Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế hộ tại thị trấn bảo lạc huyện bảo lạc tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.16 KB, 72 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------

NÔNG MINH THẢO

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TẠI THỊ TRẤN
BẢO LẠC - HUYỆN BẢO LẠC - TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Kinh tế Nơng nghiệp
Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khố học

: 2010 - 2014

Thái Nguyên, 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


------------------------

NÔNG MINH THẢO

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TẠI THỊ TRẤN
BẢO LẠC - HUYỆN BẢO LẠC - TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Phát triển Nơng thơn

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Lớp

: 42 - PTNT

Khố học

: 2010 - 2014


Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Dương Văn Sơn

Thái Nguyên, 2014


LỜI CẢM ƠN
Qua q trình thực tập tốt nghiệp, tơi đã bước đầu được tiếp cận với
kiến thức thực tế, đây là tiền đề giúp tôi nâng cao kiến thức và trải nghiệm so
với những gì tơi đã tiếp thu được ở trường nhằm đáp ứng nhu cầu lao động
hiện nay và hồn thành khóa học của mình.
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trường. Ban chủ nhiệm Khoa
Kinh tế & PTNT, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo PGS.TS Dương
Văn Sơn, tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số
giải pháp phát triển kinh tế hộ tại thị trấn Bảo Lạc - huyện Bảo Lạc - tỉnh
Cao Bằng”
Sau một thời gian tìm hiểu tại địa phương, đến nay đề tài đã được hoàn
thiện. Ngoài sự nỗ lực của bản thân, tơi cịn nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ của các tập thể và cá nhân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS
Dương Văn Sơn, người đã tận tình chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực tập và
hồn thiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm dạy bảo của các
thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Cục Thống kê, Ủy ban
nhân dân thị trấn Bảo Lạc, các phòng ban trong xã, huyện Bảo Lạc đã giúp đỡ
tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên,
khích lệ và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành khóa luận
tốt nghiệp này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2014

Sinh viên
Nông Minh Thảo


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHĨA LUẬN
Trang
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất thị trấn Bảo Lạc qua 3 năm 2011 – 2013 ... 28
Bảng 4.2: Diện tích, năng suất, sản lượng của một số loại cây trồng trên địa
bàn thị trấn Bảo Lạc năm 2013 .................................................................... 34
Bảng 4.3. Tình hình chăn ni của thị trấn Bảo Lạc giai đoạn 2011-2013..... 36
Bảng 4.4. Tổng hợp đặc gđiểm các hộ điều tra ............................................. 37
Bảng 4.5. Năng suất, sản lượng bình quân một số cây trồng chính của nhóm
hộ điều tra .................................................................................................... 39
Bảng 4.6. Số lượng vật ni chính của các hộ điều tra ................................ 41
Bảng 4.7: Các nguồn thu của nhóm hộ điều tra ............................................ 44
Bảng 4.8. Bảng tổng hợp đặc điểm người lao động tại Trung Quốc ............. 44
Bảng 4.9. Tình hình vốn của nhóm hộ điều tra năm 2013 ............................. 45
Bảng 4.10. Những khó khăn của các hộ điều tra .......................................... 46
Bảng 4.11. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của các hộ điều tra . 48


DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHĨA LUẬN
Trang
Hình 4.1. Tình hình các hộ phân theo dân tộc .............................................. 39
Hình 4.2. Trình độ văn hoá của các hộ điều tra.............................................. 39


Từ viết tắt
PGS - TS
QĐ - NHNN

CNH – HĐH
NQ - CP
GTSX
FAO
TDTT
UBND
KHKT
ANQP
LĐTBXH
NN & PTNT
KT - XH
SWOT
KNKL
CC
SL
BQ
TB
Đ
Tr.đ
SPARD

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Diễn giải
Phó giáo sư – Tiến sĩ
Quyết định – Ngân hàng nhà nước
Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Nghị quyết - Chính phủ
Giá trị sản xuất
Tổ chức nơng lương Liên Hợp Quốc
Thể dục thể thao

Ủy ban nhân dân
Khoa học kỹ thuật
An ninh quốc phịng
Lao động thương binh xã hội
Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn
Kinh tế - Xã hội
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
Khuyến nông khuyến lâm
Cơ cấu
Sản lượng
Bình quân
Trung bình
Đồng
Triệu đồng
Chương trình cải thiện cung cấp dịch vụ công trong
nông nghiệp và phát triển nông thôn


MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ..................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung .................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học..................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................. 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................ 4

2.1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về nông hộ .............................................. 4
2.1.2. Phân loại hộ nông dân.......................................................................... 8
2.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của kinh tế hộ nông dân..... 9
2.1.4. Những vấn đề lý luận cơ bản về sử dụng đất nông nghiệp .................. 12
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................... 14
2.2.1. Khái quát dự phát triển của kinh tế hộ nông dân ở một số nước trên thế
giới và nước ta.............................................................................................. 14
2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế nông hộ trong nước ............................... 17
2.3. Xu hướng phát triển kinh tế hộ nông nghiệp và những bài học kinh
nghiệm rút ra ................................................................................................ 19
2.3.1. Xu hướng phát triển của kinh tế hộ nông nghiệp................................. 19
2.3.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra ..................................................... 19
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ........................................................................................................ 21


3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 21
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 21
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.......................................................... 21
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 21
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 21
3.4.2. Phương pháp điều tra chọn mẫu.......................................................... 23
3.4.3. Phương pháp xử lí, phân tích và tổng hợp số liệu ............................... 24
3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................... 24
3.5.1. Chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của chủ hộ ............................................... 24
3.5.2. Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất ................................................... 24
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 26
4.1. Đăc điểm chung về địa bàn nghiên cứu ................................................. 26

4.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 26
4.1.2. Địa hình .............................................................................................. 26
4.1.3. Điều kiện khí hậu, nguồn nước, thủy văn............................................ 27
4.1.4. Tình hình sử dụng đất đai .................................................................... 28
4.1.5. Tài nguyên khoáng sản ...................................................................... 29
4.1.6. Môi trường ......................................................................................... 29
4.1.7. Cơ sở hạ tầng ..................................................................................... 30
4.1.8. Một số đặc điểm về y tế giáo dục, văn hóa, TDTT, ANQP của thị trấn
..................................................................................................................... 31
4.1.9. Nhận xét chung .................................................................................. 32
4.2. Thực trạng phát triển kinh tế nông hộ tại thị trấn Bảo Lạc .................. 33


4.2.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp của thị trấn Bảo Lạc giai đoạn 2011
– 2013 .......................................................................................................... 33
4.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế hộ của các nhóm hộ diều tra .............. 36
4.3. Định hướng và một số giải pháp phát triển kinh tế hộ tại thị trấn Bảo
Lạc................................................................................................................ 49
4.3.1. Định hướng phát triển kinh tế hộ tại thị trấn Bảo Lạc ......................... 49
4.3.2. Giải pháp chung nhằm phát triển kinh tế hộ tại thị trấn Bảo Lạc ...... 52
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 56
5.1 Kết luận .................................................................................................. 56
5.2 Kiến nghị ................................................................................................ 57
5.2.1 Đối với nhà nước ................................................................................ 57
5.2.2 Đối với chính quyền cơ sở .................................................................. 58
5.2.3 Đối với các hộ nông dân ...................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 59


1


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nơng nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu, giữ vị trí
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó càng trở lên quan trọng đối với
một quốc gia với gần 80% dân số sống ở nông thôn và gần 70% lao động làm
việc trong các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp như đất nước Việt Nam ta.
(Nguyễn Thị Châu, 2011)[1].
Có thể khẳng định trong q trình phát triển nơng nghiệp nơng thơn, kinh
tế hộ gia đình giữ vai trị quan trọng khơng thể thiếu. Nó là đơn vị kinh tế đặc thù
và phù hợp với thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay.
Trong những năm qua, cùng với sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức quản
lý kinh tế của Nhà nước, kinh tế hộ được coi trọng và nó đã thúc đẩy sự phát
triển của ngành nông nghiệp nước ta, đưa nước ta từ chỗ thiếu lương thực thực
phẩm trở thành nước có khối lượng gạo xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới.
Như vậy kinh tế hộ đã tỏ ra là một đơn vị kinh tế phù hợp với đặc thù
trong sản xuất nơng nghiệp, nó góp phần giải quyết vấn đề việc làm và xây dựng
cuộc sống mới ở nông thôn, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao và phong phú
của con người về lương thực, thực phẩm.
Mặc dù trong những năm qua kinh tế hộ đã đạt được những thành tựu
to lớn, song chính trong bản thân nó vẫn đang tồn tại những mâu thuẫn cơ bản
cần giải quyết đó là:
- Sản xuất trong kinh tế hộ hiện nay chủ yếu là hoạt động sản xuất nông
nghiệp, yêu cầu ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất bị kìm hãm bởi
diện tích đất manh mún, quy mô nhỏ do kết quả của việc chia đất bình quân.
- Mâu thuẫn giữa tăng dân số và thiếu việc làm, kết hợp với tính thời vụ
trong nơng nghiệp tạo ra hiện tượng dư thừa lao động, dẫn đến năng suất lao
động bình quân thấp.
- Tình trạng thiếu kiến thức, thiếu vốn đầu tư đang là tình trạng chung

của các hộ gia đình nên khi có chính sách cho vay vốn hộ cũng không biết sử
dụng sao cho có hiệu quả.


2

Thị trấn Bảo Lạc là một huyện thuộc tỉnh Cao Bằng nền sản xuất
của thị trấn nói chung vẫn chủ yếu dựa vào nơng nghiệp. Kinh tế nơng
nghiệp nói chung và kinh tế nơng hộ của xã nói riêng đang dần phát triển
theo đà phát triển chung của cả nước nhưng nó cũng khơng tránh khỏi
những mâu thuẫn tồn tại cần được giải quyết.
Những vấn đề cần làm rõ là: Hiện trạng kinh tế hộ nông dân của thị
trấn Bảo Lạc ra sao? Những giải pháp chủ yếu nào nhằm phát triển kinh tế
hộ nông dân trong những năm tới? Đó là một số vấn đề đặt ra cần được
nghiên cứu và giải đáp.
Xuất phát từ thực trạng đó em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế hộ tại thị trấn
Bảo Lạc- huyện Bảo Lạc- tỉnh Cao Bằng”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. M c tiêu nghiên c u chung
Thơng qua q trình thực tập tại địa phương nghiên cứu, đánh giá
những thực trạng và tình hình phát triển kinh tế hộ nơng dân tại thị trấn từ đó
đưa ra những giải pháp mang tính thiết thực nhằm giải quyết các vấn đề khó
khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế nông hộ tại thị trấn trong thời gian tới.
1.2.2. M c tiêu nghiên c u c th
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị trấn Bảo Lạc.
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ trên địa bàn nghiên cứu.
- Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế hộ.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong h c t p và nghiên c u khoa h c

- Giúp cho sinh viên thấy được những khó khăn cũng như tiềm năng,
nguồn lực tại địa bàn nghiên cứu, từ đó có những giải pháp nhằm phát triển
kinh tế nơng thơn tại địa phương.
- Q trình thực hiện đề tài thực tập sẽ nâng cao năng lực cũng như rèn
luyện kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân mỗi sinh viên.


3

- Đề tài cũng được coi là một tài liệu tham khảo cho Trường, Khoa, các
cơ quan trong ngành và sinh viên các khóa tiếp theo.
1.3.2. Ý nghĩa th c ti n
- Đề tài có thể là cơ sở khắc phục những vấn đề bất cập mà kinh tế
nông hộ đang gặp phải.
- Đề tài có thể đưa ra những định hướng, giải pháp thiết thực giúp
người dân địa phương phát triển kinh tế.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài được sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho địa phương trong q trình phát triển kinh tế hộ nơng dân trong thời gian
tới, là cơ sở cho các nhà quản lý, lãnh đạo, các ban ngành đưa ra các phương
hướng để phát huy tiềm năng thế mạnh, giải quyết những khó khăn, trở ngại
nhằm phát triển kinh tế hộ ngày càng hiệu quả và bền vững.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về nông hộ
2.1.1.1. Khái niệm về kinh tế nông hộ

Từ lâu chúng ta quan niệm: Hộ gia đình ở nơng thơn làm nông nghiệp
được gọi là nông hộ. Phát triển kinh tế hộ nơng dân là phát triển kinh tế gia
đình nông dân. Hầu như tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp
ở nông thôn chủ yếu được thực hiện thơng qua hoạt động của nơng hộ.
Từ đó ta có thể hiểu kinh tế hộ nơng dân (kinh tế nơng hộ): Là hình
thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội trong đó các nguồn lực như
đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là chung để tiến hành
sản xuất. Những thành viên trong nơng hộ có cùng chung một ngân quỹ, cùng
ở, sinh hoạt chung một nhà. Mọi quyết định sản xuất kinh doanh và đời sống
phụ thuộc vào chủ hộ. Được nhà nước thừa nhận và hỗ trợ tạo điều kiện để
phát triển. Do vậy hộ không th lao động, khơng có khái niệm tiền lương và
khơng tính được lợi nhuận, địa tơ và lợi tức. Nơng hộ chỉ có thu nhập của tất
cả các hoạt động kinh tế. Đó là sản lượng thu được hàng năm của hộ trừ đi chi
phí mà hộ đã bỏ ra phục vụ sản xuất.
+ Theo Đinh Thị Mai Phương (2005), kinh tế nơng hộ là một hình
thức sản xuất hàng hố (tức là người đầu tư vào nơng hộ với mục đích là sản
xuất hàng hố là chủ yếu để cung ứng cho thị trường chứ không phải để tiêu
dùng) trong nông, lâm nghiệp (bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi và nuôi
trồng thuỷ sản) với quy mô, mức độ tập trung các yếu tố sản xuất, năng lực
quản lý điều hành tương đối lớn so với các hình thức tổ chức sản xuất thơng
thường của các hộ gia đình ở nông thôn[3].
+ Lâm Quang Huyên (2004), đã đề cập tới hai khái niệm về nông hộ
như sau:
- Khái niệm thứ nhất, nông hộ là một đơn vị sản xuất cơ bản của nền
nơng nghiệp hàng hố nước ta, được tổ chức trên nguyên tắc tích tụ và tập


5

trung ruộng đất, tích tụ và tập trung vốn, tập trung vào chun mơn hố lao

động, vào một hay nhiều chủ thể kinh doanh ở một quy mô nhất định nhằm
đạt sản lượng hàng hoá cao, với tỷ suất hàng hố cao.
- Khái niệm thứ hai, nơng hộ là loại cơ sở sản xuất của hộ gia đình nơng
dân, hình thành và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường từ khi
phương thức sản xuất tư bản thay thế phương thức sản xuất phong kiến. Nông hộ
ra đời từ cơ sở của các hộ tiểu nông sau khi phá bỏ cái vỏ bọc sản xuất tự cấp, tự
túc khép kín, vươn lên sản xuất nhiều nơng sản hàng hố tiếp cận với thị trường,
từng bước thích nghi với nền kinh tế cạnh tranh[2].
* Khái niệm: C.Mác khẳng định kinh tế nông hộ là nền nông nghiệp
sản xuất hàng hố khác với nền kinh tế tiểu nơng tự cấp, tự túc. Ơng đã phân
biệt người chủ nơng hộ với người tiểu nông; người chủ nông hộ bán ra thị
trường tồn bộ sản phẩm làm ra; người tiểu nơng tiêu dùng toàn bộ sản phẩm
làm ra và mua bán càng ít càng tốt.
Nghị quyết số: 03/2000/NQ - CP ngày 02/02/2000: “Kinh tế nơng hộ là
hình thức tổ chức sản xuất hàng hố trong nơng nghiệp, nơng thơn, chủ yếu
dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mơ và nâng cao hiệu quả sản xuất
trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản
xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản”[12].
2.1.1.2. Những đặc trưng chủ yếu của kinh tế nông hộ
* Trong kinh tế hộ nơng dân có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở
hữu với quá trình quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất
- Sở hữu trong nông hộ là sở hữu chung, nghĩa là mội thành viên trong
nơng hộ đều có quyền sở hữu với những tư liệu sản xuất vốn có, cũng như
những tài sản khác của hộ.
Mặt khác, do cùng nhau chung một ngân quỹ cho nên mọi người
trong hộ đều có ý thức trách nhiệm rất cao và việc bố trí sắp xếp công
việc trong hộ cũng rất hợp lý và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn các hình
thức kinh tế khác.
- Các thành viên trong nông hộ đều quen với việc sử dụng những
tự liệu sản xuất và tài sản, họ hiểu rõ đặc tính của từng loại tài sản. Từ



6

đó mỗi thành viên đều có ý thức sử dụng và bảo quản sao cho đạt hiệu
quả nhất.
* Lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ
- Trong nơng hộ, chủ hộ vừa là người điều hành quản lý sản xuất đồng
thời vừa là người trực tiếp tham gia lao động sản xuất, cho nên tính thống
nhất giữa lao động quản lý và lao động trực tiếp rất cao.
- Trong nông hộ, mọi người gắn bó chặt chẽ với nhau. Kinh tế hộ nơng
dân lại tổ chức với quy mô nhỏ hơn các loại hình doanh nghiệp nơng nghiệp
khác cho nên việc điều hành sản xuất và quản lý cũng đơn giản gọn nhẹ.
- Trong nơng hộ, lao động có tính tự giác rất cao, mọi người làm việc
với tư cách người chủ giúp đỡ lẫn nhau, phù hợp với điều kiện từng người.
Mọi người trong gia đình hiểu rõ trình độ và năng lực của nhau và đều cùng
phấn đấu cho sự thịnh vượng của gia đình mình, cho nên các mâu thuẫn trong
q trình lao động nếu có phát sinh cũng được giải quyết thuận lợi.
* Kinh tế nơng hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh rất cao
- Do kinh tế nơng hộ có quy mơ nhỏ nên bao giờ cũng có tính thích ứng
dễ dàng hơn so với các doanh nghiệp nơng nghiệp có quy mơ lớn hơn. Nếu
như gặp điều kiện thuận lợi thì nơng hộ có thể tập trung mọi nguồn lực thậm
chí đơi khi giảm bớt khẩu phần ăn của mình để mở rộng sản xuất. Cịn khi gặp
điều kiện bất lợi, hộ có khả năng duy trì bằng cách thu hẹp quy mơ sản xuất,
có khi quay về tự cung, tự cấp.
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những sinh vật, chúng phát
triển theo những quy luật sinh học nhất định. Mọi sự thay đổi của thời tiết, khí
hậu và tác động của con người đều ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh
trưởng, phát triển của cây trồng vật ni và từ đó ảnh hưởng đến kết quả sản
xuất cuối cùng.

Điều đó địi hỏi người lao động phải thường xun quan tâm,
chăm sóc cây trồng, vật ni bằng tình cảm của người chủ trực tiếp và
thực sự là người của đồng ruộng và chuồng trại, đồng thời phải có
những tác động và điều chỉnh phù hợp, kịp thời khi phát những yếu tố
có ảnh hưởng khơng tốt đến cây trồng, vật nuôi. Điều này phù hợp với
kinh tế hộ.


7

- Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu đặc biệt, chủ yếu, có giới hạn về
diện tích, có vị trí cố định và chất lượng khơng đều, điều đó địi hỏi người sản
xuất phải biết bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp, khai thác, sử dụng hợp lý đất
đai. Những đòi hỏi này được đáp ứng đầy đủ hơn khi sản xuất tiên hành theo
quy mơ gia đình.
* Kinh tế nơng hộ có sự gắn bó chặt chẽ giữa q trình sản xuất với lợi
ích của người lao động
- Trong kinh tế nơng hộ, mọi người gắn bó với nhau cùng đồng
tâm hợp lực để phát triển kinh tế hộ mình. Do vậy có sự gắn bó chặt chẽ
giữa kết quả sản xuất với lợi ích của từng người. Lợi ích kinh tế đã thực
sự trở thành động lực thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân.
- Trong nơng hộ, mọi người đều có quyền tham gia phân phối kết quả
sản xuất mà không phụ thuộc vào mức độ đóng góp vào sản xuất.
* Kinh tế nơng hộ là đơn vị sản xuất có quy mơ nhỏ nhưng hiệu quả
- Kinh tế nông hộ quy mô nhỏ không đồng nghĩa với sự lạc hậu, năng
suất thấp, kinh tế nơng hộ vẫn có khả năng cho năng suất cao hơn các doanh
nghiệp có quy mơ lớn.
- Kinh tế nơng hộ có khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để
cho năng suất cao, đó là biểu hiện của sản xuất lớn.
Thực tế đã chứng tỏ kinh tế nơng hộ là loại hình thích hợp nhất với đặc

điểm sản xuất nông nghiệp, với cây trồng, vật nuôi trong quá trình sinh
trưởng, phát triển cần sự tác động kịp thời.
* Kinh tế nông hộ sử dụng lao động và tiền vốn của hộ là chủ yếu
- Kinh tế nông hộ dựa vào nguồn lực của gia đình để tạo ra nhu nhập
phục vụ cho cuộc sống gia đình họ.
- Hộ khơng th lao động hoặc th lao động ngồi không đáng kể, vốn
sản xuất chủ yếu do hộ tự tích lũy. Nếu có vay thì chỉ vay với lượng nhỏ để
kịp thời vụ.


8

2.1.2. Phân lo i h nông dân
2.1.2.1. Phân loại theo tính chất ngành nghề sản xuất
Tuỳ điều kiện tự nhiên, trình độ sản xuất và đặc điểm thị trường từng
vùng, nông hộ được chia ra:
- Nông hộ kinh doanh tổng hợp: Là loại hình nơng hộ kết hợp nơng
nghiệp với tiểu thủ cơng nghiệp.
- Nơng hộ chun mơn hố: Chun ni gà, vỗ béo lợn, ni bị thịt
hoặc bị sữa, trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh,... hoặc chuyên sản xuất nông,
lâm sản làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
2.1.2.2. Theo hình thức tổ chức quản lý
Nơng hộ gia đình: Là loại hình phổ biến nhất ở các nước. Đó là kiểu
nơng hộ độc lập sản xuất kinh doanh do người chủ hộ hay một người thay mặt
gia đình đứng ra quản lý. Thông thường, mỗi nông hộ là của một hộ gia đình,
nhưng có nơi quan hệ huyết thống cịn đậm nét thì vài gia đình cùng quản lý
kinh doanh một cơ sở.
Nông hộ liên doanh: Do 2 - 3 nơng hộ gia đình hợp thành một nơng hộ
lớn, tuy nhiên mỗi nơng hộ thành viên vẫn có quyền tự chủ điều hành sản
xuất. Đối tượng liên doanh thường là anh em, họ hàng hay bạn bè thân thiết.

Nông hộ hợp doanh: Tổ chức theo nguyên tắc Công ty Cổ phần hoạt
dộng trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản. Loại nông hộ
này thường có quy mơ lớn, thực hiện chun mơn hố sản xuất, sử dụng lao
động làm thuê là chủ yếu Bao gồm hai loại: Nơng hộ hợp doanh gia đình và
nơng hộ hợp doanh phi gia đình.
2.1.2.3. Theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất
Chủ nơng hộ sở hữu tồn bộ tư liệu sản xuất từ đất đai, công cụ máy
móc đến chuồng trại, kho bãi,...
Chủ nơng hộ chỉ sở hữu một phần tư liệu sản xuất, một phần đi th
của người khác.
Chủ nơng hộ hồn tồn khơng có tư liệu sản xuất mà đi thuê toàn bộ
các cơ sở của nông hộ khác hoặc của Nhà nước để sản xuất.


9

2.1.2.4. Theo phương thức điều hành sản xuất
Chủ nông hộ sống cùng gia đình ở nơng thơn, trực tiếp điều hành sản
xuất và trực tiếp lao động.
Nông hộ uỷ thác, uỷ nhiệm ruộng đất và tư liệu sản xuất của mình
cho anh em, họ hàng, bạn bè thân thiết cịn ở tại quê để tiếp tục canh tác.
2.1.2.5. Phân loại theo mức thu nhập của hộ
Nông hộ thuần nông: Ở những nước nơng nghiệp kém phát triển,
nguồn sống chính dựa vào nơng nghiệp thì đương nhiên cơ cấu thu nhập
của các nơng hộ dựa hồn tồn hay phần lớn vào nơng nghiệp. Những loại
nơng hộ này thường có quy mơ vừa và lớn và thu nhập từ nông nghiệp đủ
sức trang trải các nhu cầu tái sản xuất và sinh hoạt.
Nơng hộ có thu nhập chủ yếu ngồi nơng nghiệp: Các nông hộ này
thường là các nông hộ quy mô nhỏ, thu nhập từ nông nghiệp không đáp
ứng được các nhu cầu nên phải đi làm thêm ngồi nơng hộ trên địa bàn

nơng thơn, có khi vào cả thành phố để tăng thu nhập.
2.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của kinh tế hộ nơng dân
2.1.3.1. Nhóm yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý và đất đai:
Vị trí địa lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và sự
phát triển của kinh tế hộ nông dân. Những hộ nông dân có vị trí thuận lợi
như: gần đường giao thơng, gần các cơ sở chế biến nông sản, gần thị
trường tiêu thụ sản phẩm, gần trung tâm các khu công nghiệp, đơ thị
lớn,... sẽ có điều kiện phát triển kinh tế.
Sản xuất chủ yếu của hộ nông dân là nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản
xuất đặc biệt và không thể thay thế trong quá trình sản xuất. Do vậy quy mơ
đất đai, địa hình và tính chất nơng hố thổ nhưỡng có liên quan mật thiết tới
từng loại nơng sản phẩm, tới số lượng và chất lượng sản phẩm, tới giá trị sản
phẩm và lợi nhuận thu được.
- Khí hậu thời tiết và mơi trường sinh thái:
Khí hậu thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nơng nghiệp. Điều
kiện thời tiết, khí hậu, lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng,... có mối quan hệ


10

chặt chẽ đến sự hình thành và sử dụng các loại đất. Thực tế cho thấy ở những nơi
thời tiết khí hậu thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi sẽ hạn chế những bất lợi và
rủi ro, có cơ hội để phát triển kinh tế.
Môi trường sinh thái cũng ảnh hưởng đến phát triển hộ nông dân, nhất
là nguồn nước. Bởi vì những loại cây trồng và gia súc tồn tại theo quy luật
sinh học, nếu môi trường thuận lợi cây trồng, con gia súc phát triển tốt, năng
suất cao, còn ngược lại sẽ phát triển chậm, năng suất chất lượng giảm từ đó
dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp kém.
2.1.3.2. Nhóm nhân tố thuộc kinh tế và tổ chức, quản lý

Đây là nhóm yếu tố có liên quan đến thị trường và các nguồn lực chủ
yếu có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và phát
triển kinh tế hộ nơng dân nói riêng.
- Trình độ học vấn và kỹ năng lao động:
Người lao động phải có tŕnh độ học vấn và kỹ năng lao động để tiếp thu
những tiến hộ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Trong sản
xuất, phải giỏi chun mơn, kỹ thuật, trình độ quản lý mới mạnh dạn áp dụng
thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm mang lại lợi nhuận cao. Điều này
là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả trong sản xuất kinh doanh của
hộ, ngồi ra cịn phải có những tố chất của một người dám làm kinh doanh.
- Vốn:
Trong sản xuất nói chung và sản xuất nơng nghiệp nói riêng, vốn là
điều kiện đảm bảo cho các hộ nông dân về tư liệu sản xuất, vật tư nguyên liệu
cũng như thuê nhân công để tiến hành sản xuất. Vốn là điều kiện không thể
thiếu, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và lưu thơng sản phẩm.
- Cơng cụ sản xuất:
Trong q trình sản xuất nói chung và sản xuất nơng nghiệp nói riêng,
cơng cụ lao động có vai trị quan trọng đối với việc thực hiện các biện pháp
kỹ thuật sản xuất. Muốn sản xuất có hiệu quả, năng suất cao cần phải sử dụng
hệ thống công cụ phù hợp. Ngày nay với kỹ thuật canh tác tiên tiến, công cụ
sản xuất nông nghiệp đã không ngừng được cải tiến và đem lại hiệu quả cao
cho các hộ nông dân trong sản xuất. Năng suất cây trồng, vật nuôi không


11

ngừng tăng lên, chất lượng sản phẩm tốt hơn, do đó cơng cụ sản xuất có ảnh
hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả trong sản xuất của các nông hộ.
- Cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng chủ yếu trong nông nghiệp nông thôn bao gồm: đường

giao thông, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống điện, nhà xưởng, trang thiết bị nông
nghiệp..., đây là những yếu tố quan trọng trong phát triển sản xuất của kinh tế
hộ nông dân, thực tế cho thấy, nơi nào cơ sở hạ tầng phát triển nơi đó sản xuất
phát triển, thu nhập tăng, đời sống của các nông hộ được ổn định và cải thiện.
- Thị trường:
Nhu cầu thị trường sẽ quyết định hộ sản xuất sản phẩm gì? với số lượng
bao nhiêu và theo tiêu chuẩn chất lượng như thế nào? Trong cơ chế thị trường, các
hộ nơng dân hồn tồn tự do lựa chọn loại sản phẩm mà thị trường cần trong điều
kiện sản xuất của họ. Từ đó, kinh tế hộ nơng dân mới có điều kiện phát triển.
- Hình thức và mức độ liên kết hợp tác trong mối quan hệ sản xuất
kinh doanh:
Để đáp ứng yêu cầu của thị trường về sản phẩm hàng hố, các hộ nơng
dân phải liên kết hợp tác với nhau để sản xuất, hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật và
giúp nhau tiêu thụ sản phẩm. Nhờ có các hình thức liên kết, hợp tác mà các hộ
nơng dân có điều kiện áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ
mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây trồng, con gia súc và năng suất
lao động.
2.1.3.3. Nhóm nhân tố thuộc khoa học kỹ thuật và công nghệ
- Kỹ thuật canh tác:
Do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng khác nhau, với yêu
cầu giống cây, con khác nhau địi hỏi phải có kỹ thuật canh tác khác nhau. Trong
nông nghiệp, tập quán, kỹ thuật canh tác của từng vùng, từng địa phương có ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông hộ.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ:
Sản xuất của hộ nông dân không thể tách rời những tiến bộ khoa học kỹ
thuật, vì nó đã tạo ra cây trồng vật ni có năng suất cao, chất lượng tốt. Thực tế
cho thấy những hộ nhạy cảm với tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ sản xuất,


12


hiểu biết thị trường, dám đầu tư lớn và chấp nhận những rủi ro trong sản xuất
nông nghiệp, họ giàu lên rất nhanh. Nhờ có cơng nghệ mà các yếu tố sản xuất
như lao động, đất đai, sinh vật, máy móc và thời tiết khí hậu kinh tế kết hợp với
nhau để tạo ra sản phẩm nông nghiệp. Như vậy, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật
mới vào sản xuất nơng nghiệp có tác dụng thúc đẩy sản xuất hàng hố phát triển,
thậm chí những tiến bộ kỹ thuật làm thay đổi hẳn bằng sản xuất hàng hố.
2.1.3.4. Nhóm nhân tố thuộc quản lý vĩ mơ của Nhà nước
Nhóm nhân tố này bao gồm chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà
nước như: chính sách thuế, chính sách ruộng đất, chính sách bảo hộ, trợ giá
nơng sản phẩm, miễn thuế cho sản phẩm mới, chính sách cho vay vốn, giải
quyết việc làm, chính sách đối với đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới...
Các chính sách này có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế nông hộ và là
cơng cụ đắc lực để Nhà nước can thiệp có hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp,
tạo điều kiện cho các hộ nơng dân phát triển kinh tế.
Tóm lại: từ các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nơng dân, có
thể khẳng định: hộ nơng dân sản xuất tự cấp tự túc muốn phát triển kinh tế
cần phải phá vỡ kết cấu kinh tế khép kín của hộ để chuyển sang sản xuất với
quy mô lớn và chính sách kinh tế là tiền đề, là mơi trường để đầu tư, đưa tiến
bộ kỹ thuật mới vào sản xuất để kinh tế hộ nơng dân hoạt động có hiệu quả.
2.1.4. Những vấn đề lý luận cơ bản về sử dụng đất nơng nghi p
2.1.4.1. Vai trị của đất đai trong sản xuất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất được sử dụng hoặc có khả năng sử dụng vào sản
xuất nông nghiệp.
Trong công nghiệp, đất đai chỉ là nơi làm nhà xưởng. Cịn trong nơng
nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được.
Đất đai là thành phần quan trọng của môi trường sống, phân bố dân cư,
xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội. Với sinh vật, đất khơng chỉ là
mơi trường sống mà cịn là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Năng
suất cây trồng, vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất. Trên phương

diện này, đất đai phát huy như một công cụ lao động.


13

Việc quản lý và sử dụng tốt đất đai sẽ góp phần làm tăng thu nhập, ổn
định kinh tế - chính trị và xã hội. Chính sách đất đai đúng đắn có tác dụng
quyết định đến sự thành cơng của các chính sách kinh tế khác.
2.1.4.2. Đặc điểm của đất đai trong sản xuất nông nghiệp
Về phương diện kinh tế, đất đai trong nơng nghiệp có những đặc điểm
cơ bản sau đây:
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, khơng thể thay thế.
Diện tích đất có hạn: Diện tích đất có hạn do giới hạn trong từng nơng
trại, từng vùng và phạm vi lãnh thổ quốc gia. Sự có hạn về diện tích đất cho
sản xuất nơng nghiệp cịn thể hiện ở khả năng có hạn về khai hoang, tăng vụ
trong từng điều kiện cụ thể. Đặc điểm này ảnh hưởng đến việc mở rộng quy
mô của sản xuất nông nghiệp. Quỹ đất đai dùng vào sản xuất nông nghiệp là
có hạn và ngày càng trở nên khan hiếm do nhu cầu ngày càng cao về đất đai
của việc đơ thị hố, cơng nghiệp hố, hiện đại hố và xây dựng nhà ở để đáp
ứng với dân số ngày càng tăng.
Vị trí của đất đai là cố định: Đất đai không thể được di chuyển từ nơi
này sang nơi khác mà chỉ có thể canh tác trên đất đai ở những nơi có đất mà
thơi. Vị trí cố định đã quy định tính chất vật lý, hố học, sinh thái của đất đai và
cũng góp phần hình thành nên những lợi thế so sánh nhất định về sản xuất nơng
nghiệp. Vì vậy, cần phải bố trí sản xuất hợp lý cho từng vùng đất phù hợp với
lợi thế so sánh của mỗi vùng, thực hiện phân bổ quy hoạch đất đai cho các mục
tiêu sử dụng một cách thích hợp, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống thuỷ
lợi, giao thông cho từng vùng để tạo điều kiện sử dụng đất tốt hơn.
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên: Đất đai là sản phẩm của tự nhiên ban
cho con người. Tuy nhiên thông qua lao động, con người làm tăng giá trị của

đất đai và độ phì nhiêu của đất đai, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con
người. Đất đai xuất hiện và tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của con người và
thuộc sở hữu chung của xã hội. Nơng dân có quyền sử dụng, chuyển nhượng,
thừa kết, thế chấp và thuê mướn đất.


14

2.1.4.3. Nguyên tắc sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp
Đất đai cần được sử dụng đầy đủ và hợp lý: Có nghĩa là đất đai cần
được sử dụng hết và mọi diện tích đất đai đều được bố trí sử dụng phù hợp
với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng loại đất để vừa nâng cao năng suất
cây trồng, vật ni giữa giữ gìn, bảo vệ độ phì của đất.
Đất đai cần được sử dụng có hiệu quả kinh tế cao: Để tính được hiệu
quả kinh tế về sử dụng đất đai cần phải tính năng suất đất đai và giá cả của đất
đai (thường là giá thuê đất). Để nâng cao năng suất đất đai cần phải áp dụng
một cách đồng bộ hệ thống các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất.
Đất đai cần được quản lý và sử dụng bền vững: Sự bền vững trong sử
dụng đất đai có nghĩa là cả về số lượng và chất lượng đất đai phải được bảo tồn
không những đáp ứng được mục đích trước mắt của thế hệ hiện tại mà phải đáp
ứng những nhu cầu ngày càng tăng của các thế hệ mai sau. Sự bền vững của
đất đai gắn liền với điều kiện sinh thái môi trường. Vì thế cần đảm bảo hài hồ
phương thức sử dụng đất đai vì lợi ích trước mắt kết hợp với lợi ích lâu dài.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Khái quát dự phát triển của kinh tế hộ nông dân ở một số nước trên
thế giới và nước ta
2.2.1.1. Sự phát triển kinh tế hộ nông dân ở một số nước trên thế giới
Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ ở Đài Loan
Xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nên ngay từ đầu Đài loan
đã coi trọng phát triển nông nghiệp. Từ năm 1950-1960 với sách lược: “Lấy

nông nghiệp nuôi công nghiệp, lấy công nghiệp phát triển nông nghiệp” Trên
cơ sở thực hiện cải cách ruộng đất theo 3 bước: Giảm tơ, giải phóng đất cơng,
bán cho tá điền, thực hiện người cày có ruộng. Từ năm 1985 Dài Loan đã tiến
hành thông qua “kế hoạch nâng cấp nông nghiệp và phương án” cải thiện cơ
cấu nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân với mục tiêu: phát triển
một nền nông nghiệp tinh xảo, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản
xuất, nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Năm 1991, Đài Loan tiếp
tục đề ra phương án “điều chỉnh tổng hợp nông nghiệp”, nhấn mạnh tầm quan
trọng của “ nông nghiệp tam sinh”. Phương án này đã thúc đẩy sự phát triển


15

hồn chỉnh các chính sách về nhân lực, ruộng đất, thị trường, kỹ thuật, tổ
chức, ngư nghiệp, phúc lợi và sinh sản con người. Năm 1996, “ sách trắng
chính sách nông nghiệp”, tập trung nêu rõ các mục tiêu cần đạt tới: nâng cao
hiệu suất kinh doanh nông nghiệp, tăng cường khả năng cạnh tranh của sản
phẩm nông nghiệp trên thị trường, đẩy mạnh xây dựng nông thôn, tăng phúc
lợi của nông dân,… Năm 1998, đề ra và thực thi “phương án xây dựng nông
nghiệp xuyên thế kỷ”. Kinh tế nơng hộ đã có điều kiện thuận lợi để phát triển,
thu hút hầu hết lao động dư thừa trong nông nghiệp, nông hộ cung cấp gần
100% rau quả, lương thực, thực phẩm cho xã hội, khơng cịn lao động làm
th, thu nhập phi nơng nghiệp chỉ cịn 6,2%. trong 40 năm mặc dù dân số
tăng nhanh đến năm 1991 là 20,5 triệu người, nhưng thu nhập bình qn đầu
người khơng những không giảm mà không ngừng tăng lên từ 148 USD năm
1952 lên 13.592 USD năm 1997, năm 2000 vượt lên 14.188 USD.
Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ ở Trung Quốc
Trung quốc là một nước đông dân nhất thế giới với hơn 1,2 tỷ dân,
chiếm 1/5 dân số thế giới. Trong đó, có 80% dân số sống ở nơng thơn, vì vậy
kinh tế nơng hộ ở Trung quốc được quan tâm phát triển hàng đầu. Từ năm

1982, Nhà nước thực hiện chế độ khoán sản phẩm đến người lao động. Năm
1984, thực hiện giao quyền sử dụng dất lâu dài cho hộ nơng dân, thực hiện
chính sách “Ly nơng, bất ly hương”. Đồng thời đưa ra chính sách khuyến
khích việc mở mang ngành nghề và dịch vụ, sản xuấn hàng hố thơng qua thu
mua nơng sản theo hình thức “cánh kéo giá cả hợp lý” để bảo trợ sản xuất và
thu nhập của nông dân. Nâng cấp cơ sở vật chât kỹ thuật, đầu tư nhiều mặt
cho nông nghiệp, tạo điều kiện để nông nghiệp phát triển ổn định như xây
dựng các nhà máy, xí nghiệp ở nơng thơn, mở rộng các hình thức tín dụng,
giúp cho hộ nơng dân tiếp cận với thị trường, khuyến khích các thành phần
kinh tế trong nông thôn cùng phát triển.
Chỉ trong vịng 10 năm cải cách, bộ mặt nơng thơn Trung quốc đã thay
đổi nhanh chóng, bình qn giá trị sản lượng ngành trồng trọt tăng 4,6%,
ngành chăn nuôi tăng 9%, Thu nhập bình qn đầu người tăng 10,7%. Quy
mơ các xí nghiệp trong nơng thơn được mở rộng, đến năm 1991 có 1.908 triệu


16

xí nghiệp, hương trấn, với tổng giá trị sản phẩm là 846 tỷ nhân dân tệ, giải
quyết việc làm cho gần 20% lao động ở nông thôn.
Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ ở Thái Lan
Thái lan là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, mà hầu hết lượng
gạo xuất khẩu do các nông trại sản xuất hàng hố cung cấp. Đó cũng chính là
nhờ vào những chính sách cụ thể của chính phủ Thái lan trong phát triển kinh
tế nơng thơn. Đó là tập trung đầu tư với tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư của
chính phủ, trong đó tập trung phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, nối nông
thôn với các trung tâm kinh tế lớn, mở rộng thị trường nhất là thị trường tiêu
thụ sản phẩm tươi sống, Đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi đảm bảo đủ cung
cấp nước tưới cho các nơng trại; Đảm bảo tín dụng trong nơng nghiệp thông
qua hệ thống ngân hàng quốc gia, Ngân hàng thương mại, Ngân hàng nông

nghiệp và các hợp tác xã nông nghiệp, khuyến khích các tổ chức phi chính
phủ cung cấp tín dụng cho nơng dân; Mở rộng thị trường trong nước và quốc
tế, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận thị trường thông qua phát triển hệ
thống các đại lý, tạo ra các kênh phân phối liên tục từ nông thôn đến thành
thị, tăng cường thông tin, liên kết thị trường, quảng cáo và mở các khoá đào
tạo để nâng cao kiến thức thị trường, để người sản xuất đưa ra các quyết định
kinh doanh có hiệu quả. Ngồi ra Thái Lan cịn thực hiện chính sách bình ổn
giá thị trường, bảo vệ người sản xuất, thu mua nông sản, điều tiết và dự trữ
xuất khẩu,...
Từ thực tiễn phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở một số nước
trên thế giới, đặc biệt là các nước có điều kiện tương đồng Việt Nam ta có thể
tham khảo và rút ra các bài học kinh nghiệm như sau:
- Kinh tế hộ nói chung và hộ nơng dân nói riêng vẫn giữ vị trí và vai trị
quan trọng trong nền kinh tế nói chung và sản xuất nơng nghiệp nói riêng.
- Sản xuất nông nghiệp ở các quốc gia đều phát triển theo xu hướng
giảm số lượng đơn vị sản xuất nhưng tăng về quy mơ với trình độ thâm canh
ngày càng cao theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quy mơ và điều
kiện sản xuất của nơng hộ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
của từng quốc gia, từng vùng miền.


×