Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Ban do Trung Quoc nam 1904 khong co Hoang Sa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1022.73 KB, 23 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> />

<b></b>


<b>ban-do-trung-quoc-in-nam-1904-khong-co-hoang-sa-truong-sa.htm</b>



<b>Bản đồ Trung Quốc in năm 1904 khơng có Hồng Sa, </b>


<b>Trường Sa </b>



 Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa


 Khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa


<i><b>Ngày 25/7/2012, tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (số 1 Tràng Tiền, Hà Nội) đã khai mạc trưng bày chuyên đề “Cổ vật Việt</b></i>
<i><b>Nam”, đồng thời khánh thành Phòng trưng bày văn hóa “Ĩc Eo - Phù Nam” với nhiều hiện vật đặc sắc. </b></i>


Bảo tàng cũng tiếp nhận tấm bản đồ cổ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm Giáp
Thìn (1904). Đông đảo người dân đã đến xem để tận mắt chứng kiến bản đồ là vật chứng quan trọng khẳng định Hoàng Sa,
Trường Sa là của Việt Nam.


<b>Thêm bằng chứng khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Tấm bản đồ cổ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”.</i>


Tấm bản đồ được Tiến sỹ Mai Ngọc Hồng mua lại từ một cụ già tên là Nguyễn Văn Công (ở Phú Xuyên), trong khoảng thời
gian từ năm 1977 - 1978. Tiến sỹ Hồng đã lưu giữ hơn 30 năm. Sau khi tra cứu, dịch nội dung lời dẫn trên tấm bản đồ, ông đã
quyết định hiến tặng cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia lưu giữ, bảo quản và phát huy giá trị của hiện vật.


“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do Nhà xuất bản Thượng Hải in năm 1904. Bản đồ được in màu trên giấy, được dán
trên vải, có bìa cứng ở ngồi và có thể gấp gọn lại như một cuốn sách. Đây là tấm bản đồ nguyên vẹn, có chiều ngang 115
cm, chiều dọc 140 cm, gồm 35 mảnh nhỏ (16 cm x 27,6 cm) ghép lại.


Theo bản dịch nội dung lời dẫn trên “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” của Tiến sỹ Mai Ngọc Hồng, thì đây là tấm bản đồ


được đích thân các hồng đế nhà Thanh huy động lực lượng giáo sĩ, những người tài giỏi về thiên văn và toán pháp điền dã
thực hiện. Đến năm 1904, Nhà xuất bản Thượng Hải đã chính thức xuất bản tấm bản đồ này tới các tỉnh của triều đình nhà
Thanh. Điều đáng chú ý là trong tấm bản đồ cổ này, điểm cực Nam lãnh thổ Trung Quốc chỉ vẽ đến đảo Hải Nam. Như vậy,
đây là một bằng chứng tư liệu do chính phía Trung Quốc xuất bản khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc
chủ quyền của Trung Quốc.


Theo Tiến sỹ Mai Ngọc Hồng, tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” là tấm bản đồ do người Trung Quốc xây dựng và ấn
hành thời gian đầu thế kỷ XX, do vậy bên cạnh giá trị về mặt lịch sử nó cịn là cơ sở giúp các học giả Việt Nam trong các
nghiên cứu chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, hoặc các nghiên cứu chung về Biển Đơng. Ơng hiến tặng tài liệu
q này cũng vì mục đích chung đó.


Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, tấm bản đồ cổ hơn 100 năm tuổi này được thể hiện bằng ngôn ngữ bản đồ hiện đại,
mang tính chất Nhà nước, do triều đình Trung Quốc cùng với chuyên gia nước ngoài, những nhà truyền giáo vẽ nên. Hiện vật
này cho chúng ta một thông điệp, vào thời điểm năm 1904, người Trung Quốc đã nhận thức lãnh thổ của họ chỉ đến Hải Nam.
Chính vì vậy, bên cạnh giá trị tự thân của cổ vật, tấm bản đồ là cơ sở khoa học, lịch sử của chủ quyền quốc gia chúng ta với 2
quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực Biển Đông.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

sơ hiện vật và sẽ tổ chức trưng bày, phát huy giá trị của hiện vật, giới thiệu và quảng bá tấm bản đồ đến cơng chúng và du
khách trong và ngồi nước.


<b>Nhiều cổ vật quý của Việt Nam</b>


Hơn 50 cổ vật tiêu biểu, đặc sắc được lựa chọn kỹ lưỡng từ các bộ sưu tập của hội viên và của bảo tàng được giới thiệu với
du khách. Các hiện vật trưng bày có niên đại từ văn hóa Đơng Sơn (cách ngày nay 2.500 năm) tới thời nhà Nguyễn (thế kỷ
XIX) gồm nhiều loại hình như trống đồng, ấm, chng, thạp, chân đèn, bình, tráp, bát, mi, chóe... được làm từ nhiều chất
liệu như đồng, gốm. Đặc biệt, trong trưng bày lần này, lần đầu tiên, công chúng được chiêm ngưỡng bộ sưu tập đồ trang sức
vàng từ thời Chúa Nguyễn như vòng tay bằng vàng cẩn pha lê; trâm hình phượng bằng vàng chạm; trâm vàng, bạc chạm...
được chế tác rất tinh xảo, thể hiện nét tài hoa của người thợ kim hoàn thế kỷ XVIII.


Nhân dịp này, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cũng tổ chức khánh thành Phịng trưng bày "Ĩc Eo - Phù Nam". Hơn 100 cổ vật quý


của nền văn hóa Ĩc Eo, một nền văn hóa cổ hình thành và phát triển trên cơ sở tầng bản địa trong khoảng 10 thế kỷ đầu
trước Công nguyên, cách ngày nay khoảng 2.000 năm ở khu vực đồng bằng Nam bộ. Hiện vật trưng bày gồm nhiều chất liệu
như gốm, kim loại quý, gỗ, đá và một số bằng đồng. Vật liệu xây dựng và phù điêu trang trí kiến trúc bằng đất nung được tìm
thấy là các di vật chủ yếu trong kiến trúc đền tháp của văn hóa Ĩc Eo. Các hiện vật q như vàng, đá mã não, thạch anh, thủy
tinh... được chế tác thành vòng, nhẫn, khuyên tai, dây chuyền, hạt chuỗi với nhiều kích cỡ, màu sắc, kiểu dáng khác nhau.
Đáng chú ý là các lá vàng dập nổi hình mặt người, chạm khắc tạo hình hoa văn trang trí và chữ Phạn cổ...


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Việc TS Mai Hồng, nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu Hán - Nôm, tặng bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”,
bản đồ toàn lãnh thổ Trung Quốc năm 1904 khơng có Hồng Sa, Trường Sa cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia đặt ra vấn
đề: Việt Nam cần làm gì để tận dụng các nguồn lực giúp bảo vệ chủ quyền biển đảo?


Khác với bản đồ năm 1904, bản đồ Trung Quốc in năm 1925
lộ rõ tham vọng tiến về phương nam của Trung Quốc khi kéo
biên giới cực nam xuống đến đảo Tri Tơn (thuộc Hồng Sa,
Việt Nam). Đảo Tri Tơn hiện đã được Trung Quốc đặt lại tên


là đảo Trung Kiến - Ảnh tư liệu


Ông Đinh Kim Phúc, nhà nghiên cứu biển Đông, cho rằng cần hợp sức cả hai lực lượng
chuyên gia sử học và chuyên gia công pháp quốc tế thành một mặt trận thống nhất đấu tranh
cho chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa trên trường quốc tế.


* <i>Bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư tồn đồ” có giá trị thế nào đối với chủ quyền</i>
<i>Hoàng Sa và Trường Sa, thưa ơng?</i>


- Ơng ĐINH KIM PHÚC: Tấm bản đồ được đưa ra trước công chúng đã phần nào làm cho


nhiều công dân Việt Nam vững tâm hơn khi tận mắt chứng kiến, tận tay sờ được một bằng chứng lịch sử có thể đóng
góp vào cuộc đấu tranh địi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa - Nam Sa).
Bởi đây là một bản đồ do chính Trung Quốc in ấn chứ khơng phải chúng ta, qua đó họ đã tự cho thấy việc họ tranh


chấp chủ quyền với Việt Nam là phi lý.


Tính giá trị của bản đồ nằm ở chỗ đây là tấm bản đồ gốc do Trung Quốc ấn hành mà chúng ta có trong tay, giống
như trước đây mọi bản đồ liên quan đến vấn đề này đều do chụp lại (trong thư viện hay các kho lưu trữ của nước
ngoài) hoặc do nước ngoài cung cấp cho chúng ta qua Internet. Giá trị thực tiễn của tấm bản đồ là ở chỗ chúng ta
đang nắm trực tiếp chứng cứ lịch sử thật sự của Trung Quốc khẳng định họ khơng có chủ quyền ở hai quần đảo


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là cơ sở vững chắc cho chúng ta trong việc bổ sung chứng cứ vào hồ sơ xác nhận chủ
quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa nộp lên Liên Hiệp Quốc trong tương lai.


Từ lâu giới nghiên cứu biển Đơng trong và ngồi nước đã biết đến rất nhiều bản đồ miêu tả Trung Quốc, khu vực
Đơng Nam Á trong đó có Việt Nam... qua các bản đồ của các nhà hàng hải phương Tây và các bản đồ do chính
người Trung Hoa vẽ và ai cũng nhận thấy biên giới cực nam của Trung Quốc đều dừng lại ở huyện Nhai của đảo Hải
Nam mà thơi. Với bản đồ “Hồng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của Trung Quốc được
thực hiện dưới thời nhà Thanh), giới nghiên cứu một lần nữa xác quyết về vấn đề này.


* “<i>Đường lưỡi bò” mà Trung Quốc sử dụng để địi độc chiếm biển Đơng đang dựa trên những chứng cứ do Trung </i>
<i>Quốc ngụy tạo?</i>


- Việc công bố tấm bản đồ này bên cạnh “chiếc lưỡi bị trên biển Đơng” mà Trung Quốc đang đánh lừa dư luận quốc
tế một lần nữa cho thấy tham vọng độc chiếm biển Đông của nhà cầm quyền Trung Quốc đã có từ hơn 100 năm qua
kể từ khi có cái gọi là “thu phục Tây Sa” của Lý Chuẩn năm 1909.


Nhân nói về “Hồng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” cũng cần nhắc lại tấm bản đồ thế giới lần đầu tiên đặt Trung
Quốc ở vị trí trung tâm do Matteo Ricci thực hiện cách đây hơn 400 năm và sau đó được Lý Chi Tảo vẽ lại cũng
khơng có cái gọi là “Tây Sa - Nam Sa” (Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam) của Trung Quốc trên biển Đông. Điều
đó có thể kết luận rằng “Tây Sa - Nam Sa” chỉ là câu chuyện hoang đường nhằm phục vụ cho tư tưởng bá quyền Đại
Hán của nhà cầm quyền Trung Quốc hiện nay.


Theo tôi, việc công bố hệ thống các bản đồ do chính Trung Quốc phát hành trước đây là một trong những cách phản


biện lại những ngụy tạo chứng cứ mà nhà cầm quyền và các học giả Trung Quốc đang tiến hành.


* <i>Thưa ông, q trình Trung Quốc xâm chiếm Hồng Sa, Trường Sa diễn ra từ khi nào?</i>


- Thông qua các bản đồ này, dư luận thế giới sẽ thấy rõ tham vọng của Trung Quốc tiến về phương nam được nhích
dần qua thời gian: “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” thì cho thấy biên giới cực nam của Trung Quốc là đảo Hải
Nam. Thế nhưng trong bản đồ Trung Quốc được in năm 1925 họ lại ghi chú: đặc lý đồn đảo vi ngã quốc cực nam chi
địa, có nghĩa là: đảo Tri Tơn là đảo cực nam của Trung Quốc.


Và những bản đồ hiện nay thì với “đường lưỡi bị”, Trung Quốc muốn ơm trọn biển Đông. Đảo Tri Tôn hiện đã được
Trung Quốc đặt lại tên là Trung Kiến đảo, tên của một trong bốn con tàu mà Trung Quốc cho rằng đã đến quần đảo
Hoàng Sa vào tháng 11-1946.


* <i>Trung Quốc sử dụng “đường lưỡi bò” trắng trợn xâm phạm lãnh hải Việt Nam đã vi phạm Công ước về luật biển </i>
<i>quốc tế?</i>


- Ai cũng thấy rằng Trung Quốc công bố “đường lưỡi bị” ở biển Đơng khơng hề căn cứ vào bất cứ dữ kiện xác đáng
nào của lịch sử cũng như luật pháp quốc tế. Cứ như thế họ xem “đường lưỡi bò” là đường lãnh hải đương nhiên của
họ ở biển Đông. Và họ ngang ngược cho rằng bất cứ quốc gia nào có các hoạt động trên biển trong khu vực đó đều là
xâm phạm chủ quyền của họ, dù là các quốc gia đó đang có chủ quyền và quyền chủ quyền hợp pháp của mình trên
biển Đơng.


Bằng chứng này cho thấy Trung Quốc đã có dã tâm xâm chiếm chủ quyền ở biển Đông theo phương thức liếm từ từ.
Đây cũng là chứng cứ lịch sử để chống lại sự bành trướng vô lý của Trung Quốc qua từng giai đoạn theo kiểu phủ
nhận lịch sử mà phía Trung Quốc thường làm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>thống nhất đấu tranh cho chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa trên trường quốc tế?</i>


- Phải tập hợp thống nhất các lực lượng này mới có thể đối phó được việc Trung Quốc đang nói một đường và làm
một nẻo. Có khả năng Trung Quốc đang dùng chiến lược ru ngủ các nước xung quanh bằng cách tung ra lực lượng


các học giả để giả vờ tuyên truyền các luận điểm có lợi cho các nước trong khu vực biển Đông, để họ rảnh tay làm
chuyện khác.


Tất cả những động thái đó đã cho chúng ta thấy rằng, cuối cùng đối với Trung Quốc, nói đi nói lại dù cho lời hay ý
đẹp cũng là “Chủ quyền thuộc ngã” khi muốn ôm trọn biển Đông ở phương nam hay những hịn đảo, đá... ở biển
Đơng Trung Hoa như Senkaku, Okinotori (Nhật Bản) mang tính chiến lược nằm trong tham vọng bành trướng mà
các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc vẫn ấp ủ từ lâu.


Vấn đề tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản ở quần đảo Senkaku có nét tương đồng với chúng ta ở chỗ có
những hiệp ước quốc tế thừa nhận chủ quyền Senkaku thuộc về Nhật Bản, chúng ta cũng có những hiệp ước quốc tế
tương tự như tuyên cáo Cairo 1943, Tuyên ngôn Postdam 1946, San Francisco 1951 và Geneva năm 1954, tất cả đã
chứng nhận chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về chủ quyền của chúng ta.


<b>Sách giáo khoa Trung Quốc khơng đề cập Hồng Sa - Trường Sa</b>


* <i>Chúng ta có thêm tư liệu lịch sử xác thực nào cho thấy Trung Quốc đã vô lý khẳng định chủ quyền ở Hoàng</i>
<i>Sa và Trường Sa không?</i>


- Về mặt luận chứng lịch sử, nhà nghiên cứu Phạm Hồng Qn đã hồn tất cơng trình nghiên cứu rất chi tiết
chứng minh được từ xưa Hoàng Sa và Trường Sa hồn tồn khơng xuất hiện trong địa đồ của họ. Thêm vào
đó, nhà nghiên cứu Phạm Hồng Qn đang có trong tay những bộ chính sử gốc của Trung Quốc, trong đó có
thể chứng thực Trung Quốc đang lộng ngôn trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, hiện nay đã giải
mã xong các bộ chính sử này.


Các nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân và Hồ Bạch Thảo cũng đã chỉ rõ trong chính sử, phương chí và địa đồ
Trung Hoa từ đời Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh ai ai cũng rõ Hải Nam là biên giới cực nam của
Trung Quốc. Và điều này phù hợp với những điều ghi trong quyển Trung Quốc địa lý học giáo khoa thư được
biên soạn năm 1905, xuất bản năm 1906. Tại trang 241 ghi rõ “Phía nam Trung Quốc từ vĩ độ Bắc 18O13’,
tận cùng là bờ biển Nhai Châu, đảo Hải Nam, phía bắc đến vĩ độ 53O50’, tận cùng là chỗ gặp nhau giữa sông
Hắc Long Giang và sơng U-xu-ri; phía tây đến kinh tuyến 42O11’ tận cùng là núi Tùng Lĩnh. Nam Bắc gồm


hơn 36 vĩ độ, rộng hơn 7.100 dặm. Đông Tây gồm hơn 61 độ, dài hơn 8.800 dặm. Diện tích 32.605.156 dặm
vuông, chiếm 1/4 châu Á, 1/10 lục địa thế giới, lớn hơn cả châu Âu”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7></div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Lời dẫn: HOÀNG TRIỀU TRỰC TỈNH ĐỊA DƯ TOÀN ĐỒ <i>(30/07/2012)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9></div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>Trung Quốc bối rối trước tấm bản đồ cổ</b>



<i>Thanh Niên Online – Thứ hai, ngày 30 tháng bảy năm 2012</i>


<b>Thông tin về tấm bản đồ đời nhà Thanh khơng có Hồng Sa, Trường Sa do truyền thông Trung Quốc đăng </b>
<b>tải thu hút chú ý của dư luận nước này.</b>


>> Vì sao Trung Quốc 'ngang nhiên' ở Biển Đơng?


>> Chính khách Đài Loan muốn Đại lục cùng chiếm giữ Ba Bình


Mấy ngày qua, trên các diễn đàn mạng Trung Quốc liên tục nổ ra tranh luận về Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ
do nhà Thanh xuất bản năm 1905. Như các báo Việt Nam đã đưa tin, tấm bản đồ thể hiện rõ biên giới phía nam
Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam là hết. Đây là một bằng chứng khơng thể chối cãi, có giá trị lịch sử, pháp lý để
phản bác các tuyên bố sai trái lâu nay của Trung Quốc về 2 quần đảo của Việt Nam. Mới đây, tấm bản đồ vừa được
TS Mai Hồng, ngun Trưởng phịng Tư liệu Viện Hán Nơm, trao tặng cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia.


Sau đó, hàng loạt cơ quan truyền thơng Trung Quốc, lớn có Đài Phượng Hồng, mạng tin Sina, nhỏ có báo mạng
Stockstar, mạng Tân Lãng, đều đăng lại thông tin về Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ. Theo thống kê, bản tin
kèm video của Đài Phượng Hoàng và Sina tường thuật quang cảnh buổi lễ trao tặng nói trên đã thu hút gần nửa triệu
lượt xem chỉ sau 2 ngày. Các báo đài này còn giới thiệu tỉ mỉ về tấm bản đồ cũng như dẫn lời TS Mai Hồng và các
chuyên gia, học giả Việt Nam về giá trị, ý nghĩa của nó. Trong bản tin, Stockstar dùng cả tên Hoàng Sa và Trường
Sa thay vì những cách gọi ngụy xưng Tây Sa, Nam Sa.


Đến nay, chính quyền và giới học giả Trung Quốc vẫn im lặng về vấn đề trên nhưng các cư dân mạng nước này bàn


luận rất sôi nổi. Trên diễn đàn Lt.cjdby.net/thread-1425902-1-1.html, một số người Trung Quốc thừa nhận rằng với
nội dung bản đồ như vậy thì đúng là Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Một số khác vẫn còn ngờ
vực và đề nghị tìm kiếm thêm các bản đồ cũ hơn nữa của Trung Quốc để đối chiếu. Tuy nhiên cũng có một bộ phận
ngạo mạn thách thức: “Trên thế giới này có ai dám cùng Trung Quốc chơi lịch sử nào?”. Một số khác cho rằng việc
Việt Nam đòi chứng minh chủ quyền bằng bản đồ là “ngụy tạo bắt chước những gì Hàn Quốc từng làm đối với tranh
chấp đảo đá Ieodo/Tô Nham Tiêu”…


<b>Đủ cách “đầu độc”</b>


Sở dĩ vẫn còn những ý kiến mù quáng phản bác một bằng chứng rõ ràng như Hoàng triều trực tỉnh địa dư tồn đồ là
do chính quyền Trung Quốc trong một thời gian dài đã tiêm nhiễm dư luận về “chủ quyền không thể chối cãi” ở
biển Đông. Điều này đã được học giả Lý Lệnh Hoa, chuyên viên Trung tâm thông tin hải dương Trung Quốc, nhiều
lần chỉ rõ khi khẳng định giáo trình và truyền thơng đã khiến người dân hiểu sai về chủ quyền ở biển Đơng.


Ngồi tài liệu ngụy tạo, tun bố của nhà nước, phát biểu của các học giả, nước này cịn tun truyền thơng qua
những phương tiện thu hút rất đông thanh niên, cư dân mạng thiếu hiểu biết như tiểu thuyết trên mạng, trò chơi trực
tuyến… Trong đó có tiểu thuyết Chiến tranh biển Đơng Trung - Việt của tác giả giấu mặt có nickname Văn Võ 428
đăng trên Readnovel.com và được nhiều diễn đàn khác lấy lại. Hồi tháng 6, Trung Quốc lợi dụng trò chơi trực tuyến
World of Tanks để kêu gọi “liên hiệp hành động Nam Hải, bảo vệ chủ quyền” tại biển Đông, quyên tiền của người
chơi để tặng cho binh lính đang chiếm đóng phi pháp ở Hồng Sa và một số đảo thuộc Trường Sa.


Bên cạnh đó, Trung Quốc còn tung ra trò chơi Bảo vệ đảo Điếu Ngư để kích động về tranh chấp quần đảo


Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản. Lời lẽ trong đó vơ cùng hung hăng, hiếu chiến khi quảng cáo là người chơi sẽ “tận
hưởng cảm giác tiêu diệt lũ quỷ Nhật xâm lược”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Bất chấp những phản đối gay gắt của quốc tế về việc thành lập phi pháp cái gọi là TP.Tam
Sa, Trung Quốc còn leo thang trắng trợn trong việc lập ra vô số trang web thông tin riêng về
Tam Sa như Sansha.hinews.cn (thuộc Tập đoàn nhật báo Hải Nam),
Hq.xinhuanet.com/sansha (thuộc Tân Hoa xã).



Với hình ảnh đảo Phú Lâm, nằm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, làm
hình nền trang chủ, trang Tam Sa của Tân Hoa xã có nhiều mục như: tin nóng, văn hóa, du
lịch, cuộc sống, quan sát, quan điểm, phỏng vấn chuyên đề… Đây là nơi những thông tin
tuyên truyền sai trái, những hành động phi pháp của Trung Quốc được phát tán, càng khiến
người dân nước này bị “đầu độc” về vấn đề biển Đông.


<b>Ngọc Bi</b>


<b>Tokyo đăng quảng cáo về đảo tranh chấp</b>


Chính quyền thủ đơ Tokyo của Nhật Bản vừa tìm ra một kênh mới để quảng bá, tuyên
truyền cho chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Trung
Quốc: quảng cáo. Ngày 27.7, giới chức cho đăng quảng cáo chiếm 2/3 trang trên tờ báo nổi
tiếng Wall Street Journal của Mỹ với tựa To the American people from Tokyo, Japan (tạm
dịch: Gửi đến người Mỹ từ Tokyo, Nhật Bản).


Trong đó, nội dung cho rằng Trung Quốc đang gia tăng áp lực ở Senkaku/Điếu Ngư và cảnh
báo “Mỹ mất cả Thái Bình Dương nếu khơng ủng hộ các quốc gia châu Á ứng phó Trung
Quốc”. Bài quảng cáo cũng kêu gọi Mỹ ủng hộ kế hoạch của chính quyền Tokyo mua lại 4
đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư. Hồi tháng 4, Thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara lập quỹ góp
tiền mua đảo và tính đến đầu tháng 7, quỹ này đã thu được 16,3 triệu USD, theo AFP. Bắc
Kinh chưa có phản ứng về bài quảng cáo trên Wall Street Journal.


<b>Minh Trung</b>
<b>Lucy Nguyễn</b>


/>%9Dng-sa.html


<b>Đường lưỡi bò ở đâu ra? - Kỳ 1: Manh nha xâm chiếm</b>



<b>Hoàng Sa - Trường Sa</b>



<i>Tuổi Trẻ – 20 giờ trước</i>


<b>TT - Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ xuất hiện trong các địa đồ hay thư tịch của Trung Quốc cho đến </b>
<b>nửa đầu thế kỷ 20. Các bản đồ đời nhà Thanh ấn hành từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 đều khẳng định điểm </b>
<b>cực nam của Trung Quốc chỉ dừng ở phủ Quỳnh Châu tại vĩ tuyến 18,13 độ vĩ bắc.</b>


>> Trung Quốc bối rối trước tấm bản đồ cổ


>> 'Mỹ cần đối phó Trung Quốc ở Thái Bình Dương'


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<i>Đơ đốc Lý Chuẩn, người được Trung Quốc cho rằng đã “thu phục Tây Sa” bằng pháo hạm năm 1909 - Ảnh: </i>
<i>hudong.com</i>


<b>“Nâng cấp” chuyến đi của Lý Chuẩn</b>


Cương giới của Trung Quốc từ cổ chí kim đều ln được sử sách địa đồ của họ xác định chỉ nằm tại đảo Hải Nam
và khơng thể vươn xa hơn nữa. Thậm chí, nhiều tài liệu mang tính lịch sử của Trung Quốc cịn chứng minh ngược
lại rằng Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam. Thế mà sau này đến thời đương đại, vì lịng tham trong tun bố
chủ quyền ở biển Đông, những hậu thế Trung Quốc đã chà đạp sự thật lịch sử đó.


Có thể nói chính quyền Trung Quốc bắt đầu manh nha xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông từ năm
1909 và ngày càng bành trướng mưu đồ này cho đến ngày nay. Báo chí Quảng Châu thời bấy giờ đưa tin vào tháng
6-1909, chính quyền Quảng Đơng đã đưa hai pháo hạm loại nhỏ do đô đốc Lý Chuẩn dẫn đầu đi một vịng quanh
các đảo nằm phía đơng đảo Hải Nam, để rồi vào năm 1932 chính quyền Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch đã
nâng cấp chuyến đi của đô đốc Lý Chuẩn là một dấu mốc thời gian để ấn định chủ quyền vô lý của Trung Quốc ở
quần đảo Hoàng Sa.


Chuyến đi của Lý Chuẩn được ghi ngắn gọn là “được lệnh của tổng đốc Quảng Đông và Quảng Tây lúc bấy giờ là


Trương Nhân Tuấn, tháng 6-1909 đô đốc Lý Chuẩn dẫn đầu hai chiến hạm Phục Ba và Sâm Hạm cùng 170 quan
binh đến “thu phục Tây Sa” (tức Hoàng Sa của Việt Nam). Trên thực tế, chuyến đi của đô đốc Lý Chuẩn không phải
là một chuyến khảo sát hay thị sát như phía Trung Quốc mơ tả, cũng chẳng có chuyện thu phục Hồng Sa như Trung
Quốc từng tưởng tượng. Đó chỉ là chuyến đi mang tính chất “cưỡi ngựa xem hoa”, không hề lưu dấu hay để lại một
dấu tích hoặc luận chứng lịch sử cụ thể trên những điểm mà họ đi qua“.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

đây. Song ai có thể tin chỉ chưa đầy 24 giờ thì Lý Chuẩn có thể làm hết từng ấy việc ở Hồng Sa và vì sao phải đến
24 năm sau bút ký này mới được đưa ra? Chỉ có người Trung Quốc nói cho người Trung Quốc nghe.


<i>Bia chủ quyền Việt Nam trên đảo Hoàng Sa do Pháp xây dựng - Ảnh tư liệu</i>


<b>Trung Quốc khơi mào tranh chấp Hồng Sa</b>


Những chứng cứ do phía Trung Quốc đưa ra về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ xác thực cả về mặt
lịch sử lẫn pháp lý. Song mưu đồ xâm chiếm thì đã rõ ngay khi Trung Quốc đưa ra luận điểm để bảo vệ cho chuyến
thị sát trái phép quần đảo Hoàng Sa năm 1909 của quan binh nước này, cho rằng quần đảo Hoàng Sa là “quần đảo
hoang”, trong khi Việt Nam đã có bằng chứng chứng minh được chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa từ thế 17.
Sau chuyến đi của Lý Chuẩn 12 năm, tháng 3-1921 chính quyền quân sự Quảng Đông đã ký một sắc lệnh vơ lý sáp
nhập Hồng Sa của Việt Nam vào huyện Châu Nhai, phủ Quỳnh Châu lúc bấy giờ. Rõ ràng hành vi xâm phạm chủ
quyền có chủ ý của Trung Quốc đối với Việt Nam diễn ra ngay trong thời kỳ Việt Nam đang bị Pháp xâm lược và
mất hết quyền tự chủ về chủ quyền của mình.


Sở dĩ Trung Quốc muốn xâm chiếm Hồng Sa là vì trước đó trong chuyến thị sát vùng biển này, tàu quan binh nhà
Thanh đã phát hiện một nhóm thương nhân người Nhật đang chiếm cứ đảo Pratas nằm gần Hồng Sa (sau này Trung
Quốc gọi là Đơng Sa). Trung Quốc khơng muốn quần đảo Hồng Sa bị các nước mạnh thời đó nuốt trọn nên đã bắt
đầu hoành hành về chủ quyền Hoàng Sa. Đây là mầm mống gây tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với Pháp
lúc này đang được xem là đại diện cho An Nam (tên gọi Việt Nam lúc bấy giờ). Động thái của Trung Quốc năm
1921 đã khiến Pháp phải nhìn lại, dù tại thời điểm này Trung Quốc chỉ mới xâm phạm chủ quyền Hoàng Sa trên văn
bản.



</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Pasquier đã ra tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc lãnh thổ của Pháp (tức thuộc về An
Nam đang là thuộc địa của Pháp lúc bấy giờ).


Tiếp đến ngày 13-4-1930, Pháp đã cho tàu La Malicieuse ra Trường Sa để treo quốc kỳ Pháp. Mười ngày sau đó,
Chính phủ Pháp đã tuyên bố thực thi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa. Trước đó ngày 20-3-1930, tồn quyền
Đơng Dương đã yêu cầu Bộ thuộc địa Pháp “Cần thừa nhận lợi ích của nước Pháp ẩn chứa trong việc thay mặt An
Nam thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa”.


Mẩu tin đăng trên báo Advertiser ngày 29-6-1909 cho biết Trung Quốc đưa tàu chiến đến quần đảo Hoàng Sa - Ảnh:
trove.nla.gov.au


<i>Bình luận của nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc</i>


Cần nhắc lại rằng sau khi thua trận trong chiến tranh Trung - Nhật, nhà Thanh đã ký Hiệp ước Shimonoseki ngày
17-4-1895 (Trung Quốc gọi là Hiệp ước Mã Quan). Theo đó, nhà Thanh nhượng cho Nhật Bản vĩnh viễn chủ quyền
đầy đủ của quần đảo Bành Hồ, Đài Loan và phần phía đơng vùng biển của bán đảo Liêu Đơng cùng với tất cả các tài
sản có trên đó như: cơng sự, kho vũ khí...và khu vực này khơng bao gồm hai quần đảo Hồng Sa - Trường Sa.
Điều đó có nghĩa hai quần đảo này đã không được xem là thuộc chủ quyền của Trung Hoa (nhà Thanh)! Điều này
hoàn toàn phù hợp với việc các bản đồ Trung Quốc vẽ trong thời kỳ này đã xem Hải Nam là vùng cực Nam của
Trung Quốc. Mặt khác, qua sự kiện tàu buôn La Bellona của Đức bị chìm vì đá ngầm vào năm 1885 và tàu Himeji
của Nhật bị đắm vào năm 1896 đã bị nhà đương cuộc Trung Hoa ở đảo Hải Nam từ chối trách nhiệm cứu vớt với lý
do những vùng này không thuộc lãnh hải và quyền quản hạt của Trung Hoa cho thấy chí ít đến cuối thế kỷ 19, nhà
đương cuộc Trung Hoa xem những quần đảo này không thuộc về Trung Quốc.


MỸ LOAN
30-7-2012
___________


Tranh chấp chủ quyền trên biển Đông từ những năm 1930 đã trở nên gay gắt hơn khi có sự nhúng mũi của chính
quyền Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch và Nhật Bản.



</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>Đường lưỡi bò ở đâu ra? - Kỳ 3: Lâm Tuân là ai?</b>



<b>TT - Cần phải khẳng định một điều: cho đến năm 1945, cái gọi là “đường lưỡi bò” (hay đường chữ U, đường </b>
<b>chín đoạn như ngày nay) chưa hề xuất hiện trong bất cứ tấm bản đồ nào. Vậy nó ra đời lúc nào?</b>


>> Manh nha xâm chiếm Hồng Sa - Trường Sa
>> Hải giám Tam Sa xâm phạm Hồng Sa


<i>Đây là con tàu Thái Bình chở Lâm Tn và quan binh Trung Hoa dân quốc xuống xâm chiếm đảo Ba Bình tháng </i>
<i>12-1946 - Ảnh: news.ifeng</i>


<b>Mơ hồ lai lịch “đường lưỡi bò”</b>


Về lai lịch “đường lưỡi bò” này, cho đến nay ngay chính những người Trung Quốc bản địa còn nhiều người đang rất
mơ hồ về căn nguyên của nó. Nó được vẽ như thế nào, kỹ thuật đo vẽ khảo sát ra sao khơng ai nói chính xác được.
Giới truyền thông, giới sử học, luật gia, chính trị và địa lý học của Trung Quốc mỗi người trình bày mỗi kiểu, thậm
chí mâu thuẫn nhau. Đặc biệt, chưa có một tổ chức quốc tế nào cơng nhận tính hợp pháp của bản đồ này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Đường chữ U, theo cách mô tả của giáo sư Du, đó là một đường liên tục chạy từ biên giới đất liền của Trung Quốc
vòng xuống bao lấy đảo Pratas (Đơng Sa) và Hồng Sa của Việt Nam, xuyên qua eo biển Đài Loan và dừng ở đường
tiếp giáp giữa biển Hoa Đơng và Hồng Hải. Nếu nhìn vào lý luận của giáo sư Du Kiếm Hồng thì điểm cuối của
đường chữ U chỉ nằm ở khoảng 16 độ vĩ chứ không kéo dài tận quần đảo Trường Sa như hiện nay. Song cho đến
nay không một tài liệu nào của Trung Quốc lẫn Đài Loan nói rõ về gốc tích nhân vật Hu Jinjie cũng như đường chữ
U kiểu này.


Thế nhưng, một số học giả Trung Quốc lại dẫn chứng trước bản đồ “11 đoạn” Trung Quốc còn các bản đồ được vẽ
từ tháng 12-1934 và tháng 4-1935. Trên tờ Tri Thức Thế Giới tháng 9-2011, giáo sư Đại học Phúc Đán Trần Kim
Minh đã hàm hồ lý giải rằng do lo sợ trước việc Pháp chiếm chín đảo ở quần đảo Trường Sa năm 1933, Chính phủ
Trung Hoa dân quốc đã nhanh chóng lập “Ủy ban thẩm định bản đồ biển và đất liền” để thẩm định lại tên các đảo và


bãi đá ở khu vực biển Đông bằng hai thứ tiếng Trung Quốc và Anh.


Công việc thẩm định này hoàn tất vào ngày 21-12-1934 và bốn tháng sau đó đã chính thức cơng bố “bản đồ các đảo
ở biển Đông”, xác định đường giới tuyến trên biển của Trung Quốc kéo dài đến vĩ tuyến 4. Sau đó, năm 1936 nhà
địa lý học Bạch Mi Sơ đã đưa bản đồ này vào tập bản đồ “Trung Hoa kiến thiết tồn đồ” do ơng chủ biên. Song,
hình hài của những tấm bản đồ tiền thân này dường như chưa bao giờ được nhìn thấy, thay vào đó chúng chỉ được
mơ tả qua lời của các truyền nhân Trung Hoa ở Trung Quốc, Đài Loan và Hong Kong.


<i>Tướng hải quân Lâm Tuân (hàng đầu, áo trắng) và các thành viên trên tàu Thái Bình trong cuộc hành quân cưỡng </i>
<i>chiếm bất hợp pháp đảo Ba Bình tháng 12-1946 - Ảnh: hudong.com</i>


<b>Dấu vết quan binh Lâm Tuân</b>


Giới học giả Trung Quốc hiện đang khẳng định: chuyến thị sát biển Đông của Lâm Tuân vào cuối năm 1946 mới
chính là tiền đề hình thành cái gọi là bản đồ có đường chữ U ngày nay (tức “đường lưỡi bị”).


Và năm 2011, các hãng truyền thơng lớn của Trung Quốc đồng loạt đưa bài phân tích của giáo sư Lý Kim Minh và
Lý Đức Hà thuộc Đại học Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến nhất nhất khẳng định tiền thân của “đường lưỡi bò” là tấm bản
đồ “11 đoạn”, vẽ vị trí các đảo ở biển Đơng (Trung Quốc gọi là biển Nam Hải) do Sở Phương vực thuộc Chính phủ
Trung Hoa dân quốc vẽ năm 1947 và cơng bố vào tháng 2-1948.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

đồn tàu chiến bốn chiếc chia làm hai đội đã từ từ rời cảng Du Lâm, hướng thẳng về phía nam. Phó tổng chỉ huy
Diêu Nhữ Ngọc chỉ huy hai tàu Vĩnh Hưng và Trung Kiến tiến xuống quần đảo Hoàng Sa. Tổng chỉ huy Lâm Tuân
dẫn đầu hai con tàu Trung Nghiệp và Thái Bình hướng đến quần đảo Trường Sa.


Hai chiếc Vĩnh Hưng và Trung Kiến sau đó đã đến đảo Phú Lâm, đảo chính ở quần đảo Hoàng Sa. Sau khi lên đảo,
đoàn người của Diêu Nhữ Ngọc đã đổi tên đảo Phú Lâm thành đảo Vĩnh Hưng.


Còn tổng chỉ huy Lâm Tuân theo tàu Thái Bình hướng thẳng đến quần đảo Trường Sa. Về chi tiết này, giáo sư Lý
Kim Minh của Trung Quốc cho rằng gần một tháng sau đó, tháng 12-1946 hai tàu do Lâm Tuân dẫn đầu mới đổ bộ


lên đảo Itu Aba (tức đảo Ba Bình của VN) thuộc quần đảo Trường Sa. Lâm Tuân lấy tên con tàu Thái Bình để đặt
tên cho đảo này.


Ngồi đồn thủy thủ, hai con tàu này còn chở theo một số quan chức hành chính của tỉnh Quảng Đơng, trong đó có
thầy trị Trịnh Tư Duyệt và Tào Hi Mãnh là hai nhân viên của Sở Phương vực thuộc Bộ Nội chính của Chính phủ
Trung Hoa dân quốc. Theo tư liệu của Trung Quốc thì hai người này đi theo để làm nhiệm vụ tiếp nhận quần đảo
Trường Sa (!?). Ngày 15-12-1946, toàn thể quan binh văn võ đi theo hai tàu này đã có mặt ở đảo này để tiến hành
nghi thức dựng bia, tiếp nhận đảo. Đây là một hành động bất hợp pháp, nếu khơng nói là một sự xâm phạm trắng
trợn chủ quyền của VN.


<b>Bình luận của nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc</b>


Khi thương nghị với các nước thuộc phe đồng minh về việc giải giới và xử lý đối với Nhật Bản sau Chiến tranh
thế giới thứ hai, trong Tuyên bố Potsdam đưa ra ngày 24-7-1945 giữa Harry S.Truman (tổng thống Hoa Kỳ),
Winston Churchill (thủ tướng Anh) và Tưởng Giới Thạch (tổng thống Trung Hoa dân quốc) đã khơng u cầu
“thu hồi” Hồng Sa và Trường Sa về cho Trung Quốc, vì một lẽ đơn giản là hai quần đảo này không thuộc Trung
Quốc.


Điều này là lý do giải thích vì sao tại Hội nghị San Francisco 1951 sau đó, các nước đồng minh đã khơng u cầu
Nhật Bản trao trả cho Trung Quốc “quần đảo Tân Nam” ( - Shinnan Shoto - Trường Sa) và một phần quần đảo
Hoàng Sa mà quân đội Nhật đã chiếm đóng, xây dựng căn cứ quân sự trong Thế chiến thứ hai.


Và như vậy, việc đưa tàu chiến ra chiếm đóng Hồng sa - Trường sa của tướng Lâm Tuân năm 1946 là một
cưỡng chiếm bất hợp pháp.


<b>MỸ LOAN</b>


1-8-2012


<b>Ký ức về đồng đội ngã xuống ở Trường Sa</b>



<i>VnExpress.net – Thứ năm, ngày 26 tháng bảy năm 2012</i>


 Email





</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<i><b>"Trường Sa luôn trong trái tim tôi và những đồng đội nằm ở đó", ơng Dũng cất </b></i>


<i><b>giọng sang sảng, tay đặt lên ngực đen sạm, in những vết sẹo do mảnh đạn pháo. </b></i>


<i><b>Ký ức về những đồng đội hy sinh ở Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) năm 1988 </b></i>


<i><b>ùa về. </b></i>



<i><b>>> Bệnh xá đảo Trường Sa Đông cứu sống ngư dân</b></i>


<i><b>>> “Gấu Nga” trong bài tốn Biển Đơng</b></i>



Cựu binh Trần Thiên Phụng chụp ảnh với vợ trước ngày lên đường nhập ngũ. Ảnh: <i>Nhân vật cung cấp</i>


Sau Tết Nguyên đán năm 1988, ở tuổi 23, chàng thanh niên rời quê nhà ở Cẩm Lệ (Đà Nẵng) và bạn gái trong thôn
để lên đường nhập ngũ tại Trung đoàn 83, Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam. Ngày 12/3/1988 sau bữa cơm chiều vội
vàng ở cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), mọi người khẩn trương chuẩn bị hành lý, vật dụng tập kết lên tàu bắt đầu
chiến dịch CQ-88 trực chỉ ra xây dựng đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa).


"Nhiệm vụ của chúng tơi lúc đó là xây dựng và cắm cờ chủ quyền trên đảo. Ai cũng háo hức vì lần đầu được ra đảo
xa. Trên tàu mọi người say sưa ca hát, có người say sóng nhưng vẫn đầy hứng khởi vì ra đảo sẽ được thỏa sức vẫy
vùng cùng sóng biển", ơng Dũng kể.


Sau gần một ngày rẽ sóng ra khơi, khoảng 5h chiều 13/3, hai tàu HQ 604 và 505 đến địa phận đảo Gạc Ma. Cảm
giác được nhìn thấy những mỏm đá san hô, dải cát vàng giữa biển khiến ai cũng thích thú. Các thủy thủ dự định
dựng ngơi nhà nhỏ xinh ngay trên mặt san hơ.



Chỉ ít giờ sau khi có sự xuất hiện của hải quân Việt Nam, phía Trung Quốc bất ngờ cho tàu lớn ra uy hiếp. Tuy
nhiên, theo ơng Dũng, mọi người trong đồn vẫn tiếp tục vận chuyển vật liệu lên đảo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Nỗi nhớ đồng đội đã mãi nằm lại đảo Gạc Ma ln thường trực trong tâm trí
cựu binh Đức. Ảnh: <i>Nguyễn Đông</i>


3h sáng 14/3, tranh thủ nước rút, hải quân Việt Nam đã bơi vào đảo cắm cờ chủ quyền và vận chuyển vật liệu bằng
chiếc ca nô nhỏ buộc dây từ tàu xuống. Theo ông Phụng, lúc này ca nô của Trung Quốc gây hấn bằng việc cắt
những sợi dây dẫn vận chuyển vật liệu từ tàu HQ 604 vào đảo. Mọi người vẫn kiên trì bám đảo và được lệnh khơng
nổ súng để giữ hịa khí. Tuy nhiên, đến 7h sáng, phía Trung Quốc bất ngờ bắn súng chỉ thiên.


Ông Phan Văn Đức (45 tuổi, trú phường Mân Thái, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng), là người trực tiếp vận chuyển vật
liệu lên đảo Gạc Ma. Ánh mắt nhìn xa xăm về phía biển, ơng nhớ lại, giữa loạt đạn rền vang, Trung úy Trần Văn
Phương vẫn hiên ngang giữ ngọn cờ chủ quyền và hô vang: "Thà hi sinh chứ khơng chịu mất đảo. Hãy để cho máu
mình tơ thắm lá cờ truyền thống của hải quân Việt Nam anh hùng". Sau khi trung úy Phương nằm xuống, đồng đội
Nguyễn Văn Lanh lao lên, khi gục ngã bàn tay anh vẫn bám chắc ngọn cờ.


Do không tương quan về lực lượng và vũ khí chiến đấu, tàu HQ 604 trúng đạn, từng chiến sĩ vẫn cố bám trụ trên con
tàu chìm dần giữa biển. Ơng Dũng, ơng Phụng may mắn trụ trên một khúc gỗ nổi. Còn ông Đức khi bị trúng đạn ở
vai cũng rướn sức ngụp lặn và bám vào một khúc gỗ cho đến khi được tàu cứu hộ của Hải quân Việt Nam vớt đưa
vào đảo Sinh Tồn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Người lính Trường Sa năm xưa đang mưu sinh. Ảnh: <i>Nguyễn Đơng</i>


Nhiều năm đã trơi qua, những lúc một mình đi dọc mé biển, ông Đức lại hướng ánh mắt đăm chiêu về phía biển xa.
"Ngần ấy năm là quãng thời gian tôi bị ám ảnh bởi những đồng đội. Nhiều khi như người mất hồn đi lang thang dọc
bãi biển Sơn Trà, có lẽ hồn tơi đã ở lại với Gạc Ma rồi!", người đàn ơng gày gị nói.


Cịn với ơng Phụng, những vết thương trên thân thể luôn gợi ông nhớ về Trường Sa, về những đồng đội sát cánh


cùng nhau, dù trong số họ, nhiều người đã mãi hịa máu mình vào lịng đảo Gạc Ma. <i>Lạy mẹ con đi</i> - bài hát cuối
cùng của 64 đồng đội nằm xuống vẫn vẳng vẳng trong tim họ.


<i>“Lạy mẹ con đi ôm ấp linh hồn Việt Nam</i>
<i>Lạy mẹ con đi noi theo chí hùng ngàn năm</i>
<i>Vắng con mẹ buồn là bởi ý thiên khơi nguồn</i>
<i>Nhưng còn gì hơn tình nước vẫn trong tình con…”</i>


Ngày 14/3/1988, khi các tàu vận tải cùng với bộ đội Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin, Gạc Ma
và Len Đao, thì các tàu chiến của đối phương lao đến ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế, dùng pháo lớn bắn
vào các tàu HQ-604 ở đảo Gạc Ma, HQ-605 ở đảo Len Đao và HQ-505 ở đảo Cô Lin; cho quân đổ bộ lên đảo Gạc
Ma nhổ cờ Tổ quốc, nổ súng vào bộ đội gây cho chúng ta nhiều tổn thất...” -Theo Lịch sử vùng III Hải quân 1975 -
2005.


<b>Nguyễn Đơng</b>


<b>Bản đồ cổ phương Tây khẳng định Hồng Sa của Việt </b>


<b>Nam</b>



<i>VnExpress.net – 3 giờ trước</i>
 Email


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>



 Chia sẻ
 In ra


<i><b>Những tấm bản đồ cổ của phương Tây góp phần minh chứng từ hơn 5 thế kỷ trước,</b></i>


<i><b>Việt Nam đã xác lập chủ quyền quốc gia trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.</b></i>




Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng vừa hoàn thành đề
tài <i>Font tư liệu về chủ quyền Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa</i> (thành phố Đà Nẵng). Tiến sĩ Sơn cho hay,
không chỉ các bản đồ cổ Việt Nam, Trung Quốc mà rất nhiều bản đồ cổ của phương Tây đều khẳng định Hoàng Sa,
Trường Sa là của Việt Nam.


Một trong những thành công lớn của nhóm nghiên cứu là sưu tầm được 56 tấm bản đồ phương Tây của font tư liệu
này. Các bản đồ này được vẽ rất sớm, như: Bản đồ do Livro da Marinharia FM Pinnto vẽ năm 1560, bản đồ do
Gerard Mercator (1512 - 1594) vẽ có niên đại vào nửa sau thế kỷ 16... cho đến những bản đồ được vẽ vào cuối thế
kỷ 19 như bản đồ do Stielers Handatla vẽ năm 1891...


Tất cả đều thể hiện bằng hình vẽ hoặc bằng chữ viết vị trí của quần đảo Hồng Sa (bao gồm cả quần đảo Trường Sa)
trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam dưới các tên gọi như <i>Cauchi, Cochi, Cochinchina, Cochinchine</i>...
(tùy theo ngôn ngữ của từng nước phương Tây).


Trên một số bản đồ, địa danh Hồng Sa cịn được thể hiện hoặc ghi chú rất đặc biệt. Chẳng hạn, bản đồ do Jodocus
Hondius vẽ năm 1613 thể hiện quần đảo Frael (Hoàng Sa), bao gồm tất cả các đảo của Việt Nam từ nam vịnh Bắc
Bộ cho đến hết vùng biển phía nam của Việt Nam, trừ Pulo Condor (Côn Đảo) và Pulo Cici (đảo Phú Quốc) được vẽ
riêng.


Trong bản đồ do W. Blaeu vẽ năm 1645, quần đảo Frael (Hoàng Sa) được vẽ nối liền với các đảo Pulo Secca de
Mare (Cù Lao Thu, tức đảo Phú Quý), Pulo Cambir (Cù Lao Xanh), Pullo Canton (Cù Lao Ré, tức đảo Lý Sơn),
thành một chuỗi đảo liên hoàn thuộc lãnh thổ Cochinchina (Đàng Trong)....


Đặc biệt, tấm bản đồ mang tên <i>An Nam đại quốc họa đồ</i>, viết bằng 3 thứ ngôn ngữ Hán, Quốc ngữ và Latin, do
Giám mục Jean Louis Taberd vẽ năm 1838, có ghi hàng chữ <i>Paracel seu Cát Vàng</i> (nghĩa là Paracel hoặc là Cát
Vàng) khẳng định chủ quyền Việt Nam.


Cũng chính Giám mục Taberd trong bài viết in trên tạp chí <i>The Journal of the Asiatic Society of Bengal</i> vào năm
1837 cũng khẳng định Paracels, hay Pracel, tức là Hoàng Sa - Cồn Vàng, thuộc về Cochinchina (Giao Chỉ gần
China, chỉ tên nước ta), tiến sĩ Sơn phân tích.



Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu, chun gia hàng đầu về bản đồ cổ Việt Nam, hiện sưu tập được 30 bản đồ cổ của
phương Tây, có niên đại từ năm 1489 đến năm 1697, có thể hiện hình vẽ và địa danh hai quần đảo Hồng Sa và
Trường Sa của Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<i>An Nam đại quốc họa đồ</i> do Giám mục Taberd vẽ năm 1838.


Theo tiến sĩ Sơn, 56 bản đồ cổ phương Tây này được sưu tầm có niên đại trải dài hơn 3 thế kỷ. Điều này chứng tỏ từ
thế kỷ 16, nhiều người phương Tây đã biết đến vùng biển đảo Hoàng Sa và ghi nhận quần đảo này là một phần lãnh
thổ của Việt Nam (mà bấy giờ họ gọi là <i>Cochinchine, Cochinchina, Annam</i>…).


"Chủ quyền này đã được các nhà bản đồ học, các nhà hàng hải, nhà phát kiến địa lý... phương Tây thừa nhận và ghi
dấu lên những tấm bản đồ địa lý và bản đồ hàng hải của họ. Vì thế, những tấm bản đồ này là những tư liệu quý, góp
phần khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa (và Trường Sa), mà hiện
nay đang có một số quốc gia trong khu vực tranh chấp chủ quyền", ơng Sơn nói.


Theo tiến sĩ Sơn, nhiều tấm bản đồ cổ phương Tây đang được lưu giữ tại các thư viện công và bộ sưu tập tư nhân ở
châu Âu và châu Mỹ. Trong đó phần lớn bản đồ mà nhóm nghiên cứu đề tài sưu tầm đều là bản đồ scan trực tiếp từ
bản đồ gốc được đồng nghiệp là ông Trần Thắng, Chủ tịch Viện Văn hóa giáo dục Việt Nam (IVCE) tại Mỹ, đến các
thư viện tại Mỹ để tìm kiếm, xin phép scan.


Qua ơng Thắng, tiến sĩ Sơn vừa có thêm nhiều tấm bản đồ cổ của phương Tây xuất bản trước và sau khi chính
quyền Trung Quốc có những tuyên bố bất hợp pháp về chủ quyền của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa của Việt Nam vào năm 1909.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

1896; bản đồ <i>Siam and the Malay Archipelago</i> do The Times Atlas (London, Anh) xuất bản năm 1896, bản đồ


<i>Route map showing from St. Petersburg to Guft of Tongking</i>, ấn hành năm 1900...


"Điểm giống nhau giữa các bản đồ này là phần lãnh thổ Trung Quốc được tô khác màu hoặc được giới hạn bằng


những đường kẻ đậm nét để phân biệt với lãnh thổ các nước láng giềng của Trung Quốc, luôn chỉ giới hạn đến đảo
Hải Nam. Khẳng định Trung Quốc khơng có Hoàng Sa, Trường Sa", tiến sĩ Sơn nhấn mạnh.


</div>

<!--links-->
<a href=' />

×