Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường với phương châm nói không với rác thải nhựa cho học sinh thông qua dạy học theo định hướng phát triển năng lực với chủ đề vật liệu polime hóa học lớp 12 cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 45 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VỚI PHƯƠNG
CHÂM “NĨI KHƠNG VỚI RÁC THẢI NHỰA” CHO HỌC
SINH THPT THÔNG QUA DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VỚI CHỦ ĐỀ “VẬT LIỆU
POLIME” HÓA HỌC LỚP 12 – BAN CƠ BẢN

Người thực hiện: Hà Quốc Linh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Hóa Học

THANH HỐ, NĂM 2021


PHẦN
1
MỞ ĐẦU

2
NỘI DUNG
SKKN

MỤC LỤC

TRANG


1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Dạy học theo chủ đề
2.1.2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực
2.2. Thực trạng dạy học chủ đề vật liệu polime ở
trường phổ thông
2.2.1. Nhận thức của giáo viên đối với dạy học chủ
đề vật liệu polime

1

2.2.2. Nhận thức của học sinh đối với việc học chủ
đề vật liệu polime
2.2.3. Thực trạng vấn đề rác thải nhựa và bao nilon
hiện nay
2.3. Xây dựng chủ đề vật liệu Polime, hóa học lớp
12 - Ban cơ bản
2.3.1. Xác định chủ đề
2.3.2. Mục tiêu
2.3.3. Bảng mô tả mức độ nhận thức và năng lực
hình thành
2.3.4. Kế hoạch thực hiện chủ đề
2.3.5. Thiết kế bài học triển khai chủ đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3
3.1. Kết luận
KẾT LUẬN VÀ 3.2. Kiến nghị

KIẾN NGHỊ
4

TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
PHỤ LỤC

2

3

4

5

6

7
8
11
18
20
21
22


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN
Nội dung
Trung học phổ thơng
Học sinh

Giáo viên
Phương trình phản ứng
Phương pháp
Phương pháp dạy học
Dạy học dự án
Kế hoạch dạy học
Giáo dục đào tạo
Sách giáo khoa
Sáng kiến kinh nghiệm
Cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa
Chủ đề dạy học
Giáo dục phổ thơng

Viết tắt
THPT
HS
GV
PTPƯ
PP
PPDH
DHDA
KHDH
GDĐT
SGK
SKKN
CNH- HĐH
CĐDH
GDPT



1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Bước vào thế kỷ XXI, loài người đang đứng trước những thách thức vô
cùng to lớn của tự nhiên: Nạn lạm phát tài nguyên, cạn kiệt tài nguyên, rác thải
công nghiệp, vấn đề khí hậu tồn cầu,… Hiện nay trên thế giới cứ mỗi phút có 1
triệu chai nhựa được bán ra, mỗi năm 5.000 tỷ túi nilon được tiêu thụ. Còn ở
Việt Nam, thống kê bình quân, mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1kg túi
nilon/tháng. Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực trạng ô
nhiễm rác thải nhựa, túi nilon hiện nay rất nghiêm trọng, lượng chất thải nhựa và
túi nilon ở Việt Nam hiện vẫn ở mức rất cao, chiếm khoảng 8-12% trong chất
thải rắn sinh hoạt. Điều đáng lo ngại là phải mất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn
năm, các chất thải từ nhựa và nilon mới phân hủy hết, gây ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe con người, đe dọa các hệ sinh thái và sự phát triển bền vững của
mỗi quốc gia.
Năm 2018, Liên hợp quốc đã phát động chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa
và nilon” nhằm tuyên truyền, vận động, kêu gọi mọi người cùng thay đổi thói
quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và
bảo vệ sức khỏe con người.
Tháng 6/2019, thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xn Phúc nhấn mạnh: "Giải
quyết ơ nhiễm môi trường nhất là ô nhiễm do rác thải nhựa và túi nilon gây ra là
nhiệm vụ cấp bách, đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên, có sự chung tay của
các cấp, các ngành, của toàn xã hội và của chính mỗi chúng ta. Là một giáo
viên, tơi nhận thức được tác hại rất nghiêm trọng của rác thải nhựa và túi nilon
đối với môi trường và sức khỏe con người, vì thế việc đưa “giáo dục mơi
trường” vào học đường là việc làm vô cùng cần thiết. Nhà trường là nơi đào tạo
thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước. Nếu học sinh có đầy đủ nhận
thức và ý thức bảo vệ mơi trường, từ đó các em sẽ tự đề ra được các giải pháp
góp phần tuyên truyền, bảo vệ môi trường rất hiệu quả.

Chương trình giáo dục phổ thơng hiện nay đặt ra u cầu là phải gắn liền
“kiến thức” với “thực tiễn”. Hóa học là mơn khoa học tự nhiên có mối quan hệ
mật thiết với nhiều môn khoa học khác, đồng thời giúp học sinh từ nghiên cứu
tính chất của chất, sự tạo thành chất mới đến các quy luật biến đổi chất gắn liền
với các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất, đời sống hay các tác động
tới môi trường. Bởi vậy, việc cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng nhằm phát
triển năng lực vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn là thực sự cần thiết,
không chỉ tạo tiền đề vững chắc cho học sinh tự tin hơn khi bước vào cuộc sống,
mà còn trở thành cơng dân có nhận thức, ý thức đúng đắn góp phần xây dựng xã
hội văn minh giàu đẹp hơn.
Bài “Vật liệu polime” Hóa học lớp 12 – ban cơ bản là một hệ thống kiến
thức có mối quan hệ logic, tính ứng dụng thực tiễn cao, gần gũi với cuộc sống
hằng ngày. Đồng thời nội dung này có thể áp dụng được các phương pháp dạy
học tích cực, giáo dục được ý thức, tạo hứng thú cho học sinh, góp phần phát
triển năng lực cho học sinh THPT, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thơng
mới. Vì vậy, trong q trình giảng dạy, tơi ln trăn trở tìm tịi phương pháp để


2

đưa kiến thức này phổ biến cho học sinh. Vì chính các em học sinh là những
người góp phần trực tiếp bảo vệ mơi trường và cịn là những tun truyền viên
tích cực trong cơng tác bảo vệ mơi trường tại gia đình, nhà trường và nơi các em
sinh sống. Với tâm nguyện như vậy, tôi đã thực hiện đề tài: Nâng cao ý thức
bảo vệ môi trường với phương châm “Nói khơng với rác thải nhựa” cho học
sinh THPT thông qua dạy học theo định hướng phát triển năng lực với chủ
đề “vật liệu polime” Hóa học lớp 12 - Ban cơ bản.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, xây dựng đề tài, nhằm nâng cao sự liên hệ giữa lý thuyết và
thực tiễn của người học góp phần giáo dục ý thức học sinh, thực hiện có hiệu

quả đổi mới phương pháp dạy học. Các mục đích cụ thể như sau:
+ Đánh thức nhận thức học sinh về vấn đề báo động: ơ nhiễm mơi trường.
+ Phát huy tính tích cực, chủ động, phát triển phẩm chất và năng lực của
học sinh: có ý thức sử dụng, tuyên truyền hạn chế dùng rác thải nhựa, đề xuất
các biện pháp thiết thực trong bảo vệ môi trường.
+ Nghiên cứu phương pháp tổ chức, hỗ trợ người học tự lực và tích cực
lĩnh hội tri thức, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp, khả năng làm
việc nhóm, phát triển những năng lực chuyên biệt của bộ môn.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Áp dụng đối với học sinh khối 12, ban cơ bản.
- Nâng cao giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường “Nói khơng với rác thải
nhựa” cho HS THPT thông qua dạy học theo định hướng phát triển năng lực, sử
dụng phương pháp dạy học dự án kết hợp một số phương pháp dạy học tích cực
khác.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thống kê.


3

PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Dạy học theo chủ đề
* Thế nào là dạy học theo chủ đề?
Dạy học theo chủ đề là sự tích hợp kiến thức, làm cho kiến thức có mối liên

hệ mạng lưới nhiều chiều, là sự tích hợp vào nội dung bài học những ứng dụng
kỹ thuật và đời sống thông dụng làm cho nội dung bài học có ý nghĩa hơn, hấp
dẫn hơn. Nó đã "thổi hơi thở" của cuộc sống vào những kiến thức cổ điển, nâng
cao chất lượng “cuộc sống thật” trong các bài học.
* Phân loại chủ đề dạy học
Có thể chia làm 3 loại chủ đề dạy học như sau:
+ Chủ đề đơn môn: Là các chủ đề được xây dựng bằng cách cấu trúc lại nội
dung kiến thức theo môn học trên cơ sở nghiên cứu chương trình SGK hiện
hành đảm bảo các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ.
+Chủ đề liên môn: Bao gồm các nội dung dạy học gần giống nhau, có liên
quan chặt chẽ với nhau (có thể trùng nhau) trong các mơn học của chương trình
hiện hành, biên soạn thành chủ đề liên mơn.
+ Chủ đề tích hợp, liên mơn: Có nội dung giáo dục liên quan đến các vấn
đề thời sự của địa phương, đất nước nhằm tăng cường năng lực vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội,
thực hành pháp luật.
* Yêu cầu của chủ đề dạy học
Việc xây dựng các chủ đề dạy học phải đảm bảo mục tiêu của chương trình
GDPT, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương.
+ Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực chương trình giáo
dục phổ thơng.
+ Định hướng phát triển năng lực cho học sinh.
+ Chủ đề là một sản phẩm hoàn chỉnh và được triển khai thực hiện.
* Các bước cơ bản xây dựng chủ đề và thiết kế tiến trình dạy học
Theo tìm hiểu bước đầu của tác giả, để xây dựng một chủ đề đảm bảo tính
khoa học và đáp ứng các mục tiêu dạy học, có thể tiến hành tuần tự theo các
bước :
Bước 1. Xác định chủ đề
Bước 2. Xác định mục tiêu cần đạt của chủ đề
Bước 3. Xây dựng bảng mô tả

Bước 4. Biên soạn câu hỏi, bài tập
Bước 5. Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề
Bước 6. Tổ chức thực hiện chủ đề
Thiết kế tiến trình dạy học:
- Hoạt động khởi động
- Hoạt động hình thành kiến thức
- Hoạt động luyện tập
- Hoạt động vận dụng
- Hoạt động tìm tịi, sáng tạo


4

2.1.2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực
* Khái niệm của năng lực
Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn
có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các
kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý
chí,... thực hiện thành cơng một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong
muốn trong những điều kiện cụ thể.
* Phân loại năng lực
- Những năng lực chung, được hình thành, phát triển nhờ tất cả các mơn
học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp
tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Những năng lực chuyên biệt, được hình thành, phát triển trên cơ sở các
năng lực chung: năng lực ngơn ngữ, tính tốn, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công
nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
Trong đó, năng lực chun biệt mơn hóa học gồm: Năng lực sử dụng ngơn
ngữ hóa học, thực hành hóa học, tính tốn hóa học, năng lực vận dụng kiến thức
hóa học vào cuộc sống, năng lực giải quyết vấn đề thơng qua mơn hóa học.

* Các phương pháp dạy học phát triển năng lực
Có nhiều phương pháp dạy học phát triển năng lực như: Phương pháp dạy
học nhóm, phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình, phương pháp giải
quyết vấn đề, phương pháp đóng vai, phương pháp trị chơi, dạy học theo dự án.
Trong đó, phương pháp dạy học theo dự án là mơ hình dạy học lấy học sinh
làm trung tâm, nhằm phát triển kiến thức và kỹ năng của học sinh.
Đối với bộ mơn Hóa học, là môn khoa học gắn với thực tiễn. Bởi vậy rất
thuận tiện đặt ra các dự án nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh. Mặt
khác, học sinh THPT có thể sử dụng thành thạo các cơng cụ và biết cách tìm
kiếm tài liệu để thực hiện dự án. Vì vậy, rất thuận lợi để ứng dụng phương pháp
DHDA vào giảng dạy trong mơn Hóa học ở trường THPT.
2.2. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG
2.2.1. Nhận thức của giáo viên đối với dạy học chủ đề vật liệu polime
Trong quá trình thực hiện đề tài, để tìm hiểu thực trạng dạy học bài vật liệu
polime, tôi đã tiến hành phỏng vấn, trao đổi ý kiến với các GV bộ mơn Hóa học
ở các trường phổ thơng trong địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa như
trường THPT Hà Văn Mao, trường THCS & THPT Bá Thước, trường THPT Bá
Thước. Kết quả như sau:
Về nhận thức, thái độ: Giáo viên đã có nhận thức về việc giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường cho HS thông qua dạy học bài vật liệu polime. Tuy nhiên trong quá
trình giảng dạy, GV thường thiết kế bài dạy theo SGK, chủ yếu truyền đạt kiến
thức nhằm học để thi.
Về phương pháp dạy học: đa phần đang áp dụng các phương pháp dạy học
truyền thống như thuyết trình, gợi mở vấn đáp... Dạy học chủ yếu về mặt lý
thuyết, thiếu trải nghiệm thực tế về ảnh hưởng của đồ dùng bằng nhựa và túi
nilon, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh chưa được chú trọng
nhiều.


5


2.2.2. Nhận thức của học sinh đối với việc học chủ đề vật liệu polime
Với mục đích tìm hiểu hứng thú học tập của học sinh đối với bài vật liệu
polime như thế nào? Tôi đã tiến hành khảo sát HS và thu được kết quả như sau:
Về mục đích học tập bài vật liệu polime: hầu hết các em xác định mục tiêu
học để thi, chú trọng việc giải bài tập.
Về thái độ học tập: qua khảo sát, đa số HS nhận xét bài vật liệu polime
nhiều lý thuyết cần nhớ, gây nhàm chán, thiếu hứng thú trong quá trình học tập.
Về liên hệ thực tiễn: Các em do chưa tiếp xúc với thực tế dẫn đến việc đánh
giá về ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa và nilon đang còn xem nhẹ.
2.2.3. Thực trạng vấn đề rác thải nhựa và bao nilon hiện nay
*Tình hình rác thải nhựa và bao nilon
Trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa cũng như những khu vực
khác hiện nay, túi nilon và những vật dụng nhựa đã trở thành vật dụng vơ cùng
quen thuộc để đựng hàng hóa, sử dụng hằng ngày của người dân. Hiện trạng sử
dụng túi nilon ở nước ta cho thấy, hình ảnh người dân sử dụng hàng tá túi nilon
khi ra khỏi chợ, cửa hàng... đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong đời sống
hằng ngày. Theo khảo sát của tôi tại trường THPT Bá Thước, trung bình mỗi
tháng số lượng rác thải nhựa và nilon của tồn trường vào mơi trường hơn 200
kg/tháng. Với số lượng tiêu thụ khổng lồ này, túi nilon đã và đang trở thành vấn
đề nan giải của các thành phố lớn cũng như nông thôn ở nước ta.
* Khảo sát thực trạng sử dụng đồ dùng bằng nhựa, nilon của học sinh
Tôi đã tiến hành khảo sát đối với gần 1000 học sinh trường THPT Bá
Thước thông qua phiếu thăm dò ý kiến (phụ lục 9). Kết quả như sau:
Câu hỏi
Phương án trả lời
% ý kiến
Câu 1: Em có thường xuyên sử Thường xuyên
95%
dụng đồ dùng bằng nhựa và bao Thỉnh thoảng

5%
nilon không?
Không sử dụng
0%
Câu 2: Sau khi sử dụng xong đồ Vứt chung vào thùng rác
52%
dùng bằng nhựa và túi nilon, em Tiện đâu vứt đó
23%
thường làm gì?
Mang đi chôn lấp
6%
Phân loại rác thải
8%
Tái sử dụng dùng để làm việc
8%
khác
Phương án khác
3%
Câu 3: Theo em, đồ dùng bằng Có
85%
nhựa và bao nilon có hại cho sức Khơng
15%
khỏe khơng?
Câu 4: Theo em, mỗi cá nhân có Có
90%
cần thiết phải bảo vệ môi trường Không
10%
không?
Câu 5: Em đã thường xuyên có Thường xuyên
10%

những hành động thiết thực để bảo Thỉnh thoảng
50%
vệ môi trường không?
Không
40%


6

2.3. XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ VẬT LIỆU POLIME, HÓA HỌC LỚP 12 –
BAN CƠ BẢN
2.3.1. Xác định chủ đề
- Tên chủ đề: VẬT LIỆU POLIME.
- Thời lượng dạy học: 02 tiết (tiết 23,24) theo PPCT mơn Hóa, trường
THPT Bá Thước năm học 2020 – 2021.
- Thời điểm dạy học: Tuần 12.
- Nội dung:
+ Chất dẻo: Khái niệm chất dẻo; vật liệu compozit; Phân loại chất dẻo; Đặc
điểm cấu tạo, ứng dụng và phương pháp điều chế một số chất dẻo; Phân loại, kí
hiệu các loại nhựa phổ biến; Tác động của chất dẻo tới môi trường sống hiện
nay.
+ Tơ: Khái niệm, phân loại tơ; Đặc điểm cấu tạo, ứng dụng và phương
pháp điều chế một số tơ; Tác động của tơ tới môi trường sống hiện nay.
+ Cao su: Khái niệm, phân loại cao su; Đặc điểm cấu tạo, ứng dụng, phương
pháp điều chế; Tác động của cao su tới môi trường sống hiện nay.
2.3.2. Mục tiêu
*Kiến thức
- Biết khái niệm về: Chất dẻo, cao su, tơ, vật liệu compozit
- Biết thành phần, tính chất và ứng dụng của các loại vật liệu polime.
* Kĩ năng

- Từ monome viết được công thức polime và ngược lại.
- Phân biệt được các loại polime và vật liệu polime.
- Quan sát, giải thích các hiện tượng thực tiễn bằng kiến thức đã học.
- Sử dụng và bảo quản được một số vật liệu polime trong đời sống.
* Thái độ
- Xây dựng lòng tin và tính quyết đốn của học sinh khi giải quyết vấn đề.
- Rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, nhân loại và môi trường tự nhiên.
* Phát triển các năng lực:
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học.
+ Năng lực giải quyết vấn đề.
+ Năng lực hợp tác.
+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thơng.
+ Năng lực tính tốn.
- Năng lực chun biệt:
+ Năng lực giải quyết vấn đề thơng qua mơn hóa học.
+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn: biết thành phần hóa
học, ứng dụng của một số polime và vật liệu polime quan trọng.
+ Năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học: đọc tên, viết cơng thức polime
+ Năng lực thực hành hóa học: làm thí nghiệm, quan sát, giải thích hiện
tượng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm chứng minh tính chất một số polime,
vật liệu polime.


7

2.3.3. Xây dựng bảng mô tả các mức độ nhận thức và các năng lực hình thành
Loại câu
hỏi và

Nhận biết
Thơng hiểu
Vận dụng thấp
bài tập
Câu hỏi, - Nêu được khái niệm vật - Xác định được thành - Biết cách sử dụng một số
phần chính, cơng thức cấu vật liệu polime thơng dụng
bài tập liệu polime.
định tính - Phân loại được một số tạo của monome tạo thành trong đời sống.
polime thiên nhiên, tổng một số polime thường gặp. - Viết được các PTHH cụ
hợp, bán tổng hợp.
- Phân biệt được polime thể tổng hợp một số polime
- Nêu được khái niệm về thiên nhiên, polime tổng thông dụng từ nguyên liệu
chất dẻo, tơ sợi, cao su.
hợp, polime bán tổng hợp. cho trước.
- Phân biệt được một số - Viết được các PTHH cụ
vật liệu polime thường thể điều chế một số polime
dùng trong cuộc sống thường gặp.
hàng ngày.
- Nêu được tên một số
polime dùng làm chất dẻo,
tơ sợi, cao su.

Bài tập
định
lượng

- Tính được số mắt xích - Tính được khối lượng của
của monome trong đoạn polime tạo ra từ PTHH
mạch polime.
tổng hợp polime tương ứng

có liên quan đến hiệu suất
của quá trình phản ứng.

Vận dụng cao
- Biết cách bảo quản
một số vật liệu polime
thông dụng trong đời
sống.
- Viết được các PTHH
cụ thể tổng hợp một số
polime thông dụng từ
nguyên liệu có trong
tự nhiên.
- Tìm hiểu một số đồ
dùng hằng ngày được
làm từ các vật liệu
polime và đề xuất
cách sử dụng an tồn,
hiệu quả, khơng gây ơ
nhiễm mơi trường.
- Tìm tỉ lệ số mắt xích
của các loại monome
trong polime đồng
trùng hợp, đồng trùng
ngưng.


8

2.3.4. Kế hoạch thực hiện chủ đề

* Kế hoạch chung:
Nội dung
T
Cơng việc
T
Hoạt động khởi động
-Thảo luận nội dung cần tìm hiểu của bài học.
-Thành lập được các nhóm học tập.
1
- Phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm.
- Kí hợp đồng học tập
- Hướng dẫn các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc.
- Hoạt động nhóm học sinh làm việc ở nhà
C - Các thành viên trong nhóm tìm hiểu thu thập tài liệu nội
dung 1 trong phiếu học tập định hướng.
2 - Các nhóm thảo luận nội dung 1 trong phiếu học tập định
hướng được phân công, thống nhất đề cương.
- Các nhóm hồn thiện sản phẩm nội dung 1, thống nhất
hình thức báo cáo và cử đại diện báo cáo
Hoạt động hình thành kiến thức:
Học sinh báo cáo kết quả làm việc theo các nội dung trong
3
phiếu học tập định hướng.

5

6

Hoạt động vận dụng, tìm tịi, sáng tạo:
Học sinh báo cáo kết quả làm việc theo các nội dung trong

phiếu học tập định hướng.
Hoạt động tổng kết đánh giá

Thiết bị dạy học;
học liệu

- Sgk, máy chiếu, máy
tính.
- Phiếu học tập định
hướng.
- Các tư liệu
- Sgk
- Internet
- Máy tính

Máy chiếu, máy tính,
hình ảnh, sơ đồ, dụng
cụ thí nghiệm (GV
định hướng nội dung)
Máy chiếu, máy tính,
hình ảnh.
(Giáo viên định hướng
nội dung)
Máy chiếu, máy tính,
bài tập đánh giá.

Hình thức
tổ chức dạy
học


Trên lớp

Thời
lượng

Thời
điểm

45’

Tiết
01
(PPCT
23)

Ở nhà
(dưới sự cố
1 tuần
vấn của giáo
viên)

Trên lớp

Trên lớp

25’

15’
5’


Tiết
02
(PPCT
24)


9

* Kế hoạch cụ thể
Thời
gian

Tiến trình dạy
học

Hoạt động của
học sinh

- HS tiếp nhận bộ câu hỏi định
hướng.
- HS cùng thảo luận để xác định các
nội dung của dự án. Điền nội dung
vào phiếu điều tra để thành lập
nhóm.
Tiết 1
Hoạt động 1:
- HS báo cáo kết quả thảo luận.
(PPCT: Khởi động và
- HS thành lập được nhóm và kí kết
23)

giao nhiệm vụ
hợp đồng với GV.
- Sau khi thành lập nhóm, các thành
viên trong nhóm phân cơng nhiệm
vụ cụ thể, các nhóm xây dựng kế
hoạch làm việc.
Hoạt động 2:
Thực hiện dự
án tại nhà

Tiết 2
(PPCT:
24)

Hoạt động 3:
Hình thành
kiến thức mới

Trên cơ sở các nhiệm vụ được giao,
HS thực hiện các nhiệm vụ theo
nhóm và cơng việc này được thực
hiện ngồi lớp học.
- Học sinh báo cáo kết quả làm việc của các nhóm sau khi nghiên cứu
nội dung kiến thức vật liệu polime
trong phiếu định hướng học tập.
- Hình thức báo cáo: Trình bày báo

Kết quả, sản phẩm
dự kiến (tên và yêu
Hoạt động của giáo viên

cầu của sản phẩm;
tiêu chí đánh giá)
- GV nêu một số câu hỏi định
- Thành lập được
hướng.
nhóm.
- GV hướng dẫn HS thảo luận, - Bản kế hoạch hoạt
hoàn thành phiếu điều tra
động của nhóm.
thành lập nhóm.
- Hợp đồng được kí
- GV hướng dẫn và cùng HS kí kết.
hợp đồng.
- GV trợ giúp HS xây dựng kế
hoạch hoạt động của nhóm.
- HS hồn thành các cơng việc
GV giao, GV và HS có thể hỏi
đáp thêm một số vấn đề để làm
rõ nội dung chủ đề và các công
việc cần thực hiện.
GV trợ giúp HS trong quá trình - Bản báo cáo bằng
học sinh giải quyết nhiệm vụ
word
học tập.
- Bản power point
hoặc poster.
- Sơ đồ tư duy
GV nghe HS báo cáo, trợ giúp - Bản báo cáo bằng
và giải đáp các vấn đề HS còn word
vướng mắc. Chốt các vấn đề

- Bản power point
HS chưa rõ.
hoặc poster.
Giao thêm nhiệm vụ hoặc mở - Bản đồ tư duy


10

- Học sinh nắm được
các kiến thức vật liệu
polime.
- Học sinh rèn luyện
dược các kỹ năng, thái
độ và phát huy được
các năng lực bản thân
cũng như năng lực hợp
tác nhóm.
- Học sinh báo cáo kết quả làm việc GV nghe HS báo cáo, trợ giúp - Bản báo cáo bằng
của các nhóm sau khi nghiên cứu
và giải đáp các vấn đề HS còn word
vướng mắc. Chốt các vấn đề
- Bản power point
Hoạt động 4: các nội dung kiến thức về vật liệu
polime theo nội dung trong phiếu
HS chưa rõ.
- Video, ảnh minh
Vận dụng,
Giao thêm nhiệm vụ hoặc mở
chứng cho hoạt động
Tìm tịi, mở định hướng học tập.

- Hình thức báo cáo: Trình bày báo rộng thêm vấn đề cho HS tiếp của nhóm.
rộng
cáo thơng qua thuyết trình, thảo
tục tìm hiểu.
- Sản phẩm tái chế từ
luận.Có hình ảnh, video minh họa.
rác thải nhựa, nilon
- Học sinh làm bài tập đánh giá của Tổng kết đánh giá kết quả hoạt - Phiếu đánh giá của
giáo viên.
động các nhóm học tập
giáo viên cho từng
- Học sinh đánh giá chéo kết quả
nhóm.
Hoạt động 5:
báo cáo của các nhóm.
- Phiếu đánh giá của
Tổng kết đánh
- Đánh giá hoạt động của các thành
giáo viên cho từng học
giá
viên trong nhóm.
sinh.
- Phiếu đánh giá chéo
giữa các nhóm.
cáo thơng qua thuyết trình, thảo
luận. Có hình ảnh minh họa.

rộng thêm vấn đề cho HS tiếp
tục tìm hiểu.



11

2.3.5. Thiết kế bài học triển khai chủ đề
* Hoạt động khởi động và giao nhiệm vụ
- Mục tiêu
+ Xây dựng được các nội dung cần tìm hiểu.
+Thành lập được các nhóm học tập.
+ Phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm.
+ Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm.
- Chuẩn bị
+ Giáo viên: Slide giới thiệu chủ đề, phiếu phụ lục.
+Học sinh: Nghiên cứu trước nội dung vật liệu polime.
- Thời gian: tiết 1(PPCT: 23)
- Thiết kế hoạt động dạy và học
Giáo án 1:Triển khai bài học (tiết 1)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Xác định các nội dung của dự Chiếu slide 1:
án.
GV: giới thiệu các hình ảnh về đồ vật làm
bằng polime như chất dẻo (ống nhựa, đồ dùng
bằng nhựa, áo mưa, túi nilon...); tơ sợi (sợi
len, sợi vải, mạng nhện...); cao su (săm, quả
bóng bay, găng tay cao su,...).
HS chú ý lắng nghe.
GV: Yêu cầu HS dự đoán thời gian phân hủy
của các đồ dùng trên trong điều kiện tự nhiên.
HS dự đoán.
Chiếu slide 2:

GV: Điều gì xảy ra khi các đồ vật trên tồn tại
tự do trong mơi trường đất, mơi trường nước?
Điều gì xảy ra khi các loài động vật ăn phải
vật liệu nhựa thải ra?
HS trả lời.
GV: Mỗi ngày các em sử dụng bao nhiêu túi
nilon và đồ dùng bằng nhựa? Những đồ vật
đã qua sử dụng (túi nilon, đồ nhựa, quần áo
cũ...) các em đã xử lý như thế nào?
HS trả lời.
GV: Vật liệu polime có ứng dụng rộng rãi
trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, việc Chiếu slide 3
sử dụng các vật liệu polime một cách thiếu ý
thức đã tác động rất xấu tới môi trường sống.
Vậy vật liệu polime là gì, có tính chất, ứng
dụng, tác động của nó ra sao là nội dung
chính của chủ đề này.
HS tiếp nhận dự án.


12

Hoạt động 2: Giao dự án, thành lập nhóm
GV: Thơng báo cơ cấu dự án: 3 nhóm, mỗi
nhóm 12 -13 thành viên.
GV cơng bố danh sách thành viên 3 nhóm.
HS lắng nghe.
HS tiếp nhận nhóm và bầu nhóm trưởng, thư
ký và đặt tên nhóm (theo phụ lục 4).
Hoạt động 3: Giao nhiệm vụ, hướng dẫn

lập kế hoạch nhóm.
GV: Phát phiếu học tập định hướng (phụ lục
1) và hướng dẫn nguồn tài liệu, tư liệu tham
khảo.
HS: Nghiên cứu phiếu học tập định hướng.
Lắng nghe, ghi chép, hỏi GV những nội dung
chưa hiểu.
Hoạt động 4:Kí hợp đồng học tập, xây
dựng kế hoạch làm việc
GV: Hướng dẫn các nhóm HS dựa trên phiếu
định hướng hoạt động phân công nhiệm vụ,
xây dựng kế hoạch sinh hoạt nhóm để hồn
thành nhiệm vụ.
GV: Thơng báo một số yêu cầu cần thực hiện
trong dự án: Viết nhật kí và biên bản làm việc
nhóm.
HS chú ý lắng nghe và phân cơng nhiệm vụ
trong nhóm.
GV: Đại diện mỗi nhóm kí hợp đồng học
tập.(Phụ lục 3)

Chiếu slide 4: danh sách các
nhóm.

Chiếu slide 5: phiếu học tập
định hướng (phụ lục 1)

Chiếu slide 6: biên bản kế
hoạch làm việc nhóm (phụ
lục 4)

Chiếu slide 7: Biên bản làm
việc nhóm (Phụ lục 5)
Chiếu slide 8: hợp đồng học
tập (phụ lục 3)


13

- Một số hình ảnh sản phẩm

Hình ảnh hợp đồng học tập nhóm 1


14

Hình ảnh biên bản lập kế hoạch nhóm 1

Hình ảnh biên bản làm việc nhóm 1
(Sau tiết 1: Các nhóm học sinh làm việc ở nhà)


15

* Hoạt động học sinh thực hiện dự án tại nhà
- Nhiệm vụ của học sinh và giáo viên
+ Học sinh:
Nhóm trưởng: thơng báo thời gian hoạt động nhóm mình, phân công
nhiệm vụ, lên kế hoạch về nội dung tiến hành, thời gian làm việc cho mỗi thành
viên nhóm.
HS từng nhóm làm việc để xây dựng đề cương, thu thập kiến thức từ

SGK, Internet, bằng trải nghiệm thực tiễn, phỏng vấn, điều tra...để thiết kế sản
phẩm.
+ Giáo viên: theo dõi và ghi nhận hoạt động của cá nhân, của nhóm, kiểm tra
tiến độ thực hiện các dự án, đồng thời có lời khen ngợi, động viên kịp thời.
* Hoạt động hình thành kiến thức
- Mục tiêu
+ Hình thành kĩ năng: thảo luận nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề.
+ Rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho HS
+ Rèn ý thức tự học, tự nghiên cứu; Tạo niềm say mê về hóa học.
+ Có ý thức trong sử dụng các đồ dùng thông dụng bằng vật liệu polime.
- Chuẩn bị
+ Giáo viên:
Hỗ trợ các nhóm học tập.
Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, phiếu đánh giá kết quả các nhóm.
+ Học sinh:
Thu thập thơng tin: Học sinh có thể tìm kiếm thơng tin ở sách SGK, tranh
ảnh, qua sách, báo, Internet, qua quan sát thực tiễn...
Xử lý thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu các thành viên trong nhóm.
Viết báo cáo kết quả nghiên cứu và chuẩn bị trình bày trước lớp.
- Thời gian: Tiết 2 (Tiết PPCT: 24).
- Thiết kế hoạt động dạy và học
Giáo án 2: NGHIỆM THU DỰ ÁN
Nội dung: Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Tiết 2 (PPCT: 24)
Hoạt động 1:
GV thông báo nội quy hoạt động báo cáo:
- Thời gian mỗi nhóm báo cáo tối đa 10 phút.
- Các nhóm cử đại diện báo cáo các nội dung chủ

đề theo sự phân cơng. Các thành viên nhóm khác
đặt câu hỏi, nhóm báo cáo trả lời trực tiếp trước
tập thể, giáo viên sẽ hợp thức hóa kiến thức, các
nhóm đánh giá nhóm khác theo phiếu đánh giá.
GV phát cho học sinh phiếu ghi nhận thông tin,
phiếu đánh giá cho các nhóm (phụ lục 2, 6).


16

Hoạt động 2
Vật liệu polime
Nội dung: Chất dẻo
Nhóm báo cáo: Nhóm 1
Hình thức báo cáo: Thuyết trình + thảo luận.
Sản phẩm:PowerPoint
Tiến trình báo cáo:
(1) HS các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình
và hồn thành phiếu ghi nhận thơng tin.
(2) Sau khi nhóm 1 báo cáo xong, GV yêu cầu
các học sinh ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi
về chất dẻo
(3) HS nhóm 1 ghi nhận câu hỏi và đưa ra các
phương án trả lời.
(4) GV nhận xét về bài thuyết trình của nhóm 1.
Đánh giá bằng điểm số thông qua phụ lục 6.
(5) GV nhấn mạnh thêm: chất dẻo là vật liệu
polime thường xuyên được sử dụng trong cuộc
sống hằng ngày. Biết cách sử dụng các đồ vật
bằng nhựa được sử dụng hằng ngày hợp lý, hạn

chế sử dụng các đồ vật bằng nhựa không tái sử
dụng được.

Vật liệu polime
I. Chất dẻo
- Khái niệm chất dẻo, vật
liệu compozit.
- Một số loại polime thường
dùng làm chất dẻo.

Hoạt động 3
Nội dung : Tơ
Nhóm báo cáo: Nhóm 2
Hình thức báo cáo: Thuyết trình + thảo luận.
Sản phẩm:Sơ đồ tư duy
Tiến trình báo cáo:
(1) HS báo cáo sản phẩm bài thuyết trình bằng
sơ đồ và hồn thành phiếu ghi nhận thơng tin.
(2) GV yêu cầu các học sinh ở các nhóm khác
đưa ra các câu hỏi.
(3) HS nhóm 2 ghi nhận câu hỏi và đưa ra các
phương án trả lời.
(4) GV nhận xét về bài thuyết trình của nhóm 2.
Đánh giá bằng điểm số thông qua phụ lục 6.

II. Tơ
- Khái niệm về tơ.
- Phân loại tơ.
- Một số loại tơ thường gặp:
cấu tạo, tính chất, phương

trình điều chế, ứng dụng


17

Hoạt động 4
III. Cao su
- Khái niệm về cao su.
Nội dung: Cao su
Nhóm báo cáo:Nhóm 3
- Phân loại cao su.
Hình thức báo cáo: Thuyết trình + thảo luận.
- Tìm hiểu một số loại cao
Sản phẩm:Power Point, sản phẩm tái chế.
su: cấu tạo, tính chất, ứng
Tiến trình báo cáo:
dụng.
(1) HS các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình
và hồn thành phiếu ghi nhận thơng tin.
(2) Sau khi nhóm 3 thuyết trình, GV yêu cầu các
học ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi.
(3) HS nhóm 3 ghi nhận câu hỏi và đưa ra các
phương án trả lời.
(4) GV nhận xét về bài thuyết trình của nhóm 3.
Đánh giá bằng điểm số thông qua phụ lục 6.
IV. Nhựa và rác thải
1. Kí hiệu các loại nhựa
Hoạt động 5: Vận dụng, tìm tịi, sáng tạo
GV: u cầu các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm ( thơng dụng
hình ảnh chụp ở phụ lục 12)

- Nhựa an tồn
HS nhóm báo cáo ghi nhận câu hỏi và đưa ra - Nhựa khơng an tồn
các phương án trả lời.
2. Thực trạng sử dụng đồ
GV nhận xét bài cáo của các nhóm, nhấn mạnh: dùng bằng nhựa và bao
Tác hại của rác thải nhựa và nilon rất nghiêm nilon tại địa phương
trọng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người, các 3. Ảnh hưởng của đồ dùng
loài vi sinh vật... Từ thực trạng rác thải đang hiện bằng nhựa và bao nilon
hữu hiện nay, mỗi học sinh hãy chung tay góp sức, - Đối với sức khỏe con
nâng cao ý thức, sử dụng đồ dùng bằng nhựa và người
nilon hợp lý.
- Đối với môi trường sống
4. Ý thức của con người
Hoạt động 6: Tổng kết, đánh giá
GV u cầu các nhóm thảo luận hồn thành trong việc sử dụng đồ dùng
phiếu đánh giá và nộp lại.
bằng nhựa và bao nilon
GV: Nhận xét chung về bài báo cáo của các
nhóm, nêu những ưu điểm và tồn tại.
* Một số hình ảnh hoạt động hình thành kiến thức
- Báo cáo các nhóm về nội dung kiến thức chủ đề vật liệu polime (phụ lục 8):

Nhóm 1 báo cáo:
Nhóm 2 báo cáo:
Nhóm 3 báo cáo:
Bài thuyết trình powerpoint Sơ đồ tư duy về tơ Bài thuyết trình powerpoint
tìm hiểu về chất dẻo
tìm hiểu về cao su
- Báo cáo sản phẩm vận dụng, tìm tịi, sáng tạo(hình ảnh ở phụ lục 10):
+ Tái chế rác thải nhựa và nilon thành những vật dụng có ích

+ Nâng cao ý thức bảo vệ mơi trường “nói khơng với rác thải nhựa”


18

2. 4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Lớp thực nghiệm: 12A7 - Trường THPT Bá Thước
- Lớp đối chứng: 12A2 - Trường THPT Bá Thước
- Khảo sát thực nghiệm: Sau khi thực hiện dự án ở lớp 12A7, chúng tơi đã
tiến hành khảo sát qua phiếu thăm dị cho các học sinh(Nội dung phiếu thăm dò:
Phụ lục 7)
- Kết quả khảo sát:
Qua phần phát phiếu thăm dò ý kiến của học sinh, chúng tôi đã thu được
kết quả như sau:

kiến

Các đáp án

Câu hỏi

Câu 1: Em có thích chủ đề dạy học vật Rất thích
liệu polime vừa trải nghiệm khơng?
Thích
Khơng thích
Phần lớn kiến thức
Câu 2: Qua chủ đề vừa học, em nắm
kiến thức vật liệu polime như thế nào? Một nửa kiến thức
Một phần ba kiến thức
Không tiếp nhận được.

Hoạt động hình thành
Câu 3: Em thích phần nào nhất trong kiến thức mới
chủ đề?
Hoạt động vận dụng, tìm
tịi, sáng tạo
Câu 4: Em đánh giá như thế nào về tác Rất có ý nghĩa
động của các hoạt động trải nghiệm Có ý nghĩa
trong chủ đề đối với ý thức bảo vệ mơi Bình thường
trường của bản thân em?
Khơng có ý nghĩa
Câu 5: Sau khi học xong chủ đề này, Rất cần thiết
em thấy mình cần thiết phải có những Cần thiết
hành động cụ thể để bảo vệ môi trường Không cần thiết
không?

80%
20%
0%
85%
15%
0%
0%
25%
75%
83%
15%
2%
0%
84%
16%

0%

- Kết quả bài kiểm tra kiến thức của học sinh:

Lớp


số

12A7 41
12A2
39

Giỏi

Khá

Trung
Yếu
bình
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
lượng % lượng %

Số
lượng

Tỉ lệ

%

Số
lượng

Tỉ lệ
%

30

73,17%

11

26,83%

0

17

43,59%

18

46,15%

4

0%
10,26

%

0

0%

0

0%


19

Qua trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp ở trường và các trường THPT
khác với cách làm trên thì các đồng nghiệp đều có nhận xét chung là chủ đề
được thiết kế rất sáng tạo, khả thi, khả năng ứng dụng cao, hiệu quả giáo dục
tốt. Để thực hiện tốt chủ đề theo thiết kế của đề tài cần sự nỗ lực, tâm huyết từ
giáo viên để dẫn dắt học sinh tham gia các dự án đạt kết quả tốt.
Kết quả thực nghiệm chứng tỏ rằng, dạy học chủ đề đã mang lại hiệu quả:
+ Kết quả thể hiện học sinh không chỉ nắm bắt được những nội dung kiến
thức trong chương trình mà cịn hiểu rộng hơn, sâu hơn nhiều vấn đề. Tự phát
hiện và giải quyết các vấn đề trong nội dung kiến thức, biết cách tập hợp, xâu
chuỗi kiến thức có liên quan để vận dụng giải quyết vấn đề mới.
+ Học sinh không chỉ học được phương pháp học tập tự lực, mà còn học
được phương pháp nghiên cứu, cách làm việc khoa học, cách trình bày,….
+ Học sinh đã phát huy năng lực tự học học, tự giải quyết vấn đề, năng lực
hợp tác nhóm, năng lực giao tiếp, ngôn ngữ của học sinh; đồng thời hình thành
được các năng lực chun biệt của mơn Hóa học.
+ Nâng cao ý thức, thúc đẩy HS có những hành động thiết thực, hiệu quả,
bền vững trong bảo vệ môi trường.



20

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
- Xây dựng mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn chính là ý nghĩa đích
thực của mơn Hóa học. Bởi nó khơng những mang lại cảm hứng cho học sinh,
kích thích học sinh làm việc mà cịn góp phần quan trọng vào việc đổi mới
phương pháp dạy học của giáo viên, làm cho học sinh u thích mơn Hóa học
hơn. Ngồi ra, học sinh có thể rèn luyện khả năng tự học, tư duy sáng tạo, hình
thành và phát triển các năng lực, tố chất của người lao động trong thời đại mới.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, nói khơng với rác thải nhựa cho học
sinh THPT, thúc đẩy HS từ suy nghĩ thành những hành động cụ thể, bền vững.
- Việc xây dựng và thực hiện thành công chủ đề “Nâng cao ý thức bảo vệ
môi trường với phương châm “Nói khơng với rác thải nhựa” cho học sinh
THPT thông qua dạy học theo định hướng phát triển năng lực với chủ đề “vật
liệu polime” Hóa học lớp 12 - Ban cơ bản”đã góp phần khẳng định:dạy học
theo chủ đề có ý nghĩa to lớn trong dạy học nói chung và dạy học Hóa học nói
riêng.
- Rút ra quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện một chủ đề dạy học, gồm
các bước sau: Xác định chủ đề; xác định mục tiêu cần đạt của chủ đề; xây dựng
bảng mô tả;biên soạn câu hỏi/bài tập; xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề; tổ
chức thực hiện chủ đề.
3.2. Kiến nghị
- Giáo viên cần chủ động, sáng tạo trong việc tiếp cận chủ đề dạy học.
- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được giao lưu với các đơn vị trên địa
bàn thông qua các cuộc hội thảo chủ đề, chuyên đề.
- Để nâng cao giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường cần có sự tham gia phối
hợp của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như Đồn thanh niên, cơng

đồn... trong q trình học sinh thực hiện các dự án trải nghiệm bảo vệ môi
trường.
Trên đây là một số kinh nghiệm về việc xây dựng các chủ đề dạy học theo
hướng dạy học liên mơn. Với năng lực có hạn, chắc rằng kinh nghiệm của tơi sẽ
khơng tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự đóng góp, chia sẻ, góp ý chân thành
của các bạn, đồng nghiệp và các cấp quản lý giáo dục để sáng kiến kinh nghiệm
của tơi được hồn thiện hơn.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 6 tháng 4 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của tôi viết, không sao chép nội
dung của người khác.
Người làm sáng kiến

Hà Quốc Linh


21

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tập huấn: ''Kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh trong trường THPT- Mơn Hóa học” - Năm
2014. Vụ giáo dục trung học.
2. ''Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Hóa học''. Năm 2006 - Nhà xuất bản GD.
3. Sách giáo khoa Hóa học 12. Năm 2013 - Nhà xuất bản GD.
4. Bộ GD & ĐT - Vụ giáo dục trung học: Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá
trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong
trường trung học phổ thông (tháng 6 năm 2014).

5. Nguyễn Cương (chủ biên) - Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng
Thị Oanh, Nguyễn Mai Dung, Hồng Văn Cơi, Trần Trung Ninh, Nguyễn Đức
Dũng (2008), Thí nghiệm thực hành PPDH hóa học, NXB ĐHSP Hà Nội
6. Nguyễn Văn Cường – Bernd Meier (2014), Lý luận dạy học hiện đại – Cơ sở
đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXB Đại học Sư phạm.
7. Lê Văn Dũng (2001), Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh
trung học phổ thơng thơng qua bài tập hóa học, Luận án Tiến sĩ Giáo dục, Đại
học Sư phạm Hà Nội.
8. Cao Cự Giác (2009), Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy và
học hóa học, NXB Giáo dục
9. Cao Cự Giác (2010), Những viên kim cương trong hóa học, NXB Đại học
quốc gia Hà Nội.
10. Lê Văn Năm (2008). Sử dụng bài tập hoá học như một phương pháp dạy
học để nâng cao hiệu quả dạy học ở trường phổ thơng, Tạp chí Giáo dục, Số
190, 2008, 41-41.
11. Nguyễn Thị Sửu, Vũ Anh Tuấn, Phạm Thị Hồng Bắc, Ngô Uyên Minh
(2009), Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng hóa học 12, NXB Đại học Sư
phạm.
12. Vũ Anh Tuấn, Phạm Bích Đào, Lê Việt Hà, Trần Văn Nhân,(2010): Tự học,
tự kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, NXB ĐH sư phạm


22

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Hà Quốc Linh

Chức vụ: Giáo viên Hóa Học
Đơn vị cơng tác: Trường THPT Bá Thước

TT

Tên đề tài SKKN

1

Một số phương pháp phụ đạo
học sinh yếu kém mơn hóa
học 10 tại trường THPT
Hà Văn Mao

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)
Ngành giáo dục
và đào tạo tỉnh
Thanh Hóa

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học

đánh giá
xếp loại

C

2015


×