Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế quận 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 106 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN PHƯƠNG DUNG

KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 12
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã chuyên ngành: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Cơng nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Ngọc Vân
.......................................................................................................................................
Người phản biện 1: .......................................................................................................
.......................................................................................................................................
Người phản biện 2: .......................................................................................................
.......................................................................................................................................
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường
Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. ....................................................................................... - Chủ tịch Hội đồng
2. ....................................................................................... - Phản biện 1
3. ....................................................................................... - Phản biện 2
4. ....................................................................................... - Ủy viên
5. ....................................................................................... - Thư ký


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA
TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG


BỘ CƠNG THƯƠNG

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Nguyễn Phương Dung

MSHV: 17112301

Ngày, tháng, năm sinh: 03/04/1990

Nơi sinh: Thái Bình

Chun ngành: Tài Chính – Ngân Hàng

Mã chuyên ngành:60340201


I. TÊN ĐỀ TÀI:
Kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Quận 12.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Đánh giá kết quả công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trên cơ sở các tiêu chí
Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục
Thuế Quận 12
Chỉ ra được những thành công, hạn chế và nguyên nhân khách quan, chủ quan
Đề xuất các phương hướng và kiến nghị hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với
các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Quận 12, qua đó góp phần nâng cao hiệu lực,
hiệu quả công tác quản lý tại Chi cục Thuế Quận 12.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Ngày 05 tháng 11 năm 2019
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: Ngày …..tháng……năm 2020
IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phạm Ngọc Vân
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2020
NGƯỜI HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TRƯỞNG KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG


LỜI CẢM ƠN
Sau khi trải qua một thời gian dài học tập tại trường Đại học Công Nghiệp Thành
Phố Hồ Chí Minh, dưới sự giảng dạy đầy nhiệt tình và tận tâm của quý thầy cô đã
trao dồi cho tôi được những kiến thức vô cùng quý báu, nhất là trong lĩnh vực Tài
chính - Ngân hàng. Chính nhờ những kiến thức này đã giúp tơi có được điều kiện,
sự tự tin để thực hiện hoàn thành luận văn này.
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến đến nhà trường, ban giám hiệu,
tồn thể q thầy cơ trường Đại Học Cơng Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh, quý
thầy cô khoa sau đại học, đặc biệt quý thầy cơ khoa Tài Chính – Ngân Hàng đã

hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức cho tôi trong khoảng thời gian học tập và
rèn luyện tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Thầy TS. Phạm Ngọc Vân, đã tận tình hướng dẫn
trong suốt quá trình viết bài Luận văn thạc sĩ.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các cô chú, anh chị trong Chi cục Thuế
Quận 12 cơ quan nơi tôi đang làm việc đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp
đỡ tôi trong công việc cũng như học tập
Cuối cùng tơi xin kính chúc quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý. Đồng kính chúc Ban lãnh đạo và các cô chú, anh chị đồng nghiệp
trong Chi cục Thuế Quận 12 ln dồi dào sức khỏe, hồn thành xuất sắc nhiệm vụ
được giao.

i


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Luận văn chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế như: chất lượng
của công tác lập kế hoạch và chuẩn bị công tác kiểm tra, tổ chức bộ máy của cơ
quan thuế, hệ thống dữ liệu và việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho việc
khai thác, phân tích thơng tin người nợp thuế……
Luận văn chỉ ra được những thành công, hạn chế và nguyên nhân khách quan, chủ
quan công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Quận 12.
Thơng qua đó đề x́t các phương hướng và kiến nghị hồn thiện cơng tác kiểm tra
thuế, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý tại Chi cục Thuế Quận
12.
Luận văn đã đề xuất một số kiến nghị mới nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kiểm
tra ở Chi cục Thuế Quận 12 trong thời gian tới. Trong đó, tập trung kiến nghị tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đẩy mạnh phương thức quản lý rủi ro:
áp dụng đồng thời quy trình nhật ký điện tử và quy chế giám sát hoạt đợng,….Các
kiến nghị có ý nghĩa thực tiễn thiết thực với Chi cục Thuế Quận 12 trong thời gian

tới.

ii


ABSTRACT
The dissertation points out the factors that affect the tax examination such as: the
quality of the planning and preparation of the examination, the organizational
structure of the tax agency, the data system and its application. information
technology for taxpayer information extraction and analysis ……
The dissertation points out the successes, limitations and objective and subjective
reasons for tax examination for businesses at District 12 Tax Department. Through
which, proposing directions and recommendations for public improvement. tax
inspection, contributing to improving the effectiveness and efficiency of
management at District 12 Tax Department.
The dissertation has proposed a number of new recommendations to contribute to
improving the inspection efficiency at District 12 Tax Department in the near
future. In particular, focusing on recommendations to enhance the application of
information technology to promote risk management methods: simultaneous
application of electronic journal and operational monitoring regulations, etc.
practical meaning with District 12 Tax Department in the near future.

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các kết quả nghiên
cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Được hồn thành sau q trình học tập,
nghiên cứu thực tiễn, kinh nghiệm bản thân và dưới sự hướng dẫn của Thầy TS.

Phạm Ngọc Vân. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện
trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Học viên

Nguyễn Phương Dung

iv


MỤC LỤC
MỤC LỤC ...........................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................x
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU .....1
1.1

Lý do nghiên cứu đề tài .................................................................................1

1.2

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ..............................................4

1.3

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.....................................................................4

1.3.1

Mục tiêu chung ......................................................................................4


1.3.2

Mục tiêu cụ thể ......................................................................................4

1.3.3

Câu hỏi nghiên cứu................................................................................5

1.4

Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu ..............................................................5

1.4.1

Phương pháp nghiên cứu .......................................................................5

1.4.2

Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................6

1.5

Ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học ..........................................................6

1.5.1

Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................6

1.5.2


Ý nghĩa khoa học...................................................................................6

1.6

Tổng quan tài liệu nghiên cứu .......................................................................7

1.6.1

Về giáo trình ..........................................................................................7

1.6.2

Về sách ..................................................................................................7

1.6.3

Về các bài báo khoa học và tạp chí .......................................................8

1.6.4

Về luận văn ............................................................................................9

1.7

Kết cấu luận văn ..........................................................................................13

1.8

Kết luận chương 1 .......................................................................................14


CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP .....................................................................................................15

v


2.1

Cở sở lý luận chung về kiểm tra thuế ..........................................................15

2.1.1

Khái niệm kiểm tra thuế ......................................................................15

2.1.2

Vai trò của kiểm tra thuế .....................................................................15

2.1.3

Nguyên tắc kiểm tra thuế ....................................................................17

2.1.4

Phương pháp kiểm tra thuế .................................................................18

2.1.5

Đặc điểm và yêu cầu của kiểm tra thuế ...............................................22


2.1.6

Mục đích của kiểm tra thuế .................................................................23

2.1.7

Phân loại các hình thức kiểm tra thuế .................................................24

2.2

Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ............................................................25

2.2.1

Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT .............................................25

2.2.2

Kiểm tra thuế tại trụ sở NNT...............................................................26

2.2.3

Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp .....32

2.2.4

Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ........38

2.3


Kết luận chương 2 .......................................................................................42

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 12 ..............................................................43
3.1

Khái quát tình hình tự nhiên, KT – XH Quận 12 ........................................43

3.1.1

Khái quát đặc điểm tự nhiên của Quận 12 ..........................................43

3.1.2

Tình hình KT – XH Quận 12 ..............................................................43

3.2

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Chi cục Thuế Quận 12 .......................44

3.2.1

Chức năng nhiệm vụ của Chi cục Thuế Quận 12 ................................44

3.2.2

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Chi cục Thuế Quận 12 ...............45

3.2.3 Chức năng nhiệm vụ của các đội Kiểm tra thuế thuộc Chi cục Thuế

Quận 12 .............................................................................................................47
3.3

Thực trạng công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế Quận 12 .....................49

3.3.1

Thực trạng thực hiện quy trình kiểm tra thuế......................................49

3.3.2

Thực trạng thực hiện công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra ...............53

3.3.3

Thực trạng thực hiện các nội dung kiểm tra thuế ................................58

3.3.4

Các vi phạm chủ yếu phát hiện qua công tác kiểm tra ........................62

vi


3.4

Đánh giá hoạt động công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế Quận 12 .......67

3.4.1


Những kết quả đạt được ......................................................................67

3.4.2

Những hạn chế, tồn tại ........................................................................70

3.4.3

Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại ............................................71

3.5

Kết luận chương 3 .......................................................................................74

CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN CƠNG TÁC KIỂM
TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 12
TRONG THỜI GIAN TỚI ........................................................................................75
4.1 Định hướng hồn thiện cơng tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế Quận 12
trong thời gian tới ..................................................................................................75
4.1.1

Định hướng chung về cải cách quản lý thuế .......................................75

4.1.2
12

Định hướng hồn thiện cơng tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế Quận
.............................................................................................................75

4.2 Kiến nghị hồn thiện cơng tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế Quận 12

trong thời gian tới ..................................................................................................76
4.2.1

Hồn thiện và tăng cường cơng tác kiểm tra thuế ...............................76

4.2.2

Kiến nghị hồn thiện cơng tác kiểm tra thuế.......................................76

4.2.3

Kiến nghị đối với NNT .......................................................................86

4.3

Kết luận chương 4 .......................................................................................89

KẾT LUẬN .......................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................91
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN .................................................93

vii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bợ máy Chi cục Thuế Quận 12 ...........................................46

viii



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Hồ sơ và thủ tục kiểm tra tại trụ sở CQT...................................................50
Bảng 3.2 Quy trình xử lý hồ sơ kiểm tra tại trụ sở CQT ..........................................50
Bảng 3.3 Biểu mẫu sử dụng trong hồ sơ kiểm tra tại trụ sở CQT.............................51
Bảng 3.4 Hồ sơ lưu trong kiểm tra tại trụ sở CQT ....................................................52
Bảng 3.5 Quy trình xử lý hồ sơ kiểm tra tại trụ sở NNT ..........................................52
Bảng 3.6 Biểu mẫu sử dụng trong hồ sơ kiểm tra tại trụ sở NNT ............................53
Bảng 3.7 Kế hoạch kiểm tra tại trụ sở NNT giai đoạn 2015 – 2019.........................56
Bảng 3.8 Kế hoạch kiểm tra chuyên đề giai đoạn 2015 – 2019................................57
Bảng 3.9 Kết quả thực hiện công tác kiểm tra tại trụ sở CQT ..................................58
Bảng 3.10 Kết quả thực hiện công tác kiểm tra tại trụ sở NNT ................................59
Bảng 3.11 Kết quả thực hiện công tác kiểm tra theo chuyên đề ...............................61
Bảng 3.12 Tổng hợp kết quả đạt được theo tiêu chí định lượng ...............................68
Bảng 3.13 Tổng hợp sự hài lịng của NNT đối với cơng tác kiểm tra ......................70

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CNTT

Công nghệ thông tin

CQT

Cơ quan thuế

GTGT


Giá trị gia tăng

KT - XH

Kinh tế - xã hội

NNT

Người nộp thuế

NSNN

Ngân sách nhà nước

TNCN

Thu nhập cá nhân

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TSCĐ

Tài sản cố định

x


CHƯƠNG 1

NGHIÊN CỨU
1.1

GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC

Lý do nghiên cứu đề tài

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước (NSNN), là công cụ quan trọng
điều tiết vĩ mơ của nền kinh tế, góp phần đảm bảo cơng bằng xã hợi, từ đó tạo điều
kiện để mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế xã hợi, đất nước. Chính vì vậy mà các
nhà kinh tế, các nhà quản lý luôn quan tâm nghiên cứu về chính sách thuế và quản
lý thuế của quốc gia nói chung và của từng địa phương nói riêng. Trọng tâm của các
nghiên cứu là: làm thế nào để thuế đạt được mục đích tạo nguồn thu vững chắc,
đảm bảo cân đối thu chi NSNN; đồng thời góp phần phát huy tác dụng điều tiết vĩ
mô nền kinh tế, thực hiện công bằng xã hội.
Quản lý thuế là hoạt động quản lý chuyên ngành, là hoạt động tác động và điều
hành hoạt đợng đóng thuế của người nợp thuế (NNT). Trong hoạt động quản lý
thuế, công tác kiểm tra thuế đóng vai trị quan trọng, là mợt trong các chức năng cơ
bản của cơ quan quản lý thuế nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các
trường hợp vi phạm pháp luật thuế, đảm bảo tính cơng bằng trong thực thi pháp luật
thuế, đồng thời làm cho NNT ln ý thức rằng có mợt hệ thống giám sát hiệu quả
tồn tại, từ đó thúc đẩy họ tự giác tuân thủ pháp luật thuế, là công việc thường xuyên
mang tính nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế được thực hiện ngay tại trụ sở cơ
quan quản lý thuế dựa trên hồ sơ khai thuế của NNT. Việc kiểm tra thuế được thực
hiện tại trụ sở NNT, chỉ thực hiện khi họ không tự giác sửa đổi, bổ sung những nợi
dung sai sót mà cơ quan thuế (CQT) đã kiểm tra, phát hiện và yêu cầu. Công tác
kiểm tra thuế không chỉ là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý Nhà nước
mà còn là đòi hỏi khách quan trong quá trình quản lý thu thuế, đảm bảo thu đúng,
thu đủ, thu kịp thời cho NSNN.
Năm 2015 Tổng Cục Thuế ban hành Quyết định 746/QĐ-TCT ngày 20/04/2015 về

việc ban hành quy trình kiểm tra thuế nhằm mục đích: Tăng cường cơng tác kiểm
tra thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều

1


của Luật Quản lý thuế trên cơ sở áp dụng cơ chế quản lý rủi ro nhằm phát hiện,
ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế, chống thất thu thuế; Nâng cao
tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của NNT trong việc thực hiện kê khai thuế, tính
thuế và nợp thuế; Thực hiện cải cách hành chính trong việc kiểm tra thuế, từ đó
tránh gây phiền nhiễu và tạo điều kiện thuận lợi cho NNT phát triển sản x́t, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ.
Cơng tác kiểm tra, xử lí vi phạm nói chung và kiểm tra xử lí vi phạm trong lĩnh vực
thuế nói riêng có vai trị hết sức quan trọng, song trên thực tế cịn chưa phát huy
được hết vai trị của nó, chưa thực sự là “tai- mắt của lãnh đạo”, chưa trở thành
công cụ hữu hiệu để chống thất thu ngân sách và răn đe các hành vi vi phạm về
thuế. Cơng tác kiểm tra, xử lí vi phạm về thuế của CQT chưa được đặt đúng tầm và
chưa phù hợp với thực trạng của nước ta nói chung, trình đợ dân trí nước ta cịn
thấp, nhận thức và trách nhiệm về pháp luật chưa cao, chưa dựa trên thu thập thơng
tin và chưa đánh giá, phân tích phân loại mức độ rủi ro của thuế, và đối tượng nộp
thuế để thanh tra đúng đối tượng, chưa ứng dụng tốt các chương trình tin học vào
việc kiểm tra, xử lí các vi phạm về thuế.
Trong điều kiện quản lý thuế theo cơ chế “tự khai tự nộp” hiện nay, công tác kiểm
tra thuế càng đóng vai trị quan trọng. Kiểm tra thuế khơng chỉ góp phần phát hiện
và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật về thuế, trốn thuế, gian lận thuế, mà
cịn góp phần cảnh báo, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật thuế; góp phần nâng
cao tính tn thủ pháp luật thuế, tạo sự bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế.
Trong những năm gần đây, công tác kiểm tra thuế luôn được đẩy mạnh, qua kiểm
tra đã phát hiện và thực hiện truy thu nhiều doanh nghiệp với số thuế lớn:
Tại Cục Thuế Thành Phố Hồ Chí Minh truy thu và xử phạt vi phạm hành chính về

thuế đối với Cơng Ty Cổ Phần Thương mại Nguyễn Kim thu hút nhiều quan tâm từ
dư luận. Theo quyết định này, tổng số tiền bị truy thu lên đến gần 150.000 triệu
đồng. Cụ thể, qua thanh tra các hành vi kê khai và nộp thuế của doanh nghiệp này
trong vòng 10 năm qua, Cục thuế Thành Phố Hồ Chí Minh phát hiện doanh nghiệp

2


này kê khai không đúng thu nhập cá nhân của cán bộ, công nhân viên công ty, dẫn
đến thất thu thuế thu nhập cá nhân cho nhà nước số tiền hơn 104.000 triệu đồng.
Doanh nghiệp này bị phạt vi phạm hành chính về thuế hơn 19.400 triệu đồng và số
tiền chậm nộp thuế thu nhập cá nhân hơn 24.000 triệu đồng. Tổng số tiền doanh
nghiệp phải nộp ngân sách là gần 150.000 triệu đồng. Việc truy thu thuế thu nhập cá
nhân này liên quan đến việc kê khai lương nhân viên của siêu thị điện máy Nguyễn
Kim.
Tại Chi cục Thuế Quận 12: Qua kiểm tra nổi bậc một số đơn vị có tổng số thuế truy
thu và tiền phạt lớn như: Năm 2017 có Cơng ty TNHH (Trách nhiệm hữu hạn) Gỗ
Lê Phan (1.457 triệu đồng), Công ty TNHH Chấn Á (2.832 triệu đồng), Công ty
TNHH Hungari (1.565 triệu đồng), Cơng ty TNHH TM Vĩnh Tín (2.787 triệu
đồng), Cơng ty CP Vạn Xuân (1.164 triệu đồng), Công ty TNHH Nam Quy (1.435
triệu đồng), Công ty TNHH Nhà Đại Việt (1.132 triệu đồng). Năm 2018 có Cơng ty
Cổ Phần Dự Án Đất Nền (5.978 triệu đồng), Công ty TNHH MTV XNK Phương
Thùy (4.016 triệu đồng), Công ty TNHH MTV Viễn Thông (1.831 triệu đồng),
Công ty TNHH XD TMSX Mộc Mỹ Nghệ Thiên Phúc (1.146 triệu đồng), Công ty
TNHH Phú Cường An Nghiệp (1.522 triệu đồng). Năm 2019 có Cơng ty Cổ Phần
Thực Phẩm Tồn Thắng (2.319 triệu đồng), Cơng ty TNHH MTV Sơn Hồng Thiên
Phú (2.445 triệu đồng), Cơng ty Cổ Phần Địa Ốc Phương Đông (3.245 triệu đồng).
Xuất phát từ những vấn đề trên cho thấy công tác kiểm tra thuế đóng vai trị quan
trọng trong việc góp phần chống thất thu cho NSNN và đóng góp nguồn thu đáng
kể cho NSNN.

Thời gian qua, Tổng cục Thuế nói chung và Chi cục Thuế Quận 12 nói riêng đã
triển khai nhiều kiến nghị tập trung vào kiểm tra thuế thuế đối với các doanh
nghiệp. Kết quả đạt được cho thấy, công tác này có nhiều chuyển biến tích cực,
song trước u cầu của thực tiễn và nhiệm vụ đề ra, công tác kiểm tra thuế đối với
các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Quận 12 vẫn cịn có mợt số hạn chế, đòi hỏi phải
làm tốt hơn trong thời gian tới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “ Kiểm tra

3


thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Quận 12” có ý nghĩa thực tiễn thiết
thực.
1.2

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu về công tác kiểm tra thuế đối với các doanh
nghiệp tại Chi cục Thuế Quận 12
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Đề tài chỉ giới hạn kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp thành lập
và hoạt động theo luật Doanh Nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế
Quận 12
Về không gian: Chỉ nghiên cứu công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại
Chi cục Thuế Quận 12 quản lý.
Về thời gian: Dữ liệu phân tích thực trạng giới hạn trong khoảng thời gian từ năm
2015-2019
1.3

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu


1.3.1 Mục tiêu chung
Đề xuất các kiến nghị hồn thiện cơng tác kiểm tra đối với các doanh nghiệp tại Chi
cục Thuế Quận 12
1.3.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá kết quả công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trên cơ sở các tiêu chí
Đánh giá thực trạng cơng tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục
Thuế Quận 12
Chỉ ra được những thành công, hạn chế và nguyên nhân khách quan, chủ quan
Đề xuất các phương hướng và kiến nghị hồn thiện cơng tác kiểm tra thuế đối với
các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Quận 12, qua đó góp phần nâng cao hiệu lực,
hiệu quả công tác quản lý tại Chi cục Thuế Quận 12.
4


1.3.3 Câu hỏi nghiên cứu
Đánh giá kết quả công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp dựa trên những
tiêu chí gì?
Thực trạng cơng tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Quận
12 diễn ra như thế nào?
Công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Quận 12 đạt được
những thành cơng gì và cịn những bất cập, hạn chế gì?
Cần có những kiến nghị nào để hồn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh
nghiệp tại Chi cục Thuế Quận 12 trong thời gian tới?
1.4

Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính.
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở các quy định về công tác kiểm tra thuế do Tổng cục thuế ban hành rà

sốt cơng tác thực tế tại Chi cục thuế Quận 12 kết hợp với công tác thực nghiệm tại
các địa phương khác để tìm ra những điểm mạnh điểm yếu của công tác kiểm tra
thuế tại Quận 12. Từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả cơng tác kiểm tra quản lý
thuế tại Quận 12. Cụ thể:
Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập các thông tin về tình hình kinh tế - xã hợi
(KT – XH) Quận 12, và các số liệu về hoạt động kiểm tra tại Chi cục Thuế Quận 12.
Phương pháp xử lý thông tin: Kết hợp phương pháp thống kê số liệu theo các tiêu
thức phù hợp để tiến hành phân tích, đối chiếu, so sánh để đánh giá kết quả và hiệu
quả công tác kiếm tra thuế tại Chi cục Thuế Quận 12.
Phương pháp so sánh: Phương pháp này sử dụng để xác định xu hướng thay đổi của
các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra thuế theo thời gian, phân tích thực
trạng của cơng tác kiểm tra thuế từ đó đề ra mợt số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu

5


quả cơng tác kiểm tra thuế, làm tăng thêm tính trực quan và sự thuyết phục của đề
tài.
Phương pháp khám phá: Sử dụng phiếu khảo sát thu thập dữ liệu từ NNT được
kiểm tra để đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra qua chỉ tiêu “Sự hài lòng của NNT
đối với công tác kiểm tra của CQT”.
1.4.2 Dữ liệu nghiên cứu
Nguồn dữ liệu được thu thập từ những nguồn sau: Dựa trên các tài liệu, báo cáo
tổng kết hàng năm về công tác kiểm tra thuế của Chi cục Thuế Quận 12, Cục Thuế
TP. Hồ Chí Minh và Tổng Cục Thuế qua các năm từ năm 2015 đến năm 2019. Và
các nguồn:
Bợ Tài Chính: www.mof.gov.vn
Tạp chí thuế nhà nước online: www.tapchithue.com.vn
Phỏng vấn chuyên gia về các tiêu thức đã đặt ra để có phương hướng thực hiện mục
tiêu của đề tài. Kế thừa và sử dụng có chọn lọc một số nội dung liên quan của các

đề tài đã thực hiện trước đây.
Sử dụng phiếu khảo sát về sự hài lịng của NNT đối với cơng tác kiểm tra của CQT.
1.5

Ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học

1.5.1 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đề xuất các kiến nghị hồn thiện cơng tác kiểm tra thuế đối với các doanh
nghiệp tại Chi cục Thuế Quận 12.
1.5.2 Ý nghĩa khoa học
Với đối tượng, pham vi nghiên cứu riêng biệt của Chi cục Thuế Quận 12 đề tài
không trùng lặp với các đề tài trước và có những điểm mới riêng có ý nghĩa thiết
thực với cơng tác kểm tra các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Quận 12:

6


Luận văn kết hợp phương pháp khám phá đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra thuế
thông qua chỉ tiêu: “Sự hài lịng của NNT đối với cơng tác kiểm tra của CQT”
Luận văn đánh giá thực trạng công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế Quận 12 giai
đoạn 2015 – 2019, nêu lên kết quả đạt được cũng như các hạn chế còn tồn tại và
nguyên nhân của những hạn chế.
Luận văn đã đề xuất một số kiến nghị mới nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kiểm
tra ở Chi cục Thuế Quận 12 trong thời gian tới. Trong đó, tập trung kiến nghị tăng
cường ứng dụng cơng nghệ thông tin (CNTT) nhằm đẩy mạnh phương thức quản lý
rủi ro: áp dụng đồng thời quy trình nhật ký điện tử và quy chế giám sát hoạt
động,….Các kiến nghị có ý nghĩa thực tiễn thiết thực với Chi cục Thuế Quận 12
trong thời gian tới.
1.6


Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Cơng tác quản lý thuế nói chung và kiểm tra thuế nói riêng ở Việt Nam có rất nhiều
giáo trình, sách, bài báo khoa học, tạp chí, luận văn của các tổ chức như Học viện
Tài chính, Tổng cục Thuế và các tác giả như Võ Tiến Dũng, Đinh Tiến Hài – Chu
Duy, Võ Minh Tiến - Nguyễn Cẩm Hòa, Lê Hữu Giang, Mai Việt Dũng, Nguyễn
Thị Lộc, Vũ Thị Cẩm Nhung. Các tài liệu này là cơ sở đưa ra cái nhìn tổng quan về
cơng tác kiểm tra thuế.
1.6.1 Về giáo trình
Về giáo trình phải kể đến như “Giáo trình nghiệp vụ thuế” và “Giáo trình quản lý
thuế” của Học viện Tài chính, hai giáo trình này đã khái quát cơ sở lý luận và thực
tiễn, giới thiệu các nghiệp vụ cơ bản của công tác quản lý thuế nói chung và cơng
tác kiểm tra thuế nói riêng. Đây là những tài liệu mang tính học thuật, trang bị lý
luận cơ bản để tiếp cận và nghiên cứu chuyên sâu về kiểm tra thuế.
1.6.2 Về sách
Về sách có “Cẩm nang thanh tra – Kiểm tra thuế” của Tổng cục Thuế, tài liệu này
đã hệ thống các sai phạm thường gặp của doanh nghiệp qua công tác thanh – kiểm

7


tra để xây dựng các kỹ năng thanh, kiểm tra doanh nghiệp theo từng chuyên đề. Tài
liệu này gồm 12 chuyên đề được xây dựng, bắt đầu từ chuyên đề cơ bản nhất “Phân
tích báo cáo tài chính phục vụ cho công tác thanh – kiểm tra” với mong muốn hỗ trợ
cho cơng chức thuế có tầm nhìn tổng quan về kỹ năng thanh, kiểm tra thuế.
1.6.3 Về các bài báo khoa học và tạp chí
Võ Tiến Dũng (2013) “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác thanh
tra, kiểm tra tại Cục thuế Thành Phố Hồ Chí Minh”, tạp chí Kinh tế - kỹ thuật
Bình Dương:
Bài viết này tác giả đã phân tích và nêu được 4 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả

công tác thanh tra, kiểm tra đó là: Chính sách pháp luật thuế; chất lượng cuộc thanh
tra, kiểm tra thuế; các chức năng hỗ trợ quản lý; NNT. Tác giả đã phân tích các yếu
tố trên cơ sở đặt ra 34 câu hỏi bằng phương pháp đánh giá hệ số tin cậy cronbach’s
alpha và đưa ra kết luận thứ tự các nhân tố ảnh hưởng: Thứ nhất, chất lượng cuộc
thanh tra, kiểm tra thuế; thứ hai, chính sách pháp luật thuế; thứ ba, quản lý và phối
hợp nhân tố; cuối cùng là tuyên truyền và hỗ trợ.
Bài viết tác giả chưa đi sâu phân tích các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
c̣c thanh tra, kiểm tra.
Đinh Tiến Hài, Chu Duy (2017) “Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế đối
với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội”, tạp chí tài chính:
Bài viết này tác giả đã thống kê tình hình tăng trưởng số thu ngân sách từ các doanh
nghiệp ngồi quốc doanh trên địa bàn Hà Nợi giai đoạn năm 2014 đến năm 2016,
qua đây nêu ra được hiệu quả của việc “siết chặt công tác kiểm tra, nâng cao tính
tn thủ pháp luật thuế”, chỉ ra mợt số hạn chế còn tồn tại đồng thời đưa ra mợt số
giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
trên địa bàn Hà Nội: công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế; công tác kiểm tra
tại trụ sở NNT; hệ thống thông tin về NNT; Ngồi ra cịn các giải pháp khác như tập
trung tổ chức tốt công tác xử lý sau kiểm tra thuế; tiếp tục nâng cao năng lực

8


chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ kiểm tra thuế; tăng cường phối hợp
giữa cơ quan thuế với các ngành có liên quan trong cơng tác kiểm tra thuế đối với
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh…..
Bài viết tác giả chưa đưa ra nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại để đề ra các
giải pháp giải quyết sát thực nhất nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế
đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nợi.
Võ Minh Tiến, Nguyễn Cẩm Hịa (2018) “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
công tác kiểm tra thuế tại Cục thuế Tỉnh Vĩnh Long”, tạp chí khoa học Đại học

Cửu Long:
Bài viết này tác giả đã phân tích và nêu được 6 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
cơng tác kiểm tra đó là: Chính sách pháp luật thuế; chất lượng đợt kiểm tra thuế;
năng lực cán bộ kiểm tra thuế; sự hỗ trợ quản lý trong kiểm tra thuế; sự phối hợp
ban ngành trong kiểm tra thuế; NNT. Tác giả đã phân tích các nhân tố trên cơ sở đặt
ra bảng câu hỏi với 36 biến quan sát và 4 biến đo lường, bằng phương pháp đánh
giá hệ số tin cậy cronbach’s alpha và đưa ra kết luận thứ tự các nhân tố ảnh hưởng:
Thứ nhất, chính sách pháp luật thuế; thứ hai, năng lực cán bộ kiểm tra thuế; thứ ba,
chất lượng cuộc kiểm tra thuế; thứ tư, hỗ trợ quản lý trong kiểm tra thuế; cuối cùng
là phối hợp ban ngành trong kiểm tra thuế.
Bài viết tác giả đưa ra một số giải pháp mang tính chung: hồn thiện chính sách
pháp luật thuế; tăng cường nhân sự cho công tác kiểm tra; tăng cường phối hợp các
ban ngành……. mà chưa đi sâu vào việc đề xuất các giải pháp mang tính định
hướng, thời sự như: Ứng dụng CNTT để mang lại hiệu quả cho công tác kiểm tra
thuế tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Long.
1.6.4 Về luận văn
Luận văn của tác giả Lê Hữu Giang (2016) “Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa”:

9


Luận văn đã hệ thống hóa mợt số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động kiểm tra thuế
đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, chỉ ra những đóng góp nhất định của doanh
nghiệp nhỏ và vừa cho phát triển kinh tế của huyện Quảng Xương và cũng cho thấy
công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp này còn nhiều bất cập. Qua nghiên
cứu luận văn đã đánh giá thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế huyện Quảng Xương giai đoạn 2013 đến 2015, chỉ ra
qua công tác kiểm tra trong nhiều năm qua đã phát hiện khơng ít doanh nghiệp
khơng chấp hành các chính sách, chế độ, luật thuế và Chi cục Thuế huyện Quảng

Xương cũng đã đưa ra nhiều giải pháp để quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và
vừa nhưng cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đi sâu để tìm ra giải pháp nhằm
tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục
Thuế huyện Quảng Xương. Chính vì vậy, qua nghiên cứu này tác giả đã đề xuất các
nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại Chi cục Thuế huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
Luận văn này tác giả chưa đề cập đến các tiêu chí đánh giá kết quả kiểm tra thuế đối
với doanh nghiệp, chưa kết hợp sử dụng phương pháp phân tích rủi ro trong kiểm
tra thuế và đồng thời cũng không đưa ra được giải pháp liên quan đến ứng dụng
phương pháp phân tích rủi ro trong cơng tác kiểm tra thuế.
Luận văn của tác giả Mai Việt Dũng (2017) “Hồn thiện cơng tác thanh tra, kiểm
tra thuế tại Chi cục Thuế huyện Vi Xuyên, tỉnh Hà Giang”:
Luận văn đã hệ thống hóa mợt số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động thanh tra, kiểm
tra thuế tại Chi cục Thuế huyện Vi Xuyên. Qua nghiên cứu luận văn chỉ ra các tiêu
chí định lượng và tiêu chí định tính đánh giá hoạt đợng thanh tra và kiểm tra thuế,
luận văn cũng khái quát thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Chi cục
Thuế huyện Vi Xuyên giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015. Đồng thời, luận văn
đưa ra nhóm giải pháp hồn thiện cơng tác thanh tra và kiểm tra thuế tại Chi cục
Thuế huyện Vi Xuyên trong đó có nhóm giải pháp mới “Hồn thiện và áp dụng hệ
thống tiêu chí đánh giá hiệu quả kiểm tra thuế và dự báo thuế”.

10


Luận văn này tác giả chưa đề cập việc ứng dụng CNTT vào trong công tác thanh
tra, kiểm tra thuế.
Luận văn của tác giả Nguyễn Thị Lợc (2017) “Hồn thiện công tác kiểm tra thuế
đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đaklak”:
Luận văn hệ thống lý luận cơ bản về hoạt động kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp
của cơ quan thuế nói chung. Trong đó, tập trung vào các nội dung trọng tâm: nội

dung công tác kiểm tra thuế và tiêu chí đánh giá hoạt đợng kiểm tra thuế cũng như
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra thuế của cơ quan thuế đối
với doanh nghiệp. Qua nghiên cứu luận văn đã đánh giá thực trạng công tác kiểm
tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đaklak giai đoạn từ năm 2014 đến
năm 2016 đồng thời tổng kết những mặt đạt được và những mặt hạn chế, đưa ra
phân tích các nguyên nhân của hạn chế trong công tác kiểm tra các doanh nghiệp tại
Cục Thuế tỉnh Đaklak. Từ đây, tác giả đã đề x́t các nhóm giải pháp nhằm hồn
thiện cơng tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đaklak
trong thời gian tới.
Luận văn này tác giả cũng chưa đề cập đến các tiêu chí đánh giá kết quả kiểm tra
thuế đối với doanh nghiệp, chưa kết hợp sử dụng phương pháp phân tích rủi ro
trong kiểm tra thuế và đồng thời cũng không đưa ra được giải pháp liên quan đến
ứng dụng phương pháp phân tích rủi ro trong cơng tác kiểm tra thuế.
Luận văn của tác giả Vũ Thị Cẩm Nhung (2018) “Kiểm tra thuế đối với doanh
nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình”.
Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm tra thuế đối với
doanh nghiệp trong đó nêu bật về các tiêu chí đánh giá kết quả kiểm tra thuế; các
nhân tố ảnh hưởng đến kiểm tra thuế; nội dung của kiểm tra thuế... Luận văn đã
đánh giá thực trạng công tác kiểm tra thuế tại văn phịng Cục thuế tỉnh Ninh Bình
giai đoạn năm 2015 đến năm 2017, chỉ ra những kết quả đạt được và hạn chế trong
hoạt động kiểm tra thuế của Cục thuế Ninh Bình cả ở hoạt đợng kiểm tra tại cơ quan
thuế và kiểm tra tại trụ sở NNT. Qua nghiên cứu luận văn đã đề xuất một số giải
11


pháp nhằm hồn thiện cơng tác kiểm tra tại Cục thuế tỉnh Ninh Bình trong thời gian
tới. Các giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Ninh Bình
nhằm khắc phục những hạn chế trong cơng tác này, luận văn đã chỉ ra các giải pháp
quan trọng nhất là: Tăng cường lực lượng cán bộ kiểm tra thuế cả về số lượng và
chất lượng, tăng cường ứng dụng phương pháp quản lý rủi ro, trong đó cần chú

trọng, tập trung: áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong kiểm tra thuế áp dụng triệt để
công tác phân tích rủi ro phục vụ kiểm tra thuế; hồn thiện cơ sở dữ liệu thơng tin
về NNT... Ngồi ra, Luận văn cịn đề x́t mợt số giải pháp điều kiện nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả cơng tác kiểm tra thuế như: Giao thêm thẩm quyền cho cơ
quan thuế, đổi mới chính sách tiền lương và thu nhập đối với cơng chức nhà nước,
hồn thiện chế đợ đãi ngộ đối với công chức kiểm tra thuế...
Luận văn đã đưa ra và phân tích nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra
thuế nhưng khi đi vào phân tích thực trạng tại Cục thuế tỉnh Ninh Bình thì tác giả đã
khơng phân tích chi tiết tiêu chí đánh giá hiệu quả để làm rõ và nổi bật nên những
cái đã đạt được, chưa đạt được để từ đó tìm hiểu ngun nhân và đưa ra các biện
pháp nhằm nâng cao công tác kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Ninh Bình.
Qua nợi dung tóm tắt các đề tài luận văn, bài viết, bài báo khoa học, sách, giáo trình
đã nghiên cứu cho thấy các vấn đề lý luận về kiểm tra thuế đã được nghiên cứu khá
nhiều và ngày càng được nghiên cứu chuyên sâu hơn. Tuy vậy, cịn mợt số vấn đề
khá quan trọng liên quan đến công tác kiểm tra thuế và thực tế tại Chi cục Thuế
Quận 12 vẫn chưa có câu trả lời đầy đủ, luận văn này sẽ tập trung các vấn đề còn
hạn chế của các nghiên cứu trước và đưa ra các vấn đề mới phù hợp với tình hình
thực tế của Chi cục Thuế Quận 12: Sử dụng kết hợp phương pháp phân tích rủi ro
trong kiểm tra thuế; Đi sâu phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cơng tác kiểm
tra; Tìm ra ngun nhân của những hạn chế và từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp
nhất, trong đó tập trung giải pháp tăng cường ứng dụng CNTT nhằm đẩy mạnh
phương thức quản lý rủi ro: áp dụng đồng thời quy trình nhật ký điện tử và quy chế
giám sát hoạt động….

12


×