Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

BIỆN PHÁP QUẢN lý dạy học môn TOÁN ở các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG HUYỆN KIM THÀNH, TỈNH hải DƯƠNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.99 KB, 45 trang )

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC MƠN TỐN Ở
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN
KIM THÀNH, TỈNH HẢI DƯƠNG THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Nguyên tắc đề xuất biện pháp
Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Các biện pháp phải đảm bảo tính hệ thống, đảm bảo
ngun tắc tồn diện được rút ra từ nguyên lí phổ biến trong
Triết học; QL dạy học là quản lý một hoạt động với tư cách
là một hệ thống toàn vẹn, bao gồm các thành tố cơ bản từ
mục đích, nhiệm vụ, nội dung DH, các hoạt động dạy và
học, các phương pháp và các PTDH, các hình thức tổ chức
dạy học, phương thức KTĐG kết quả học tập. Các biện
pháp đưa ra phải đồng bộ, cân đối trong tổng thể của hệ
thống, trong đó cần xác định các trọng tâm và hướng ưu
tiên..
Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính đồng bộ:
Đồng bộ từ ý tưởng, mục tiêu, nội dung, phương pháp và
kết quả; đồng bộ từ công tác tổ chức, chỉ đạo, KTĐG và
điều kiện thực hiện; đồng bộ giữa các biện pháp thực hiện...
Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển
Các biện pháp cần được xây dựng trên cơ sở có sự kế


thừa, phát huy những ưu điểm, những giá trị, những thành
quả của hệ thống QL trong hiện tại. Từ đó đổi mới, sáng tạo
và phát triển theo hướng nâng cao hơn nữa chất lượng công
tác QL, QL sự thay đổi HĐDH trong trường học theo các
mục tiêu của GD&ĐT.
Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Căn cứ vào thực trạng nghiên cứu QLDH mơn Tốn ở


chương 2 và căn cứ vào tình hình đặc điểm cụ thể của mỗi
trường, từng Tổ CM, từng địa phương đặt trong bối cảnh
kinh tế - văn hóa - xã hội của đất nước, những tiến bộ về
khoa học công nghệ và các xu hướng của thế giới.
Căn cứ vào kinh nghiệm và thực tiễn làm công tác
lãnh đạo QL cũng như từng kinh qua nhiều nhiệm vụ khác
nhau, trong đó có trải nghệm qua giảng dạy trực tiếp; từ đó
đề ra các biện pháp đảm bảo tính thực tiễn, tính ứng dụng
cao và khả thi.
Nguyên tắc đảm bảo đặc trưng của bộ mơn Tốn
Các biệt pháp đề xuất thực hiện cần đảm bảo các đặc
trưng của bộ mơn bao gồm bản chất của mơn Tốn; vai trị
vị trí, tầm quan trọng, tầm ảnh hưởng của mơn Tốn với các
mục tiêu GD nói chung, các mơn học nói riêng; các tương
tác đặc trưng của mơn Tốn với các môn học khác. Các
năng lực chuyên biệt, các đặc trưng trong QLDH mơn Tốn


để phát triển năng lực HS.
Các biện pháp quản lý dạy học mơn Tốn ở các
trường THPT huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương theo
định hướng phát triển năng lực
Tổ chức bồi dưỡng cho GV dạy Tốn về dạy học mơn
Tốn ở THPT theo định hướng phát triển năng lực học
sinh
Mục tiêu và ý nghĩa
Nâng cao nhận thức của CB, GV về các chủ trương
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, các chủ
trương lớn của ngành của địa phương, thực tế của NT và
các yêu cầu của tình hình mới.

Đặc biệt, GV cần nắm được khái niệm, bản chất, giá
trị cốt lõi, các thành tố và đặc điểm cơ bản của năng lực;
các đặc trưng và yêu cầu riêng và cụ thể trong DH mơn
Tốn theo định hướng phát triển năng lực. Từ đó, nâng cao
nhận thức và hiểu biết, nâng cao trình độ CM, nghiệp vụ,
năng lực lãnh đạo, các kĩ năng quản lí, kĩ năng nghề nghiệp
cho CB, GV .
Trên cơ sở đó, CB, GV các NT được thơng suốt về tư
tưởng và nhận thức, có thái độ và hành động tích cực, có ý
thức trách nhiệm cao hơn trong tác lãnh đạo chỉ đạo, QL
điều hành, triển khai và thực thi các nhiệm vụ chuyên môn.


Từ đó, CB, GV sẽ ý thức được sự cần thiết để tuyên tuyền
sâu rộng tới HS, CMHS và các tầng lớp nhân dân hiểu, chia
sẻ và ủng hộ; tạo sự đồng thuận cao trong XH. Tạo cơ sở
thuận lợi cho việc huy động các nguồn lực, phối hợp các lực
lượng trong việc thực hiện các nhiệm vụ GD, đảm bảo cho
sự thành công trong “Đổi mới căn bản và toàn diện GD &
ĐT”.
Nội dung và cách tiến hành
Thứ nhất, ban hành các quyết định thành lập BCĐ,
Ban chuyên môn, Bộ phận giúp việc, biên tập nội dung,
trong đó:
- Quy định rõ về phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của
từng thành viên (Trưởng ban, các Phó trưởng ban và Ủy
viên, Thư kí).
- Xây dựng, ban hành kế hoạch chung, kế hoạch cụ
thể, các văn bản quy định và hướng dẫn. Ban CM chỉ đạo
bộ phận tham mưu, giúp việc gồm các Tổ trưởng Tổ Tốn,

nhóm trưởng CM:
+) Biên tập, sưu tầm các nội dung, tài liệu đầy đủ, cụ
thể về “DH và QLDH mơn Tốn theo định hướng phát triển
năng lực”, phù hợp, đáp ứng các yêu cầu của tình hình mới
và đặc điểm tình hình của riêng mỗi NT; có trích dẫn các


chi tiết về Đổi mới GD&ĐT; trong đó nhấn mạnh các nhiệm
vụ trọng tâm, điểm mới và các nội dung khó.
+) Nhấn mạnh nhằm tuyên truyền, phổ biến nâng cao
nhận thức cho CB, GV về những hiểu lầm, ngộ nhận về
định hướng phát triển năng lực trong Toán học và phân biệt
những nét đặc trưng riêng so với môn học khác.
CB,GV cần nhận thức rõ, tránh những hiểu lầm và có
biện pháp tránh những yếu tố tiêu cực tác động đến chất
lượng DH mơn Tốn: Bệnh thành tích, bệnh thành tích, dư
luận XH (phân biệt giữa thơng tin và kiến thức), thi trắc
nghiệm, xu hướng HS đi Du học và học nghề... ảnh hướng
đến năng lực Toán học nối riêng và năng lực thích ứng,
tồn diện cần thiết cho cuộc sống; sự bền vững và hiệu quả
cho phát triển năng lực về KH – CN có giá trị cao, thân
thiện với môi trường và bền vững trong tương lai
- Lãnh đạo cần xác định nhận thức là “kim chỉ nam
cho mọi hành động, kiến thức CM, nghiệp vụ là nền tảng”,
bởi vậy khi tổ chức triển khai thực hiện, cần chỉ đạo quyết
liệt, sát sao trong kiểm tra, chính xác và sâu rộng trong đánh
giá. Đồng thời chỉ đạo phổ biến tới các em HS, tuyên truyền
sâu rộng tới CMHS và các tầng lớp nhân dân tạo niềm tin,
cảm hứng và sự đồng thuận. Không triển khai kiểu “đánh
trống bỏ dùi”, hơ hào chung chung. Do đó, chỉ đạo đồng



thời “viết thu hoạch” với “kiểm nghiệm đối chứng kết quả
đầu ra và quá trình vận dụng, thực hiện” sau khi đã được
bồi dưỡng về “DH mơn Tốn theo định hướng phát triển
năng lực”. Cần sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả bồi dưỡng
và vận dụng vào quá trình thực hiện chức trách nhiệm vụ,
các hoạt động dạy và học; rút kinh nghiệm kịp thời và nhân
rộng.
Thứ hai, có kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo đầy đủ, cụ
thể và phù hợp cho từng đối tượng; bao gồm, dài hạn, trung
hạn và ngắn hạn như:
- Cử đi bồi dưỡng về nghiệp vụ, các kĩ năng lãnh đạo,
QL ngắn hạn hoặc Thạc sĩ QLGD đối với 3 PHT mới bổ
nhiệm để bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo QLNT và
QLDH. Tiếp theo, tất cả các CBQL còn lại bao gồm 5 đồng
chí từng được lớp bồi dưỡng, đào tạo từ trước kia cần cử đi
bồi dưỡng, đào tạo lại để cập nhật các kiến thức mới, các
yêu cầu mới về DH theo định hướng phát triển năng lực.
- Các CBQL khơng phải CM Tốn cần u cầu các Tổ
trưởng Tổ Tốn và các GV cốt cán mơn Tốn sau khi đã
được bồi dưỡng về DH mơn Tốn theo định hướng phát
triển năng lực phải báo cáo đầy đủ và tham mưu tốt để HT,
Ban CM nắm rõ hơn về DH mơn Tốn gắn với phát triển
năng lực HS, từ đó sẽ có những biện pháp chỉ đạo CM sát


thực và hiệu quả hơn.
- Hàng năm có kế hoạch cử các tổ trưởng, tổ phó,
nhóm trưởng CM Tốn Tốn đi học thạc sĩ chuyên ngành

Toán hoặc PP giảng dạy Toán với Tổ trưởng tổ Toán và GV
Toán đảm bảo đến năm 2025 đạt100% trình độ thạc sĩ.
Hàng năm 100% các GV Toán được cử đi bồi dưỡng, tập
huấn về CM, nghiệp vụ, đổi mới PP, chương trình... về DH
mơn Toán theo định hướng phát triển năng lực. Trước mắt,
trường nào chưa có điều kiện cần ít nhất cử Tổ trưởng,Tổ
phó CM, các nhóm trưởng CM, GV cốt cán mơn Tốn đi
tập huấn, bồi dưỡng; sau đó u cầu CB cốt cán sau khi tập
huấn về cần phải triển khai, hướng dẫn ngay và tập huấn lại
tới toàn bộ GV dạy mơn Tốn; phổ biến cả tới NV phục vụ,
hỗ trợ giảng dạy như thiết bị, văn phòng, CNTT.
Thứ ba, NT tạo điều kiện tối đa về kinh phí cho việc
bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học: Cấp kinh phí tồn
phần (100%) đối với khóa bồi dưỡng ngắn hạn do Sở triển
khai. Hỗ trợ một phần chi phí (riêng học phí hỗ trợ 100%)
cho các khóa đào tạo dài hạn (trước kia khơng cấp kinh phí
cho Đào tạo Thac sĩ); khuyến khích các GV tự tham gia
hoặc chủ động tìm học các khóa học ngắn hạn về đổi mới
PP, kĩ thuật DH tích cực, DH kiến tạo...(vẫn cấp kinh phí
tồn phần).


Thứ tư, chỉ đạo đổi mới sinh hoạt Tổ nhóm, CM Toán
theo phải thiết thực, hiệu quả tránh qua loa, chiếu lệ, hình
thức, đối phó hành chính như trước kia theo hướng nghiên
cứu bài học nhằm phổ biến, triển khai áp dụng đổi mới
PPDH trên cơ sở xây dựng các chuyên đề, chủ đề dạy học,
lựa chọn chủ đề tích hợp kiến thức trong tình huống cụ thể,
thường xuyên nảy sinh trong từng tiết học và chủ đề tích
hợp liên mơn cho buổi dạy chun đề chính thức, ngoại

khóa độc lập, GD STEM. Trao đổi kinh nghiệm ứng dụng
CNTT và thảo luận cách xây dựng ma trận đề kiểm tra đánh
giá năng lực HS.... cùng với tăng cường chỉ đạo và quán
triệt nghiêm túc về nghiên cứu bài học, DH tích hợp, dạy
học thơng qua trải nghiệm Tốn theo định hướng phát triển
năng lực và gắn trực tiếp vào kế hoạch DH của cá nhân GV
trên lớp và ngoại khóa (trước kia gọi là phân phối chương
trình)... như một yêu cầu bắt buộc.
Tiết giảm thời gian các hoạt động không cần thiết
bằng cách chuyển những nội dung chỉ mang tính hành chính
hóa (các cơng việc thường nhật, chỉ có tính chất thơng báo,
khơng cần thảo luận...) sang hình thức thơng báo trực tuyến,
hoặc qua bảng tin của Tổ để dành tối đa thời gian (rất hạn
hẹp) cho sinh hoạt tổ nhóm CM Tốn theo đúng nghĩa nhất.
Trong các buổi sinh hoạt đó phải kết hợp với thảo
luận, trao đổi về PP, về bài học cụ thể theo định hướng phát


triển năng lực, giải đáp các thắc mắc... coi đó là một hình
thức bồi dưỡng thường xuyên, thiết thực và hiệu quả nhất.
Thứ năm, mời các nhà QLGD, các GV có kinh
nghiệm, các chuyên gia - diễn giả có uy tín về thuyết giảng,
tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức, kiến thức CM,
nghiệp vụ; truyền trao kinh nghiệm, những kiến thức mới,
thơng tin mới, thách thức mới... trong đó có diễn giảng cụ
thể, có mơ hình minh họa về GD STEM, sáng tạo KHKT
gắn với các ứng dụng Toán học cho CBGV, đặc biệt các em
HS cũng trực tiếpđược nghe và thực hành theo.
Bồi dưỡng DH theo định hướng phát triển năng lực
thông qua việc đưa sớm đưa GD STEM vào NT, trước mắt

áp dụng tại trường THPT Kim Thành (trường chất lượng
cao - Top 100 THPT toàn quốc nhiều năm liên tiếp) sau đó
có thể nhân rộng sang một vài nhó đối tượng HS phù hợp
các trường THPT cịn lại. Đó là cách bồi dưỡng thực tế và
hiệu quả nhất để CBGV và HS thấy được các lợi ích thiết
thực, có trải nghiệm trực quan và sinh động, từ đó có nhận
thức đầy đủ về STEM, có niềm tin, sự say mê Tốn học và
cơng nghệ.

Trước mắt cần quán triệt tuyên truyền ban

đầu về STEM, trong đó nhấn mạnh cho GV nhận thức điểm
cốt yếu của GD STEM là: “Đề cao đến việc hình thành và
phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Trong mỗi


bài học theo chủ đề STEM, HS được đặt trước một tình
huống có vấn đề thực tiễn cần giải quyết liên quan đến các
kiến thức khoa học. Để giải quyết vấn đề đó, HS phải tìm
tịi, nghiên cứu những kiến thức thuộc các mơn học có liên
quan đến vấn đề (qua SGK, học liệu, thiết bị thí nghiệm,
thiết bị CN) và sử dụng chúng để giải quyết vấn đề đặt ra”.
Qua đó hình thành các năng lực cơ bản, ban đầu và tạo nền
tảng tốt để các em HS có năng khiếu, có thiên hướng về các
khối ngành kĩ thuật, công nghệ sẽ thuận lợi hơn khi tiếp tục
học tập nghiên cứu ở bậc ĐH và cao hơn, phát huy được
năng lực, sở trường và các phẩm chất cho tương lai.
Tổ chức các cuộc Hội thảo, Tọa đàm, Hội giảng, Hội
thi GVG để giao lưu sinh hoạt CM trong NT, liên trường,
cụm huyện nhằm trao đổi, học hỏi, tích lũy kiến thức, kinh

nghiệm...
Thứ sáu, chỉ đạo tăng cường việc tự học, tự bồi dưỡng;
ý thức tự giác của CBGV thông qua sách báo, tài liệu phổ
biến, trực tuyến và quan sát học hỏi từ đồng nghiệp về DH
mơn Tốn theo định hướng phát triển năng lực, coi đây là
biện pháp rất hiệu quả, thiết thân và thiết thực nhất.
Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh GV Tốn cần có ý thức
tự học hỏi, trau dồi kiến thức toàn diện, trên mọi lĩnh vực và
các môn học khác. Tuyên truyền, quán triệt để GV Toán


nhận thức sâu sắc rằng: Các kiến thức toàn diện đó khơng
những có giá trị trong DH tích hợp mà cịn trong suốt q
trình DH và trong mọi tình huống DH, mọi hình thức DH...
khi đó GV sẽ có năng lực toàn diện hơn để huy động, sử
dụng trong tổ chức dạy học, đơn giản nhất “giúp giảng bài
cho HS dễ hiểu hơn” và “có nhiều cách dẫn dắt học sinh tự
chiếm lĩnh kiến thức...”. Quán triệt và yêu cầu thực hiện
nghiêm túc: GV phải có năng năng lực trước, làm gương
trước, rồi mới đến HS, “thầy khơng có năng lực hoặc hạn
chế năng lực sẽ khó có nhiều trị năng lực”.
Đặc biệt, bản thân HT với tư cách là người đứng đầu,
chịu trách nhiệm chính cần gương mẫu, đi đầu trong việc
trau dồi bản lĩnh chính trị, kiến thức CM, nghiệp vụ, hiểu
biết sâu rộng nhằm nêu gương và nâng cao năng lực lãnh
đạo, kĩ năng QL. Qua đó, HT tự tin để diễn thuyết, diễn
giảng, hùng biện trong các buổi sinh hoạt tập thể có mặt đầy
đủ CB, GV và HS thậm chí có cả các bậc CMHS, các quan
khách (Mít tinh, Chào cờ - Sinh hoạt đầu tuần... ), trước Hội
đồng Sư phạm... Đây cũng là nội dung còn yếu và thiếu

trong thời gian qua ở các nhà trường. Khi đó, HT sẽ truyền
cảm hứng, truyền lửa tới CB, GV và HS (rất giá trị và ý
nghĩa, đạt hiệu quả cao trong GD); tạo sức hút tầm ảnh
hưởng, các giả trị mềm, sức mạnh mềm...trực tiếp và gián
tiếp tác động tích cực; tạo sự đồng thuận, thuận lợi hơn


trong huy động các nguồn lực, sự chung tay góp sức, phối
hợp các lực lượng chính trị - xã hội.
Điều kiện thực hiện
Ngay từ đầu năm học, NT cần cụ thể hóa các đường
lối, chính sách của Đảng và của nhà nước, của địa phương;
các chỉ thị, nhiệm vụ của ngành học, cấp học vào kế hoạch
của NT bằng những kế hoạch, việc làm cụ thể theo từng học
kỳ, từng tháng,... gắn với mỗi bộ Toán và từng GV Toán.
Tạo lập lực lượng tuyên truyền viên nòng cốt của NT
là những CB chủ chốt như tổ trưởng CM, GV chủ nhiệm...
thơng qua những giờ dạy cụ thể có vận dụng DH theo định
hướng phát triển năng lực. Qua đó CB, GV, HS, CMHS...
nhận thức đầy đủ hơn và cộng đồng trách nhiệm với nhà
trường.
HT cân đối tài chính, phân bổ chi thỏa đáng cho các
công việc trên, quan tâm động viên và hỗ trợ tốt nhất trong
điều kiện cho phép tới các thành viên BCĐ, Ban CM.
Sở GD&ĐT cùng các cấp lãnh đạo quan tâm chỉ đạo,
hướng dẫn, tạo điều kiện về cơ chế chính sách và các nguồn
lực khác. Có chính sách động viên khen thưởng đồng thời
về vật chất, tinh thần và chế tài nghiêm. Thường xuyên mở
các lớp Bồi dưỡng nâng cao nhận thức, CM, nghiệp vụ về



Đổi mới PP, đổi mới công tác KTĐG giá cho GV, GV cốt
cán mơn Tốn; kiến thức, kĩ năng lãnh đạo QL đáp ứng các
yêu cầu của tình hình mới cho CBQL.
Lãnh đạo NT cần nêu cao tinh thần trách nhiệm,
gương mẫu, phát huy vai trò lãnh đạo, để nắm bắt tình hình,
ghi nhận các ý kiến phản hổi, các tác động,…để tham mưu,
đề xuất, phối hợp với lãnh đạo cấp trên.
GV phải nhiệt tình, tâm huyết, từ bỏ các thói quen cố
hữu, ngại thay đổi, thụ động; nghiêm túc, cần ý thức tự
giác, tinh thần ham học hỏi, ý thức tự học - tự bồi dưỡng,
cầu thị, trọng tiến bộ, có thái độ tích cực trong đón nhận,
tiếp thu các PP mới, kiến thức mới và luôn hướng tới phía
trước.
Đổi mới quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung dạy
học mơn Tốn theo định hướng phát triển năng lực học
sinh.
Mục tiêu và ý nghĩa
Đổi mới phương thức lãnh đạo, cách thức QL để thực
hiện các mục tiêu, đảm bảo các nội dung , PPDH phù hợp
theo định hướng phát triển năng lực.
Qua đó định hướng và chỉ dẫn những vấn đề cốt lõi
nhất cho các CBQL, GV nắm được các nhiệm vụ cần thực
hiện về định hướng phát triển năng lực cho HS trong dạy và


học Tốn. Từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể, tăng cường
các nguồn lực, tâm sức, trí tuệ để đổi mới công tác QL giúp
cho GV thấy được sự cần thiết, biết đổi mới PP, lựa chọn
các nội dung phù hợp để giảng dạy và hoàn thành các mục

tiêu về đổi mới, nâng cao chất lượng DH mơn Tốn, góp
phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Nội dung và cách thức tiến hành
Thứ nhất, ban hành các quyết định, chỉ đạo xây dựng
các kế hoạch CM của NT, của các tổ - nhóm . Trong đó cần
cụ thể và chi tiết, xác định rõ mục tiêu, nội dung quản lý,
nội dung giảng, dạy và lựa chọn phương pháp, sơ kết tổng
kết, kiểm tra đánh giá việc thực hiên... kế hoạch đã đề ra.
Chỉ đạo thành lập Ban CM bao gồm các Tổ trưởng, Tổ phó,
nhóm trưởng CM, phân cấp nhiệm vụ, giao cho PHT phụ
trách CM chịu trách nhiệm chỉ đạo, QL trực tiếp. Các thành
viên Ban CM là GV Toán sẽ tham mưu cho lãnh đạo về CM
trong việc QL, chỉ đạo về DH mơn Tốn. HT cần lắng nghe
nhiều hơn và dành nhiều tâm sức để tìm ra các PP, các ý
tưởng mới, thay đổi thói quen thụ động, quan liêu, hình
thức.Từ đó HT nắm rõ, nắm cụ thể hơn về đặc thù và bản
chất của mơn Tốn để có những chỉ đạo sát thực hơn;
Thứ hai, chỉ đạo xác định các mục tiêu phải đảm bảo
nâng cao chất lượng, hình thành năng lực và phẩm chất.
+) Trong chỉ đạo CM về xác định các mục tiêu tới Tổ -


nhóm CM và GV Tốn, Ban CM cần định hướng rõ và tập
trung vào các vấn đề sau: Kiên quyết xóa bỏ thói quen cũ
(mục tiêu học được gì, học được bao nhiêu kiến thức...), cần
chuyển trọng tâm sang xác định mục tiêu làm được gì, vận
dụng thực hành luyện giải được gì, phát triển tư duy ra
sao?... HS phải “làm chủ được kiến thức, kĩ năng, thái độ,
vận hành, kết nối...để giải toán và ứng dụng thực tiễn”
(phát triển năng lực).

+) Từ đó, lựa chọn các mục tiêu cho các nội dung phải
phù hợp với từng đối tượng và xuất phát từ các nhu cầu của
HS mà vẫn đảm bảo các chuẩn kiến thức, kĩ năng. Ưu tiên
mục tiêu hướng tới các nội dung, kiến thức có thể vận dụng
tốt trong thực hành, trải nghiệm, ứng dụng vào thực tiễn,
vào cơng việc, qua đó các năng lực được hình thành nhiều
hơn.
Thứ ba, chỉ đạo Ban chuyên môn trên cơ sở các mục
tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng... theo định hướng phát trển
năng lực cần đạt được theo quy định để xây dựng khung
chương trình riêng, phù hợp với từng đối tượng và nhóm
đối tượng nhưng vẫn đảm bảo các nội dung cơ bản, cụ thể:
* Chỉ đạo lược bỏ các nội dung phần kiến thức, quá
khó, quá trừu tượng và hàn lâm:
- Đồng thời thực hiện theo Hướng dẫn của Bộ
GD&ĐT để hình thành và phát triển năng lực:


+) Lớp 10: Số gần đúng. Sai số: II; lí thuyết hàm
y=ax+b; lí thuyết PT; lí thuyết góc.
+) Lớp 11: Tâm vị tự 2 đường trịn.
+) Lớp 12: Lí thuyết hàm số bậc 3, 4 và bài tốn có
tham số; lí thuyết hàm lũy thừa; lí thuyết hàm số mũ và
logarit; các Hoạt động 1, 6, 7 phần Nguyên hàm; Hoạt động 2
phần Tích phân; Hoạt động 1 phần Ứng dụng hình học.
- Các nhà trường tiếp tục chỉ đạo để phù hợp với đặc
điểm riêng từng trường và từng đối tượng:
+) Lớp 10: Chỉ giới thiệu, khơng dạy lí thuyết phần sai
số, số gần đúng; Elip; PT, Bất PT vơ tỉ phức tạp có chứa
tham số.

+) Lớp 11: Các phép biến hình; lý thuyết về kì vọng và
phương sai, độ lệch chuẩn; Dãy số và Giới hạn Dãy số.
+) Lớp 12: PT, bất PT mũ và logarit chứa tham số ở cơ
số; lí thuyết vecto trong khơng gian gắn với hình sơ cấp;
dạng lượng giác của Số phức.
* Chỉ đạo tăng cường thời lượng các nội dung có tính
ứng dụng cao trong thực tiễn cuộc sống; để nghiên cứu,
vận dụng và phát triển các mơn KH khác để hình thành và
phát triển năng lực học sinh:
- Mệnh đề logic và suy luận Toán học từ các phép kéo
theo và tương đương...; Ứng dụng của xác suất, thống kê;


Đại số Tổ hợp; Biện luận PT; Giải bài toán thực tế bằng
cách lập PT và hệ PT; Bài toán thực tế ứng dụng hệ bất PT
bậc nhất 2 ẩn;
- Suy luận Toán học từ Quy nạp, Giới hạn và Liên tục;
Cấp số nhân và Cấp số cộng;
- Mặt tròn xoay, tính thể tích và diện tích các khối hình
bằng hình học lớp 11, 12 và bằng các ứng dụng Tích phân
xác định trong bài tốn thể tích, diện tích lớp 12; các ứng
dụng của hàm số, lũy thừa và mũ, đạo hàm tích phân, giá trị
lớn nhất, nhỏ nhất... trong vật lí, sinh học, hóa học, kinh tế
trong các bài tốn Tối ưu và Tồn cục.
- Lựa chọn nội dung liên quan để tham gia nghiên cứu
và thi sáng tạo KHKT các cấp, GD STEM.
* Chỉ đạo xây dựng các nội dung chương trình chung
và riêng cho từng nhóm lớp có đặc điểm chung theo phận
loại sau:
- Các lớp định hướng 1 (Tốn - Lí - Hóa , Tốn - Lý Anh, Tốn - Hóa - Anh và Tốn - Hóa - Sinh).

- Các lớp định hướng 2 (Tốn – Văn – Anh).
- Các lớp định hướng 3 (Văn – Sử - Địa – GDCD).
- Các lớp đại trà (HS chủ yếu có học lực trung bình và
yếu).
+) Hiện tại, khi chưa thực hiện chương trình, SGK phổ


thơng mới, cần thực hiện chương trình SGK cơ bản cho cả
các lớp “định hướng” và các lớp “đại trà”. Riêng các lớp
“định hướng 1 và 2” cần phải lựa chọn các nội dung nâng
cao hơn; bám sát theo các chủ đề, nội dung theo chương
trình, SGK nâng cao.
+) Tương tự theo hướng đó, khi triển khai chương
trình, SGK THPT mới cho mơn Tốn cũng sẽ phân loại và
lựa chọn các nội dung DH bám sát đặc điểm riêng của từng
nhóm lớp. Riêng các lớp “đại trà” chủ yếu hướng tới các
nội dung cơ bản, thiết thực và phù hợp nhằm định hướng
học nghề sau Tốt nghiệp THPT.
HT đổi mới QL thông qua tăng cưởng chỉ đạo, kiểm
tra, giám sát, định hướng mục tiêu, nội dung,... chất lượng;
nhưng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong triển
khai thực hiện. Trên cơ sở đó cho phép các Tổ, nhóm CM
và GV được chủ động cấu trúc lại phân phối chương trình,
lựa chọn các nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng HS
để xây dựng kế hoạch DH (Kế hoạch Tổ, nhóm CM, Phân
phối chương trình chính khóa, kế hoạch dạy tự chọn,
chuyên đề - chủ đề tự chọn, Giáo án). Khơng gượng ép và
áp đặt xơ cứng, máy móc, chỉ cần đạt các chuẩn đầu ra cho
từng đối tượng, HS được vận dụng, thực hành nhiều hơn,
được làm việc nhiều, các năng lực hành động được hình

thành và phát huy; HS làm chủ được kiến thức đã học và


chỉ học theo các nhu cầu, sở trường riêng.
Chỉ đạo các Bộ phận giúp việc (Tổ trưởng, Tổ phó,
nhóm trưởng CM Toán) trên cơ sở nghiên cứu kĩ và tham
khảo các quy định, hướng dẫn, mẫu phiếu, tiêu chí đánh giá
chung của Bộ và Sở tham mưu xây dựng:
 Các biểu mẫu, phiếu đánh giá tiết dạy (trên cơ sở
đảm bảo 10 tiêu chí cơ bản theo quy định, hướng dẫn của
Sở đảm bảo phát triển năng lực học sinh), chuyên đề, chủ
đề, sáng kiến DH phải mang “màu sắc” riêng của bộ mơn
Tốn nhưng có khả năng hỗ trợ và tích hợp với các mơn học
khác (có tiêu chí đánh giá rõ ràng về mục tiêu, nội dung,
PP, tính khả thi, thiết thực và hiệu quả, tính mới, tính sáng
tạo, khả năng ứng dụng vào thực tiễn...theo định hướng
phát triển năng lực) để hoàn thiện và ban hành các biểu
mẫu, bộ tiêu chí làm căn cứ, hướng dẫn triển khai, tổ chức
thực hiện.
 Ít nhất 30 chuyên đề, chủ đề nghiên cứu bài học
mỗi năm và giao cho từng cá nhân giảng dạy thử, làm mẫu
cho cả Tổ đánh giá, nghiên cứu, rút kinh nghiệm để sau từ 3
đến 5 năm sẽ có bộ khung giáo án chuẩn. Trên cơ sở đó, các
GV có căn cứ KH để linh hoạt, chọn lựa, cấu trúc lại giáo
án riêng phù hợp với năng lực, sở trường cho từng nhóm
đối tượng HS khác nhau.


* Ngồi ra, cần xây dựng chương trình “giáo dục và
đào tạo ẩn” thơng qua văn hóa nhà trường từ cảnh quan,

hành vi ứng xử tới truyền thống về bề dày thành tích được
giới thiệu và tuyên truyền sẽ gián tiếp tạo hiệu quả trong
giảng dạy mơn Tốn.
* Đặc biệt lưu ý trong chỉ đạo, quán triệt thực hiện nội
dung DH: “Khơng có thứ năng lực nào có thể độc lập và
tách khỏi kiến thức, trong đó có kiến thức Toán học. Kiến
thức cũng phải được coi trọng đúng mức, tránh tạo khoảng
trống kiến thức (lỗ hổng,không hiểu sâu, chỉ biết vận dụng
máy móc kiểu Robot, dập khn cơng thức), kiến thức phải
là nền tảng tốt để hình thành và phát triển các năng lực,
phẩm chất cần thiết. Năng lực và kiến thức là hai khái niệm
khác nhau nhưng không thể tách rời..
Biện pháp chỉ đạo này sẽ khắc phục được hiện tượng
hiểu lầm rất phổ biến, hiểu sai và hiều máy móc của khơng ít
các GV Tốn trong địa bàn huyện trong suốt thời gian qua về
“định hướng năng lực”; làm suy giảm và thiếu ổn định về
chất lượng dạy và học mơn Tốn như đã nêu ở phần thực
trạng.
Cuối cùng, thông qua hồ sơ, giáo án, kiểm tra nội bộ...
HT phân cấp QL giám sát việc thực hiện.
Điều kiện thực hiện


Lãnh đạo NT chú trọng tới công tác bồi dưỡng nâng
cao nhận thức và đổi mới thực hiện mục tiêu, nội dung DH
cho GV.
Đầu tư kinh phí, CSVC, huy động các nguồn lực để hỗ
trợ cho DH.
Hạn chế việc thay đổi thường xuyên về sách giáo
khoa, quy chế thi, KTĐG, tránh sự xáo trộn thương xuyên

và thiếu ổn định.
Tiết giảm các nội dung và các môn học chưa thực sự
cần thiết, tránh hiện tượng quá tải, strees, học sinh không đủ
tâm sức để học.
Lãnh đạo cấp trên phải thực sự sâu sát để thấu hiểu và
phát hiện các bất cập, cần tạo điều kiện cho lãnh đạo NT
hoàn thành nhiệm vụ: Tiết giảm hồ sơ sổ sách, các thủ tục
hành chính rườm rà, hội họp quá nhiều, các hoạt động mất
thời gian, vô bổ, không không thực sự cần thiết với GV và
cả với CBQL.
Chỉ đạo tăng cường đổi mới phương pháp dạy học
mơn Tốn theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Mục tiêu và ý nghĩa
Định hướng, chỉ đạo và QL tốt hơn, hiệu quả hơn cho
cho GV về đổi mới PPDH mơn Tốn phù hợp với định
hướng phát triển năng lực HS.


Qua đó định hướng và chỉ dẫn những vấn đề cốt lõi
nhất cho các CBQL, GV nắm được các nhiệm vụ cần thực
hiện trong suốt quá trình thực hiện đổi mới PPDH bám sát
định hướng phát triển năng lực cho HS trong dạy và học
Toán đáp ứng được các tiêu chí về năng lực DH. Từ đó đưa
ra các biện pháp cụ thể, tăng cường các nguồn lực, tâm sức,
trí tuệ để đổi mới công tác QL giúp cho GV thấy được sự
cần thiết, hiểu và biết đổi mới, lựa chọn các PP phù hợp
nhất để giảng dạy và hoàn thành các mục tiêu về đổi mới,
nâng cao chất lượng DH mơn Tốn ở các trường THPT
trong địa bàn huyện.
Nội dung và cách thức tiến hành

Việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch và giám sát, KTĐG
việc tổ chức triển khai thực hiện đổi mới PPDH mơn Tốn
theo định hướng phát triển năng lực cho HS cho Tổ nhóm
CM và GV Tốn (cần thiết thơng qua tham mưu từ Ban CM
và trực tiếp từ tổ nhóm CM Tốn) của các HT cần trọng
tâm, tập trung theo các hướng sau:
- Áp dụng PPDH hiện đại, các kĩ thuật DH tích cực để phát huy
tính tích cực, các sở trường của HS, lấy người học làm trung tâm. Linh
hoạt sử dụng và kết hợp các PP nhằm bổ khuyết cho các ưu nhược điểm
của từng PP, lưu ý PP truyền thống vẫn có những giá trị riêng cần coi
trọng và khai thác.
- Tích cực hóa các hoạt động học tập, ưu tiên tổ chức cho HS có
sự hợp tác, tương tác đa chiều với thầy và giữa HS với nhau trong tìm


tòi, khám phá, phát hiện, tranh biện...
- HS cần được thực hành, luyện giải nhiều hơn; được vận dụng
nhiều vào các tình huống thực tiễn, các tình huống có tính “phức hợp”
cần xâu chuỗi, gắn kết cộng đồng; cần phối thuộc nhiều kiến thức, kĩ
năng trên nhiều lĩnh vực, bối cảnh khác nhau thông qua chỉ đạo lựa chọn,
ưu tiên: Bài tốn tối ưu, tồn cục (min – max, Tốn kinh tế: Xác suất thống kê, tính lãi suất, xây dựng kế hoạch tốt nhất cho sản xất kinh
doanh...); thiết kế, tính diện tích và thể tích các hình khối trong đời
thường như cầu cống, nhà cửa, chi tiết máy, sáng tạo kĩ thuật... thơng qua
tích hợp kiến thức trong từng tình huống riêng lẻ đảm bảo hiệu quả bài
giảng hoặc chủ động như dạy học tích hợp riêng trong các dạy học chủ
đề, chuyên đề nghiên cứu bài học.
- HS được “tự kiến tạo kiến thức” chứ không phải “bị” chuyển
giao, truyền đạt một chiều từ GV.
- GV phải định hướng dẫn dắt tư duy nhưng không áp đặt suy
nghĩ, các lời giải có sẵn, đặc biệt phải “dạy HS biết suy nghĩ”. Thay vì

chép lời giải mẫu và giảng bài như “đọc lại” khái niệm, định nghĩa, tính
chất, lời giải thì GV cần: Dạy HS hiểu thế nào về các định nghĩa, tính
chất đó; “khi nào và tại sao nghĩ và làm như vậy” để có khái niệm đó,
tính chất đó, lời giải đó (suy luận, vẽ hình, chứng minh, tính tốn). Căn
cứ vào các “dấu hiệu” nhận biết (đặc trưng) nào để nghĩ và làm như vậy?
“con đường” nào dẫn tới lời giải trên? Có “cách khác tốt hơn để thay thế
khơng?”.Thơng qua phân tích đa chiều (phân tích ngược cách nhìn
ngược trong vận dụng chứng minh và tính tốn hình học, ĐS...). Khuyến
nghị sử dụng các lược đồ tư duy Tốn học...
Ví dụ trong hoạt động luyện dựng vẽ hình, cần dẫn dắt gợi mở,
phân biệt giữa vẽ “đúng” với vẽ thế nào là “hợp lý”? Hợp lý là phải đảm
bảo ba yếu tố đồng thời, bao gồm: “dễ vẽ, dễ chứng minh và dễ tính


tốn”. “Dễ vẽ” có nghĩa là việc dựng, vẽ hình phải đúng và sn sẻ;
nhưng vẽ được hình đúng chưa đủ mà cần trên cơ sở hình vẽ đó phải dễ
nhìn thấy, đễ phát hiện thấy các “yếu tố nội hàm” thuận lợi cho chứng
minh; nhưng vẽ và chứng minh thuận lợi vẫn chưa đủ mà vẽ phải làm
sao dẫn tới đích cuối cùng là “dễ tính tốn” ra “kết quả” (hoặc đáp số).
Kết hợp với các câu hỏi, các vấn đề đặt ra cho HS cần giải quyết bao
gồm “tại sao? Khi nào? Dấu hiệu? con đường nào? Có phương án khác
hoặc tối ưu hơn khơng? Có hay khơng thì phải lí giải được tại sao và tự
bảo vệ quan điểm?” ở trên. Khi đó HS sẽ phải tự suy nghĩ, tự huy động
kiến thức, kĩ năng, thái độ, tranh luận để tự rút ra câu trả lời và biết khái
quát thành quy luật (GV không làm thay, tự biết áp dụng vào giải tốn).
Sau đó cho HS ứng dụng liên hệ sự “hợp lí” Tốn học đó với thực tiễn
cuộc sống; lấy những ví dụ về xử lý các vấn đề, các tình huống trong
thực tiễn rất cần đến sự “hợp lý” đó (trong ứng xử, trong giải quyết cơng
việc...). Từ đó HS phát hiện: Khơng có sự khác biệt giữa Toán học với
đời thường (làm chủ được kiến thức, làm chủ được bản thân...) và hình

thành, phát triển được nhiều năng lực khác nhau trong quá trình dẫn dắt,
gợi mở đó của GV.
Qua đó, khi HS biết suy nghĩ (tư duy) sẽ “tự” tìm ra con đường
ngắn nhất để hiểu, để giải được các bài toán (biết làm) và “học một biết
mười” (ngoài vận dụng vào các bài tốn tương tự, HS có thể tự giải
quyết được các bài tốn khơng cùng dạng và các khái niệm, tính chất
khác và thực tiễn cuộc sống sau này khơng phải lúc nào cũng giống như
trong sách vở đã học – bởi HS đã được hình thành các năng lực tư duy biết tự nghĩ). Như thế sẽ “làm chủ” được kiến thức, kĩ năng và biết phối
hợp... (hình thành và hoàn thiện các năng lực). Giải quyết triệt để được
hiện tượng GV giảng bài tưởng chừng rất kĩ và có lời giải rất đẹp trên
bảng nhưng HS khơng hiều gì và khơng biết tại sao làm như thế, bởi


thực chất là GV “đọc” và “chép” lời giải, khái niệm... hồn tồn khơng
phải giảng bài (dẫn dắt suy nghĩ) theo đúng nghĩa, khắc phục được
nhược điểm này trong dạy và học mơn Tốn thời gian qua.
- Các câu hỏi đặt ra cần lưu ý:
+ Đòi hỏi HS suy nghĩ và dạy HS biết suy nghĩ.
+ Kích thích sự hứng thú học tập, thách thức tư duy.
+ Thúc đẩy việc học hỏi lẫn nhau.
+ Hướng tới năng lực hành động: Sắp xếp lại, giải thích lại, hợp
tác, dùng, dựng vẽ hình, tính tốn, bình phẩm, kiểm tra, ước lượng, định
giá, thiết kế, tạo lập...
+ Tránh tự trả lời câu hỏi của mình.
+ Huy động được trí tuệ và các chức năng tâm lí
+ Phù hợp với phương tiện dạy học, ITC và đặc trưng Toán học...
Cần đặc biệt nhấn mạnh trong quán triệt, chỉ đạo: Các phương tiện
DH chỉ có tác dụng hỗ trợ, tăng hiệu quả, nâng cao chất lượng nhưng
không thể thay thế con người. Bởi vậy, giáo viên phải làm chủ được kiến
thức; làm chủ được các phương pháp; làm chủ được các trang thiết bị,

công nghệ hỗ trợ giảng dạy như vận hành, điều khiển, tương tác...
Hơn nữa, cần chỉ đạo làm rõ: Đổi mới hướng tới các nhu cầu và
lợi ích của người học, lấy người học làm trung tâm nhưng người thầy
phải là người chủ động, nắm vai trò chủ đạo, giữ vai trò tổ chức và quyết
định chất lượng, quyết định sự thành công..
Tổ chức các hội thảo, hội giảng, sinh hoạt CM môn liên trường,
cụm trường để tăng cường sự giao lưu học hỏi tới, trau dồi kiến thức, PP,
truyền trao các kinh nghiệm trong giảng dạy và QL. Cử những GV cốt
cán có năng lực CM cao, có phương pháp dạy học tốt, có uy tín và kinh
nghiệm sẽ giảng mẫu, sau đó các GV trong huyện ... cùng phân tích và
góp ý, rút kinh nghiệm.


×