Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Xây dựng chương trình chi tiết môn Tiếng Việt 1 theo định hướng CDIO nhằm phát triển năng lực người học đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.72 KB, 10 trang )

174

Kỷ yếu hội thảo khoa học

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT MÔN TIẾNG VIỆT 1 THEO
ĐỊNH HƯỚNG CDIO NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC ĐÁP
ỨNG YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MỚI
ThS. Phạm Thị Thanh Huệ
Khoa Tiểu học, Trường CĐSP Nghệ An
1. Đặt vấn đề
Xu thế thời đại 4.0 yêu cầu nguồn lực lao động là nguồn lực có năng lực cao đáp
ứng được nhu cầu của nền kinh tế tri thức. Trước thực tiễn đó, Chính phủ ra nhiều
nghị quyết yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo như nghị quyết số
14/2005/ NQ-CP, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8
Ban chấp hành Trung ương khóa XI. Ngày 26/12/2018 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
ban hành chương trình giáo dục phổ thơng mới. Đó là bản cam kết của Nhà nước đảm
bảo chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thơng. Chương trình có
nhiều điểm mới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức giảng dạy và những
quy định mới về nguyên tắc, yêu cầu cần đạt về phẩm chất năng lực của người học
sinh.
Trước sự thay đổi về nhu cầu sử dụng lao động và sự thay đổi về chương trình
giáo dục phổ thơng địi hỏi các trường đào tạo giáo viên cũng phải có sự thay đổi về
chương trình khung, chương trình chi tiết cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Trường
Cao đẳng Sư phạm Nghệ An là một cơ sở đào tạo giáo viên, hằng năm cung ứng một
nguồn lực giáo viên cho tỉnh nhà khá nhiều. Trước sự thay đổi của thời cuộc và nền
giáo dục nước nhà, Trường đã có những hoạt động đáp ứng yêu cầu của thực tiễn giáo
dục như: đề xuất thay đổi chương trình khung, xây dựng chương trình chi tiết, xây
dựng các chương trình bồi dưỡng giáo viên... Ở bài viết này tôi đề xuất xây dựng
chương trình chi tiết học phần Tiếng Việt 1 theo định hướng CDIO nhằm phát triển
năng lực người học, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục 2018.
2. Giải quyết vấn đề


2.1. Vài nét về phương pháp CDIO
CDIO là viết tắt của 4 từ tiếng Anh: Conceive (hình thành ý tưởng) - Design (thiết
kế) - Implement (triển khai) và Operate (vận hành). Phương pháp này là một mơ hình
cải cách giáo dục ở các trường đại học kĩ thuật theo hướng đáp ứng nhu cầu của nghề
nghiệp trong bối cảnh doanh nghiệp và xã hội.
CDIO là một phương pháp phát triển kĩ sư dựa vào quy trình đào tạo căn cứ chuẩn
đầu ra để xác định đầu vào. Mục tiêu chính là giúp sinh viên có được những kĩ năng
cứng và kĩ năng mềm cần thiết đáp ứng yêu cầu của xã hội và giúp sinh viên bắt nhịp
nhanh với những thay đổi của nhịp sống xã hội. Đặc điểm nổi bật của phương pháp
này là sinh viên được trải nghiệm chủ động và học tập tích hợp. Qua hoạt động trải
nghiệm và dạy học tích hợp, sinh viên sẽ hình thành các kĩ năng như kĩ năng giao
tiếp, kĩ năng phản biện, kĩ năng xây dựng quy trình và kiến tạo sản phẩm. Phương
pháp này rút ngắn khoảng cách thời gian giữa học đến hành. Nghĩa là sinh viên được


Kỷ yếu hội thảo khoa học

175

sử dụng thời gian kép vừa học kiến thức vừa học kĩ năng chuyên ngành. Mỗi yêu cầu,
mỗi hoạt động của bài học gắn với một chuẩn đầu ra của CDIO. Đây là một phương
pháp đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn chặt chẽ. Phương pháp này không chỉ
áp dụng cho các chuyên ngành kĩ thuật mà nó được áp dụng rộng rãi trong các chuyên
ngành khác nhau.
2.2. Vài nét về Chương trình môn Tiếng Việt 2018
Ngày 26/12/2018, Bộ Giáo dục ban hành chương trình giáo dục phổ thơng mới
kèm theo Thơng tư 32/2018/TT - BGDDT. Chương trình mơn Tiếng Việt là một bộ
phận của chương trình giáo dục phổ thơng 2018. Chương trình mơn Tiếng Việt có
nhiều thay đổi. Trước hết, chương trình được xây dựng theo định hướng phát triển
năng lực, chú trọng hình thành phẩm chất, năng lực cho người học. Văn bản chương

trình xác định rõ những phẩm chất, năng lực cốt lõi ( phẩm chất chung), năng lực
chung và năng lực đặc thù. Mục tiêu của chương trình Tiếng Việt là làm cho học sinh
huy động tổng hợp được kiến thức, kĩ năng về tiếng Việt và văn học cùng các thuộc
tính cá nhân khác như niềm tin, hứng thú, ý chí...thực hiện thành cơng giao tiếp có
hiệu quả phù hợp điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.
Về cấu tạo chung của sách giáo khoa tiếng Việt, hiện nay mới chỉ có mơ tả chung
của bộ sách giáo khoa tiếng việt lớp 1, cấu trúc của bộ sách nhiều nhất gồm 4 phần.
Mỗi phần có thể được gọi bằng những tên gọi khác nhau nhưng có mục tiêu giống
nhau: Phần Làm quen ( chuẩn bị); phần Âm và chữ ( cịn có thể gọi là phần Âm và chữ
ghi âm, Âm, học chữ); phần Vần ( có thể gọi là Học vần); phần Luyện tập tổng hợp.
Cấu trúc soạn thảo được dựa trên nguyên tắc tích hợp, nguyên tắc giao tiếp, ngun
tắc tích cực hóa hoạt động của học sinh, nguyên tắc tính đến đặc điểm nhận thức và
hứng thú của học sinh. Cấu tạo này phát huy các được năng lực và phẩm chất của
người học.
Mơ hình bài học được triển khai là dạng mơ hình hoạt động. Với mơ hình này sách
giáo khoa sẽ trở thành một kịch bản với các hoạt động liên tục của học sinh; việc học
ngôn ngữ trên lớp sẽ diễn ra giống với việc trẻ em học ngôn ngữ trong môi trường
giao tiếp tự nhiên. Mơ hình dạy học này khơng dẫn học sinh đi từ kiến thức ngôn ngữ
tường minh ( nhờ các bài lí thuyết) đến việc sử dụng kiến thức, mà hình thành dần
kiến thức ngơn ngữ, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cho các em thông qua hoạt động giao
tiếp để hồn thành nhiệm vụ. Mơ hình này thực hiện qua nhiều hoạt động: Khởi động
( chia sẻ, trải nghiệm), khám phá ( cơ bản, học bài, hình thành kiến thức), thực hành (
Luyện tập), Vận dụng ( Ứng dụng, tìm tịi mở rộng), Đánh giá.
Mỗi hoạt động sẽ có mục tiêu, chuẩn đầu ra có khả năng đo lường và đánh giá.
Như vậy, chương trình mơn Tiếng Việt 2018 và phương pháp CDIO đều có điểm
chung là chú trọng vào chuẩn đầu ra của chương trình, chú trọng các chuẩn đầu ra của
mỗi hoạt động.
2.3. Về chương trình chi tiết học phần Tiếng Việt 1 hiện nay của Khoa Tiểu
học trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An
Chương trình chi tiết học phần Tiếng Việt 1 của Khoa Tiểu học Trường Cao đẳng



176

Kỷ yếu hội thảo khoa học

Sư phạm Nghệ An được xây dựng nhằm phát phát triển năng lực của người học.
Chương trình xây dựng dựa trên chuẩn đầu ra của người học. Đề cương đảm bảo được
các yếu tố: hoạt động giảng dạy, hoạt động học tập, có phần lí thuyết, có phần thực
hành, có chuẩn bị của sinh viên, có yêu cầu về kĩ năng, kiến thức và thái độ. Nghĩa là
có chuẩn đầu ra cho cả học phần. Như vậy về mặt cấu trúc, chương trình này đảm bảo
yêu cầu để đào tạo giáo viên tiểu học. Tuy nhiên, yêu cầu của chương trình sách giáo
khoa 2018 là mỗi hoạt động đều có mục tiêu và xác định được chuẩn đầu ra có thể
đong đếm, đánh giá được. Chương trình chi tiết hiện đang dùng chỉ có chuẩn đầu ra
chung cho cả học phần chứ chưa xác định được mỗi hoạt động như vậy cần đạt những
chuẩn đầu ra như thế nào. Về mặt đánh giá môn học, chương trình chi tiết hiện tại có
thành phần đánh giá, bài đánh giá nhưng chưa xác định được mỗi bài đánh giá như vậy
cần đạt được chuẩn đầu ra nào. Chương trình chi tiết xây dựng theo định hướng CDIO
đảm bảo được những yếu tố trên. Vì vậy chúng tơi đề xuất xây dựng chương trình chi
tiết học phần Tiếng Việt 1 theo định hướng CDIO.
2.4. Xây dựng chương trình chi tiết học phần Tiếng Việt 1 theo định hướng CDIO
UBND TỈNH NGHỆ AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CĐSP NGHỆ AN
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
NGÀNH ĐÀO TẠO: TIỂU HỌC
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
I.THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN
Họ và tên:
Chức danh, học hàm, học vị:

Ngành được đào tạo:
Địa chỉ liên hệ:
Điện thoại, email:
II. THÔNG TIN TỔNG QUÁT VỀ MÔN HỌC
1. Tên học phần: Tiếng Việt 1
TIẾNG ANH: Vietnamese 1
2. Mã học phần
3. Số tín chỉ: 3
4. Trình độ: Dành cho sinh viên năm 1
5. Phân bổ thời gian: Lí thuyết: 30
Thực hành: 12
Kiểm tra: 3
6. Điều kiện tiên quyết:
Học phần tiên quyết: Giáo dục học, Tâm lí học
Các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của SV: Mô tả và vận dụng được kiến thức của các
học phần trên.


Kỷ yếu hội thảo khoa học

177

7. Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
Môn học đề cập đến các vấn đề sau:
- Đại cương về ngôn ngữ học và tiếng Việt: bản chất, chức năng, nguồn gốc và
loại hình ngơn ngữ; nguồn gốc và đặc điểm của tiếng Việt.
- Ngữ âm tiếng Việt: Các đơn vị ngữ âm, Âm tiết tiếng Việt, Hệ thống âm vị tiếng
Việt, Chữ viết và chính tả tiếng Việt.
- Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt: Các đơn vị từ vựng, cấu tạo từ tiếng Việt, nghĩa
của từ và các lớp từ có quan hệ về nghĩa, các lớp từ phân loại theo nguồn gốc.

- Ngữ pháp tiếng Việt: từ loại tiếng Việt, cụm từ tiếng Việt, câu và dấu câu tiếng
Việt.
- Phong cách ngôn ngữ tiếng Việt: phong cách chức năng và hoạt động lời nói
tiếng Việt, các phương tiện và biện pháp tu từ trong tiếng Việt.
8. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Dự lớp số tiết tối thiểu: 80%
- Tìm hiểu thơng tin, nắm được kiến thức đã học
9. Tài liệu học tập
9.1. Giáo trình chính
9.2. Tài liệu tham khảo
[1]. Lê A (chủ biên). Tiếng Việt. NXBG và NXB Đại học sư phạm. Hà Nội. 2007.
[2]. Diệp Quang Ban. Hoàng Văn Thung. Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1. NXB GD.
Hà Nội. 2006.
[3]. Diệp Quang Ban. Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2. NXB GD. Hà Nội. 2006.
[4]. Đỗ Hữu Châu. Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt. NXB GD. Hà Nội. 1999.
[5]. Nguyễn Thiện Giáp. Từ vựng học tiếng Việt hiện đại. NXB GD. 2003.
[6]. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà. Phong cách học tiếng Việt. NXB GD. Hà
Nội. 2001.
[7]. Đoàn Thiện Thuật. Ngữ âm tiếng Việt. NXB Đại học Quốc gia. Hà Nội. 1999.
[8]. SGK tiếng Việt các lớp 1, 2, 3, 4, 5. NXB GD. Hà Nội, 2010.
9.3. Trang Web tham khảo
10. Mục tiêu môn học
Mục tiêu

Mô tả

( Goal)

( Học phần này trang bị cho sinh viên)


G1
G2
G3
G4

Chuẩn đầu
ra CTĐT

Có kiến thức chuyên sâu về ngữ âm, từ vựng,
1.3
ngữ pháp, phong cách tiếng Việt
1.4
Khả năng xác định và phân tích được nội dung
1.3
1.4
và hình thức các đơn vị ngơn ngữ tiếng Việt
Kĩ năng làm việc nhóm và thuyết trình về một 2.1, 2.2, 2.3,
vấn đề của ngôn ngữ tiếng Việt
2.5
Vận dụng kiến thức về ngơn ngữ tiếng Việt vào 1.4, 1.5, 2.4,
q trình học tập, giao tiếp và giảng dạy
2.5, 2.6

NLNH

I
II
II
II



Kỷ yếu hội thảo khoa học

178
11. Chuẩn đầu ra của học phần
Chuẩn đầu ra HP
G1.1
G1
G1.2
G2.1
G2
G2.2
G3

Mô tả

Mức độ

( Sau khi học xong mơn học này, người học có thể:)

I/T/U

Hiểu biết về bản chất, đặc điểm, cấu trúc, cấu tạo của ngữ âm,
từ vựng, ngữ pháp, phong cách ngơn ngữ
Trình bày được quá trình hình thành,khái niệm, nội dung, đặc
điểm của các đơn vị ngơn ngữ tiếng Việt
Xác định, phân tích được các hiện tượng ngôn ngữ ở mọi cấp
độ
Ý thức được tầm quan trọng của việc nói, viết đúng các đơn
vị ngơn ngữ trong các hồn cảnh giao tiếp


I, T
T,U
T,U
U

G3.1

Có khả năng làm việc nhóm

T,U

G3.2

Có khả năng thuyết trình các vấn đề về ngơn ngữ tiếng Việt
Có ý thức sử dụng các đơn vị ngôn ngữ tiếng Việt đúng chuẩn
mực
Áp dụng kiến thức về ngơn ngữ tiếng Việt vào q trình học
tập, giao tiếp và giảng dạy

T,U

G4.1
G4
G4.2

U
T,U

12. Đánh giá sinh viên

Hình
thức
KT

Nội dung

Thời điểm

Công cụ KT

Chuẩn đầu
Tỉ lệ
ra KT

BT1

Bài tập nhỏ
Phát âm và nhận biết các loại âm tố

25%
Tuần 2

BT2

Phân loại âm tiết

Tuần 4

BT trên lớp G1.1
G1.1

BT trên lớp
G2.1
G1.1

Tuần 5

BT trên lớp G1.2

Ghi âm và phân biệt cấu tạo của âm tiết
BT3

BT4

BT5

- Xây dựng các qui tắc ghi âm vị (chính
tả)
- Xác định ranh giới giữa các từ trong văn
bản
- Xác định các thành phần nghĩa của một số
từ.

G2.1
G1.1
G1.2
Tuần 8

BT trên lớp G2.1

- Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của

từ đa nghĩa.

G4.1

- Tìm từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa
- Bài tập xác định từ loại

G4.2
G1.1

- Bài tập xác định cụm từ, phân tích cấu
tạo câu

Tuần 12

BT trên lớp

G1.2
G2.1
G3.1


Kỷ yếu hội thảo khoa học

179
G1.1

BT6

G1.2


- Cấu trúc và liên kết trong đoạn văn

Tuần 13

- Bài tập về liên kết trong văn bản

BT trên lớp G2.1
G3.1
G4.1
G1.1

- Bài tập phân tích đặc trưng phong cách
của các văn bản
BT7

G1.2

- Bài tập xác định và phân tích tác dụng
của các biện pháp tu từ

Tuần 15

BT trên lớp G2.1
G3.1
G4.1

Kiểm tra thường xuyên

25%

G1.1,

Kiến thức chương 1 và 2

Tuần 5 Kiểm tra viết trên lớp

G1.2,
G2.1,
G41

Nội dung chương 3

Tuần 9 Kiểm tra viết trên lớp

G1.1,G1.2,
G2.1,G4.1
G1.1,

Tuần
15

Nội dung chương 4,5

Kiểm tra viết trên lớp

G1.2,
G2.1,
G4.1

Thi cuối kì


50%
G1.1
G1.2

Nội dung bao quát chuẩn đầu ra của
môn học

Thi viết

G2.1
G2.2
G4.1


Kỷ yếu hội thảo khoa học

180
13. Nội dung, kế hoạch giảng dạy
Bảng 2. Nội dung chi tiết học phần tiếng Việt
Tuần

1

2 -5

Nội dung chính
Chương I: Đại cương về ngơn ngữ học và tiếng Việt
A. Nội dung giảng dạy trên lớp (3)
1. Đại cương về ngôn ngữ học

2. Đại cương về tiếng Việt
3. Hệ thống tín hiệu của ngơn ngữ
Tóm tắt các PPGD
+ Thuyết trình
+ Trình chiếu Power
+ Thảo luận nhóm
B. Các nội dung tự học ở nhà ( 6)
- Tìm hiểu các vấn đề: bản chất, chức năng, nguồn gốc và các loại hình
ngơn ngữ
- Các chức năng của ngôn ngữ với việc vận dụng vào dạy học tiếng Việt
ở tiểu học.
Liệt kê các tài liệu học tập cần thiết
Lê A (chủ biên). Tiếng Việt. NXBG và NXB Đại học sư phạm. Hà Nội.
2007.
Chương II: Ngữ âm tiếng Việt hiện đại
A. Nội dung giảng dạy trên lớp (14)
1. Các đơn vị ngữ âm
2. Âm tiết tiếng Việt
3. Hệ thống âm vị tiếng Việt
4. Một số vấn đề liên quan đến ngữ âm trong nhà trường tiểu học
Tóm tắt các PPGD
+ Thuyết trình
+ Trình chiếu Power
+ Thảo luận nhóm
B. Các nội dung tự học ở nhà (24)
- Tìm hiểu về các đơn vị ngữ âm
Tìm hiểu về đặc điểm âm tiết tiếng Việt hiện đại
- Ứng dụng các kiến thức về chữ viết, chính tả, ngữ điệu, chính âm
trong dạy học Chính tả và Tập đọc ở tiểu học
- Trao đổi với giáo viên các trường tiểu học về yêu cầu của đọc đúng,

đọc diễn cảm và việc xây dựng các qui tắc chính tả.
Liệt kê các tài liệu học tập cần thiết:
Lê A (chủ biên). Tiếng Việt. NXBG và NXB Đại học sư phạm. Hà Nội.
2007.

Chuẩn đầu
ra học phần
G1.1

G1.1
G3.1

G1.1
G1.2
G2.2

G1.1
G1.2


Kỷ yếu hội thảo khoa học

6-8

9- 13

Chương III. Từ vựng - Ngữ nghĩa tiếng Việt hiện đại
A. Nội dung giảng dạy trên lớp (9)
1. Các đơn vị từ vựng tiếng Việt
2. Cấu tạo từ tiếng Việt

3. Ý nghĩa của từ
Tóm tắt các PPGD
+ Thuyết trình
+ Trình chiếu Power
+ Thảo luận nhóm
B. Các nội dung tự học ở nhà:(18)
- Tìm hiểu về các đơn vị từ vựng tiếng Việt
- Sưu tầm một số thành ngữ, tra Từ điển thành ngữ để nắm nghĩa của chúng.
- Tìm hiểu từ đơn đa âm tiết trong tiếng Việt
- Cách dạy từ phân loại theo cấu tạo trong tiếng Việt tiểu học như thế nào?
- Cơ sở nhận diện từ láy.
Liệt kê các tài liệu học tập cần thiết:
[1]. Lê A (chủ biên). Tiếng Việt. NXBG và NXB Đại học sư phạm. Hà
Nội. 2007.
[2]. Diệp Quang Ban. Hoàng Văn Thung. Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1.
NXB GD. Hà Nội. 2006.
Chương IV: Ngữ pháp tiếng Việt
A. Nội dung giảng dạy trên lớp (14)
1. Từ loại tiếng Việt
2. Cụm từ tiếng Việt
3. Câu tiếng Việt
4. Đoạn văn
5. Văn bản
B. Các nội dung tự học ở nhà (30)
- Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu các vấn đề: từ loại, cụm từ tiếng Việt
- Tìm hiểu các th.phần trong cụm từ tự do.
- Tìm hiểu vai trị, vị trí của các th.phần trong câu.
Tìm hiểu về tác dụng gián tiếp của các kiểu câu phân loại theo mục đích nói.
- Khảo sát, thống kê, phân tích các vấn đề từ loại, thành phần câu, dấu
câu trong SGK Tiếng Việt tiểu học.

- Tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm của đoạn văn, văn bản.
Tìm hiểu hệ thống dấu câu trong tiếng Việt
- Nội dung dạy học về ngữ pháp trong Chương trình Tiếng Việt ở tiểu học.
Liệt kê các tài liệu học tập cần thiết
[1]. Lê A (chủ biên). Tiếng Việt. NXBG và NXB Đại học sư phạm. Hà
Nội. 2007.
[2]. Diệp Quang Ban. Hoàng Văn Thung. Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1.
NXB GD. Hà Nội. 2006.
[3]. Diệp Quang Ban. Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2. NXB GD. Hà Nội. 2006

181
G1.1
G1.2
G3.1
G3.2

G1.1
G1.2
G2.2
G3.1
G3.2

G1.1
G1.2
G3.1

G1.1

G1.2


G3.1
G4.1
G4.2


Kỷ yếu hội thảo khoa học

182
14-15

Chương V: Phong cách học tiếng Việt
A. Nội dung giảng dạy trên lớp (6)
1. Phong cách chức năng của hoạt động lời nói tiếng Việt
2. Phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trong tiếng Việt
- Bài tập phân tích đặc trưng phong cách của các văn bản
- Bài tập xác định và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ
Tóm tắt các PPGD
+ Thuyết trình
+ Trình chiếu Power
+ Thảo luận nhóm
B. Các nội dung tự học ở nhà (12)

G1.1
G3.1
G4.1
G4.2

G3.1

- Đọc tài liệu và nắm được đặc trưng, đặc điểm của các phong cách G3.2

chức năng
Khảo sát SGK Tiếng Việt, viết thu hoạch về các vấn đề: các phong cách G4.1
ngôn ngữ văn bản được dạy trong phân môn Tập làm văn ở tiểu học;
các biện pháp tu từ được dạy trong phân môn Luyện từ và câu ở tiểu G4.2
học.
Liệt kê các tài liệu học tập cần thiết
Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà. Phong cách học tiếng Việt. NXB
GD. Hà Nội. 2001

14. Quy định của môn học
a. Đối với sinh viên:
- Sinh viên dự học trên lớp ít nhất 80% số giờ của mơn học.
- Sinh viên phải có học liệu bắt buộc để học tập.
- Sinh viên phải tự đọc những nội dung môn học mà giảng viên đưa ra.
- Sinh viên phải chuẩn bị đầy đủ các bài tập.
- Sinh viên phải nghiên cứu trước bài học
- Làm bài kiểm tra và thi học kì theo quy định
b. Cách tính điểm
- Theo Quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục - Đào tạo và Quyết định số 702/QĐ-CĐSP Về việc ban hành Quy định
về đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên, học viên và tổ chức thi học phần
tại trường CĐSP Nghệ An ngày 22 tháng 11 năm 2013 của Hiệu trưởng trường CĐSP
Nghệ An.
- Tiêu chí cụ thể:
+ Cho điểm thang 10 (từ 0 đến 10), lấy đến 01 chữ số thập phân.
+ Điểm đánh giá bộ phận do Giảng viên thực hiện, gồm:
Điểm hệ số 1: điểm chuyên cần, đánh giá nhận thức, thái độ của SV, điểm thảo
luận,...
Điểm hệ số 2 (được thể hiện trong đề cương chi tiết của học phần): điểm kiểm tra
định kỳ, điểm đánh giá phần thực hành...



Kỷ yếu hội thảo khoa học

183

Điểm đánh giá bộ phận = (Điểm hệ số 1 + Điểm hệ số 2 x 2)/N
(N = Số con điểm hệ số 1 + Số con điểm hệ số 2 x 2)
+ Điểm thi kết thúc học phần do nhà trường, các khoa, bộ môn tổ chức thi
Điểm học phần = (Điểm đánh giá bộ phận + Điểm thi học phần x 2)/3
Chương trình chi tiết xây dựng theo định hướng CDIO là một hệ thống hồn thiện,
các yếu tố mắc xích lẫn nhau từ trên xuống. Mục tiêu môn học thể hiện sự tương quan
với chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được phân nhiệm cho môn học. Mục tiêu
môn học được thể hiện cụ thể trong từng nội dung của chuẩn đầu ra học phần. Chuẩn
đầu ra thể hiện được các mục tiêu cụ thể, mức độ giảng dạy ( I: Introduce- giới thiệu;
T: dạy,U: sử dụng và trình độ năng lực mà môn học đảm nhận). Trong đánh giá: các
thành phần đánh giá, tiêu chí đánh giá, tiêu chuẩn đánh giá và tỉ lệ đánh giá tương
quan với chuẩn đầu ra môn học. Nội dung dạy học từng buổi thể hiện tương quan với
chuẩn đầu ra, các hoạt động dạy học (ở nhà, trên lớp) và các bài đánh giá mơn học.
Chương trình này sẽ giúp người học thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong hoạt động
nghề nghiệp; giúp nhà trường làm tốt hơn việc hình thành năng lực cho người học.
Xây dựng chương trình theo định hướng này giải quyết được hai nhiệm vụ quan trọng.
Thứ nhất, sinh viên sư phạm khi rời ghế nhà trường sẽ đạt được những kiến thức, kĩ
năng, thái độ nào và đạt ở mức độ nào. Thứ hai, giảng viên đứng lớp sẽ giải quyết
được câu hỏi làm thế nào để sinh viên đạt được các kĩ năng ấy.
3. Kết luận
Xây dựng chương trình chi tiết theo định hướng CDIO là một việc làm cần thiết
để bắt kịp những đòi hỏi của thị trường lao động thế giới đồng thời xây dựng nền
móng học tập để người học giải quyết được mối quan hệ giữa lí thuyết trên lớp, thực
tiễn giảng dạy ở trường phổ thông và thực tiễn cuộc sống. Để làm được điều ấy người

dạy phải trang bị các kĩ năng như kĩ năng xây dựng kế hoạch, kĩ năng thuyết trình,
kĩ năng làm việc nhóm...Đó cũng là u cầu cần thiết của giảng viên khi giảng dạy
chương trình theo định hướng được đề xuất. Dựa vào những định hướng của CDIO
để xây dựng chương trình chi tiết là việc làm kịp thời thích ứng với bối cảnh của thời
đại. Điều đó đóng góp một phần thực hiện sự nghiệp đổi mới căn bản toàn diện trong
giáo dục./
Tài liệu tham khảo
[1] Trung tâm CEE - Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Đại học Quốc Gia TP.HCM,
Tài liệu hỗ trợ đợt tập huấn CDIO tháng 8/2014-Đại học Thủ Dầu Một, TP. HCM
2014.
[2] Kỷ yếu Hội thảo - Tập huấn Xây dựng chương trình đào tạo và Biên soạn đề
cương chi tiết các học phần theo CDIO, Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM,
tháng 12/2011
[3] Đinh Xuân Khoa - Thái Văn Thành - Nguyễn Xuân Bình, Quá trình xây dựng
chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo ngành sư phạm theo CDIO tại trường đại học
Vinh, Tạp chí Giáo dục số đặc biệt tháng 10/2016.
[4] Chương trình giáo dục phổ thơng mới



×