Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 THPT ở trường THCS quảng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.72 KB, 21 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp
quốc (UNESCO) nhấn mạnh: chất lượng giáo dục được thể hiện trong bốn trụ
cột “Học để biết; học để làm; học để chung sống và học để tồn tại”. Vì vậy,
việc nâng cao chất lượng giáo dục vừa là danh dự, vừa là lẽ sống của mỗi nhà
trường trong xu thế quốc tế hội nhập hiện nay.
Nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước
ta đặc biệt quan tâm và luôn là nội dung quan trọng trong văn kiện của các kỳ
Đại hội Đảng. Đặc biệt, trong các Nghị quyết của Đảng từ khi Việt Nam bước vào
công cuộc đổi mới đến nay, quan điểm giáo dục của Đảng luôn thể hiện rõ tính
nhất quán, phát triển, xem giáo dục là “quốc sách hàng đầu” nhằm nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 THPT là bước đầu để chọn ra những
lớp cơng dân tương lai có đầy đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng với yêu cầu hội
nhập. Trường THCS Quảng Long trong thời gian 10 năm trở lại đây nay ln
đạt được những thành tích đáng kể trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện mà trọng tâm là chất lượng dạy và học. Mặc dù nhà trường vẫn còn nhiều
tồn tại cần khắc phục về cơ sở vật chất, về cơ cấu đội ngũ giáo viên, về chất
lượng học sinh giỏi, chất lượng học sinh đại trà, … Song trong suốt thời gian
vừa qua, trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm những việc đã làm được và chưa làm
được của nhà trường, khiêm tốn học tập kinh nghiệm từ các trường bạn, Ban
giám hiệu Trường THCS Quảng Long đã mạnh dạn đề ra và thực hiện một số
biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đặc biệt là chất lượng thi vào lớp
10THPT. Nhà trường nhận định rõ, Nâng cao chất lượng đầu ra là tạo sự phấn
khởi cho học sinh và phụ huynh, tạo động lực cho giáo viên, làm tăng uy tín của
nhà trường trong nhân dân, khẳng định thương hiệu của nhà trường, tạo chỗ
đứng vững chắc và vị thế của nhà trường so với các trường trong huyện.
Xuất phát từ những lý do trên, với tinh thần, trách nhiệm của một cán bộ
quản lý, từ những thành quả mà nhà trường đạt được trong những năm qua, tôi


mạnh dạn viết đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng
thi vào lớp 10 THPT ở trường THCS Quảng Long ”, qua đó chia sẻ kinh
nghiệm của nhà trường với đồng nghiệp và các trường bạn, đồng thời tiếp tục
hoàn chỉnh các biện pháp đó, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục
để Trường THCS Quảng Long xứng đáng là địa chỉ tin cậy của học sinh và phụ
huynh xã Quảng Long và các xã lân cận. Xứng đáng là trường có chất lượng
đứng trong tóp đầu của giáo dục Quảng Xương.
1.2. Mục đích nghiên cứu
1


Đề xuất “Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng thi vào
lớp 10 THPT ở trường THCS Quảng Long ”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn của mục tiêu, nhiệm vụ chỉ đạo
“nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 THPT ở trường THCS Quảng Long”.
Phân tích thực trạng chất lượng giáo dục trước và sau khi thực hiện các
biện pháp để thấy được tính khả thi và hiệu quả của những biện pháp đã áp
dụng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lí luận: Căn cứ vào chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo về mục tiêu,
nhiệm vụ “nâng cao chất lượng giáo dục trong trường THCS”.
- Phương pháp thực tiễn: Quan sát, điều tra, thực nghiệm, tổng hợp kinh
nghiệm nhằm “nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 THPT”.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất
lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám (2013), Ban Chấp hành Trung ương khóa

XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo nhằm tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả
giáo dục, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và
nhu cầu học tập của nhân dân; giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn
diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu
gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả; xây dựng
nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu
và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các
điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội
hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã
hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt
Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”.
Đại hội Đảng lần thứ XIII (2021) Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và
trọng dụng nhân tài. Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành
tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội, chú trọng một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế để làm
động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số
lĩnh vực so với khu vực và thế giới. Phát triển con người toàn diện và xây dựng
2


nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hoá thực sự trở
thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 1223/KH-BGDĐT ngày 28/12/2019 triển
khai Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về
Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông giai
đoạn 2018 - 2025; xây dựng mơ hình thí điểm về giáo dục hướng nghiệp và định
hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông theo hướng mở, tăng
cường xã hội hóa các nguồn lực; nâng cao chất lượng tư vấn nghề, thực hiện kết

hợp dạy văn hóa phổ thông với dạy nghề.
Bước vào năm học 2020-2021, ngành GD&ĐT Thanh Hóa đề ra các
nhóm nhiệm vụ chủ yếu, trong đó có nội dung: Đẩy mạnh định hướng nghề
nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS. Tăng cường giáo dục đạo đức, lối
sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên, bảo đảm an toàn
trường học. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các
cấp học và trình độ đào tạo. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy,
học và quản lý giáo dục. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn
nhân lực chất lượng cao…
2.1.2. Nhận thức về “phân luồng học sinh sau THCS” và mục tiêu, nhiệm vụ
nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 THPT ở trường THCS Quảng Long
Thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14-5-2018 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng
học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” (gọi tắt là đề án),
UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo các sở, ngành liên quan và địa phương triển
khai thực hiện nghiêm túc đề án, tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục, góp
phần thực hiện tốt cơng tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng
học sinh (GDHN&ĐHPLHS) trong giáo dục phổ thông.
Để thực hiện nghiêm túc Quyết định số 522/QĐ-TTg, mới đây, UBND đã
ban hành kế hoạch thực hiện đề án. Đến năm 2025, phấn đấu 100% các trường
THCS và THPT có chương trình hướng nghiệp gắn với sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ của từng địa phương; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%; phấn đấu ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp
THCS tiếp tục học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp,
trung cấp... Để đạt được các mục tiêu trên, UBND tỉnh đề ra các giải pháp đó là
tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức về GDHN&ĐHPLHS phổ thông; đổi
mới nội dung, phương pháp, hình thức GDHN trong trường phổ thơng; phát
triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ TVHN trong các trường trung
học; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắn với GDHN trong giáo
dục phổ thơng; xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách đẩy mạnh

GDHN&ĐHPLHS; huy động nguồn lực xã hội tham gia GDHN&ĐHPLHS phổ
thông; tăng cường quản lý đối với GDHN&ĐHPLHS phổ thông
2.2. Thực trạng chất lượng thi vào lớp 10 THPT ở trường THCS Quảng
3


Long
Trường THCS Quảng Long được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia
tháng 11 năm 2013 và được công nhận đạt Chuẩn mức độ 1 và kiểm định chất
lượng đạt cấp độ 2 vào tháng 11/2019, việc nâng cao chất lượng giáo dục tồn
diện nói chung và chất lượng thi vào lớp 10 THPT đã đạt được những kết quả rất
đáng kể, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao, công tác quản lý giáo
dục chặt chẽ và khoa học hơn trước, phần lớn giáo viên có năng lực chuyên môn
và kỹ năng sư phạm, nhiều giáo viên tận tụy với nghề, tự giác học tập và trau dồi
trình độ chuyên môn, thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, có trách
nhiệm và thương yêu học sinh; đa số học sinh có ý thức trong học tập và rèn
luyện, một số học sinh đạt thành tích cao trong học tập, chất lượng học sinh đại
trà có sự tiến bộ; trang bị thêm các phương tiện phục vụ công tác giảng dạy và
học tập như máy tính, máy chiếu, ti vi, dụng cụ thí nghiệm, sách và tài liệu…;
các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao, tham quan học tập đạt hiệu quả thực
chất, hỗ trợ tích cực cho học tập; xây dựng nhà trường xanh- sạch- đẹp, đảm bảo
công tác an ninh trường học, mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường, nhà
trường và địa phương có sự gắn kết, hỗ trợ nhau; công tác thi đua, khen thưởng,
kiểm tra, đánh giá luôn được nhà trường cải tiến và quan tâm...
Bên cạnh kết quả đã đạt được, song vẫn có một số hạn chế, yếu kém, chất
lượng giáo dục còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội như:
công tác quản lý chất lượng cịn nhiều bất cập, lỏng lẻo, mang tính rập khn,
chưa xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường và địa phương; một bộ phận
trong giáo viên chưa chịu khó trau dồi chun mơn, chưa tận tụy với học sinh,
kỹ năng sư phạm còn hạn chế, đổi mới dạy học cịn mang tính đối phó khi có

kiểm tra, cịn chạy theo thành tích, số ít giáo viên cịn vi phạm tác phong, lối
sống nhà giáo, làm mất uy tín trước học sinh và phụ huynh; các phong trào thi
đua cịn mang tính hình thức; một bộ phận học sinh chây lười trong học tập, trốn
học, chơi điện tử, không học bài và làm bài, gây gổ, đánh nhau; mối quan hệ
giữa phụ huynh và nhà trường chưa chặt chẽ, nhiều phụ huynh chưa quan tâm
đến con em, phó mặc cho giáo viên chủ nhiệm và nhà trường; cơ sở vật chất nhà
trường cịn thiếu thốn, cơng tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp chưa chặt
chẽ, chưa định hướng nghề cụ thể cho từng đối tượng học sinh, cơng tác tư vấn
hướng nghiệp cịn mang tính chất đối phó ....
Trong q trình chỉ đạo để nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 THPT
trường THCS Quảng Long có những thuận lợi và khó khăn sau:
- Thuận lợi cơ bản
Nhà trường có bề dầy thành tích trong cơng tác dạy và học. Đội ngũ giáo
viên nhiệt tình, năng động, ý thức tự giác cao, thức sự là tấm gương sáng cho học
sinh noi theo
Chi bộ và Ban giám hiệu nhà trường hàng năm đã đề ra phương hướng, kế
hoạch nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, khuyến khích giáo viên nâng cao
trình độ chun mơn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu dạy và học. Nhiều giáo viên có
4


ý thức trong việc trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, bước đầu đổi mới
phương pháp dạy học, quan tâm và thương yêu học sinh, xứng đáng là tấm
gương sáng cho học sinh noi theo.
Học sinh của nhà trường chủ yếu xuất thân từ các gia đình thuần nơng, đa
số các em chăm ngoan, hiền lành, có ý thức trong học tập và rèn luyện. Một số
học sinh đã cố gắng vươn lên trong học tập đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn
diện, học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp trường.
- Khó khăn
Trường đóng trên địa bàn một vùng quê thuần nơng đời sống nhân dân

cịn nhiều khó khăn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nhiều cha mẹ phải đi làm
ăn xa nhà nên việc giáo dục, nhắc nhở con cái học hành rất hạn chế.
Đội ngũ giáo viên chất lượng chưa đồng đều, sinh hoạt chun mơn cịn
mang tính hình thức, chưa có chiều sâu. Một số giáo viên chưa thực sự tâm
huyết với nghề, đổi mới phương pháp dạy học chỉ mang tính chất đối phó.
Cơng tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS chưa được chú trọng.
Ý thức của một bộ phận phụ huynh học sinh chưa cao, chưa nắm bắt được
kết quả học tập của con để phối hợp với nhà trường cùng giáo dục để nâng cao
chất lượng. không quan tâm đến chất lượng đầu vào mà chỉ cần con được tham
gia thi là được.
Đời sống của nhân dân trong vùng phụ thuộc vào sản xuất nơng nghiệp,
phụ huynh học sinh khơng có nhiều điều kiện để quan tâm đến sự phát triển của
trường học, do đó việc huy động các nguồn lực xã hội, nhất là từ phụ huynh học
sinh để đầu tư cho giáo dục gặp nhiều khó khăn.
Kết quả trong thi vào lớp 10 THPT trong những năm học 2015 – 2016;
2017 – 2018 của Trường THCS Quảng Long:
Năm học

Sĩ số HS
lớp 9

Số lượng thi
lớp 10 THPT

Điểm TB

Tỉ lệ %

2013-2014


65

42

5,1

70

2014-2015

58

50

5,3

73

2015-2016

62

50

5,05

65

Qua bảng số liệu có thể thấy giai đoạn trước năm 2018 chất lượng thi vào
lớp 10 ở Trường THCS Quảng Long còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu đổi

mới giáo dục, chưa nâng cao được vị thế Trường THCS QUảng Long
Xuất phát từ những thuận lợi, thành tích đạt được, những hạn chế, yếu kém
trong những năm học trước 2015. Ban giám hiệu, đã từng bước phân tích đánh
giá tình hình, tìm ra nguyên nhân của sự yếu kém, từng bước đề xuất và triển
khai thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 PTTH của
5


nhà trường.
2.3. Một số biện pháp thực hiện
2.3.1. Công tác chỉ đạo của Chi bộ Đảng, vai trò quản lý của Ban giám hiệu
và các tổ chuyên môn trong nhà trường
- Tăng cường sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng trong trường học là giải pháp
mang tính quyết định giúp nhà trường hồn thành nhiệm vụ chính trị, nâng cao
chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn
diện giáo dục, đào tạo hiện nay:
+ Vào đầu năm học, căn cứ kết quả đạt được của năm học trước và tình
hình của năm học mới Chi bộ họp, thảo luận và đề ra nghị quyết, chỉ đạo nhà
trường thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch đề ra.
+ Ban giám hiệu bám vào kết quả đã đạt được, và hướng dẫn nhiệm vụ
năm học mới của phòng giáo dục, xây dựng dự thảo báo cáo tổng kết thực hiện
nhiệm vụ của năm học trước, phương hướng nhiệm vụ, chỉ tiêu, giải pháp của
năm học mới và gửi bản dự thảo cho các tổ chun mơn, Cơng đồn, thảo luận,
góp ý và kiến nghị, đề xuất những vướng mắc liên quan đến chỉ tiêu, chuyên môn,
... Tiếp theo, Ban giám hiệu tập hợp ý kiến thảo luận và Họp lãnh đạo mở rộng để
xem xét các ý kiến đóng góp của các bộ phận, khi đã cơ bản đi đến thống nhất thì
lãnh đạo trường phối hợp với Cơng đồn nhà trường tiến hành tổ chức hội nghị
Cán bộ, viên chức một cách dân chủ, tập trung để ra Nghị quyết về mục tiêu,
nhiệm vụ, phương hướng cho năm học mới. Nghị Quyết của Hội nghị phải đảm
bảo tính khoa học, tính thực tiễn, phải gắn liền với nhiệm vụ chung của toàn

ngành và phù hợp với đặc điểm của nhà trường.
- Để nâng cao vai trò quản lý, Ban giám hiệu đã có sự phân cơng nhiệm
vụ cụ thể cho từng đồng chí, các lĩnh vực cơng tác được phân cơng rõ ràng
thuận lợi cho từng cá nhân đảm nhiệm ở từng vị trí.
+ Đối với Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng:
Trực tiếp phụ trách Công tác tư tưởng; tổ chức cán bộ; tuyển sinh; tài
chính, đối ngoại; thi đua khen thưởng; chế độ chính sách đối với viên chức, học
sinh; quản lý hồ sơ Cán bộ, viên chức; giải quyết khiếu nại tố cáo; xây dựng kế
hoạch năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần và làm trưởng ban một số ban
trong nhà trường.
Phụ trách chung mọi công việc của nhà trường: xây dựng kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của Phó hiệu trưởng,
các tổ trưởng và các bộ phận trong toàn trường. Sinh hoạt chuyên môn ở tổ
Khoa học xã hội. Dạy hướng ngiệp cho học sinh lớp 9.
+ Đối với Phó hiệu trưởng – chủ tịch cơng đồn:
Quản lý các hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng ủy quyền.
Giúp Hiệu trưởng các lĩnh vực sau: Công tác chuyên môn; công tác dạy thêm
học thêm; công tác dạy nghề, học nghề; công tác nghiên cứu khoa học; công tác
sử dụng thiết bị; chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp, kiểm tra nội bộ; An tồn giao
thơng; phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh; làm trưởng ban tư vấn tâm lý
6


học sinh, đảm nhận một số công tác khác khi Hiệu trưởng phân công.
Công tác Lao động vệ sinh môi trường; Chỉ đạo các cuộc thi tìm hiểu; các
hoạt động NGLL, hướng nghiệp; trường học thân thiện, học sinh tích cực; Công
tác thi đua học sinh; công tác nhân đạo, từ thiện;
Giám sát, kiểm tra việc thực hiện đúng chương trình, theo dõi, nhắc nhở
việc soạn giáo án, viết sáng kiến kinh nghiệm, thực hiện việc sử dụng thiết bị
dạy học, thực hành, dạy thêm, học thêm đúng quy định, theo dõi kế hoạch kiểm

tra đánh giá học sinh của giáo viên theo đúng tiến độ, đảm bảo sự khách quan,
trung thực.
Làm tốt cơng tác phối hợp với chính quyền trong việc phân cơng chun
mơn. Tập trung mối đồn kết thống nhất; làm tốt công tác giám sát việc chi trả
chế độ cho giáo viên; Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho mọi đồn
viên. Gần gủi, động viên và biết chia sẽ mọi khó khăn, biết đồng hành cùng tập
thể, qui tụ được mọi đoàn viên tham gia ....
Cơng đồn nhà trường có những biện pháp hiệu quả nhằm nâng cao
trình độ chính trị cho cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường:
+ Ban giám hiệu phối hợp với Cơng đồn và Đồn thanh niên thực hiện
tốt các cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của
Chủ tịch Hồ Chí Minh”, “Dạy tốt, học tốt”, “Mỗi thầy cô là một tấm gương sáng
cho học sinh noi theo”; “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”…,
tổ chức để giáo viên đăng kí những nội dung phấn đấu gắn với theo dõi, đánh
giá thi đua, khen thưởng nhằm trau dồi đạo đức, tác phong nhà giáo.
+ Ban giám hiệu và Công đồn trường ln đi sâu, đi sát, nắm bắt tâm tư,
nguyện vọng của giáo viên, kịp thời trao đổi, giải quyết những vướng mắc trong
giáo viên, đẩy mạnh công tác tự phê bình và phê bình, cương quyết chống lại
các biểu hiện tiêu cực, cá nhân chủ nghĩa, đảm bảo sự đồng thuận, thống nhất
trong toàn trường.
+ Ban giám hiệu nhà trường phối hợp với Cơng đồn trường tổ chức tham
quan học tập, trao đổi kinh nghiệm với các trường bạn, tham quan học tập vào
dịp hè qua đó góp phần bồi dưỡng năng lực chuyên môn cũng như thêm hiểu
biết cho giáo viên của trường.
+ Ban chấp hành Công đoàn và Ban Thanh tra nhân dân giám sát việc
thực hiện chế độ liên quan đến đời sống người lao động trong trường, đảm bảo
chế độ ngày giờ công đối với nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên đang nuôi con nhỏ,
giáo viên trong thời gian tập sự. Tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên, nhân viên
tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khỏe và
đời sống tinh thần như tổ chức giải cầu lông, thi văn nghệ, giáo viên thanh lịch

nhân ngày NGVN 20/11, ngày quốc tế phụ nữ 8/3;
+ Đối với tổ trưởng chuyên môn
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây
dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối
chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường;
- Trực tiếp tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh
giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo
7


viên trung học và các quy định khác hiện hành;
- Trưc tiếp quản lý giảng dạy của GV: Kế hoạch cá nhân GV, Báo giảng,
Giáo án, Thực hiện PPCT- Chuẩn KTKN, KH dạy Tự chọn, đề tài SKKN, sử
dụng ĐDDH, Đề KT thường xuyên – Định kỳ, Điểm kiểm tra, Đề cương ôn tập,
Ứng dụng CNTT, Dự giờ -Thao giảng - Hội giảng của GV, Thực hiện việc đổi
mới dạy học…
- Quản lý học tập của HS: Chất lượng kiểm tra Định kỳ-Học kỳ, Chất
lượng GD học kỳ, cả năm bộ môn, HS giỏi - HS yếu, kém…
- Quản lý cơ sở vật chất TCM: Đồ dùng dạy học, Phương tiện dạy học...
- Quản lý hồ sơ của TCM: Sổ ghi kế hoạch hoạt động chuyên môn và nội dung
các cuộc họp chun mơn, lý lịch trích ngang GV, đề tài SKKN, Chất lượng
giảng dạy học kỳ, cả năm của TCM, Phiếu dự giờ, …
2.3.2. Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực
người học, lấy học sinh làm trung tâm.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển

từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt
động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Nắm vững yêu cầu, mục tiêu của Đảng và Nhà nước, các cấp về đổi mới phương
pháp dạy học ở trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay, Ban giám hiệu nhà
trường đã kiên quyết chỉ đạo thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học với
những biện pháp cụ thể sau đây:
- Nhà trường tổ chức hội nghị thông qua các văn bản, chỉ thị của cấp trên
về yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, trình bày các giải pháp về đổi mới
phương pháp dạy học, giao cho các tổ chuyên môn thảo luận giúp giáo viên hiểu
rõ yêu cầu, mục đích, các kỹ thuật đổi mới phương pháp dạy học theo định
hướng phát triển năng lực của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, nhà trường
in ấn các tài liệu phát cho giáo viên tìm hiểu và viết bài thu hoạch về đổi mới
phương pháp dạy học.
- Nhà trường ra quy định chỉ rõ: Giáo viên cần thực hiện đổi mới phương
pháp dạy học từ khâu thiết kế bài giảng theo quy trình đổi mới với bốn bước
khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập củng cố, tìm tịi và mở rộng kết hợp
với soạn giảng theo định hướng liên môn; khâu dạy học trên lớp với việc sử
dụng công nghệ thông tin kết hợp các kỹ thuật dạy học tích cực như hoạt động
nhóm, sân khấu hóa, trị chơi, thực nghiệm, dạy học nêu vấn đề…; cuối cùng là
khâu kiểm tra, đánh giá với ma trận khoa học, đề ra đảm bảo sát chương trình,
chấm bài chi tiết, có lời nhận xét, đánh giá trung thực, khách quan. Trong quá
trình dạy học, giáo viên bộ mơn phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động
của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học, giúp học sinh biết cách
8


đọc sách giáo khoa, tài liệu, suy luận để tìm tòi, phát hiện ra kiến thức mới, bồi
dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh, hướng dẫn học sinh tự quan
sát các hoạt động và kết quả hoạt động học tập, rèn luyện của bản thân, từ đó điều

chỉnh nhằm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh.
- Hiểu rõ việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện về
cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, nhà trường đã tập trung nguồn lực sửa chữa
phòng học, trang bị hệ thống máy tính, máy chiếu cho các lớp học, bổ sung
nhiều thiết bị, mơ hình, bản đồ, hóa chất thí nghiệm,… khuyến khích giáo viên,
học sinh tự làm các mơ hình hoặc đồ dùng dạy học phục vụ tốt nhất cho việc đổi
mới phương pháp dạy học của giáo viên và học sinh, có sổ theo dõi chi tiết gắn
với đánh giá thi đua về việc giáo viên bộ môn sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học,
hóa chất thí nghiêm,… trong các giờ dạy trên lớp.
- Cử giáo viên cốt cán tham gia các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp
dạy học của Sở Giáo dục, phòng giáo dục tổ chức sau đó về trực tiếp báo cáo lại
ở tổ chuyên môn. Giáo viên dạy các môn thi vào lớp 10 (toán, văn, anh) tham
gia đầy đủ các lớp chuyên đề, dạy thể nghiệm do Phòng GD tổ chức. Tham khảo
đề hi vào 10 các năm trên cổng thông tin, ....
2.3.3. Nâng cao năng lực học tập, giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng
sống cho học sinh
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong trường học, Ban giám
hiệu phối hợp với Đoàn thanh niên thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao
năng lực học tập của học sinh, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho các em, tạo
nên sự tương tác thuận lợi giữa giáo viên và học sinh, khơi dậy khát vọng học
tập và rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội, xây dựng nề nếp học tập
và ứng xử văn minh của học sinh trong nhà trường:
Nhà trường xây dựng các nội quy học tập của học sinh:
Nội quy gồm các nội dung, đầu năm học giáo viên chủ nhiệm họp lớp
thông qua nội quy, hướng dẫn học sinh thảo luận, viết bản cam kết thực hiện, có
xác nhận và chữ ký của phụ huynh:
+ Đi học đầy đủ, đúng giờ, nghỉ học có giấy xin phép, có chữ ký xác nhận của
cha mẹ học sinh và báo cáo trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm lớp.
+ Đi học có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập theo qui định; học bài, làm bài đầy
đủ; tập trung lắng nghe, ghi chép bài đầy đủ; tích cực tham gia xây dựng bài;

không gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.
+ Đến trường mặc quần áo sạch đẹp, gọn gàng, theo quy định của Đội TNTP Hồ
Chí Minh, đeo khăn quàng đỏ; mặc áo đồng phục theo mùa; đầu tóc gọn gàng,
khơng tơ son, đánh phấn, sơn móng tay, móng chân, nhuộm tóc để trang điểm.
+ Lễ phép, kính trọng thầy cơ giáo, người trên và khách của trường, hòa nhã
thân ái với bạn bè. Thực hiện nếp sống văn hóa trong giao tiếp.
+ Khơng hút thuốc lá, uống rượu, bia mọi lúc mọi nơi; không sử dụng điện thoại
di động, các thiết bị thu phát cá nhân trong giờ học; không ra quán, không ăn
quà bánh trong các giờ học, giờ sinh hoạt tập thể.
+ Không đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng;
9


khơng đánh bạc; khơng tàng trữ các loại vũ khí, hung khí, chất nổ, chất độc, ma
túy; khơng la hét, nói tục, chửi thể.
+ Khơng tự ý bỏ các tiết học; học sinh nghỉ học trong các tiết học phải có giấy
phép có xác nhận của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và Ban giám hiệu;
không ra khỏi khu vực trường trong thời gian các tiết học; không đi xe đạp trong
khu vực sân trường.
+ Không lưu hành, sử dụng các ấn phẩm độc hại, đồi trụy; không đưa thông tin
không lành mạnh lên mạng; không chơi các trị chơi mang tính kích động bạo
lực; khơng tham gia các tệ nạn xã hội.
+ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp, của Đội; thực
hiện tốt Luật an tồn giao thơng; tích cực phịng chống và giúp đỡ bạn bè phòng
chống các tệ nạn xã hội.
+ Có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ cơ sở vật chất, tài sản cơng, có ý thức chăm
sóc bảo vệ cây cảnh, giữ gìn vệ sinh mơi trường. Sử dụng đúng mục đích và tiết
kiệm nguồn điện, nước; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt
đẹp của nhà trường .
+ Căn cứ vào các thông tư, công văn của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ

Trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, nhà trường đã xây dựng quy chế thi đua khen thưởng đối với học sinh,
kịp thời động viên các cá nhân, tập thể lớp đạt thành tích xuất sắc trong học tập,
rèn luyện, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, nhân rộng các
điển hình tiên tiến trong tồn trường, xây dựng mơi trường học tập lành mạnh.
- Tăng cường giám sát, kiểm tra:
Liên đội thiếu niên thành lập đội cờ đỏ, xây dựng kế hoạch kiểm tra việc
thực hiện nội quy của học sinh trên lớp như sĩ số, trang phục, đầu tóc, việc đeo
thẻ học sinh, dụng cụ học tập: sách giáo khoa, vở ghi bài, vở bài tập, bút, thước,
… Quy định kiểm tra mỗi tháng hai lần vào giữa và cuối tháng và có thể kiểm
tra đột xuất bất cứ thời điểm nào, kết quả kiểm tra là một trong những tiêu chí
quan trọng xếp loại thi đua giữa các lớp và cá nhân trong năm học.
- Khảo sát học sinh hàng năm: Vào đầu năm học, nhà trường tổ chức
kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh đối với các môn Toán, Văn, anh, dựa trên
kết quả khảo sát nhà trường sắp xếp lại lớp học thêm theo năng lực của học sinh,
đồng thời các tổ, nhóm chun mơn đề ra kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém và
lựa chọn học sinh giỏi, kết quả khảo sát đầu năm học cũng là cơ sở để nhà
trường giao chất lượng và đối chiếu vào cuối kỳ nhằm đánh giá mức độ tiến bộ
của học sinh cũng như chất lượng giảng dạy của thầy cô.
- Tổ chức các câu lạc bộ, khuyến khích sáng tạo khoa học kỹ thuật:
Ban chun mơn nhà trường phối hợp với Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm
tổ chức các câu lạc bộ “học tốt” trong toàn trường dưới nhiều hình thức nhằm
chia sẻ kinh nghiệm học tập như câu lạc bộ tiếng Anh, tổ chức cuộc thi “ Rung
chng vàng”…Nhà trường cũng khuyến khích học sinh tự học, tự nghiên cứu,
tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật, làm đồ dùng học tập, những
10


đề tài nghiên cứu hoặc đồ dùng tự làm được giáo viên cho điểm để khuyến khích
tinh thần học tập của các em.

2.3.4. Quản lý việc tự học ở nhà của học sinh:
Để giúp các em có điều kiện, khơng gian học tập ở nhà được yên tĩnh nhà
trường đã chủ trì, phối hợp với chính quyền các địa phương, hội cha mẹ học sinh
tổ chức thực hiện “ Chương trình tiếng kẻng học bài”, cụ thể:
Ngay từ đầu năm học 2017- 2018 nhà trường đã có một buổi gặp mặt, thành
phần gồm: Ban giám hiệu, BCH Hội cha mẹ học sinh trường ; thôn trưởng của 8
thôn họp để bàn việc tổ chức “ Chương trình tiếng kẻng học bài”, sau buổi họp
đã thành lập Ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết từ giờ giấc, tín
hiệu âm thanh, nhiệm vụ của từng bộ phận cho đến kinh phí chi trả đều được
thống nhất cao bằng văn bản.
Từ đó chương trình “ Tiếng kẻng học bài” đã được thực hiện rất tốt, cụ thể:
mùa Đông từ 19 giờ đến 22h, giờ học mùa hè từ 19h30 đến 22h30, khi nghe tiếng
kẻng học bài vang lên trong các thơn xóm thì các em bắt đầu ngồi vào bàn để học
bài, tiếng kẻng tạo nên thói quen tích cực cho các em học sinh, đồng thời cũng lưu
ý phụ huynh, các tổ chức đoàn thể, các gia đình hạn chế mở tivi, hội họp để ưu tiên
cho việc học tập ở nhà của con em mình, nhờ tiếng kẻng học bài, học sinh đã hoàn
thành tốt hơn phần bài tập và học bài cũ ở nhà; việc không làm bài, không học bài
trước khi đến lớp giảm hẳn so với trước. Đến nay chương trình tiếng kẻng học bài
đã đi vào nề nếp, thực sự giúp cho các em có mơi trường tự học n tĩnh nhất từ đó
chất lượng của nhà trường có nhiều chuyển biến.
- Nhà trường rất coi trọng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi:
Trong hội nghị Cán bộ viên chức đầu năm học đã bàn và thống nhất chỉ
tiêu, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, giao nhiệm vụ cho giáo viên bồi dưỡng
học sinh giỏi trong năm học dựa theo cấu trúc đề thi HSG cấp huyện, tỉnh để các
tổ, nhóm xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng. Mỗi giáo viên bộ môn ngay đầu
năm đều phải chịu trách nhiệm bồi dưỡng học sinh giỏi cấp trường giáo viên lập
danh sách các em học sinh dự nguồn và bắt đầu tiến hành bồi dưỡng mỗi tuần
một buổi giúp các em có kiến thức nâng cao. Việc dạy bồi dưỡng và kiểm tra,
đánh giá có sự giám sát chặt chẽ của Ban giám hiệu. Ban giám hiệu nhà trường
theo dõi, rút kinh nghiệm, động viên kịp thời thầy và trò nên đã khơi dậy sự tận

tụy của giáo viên và niềm say mê học tập của giáo viên, nhờ vậy kết quả năm
sau luôn cao hơn so với năm trước, nhà trường trở thành địa chỉ tin cậy của phụ
huynh và học sinh trong vùng.
Những năm gần đây, cứ đến dịp tết cổ truyền của dân tộc nhà trường lại
kêu gọi những tình cảm thơm thảo của các cá nhân , tổ chức, doanh nghiệp để có
những phần quà cho các em có hồn cảnh khó khăn: Tết cổ truyền 2018 có 15
em được nhận quà, trị giá mỗi suất quà 200 nghìn đồng; Tết Cổ truyền 2019 đã
có 20 em học sinh được nhận quà; năm 2020 có 25 học sinh được nhận q.
Ngồi ra hàng năm cịn có nhiều tổ chức, cá nhân ủng hộ kinh phí và trao học
bổng để động viên các em học sinh của nhà trường như: Hội khuyến học huyện;
Hội cựu học sinh; cá nhân thầy cô giáo trong nhà trường và một số doanh nghiệp
11


đóng trên địa bàn huyện.
2.3.5. Giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
Trong thời kỳ đất nước đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng,
nền kinh tế nước ta có những chuyển biến sâu sắc từ nền kinh tế tập trung bao
cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý, điều hành của nhà nước, nước ta
đứng trước những cơ hội mới để phát triển nhưng cũng đối mặt với nhiều khó
khăn, thách thức, ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp giáo dục, nhất là nguy cơ bị hòa
tan về văn hóa, suy thối về đạo đức… Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng và cấp bách
của ngành giáo dục nói chung và trường THCS nói riêng hiện nay là tăng cường
giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
Nhận thức rõ lớp học sinh hôm nay là chủ nhân tương lai của đất nước,
các em đang ở giai đoạn hình thành nhân cách, ước mơ, thích khám phá cái mới,
nhiệt tình, năng nổ và giàu lịng u thương nhưng cũng dễ tự ái, dễ bị kích
động, dễ bị cuốn theo những thói hư, tật xấu, lối sống ích kỷ, vơ trách nhiệm, vơ
kỷ luật, đua địi, lười nhác trong học tập và rèn luyện… Ban giám hiệu kết hợp
Cơng đồn, Đồn thanh niên, Hội phụ huynh học sinh, đội ngũ giáo viên chủ

nhiệm đã đề ra những biện pháp tích cực nhằm giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ
năng sống cho các em.
Việc Giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, bên
cạnh đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thì tổ chức đồn là lực lượng nịng cốt đóng
vai trị quan trọng. Tổng PT đội tham mưu cho cấp ủy trong việc triển khai các
hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao lành mạnh để nâng cao hiệu quả
học tập; thực hiện triển khai các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện cho học sinh.
+ Tổ chức các hoạt động văn hóa- văn nghệ tạo thêm sân chơi bổ ích:
Áp lực học văn hóa của học sinh THCS chuẩn bị thi vào lớp 10 THPT
thường khá nặng nề, bởi nhiệm vụ học tập của các em là gắn với mục tiêu là
phải thi đỗ vào lớp nào của trường THPT vì thế đã làm cho các em khơng có
điều kiện để tham gia các hoạt động văn hóa giải trí khác. Thực tế cho thấy,
chính sự thiếu vắng các hoạt động văn-thể đã làm cho áp lực của các em càng
lớn hơn. Một số học sinh do phải vùi đầu vào sách vở quá nhiều lại do tâm lí lo
lắng làm nảy sinh stress dẫn đến các em chán học. Mỗi khi học sinh chán học,
dẫn đến bỏ học sẽ dễ dàng bị lôi kéo sa vào các tệ nạn xã hội. Để giải tỏa vấn đề
này, hàng năm nhà trường đã chỉ đội thiếu niên có kế hoạch và chủ động tham
mưu để tổ chức các cuộc thi, hội diễn văn nghệ phù hợp vào các dịp lễ lớn như
chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, hội diễn văn nghệ chào mừng ngày
nhà giáo Việt Nam 20/11 với chủ đề thầy cô, mái trường,... ; Tổ chức cắm hoa
nghệ thuật chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3; Tham gia hội diễn văn nghệ..…
đã tạo nên sân chơi bổ ích, qua đó giúp các em học sinh thể hiện được hết năng
lực sở trường, năng khiếu của mình và tạo khơng khí vui tươi gắn kết với nhau,
từ đó giúp học sinh hình thành nhân cách và rèn luyện kỹ năng sống.

12


+ Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (NGLL) và phong

trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm tạo
ra mơi trường lành mạnh, an toàn
Mục tiêu của hoạt động giáo dục NGLL nhằm giúp học sinh có những
hiểu biết và thái độ đúng đắn về các giá trị truyền thống, văn hóa, xã hội của dân
tộc và nhân loại. Từ năm 2016 trở lại đây, nhiều hoạt động giáo dục ngồi giờ
lên lớp được lồng ghép, tích hợp với nội dung phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã tạo điều kiện cho các nhà trường có
chương trình hành động cụ thể, thiết thực hơn nhằm xây dựng môi trường học
đường lành mạnh, an toàn.
Trong từng năm học Ban chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục ngồi
giờ lên lớp, phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” lập kế hoạch chi tiết cho tiết học thân thiện, tuần học thân thiện, tháng học
thân thiện. Kế hoạch được duyệt từ đầu năm và có đánh giá đơn đốc sau mỗi
tháng triển khai.
2.3.6. Tăng cường cơng tác xã hội hóa giáo dục.
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
XI ngày 4/11/2013 chỉ rõ: “Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự
tham gia đóng góp của tồn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo
dục và đào tạo”. Nghị quyết 35/NQ – CP 2019 ngày 4/6/2019 của Chính phủ
nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định mục tiêu sau: “Tăng cường
huy động các nguồn lực của xã hội, tạo bước chuyển biến rõ rệt, thực chất trong
thu hút, sử dụng và quản lý các nguồn lực của các cá nhân, tổ chức ở trong và
ngoài nước đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng giáo
dục và đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 và hội
nhập quốc tế”. Luật giáo dục Việt Nam năm 2019 cũng khẳng định: “Phát triển
giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của tồn dân.
Nhà nước giữ vai trị chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Thực hiện đa
dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục và hình thức giáo dục; khuyến khích, huy
động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo
dục; khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu xã

hội về giáo dục chất lượng cao. Tổ chức, gia đình và cá nhân có trách nhiệm
chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với cơ sở giáo dục thực hiện mục tiêu giáo
dục, xây dựng môi trường giáo dục an tồn, lành mạnh. Tổ chức, cá nhân có
thành tích trong sự nghiệp giáo dục được khen thưởng theo quy định của pháp
luật”. Nắm vững chủ trương của Đảng và Chính phủ,
Ban giám hiệu đã có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức giáo dục trong
và ngoài nhà trường để xây dựng nhà trường ngày càng phát triển hơn, tạo điều
kiện để thầy và trị được cơng tác và học tập trong môi trường thân thiện, khang
trang, sạch đẹp và an tồn.
- Thực hiện tốt cơng tác tham mưu, tuyên truyền:
+ Nhà trường xác định công tác xã hội hóa giáo dục muốn thực hiện tốt
trước tiên phải làm tốt công tác tham mưu: Cần báo cáo, trao đổi để lãnh đạo cấp
trên hiểu được thực trạng, khó khăn của nhà trường, từ đó có hướng quan tâm,
13


hỗ trợ giúp đỡ. Nhờ vậy, những năm qua nhà trường luôn nhận được sự quan
tâm Ủy ban nhân xã hỗ trợ nâng cấp cải tạo CSVC và trang thiết bị phục vụ
công tác dạy và học.
+ Ban chỉ đạo của nhà trường cũng đã đẩy mạnh việc tuyên truyền trong
giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, cựu học sinh, các cơ quan, doanh nghiệp…
để cho mọi người nhận thức đầy đủ và đúng đắn nhất về công tác xã hội hóa
giáo dục từ đó tạo được sự đồng thuận và hưởng ứng nhiệt tình. Cơng tác tun
truyền có nhiều hình thức như tuyên truyền trực tiếp qua các cuộc họp phụ
huynh, trong các buổi hội khóa, hội lớp của cựu học sinh,... Ngồi ra, Ban chỉ
đạo cịn cử đại diện trực tiếp gặp gỡ các tổ chức, doanh nghiệp, cựu học sinh để
báo cáo tình hình nhà trường từ đó tranh thủ tình cảm của họ đối với nhà trường
và kịp thời ghi nhận, tơn vinh những đóng góp đó.
Sau thời gian vận động, tranh thủ ngoại lực, phát huy nội lực đến nay cơ
sở vật chất nhà trường đã được tăng cường, bổ sung nên diện mạo nhà trường

khang trang hơn, đàng hồng hơn.
2.3.7. Làm tốt cơng tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS.
Hàng năm khi bước vào đầu năm học nhà trường đều triển khai đồng bộ
đến từng các bộ giáo viên, nắm bắt chất lượng cụ thể đối với từng bộ môn, giao
trách nhiệm cho giáo viên trực tiếp bồi dưỡng HSG, nâng bậc học sinh yếu ngay
trong từng tiết học, hàng tháng có đánh giá, rút kinh nghiệm để có biện pháp tiếp
theo.
Bắt đầu khi các em lên lớp 8 giáo viên bộ môn Nghề phổ thông, giáo viên
chủ nhiệm làm tốt công tác tư vấn để các em chọn nghề phù hợp với năng lực,
sở trường của bản thân.
Trong năm lớp 9 khi được học Hướng nghiệp Gv phụ trách bộ môn nắm
bắt lực học, sở trường của từng em để định hướng cho các em tiếp tục học lên,
chọn nghề, học nghề ...
GVCN làm tốt công tác tuyên truyền đến từng phụ huynh, tư vấn để phụ
huynh hiểu rõ năng lực của từng học sinh để lựa chọn trường, lựa chọn nghề cho
phù hợp với bản thân.
2.3.8. Đẩy mạnh phong trào thi đua và công tác đánh giá, thi đua khen
thưởng theo hướng hiệu quả, khách quan, trung thực
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Thi đua là yêu nước, yêu nước
thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”, “Thi đua
khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con
người mới”. Nhận thức được tầm quan trọng của phong trào thi đua và công tác
đánh giá thi đua khen thưởng, trong những năm gần đây Chi bộ chỉ đạo Ban
giám hiệu và các tổ chức giáo dục trong trường thực hiện đổi mới trong công tác
thi đua, khen thưởng, đẩy mạnh phong trào thi đua trên nhiều mặt với những
biện pháp tích cực, nhờ đó nhà trường đã hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị năm
học và xây dựng được khối đoàn kết thống nhất trong tồn trường.
Phát hiện điển hình tiên tiến là việc làm hết sức cơng phu, địi hỏi người lãnh
đạo đơn vị phải đi sâu, đi sát với phong trào thi đua, tìm hiểu kỹ kinh nghiệm và
thành tích của từng tập thể, cá nhân trong phong trào thi đua. Phải thông qua

phong trào thi đua để phát hiện ra những điển hình tiên tiến. Từ đó phải khen
14


thưởng kịp thời đối với các cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến, việc khen thưởng
khơng nhất thiết phải đến kỳ sơ kết, tổng kết mới đưa ra bình xét mà cần tiến
hành thường xuyên, vì thực chất của việc khen thưởng có vai trị chủ yếu là
động viên tinh thần, làm cho người được khen thưởng phấn khởi và các cá nhân,
tập thể khác lấy đó làm hình mẫu để nổ lực vươn lên và do đó hiệu quả công
việc đương nhiên sẽ tốt hơn.
Trao thưởng đột xuất, trao thưởng định kì cho giáo viên đạt thành tích cao
trong việc bồi dưỡng, phát hiện học sinh giỏi, kết quả thi vào lớp 10 THPT bằng
hoạc cao hơn điểm bình qn của tồn huyện
2.4. Kết quả đạt được khi thực hiện các giải pháp.
2.4.1. Công tác quản lý, tổ chức:
- Từ năm học 2016-2017 đến nay, trường THCS Quảng Long luôn đảm
bảo cơ chế Chi bộ lãnh đạo, Ban giám hiệu nhà trường quản lý, phối hợp tốt với
các tổ chức đoàn thể trong trường; thực hiện tốt quy chế dân chủ, phát huy
quyền làm chủ trong trường học, cán bộ, giáo viên, nhân viên được tham gia
đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch, nội quy, quy chế, quy định liên quan đến
các hoạt động của nhà trường. Như sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích, thu
chi rõ ràng phục vụ tốt các hoạt động giáo dục.
- Nhờ sự chỉ đạo sát sao, sự giám sát, rèn dũa của thầy cô nên sự ngăn
nắp, gọn gàng, sạch sẽ của học sinh đã thành thói quen, ý thức của học sinh đã
thay đổi hẳn, tạo thành nếp sống văn minh: chỉ cần một vỏ kẹo hay mẫu giấy rơi
ra thì các em học sinh nhặt bỏ ngay vào thùng rác gần đó; hàng tháng chấm vệ
sinh phịng học 01 lần, nên cánh cửa, trần nhà, song cửa sổ, nền nhà không một
vết bụi, vết bẩn; bàn ghế trong lớp học được học sinh sắp xếp ngay ngắn, thẳng
cả hàng ngang và hàng dọc, trong phòng trang bị đầy đủ giá để nước, để khăn
lau tay lau bảng, Giá sách thư viện.., trên bàn giáo viên ln có lọ hoa tươi thắm,

tạo nên lớp học ngăn nắp, thân thiện.
- Trong những năm qua Ban an ninh nhà trường phối hợp công an xã đảm
bảo an ninh trật tự trong nhà trường, khơng có các tệ nạn xã hội, xử lý mang tính
giáo dục những vụ việc mâu thuẫn, gây gổ giữa học sinh với nhau, có hộp thư
góp ý và đường dây nóng kịp thời tiếp nhận, xử lý những phản ánh về nhà
trường, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh
toàn trường. Hàng năm đều được đánh giá là đơn vị điển hình về an ninh trường
học, đạt danh hiệu đơn vị văn hóa cấp huyện.
2.4.2. Cơng tác dạy và học
- Tất cả giáo viên được tham gia tập huấn chun mơn, nghiệp vụ, do
Phịng GD; cụm chun mơn hoặc nhà trường tổ chức, tập huấn theo chuyên
đề; các tổ sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới; đảm bảo giờ giấc dạy
học và sinh hoạt chuyên môn, giáo viên soạn bài theo hướng đổi mới trước
khi đến lớp; nhiều giáo viên khai thác các thiết bị dạy học, sử dụng thành thạo
công nghệ thông tin trong giảng dạy, các giờ thực hành, thí nghiệm được thực
hiện nghiêm túc.
- Giáo viên tham gia thao giảng, dự giờ đầy đủ theo đúng quy chế chuyên
môn của nhà trường; thực hiện việc kiểm tra, đánh giá, chấm điểm bài thi của
học sinh nghiêm túc; giáo viên có đầy đủ hồ sơ, giáo án, theo quy định; nhiều
15


giáo viên tham gia cơng tác bồi dưỡng nhiệt tình và đạt hiệu quả tốt; công tác thi
giáo viên giỏi cấp trường thực hiện nghiêm túc, chất lượng; công tác dạy nghề
đã được quan tâm; công tác dạy thêm đã đi vào nề nếp.
- Học sinh chăm ngoan hơn, làm bài và học bài đầy đủ trước khi đến lớp,
học sinh trốn học, bỏ học giảm nhiều so với những năm trước, chất lượng giáo
dục có sự chuyển biến tích cực:
Kết quả thi học sinh giỏi tỉnh có sự vượt bậc: Năm học 2016-2017 xếp thứ
5/30; năm học 2017-2018 xếp thứ 7/28 trường, năm học 2018-2019 xếp thứ 3/

28 trường;
Kết quả thi vào lớp 10 THPT:
Năm học
Sĩ số HS
Số lượng thi
Điểm TB
Xếp thứ
lớp 10 THPT
trong huyện
lớp 9
2016-2017

54

52

5,48

11

2017-2018

82

68

5,74

9


2018-2019

67

63

6,42

7

2019-2020

50

41

6.05

5

Bằng sự nỗ lực cố gắng của lãnh đạo nhà trường và sự đồng thuận của tập
thể cán bộ, giáo viên, nhân viên sau một thời gian tích cực thực hiện đồng bộ
các giải pháp trên trường THCS Quảng Long đã đạt được một số thành tích đáng
ghi nhận:
+ Năm 2017 - 2018 nhà trường được Chủ tịch UBND tỉnh Tặng bằng
khen.
+ Năm 2018-2019 nhà trường được công nhận trường đạt Chuẩn quốc gia
mức độ 1; kiểm định chất lượng cấp độ 2.
+ Năm 2019 - 2020 nhà trường được UBND tỉnh tặng danh hiệu Tập thể
xuất sắc.

3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.1.1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Để thực hiện các giải pháp tại trường THCS Quảng Long có hiệu quả,
chúng tôi đã từng bước điều chỉnh và đề ra biện pháp cụ thể, phù hợp với đặc
điểm tình hình nhà trường và địa phương, chúng tôi cũng học hỏi từ các trường
bạn, xin ý kiến từ phụ huynh, nhân dân và các cấp lãnh đạo, nhờ đó các giải
pháp có tính hiệu quả được giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội đồng tình
ủng hộ.
- Đối với cán bộ quản lí và giáo viên
Giúp Ban giám hiệu quản lý mọi hoạt động của trường học một cách khoa
học theo những kế hoạch cụ thể từ đó dễ dàng nắm bắt được tình hình giảng dạy
của giáo viên và học tập của học sinh.
Các tổ chức trong nhà trường hoạt động có sự gắn kết chặt chẽ, hỗ trợ
nhau cùng thực hiện mục tiêu giáo dục thông qua các buổi sinh hoạt chuyên
môn, các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao, tham quan du lịch…
16


Xây dựng được đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản
và toàn diện của giáo dục và đào tạo, vừa có trình độ chun mơn, kỹ năng nghề
nghiệp và phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, thương yêu học sinh.
- Đối với học sinh
Học sinh tích cực hơn trong học tập, học bài và làm bài đầy đủ trước khi
đến lớp, mạnh dạn tham gia các hoạt động nhóm, tích cực phát biểu ý kiến xây
dựng bài, tranh luận bảo vệ ý kiến của bản thân, có ý thức tập thể, lễ phép, kính
trọng thầy cơ, thân thiện với bạn bè. Học sinh có ý thức trong việc bảo vệ của
công và xây dựng môi trường xanh- sạch- đẹp. Học sinh đạt học sinh giỏi tăng
cao, 100% học sinh khi dự thi vào lớp 10 THPT đều đậu điểm cao và xếp vào
những lớp đầu của khó học. Nhiều em xác định rõ lực học; sở trường, rút ngắn

thời gian học tập để có cơ hội làm giầu sớm.
- Đôi vớ phụ huynh
Nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của con em; giảm gánh nặng về mặt
tài chính đầu tư khơng hiệu quả.
3.1.2. Bài học kinh nghiệm và đề xuất
- Bài học kinh nghiệm
Ban giám hiệu, trước hết là Hiệu trưởng nhà trường phải hiểu rõ tầm quan trọng
của mục tiêu nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 THPT, phải có kế hoạch và
cách thức quản lý nhà trường một cách khoa học, phân công nhiệm vụ rõ ràng,
mở rộng quyền tự chủ cho các tổ chức đoàn thể trong trường học dưới sự lãnh
đạo của Chi bộ đảng. Phát huy tinh thần dân chủ, công khai, minh bạch mọi hoạt
động, mọi lĩnh vực theo quy định để mọi người được biết, tham gia ý kiến và tạo
sự thống nhất, đồng thuận trong cơ quan.
Ban giám hiệu nhà trưởng phải xây dựng được kế hoạch hoạt động giáo
dục tồn diện mang tính chiến lược, xuyên suốt. Xây dựng kế hoạch hàng năm
học, học kỳ và từng tháng, từng tuần phải cụ thể theo từng hoạt động, thể hiện rõ
thời gian, chỉ tiêu cần đạt. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện quyết liệt, ráo riết,
thường xuyên kiểm tra đốc thúc và có sự điều chỉnh phù hợp.
Muốn đạt được hiệu quả cao, nhà trường cần quan tâm bồi dưỡng đội ngũ
giáo viên, coi đây là điều kiện quan trọng nhất để đạt được chất lượng giáo dục
cao trong nhà trường, tạo diều kiện cho giáo viên được học tập, tập huấn nhằm
nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm.
Thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, phát huy mặt tích cực của
phương pháp dạy học truyền thống phối hợp với phương pháp dạy học hiện đại,
phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, tôn trọng ý kiến của học sinh.
Phát huy vai trò của phụ huynh, tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng xã hội để
tạo nguồn kinh phí cho các hoạt động của nhà trường và trang bị thêm cơ sở vật
chất phục vụ công tác dạy và học.
Đẩy mạnh các phong trào thi đua trong trường học, kiểm tra, đánh giá
trung thực, sâu sát, thực chất, khơng chạy theo thành tích.

3.2. Kiến nghị
Phịng Giáo dục và Đào tạo đề nghị UBND huyện thưởng cho giáo viên
đạt kết quả cao trong kì thi vào lớp 10 THPT.
Tóm lại:
17


Việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng thi
vào lớp 10 THPT nói riêng là yêu cầu cấp bách nhất của nhà trường, là trách
nhiệm và danh dự của nhà trường, có nâng cao chất lượng giáo dục thì mới đáp
ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, nhanh
chóng đưa nước ta thành một nước cơng nghiệp hiện đại. Trong những năm qua
bằng những biện pháp tích cực, khoa học và đúng đắn, thầy và trị trường THCS
Quảng Long đã đồng sức, đồng lịng hồn thành tốt nhiệm vụ và mục tiêu giáo
dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, đưa nhà trường vào
tốp những trường có chất lượng cao của huyện Quảng Xương.
Một lần nữa rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp để đề tài được
hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Quảng Xương, ngày 13 tháng 4 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
Người viết.

Nguyễn Thị Hạnh

18



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, X, XI, XII.
2. Luật giáo dục (2019).
3. Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông
giai đoạn 2018 - 2025
4. Nghị quyết Hội nghị cán bộ, viên chức năm học 2013 -2014, 2014- 2015,
2015- 2016, 2016 -2017, 2017- 2018, 2018 -2019, 2019-2020 của Trường THCS
Quảng Long
5. Các quy chế, quy định của Trường THCS Quảng Long.

19


MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................2
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...............................................................2
1. Cơ sở lý luận...................................................................................................2
2. Thực trạng .......................................................................................................3
3. Một số biện pháp.....................................................................................6
PHẦN III. KẾT LUẬN.......................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................20

20



21



×