ Tân Bình khi ấy
bao gồm ba huyện Bình Dương (Sài Gịn), Bình Long (Hóc Mơn) và Tân Long (Chợ
Lớn). Đứng đầu mỗi huyện là một Tri huyện lo việc hành chính và một Huấn đạo lo việc
học chính và trơng coi trường học. Mỗi huyện lại chia thành nhiều tổng, đứng đầu mỗi
1

Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Đình Đầu dịch, Tiểu giáo trình địa lý Nam kỳ, Nxb. Trẻ, 1997, tr. 9.

12

Di sản Hán Nơm trong các đình, chùa, đền, miếu trên địa bàn Quận 6


tổng là một Cai tổng, ngồi ra cịn có một Phó tổng hay một Thừa biện chuyên việc phụ
giúp cho Cai tổng. Mỗi tổng lại gồm nhiều làng, lo việc hành chính làng có Xã trưởng
hoặc Thơn trưởng với sự hỗ trợ của một hội đồng kỳ mục gồm Hương thân, Hương hào,
Ông cả, Hương chủ, Hương sư, Hương trưởng, Hương văn, Hương lễ, Hương nhứt,
Hương nhì, Phó xã, Thủ bộ, Thủ khoán, Cai tuần, Biện lại, Trùm và Trưởng2. Sau khi
lục tỉnh Nam kỳ về tay quân Pháp, toàn bộ sáu tỉnh này được đặt dưới quyền một viên
Thống đốc, với sự trợ tá của một hội đồng tư vấn. Việc cai trị bản xứ được trao cho các
viên Thanh tra hay Tham biện, và địa bàn mà thuộc quyền cai trị của họ gọi là hạt thanh
tra hay địa hạt. Năm 1876, Pháp xoá bỏ lục tỉnh đồng thời phân chia toàn bộ vùng này
thành bốn khu vực mang tính qn sự, trong đó vùng Quận 6 – Chợ Lớn thuộc khu vực
Sài Gòn, khu vực trung tâm3. Gần một trăm năm dưới thời thuộc Pháp, quận 6 đã có
những biến đổi nhanh chóng. Từ một vùng cịn sình lầy, kinh rạch chằng chịt, dân cư

thưa thớt, trải qua q trình đơ thị hóa nhanh chóng, đã trở thành một phố thị nhộn nhịp
với các khu dân cư, xóm thợ đơng đúc; khu nhà kho, các cửa hang thuộc ngành thực
phẩm dọc theo bến Trần Văn Kiểu, khu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, khu chợ ngã
tư, khu Lị Gốm…. Khơng chỉ có vậy, ở đây cịn có chợ Bình Tây, Nhà máy rượu Bình
Tây, các nhà máy xay, các trại cưa…. Có thể nói, quận 6 đã trở thành vùng nổi tiếng đô
hội vào những năm đầu thế kỷ XX.
Hơn hai mươi năm dưới thời Mỹ Ngụy, trước áp lực của chiến tranh ngày một gia
tăng, dân cư các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là đồng bào người Hoa chạy về
cư trú rất đơng. Quận 6 với tư cách đơn vị hành chính được thành lập chính thức vào
năm 1959. Khi chế độ cũ Sài Gịn chia đơ thị Sài Gịn thành 8 quận, lúc đó ranh giới
quận 6 bao gồm một phần đất đai của quận 11 ngày nay và được chia thành 07 phường,
với số dân khoảng trên 300.000 người. Sau tết Mậu Thân năm 1968, Ngụy quyền Sài
Gòn cắt bớt 02 phường ở phía đơng bắc của quận, ghép thêm một số phường để thành
lập quận 11; như vậy, quận 6 chỉ cịn lại 05 phường, 38 khóm với 187.000 dân. Cụ thể:
phường Bình Tây, gồm các phường 1, 3, 4, 7 và phường 8 hiện nay; phường Chợ, gồm
2
3

Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Đình Đầu dịch, Tiểu giáo trình địa lý Nam kỳ, Nxb. Trẻ, 1997, tr. 11.
Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Đình Đầu dịch, Tiểu giáo trình địa lý Nam kỳ, Nxb. Trẻ, 1997, tr. 13 - 14

13

Di sản Hán Nơm trong các đình, chùa, đền, miếu trên địa bàn Quận 6


phường 02 và một phần phường 6 hiện nay; phường Bình Tiên, gồm các phường 5, 6 và
phường 9 hiện nay; phường Phú Lâm, gồm các phường 12, 13 và phường 14 hiện nay;
phường Phú Định: gồm phường 10 và phường 11 hiện nay.
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975), quận 6 có

195.000 dân, chia ra thành 20 phường, mỗi phường có từ 2 - 3 khóm. Đến năm 1979 qua
điều chỉnh địa giới, quận cịn lại tổng cộng 17 phường và năm 1987 được điều chỉnh lại
còn 14 phường, số lượng 14 phường này còn bảo lưu cho đến ngày nay.

14

Di sản Hán Nôm trong các đình, chùa, đền, miếu trên địa bàn Quận 6


PHẦN III : PHIÊN ÂM DỊCH NGHĨA CÁC VĂN BẢN HÁN NƠM
CHƯƠNG I : VĂN BẢN HÁN NƠM Ở ĐÌNH, ĐỀN, MIẾU

ĐÌNH BÌNH HỊA
(平和亭)

Hình đình Bình Hịa số 703, đường Phạm Văn Chí, phường 7, quận 6.

15

Di sản Hán Nơm trong các đình, chùa, đền, miếu trên địa bàn Quận 6


1.

LƯỢC SỬ- MƠ TẢ
1.1. Lược sử
Đình Bình Hịa được xếp vào loại di tích lịch sử cấp tỉnh, thành phố, là nơi mộ và

đền thờ của ơng Phạm Văn Chí. Ơng sinh trưởng tại làng Bình Đơng (Chợ Lớn) xuất
thân là một Hương chức làng khi quân Pháp xâm chiếm miền đơng nam Việt. Tuy ơng

chức phận nhỏ nhưng chí khí cao. Xét vì nhiệm vụ của một cơng dân lúc tổ quốc lâm
nguy, ông gia nhập vào phong trào chống xâm lăng của ông Trương Công Định và hoạt
động trong vùng Chợ Lớn với nhiều chiến công oanh liệt. Sau trận tấn công miền tây
nam Việt, ông bị bắt với nhiều đồng chí vào tháng 3 năm 1862, vì khơng chịu khuất
phục qn thù và cịn nhục mạ chúng nữa nên bị chúng xử tử hình tại làng Bình Đơng
vào tháng 2 năm Q Hợi (1863). Dân làng kính phục chí khí của ơng nên đã cùng nhau
an táng thi hài ông.
Sinh thời là một vị anh hùng mến nước yêu dân, khi thác anh linh hiển hách, hộ trì
bá tánh nên dân chúng trong vùng này lập miếu thờ trước ngôi mộ của ông và hằng năm
cúng tế.
Các ngày lễ chính :
Lễ Kỳ Yên tổ chức vào các ngày 15, 16, 17 tháng 2 âm lịch hàng năm. Lễ vía Linh
Sơn Thánh Mẫu tổ chức vào các ngày 5, 6 tháng 5 âm lịch hàng năm.
1.2. Mơ tả
Đình Bình Hịa tọa lạc tại số 703, đường Phạm Văn Chí, phường 7, quận 6. Đập vào
mắt người tới viếng thăm đình là một nét kiến trúc cổ đã xen lố hiện đại. Trước cổng
đình có để 02 bức hồnh, 01 là bằng chữ Quốc ngữ, 01 bằng chữ Hán là H1, cả hai bức
đều cùng đề tên chùa. Trên bức hồnh viết bằng chữ quốc ngữ có đề năm trùng xây lại là
1995. Đi vào bên trong, phía bên trái đình là 02 miếu Linh Sơn thánh mẫu và ngũ
hành với hai bức hoành H2, H3. Ở phần trung đình, chúng tơi tìm thấy 8 bức hồnh phi
H4 đến H11, các bức lần lượt được đặt ở vị trí phía trên bệ thờ và hai bên tường gian
trung đình. Và 01 bức hồnh ở phía trước hậu đình H12.

16

Di sản Hán Nơm trong các đình, chùa, đền, miếu trên địa bàn Quận 6


SƠ ĐỒ


Sơ đồ đình Bình Hịa

17

Di sản Hán Nơm trong các đình, chùa, đền, miếu trên địa bàn Quận 6


2.

CÂU ĐỐI

Đ1a

平安萬民多吉慶;

Đ1b

和泰百姓得昌宁。
Bình an vạn dân đa cát khánh;
Hồ thái bách tính đắc xương ninh.
Bình an, vạn dân nhiều may mắn;
Thái hịa, trăm họ thảy an khang.

3.

HỒNH PHI
平和亭

H1


Bình Hịa đình
Đình Bình Hịa
靈山聖母

H2

Linh Sơn thánh mẫu
Thánh mẫu Linh Sơn
Lạc khoản:
平和亭丁丑年細光合家敬奉
Bình Hồ đình Đinh Sửu niên Tế Quang hợp gia kính phụng.
Đình Bình Hịa, năm Đinh Sửu (1937), Tế Quang cùng tồn thể gia đình kính
cúng.
五行廟

H3

Ngũ Hành miếu
Miếu Ngũ Hành
Lạc khoản:

18

Di sản Hán Nơm trong các đình, chùa, đền, miếu trên địa bàn Quận 6


乙酉年孟秋吉日平和亭
Ất Dậu niên, mạnh thu, cát nhật, Bình Hồ đình.
Đình Bình Hồ, ngày lành tháng mạnh thu 4 (tháng 7 âl) năm Ất Dậu (1945).
聖德重光


H4

Thánh đức trùng quang
Đức độ của thánh nhân ln ln và mãi mãi chói ngời.
Lạc khoản:
歲次癸未年季冬吉日立,信女阮氏鄰合家敬奉。
Tuế thứ Quý Mùi niên, quý đông 5, cát nhật lập, tín nữ Nguyễn Thị Lân hợp gia
kính phụng.
Ngày lành tháng chạp năm Quý Mùi (1943), tín nữ Nguyễn Thị Lân cùng tồn
thể gia đình kính dâng.
有求必應

H5

Hữu cầu tất ứng.
Có cầu ắt ứng.
Lạc khoản:
平和亭德存弟子郭南燕合家敬奉
Bình Hồ đình đức tồn, đệ tử Qch Nam Yến hợp gia kính phụng.
Đình Bình Hồ ân đức cịn mãi, đệ tử Qch Nam Yến cùng tồn thể gia đình
kính cúng.

4

孟秋 mạnh thu: Các tháng đầu mùa gọi là 孟月 mạnh nguyệt, như tháng giêng gọi là 孟春 mạnh xuân, tháng tư
gọi là 孟夏 mạnh hạ, tháng bảy gọi là 孟秋 mạnh thu, tháng mười gọi là 孟冬 mạnh đông.
5
季冬 quý đông: Các tháng đầu mùa gọi là 季, như tháng ba gọi là 季春 quý xuân, tháng sáu gọi là 季夏 quý hạ,
tháng chín gọi là 季秋 quý thu, tháng chạp gọi là 季冬 quý đông.


19

Di sản Hán Nơm trong các đình, chùa, đền, miếu trên địa bàn Quận 6


顯威靈

H6

Hiển uy linh
Uy linh hiển hiện
Lạc khoản:
甲申年孟春吉日平和亭
Giáp Thân niên mạnh xn 6 cát nhật Bình Hồ đình.
Ngày lành tháng giêng năm Giáp Thân (1944), đình Bình Hồ.
義參天

H7

Nghĩa tham thiên
Nghĩa nhơn cao ngất tận trời.
Lạc khoản:
甲申年孟春吉日平和亭
Giáp Thân niên mạnh xuân 7 cát nhật Bình Hồ đình.
Đình Bình Hồ, ngày lành tháng giêng năm Giáp Thân (1944).
忠堅報國

H8


Trung kiên báo quốc
Trung kiên báo đáp ơn đức của quốc gia.
Lạc khoản:
歲次癸未年季冬吉日立,平和亭
Tuế thứ Quý Mùi niên q đơng8 cát nhật lập, Bình Hồ đình.
Đình Bình Hoà, lập ngày lành tháng chạp năm Quý Mùi.

20

6

孟秋(xem Chú thích 4)

7

孟秋(xem Chú thích 4)

8

季冬( xem chú thích 5)

Di sản Hán Nơm trong các đình, chùa, đền, miếu trên địa bàn Quận 6


護國

H9

Hộ quốc.
Bảo vệ đất nước.

安民

H10

An dân.
An lành bách tánh.
有求必應

H11

Hữu cầu tất ứng.
Có cầu ắt ứng.
平和會所

H12

Bình Hồ hội sở
Nơi hội họp của đình Bình Hồ
Lạc khoản
丁亥年二零零七
庚亥年一九五零
Đinh Hợi niên nhị linh linh thất
Canh Hợi niên nhất cửu ngũ linh
Năm Đinh hợi, 2007.
Năm Canh Hợi, 1950.

21

Di sản Hán Nơm trong các đình, chùa, đền, miếu trên địa bàn Quận 6



ĐÌNH BÌNH TIÊN
(平仙亭)

Hình đình Bình Tiên
Số 122, đường Minh Phụng, phường 6, quận 6.

22

Di sản Hán Nơm trong các đình, chùa, đền, miếu trên địa bàn Quận 6


1. LƯỢC SỬ- MƠ TẢ
1.1 Lược sử
Đình Bình Tiên thờ ngài Đồn Văn Túc, ngun qn thơn Bình Tiên, tổng Tân
Phong Trung, huyện Long, phủ Tân Bình, làm quan giữ chức Tuần phủ thời Minh Mạng.
Năm 1836 (năm Minh Mạng thứ 17), ngài được phong chức Chánh đội trưởng - biệt đội
Hữu Thúy Vệ, tỉnh Định Tường. Đến năm 1837, sau khi hoàn thành trọng trách xây
dựng thành Gia Định, ngài được nhà vua thăng thêm một cấp. Năm 1839, ngài có cơng
đưa 18 chiếc thuyền chở gỗ theo đường biển về kinh thành một cách mau chóng, yên ổn
nên được vua Minh Mạng gia phong một cấp.
Ngài là một vị quan mẫu mực, chí cơng vơ tư, có đạo đức, có cơng đóng góp cho
q hương. Thế nên khi ngài mất, dân làng Bình Tiên đưa linh vị vào đình Bình Tiên thờ
phụng để tỏ lịng tơn kính. Ngày 29/11/1852 (năm Tự Đức thứ 5) sắc phong Thành
hoàng bổn cảnh, trước tặng là thần Quảng hậu chính trực đơn ngưng, chuẩn cho thơn
Bình Tiên, thờ phụng tại thơn Bình Tiên như cũ.
Đình xây năm 1832 ( năm Minh Mạng thứ 13) vẫn được giữ nguyên trạng, thờ thần
có 13 tước danh phẩm, được triều đình phong tặng Thượng đẳng thần, có ấn chỉ và cho
đúc 1 Đại Hồng chung với 1 Trảo Long mỏ, 2 di tích này được đặt ở chánh điện đình
Bình Tiên.

Các ngày lễ chính:
Lễ Kỳ Yên tổ chức vào hai ngày 15 và 16 tháng giêng âm lịch hàng năm.
1.2.

Mơ tả

Đình nằm trên đường Minh Phụng, cách đường Hậu Giang chỉ khoảng chừng chục
mét, dễ nhận ra đình bởi màu sắc và hình dáng ngơi đình. Bước vào trong đầu tiên là võ
ca, ở gian này nhóm chúng tơi khơng tìm thấy di sản Hán Nơm nào.
Trung đình hầu như cịn khá đầy đủ các hồnh phi, có 12 bức hồnh phi lần lượt
được treo thành 4 dãy hàng ngang theo thứ tự từ thấp đến cao.

23

Di sản Hán Nơm trong các đình, chùa, đền, miếu trên địa bàn Quận 6


×