Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Đảng bộ tỉnh khánh hòa lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo các cấp từ năm 2000 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 185 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------

NGUYỄN THỊ BÍCH NHUNG

ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HÒA LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TUYÊN GIÁO CÁC CẤP
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.56

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN ĐÌNH THỐNG

 
 
 
 
TP. HỒ CHÍ MINH – 2011


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lãnh đạo xây dựng đội
ngũ cán bộ Tuyên giáo các cấp từ năm 2000 đến năm 2010” do tôi nghiên cứu. Các
số liệu dẫn chứng của đề tài có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng.
Nếu khơng đúng Tơi xin chịu trách nhiệm hồn tồn.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN



Nguyễn Thị Bích Nhung


BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH KHÁNH HỊA 2011
 


NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

 

1.

TW

: Trung ương

2.

BCH

: Ban Chấp hành

3.

KHHGD

: Kế hoạch hóa gia đình


4.

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

5.

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

6.

CNH

: Cơng nghiệp hóa

7.

HĐH

: Hiện đại hóa

8.

ĐCSVN

: Đảng cộng sản Việt Nam


9.

HĐND

: Hội đồng nhân dân

10. UBND

: UBND

11. KHKT

: Khoa học kỹ thuật

12. THPT

: Trung học phổ thông

13. PTTH

: Phổ thông trung học

14. UBMTTQ

: Ủy ban mặt trận Tổ quốc

15. ĐH

: Đại học


16. CĐ

: Cao đẳng

17. PGS

: Phó giáo sư

18. TS

: Tiến sĩ

19. DTDCND

: Dân tộc dân chủ nhân dân


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................................... 3
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài .................................................................................... 4
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.................................................................. 5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài ..................................................................... 5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................... 6
7. Hướng tiếp cận tư liệu................................................................................................. 7
8. Kết cấu đề tài:.............................................................................................................. 7
Chương I: VỊ TRÍ VÀ VAI TRỊ CỦA CÁN BỘ NÓI CHUNG VÀ CÁN BỘ
TUYÊN GIÁO NÓI RIÊNG........................................................................................... 9
1. Khái quát chung về Khánh Hòa .................................................................................. 9

1.1 Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng phát triển của tỉnh Khánh Hịa............................. 9
1.2 Sự hình thành địa danh hành chính tỉnh Khánh Hòa qua các thời kỳ lịch sử............... 10
1.3 Đặc điểm dân cư của tỉnh Khánh Hòa ................................................................... 12
1.2 Khái quát về Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa và Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ ...................... 14
1.2.1 Khái quát về Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa từ 1930 đến trước năm 2000 ................ 14
1.2.2 Khái quát về lịch sử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy từ 1930 đến trước năm 2000 ............ 18
1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về cán bộ và cán bộ Tuyên giáo. 24
1.3.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về vấn đề cán bộ...................... 24
1.3.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về cán bộ Tuyên giáo .............. 32
1.3.3 Vai trò của cán bộ Tuyên giáo trong cơng tác xây dựng Đảng............................ 37
Chương II: Q TRÌNH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ BAN
TUYÊN GIÁO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010........................................................ 45
2.1 Thực trạng đội ngũ cán bộ tỉnh Khánh Hòa trước năm 2000, những vấn đề lý
luận và thực tiễn đặt ra cho Đảng bộ xây dựng đội ngũ cán bộ Tuyên giáo................. 45
2.1.1 Thực trạng đội ngũ cán bộ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ trước năm 2000 ................. 45


2.1.2 Những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra cho Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa xây
dựng đội ngũ cán bộ Tuyên giáo các cấp...................................................................... 48
2.1.3 Quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng trong thời kỳ đổi mới............... 54
2.2. Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ Tuyên giáo các cấp
từ năm 2000 đến năm 2010........................................................................................... 61
2.2.1 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa về xây dựng đội ngũ cán bộ Tuyên
giáo các cấp từ năm 2000 đến năm 2010 ...................................................................... 61
2.2.2 Những giải pháp của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo thực hiện xây dựng
đội ngũ cán bộ Tuyên giáo từ năm 2000 đến năm 2010 ............................................... 75
2.2.3 Kết quả xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo các cấp của Đảng bộ tỉnh Khánh
Hòa từ năm 2000 đến năm 2010 ................................................................................... 84
Chương III: MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM . 100
3.1 Ưu điểm................................................................................................................ 100

3.1.1 Chăm lo bồi dưỡng phẩm chất cách mạng cho cán bộ Tuyên giáo .................. 100
3.1.2 Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và
trình độ lý luận ............................................................................................................ 101
3.2 Hạn chế ................................................................................................................ 104
3.3 Bài học kinh nghiệm ............................................................................................ 107
3.4 Phương hướng, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ Tuyên giáo các cấp của
Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa trong những năm tiếp theo ................................................. 110
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 119
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 131




PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam khởi
xướng từ năm 1986 đã đạt được những thành tựu to lớn, đưa đất nước ta vượt qua
khủng hoảng kinh tế xã hội, thoát nghèo, bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH,
xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đại đa số cán bộ, đảng viên,
nhân dân phấn khởi tin vào Đảng, Nhà nước, công cuộc đổi mới của Đảng. Trong
những thắng lợi quan trọng ấy, có sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ Tuyên
giáo các cấp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ“ cán bộ là cái gốc của mọi công việc….
Công việc có thành cơng hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu”. Mỗi một người
cán bộ trong quá trình hoạt động của mình đều cần phải qua đào tạo, bồi dưỡng và
nâng cao chất lượng để đáp ứng nhiệm vụ cách mạng qua mỗi thời kỳ đặc biệt là đối
với bộ phận cán bộ Tuyên giáo các cấp. Bởi đây là một trong những đội ngũ cán bộ
quan trọng của Đảng và Nhà nước, là những người hoạt động chuyên nghiệp trên
các lĩnh vực tuyên giáo, làm nhiệm vụ tham mưu, và giúp cấp ủy Đảng thực hiện

công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và trực tiếp tác chiến trên các lĩnh
vực tư tưởng – văn hóa, văn nghệ, báo chí, giáo dục lý luận chính trị, khoa học, giáo
dục, y tế, thể dục thể thao, nghiên cứu và biên soạn lịch sử Đảng và lĩnh vực xã hội
khác.
Tuy nhiên, do những tác động tự phát của cơ chế kinh tế thị trường cùng với
những yếu kém của cơng tác tun giáo khiến cho tình hình tư tưởng trong nước và
trong tỉnh có những biến động phức tạp. Cùng với những thách thức trong quá trình
xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế thì
tình hình thế giới, trong nước cũng như trong tỉnh Khánh Hòa đang có những diễn
biến phức tạp.




Trong những năm tới, đất nước nói chung và tỉnh Khánh Hịa nói riêng tiếp
tục có những chuyển biến quan trọng xuất phát từ q trình hồn thiện cơ chế thị
trường định hướng XHCN trong đó có q trình xã hội hóa nhiều lĩnh vực của đời
sống xã hội; từ q trình phát huy dân chủ, xây dựng hồn thiện Nhà nước pháp
quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; từ quá
trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia ngày càng sâu và toàn diện vào
hội nhập quốc tế với tư cách là thành viên của WTO, nó tác động mạnh mẽ vào tư
tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Trước tình hình ấy Đảng Cộng sản Việt Nam đã có chủ trương xây dựng đội
ngũ cán bộ nói chung và cán bộ Tuyên giáo các cấp nói riêng, nhằm đáp ứng những
yêu cầu mới của đất nước. Như Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước đã ghi rõ: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của
cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then
chốt trong công tác xây dựng Đảng…“. Hội nghị lần thứ chín, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa X, trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung

ương III khóa VIII đã kết luận: “Cán bộ là nhân tố quyết định thành bại của cách
mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Phải thường xuyên chăm lo
xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới công tác cán bộ gắn với đổi mới phương thức
lãnh đạo của Đảng. Trên tinh thần ấy, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa
lần thứ XIV nhiệm kỳ 2000 – 2005, đã ban hành “Chương trình số 02-Ctr/TU về
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ, công chức, viên chức đến 2010 và xây
dựng đào tạo cán bộ sau năm 2010”. Để thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
lần thứ XIV, Tỉnh ủy Khánh Hịa tiếp tục đề ra Chương trình số 07- Ctr/TU về “Đào
tạo, nâng cao, tạo nguồn cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2006- 2010 và xây
dựng đào tạo nguồn cán bộ sau 2010”.
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác Tuyên giáo của tỉnh trong giai đoạn
mới, Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa cần phải tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung
và đội ngũ cán bộ Tuyên giáo nói riêng. Xuất phát từ lý do đó, tơi chọn hướng




nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa trong việc xây dựng đội ngũ
cán bộ Tuyên giáo các cấp trong 10 năm qua. Qua đó để thấy được những thành tựu
và hạn chế mà Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa đã đạt được trong việc lãnh đạo xây dựng
đội ngũ cán bộ Tuyên giáo các cấp. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa
ra những hướng giải quyết cho những năm tiếp theo.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về đề tài đội ngũ cán
bộ, song các cơng trình ấy chủ yếu nghiên cứu trên bình diện khái qt chung. Cịn
vấn đề nghiên cứu dưới góc độ của đề tài cịn rất ít, đáng chú ý có một số cơng trình
sau:
- Tài liệu bồi dưỡng công tác tuyên giáo ở cơ sở của Ban Tư tưởng – Văn hóa
Trung ương (2002)
- Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tuyên giáo ở cơ sở của Hồ Văn Chiểu

và Nguyễn Viết Thông (2006)
- Công tác tư tưởng của Đào Duy Quát (2010)
- Nguyên lý công tác tư tưởng của Lương Khắc Hiếu (2008), tập 1, tập 2.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay,
của Bùi Đình Phong. Tác giả đề cập đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
đảng viên về các mặt như: bản lĩnh, trí tuệ, phẩm chất đạo đức cách mạng, trên cơ
sở Nghị quyết Trung ương VI khóa X và những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh.
- Nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực chun mơn của đội ngũ giảng
viên lý luận, của Nguyễn Quốc Bảo. Tác giả thông qua phân tích nâng cao chất
lượng phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên lý luận
chính trị, đã đưa ra một số kiến nghị.
- Đội ngũ cán bộ, cộng tác viên dư luận xã hội ở Ban Tuyên giáo các tỉnh
thành phố hiện nay, của Nguyễn Mậu Việt Hưng trên cơ sở khảo sát về đội ngũ cán




bộ trực tiếp làm công tác dư luận xã hội trên 32 tỉnh, thành phố đại diện cho 8 khu
vực trong cả nước.
- Đội ngũ báo cáo viên, của Trương Minh Tuân (2009). Tác giả nêu lên những
thành tựu và hạn chế của đội ngũ báo cáo viên, đồng thời đưa ra những giải pháp để
nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh, thành trong giai
đoạn mới.
- Khánh Hịa đẩy mạnh cơng tác tun truyền biển đảo, của Phạm Thị Hồng
Thu (2009) trình bày khái quát về sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh
Hịa đối với cơng tác tun truyền biển đảo, chỉ ra những hạn chế yếu kém của công
tác tuyên truyền biển đảo.
- Cán bộ Tuyên giáo – Người dẫn chương trình của Đảng, của Nguyễn Thái
Hịa đề cập đến những phẩm chất cần có của người cán bộ Tuyên giáo.

Những tài liệu kể trên là cơ sở tham khảo cho đề tài. Tuy nhiên, chưa có đề tài
nào đề cập một cách hệ thống việc xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của
đội ngũ cán bộ tuyên giáo ở một Đảng bộ.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
- Đề tài “Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ Tuyên
giáo các cấp từ năm 2000 đến năm 2010”, nhằm mục đích làm rõ quá trình lãnh
đạo xây dựng đội ngũ cán bộ Tuyên giáo các cấp của Đảng bộ tỉnh Khánh Hịa, từ
đó đưa ra những đánh giá về hệ thống quan điểm, chủ trương và quá trình chỉ đạo
của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa trong lĩnh vực xây dựng đội ngũ cán bộ Tuyên giáo
các cấp; đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ Tuyên giáo
và những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ Tuyên giáo
của Đảng bộ tỉnh Khánh Hịa, từ đó đưa ra những giải pháp góp phần xây dựng đội
ngũ cán bộ Tuyên giáo các cấp trong những năm tiếp theo.




- Nhiệm vụ của đề tài:
+ Làm rõ vai trò, nhiệm vụ, chức năng và đặc điểm của đội ngũ cán bộ
Tuyên giáo các cấp ở tỉnh Khánh Hòa.
+ Làm rõ q trình Đảng bộ tỉnh Khánh Hịa vận dụng đường lối của Đảng
và Nhà nước để đề ra chủ trương, chính sách cụ thể về xây dựng đội ngũ cán bộ
Tuyên giáo các cấp và triển khai thực hiện chủ trương ấy.
+ Đánh giá thành tựu, hạn chế trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh về
xây dựng đội ngũ cán bộ Tuyên giáo, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho quá
trình lãnh đạo của Đảng bộ trong những năm tiếp theo.
+Dựa trên cơ sở thực tiễn và quá trình nghiên cứu, đề tài đề xuất những giải
pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ Tuyên giáo các cấp.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở lý luận cho những

người nghiên cứu khoa học Macxit, nhất là trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã
hội trong đó đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng. Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic là chủ yếu. Bên cạnh
đó, đề tài cịn sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, đối
chiếu, phân tích tài liệu để làm rõ những vấn đề mà đề tài đặt ra.
Ngoài ra, học viên đã thực hiện nhiều chuyến đi thực tế, trực tiếp tìm hiểu về
đội ngũ cán bộ Ban Tuyên giáo các cấp của tỉnh để có thêm kiến thức và kinh
nghiệm thực tiễn trong quá trình nghiên cứu của đề tài.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quan điểm, chủ trương, chính sách
và giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa và thực trạng xây dựng
đội ngũ cán bộ Tuyên giáo các cấp từ năm 2000 đến năm 2010.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:




+ Về mặt không gian: đội ngũ cán bộ tuyên giáo là một khái niệm rộng, là
những người hoạt động chuyên nghiệp trên các lĩnh vực tuyên giáo, gồm cán bộ
nghiên cứu và giảng dạy lý luận chính trị, cán bộ chuyên trách làm chức năng tham
mưu, hướng dẫn, kiểm tra, thẩm định trên các lĩnh vực tuyên giáo ở Ban Tuyên giáo
các cấp; cán bộ báo chí-xuất bản, cán bộ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa-văn
nghệ, thơng tin, cán bộ chính trị trong lực lượng vũ trang,…Với quy mô của một
luận văn Cao học đề tài giới hạn trong phạm vi sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Khánh
Hòa đối với cán bộ Ban Tuyên giáo các cấp. Cán bộ Ban Tuyên giáo được đề cập
trong luận văn bao gồm cả cán bộ lẫn công chức, viên chức Ban Tuyên giáo các
cấp.
+ Về mặt thời gian: Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa đã trải qua 16 kỳ đại hội. Qua
mỗi thời kỳ, Đảng bộ đã có sự lãnh đạo đối với việc phát triển đội ngũ cán bộ nói

chung và đội ngũ cán bộ Tuyên giáo nói riêng. Song đề tài được giới hạn khoảng
thời gian từ năm 2000 – 2010, là thời gian Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa trải qua 2
nhiệm kỳ 2000 – 2005 và 2005 – 2010 với những chủ trương, giải pháp tích cực
nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Ban Tuyên giáo các cấp.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Khánh
Hòa và những kinh nghiệm trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ Tuyên giáo các cấp,
góp phần vào việc xây dựng Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Đề tài cung cấp những tư liệu cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong việc xây
dựng đội ngũ cán bộ Tuyên giáo các cấp. Những thành tựu, hạn chế và bài học kinh
nghiệm đề tài rút ra có thể làm tư liệu tham khảo cho các Đảng bộ địa phương có
điều kiện tương đồng.
+ Làm tư liệu cho các lớp sinh viên, học viên sau, khi muốn nghiên cứu về
vấn đề cán bộ làm công tác tư tưởng.




+ Làm tư liệu giảng dạy Lịch sử Đảng khi vận dụng vai trò lãnh đạo của
Đảng ở địa phương.
7. Hướng tiếp cận tư liệu
- Các văn bản của Đảng và Nhà nước chỉ đạo nâng cao chất lượng cán bộ.
- Các văn kiện của Đảng từ Đại hội VI đến Đại hội X.
- Nghị quyết của các Hội nghị Trung ương Đảng qua các kỳ Đại hội.
-

Các Văn kiện của Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XIV, XV, XVI.

- Các báo cáo, tổng kết của Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và các

Đảng bộ trực thuộc….
- Kế thừa và sử dụng số liệu, nhận xét, đánh giá của một số cơng trình nghiên
cứu khoa học có liên quan.
8. Kết cấu đề tài:
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia
thành 3 chương.
Chương I: Vị trí và vai trị của cán bộ nói chung và cán bộ Tun giáo nói riêng
1. 1Khái qt chung về Khánh Hịa
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng phát triển của tỉnh Khánh Hịa
1.1.2 Sự hình thành địa danh hành chính tỉnh Khánh Hòa qua các thời kỳ lịch sử
1.1.3 Đặc điểm dân cư của tỉnh Khánh Hòa
1.2. Khái quát về Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa và Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ
2.1 Khái quát về Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa từ 1930 đến trước năm 2000
2.2 Khái quát về Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy từ 1930 đến trước năm 2000
1.3Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về cán bộ và cán bộ Tuyên giáo
1.3.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về vấn đề cán bộ
1.3.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh và Quan điểm của Đảng về cán bộ Tuyên giáo




1.3.3 Vai trị của cán bộ Tun giáo trong cơng tác xây dựng Đảng
Chương II:Quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ Ban Tuyên giáo từ năm
2000 đến năm 2010
2.1 Thực trạng đội ngũ cán bộ tỉnh Khánh Hòa trước năm 2000, những vấn đề lý
luận và thực tiễn đặt ra cho Đảng bộ xây dựng đội ngũ cán bộ Tuyên giáo các cấp
2.1.1 Thực trạng đội ngũ cán bộ Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ trước năm 2000
2.1.2 Những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra cho Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa xây
dựng đội ngũ cán bộ Tuyên giáo các cấp
2.1.3 Quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng trong thời kỳ đổi mới

2.2 Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ Tuyên giáo các cấp
từ năm 2000 đến năm 2010
2.2.1 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa về xây dựng đội ngũ cán bộ Tuyên
giáo các cấp từ năm 2000 đến năm 2005
2.2.2 Những giải pháp của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo thực hiện xây dựng đội
ngũ cán bộ Tuyên giáo từ năm 2000 đến năm 2010
2.2.3. Kết quả xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo các cấp của Đảng bộ tỉnh Khánh
Hòa từ năm 2000 đến năm 2010
Chương III: Một số nhận xét, đánh giá và bài học kinh nghiệm
3.1 Ưu điểm
3.2 Hạn chế
3.3 Bài học kinh nghiệm
3.4 Phương hướng, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ Tuyên giáo các cấp của
Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa trong những năm tiếp theo




Chương I: VỊ TRÍ VÀ VAI TRỊ CỦA CÁN BỘ NÓI CHUNG VÀ CÁN BỘ
TUYÊN GIÁO NÓI RIÊNG
1. Khái quát chung về Khánh Hòa
1.1 Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng phát triển của tỉnh Khánh Hòa
Khánh Hòa là vùng đất thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ nằm giữa hai vĩ
tuyến 12 và 13, ở tọa độ địa lý từ 1080 40’ 33” đến 1090 27’ 55” kinh độ Đông và từ
110 42’ 50” đến 120 52’ 15” vĩ độ Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía Nam giáp
tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp hai tỉnh Đắc Lắc và Lâm Đồng và phía Đơng giáp
biển Đơng. Khánh Hịa có vị trí đặc biệt quan trọng của cả nước bởi nằm trên trục
quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc – Nam và là cửa ngõ của Tây Nguyên xuống đồng
bằng qua quốc lộ 26, với diện tích đất liền 4693 km2 và hơn 200 hòn đảo và quần
đảo là 5197km2. Là tỉnh nằm sát dãy núi Trường Sơn nên đa số diện tích của Khánh

Hịa là núi non. Nơi đây hẹp và thon ở hai đầu, có nơi chỉ rộng 10 đến 15 km, gần
trung tâm của tỉnh có nơi rộng nhất trên 60km với hai đồng bằng là Diên Khánh và
Ninh Hòa. Miền đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400km2, chiếm chưa đến 1/10 diện
tích tồn tỉnh và bị chia thành từng ô, ngăn cách bởi những dãy núi ăn ra biển, nên
đi dọc tỉnh phải qua khá nhiều đèo như: đèo Cả, đèo Cổ Mã, đèo Chín Cụm, đèo
Bánh Ít, đèo Rọ Tượng, đèo Rù Rì [28, tr30].
Khánh Hịa là một trong những tỉnh có đường bờ biển đẹp của Việt Nam kéo
dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh với độ dài khoảng 385km tính theo mép
nước và có nhiều khúc khuỷu, lồi lõm, nhiều cửa lạch, đầm, vịnh cùng khoảng 200
đảo lớn nhỏ ven bờ và đảo san hô của quần đảo Trường Sa. Khánh Hịa có sáu đầm
và vịnh lớn: Đại Lãnh, Vân Phong, Hịn Khói, Nha Phu, Nha Trang và Cam Ranh.
Trong đó nổi tiếng nhất là vịnh Cam Ranh với chiều dài 16km, chiều rộng 32km,
thông với biển qua eo biển rộng 1,6km có độ sâu từ 18 đến 20m, được xem là cảng
biển có điều kiện tự nhiên tốt nhất Đơng Nam Á. Nhờ đó mà Khánh Hịa có nhiều
danh thắng du lịch biển như bãi biển Đại Lãnh, Dốc Lết, Bãi Trũ, Nha Trang…
Cùng với biển là hệ thống sơng ngịi tuy khơng lớn nhưng mật độ khá dày. Nhìn


10 

chung các con sông ở đây ngắn và dốc, cả tỉnh có khoảng 40 con sơng dài từ 10km
trở lên và bắt nguồn tại vùng núi phía Tây trong tỉnh chạy xuống biển. Trong đó có
hai sơng lớn là sơng Cái (Nha Trang) và sơng Dinh (Ninh Hịa). Dọc bờ biển, cứ
khoảng 5 đến 7km có một cửa sơng.
Khánh Hịa có khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng tương đối ơn hịa hơn so với
các tỉnh tính từ phía Bắc Đèo Cả trở ra và phía Nam từ Ghềnh Đá Bạc trở vào, với
hai mùa mưa nắng rõ rệt. Nên vùng đất Khánh Hịa có tài ngun thiên nhiên phong
phú và đa dạng với nhiều loại đặc sản, đặc biệt là yến sào được coi là “vàng trắng”
có giá trị xuất khẩu cao. Cùng với đó là lợi thế về rừng chiếm ¾ diện tích tồn tỉnh,
phần lớn cao trên 1000m, gắn với dải Trường Sơn, lại là phần cuối phía cực Nam

nên địa hình khá đa dạng, tạo ra nhiều cảnh quan đẹp và gắn với nhiều truyền thuyết
dân gian. Ngồi ra Khánh Hịa có nhiều loại lâm sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao
đặc biệt là trầm hương là loại hương liệu và dược liệu có giá trị kinh tế cao.
1.2 Sự hình thành địa danh hành chính tỉnh Khánh Hịa qua các thời kỳ lịch sử
Năm 1653, sau khi vua Chiêm Thành dâng vùng đất từ bờ bắc sông Phan
Rang (Ninh Thuận ngày nay) trở ra đến núi Đá Bia – Đèo Cả (ranh giới giữa hai
tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa ngày nay), Chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Tần) đặt dinh
Thái Khang gồm hai phủ là Thái Khang (quản hai huyện Quảng Phước và Tân
Định, tức huyện Vạn Ninh và Ninh Hòa ngày nay) và Diên Ninh (quản ba huyện
Vĩnh Xương, Phước Điền, Hoa Châu, nay là thành phố Nha Trang, Cam Ranh,
huyện Diên Khánh, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh của Khánh Hòa và một phần đất từ
sông Phan Rang ra đến ranh giới địa phận Khánh Hịa – Ninh Thuận). Dinh đóng tại
huyện Tân Định phủ Thái Khang. Như vậy, năm 1653 là năm mở đầu cho sự hình
thành địa phận hành chính tỉnh Khánh Hòa ngày nay [28, tr34].
Năm 1690, chúa Nguyễn Phúc Trăn đổi phủ Thái Khang thành phủ Bình
Khang và lấy ln tên dinh là Bình Khang. Năm 1742, chúa Nguyễn Phúc Khoát
đổi phủ Diên Ninh thành phủ Diên Khánh. Năm 1744, tổ chức hành chính nhà
Nguyễn đàng Trong được sắp xếp lại, phủ chúa gọi là điện, cơ quan trực thuộc phủ


11 

chúa được chia thành lục bộ, lãnh thổ đàng Trong (từ sơng Gianh – Quảng Bình vào
đến Cà Mau) được chia thành 12 dinh, trong đó có dinh Bình Khang gồm hai phủ
Bình Khang và Diên Khánh với 5 huyện Quảng Phước, Tân Định, Phước Điền,
Vĩnh Xương, Hoa Châu.
Năm 1792, sau khi đánh Nam, dẹp Bắc, Quang Trung – Nguyễn Huệ thực
hiện thống nhất đất nước, dinh Bình Khang thuộc nhà Tây Sơn khơng có gì thay đổi
về hành chính.
Sau khi đánh bại triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi với niên hiệu Gia

Long (1802), đến năm 1803, dinh Bình Khang được đổi thành dinh Bình Hịa, phủ
Bình Khang đổi thành phủ Bình Hịa, dinh quan trấn thủ đóng tại Thành Diên
Khánh ngày nay. Năm 1808, triều Nguyễn tiến hành cải cách hành chính trên quy
mơ tồn quốc thì dinh đổi thành trấn nên dinh Bình Hịa đổi thành trấn Bình Hịa
quản 2 phủ, 5 huyện, 18 tổng và 290 làng. Năm 1831 phủ Bình Hịa đổi tên thành
phủ Ninh Hòa. Năm 1832, vua Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính lần thứ 2,
cải trấn thành tỉnh, lập 31 tỉnh trong tồn quốc. Từ đây, trấn Bình Hịa được đổi
thành tỉnh Khánh Hòa với 2 phủ và 4 huyện, trong đó phủ Ninh Hịa quản hai huyện
Quảng Phước và Tân Định còn phủ Diên Khánh quản hai huyện Vĩnh Xương và
Phước Điền [28. T8, tr35-36].
Từ khi thực dân Pháp đánh chiếm Khánh Hịa (1885), tổ chức hành chính
Khánh Hịa tiếp tục có sự thay đổi. Năm 1888, vua Đồng Khánh nhập vùng đất
huyện An Phước phủ Ninh Thuận của tỉnh Bình Thuận và 7 xã của huyện Tuy
Phong, 2 tổng của huyện Hòa Đa sáp nhập vào huyện Vĩnh Xương. Địa giới tỉnh
Khánh Hòa được mở rộng. Vào năm 1901, Khánh Hòa gồm 2 phủ Diên Khánh (2
huyện Phước Điền quản 5 tổng với 38 xã thôn, huyện Vĩnh Xương quản 4 tổng với
45 xã thôn) và phủ Ninh Hòa (2 huyện Quảng Phước quản 6 tổng với 83 xã thôn và
huyện Tân Định quản 3 tổng với 73 xã thôn). Năm 1904, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số của Trung tâm hành chính Củng Sơn – Phú Yên cùng với M’Deak – Đắc
Lắc sát nhập vào tỉnh Khánh Hòa nhưng đến năm 1923 lại được tách ra và giao lại
cho Đắc Lắc quản lý. Bước sang năm 1924, thị trấn Nha Trang được thiết lập với 4


12 

làng Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh, Phương Sài. Năm 1931, chính quyền
thực dân Pháp đổi huyện Tân Định thành phủ Ninh Hòa (huyện Ninh Hòa ngày
nay), phần đất còn lại đổi thành huyện Vạn Ninh. Năm 1939, Toàn quyền Đơng
Dương thành lập Đại lý hành chính Ba Ngịi. Đến năm 1944, thị trấn Nha Trang
được đưa lên thành thị xã với 5 phường: Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh,

Phương Sài, Phước Hải [28, tr37-38].
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành cơng nhưng liền sau đó thực dân
Pháp quay trở lại đánh chiếm Khánh Hòa tiếp đến là đế quốc Mỹ, nên địa lý hành
chính tỉnh Khánh Hịa trong suốt chặng đường 30 năm, từng lúc, từng nơi có những
thay đổi phù hợp với tình hình và nhiệm vụ cách mạng. Sau khi đất nước thống
nhất, vào năm 1975 hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa sát nhập thành tỉnh Phú Khánh.
Nhưng 7/1989 lại tách thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa [28, tr38-39]. Ngày 23
tháng 12 năm 2010 thị xã Cam Ranh được Chính phủ cơng nhận là thành phố trực
thuộc tỉnh Khánh Hòa1. Hiện nay, tỉnh Khánh Hòa gồm 2 thành phố (Nha Trang và
Cam Ranh), 1 thị xã (Ninh Hòa) và 6 huyện (Vạn Ninh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh,
Khánh Sơn, Cam Lâm, Trường Sa). Các huyện, thị, thành phố của Khánh Hòa được
phân thành 35 phường, 6 thị trấn và 99 xã [106].
1.3 Đặc điểm dân cư của tỉnh Khánh Hòa
Cách đây khoảng từ 4500 – 5000 năm, tỉnh Khánh Hịa đã có các cư dân sinh
sống: tộc người thuộc ngữ hệ Malayo – Polenexia (dân tộc Chăm, Raglai, E-đê) và
tộc người thuộc ngữ hệ Môn Khơ-me (dân tộc T’ring…) [28, tr32]. Hai tộc người
này chia thành hai nhóm sinh thái và nhân văn: nhóm người Chăm sống ở ven biển
và đồng bằng cịn nhóm người Raglai, Ede, T’ring…sống sâu trong đất liền [30,
tr21]. Từ cuối thế kỷ XVII bờ cõi Việt Nam được mở rộng về phía nam, người Kinh
từ phía Bắc do những hồn cảnh khác nhau di cư đến vùng đất này để cư trú và sinh
sống. Từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX có thêm một bộ phận người Hoa đã
cộng cư cùng với các cư dân đã có trên địa bàn Khánh Hòa ngày nay. Đến khi thực
                                                            
1

  />

13 

dân Pháp rồi phát xít Nhật và đế quốc Mỹ lần lượt đánh chiếm nước ta thì Khánh

Hịa tiếp tục được bổ sung thêm nguồn dân cư mới từ các tỉnh phía Bắc vào làm ăn
cùng với bộ đội và cán bộ từ các tỉnh trong cả nước đến chiến đấu và công tác. Đặc
biệt là từ sau ngày giải phóng đến nay thì nguồn dân cư của Khánh Hịa ngày một
được tăng cường nhờ có các chính sách đưa dân cư đi xây dựng vùng kinh tế mới
của Chính phủ và từ nguồn di dân tự phát của các tầng lớp nhân dân. Từ đây dân cư
của Khánh Hòa ngày một đông đúc và ngày nay dân số Khánh Hòa là 1.156.903
người với 32 dân tộc: dân tộc Kinh chiếm 95,3% sống phân bố đều khắp huyện, thị,
thành phố nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là các vùng đồng bằng, thành phố, thị xã,
thị trấn; Dân tộc Raglai chiếm 3,4% sống tập trung chủ yếu ở hai huyện Khánh Sơn
và Khánh Vĩnh trong các bản làng; Dân tộc Hoa chiếm 0,86% sống chủ yếu ở Nha
Trang và Ninh Hòa. Các nhóm chính khác gồm Cơ – ho chiếm 0,34%, Ê – đê chiếm
0,25%.... Ngồi ra, cịn có các dân tộc Tày, Nùng, Mường, Chăm…. Tuy người
Chăm là cư dân bản địa ở Khánh Hòa, nhưng từ giữa thế kỷ XVII về sau này thì lần
lượt di chuyển về phía Nam. Nên ngày nay, người Chăm ở Khánh Hòa còn lại số
lượng khơng đáng kể. Khánh Hịa có dân số phân bố không đều, tập trung đông ở
thành phố Nha Trang với mật độ 31,24% dân số toàn tỉnh. Các huyện và thị xã ở
đồng bằng có mật độ dân cư khơng chênh lệch lớn cịn nơi có mật độ dân số thấp
nhất là các huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh. Ngoài ra ở huyện đảo
Trường Sa hầu như dân cư không cố định [106].
Mặc dù cư dân Khánh Hòa được thiết lập từ nhiều nguồn khác nhau nhưng
tất cả đều cùng sát bên nhau, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau xây dựng và bảo vệ vùng
đất của mình cũng như bảo vệ đất nước trước mọi sự xâm lược và phá hoại của kẻ
thù trong và ngoài nước.Trải qua nhiều thế kỷ cộng cư và hòa cư, người Việt ở
Khánh Hòa đã giao lưu, tiếp nhận và tiếp biến những tinh hoa văn hóa truyền thống
của các dân tộc anh em để từ đó tạo nên một bản sắc văn hóa của chính mình, làm
giàu thêm kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Trong đó văn hóa của người Việt là chủ
thể.


14 


1.2 Khái quát về Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa và Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ
1.2.1 Khái quát về Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa từ 1930 đến trước năm 2000
Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Khánh Hòa ra đời từ tổ chức đảng
tiền thân là Đông Dương Cộng sản Liên đồn với sự kiện ngày 24/2/1930, đồng chí
Ngơ Gia Tự đại diện cho Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt
Nam ký quyết định công nhận Đơng Dương Cộng sản Liên đồn gia nhập Đảng
Cộng sản Việt Nam. Khi đó, Tỉnh ủy lâm thời Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam
tỉnh Khánh Hòa gồm các đồng chí Trần Hữu Duyệt – Bí thư Tỉnh ủy kiêm phụ trách
Nha Trang, đồng chí Lê Dung phụ trách hai huyện Tân Định và Vạn Ninh, đồng chí
Nguyễn Biền phụ trách hai huyện Vĩnh Xương và Diên Khánh, đồng chí Đỗ Long
làm nhiệm vụ liên lạc với các tỉnh bạn và với Xứ ủy Nam Kỳ. Và các đồng chí
Trương Hiệu, Trần Đình Giáp giúp việc cho đồng chí Trần Hữu Duyệt một số việc
do Xứ ủy giao đối với các tỉnh “Ngũ Trang” cũ.
Sau khi thành lập, Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa đã từng bước lãnh đạo phong
trào cách mạng trong tỉnh giành nhiều thắng lợi. Trong những năm 1930 – 1935, do
địch khủng bố ác liệt, đàn áp dã man phong trào cách mạng tạm thời lắng xuống,
các tổ chức cơ sở đảng bị tan vỡ. Tuy nhiên phong trào vẫn không dập tắt mà âm ỉ
tồn tại trong quần chúng nhân dân nên từ những đảng viên cịn lại khơng bị lộ và
những đảng viên vượt ngục trở về từng bước gây dựng, phục hồi lại các tổ chức cơ
sở đảng. Từ khi chuyển hướng sang đấu tranh theo các mục tiêu dân sinh, dân chủ
thời kỳ 1936 – 1939, điển hình là các cuộc đấu tranh ở vùng cao su Đồng Trăn, Suối
Dầu, công nhân hỏa xa Nha Trang,…. Tỉnh ủy Khánh Hòa từng bước được khôi
phục lại tổ chức và lực lượng, phát triển mạnh mẽ trong cao trào vận động giải
phóng dân tộc thời kỳ 1939 – 1945. Tháng 4/1945, Tỉnh ủy được thành lập lại, tích
cực xây dựng các đồn thể cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh, xây dựng lực lượng
vũ trang, đón thời cơ phát động quần chúng khởi nghĩa trong tồn tỉnh giành chính
quyền ngày 19/8/1945.



15 

Tháng 10/1945, thực dân Pháp đã quay trở lại đánh chiếm Nha Trang. Đảng
bộ tỉnh Khánh Hòa tiếp tục sự nghiệp lãnh đạo quần chúng tiến hành kháng chiến
chống thực dân Pháp (1945 – 1954). Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân
Pháp, Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa tiến hành 2 lần Đại hội Đảng bộ tỉnh. Đại hội Đảng
bộ tỉnh lần thứ nhất họp từ ngày 10 đến 17 tháng 3 năm 1950 tại Hòn Ngang (Hòn
Hèo) với trên 100 đại biểu thay mặt cho 2949 đảng viên toàn tỉnh; bầu Ban Chấp
hành mới gồm 13 đồng chí trong đó Bí thư là đồng chí Tơn Thất Vỹ. Đại hội Đảng
bộ tỉnh lần thứ hai họp vào tháng 12/1951 tại căn cứ Đá Bàn với 130 đại biểu về dự
đại hội; Ban Chấp hành mới được bầu với 15 đồng chí trong đó đồng chí Nguyễn
Xn Hữu là Bí thư. Trong suốt 9 năm kháng chiến dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam mà trực tiếp là Đảng bộ tỉnh, quân và dân Khánh Hòa lần lượt đánh
bại 5 kế hoạch chiến lược chiến tranh của Pháp đồng thời có nhiều trận đánh và
chiến dịch lớn. Tiêu biểu là cuộc chiến đấu 101 ngày đêm bao vây quân Pháp tại
Nha Trang (13/10/1945 – 1/2/1946).
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975), Đảng bộ tỉnh đã 7 lần
tiến hành Đại hội đại biểu toàn tỉnh. Đại hội Đảng bộ lần thứ ba diễn ra vào 2/1962
tại bn A-Xây phía Tây Nam hịn Dù với 40 đại biểu và tại Đại hội đã bầu ra Ban
Chấp hành mới với 13 ủy viên, đồng chí Mai Dương là Bí thư Tỉnh ủy. Tháng
2/1965, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ tư được tiến hành với trên 100 đại biểu và Ban
Chấp hành của nhiệm kỳ này có 13 ủy viên, đồng chí Tơ Văn Ơn làm Bí thư Tỉnh
ủy. Vào tháng 11/1968, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 5 được triệu tập tại Gia Ao
(Vĩnh Sơn) có 106 đại biểu và Ban Chấp hành mới có 21 ủy viên, đồng chí Nguyễn
Hồng Châu làm Bí thư Tỉnh ủy. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ sáu được tổ chức ngày
18/10/1971 tại Tà Gộc – Khánh Vĩnh có 80 đại biểu tham dự, Đại hội bầu ra Ban
Chấp hành mới gồm 25 ủy viên, đồng chí Ngũ Hữu Ngật làm Bí thư. Ngày
8/10/1973, Đảng bộ tỉnh lần thứ bảy được triệu tập tại Hòn Dù xã Khánh Minh, Ban
Chấp hành nhiệm kỳ này gồm 23 ủy viên, đồng chí Võ Cứ giữ chức vụ quyền Bí
thư Tỉnh ủy. Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo quân dân tỉnh Khánh Hòa đánh bại các thủ

đoạn chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng tỉnh vào ngày 3/4/1975, góp


16 

phần vào Đại thắng mùa xuân 1975 thống nhất nước nhà. Như vậy sau 30 năm
kháng chiến, Đảng bộ và nhân dân Khánh Hòa đã trải qua một chặng đường đấu
tranh gian khổ hy sinh và giành được những chiến công vẻ vang và rất đáng tự hào.
Sau khi giành được độc lập thống nhất đất nước, Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa III (8/1975) quyết định giải thể Trung ương cục Miền Nam
và các Khu ủy ở cả hai miền, sáp nhập một số tỉnh thành. Hai tỉnh Khánh Hòa và
Phú Yên được hợp nhất thành tỉnh mới với tên tỉnh Phú Khánh (11/1975), Ban
Chấp hành mới được chỉ định gồm 43 ủy viên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 15 ủy
viên do đồng chí Nguyễn Xuân Hữu làm Bí thư Tỉnh ủy. Nhằm chuẩn bị cho Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 4 của Đảng, Đảng bộ tỉnh Phú Khánh tiến hành Đại
hội đại biểu lần thứ nhất: vòng 1 từ ngày 11 đến 17/11/1976 tại thị xã Nha Trang
với 223 đại biểu chính thức thay mặt cho trên 10.000 đảng viên toàn tỉnh về dự;
vòng 2 từ ngày 21 đến 26/3/1977 cũng tại thị xã Nha Trang và Ban Chấp hành Đảng
bộ tỉnh Phú Khánh (khóa I) mới gồm 37 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết,
Ban Thường vụ Tỉnh ủy có 11 ủy viên, đồng chí Nguyễn Xn Hữu, Uỷ viên Trung
ương Đảng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Từ ngày 12 đến 19/10/1979 đã diễn ra
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Khánh lần thứ 2 tại thành phố Nha Trang với 330
đại biểu chính thức thay cho 11.400 đảng viên ở 970 chi bộ và Đảng bộ cơ sở, Ban
Chấp Đảng bộ tỉnh (khóa II) được bầu mới gồm 43 ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự
khuyết, Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 13 ủy viên, đồng chí Nguyễn Xuân Hữu, Ủy
viên Trung ương Đảng được bầu lại làm Bí thư Tỉnh ủy. Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú
Khánh lần thứ 3 vòng 1 tiến hành từ ngày 8 đến 16/1/1982; vòng 2 từ ngày 31/1 đến
3/2/1983 tại thành phố Nha Trang với 350 đại biểu thay mặt hơn 12.000 đảng viên
trong toàn tỉnh về dự, Ban Chấp hành Đảng bộ (khóa III) gồm 41 ủy viên chính thức
và 3 ủy viên dự khuyết, Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 13 ủy viên, đồng chí Nguyễn

Xuân Hữu tiếp tục được bầu lại làm Bí thư. Từ ngày 20 đến 26/10/1986, Đảng bộ
tỉnh Phú Khánh tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ 4 tại thành phố Nha Trang, Ban
Chấp hành mới được bầu với 60 đồng chí, trong đó có 45 đồng chí ủy viên chính


17 

thức và Ban Thường vụ có 13 đồng chí, đồng chí Nguyễn Duy Luân làm Bí thư
Tỉnh ủy.
Sau hơn 13 năm, Đảng bộ tỉnh Phú Khánh đã lãnh đạo quân và dân trong
tỉnh đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng bên cạnh đó việc hợp nhất hai tỉnh
đã bộc lộ những mặt hạn chế không khắc phục được. Căn cứ trên đề nghị của tỉnh
Phú Khánh (tại Hội nghị lần thứ 13 của Tỉnh ủy Phú Khánh vào 2/1989), Bộ Chính
trị ra Quyết định số 83 về việc chia tỉnh Phú Khánh thành hai tỉnh Phú Yên và
Khánh Hòa. Thực hiện Quyết định số 83 của Bộ Chính trị và Nghị quyết của kỳ họp
thứ 5, Quốc hội khóa VIII về tái lập tỉnh Khánh Hịa, Ban Bí thư Trung ương Đảng
ra quyết định thành lập Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa và chỉ định Ban Chấp hành gồm
30 đồng chí trong đó 6 đồng chí trong Ban Thường vụ và đồng chí Bùi Hồng Thái
làm Quyền Bí thư Tỉnh ủy (26/10/1989 đồng chí được quyết định làm Bí thư Tỉnh
ủy Khánh Hòa).
Tháng 4/1991, Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa tiến hành Đại hội lần thứ 12 vòng 1
từ ngày 26 đến 30/4, do tình hình mất đồn kết nội bộ ở một số đồng chí trong Tỉnh
ủy nên vịng 2 khơng được tiến hành, Tỉnh ủy Khánh Hịa đã họp Hội nghị lần thứ 7
từ ngày 2 đến 7/11/1991 để kiểm điểm sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và kiểm điểm một
số cá nhân trong nhiệm kỳ 1987 – 1991, đồng chí Lê Phước Thọ, Ủy viên Bộ Chính
trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương về dự và chỉ đạo Hội nghị. Và Đại hội đại biểu
Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ 13 diễn ra từ ngày 23 đến 26/4/1996 với sự tham
dự của 298 đại biểu đại diện cho hơn 12.000 đảng viên của Đảng bộ, Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hịa khóa XIII gồm có 43 đồng chí, Ban Thường vụ Tỉnh
ủy có 13 ủy viên, đồng chí Nguyễn Thị Hồng Vân làm Bí thư Tỉnh ủy.

Như vậy từ khi ra đời đến năm 2000, Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa đã trải qua
nhiều bước thăng trầm, bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn cịn những mặt
hạn chế cần khắc phục nhưng tựu chung thì Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện
được việc thống nhất lịng dân, lãnh đạo tồn bộ nền kinh tế - văn hóa – xã hội trong
tỉnh phát triển theo kinh tế thị trường định hướng XHCN.


18 

1.2.2 Khái quát về lịch sử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy từ 1930 đến trước năm 2000
a. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa từ năm 1930 – 1975
Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Khánh Hòa được thành lập vào ngày
24/2/1930 với những cán bộ đầu tiên như Bùi Giao, Nguyễn Khắc Tài, Dương
Chước, Lê Dung, đồng thời đây cũng là đội ngũ cán bộ đầu tiên của tỉnh làm công
tác tư tưởng. Khi ra đời Đảng bộ tỉnh hoạt động trong điều kiện bí mật và nhiều khó
khăn do sự đàn áp dã man của bọn thực dân, phong kiến, nên chưa có điều kiện để
thành lập cơ quan tham mưu riêng về công tác tư tưởng mà chỉ có những hoạt động
tuyên truyền và cổ động của các đồng chí trong Đảng bộ vừa làm cơng tác lãnh đạo,
chỉ đạo phong trào cách mạng vừa làm công tác tuyên truyền, cổ động. Tuy chưa
thiết lập cơ quan tham mưu nhưng Đảng bộ luôn quan tâm đến công tác tư tưởng,
đến đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng nên đã mở nhiều lớp học bồi dưỡng, đào
tạo cán bộ, do đồng chí Trần Hữu Duyệt phụ trách chung, Trương Hiệu phụ trách
trực tiếp lớp học. Người có cơng truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin, xây dựng
những tổ chức cách mạng và tổ chức quần chúng đấu tranh dưới sự lãnh đạo của
Đảng bộ Khánh Hịa thời kỳ này là đồng chí Trần Hữu Duyệt – Bí thư Tỉnh ủy cùng
với ủy viên liên lạc của Tỉnh ủy là đồng chí Đỗ Long, Lê Dung, Nguyễn Chước,
Nguyễn Thế... [30, tr55].
Từ năm 1930 đến cách mạng Tháng tám năm 1945, với sự giúp đỡ của đồng
chí Phạm Xuân Hòa về đường lối và phương pháp hoạt động, đồng chí Thìn cùng
với đồng chí Nguyễn Văn Hun đã tái thiết lại các tổ chức cơ sở đảng với việc

thành lập Ban Cán sự Đảng của tỉnh tại Chín Cụm do đồng chí Phạm Xn Hịa chủ
trì, đồng chí Thìn được bầu làm Bí thư ban cán sự Đảng [30, Tr.75]. Ngày đó, Ban
Cán sự Đảng lâm thời chưa hình thành các cơ quan tham mưu, giúp việc, mà tất cả
cán bộ, đảng viên đều làm công tác tuyên truyền tổ chức và phát động quần chúng
nhân dân tỉnh Khánh Hịa tiến hành đấu tranh. Tuy chưa có ban tham mưu nhưng
với những hoạt động của các đồng chí làm cơng tác tun truyền, vận động, dưới
ánh sáng của chương trình và điều lệ Mặt trận Việt Minh như: Ngô Đức Diễn, Hà
Huy Tập, Trần Hữu Duyệt, Lê Dung, Đỗ Long, Trần Đình Giáp, Trương Hiệu…


19 

đảm nhận ln cơng tác tun truyền của Đảng góp phần tạo nên nhiều hình thức
đấu tranh của quần chúng nhân dân trong tỉnh từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng
khởi nghĩa trong tồn tỉnh giành chính quyền về tay nhân dân diễn ra đầu tiên tại hai
huyện Ninh Hịa và Vạn Ninh. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Khánh Hịa đã
thắng lợi góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám
của cả nước. Và đây là một tiền đề vững chắc, tạo niềm tin vững chắc cho nhân dân
tỉnh Khánh Hòa vào sự lãnh đạo của Đảng trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ
tiếp theo.
Ngay sau khi thực hiện Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền trong cả nước,
Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo thành lập Bộ Tuyên truyền để chỉ đạo cơng tác tun
truyền trong tồn quốc. Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng và Chính phủ đồng thời do
nhận thức được vai trị và vị trí quyết định của cơng tác tư tưởng đối với thực hiện
nhiệm vụ cách mạng của tỉnh, năm 1947 Tỉnh ủy thành lập Tiểu ban tuyên huấn
thuộc Ban Đảng vụ. Tỉnh ủy chủ trương tăng cường cán bộ cho cơ sở nhất là các địa
bàn quan quan trọng như Nha Trang, Vĩnh Xương. Từ đó nhiều chi bộ đảng được
thành lập tiến tới thành lập các Huyện ủy, thị ủy để có thể lãnh đạo chỉ đạo quần
chúng khắp nơi trong tỉnh thực hiện đấu tranh đánh đuổi kẻ thù cướp nước và bán
nước. Quán triệt phương hướng chiến lược mới của Đảng, 13/2/1949, Tỉnh ủy triệu

tập Hội nghị cán bộ bất thường với vấn đề lựa chọn cán bộ ưu tú để kiện toàn cơ
quan lãnh đạo và bộ máy giúp việc các ngành dân, chính, đảng từ tỉnh đến cơ sở.
Trên cơ sở đó cuối năm 1949, Tỉnh ủy quyết định thành lập các cơ quan chuyên
môn giúp việc cho Tỉnh ủy và Ban Tuyên huấn được thành lập do một đồng chí
trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy phụ trách. Ban Tuyên huấn ra đời và ngày càng hoàn
thiện về bộ máy đã tham mưu cho Tỉnh ủy công tác xây dựng Đảng về mặt tư tưởng
và trực tiếp lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng bộ. Các đồng chí cán bộ trong Ban
đã kiên trì, bền bỉ tuyên truyền giáo dục làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân
trong tỉnh hiểu và nắm vững đường lối kháng chiến của Đảng, nhận rõ âm mưu và
tội ác của bè lũ cướp nước và bán nước, ni dưỡng chí căm thù giặc và xây dựng ý
chí quyết tâm kháng chiến đến cùng. Chính vì vậy cơng tác tư tưởng của Đảng bộ


×