Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số kinh nghiệm trong tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học tổ KHXH trường THS hoằng hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.99 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Tên từng mục
1.Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung của SKKN
2.1. Cơ sở lý luận của SKKN
2.2.Thực trạng của vấn đề
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1: Thực hiện công tác chuẩn bị chu đáo, cụ thể, rõ
ràng
Giải pháp 2: Thực hiện các bước thực hiện một buổi sinh hoạt


chun mơn theo NCBH dựa trên phân tích hoạt động học của
học sinh
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận, kiến nghị
3.1.Kết luận
3.2. Kiến nghị

Trang
2
2
3
3
3
4
4
6
6
7
9
10
14
14
14

1


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong nhà trường phổ thông, hoạt động chủ yếu trong nhà trường là hoạt

động chun mơn. Do đó các tổ chun mơn (TCM) là đơn vị học thuật trong các
nhà trường, là cơ sở gắn bó người giáo viên (GV) giảng dạy. Mặt khác, TCM cũng
là nơi gắn bó người GV giảng dạy là nơi chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng cũng
như những vấn đề liên quan đến nghề nghiệp đời sống vật chất và tinh thần của
mình. Hoạt động của TCM là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng dạy học
của nhà trường hiện nay, có vai trị quyết định đến sự phát triển giáo dục nói chung
và sự phát triển của nhà trường nói riêng. Thơng qua sinh hoạt chun mơn
(SHCM), GV được bồi dưỡng trau dồi trình độ chuyên môn, sáng tạo những ý
tưởng mới trong dạy học, hình thành các mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp, xây
dựng môi trường học tập và tự học suốt đời. Hiện nay, theo quy định chung, SHCM
được tổ chức thường xun và định kì 2 lần/ tháng. Trong đó SHCM theo nghiên
cứu bài học được tổ chức 1 lần/ học kì. Tuy nhiên trong thực tế, hoạt động SHCM
theo NCBH ở các trường phổ thơng hiện nay vẫn cịn mang tính hình thức và chỉ
chủ yếu tập trung vào việc góp ý phân tích giờ dạy.
Những năm gần đây, song hành với nhiều chính sách phát triển kinh tế, Đảng
và nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phát
triển giáo dục nhằm tạo ra những chuyển biến về chất lượng đào tạo như Nghị
quyết số 29 NQTW ngày 14/11/2013, Hội nghị Trung ương khóa 8 lần thứ XI về
đổi mới căn bản, tồn diện về giáo dục và đào tạo… Đó vừa là điều kiện cũng là
thách thức trong công tác SHCM trước yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay. Sinh
hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là dựa trên phân tích hoạt động học tập
của học sinh nhằm tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học
như: Học sinh học như thế nào? Học sinh đang gặp khó khăn gì trong học tập?
Ngun nhân nào gây ra khó khăn đó? Cần điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế
nào? Nội dung và phương pháp dạy có phù hợp, có gây hứng thú cho học sinh
khơng? Kết quả học tập của học sinh có được cải thiện khơng?...
Rõ ràng, có thể thấy SHCM theo NCBH đã và đang cho thấy sự phù hợp với
cách tiếp cận dạy học hướng vào người học - xu hướng đổi mới dạy học đang được
ứng dụng rộng rãi trong giáo dục hiện nay. Hình thức này đã được triển khai áp
dụng đại trà, bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận như: Khắc phục được

các nhược điểm của SHCM theo truyền thống, giảm áp lực cho GV, phát triển năng
lực, hình thành cộng đồng học tập… Tuy nhiên, trong q trình thực hiện, thực tế
vẫn cịn gặp nhiều lúng túng vướng mắc và những hạn chế cần có giải pháp khắc
phục mâu thuẫn đang tồn tại trong thực tiễn giáo dục, gây cản trở hoạt động SHCM
theo NCBH trong nhà trường, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục học
sinh. Một trong những tồn tại là:
- Tổ chun mơn lúng túng trong thực hiện quy trình của buổi SHCM theo
NCBH
2


- Việc lựa chọn nội dung SHCM cịn khó khăn.
- GV được giao nhiệm vụ cịn thực hiện mang tính hình thức, ít hào hứng.
Như vậy, để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ của buổi SHCM theo NCBH là
đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần phải giải quyết đối với các tổ chuyên môn
trong nhà trường THCS. Hiện tại, đồng nghiệp và các tổ chuyên môn trong nhà
trường cũng bước đầu đã rút ra được một số kinh nghiệm để giải quyết, khắc phục
những khó khăn khi tổ chức thực hiện. Thơng qua q trình triển khai trong thực tế
giảng dạy ở đơn vị công tác, tôi với tư cách là một tổ trưởng tổ chuyên môn đồng
thời là một GV trực tiếp giảng dạy xin mạnh dạn lựa chọn vấn đề: “Một vài kinh
nghiệm trong tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở tổ Khoa
học xã hội, trường THCS Hoăng Hợp” để viết sáng kiến kinh nghiệm.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Giúp tổ CM xây dựng kế hoạch SHCM theo NCBH phù hợp với tiến trình
mơn học
- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về SHCM theo NCBH
- Nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ GV trong công tác tự học, tự
bồi dưỡng thường xuyên
- Nâng cao chất lượng giáo dục cho HS trong nhà trường
- Nâng cao chất lượng của SHCM theo NCBH dựa trên phân tích hoạt động

học của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài này nghiên cứu, tổng kết về vấn đề công tác tổ chức SHCM theo NCBH
tại tổ Khoa học xã hội, trường THCS Hoằng Hợp, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh
Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết;
PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin;
PP thống kê, xử lý số liệu.

3


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1 Mục đích sinh hoạt chun mơn dựa trên phân tích hoạt động học tập của
học sinh:
- Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động được tổ chức thường xuyên theo định kỳ
nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên theo
chuẩn nghề nghiệp thơng qua việc dự giờ, phân tích bài học.
- Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học dựa trên phân tích hoạt động học
tập của học sinh nhằm tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học.
- Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học dựa trên phân tích hoạt động học
tập của học sinh không tập trung vào quan sát việc giảng dạy của giáo viên để đánh
giá giờ học, xếp loại GV mà khuyến khích GV tìm ra ngun nhân vì sao học sinh
học chưa đạt kết quả như mong muốn, đặc biệt đối với những học sinh có khó khăn
trong học tập. Từ đó giúp giáo viên chủ động điều chỉnh nội dung, tìm phương
pháp dạy học phù hợp tạo cơ hội cho mọi học sinh tham gia vào quá trình học tập
để nâng cao chất lượng dạy học.
- Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học dựa trên phân tích hoạt động học

tập của học sinh tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ
năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp
dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ.
- SHCM theo nghiên cứu bài học là giúp mọi giáo viên có cơ hội học tập lẫn nhau.
- Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học dựa trên phân tích hoạt động học
tập của học sinh cịn nhằm góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường.
2.1.2 Sự khác nhau giữa SHCM truyền thống và SHCM theo NCBH dựa trên
phân tích hoạt động học của học sinh:
ND so
sánh

Sinh hoạt chuyên môn truyền thống Sinh hoạt chuyên môn theo
NCBH dựa trên sự phân tích
hoạt động học tập của học sinh

Mục
đích

- Đánh giá xếp loại giờ dạy theo các - Tìm giải pháp để nâng cao kết
tiêu chí.
quả của học sinh.
- Tập trung vào hoạt động dạy của giáo
viên để phân tích, góp ý, đánh giá rút
kinh nghiệm về nội dung KT, PPDH… - Tập trung vào hoạt động học của
HS.

Thiết kế - Một giáo viên thiết kế và dạy minh - GV dạy và đồng nghiệp cùng
bài dạy họa.
xây dựng, góp ý TKBD. GV dạy
- Thực hiện theo đúng nội dung, quy minh họa thay đồng nghiệp thể

4


trình, các bước lên lớp theo quy định. hiện
tiết
dạy.
- Dựa vào trình độ học sinh để lựa
chọn nội dung, phương pháp, hình
thức tổ chức cho phù hợp.
Dạy
- Dạy theo nội dung kiến thức có trong - Có thể điều chỉnh các ngữ liệu
minh
SGK.
dạy học phù hợp với nhu cầu học
họa
- - Thực hiện tiến trình giờ dạy theo của học sinh.
Dự giờ đúng quy định.
- Mang tính trình diễn.
- Các hoạt động tổ chức dạy học chưa - Thực hiện tiến trình dạy học linh
xuất phát từ việc học của HS.
hoạt, sáng tạo dựa trên khả năng
của học sinh.
Dự giờ

- Ngồi cuối lớp học, quan sát cử chỉ - Đứng xung quanh lớp học, quan
làm việc của GV, ghi chép, quan sát cử sát, vẽ sơ đồ chỗ ngồi của học
chỉ, lời nói việc làm của GV.
sinh.
- Tập trung xem xét giáo viên dạy có
đúng tiến trình, nội dung, phương pháp - Tập trung quan sát xem học sinh

đã thiết kế.
học như thế nào? Suy nghĩ, phát
hiện khó khăn trong học tập của
học sinh và đưa ra các biện pháp
khắc phục.

Thảo
- Dựa trên tiêu chí có sẵn, đánh giá xếp - Dựa trên kết quả học tập của học
luận về loại giờ dạy của GV.
sinh để rút kinh nghiệm
giờ dạy - Tập trung nhận xét, phân tích hoạt
- Tập trung phân tích việc học của
động của GV (kiểm tra bài cũ, giới
học sinh, đưa ra minh chứng cụ
thiệu bài, cách trình bày bảng, …)
thể.
- Ý kiến nhận xét, đánh giá mang tính - Mọi người cùng phát hiện vấn đề
mổ xẻ các thiếu sót, ý kiến góp ý
học của học sinh, tìm ngun
thường mang tính chủ quan, áp đặt.
nhân, giải pháp khắc phục.
- Người chủ trì xếp loại giờ dạy, thống - Người chủ trì tóm tắt các vấn đề
nhất cách dạy chung cho tất cả giáo thảo luận, gợi ý các nội dung cần
viên.
suy ngẫm để mỗi giáo viên tự rút
ra bài học.
Kết quả * Đối với học sinh:
* Đối với HS:
- Kết quả học tập chậm được cải thiện. - Kết quả học tập của học sinh tiến
* Đối với giáo viên:

bộ nhanh
- GV máy móc, thụ động, không dám * Đối với giáo viên:
5


thay đổi nội dung/ ngữ liệu SGK, ngại GV nắm được trình độ tiếp thu
đổi mới. PP dạy học GV sử dụng của từng em học sinh. GV chủ
thường mang tính hình thức.GV ít động thực hiện phương pháp dạy
quan tâm đến học sinh.
học.GV bao quát và quan tâm
được tất cả học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trường THCS Hoằng Hợp trong những năm qua đã có nhiều cố gắng trong
việc đổi mới sinh hoạt chun đề chun mơn, góp phần nâng cao trình độ tác
nghiệp của GV từ đó nâng cao chất lượng dạy học như:
- Kế hoạch sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn được xây dựng khoa học: xác
định mục tiêu, lựa chọn nội dung, kế hoạch về thời gian, kế hoạch thực hiện, kế
hoạch triển khai áp dung chuyên đề vào thực tế dạy học.
- Nội dung sinh hoạt chuyên đề được lựa chọn đa dạng và xuất phát từ các vấn đề
trong thực tế giảng dạy: các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới
kiểm tra đánh giá, chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn sâu, chuyên đề về sinh hoạt tư
tưởng, đạo đức nghề nghiệp,…
- Hình thức và quy mơ sinh hoạt chun đề đa dạng: sinh hoạt chuyên đề thông qua
các tiết dự giờ và thảo luận, tổ chức các diễn đàn với HS. Quy mô sinh hoạt chuyên
môn đa dạng hơn: tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn theo đơn vị
tổ/nhóm chun mơn, quy mơn hội đồng sư phạm tồn trường hoặc tổ/nhóm bộ
mơn của các cụm các trường THCS trong huyện…
Tuy nhiên, việc sinh hoạt chuyên đề chuyên mơn ở trường chúng tơi hiện nay
vẫn cịn những tồn tại nhất định, cụ thể như:
- Các hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn phần nhiều tập trung vào việc triển khai

học tập các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của cấp trên, phổ biến các kế hoạch,
kiểm điểm thi đua,…Nội dung sinh hoạt chuyên đề chiếm tỉ lệ thấp trong nội dung
sinh hoạt tổ chuyên môn.
- Việc xác định các nội dung sinh hoạt chuyên đề chưa thật sát với những vấn đề
GV cịn khó khăn, trong thực tế giảng dạy hiện nay như: vấn đề sử dụng hợp lí
SGK trong dạy học, vấn đề về cải tiến, đổi mới các phương pháp và kĩ thuật dạy
học sao cho có hiệu quả, vấn đề dạy học tích hợp, xây dựng và dạy học các chủ đề
liên môn, cải tiến, sáng tạo đồ dùng dạy học, kiểm tra đánh giá HS, ứng dụng công
nghệ thông tin vào dạy học…
- Hình thức sinh hoạt chun đề cịn đơn điệu, nội dung này thường được giao cho
các GV có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn tốt xây dựng thành các báo cáo
chuyên đề hay sáng kiến kinh nghiệm sau đó báo cáo tại tổ/nhóm chun mơn. Quy
mơ thường gói gọn trong đơn vị tổ/nhóm bộ mơn của trường.
- Chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên đề chưa cao, các chuyên đề sinh hoạt
tổ/nhóm bộ mơn cịn nặng về nghiên cứu lí thuyết, thiếu các nội dung thử, phân tích
đánh giá và tổ chức triển khai áp dụng vào thực tế.
6


Đối với các buổi SHCM theo NCBH thì chúng tơi cịn gặp một số khó khăn là:
Trên thực tế, việc SHCM theo NCBH đã triển khai và thực hiện trong những
năm học trước. Về cơ bản đã thực hiện đảm bao đúng quy trình đảm bảo đầy đủ các
bước thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo NCBH gồm:
Bước 1: Chuẩn bị nội dung bài dạy minh họa
Bước 2: Tổ chức dạy minh họa - dự giờ
Bước 3. Thảo luận sau dự giờ
Song cách tổ chức vẫn chưa thực sự thu hút sự tham gia tự giác và tích cực
của cả GV và HS. Tổ chun mơn cịn lúng túng trong thực hiện quy trình của buổi
SHCM theo NCBH; việc lựa chọn nội dung SHCM cịn khó khăn; về phía GV
được giao nhiệm vụ cịn thực hiện mang tính hình thức, ít hào hứng tham gia hoặc

chưa hiểu thấu đáo vai trị tác dụng của SHCM theo NCBH; về phía HS các em
ngại tham gia các giờ học mang tính dự giờ thao giảng, có tâm lí sợ sệt hoặc khơng
hào hứng…
Nguyên nhân:
- Công tác quản lý chỉ đạo, tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất cho các buổi
sinh hoạt chuyên đề của nhà trường còn chưa thỏa đáng.
- Vai trị của tổ trưởng, nhóm trưởng chưa được phát huy hết, chưa động viên được
các thành viên trong tổ, nhóm trong việc lập kế hoạch, tham gia xây dựng nội dung,
thử nghiệm và tổ chức sinh hoạt chuyên đề. Phần lớn việc sinh hoạt chuyên đề
trong tổ bộ mơn vẫn mang tính hình thức, đối phó.
- Xây dựng kế hoạch SHCM theo NCBH chưa thật sự khoa học.
-Thời gian của GV dành cho việc nghiên cứu và tổ chức sinh hoạt các chuyên đề
còn eo hẹp.
- Cơ chế động viên khen thưởng cho GV khi tham gia xây dựng chuyên đề chưa rõ
ràng.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Cách thức thực hiện SHCM theo NCBH dựa trên phân tích hoạt động học tập của
học sinh:
* Giải pháp 1: Thực hiện công tác chuẩn bị chu đáo, cụ thể, rõ ràng:
Ở đơn vị trường chúng tôi, việc thực hiện buổi SHCM theo NCBH đã được Ban
giám hiệu lãnh chỉ đạo cụ thể là:
- Hiệu trưởng:
+ Xây dựng kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên môn: Mỗi tổ CM thực hiện 2 tiết/
năm học. Mỗi kì 1 tiết dạy được đăng kí cụ thể ngay từ đầu năm cùng với xây dựng
kế hoạch giáo dục nhà trường. Tổ KHXH chúng tôi đã xây dựng được 2 tiết thuộc
môn Ngữ văn lớp 9: Bài “Lặng lẽ Sa Pa” (học kì I) và bài “Những ngơi sao xa xơi”
(Học kì II).
+ Tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất cho các tổ chuyên môn và giáo viên
triển khai cơng việc: Bố trí sắp xếp thời gian phù hợp với chương trình và cơ sở vật
7



chất hợp lí đầu tư cho tiết dạy như thuê trang phục, chuẩn bị loa đài, máy tính và
các điều kiện khác… phục vụ cho tiết dạy.
- Phó hiệu trưởng (Phụ trách chun mơn):
+ Đồng chí đã hướng dẫn, gợi ý cho các tổ chuyên môn, GV lựa chọn chủ đề
SHCM. Từ sự hướng dẫn, gợi ý đó, tổ chúng tôi đã chọn được 2 tiết dạy nêu trên để
thực hiện SHCM theo NCBH vừa tập trung hoạt động học và phát triển năng lực phẩm chất của HS vừa là để thống nhất chung về phương pháp dạy kiểu bài đọc hiểu về truyện hiện đại Việt Nam.
+ Tìm hiểu đầy đủ thông tin, cách thức thực hiện mô hình SHCM theo NCBH dựa
trên phân tích hoạt động học tập của học sinh.
+ Đồng chí phó Hiệu trưởng cũng cùng tham gia trong việc thiết kế, thảo luận về
kế hoạch bài học (giáo án), dự giờ, suy ngẫm, phân tích bài học cùng GV trong suốt
q trình thực hiện.
- Tổ trưởng chuyên môn:
+ Bản thân đã chủ động tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế
hoạch triển khai đổi mới SHCM dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh.
+ Khuyến khích GV đăng kí dạy minh họa, yêu cầu tất cả GV trong tổ cùng tham
gia dự giờ, thảo luận và khuyến khích giáo viên vận dụng những điều đã học vào
thực tế.
+ Tổ chức cho GV tham gia thiết kế, thảo luận về kế hoạch bài học (giáo án) theo
kế hoạch đã xây dựng, tổ chức dạy minh họa, dự giờ, suy ngẫm, phân tích bài học
trên cơ sở phân tích các hoạt động của học sinh, tổ chức rút kinh nghiệm để từ đó
cải tiến phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, xây dựng thành bài học kinh
nghiệm, áp dụng vào việc dạy học hàng ngày.
Cụ thể : Trong khi thực hiện dạy bài “Những ngôi sao xa xôi”, với vai trị là
tổ trưởng CM, tơi đã chỉ đạo tổ KHXH thành công các buổi SHCM theo NCBH
theo đúng quy trình của bước chuẩn bị:
(1) Xây dựng và thơng báo lịch thực hiện: Họp tổ để phân công nhiệm vụ cụ thể
cho từng thành viên:
- Soạn, thiết kế giáo án phần W: Đ/c Hồng, Nhung, Hương, Hà, Thanh…

- Người dạy: đ/c Thanh
- Lớp dạy: 9A
- Phòng học: lớp 9A
(2) Họp tổ để thống nhất kế hoạch bài dạy (giáo án) và phân công nhiệm vụ
tiếp theo:
- Thống nhất giáo án, thiết kế và biên soạn lại giáo án phần W: Đ/c Hồng
- Thiết kế phần trình chiếu Power Point: đ/c Nguyễn Hà
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài: đ/c Nhung
- Chuẩn bị cơ cở vật chất: đ/c Thảo, Quang
- Ổn định tổ chức lớp: Đ/c Lê Hương
- Quay phim, chụp ảnh: đ/c Hồng, Nguyễn Hương, Nguyễn Hà…
8


(3) Họp tổ sau khi dạy:
- Chủ trì: Tổ trưởng chuyên môn
- Thành phần tham gia: Ban GH nhà trường, toàn thể các thành viên trong tổ
- Nội dung:
+ GV dạy trình bày những suy ngẫm, cảm nhận sau tiết dạy
+ GV dự giờ: Nêu suy ngẫm, nhận xét đánh giá hoạt động dạy của GV và
hoạt động học của HS
+ Rút ra nhận xét ưu điểm, hạn chế của tiết dạy và thống nhất tiến trình và
phương pháp dạy kiểu bài.
- Đối với các đồng chí giáo viên bộ mơn:
+ Tìm hiểu nội dung, cách thức thực hiện mơ hình sinh hoạt chun mơn dựa trên
phân tích hoạt động học tập của học sinh.
+ Tham gia thiết kế bài dạy minh họa, suy nghĩ, tích cực sáng tạo để xây dựng ý
tưởng/nội dung, phương pháp mới để thiết kế bài học.
+ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà, hướng dẫn cách quan sát học sinh, ghi
chép, lắng nghe, suy nghĩ.

+ Tự rút kinh nghiệm cho bản thân.
+ Hình thành thói quen lắng nghe và chia sẻ ý kiến, xây dựng mối quan hệ đồng
nghiệp thân thiện.
+ Xác định đúng đắn mục tiêu SHCM là giúp mọi giáo viên có cơ hội học tập lẫn
nhau.
+ Cùng nhau phân tích nguyên nhân, các mối quan hệ trong giờ học và tìm biện
pháp cải thiện, nâng cao chất lượng dạy - học.
*Giải pháp 2: Thực hiện các bước thực hiện một buổi sinh hoạt chuyên môn
theo NCBH dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh:
Tổ Khoa học xã hội chúng tôi đã thực hiện triển khai các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị nội dung bài dạy minh họa
+ GV tự nguyện đăng kí dạy minh họa.
+ Tổ CM tổ chức SHCM, thảo luận lấy ý kiến từ các GV trong tổ CM/GV trong tổ
cùng nhau thống nhất thiết kế hoạch lên lớp gồm giáo án phần W, phần giáo án điện
tử
+ Phân công GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
+ Phân công GV chuẩn bị công tác tổ chức giờ học: Loa đài, máy quay, máy ảnh,
sắp xếp bàn ghế trên lớp…
Bước 2: Tổ chức dạy minh họa - dự giờ
+ GV tiến hành dạy minh họa trên HS của lớp mình. u cầu khơng được luyện tập
trước khi dạy minh họa.
+ BGH và các GV trong tổ tiến hành dự giờ.
+ Người dự giờ cần đứng vị trí thuận lợi để có thể quan sát được nét mặt, hành
động, thao tác, sản phẩm của học sinh (đứng ở hai bên hoặc phía trước).
9


+ Người dự giờ cần quan sát, nghe nhìn, suy nghĩ, ghi chép diễn biến hoạt động của
học sinh trong giờ học hay những biểu hiện tâm lí của học sinh thể hiện trong các
hoạt động/ tình huống cụ thể. Tập trung quan sát sự tương tác giữa HS-GV, HS-HS

(Học sinh học được cái gì? Học sinh có hứng thú khơng? Tại sao có? Tại sao
khơng? Hoạt động nhóm có thực sự đảm bảo cơ hội cho tất cả học sinh tham gia?
Có học sinh nào bị "bỏ qn" khơng?). Người dự giờ chụp ảnh, quay phim các hoạt
động của học sinh để làm minh chứng khi chia sẻ. Từ đó suy nghĩ, phân tích, tìm
ngun nhân và đưa ra các giải pháp tích cực qua các hoạt động của HS.
Bước 3. Thảo luận sau dự giờ
Ở bước 3 này chúng tôi đã cùng nhau lần lượt tiến hành các công việc cụ thể
như sau:
- Lựa chọn địa điểm:
+ Đủ rộng, đủ chỗ ngồi, có các phương tiện hỗ trợ (máy chiếu, máy tính, sổ ghi
chép,…).
+ Sắp xếp bàn ghế để người tham gia thảo luận nhìn thấy nhau (có thể ngồi đối diện
nhau, ngồi hình chữ U, ngồi vịng trịn, …).
- Tiến trình buổi thảo luận:
+ Bước 1: Người chủ trì nêu mục đích buổi thảo luận, giới thiệu GV dạy minh họa.
+ Bước 2: GV dạy minh họa đại diện nêu mục tiêu cần đạt của bài học, những ý
tưởng thay đổi về nội dung, phương pháp, đồ dùng dạy học để phù hợp với đối
tượng học sinh, cảm nhận khi dạy bài học (hài lòng, băn khoăn, khó khăn, ...).
+ Bước 3: Giáo viên dự giờ chia sẻ ý kiến về giờ học.
Trong điều hành thảo luận, tơi đã lắng nghe tích cực và khéo léo hướng buổi
thảo luận đi đúng trọng tâm, tập trung đi vào phân tích hoạt động học của học sinh
để đạt mục đích, khơng để người dự mổ xẻ, phân tích, soi mói những hạn chế của
người dạy minh họa.
Các đồng chí góp ý đã căn cứ vào mục tiêu bài học để hiến kế đưa ra các giải
pháp giúp người dạy khắc phục hạn chế và tự tìm ra các yếu tố tích cực xem mình
đã học được gì qua bài học này. Từ đó, đã đi đến thống nhất chung phương pháp
dạy học bài đọc- hiểu về truyện hiện đại Việt Nam ở bộ môn Ngữ văn lớp 9.
Thời gian cho một buổi sinh hoạt chuyên môn nên kéo dài khoảng từ một tiếng
rưỡi đến hai tiếng để đảm bảo mọi GV đều có thể trao đổi ý kiến của mình.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản

thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Sau một thời gian áp dụng những biện pháp trên vào thực hiện sinh hoạt
chuyên môn theo NCBH tổ KHXH, trường THCS Hoằng Hợp chúng tôi đã thấy rõ
được hiệu quả của SKKN như sau:
- Đối với bản thân: Vai trò của tổ trưởng đã được phát huy. Tổ trưởng chủ động
trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của giáo
viên trong tổ. Trong vấn đề chuyên môn, tôi kịp thời nắm bắt, và dự đốn được
những khó khăn của giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để xây dựng nội
10


dung sinh hoạt chuyên môn, phân công nhiệm vụ cho giáo viên rõ ràng, dễ thực
hiện; chỉ đạo, tổ chức các hoạt động của tổ khoa học, linh hoạt và sáng tạo.
- Đối với đồng nghiệp: Các đồng chí tham gia sinh hoạt chuyên môn đầy đủ và hào
hứng, thực hiện tốt nhiệm vụ được tổ trưởng phân công. Không khí các buổi sinh
hoạt chun mơn thể hiện được tính dân chủ, cởi mở. Các thành viên chủ động, tích
cực phát biểu ý kiến đóng góp cho nội dung sinh hoạt. Mối quan hệ đồng nghiệp
gắn bó hơn và đồn kết hơn. Qua quá trình thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo
NCBH hướng đổi mới đã giúp cho giáo viên tăng thêm tình đồn kết, thân thiện,
tăng cường khả năng quan sát, biết cách phân tích tiết học một cách sát thực, chính
xác. Đồng thời giúp giáo viên tích lũy thêm nhiều bài học trong quá trình tổ chức
các hoạt động học tập cho học sinh.
- Đối với học sinh: Các em được chú ý nhiều hơn về hoạt động học trong giờ học và
đồng thời được phát triển năng lực và phẩm chất tốt hơn. Phần lớn học sinh có hứng
thú cao đồi với các giờ dạy theo NCBH.
- Đối với nhà trường: Quản lý chỉ đạo, tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất cho
các buổi sinh hoạt chuyên đề của nhà trường. Tạo được phong trào thi đua giữa các
tổ chuyên môn trong đơn vị; tạo nguồn cảm hứng và làm việc của mỗi giáo viên,
động viên kịp thời cho GV khi tham gia xây dựng chuyên đề. Từ đó từng bước
nâng cao chất lượng giảng dạy tạo đà cho các năm học tiếp theo.

Kiểm tra khảo sát mức độ hiểu bài của HS:

* Kết quả khảo sát (qua phiếu) năm học 2019-2020:
(Không thực hiện tiết dạy theo NCBH)
Lớp Số
Các mức độ tiếp cận văn bản
Hứng thú
Khơng thích
học sinh Hiểu bài
khảo sát
9A 29
20 em = %
8 em = %
9 em = %
9B 29
15 em = 88,8% 3 em = 15,5%
13 em = 66,6%
* Kết quả khảo sát chuyển biến của học sinh trong năm học 2020 - 2021
(Thực hiện tiết dạy theo NCBH)
Lớp Số
Các mức độ tiếp cận văn bản
Hứng thú
Khơng thích
học sinh Hiểu bài
khảo sát
9A 28
28 em = 100% 28 em = 100%
0 em = 0%
9B 29
29 em = 100% 26 em = %

3 em = %
Kết quả : 100% học sinh thích học theo dự án .
100 % hiểu bài biết vận dụng kiến thức .
11


Từ kết quả học tập của các em, tôi nhận thấy việc SHCM theo NCBH vào
một mơn học nào đó là một việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với
học sinh. Giúp các em học sinh không những giỏi một môn mà cần biết cách kết
hợp kiến thức các môn học lại với nhau để phát triển phẩm chất năng lực và trở
thành một con người phát triển toàn diện. Đồng thời việc thực hiện những tiết dạy
này sẽ giúp chúng tôi không chỉ dạy có hiệu quả bộ mơn của mình mà cịn khơng
ngừng trau dồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ mơn của mình tốt hơn,
đạt kết quả cao hơn.
- Minh chứng kết quả học tập của học sinh:
+ Sau khi học xong bài học, các em đã có những chuyển biến tích cực: nhận thức
được những giá trị bền vững của cuộc sống, sống có ước mơ, có lý tưởng, có khát
vọng.
+ Các em thi đua học tập và nỗ lực thật sự : biểu hiện qua học tập nghiêm túc hơn,
say sưa, hào hứng hơn. Tiết học trở nên sôi nổi, hầu hết học sinh say sưa, tích cực
và chủ động làm việc để xây dựng giờ học tốt.
+ Tổ chuyên môn đã đạt kết quả tốt trong chất lượng đại trà và chất lượng học sinh
giỏi các kì thi HS giỏi, kì thi vào lớp 10 chuyên Lam Sơn, THPT . Đặc biệt chất
lượng môn Ngữ văn ở đơn vị tôi những năm học gần đây ln được phịng GD và
ĐT Hoằng Hóa đánh giá và xếp tốp đầu của Huyện. Qua việc khảo sát chất lượng
HS chúng tôi thu được kết quả là:
* Chất lượng đại trà:
Chất lượng đầu năm:
Khối Số
lớp


ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN
Số
HS

8,0 – 10,0

7 – 7,75

5 – 6,75

SL

TL

SL

TL

SL

TL

Dưới 5,0

TB trở lên

SL TL

SL


TL

6

2

72

5

6,9

20

27,8

40

55,6

7

9,7

65

90,3

7


2

54

6

11,1

15

27,8

29

53,7

4

7,4

50

92,6

8

2

74


5

6,7

17

22,9

46

62,2

6

8,1

68

91,9

9

2

57

5

8,8


18

31,7

30

52,4

4

7,1

52

91,3
12


Cộng

8

257 20

7,8

71

27,6 145 56,4 21 8,2


236

91,8

13


Chất lượng giữa kì II:
Khối Số
lớp

ĐIỂM MƠN NGỮ VĂN
Số
HS

8,0 – 10,0

7 – 7,75

5 – 6,75

SL

TL

SL

TL


SL

TL

Dưới 5,0

TB trở lên

SL TL

SL

TL

6

2

72

8

11,1

22

30,5

38


52,8

4

5,6

68

94,4

7

2

54

10

18,5

20

37

22

40,8

2


3,7

52

96,3

8

2

74

12

16,2

24

32,4

35

47,3

3

4,1

71


95,9

9

2

57

13

22,8

19

33,3

24

42,1

1

1,8

57

98,2

Cộng


8

257 43

33,1 119 46,3 10 3,9

248

96,5

16,7 85

* Chất lượng HS giỏi: Cụ thể số giải HS giỏi môn Ngữ văn các cấp là:
Năm học 2018 - 2019: có 20 giải Ngữ văn lớp 6,7,8 cấp Huyện (7 giải nhì, 8 giải
ba, 5 giải KK).
Năm học 2019 - 2020: có 8 giải mơn Ngữ văn 8 cấp Huyện (1 giải Nhất, 3 giải Nhì
mơn, 3 giải ba, 1 giải KK).
Năm học 2020 - 2021: có 8 giải Ngữ văn lớp 6,7 (1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba,
6 KK), 2 giải HSG cấp Tỉnh (1 giải Nhất, 1 giải Nhì mơn Ngữ văn 9), 2 HS thi vào
trường THPT chuyên Lam Sơn, ...

14


3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
Qua thực tiễn áp dụng và thực hiện, tôi rút ra các bài học kinh nghiệm trong
công tác chỉ đạo tổ chuyên môn như sau:
- Đối với các buổi SHCM theo NCBH, nhà trường cần chỉ đạo các tổ chun mơn
làm việc phải có kế hoạch, khoa học, kịp thời, sát với thực tế, từ đó mới tạo điều

kiện thuận lợi để các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động một cách khả
thi.
- Nhà trường cần bố trí thời gian một cách hợp lý, tương đối cố định để các tổ
chuyên môn hoạt động. Cần có chỉ đạo, định hướng để họp tổ chuyên môn, tránh sa
đà vào giải quyết công việc mang tính chất hành chính, sự vụ mà chủ yếu là các nội
dung nhằm nâng cao chất lượng dạy - học.
- Tổ chuyên môn cần tập trung xây dựng nội dung kế hoạch bài dạy cụ thể, chi tiết,
rõ ràng, khoa học; thực hiện đúng các bước của buoir SHCM theo NCBH; có
nhiều biện pháp phù hợp để kết quả kiểm tra phản ánh đúng thực chất chất lượng
của HS. Từ đó mới có các giải pháp đúng, khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy
học.
- Qua mỗi hoạt động, trong từng giai đoạn tổ cần tổ chức rút kinh nghiệm kịp thời,
từ đó điều chỉnh phương pháp, biện pháp cho phù hợp.
- Các đồng chí thành viên trong tổ ln có ý thức xây dựng để nâng cao chất lượng
SHCM theo NCBH nói riêng, sinh hoạt tổ chun mơn nói chung để nâng cao chất
lượng dạy học.
3.2. Kiến nghị.
Đề tài này được đúc kết từ những trải nghiệm của bản thân trong quá trình
tham gia chỉ đạo và tổ chức thực hiện SHCM theo NCBH trong tổ Khoa học xã hội
ở đơn vị trường THCS Hoằng Hợp, do đó vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế.
Tôi rất mong nhận được những đóng góp của đồng nghiệp, của Hội đồng khoa học
nhà trường, những thông tin phản hồi từ phía học sinh để đề tài này hồn thiện hơn.
Nhà trường và đồng nghiệp tạo điều kiện về tinh thần và vật chất để việc ứng dụng
của sáng kiến và hướng tiếp tục nghiên cứu phát triển mở rộng và thực hiện SKKN
này trong năm học tiếp theo. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường,
tổ chuyên môn, bạn bè đồng nghiệp và các học sinh trong những năm qua đã quan
tâm, hưởng ứng và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 02 tháng 5 năm 2021
Xác nhận

Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
của thủ trưởng đơn vị
không sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện
Nhữ Thị Tư Hằng

Nguyễn Thị Hà
15


1.
2.
3.
4.

5.
6.

Tài liệu tham khảo
Nghị quyết số 29 NQTW ngày 14/11/2013, Hội nghị Trung ương khóa 8 lần
thứ XI
Đổi mới phương pháp dạy học mơn Ngữ văn- Nguyễn Xn Thành (Phó
Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT) Nguồn: vietnamnet.vn
SGK, SGV Ngữ văn 8, tập I, NXB Giáo dục, 2015
Chuyên đề 7: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở
trường THCS (Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp giáo viên THCS - hạng II), PGS. TS Nguyễn Văn Hồng
Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở
trường phổ thông, NBB ĐHSP, 2016)
Nguồn Internet.


16


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hà
Chức vụ và đơn vị công tác: Tổ trưởng CM -Tổ KHXH, trường THCS Hoằng Hợp
Kết quả
Cấp đánh giá
đánh giá
Năm học
xếp loại
TT
Tên đề tài SKKN
xếp loại
đánh giá
(Phòng, Sở,
(A, B,
xếp loại
Tỉnh...)
hoặc C)
1. Kinh nghiệm dạy học viết bài
Phòng GD và
C
1995-1996
văn kể chuyện ở trường THCS
ĐT Hậu Lộc

2. Kinh nghiệm dạy học các bài văn Phòng GD và
B
1997-1998
học dân gian ở trường THCS
ĐT Hoằng Hóa
3.
4.

5.

6.

7.

“Rèn kĩ năng viết đoạn mở bài
trong bài văn nghị luận cho học
sinh THCS
Hướng dẫn học sinh lớp 8A,
trường THCS Hoằng Hợp chuẩn
bị bài bằng phiếu học tập để nâng
cao hứng thú khi học các văn bản
văn xuôi Việt Nam
Hướng dẫn học sinh lớp 8A
trường THCS Hoằng Hợp cách
sử dụng yếu tố biểu cảm nhằm
tăng sức thuyết phục cho bài văn
nghị luận
Phát huy tích tích cực của học
sinh khối 6, trường THCS Hoằng
Hợp qua việc dạy học tích hợp

trong giờ Ngữ văn.
Hướng dẫn học sinh lớp 8Atrường THCS Hoằng Hợp sử
dụng phiếu học tập khi chuẩn bị
bài để nâng cao hứng thú khi học
các văn bản thuộc truyện kí Việt
Nam.

Phịng GD và
ĐT Hoằng Hóa

A

2011 - 2012

Phịng GD và
ĐT Hoằng Hóa

A

2012 - 2013

Phịng GD và
ĐT Hoằng Hóa

A

2014 - 2015

Phịng GD và
ĐT Hoằng Hóa


B

2016 - 2017

Phịng GD và
ĐT Hoằng Hóa

B

2018 - 2019

17


18



×