Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Nâng cao kĩ năng số cho học sinh thông qua hoạt động của hội đồng hương tại trường THPT DTNT ngọc lặc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT DTNT NGỌC LẶC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HƯƠNG TẠI
TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ NGỌC LẶC

Người thực hiện: Phạm Thị Kiên
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Hoạt động NGLL

THANH HOÁ NĂM 2021


MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................2
2. Nội dung
2.1.

sở
luận................................................................................................2




2.1.1. Khái niệm, phân loại kỹ năng sống......................................................2
2.1.2. Hội đồng hương…………....................................................................3
2.2. Thực trạng vấn đề.......................................................................................4
2.2.1.
lợi...............................................................................................4

Thuận

2.2.2. Khó khăn..............................................................................................4
2.3.
Giải
hành.....................................................................................4

pháp

2.3.1. Những
hương ……….........................4

của

hoạt

động



bản

tiến
hội


đồng

2.3.2. Giáo dục kỹ năng giao tiếp...................................................................5
2.3.3.
Giáo
lập........................................................................8

dục

kỹ

năng

tự

2.3.4. Giáo dục kỹ năng làm việc nhóm.........................................................9
2.3.5. Giáo dục kỹ năng sẻ chia....................................................................10
2.3.6. Giáo dục kỹ năng tiếp nhận phê bình.................................................11
2.3.7. Giáo dục
gian.....................................................12

kỹ

năng

quản




thời

2.3.8. Giáo dục kỹ năng lãnh đạo và khám phá bản thân.............................12
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm........................................................13
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận....................................................................................................15
3.2. Kiến nghị..................................................................................................15


1. Phần mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
Trường THPT Dân tộc Nội trú Ngọc Lặc là Trường Nội trú tỉnh số 2 của
tỉnh Thanh Hóa. Được chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1640/QĐ- Ttg
ngày 21/9/2011 của Thủ Tướng chính phủ. Nhằm mục đích tăng tỉ lệ học sinh
người dân tộc thiểu số được học tập tại trường phổ thông Dân tộc nội trú, đặc
biệt là học sinh cấp THPT.
Trường đã thành lập và đi vào hoạt động gần bốn năm, các em học sinh là
người dân tộc thiểu số ở 11 huyện miền núi khác nhau được tuyển chọn về
trường. Do môi trường đặc thù là một trường chuyên biệt nên các em sẽ phải xa
gia đình để học tập và sinh hoạt tại trường.
Khoảng cách từ nhà đến trường rất xa, đặc biệt như các em ở Mường Lát,
Quan Sơn, Quan Hoá, xã Bát Mọt của huyện Thường Xuân…nên các em chỉ về
thăm nhà trong những dịp lễ, tết. Một số em được học cấp 2 ở trường nội trú
huyện nên cũng phần nào quen được cuộc sống xa gia đình. Số cịn lại các em
chưa đi xa bao giờ nên việc làm quen môi trường mới khơng khỏi bỡ ngỡ.
Xa gia đình các em ở đây sẽ phải sống tự lập, tự chăm sóc cho bản thân,
sống hòa đồng chia sẻ cùng bạn bè. Việc học tập là nhiệm vụ rất quan trọng,
song các em cũng cần phải được rèn luyện và trau dồi nhiều kỹ năng sống cho
bản thân.
Bên cạnh sự giúp đỡ của Thầy cơ giáo, các thầy cơ trong ban quản lí học

sinh, các tổ chức đồn thể thì hội đồng hương các huyện là nơi để các em sẽ xích
lại gần nhau hơn, được học hỏi và thực hành những kỹ năng sống cần thiết.
Hội đồng hương theo các huyện sẽ có đủ học sinh ở cả 3 khối, lớp trước
sẽ truyền đạt kinh nghiệm, giúp đỡ cho lớp sau. Hơn nữa do vị trí địa lí nên các
em sẽ có đồng điệu về ngôn ngữ, phong tục tập quán, mối quan hệ…. nên việc
sinh hoạt hội đồng hương các em sẽ nhận được những đồng cảm, sẻ chia cần
thiết để hịa nhập tốt với một mơi trường học tập địi hỏi tính tự lập cao. Ngồi
ra, khi các em tốt nghiệp ra trường thì hội đường hương sẽ là sợi dây kết nối thế
hệ học sinh cùng trao đổi tin tức, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Hiện nay, ở trường THPT Dân tộc nội trú Ngọc Lặc, các hội đồng hương
cũng đã thành lập và đi vào hoạt động, song việc chú trọng để nâng cao kỹ năng
sống cho các em thông qua hội chưa thực sự hiệu quả.
Với những lí do nêu trên tơi lựa chọn đề tài: “ Nâng cao kỹ năng sống
cho học sinh thông qua hoạt động của hội đồng tại trường THPT Dân tộc Nội
trú Ngọc Lặc” góp phần đào tạo ra một thế hệ trẻ thực sự năng động, tự tin và
giàu bản lĩnh.

1


1.2. Mục đính nghiên cứu.
Thứ nhất: Giúp cho học sinh hiểu được sự cần thiết phải rèn luyện các kỹ
năng sống. Từ đó, làm cơ sở để giáo dục phẩm chất, đạo đức, lối sống cho các
em.
Thứ hai: Giúp học sinh ở nội trú được thực hành rèn luyện các kỹ năng
trong cuộc sống để có thể hịa nhập với tập thể, biết đồn kết, gắn bó, sống vì
mọi người, vì tập thể. Nhằm mang lại hiệu quả cao trong học tập và rèn luyện
đạo đức, nhân cách.
Thứ ba: Giúp học sinh biết thương yêu, giúp đỡ người khác, tạo mối
đồn kết gắn bó keo sơn.

Thứ tư: Hình thành cho học sinh những hành vi tốt, thói quen tốt từ đó
tạo nên những nhân cách tốt, với những nhân cách tốt các em sẽ gặt hái được
nhiều thành công trong cuộc sống.
Thứ năm: Giúp cho hội đồng hương ngày càng vững mạnh, có sự gắn kết
và liên lạc giúp đỡ nhau ngay cả khi đã tốt nghiệp lớp 12.
Thứ sáu: Giúp cho công tác phụ trách hoạt động hội đồng hương luôn
nhẹ nhàng, thuận lợi, đạt hiệu quả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu những cơ sở lí thuyết và thực tiễn khoa học làm cơ sở cho
việc giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu.
- Đề xuất những giải pháp để nâng cao kỹ năng sống cho học sinh thông
qua hoạt động của hội đồng hương.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Trước hết phải trang
bị cho các em sự cần thiết phải có những kỹ năng sống.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thơng tin: Tìm hiểu về
đặc điểm địa lí, truyền thống, phong tục, thói quen sinh hoạt của địa phương để
hiểu được đặc điểm tính cách, lối sống của học sinh.
- Phương pháp thực nghiệm: Đưa ra các giải pháp cụ thể với từng đối hoạt
động và có biện pháp phù hợp cho học sinh trải nghiệm, rút ra bài học từ thực tế.
2. Nội dung.
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Khái niệm, phân loại kỹ năng sống.
Khái niệm kỹ năng sống là tập hợp các hành vi tích cực và khả năng thích
nghi cho phép mỗi cá nhân đối phó hiệu quả với các nhu cầu và thách thức của
cuộc sống hàng ngày. Đây là tập hợp các kỹ năng mà con người tiếp thu qua
giáo dục hoặc trải nghiệm trực tiếp, dùng để xử lý các vấn đề và trả lời các câu
hỏi thường gặp trong đời sống. [1]
2



Kỹ năng sống hiện nay được hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau, ví dụ
như:
- Khái niệm theo Unesco: Là năng lực của mỗi cá nhân để thực hiện đầy
đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. [2]
- Khái niệm theo WTO: Là những kỹ năng mang tính chất tâm lý xã hội
và kỹ năng giao tiếp được vận dụng nhiều trong các tình huống hàng ngày. Với
mục đích là để tương tác có hiệu quả với mọi người và giải quyết tốt những vấn
đề, tình huống của cuộc sống. [2]
Nói một cách chung nhất, kỹ năng sống không chỉ là nhận thức, mà là
cách vận dụng kiến thức đã tích lũy được vào việc xử lý các tình huống thực tiễn
với hiệu quả cao nhất, qua đó mà cuộc sống của con người trở nên ý nghĩa, vui
vẻ hơn. [2]
Những đặc trưng cơ bản của kỹ năng sống.[2]
- Là khả năng con người biết sống sao cho hữu ích và có cách sống phù hợp
với môi trường xã hội.
- Khả năng để con người dám đương đầu với các vấn đề, tình huống khó khăn
trong cuộc sống và biết cách để vượt qua.
- Các kỹ năng tâm lý để con người biết quản lý bản thân mình và tương tác
tích cực với mọi người, xã hội.
Phân loại kỹ năng sống:
Có rất nhiều quan niệm để chia nhóm kỹ năng ra thành nhiều các kỹ năng
khác nhau, cơ bản như các kỹ năng:
Kỹ năng cơ bản: Bao gồm các kỹ năng viết, đọc và tính tốn phục vụ cho các
công việc hàng ngày. Những kỹ năng cơ bản này khơng mang tính đặc trưng về
tâm lý nhưng lại là tiền để cho những năng lực thực hiện các chức năng cuộc
sống. [2]
Các kỹ năng chung: Bao gồm cả kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội, kỹ năng
cảm xúc, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng giao tiếp….[2]
2.1.2. Hội đồng hương

Theo Wikipedia : Hội đồng hương là một hội của những người cùng quê
hương, làng xóm, đây là một hình thức hội nhóm thường thấy ở Việt Nam, đây
là một nhóm người cùng quê hương đang sống ở một nơi xa quê và cùng nhau
lập hội để giao lưu và giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần cùng chung nơi chơn nhau
cắt rốn, đó là tổ chức của những người cùng quê hương đang sinh sống và làm
việc tại một nơi xa. [1]
Hội đồng hương có các cấp tổ chức rất đa dạng, từ hội đồng hương của
những người trong tỉnh tại tỉnh thành phố khác hoặc ở nước ngoài cho đến hội
đồng hương của những người cùng huyện, xã, làng, xóm... hình thức sinh hoạt
3


chủ yếu của hội đồng hương là họp hội đồng hương, liên hoan, trao đổi, giúp đỡ,
tương trợ lẫn nhau...
Lập hội đồng hương được coi là nghĩa cử cao đẹp, bởi qua mọi người có
thể chung tay chung sức đồng lịng giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, khó khăn với tinh
thần "lá lành đùm lá rách", "thương người như thể thương thân", "bán anh em xa
mua láng giềng gần"…
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN.
2.2.1. Thuận lợi:
- Trường THPT Dân tộc Nội trú Ngọc Lặc là một trường chuyên biệt nên
được các cấp chính quyền đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất phục vụ cho học tập
và rèn luyện. Ban giám hiệu các tổ chức đoàn thể đều rất quan tâm đến nhu cầu
về học tập, sinh hoạt, rèn luyện kỹ năng của học sinh.
- Đây là trường Nội trú nên tất cả các học sinh đều ở tập trung trong
trường, mọi hoạt động đều diễn ra trong một mơi trường khép kín nên thuận lợi
cho việc quản lí và giáo dục của giáo viên và các tổ chức đoàn thể.
- Đa phần học sinh ngoan, có ý thức tự giác có tinh thần tập thể, ban cốt
cán của hội đồng hương rất năng động, nhiệt tình.
- Ban giám hiệu có sự quan tâm về tổ chức hội đồng hương các huyện nên

phân công giáo viên phụ trách sinh hoạt. Trường có rất nhiều giáo viên đã từng
công tác ở các huyện miền núi nên phân công giáo viên phụ trách hội đồng
hương theo các huyện rất hợp lí. Bản thân tơi đã từng cơng tác ở huyện Thường
Xn 6 năm nên cũng có hiểu biết về đặc điểm địa lí, con người và đặc biệt là
dành tình cảm cho nơi bắt đầu cơng việc nên thấy gần gũi hơn với các em học
sinh và cũng dễ gây thiện cảm với các em.
2.2.2. Khó khăn:
Trường THPT Dân tộc Nội trú Ngọc Lặc là một trường giáo dục con em
đồng bào 11 huyện miền núi Thanh Hóa, có tới 95% là học sinh dân tộc thiểu số,
cuộc sống của gia đình các em cịn nhiều khó khăn. Đối với học sinh dân tộc
thiểu số, hầu hết các em ít được đi ra ngồi địa phương, cơ hội giao lưu tiếp xúc,
học hỏi chưa có, dẫn đến các em đang còn thiếu nhiều kỹ năng trong cuộc sống.
Hội đồng hương có số lượng đơng, rải rác ở các nhóm lớp nên việc làm
quen, ghi nhớ nhau cũng có sự khó khăn.
Đây là một kênh hoạt động chỉ mang tính chất khuyến khích khơng tổ
chức thi đua nên việc xây dựng và hoạt động của tổ chức mang tính tự nguyện
dễ bị hời hợt khi tham gia.
2.3. Giải pháp tiến hành.
2.3.1. Lên kế hoạch hoạt động :
Nhà trường đã phân công giáo viên phụ trách hội đồng hương theo nhóm
huyện, 11 huyện tương ứng với 11 hội đồng hương.
4


Hoạt động của hội đồng hương có đặc điểm là bắt đầu hoạt động ở những
ngày đầu năm học và kết thúc cuối năm học, còn trong những ngày hè có giao
lưu trên hội nhóm và trao đổi thơng tin cần thiết.
Đầu năm học, khối 12 và khối 11 sẽ ổn định lại tổ chức để thực hiện
nhiệm vụ đón tiếp các em đồng hương lớp 10 nhập trường. Cần chuẩn bị để chủ
động nhận danh sách hội đồng hương theo các huyện, họp với ban cốt cán hội

đồng hương để thực hiện các công tác cần thiết.
Trong năm học sẽ có các hoạt động trọng tâm như sau:
- Hoạt động 1: Đón tiếp các em khối 10.( Đầu năm)
- Hoạt động 2: Làm quen, kiện toàn lại ban cốt cán hội đồng hương. Chia
sẻ thông tin kinh nghiệm. ( Đầu năm)
- Hoạt động 3: Giao lưu, trao đổi thông tin.(Giữa kì 1)
- Hoạt động 4: Tổng kết kì 1.
- Hoạt động 5: Giao lưu, trao đổi thơng tin.(Giữa kì 2)
- Hoạt động 6: Tổng kết năm học, chia tay khối 12.
Ngoài ra, trong năm học ban cốt cán hội đồng hương cịn chủ động tình
hình để kịp thời xử lí các tình huống phát sinh.
2.3.2. Giáo dục kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là hoạt động diễn ra thường nhật, mọi lúc mọi nơi, mọi lĩnh vực.
Người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ có mối quan hệ rộng rãi, dễ dàng trong học
tập trong công việc,… Trong thế kỷ 21, thời đại 4.0 hiện nay, kỹ năng giao tiếp
lại càng cần thiết. [2]
Kỹ năng giáo tiếp được rèn luyện qua các hoạt động cụ thể của hội đồng
hương như sau:
- Hát tập thể, hát song ca, đơn ca : Những bài hát tập thể để bắt đầu sẽ
tạo không khí vui vẻ, dễ hịa đồng, hịa nhập cho tất cả các em. Hầu hết trong
các buổi sinh hoạt thì đều bắt đầu bằng hoạt động này. Giữa buổi họp hoặc trong
các buổi liên hoan có những em theo tinh thần xung phong hoặc được giới thiệu
lên hát, thổi sáo thể hiện năng khiếu văn nghệ. Trong các hoạt động chung của
nhà trường, hội đồng hương có tập luyện để tham gia đóng góp một số tiết mục
văn nghệ.

5


Ảnh : Một tiết mục nhảy do hội đồng hương thể hiện trong buổi lễ

mít tinh chào mừng kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn 26/3/2021.
- Lắng nghe là một kỹ năng cần được luyện tập, khi có người nói thì mọi
người khác nên chú ý lắng nghe. Đây khơng chỉ là một phép lịch sự mà cịn là 1
kỹ năng rất quan trọng trong giao tiếp cần được luyện tập. Khi có một nhóm nào
đó mà chưa thực sự chú ý cịn nói chuyện riêng, tơi đã u cầu ban cốt cán có
thể mời nhóm đó nhắc lại vấn đề ở trên trình bày, nếu khơng trả lời được sẽ bị
mời lên để nhận phạt của một trò chơi. Là một hình thức nhắc nhở nhẹ, vừa
khơng gây căng thẳng nhưng vì ngại nên các em đã dần hình thành được thói
quen lắng nghe.
- Chào hỏi là một bài học cơ bản của học sinh nội trú khi vào trường, các
em sẽ chào các Thầy cô giáo, các cán bộ công nhân viên, phụ huynh, khách đến
thăm hay các anh chị khóa trên. Lời chào thể hiện sự tôn trọng, hiếu khách và
cũng là một bước giao tiếp cơ bản. Ngồi ra, nếu khơng có lời chào cũng rất dễ
gây hiềm khích mẫu thuẫn đặc biệt với các anh chị và các em khóa dưới. Nên
nhắc nhở các em lớp dưới gặp người lớn các anh chị đều phải lễ phép chào hỏi.
- Ghi nhớ tên là một cách rất dễ gây thiện cảm, ấn tượng tốt với mọi
người. Có em nhớ tên rất tốt nhưng có những em khơng ý thức được việc đó có
tác dụng rất cao trong giao tiếp nên bản thân tôi đã xây dựng cho các em hình
thành thói quen này. Do việc sắp xếp chỗ ngồi 3 em khác khối nên trong buổi
hoạt động có tổ chức trị chơi “Nhớ tên bạn mình” bạn phải nhớ được tên, xã,
lớp ít nhất 5 người ngồi xung quanh mình. Nếu trả lời đúng được thưởng một
tràng pháo tay, hai tràng pháo tay…nếu bạn thua cuộc sẽ bị phạt trong trò chơi
như bơm hơi vá xăm, hoặc làm hành động theo người chủ trị nói hoặc hát…
- Nói trước đám đơng cũng giúp các em tăng khả năng giao tiếp đặc biệt
là với số lượng đồng hương đông. Ban cốt cán sẽ là những người giới thiệu
6


trước, yêu cầu các thành viên sẽ giới thiệu được tên, xã, lớp, năng khiếu mà bản
thân có. Nói to, rõ ràng rành mạch nếu bạn nào chưa giới thiệu được đủ thơng

tin sẽ phải nói lại. Ưu tiên các em khối 10 sẽ giới thiệu sau để dành được sự
chuẩn bị. Để tăng thêm phần thú vị cho hoạt động làm quen có tổ chức trị chơi
“ Thành thật với chính mình”. Các câu hỏi được ban cốt cán và một số thành
viên chuẩn bị trước bỏ sẵn vào trong chiếc hộp người chơi sẽ lên bốc một câu
hỏi bất kì. Các câu hỏi từ đơn giản đến những câu hỏi gây tiếng cười như: Vì sao
bạn lại thích đi học nội trú Ngọc Lặc? Gia đình bạn có mấy anh chị em? Bạn hãy
làm động tác của con chim đang bay? Bạn hãy hát hoặc mua một bài…

Ảnh: Phát biểu ý kiến trong buổi sinh hoạt hội đồng hương.
- Vị trí chỗ ngồi cho buổi đầu tiên cũng rất quan trọng, thường các em
quen nhau sẽ ngồi cạnh nhau, tự tin ngồi phía trên, nhút nhát ngồi dưới hoặc
ngồi trong góc. Như vậy thì việc làm quen sẽ bị hạn chế, các em nhút nhát sẽ
càng nhút nhát hơn. Nên yêu cầu các em ngồi xen lẫn cả 3 khối theo ngẫu nhiên,
hai bạn bên cạnh mình khơng được cùng khối với mình và xoay chỗ ngồi trong
lần kế tiếp.

7


Ảnh: Liên hoan họp mặt đầu năm của hội đồng hương.
2.3.3. Giáo dục kỹ năng tự lập
Tự lập là một kỹ năng cần được hình thành sớm đặc biệt là với những bạn
chuẩn bị đi học nội trú. Có những em học nội trú cấp 2 thì đã hình thành được
cơ bản một số kỹ năng nhưng ở môi trường mới có những qui định có thể sẽ
khác hoặc chi tiết hơn thì việc rèn luyện kỹ năng tự lập là rất cần thiết.
Đầu năm học lớp 10, các em sẽ có tuần học chính trị do Đồn thanh niên,
Ban quản lí kí túc xá, các thầy dạy bộ mơn Quốc phòng sẽ phụ trách. Ở đấy, các
em sẽ được học nội quy, quy định của Nhà trường, cách sắp xếp nội vụ phòng
ở… Sau một tuần, vừa học nội quy vừa thực hành, các em sẽ có buổi họp đồng
hương để:

Chia sẻ kinh nghiệm từ các anh chị khối 12 khối 11. Tôi đã chủ động
trao đổi với ban cốt cán phân công chuẩn bị trước những nội dung cần chia sẻ
như : Việc thực hiện nội quy ở kí túc xá, giảng đường, kinh nghiệm học tập,
cách đối xử với bạn bè với các anh chị lớp trên. Những chia sẻ thiết thực theo
kinh nghiệm đã được đúc rút. Ngoài ra, tranh thủ thời gian nghỉ buổi chiều, hội
đồng hương đã tổ chức cho các anh chị lớp trên xuống hướng dẫn cụ thể cho các
em việc sắp xếp nội vụ phòng ở.

8


Ảnh: Chị học sinh lớp 12 hướng dẫn em lớp 10 gấp chăn màn đúng
quy định.
Giải đáp thắc mắc của các em khối 10, ban cốt cán hội đồng hương đã
yêu cầu các em chủ động viết thắc mắc, khó khăn của bản thân vào tờ giấy để
các anh chị sẽ giải đáp.
2.3.4. Giáo dục kỹ năng làm việc nhóm
“Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”, hay
“Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại lên hịn núi cao”,… Những câu
nói này đã nêu bật sức mạnh tập thể, tầm quan trọng của kỹ năng làm việc
nhóm.
Hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm, nên trong tất cả
các hoạt động nhóm của hội như: Phân nhóm đón tiếp các em học sinh khối 10,
phân nhóm trong cơng tác chuẩn bị tổ chức các buổi hoạt động của hội: Phân
công chuẩn bị cơ sở vật chất, chuẩn bị nội dung, tổ chức liên hoan: mua đồ,
trang trí, dọn dẹp….
Phân cơng cơng việc cụ thể như phân cơng nhóm, bầu trưởng nhóm,
phân cơng nhiệm vụ đều có họp bàn với ban cốt cán trước, để các em chủ động
trong công việc. Trong mỗi nhóm lại được chia việc đến từng cá nhân, thời gian
9



bắt đầu và hồn thành mỗi cơng việc, chủ động báo cáo khi hồn thành hoặc khi
có vấn đề phát sinh để kịp thời giải quyết.
Trong một nhóm, tất cả thành viên đều đảm nhiệm công việc riêng cũng
như những trách nhiệm chung. Mỗi người cần phải biết cách đưa ra ý kiến của
mình, đón nhận ý kiến của người khác và phải trợ giúp lẫn nhau. Đặc biệt, các
thành viên trong một nhóm phải có thái độ tơn trọng nhau, sẵn sàng chia sẻ với
nhau thì hiệu quả cơng việc mới tốt.
Phân công người phụ trách, giám sát: Do có trưởng ban và hai phó ban
mỗi một em sẽ trực tiếp phụ trách một khối có nhiệm vụ thơng tin kiểm tra giám
sát hoạt động của các nhóm. Trưởng ban nắm tình hình của hội từ các phó ban
hoặc trực tiếp kiểm tra, bao quát các hoạt động.
2.3.5. Giáo dục kỹ năng sẻ chia
Cuộc sống học nội trú xa gia đình thiếu thốn tình cảm nên việc chia sẻ,
đồng cảm của những người đồng hương là rất cần thiết. Các em chia sẻ kinh
nghiệm về việc học tập, sinh hoạt ở mơi trường nội trú, chia sẻ những khó khăn
đối với các em khối 10 mới nhập học đó là nhớ nhà, bỡ ngỡ. Tôi đã phân công
các em khối 12, khối 11 theo nhóm lớp chiều dọc như 12A1, 11A1 gặp các em
lớp 10A1 lần lượt đến 10A6 đến phòng thăm hỏi giúp đỡ quan tâm các em.
Tủi thân hay buồn nhất là những lúc ốm hay khi gia đình bản thân gặp
chuyện buồn thì trưởng nhóm mỗi khối cũng nắm được tình hình để đến thăm
hỏi, động viên các bạn.

Ảnh: Các bạn trong nhóm đồng hương đến thăm một bạn bị ốm ở phòng y
tế nhà trường.
10


Cuối năm học khi các em khối lớp 10, 11 nghỉ hè thì các anh chị khối 12

vẫn tiếp tục ôn tập và chuẩn bị bước vào kì thi quan trọng. Các em hai khối đã tổ
chức một buổi chia tay và gửi những lời chúc tốt đẹp ở lứa tuổi 18, chúc các anh
chị thi đạt kết quả tốt, học tập lập nghiệp vững vàng.

Ảnh: Chúc mừng tuổi 18 của các anh, chị học sinh khối 12.
2.3.6. Giáo dục kỹ năng tiếp nhận phê bình.
Thơng thường chúng ta chỉ thích nhận lời khen rất dễ buồn hay tự ái khi
nhận lời phê bình hay đóng góp ý kiến. Nhưng việc biến những nhận xét đó
thành kinh nghiệm để phấn đấu, hồn thiện bản thân mình hơn. Chính những lời
phê bình chính là động lực để phát phát triển bản thân, giúp bạn nhìn nhận lại
những khuyết điểm của mình. Đó là điều cần thiết khi ở trong một mơi trường
xung quanh chúng ta đều là bạn bè đồng trang lứa.
Trong đợt đầu năm học tôi đã nhận được ý kiến từ các em nữ khối 12 báo
cáo về việc các em nữ khối 10 gặp không chào hỏi các anh chị khóa trên trong
hội đồng hương đã nhắc nhở nhưng khơng thay đổi thái độ. Tơi đã nhanh chóng
chủ động hẹn gặp riêng nhóm các em lớp 10 để trao đổi lắng nghe ý kiến từ các
em. Tôi đã phân tích chia sẻ nhắc nhở các em về việc chào hỏi cũng như cách cư
xử đúng mực với người lớn tuổi, các anh chị khóa trên. Sau đó, tơi gặp các em
nhóm khối 12 để nhận phản hồi lại thì đã có thơng tin tích cực, các em đã thay
đổi thái độ và cử xử đúng mực.
Trong các hoạt động nhóm, nhóm trưởng một số nhóm báo cáo những
thành viên khơng tích cực thực hiện nhiệm vụ, hoặc cái tôi bản thân quá cao
không lắng nghe ý kiến các thành viên khác. Bản thân tơi cùng các nhóm nhỏ
11


đó có trao đổi lại và các em được lắng nghe các ý kiến đóng góp đã biết cách
điều chỉnh bản thân cho phù hợp với nhiệm vụ công việc với các bạn.
Cuối kì 1 và cuối năm học có báo cáo về kết quả thi đua học tập và hạnh
kiểm các em theo nhóm lớp, ở kì 1 sau khi được nhắc nhở động viên sang kì 2

các em đã đạt kết quả cao hơn.
2.3.7. Giáo dục kỹ năng quản lí thời gian
Thời gian biểu của các em gần như theo lịch của nhà trường, sáng thức
dậy có chng, đi ăn sáng có kẻng, giờ lên lớp các buổi có chng báo thức, lên
lớp thực hiện theo hiệu lệnh trống, giờ báo sĩ số, giờ giới nghiêm… theo lịch có
sẵn áp dụng mùa đơng, mùa hè. Nhưng một số em vẫn phải trong tình trạng đi
học chậm, nước đến chân mới nhảy. Cịn trong một số hoạt động ngồi khóa các
buổi họp hội đồng hương khơng quy ra điểm trừ thì một số em thực hiện chưa
đúng giờ, để mọi người phải chờ đợi.
Để tạo cho mình một thói quen làm việc đúng giờ và biết cách quản lí thời
gian của mình tơi đã thực hiện những cơng việc như sau để giúp các em thực
hành cách quản lí thời gian.
Trước hết bản thân tôi phải thực hiện tốt cơng tác nêu gương, đến trước ít
phút hoặc phải có mặt đúng giờ trong các buổi họp hay cuộc hẹn.
Tổ chức các cuộc họp đúng giờ, không ngồi chờ đợi, để lần sau các em
ghi nhớ thực hiện tốt. Nội dung sinh hoạt cụ thể về thời gian, tổ chức sao cho
không bị kéo dài quá không bị hết nội dung sớm quá.
Phân công công việc hay giao nhiệm vụ đều có quy định thời gian bắt đầu
và thời gian kết thúc để hồn thành cơng việc.
2.3.8. Giáo dục kỹ năng lãnh đạo và khám phá bản thân
Nhiều em thường cảm thấy thiếu tự tin, ngay cả với công việc mà chắc
chắn rằng mình có thể hồn thành rất tốt. Nên khi giao nhiệm vụ thường báo cáo
là em không làm được đâu, em sợ, em không phù hợp…Nhưng khi được giao
nhiệm vụ, trao đi sự tin tưởng thì các em hồn thành rất tốt.
Nên tơi đã hướng tới các em việc đón nhận nhiệm vụ thử thách bản thân
để được trải nghiệm và hiểu mình hơn. Đặc biệt là trong các hoạt động nhóm,
trưởng nhóm sẽ học được cách bao quát công việc, phân công nhiệm vụ cụ thể
cho thành viên.
Ban cốt cán của hội đồng hương ln có sự kế thừa giữa các khóa, các em
trưởng phó ban đã học hỏi cho mình được nhiều kinh nghiệm trong việc quản lí

lãnh đạo.Một số em khơng phải là ban cán sự lớp, cán bộ Đoàn nhưng khi được
chọn giao nhiệm vụ trong ban cốt cán của hội đồng hương các em rất nhiệt tình,
biết bao qt cơng việc, chu đáo và cẩn thận. Điều phối hoạt động của hội, giữ
liên lạc xin ý kiến với cô giáo phụ trách, nói rõ ràng đủ ý tác phong nhanh nhẹn
hoạt bát. Sau một thời gian, tham khảo với giáo viên chủ nhiệm các em đã có sự
chuyển biến tích cực.
12


Như vậy, càng có nhiều mơi trường cho các em hoạt động thể hiện các em
sẽ khám phá được bản thân hơn, được gọt giũa rèn luyện cho mình những kỹ
năng sống tốt phù hợp dễ hội nhập với thế giới hiện đại.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Sau thời gian thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, khi triển
khai đề tài tôi đã đạt được nhưng kết quả sau đây:
- Thu hút đông đủ các thành viên của hội tham gia và tham gia nhiệt tình,
vui vẻ, hội đồng hương đồn kết vững mạnh.
- Tạo được khơng khí thi đua giữa các hội đồng hương.
- Có một mơi trường tốt cho các em tham gia học tập, trải nghiệm các kỹ
năng sống.
- Các em gắn kết, tự tin hơn rất nhiều, nhiều em là cán bộ lớp cán bộ
Đoàn năng động, ở lớp các em tham gia các cuộc thi văn hóa văn nghệ, thể thao,
thuyết trình, kể chuyện…

Ảnh: Các em tham gia giao lưu bóng chuyền các hội đồng hương.

13


Ảnh: Các em tham gia giao lưu bóng đá nữ các hội đồng hương.


Ảnh: Các em tham gia cuộc chung kết cuộc thi kể chuyện về Bác Hồ
14


3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận.
Từ thực tiễn làm công tác phụ trách hội đồng hương và áp dụng đề tài, tôi
nhận thấy:
- Việc nâng cao kỹ năng sống cho học sinh luôn là nhu cầu cấp thiết giới
trẻ, của ngành giáo dục và của toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay, giúp các em
học sinh phát triển nhân cách một cách tồn diện, tích cực. Việc giáo dục kỹ
năng sống cho các em không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà cần phải
cho các em được thực hành, được thể hiện được trải nghiệm, càng có nhiều mơi
trường cho các em hoạt động thì tăng khả năng thực hành của các em bấy nhiêu.
- Hội đồng hương là một kênh để nhà trường quản lí, giáo dục các em rất
thuận lợi. Là một gia đình nhỏ cho em học sinh nội trú được thể hiện tình u
q hương, gắn bó đồn kết giúp đỡ nhau hơn.
SKKN này sau khi thực hiện ở trường THPT Dân tộc Nội trú Ngọc Lặc
tôi thấy đạt hiệu quả cao, có thể áp dụng cho nhiều trường khác.
3.2. Kiến nghị.
3.2.1. Đối với nhà trường
Thường xuyên tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm về việc giáo dục kỹ
năng sống cho các em học sinh.
Chú trọng vai trò của hội đồng hương đây là nơi giúp đỡ các em khối 10
hịa nhập tốt hơn, là nơi có thể phối hợp với các tổ chức đoàn thể khác nhằm
giáo dục các em phát triển một cách tồn diện và tích cực. Đồng thời là một
kênh thông tin liên lạc để biết được sự trưởng thành của các em sau khi tốt
nghiệp ra trường.
3.2.1. Đối với Đồn trường

Có những hoạt động tổ chức văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao thường
niên hàng năm cho việc thi đua giữa các hội đồng hương. Khen thưởng, động
viên kịp thời các hội đồng hương hoạt động tốt.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, khơng sao chép
nội dung của người khác.
Người thực hiện:

Phạm Thị Kiên
15


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH
VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
- Họ và tên tác giả: Phạm Thị Kiên
- Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên, Trường THPT DTNT Ngọc Lặc

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá xếp
loại
(Ngành giáo dục

cấp huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

1

Nâng cao chất lượng học
tập phân môn vẽ kỹ thuật
của học sinh lớp 11 trường
THPT Thường Xuân 2 bằng
phương pháp tự làm mơ
hình vật thể.

Ngành Giáo dục
tỉnh Thanh Hóa

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

(A,B hoặc
C)
C

20122013

16




×