Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của nữ Vận động viên Vovinam – Việt võ đạo trẻ 15 - 17 tuổi tỉnh Phú Yên sau một n...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.57 KB, 32 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU
Vovinam - một môn võ thuật cổ truyền có nguồn gốc và được
sáng lập do chính con người Việt Nam, trên đất nước Việt Nam.
Vovinam đã và đang niềm tự hào đối với những ai yêu mến nền võ
thuật Việt Nam nói chung và mơn võ Vovinam nói riêng. Đặc biệt, sự
có mặt của mơn võ thuật này tại Saegames 26 năm 2011 có thể xem là
dấu mốc vô cùng quan trọng để các môn thể thao dân tộc Việt Nam
từng bước hòa nhập vào đời sống thể thao thế giới, mà cũng là sự kiện
đã làm nức lịng hàng triệu người hâm mộ mơn võ thuật truyền thống
này. Bản thân tôi cũng là môn sinh Vovinam từ nhiều năm qua không
khỏi hạnh phúc và tự hào.
Được ông Nguyễn Lộc sáng lập tại Hà Nội vào mùa thu năm
1938, Vovinam ra đời với ước nguyện trở thành một phương pháp tập
luyện phù hợp với thể chất người Việt Nam, trên cơ sở lấy võ và vật
dân tộc làm nòng cốt, đồng thời nghiên cứu tinh hoa các võ phái khác
trên thế giới để dung nạp, thái dụng và hóa giải, nhất là cải tiến nền
tảng kỹ thuật theo nguyên lý Cương - Nhu phối triển. Trải qua 76 năm
hình thành và phát triển, mơn Vovinam đã phát triển rộng khắp trong cả
nước và lan tỏa ra khắp thế giới như là một môn thể thao được ưa
chuộng bởi tính khoa học, nét đặc thù của một mơn phái đã kế thừa
được tinh hoa võ thuật truyền thống dân tộc kết hợp với tính hiện đại
phù hợp với tất cả những ai yêu mến võ thuật.
Cùng với sự phát triển của Vovinam nước nhà, bộ môn Vovinam
Phú Yên cũng từng bước phát triển mạnh từ thể thao phong trào đến thể
thao thành tích cao. Vì vậy, từ năm 2012 mơn Vovinam - Việt võ đạo
đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên xác định là mơn thể
thao trọng điểm của tỉnh, chính thức được đưa vào đào tạo, huấn luyện
tại Trung tâm HL & TĐ TDTT Phú Yên. Các VĐV được tập trung đào



2
tạo, huấn luyện lâu dài, hướng đến mục tiêu đạt thành tích cao trên đấu
trường Quốc gia, Quốc tế.
Cơng tác tuyển chọn, đào tạo và đánh giá vận động viên đang
được đẩy mạnh, song cịn gặp nhiều khó khăn, cần có sự đầu tư cho
cơng tác nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, hiện nay cịn rất ít đề tài
nghiên cứu về môn Vovinam - Việt võ đạo, đặc biệt là đánh giá công
tác đào tạo, huấn luyện vận động viên Vovinam - Việt võ đạo. Bản thân
là một cán bộ quản lý của Trung tâm HL&TĐ TDTT Phú Yên, với
mong muốn góp một phần cơng sức của mình nhằm từng bước chuẩn
hóa hệ thống đào tạo Vận động viên Vovinam - Việt võ đạo tỉnh nhà,
tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện
của nữ Vận động viên Vovinam – Việt võ đạo trẻ 15-17 tuổi tỉnh Phú
Yên sau một năm tập luyện”.
Mục đích nghiên cứu:
Nhằm xây dựng hệ thống chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá TĐTL
của nữ Vận động viên Vovinam- Việt võ đạo trẻ 15-17 tuổi tỉnh Phú
Yên, làm cơ sở phân tích và đánh giá cũng như định hướng huấn luyện
trong thực tiễn đào tạo nữ vận động viên Vovinam - Việt võ đạo của
tỉnh Phú Yên.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích trên, đề tài cần giải quyết 2 nhiệm vụ
sau:
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá
TĐTL cho nữ VĐV Vovinam - Việt võ đạo trẻ 15-17 tuổi.
Nhiệm vụ 2: Xây dựng tiêu chuẩn và ứng dụng kiểm nghiệm
đánh giá TĐTL cho nữ VĐV Vovinam - Việt võ đạo trẻ tỉnh Phú Yên
15-17 tuổi qua 01 năm tập luyện.



3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm TĐTL qua các tác giả trong và ngoài nước :
1.1.1.Vài nét lịch sử của vấn đề nghiên cứu :
Trong quá trình huấn luyện thể thao, VĐV phải trải qua huấn
luyện hệ thống và khoa học, nhờ đó khả năng thích ứng của cơ thể với
hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao không ngừng được nâng lên và
do vậy thành tích thể thao cũng dần được phát triển. Thực tế việc tuyển
chọn - huấn luyện - kiểm tra đánh giá TĐTL cho VĐV là ba việc có
mối liên hệ hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau và khơng thể thiếu trong
q trình huấn luyện thể thao.
1.1.2. Khái niệm và các quan điểm đánh giá TĐTL trong thể thao :
Theo PGS.TS. Nguyễn Toán -TS Phạm Danh Tốn : “TĐTL của
VĐV là kết quả tổng hợp của việc giải quyết các nhiệm vụ trong thực
tiễn tập luyện thể thao. Nó thể hiện ở mức nâng cao khả năng chức
phận của cơ thể, năng lực hoạt động chung và chuyên mơn của VĐV ở
mức hồn thiện các kỹ năng kỹ xảo thể thao phù hợp”[42]. Khi phân
tích, PGS .TS. Nguyễn Tốn cịn chỉ ra rằng, TĐTL của VĐV được thể
hiện trong một cấu trúc tổng hợp (như là một hợp kim) về thể năng, kỹ
năng, trí năng, chiến thuật, năng lực tâm lý. Đó là 5 thành tố cơ bản
trong TĐTL, giữa chúng có quan hệ vừa thúc đẩy vừa chế ước cho
nhau [41].
1.2. Q trình phát triển mơn vovinam:
Người sáng lập ra môn phái VVN là Cố võ sư sáng tổ Nguyễn
Lộc, sinh ngày 08/04/1912 (Nhâm Tý) ở làng Hữu Bằng, huyện Thạch
Thất, tỉnh Hà Tây nay thuộc Thành phố Hà Nội. Sinh ra và lớn lên
trong cảnh đất nước bị ngoại bang đơ hộ. Ơng nhận thức rằng: trong
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bất kỳ ở cương vị nào đều phải có sức
khỏe, có nghị lực và lịng u nước. Ơng ra sức sưu tầm học hỏi và tập



4
luyện hầu hết các môn phái võ hiện hữu lúc bấy giờ, trên cơ sở lấy võ
và vật dân tộc làm nòng cốt, đồng thời nghiên cứu tinh hoa của các võ
phái khác để hình thành nên một võ phái là Vovinam ngày nay. Tháng
4 năm 1960, sáng tổ Nguyễn Lộc qua đời sau một cơn bạo bệnh. Võ sư
Chưởng môn Lê Sáng và các môn đệ kế nghiệp tổ chức lại bộ máy,
từng bước hệ thống, bổ sung lý thuyết võ đạo, bài bản, đòn thế kỹ
thuật…và chung tay góp sức đưa mơn phái này phát triển như ngày
nay.
1.3 Đặc điểm hoạt động thể lực trong môn Vovinam:
Huấn luyện thể lực trong huấn luyện thể thao là vấn đề được
quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học, các chuyên gia và các huấn
luyện viên. Huấn luyện thể lực được coi là tiền đề để nâng cao thành
tích thể thao. Song, về bản chất mức độ phát triển các tố chất thể lực
phụ thuộc vào trạng thái chức năng cấu tạo của nhiều cơ quan và hệ
thống cơ thể. Quá trình tập luyện để phát triển các tố chất thể lực cũng
chính là q trình hồn thiện các hệ thống chức năng giữ vai trò chủ
yếu trong hoạt động cơ bắp.
1.4 Đặc điểm kỹ thuật môn vovinam:
Hệ thống kỹ thuật của môn phái Vovinam dựa theo nguyên lý
Cương - Nhu phối triển. Chính vì vậy, hệ thống kỹ thuật (đòn thế, bài
bản…) này rất phong phú, đa dạng và mang một số nét đặc trưng:
Tính thực dụng: Thay vì phải mất một thời gian luyện tấn, đi
quyền rối mới học phân thế, võ sinh Vovinam được hướng dẫn ngay các
thế khóa gỡ (khi bị nắm tóc, nắm áo, nắm tay, bóp cổ…), phản các địn tự
vệ căn bản (khi bị đấm, đá, đạp…) song song những kỹ thuật đấm, đá,
đánh gối, chỏ, chém, té ngã… ngay từ những buổi học đầu tiên.
Tính liên hồn: Một địn thế Vovinam tung ra ln phải có tối

thiểu ba động tác. Lối ra đòn này nhằm chiếm thế thượng phong khi tự


5
vệ và chiến đấu, phù hợp với thể tạng gọn gàng và nhanh lẹ của người
Việt Nam.
Nguyên lý Cương - Nhu phối triển: Hệ thống kỹ thuật
Vovinam còn tuân thủ nguyên lý Cương - Nhu phối triển. Nguyên lý
này thể hiện ở chỗ lúc bị tấn công, võ sinh thường né tránh (nhu), rồi
mới phản cơng (cương).
Đặc biệt, các địn chém quét, chém triệt, chỏ triệt, triệt ngã
cùng các thế tung hai chân đạp, quặp cổ trong hệ thống đòn chân căn
bản được sử dụng để đánh ngã đối phương là một đặc trưng quan trọng
của môn phái Vovinam.
1.5 Một số điều luật thi đấu vovinam:
Môn Vovinam là môn thi đấu đối kháng trực tiếp trong thời
gian ngắn (có 3 hiệp thi đấu, mỗi hiệp 2 phút, nghỉ giữa hiệp 1 phút),
thi đấu liên tục trong ngày cho đến khi kết thúc trận chung kết nếu
thắng cuộc liên tiếp (phương thức thi đấu loại trực tiếp). Do vậy đòi hỏi
VĐV phải có TĐTL tốt để đáp ứng hoạt động trong thời gian liên tục
với khoảng nghỉ ít.
1.6 Các chấn thương trong thi đấu Vovinam:
Khoảng 50 -60% chấn thương xảy ra trong thi đấu ở các mơn võ
thuật và khơng có thống kê các chấn thương trong tập luyện
Với điều kiện thuận lợi về sân bãi, mọi VĐV Vovinam có thể tập
luyện liên tục quanh năm. Đây chính là yếu tố quan trọng góp phần vào
sự thành cơng của VĐV. Khi bị chấn thương, quá trình tập luyện của
VĐV bị ngắt quãng tạo ra sự giảm sút về thành tích, thậm chí VĐV có
thể bị mất cả một mùa giải với chấn thương nặng.
1.7 Đặc điểm phát triển tâm sinh lý lứa tuổi 15-17:

1.7.1 Đặc điểm tâm lý:
Ở lứa tuổi 15 -17 là sự giao thời quá độ giữa thanh niên và thiếu
niên, do đó hoạt động ngày càng phong phú và phức tạp, thực hiện có


6
vai trị ngày càng có tính độc lập hơn và tinh thần trách nhiệm hơn,
song vị trí có tính chất không xác định (ở mặt này được gọi là người
lớn, mặt khác lại khơng) là một tất yếu khách quan.
Trí tuệ ở lứa tuổi này đã phát triển đến một trình độ tương đối cao
và khá nhạy bén. Có khả năng tư duy, thông hiểu mối quan hệ giữa bản
chất và hiện thực, có khả năng khái quát hóa và trừu tượng hóa. Tuy
nhiên, đơi khi tâm lý muốn thể hiện “cái tôi” lớn đến vội vàng, thiếu khái
quát trong quyết định của mình, các quan điểm thường mang đậm màu
sắc chủ quan, cá nhân [48]. Ở lứa tuổi này sự hình thành thế giới quan, hệ
thống những quan điểm về tự nhiên và xã hội về các nguyên tắc và quy
tắc ứng xử…, những điều đó được ý thức vào các hình thức tiêu chuẩn,
nguyên tắc, hành vi xác định, vào một hệ thống hoàn chỉnh.
1.7.2 Đặc điểm sinh lý:
Tuổi thanh niên là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt thể
lực nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với sự phát triển của cơ thể
của người lớn. Nhịp độ tăng trưởng về chiều cao và thể trạng chậm lại.
Sức mạnh cơ bắp tăng rất nhanh, lực cơ gấp 2 lần so với lực cơ của các
em lúc 12 tuổi. [12]
Nhìn chung đây là lứa tuổi các em có cơ thể phát triển cân đối,
khỏe, đẹp. Đa số các em có thể đạt được những khả năng phát triển về
cơ thể như người lớn. [15] Đối với cơ thể thanh niên, tập luyện nóng
vội, rút ngắn giai đoạn, sử dụng những bài tập chuyên môn hạn hẹp
cũng có thể gây nên ảnh hưởng xấu.
1.8 Một số cơng trình nghiên cứu về TĐTL mơn Vovianm:

Ở mơn Vovinam cho đến nay có rất ít các tài liệu hay cơng
trình nghiên cứu đề cập đầy đủ đến vấn đề này đặc biệt là đánh giá
TĐTL nữ VĐV Vovinam trẻ 15 – 17 tuổi. Trong những năm gần đây
đã tác giả quan tâm nghiên cứu các vấn đề thuộc các khía cạnh khác
nhau của mơn Vovinam như luận văn cao học của học viên Nguyễn Lê


7
Phương Vũ khóa cao học 15 [52] với đề tài: “Bước đầu nghiên cứu
TĐTL thể lực và kỹ thuật của vận động viên đội tuyển Vovinam Quân
Đội”.
Do vậy, việc nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL
cho VĐV trẻ 15 – 17 tuổi tỉnh Phú Yên sau 1 năm tập luyện khơng chỉ
có ý nghĩa thực tiễn trong việc đào tạo VĐV trẻ của tỉnh mà cịn có ý
nghĩa lý luận nhất định cho môn thể thao này.
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.1.1 Phương pháp đọc và phân tích tài liệu:
2.1.2 Phương pháp phỏng vấn (phỏng vấn bằng phiếu Ankét):
2.1.3 Phương pháp kiểm tra hình thái: [6];[24];[34]
2.1.4 Phương pháp kiểm tra chức năng: [6], [47]
2.1.5 Phương pháp kiểm tra tâm lý:
2.1.6 Phương pháp kiểm tra sư phạm:
2.1.7 Phương pháp toán thống kê: [5]
2.2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU:
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL cho nữ VĐV Vovinam
15 – 17 tuổi
Khách thể nghiên cứu: Được tiến hành trên 12 nữ VĐV

Vovinam trẻ 15 -17 tuổi tỉnh Phú Yên.
2.2.2 . Kế hoạch tổ chức nghiên cứu:
Được bắt đầu từ tháng 11/2012 đến tháng 09/2014
- Giai đoạn 1: từ 01/11/2012 đến 31/01/2013
- Giai đoạn 2: từ 01/02/2013 đến 31/08/2013
- Giai đoạn 3: từ 01/09/2013 đến 31/05/2014
- Giai đoạn 4: từ 01/06/2014 đến 15/10/2014


8
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TĐTL cho nữ
VĐV Vovinam trẻ 15 – 17 tuổi.
Để có được một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá TĐTL của VĐV
Vovinam trẻ 15 – 17 tuổi, đề tài tiến hành theo các bước sau:
3.1.1. Hệ thống hóa các chỉ số, chỉ tiêu được sử dụng trong đánh giá
TĐTL của VĐV Vovinam:
Giải quyết vấn đề này, thông qua tài liệu tham khảo, sách, báo
chuyên môn, kết hợp mạn đàm trao đổi với các HLV đang huấn luyện
VĐV Vovinamtrẻ, của các tỉnh Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa,
Ninh Thuận, Bến tre, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Tiền
Giang, Bình Dương… Đề tài đã hệ thống hóa và tổng hợp được 98 chỉ
số, chỉ tiêu. Trong đó: 32 chỉ số hình thái, 7 chỉ số chức năng, 9 chỉ tiêu
tâm lý, 28 test thể lực và 22 test kỹ - chiến thuật.
3.1.2. Sơ lược lựa chọn hệ thống chỉ số, chỉ tiêu đánh giá TĐTL cho
VĐV Vovinam trẻ.
Căn cứ vào đặc điểm đối tượng nghiên cứu, đặc thù tính chất
hoạt động mơn Vovinam, tình hình thực tiễn của tỉnh Phú Yên và cũng
là để tránh có sự trùng lặp về tính thơng báo của test, bằng kinh nghiệm
của bản thân từ 98 chỉ số, chỉ tiêu, đề tài đã lược bớt 38 chỉ số, chỉ tiêu,

còn lại : 60 chỉ số, chỉ tiêu. Gồm 23 chỉ số hình thái, 07 chỉ tiêu tâm lý,
05 chỉ số chức năng, 13 test thể lực và 12 test kỹ- chiến thuật.
3.1.3. Phỏng vấn (phiếu An két):
Sử dụng phương pháp này, thông qua xây dựng phiếu phỏng vấn
để phỏng vấn các chuyên gia, các huấn luyện viên Vovinam để lựa
chọn hệ thống chỉ số, chỉ tiêu đánh giá TĐTL cho nữ VĐV Vovinam.
Kết quả tính tốn bảng 3.1, đề tài quy ước chọn các chỉ số, chỉ tiêu
được các chuyên gia, HLV chọn ở mức quan trọng đạt trên 70% số
phiếu thì được chọn để đánh giá TĐTL cho nữ VĐV Vovinam trẻ.


9
Theo quy ước này đã chọn được 51 chỉ số, chỉ tiêu. Trong đó có 21 chỉ
số hình thái, 4 chỉ số chức năng, 5 chỉ số tâm lý, 11 test thể lực và 10
test kỹ - chiến thuật.
3.1.4. Kiểm nghiệm độ tin cậy của test:
Trong nghiên cứu này, các đánh giá về hình thái, chức năng, tâm
lý chủ yếu dùng đánh giá trạng thái sức khoẻ, hơn nữa các chỉ số hình
thái, chức năng, tâm lý đều khơng phải là test và lại được sử dụng rộng
rãi như là một việc tất yếu phải có, nên khơng phải kiểm nghiệm. Việc
kiểm nghiệm chỉ tiến hành trên các test thể lực và kỹ chiến thuật ở 12
VĐV. Chúng tôi tiến hành kiểm tra 2 lần, thời gian giữa 2 đợt cách
nhau 7 ngày, các điều kiện và thứ tự quy trình kiểm tra là như nhau. Để
kiểm tra độ tin cậy của test, chúng tơi tiến hành tính hệ số tương quan
cặp ở từng test giữa kết quả kiểm tra lần 1 và lần 2, đã trình bày ở mục
2.1.7. Nếu hệ số tương quan r ≥ 0,8 trở lên thì test có đủ độ tin cậy để
sử dụng.
Kết quả tính tốn được trình bày qua bảng 3.2:
Tóm lại: Kết quả qua 4 bước lựa chọn, đảm bảo tính lơgích,
tính khoa học, đề tài đã chọn lọc được hệ thống 21 chỉ số hình thái

trong đó có 11 chỉ số đánh giá đặc điểm cấu trúc cơ thể theo phương
pháp của Milliserova, 03 chỉ số chức năng, 05 Test tâm lý, 9 Test thể
lực và 08 test kỹ - chiến thuật dùng để đánh giá TĐTL cho nữ VĐV
Vovinam trẻ 15 – 17 tuổi. Tổng cộng 46 chỉ số.


Bảng 3.2: Hệ số tương quan cặp giữa 2 lần kiểm tra.
TT

Thể
lực

Kỹchiến
thuật

Tên test
Chạy 30m XPC (s)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 800m (phút- giây)
Nằm sấp chống đẩy 10 giây (lần)
Chạy T –Test (giây)
Dẻo gập thân (cm)
Chạy 12 phút (test Cooper) (m)
Xoạc ngang (cm)
Xoạc dọc (cm)
Chạy 5 lần x 30m (s)
Nhảy lục giác
Co tay xà đơn (lần)
Đấm móc hai tay phối hợp 10 giây (lần)
Đá thẳng hai chân phối hợp 10 giây (lần)

Đá tạt hai chân phối hợp10 giây (lần)
Đấm thẳng tay sau hai đích đối diện cách
2,5m 20 giây (lần)
Đấm thẳng tay trước phối hợp đá tạt chân sau
20 giây (lần
Đấm thẳng tay sau phối hợp với đá thẳng
chân sau 20 giây (lần)
Đá thẳng chân sau phối hợp với đấm móc tay
sau 20 giây (lần)
Đấm thẳng hai tay phối hợp 10 giây (lần)
Đấm múc hai tay phối hợp 10 giây (lần)
Đá cạnh hai chân phối hợp 20 giây (lần)

r
0,85
0,84
0,87
0,91
0,85
0,82
0,92
0,86
0,93
0,75
0,72
0,65
0,88
0,91
0,84
0,86


p
< 0.05
< 0.05
< 0.05
< 0.05
< 0.05
< 0.05
< 0.05
< 0.05
< 0.05
>0.05
>0.05
>0.05
< 0.05
< 0.05
< 0.05
< 0.05

0,81

< 0.05

0,83

< 0.05

0,85

< 0.05


0,87
0,76
0,70

< 0.05
>0.05
>0.05


10
3.2. Xây dựng tiêu chuẩn và ứng dụng kiểm nghiệm đánh giá
TĐTL cho VĐV Vovinam trẻ 15 – 17 tuổi tỉnh Phú Yên sau 1 năm
tập luyện.
3.2.1 Ứng dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển TĐTL của
nữ VĐV Vovinam 15 – 17 tuổi sau 1 năm tập luyện
Nhằm đánh giá sự phát triển TĐTL ở nữ VĐV Vovinam trẻ 15 –
17 tuổi sau 1 năm tập luyện, thông qua kết quả cụ thể khi thực hiện test.
Dùng cơng thức tính nhịp tăng trưởng của S.Brondy đã trình bày ở
chương 2, mục 2.1.7. Căn cứ vào kết quả kiểm tra và tính tốn các giá
trị cơ bản, về nhịp tăng trưởng các chỉ số, chỉ tiêu và được giới thiệu
qua các bảng 3.3 đến 3.5 ta thấy:
3.2.1.1 Các chỉ tiêu hình thái :
Qua bảng 3.3 ta thấy, sau 1 năm tập luyện các chỉ số hình thái
đều có sự tăng trưởng theo sự phát triển lứa tuổi, tuy nhiên sự thay đổi
là không nhiều. Nhịp tăng trưởng tăng có W% = 0.16 - 4.63%, sự tăng
trưởng này ở các chỉ số chiều cao, cân nặng, Quetelet, Dài chân A, Dài
chân B, Dài chân C là có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê với P <
0.05, vì đều có t = 5.40 - 11.19 > t0.001 = 4.437. Cịn các chỉ số khác thì
sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê vì đều có t = 0.43 - 1.61 < t0.05 =

2.201. Sự phát triển này là phù hợp với quy luật phát triển lứa tuổi, vì
các VĐV nữ đã qua giai đoạn phát triển “nhạy cảm”.
3.2.1.2 Chức năng:
Qua bảng 3.3 ta thấy, sau 1 năm tập luyện giá trị trung bình các
chỉ số chức năng đều tăng có W% = 10.14 - 14.99 và có sự khác biệt rõ
rệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.05 - 0.001, vì có t = 3.08
– 23.53 > t0.05 - 0.001 = 2.201- 4.437. Nhịp tăng trưởng trung bình các chỉ số
tâm lý của nữ VĐV Vovinam trẻ được giới thiệu qua biểu đồ 3.3.


14.99

16.00
14.00
10.73

12.00

10.14

10.00
8.00
6.00
4.00
2.00
0.00

Dung tích sống
(Ml)


Cơng năng tim

Vo2 max

Biểu đồ 3.3: Nhịp tăng trưởng trung bình các chỉ số chức năng của
nữ VĐV Vovinam trẻ 15 – 17 tuổi sau 1 năm tập luyện.
Bảng 3.3: Nhịp tăng trưởng các chỉ số hình thái, chức năng, tâm lý
của nữ VĐV Vovinam trẻ 15-17 tuổi tỉnh Phú Yên sau 1 năm tập luyện.
Lần 1
TT

Test

Lần 2



T

P

X



W%

X
156.38


6.14

157.88

5.96

0.96

11.19

< 0.05

1

Chiều cao (cm)

2

Cân nặng kg

46.38

6.93

48.58

6.52

4.63


8.28

< 0.05

3

Quetelet

295.64

35.45

306.87

32.45

3.73

5.88

< 0.05

Dài chân H (cm)

92.03

6.34

92.61


6.44

0.62

1.61

> 0.05

Dài chân Dài Chân A(cm)
Dài chân B(cm)

85.10

3.34

85.79

3.37

0.81

10.02

< 0.05

78.92

2.92

79.73


3.05

1.03

6.54

< 0.05

5
6
7

Hình thái

4

Dài chân C(cm)

69.25

2.21

70.46

1.99

1.73

5.40


< 0.05

8

A/CC

0.54

0.02

0.54

0.02

0.16

1.24

> 0.05

9

A/H

0.93

0.05

0.93


0.05

0.18

0.43

> 0.05

B/H

0.86

0.05

0.86

0.04

0.40

0.89

> 0.05

C/H

0.75

0.04


0.76

0.04

1.12

1.56

> 0.05

Dung tích sống (l)

2.48

0.51

2.76

0.49

10.73

11.58

< 0.05

Công năng tim

9.80


2.02

8.43

1.30

14.99

3.08

< 0.05

VO2 max

46.37

2.00

51.32

1.80

10.14

23.53

< 0.05

Chỉ số


10
11

13
14

Chức
năng

12


Đơn tay

191.71

10.38

175.44

9.49

8.86

22.74

< 0.05

16


Đơn chân

289.67

37.84

264.33

30.96

9.15

11.51

< 0.05

Lựa chọn

444.53

34.79

394.77

28.56

11.86

13.55


< 0.05

Tapping test

63.25

7.17

67.90

6.04

7.08

10.64

< 0.05

17.68

2.35

< 0.05

Tâm lý

15

17

18

Năng lực xử lý thông tin

1.38

0.38

1.65

0.14

20

Chiều cao (cm)

156.38

6.14

157.88

5.96

21

Chiều dài cánh tay (cm)

68.18


3.92

68.91

3.86

22

Cân nặng kg

46.38

6.93

48.58

6.52

23

Nếp mỡ dưới da ở bụng (mm) 10.67

2.92

11.05

2.95

Nếp mỡ dưới xương bả vai(mm)


8.46

2.79

9.04

2.89

Nếp mỡ dưới xương tam
đầu cánh tay (mm)

7.97

2.57

8.37

2.48

Tổng 3 nếp mỡ

27.09

7.86

28.46

7.77

Rộng vai (cm)


32.21

1.84

33.26

1.69

Rộng hông (cm)

26.30

1.58

27.22

1.91

29

Rộng khớp gối (cm)

8.72

0.48

9.08

0.45


30

Rộng khuỷu tay (cm)

6.00

0.43

6.32

0.44

31

Chu vi cẳng tay (cm)

19.78

5.59

20.51

5.63

32

Vòng cẳng chân (cm)

32.40


2.03

33.25

2.24

Đặc điểm cấu trúc cơ thể

19

24
25
26
27
28

Bảng 3.4: Bảng nhịp tăng trưởng các test thể lực của nữ VĐV trẻ 15 – 17
tuổi sau 1 năm tập luyện.

1
2
3
4
5
6
7
8
9


Lần 1

Chỉ số

TT

X

Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC (s)
Chạy 800m (s)
Chống đẩy 10s (lần)
Chạy T-Test (s)
Chạy 12 phút (m)
Dẻo gập thân (cm)
Xoạc ngang (cm)
Xoạc dọc

Ghi chú:

203.42
3.65
189.98
16.67
10.24
2588.33
-16.33
-7.58
-7.67


Lần 2



X



10.88 216.00 6.63
0.22
3.44
0.08
12.08 167.34 10.64
2.53
19.75
2.14
0.52
9.70
0.26
99.98 2843.42 88.45
13.90 -19.67 12.79
10.60 -11.08
9.77
7.61
-10.58
7.68

n = 12 t0,05 = 2.201

t0,01 = 3.106


W%

t

P

6.00
6.43
13.42
18.18
5.43
9.39
18.52
37.50
31.96

7.53
3.56
8.72
8.04
5.17
22.50
7.15
7.74
4.29

< 0.05
< 0.05
< 0.05

< 0.05
< 0.05
< 0.05
< 0.05
< 0.05
< 0.05

t0,001 = 4.437


11
3.2.1.3 Tâm lý:
Qua bảng 3.3 ta thấy, sau 1 năm tập luyện thành tích trung bình
của các chỉ số tâm lý đều có sự cải thiện. Nhịp tăng trưởng trung bình
tăng có W% = 7.08 – 17.68 và có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống
kê với P < 0.05 – 0.001, vì có t = 2.35 – 22.74 > t0.05 - 0.001 = 2.2014.437. Nhịp tăng trưởng trung bình các chỉ số tâm lý của nữ VĐV
Vovinam trẻ được giới thiệu qua biểu đồ 3.4.

Landod,
17.68
Phản xạ Lựa
chọn, 11.86
Phản xạ đơn Phản xạ đơn
chân, 9.15
tay, 8.86

Tapping
test, 7.08

Biểu đồ 3.4: Nhịp tăng trưởng trung bình các chỉ số tâm lý của nữ

VĐV Vovinam trẻ 15 – 17 tuổi sau 1 năm tập luyện.
3.2.1.4 Thể lực:
Qua bảng 3.4 ta thấy, sau 1 năm tập luyện thành tích kiểm tra cả
9/9 test đều tăng, nhịp tăng trưởng từ 5.43% đến 37.50%. Sự tăng trưởng
có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0,05 –
0,001, vì có t = 3.56 – 22.50 > t0,05 – 0,001 = 2.201- 4.437. Nhìn chung qua
1 năm tập luyện tất cả 9 test thể lực đều có sự tăng trưởng đáng kể phù
hợp với trình độ phát triển thể lực đối với các VĐV nữ lứa tuổi15-17 đặc
biệt là độ dẻo của lưng, hông và sức mạnh tốc độ chi trên.


Nhịp tăng trưởng trung bình các test thể lực của nữ VĐV Vovinam
trẻ được giới thiệu qua biểu đồ 3.5
37.50

40.00
20.00

13.42

18.52

18.18

6.00 6.43

31.96

5.43


9.39

0.00

Biểu đồ 3.5: Nhịp tăng trưởng trung bình các test thể lực của nữ
VĐV Vovinam trẻ 15 – 17 tuổi sau 1 năm tập luyện.
Bảng 3.5: Bảng nhịp tăng trưởng các test kỹ - chiến thuật
TT

Chỉ số

1
2
3
4

Đấm thẳng hai tay phối hợp 10 giây (lần)
Đấm móc hai tay phối hợp 10 giây (lần)
Đá thẳng hai chân phối hợp10 giây (lần)
Đá tạt hai chân phối hợp10 giây (lần)
Đấm thẳng tay sau hai đích đối diện
cách 2,5m thời gian 20 giây (lần)
Đấm thẳng tay trước phối hợp đá tạt
chân sau 20 giây (lần)
Đấm thẳng tay sau phối hợp với đá
thẳng chân sau 20 giây (lần)
Đá thẳng chân sau phối hợp với đấm
móc tay sau 20 giây (lần)

5

6
7
8

Ghi chú:

n = 12 t0,05 = 2.201

Lần 1

Lần 2

X



X



37.50
34.92
25.75
22.75

3.80
3.73
1.42
1.22


52.42
46.42
32.67
28.58

1.88
2.64
2.06
1.44

W%

t

P

33.18 13.59 < 0.05
28.28 9.56 < 0.05
23.68 12.74 < 0.05
22.73 12.74 < 0.05

23.42 1.98 30.50 1.78 26.28 8.73 < 0.05
17.67 2.31 26.08 1.31 38.48 12.39 < 0.05
20.58 3.32 26.33 1.78 24.51 8.00 < 0.05
18.25 2.05 25.92 1.24 34.72 14.96 < 0.05

t0,01 = 3.106

t0,001 = 4.437



12
3.2.1.5 Kỹ -chiến thuật:
Qua bảng 3.5 ta thấy,sau 1 năm tập luyện thành tích kiểm tra cả
8/8 test đều tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê ở
ngưỡng xác suất p < 0,001, vì có t = 8.00 – 14.96 > t

0,001

= 4.437.

Trong đó test tăng trưởng cao nhất là test đấm thẳng tay trước phối hợp
đá tạt chân sau 20 giây có W% = 38.48% , thấp nhất là test Đá tạt hai
chân phối hợp10 W% = 22.73%. Nhịp tăng trưởng trung bình các test
thể lực của nữ VĐV Vovinam trẻ được giới thiệu qua biểu đồ 3.6.

40.00

33.18

38.48
28.28

23.68 22.73 26.28

34.72
24.51

20.00
0.00


Biểu đồ 3.6: Nhịp tăng trưởng trung bình các test kỹ thuật của
nữ VĐV Vovinam trẻ 15 – 17 tuổi sau 1 năm tập luyện.
Để đánh giá sự phát triển hình thái, đề tài tiến hành đánh giá theo
“Phương pháp đánh giá cấu trúc cơ thể” do Giáo sư Nhân chủng học
người Ba Lan Milliserova đề xuất, đề tài đã lấy VĐV Trúc Linh đang là
VĐV của đội tuyển trẻ Vovinam tỉnh Phú Yên, để tiến hành đo đạc các
chỉ số về các yếu tố dài, yếu tố vững chắc và yếu tố mỡ của VĐV Trúc
Linh, đồng thời so sánh đánh giá với trị số trung bình của đội tuyển trẻ
nữ Vovinam tỉnh Phú Yên lứa tuổi 15 – 17. Căn cứ kết quả kiểm tra và
tính tốn các giá trị cơ bản được trình bày qua phụ lục 4 và 5, tiến hành
tính toán các yếu tố dài, yếu tố vững chắc và yếu tố mỡ.


13
Kết quả được giới thiệu tại bảng 3.6 đến 3.9.
* Đánh giá đặc điểm cấu trúc cơ thể của VĐV Trúc Linh so với
mức trung bình của cả đội lần thứ nhất:
Qua bảng 3.6 ta thấy, Nhóm số biểu thị VĐV Trúc Linh với
toàn đội ở lần kiểm tra thứ nhất ứng với yếu tố dài, yếu tố vững chắc,
yếu tố mỡ là: 4.4.1
* Đánh giá đặc điểm cấu trúc cơ thể của VĐV Trúc Linh so với mức
trung bình của cả đội lần thứ hai:
Nhóm số biểu thị VĐV Trúc Linh với toàn đội ở lần kiểm tra
thứ hai tương ứng với yếu tố dài, yếu tố vững chắc, yếu tố mỡ là : 4.4.1
* Đánh giá đặc điểm cấu trúc cơ thể của VĐV nữ giữa lần 1 với lần 2.
Nhóm số biểu thị của VĐV giữa lần kiểm tra thứ nhất với lần
kiểm tra thứ hai là : 2.3.2. Từ kết quả tính tốn trên, có thể biểu thị trị
số Z và trị số m qua hình 3.1 và 3.2.


Hình 3.1: Đặc điểm cấu trúc hình
thái VĐV Trúc Linh so với toàn đội
theo trị số z lần 1 và 2

Hình 3.2: Đặc điểm cấu trúc hình
thái VĐV Trúc Linh so với toàn đội
theo yếu tố m lần 1 và 2


14
3.2.2 Xây dựng tiêu chuẩn và ứng dụng kiểm nghiệm đánh giá
TĐTL cho nữ VĐV Vovinam trẻ 15 – 17 tuổi tỉnh Phú Yên sau 1
năm tập luyện.
3.2.2.1. Lập thang điểm đánh giá TĐTL :
Để có cơ sở khoa học và thuận tiện cho việc xác định mức độ thành
tích của VĐV đối với từng chỉ tiêu, từng mặt năng lực nhằm đánh giá
tổng hợp các mặt của TĐTL cũng như để so sánh về TĐTL giữa các
VĐV với nhau thông qua hệ thống điểm, định hướng đào thải hay tuyển
chọn VĐV trong quá trình huấn luyện, sử dụng phương pháp tính điểm
theo thang độ C (thang điểm 10) đã trình bày ở chương 2, mục 2.1.7.
Dựa vào kết quả nghiên cứu xác định hệ thống test đặc trưng
đánh giá TĐTL cho VĐV Vovinam trẻ 15 – 17 tuổi (mục 3.1), căn cứ
kết quả hai lần kiểm tra, công thức tính điểm đã nêu ở chương 2, tiến
hành lập thang điểm cho các test tiêu biểu của đối tượng nghiên cứu.
Được trình bày qua các bảng 3.10 đến 3.13
3.2.2.2 Phân loại tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của nữ VĐV
Vovinam trẻ 15 – 17 tuổi:
Các bảng tính điểm về các thơng số của kỹ thuật, thể lực và tâm lý
của nữ VĐV Vovinam trẻ 15 – 17 tuổi cho phép chúng ta có thể tính
điểm cho bất cứ VĐV nào nằm trong độ tuổi đó, ở bất cứ chỉ tiêu nào.

Tuy nhiên để dễ dàng, thuận tiện cho việc lượng hóa các yếu tố khác
nhau trong đánh giá, phân loại TĐTL của VĐV. Chúng tôi tiến hành
phân loại tiêu chuẩn từng chỉ tiêu làm 5 mức theo quy ước sau :
1. Tốt

từ 9 - 10 điểm.

2. Khá

từ 7 - < 9 điểm.

3. Trung bình

từ 5 - < 7 điểm.

4. Kém

từ 3 - < 5 điểm.

5. Rất kém

từ 0 - < 3 điểm.


15
Từ quy ước trên, theo thang điểm đã lập ở mục 3.2.2.2, bảng 3.10
đến 3.13 (bảng 3.11 dùng để minh họa) ở mỗi chỉ tiêu riêng biệt, sẽ là
cơ sở lập bảng phân loại từng yếu tố hoặc tổng hợp các yếu tố thành
phần của TĐTL cho nữ VĐV Vovinam trẻ 15 – 17 tuổi. Như vậy, đánh
giá tổng hợp TĐTL nữ VĐV Vovinam trẻ 15 – 17 tuổi gồm 17 chỉ tiêu

(9 chỉ tiêu thể lực và 8 chỉ tiêu kỹ chiến thuật) ứng với tổng điểm tối đa
là 170 điểm. Tất nhiên việc phân loại tổng hợp TĐTL cũng được quy
ước theo 5 mức trên. Qua tính tốn kết quả phân loại tổng hợp TĐTL ở
nữ VĐV Vovinam trẻ 15 – 17 tuổi được giới thiệu qua bảng 3.14:


Bảng 3.11: Bảng thang điểm 10 các test thể lực lần 2 của nữ VĐV
Vovinam trẻ 15 – 17 tuổi.
Chạy
Chống
Dẻo
Bật xa
Chạy
Chạy
Xoạc Xoạc
30m
đẩy
Chạy 12 gập
Điểm tại chỗ
800m
T-Test
ngang dọc
XPC
10s
phút (m) thân
(cm)
(s)
(s)
(cm) (cm)
(s)

(lần)
(cm)
10

232.58 3.15 137.77 24.14

8.93

3060.57 -51.65 -35.50 -29.78

9.5

230.92 3.19 140.91 23.63

9.02

3038.11 -48.45 -33.05 -27.86

9

229.27 3.22 144.06 23.12

9.10

3015.65 -45.26 -30.61 -25.94

8.5

227.61 3.26 147.21 22.62


9.18

2993.20 -42.06 -28.17 -24.02

8

225.95 3.29 150.36 22.11

9.27

2970.74 -38.86 -25.73 -22.10

7.5

224.29 3.33 153.50 21.61

9.35

2948.28 -35.66 -23.29 -20.18

7

222.63 3.37 156.65 21.10

9.44

2925.83 -32.46 -20.85 -18.26

6.5


220.97 3.40 159.80 20.60

9.52

2903.37 -29.26 -18.41 -16.34

6

219.32 3.44 162.95 20.09

9.60

2880.91 -26.06 -15.97 -14.42

5.5

217.66 3.47 166.10 19.59

9.69

2858.46 -22.87 -13.52 -12.50

5

216.00 3.51 169.24 19.08

9.77

2836.00 -19.67 -11.08 -10.58


4.5

214.34 3.54 172.39 18.58

9.86

2813.54 -16.47 -8.64

-8.66

4

212.68 3.58 175.54 18.07

9.94

2791.09 -13.27 -6.20

-6.74

3.5

211.03 3.62 178.69 17.57

10.02 2768.63 -10.07 -3.76

-4.82

3


209.37 3.65 181.83 17.06

10.11 2746.17

-6.87

-1.32

-2.90

2.5

207.71 3.69 184.98 16.56

10.19 2723.72

-3.67

1.12

-0.98

2

206.05 3.72 188.13 16.05

10.28 2701.26

-0.48


3.56

0.94

1.5

204.39 3.76 191.28 15.55

10.36 2678.80

2.72

6.01

2.86

1

202.73 3.79 194.43 15.04

10.44 2656.35

5.92

8.45

4.78

0.5


201.08 3.83 197.57 14.54

10.53 2633.89

9.12

10.89

6.70

0

199.42 3.86 200.72 14.03

10.61 2611.43

12.32 13.33

8.62


Bảng 3.14 : Bảng phân loại tổng hợp TĐTL của nữ VĐV
Vovinam trẻ 15 – 17 tuổi.
Mức phân loại
Tốt
Khá
Trung bình
Kém
Rất kém


15 – 17 tuổi
153- 170
119 - < 153
85 - < 119
51 - < 85
0 - < 51

Có thể trình bày phân loại từng yếu tố và tổng hợp TĐTL qua bảng
3.15.
Bảng 3.15: Phân loại từng yếu tố và tổng hợp TĐTL theo thang
điểm 10.
Mức phân loại
TT

Yếu tố

Tốt

Khá

Trung
bình

Kém

Rất kém

1

Thể lực (9 test)


81 - 90

63 - < 81

45 - < 63 27 - < 45

0 - < 27

2

Kỹ thuật (8 test)

72 - 80

56 - < 72

40 - < 56 24 - < 40

0 - < 24

3

Tổng hợp (17 test)

153 - 170 119 - < 153 85 - < 119 51 - < 85

0 - < 51



16
3.2.2.3. Cách tính tổng điểm chung nhằm đánh giá TĐTL của VĐV
Vovinam trẻ 15 – 17 tuổi:
Để lượng hóa các yếu tố khác nhau của TĐTL, trên cơ sở lập thang
điểm 10 (thang độ C) cho từng chỉ tiêu riêng biệt của từng yếu tố (mục
3.2.2.2). Tổng điểm các yếu tố là giá trị đánh giá tổng hợp TĐTL của
VĐV.
Sau khi biết tuổi của VĐV, ta tra bảng để biết phải kiểm tra chỉ
tiêu nào, trình tự kiểm tra được quy định ở dưới bảng đó. Sau khi có kết
quả kiểm tra, ta dùng bảng điểm ứng với từng thời điểm kiểm tra. Sau
đó tính tổng điểm của cả 2 yếu tố thành phần ta có tổng điểm TĐTL
sau:
Tổng điểm chung M = m thể lực + m kỹ thuật
Tra bảng phân loại TĐTL (bảng 3.15) ta thấy tổng điểm của VĐV
đạt được nằm trong khoảng nào, đạt mức phân loại nào theo cách phân
loại.
3.2.2.4. Kiểm nghiệm các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp TĐTL nữ VĐV
Vovinam trẻ 15 – 17 tuổi tỉnh Phú Yên sau 1 năm tập luyện.
Với mục đích kiểm nghiệm các chỉ tiêu đánh giá TĐTL cho nữ
VĐV Vovinam trẻ 15 – 17 tuổi. Kết quả vào điểm ở bảng 3.16 đến 3.22
( bảng 3.17 dùng để minh họa) cho thấy:
-Về thể lực: Ban đầu có 8 VĐV điểm thể lực được xếp loại ở mức
trung bình tỷ lệ 66.66%, 4 VĐV xếp loại ở mức kém tỷ lệ 33.33%. Sau
1 năm có 1 VĐV đạt mức phân loại thể lực khá đạt 8.33%, 10 VĐV xếp
loại thể lực trung bình đạt 83.33% và 1 xếp loại kém tỷ lệ 8.33%. Thể
lực của VĐV nữ có sự tăng trưởng nhưng cịn thấp, chỉ có 01 VĐV Mai
Trâm xếp loại khá về thể lực sau 1 năm tập luyện.
-Về Kỹ -chiến thuật: Ban đầu có 7 VĐV điểm kỹ thuật được xếp
loại trung bình với tỷ lệ 58.33%, 5 VĐV xếp loại kém tỷ lệ 41.66%.
Sau 1 năm vẫn có 7 VĐV xếp loại trung bình đạt tỷ lệ 58.33% và 5 xếp



17
loại kém tỷ lệ 41.66%. Trong đó, VĐV có điểm kỹ thuật tăng cao nhất
là VĐV Kiều My tăng 7.5 điểm, từ 22 điểm lên 29.5 điểm, tăng thấp
nhất là VĐV Thị Phương giữ nguyên 42.5 điểm. Tốc độ tăng trưởng về
điểm kỹ - chiến thuật của các VĐV nữ hầu hết đều có sự tăng trưởng
nhưng cịn thấp sau 1 năm tập luyện.
- Về tổng hợp kỹ - chiến thuật và thể lực đánh giá TĐTL của
VĐV: Ban đầu có 6 VĐV tổng điểm được xếp loại ở mức trung bình tỷ
lệ 50%, 6 VĐV tổng điểm xếp loại ở mức kém tỷ lệ 50%. Sau 1 năm
tập luyện có 8 VĐV đạt tổng điểm mức phân loại trung bình đạt
66.66%, 5 VĐV tổng điểm xếp loại kém tỷ lệ 33.33%. Trong đó, VĐV
có tổng điểm tăng cao nhất là VĐV Thanh Tuyền tăng 29 điểm, từ 75.5
điểm lên 104.5 điểm, tăng thấp nhất là VĐV Xuân Hạ tăng 01 điểm từ
97.5 lên 98.5 điểm. Tốc độ tăng trưởng TĐTL của nữ VĐV có sự cải
thiện nhưng cịn thấp, chỉ có 02 tăng từ xếp loại kém lên xếp loại trung
bình sau 1 năm tập luyện.
Điều này cũng chứng tỏ việc tập trung huấn luyện cho các nữ
VĐV còn chưa tốt, nên chăng trong kế hoạch huấn luyện của các năm
tiếp theo, cần tăng cả cường độ và khối lượng tập luyện cho các VĐV
nữ, có như vậy mới mong có sự cải thiện về tổng điểm TĐTL của VĐV
nữ sẽ cao hơn.


Bảng 3.17: Bảng vào điểm kết quả kiểm tra các test thể lực của nữ
VĐV Vovinam Phú Yên lần 2
Bật Chạy
TT


1

Họ tên

Thanh Tuyền

xa tại 30m
chỗ

XPC

(cm)

(s)

6.5

5.0

Chạy Chống

Chạy

800m đẩy 10s T-Test
(s)

(lần)

(s)


4.5

9.0

4.0

Chạy Dẻo
12

gập

phút thân
(m) (cm)
5.5

5.5

Xoạc
ngang
(cm)
6.0

Xoạc
dọc

5.5

Tổng

Phân

loại

51.50 Trung
bình

2

Thị Phương

9.0

6.0

5.0

6.0

2.5

3.0

4.0

2.5

3.5

41.50 Kém

3


Trúc Linh

7.5

5.0

5.5

9.0

4.0

7.0

6.0

5.0

6.5

55.50 Trung
bình

4

Thanh Hằng

9.0


7.0

5.0

6.0

5.0

5.5

5.0

4.0

3.0

49.50 Trung
bình

5

Mai Trâm

9.0

7.0

8.0

9.0


8.0

3.5

6.5

7.5

6.5

65.00

6

Xuân Hạ

6.5

4.0

6.5

5.0

6.5

6.5

5.5


5.0

5.0

50.50 Trung

Khá

bình
7

Cát Tiền

6.0

6.5

7.5

5.0

4.0

3.5

4.5

4.0


4.5

45.50 Trung
bình

8

Bích Thúy

8.0

6.5

8.0

7.0

6.5

4.0

5.0

1.0

2.0

48.00 Trung
bình


9

Kiều My

8.0

7.5

3.5

1.0

7.0

2.5

7.0

7.5

9.0

53.00 Trung
bình

10

Mỹ Diên

6.5


7.0

3.5

4.0

5.0

5.5

7.0

5.5

2.5

46.50 Trung
bình

11 Phương Châm

5.5

7.0

2.5

5.0


6.5

6.5

4.0

5.5

5.5

48.00 Trung
bình

12

Kim Thanh

6.0

5.5

6.5

6.0

6.5

9.0

0.0


7.0

6.5

53.00 Trung
bình


18
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Kết quả xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá TĐTL
Qua 4 bước lựa chọn gồm hệ thống hóa các chỉ tiêu, sơ bộ lựa
chọn (theo chủ quan), phỏng vấn các chuyên gia và HLV, cuối cùng là
kiểm nghiệm độ tin cậy của test (Rest Test), lộ trình chọn lọc test đảm
bảo tính lơgic và có cơ sở khoa học. Vì vậy, từ 98 chỉ số, chỉ tiêu ban
đầu đề tài đã xác định được 9 test thể lực, 8 test kỹ thuật dùng đánh giá
TĐTL cho nữ VĐV Vovinam trẻ, cùng 5 test tâm lý, 21 chỉ số hình thái
trong đó có 11 chỉ số đánh giá đặc điểm cấu trúc cơ thể theo phương
pháp của Milliserova, 3 chỉ số chức năng để đánh giá trạng thái sức
khỏe của VĐV, đảm bảo tính khách quan và có độ tin cậy cao. Tuy vậy
cần phải nhìn nhận một thực tế là, với 46 chỉ số và test đánh giá TĐTL
cho nữ VĐV Vovinam trẻ 15 – 17 tuổi là hơi nhiều, sẽ gây khó khăn
cho việc kiểm tra đánh giá, do vậy rất cần các chỉ số tổng hợp hơn để
giảm bớt các số lượng các chỉ số, chỉ tiêu thuận tiện cho việc kiểm tra
và đánh giá.
4.2. Kết quả ứng dụng các chỉ số, chỉ tiêu đánh giá TĐTL của VĐV
Vovinam trẻ 15 – 17 tuổi tỉnh Phú Yên qua 1 năm tập luyện.
*Về hình thái:
Qua kết quả đánh giá sự phát triển các chỉ số hình thái (chiều

cao, cân nặng, quetelet, dài chân A, dài chân B, dài chân C và dài chân
H) ở nữ VĐV Vovinam đều có sự tăng trưởng sau 1 năm tập luyện là phù
hợp quy luật phát triển lứa tuổi, chứng tỏ dưới tác động của tập luyện
TDTT có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của các em. Tuy nhiên,
mức độ nhịp tăng trưởng là chưa cao. Điều này có thể lý giải được bởi do
các em nữ độ tuổi này đã qua giai đoạn phát triển “thời kỳ dậy thì”. Các
chỉ số kép về độ dài chân (dài chân A/CC đứng, dài chân A/H, dài chân
B/H và dài chân C/H) nhìn chung thay đổi không đáng kể.


×