Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Đánh giá tình hình sản xuất và kết quả áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất dưa chuột tại công ty cổ phần đầu tư tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 43 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LỤC THU TRÀ
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KẾT QUẢ ÁP DỤNG
KHOA HỌC KỸ THUẬT TIẾN BỘ TRONG SẢN XUẤT DƯA
CHUỘT TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NAM HỊA XANH, XÃ
NAM HỊA, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: K48TT-N01

Khoa

: Nơng học

Khóa học

:2016-2020



Thái Ngun, năm 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LỤC THU TRÀ
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KẾT QUẢ ÁP DỤNG
KHOA HỌC KỸ THUẬT TIẾN BỘ TRONG SẢN XUẤT DƯA
CHUỘT TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NAM HỊA XANH, XÃ
NAM HỊA, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: K48TT-N01

Khoa


: Nơng học

Khóa học

:2016-2020

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Thị Lân

Thái Nguyên, năm 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Lân đã giúp đỡ và hướng
dẫn nhiệt tình cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài thực tập tốt nghiệp
.Tiếp theo em xin cảm ơn quý thầy, cô giáo khoa Nông học, trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, hướng hẫn và tạo điều kiện
thuận lợi trong quá trình học tập và hoàn thành thực tập này.
Em xin được gửi lời cảm ơn đến cơng ty cổ phần đầu tư Nam Hịa
Xanh, trrung tâm nghiên cứu nơng nghiệp NAM HỊA XANH, địa chỉ : xã
Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em để có
thể thực tập những kiến thức đã học vào thực tế.
Với những kiến thức cịn thiếu sót, những kỹ năng cịn hạn hẹp, em
không thể tránh được những sai lầm, rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp của các thầy cơ để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020
Sinh viên


Lục Thu Trà


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 2
MỤC LỤC ........................................................................................................ ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................... v
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2 Mục đích của đề tài .................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiến ..................................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1 Giới thiệu chung về cây dưa chuột ............................................................ 4
2.1.1 Nguồn gốc và phân loại........................................................................... 4
2.1.2 Đặc điểm thực vật học của cây dưa chuột ............................................... 8
2.1.3 Yêu cầu ngoại cảnh của cây dưa chuột .................................................... 9
2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột trên thế giới và ở Việt Nam ..... 10
2.2.1Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột trên thế giới ........................... 10
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột ở ViệtNam ............................ 13
Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN......................... 16
3.1 Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................ 16
3.2 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 16
3.3 Phương pháp thực hiện.............................................................................. 16
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 18
4.1 Điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp..................................... 18

4.2. Hiện trạng sản xuất, kinh doanh dưa chuột tại cơng ty cổ phần đầu tư
Nam Hịa Xanh ................................................................................................ 20


iii

4.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính ....................... 20
4.3. Những cơng việc đã thực hiện trongsản xuất dưa chuột tại Công ty cổ
phần đầu tư Nam Hòa Xanh ............................................................................ 21
4.4 Những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đã tiếp thu được và bài học kinh
nghiệm trong q trình thục tập tại cơng ty cổ phần đầu tư Nam Hòa Xanh . 32
4.4.1 Những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đã tiếp thu được trong q
trình thực tập tại cơng ty cổ phần đầu tư Nam Hòa Xanh .............................. 32
4.4.2 Bài học kinh nghiệm trong q trình thực tập tại cơng ty ..................... 33
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 35
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 35
5.1.2 Hiện trạng sản xuất dưa chuột của công ty Nam Hịa Xanh .................. 35
5.1.3 Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất dưa chuột tại
công ty Nam Hòa Xanh ................................................................................... 35
5.1.4 Những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đã tiếp thu được trong quá
trình thực tập tại cơng ty Nam Hịa Xanh ....................................................... 35
5.2 Đề nghị ...................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 36


iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tình hình sản xuất dưa chuột của thế giới giai đoạn 2010-1017 .... 11
Bảng 1.2 Diện tích, năng suất, sản lượng dưa chuột của các châu lục

năm 2017 ......................................................................................................... 12
Bảng 1.3 Diện tích, năng suất, sản lượng của một số loại rau chủ lực của Việt
Nam năm 2017 ................................................................................................ 14
Bảng 1.4 tham khảo thị trường xuất khẩu các loại dưa chuột năm 2018 ....... 15
Bảng 1.5 diện tích sản xuất dưa chuột của 100 hộ tại xã Nam Hịa........16
Bảng 4.1.Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của cơng ty
cổ phần đầu tư và phát triển Nam Hòa Xanh, vụ Xuân 2020 ......................... 21
Bảng4.2. So sánh năng suất trồng dưa chuột tại Cơng ty cổ phần đầu tư Nam
Hịa Xanh......................................................................................................... 31


v

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 4.1. Phối trộn giá thể trồng dưa chuột .................................................... 24
Hình 4.2. Kỹ thuật trồng dưa chuột................................................................. 25
Hình 4.3. Thực hiện kỹ thuật làm giàn quấn cây cho dưa chuột .................... 27
Hình 4.5. Kết quả thụ phấn bổ sung cho dưa chuột ........................................ 28


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay các loại rau nói chung và dưa chuột nói riêng là loại thực
phẩm cần thiết với đời sống hằng ngày và không thể thay thế. Rau được coi là
nhân tố quan trọng đối với sức khỏe và đóng vai trị chống chịu với bệnh tật.
Theo kết quả của nhiều nhà dinh dưỡng học trong và ngồi nước thì khẩu
phần ăn của người Việt Nam cần khoảng 2300-2500calo năng lượng hằng

ngày để sống và hoạt động. Rau không chỉ cung cấp chỉ số calo mà còn cung
cấp các loại vitamin và các loại đa, vi lượng không thể thiếu được cho sự sống
của mỗi cơ thể.
Dưa chuột vừa là loại rau ăn quảrất thơng dụng vừa là một vị thuốc có
giá trị. Thành phần dinh dưỡng gồm: Protein 0,8g; glucid 3,0g; xenlulo 0,7g;
năng lượng 15kcalo; canxi 23mg; Phospho 27mg; sắt 1mg; natri 13mg; kali
169mg; caroten 90mcg; vitamin B1 0,03mg; vitamin C 5,0mg. Nhiều nghiên
cứu cho rằng, dưa chuột chứa hàm lượng cacbon rất cao khoảng 74-75%,
ngồi ra cịn cung cấp một lượng đường(chủ yếu là đường đơn). Nhờ khả
năng hòa tan, chúng làm tăng khả năng hấp thụ và lưu thông máu, tăng tính
hoạt động trong q trình oxi hóa năng lượng của mơ tế bào. Bên cạnh đó
thành phần dinh dưỡng của dưa chuột cịn có nhiều axit amin khơng thể thay
thế rất cần cho cơ thể như Thianin(0,024mg/100g); Rivophlavin(0,075mg/100
g) và Niaxin(0,03mg/100 g).
Ngoài giá trịvề mặt dinh dưỡng dưa chuột là cây rau quả quan trọng
trong việc nhiều vùng chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao, thời gian
sinh trưởng ngắn, chi phí đầu tư thấp có thể mở rộng trên nhiều vùng kinh tế
khác nhau. Dưa chuột là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Ngày nay dưa


2

chuột được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau như quả tươi, trộn salat, cắt
lát, đóng hộp suất khẩu.
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực Trung du miền núi phía Bắc, có
diện tích đất tự nhiên là 356,282 ha, trong đó diện tích đất nơng nghiệp là
1,714ha, dân số là khoảng 1,2 triệu người, nhu cầu về rau tươi hằng ngày của
người dân rất lớn. Do đó yêu cầu phải về cung cấp lượng rau đầy đủ cho
người tiêu dùng, bên cạnh đó chất lượng của các mặt hàng rau quả cũng cần
được đảm bảo. Trong quá trình phát triển, Thái Nguyên đã xuất hiện nhiều

vùng rau chuyên canh mới trong đó có dưa chuột, khơng ngừng đổi mới về kỹ
thuật, giống mới vì vậy năng suất, sản lượng không ngừng tăng lên. Sản phẩm
từ dưa chuột sản xuất tại Thái Nguyên chủ yếu cung cấp cho người tiêu dùng
trong tỉnh. Một số huyện cung cấp dưa chuột cho thị trường tại tỉnh Thái
Nguyên như huyện Phú Lương, huyện Đơng Hỷ.
Cơng ty Cổ phần đầu tư Nam Hịa Xanh được thành lập từ năm 2017,
có diện tích đất là 44.164 m2 tại xóm Đầm Diềm, xã nam Hịa, huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Hoạt động chủ yếu của công ty chủ yếu là Trồng trọt,
chăn nuôi, tư vẫn chuyển giao công nghệ.Công ty đã xây dựng được hệ thống
nhà điều hành, hệ thống nhà lưới với trang thiết bị hiện đại. Từ khi thành lập,
Công ty đã liên kết chặt với trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái
Nguyên thực hiện một số đề tài dự án nông lâm nghiệp. Công ty cũng hợp
đồng liên kết với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu FUJI để đảm bảo đầu ra
cho sản phẩm. Hiện tại hệ thống nhà lưới của Cơng ty đang tiến hành sản xuất
rau an tồn ứng dụng công nghệ 4.0.
Hiện nay Công ty Cổ phần đầu tư Nam Hà xanh đã đưa một số loại cây
vào trồng thử nghiệm trong nhà lưới như dưa chuột, dưa lưới, rau Hùng quế,
húng láng... Để giúp công ty lựa chọn được kỹ thuật phù hợp với điều kiện
sản xuất, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình sản xuất và


3

kết quả áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất dưa chuột tại
công ty cổ phần đầu tư Nam Hòa Xanh, xã Nam Hòa,huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Ngun”
1.2 Mục đích của đề tài
Đánh giá về tình hình sản xuất và kết quả áp dụng kỹ thuật tiến bộ
trong sản xuất dưa chuột tại cơng ty Nam Hịa Xanh
Đánh giá được thuận lợi, khó khăn trong áp dụng kỹ thuật trong sản

xuất dưa tại cơng ty Nam Hịa Xanh
Tìm ra bài học kinh nghiệm trong nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề
nghiệp của sinh viên thực tập tại Công ty.
1.3.Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung thêm tài liệu khoa học về cây
dưa chuột để phục vụ cho nghiên cứu, học tập và chỉ đạo sản xuất.
Giúp sinh viên hệ thống hóa và áp dụng những kiến thức đã học vào
thực tiễn sản xuất, có cơ hội tiếp các công tác nghiên cứu khoa học, nâng cao
trình độ chun mơn, làm quen với phong cách làm việc nghiêm túc và
chuyên nghiệp.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiến
Kết quả của đề tài là cơ sở hồn thiện q trình sản xuất và áp dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất dưa chuột trong nhà màng.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu chung về cây dưa chuột
2.1.1 Nguồn gốc và phân loại
Nguồn gốc
Cây dưa chuột thuộc họ bầu bí có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ẩm thuộc
nam châu Á, là loại cây ưa nhiệt.Cây dưa chuột có tên khoa học là Cucumis
sativus (miền năm gọi là dưa chuột) một cây trồng phổ biến trong họ bầu bí
Cucurbitaceae là loại rau ăn quả thương mại quan trọng nó được trồng lâu đời
trên thế giới và trở thành thực phẩm của nhiều nước. Các nước đứng đầu về
diện tích gieo trồng và năng suất là:Trung Quốc, Nga,Nhật Bản,Mỹ, Hà
Lan,Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan,Ai Cập và Tây Ba Nha.Theo FAO 2017 diện tích

dưa chuột trên thế giới là 2.007.664 ha, năng suất 387.996 tấn/ha, sản lượng
đạt 77.869.545tấn. Ở nước ta những năm gần đây dưa chuộtđã trở thành cây
rau quan trọng trong sản xuất, có ý nghĩa lớn về hiệu quả kinh tế và giải quyết
vấn đề thực phẩm(Tạ Thu Cúc, và cs., 20…)
Phân loại
Dưa chuột thuộc họ bầu bí- Cucurbitaceae, chi Cucumis, lồi sativus,
có bộ nhiễm sắc thể 2n=14. Do trong quá trình tồn tại và phất triển, từ một
dạng ban đầu, dưới tác dụng của điều kiện sinh thái khác nhau và do đột biến
tự nhiên, dưa chuột đẫ phân hóa thành nhiều kiểu sinh học(biotype) đa dạng.
Việc phân loại chúng theo đặc tính sinh thái và di truyền học giúp cho công
tác nghiên cứu giống và sử dụng đúng đắn và dễ dàng các đốitượng nghiên
cứu. Các nhà phân loại dưa chuột đã cố gắng nhiều trong lĩnh vực này, nhưng
đến nay vẫn chưa có một bảng phân loại thống nhất.
Theo phân loại của Gabaev (1932) (dẫn theo Trần Khắc Thi, 1985) loài
C. Sativus L. Được chia thành 3 loài phụ:


5

1. Lồi phụ Đơng Á- Ssp-Righi dus Gab
2. Lồi phụ Tây Á- Ssp- Graciolos var.
3. Dưa chuột nửa hoang dại-Ssp Agrostis Gab Var.hardwikii(Royia) Alef
Theo đăc điểm quả giống và vùng phân bố, các loài phụ trên được chia
thành 14 thứ. Lồi phụ Đơng Á có 8 thứ, lồi phụ Tây Á có 5 thứ, dưa chuột
hardwikii thuộc nửa hoang dại có nguồn gốc từ Nepan. Thực ra đây là một
dạng đột biến từ một giống gốc Ấn Độ và tác giả cũng khơng có chứng minh
về nguồn gốc phát sinh và tồn tại của nó ở vùng này.
Trên cơ sở nghiên cứu sự tiến hóa sinh thái của lồi C. Sativus,
Filov(1940), Trần Khắc Thi(1985) đã đưa ra bảng phân loại chính xác hơn.
Theo bảng này, dạng hoang dại được đưa vào nhóm phụ Ssp Agrostis Gab.

Tất cả các dạng cịn lại thuộc dạng trồng trọt và sắp xếp vào 6 lồi phụ, trong
đó 5 lồi phụ cóbiểu hiện đặc điểm phân lập sinh thái rất rõ rệt và được gọi là
các nhóm khí hậu nơng nghiệp lớn, các loại phụ đó là:
1. Ssp. Europoae- Americanus Fil – loại phụ Âu-Mỹ là loại phụ lớn
nhất về vùng phân bố và phân chia rõ rệt thành 3 nhóm sinh thái sau:
a- Euro- americanus- nhóm Âu-Mỹ
b- Orientale-europaeur Fil – nhóm Đơng Âu
c- Boriealis Fil – nhóm phương Bắc
2. Ssp. Occidentall – asisticus Fil – loài phụ TâyÁ loại vật chịu hạn của
vùng rung tâm và tiểu Á. Iran Afganisaon và Agiecbaigian với đặc điểm đặc
trưng là chịu hạn cao. Loài phụ này dduocj chia thành 5 nhóm sinh thái:
a- Medio – asiaticus Fil - nhóm Trung Á
b- Actrachenicus Fil – nhóm Astrakhan
c- Anatolicus – nhóm Anotolii
d- Cilicicus Fil – nhóm Kilin


6

3. Ssp. Chinensis Fil – loài phụ Trung Quốc loài phụ này được trồng
rộng rãi ở Châu Âu, thành phần bao gồm các giống quả ngắn thụ phấn nhờ
onh bướm, qur dài, tự kết quả khơng qua thụ phấn. Lồi này có các nhóm sau:
a- Anetrali- chinesis Fil - nhóm nam Trung Quốc
b- Anglicus Fil – nhóm Anh
c- Gerranicus Fil – nhóm Đức
d- Kiinensis Fil – nhóm Kinen
e- Kashgaricus – nhóm tây Trung Quốc
4. Ssp. Indicus- Japonicus Fil - - loài phụ Nhật- Trung Quốc phổ biến ở
các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nơi có lượng mưa lớn. Tính chịu nước của
cây thuộc laoif này biểu hiện ở tất cả các cơ quan. ở lồi phụ này có 4 nhóm

sinh thái địa lý:
a- Indicus Fil – nhóm Ấn Độ
b- Japonicus Fil – nhóm Nhật Bản
c- Manshuricus Fil - nhóm Manshuri
d- Abchanicus Fil - nhóm Abkhasi
Về đặc điểm hình thái và sinh thái, hầu hết các giống dưa chuột Việt
Nam đều gần với cây của loài phụ này và có thể sắp xếp vào đây được(Trần
Khắc Thi, 1985)
5. Ssp. Himalaicus Fil – loài phụ Hymalaya
6. Ssp, Hernaphroditus Fil – lồi cây lưỡng tính
Nhà chọn giống dưa chuột nổi tiếng Tkachenco (1967) đã chia C.
Sativus thành 3 thứ:
1. Var. Vulgaric – dưa chuột thường. Theo thứ tự, thứ này được chia
làm 2 nhóm sinh thái địa lý sinh thái địa lý là Đông Á và Tây Á.
2. Var. Hernaphroditus – dưa chuột lưỡng tính
3. Var. hardiwikii - dưa chuột dại từ Nepan


7

Bảng phân loại này dựa trên quan điểm hình thái thực vật của cây dưa chuột.
- Dựa vào đặc điểm chín sớm(tức là tính từ khi cây mọc đến khi thu
hoạch quả đầu tiên) của cây mà dưa chuột ở nước ta chia làm 3 nhóm(Tạ Thu
Cúc, 2000):
+ Nhóm các giống chín sớm có thời gian mọc đến thu quả là 30-35
ngày vụ đông và từ 35-40 ngày vụ xuân. Các giống dưa chuột Việt Nam ở
vùng sinh thái đồng bằng đều thuộc nhóm này.
+ Nhóm chín trung bình có thời gian từ mọc đến thu quả đầu từ 35-40
ngày trong vụ đơng và 40-45 ngày vụ xn.
+ Nhóm chín muộn có thời gian mọc đến thu quả đầu từ 40-45 ngày trở

lên. Các giống dưa chuột Việt Nam ở miền núi thuộc nhóm này.
- Theo mục đích sử dụng các giống dưa chuột và dựa vào chiều dài,
khối lượng quả cũng có thể chia làm 4 nhó dưa chuột như sau:
+ Nhóm quả rất nhỏ (dưa bao tử): nhóm này cho thu quả đển chế biến
từ 2-3 ngày tuổi, khối lượng quả chỉ đạt từ 150-200g/quả. Phần lớn các giống
thuộc nhóm này là dạng cây 100% hoa cái giống như Marinda, F1 Dujna, F1
Levina (Hà Lan) và một số giống của Mỹ. Hạn chế của nhóm này là cây
nhiễm bệnh sương mai từ trung bình đến nặng và quả dễ bị sâu hại.
+ Nhóm quả nhỏ có chiều dài dưới 1cm, đường kính từ 2,5-3,5cm
nhóm này có thời gian sinh trưởng ngắn từ 65-80 ngày tùy vụ, năng suất đạt
từ 15-20 tấn/ha. Ngồi dùng làm ăn tươi quả cịn dùng làm nguyên liệu đóng
hộp xuất khẩu. Đại diện nhóm này là giống dưa Tam Dương(Vĩnh Phú) và
Phú Thịnh(Hải Dương).
+ Nhóm quả trung bình gồm hầu hết các giống dưa địa phương trong
nước và giống H1(giống lai tạo)quả có kích thước từ 13-20cm, đường kính từ
3,5-4,5 cm. Thời gian sinh trưởng từ 75-80 ngày, năng suất đạt từ 22-25


8

tấn/ha. Một số giống thuộc nhóm này như H1, Yên Mỹ, Nam Hà. Quả dùng
ăn tươi hay chẻ 4 đóng lọ.
+ Nhóm quả to gồm các giống lại F1 của Đài Loan và Nhật Bản. Quả
có kích thước trung bình từ 25-30cm, đường kính từ 4,5-5cm. Những giống
này có nagw suất khá cao, trung bình đạt từ 30-35 tấn/ha nếu thâm canh tốt
năng suất có thể đạt 50 tấn/ha.
2.1.2 Đặc điểm thực vật học của cây dưa chuột
Rễ: bộ rễ dưa chuột phát triển rất yếu, rễ chỉ phân bố ở tầng đất mặt 3040cm. Bộ rễ chính tương đối phát triển, phân bố chủ yếu ở tầng canh tác ở độ
sâu từ 0 đến 30cm, rộng 50-60cm. Nếu đất tơi xốp rễ chính có thể ăn sâu từ
60-100cm, nếu trong điều kiện lý tưởng(đất có tầng canh tác dày, nhiều mùn,

tối xốp, thống khí) thì rễ có thể ăn sâu hơn nữa.
Thân: thân thảo hằng niên, thân dài, có nhiều tua cuốn để bám khi bò.
Chiều dài thân phụ thuộc vào giống và điều kiện canh tác, các giống canh tác
ngoài đồng thường chỉ dài 0,5-2,5m. Thân trên lá mầm và lóng thân trong
điều kiện đọ ẩm cao có thể ra rễ bát định. Thân trịn hay góc cạnh, có lơng
nhiều ít tùy giống.
Lá: lá dưa chuột gồm có lá mầm và lá thật. Lá mầm (lá nhú ra đầu tiên)
có hình trứng trịn dài là nhiệm vụ quang hợp tạo vật chất nuôi cây và lá mới.
Lá thật: là những lá đơn to mọc cách trên thân, dạng lá hơi tam giác, 2 mặt
phiến lá đều có lơng, với cuống lá dài 5-15cm, rìa ngun hay có răng cưa
Hoa: hoa đơn tính hay biệt chu. Hoa cái mọc ở nách lá thành đơi hay
riêng biệt, hoa đực mọc thành cụm từ 5-7 hoa; dưa chuột cũng có hoa lưỡng
tính. Hoa có màu vàng, thụ phấn nhờ cơn trùng, bầu noãn của hoa phát triển
rất nhanh ngay khi hoa nở.
Trái(quả) dưa chuột: khi cịn non có gai xù xì, khi trái lớn gai từ từ
mất đi. Trái từ khi hình thành đếm khi thu hoạch có màu xanh đậm, xanh


9

nhạt, có hay khơng có hoa văn(sọc, vệt, chấm), khi chín chuyển sang màu
vàng sậm, nâu hay trắng xanh.
Hạt dưa chuột: quả chứa hạt trắng ngà, trung bình có từ 200-500
hạt/quả.
2.1.3 Yêu cầu ngoại cảnh của cây dưa chuột
1.Nhiệt độ: cây dưa chuột sinh trưởng tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ
thích hợp dao động từ 18-20ºC. Khi nhiệt độ vượtkhỏi ngưỡng cho phép các
quá trình trao đổi chất trong cây bị ngừng trệ, nếu giai đoạn này kéo dài cây
sẽ chết khi nhiệt độ trên 40ºc. Cũng tương tự khi nhiệt độ dưới 15ºc q trình
đồng hóa và dị hóa bị rối loạn, cây sinh trưởng cịi cọc, đốt ngắn lại, lá và hoa

bị nhỏ lại. Đối với mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển, cây dưa chuột phản
ứng rất khác nhau đối với nhiệt độ. Khi nhiệt độ 25ºc, dưa chuột có thể nảy
mầm trong thời gian 3 ngày sau gieo và khi nhiệt độ 20ºc phải mất 6-7 ngày.
Cây dưa chuột yêu cầu khí hậu ấm áp để nảy mầm, nhiệt độ tối thiểu cho sự
nảy mầm của hạt là từ 15,5ºc, nhiệt độ tối đa là 40,5ºc và nhiệt độ thích hợp
nhất là 16-35ºc.
Biên độ nhiệt độ ngày và đêm dao động lớn cũng ảnh hưởng đến quá
trình sinh trưởng của cây,trong điều kiện nhiệt độ ban ngày là 30ºc và nhiệt độ
ban đêm là 20ºc là điều kiện để dưa chuột sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
2.Ánh sáng: dưa chuột thuộc nhóm cây ưa sáng, ngày ngắn. Độ dài
chiếu sáng thích hợp cho cây sinh trưởng và phát dục là 10-12giờ/ngày. Nắng
nhiều có tác dụng đến hiệu suất quanghợp,làm tăng năng suất, chất lượng quả
và rút ngắn thời gian lớn của quả. Cường độ ánh sáng thích hợp cho dưa
chuột trong phạm vi 15.000-17.000lux.
3.Ẩm độ: quả dưa chuột chứa tới 90% là nước nên yêu cầu về độ ẩm
của cây rất lớn, hệ số thoát nước cao nên dưa chuột là loại cây đứng đầu về
nhu cầu nước trong họ bầu bí. Độ ẩm đất thích hợp cho dưa chuột là 85-95%.


10

Khả năng chịu hạn của dưa chuột rất kém. Thiếu nước cây khơng những sinh
trưởng kém mà cịn tích lũy lượng cucurbitanxina là chất đắng trong quả. Nhu
cầu về nước ở dưa chuột ở thời kỳ cây ra hoa, tạo quả là cao nhất.
4.Đất và dinh dưỡng: do bộ rễ phất triển kém, sức hấp thu của rễ lại yếu
nên dưa chuột yêu cầu đất trồng khắt khe hơn so với cây trồng khác trong họ.
Đất trồng thích hợp là đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát pha, đất thịt
nhẹ, độ pH thích ứng 5,5-6,5. Dưa chuột khơng chịu được nồng độ phân cao
nhưng lại nhanh chóng phản ứng với hiện tượng thiếu dinh dưỡng.
2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột trên thế giới và ở Việt Nam

2.2.1Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột trên thế giới
2.2.1.1 Tình hình sản xuất
Dưa chuột có nguồn gốc từ Ấn Độ ở vịnh Bengal và dãy Haymalayas
cách đây hơn 3000 năm, giống dưa này được mang đi dọc theo hướng Tây
Châu Á, Châu Phi và miền Nam Châu Âu, vào thế kỷ 6 dưa chuột được mang
tới Trung Quốc. Theo thống kê của FAO ( tổ chức nơng lương thế giới), diện
tíchtrồng dưa chuột trên thế giới năm 1995 vào khoảng 1.200.390ha với tổng
sản lượng là 19.351.100 tấn thì cho đến năm 2014 con số này là 2.178.613
nghìn ha, diện tích tăng 978.223ha và sản lượng lên tới 74.975.625 nghìn tấn
tăng gần 55.624.525triệu tấn( nguồn: FAOSTAT 2016). Tình hình sản xuất
dưa chuột trên thế giới được thể hiện qua 2 bảng 1.1 và bảng 1.2.


11

Bảng 1.1 Tình hình sản xuất dưa chuột của thế giới giai đoạn 2010-1017
Stt

Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)


(nghìn tấn)

1

2010

2.021.275

309.287

62.515.508

2

2011

2.091.139

324.662

67.891.303

3

2012

2.116.084

334.507


70.784.450

4

2013

2.111.674

346.744

73.221.051

5

2014

2.137.698

356.043

76.111.305

6

2015

2.125.807

367.097


78.037.657

7

2016

2.137.921

213.470

79.844.838

8

2017

2.007.664

387.996

77.896.545

(Nguồn: FAOSTAT 2017)
Theo bảng 1.1 cho thấy diện tích sản xuất dưa chuột tăng liên tục từ
năm 2010 có diện tích là 2.021.275 ha đến năm 2014 có diện tích là 2.137.698
ha sau đó có dấu hiệu giảm nhẹ về diện tích ở năm 2015 là 2.125.807ha giảm
11,891 ha. Năm có diện tích tăng cao nhất là năm 2016 với 2.137.921ha sau
đó giảm mạnh năm 2017 diện tích là 2.007.664ha giảm 103,257 ha.
Do diện tích tăng dẫn đến năng suất cũng tăng theo các năm, năm 2010
có năng suất là 309.287 tạ/ha đến năm 2011 năng suất tăng lên nhưng không

đáng kể với 324.662 tạ/ha. Từ năm 2011 đến năm 2015 năng suất tăng ổn
định từ 10,000 tạ/ha/năm. Năm 2016 giảm còn 213.470tạ/ha. Năm 2017 là
năm có năng suất cao nhất với 387.996 tạ/ha.
Sản lượng dưa chuột không ngừng tăng qua các năm. Năm 2010 có sản
lượng là 62.515.508 tấn và là năm só sản lượng thấp nhất trong các năm. Từ
năm 2011 sản lượng tăng đến năm 2016 có sản lượng cao nhất là 79.844.838
tấn, đến năm 2017 có sự suy giảm với sản lượng là77.896.545 tấn.


12

Bảng 1.2Diện tích, năng suất, sản lượng dưa chuột của các châu lục
năm 2017
Stt

Châu lục

Diện

Năng

Sản lượng

tích(nghìn ha)

suất(tạ/ha)

(nghìn tấn)

1


Châu Phi

317.038

42.689

1.353.399

2

Châu Mỹ

95.493

236.993

2.263.112

3

Châu Á

1.431.134

478.812

68.524.409

4


Châu Âu

162.813

352.235

5.734.842

5

Châu Đại Dương

1.186

175.201

20.783

(nguồn: FAOSTAT 2017)
Tình hình sản xuất của các châu lục có sự chênh lệch khá lớn. Trong đó
châu Á có diện tích lớn nhất với 1.431.134 ha, châu Phi có diện tích lớn thứ 2
với 317.038ha, châu Âu có diện tích lớn thứ 3 là 162.813ha, châu Mỹ có diện
tích 95.493ha và châu Đại Dương là châu lục có diện tích nhỏ nhất với
1.286ha.
Do châu Á có diện tích sản xuất lớn nhất nên năng suất của châu Á
cũng cao nhất so với các châu lục khác với 478,812tạ/ha. Tuy châu Phi có
diện tích lớn thứ 2 sau châu Á nhưng năng suất của châu Phi thấp nhất với
42.689tạ/ha.Châu Âu có năng suất cao thứ 2 với 352.235 tạ/ha. Châu Mỹ có
năng suất là 236.993 tạ/ha, châu Đại Dương là châu lục có diện tích nhỏ nhất

nhưng năng suất của châu lục này khá cao với 175.201 tạ/ha.
Châu Á là châu lục có diện tích trồng lớn nhất nên sản lượng của châu
Á cao nhất với 68.524.409 tấn, châu Âu là châu lục có sản lượng cao thứ 2
với 5.734.842 tấn, châu Mỹ với sản lượng là 2.263.112tấn, châu Phi có sản
lượng là 1.353.399tấn, châu Đại Dương là châu lục có sản lượng thấp nhất với
20.783 tấn.


13

2.2.1.2 Tình hình tiêu thụ dưa chuột trên thế giới
Theo tính tốn thì mức tiêu dùng rau tối thiểu cho mỗi người cần 90100kg/người/năm tức khoảng 250-300g/người/ngày. Đối với các nước phát
triển có đời sống cao đã vượt qua xa mức quy định này: Nam Triều Tiên
141,4kg/người/năm; Newzealand 136,7kg/người/năm; Hà Lan lên tới
202kg/người/năm; ở Canada mức tiêu thụ rau trung bình hiện nay là
227kg/người/năm. Trước nhu cầu về rau càng ngày càng tăng, một số nước
trên thế giới đã có những chính sách nhập khẩu rau khác nhau. Năm
2018,nước nhập khẩu rau nhiều nhất thế giới là Pháp đạt 354,224 nghìn tấn;
sau Pháp là các nước như: Canada 213,332 nghìn tấn, Anh 180,839 nghìn tấn,
Đức 126,866 nghìn tấn. Trong khi đó, 5 nước chi tiêu cho nhập khẩu rau lớn
nhất là Đức 178,140 nghìn USD; Pháp 231,942 nghìn USD; Canada 107,496
nghìn USD;Trung Quốc 90.325 nghìn USD; Nhật Bản 98.236 nghìn USD.
Riêng đối với dưa chuột đã chở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng ở một
số nước trên thế giới.
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột ở ViệtNam
2.2.2.1 Tình hình sản xuất ở Việt Nam
Trước kia cây lúa nước là cây trồng chính, nhưng khi điều kiện sống
tăng lên thì nhu cầu về rau cũng tăng cao trong những năm qua, q trình đơ
thị hóa đã làm diện tích đất nơng nghiệp bị thu hẹp với tốc độ nhanh. Do đó
việc sản xuất của nơng dân gặp nhiều khó khăn, vì thế người nơng dân đã thay

đổi từ trồng rau truyền thống sang sản xuất rau an tồn. Trong đó dưa chuột
cũng là một trong những cây trồng được trồng phổ biến với thời gian trồng
ngắn ngày và cho sản lượng cao.
Các vùng trồng dưa chuột lớn của cả nước bao gồm các tỉnh phía Bắc
như vùng đồng bằng sơng Hồng; phía Nam như các huyện ngoại thành TP.Hồ
Chí Minh; đồng bằng sơng Cửu Long như Tân Hiệp- Tiền Giang, Châu Thành


14

- Cần Thơ, Vĩnh Châu - Sóc Trăng; trung du miền núi phía Bắc và Tây
Nguyên gồm các vùng trồng rau truyền thống như Đà Lạt, Đơn Dương, Đức
Trọng(Lâm Đồng); các tỉnh miền Trung (Huế)
Bảng1.3 Diện tích, năng suất, sản lượng của một số loại rau chủ lực của
Việt Nam năm 2017
Năng suất

Loại rau

Diện tích (ha)

Cà chua

756.874

521.281

394.544.035

Dưa chuột


708.972

509.399

36.115.033

Dưa hấu

50.956

220.027

1.121.163

Đậu rau

43.303

147.605

639.176

Cải các loại

842.638

168.951

14.236.489


(tấn/ha)

Sản lượng(tấn)

2.2.2.2 Tình hình tiêu thụ dưa chuột ở Việt Nam
Sản phẩm làm ra từ dưa chuột không chỉ để tiêu thụ tại chỗ mà một
lượng khá lớn được chế biến và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Mặc
dù cơng nghệ sau thu hoạch của nước ta cịn thấp, sang thị trường xuất khẩu
vẫn chiếm một vị trí quan trọng.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục hải quan kim ngạch xuất khẩu các
loại dưa chuột vào năm 2018 đạt trên1.571nghìn USD, tăng so với cùng kỳ
tháng 03/2018. Trong đó có 3 doanh nghiệp có mức kim ngạch xuất khẩu dưa
chuột các loại đạt trên 50 nghìn USD là cơng ty giao nhận và xuất khẩu Hải
Phịng, Tổng công ty rau quả nông sản, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Rau
quả I.
Công ty giao nhận và xuất nhập khẩu Hải phòng là daonh nghiệp đúng
đầu với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 215 nghìn USD chiếm 38% tổng kim


15

ngạch xuất khẩu các loại dưa chuột của cả nước. Các loại dưa chuột mà công
ty xuất khẩu là dưa chuột bao tử dầm dấm, dưa chuột dầm dấm,dưa chuột
trung bao tử dầm dấm sang thị trường Hoa Kỳ. Giá dưa chuột ổn định từ 0,290,33USD/kg. Tổng công ty rau quả nông sản đã xuất khẩu dưa chuột dầm
dấm sang thị trường Nga với đơn giá 5,14 USD/hộp. Trong khi đó cơng ty cổ
phần xuất nhập khảu rau quả I xuất sang thị trường này với giá từ 3,24- 4,83
USD/hộp.
Bảng 1.4 tham khảo thị trường xuất khẩu các loại dưa chuột năm2018
Thị trường


Chủng loại

xuất khẩu

(USD)
Dưa bao tử dầm dấm, dưa chuột đóng lọ,

Nga

Kim ngạch

815.107

dưa chuột dầm dấm, dưa trung tử
Mơng Cổ

dưa chuột dầm dấm

334.301.7

Nhật Bản

Dưa chuột muối, dưa chuột bao tử muối

238.510.6

Đài Loan

Dưa chuột muối, dưa chuột bao tử muối,


132.501.8

dưa gang muối
Cộng Hịa Séc

dưa chuột đóng lọ

102.310.5

Thị trường xuất khẩu của nước ta như: Nga, Mông Cổ, Nhật Bản, Đài
Loan, Cộng Hòa Séc với các loại sản phẩm như: dưa bao tử dầm dấm, dưa
chuột đóng lọ, dưa trung tử, dưa chuột bao tử muối, dưa chuột dầm dấm, dưa
chuột muối.
2.3 Tình hình sản xuất dưa chuột tại xã Nam Hịa, huyện Đồng Hỷ
Điều tra phỏng vẫn 100 hộ trơng dưa chuột về diện tích dưa chuột của từng
hộ, kết quả thu được ở hình 1.5.


16

Bảng 1.5 diện tích sản xuất dưa chuột của 100 hộ tại xã Nam Hịa
Diện tích
Số hộ

100-150m²
35

200-250m²
50


300-350m²
15

Bảng 1.5 cho thấy diện tích trơng dưa chuột của 100 hộ điều tra dao động từ
200-250 m². Trong đó, số hộ có diện tích dưa chuột từ 200-250 m² là nhiều
nhất (với 50 hộ, chiếm 50% tổng số hộ điều tra); tiếp đó đến số hộ có diện
tích dưa chuột là 100-150m² (có 35 hộ, chiếm 35% tổng số hộ điều tra); và số
hộ có diện tích 300-350m² là ít nhất (có 15 hộ, chiếm 15% tổng số hộ điều
tra)
Phần 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
3.1 Địa điểm và thời gian tiến hành
Địa điểm thực hiệnCông ty cổ phần đầu tư Nam Hòa Xanh, xã Nam
Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Thời gian tiến hành: từ 17/02/ 2020- 17/06/2020
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
- Đánh giá hiện trạng sản xuất và kinh doanh dưa chuột tại doanh nghiệp
- Tình hình áp dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất dưa chuột
- Những kiến thức thực tế và kỹ năng nghề nghiệp đã tiếp thu và học
hỏi trrong quá trình thực tập tại doanh nghiệp
3.3 Phương pháp thực hiện
Đánh giá nơng thơn có sự tham gia(PRA):


17

- Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập các số liệu thứ cấp về điều kiện tự
nhiên, đặc điểm kinh tế- xã hội của xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái

Nguyên. Hiện trọng trồng trọt rau quả của xã, nguồn cung cấp số liệu có lưu trữ tại
các bộ phận chức năng của xã: UBND xã, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.
- Phỏng vấn công nhân tại doanh nghiệp trong quá trình thực tập
- Quan sát trực tiếp trên đơng ruộng : quan sát mơ hình trồng dưa chuột
tại doanh nghiệp và thu thập thông tin về trồng dưa chuột và các hình thức áp
dụng khoa học kỹ thuật trên địa bàn nghiên cứu.


18

Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
 Điều kiện tự nhiên của doanh nghiệp
+ Vị trí dịa lý
Huyện Đồng Hỷ là 1 huyện nằm ở phía Đơng Bắc tỉnh Thái Ngun.
Phía đơng và đơng bắc giáp huyện Võ Nhai, phía đơng nam giáp huyện Yên
Thế, tỉnh Bắc Giang. Phía tây giáp huyện Phú Lương. Phía nam giáp huyện
Phú Bình và thành phố Thái Nguyên, phía bắc giáp với huyện Chợ Mới của
tỉnh Bắc Kạn.
Xã Nam Hịa nằm ở phía nam huyện Đồng Hỷ,có vị trí địa lý: phía
đơng giáp xã Cây Thị, phía tây giáp TP Thái Nguyên, phía nam giáp TP Thái
Nguyên, huyện Phú Bình, thị trấn Trại Cau và xã Tân Lợi, phía bắc giáp xã
Khe Mo và xã Văn Hán.
Xã Nam Hịa có diện tích 24,78 km², dân số năm 2020 là 12.716 người,
mật độ dân số đạt 513 người/km²
Công ty Nam Hịa Xanh thuộc tại xóm Đầm Diềm, xã Nam Hịa, huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Ngun có diện tích đất là 44.164 m2
+ Địa hình
Huyện Đồng Hỷ có địa hình rất phức tạp, có sự thay đổi rất rõ rệt địa

hình tại hai phía Bắc và Đơng Bắc là vùng núi thấp, có độ cao trung bình của
địa hình khoảng từ 500 đến 600m; phía Nam và Tây Nam là vùng trung du có
địa hình thấp, độ cao trung bình của địa hình là dưới 100m.
+ Đất đai
Xã Nam Hịa có tổng diện tích là 24,78 km², cơ cấu đất đai gồm các
loại sau:


×