Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Đánh giá tiềm năng khoáng sản bauxit vùng tây nguyên và nghiên cứu các giải pháp phát triển bền vững ngành công nghiệp bauxit ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.66 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

PHẠM VĂN KHẢM

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN BAUXIT VÙNG TÂY NGUYÊN
VÀ NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NGHÀNH CÔNG NGHIỆP BAUXIT Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

PHẠM VĂN KHẢM

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN BAUXIT VÙNG TÂY NGUYÊN
VÀ NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NGÀNH CÔNG NGHIỆP BAUXIT Ở VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH : KHAI THÁC MỎ
MÃ SỐ
: 60.53.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. BÙI XUÂN NAM



HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác. Nếu sai tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm trước
pháp luật.
Hà nội , ngày 26 tháng 3 năm 2013
Tác giả luận văn

Phạm Văn Khảm


MỤC LỤC
TT

1.1
1.1.1
1.1.2
1.1.3
1.1.3.1
1.1.3.2
1.1.3.3
1.2
1.2.1
1.2.1.1
1.2.1.2

1.2.1.3
1.2.2
1.3
1.3.1
1.3.2
1.3.3

2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.1.3.1
2.1.3.2
2.1.3.3
2.1.4
2.1.4.1
2.1.4.2
2.1.4.3
2.1.5
2.2

Nội dung
Trang
1
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1.
3
TIỀM NĂNG QUẶNG BAUXIT VÙNG TÂY NGUYÊN VÀ
HIỆN TRẠNG CÁC DỰ ÁN KHAI THÁC Ở VIỆT NAM
3

Sơ lƣợc về bauxit thế giới
Nguồn gốc hình thành
3
Phân bố trữ lượng
4
Nhu cầu khai thác và sử dụng
6
Tình hình khai thác
6
Phân tích về cân đối cung – cầu trên phạm vi tồn cầu
8
Phân tích cân đối cung – cầu trên phạm vi từng khu vực
8
Đặc điểm phân bố và trữ lƣợng bôxit ở Việt Nam và Tây Nguyên
9
Điều kiện địa chất
9
Đặc điểm phân bố, nguồn gốc các loại bauxit Việt Nam
9
Hiện trạng điều tra, thăm dò bauxit Việt Nam
10
Phân bố và trữ lượng các vùng bauxit Tây Nguyên
11
Tổng hợp tài nguyên trữ lượng bauxit vùng Tây Nguyên
22
25
Hiện trạng các dự án bauxit ở Việt Nam
Tình hình khai thác bauxit
25
Các dự án phát triển công nghiệp khai thác và chế biến bauxit

25
Các dự án đã qua giai đoạn lập báo cáo đầu tư
27
CHƢƠNG 2.
CÁC CÔNG NGHỆ KHAI THÁC, CHẾ BIẾN QUẶNG
30
BAUXIT HỢP LÝ VÀ NHŨNG VẤN ĐỀ MƠI TRƢỜNG CĨ
LIÊN QUAN
30
Cơng nghệ khai thác và chế biến quặng bauxit
Điều kiện khai thác bauxit Tây Ngun
30
Các mơ hình cơng nghệ khai thác kết hợp hồn thổ có thể áp dụng
30
cho khống sàng bauxit Tây Nguyên
Khai thác những khối quặng lớp vỏ laterit phần đỉnh Plato
34
Công nghệ xúc bốc, vân tải
34
Công nghệ đỏ thải
38
Cơng nghệ hồn thổ mơi trường
39
Khai thác những khối quặng lớp vỏ lateri phần sườn plato
39
Công nghệ bốc xúc vận tải
39
Cơng nghệ đổ thải
42
Cơng nghệ hồn thổ mơi trường

43
Khai thác những khối quặng nằm dưới lớp phủ dày
43
47
Công nghệ chế biến quặng bauxit


2.2.1
2.2.2
2.2.2.1
2.2.2.2
2.2.3

Công nghệ tuyển quặng tinh
Công nghệ sản xuất alumin (Al2O3)
Sản xuất alumin bằng phương pháp hỏa luyện
Sản xuất alumin bằng phương pháp Bayer
Sản xuất nhôm kim loại
Các vấn đề môi trƣờng trong quá trình khai thác và chế biến
2.3
quặng bauxit tại Tây Nguyên
2.3.1
Đặc điểm chung của hoạt động khai thác, chế biến bauxit
2.3.2
Các vấn đề liên quan trong khai thác
Chất thải đuôi quặng của nhà máy tuyển quặng bauxit và tác động
2.3.3
đến môi trường
2.3.4
Sản xuất alumin và vấn đề môi trường liên quan

2.3.4.1 Chất thải bùn đỏ và tác động đến môi trường
2.3.4.2 Hồ bùn đỏ và nguy cơ tiềm ẩn
CHƢƠNG 3.
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NGHÀNH CÔNG NGHIỆP BAUXIT Ở VIỆT NAM
Những bài học từ các hoạt động khai thác bauxit – alumin trên
3.1
thế giới và ở Việt Nam
3.1.1
Xu thế và kinh nghiệm thế giới
3.1.2
Bài học thực tiễn từ nghành khai khoáng Việt Nam
Các giải pháp phát triển bền vững nghành công nghiệp bauxit3.2
alumin-Nhôm vùng Tây Nguyên
3.2.1
Hướng tới thân thiện môi trường trong khai thác, chế biến bauxit
3.2.1.1 Công nghệ khai thác, chế biến quặng bauxit thân thiện môi trường
Khắc phục vấn đề môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến
3.2.1.2
quặng bauxit ở Tây Nguyên
3.2.1.3 Hồn thổ phục hồi mơi trường trong q trình khai thác bauxit
Phương án vận tải và đầu tư xây dựng hệ thống giao thơng cho
3.2.2
chương trình bauxit Tây Ngun
Nâng cao năng lực quản lý và khai thác, chế biến khoáng sản bauxit
3.2.3
Tây Nguyên
3.2.3.1 Nâng cao nhận thức về tính đặc thù của Tây Nguyên
3.2.3.2 Nâng cao năng lực quản lý khai thác sử dụng khoáng sản bauxit
Nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tham

3.2.3.3
gia hoạt động khai thác, chế biên bauxit
Cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển tài nguyên khoáng sản bauxit
3.2.4
Tây Nguyên
3.2.5
Phát triển bền vững nghành công nghiệp bauxit-nhôm Tây Nguyên
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

47
48
48
48
50
55
53
55
59
62
62
69
73
73
73
78
79
79
79

82
84
85
86
87
88
88
90
94
97
99
100


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Tên bảng

Nội dung

Bảng 1.1 Trữ lượng bauxit của thế giới phân theo từng nước (năm 2004)
Bảng 1.2

Sản lượng (triệu tấn/năm) bauxit và nhôm nguyên sinh năm 2011
của các khu vực trên thế giới.

Trang
5
6

Bảng 1.3 Trữ lượng bauxit vùng Konplong - Kanak


14

Bảng 1.4 Trữ lượng quặng bauxit vùng Đăk Nông

16

Bảng 1.5 Trữ lượng quặng Bauxit vùng Bảo Lộc – Di Linh

19

Bảng 1.6 Thống kê trữ lượng Bauxit ở Tây Nguyên Việt Nam

23

Bảng 2.1

Bảng 2.2

So sánh thông số công nghệ và chỉ tiêu bể điện phân cực dương
thiêu trước qua các thời kỳ
Bảng thống kê diện tích chiếm dụng đất của dự án Tân Rai và
Nhân cơ

52

59

Bảng 2.3 Thành phần chính của bùn đỏ theo cơng nghệ Bayer


64

Bảng 2.4 Kết quả phân tích mẫu bùn đỏ trên thế giới

64

Bảng 2.5 Kết quả phân tích mẫu tinh quặng ở Tây Nguyên

65

Bảng 2.6

Bảng 2.7

Thành phần bùn đỏ và dung dịch bám theo bùn đỏ của Dự án Lâm
Đồng
Thành phần bùn đỏ và dung dịch bám theo bùn đỏ của Dự án
Nhân Cơ

66

67


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu

Nội dung

Trang


Hình 1.1

Trữ lượng bauxit trên thế giới

4

Hình 1.2

Phân bố bauxit trên thế giới

5

Hình 1.3

Sản lượng bauxit, alumin và nhôm nguyên sinh (triệu tấn/năm)
của thế giới giai đoạn 2003 - 2011

6

Hình 1.4

Bản đồ vị trí phân bố quặng bauxit ở Việt Nam

11

Hình 1.5

Bản đồ vị trí phân bố quặng bauxit vùng Konplong - Kanak


13

Hình 1.6

Bản đồ vị trí phân bố quặng bauxit vùng Đăk Nơng

15

Hình 1.7

Bản đồ vị trí phân bố quặng Bauxit vùng Bảo Lộc – Di Linh

21

Hình 1.8

Hình ảnh nhà máy tuyển quặng bauxit Tân Rai – Lâm Đồng

28

Hình 1.9

Hình ảnh nhà máy Alumin Tân Rai – Lâm Đồng

28

Hình 2.1

Cấu trúc đặc trưng của thân quặng bauxit ở Tây Nguyên


31

Hình 2.2

Sơ đồ xúc bốc của máy xúc thủy lực gàu ngược

35

Hình 2.3

Sơ đồ khấu liên tục của máy phay cắt liên hợp

36

Hình 2.4

Sơ đồ làm việc theo hàng trong từng Block của máy phay cắt liên
hợp

37

Hình 2.5

Sơ đồ xúc bốc của máy xúc lật bánh lốp

38

Hình 2.6

Sơ đồ làm việc của máy xúc, máy ủi, ơ tơ tại phần sườn Plato


40

Hình 2.7

Các sơ đồ khấu của máy phay cắt tại phần sườn Plato

41

Hình 2.8
Hình 2.9

Sơ đồ làm việc của máy gạt, máy xúc bánh lốp, băng tải và ô tô ở
phần sườn Plato
Sơ đồ ngun lý bể điện phân nhơm

42
51

Hình 2.10 Hình ảnh nguồn nước bị nhuộm đỏ do khai thác bauxit

62

Hình 2.11 Hình ảnh bùn đỏ và hồ chứa bùn đỏ.

69


DANH MỤC SƠ ĐỒ


Số hiệu

Nội dung

Trang

Sơ đồ 2.1 Sử dụng đồng bộ thiết bị : Máy gạt, máy xúc, ô tô

44

Sơ đồ 2.2 Sử dụng đồng bộ thiết bị : máy phay cắt, máy gạt, máy xúc, ô tô.

45

Sơ đồ 2.3 Sử dụng đồng bộ thiết bị : Máy gạt, máy xúc, băng tải, ô tô.

46

Sơ đồ 2.4 Sơ đồ công nghệ tuyển quặng bauxit

47

Sơ đồ 2.5 Sơ đồ nguyên lý dây chuyền công nghệ Bayer

49

Sơ đồ 2.6 Sơ đồ nguồn thải trong khai thác, tuyển quặng bauxit

57


Sơ đồ 2.7 Sơ đồ nguồn thải trong sản xuất Alumin

63


-1MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Theo nghiên cứu dự báo trong các năm tiếp theo từ 2015-2020 thì thị
trường quặng bauxit thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 30-50 triệu tấn. Việt Nam là
nước có nguồn tài nguyên phong phú về bauxit (khoảng 5,5 tỷ tấn), hiện nay
chúng ta mới triển khai được 2 dự án: Dự án bauxit Lâm Đồng với công suất
1.600.000 tấn tinh quặng/năm và dự án Alumin Nhân Cơ với công suất
1.600.000 tấn tinh quặng/năm. Như vậy, khả năng trong các năm tới tại Việt
Nam sẽ triển khai thêm nhiều dự án khai thác bauxit nhằm đáp ứng một phần
nhu cầu thiếu hụt quặng bauxit của thị trường thế giới và từng bước hình
thành Ngành cơng nghiệp bauxit ở Việt Nam.
Để làm được điều đó, cần triển khai các bước sau:
- Đánh giá nguồn tài nguyên đảm bảo độ tin cậy cao;
- Phân chia và quy hoạch các khu vực khai thác hợp lý;
- Thiết kế lựa chọn công nghệ và thiết bị khai thác, chế biến phù hợp;
- Tính tốn và đầu tư đúng tiến độ đảm bảo hiệu quả kinh tế đã đề ra.
Ngoài các yếu tố về kỹ thuật và kinh tế ở trên, các vấn đề về bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững cũng rất cần được quan tâm trong quá trình
thực hiện các dự án khai thác và chế biến khống sản bauxite ở Tây Ngun.
Chính vì vậy, đề tài “Đánh giá tiềm năng khoáng sản bauxit vùng Tây
Nguyên và nghiên cứu các giải pháp phát triển bền vững ngành công nghiệp
bauxit ở Việt Nam” mà học viên lựa chọn để nghiên cứu là vấn đề có tính cấp
thiết, đáp ứng yêu cầu thực tế đang đặt ra hiện nay.
2. Mục tiêu của đề tài:
- Đánh giá tiềm năng khoáng sản bauxit vùng Tây Nguyên;

- Nghiên cứu các giải pháp phát triển bền vững ngành công nghiệp
bauxit ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Tài nguyên khoáng sản bauxit vùng Tây Nguyên của Việt Nam.
4. Nội dung nghiên cứu:
- Bauxit vùng Tây Nguyên và các dự án bauxit ở Việt Nam;


-2- Các công nghệ khai thác, chế biến quặng bauxit hợp lý và những
vấn đề mơi trường có liên quan;
- Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững ngành công nghiệp bauxit
ở Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Tổng hợp số liệu; tài liệu;
- Khảo sát hiện trường;
- Đánh giá phân tích tổng hợp;
- Phương pháp kế thừa.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
6.1. Ý nghĩa khoa học:
Bổ sung cơ sở khoa học cho việc định hướng và phát triển bền vững
ngành công nghiệp bauxit ở Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho các dự
án đầu tư khai thác và chế biến bauxit ở Tây Nguyên, Việt Nam.
7 . Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Quặng bauxit Tây Nguyên các dự án bauxit ở Việt Nam.
Chương 2: Các công nghệ khai thác, chế biến hợp lý và vấn đề Mơi
trường có liên quan.
Chương 3: Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững ngành cơng

nghiệp bauxit ở Việt Nam.
Trong q trình làm luận văn tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
PGS.TS.Bùi Xn Nam cùng các thầy, cơ giáo trong Bộ môn Khai thác lộ
thiên – Trường Đại học Mỏ - Địa Chất Hà Nội, các bạn đồng nghiệp và các
nhà khoa học đang công tác trong lĩnh vực khoáng sản … Nhân dịp này, tác
giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo hướng dẫn, các thầy giáo, cô giáo
trong Bộ môn khai thác lộ thiên và các bạn đồng nghiệp.
Xin trận trọng cảm ơn!


-3CHƢƠNG 1
TIỀM NĂNG QUẶNG BAUXIT VÙNG TÂY NGUYÊN
VÀ HIỆN TRẠNG CÁC DỰ ÁN BAUXIT Ở VIỆT NAM
1.1. Sơ lƣợc về bauxit thế giới
1.1.1. Nguồn gốc hình thành
Bauxit (hay Bơxít) là một loại quặng nhơm trầm tích có màu hồng, nâu
được hình thành từ q trình phong hóa các đá giàu nhơm hoặc tích tụ từ các
quặng có trước bởi q trình xói mịn. Quặng bauxit phân bố chủ yếu trong
vành đai xung quanh xích đạo đặc biệt trong mơi trường nhiệt đới. Từ bauxit
có thể tách ra alumina (Al2O3), nguyên liệu chính để luyện nhơm trong các lị
điện phân, chiếm 95% lượng bauxit được khai thác trên thế giới. Tên gọi của
loại quặng nhôm này được đặt theo tên gọi làng Les Baux-de-Provence ở
miền nam nước Pháp, tại đây nó được nhà địa chất học là Pierre Berthier phát
hiện ra lần đầu tiên năm 1821.
Bauxit hình thành trên các loại đá có hàm lượng sắt thấp hoặc sắt bị rửa
trơi trong q trình phong hóa. Q trình hình thành trải qua các giai đoạn: a)
phong hóa và nước thấm lọc vào trong đá gốc tạo ra ơxít nhơm và sắt, b) làm
giàu trầm tích hay đá đã bị phong hóa bởi sự rửa trơi của nước ngầm, c) xói
mịn và tái tích tụ bauxit. Q trình này chịu ảnh hưởng của một vài yếu tố
chính như a) đá mẹ chứa các khống vật dễ hịa tan và các khống vật này bị

rửa trôi chỉ để lại nhôm và sắt, b) độ lỗ hổng của đá cho phép nước thấm qua,
c) có lượng mưa cao xen kẽ các đợt khơ hạn ngắn, d) hệ thống thốt nước tốt,
e) khí hậu nhiệt đới ẩm, f) có mặt lớp phủ thực vật với vi khuẩn. Theo một mơ
hình mơ phỏng q trình này thì giá trị pH thích hợp đạt khoảng 3,5÷4,0.
Từ nguồn gốc hình thành dẫn đến việc thành tạo 2 loại mỏ bauxit:
Loại phong hóa được hình thành do q trình laterit hóa chỉ diễn ra trong
điều kiện nhiệt đới trên nền đá mẹ là các loại đá silicat: granit, gneiss, bazan,
syenite và đá sét. Khác với quá trình hình thành laterit sắt, sự hình thành
bauxit địi hỏi điều kiện phong hóa mạnh mẽ hơn và điều kiện thủy văn thốt
nước rất tốt cho phép hịa tan và rửa trơi kaolinite và hình thành lắng đọng
nên gibbsit. Đới giàu hàm lượng nhôm nhất thường nằm ngay dưới lớp mũ
sắt. Dạng tồn tại chủ yếu của hydroxit nhôm trong bauxit laterit chủ yếu là
gibbsit. Tại Việt Nam, bauxit Tây Nguyên được hình thành theo phương thức
này trên nền đá bazan.
Loại trầm tích có chất lượng tốt và có giá trị cơng nghiệp. Loại này được
hình thành bằng con đường phong hóa laterit trên nền đá cacbonat như đá vôi
và đolomit xen kẽ các lớp kẹp sét tích tụ do phong hóa sót hay do lắng đọng
phần khống vật sét khơng tan khi đá vơi bị phong hóa hóa học.


-41.1.2. Phân bố trữ lượng
Nhôm là một trong những nguyên tố phổ biến nhất trong thiên nhiên,
hàm lượng của nhôm trong vỏ trái đất là 7,45% (đứng thứ 3, sau ơxy và silic).
Do hoạt tính hố học cao nên trong thiên nhiên nhơm chỉ ở trạng thái liên kết.
Có khoảng 250 khống vật chứa nhơm, bao gồm corindum (Al 2O3), diaspo và
bơmit (Al2O3.H2O), gipxit (Al2O3.3H2O), caolinit (Al2O3.2SiO2.2H2O),…
Bauxit là quặng nhôm quan trọng nhất, thành phần hoá học của bauxit
dao động trong phạm vi khá lớn: Al2O3: 35÷60%; SiO2: vài phần nghìn đến
25%; Fe2O3: 2÷40%. Chỉ tiêu để đánh giá quặng bauxit là môđun silic (Msi):
Là tỉ số hàm lượng Al2O3 trên hàm lượng SiO2 trong quặng. Mơđun silic càng

cao thì quặng bauxit càng tốt. Ngồi bauxit, một số nước cịn sử dụng các loại
quặng khác để sản xuất nhôm, như nefelin (ở Nga), alunít, caolinit , v.v…
Các quặng bauxit phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới, Caribe, Địa
Trung Hải và vành đai xung quanh xích đạo, người ta tỡm thấy quặng bauxit
ở các vùng lãnh thổ như Úc, Nam và Trung Mỹ (Jamaica, Brazil, Surinam,
Venezuela, Guyana), châu Phi (Guinea), châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc, Việt
Nam), Nga, Kazakhstan và châu Âu (Hy Lạp).

Hình 1.1: Trữ lượng bauxit trên thế giới
Trữ lượng bauxit toàn thế giới theo thống kê năm 2004 ước khoảng 56,5
tỷ tấn quặng tinh. Guinea là nước có trữ lượng bauxit lớn nhất thế giới (16,0
tỷ tấn), tiếp đó là Australia (13,1 tỷ tấn), Jamaica (4,5 tỷ tấn), Brazil (4,4 tỷ
tấn). Tại Châu Á các nước có trữ lượng quặng bauxit đáng kể chỉ có Trung
Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam. Trữ lượng bauxit của thế giới phân bố
theo từng nước như sau (Bảng 1.1).


-5-

Hỡnh 1.2: Phõn b bauxit trờn th gii
Bảng 1.1: Trữ l-ợng bauxit thế giới theo từng n-ớc (năm 2004)
TT

Tờn nc

Tr lượng (triệu tấn quặng)
Chắc chắn

Dự báo


Cộng

1

Guinea

7 400

8 600

16 000

2

Australia

4 400

8 700

13 100

3

Việt Nam

4 500

1 000


5 500

4

Jamaica

2 000

2 500

4 500

5

Brazil

1 900

2 500

4 400

6

Trung Quốc

700

2 300


3 000

7

Ấn Độ

770

1400

2 170

8

Guyana

700

900

1 600

9

Hy Lạp

600

650


1 250

10

Surinam

580

600

1 180

11

Venezuela

320

350

670

12

Nga

200

250


450

13 Các nước khác

3 700

4 400

8 100

Toàn thế giới

23 310

33 230

56 540


-61.1.3. Nhu cầu khai thác và sử dụng
1.1.3.1. Tình hình khai thác
Hầu hết các nước có tài nguyên lớn về bauxit đều khai thác để chế biến
trong nước hoặc xuất khẩu. Hiện trên thế giới có khoảng 20 nước khai thác
bauxit, 30 nước sản xuất alumin và 40 nước điện phân nhôm.
Sản lượng bauxit, alumin (luyện kim) và nhôm nguyên sinh trên thế giới
trong khoảng 2003-2011 được thể hiện trên Hình 1.3.
250,000
200,000

Bauxite


150,000

Alumina
100,000

Nhom

50,000
0

0
Bauxite

1

2

3

4

5

6

7

8


138,00 137,00 144,00 153,00 160,00 169,00 178,00 202,00 205,00

Alumina 43,777 44,491 45,820 48,511 50,457 51,627 53,807 54,484 55,985
Nhom

21,191 20,551 21,199 21,935 22,592 23,463 23,869 24,812 25,654

Hình 1.3: Sản lượng bauxit, alumin và nhôm nguyên sinh
(triệu tấn/năm) của thế giới giai đoạn 2003-2011
Sản lượng bauxit, alumin và nhôm nguyên sinh năm 2011 của các khu
vực trên thế giới được thể hiện trong Bảng 1.2.
Bảng 1.2: Sản lượng bauxit, alumin và nhôm nguyên sinh
(triệu tấn/năm) năm 2011 của các khu vực trên thế giới
Châu
Phi

Bắc Mỹ

Mỹ
Latin

Châu Á

Tây
Âu

Đông,
Châu Đại
Trung Âu
Dương


Bauxit

1190

10 554

31 178

10 442

10 178

9542

38832

Alumin

595

5277

15 589

5221

5089

4771


19 416

Nhôm

1715

5783

2660

3923

4618

4658

2297

* Khu vực Châu Á:
- Các nước khai thác bauxit gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Kazakhstan,
Indonesia, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.


-7- Các nước sản xuất alumin gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Kazakhstan, Thổ Nhĩ
Kỳ (Chưa tính Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Iran, Azerbaija).
- Các nước sản xuất nhôm gồm Nhật Bản, Tadzhikistan, Bahrain, Ấn Độ,
Kazakhstan, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Các tiểu vương quốc Ả Rập (Chưa tính
Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Iran, Azerbaijan).
* Khu vực Australia:

- Trong khu vực chỉ có Australia vừa khai thác bauxit, vừa sản xuất
alumin và điện phân nhơm, cịn Newzealand chỉ điện phân nhơm.
* Khu vực Đông và Trung Âu:
- Các nước khai thác bauxit (sản lượng không đáng kể) gồm Hungary,
Serbia và Montenegro, Bosnia và Herzegovina.
- Các nước sản xuất alumin gồm Hungary, Nga, Serbia và Montenegro,
Ucraina, chưa kể Bosnia và Herzegovina, Rumania.
- Các nước sản xuất nhôm gồm Hungary, Nga, Serbia và Montenegro,
Slovakia, Slovenia, Ucraina, chưa kể Bosnia và Herzegovina, Croatia, Balan,
Rumania.
* Khu vực Tây Âu:
- Các nước khai thác bauxit gồm Hy Lạp, Pháp.
- Các nước sản xuất alumin gồm Pháp, Đức, Hy Lạp, Ailen, Ý, Tây Ban
Nha, Thụy Sỹ, Anh.
- Các nước sản xuất nhôm gồm Pháp, Đức, Hy Lạp, Ailen, Ý, Hà Lan,
Na Uy, Tây Ba Nha, Thuỵ Điển, Thụy Sỹ, Anh.
* Khu vực Châu Phi:
- Các nước khai thác bauxit gồm Guinea, Ghana.
- Các nước sản xuất alumin gồm Guinea
- Các nước sản xuất nhôm gồm Cameroom, Ai Cập, Ghana,
Mozambique, Nigieria, Nam Phi.
* Khu vực Bắc Mỹ:
- Hiện không khai thác bauxit. Canada và Mỹ là các nước sản xuất
alumin và nhôm.
* Khu vực Mỹ Latin:
- Các nước khai thác bauxit gồm Brazil, Jamaica, Venezuela, Surinam,
Guyana.
- Các nước sản xuất alumin gồm Brazil, Jamaica, Surinam, Venezuela
- Các nước sản xuất nhôm gồm Argentina, Brazil, Venezuela.



-8Sản lượng nhôm Thế giới năm 2011 (nếu gồm cả Trung Quốc) đạt
khoảng 39,7 triệu tấn, tăng 4,77 % so với 2010. Sản lượng bauxit và alumin
năm 2011 tương ứng là 205 và 82 triệu tấn/năm.
1.1.3.2. Phân tích về cân đối cung - cầu trên phạm vi tồn cầu
Nhìn chung từ góc độ tồn cầu, sản lượng bauxit, alumin và nhôm
nguyên sinh tăng liên tục trong giai đoạn 2000-2009 và luôn giữ được mức
cân bằng nhất định giữa các sản phẩm nêu trên. Đối với thị trường quặng
bauxit nhu cầu tăng từ 151 triệu tấn năm vào 2010 lên đến 251 triệu tấn năm
2020, trung bình mỗi năm tăng 10 triệu tấn. Điều này không mâu thuẫn với dự
báo về một giai đoạn mất cân bằng cung - cầu alumin (thiếu alumin) do sản
lượng nhôm đã gia tăng vào khoảng những năm 2005-2015. Thực tế, ở phạm
vi thế giới không tồn tại một khoảng trống alumin cố định nào trong cân bằng
cung-cầu. Sự mất cân bằng nêu trên luôn xảy ra ở trạng thái động, nghĩa là có
sự bám đuổi liên tục của sản lượng bauxit, alumin đáp ứng nhu cầu sản xuất
nhôm trong động thái gia tăng.
Từ những năm đầu 2000, đã có nhiều dự báo lạc quan về một giai đoạn
tăng trưởng của công nghiệp bauxit-alumin-nhôm thế giới vào 2005-2020.
Nhu cầu sử dụng nhơm tồn cầu vượt 4,5%, riêng đối với các nước đang phát
triển vượt 6,5% mỗi năm. Sản lượng nhơm ngun sinh tồn cầu liên tục gia
tăng, đạt mức 4,6÷4,9% mỗi năm vào cuối thập kỷ 90 tới đầu 2000 và dự kiến
sẽ tiếp tục gia tăng tới 7% trong giai đoạn 2008-2020.
1.1.3.3. Phân tích về cân đối cung - cầu trên phạm vi từng khu vực
Từ góc độ khu vực, hình ảnh về cân đối cung-cầu alumin thể hiện rõ hơn
và mang tính đặc thù hơn.
- Khu vực Châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc, sản lượng alumin tại chỗ
chỉ đáp ứng khoảng 50÷60% nhu cầu. Các nước sản xuất nhơm Châu Á có thể
phải nhập tới 12÷15 triệu tấn alumin mỗi năm, trong đó riêng Trung Quốc có
thể phải nhập tới 10÷12 triệu tấn.
- Khu vực Đông và Trung Âu, đặc biệt là Nga, cũng chỉ tự đảm bảo

khoảng 50% nhu cầu alumin, có thể phải nhập tới 4÷5 triệu tấn alumin mỗi
năm.
- Trong khi đó, khu vực Australia có tiềm năng dồi dào, là nguồn cung
cấp bauxit và alumin hàng đầu thế giới và là yếu tố quyết định cân bằng cungcầu trong khu vực, chủ yếu cho Trung Quốc, Trung Đông, Nga. Trong những
năm gần đây, Australia đã triển khai một số dự án đầu tư mở rộng nhà máy
alumin để đáp ứng nhu cầu thị trường gia tăng trong khu vực và trên thế giới.
- Khu vực Tây Âu Khu vực Bắc Mỹ, mặc dầu có sản lượng alumin lớn,
nhưng vẫn chỉ tự đáp ứng khoảng 40÷50% nhu cầu alumin của mình.
- Khu vực Châu Phi, có tiềm năng bauxit lớn, là nguồn cung cấp bauxit


-9chủ yếu cho Châu Âu. Tuy nhiên, công nghiệp alumin ở đây kém phát triển,
sản lượng alumin chỉ tự cung cấp khoảng 10÷15% nhu cầu điện phân nhơm
tại châu lục này. Châu Phi đang có xu hướng gia tăng sản lượng alumin.
- Khu vực Mỹ Latin với sản lượng bauxit và alumin lớn hàng đầu Thế
giới, là nguồn cung cấp và yếu tố quyết định cân bằng cung-cầu về cả bauxit
và alumin cho các khu vực Bắc Mỹ, Mỹ Latin và một phần Tây Âu.
1.2. Đặc điểm phân bố và trữ lƣợng bauxit ở Việt Nam và vùng Tây
Nguyên
1.2.1. Điều kiện địa chất
1.2.1.1. Đặc điểm phân bố và nguồn gốc của các loại bauxit ở Việt Nam
Khống vật chứa nhơm rất phổ biến và gặp hầu như trong hầu hết các
loại đá từ trầm tích, biến chất đến magma. Tuy nhiên, tích tụ bauxit có giá trị
cơng nghiệp ở nước ta hiện nay mới phát hiện có 2 loại nguồn gốc:
a. Bauxit nguồn gốc trầm tích:
Bauxit nguồn gốc trầm tích là quặng được hình thành do phá huỷ, vận
chuyển và tích tụ các đá và khống vật giàu nhơm trong môi trường nước.
Hiện nay mới được biết duy nhất 2 kiểu mỏ là quặng bauxit gốc và quặng
bauxit lăn. Quặng lăn là sản phẩm phá huỷ quặng gốc.
Bauxit nguồn gốc trầm tích phổ biến ở miền Bắc (Hà Giang, Cao Bằng,

Lạng Sơn và vài nơi khác), được xem là nằm trên bề mặt bào mịn đá vơi hệ
tầng Đồng Đăng có tuổi Permi muộn. Bauxit thường gặp trong các thung lũng
giữa đá vôi, cả quặng gốc và quặng lăn, trong đó quặng gốc thường có quy
mơ nhỏ, chất lượng quặng thấp hơn quặng lăn.
Đặc điểm chung của bauxit trầm tích là quặng gốc tồn tại ở dạng các
chỏm sót nhỏ trên bề mặt đá vơi, có thể có màu xanh đen hoặc nâu đỏ do mức
độ phong hoá. Quặng lăn thường có màu nâu đỏ, nâu nhạt gắn bó chặt chẽ với
các thân quặng gốc phân bố trong các thung lũng kích thước vài trăm mét đến
vài ngàn mét. Thành phần khống vật quặng gồm: diaspo: 20÷50%, cá biệt tới
80%; boemit: thường nhỏ hơn 10%, hạn hữu tới 20%; gipxit: 4÷7%; kaolinit,
sericit, sét: 1÷2%. Thành phần hố học quặng thay đổi trong khoảng rộng,
ngay trong một thân quặng có nơi gặp quặng có hàm lượng Al2O3 trên 50%,
có nơi chỉ dưới 20%; SiO2: 5÷10%. Quặng tinh bauxit (thường trên sàng
3mm) thường có hàm lượng Al2O3: 42÷50,7%; modul silic: 6÷10. Một số mỏ
có quặng có chất lượng đáp ứng yêu cầu luyện nhơm.
b. Bauxit nguồn gốc phong hố:
Bauxit nguồn gốc phong hố là quặng được hình thành từ q trình
phong hố các đá giàu nhôm, ở Việt Nam chủ yếu từ đá bazan tuổi N2 - Q1.
Bauxit nguồn gốc phong hoá gặp chủ yếu ở miền Nam. Đặc điểm chung
của mỏ phong hố là thường tồn tại dạng lớp hình dạng phức tạp trên bề mặt


- 10 đá bazan. Cấu tạo chung của mặt cắt thân quặng bauxit thường có tính phân
đới, gồm (từ trên xuống):
- Đới laterit có màu đỏ sẫm, nâu đỏ, thành phần gồm bauxit cứng,
limonoit: 1÷2m, đơi khi đến 8m;
- Đới chứa bauxit màu nâu đỏ, nâu nhạt: 2÷15m;
- Đới litoma (sét sặc sỡ): tới 20m;
- Đới bazan bán phong hoá (đới saprolit): 0÷6m;
- Đá bazan.

Trong một số mỏ đới chứa bauxit và đới litoma khó phân chia nên
thường được gộp chung và gọi là đới bauxit.
Thành phần khoáng vật quặng, khác với bauxit trầm tích, chủ yếu gồm
gibsit, ít boemit và kaolimit. Thành phần hố học quặng: Al2O3: 35÷40%;
SiO2: 10÷15%; Fe2O3: 20÷25%; TiO2: 2÷3%. Quặng tinh bauxit thường có
modul silic tới 25÷26%, chất lượng quặng thích hợp cho luyện nhơm theo
phương pháp Bayer.
1.2.1.2. Hiện trạng điều tra, thăm dò bauxit ở Việt Nam
a. Mức độ nghiên cứu địa chất về bauxit ở Việt Nam:
Bauxit ở nước ta được phát hiện từ những năm 1920-1940 trong thời kỳ
Pháp thuộc. Công tác điều tra đánh giá, thăm dò, khai thác bauxit được đẩy
mạnh từ ngày hồ bình lập lại ở miền Bắc và sau ngày giải phóng miền Nam.
Theo tài liệu lưu trữ địa chất, đến nay có:
- 7 mỏ và nhóm mỏ đã được thăm dị, tính trữ lượng cấp 111, 121, 122
là: Hà Quảng (Cao Bằng), Tam Lung, Ma Mèo (Lạng Sơn), Lỗ Sơn (Hải
Dương), "1-5" (Đăk Nông), Đồi Thắng Lợi (một phần mỏ Bảo Lộc), Tân Rai
(Lâm Đồng) - Hình 1.4.
- 14 mỏ, nhóm mỏ đã được đánh giá, tính trữ lượng cấp 122, 333 và
TNDB cấp 334: Quảng Hoà (Cao Bằng), Bắc Sơn, ngoại vi Bắc Sơn (Lạng
Sơn), Măng Đen, Kon Hà Nừng (Gia Lai), Bảo Lộc (Lâm Đồng); Các mỏ
Quảng Sơn, Gia Nghĩa, Bắc Gia Nghĩa, Đạo Nghĩa, Đăk Song, Tuy Đức,
Nhân Cơ, Bù Bông (Đăk Nông). Thực tế hiện nay đa số các mỏ này đã được
tiến hành thăm dò nâng cấp trữ lượng đang được lập báo cáo và trình duyệt.
- Số cịn lại gồm các điểm quặng và nhóm điểm quặng mới chỉ được phát
hiện trong lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000, hoặc điều tra sơ bộ, tính TNDB
cấp 334b: Lũng Pù, Tà Lèng (Hà Giang), Đức Bổn, Đăk Liền, Bunard, Thống
Nhất (Bình Phước), Vân Hồ (Phú n), Quảng Ngãi.


- 11 -


Hình 1.4: Bản đồ vị trí phân bố quặng bauxit ở Việt Nam


- 12 1.2.1.3. Phân bố và trữ lượng các vùng bauxit Tây Nguyên – Việt Nam
a. Vùng Konplong - Ka Năk:
Gồm các mỏ nằm ở lãnh thổ các huyện Konplong (tỉnh Kom Tum) và
KBang (tỉnh Gia Lai). Trong phạm vi phân vùng đã phát hiện và đánh giá mỏ
Măng Đen và mỏ Kon Hà Nừng - Hình 1.5.
Cũng giống như các mỏ trong vùng, bauxit ở Măng Đen và Kon Hà
Nừng đều phân bố trên đỉnh các plato bazan. Bazan ở trong vùng được xếp
vào hệ tầng Túc Trưng.
* Mỏ Măng Đen:
Toạ độ: mỏ nằm trong khoảng 13033' - 13042', 108014 - 108018.
Vị trí: thuộc Măng Cành, huyện KBang, tỉnh Gia Lai. Do diện tích bazan
trong vùng khơng lớn quy ô mỏ hạn chế hơn các mỏ khác. Tại đây đã khoanh
định 3 thân quặng:
Thân 1 nằm ở phía đơng mỏ, có dạng phân nhánh phức tạp, dài 7000m,
rộng 600÷800m, có diện tích 14 km2, trong đó có 6 km2 quặng đạt hàm lượng
cơng nghiệp (Al2O335%); chiều dày trung bình 4m.
Thân 2 nằm ở trung tâm mỏ, dài khoảng 6000m, rộng 800÷1000m, dày
trung bình 3m, diện tích khoảng 10km2. Theo quặng nguyên khai hàm lượng
Al2O3 chủ yếu nhỏ hơn 35%, khơng đạt chỉ tiêu.
Thân 3 nằm về phía tây mỏ, dài 13000m, rộng 600÷800m, dày trung
bình 3m, diện tích khoảng 15km2. Theo quặng nguyên khai hàm lượng Al2O3
chủ yếu nhỏ hơn 35%, khơng đạt chỉ tiêu cơng nghiệp.
Thành phần hố học của quặng trong mỏ đạt: Al2O3 từ 35÷50%, trung
bình 40%: SiO2 = 1÷5% trung bình 2%. Hàm lượng các chất có hạo rất thấp.
Khống vật chủ yếu là gipxit.
* Mỏ Kon Hà Nừng:

Toạ độ: 14013' - 14032' và 108027' - 108040'.
Vị trí: nằm ở xã Đak Roong, huyện Konplong, tỉnh Kon Tum; xã Sơn
Lang, huyện An Khê, tỉnh Quảng Ngãi.
Mỏ nằm trên đỉnh một cao nguyên bazan có diện tích đến 1600 km2. Đặc
điểm địa chất mỏ tương tự mỏ Măng Đen.
Trữ lượng và tài nguyên dự báo bauxit như trong Bảng 1.3.


- 13 -

Hình 1.5: Phân bố bauxit vùng Konplong - Ka Năk


- 14 Bảng 1.3: Trữ lượng bauxit vùn Konplong – Kanak
Quặng tinh
Tên mỏ
(Nhóm mỏ)

Mức độ
điều tra

Cấp tài nguyên

Tổng

121+122

222+333

334+334b


(Tấn)

(Tấn)

(Tấn)

(Tấn)

8665046

11548721

264600000

284813767

TKTM

4400000

4800000

124142000

133342000

TKTM

4265046


6748721

140458000

151471767

Vùng Konplong Kanak
Mỏ Măng
(Kon Tum)

Cấp trữ
lượng

Đen

Kơn Hà Nừng

b. Vùng Đăk Nông
Vùng bauxit Đăk Nông gồm các mỏ"1-5", Quảng Sơn, Đạo Nghĩa, Tuy
Đức, Nhân Cơ, Gia Nghĩa, Bắc Gia Nghĩa, Bù Bông, Đăk Rung, Gia Nghĩa 2,
Đăk, Đăk Tôn, Song, Đăk Tik phân bố trên một vùng cao nguyên bazan rộng
lớn vào bậc nhất của Việt Nam.
Ngồi mỏ "1-5", đã được thăm dị tỷ mỷ, các mỏ Nhân Cơ, Gia Nghĩa,
Gia Nghĩa 2, Băc Gia Nghĩa, Đăk Song, Tuy Đức đã tiến hành tham dị và
đang trình duyệt báo cáo, các mỏ khác mới được tìm kiếm và đánh giá.
* Mỏ "1-5":
Toạ độ: vĩ độ 12000'00" - 12040'00"; Kinh độ: 107000'00" - 108000'00".
Đây là mỏ lớn nhất trong số các mỏ bauxit đã được thăm dị ở Việt Nam.
Mỏ chiếm một diện tích rộng lớn từ 12000' đến 12040' độ vĩ Bắc, 107000'

đến 108000' độ kinh Đơng, trong diện tích tờ bản đồ tỷ lệ 1:200.000 Bu Prang.
Diện tích mỏ được quy định có tính chất tương đối theo vị trí địa lý. Trên thực
tế, vùng có đá bazan N2-Q1 phong hố tạo bauxit cịn mở rộng về phía nam và
là diện tích các mỏ Nhân Cơ, Gia Nghĩa, Quảng Sơn, Đạo Nghĩa, Tuy Đức,…
và tiếp theo nữa là các mỏ thuộc phân vùng Bảo Lộc - Di Linh (Lâm Đồng).
Mỏ đã được thăm dò sơ bộ nằm 1985-1987 và thăm dò tỷ mỷ năm 1990.
Mặt cắt đặc trưng của mỏ, cũng là mặt cắt đặc trưng chung của bauxit
phong hoá gồm 4 đới (từ dưới lên):
- Đới đá gốc bazan bị phá huỷ;
- Đới saprolit (hay đới bazan bán phong hố): 0÷6m;
- Đới litoma (hay sét sặc sỡ): 5÷20m;
- Đới bauxit : 14÷15m.


- 15 -

Hình 1.6: Bản đồ vị trí phân bố bauxit vùng Đăk Nông


- 16 Bảng 1.4: Trữ lượng quặng tinh bauxit vùng Đắk Nơng
Quặng tinh
Tên mỏ

Mức độ
điều tra

Cấp trữ
lượng

Cấp tài ngun


Tổng

(Nhóm mỏ)

Vùng Đăk Nông

121+122

222+333

334+334b

(Tấn)

(Tấn)

(Tấn)

(Tấn)

688547087

640026706

12902070

1341475863

Tuy Đức


TDTM

41017811

24832243

65850054

Đăk Song

TDTM

68574000

49616310

118190310

Bù Bông

TKSB

143167000

Đăk Rung

TKSB

73479000


Quảng Tân

TKSB

33357000

5654422

39011422

Đăk Tôn

TKSB

51468000

1655000

53123000

Đạo Nghĩa

TKSB

173217900

173217900

Nhân Cơ


TDTM

86924320

41233400

128157720

Gia Nghĩa 2

TDTM

106460175

Đăk Tik

TKSB

Bắc Gia Nghĩa

TDTM

132300000

1 tháng 5

TDTM

93662131


Quảng Sơn

TDTM

159608650

5592648

148759648
73479000

106460175
25318000

25318000
132300000

24337853

117999984
159608650

Có nơi đới bauxit còn được chia thành đới bauxit và đới laterit.
Các thân quặng trong mỏ dạng lớp nằm ngang, trên bình đồ có hình dạng
méo mó phụ thuộc vào mức độ phân cắt địa hình. Tồn mỏ gồm 3 thân quặng
lớn: thân quặng Bắc, thân quặng Chính và thân quặng Đơng, trong đó thân
quặng Bắc có kích thước lớn (12km), chất lượng tốt; thân quặng Chính có



- 17 diện tích trên 20km2, phần lớn quặng đạt u cầu cơng nghiệp; thân quặng
Đơng có chất lượng kém, kích thước nhỏ, khơng đạt u cầu cơng nghiệp.
Khống vật quặng chủ yếu là gibsit, chiếm 80% Al2O3 trong quặng;
ngoài ra cịn có kaolinit, alumo-gơtit.
Hàm lượng Al2O3 trong tinh quặng (trung bình, %): 50,1, SiO2: 2,08,
Fe2O3: 17,57. Hệ số thu hồi tinh quặng 43,3%. Ngồi oxit nhơm là khống sản
chính trong mỏ cịn có khống sản đi kèm là gali, có hàm lượng đến 41g/t.
Hàm lượng các nguyên tố khác như scandi 31 g/t, V2O5: 0,04%, tương
đương hàm lượng trung bình trong bazan. Hàm lượng tạp chất có hại (trung
bình - %): P2O5: 0,09; S: 0,01; cacbon hữu cơ: 0,18; Cr2O3: 0,075. Thuộc loại
quặng tốt.
Chất lượng tinh quặng rất ổn định, được xác định bởi thành phần khống
vật và ít phụ thuộc vào độ thu hồi. Thường độ thu hồi cao thì hàm lượng sắt
cao. Các thơng số về độ thu hồi và chất lượng tinh quặng bauxit ít biến thiên.
Khống vật tạo đá chứa oxyt nhơm chủ yếu ở mỏ là gipxit, có 70÷80%
tổng hàm lượng Al2O3 trong đá nằm trong gipxit. Phần oxyt nhơm cịn lại
nằm trong kaolinit và alumogơtit. Các nguyên tố đi kèm có giá trị là gali có
hàm lượng 41g/t, scandi là 31 g/t và V2O5 là 0,04%. Hàm lượng các tạp chất
có hại thấp: P2O5 0,09%; S: 0,01%; cacbon hữu cơ 0,18%, oxit crôm 0,075%.
Xét theo hàm lượng các tạp chất có hại, bauxit mỏ 1-5 là nguyên liệu tốt
nhất. Hàm lượng Al2O3: 50,12%; SiO2: 2,08%; Fe2O3: 17,57%; chỉ số A:
46%. Thu hồi tinh quặng: 43,3%; thể trọng: 1,68 t/m3.
* Mỏ Đạo Nghĩa và mỏ Bắc Gia Nghĩa:
Toạ độ: vĩ độ 11047'56" - 12018'51"; Kinh độ: 107026'50" - 107041'20".
Khu mỏ laterit Đạo Nghĩa thuộc phạm vi xã Đạo Nghĩa và một phần xã Nhân
Cơ, huyện Đăk Nơng, tỉnh Đăk Lak. Diện tích 285 km2. Thuộc tờ bản đồ tỷ lệ
1:100.000 (D48-143; 144; 11; 12); 1:200.000 (D48-XXXVI; VI).
Xét về mức độ tập trung, qui mô giá trị cơng nghiệp có thể chia làm 4
nhóm các thân quặng bauxit:
- Nhóm 1 gồm các thân quặng phân bố trên diện tích phía bắc. Trong

nhóm này có 15 thân quặng theo thứ từ từ bắc xuống nam, từ trái qua phải,
lớn nhất là thân quặng chứa các khối trữ lượng 8-121, 9-121, 10-121. Thân
quặng phân bố ở Tây Bắc khu mỏ, dài 600m, rộng 150÷800m, trung bình
400m, dày 2÷8m, trung bình 3,72m.
- Nhóm 3 gồm các thân quặng nhỏ nằm dải rác cách xa nhau và chiếm


×