ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN XUÂN HOÀI
CHẾ ĐỘ VIỆT NAM CỘNG HÒA
Ở MIỀN NAM VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1955-1963
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN XUÂN HOÀI
CHẾ ĐỘ VIỆT NAM CỘNG HÒA
Ở MIỀN NAM VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1955-1963
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ VIỆT NAM CẬN ĐẠI VÀ HIỆN ĐẠI
MÃ SỐ: 62-22-54-05
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. VÕ VĂN SEN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
LỜI CAM ĐOAN
**
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
được sử dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng. Những đánh giá, nhận định
trong luận án do cá nhân tôi nghiên cứu trên những tư liệu xác thực.
Tác giả
Nguyễn Xuân Hoài
MỤC LỤC
BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................... 1
DẪN LUẬN ................................................................................................................. 2
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ................................................... 2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 11
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ................................................. 12
5. Đóng góp khoa học của luận án .................................................................. 14
6. Bố cục của luận án ...................................................................................... 14
CHƯƠNG I: SỰ THÀNH LẬP CHẾ ĐỘ VIỆT NAM CỘNG HÒA Ở MIỀN
NAM VIỆT NAM ................................................................................ 16
1.1. VAI TRÒ CỦA MỸ TRONG VIỆC THIẾT LẬP CHẾ ĐỘ VIỆT
NAM CỘNG HÒA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM ...................................16
1.1.1. Hoa Kỳ giúp Pháp trở lại Việt Nam để len chân vào Đông
Dương ...........................................................................................16
1.1.2. Sau Hiệp định Genève Hoa Kỳ từng bước loại Pháp và các
phần tử thân Pháp ra khỏi Việt Nam ..........................................23
1.2. NHỮNG CHỖ DỰA CỦA CHẾ ĐỘ VIỆT NAM CỘNG HỊA............. 31
1.2.1. Những cái “ơ bảo hộ” ngoại bang của chế độ VNCH ................. 31
1.2.2. Học thuyết chính trị và những chỗ dựa ở trong nước của
chính quyền Việt Nam Cộng hịa ............................................... 37
1.2.2.1. Học thuyết chính trị của chế độ Việt Nam Cộng hịa ........ 37
1.2.2.2. Những chỗ dựa chính trị - xã hội của chính quyền
VNCH .................................................................................. 39
CHƯƠNG II: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ CÁC CƠNG CỤ CHUN CHẾ
CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA ............................56
2.1. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC ............................................................................ 56
2.1.1. Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa ngày 26-10-1956 ........................ 56
2.1.1.1. Những nội dung cơ bản của Hiến pháp Việt Nam
Cộng hòa .............................................................................. 56
2.1.1.2. Về quan điểm xây dựng bộ máy nhà nước trong Hiến
pháp Việt Nam Cộng hòa ..................................................... 59
2.1.2. Lập pháp ....................................................................................... 61
2.1.2.1. Quốc hội VNCH nhiệm kỳ I................................................... 61
2.1.2.2. Quốc hội VNCH nhiệm kỳ II ................................................ 63
2.1.2.3. Quốc hội VNCH nhiệm kỳ III ............................................... 66
2.1.3 Hành pháp....................................................................................... 68
2.1.3.1. Tổng thống VNCH nhiệm kỳ I (1956-1961) .......................... 68
2.1.3.2. Tổng thống VNCH nhiệm kỳ II (1961-1963)......................... 73
2.1.3.3. Chính quyền các cấp ............................................................. 76
2.2.3.3.1. Chính phủ Việt Nam Cộng hịa..................................... 76
2.2.3.3.2. Chính quyền địa phương ............................................. 79
2.1.4. Tư pháp ......................................................................................... 89
2.2. LỰC LƯỢNG QUÂN SỰ VIỆT NAM CỘNG HÒA ............................. 91
2.2.1. Quân lực Việt Nam Cộng hòa ...................................................... 91
2.2.2. Bảo An đoàn ................................................................................. 98
2.2.3. Dân vệ đoàn ................................................................................ 101
2.3. CÁC CÔNG CỤ CHUYÊN CHẾ KHÁC .............................................. 103
2.3.1. Các tổ chức mật vụ ..................................................................... 103
2.3.2. Phủ Đặc ủy Công dân vụ ............................................................ 107
CHƯƠNG III: CHÍNH SÁCH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN
VIỆT NAM CỘNG HÒA GIAI ĐOẠN 1955-1963........................ 113
3.1. TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - QN SỰ ....................................... 113
3.1.1. Về chính trị ................................................................................. 113
3.1.2. Về quân sự .................................................................................. 122
3.2. TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ - TÀI CHÍNH ........................................ 130
3.2.1. Kinh tế Việt Nam Cộng hòa ....................................................... 130
3.2.2. Vai trò của Viện trợ Hoa Kỳ ....................................................... 136
3.3. TRÊN LĨNH VỰC VĂN HÓA – XÃ HỘI ............................................ 138
3.3.1. Về văn hóa và xã hội ................................................................... 138
3.3.2. Về giáo dục và y tế ...................................................................... 142
3.4. TRÊN LĨNH VỰC NGOẠI GIAO ........................................................ 146
3.4.1. Chính sách ngoại giao của Việt Nam Cộng hòa
(1955 -1963) ............................................................................. 146
3.4.2. Hoạt động ngoại giao của chính quyền Việt Nam Cộng hịa
(1955 -1963) .............................................................................. 149
CHƯƠNG IV: KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ VÀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ
ĐỘ VIỆT NAM CỘNG HÒA GIAI ĐOẠN 1955-1963 ............... 155
4.1 CHẾ ĐỘ NGƠ ĐÌNH DIỆM ĐỐI KHÁNG VỚI NHÂN DÂN ......... 155
4.1.1. Nhân dân miền Nam đấu tranh chống Mỹ - Diệm .................. 155
4.1.2. Chính quyền Việt Nam Cộng hịa đối phó với mâu thuẫn
nội bộ ....................................................................................... 165
4.1.3. Chế độ Ngơ Đình Diệm khủng hoảng chính trị sâu sắc
(1960-1962) ............................................................................. 168
4.2. CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HỊA SỤP ĐỔ NĂM 1963...... 174
4.2.1. Những thất bại của chính quyền Việt Nam Cộng hịa năm
1963 ......................................................................................... 174
4.3.2. Cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Ngơ Đình Diệm ngày
1-11-1963 ................................................................................. 182
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 189
NHỮNG CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................. 198
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 199
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 215
-1-
BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT:
1.
CĐNV
: Cộng đồng Nhân vị
2.
ĐCLNV
: Đảng Cần lao Nhân vị
3.
HĐQNCM : Phông Hội đồng Quân nhân Cách mạng
4.
LMXH
: Liên minh Xã hội
5.
MAAG
: Military Assistance Advisory Group
6.
MACV
: Military Assistance Command, Vietnam
7.
MTDTGP
: Mặt trận Dân tộc giải phóng
8.
MNVN
: Miền Nam Việt Nam
9.
MSU
: Michigan States University
10. MSUG
: Michigan States University Vietnam Advisory Group
11. PTCMQG
: Phong trào Cách mạng Quốc gia
12. PTT
: Phủ Tổng thống
13. PTT-ĐI
: Phông Phủ Tổng thống Đệ nhất cộng hịa
14. PTTg
: Phơng Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa
15. SEATO
: Southeast Asia Treaty Organization
16. SMM
: Saigon Military Mission
17. TERM
: Temporary Equipment Recovery Mission
18. Tg
: Tác giả
19. TRIM
: Training Relations and Instruction Mission
20. TTII
: Trung tâm Lưu trữ quốc gia II
21. VNCH
: Việt Nam Cộng hòa
-2-
DẪN LUẬN
1.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với tiềm lực và sức mạnh kinh tế, quân sự to
lớn, cùng với tham vọng bá chủ, Hoa Kỳ thực hiện chiến lược tồn cầu sử dụng
những biện pháp và cơng cụ của chủ nghĩa thực dân kiểu mới thông qua viện trợ
kinh tế, quân sự và can thiệp vào nội bộ của nhiều nước trên thế giới, khống chế các
nước đồng minh, dập tắt phong trào giải phóng dân tộc và tiêu diệt chủ nghĩa xã
hội. Ở khu vực Á – Phi – Hoa Kỳ Latinh, nơi phong trào giải phóng dân tộc đang
phát triển mạnh mẽ và xu hướng đi lên chủ nghĩa xã hội đang mở rộng, Hoa Kỳ lôi
kéo các nước vào các Hiệp ước liên minh, thực thi chính sách thực dân kiểu mới,
trong đó trọng tâm là dựng lên chính quyền tay sai bản địa khốc áo “quốc gia”,
“dân tộc” làm cơng cụ chính trị quan trọng để cùng với các công cụ khác về quân
sự, kinh tế, văn hóa, dập tắt phong trào giải phóng dân tộc và đẩy mạnh chủ nghĩa
chống cộng, bao vây cô lập tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.
Việt Nam, là nơi phong trào giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng
của giai cấp vô sản giành thắng lợi đầu tiên, nơi thành lập nhà nước dân chủ cộng
hòa đầu tiên ở khu vực ở khu vực Đông Nam Á. Sự nghiệp kháng chiến và kiến
quốc của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đã đi từ thắng lợi
này đến thắng lợi khác và trở thành ngọn cờ tiêu biểu của phong trào giải phóng dân
tộc ở Á-Phi-Mỹ Latinh. Việt Nam cịn là đất nước giàu tài ngun, có vị trí địa kinh
tế, địa chính trị, địa quân sự rất quan trọng. Do đó Việt Nam có ý nghĩa chiến lược
trong chiến lược toàn cầu Hoa Kỳ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Trong những năm 1945-1954, Hoa Kỳ từ chỗ ủng hộ Pháp trong chiến tranh
tái lập chế độ thuộc địa, tiến tới viện trợ cho Pháp kéo dài chiến Đông Dương, đồng
thời từng bước xây dựng lực lượng tay sai và gây dựng ảnh hưởng ở Việt Nam. Đầu
năm 1954, Hoa Kỳ đề ra “học thuyết Đô-mi-nô” [Phụ lục -1], tạo cớ, làm tăng thêm
nguy cơ về hiểm họa cộng sản ở khu vực Đông Nam á, nhằm che đậy âm mưu xâm
lược Việt Nam của Mỹ.
-3-
Bằng việc thất bại ở Điện Biên Phủ (7-5-1954), Hoa Kỳ cho rằng Pháp đã
thất bại trong việc thực hiện “chính sách ngăn chặn Chủ nghĩa Cộng sản”, nên quyết
định gạt bỏ Pháp để trực tiếp can thiệp vào miền Nam Việt Nam. Trước khi Hiệp
định Giơnevơ về Việt Nam được ký kết, Hoa Kỳ ép Pháp buộc Bảo Đại bổ nhiệm
Ngơ Đình Diệm làm Thủ tướng Quốc gia Việt Nam, mở đầu quá trình thiết lập chế
độ thực dân mới của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam.
Trong hai năm (1954-1955), Hoa Kỳ gấp rút củng cố chỗ đứng, và hậu thuẫn
cho Ngơ Đình Diệm tiến hành truất phế Bảo Đại, dựng lên chế độ VNCH ở miền
Nam Việt Nam.
Chế độ VNCH được tổ chức theo mơ hình chính thể Cộng hịa với thiết chế
tổng thống, có quốc hội, hiến pháp, với bộ máy hành pháp do tổng thống đứng đầu.
Từ năm 1955, Hoa Kỳ đưa đội ngũ cố vấn sang miền Nam Việt Nam giúp Diệm xây
dựng lực lượng quân sự và bộ máy “nhà nước”. Đến năm 1958, về cơ bản bộ máy
nhà nước do Diệm đứng đầu đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, với đầy đủ
các thiết chế từ cơ quan lập pháp đến hành pháp và tư pháp.
Chế độ VNCH do Hoa Kỳ dựng lên và xây dựng, bảo trợ toàn diện là biện
pháp và đặc tính cơ bản của Chủ nghĩa thực dân mới Hoa Kỳ - một thứ chủ nghĩa
thực dân dấu mặt, trá hình, điều khiển thuộc địa bằng “sợi dây vơ hình” trên tất cả
các lĩnh vực: chính trị, qn sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Chính quyền Ngơ Đình
Diệm và chế độ VNCH trong những năm 1955-1963 đã thực hiện tất cả những âm
mưu, thủ đoạn và biện pháp của Hoa Kỳ nhằm phá hoại hiệp định Giơnevơ, chia cắt
lâu dài Việt Nam, đàn áp phong trào cách mạng ở MNVN, biến MNVN thành thuộc
địa, phòng tuyến chống phá cách mạng XHCN ở miền Bắc và phe XHCN, ngăn
chặn phong trào cộng sản lan tràn xuống ĐNA, thực hiện chiến lược toàn cầu của
Hoa Kỳ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Vượt qua những khó khăn và thử thách lớn, lực lượng và phong trào cách
mạng ở miền Nam vẫn phát triển mạnh mẽ, nhất là từ sau khi phong trào Đồng
Khởi bùng nổ, khiến chế độ VNCH và chính quyền Ngơ Đình Diệm lâm vào tình
trạng khủng hoảng ngày càng sâu sắc, dẫn đến cuộc đảo chính lật đổ chế độ gia đình
-4-
trị họ Ngơ, đồng thời đẩy chính sách thực dân mới của Hoa Kỳ đến trước nguy cơ
thất bại hoàn tồn.
Sự sụp đổ của chế độ Ngơ Đình Diệm, là một thất bại lớn của Hoa Kỳ trong
chính sách thực dân mới ở miền Nam Việt Nam, một bài học cay đắng của chế độ
tay sai của Hoa Kỳ ở MNVN cũng như cho tất cả những chính quyền đã và đang đi
ngược lại quyền lợi của đất nước, của nhân dân từ thời kỳ đó đến ngày nay.
Việc nghiên cứu về quá trình hình thành, phát triển và đi đến sụp đổ của
chính quyền Ngơ Đình Diệm và chế độ VNCH do đó có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn lớn, không chỉ lý giải trực tiếp nguyên nhân thất bại của Hoa Kỳ trong chiến
tranh xâm lược Việt Nam bằng chính sách thực dân mới, mà cịn góp phần giải đáp
nhiều câu hỏi và những kiến giải khác nhau về nhà nước và chính sách của chế độ
VNCH, về thực chất và bản chất của cái gọi là “chủ nghĩa dân tộc, tinh thần độc
lập” của chế độ gia đình trị nhà Ngơ, về ngun nhân chủ quan, khách quan của sự
sụp đổ nền “đệ nhất cộng hòa”…
Mặc dù đã có nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngồi
nước về nhiều góc cạnh của chính quyền Ngơ Đình Diệm và những chính sách thực
dân mới của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nhất là giai đoạn
1955-1963; nhưng đến nay vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu hệ thống và toàn
diện chế độ VNCH ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955-1963.
Đề tài luận án “Chế độ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam giai
đoạn 1955-1963” là một cơng trình tổng thể về Chế độ thực dân mới với chính thể
VNCH và chính quyền Ngơ Đình Diệm trong suốt q trình tồn tại của nền đệ nhất
cộng hịa. Từ góc độ lịch sử, luận án phục dựng tồn cảnh quá trình phát sinh phát
triển tồn tại và tiêu vong của chế độ VNCH đệ nhất từ năm 1955 đến 1963 nhằm
đến các mục đích nghiên cứu là:
(1) Nhận chân rõ những đặc điểm, diện mạo, thực chất và bản chất của chính
thể Việt Nam Cộng hịa, những cơng cụ của nhà nước ấy, những chính sách, những
hoạt động của chính phủ ấy và chế độ gia đình trị Ngơ Đình Diệm, một trong những
mơ hình “thành cơng”, “điển hình” của chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ
-5-
(2) Khắc họa bản chất và những vấn đề có tính quy luật của chủ nghĩa thực
dân mới Hoa Kỳ trong giai đoạn đầu của nó 1954 – 1963 ở miền Nam Việt Nam; lý
giải sự thất bại tất yếu không tránh khỏi của những công cụ của chủ nghĩa thực dân
mới cũng như sự thất bại hoàn toàn của chiến tranh xâm lược, trước sức mạnh của
một nhân dân u chuộng hịa bình tự do, thống nhất và độc lập dân tộc.
2.
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Ngay sau ngày anh em Ngơ Đình Diệm bị lật đổ, nhiều ấn phẩm được xuất
bản nhằm tố cáo chế độ Ngơ Đình Diệm, như: Tác phẩm Những ngày chưa quên
(tập thứ 2) (1954-1963) của Đoàn Thêm, xuất bản năm 1969. Tác giả là Bí thư văn
phịng Phủ Tổng thống thời Ngơ Đình Diệm, nên có điều kiện được chứng kiến
những sự kiện lịch sử của chế độ VNCH. Những sự kiện đó được ghi lại thuần túy
theo lối biên niên sử, cung cấp nhiều dữ liệu gốc khá hiếm hoi.
Năm 1967, khi cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Hoa Kỳ rơi vào bế
tắc, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert S. McNammara (1961-1968) chỉ thị cho
36 nhà nghiên cứu biên soạn bộ sách nghiên cứu về quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam từ
1945-1967. Bộ sách dày 7.000 trang gồm 4.000 trang tài liệu của chính phủ Hoa Kỳ
và 3.000 trang phân tích, được giữ bí mật cho đến năm 1971 bị công bố trên báo
The New York Times. Sau đó được xuất bản thành 2 ấn bản The Pentagon Papers
(Tài liệu Lầu Năm Góc) của báo The New York Times và của Thượng nghị sĩ
Gravel. Bộ sách đã phản ánh cụ thể quá trình can thiệp và vạch rõ sự lừa dối dư luận
của chính phủ Hoa Kỳ đối với vấn đề Việt Nam từ 1945-1967.
Ngoài các tài liệu mật của chính phủ Hoa Kỳ về Việt Nam bị cơng bố, những
năm sau chiến tranh cịn xuất hiện một số ấn phẩm của các cựu nhân viên chính
phủ, nhân viên CIA Hoa Kỳ viết về quá trình can thiệp của Hoa Kỳ vào Việt Nam,
có thể kể:
Sự lừa dối kinh khủng – 25 năm tôi làm việc ở CIA của Ralph W. McGehee
(Trần Đăng Minh Hiếu dịch), Nxb Đà Nẵng, 1987. Trong chương mười – “CIA ở
Việt Nam. Người ta xuyên tạc sự thật như thế nào”, Ralph W.McGehee đã tóm tắt
âm mưu lợi dụng Hiệp định Giơnevơ, thực hiện hất cẳng Pháp hòng can thiệp vào
-6-
miền Nam Việt Nam của Mỹ. Đồng thời, ơng trình bày khá chi tiết các hoạt động
của CIA, từ tung tin xuyên tạc cách mạng, mua chuộc các lực lượng đối lập,… để
tạo dựng chỗ đứng cho chế độ Ngô Đình Diệm đến việc trừ khử anh em Diệm (từ
trang 257 đến 279).
Một chiến thắng bị bỏ lỡ của William Colby Phó trưởng chi nhánh CIA Hoa
Kỳ ở Sài Gịn (1959-1962), Nxb CAND, 2007 (Nguyễn Huy Cầu dịch). Tác giả
không đi vào phân tích, lý giải cả q trình can thiệp Hoa Kỳ ở Việt Nam, William
Colby tập trung phân tích những thời điểm ơng cho là mấu chốt trong chính sách
của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam. Đối với chế độ Ngơ Đình Diệm, William Colby
khơng đi sâu trình bày diễn tiến lịch sử, chỉ tập trung đánh giá những chính sách,
hoạt động của Mỹ, của chế độ Diệm nhằm tìm ra những nguyên nhân thất bại.
Lời phán quyết về Việt Nam của J. Amter (Nguyễn Tấn Cưu dịch), Nxb Quân
đội Nhân dân, Hà Nội, 1985. Là một luật gia có thời gian làm đồng Chủ tịch Hội
nghị Nhà trắng nghiên cứu về sự cộng tác quốc tế dưới thời tổng thống Hoa Kỳ
Johnson, được tiếp xúc với các tài liệu liên quan đến quá trình can thiệp Hoa Kỳ
vào Việt Nam, J.Amter viết Lời phán quyết về Việt Nam. Phần liên quan đến chế độ
Ngơ Đình Diệm được J. Amter trình bày ở phần một - Sự dính líu của Hoa Kỳ vào
Việt Nam (từ trang 39-66). Trong đó, J. Amter phân tích q trình từ khi Hoa Kỳ
dựng lên chế độ Ngơ Đình Diệm cho đến khi lật đổ nó.
Cịn có thể kể tới các ấn phẩm của các nhà nghiên cứu, các nhà báo, như:
George C.Herring biên soạn cuốn Cuộc chiến dài ngày của nước Hoa Kỳ và
Việt Nam (1950-1975), Nxb CAND, 2004 (Phạm Ngọc Thạch dịch). Dựa trên
những tài liệu trong The Pentagon Papers, George C.Herring đã trình bày và đánh
giá về vai trị của người Hoa Kỳ tại Việt Nam từ 1950-1975. Phần liên quan đến chế
độ Ngơ Đình Diệm được ơng viết trong 3 chương (từ chương II đến chương IV,
gồm 106 trang). Trong đó, ơng diễn giải cuộc chiến tranh Việt Nam là sự phát triển
logic chính sách ngăn chặn của Mỹ. Thừa nhận lợi ích của Hoa Kỳ ở miền Nam
Việt Nam, song George C.Herring chỉ nhìn nhận cuộc chiến tranh Việt Nam là
-7-
“cuộc nội chiến” trong đó Hoa Kỳ là một bên “can thiệp từng bước, mà không thể
tránh được”!?.
Bradley S.O’Leary – Edward Lee với Cái chết của những ông vua thời
Chiến tranh lạnh – Vụ ám sát Ngơ Đình Diệm & J.F.Kennedy, Nxb CAND, 2003
(Phạm Viêm Phương – Mai Sơn dịch). Ngồi các phần trình bày về nguồn gốc hình
thành và bản chất của chế độ Ngơ Đình Diệm (mục 3 và 4), thông qua việc lý giải
cái chết của Diệm và Kennedy, hai tác giả tập trung phân tích, tìm hiểu mối quan hệ
Mỹ - Diệm và hậu trường chính trị Hoa Kỳ liên quan đến vấn đề Việt Nam. Tuy
nhiên, Bradley S.O’Leary & Edward Lee đã có những nhận định sai lầm khi cho
rằng “Người ta đã vẽ sai lệch cuộc xung đột Việt Nam như là cuộc xung đột giữa
chủ nghĩa Cộng sản và Dân chủ, trong khi sự thực hầu như không phải vậy. Xung
đột tôn giáo mới là xung đột dễ thấy nhất”.
Peter A. Poole, Nước Hoa Kỳ và Đơng Dương từ Ru-dơ-ven đến Ních-xơn,
Nxb Thơng tin Lý luận, 1986 (Vũ Bách Hợp dịch). Trên cơ sở các tài liệu liên quan
đến chính sách của các đời tổng thống Hoa Kỳ và đặt cuộc chiến tranh Việt Nam
trong bối cảnh chung của chiến trường Đông Dương, tác giả đã đưa ra một số nhận
định bước đầu về quá trình xâm lược Việt Nam của Mỹ. Đối với giai đoạn 19541963, tác giả đã sâu chuỗi sự thay đổi các chính sách về Việt Nam của các tổng
thống Hoa Kỳ với các sự kiện diễn ra ở miền Nam Việt Nam. Để từ đó có những
đánh giá về vai trò điều khiển của Mỹ.
Song song với các ấn phẩm của các tác giả nước ngoài, từ rất sớm, giới sử
học Mác-xít ở trong nước đã có những chuyên khảo nghiên cứu, đánh giá đúng bản
chất của chế độ Ngơ Đình Diệm, bản chất cuộc chiến tranh thực dân mới Hoa Kỳ ở
miền Nam Việt Nam.
Như loạt bài của tác giả Cao Văn Lượng đăng trong Tạp chí Nghiên cứu lịch
sử số 24, 48, 64, 153, 6, (171), 6 (177). Trong đó có các bài: Nhìn lại sự thất bại
thảm hải của đế quốc Hoa Kỳ trong chính sách sử dụng chính quyền tay sai ở miền
Nam Việt Nam, số 6, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Hà Nội; Bản chất giai cấp của
chính quyền Ngơ Đình Diệm,… Dựa trên nguyên lý của chủ nghĩa Mác, tác giả vạch
-8-
ra bản chất tay sai của chế độ Ngơ Đình Diệm. Vạch rõ bản chất của chế độ thực
dân mới Mỹ, cùng những đặc điểm của nó.
Nơng Huyền Sơn, Cái chết của anh em nhà Ngô, Nxb CAND, 2009. Đặt vấn
đề từ cái chết của anh em Ngơ Đình Diệm, tác giả đi vào miêu tả những nhân vật
của gia đình họ Ngơ và đặt họ trong chính sách của Mỹ. Từ đó nêu lên bản chất tay
sai phục vụ cho chủ nghĩa thực dân mới Hoa Kỳ của chế độ Ngơ Đình Diệm.
Nguyễn Khắc Viện (1963), Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ (Diệu
Bình dịch) Nxb Trí Thức, 2008. Qua góc nhìn của một nhà báo, tác giả đã dành 452
trang sách viết về miền Nam Việt Nam từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ (19541963). Tác phẩm đã miêu tả chân dung chế độ Ngơ Đình Diệm qua hoạt động kinh
tế, văn hóa và xã hội, hoạt động đàn áp phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân
miền Nam, nhằm cung cấp cho người đọc “ý niệm về một lối thốt khả dĩ cho một
tình hình nguy hiểm ở miền Nam Việt Nam” như tác giả viết trong lời mở đầu của
tác phẩm. Nhiều vấn đề được tác giả trình bày mang tính thời sự, với nguồn tư liệu
chủ yếu từ các báo, tạp chí xuất bản ở Pháp và một số nước.
Ngồi ra, cịn có một số cơng trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống
Hoa Kỳ cứu nước của nhân dân miền Nam trong thời kỳ 1954-1975, có đề cập đến
các vấn đề liên quan trực tiếp đến chế độ Ngơ Đình Diệm, như: Cách mạng ruộng
đất ở miền Nam Việt Nam của Lâm Quang Huyên, Nxb Khoa học Xã hội, 1985;
Cuộc xâm lăng về văn hóa và tư tưởng của đế quốc Hoa Kỳ tại miền Nam Việt
Nam, Nxb Văn hóa, 1985 của Lữ Phương; Một cuộc chiến tranh sáu đời tổng thống
của Trần Trọng Trung, Nxb Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh, 1986; Lịch sử Việt Nam
1954-1965 của Viện sử học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 1995; Tổng kết cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Thắng lợi và bài học của Ban Chỉ đạo Tổng kết
chiến tranh, Nxb CTQG, 1995; Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm
1963 của Lê Cung, Nxb ĐHQG, Hà Nội, 1999; Phong trào đô thị Huế trong kháng
chiến chống Hoa Kỳ (1954-1975) của Lê Cung, Nxb Thuận Hóa, 2001; Kinh tế
miền Nam Việt Nam thời kỳ 1955-1975 của Đặng Phong, Nxb Khoa học Xã hội,
2004; Cuộc Đồng Khởi kỳ diệu ở miền Nam Việt Nam, của Lê Hồng Lĩnh, Nxb Đà
-9-
Nẵng, 2005; Giải mã những bí mật của CIA, Nxb Thơng Tấn, Hà Nội của tập thể
nhiều tác giả.
Ngồi các tác phẩm tác phẩm kể trên, còn một số ấn phẩm được xuất bản
dưới chế độ VNCH như: hai bộ sách Thành tích (các năm) hoạt động của chánh
phủ VNCH và Kỷ niệm đệ (nhất, nhị, tam,…) chu niên Ngô Tổng thống chấp chánh
được xuất bản theo từng năm từ 1954-1963; Tổ chức hành chính của các cơ quan
chánh quyền do Tổng nha Ngân sách và Ngoại viện Phủ Tổng thống VNCH xuất
bản năm 1962; Vấn đề địa phương phân quyền trong tổ chức hành chánh các đô thị
tại Việt Nam của Quách Tòng Đức (1960)… và một số sách viết về Đảng Cần lao
Nhân vị như: Nhân vị chủ nghĩa của Phạm Xuân Cầu (1958); Xây dựng Nhân vị của
Bùi Tuân (1956);… Lịch sử Việt Nam hiện kim (1945-1956) của Phan Xuân Hòa,
xuất bản tại Sài Gòn năm 1957;…
Tác phẩm Chiến tranh Việt Nam của Linh mục Cao Văn Luận, Hoàng Thanh
Hoài, xuất bản năm 1973, viết về lịch sử Việt Nam và chế độ Ngơ Đình Diệm giai
đoạn 1954-1959. Nhận định tình hình kinh tế Việt Nam (1955-1970) của GS.
Nguyễn Văn Hảo – cựu cố vấn kinh tế của chính quyền VNCH trình bày khá rõ về
thực trạng nền kinh tế và đưa ra những đánh giá về vai trò, tác động của viện trợ
Hoa Kỳ đối với kinh tế – xã hội VNCH. Một giải pháp cho vấn đề Việt Nam của
Hoàng Văn Lạc, xuất bản tại Sài Gòn năm 1965 cũng đã cung cấp được một số sử
liệu và ý kiến về chế độ Sài Gòn thời kỳ này.
Một số tác phẩm là hồi ký của các cựu nhân viên, tướng tá chế độ Sài Gòn
viết trước và sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng năm 1975 ít nhiều có giá trị
như:
Đỗ Thọ (1970), Nhật ký Đỗ Thọ, Nxb Đồng Nai Sài Gòn; Hồi ký Hoành Linh
Đỗ Mậu (2001), Tâm sự tướng lưu vong (Việt Nam máu lửa quê hương tôi), Nxb
CAND, Hà Nội. Tuy tác phẩm được viết xuất phát từ lập trường chống Cộng,
nhưng do đã từng làm Giám đốc An ninh Quân đội của chế độ Diệm nên Đỗ Mậu
có đủ điều kiện để hiểu rộng, biết sâu về chế độ này, có điều kiện suy ngẫm kỹ hơn,
- 10 -
nhìn nhận mọi sự việc tương đối sát “thực tiễn” để lý giải nguyên nhân thất bại của
chế độ Diệm.
Tác phẩm Vũng lầy Bạch Ốc – Người Hoa Kỳ và chiến tranh Việt Nam 19451975, của Nguyễn Kỳ Phong; xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2006, với 700 trang sách đã
ghi lại nhiều diễn biến lịch sử suốt 30 năm chiến tranh Việt Nam. Trong đó, về sử
liệu tác phẩm đã nêu được nhiều tài liệu mới được giải mật gần đây. Tuy nhiên, cái
nhìn và lối giải thích của tác giả dù cố gắng tỏ ra khách quan nhưng đã không vô tư
trong nhận xét, đánh giá.
Nguyễn Văn Minh (2003), Dịng họ Ngơ Đình – Ước mơ chưa đạt, Nxb
Hoàng Nguyên, California; Đỗ Đức Thái (1985), với Thảm hoạ Việt Nam (Chính
trường và chiến trường), Chicago, Illinois, Mỹ; Nguyễn Chánh Thi (1987), Việt
Nam – một trời tâm sự, Nxb Anh Thư, Los Alamitos, California, Mỹ, cũng là những
tác phẩm ít nhiều có giá trị sử liệu. Gần đây một số bài viết của những người từng
biết, tham gia chính quyền họ Ngơ (như Nguyễn Hữu Duệ…) cũng làm sáng tỏ
thêm một số vấn đề về gia đình họ Ngơ và thái độ của dân chúng với chính quyền
và cá nhân Ngơ Đình Diệm. Một số luận án hay luận văn khoa học ở nước ngoài
của Phạm Văn Lưu, Nguyễn Ngọc Tấn cung cấp những tư liệu hay, có thể tham
khảo, nhưng để sử dụng thì rõ ràng cần thẩm định lại ngay các yêu cầu thẩm định
mà người đọc những luận án này từng đề nghị.
Từ lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng ta có thể nhận thấy một số đặc điểm
như sau:
- Các cơng trình, chun khảo của giới sử học trong nước đã nêu khái qt
ít nhiều có ý nghĩa lý luận về chủ nghĩa thực dân mới Mỹ, nêu rõ đặc điểm cơ bản
của chủ nghĩa thực dân mới Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam; Xác định rõ chế độ
Ngơ Đình Diệm do Hoa Kỳ dựng lên, do Hoa Kỳ nuôi dưỡng và tồn tại phụ thuộc
vào mục đích của Mỹ. Từ đó, các tác giả đã đi đến kết luận chế độ Ngơ Đình Diệm
là chế độ tay sai, cơng cụ của chủ nghĩa thực dân mới Mỹ. Song các tác phẩm trên
chỉ nghiên cứu chế độ Ngơ Đình Diệm ở một khía cạnh nhất định, hoặc chỉ coi chế
độ Diệm là một phần nhỏ phục vụ cho một đề tài khác trong nghiên cứu về lịch sử
- 11 -
Việt Nam, chứ không đi sâu nghiên cứu về chế độ này như là đối tượng nghiên cứu
chính.
- Các tác phẩm do các tác giả phương Tây biên soạn tập trung nghiên cứu
về chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Qua các tài liệu của Nhà Trắng về
cuộc chiến tranh Việt Nam được công bố, hoạt động của CIA Mỹ, các tác giả đã
cho thấy âm mưu, hoạt động và sự thay đổi chính sách của Hoa Kỳ qua từng giai
đoạn tồn tại của chế độ Ngơ Đình Diệm. Ở mức độ nhất định, các tác giả đã đánh
giá về vai trị của Mỹ, tính chất phụ thuộc vào Hoa Kỳ của chế độ Ngơ Đình Diệm.
Song chưa có tác giả nào làm rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân mới Hoa Kỳ và
bản chất tay sai của chế độ Ngơ Đình Diệm, cũng như các chính quyền tay sai khác
sau Ngơ Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam. Thậm chí cịn có những tác phẩm có
những nhận định khơng đúng về bản chất cuộc chiến tranh do Hoa Kỳ tiến hành ở
miền Nam Việt Nam, như cho đó là “cuộc nội chiến”, “xung đột tôn giáo” hay xung
đột giữa hai ý thức hệ “Thế giới tự do” và “Chủ nghĩa Cộng sản”.
- Các ấn phẩm được xuất bản trước 1975 trong vùng tạm chiếm ở miền
Nam và hồi ký của các tướng tá chính quyền Sài Gòn đã cung cấp nhiều sự kiện khá
chi tiết về chế độ Ngơ Đình Diệm. Nhưng do mối quan hệ trước đây với chế độ Ngơ
Đình Diệm nên các tác giả thường rơi vào trường hợp hoặc bênh vực hoặc cơng
kích một cách chủ quan phiến diện chế độ Ngơ Đình Diệm.
Một số cơng trình đã xuất bản có những khiếm khuyết như sử liệu cịn sơ
lược, nhiều tư liệu chưa thật chính xác. Vì vậy để khắc phục những hạn chế của các
cơng trình đi trước, luận án chú ý sử dụng phương pháp lịch sử và logic dựa trên
phương pháp luận sử học Mác – xít, và tập trung nghiên cứu vào các tư liệu gốc là
chủ yếu mà phần lớn được lưu trữ ở Trung tâm Lưu trữ quốc gia.
3.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Chế độ chính trị được hiểu là nội dung phương thức tổ chức và hoạt động
của hệ thống chính trị quốc gia mà trung tâm là nhà nước, cụ thể là mơ hình tổ chức
nhà nước, trong đó hiến pháp quy định về nguồn gốc và tính chất của quyền lực, sự
phân bố và tổ chức các cơ quan quyền lực và mối quan hệ giữa các cơ quan quyền
lực, về những quan hệ của nhà nước với công dân, các đảng phái chính trị, đối nội
và đối ngoại… Trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi giới hạn đối tượng nghiên
- 12 -
cứu của đề tài về Chế độ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn
1955-1963 là những vấn đề sau:
− Bối cảnh lịch sử, điều kiện, nhân tố và những nguyên nhân trực tiếp đưa
đến xuất hiện lực lượng tay sai Ngơ Đình Diệm và đưa đến thành lập chế
độ VNCH; quá trình xây dựng chế độ Ngơ Đình Diệm thành một chính
thể cộng hịa trong quỹ đạo mới của chủ nghĩa thực dân mới Mỹ
− Chính thể VNCH với tư cách là một “Nhà nước dân chủ” hồn chỉnh, có
đầy đủ cơng cụ và hình thức của một “Quốc gia độc lập”, thực hiện
những chính sách đối nội, đối ngoại của một thực thể nhà nước, chịu sự
tác động của mơi trường chính trị thế giới và khu vực, đặc biệt là nằm
trọn trong quỹ đạo của Mỹ, làm cơng cụ cho chính sách thực dân mới và
thực hiện chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ ở khu vực này.
− Khủng hoảng và những nhân tố trực tiếp, gián tiếp đưa đến khủng hoảng,
những biện pháp giải quyết của chính quyền, những mối quan hệ của nhà
nước và chính quyền Ngơ Đình Diệm, đưa đến cuộc đảo chính lật đổ chế
độ gia đình trị họ Ngô, nhưng Hoa Kỳ chưa chịu thất bại trắng tay trong
chính sách thực dân mới khi nó cịn có những điều kiện để thay đổi và tồn
tại.
Giới hạn của đề tài về thời gian là từ sau khi Ngô Đình Diệm truất phế Bảo
Đại, thiết lập chế độ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam (1955), cho đến
khi chế độ này sụp đổ vào năm 1963; về không gian là phạm vi chủ yếu ở MNVN
theo giới hạn hành chính của thời kỳ chiến tranh sau Hiệp định Giơnevơ 1954. Do
có nhiều cơng trình nghiên cứu về đề tài đã công bố, nên đề tài chỉ tập trung đi sâu
với mức độ cơ bản các lĩnh vực chính yếu của chế độ VNCH: chính thể và bộ máy
nhà nước, chính sách và hoạt động chủ yếu về chính trị, qn sự, kinh tế, văn hóa xã
hội và ngoại giao.
4.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TÀI LIỆU
Phương pháp nghiên cứu tổng thể là dựa vào phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước Việt Nam.
- 13 -
Phương pháp nghiên cứu cụ thể là kết hợp hai phương pháp cơ bản của sử
học mácxít là Phương pháp lịch sử và phương pháp Logic. Hai phương pháp này
không chỉ giúp cho việc tái hiện lịch sử, phân tích và đánh giá các vấn đề lịch sử,
mà còn cho phép xem xét mối quan hệ bản chất của các vấn đề lịch sử, bình luận và
phê phán các quan điểm chính trị và học thuật.
Ngồi ra luận án cũng sử dụng những phương pháp cụ thể khác trong khoa
học xã hội, khoa học nhân văn hiện nay, nhất là khi thống kê, so sánh, đối chiếu để
xác định các cứ liệu lịch sử và các vấn đề kinh tế, quân sự, chính trị, xã hội...
Nguồn tài liệu quan trọng nhất và sử dụng chủ yếu nhất trong luận án là từ
các Phông Lưu trữ (hiện được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II), gồm:
Phông Phủ Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa (1954-1963) với 23.507 hồ sơ; Phông
Phủ Thủ tướng Quốc gia Việt Nam (1949-1954) 3.411 hồ sơ; Phông Phủ Thủ tướng
VNCH (1954-1975) với 34.938 hồ sơ; Phông Hội đồng Quân nhân Cách mạng 200
hồ sơ; Phông Cơ quan Viện trợ quốc tế Hoa Kỳ với 5.436 hồ sơ;… các phông hồ sơ
lưu trữ này gồm các văn bản Luật, Nghị định, Sắc lệnh, các Báo cáo, Tờ trình, Phúc
trình … về hoạt động kinh tế, qn sự, chính trị, ngoại giao, và văn hóa xã hội; các
chính sách và chương trình viện trợ của Mỹ,… được sản sinh trong q trình hoạt
động của chính quyền Ngơ Đình Diệm. Trong đó, có nhiều tài liệu được Hoa Kỳ –
Diệm xếp vào loại “mật”, “tối mật”,…
Ngoài ra, cịn có hơn 5000 đầu sách và tư liệu được bảo quản tại Trung tâm
Lưu trữ quốc gia II (liên quan đến đề tài) như: Công báo VNCH, các báo, tạp chí,
niên giám thống kê, các chương trình dự án và các sách đã xuất bản… liên quan đến
chế độ VNCH được xuất bản ở trong nước và nước ngoài.
Luận án cũng tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác như:
−
Tài liệu về chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong
thời kỳ kháng chiến chống Hoa Kỳ cứu nước lưu trữ tại Ban Tư liệu,
phòng Khoa học Cơng nghệ – Mơi trường, QK7;
−
Các cơng trình nghiên cứu là các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ về lịch
sử Việt Nam hiện đại của các tác giả đi trước.
- 14 -
−
Các tài liệu tham khảo khác là các tác phẩm, bài viết của nhiều tác giả
trong và ngoài nước có liên quan trực tiếp đến đề tài này hiện có tại Thư
viện Viện Phát triển bền vững, Thư viện Tổng hợp thành phố Hồ Chí
Minh,…
5.
ĐĨNG GĨP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
−
Luận án tái hiện bức tranh tổng thể, tồn diện về q trình hình thành,
hoạt động và sụp đổ của chế độ VNCH giai đoạn 1955-1963 với những
điều kiện, hoàn cảnh và đặc điểm chung và riêng của chế độ tay sai Ngơ
Đình Diệm.
−
Luận án phân tích những đặc điểm của thể chế chính trị VNCH, một mơ
hình “nhà nước dân chủ” với bản chất của chế độ tay sai phục vụ cho chủ
nghĩa thực dân mới Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam; trong đó chế độ độc
tài gia đình trị Ngơ Đình Diệm là cơng cụ chính trị quan trọng nhất, nhằm
thực hiện những âm mưu và thủ đoạn chiến tranh thực dân mới của Hoa
Kỳ ở miền Nam Việt Nam.
−
Luận án khẳng định sự sụp đổ tất yếu không thể tránh khỏi của chế độ
Ngô Đình Diệm và tất cả những chính quyền tay sai sau đó ở miền Nam
Việt Nam; sự sụp đổ này là kết quả vận động của nhiều nhân tố nội tại và
ngoại biên, nhưng quan trọng nhất, quyết định nhất vẫn là từ sự phát triển
của lực lượng và phong trào cách mạng của nhân dân miền Nam đấu
tranh chống lại chính quyền và chế độ ấy.
−
Qua phương pháp tiếp cận và vấn đề đặt ra, luận án góp phần bổ sung và
làm phong phú thêm nguồn tài liệu, tư liệu lưu trữ và từ nhiều phía phục
vụ nghiên cứu và giảng dạy, tổng kết về lịch sử Việt Nam giai đoạn 19541963 cũng như lịch sử cuộc kháng chiến chống Hoa Kỳ cứu nước của
nhân dân Việt Nam.
6.
BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án ngoài phần Dẫn luận, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần
nội dung chính được trình bày trong 4 chương:
- 15 -
Chương I
: Sự thành lập chế độ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam
Chương II : Bộ máy nhà nước và các công cụ chuyên chế của chính quyền
Việt Nam Cộng hịa
Chương III : Chính sách và hoạt động của chính quyền Việt Nam Cộng hịa
giai đoạn 1955-1963
Chương IV : Khủng hoảng chính trị và sự sụp đổ của chế độ Việt Nam Cộng
hòa giai đoạn 1955-1963
- 16 -
CHƯƠNG I:
SỰ THÀNH LẬP CHẾ ĐỘ VIỆT NAM CỘNG HÒA
Ở MIỀN NAM VIỆT NAM
1.1. VAI TRÒ CỦA MỸ TRONG VIỆC THIẾT LẬP CHẾ ĐỘ VIỆT NAM CỘNG
HÒA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM
Mỹ giữ một vai trị vơ cùng quan trọng trong việc thiết lập và củng cố chế độ
VNCH ở miền Nam Việt Nam. Tài liệu Lầu Năm Góc nhận định: “Về cơ bản, miền
Nam Việt Nam là một sản phẩm do Hoa Kỳ tạo ra”(*) [254, tr. 25]. Trong diễn văn
đọc tại một cuộc họp của Hội những người Hoa Kỳ bạn của Việt Nam (The
American Friends of Vietnam) tổ chức ngày 1-6-1956 ở Washington D.C,
John.F.Kennedy (lúc đó là Thượng Nghị sĩ, 5 năm sau là Tổng thống Mỹ) thừa
nhận: “Nếu chúng ta không phải là cha mẹ đẻ của nước Việt Nam nhỏ bé (ám chỉ
miền Nam Việt Nam - Tg), chắc chắn chúng ta là cha mẹ đỡ đầu. Chúng ta chủ trì
khi nó ra đời, chúng ta giúp đỡ cho nó sống, chúng ta cứu vãn tương lai của nó”(**)
[244].
Chế độ VNCH ở miền Nam Việt Nam ra đời ngày 26-10-1955 với Hiến ước
tạm thời và được chính thức hóa một năm sau đó với Hiến pháp ngày 26-10-1956,
tuy nhiên mọi việc đã được Hoa Kỳ chuẩn bị từ nhiều năm trước.
1.1.1. Hoa Kỳ giúp Pháp trở lại Việt Nam để len chân vào Đông Dương
Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc, nền ngoại giao của Hoa Kỳ
căn cứ trên “chính sách ngăn chặn” (the containment policy) nhằm chống lại sự phát
triển của chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới, đặc biệt là tại châu Âu theo khẩu hiệu
“châu Âu trước hết” (Europe first). Trong cuộc chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ đóng vai
“cảnh sát thế giới” chỉ huy phe đế quốc tư bản.
Để lôi kéo Pháp vào phe của Hoa Kỳ chống lại Liên Xô và các nước xã hội
chủ nghĩa khác ở Đông Âu, Hoa Kỳ đồng ý để cho Pháp tái chiếm Đông Dương
*
Nguyên văn tiếng Anh: South Vietnam was essentially the creation of the United States
Nguyên văn tiếng Anh: If we are not the parents of little Vietnam, then surely we are the godparents. We
presided at its birth, we gave assistance to its life, we have helped to save its future.
**
- 17 -
(trong đó có Việt Nam) và giữ vai trị “cảnh sát khu vực” ở Đơng Nam Á. Tiếp
tướng De Gaulle, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Cộng hịa Pháp, ngày 24-8-1945 tại
Washington D.C, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S.Truman nói: “Trong mọi trường
hợp, đối với Đơng Dương, chính phủ tơi khơng chống lại việc chính quyền và qn
đội Pháp quay trở lại xứ ấy” [237, tr. 249-250]. Không chỉ nói sng, Hoa Kỳ cho
tàu chiến chở qn viễn chinh Pháp sang Đơng Dương, cung cấp tài chính để Pháp
có kinh phí chi cho các hoạt động qn sự. Theo Peter A. Poole, từ tháng 7-1944
đến tháng 7-1948, Hoa Kỳ viện trợ cho Pháp 1,2 tỷ đô-la [51, tr.28]. Số tiền viện trợ
không ngừng gia tăng: 400 triệu đô-la năm 1948, 751,420 triệu đô-la năm 1949
[233, tr.42].
Với tham vọng thống trị toàn cầu, sau chiến tranh thế giới lần thứ II, Hoa Kỳ
đặt trọng tâm ưu tiên vào khu vực Tây Âu với chính sách chi phối về chính trị, quân
sự thông qua Kế hoạch Marshall(*), cho ra đời “Hiệp ước Brussels ngày 18-3-1948;
Tổ chức Hội đồng châu Âu ngày 5-5-1949; Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
ngày 4-4-1949” [84, tr.162]. Tại các nước thuộc địa và phụ thuộc có vị trí quan
trọng ở Á, Phi và Hoa Kỳ La-tinh, Hoa Kỳ thực thi chính sách “viện trợ cho các
nước chậm tiến” mà thực chất là một chương trình cụ thể của kế hoạch Marshall,
nhằm dập tắt phong trào giải phóng dân tộc và từng bước xác lập địa vị của Hoa Kỳ
ở khu vực này, thay thế chủ nghĩa thực dân cũ.
Việt Nam nói riêng và Đơng Dương nói chung, được Hoa Kỳ xác định là
trọng điểm để phản kích phong trào giải phóng dân tộc và ngăn chặn chủ nghĩa
cộng sản. Trong tờ tuần báo Hoa Kỳ - Life, ngày 26-12-1947, William Bullitt – đặc
phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ Truman đã nói rõ mục đích của Hoa Kỳ ở Việt
Nam và Đơng Dương: “ít người Hoa Kỳ quên rằng sau khi Nhật Bản kiểm sốt
đường xe lửa Hà Nội – Cơn Minh, chúng ta phải làm con đường Miến Điện…
*
Kế hoạch Marshall – tên thường gọi là chương trình phục hồi Châu Âu (European Recovery Program -
ERP), được thực thi trong vòng 4 năm, kể từ tháng 7 năm 1947. Trong thời gian đó, Mỹ viện trợ kinh tế - kỹ
thuật khoảng 17 tỷ đô la nhằm khôi phục các quốc gia châu Âu tham gia Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế - OECD.
- 18 -
chúng ta sẽ có thể cịn cần tới đường sắt Việt Nam để giúp Trung Quốc (Trung Hoa
quốc gia của Tưởng Giới Thạch – Tg) chống lại Liên Xô” [233, tr.16]. Cùng thời
điểm (cuối năm 1947), William Bullitt tới Hồng Kông gặp và cam kết viện trợ cho
Bảo Đại.
Từ năm 1949, mục tiêu của Hoa Kỳ ở Đông Dương được báo chí Hoa Kỳ
cơng khai trước dư luận, nhưng ẩn sau những mục đích kinh tế. Tờ Tin tức Hoa Kỳ
và thế giới, số ra ngày 28-1-1949, bộc lộ rõ sự quan tâm của Hoa Kỳ đối với tài
nguyên chiến lược quý giá của Đông Dương, những thứ mà Hoa Kỳ rất cần: “Việt
Nam, Campuchia, Lào rất giàu các nguyên liệu chiến lược cần thiết cho công
nghiệp chiến tranh, nhất là thiếc, ăng-ti-moan, tung-xten là những kim loại mà Hoa
Kỳ đang thiếu”. Còn tờ New York Times số ra ngày 12-2-1950, đưa tin: “Đông
Dương là một miếng mồi đáng cho chúng ta đánh một canh bạc to… Ngay trước
cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, lợi tức thu được ở Đông Dương lên khoảng 300
triệu đô-la mỗi năm” [60, tr.01].
Trong khi đó, văn kiện N.S.C 48/2 của Hội đồng An ninh quốc gia Hoa Kỳ
tháng 6-1949, xác định mục tiêu của Hoa Kỳ ở Đông Dương là: “Cần phải dành sự
chú ý đặc biệt đối với Đông Dương, là nơi mà Hoa Kỳ cần có hành động thiết thực,
để người Pháp thấy sự cần thiết phải vứt bỏ các chướng ngại vật, để Bảo Đại và
các lãnh tụ quốc gia khơng cộng sản khác có thể dành được sự ủng hộ của đa số
dân chúng Việt Nam” [212, tr. 127].
Về hành động, Hoa Kỳ cam kết viện trợ có điều kiện cho chính phủ Pháp, để
nhận được viện trợ, Hoa Kỳ ép Pháp phải trao trả quyền tự trị cho chính phủ Bảo
Đại. Ngày 8-3-1949, Hiệp ước Élysée về trao quyền tự trị cho Quốc gia Việt Nam
được ký kết giữa Bảo Đại và Tổng thống Pháp Vincent Auriol. Theo đó Quốc gia
Việt Nam (chính phủ Bảo Đại) có được quyền tự trị, có qn đội và chính sách
ngoại giao riêng.
Tháng 9-1949, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Dean Acheson thực hiện chuyến công
du tới Paris gặp Ngoại trưởng Pháp Robert Schuman, đặt vấn đề về vai trò của Hoa
- 19 -
Kỳ đối với Đông Dương, nhưng gặp phải lập trường cứng rắn của Pháp. Nhận xét
của Dean Acheson sau cuộc gặp đã chứng mình cho điều này:
“Rơ bớt Suman rất thận trọng trong khi bình luận tình hình Đông Nam Á và
không tỏ thái độ hoan nghênh đối với sự quan tâm của Mỹ. Ơng ta nói, nước
Pháp đã tốn kém rất lớn trong cuộc chiến đấu của tất cả các dân tộc dân chủ
ở Đông Dương, Hoa Kỳ có thể giúp đỡ bằng cách viện trợ kinh tế cho ba
“Chính phủ cịn non trẻ” – Việt Nam, Lào và Campuchia, tự họ không thể
đương đầu được. Người Pháp đã đỡ đầu cho các phong trào của họ để tiến
tới nền độc lập hoàn hảo hơn. Quân đội Pháp và các cố vấn kỹ thuật rất cần
thiết đối với việc phát triển sự hoạt động của các chính phủ độc lập thực sự
ở bản xứ. Tôi rất vui khi nghe nói đến vấn đề này, chúng tơi tin rằng Pháp có
thể giúp đỡ được nhiều hơn trong việc ngăn chặn sự thống trị của Cộng sản
bằng cách hành động nhanh hơn, để làm thỏa mãn các nguyện vọng dân
tộc” [149, tr.29-30].
Tháng 10-1949, cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước Cộng hịa Nhân dân
Trung Hoa ra đời, chính sách của Hoa Kỳ với Đơng Dương có những thay đổi quan
trọng. Hoa Kỳ đẩy mạnh việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn sự phát triển của
phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á, bằng việc gấp rút xác lập vai trò của
Hoa Kỳ ở khu vực này.
Tháng 11-1949, trong cuộc họp với Bộ trưởng Ngoại giao Anh, Tổng thống
Hoa Kỳ (1945-1953) Harry S. Truman lo ngại, nếu chính phủ Cộng hịa Nhân dân
Trung Hoa thiết lập ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và viện trợ cho
chính phủ này. “Ơng ta bày tỏ nguyện vọng muốn Anh và Hoa Kỳ ủng hộ chính
sách của Pháp ở Đơng Dương nói chung và đặc biệt đối với chính quyền mới của
Bảo Đại” [149, tr.30-31].
Từ năm 1950 đến cuối năm 1951, với việc ký một số hiệp định với Pháp về
Đơng Dương, như “Hiệp nghị phịng thủ chung Đông Dương”, “Kế hoạch hợp tác
kinh tế”, “Kế hoạch an ninh chung”…, Hoa Kỳ từng bước đặt Đông Dương trong
cái ô bảo hộ của mình, trong lúc chưa thể loại bỏ Pháp, Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ