Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người dân trên địa bàn tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.03 MB, 115 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HÀ TUYÊN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH
THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
CỦA NGƯỜI DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã chuyên ngành: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Cơng nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Ngọc Long
Người phản biện 1: .......................................................................................................
Người phản biện 2: .......................................................................................................
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường Đại
học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày . . . . . tháng . . . . năm 2020.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. ......................................................................... - Chủ tịch Hội đồng
2. ......................................................................... - Phản biện 1
3. ......................................................................... - Phản biện 2
4. ......................................................................... - Ủy viên
5. ......................................................................... - Thư ký
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


BỘ CƠNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: HÀ TUYÊN
MSHV: 18000145
Ngày, tháng, năm sinh: 10/07/1979;
Nơi sinh: Bình Chương-Bình Sơn-Quảng Ngãi
Chuyên ngành:Quản trị kinh doanh;
Mã chuyên ngành: 8340101
I. TÊN ĐỀ TÀI:
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện của người dân
tỉnh Quảng Ngãi.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện.
- Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH
tự nguyện của người dân tỉnh Quảng Ngãi.
- So sánh sự khác nhau về ý định tham gia BHXH tự nguyện theo các đặc điểm
nhân khẩu học (gồm các yếu tố cá nhân như: Tuổi, thu nhập, giới tính, trình đợ, cơng

việc làm).
- Đề x́t những khuyến nghị và giải pháp để phát triển BHXH tự nguyện.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 728/QĐ-ĐHCN ngày 16/6/2020
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/12/2020
IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Nguyễn Ngọc Long
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2020
NGƯỜI HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TS. Nguyễn Ngọc Long
TRƯỞNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


LỜI CẢM ƠN
Với lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Trường Đại học Cơng
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Sau đại học, cùng các thầy cô giáo tham gia
giảng dạy đã giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Long - Người thầy trực tiếp hướng dẫn
khoa học, cảm ơn tập thể lãnh đạo cơ quan, cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, người thân
đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập,
nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!

i


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham
gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người dân tỉnh Quảng Ngãi. Tác giả đề x́t

mơ hình nghiên cứu trên cơ sở tiến hành khảo cứu các lý thuyết về hành vi người
tiêu dùng nói chung như TRA và TPB, đánh giá tổng quan các nghiên cứu có liên
quan đến hành vi người tiêu dùng nói chung và nghiên cứu ý định của người tiêu
dùng trong lĩnh vực bảo hiểm xã hợi nói riêng.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.
Thông tin thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS. Với các phương pháp
thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy các thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha,
phân tích EFA và kiểm định mơ hình bằng phân tích hồi quy. Kết quả mơ hình
nghiên cứu cuối cùng gồm có 04 yếu tố đợc lập ảnh hưởng đến ý định tham gia
bảo hiểm xã hội tự nguyện của người dân tỉnh Quảng Ngãi: “Thái độ đối với việc
tham gia”, “Cảm nhận hành vi xã hội”, “Kỳ vọng của gia đình”, “Tun truyền về
Bảo hiểm xã hợi tự nguyện”. Từ đó tác giả đề xuất các hàm ý nhằm gia tăng ý định
tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người dân tỉnh Quảng Ngãi. Đó là việc
đổi mới chất lượng tổ chức và mở rộng thực hiện chế độ BHXHTN (Chế độ ốm
đau, thai sản và trợ cấp gia đình/trẻ em); tuyên truyền nâng cao nhận thức của
người dân về sự cần thiết tham gia BHXHTN; hoàn thiện cơ chế chính sách và
tăng cường quản lý nhà nước về BHXH.
Từ khóa: Bảo hiểm xã hội tự nguyện, người dân, ý định tham gia, Quảng Ngãi.

ii


ABSTRACT
This study aims to evaluate the factors affecting the people’s intention to participate in
voluntary social insurance in Quang Ngai province. The author proposes a research
model based on conducting research on the theories of general consumers behavior such
as Theory of Reasoned Action (TRA) and Theory of Planned Behavior (TPB). In
general, purpose of the thesis is evaluating the overview of studies related to consumer
behavior, especially researching the consumer intentions in the social insurance sector.
Research is conducted by using quantitative method. SPSS software will process the

collected data. With descriptive statistical methods, reliability of the scales is tested by
Cronbach's Alpha coefficients. Exploratory factor analysis (EFA) and model verification
are carried out by regression analysis.
The result of final research model consists of 4 independent factors that affect the
people’s intention to participate in voluntary social insurance in Quang Ngai province:
"Attitude of participation", "Perception of social behavior”, "Family expectation",
"Propaganda on voluntary social insurance". Hence, the author proposes solutions to
increase the intention to participate in voluntary social insurance of citizen in Quang
province:
 Innovating the organizational quality, expanding the implementation of
voluntary social insurance (Sickness, maternity, and family/child allowance);
 Propagating to raise citizen's awareness about the necessity of participating in
voluntary social insurance.
 Completing the policy mechanism and strengthening the state management on
social insurance.
Keywords: Voluntary social insurance, citizen, participation intention, Quang Ngai.

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh với đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng
đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người dân tỉnh Quảng Ngãi” là cơng
trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan, có nguồn gốc
rõ ràng và chưa từng được công bố trong cơng trình nghiên cứu nào khác.
Học viên

Hà Tun


iv


MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ xi
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU .................................................. 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu của đề tài ............................................................................................................ 3
1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................................... 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................... 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................... 4
1.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 4
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính ............................................................................. 4
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng.......................................................................... 4
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 5
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 5
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 5
1.6 Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................................. 6
1.6.1 Về mặt lý luận ............................................................................................................ 6
1.6.2 Về mặt thực tiễn ......................................................................................................... 6
1.7 Kết cấu của luận văn ......................................................................................................... 6
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................... 8
2.1 Một số khái niệm cơ bản ................................................................................................... 8
2.1.1 Khái niệm Bảo hiểm ................................................................................................... 8
2.1.2 Bảo hiểm xã hội .......................................................................................................... 8
2.1.3 Bảo hiểm xã hội tự nguyện ....................................................................................... 10
2.2 Lý thuyết nền................................................................................................................... 15

2.2.1 Thuyết hành động hợp lý (TRA) .............................................................................. 15
2.2.2 Thuyết hành vi dự định (TPB - Theory of planned behaviour) ................................ 17

v


2.2.3 Mơ hình chấp nhận cơng nghệ TAM ........................................................................ 18
2.3 Mợt số nghiên cứu trước đây có liên quan ...................................................................... 19
2.3.1 Nghiên cứu trong nước ............................................................................................. 19
2.3.2 Nghiên cứu ngoài nước. ........................................................................................... 21
2.4 Mợt số yếu tố có ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu ...................................................... 22
2.5 Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu .................................................................................. 23
2.5.1 Giả thuyết nghiên cứu............................................................................................... 23
2.5.2 Mơ hình nghiên cứu.................................................................................................. 26
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU............................................................................... 28
3.1 Qui trình nghiên cứu ....................................................................................................... 28
3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 28
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính ........................................................................... 28
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng........................................................................ 30
3.3 Mã hóa thang đo và biến quan sát ................................................................................... 31
3.4 Mơ tả dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu ................................................................ 31
3.4.1 Công cụ thu thập dữ liệu........................................................................................... 31
3.4.2 Xác định kích thước mẫu và phương pháp chọn mẫu .............................................. 36
3.4.3 Qui trình thu thập dữ liệu ......................................................................................... 37
3.5 Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................................ 37
3.5.1 Kiểm định Cronbach’Alpha ..................................................................................... 37
3.5.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................................................. 38
3.5.3 Phân tích hồi qui tuyến tính ...................................................................................... 39
3.5.4 Kiểm định sự khác biệt về ý định tham gia BHXHTN theo các nhóm biến kiểm sốt
........................................................................................................................................... 39

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................................. 41
4.1 Giới thiệu về BHXH tỉnh Quảng Ngãi ............................................................................ 41
4.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển ................................................................ 41
4.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH tỉnh ............................................... 44
4.1.3 Thực trạng và kết quả tham gia BHXHTN của người dân tại tỉnh Quảng Ngãi ...... 47
4.2 Kết quả nghiên cứu ......................................................................................................... 50

vi


4.2.1 Mơ tả mẫu ................................................................................................................. 50
4.2.2 Phân tích thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ........................................ 54
4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................................................. 58
4.2.4 Phân tích hồi qui đa biến .......................................................................................... 62
4.2.5 Kết quả kiểm định giả thuyết.................................................................................... 67
4.2.6. Kiểm định sự khác biệt của từng biến ..................................................................... 68
4.2.7 Kiểm định đa cộng tuyến, phương sai và tương quan .............................................. 72
4.2.8 Tính giá trị Mean của các yếu tố trong mơ hình cuối cùng ...................................... 72
4.2.9 Thảo luận kết quả nghiên cứu................................................................................... 74
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý................................................................... 77
5.1 Kết luận ........................................................................................................................... 77
5.2 Một số hàm ý................................................................................................................... 78
5.2.1 Hàm ý liên quan đến Tuyên truyền .......................................................................... 78
5.2.2 Hàm ý liên quan đến Hành vi ................................................................................... 79
5.2.3 Hàm ý liên quan đến Thái độ ................................................................................... 80
5.2.4 Hàm ý liên quan đến Kỳ vọng .................................................................................. 80
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 82
PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 85
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN ....................................................................... 101


vii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Mơ hình hành đợng hợp lý (TRA) .................................................................. 17
Hình 2.2 Mơ hình hành vi dự định (TPB) ...................................................................... 18
Hình 2.3 Mơ hình chấp nhận cơng nghệ TAM .............................................................. 19
Hình 2.4 Mơ hình nghiên cứu đề xuất............................................................................ 26
Hình 3.1 Qui trình nghiên cứu ....................................................................................... 28
Hình 4.1 Phân bổ theo giới tính ..................................................................................... 51
Hình 4.2 Phân bổ theo trình đợ học vấn ......................................................................... 52
Hình 4.3 Phân bổ theo thu nhập hàng tháng .................................................................. 53
Hình 4.4 Phân bổ mẫu theo độ tuổi ................................................................................ 54

viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp năm nghỉ hưởng lương hưu .................................................... 15
Bảng 2.2 Nguồn gốc các nhân tố thừa kế trong mơ hình nghiên cứu đề x́t ............... 23
Bảng 3.1 Thang đo thái độ tham gia BHXHTN ............................................................ 32
Bảng 3.2 Thang đo cảm nhận hành vi xã hội ................................................................. 33
Bảng 3.3 Thang đo kỳ vọng của gia đình ...................................................................... 34
Bảng 3.4 Thang đo tuyên truyền về BHXHTN ............................................................. 35
Bảng 3.5 Thang đo ý định tham gia BHXHTN ............................................................. 36
Bảng 3.6 Bảng phân phối mẫu khảo sát ......................................................................... 37
Bảng 4.1 Số người tham gia BHXH TN tại tỉnh Quảng Ngãi (2017 - 2020) ................ 48
Bảng 4.2 Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Kỳ vọng ................................................ 55
Bảng 4.3 Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Thái độ ................................................. 55

Bảng 4.4 Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Hành vi ................................................. 56
Bảng 4.5 Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Tuyên truyền ........................................ 57
Bảng 4.6 Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Ý định................................................... 57
Bảng 4.7 Kiểm định hệ số KMO và Bartlett's Test nhóm biến TPB ............................. 59
Bảng 4.8 Tổng phương sai giải thích nhóm biến TPB ................................................... 59
Bảng 4.9 Ma trận xoay nhân tố nhóm biến TPB ............................................................ 60
Bảng 4.10 Kiểm định hệ số KMO và Bartlett's Test nhóm biến phụ tḥc................... 61
Bảng 4.11 Tổng phương sai giải thích nhóm biến phụ tḥc ........................................ 61
Bảng 4.12 Ma trận xoay nhân tố nhóm biến phụ tḥc ................................................. 61
Bảng 4.13 Kết quả phân tích tương quan Pearson ......................................................... 62
Bảng 4.14 Hệ số xác định R2 ......................................................................................... 64
Bảng 4.15 Phân tích ANOVAa ....................................................................................... 64
Bảng 4.16 Kết quả phân tích hồi quy ............................................................................. 64
Bảng 4.17 Kết quả kiểm định giả thuyết ........................................................................ 67
Bảng 4.18 Kiểm định Ý định tham gia BHXHTN theo giới tính .................................. 69
ix


Bảng 4.19 Kết quả kiểm định Leneve Ý định tham gia theo độ tuổi ............................. 70
Bảng 4.20 ANOVA Ý định tham gia theo nhóm đợ tuổi ............................................... 70
Bảng 4.21 Kết quả kiểm định Leneve ý định tham gia theo nhóm trình đợ .................. 70
Bảng 4.22 ANOVA ý định tham gia theo nhóm trình đợ .............................................. 70
Bảng 4.23 Kết quả kiểm định Leneve ý định tham gia theo nhóm thu nhập ................ 71
Bảng 4.24 ANOVA ý định tham gia theo nhóm thu nhập ............................................. 71
Bảng 4.25 Bảng tổng hợp trung bình (Mean) của các nhân tố ...................................... 73
Bảng 5.1 Mức độc ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định tham gia ............................... 77

x



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ASXH:

An sinh xã hội

BHXH:

Bảo hiểm xã hội

BHYT:

Bảo hiểm y tế

BHXHTN:

Bảo hiểm xã hội tự nguyện

EFA (Exploration Factor Analysis):

Phân tích yếu tố khám phá

TPB (Theory of Planned Behaviour):

Mơ hình hành vi hoạch định

Sig. :

Mức ý nghĩa (Significant)


STT:

Số thứ tự

SPSS (Statistical Package for Social Sciences): Phần mềm xử lý thống kê
dùng trong các ngành khoa học xã hội.

xi


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong cuộc sống hàng ngày con người có thể gánh chịu những rủi ro hay tổn thất bất ngờ
khơng lường trước được. Do đó bảo hiểm xã hợi (BHXH) đóng vai trị quan trọng trong
việc đảm bảo an sinh xã hội (ASXH) cho quốc gia. Bản chất của BHXH là sự tương trợ
cợng đồng, đồn kết, đùm bọc, chia sẻ rủi ro... trong đó người dân tham gia BHXH tự
nguyện càng nhiều sẽ hướng tới một xã hợi phồn vinh, cơng bằng, an tồn, nhân văn, và
nhân đạo sâu sắc.
Việc triển khai thực hiện BHXH tự nguyện để đảm bảo quyền cho mọi người lao động
được tham gia đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ rất sớm. Tại Điều 140 Chương
XII của Bộ Luật Lao đợng năm 1994 đã được Quốc hợi khố IX thơng qua đã quy định
“các loại hình BHXH bắt ḅc hoặc tự nguyện được áp dụng đối với từng loại đối tượng
và từng loại doanh nghiệp để bảo đảm cho người lao đợng được hưởng các chế đợ BHXH
thích hợp”, Bộ luật Lao động 2003 sửa đổi, bổ sung một số điều về tham gia bảo hiểm
xã hội cũng quy định rõ: cần “xây dựng chế độ BHXH tự nguyện cho người lao động
chưa tham gia BHXH bắt buộc”, những quy định này cũng nhằm mục đích “khơng ngừng
mở rợng mạng lưới an sinh xã hội” như Nghị quyết Đại hợi Đảng tồn quốc đã đề ra.

Từ đó đến nay, qua quá trình triển khai thực hiện thì các chế đợ, chính sách về BHXH
nói chung và BHXH tự ngun nói riêng khơng ngừng được bổ sung, sửa đổi để phù hợp
với từng thời kỳ phát triển của đất nước với mục tiêu duy nhất: “Từng bước mở rộng
vững chắc hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội. Tiến tới áp dụng chế độ BHXH
cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân nhân”.
Vậy nên công tác mở rộng đối tượng tham gia BHXH cho mọi người dân trong các thành
phần kinh tế là rất cần thiết và luôn được coi là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và

1


Nhà nước ta. Làm tốt cơng tác này sẽ góp phần ổn định cuộc sống cho người dân, đảm
bảo công bằng và phát triển xã hội bền vững. Xuất phát từ những yêu cầu khách quan
trong công tác mở rộng đối tượng tham gia BHXH cũng như đối tượng được bảo hiểm,
BHXH tự nguyện ở Việt Nam được áp dụng từ năm 2008 nhằm đáp ứng những yêu cầu
đó. Đây là Luật đầu tiên ở Việt Nam đã thể chế hóa ở mức cao nhu cầu rất cơ bản về ASXH
của con người (bao gồm BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp), trong
đó BHXH tự nguyện chủ yếu cho đối tượng là người dân không thuộc phạm vi tham gia
BHXH bắt buộc. Việc triển khai BHXH tự nguyện mặc cịn tương đối mới với người lao
đợng, họ chưa nhận biết được các quyền lợi của BHXH tự nguyện với các loại hình bảo hiểm
thương mại khác. Bên cạnh đó cơng tác tun truyền, cách tiếp cận người lao động của cơ
quan BHXH với người lao động cũng chưa được triển khai đồng bộ. Nhưng đến nay, hệ
thống BHXH đã phân cấp tổ chức bộ máy hoạt động đến cấp tỉnh, huyện và đến đại lý
thu ở các xã, phường và các tổ chức đảng, đoàn thể... nên rất thuận tiện cho người dân tiếp
cận để nắm bắt được thông tin và các quyền lợi được hưởng khi tham gia. Tuy nhiên đến
nay số lượng người tham gia BHXH tự nguyện còn hạn chế, chưa đi đúng định hướng của
Đảng và Nhà nước. Tính đến tháng 10/2019, cả nước có hơn 14,915 triệu người tham gia
BHXH đóng bắt ḅc, gần 499.000 người tham gia đóng BHXH tự nguyện. Trong đó,
tại Quảng Ngãi theo kết quả thống kê của BHXH tỉnh, số người đóng BHXH bắt ḅc
là 102.462 người và 6.510 người đóng BHXH tự nguyện chủ yếu là những người đã đóng

BHXH bắt ḅc nhưng chưa đủ số năm tham gia BHXH để hưởng chế đợ hưu trí. Như
vậy tuy tính ưu việt của BHXH tự nguyện là rất rõ nhưng trên thực tế hiện nay đối tượng
người dân tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh vẫn cịn thấp đặc biệt là những
người dân có thu nhập ổn định vẫn chưa được quan tâm và chú trọng khai thác nhiều.
Nguyên nhân chủ yếu là do sự ảnh hưởng của các yếu tố: thu nhập, hoàn cảnh gia đình,
trình đợ học vấn, quan niệm sống, nhận thức xã hợi, rào cản tâm lý... Bên cạnh đó chính
sách BHXH tự nguyện chưa thật sự thu hút người dân, công tác tuyên truyền cũng chưa
được đẩy mạnh và đầu tư đúng mức.

2


Ở góc đợ kinh doanh, BHXH khơng được xem là đơn vị kinh doanh vì lợi nhuận, nhưng
rõ ràng rằng việc thu hút tham gia BHXH tự nguyện của các đối tượng không bắt buộc
mang bản chất kinh doanh rất cao vì làm gia tăng nguồn thu cho quỹ BHXH, và mở rộng
phúc lợi cho người dân. Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách BHXH tự nguyện
và tiềm năng thực tế của các đối tượng là người dân tại tỉnh Quảng Ngãi, xuất phát từ
nhu cầu thực tế trên, tác giả đã chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia
Bảo hiểm xã hội tự nguyện của người dân tỉnh Quảng Ngãi” làm đề tài Luận văn Thạc
sỹ của mình.
1.2 Mục tiêu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm đo lường tác động của các yếu tố đến ý
định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người dân tỉnh Quảng Ngãi, trên cơ sở đó
đề xuất những khuyến nghị và giải pháp để phát triển, mở rộng đối tượng tham gia BHXH
tự nguyện cho người dân tỉnh Quảng Ngãi.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đề tài nghiên cứu nhằm hướng đến các mục tiêu cụ thể sau:
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của người dân
tỉnh Quảng Ngãi.

Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự
nguyện của người dân tỉnh Quảng Ngãi.
So sánh sự khác nhau về ý định tham gia BHXH tự nguyện của người dân Quảng Ngãi
theo các đặc điểm nhân khẩu học (gồm các yếu tố: Tuổi, thu nhập, giới tính, trình đợ).
Đề x́t những khuyến nghị và giải pháp để phát triển BHXH tự nguyện cho người dân
tỉnh Quảng Ngãi.

3


1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của người
dân tỉnh Quảng Ngãi?
Câu hỏi 2: Mức độ tác động của các yếu tố này đến ý định tham gia BHXH tự nguyện
của người dân tỉnh Quảng Ngãi?
Câu hỏi 3: Những giải pháp gì để gia tăng số lượng người dân tham gia BHXH tự nguyện
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi?
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở lý luận khoa học và các lý thuyết về hành
vi. Đề tài nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật
thảo luận nhóm và và phỏng vấn cá nhân. Mục đích của nghiên cứu này nhằm khám phá
các biến số mới và dùng để điều chỉnh, bổ sung thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định tham gia BHXH tự nguyện của người dân tỉnh Quảng Ngãi.
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Bằng
cách trực tiếp phát phiếu khảo sát đã được điều chỉnh, tham gia đóng góp ý kiến của các
chuyên gia và người dân đến từng người dân tại tỉnh Quảng Ngãi.
- Nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định trung bình và phương sai về sự khác biệt

giữa các yếu tố nhân khẩu học/yếu tố cá nhân (Tuổi, thu nhập, giới tính, trình đợ, cơng
việc làm) ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của người dân tỉnh Quảng
Ngãi.
- Thông tin trên phiếu sau khi thu thập sẽ loại bỏ những bảng câu hỏi không phù hợp và

4


được xử lý bằng phần mềm SPSS.
+ Phân tích thống kê thu thập.
+ Kiểm tra hệ số Cronbach Alpha để kiểm định độ tin cậy các thang đo và phát
hiện những chỉ số khơng đáng tin cậy trong q trình nghiên cứu.
+ Bóc tách, loại bỏ và sắp xếp các chỉ báo đo lường các khái niệm, biến tiềm ẩn
bằng phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA.
+ Dùng phương pháp phân tích hồi quy để kiểm định mơ hình giả thuyết và các
giả thuyết đề xuất.
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia Bảo hiểm xã hội tự
nguyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Đối tượng khảo sát: Người dân ở thành phố và 03 huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa
tỉnh Quảng Ngãi
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian: Thời gian tiến hành nghiên cứu sơ bộ từ tháng 06/2020 đến
07/2020 và thời gian tiến hành thực hiện khảo sát chính thức và thu thập kết quả từ
01/08/2020 đến 30/08/2020.
- Phạm vi về không gian: Khảo sát nghiên cứu được thực hiện chủ yếu là người dân trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến
ý định tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện.

- Phạm vi về sản phẩm: Nghiên cứu ý định tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện.

5


1.6 Ý nghĩa của đề tài
1.6.1 Về mặt lý luận
Kết quả của nghiên cứu góp phần củng cố và bổ sung cở sở lý thuyết về các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người dân tỉnh Quảng Ngãi.
1.6.2 Về mặt thực tiễn
Nghiên cứu nhằm mục đích đóng góp về những kết quả thu thập được trong quá trình
thực hiện cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi nhằm mở rộng và phát triển đối tượng
tham gia BHXH tự nguyện.
Từ những kết quả thu thập được sẽ đánh giá được các yếu tố nào có ảnh hưởng đến ý
định tham gia BHXH tự nguyện của người dân, từ đó phân tích những vấn đề cần phải
giải quyết cũng như đề ra các giải pháp, khuyến nghị để xây dựng kế hoạch cũng như
định hướng phát triển mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong thời
gian tới.
1.7 Kết cấu của luận văn
Luận văn được chia thành 5 chương
Chương 1: Chương này nhằm xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi,
đối tượng và phạm vi nghiên cứu; ý nghĩa của nghiên cứu và cấu trúc của luận văn.
Chương 2: Nội dung của chương này tác giả trình bày cơ sở lý thuyết, tham khảo các
nghiên cứu trước và đề x́t mơ hình nghiên cứu.
Chương 3: Chương này tập trung trình bày về thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên
cứu. Ngồi ra, chương này trình bày các công cụ thu thập dữ liệu và phương pháp phân
tích dữ liệu.

6



Chương 4: Nợi dung chính của chương là trình bày và phân tích kết quả nghiên cứu. Từ
đó, cung cấp những thảo luận về kết quả của nghiên cứu và so sánh với kết quả của các
nghiên cứu trước đó.
Chương 5: Chương này sẽ đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển đối tượng tham
gia BHXH tự nguyện của người dân tại tỉnh Quảng Ngãi. Đồng thời chỉ ra những hạn
chế của đề tài và hướng nghiên cứu tương lai cũng được đề cập trong chương này.

7


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm Bảo hiểm
Là sự bảo đảm thay thế hay bù đắp một phần thu nhập của người dân khi họ gặp rủi ro
trong đời sống (sức khoẻ, tai nạn,...) thơng qua việc đóng thường xun mợt khoản tiền
(phí bảo hiểm) cho tổ chức (nhà nước hoặc tư nhân) tương ứng với xác suất xảy ra và
chi phí của rủi ro liên quan (Tạp chí Bảo hiểm xã hội số 7/2006).
2.1.2 Bảo hiểm xã hội
2.1.2.1 Khái niệm BHXH
Theo Điều 3, Luật Bảo hiểm xã hợi số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 được Quốc hợi
nước Cợng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành quy định:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao
động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, hết tuổi lao đợng hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hợi.
2.1.2.2 Bản chất BHXH
BHXH chính là q trình tổ chức sử dụng mợt quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích dần,

do sự đóng góp của NLĐ và người sử dụng lao động, dưới sự quản lý, điều tiết của nhà
nước để đảm bảo phần thu nhập thoả mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu của NLĐ
khi họ gặp những biến cố làm giảm hoặc mất thu nhập theo lao động. Bản chất của
BHXH đươc thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau:
- BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội nhất là trong xã hội mà
sản xuất hàng hố hoạt đợng theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê mướn lao động
phát triển ở một mức nào đấy. Kinh tế càng phát triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn

8


thiện, có thể nói BHXH là nhu cầu cần thiết để đảm bảo các tiêu chuẩn hay giá trị cho
cuộc sống tối thiểu.
- Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH là mối quan hệ 3 bên: Bên tham gia BHXH,
bên BHXH thông thường là cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ. Bên
được BHXH là NLĐ và gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng buộc cần thiết.
- Những rủi ro xảy ra trong BHXH có thể là rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan
của con người như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… hoặc là những trường
hợp khơng hồn tồn ngẫu nhiên như tuổi già, thai sản.
- Phần thu nhập của NLĐ bị giảm hoặc bị mất đi khi gặp phải sự cố, rủi ro sẽ bù đắp
hoặc thay thế từ một nguồn quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích lại. Nguồn quỹ này do
bên tham gia bảo hiểm đóng góp là chủ yếu, ngồi ra cịn được sự hỗ trợ từ phía Nhà
nước.
- Mục tiêu của BHXH là nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của NLĐ trong trường
hợp bị giảm hoặc bị mất thu nhập, mất việc làm để đảm bảo nhu cầu sinh sống thiết yếu
của họ, chăm sóc sức khoẻ và chống lại bệnh tật.
Như vậy BHXH không phải là loại hình bảo hiểm cá nhân hay cá nhân tự bảo hiểm mà
nó là sự bảo hiểm đặt trong những mối quan hệ nhất định trong cộng đồng, BHXH
không thể tách khỏi mợt chế đợ chính trị nhất định và phải dựa trên nền kinh tế cụ thể.
2.1.2.3 Vai trò BHXH

Thứ nhất: Tăng cường mối quan hệ giữa Nhà nước, người sử dụng lao động và người
lao động, mối quan hệ ràng buộc, chặt chẽ, chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ rủi ro chỉ có được
trong quan hệ của BHXH.

9


Thứ hai: Bảo hiểm xã hội thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp, là yếu tố tạo nên sự hồ
đồng mọi người, khơng phân biệt tơn giáo chủng tợc, vị thế xã hội đồng thời giúp mọi
người hướng tới mợt xã hợi nhân ái, c̣c sống cơng bằng, bình yên.
Thứ ba: Bảo hiểm xã hội thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau tương thân
tương ái của cộng đồng, tạo điều kiện cho một xã hội phát triển lành mạnh và bền vững.
Thứ tư: BHXH góp phần thực hiện bình đẳng xã hợi, khơng phân biệt các tầng lớp trong
xã hội, là một công cụ phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng.
2.1.3 Bảo hiểm xã hội tự nguyện
2.1.3.1 Khái niệm BHXHTN
Bảo hiểm xã hợi tự nguyện được định nghĩa là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước
tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu
nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hợi để người
tham gia hưởng chế đợ hưu trí và tử tuất.
2.1.3.2 Chính sách BHXH tự nguyện
a. Đối tượng tham gia BHXHTN
Người tham gia BHXHTN là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc
đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến BHXHTN.
b. Phương thức đóng BHXHTN
Phương thức đóng BHXHTN được quy định như sau:
Người tham gia BHXHTN được chọn mợt trong các phương thức đóng sau đây để đóng
vào quỹ hưu trí và tử t́t:
- Đóng hàng tháng;


10


- Đóng 03 tháng mợt lần;
- Đóng 06 tháng mợt lần;
- Đóng 12 tháng mợt lần;
- Đóng mợt lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
- Đóng mợt lần cho những năm cịn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện
về tuổi để hưởng lương theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH cịn thiếu khơng q
10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương.
Trường hợp người tham gia BHXH đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã
đóng BHXH cịn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng BHXH TN
theo một trong các phương thức trên cho đến khi thời gian đóng BHXH cịn thiếu khơng
q 10 năm thì được đóng mợt lần cho những năm cịn thiếu để hưởng lương hưu theo
quy định.
c. Mức đóng BHXHTN
Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXHTN lựa
chọn. Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXHTN lựa chọn thấp nhất bằng mức
chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao
nhất bằng 20 lần so với mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Mức đóng mợt lần cho nhiều năm về sau được tính bằng tổng mức đóng của các tháng
đóng trước, chiết khấu theo lãi śt đầu tư quỹ bảo hiểm xã hợi bình qn tháng do Bảo
hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
Mức đóng mợt lần cho những năm cịn thiếu được tính bằng tổng mức đóng của các
tháng cịn thiếu, áp dụng lãi gợp bằng lãi śt đầu tư quỹ bảo hiểm xã hợi bình quân
tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

11



×