Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện và tin học hóa các quy trình tổng hợp chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm áp dụng cho trung ương và địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.13 KB, 52 trang )

NGHIÊN CỨU HỒN THIỆN VÀ TIN HỌC HĨA CÁC QUY TRÌNH TỔNG
HỢP CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT, GIÁ TRỊ TĂNG THÊM ÁP DỤNG
CHO TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG

LỜI NÓI ĐẦU
Hệ thống tài khoản quốc gia là trung tâm của hệ thống thống kê quốc gia.
Phương pháp luận về thống kê tài khoản quốc gia đã được Ủy ban Thống kê Liên hợp
quốc soạn thảo, ban hành lần đầu tiên vào năm 1953, cập nhật, sửa đổi và bổ sung vào
những năm 1968, 1993 và gần đây nhất là vào năm 2008. Từ năm 1992, Việt Nam đã
áp dụng Hệ thống tài khoản quốc gia 1993 thay cho Hệ thống Bảng cân đối kinh tế
quốc dân và bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Thống kê Việt Nam đã xuất
bản hai tài liệu về phương pháp biên soạn Hệ thống tài khoản quốc gia của Việt Nam
vào năm 1998 và năm 2003. Sách hướng dẫn nói trên “nhằm cung cấp những khái
niệm, định nghĩa cơ bản, nguồn thông tin và phương pháp biên soạn một số chỉ tiêu và
chỉ tiêu kinh tế tổng hợp trong Hệ thống tài khoản quốc gia ở Việt Nam”. Tuy nhiên,
các tài liệu này chỉ dừng lại ở mức hướng dẫn về phương pháp biên soạn, nặng tính
lý thuyết với nguyên tắc, quy định theo chuẩn mực của quốc tế gắn với điều kiện của
Việt Nam. Những tài liệu này là cơ sở lý thuyết quan trọng để xây dựng quy trình tính
tốn cụ thể cho từng chỉ tiêu và việc tổng hợp các chỉ tiêu này ở phạm vi cả nước và
tỉnh thành phố.
Cho đến nay Tổng cục Thống kê chưa có một quy trình tính tốn và tổng hợp
các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ và toàn diện, thống nhất từ
trung ương đến địa phương. Thực tế này gây khơng ít khó khăn cho những người
trực tiếp thực hiện tính tốn các chỉ tiêu, đó cũng là một trong những nguyên nhân
dẫn tới tình trạng chênh lệch số liệu giữa trung ương và địa phương. Để khắc phục
tình trạng khơng đồng bộ và khơng thống nhất, cần thiết phải thống nhất một quy
trình tính tốn cụ thể được tin học hóa trên cơ sở các chỉ tiêu đầu vào và đầu ra áp
dụng từ trung ương tới địa phương. Đây là một công việc cần thiết, có ý nghĩa thực

1



tiễn cao trong bối cảnh Tổng cục đang tiến hành rà soát số liệu khắc phục chênh lệch
GDP giữa trung ương và địa phương, góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu
quả hoạt động của công tác thống kê tài khoản quốc gia trong thời gian tới.
Đề tài “Nghiên cứu hồn thiện và tin học hóa các quy trình tổng hợp chỉ tiêu
giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm áp dụng cho trung ương và địa phương” được
thực hiện để đáp ứng yêu cầu nêu trên. Đề tài nhằm đáp ứng yêu cầu đã đề ra trong
chương trình hoạt động của Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn
2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Cụ thể, đáp ứng nội dung của chương trình
số 2 “Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng phương pháp luận thống kê tiên tiến và xây
dựng, chuẩn hóa các quy trình thống kê theo chuẩn mực quốc tế” và chương trình số
6 về “Ứng dụng, phát triển cơng nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động
thống kê”1.
Đề tài được triển khai đáp ứng định hướng phát triển công tác thống kê Việt
Nam trong giai đoạn tới: “Cải tiến và hoàn thiện phương pháp thống kê theo hướng
ứng dụng phương pháp thống kê hiện đại, phù hợp với các tiêu chuẩn, thông lệ
thống kê quốc tế và thực tiễn Việt Nam”. Việc thực hiện đề tài chính là cụ thể hóa lý
thuyết của thống kê tài khoản quốc gia vào thực tiễn ở Việt Nam thơng qua q trình
tin học hóa cơng tác thống kê tài khoản quốc gia. Đề tài được triển khai và áp dụng,
không những nâng cao được chất lượng số liệu thống kê tài khoản quốc gia mà cịn
minh bạch hóa quy trình tính tốn chỉ tiêu GDP nói riêng và các chỉ tiêu tài khoản
quốc gia nói chung cho trung ương và địa phương.
Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng tính tốn giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm ở trung ương
và địa phương.
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Tin học hóa và áp dụng các quy trình tổng
hợp chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm ở trung ương và địa phương.
Phạm vi nghiên cứu:
1 Quyết định số 1803/QĐ-TTg ngày 18/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ.


2


Nghiên cứu quy trình tổng hợp chỉ tiêu GO, VA áp dụng cho trung ương và địa
phương ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như:
1. Phương pháp mô tả;
2. Phương pháp phân tích hệ thống;
3. Phương pháp chun gia.
Ngồi lời mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục, nội dung đề tài gồm 3
chương chính:
Chương 1. Một số vấn đề chung về quy trình và quy trình sản xuất thơng tin
thống kê.
Chương 2. Thực trạng biên soạn và tổng hợp chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị
tăng thêm và tổng sản phẩm trong nước.
Chương 3. Xây dựng quy trình tổng hợp chỉ tiêu giá trị sản xuất; chi phí trung
gian và tổng sản phẩm trong nước. Đây là điểm cốt lõi của kết quả đề tài khoa học,
phần này đề cập đến các vấn đề chính như:
- Thứ nhất là nguyên tắc xây dựng quy trình;
- Thứ hai là xây dựng quy trình tính tốn và tổng hợp, trong đó gồm các quy
trình thể hiện qua các sơ đồ từ Sơ đồ khái quát quy trình chung của tất cả các ngành
đến sơ đồ tổng hợp chỉ tiêu GDP cấp quốc gia và GRDP cấp tỉnh, thành phố;
- Thứ ba là: (i) Quy trình biên soạn số liệu đối với các ngành gồm 5 bước, (ii)
Quy trình tổng hợp chỉ tiêu GDP (GRDP) gồm 6 bước;
- Thứ tư là đề tài xây dựng phần mềm tính tốn chỉ tiêu GO, IC, VA theo
phương pháp sản xuất và thử nghiệm cho khu vực 1, khu vực 2 với số liệu chạy thử
minh họa theo quý của 3 năm 2010, 2011 và 2012.
Đề tài triển khai với mục tiêu xây dựng quy trình tính giá trị sản xuất, chi phí

trung gian, và GDP là cơ sở cho việc tin học hóa quá trình tính các chỉ tiêu này trong
thời gian tới. Đề tài chỉ tập trung vào phương pháp tính GDP theo phương pháp sản
xuất, là phương pháp chính đang được thực hiện ở nước ta hiện nay cho phạm vi cả

3


nước và các tỉnh, thành phố. Đề tài vừa có phạm vi rộng, phải bao quát hết phạm vi
toàn nền kinh tế, vừa chuyên sâu, chi tiết cho từng ngành, từng hoạt động cụ thể, do
đó sẽ có nhiều khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc
để tiếp tục hoàn thiện.
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUY TRÌNH
VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT THƠNG TIN THỐNG KÊ
1.1. TIN HỌC HĨA QUY TRÌNH SẢN XUẤT THƠNG TIN THỐNG KÊ
1.1.1. Khái niệm quy trình
Theo nghĩa chung nhất quy trình được hiểu là thứ tự các bước tiến hành trong
một quá trình sản xuất. Theo nghĩa cụ thể hơn, một quy trình nghiệp vụ có thể được
định nghĩa như sau: “Đó là một chuỗi các cơng việc được thực hiện theo trình tự nối
tiếp hay song song bởi một hoặc nhiều cá nhân để đạt đến được một mục đích chung”.
Quy trình được hiểu là các bước và trình tự thực hiện các bước để giải quyết
một công việc. Tùy thuộc mức độ đơn giản hay phức tạp của công việc mà các bước
được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, có thể ít hay nhiều bước, có thể ít hay nhiều
tầng. Trình tự thực hiện có thể đơn giản và cũng có thể rất phức tạp, tùy thuộc vào số
lượng và độ phức tạp của các bước.
1.1.2. Quy trình sản xuất thơng tin thống kê
Quy trình sản xuất thơng tin thống kê được hiểu là các bước và trình tự các
bước của hoạt động sản xuất thơng tin thống kê.
Quy trình sản xuất thơng tin thống kê được chia ra các quy trình cấp cao và
quy trình chi tiết.

Quy trình cấp cao là các bước cấp cao nhất và trình tự của các bước này.
Quy trình chi tiết là các bước (nội dung) chi tiết của từng bước cấp cao.
1.1.3. Quy trình biên soạn các chỉ tiêu GO, IC, VA
Quy trình biên soạn chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng
thêm được hiểu là các bước và trình tự các bước để tính tốn các chỉ tiêu này. Theo
phương pháp sản xuất, các chỉ tiêu này có mối liên hệ trực tiếp với nhau nên việc tính
tốn chỉ tiêu VA sẽ xuất phát từ tính tốn chỉ tiêu GO và IC.

4


Quy trình biên soạn các chỉ tiêu GO, IC, VA ở đây được hiểu là quy trình chi
tiết (cấp thấp) tương ứng với Bước 4 (Xử lý thông tin) trong Quy trình sản xuất
thơng tin thống kê cấp cao của Tổng cục Thống kê (theo Quyết định số 945/QĐTCTK, ban hành ngày 24/09/2013) (Xem mục 3.2.1.1).
Tuy nhiên, quy trình trong phạm vi đề tài được hiểu là quy trình nghiệp vụ cụ
thể với chức năng là tổng hợp và xử lý số liệu để có được chỉ tiêu tổng hợp, phản
ánh kết quả của hoạt động sản xuất ở tầm vĩ mơ. Quy trình chi tiết địi hỏi chun
sâu về kỹ thuật tính tốn ở từng chun ngành, tiếp tục tổng hợp ở mức độ khái quát
hơn và cuối cùng được biểu hiện bằng chỉ tiêu GDP (cấp quốc gia) hoặc GRDP (cấp
tỉnh, thành phố).
1.1.4. Một số quy trình sản xuất thơng tin thống kê trên thế giới
1.1.4.1. Quy trình sản xuất thông tin thống kê của EUROSTATS
EuroStats đưa ra mơ hình chung cho thống kê châu Âu, trên cơ sở mơ hình đề
nghị của Newzealand có bổ sung của Canada và Úc. Quy trình cấp cao nhất gồm 9
bước: (1) Xác định nhu cầu; (2) Thiết kế; (3) Xây dựng;(4) Tiến hành thu thập; (5)
Làm sạch và tổng hợp; (6) Phân tích; (7) Phổ biến; (8) Lưu trữ; (9) Đánh giá.
1.1.4.2. Quy trình sản xuất thơng tin thống kê của thống kê Úc
Thống kê Úc cũng áp dụng mô hình 9 bước như EuroStats nêu trên.
1.1.4.3. Quy trình sản xuất thông tin thống kê của thống kê Hàn Quốc
Hệ thống sản xuất thông tin thống kê sử dụng mô hình gồm 6 bước: thiết kế

điều tra; thu thập dữ liệu; xử lý dữ liệu; phổ biến thông tin và quản lý dữ liệu; hỗ trợ
thống kê chất lượng; và đánh giá.
1.1.4.4. Quy trình sản xuất thơng tin thống kê của thống kê Thụy Điển
- Thống kê Thụy Điển sử dụng mơ hình 9 bước: (1) Xác định nhu cầu; (2)
Thiết kế và lập kế hoạch; (3) Xây dựng và thử nghiệm; (4) Thu thập thông tin; (5)
Tổng hợp; (6) Phân tích; (7) Phổ biến thơng tin (8) Đánh giá và phản hồi; (9) Hỗ trợ
và cơ sở hạ tầng.
* Như vậy, các mơ hình quy trình sản xuất thơng tin thống kê quốc tế hầu hết
bao gồm các khâu công việc sau: Xác định nhu cầu; thiết kế; xây dựng; thử nghiệm;
thu thập; tổng hợp; phân tích; phổ biến thông tin; lưu trữ; đánh giá và phản hồi.
1.1.4.5. Quy trình xử lý thơng tin thống kê ở Việt Nam
5


Mơ hình quy trình sản xuất thơng tin thống kê2 gồm 7 bước: Xác định nhu cầu;
chuẩn bị thu thập, thu thập; xử lý; phân tích; phổ biến và lưu trữ. Từng bước trong
quy trình bao gồm nhiều bước (nội dung) chi tiết, cụ thể.
Trên đây là một số quy trình sản xuất thơng tin thống kê trên thế giới và quy
trình đang được đề xuất áp dụng vào Việt Nam. Quy trình biên soạn các chỉ tiêu GO,
VA đề xuất trong đề tài về cơ bản được xây dựng dựa theo các bước nói trên. Tuy
nhiên, đây là quy trình chi tiết (cấp thấp) nên chủ yếu tập trung vào trình bày việc xác
định thơng tin đầu ra, thơng tin đầu vào và các thuật tốn tính tốn các chỉ tiêu đầu ra
từ chỉ tiêu đầu vào rất chi tiết, theo các ngành cấp 2 và tổng hợp cho cả nước.
1.1.5. Tin học hóa quy trình sản xuất thơng tin thống kê
1.1.5.1. Khái niệm tin học hóa
Tin học hố là quá trình chuyển đổi, thay thế việc thực hiện một quy trình tác
nghiệp với các thao tác thủ cơng bằng các thiết bị, cơng cụ có sự tham gia của máy
tính điện tử và cơng nghệ thơng tin - truyền thơng.
1.1.5.2. Tin học hóa quy trình sản xuất thơng tin thống kê
Quy trình sản xuất thơng tin thống kê cấp cao của Tổng cục Thống kê Việt

Nam được ban hành bao gồm 7 bước: (1) Xác định nhu cầu thông tin; (2) Chuẩn bị
thu thập thông tin; (3) Thu thập thông tin; (4) Xử lý thông tin; (5) Phân tích thơng
tin; (6) Phổ biến thơng tin và (7) Lưu trữ thơng tin.
Như vậy, có thể hiểu tin học hóa quy trình sản xuất thơng tin thống kê là việc
phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thơng hỗ trợ các bước của quy
trình sản xuất số liệu thống kê, là nền tảng để hiện đại hóa quá trình sản xuất số
liệu thống kê.
1.2. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT, CHI PHÍ TRUNG GIAN, GIÁ TRỊ TĂNG THÊM
VÀ TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC
Phần này tập trung trình bày những lý luận cơ bản của Hệ thống Tài khoản
quốc gia về phương pháp tính chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng
thêm và tổng sản phẩm quốc nội đối với cả nước và tổng sản phẩm trên địa bàn đối
với tỉnh, thành phố.

2 Theo Quyết định số 945/QĐ-TCTK ban hành ngày 24/9/2013 của Tổng cục Thống kê về phê duyệt

Quy trình sản xuất thơng tin cấp cao của Tổng cục Thống kê.

6


1.2.1. Giá trị sản xuất (Gross output - GO)
Giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị của những sản phẩm vật chất và dịch vụ do các
cơ sở sản xuất thuộc tất cả các ngành kinh tế tạo ra trong một thời gian nhất định (quí
hoặc năm).
Giá trị sản xuất được tính theo giá cơ bản và giá người sản xuất.
Giá cơ bản là số tiền người sản xuất nhận được từ người mua do bán một đơn
vị sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ sản xuất ra, trừ thuế sản phẩm và cộng trợ cấp sản
xuất mà người sản xuất nhận được. Giá cơ bản không bao gồm phí vận tải được
người sản xuất ghi hóa đơn riêng.

Giá cơ bản đo lường khoản tiền người sản xuất được hưởng nên đó là mức giá
gần nhất liên quan đến quyết định của người sản xuất.
Giá người sản xuất là số tiền người sản xuất nhận được do bán một đơn vị sản
phẩm vật chất hoặc dịch vụ sản xuất ra trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) được khấu trừ
mà người mua phải trả. Giá người sản xuất không bao gồm chi phí vận tải mà người
sản xuất ghi hóa đơn riêng.
Cả giá người sản xuất và giá cơ bản đều không bao gồm VAT 3, hoặc thuế tương
tự tính trên hàng bán ra.
Giá sử dụng là số tiền người mua phải trả để nhận được do bán một đơn vị
hàng hóa hay dịch vụ tại thời gian và địa điểm do người mua yêu cầu.
Giá trị sản xuất có thể được tính theo giá cơ bản hoặc giá người sản xuất, cịn
giá sử dụng được dùng để tính toán giá trị sản phẩm, tức là xem xét giá trị sản phẩm
từ phía người sử dụng.
Sơ đồ 1 dưới đây trình bày thành phần của các loại giá để thấy được rõ hơn
mối liên hệ giữa giá cơ bản, giá người sản xuất, giá sử dụng.
Sơ đồ 1: Thành phần theo các loại giá
Chi phí
trung
gian

Thu nhập
của
người lao
động

Khấu

Thặng

hao


dư sản

TSCĐ

xuất

Thuế sản xuất khác + Trợ cấp sản xuất

3 VAT ở đây được hiểu là VAT hoặc loại thuế tương tự tính theo phương pháp khấu trừ, phân biệt

với VAT tính theo phương pháp trực tiếp.

7


Giá cơ bản
Chi phí
trung
gian

Thu nhập
của
người
lao động

Khấu

Thặng


hao

dư sản

TSCĐ

xuất

Thuế sản
xuất khác + Thuế sản phẩm không phải VAT Trợ cấp sản

Trợ cấp sản phẩm

xuất

Giá người sản xuất
Thuế sản
Chi phí
trung
gian

Thu nhập
của
người lao
động

Khấu

Thặng


hao

dư sản

TSCĐ

xuất

Thuế sản

phẩm

xuất khác +

khơng phải

Trợ cấp sản

VAT -

xuất

Trợ cấp sản
phẩm

Thuế

Phí

VAT


thương

khơng

nghiệp,

được

phí vận

khấu trừ

tải

Giá sử dụng cuối cùng

*Sự khác nhau giữa các loại giá, đặc biệt giữa Giá cơ bản và Giá người sản
xuất là do thuế sản xuất; thuế nhập khẩu và trợ cấp sản xuất; trợ cấp nhập khẩu
Thuế là khoản phải nộp bắt buộc, bằng tiền hay bằng hiện vật từ đơn vị thể chế
cho Nhà nước. Liên quan đến xác định giá, hệ thống tài khoản quốc gia trình bày các
loại thuế sản xuất và thuế nhập khẩu như sau:
Thuế sản xuất và thuế nhập khẩu được chia thành: Thuế sản phẩm và thuế sản
xuất khác. Thuế sản xuất và thuế nhập khẩu được thể hiện qua sơ đồ 2 như sau:
Sơ đồ 2: Các loại thuế trong sản xuất và phân phối sản phẩm

8


Trợ cấp sản xuất là khoản chuyển nhượng một chiều của Nhà nước cho các doanh

nghiệp. Trợ cấp sản xuất hiểu theo nghĩa ngược với thuế sản xuất và làm tăng giá trị
thặng dư của doanh nghiệp. Trợ cấp sản xuất bao gồm trợ cấp sản phẩm và trợ cấp sản
xuất khác.
GO theo giá cơ bản được tính theo một số phương pháp sau:
1) Phương pháp tính trực tiếp từ sản lượng sản phẩm
Phương pháp này được áp dụng cho tính GO của ngành nơng nghiệp.
(1.1)
2) Phương pháp tính từ doanh thu tiêu thụ
Phương pháp này thường được áp dụng cho các ngành hoạt động sản xuất dễ
dàng thu thập được thông tin về doanh thu như: Công nghiệp khai khống, cơng
nghiệp chế biến, chế tạo và các ngành dịch vụ (ngoại trừ ngành bán buôn, bán lẻ; hoạt
động ngân hàng, bảo hiểm; hoạt động kinh doanh bất động sản).
Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
GO

=

dịch vụ (ở đây doanh
thu không bao gồm

Chênh lệch cuối kỳ trừ

Trợ cấp
+

sản xuất

đầu kỳ thành phẩm tồn


+

kho, hàng đang gửi

(nếu có)

(1.2)

bán, sản phẩm dở dang

thuế sản phẩm)

3) Phương pháp tính từ doanh thu bán hàng và trị giá vốn hàng bán ra
Phương pháp này áp dụng cho ngành bán buôn, bán lẻ; hoạt động kinh doanh
bất động sản.
Trị giá vốn hàng bán ra, hoặc
GO

=

Doanh
số bán

-

trị giá vốn hàng chuyển bán,
hoặc chi phí từ các khoản chi

+


Trợ cấp sản xuất
(nếu có)

hộ khách hàng
Ở đây doanh thu bán hàng không bao gồm thuế sản phẩm.
4) Phương pháp tính từ các yếu tố chi phí sản xuất
GO

= Tổng chi phí
sản xuất

+

Lợi

Trợ cấp

nhuận

sản xuất

9

(1.4)

(1.3)


+


(nếu có)

Đây là cách tính có thể áp dụng cho hầu hết các ngành hoạt động. Tuy nhiên, để
áp dụng được cách tính này cần có được thơng tin về chi phí cho hoạt động sản xuất
kinh doanh, lợi nhuận và trợ cấp sản xuất (nếu có).
5) Phương pháp tính riêng cho hoạt động sản xuất kinh doanh đặc thù (thí dụ
hoạt động kinh doanh tiền tệ và bảo hiểm)
+ Đối với ngân hàng
GO hoạt động
ngân hàng

GO dịch vụ

=

+

thẳng

GO dịch vụ
ngầm

(1.5)

+ Đối với bảo hiểm
Phí
GO

=


bảo
hiểm

Bồi
-

thường

Dự
-

bảo hiểm

phịng
phí

+

Thu nhập
do đầu tư

(1.6)

1.2.2. Chi phí trung gian (Intermediate consumption - IC)
Chi phí trung gian là một bộ phận cấu thành của GO, bao gồm tồn bộ chi phí
về sản phẩm vật chất và dịch vụ cho sản xuất được hạch toán vào giá thành sản
phẩm, IC phải là kết quả sản xuất do các ngành sản xuất ra hoặc nhập khẩu từ nước
ngoài. IC ln được tính theo giá sử dụng.
1.2.3. Giá trị tăng thêm (Value Added - VA)
Giá trị tăng thêm là giá trị mới của hàng hoá và dịch vụ tạo ra trong q trình

sản xuất của một ngành kinh tế.
Cơng thức chung tính giá trị tăng thêm:
VA = GO - IC

(1.7)

VA theo giá cơ bản được tính bằng GO theo giá cơ bản trừ IC theo giá người
mua.
Giá trị tăng thêm theo giá cơ bản bao gồm tất cả các loại trợ cấp (trợ cấp sản
phẩm và trợ cấp sản xuất khác) nhưng không bao gồm tất cả các loại thuế sản phẩm.
1.2.4. Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Products - GDP)

10


GDP là giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế
trong một khoảng thời gian nhất định.
GDP được tính theo ba phương pháp: (i) Phương pháp sản xuất, (ii) Phương
pháp thu nhập và (iii) phương pháp sử dụng.
Theo phương pháp sản xuất, GDP được tính từ VA giá cơ bản như sau:
Tổng giá trị
GDP

=

Tất cả các

tăng thêm giá + loại thuế sản
cơ bản


Tất cả các
-

phẩm

loại trợ cấp

(1.8)

sản phẩm

Ở đây thuế sản phẩm và trợ cấp sản phẩm bao gồm cả thuế nhập khẩu và trợ
cấp nhập khẩu.
GDP tính từ giá trị tăng thêm theo giá người sản xuất như sau:
Tổng giá trị
GDP =

tăng thêm giá

+

người sản xuất

VAT không
được khấu trừ

Thuế
+

Trợ cấp


nhập

-

khẩu

nhập

(1.9)

khẩu

Sự khác biệt giữa công thức (1.8) và (1.9) do sự khác biệt giữa VA giá cơ bản
và VA giá người sản xuất được biểu hiện trong công thức dưới đây:
VA giá người
sản xuất

=

VA giá
cơ bản

Thuế sản
+

phẩm khơng
phải VAT

-


Trợ cấp
sản phẩm

(1.10)

1.2.5. Tính các chỉ tiêu GO, IC và VA theo giá so sánh
1.2.5.1. Đối với chỉ tiêu GO theo giá so sánh
+ Tính từ lượng và giá:
Theo cách tính này, GO theo giá so sánh được tính như trong cơng thức 1.1 với
đơn giá sản xuất bình quân của sản phẩm i là giá của năm được chọn để so sánh
(thường là giá năm gốc).
+ Tính theo phương pháp chỉ số giá
Theo cách tính này, GO theo giá so sánh được tính từ GO theo giá hiện hành và
chỉ số giá sản xuất tương ứng.

11


GO ihh
GO =
I sx
ss
i

(1.11)

+ Tính theo phương pháp ngoại suy:
Đây là phương pháp dùng chỉ số khối lượng để ngoại suy GO của năm cần
tính theo giá năm gốc, thường dùng để theo dõi biến động nhanh, trong một khoảng

thời gian ngắn (tháng, quý).
1.2.5.2. Đối với tính chỉ tiêu IC theo giá so sánh
+ Tính theo phương pháp chỉ số giá: IC giá so sánh được tính từ IC giá hiện
hành, tương tự như cách tính GO theo giá so sánh ở công thức 1.11, nhưng mẫu số là
chỉ số giá của nguyên vật liệu đầu vào dùng cho sản xuất tương ứng của năm báo
cáo so với năm gốc.
+ Tính theo hệ số IC: IC theo giá so sánh của năm gốc được tính bằng tích của
GO năm báo cáo theo giá năm gốc nhân với tỷ lệ IC so với GO của năm gốc.
1.2.5.6. Đối với tính chỉ tiêu VA theo giá so sánh
Theo phương pháp sản xuất bằng hiệu số của GO và IC theo giá so sánh. Cách
tính VA theo giá so sánh được gọi là giảm phát hai lần hay giảm phát một lần.
+ Nếu IC tính theo phương pháp chỉ số giá: IC theo giá so sánh được tính dựa
vào IC theo giá hiện hành và chỉ số giá nguyên liệu đầu vào thì hiệu số VA theo giá
so sánh được gọi tính theo phương pháp giảm phát hai lần.
+ Nếu IC được xác định theo giá so sánh trước bằng cách sử dụng hệ số IC
năm gốc nhân với GO giá so sánh, sau đó tính IC giá hiện hành bằng cách nhân IC
giá so sánh với chỉ số giá nguyên, vật liệu dùng cho sản xuất tương ứng thì được
hiệu số VA theo giá so sánh được gọi là tính theo phương pháp giảm phát hai lần rút
gọn4.
Hệ số IC giá so sánh và hiện hành theo phương pháp giảm phát hai lần và giảm
phát hai lần rút gọn sẽ khác nhau.
+ Nếu IC theo giá so sánh và giá hiện hành được tính bằng cách nhân GO theo
giá so sánh, giá hiện hành với cùng một hệ số IC thì VA theo giá so sánh được gọi là
4 Trang 115-116 cuốn “National Accounts: A practical introduction”, Department of Economic and

Social Affairs, Statisticis Division, United Nations New York, 2003, trang 191 Input - Output table,
United Nation New York, 1999.

12



tính theo phương pháp giảm phát một lần (hay phương pháp giảm phát đơn).
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp thơng tin đầu vào có GO giá hiện
hành, giá so sánh và hệ số IC so với GO của năm gốc.
Theo phương pháp này IC được ước tính dựa trên giả định sự thay đổi chỉ số
giá các thành phần của IC và của GO qua các năm sao cho:
IC0
GO0

=

ICi
GOi

Ở đây: + IC0; GO0 là IC và GO của năm gốc (hay năm xây dựng hệ số IC);
+ ICi; GOi là IC và GO của năm hiện hành;
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG BIÊN SOẠN VÀ
TỔNG HỢP CHỈ TIÊU GO, IC, VA VÀ GDP
Đánh giá thực trạng biên soạn và tổng hợp chỉ tiêu GO, IC và VA là cơ sở thực
tiễn quan trọng cho việc nghiên cứu xây dựng quy trình tính các chỉ tiêu này ở
Chương 3.
2.1. THỰC TRẠNG BIÊN SOẠN VÀ TỔNG HỢP CHỈ TIÊU GO, IC, VA VÀ
GDP CHO PHẠM VI CẢ NƯỚC
2.1.1. Chỉ tiêu GO
2.1.1.1. Khu vực I: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
a. Phạm vi
Đối với tính quý
GO của khu vực này đã được ước tính và cơng bố cho tồn bộ các hoạt động
của ngành chi tiết, theo giá so sánh năm gốc 1994 (riêng năm 2012 có tính thêm cho

năm gốc 2010) cùng với tốc độ tăng trưởng. GO hàng quý của các ngành trong khu
vực này chưa tính được theo giá hiện hành.
Chỉ tiêu GO của khu vực này được ước tính theo giá cơ bản.
Chỉ tiêu này được cơng bố chi tiết hơn ngành cấp 2 (gồm 5 ngành), tuy nhiên,
để phục vụ cho cơng tác phân tích tình hình sản xuất kinh doanh nông, lâm nghiệp

13


và thuỷ sản, cũng như nhu cầu của người dùng tin, chỉ tiêu này cần phải được chi tiết
đến ngành cấp 3 (gồm 13 ngành) cho các quý.
Đối với tính năm
Tương tự như tính GO theo quý, việc tính GO theo năm còn thiếu các nội dung
sau đây:
Chênh lệch cuối kỳ và đầu kỳ về chi phí sản xuất dở dang cho sản xuất của các
hoạt động nhân và chăm sóc cây giống nơng nghiệp; một số hoạt động dịch vụ như
xử lý giống,...
b. Nguồn thơng tin
Đối với tính q
- Thơng tin phục vụ việc tính tốn GO nơng, lâm nghiệp và thủy sản theo quý
chủ yếu dựa vào Chế độ báo cáo và một số thông tin thay thế, bổ sung khác.
- Nguồn thơng tin phục vụ ước tính chỉ tiêu GO theo quý hiện nay còn thiếu
một số nội dung:
+ Chưa có thơng tin để ước tính về sử dụng trồng và chăm sóc vườn cây ăn
quả, cây cơng nghiệp dài ngày, chi phí cho đàn gia súc cơ bản, chi phí ao ni trong
thuỷ sản,... đã thực hiện trong kỳ.
+ GO hoạt động nhân giống và chăm sóc cây giống nơng nghiệp;
+ GO một số hoạt động dịch vụ như xử lý giống,...
- Những thông tin thay thế và kiểm tra chéo phục vụ ước tính GO theo quý gồm:
Hệ số từ các cuộc điều tra, tỷ lệ của năm trước; thông tin từ các tỉnh trọng điểm; các

nguồn thông tin khác
- Thông tin về chỉ số giá: Hiện tại cịn thiếu một số nhóm chỉ số giá thay thế
cho nhóm sản phẩm khơng có trong bảng giá cố định.
Đối với tính năm:
- Để tính GO nơng, lâm nghiệp và thủy sản năm theo giá so sánh cần phải có
đầy đủ các thơng tin về kết quả sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản cả năm.
Theo Chế độ báo cáo hiện hành áp dụng cho các Cục Thống kê thì thơng tin
vẫn cịn thiếu một số nội dung.

14


- Nguồn thông tin thay thế: Giá trị sản phẩm phụ cây hàng năm, giá trị sản
phẩm phụ cây lâu năm và giá trị sản phẩm phụ chăn nuôi
c. Phương pháp tính
Đối với tính quý
Hiện nay chưa tính GO quý theo giá hiện hành. Đối với GO của một số hoạt
động khơng có thơng tin theo q, sử dụng tỷ được tính từ tỷ trọng GO của nó trong
tổng GO nhóm ngành chính tương ứng của năm trước.
Đối với tính năm
- Tính theo giá so sánh: Phương pháp chung để tính GO nơng, lâm nghiệp và
thủy sản năm theo giá so sánh (nếu tính theo giá so sánh 2010) như sau:
GOiSS2010 =



Qi x Pi2010

(1.12)


Đối với những sản phẩm có tên gọi phù hợp với tên danh điểm sản phẩm trong
Bảng giá năm 2010 thì sử dụng mức giá trong Bảng giá này.
Đối với những sản phẩm khơng có trong Bảng giá năm 2010 thì sử dụng cơng thức:
Đơn giá hiện hành bình quân
Đơn giá năm 2010
cho sản phẩm i

năm báo cáo của sản phẩm i

=

(1.13)

Chỉ số giá cả nước của nhóm sản phẩm
tương ứng năm báo cáo so với năm 2010

Đối với những sản phẩm mới sản xuất sau khi ban hành Bảng giá năm 2010 thì
phương pháp tính cũng áp dụng giống như đối với những sản phẩm không có giá
bình qn.
- Tính theo giá hiện hành:
Quy định về tính GO theo giá hiện hành cho từng sản phẩm như sau:
GO theo
giá hiện
hành

GO theo
=

giá so sánh x


Chỉ số giá bán của người
sản xuất năm báo cáo so

2010

với năm 2010

15

(1.14)


(i)

Đối với những sản phẩm có chỉ số giá bán của người sản xuất: GO theo giá hiện
hành cho từng sản phẩm bằng (=) GO theo giá 2010 của sản phẩm đó nhân (x) với
chỉ số giá bán của người sản xuất sản phẩm đó.

(ii)

Đối với những sản phẩm khơng có chỉ số giá bán của người sản xuất, tính GO cho cả
nhóm sản phẩm có chỉ số giá. Ví dụ GO theo giá hiện hành năm 2011 của nhóm Rau
các loại như sau:
GO Rau các
loại theo giá
hiện hành

GO Rau các
=


năm 2011

loại theo
giá so sánh

Chỉ số giá bán của người
x

sản xuất nhóm hàng “Rau
các loại” năm 2011 so với

2010

(1.15)

năm 2010

2.1.1.2. Khu vực II: Công nghiệp và Xây dựng
a. Phạm vi
* Các ngành Cơng nghiệp
Đối với tính q:
Trước năm 2012, hàng q Vụ Thống kê Cơng nghiệp tính tốn và cơng bố chỉ
tiêu GO của các ngành công nghiệp cấp 1 của VSIC 1993, theo giá so sánh 1994 và
giá hiện hành. Tuy nhiên, từ năm 2012, Vụ Thống kê Công nghiệp chỉ cung cấp chỉ
tiêu IIP theo ngành kinh tế cấp II của VSIC1993 (năm gốc 1995) và VSIC2007 (gốc
2010). Theo kế hoạch, từ năm 2013 Vụ Thống kê Công nghiệp sẽ chịu trách nhiệm
tính tốn và cơng bố chỉ tiêu GO công nghiệp hàng quý cho Vụ Hệ thống TKQG
nhưng cũng chỉ dừng ở ngành cấp I (GO của các ngành cơng nghiệp được tính tốn
khơng phải là giá cơ bản hay giá người sản xuất (GO bao gồm cả thuế VAT)5.
Bên cạnh đó, GO của hoạt động gia cơng được tính dựa trên doanh thu gia cơng

(khơng bao gồm giá trị nguyên, vật liệu của người đặt hàng). Khi công bố không tách
riêng GO của dịch vụ gia công trong hoạt động công nghiệp chế biến dẫn đến sự khác
biệt về phạm vi tính tốn chỉ tiêu GO của ngành công nghiệp chế biến với GO cũng
của ngành này do Vụ Hệ thống TKQG quy định.
Đối với tính năm

5 Trang 20, Mục 2.2. GO công nghiệp theo giá hiện hành trong Tài liệu phục vụ Hội nghị tập huấn;

tháng 2/2012 của Vụ Thống kê Công nghiệp.

16


GO cơng nghiệp hàng năm chỉ tính ở ngành cấp I và khơng được tính theo giá
cơ bản. Đối với hoạt động gia công chế biến GO không bao gồm giá trị nguyên vật
liệu của người đặt hàng.
* Ngành Xây dựng
Đối với tính quý
GO hoạt động Xây dựng theo quý được ước tính theo giá hiện hành và giá so
sánh, phân tổ đến ngành kinh tế cấp hai. Đối với các doanh nghiệp có hoạt động
chính khơng phải là xây dựng, các hoạt động xây dựng tự làm phục vụ cho sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp chưa được quan sát trong chu kỳ quý.
Đối với tính năm
Hàng năm, GO xây dựng được tính cho tồn bộ nền kinh tế, bao gồm: các
doanh nghiệp hạch tốn độc lập có hoạt động chính là xây dựng; các doanh nghiệp
có ngành chính khơng phải là xây dựng, có hoạt động xây dựng tự làm phục vụ cho
sản xuất, kinh doanh của nội bộ doanh nghiệp, các xã/phường/thị trấn có các cơng
trình xây dựng do dân trong xã tự làm hay thuê cơ sở xây dựng cá thể thi công; các
hộ dân cư có các cơng trình xây dựng tự làm hay th cơ sở cá thể thi công trên
phạm vi 63 tỉnh, thành phố và trên phạm vi tồn quốc.

b. Nguồn thơng tin
* Các ngành Cơng nghiệp
Đối với tính q
Hiện nay, nguồn thơng tin chủ yếu để ước tính GO theo q các ngành công
nghiệp dựa vào Điều tra mẫu hàng tháng ngành công nghiệp năm gốc 2010. Theo
phương án điều tra này, kết quả đầu ra là GO theo giá hiện hành và giá so sánh 2010
chỉ được tổng hợp đến ngành kinh tế cấp I. GO của hoạt động dịch vụ gia công
(không bao gồm giá trị nguyên vật liệu của người đặt hàng) không được tách riêng.
Ngành Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hịa khơng
khí, khơng chi tiết được hoạt động sản xuất; truyền tải và phân phối điện. Kết quả
tính tốn GO các ngành cơng nghiệp khơng tách chi tiết theo các quý mà chỉ công
bố theo số liệu cộng dồn của 6 tháng, 9 tháng và cả năm. Thông tin cộng dồn này
không phản ánh được biến động kết quả hoạt động sản xuất công nghiệp về mặt giá
trị theo các quý.

17


Đối với tính năm
Hàng năm GO theo giá hiện hành của các ngành cơng nghiệp được tính dựa
vào thơng tin từ kết quả điều tra Doanh nghiệp, và điều tra Cơ sở sản xuất kinh
doanh cá thể.
Tuy nhiên, GO của hoạt động cơng nghiệp có thể tính tốn từ thơng tin trong
báo cáo tài chính của các Tập đồn, tổng cơng ty lớn, ví dụ Tập đồn Dầu khí, Tập
đồn Than và khống sản, Tập đồn Điện lực Việt Nam. Những nguồn thông tin này
sẽ đảm bảo về độ tin cậy hơn từ kết quả điều tra mẫu được suy rộng cho tổng số của
Điều tra Doanh nghiệp hàng năm.
* Ngành Xây dựng
Đối với tính q
- Nguồn thơng tin cần thiết: Hàng quý, thu thập thông tin từ các doanh nghiệp

xây dựng thuộc khu vực ngoài nhà nước, các xã/phường và hộ dân cư có đầu tư xây
dựng được chọn vào mẫu điều tra thuộc 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
(không kể các huyện đảo Cô Tô, Côn Đảo, Cồn Cỏ, Bạch Long Vĩ, Trường Sa,
Hoàng Sa).
- Nguồn thơng tin thay thế: Đối với các doanh nghiệp có hoạt động chính
khơng phải là xây dựng nhưng có hoạt động xây dựng tự thực hiện phục vụ cho sản
xuất kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp dựa vào kết quả điều tra doanh nghiệp
hàng năm để tính tỷ lệ phần trăm GO của khu vực này so với toàn ngành làm cơ sở
để tính tốn giá trị hàng q.
Về chỉ số giá: Hiện nay sử dụng chỉ số giá vật liệu xây dựng trong Chỉ số giá
tiêu dùng (CPI) tính chuyển về gốc năm 2010 cho tồn bộ ngành xây dựng (khơng chi
tiết được theo các ngành).
Đối với tính năm
Nguồn thông tin cần thiết để tổng hợp GO xây dựng hàng năm được tổng hợp
từ các nguồn sau:
- Thông tin từ điều tra doanh nghiệp hàng năm.
- Thông tin về kết quả xây dựng do dân tự làm hay thuê cơ sở xây dựng cá thể
thi công.
- Về chỉ số giá: Nguồn thông tin tương tự như điều tra quý
18


c. Phương pháp tính
* Các ngành cơng nghiệp:
Đối với tính quý
Hiện nay GO hàng quý của các ngành công nghiệp thực hiện theo thông tư số
02 ngày 04/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

1. GO theo giá hiện hành của các quý được tính từ kết quả Điều tra mẫu công nghiệp
tháng (Biểu tổng hợp số 02/CN-T).


2. GO theo giá so sánh hàng quý được tính theo công thức sau:
ss 2010
cn Qi bc

GO

=

GOcn Qhhibc
I Q2010
i bc

(1.16)

Đối với tính năm
- Hàng năm GO các ngành cơng nghiệp theo giá hiện hành được tính từ doanh
thu và chênh lệch tồn kho. Trong những năm có điều tra chi phí, GO cơng nghiệp giá
hiện hành được tính từ chi phí để kiểm tra và đối chiếu so sánh với cách tính từ
doanh thu.
- GO cơng nghiệp năm theo giá so sánh năm 2010 được hướng dẫn tính như sau:
ss 2010
cn Nbc

GO

GOcn hh
Nbc
=
2010

I Nbc

(1.17)

* Ngành xây dựng
Đối với tính quý
Hàng quý, GO theo giá hiện hành của hoạt động xây dựng được tính trước theo
3 khu vực: Doanh nghiệp, xã/phường/thị trấn, hộ dân cư. GO theo giá hiện hành
hàng quý của từng khu vực được ước tính dựa vào tổng chi cho đầu tư xây dựng
trong quý. GO xây dựng theo giá so sánh theo quý được tính từ GO theo giá hiện
hành và chỉ số giá xây dựng, theo công thức sau:
GO xây dựng

=

GO xây dựng theo giá hiện hành

19

(1.18)


theo giá so sánh

Chỉ số giá xây dựng

Chỉ số giá xây dựng đang trong q trình thử nghiệm và hồn thiện, vì vậy quy
ước sử dụng chỉ số giá nhóm hàng vật liệu xây dựng trong chỉ số giá tiêu dùng.
Đối với tính năm
Phương pháp tính GO xây dựng doanh nghiệp, khu vực xã/phường và hộ dân

cư có đầu tư xây dựng tương tự như tính GO quý.
2.1.1.3. Khu vực III: Các ngành dịch vụ
a. Phạm vi
Đối với tính quý
Hàng quý chưa công bố được chỉ tiêu GO tất cả các ngành dịch vụ theo quý ở
khu vực III. Trên thực tế, GO của một số ngành đã được tính toán và được xem xét
như là kết quả trung gian để phục vụ cho mục đích chính là tính tốn tốc độ tăng VA
của ngành và tăng GDP của cả nước.
Cho đến nay, chưa thực hiện tính tốn được GO của các tổ chức và cơ quan
quốc tế nên chưa phản ánh được đóng góp của hoạt động này vào GDP tồn bộ nền
kinh tế.
Đối với tính năm
Hàng năm, chưa ước tính GO của các tổ chức quốc tế. Đối với hoạt động làm
th các cơng việc hộ gia đình không bao gồm hoạt động sản xuất sản phẩm vật chất
và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình (ngành 98).
b. Nguồn thơng tin
Đối với tính q
- GO theo quý của các ngành sử dụng ngân sách nhà nước được ước tính dựa
vào báo cáo chi ngân sách hàng quý từ Báo cáo chi Ngân sách nhà nước và tỷ lệ GO
của hoạt động này ở khu vực ngoài nhà nước so với tổng GO của ngành. Tỷ lệ này
được công bố trong cuốn “Những hệ số theo quý năm 2010 của Hệ thống tài khoản
quốc gia”.
- Đối với GO của hoạt động Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm dựa vào thông tin
từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo quý của một số ngân hàng, công ty
Bảo hiểm có thị phần lớn và thị phần của ngân hàng so với tổng số ngân hàng để

20


ước tính và phân bổ cho các địa phương. Ngồi ra, sử dụng thêm một số thông tin bổ

sung từ Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính và các hiệp hội Bảo hiểm.
Tuy nhiên, việc sử dụng thông tin từ các báo cáo này để tính GO theo quý là rất
hạn chế vì các đơn vị nộp báo cáo khơng đầy đủ và khơng đúng thời hạn.
Đối với tính năm
- Hàng năm thơng tin để tính GO các ngành dịch vụ dựa vào kết quả Điều tra
Doanh nghiệp và Điều tra Cơ sở kinh doanh cá thể. Tuy nhiên, đối với hoạt động Tài
chính, Ngân hàng, Bảo hiểm nguồn thơng tin chủ yếu từ Ngân hàng Nhà nước và Bộ
Tài chính. Các ngành có nguồn chi chính từ Ngân sách nhà nước, thơng tin để tính
GO được khai thác từ báo cáo chi ngân sách hàng năm của Bộ Tài chính.
- Hiện tại, đối với một số ngành chưa có chỉ số giá đang dùng chỉ số giá CPI
chung để ước tính.
c. Phương pháp tính
Đối với tính quý
Hiện nay, hàng quý GO của các ngành dịch vụ đều được ước tính theo giá hiện
hành trước dựa trên doanh thu hoặc chi phí của các hoạt động này trong quý báo
cáo. GO hàng quý của các ngành dịch vụ được ước tính theo ngành cấp I.
Các nhóm chỉ số giá dịch vụ phù hợp được sử dụng để tính chuyển GO của các
ngành dịch vụ về giá so sánh. Đối với một số ngành chưa có chỉ số giá thì thường sử
dụng chỉ số giá CPI chung để tính chuyển GO về giá so sánh.
Đối với tính năm
Hàng năm chưa ước tính GO của các tổ chức quốc tế. Hoạt động làm th các
cơng việc hộ gia đình khơng bao gồm hoạt động sản xuất sản phẩm vật chất và dịch
vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình (ngành 98).
2.1.2. Chỉ tiêu IC
Cho đến nay, IC ở tất cả các ngành trong cả ba khu vực được coi là chỉ tiêu trung
gian của q trình tính tốn chỉ tiêu mục tiêu - VA. Hàng quý, không công bố giá trị
của chỉ tiêu này mà chỉ có tỷ lệ IC so với GO của một số ngành.
Một số ngành khơng tính IC như: Nhà tự ở tự có; dịch vụ làm thuê các cơng
việc trong các hộ gia đình.


21


Trên thực tế thơng tin phục vụ ước tính IC theo quý tương đối đầy đủ, cho
phép ước tính được chỉ tiêu này theo cả hai loại giá.
2.1.3. Chỉ tiêu VA và GDP
- Chỉ tiêu VA đã được tính tốn, công bố hàng quý theo giá hiện hành và giá so
sánh theo ngành cấp I. Năm 2012 chỉ tiêu GDP quý được công bố trên Website của
Tổng cục Thống kê và Niên giám Thống kê năm 2011 khác nhau về phạm vi dẫn đến
khó theo dõi. Chưa ước tính chỉ tiêu VA đối với hoạt động của các tổ chức quốc tế.

- Thuế sản phẩm và trợ cấp sản phẩm
Trên thực tế, khi tính ước tính GDP quý, thuế nhập khẩu được gộp vào VA của
ngành Thương nghiệp (Bán buôn, bán lẻ).
Hàng quý, chỉ tiêu VA (theo cả hai loại giá) của các ngành được ước tính tại Vụ
Hệ thống TKQG. Do thông tin về GO của các khu vực chưa thống nhất trên cùng một
loại giá (GO khu vực I và III có thể coi là đã được tính theo giá cơ bản, cịn GO của
khu vực II khơng phải là giá cơ bản) nên VA của các khu vực cũng ở trong tình trạng
tương tự ảnh hưởng đến kết quả tính chỉ tiêu GDP được tính từ tổng VA.
Vấn đề trợ cấp sản phẩm đã không được xem xét đến trên phạm vi toàn nền
kinh tế và thuế sản phẩm của khu vực I và III không bao gồm trong.
Thực tế tại Vụ Hệ thống TKQG việc tính tốn vẫn mang tính thủ cơng, do từng
chun viên tính tốn các ngành, sau đó Lãnh đạo vụ tổng hợp, cân đối, điều chỉnh
số liệu đến kết quả cuối cùng. Việc điều chỉnh số liệu GDP hàng quý được thực hiện
trực tiếp trên chỉ tiêu VA. Cách tính này khơng kiểm sốt được phương pháp tính
của các chun viên đối với từng ngành, khu vực, mà còn làm giảm tinh thần trách
nhiệm của họ.
Trên thực tế, VA năm 2011 của các ngành theo VSIC2007 được ước tính dùng
hệ số chuyển đổi của VA giữa hai bảng phân ngành và VA theo VSIC1993.
Ban Chủ nhiệm đề tài phối hợp với Cục Thống kê Thái Bình và Cục Thống kê

Vĩnh Long rà sốt thực trạng quy trình tổng hợp chỉ tiêu GO, IC, VA và GDP được
đề cập ở phần tiếp theo.
2.2. THỰC TRẠNG BIÊN SOẠN VÀ TỔNG HỢP CHỈ TIÊU GO, IC, VA VÀ
GRDP CHO PHẠM VI TỈNH, THÀNH PHỐ

22


2.2.1. Chỉ tiêu GO
2.2.1.1. Khu vực I: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
a. Phạm vi tính
Đối với tính quý
Phương án điều tra Nông, lâm nghiệp và thủy sản theo Quyết định số 329/QĐTCTK ngày 28/4/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về cơ bản đã giải
quyết được vấn đề đơn vị thường trú mà trong điều tra doanh nghiệp hàng năm chưa
tính được.
Về phạm vi theo ngành chưa tính đủ một số hoạt động
Đối với tính năm
Phạm vi tính như trình bày ở phần thực trạng biên soạn theo q.
b. Nguồn thơng tin
Đối với tính q
- Hiện nay trong số các thơng tin cần thiết để tính GO Nơng, lâm nghiệp và thủy
sản cịn thiếu nhiều sản phẩm, khơng đảm bảo tính đại diện và độ tin cậy không cao.
- Nguồn thông tin thay thế: Các cuộc điều tra chuyên đề xác định tính thời vụ,
các hệ số sử dụng sản phẩm phụ, tỉ lệ hoạt động dịch vụ nông nghiệp; thông tin về
giá bán hàng tuần và ước tính sản lượng thu hoạch hàng tháng của ngành nơng
nghiệp; thơng tin giá bán bình qn hàng tháng của các Chi cục Thống kê, thơng tin
tính GDP q năm 2011 cung cấp cơ cấu GO nông, lâm nghiệp và thủy sản năm gốc
2010 theo từng quý.
Đối với tính năm
Nguồn thơng tin tính GO các ngành nơng, lâm nghiệp và thủy sản tương đối

đầy đủ hơn so với theo quý nhưng vẫn còn một số hạn chế.
c. Phương pháp tính
Đối với tính quý
- Giá hiện hành: Chủ yếu sử dụng phương pháp tính trực tiếp từ sản lượng sản
phẩm:

23


n

GO = ∑ Q i P i

(2.1)

i =1

- Giá so sánh: Áp dụng phương pháp giảm phát theo chỉ số giá sản xuất nông, lâm
nghiệp và thủy sản (PPINN) hàng quý để tính GO theo giá hiện hành về giá so sánh:

GOSS =

GOhh
PPI

(2.2)

Đối với tính năm
Tương tự như phương pháp tính GO theo quý, GO tính theo giá hiện hành và
giá so sánh, riêng thống kê nông nghiệp vẫn áp dụng phương pháp tính trực tiếp từ

sản lượng sản phẩm. Thống kê tổng hợp sử dụng để so sánh, đối chiếu.
2.2.1.2. Khu vực II: Công nghiệp và Xây dựng
a. Phạm vi tính
* Các ngành cơng nghiệp
Đối với tính q
Việc xác định đơn vị thường trú để tính GO của thống kê tài khoản quốc gia
vẫn theo nguyên tắc địa bàn sản xuất ở đâu thì đơn vị thường trú tính ở đó. Riêng
hoạt động sản xuất, truyền tải và phân phối điện quy định tính tập trung tại Tổng cục
Thống kê, sau đó phân bổ cho tỉnh, thành phố có liên quan.
Tuy nhiên, đến nay vẫn tạm thời xác định Cơng ty Điện lực tỉnh là đơn vị
thường trú; tính theo phương pháp áp dụng đối với hoạt động phân phối điện:
GO

=

Doanh thu
thuần

-

Giá vốn hàng chuyển tải,
phân phối

(2.3)

Ngoài ra, tỉnh cịn chủ động thu thập thơng tin tính tốn kết quả sản xuất của
các đơn vị khơng hạch tốn độc lập trực thuộc các doanh nghiệp có trụ sở chính
ngồi tỉnh.
Đối với tính năm
Việc xác định đơn vị thường trú và phạm vi ngành cũng tương tự như trong

biên soạn GO theo quý.
* Ngành Xây dựng

24


Đối với tính quý

- GO được tính gộp cả giá trị vật tư xây dựng, nguyên nhiên vật liệu, thiết bị nhỏ do
chủ đầu tư cung cấp (nếu có); kể cả giá trị của sản phẩm sản xuất vật liệu xây dựng
tự làm.

- Các hoạt động sản xuất phụ của các tổ chức xây lắp thuộc các thành phần kinh tế
nếu không tách riêng được và GO không quá 10% so với hoạt động chính.
Đối với tính năm

- Tương tự như phạm vi tính GO ngành xây dựng theo quý.
- Nếu áp dụng nguyên tắc xác định theo “địa bàn nơi cơng trình được thi cơng” sẽ
khơng thu thập được thơng tin và khơng đảm bảo được tính lâu dài của đơn vị
thường trú.
b. Nguồn thông tin
* Các ngành công nghiệp
Đối với tính q
- Nguồn thơng tin cần thiết: Doanh thu thuần công nghiệp hàng tháng, quý;
chênh lệch cuối quý và đầu quý của thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán, sản phẩm dở
dang; thuế sản phẩm của ngành công nghiệp hàng quý thông qua báo cáo thống kê
định kỳ của cơ sở, điều tra mẫu hàng tháng để suy rộng cho khu vực kinh tế ngoài nhà
nước; chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất công nghiệp (PPI CN) hàng quý. Tuy
nhiên, theo hiện nay nguồn thông tin này vẫn chưa đầy đủ, kịp thời.
- Nguồn thông tin thay thế:

+ Chỉ số sản xuất công nghiệp hàng tháng để điều chỉnh số liệu chính thức năm
trước theo q và kết hợp PPI để tính tốn GO cơng nghiệp giá hiện hành theo quý
năm báo cáo.
+ Hệ số GO các ngành công nghiệp theo quý năm 2010 theo kết quả điều tra
thu thập thơng tin tính GDP theo q năm 2011.
Đối với tính năm
- Nguồn thơng tin cần thiết: Điều tra doanh nghiệp, điều tra cơ sở sản xuất kinh
doanh cá thể hàng năm; báo cáo thống kê cơ sở và báo cáo tài chính doanh nghiệp;

25


×