Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã lê lợi huyện kiến xương tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.87 KB, 90 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐẶNG KIM LIÊN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM
NGHÈO BỀN VỮNG TẠI XÃ LÊ LỢI, HUYỆN KIẾN XƯƠNG,
TỈNH THÁI BÌNH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Phát triển nơng thơn

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2014 – 2018


Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐẶNG KIM LIÊN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM
NGHÈO BỀN VỮNG TẠI XÃ LÊ LỢI, HUYỆN KIẾN XƯƠNG,
TỈNH THÁI BÌNH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Phát triển nơng thơn

Khoa

: Kinh tế & PTNT


Khóa học

: 2014 – 2018

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Lưu Thị Thùy Linh

Thái Nguyên, năm 2018


ii

LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và sau
hơn 4 tháng thực tập tốt nghiệp tại cơ sở em đã hoàn thành khố luận tốt nghiệp.
Qua đây em xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành, sâu sắc tới Ban giám
hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế
& PTNT; các phịng ban cùng các thầy cơ giáo đã dạy dỗ, truyền đạt và trang
bị cho em những kiến thức cơ bản, giúp em có những kiến thức mới trong quá
trình thực tập tại cơ sở cũng như ngồi xã hội.
Đặc biệt em xin cảm ơn cơ giáo ThS. Lưu Thị Thuỳ Linh đã trực tiếp
hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt q trình thực tập và
hồn thành bài khố luận này.
Em xin chân thành cảm ơn tới cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn,
người dân xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đã tạo điều kiện giúp
đỡ để em có điều kiện được thực tập và nâng cao sự hiểu biết về kiến thức xã hội.
Trong thời gian thực tập khoá luận, bản thân em đã cố gắng khắc phục
mọi khó khăn để hồn thiện khố luận. Tuy nhiên với thời gian ngắn và hạn
chế về kiến thức nên chuyên đề của em khó tránh khỏi những thiếu sót.Vậy

kính mong các thầy cơ và giáo viên hướng dẫn giúp đỡ, góp ý, tạo điều kiện
để khố luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 28 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Đặng Kim Liên


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Quy định về chuẩn nghèo đói (theo tiêu chuẩn quốc gia) ............... 7
Bảng 2.2: Bảng chỉ số nghèo đa chiều .......................................................... 14
Bảng 3.1: Cơ cấu mẫu điều tra ..................................................................... 30
Bảng 4.1:Tình hình sử dụng đất đai của xã Lê Lợi năm 2017 ....................... 33
Bảng 4.3:Tình hình chăn ni của xã từ năm 2015 đến năm 2017 ................ 34
Bảng 4.4: Kết quả rà soát hộ nghèo và cận nghèo của xã Lê Lợi năm 2015.. 35
Bảng 4.5: Kết quả rà soát hộ nghèo và cận nghèo của xã Lê Lợi năm 2016.. 36
Bảng 4.6: Kết quả rà soát hộ nghèo và cận nghèo của xã Lê Lợi năm 2017.. 38
Bảng 4.7: Kết quả giảm nghèo của xã Lê Lợi ............................................... 39
Bảng 4.8: Tổng hợp diễn biến kết quả giảm số hộ nghèo năm 2017 ............. 41
Bảng 4.9: Tổng hợp diễn biến kết quả giảm số hộ cận nghèo năm 2017 ....... 43
Bảng 4.10: Phân tích hộ nghèo theo mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội
cơ bản........................................................................................................... 45
Bảng 4.11. Bảng phân tích hộ nghèo theo nhóm đối tượng........................... 46
Bảng 4.12: Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra năm 2017..... 48
Bảng 4.13. Bảng trình độ văn hóa của chủ hộ năm 2107 .............................. 48
Bảng 4.14. Bảng Quy mơ hộ gia đình ........................................................... 49
Bảng 4.15. Ngưỡng thiếu hụt giáo dục của hộ điều tra ................................. 49

Bảng 4.16. Tình hình về nhà ở và diện tích của các hộ điều tra .................... 51
Bảng 4.17. Tình hình tiếp cận thơng tin của các hộ điều tra.......................... 52
Bảng 4.18. Tình hình về điều kiện sống của các hộ điều tra ......................... 53
Bảng 4.20. Nguyên nhân nghèo đói của nhóm hộ điều tra ............................ 55
Bảng 4.21. Bảng trình độ văn hóa của chủ hộ năm 2107 .............................. 59
Bảng 4.22. Tỷ lệ người sống phụ thuộc tại các hộ điều tra ........................... 60
Bảng 4.23. Bảng Quy mô hộ gia đình ........................................................... 61


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1.Cơ cấu diện tích đất của xã Lê Lợi 2017 ........................................ 33
Hình 4.2. Tỉ lệ nghèo và cận nghèo của xã Lê Lợi (%) ................................. 39
Hình 4.3. Cơ cấu người lao động và sống phụ thuộc của xã Lê Lợi năm 2017 ..... 60


v

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
UBND

Ủy ban nhân dân

ESCAP

Ủy ban Kinh tế xã hộ châu Á- Thái Bình Dương
Liên Hiệp Quốc

KV


Khu vực

DFID

Bộ Phát triển Quốc tế

SLA

Sinh kế bền vững

UNDP

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc

HPI

Chỉ số nghèo con người

MPI

Chỉ số nghèo đa chiều

TP

Thành phố

KTXH

Kinh tế xã hội


LĐ&TBXH

Lao Động và Thương Binh Xã Hội

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

THPT

Trung học phổ thơng



Cao đẳng

ĐH

Đại học

CNH- HĐH

Cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa

FAO

Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc

ILO


Tổ chức Lao động Quốc tế

HTX

Hợp tác xã

PTSX

Phương thức sản xuất


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT ...................................... v
MỤC LỤC ................................................................................................... vi
Phần 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết........................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 2
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
2.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................ 4
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản........................................................................ 4
2.1.2 Nghèo đa chiều ...................................................................................... 9
2.2 Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 15

2.2.1. Các bài học về giảm nghèo trên Thế giới và Việt Nam ....................... 15
2.2.2 Đặc điểm tình trạng nghèo đói của nước ta .......................................... 19
2.2.3 Ảnh hưởng của đói nghèo đế sự phát triển của xã hội và con người .... 20
2.2.4. Các nguyên nhân của đói nghèo ......................................................... 21
2.3 Giảm nghèo bền vững............................................................................. 24
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 27
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 27
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 27
3.2 Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 27
3.3 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 28
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 28


vii

3.3.2 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................. 30
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 32
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................. 32
4.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 32
4.1.2. Địa hình .............................................................................................. 32
4.1.3. Khí hậu ............................................................................................... 32
4.1.4. Nguồn tài nguyên ............................................................................... 32
4.1.5. Tình hình phát triền kinh tế................................................................. 34
4.2. Thực trạng nghèo tại xã Lê Lợi ............................................................. 35
4.2.1. Tình hình nghèo của xã Lê Lợi ........................................................... 35
4.2.2.Các chương trình giảm nghèo đã thực hiện tại địa phương
2015 – 2017.................................................................................................. 47
4.2.3. Tình hình chung của các hộ điều tra ................................................... 48
4.2.3. Thực trạng nghèo đa chiều của các hộ nghiên cứu tại xã Lê Lợi ......... 49

4.4 Nguyên nhân dẫn đến nghèo và các yếu tố ảnh hưởng tới nghèo ............ 55
4.4.1. Nguyên nhân dẫn đến nghèo ............................................................... 55
4.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới giảm nghèo ............................................... 58
4.5 Định hướng và giải pháp giảm nghèo tại xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương,
tỉnh Thái Bình .............................................................................................. 61
4.5.1 Định hướng giảm nghèo tại xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương,
tỉnh Thái Bình .............................................................................................. 61
4.5.2. Giải pháp giảm nghèo bền vững nâng cao chất lượng đối với các nhóm
hộ và các chiều nghèo .................................................................................. 62
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 71
5.1. Kết luận ................................................................................................. 71
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 78


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết
Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính lịch sử, phổ biến
đối với mỗi địa phương, Quốc gia, dân tộc. Xuất phát điểm của đất nước ta là
rất thấp, là một nước có nền sản xuất nơng nghiệp lạc hậu, nhiều năm bị ảnh
hưởng của chiến tranh, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên tỷ lệ hộ nghèo đói
rất cao, nhất là nghèo đói ở các vùng nơng thơn từ lâu đã là mối quan tâm của
Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.
Theo đánh giá của “Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói
giảm nghèo” thì năm 1999, tỷ lệ nghèo đói về lương thực, thực phẩm của
thành thị là 4,6%,trong khi đó của nơng thơn là 15,9%,trên 90% người nghèo
sống ở nơng thơn, do đó việc phát triển nông nghiệp và nông thôn là mấu chốt

của chiến lược tồn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo.[11]
Đối với Thái Bình là tỉnh thuần nơng, cơng nghiệp chưa phát triển, vấn
đề hiện nay là việc làm và thu nhập là vấn đề hết sức bức xúc đối với người
nơng dân nghèo bởi vì có một bộ phận đáng kể các gia đình ở nơng thơn đang
sống trong tình trạng nghèo đói, điều đó đã gây nên sự phân hóa giàu nghèo
ngày càng sâu sắc trong cộng đồng dân cư, làm ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh
công cuộc CNH, HĐH đất nước, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Lê Lợi là một xã hành chính loại II, nằm ở phía Bắc huyện Kiến
Xương, cách trung tâm thành phố Thái Bình 12km về phía Đơng, cách trung
tâm huyện 7km về phía Bắc. Trong những năm gần đây xã đã áp dụng nhiều
các giải pháp giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đã đạt
được những thành tựu nhất định. Tỷ lệ người dân được tiếp cận với các dịch
vụ xã hội cơ bản, cơ sở hạ tầng được cải thiện rõ rệt, đời sống người nghèo
được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo của toàn xã giảm năm 2016 là 20,84% đến năm
2017 xuống còn 19,47% [8] ( Báo cáo giảm nghèo của UBND xã Lê Lợi-


2

2017). Kết quả giảm nghèo tuy đạt được những mục tiêu đề ra nhưng chưa
thật sự bền vững. Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì địa phương vẫn cịn
một bộ phận dân cư chưa thốt được cảnh nghèo đói để vươn lên làm giàu do
đó cơng tác xóa đói giảm nghèo ở xã Lê Lợi vẫn là một trong những nhiệm vụ
hàng đầu trong việc hoạch định phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội của địa phương trong những năm tới.
Từ những lý do trên, qua nghiên cứu tìm hiểu vấn đề xõa đói, giảm
nghèo trong giai đoạn hiện nay của đất nước cũng như tổ chức thực hiện tốt
các giải pháp một cách đồng bộ giảm tỷ lệ hộ nghèo của địa phương xuống
mức thấp nhất, tơi đã tìm hiểu, nghiên cứu và chọn đề tài: “Nghiên cứu thực
trạng và đề xuất giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã Lê Lợi, huyện Kiến

Xương, tỉnh Thái Bình” làm báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng nghèo tại địa bàn xã Lê Lợi. Từ đó
nghiên cứu và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm giảm nghèo bền vững tại
xã Lê Lợi - huyện Kiến Xương - tỉnh Thái Bình.
* Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá thực trạng nghèo tại xã Lê Lợi - huyện Kiến Xương- tỉnh
Thái Bình.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới nghèo trong địa bàn xã Lê Lợi
và nguyên nhân ảnh hưởng đến giảm nghèo.
- Đề xuất được các giải pháp nhằm thoát nghèo bền vững tại xã Lê Lợi. Góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trong những năm tiếp theo.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
*Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Thơng qua q trình thực hiện nghiên cứu đề tài, giúp cho tơi có cơ
hội rèn luyện, nâng cao kỹ năng của mình. Vận dụng được những kiến thức


3

đã học ở nhà trường vào thực tiễn và bổ sung những kiến thức, kỹ năng tiếp
cận các phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân.
- Đề tài nghiên cứu, về một vấn đề mang tính cấp thiết, nên kết quả
nghiên cứu của đề tài sẽ là tiền đề, là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo và
cũng là những yếu tố cơ bản góp phần cho địa phương vận dụng trong công
cuộc GN, tiến nhanh đến con đường cơng nghiệp hóa, hiên đại hố đất nước.
- Có được cái nhìn tổng thể về tình trạng nghèo đói của cả nước nói
chung và riêng xã Lê Lợi trên cơ sở đánh giá các chỉ số nghèo.
- Đây là khoảng thời gian để mỗi sinh viên có cơ hội được thực tế

vận dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học và là bàn đạp
cho việc xuất phát những ý tưởng nghiên cứu khoa học sau này.
* Ý nghĩa thực tế
- Từ kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp một phần vào bản báo cáo đánh
giá thực trạng nghèo của địa phương thông qua phương pháp tiếp cận
nghèo đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững của xã Lê Lợi. Ngoài ra,
từ những phát hiện trong q trình nghiên cứu có thể cho địa phương có
một cái nhìn tổng thể cũng như chi tiết hơn về thực trạng nghèo của xã.
Qua đó, phần nào giúp định hướng những kiến nghị lên cơ quan quản lý
cấp trên kịp thời đưa ra những giải pháp nhằm giúp địa phương giảm nghèo
bền vững.
- Xác định được các yếu tố gây ảnh hưởng đến nghèo của các hộ
trong xã. Từ đó, nắm bắt được nhu cầu, mong muốn của các hộ và đề ra các
giải pháp giải quyết các nhu cầu trước mắt của người dân. Góp phần thúc
đẩy kinh tế, văn hóa, giáo dục, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống
người dân trên địa bàn xã.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm nghèo
Nghèo đói là một khái niệm mang tính tương đối, phụ thuộc vào điều
kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội của từng quốc gia, vùng miền, và khu
vực trên thế giới. Hiện nay, khi đánh giá về nghèo đói người ta không chỉ
quan tâm đến vấn đề nghèo lương thực mà khía cạnh nghèo phi lương thực
như các dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục, sự bình đẳng trong việc tiếp cận các

thành tựu phát triển xă hội và tăng trưởng kinh tế... cũng được xem xét. Song
quan niệm thống nhất cho rằng: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ
có những điều kiện thoả mãn những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong
cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống của cộng đồng xét trên mọi
phương diện”.[11]
*Quan niệm về nghèo đói trên thế giới
Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra khái niệm về nghèo đói là: “Đói nghèo
là sự thiếu hụt khơng thể chấp nhận được trong phúc lợi xã hội của con người,
bao gồm cả khía cạnh sinh lý học và xã hội học” [10].
Tuy vậy, cũng có quan niệm khác về nghèo đói mang tính kinh điển
hơn, triết lý hơn của chuyên gia hàng đầu của tổ chức lao động quốc tế (ILO)
ông Abaplaen, người được giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1997 cho rằng:
“Nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển cộng
đồng”. Xét cho cùng sự tồn tại của con người nói chung và người giàu, người
nghèo nói riêng sự khác nhau để phân biệt giữa họ chính là cơ hội lựa chọn
của mỗi người trong cuộc sống và thông thường người giàu có cơ hội lựa
chọn nhiều hơn người nghèo.


5

Liên hợp quốc đã đưa ra hai khái niệm nghèo là nghèo tuyệt đối và
nghèo tương đối như sau:
- Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không được
hưởng những nhu cầu tối thiểu. Nhu cầu cơ bản tối thiểu cho cuộc sống
những đảm bảo ở mức tối thiểu về ăn, mặc, ở, giao tiếp xã hội, vệ sinh, y tế và
giáo dục. Ngoài những nhu cầu cơ bản trên, cũng có ý kiến cho rằng nhu cầu
tối thiểu bao gồm quyền được tham gia vào các quyết định cộng đồng.
- Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới
mức trung bình của cộng đồng và ở một thời kỳ nhất định. Nghèo tương đối

phát triển theo không gian và thời gian nhất định phụ thuộc chung vào mức
sống xã hội. Như vậy, nghèo tương đối gắn liền với sự chênh lệch về mức
sống của một bộ phận dân cư so với mức sống trung bình của địa phương ở
một thời kỳ nhất định.
* Quan niệm về nghèo đói ở Việt Nam
Dựa trên những quan niệm về nghèo đói của các cá nhân và tổ chức
trên thế giới, Việt Nam đã đưa ra các khái niệm cụ thể và được nghiên cứu ở
mức độ cá nhân và cộng đồng. Nghèo, đói là tình trạng của một bộ phận cư
dân nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo
nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là những hộ thiếu ăn từ 1 đến 2
tháng, thường vay mượn của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả cho cộng
đồng. Đói là thang thấp nhất của nghèo, đói thuần túy là đói ăn, đói nằm trọn
trong phạm trù kinh tế vật chất và khác với đói thơng tin, đói hưởng thụ văn
hóa, thuộc phạm trù văn hóa tinh thần.
Đói cũng có hai dạng là đói kinh niên và đói cấp tính (đói gay gắt) :
- Đói kinh niên là đói từ đời này sang đời khác, là bộ phận dân cư
nghèo đói nhiều năm liền cho tới thời điểm đang xét.


6

- Đói cấp tính là bộ phận dân cư rơi vào tình trạng đói đột xuất do
nhiều ngun nhân như gặp tai nạn, thiên tai, rủi ro khác tại thời điểm
đang xét.
Qua đây có thể thấy được các quan niệm về nghèo đói nêu trên phản
ánh 3 khía cạnh của người nghèo:
- Không được hưởng những nhu cầu cơ bản nhất ở mức độ tối thiểu
dành cho con người.
- Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư.
- Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng.

2.1.1.2 Chuẩn mực xác định nghèo đói
2.1.1.2.1 Chuẩn mực xác định nghèo đói trên thế giới
Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độ giàu
nghèo của các quốc gia dựa vào thu nhập quốc dân bình qn tính theo đầu
người trong một năm với hai cách tính đó là: Phương pháp Atlas tức là tính
theo tỉ giá hối đối và tính theo USD. Phương pháp PPP (purchasing power
parity) là phương pháp tính theo sức mua tương đương và cũng tính bằng USD.
Theo phương pháp Atlas, năm 1990 người ta chia mức bình qn của
các nước trên tồn thế giới làm 6 loại:
+ Trên 25.000 USD/người/năm là nước cực giàu.
+ Từ 20.000 đến 25.000 USD/người/năm là nước giàu.
+ Từ 10.000 đến 20.000 USD/người/năm là nước khá giàu.
+ Từ 2.500 đến dưới 10.000 USD/ngươi/năm là nước trung bình.
+ Từ 500 đến dưới 2.500 USD/người/năm là nước nghèo.
+ Dưới 500 USD/người/năm là nước cực nghèo.
Cũng theo quan niệm trên Ngân hàng thế giới đưa ra kiến nghị thang
nghèo đói như sau:
+ Đối với các nước nghèo: Các cá nhân bị coi là nghèo khi mà có thu
nhập dưới 0.5 USD/ngày.
+ Đối với các nước đang phát triển là 1 USD/ngày.
+ Các nước thuộc châu Mỹ La Tinh và Caribe là 2 USD/ngày.
+ Các nước Đông Âu là 4 USD/ngày.


7

+ Các nước cơng nghiệp phát triển là 14,4 USD/ngày.
Vì vậy, các quốc gia đều tự đưa ra chuẩn của riêng nước mình thơng
thường thấp hơn thang nghèo đói mà Ngân hàng thế giới đưa ra. Ví dụ như
Mỹ đưa ra chuẩn nghèo là mức thu nhập dưới 16.000 Kcal đối với một hộ gia

đình chuẩn (gia đình 4 người) trong một năm tương đương với 11,1
USD/ngày/người.
Nhưng cần thấy rằng, ngồi thu nhập nghèo đói cịn chịu tác động của
nhiều yếu tố khác như văn hóa, chính trị, xã hội, sức khỏe, trình độ… Vì vậy,
để đánh giá vấn đề nghèo đói, bên cạnh tiêu chí thu nhập quốc gia bình qn,
UNDP cịn đưa ra chỉ số phát triển con người HDI bao gồm hệ thống 3 chỉ
tiêu: tuổi thọ, tình trạng biết chữ của người lớn và thu nhập bình quân đầu
người trong năm. Đây là chỉ tiêu cho phép đánh giá đầy đủ và toàn diện về sự
phát triển và trình độ văn minh của mỗi quốc gia, nhìn nhận nước giàu nghèo
tương đối chính xác và khách quan.
2.1.1.2.2 Chuẩn mực xác định nghèo đói ở Việt Nam
Bảng 2.1: Quy định về chuẩn nghèo đói (theo tiêu chuẩn quốc gia)
2001 - 2005 (mức thu
nhập tính bằng tiền)
2006 - 2010 (mức thu
nhập tính bằng tiền)
2010-2015 (mức thu
nhập tính bằng tiền)
2015 - 2020 (mức thu
nhập tính bằng tiền)

Nghèo (KV nơng thôn, miền
núi, hải đảo)
Nghèo (KV nông thôn, đồng
bằng trung du)
Nghèo (KV thành thị)
Nghèo (KV nông thôn)
Nghèo (KV thành thị)
Nghèo (KV nông thôn)
Nghèo (KV thành thị)


≤ 80.000 đồng
≤ 100.000 đồng
≤ 150.000 đồng
≤ 200.000 đồng
≤ 260.000 đồng
≤ 400.000 đồng
≤ 500.000 đồng

Nghèo (KV nông thôn)

≤ 700.000 đồng

Nghèo (KV thành thị)

≤ 900.000 đồng

(Nguồn: Bộ LĐ-TB và XH, chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN và
Quyết định số 170/2005/QĐ-TT; Quyết định số 59/2015 TTg)
Phương pháp chuẩn nghèo này đã được đánh giá phù hợp với mức sống
và thu nhập của dân cư nói chung, cũng như thu nhập của 20% nhóm nghèo


8

nhất, đảm bảo được khả năng huy động nguồn lực thực hiện mục tiêu dự kiến
và đáp ứng được yêu cầu từng bươc tiếp cận và hội nhập quốc tế.
2.1.1.2.3 Các khía cạnh của nghèo đói
* Về thu nhập: Đa số những người nghèo có cuộc sống khó khăn cực
khổ và có mức thu nhập thấp. Điều này do tính chất công việc của họ đem lại.

Người nghèo thường làm công việc đơn giản, lao động chân tay, công việc
cực nhọc nhưng thu nhập thấp. Công việc thường bấp bênh, khơng ổn định,
phụ thuộc vào thời vụ và có tính rủi ro liên quan đến thời tiết ( mưa, nắng, hạn
hán, lũ lụt, động đất…). Các nghề thuộc về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp là ví dụ cho vấn đề này. Do thu nhập thấp nên chi tiêu trong cuộc sống
của những người nghèo hạn chế hầu hết các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày chỉ
được đáp ứng ở mức thấp thậm chí là khơng đủ. Điều này kéo theo hàng loạt
vấn đề khác như giảm sức khỏe, giảm sức lao động từ đó giảm thu nhập đã
tạo nên vịng luẩn quẩn của đói nghèo.
* Y tế - giáo dục: Những người nghèo thường mắc phải những căn
bệnh như cảm cúm, đau khớp… vì phải lao động cực nhọc. Ngồi ra họ cịn
phải sống trong những vùng có điều kiện vệ sinh, y tế cịn hạn chế. Họ khơng
được sử dụng nước sạch, khơng có cơng trình khép kín, dẫn đến tăng tỷ lệ số
trẻ em bị suy dinh dưỡng và bà mẹ bị mang thai thiếu máu. Nguyên nhân là
do bị đối xử bất bình đẳng trong xã hội người nghèo không được tiếp xúc với
các dịch vụ an sinh xã hội so với người giàu. Bên cạnh đó trình độ nhận thức
của người nghèo, họ thường khơng quan tâm tới sức khỏe của mình, chủ quan
khiến bệnh càng trầm trọng hơn.
Tình trạng giáo dục đối với người nghèo cũng là vấn đề đáng quan tâm.
Hầu hết những người nghèo không đủ điều kiện học đến nơi đến chốn. Tỷ lệ
thất học, mù chữ ở hộ nghèo, đói rất cao. Tình trạng này do các gia đình
khơng thể trang trải được lệ phí, học phí cho con cái hoặc do tâm lý cổ hủ lạc
hậu không cho con cái đi học vì sẽ mất đi 1 lao động. Hiện nay một số hộ


9

nghèo đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đến trường tuy nhiên vấn
đề chi phí cho học tập rất là khó khăn đối với tình hình tài chính của gia đình.
Tóm lại, y tế - giáo dục là một vấn đề được nhiều người quan tâm, họ

cũng đã hiểu được tầm quan trọng của các yếu tố này đối với bản thân và
tương lai của họ và gia đình. Nhưng do thu nhập họ q thấp, khơng đủ trang
trải học phí, viện phí, họ đành phải chấp nhận để con cái thôi học, người bệnh
không được khám chữa kịp thời.
* Điều kiện sống:
Người nghèo thường sống ở những vùng có điều kiện vệ sinh, y tế thấp,
cịn nhiều hạn chế, chẳng hạn, họ không được sử dụng nguồn nước sạch,
khơng có cơng trình phụ hợp vệ sinh, từ đó đưa ra các giải pháp giúp họ được
tiếp cận với các với nguồn nước sạch và vệ sinh hợp lý.
* Tiếp cận thông tin
Sử dụng thước đo tiếp cận thông tin nhằm nâng cao khả năng tiếp cận
thông tin truyền thơng cho người nghèo rất quan trọng vì tình trạng tiếp cận
thơng tin của họ rất cịn hạn chế và lạc hậu. Từ đó đưa ra các phương pháp
khắc phục
* Nhà ở:
Không được sống và sinh hoạt trong những ngôi nhà bền vững, họ luôn
phải sống trong nỗi lo sợ thiếu thốn về vật chất và tinh thần do đó mà nó làm
ảnh hưởng rất nhiều tới cơng việc sản xuất hàng ngày, rồi từ đó đưa ra các giải
pháp khắc phục.
2.1.2 Nghèo đa chiều
2.1.2.1 Khái niệm nghèo đa chiều
Nghèo đa chiều có thể được hiểu là tình trạng con người không được
đáp ứng một hoặc một số nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.
Khái niệm nghèo về tiền thường được áp dụng trong nghiên cứu về đói
nghèo trên thế giới. Tuy nhiên, tình trạng nghèo khơng chỉ được đo lường


10

bằng chi tiêu hay thu nhập, mà còn bằng các chỉ báo về mức sống chỉ ra phúc

lợi kinh tế - xã hội mà hộ gia đình có được. Mặc dù vậy, việc chọn lựa các chỉ
báo phù hợp để đo lường nghèo đa chiều vẫn còn chưa rõ ràng. Cách tiếp cận
Sinh kế bền vững (SLA) của Bộ Phát triển Quốc tế - Vương Quốc Anh
(DFID) có quan hệ chặt chẽ với khái niệm nghèo đa chiều khi sử dụng một bộ
các chỉ báo kinh tế - xã hội để phản ánh khả năng tiếp cập đến năm nhóm tài
sản sinh kế bao gồm tài sản con người, xã hội, tự nhiên, vật chất và tài chính
của hộ gia đình hoặc cá nhân. [13]
Theo đó, người nghèo được tiếp cận theo hướng đa chiều, có nghĩa là
khơng chỉ có mức thu nhập bình qn dưới chuẩn nghèo mà cịn thiếu hụt ít
nhất một trong những nhu cầu xã hội như giáo dục, y tế, an sinh xa hội, nhà ở,
dịch vụ cơ bản tại nơi ở, lương thực thực phẩm….
Như vậy, khái niệm nghèo đa chiều được hiểu là tình trạng con người
khơng được đáp ứng nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.
Nghèo không chỉ được đo lường bằng thu nhập, chi tiêu mà còn bởi khả
năng tiếp cận một cách đồng thời đến lương thực, nhà ở, giáo dục, chăm sóc
sức khỏe và các mức sống xã hội khác, ngay cả các chỉ báo phi vật chất. Tổng
hòa các chỉ báo này phản ánh chất lượng cuộc sống. Hiện nay, các tổ chức
quốc tế đã áp dụng khái niệm nghèo đa chiều và xây dựng các chỉ số đo lường
nghèo đa chiều. Cho đến nay hầu hết các nghiên cứu về nghèo ở Việt Nam
vẫn sử dụng tiếp cận nghèo đơn chiều mặc dù Ngân hàng thế giới (2003) đã
chỉ ra rằng Việt Nam đã áp dụng sáu phương pháp đo lường nghèo khác nhau,
trong đó có bốn phương pháp áp dụng tiếp cận nghèo đa chiều.
Có thể tồn tại các quan hệ chặt chẽ giữa các chỉ báo nghèo về tiền và
các chỉ báo về tài sản sinh kế. Mỗi tài sản sinh kế cũng có thể được coi là một
chiều đo lường của nghèo đa chiều, và được biểu thị bằng nhiều chỉ báo khác
nhau. Nghiên cứu này dựa vào lý thuyết sinh kế bền vững vì tính chất tồn
diện của lý thuyết cho phép tạo ra nền tảng hình thành các chiều đo lường


11


khác nhau cho nghèo đa chiều. Sự giàu có hay nghèo nàn về các tài sản sinh
kế cũng đồng nghĩa với sự giàu có hay nghèo theo quan niệm đa chiều. Dựa
trên tiếp cận sinh kế bền vững, Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh (2012)
đã thử sử dụng bộ số liệu VHLSS năm 2008 và đã xác định mười chiều đo đại
diện cho bốn nhóm tài sản sinh kế là vốn con người, vốn tự nhiên, vốn vật
chất, và vốn tài chính của hộ gia đình nơng thơn Việt Nam dựa trên các
phương pháp thống kê đa biến là phân tích thành phần chính PCA và Multiple
Correspondence Analysis (MCA).
Kế thừa kết quả trên, nghiên cứu này tiếp tục dựa vào khung phân
tích sinh kế bền vững (DFID, 1999) để xác định các chỉ báo đo lường
nghèo đa chiều cho hộ 3 gia đình nơng thơn Việt Nam và sử dụng bộ dữ
liệu VHLSS 2010 để kiểm tra lại tính nhất quán của các chiều đo và các chỉ báo
nghèo đa chiều.
Phương pháp mới này có nhiều điểm lợi hơn là cách đo lường thơng
thường, nó đánh giá đầy đủ các khía cạnh khác nhau của người dân về mặt
cuộc sống xã hội, chứ không chỉ đơn thuần là thu nhập. Nếu tính theo kiểu thu
nhập, xã hội dễ bỏ qua những người nằm trong diện vừa thoát nghèo nhưng
trên thực tế lại không đủ thu nhập để tiếp cận các dịch vụ xã hội khác, hoặc
những hộ gia đình có nguy cơ tái nghèo. Do đó tỉ lệ người nghèo ước tính sẽ
cao hơn, khi đó ta sẽ nắm được rõ các hộ nghèo để có một phương pháp giảm
nghèo bền vững phù hợp hơn và hiệu quả hơn để hộ nghèo được thoát nghèo.
* Kết luận
Nghèo đa chiều là cách tiếp cận mới nhằm hạn chế việc bỏ sót những
đối tượng tuy khơng nghèo về thu nhập nhưng lại nghèo về các chiều cạnh
khác. Thay vì xem xét nghèo thu nhập, những ai không được khám chữa
bệnh, không được đến trường, không được tiếp cận thông tin cũng được xác
định là nghèo. Cái nghèo gắn liền với sự thiếu thốn thu nhập/chi tiêu mà cịn
là việc khơng được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản khác.



12

Với mục đích tác động tốt hơn, tồn diện hơn đến người nghèo, việc
chuyển đổi đánh giá nghèo từ đơn chiều sang đa chiều nhằm hạn chế việc bỏ
sót những đối tượng tuy không nghèo về thu nhập, nhưng lại nghèo về các
chiều khác. Đây là phương pháp khắc phục những bất cập và hạn chế của
chính sách hiện tại. Phương pháp này giúp bảo đảm mức sống tối thiểu, đồng
thời đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản, từng bước giảm nghèo bền vững. Tuy
nhiên, song song với việc tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ, gia tăng mức
độ che phủ thì yêu cầu xuyên suốt là phải nâng cao chất lượng các dịch vụ cơ
bản, trong đó có y tế, giáo dục hiện nay.
Do tính phức tạp về nội dung và tính tốn, đo lường các tiêu chí nghèo
đa chiều nên cần có sự chuẩn bị, từng bước khi triển khai đại trà. Công tác
giảm nghèo trong giai đoạn phát triển mới cần phải đạt được cả 3 mục tiêu là:
đo lường và giám sát nghèo, định hướng chính sách giảm nghèo và xác định
được đối tượng thụ hưởng chính sách. Cần đảm bảo tính khách quan trong
việc thu thập, xử lý tính tốn, tổng hợp và báo cáo các tiêu chí nghèo, trong
đó điểm mấu chốt là xác định đúng các trọng số cho phù hợp.
2.1.2.2 Chỉ số nghèo đa chiều của Việt Nam
- Theo Quyết định số 59/2015 TTg về chuẩn nghèo ban hành ngày
19/11/2015 của Thủ tướng Chính Phủ.
1. Hộ nghèo
a) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình qn đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000
đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã
hội cơ bản trở lên.
b) Khu vực thành thị: là độ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình qn đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;



13

- Có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000
đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã
hội cơ bản trở lên.
2. Hộ cận nghèo
a) Khu vực nơng thơn: là hộ có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên
700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ
thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
b) Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên
900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ
thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
3. Hộ có mức sống trung bình
Khu vực nơng thơn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên
1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng.


14

Bảng 2.2: Bảng chỉ số nghèo đa chiều
Chiều
nghèo

Chỉ số đo lường

1.1. Trình độ giáo

dục của người lớn
1) Giáo
dục
1.2. Tình trạng đi
học của trẻ em

2.1. Tiếp cận các
dịch vụ y tế
2)Y tế

2.2. Bảo hiểm y tế

3.1. Chất lượng nhà

3) Nhà ở
3.2. Diện tích nhà ở
bình qn đầu
người

4) Điều
kiện sống

4.1 Nguồn nước
sinh hoạt
4.2. Hố xí/nhà tiêu
5.1 Sử dụng dịch vụ
viễn thơng

5)Tiếp cận
thơng tin

5.2 Tài sản phục vụ
tiếp cận thông tin

Ngưỡng thiếu hụt

Cơ sở pháp lý

Hiến pháp năm 2013
NQ 15/NQ-TW
Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên
Một số vấn đề chính sách xã hội
đủ 15 tuổi sinh từ năm 1986 trở lại
giai đoạn 2012-2020.
không tốt nghiệp Trung học cơ sở
Nghị quyết số 41/2000/QH (bổ
và hiện không đi học
sung bởi Nghị định số
88/2001/NĐ-CP)
Hiến pháp năm 2013
Luật Giáo dục 2005
Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ em trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo
độ tuổi đi học (6 - dưới 15 tuổi) hiện
dục trẻ em
khơng đi học
NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề
chính sách xã hội giai đoạn
2012-2020.
Hộ gia đình có người bị ốm đau
nhưng không đi khám chữa
bệnh(ốm đau được xác định là bị

bệnh/chấn thương nặng đến mức
Hiến pháp năm 2013
phải nằm một chỗ và phải có người
Luật Khám chữa bệnh
chăm sóc tại giường hoặc nghỉ
việc/học không tham gia được các
hoạt động bình thường)
Hiến pháp năm 2013
Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên
Luật bảo hiểm y tế 2014
từ 6 tuổi trở lên hiện tại khơng có
NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề
bảo hiểm y tế
chính sách xã hội giai đoạn
2012-2020.
Hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu
Luật Nhà ở;
kiên cố hoặc nhà đơn sơ
NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề
(Nhà ở chia thành 4 cấp độ: nhà
chính sách xã hội giai đoạn
kiên cố, bán kiên cố, nhà thiếu kiên
2012-2020.
cố, nhà đơn sơ)
Luật Nhà ở;
Quyết định 2127/QĐ-Ttg của
Diện tích nhà ở bình qn đầu người Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt
của hộ gia đình nhỏ hơn 8m2
Chiến lược phát triển nhà ở
quốc gia đến năm 2020 và tầm

nhìn đến năm 2030
NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề
Hộ gia đình khơng được tiếp cận
chính sách xã hội giai đoạn
nguồn nước hợp vệ sinh
2012-2020.
NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề
Hộ gia đình khơng sử dụng hố
chính sách xã hội giai đoạn
xí/nhà tiêu hợp vệ sinh
2012-2020.
Luật Viễn thơng
Hộ gia đình khơng có thành viên
NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề
nào sử dụng thuê bao điện thoại và
chính sách xã hội giai đoạn
internet
2012-2020.
Hộ gia đình khơng có tài sản nào
Luật Thông tin truyền thông
trong số các tài sản: Ti vi, radio,
NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề
máy tính; và khơng nghe được hệ
chính sách xã hội giai đoạn
thống loa đài truyền thanh xã/thôn
2012-2020.

(Nguồn:Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội,2015)

Điểm


10

10

10

10

10

10

10
10

10
10


15

2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Các bài học về giảm nghèo trên Thế giới và Việt Nam
Trên thực tế, hầu hết những người nghèo đều tập trung ở khu vực nơng
thơn, bởi vì đây là khu vực hết sức khó khăn về mọi mặt như: điện, nước sinh
hoạt, đường, trạm y tế... ở các nước đang phát triển với nền kinh tế sản xuất là
chủ yếu thì sự thành cơng của chương trình xố đói giảm nghèo phụ thuộc
vào chính sách của Nhà nước đối với chương trình phát triển nông nghiệp và
nông thôn của các quốc gia. Thực tế cho thấy rằng các con rồng châu á như:

Hàn quốc, Singapo, Đài Loan; các nước ASEAN và Trung quốc đều rất chú ý
đến phát triển nông nghiệp và nông thôn. Xem nó khơng những là nhiệm vụ
xây dựng nền móng cho q trình CNH-HĐH, mà cịn là sự đảm bảo cho phát
triển bền vững của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên không phải nước nào
cũng ngay từ đầu và trong suốt quá trình vật lộn để trở thành các con rồng đều
thực hiện sự phát triển cân đối , hợp lý ở từng giai đoạn, từng thời kỳ giữa
công nghiệp với nông nghiệp. Dưới đây là kết quả và bài học kinh nghiệm của
1 số nước trên thế giới.
* Hàn Quốc
Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, chính phủ Hàn Quốc không chú ý
đến việc phát triển nông nghiệp nông thôn mà đi vào tập trung phát triển ở các
vùng đô thị, xây dựng các khu công nghiệp tập trung ở các thành phố lớn, thế
nhưng 60% dân số Hàn Quốc sống ở khu vực nông thôn, cuộc sống nghèo
đói, tuyệt đại đa số là tá điền, ruộng đất tập trung vào sở hữu của giai cấp địa
chủ, nhân dân sống trong cảnh nghèo đói tột cùng. Từ đó gây ra làn sóng di
dân tự do từ nơng thơn vào thành thị để kiếm việc làm, chính phủ khơng thể
kiểm sốt nổi, gây nên tình trạng mất ổn định chính trị -xã hội. Để ổn định
tình hình chính trị -xã hội, chính phủ Hàn Quốc buộc phải xem xét lại các
chính sách kinh tế -xã hội của mình, cuối cùng đã phải chú ý đến việc điều
chỉnh các chính sách về phát triển kinh tế -xã hội ở khu vực nông thôn


16

và một chương trình phát triển nơng nghiệp nơng thơn được ra đời gồm 4
nội dung cơ bản:
- Mở rộng hệ thống tín dụng nơng thơn bằng cách tăng số tiền cho hộ
nông dân vay.
- Nhà nước thu mua ngũ cốc của nông dân với giá cao.
- Thay giống lúa mới có năng suất cao.

- Khuyến khích xây dựng cộng đồng mới ở nông thôn bằng việc thành
lập các HTX sản xuất và các đội ngũ lao động để sửa chữa đường xá, cầu
cống và nâng cấp nhà ở.
Với những nội dung này, chính phủ Hàn Quốc đã phần nào giúp nhân
dân có việc làm, ổn định cuộc sống, giảm bớt tình trạng di dân ra các thành
phố lớn để kiếm việc làm. Chính sách này đã được thể hiện thông qua kế
hoạch 10 năm cải tiến cơ cấu nông thôn nhằm cải tiến cơ cấu kinh tế nông
thôn theo hướng đa dạng hố sản xuất nơng nghiệp, từng bước đưa nền kinh
tế phát triển nhằm xố đói giảm nghèo cho dân chúng ở khu vực nơng thơn.
Tóm lại: Hàn Quốc đã trở thành 1 nước công nghiệp phát triển nhưng
chính phủ vẫn coi trọng những chính sách có liên quan đến việc phát triển
kinh tế nông nghiệp nông thôn nhằm xố đói giảm nghèo cho dân chúng ở
khu vực nơng thơn, có như vậy mới xố đói giảm nghèo cho nhân dân tạo thế
ổn định và bền vững cho nền kinh tế.
* Nhật Bản
Nhật bản là một quốc gia có điều kiện tự nhiên rất khó khăn, khắc
nghiệt, là một đất nước đất hẹp người đông, điều kiện để kinh tế phát triển rất
khó khăn, nghèo nàn về tài nguyên, lại thường xuyên xảy ra động đất.
Nhưng chỉ trong 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ II (kết thúc tháng 9 năm
1945), Nhật Bản đã từ một nước kiệt quệ sau chiến tranh vươn lên thành một
cường quốc kinh tế, đời sống nhân dân tăng cao, tính trạng đói nghèo giảm
đáng kể. hiện nay 90% dân số Nhật Bản là tầng lớp trung lưu. Có được thành


17

quả hơm nay là nhờ vào các kế hoạch, chính sách được đưa ra đúng đắn và
thực hiện tích cực, góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống
và xóa đói giảm nghèo (XĐGN) bền vững.
Nhật Bản đã thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau:

(i) Thực hiện q trình dân chủ hóa sau chiến tranh, tạo lập nền kinh tế
thị trường bao gồm nhiều chủ thể, có sự bình đẳng tương đối trong sản xuất
kinh doanh, thực hiện dân chủ hóa lao động;
(ii) Nhà nước can thiệp mạnh mẽ vào nền kinh tế thị trường, đảm bảo
sự phát triển theo mục tiêu;
(iii) Thực hiện nhiều chính sách với phương châm “mọi người cùng
hưởng lợi” từ tăng trưởng nền kinh tế;
(iv) Xóa bỏ sự phân hóa giàu nghèo, tạo lập sự bình đẳng trong xã hội
đối

với tài sản và đất đai nhanh chóng thực hiện mục tiêu “ruộng đất cho

người cày”;
(v) Thực hiện chính sách thuế thu nhập để giảm bớt khoảng cách
chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm dân cư;
(vi) Thực hiện chính sách hỗ trợ giúp người có thu nhập thấp;
(vii) Thực hiện chính sách vùng, khu vực, khuyến khích phát triển lợi
thế so sánh giữa các vùng, hỗ trợ khu vực nơng nghiệp, nơng thơn thơng qua
chính sách bảo hộ đối với sản xuất nơng nghiệp;
(viii) Thực hiện chính sách phúc lợi xã hội, thông qua hệ thống bảo
hiểm rộng lớn trên các lĩnh vực, dịch vụ công cộng, phúc lợi bảo hiểm xã hội,
y tế cộng đồng, trợ cấp và hỗ trợ các nạn nhân chiến tranh.
Đây chính là một trong những nhiều biện pháp mà Nhật Bản thực hiện
để giúp người dân thốt nghèo và những người khơng may gặp phải rủi ro
nhanh chóng trở lại có cuộc sống ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống.


×