Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Nghiên cứu phương pháp luận xây dựng chỉ số đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu thống kê khác nhau về kinh tế xã hội ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.21 KB, 23 trang )

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG CHỈ SỐ
ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ KHÁC NHAU VỀ
KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Cấp đề tài:

Cơ sở

Thời gian nghiên cứu:

2014

Đơn vị thực hiện:

Hội Thống kê Việt Nam

Chủ nhiệm:

PGS.TS. Tăng Văn Khiên

LỜI NÓI ĐẦU
1. Mục tiêu của đề tài
Có được phương pháp luận xây dựng một chỉ số tổng hợp đánh giá kết
quả thực hiện các chỉ tiêu thống kê khác nhau về kinh tế - xã hội khi hiện
tượng đó được phản ảnh bởi nhiều chỉ tiêu thống kê riêng biệt khác nhau. Từ
đó có cơ sở để các nhà nghiên cứu, các cơ quan vận dụng để xây dựng các chỉ
số tổng hợp ở lĩnh vực nào đó khi có yêu cầu.
2. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Mỗi lĩnh vực (cũng có thể gọi là mỗi chủ đề) kinh tế xã hội thường bao
gồm nhiều nội dung khác nhau, thể hiện trên nhiều mặt, qua nhiều góc độ khác
nhau. Vì vậy để phản ánh được đầy đủ và toàn diện về các nội dung của hiện
tượng kinh tế xã hội, không thể dùng một hay một số ít chỉ tiêu thống kê mà


thường phải dùng nhiều chỉ tiêu thống kê khác nhau được đo bằng các đại
lượng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình qn. Ví dụ, để phản ánh kết quả
hoạt động sản xuất công nghiệp thường dùng các chỉ tiêu: Giá trị sản xuất
công nghiệp, chỉ số sản xuất công nghiệp, năng suất lao động, hiệu quả sử
dụng tài sản cố định, giá thành sản phẩm, lợi nhuận thực hiện…; để phản ánh
404


mức sống dân cư của cả nước hay một tỉnh, thành phố thường dùng các chỉ
tiêu: Thu nhập bình quân đầu người, chi tiêu bình quân đầu người, tỷ lệ đói
nghèo, mức độ phân hóa giàu nghèo…
Khi một chủ đề kinh tế xã hội được phản ảnh bởi nhiều chỉ tiêu thống kê
khác nhau, thì thơng thường thống kê đều có đánh giá kết quả thực hiện theo
từng chỉ tiêu riêng biệt để thấy được mỗi chỉ tiêu đó đã đạt được như thế nào,
cao hay thấp; nếu so sánh theo thời gian thì tăng lên hay giảm đi, tăng giảm
bao nhiêu…
Việc đánh giá chủ đề hay hiện tượng kinh tế - xã hội theo từng chỉ tiêu
riêng biệt là rất cần thiết và không thể thiếu được. Tuy nhiên, trong nhiều
trường hợp nếu chỉ dừng lại ở đó như xưa nay ta thường làm thì chưa đủ, chưa
có căn cứ để đánh giá một cách khái quát kết quả đạt được của hiện tượng đó
như trên cơ sở kết hợp nhiều chỉ tiêu thế nào, nhất là trong điều kiện cần phải
so sánh giữa các chủ thể cùng loại khác nhau theo không gian, hoặc so sánh
kết quả đạt được của cùng một chủ thể nhưng theo thời gian khác nhau.
Trước yêu cầu đó các nhà thống kê của các tổ chức quốc tế đã nghiên cứu
và hướng dẫn các nước trên thế giới (trong đó có Việt Nam) tính tốn và đưa
vào áp dụng các chỉ số tổng hợp từ nhiều chỉ tiêu thống kê khác nhau của hiện
tượng (chủ thể) ở một số lĩnh vực kinh tế - xã hội như chỉ số phát triển con
người (HDI), chỉ số nghèo tổng hợp (HPI), chỉ số thành tựu công nghệ (TAI),
chỉ số năng lực công nghệ, chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia, chỉ số thịnh
vượng quốc gia…

Các chỉ số tổng hợp trên cho phép ta đánh giá liên kết nhiều mặt, nhiều
khía cạnh được phản ánh bằng các chỉ tiêu thống kê khác nhau của hiện tượng,
từ đó cho phép đáng giá, so sánh tổng hợp về kết quả đạt được của mỗi hiện
tượng theo thời gian và không gian…
Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam khi mà nền kinh tế đang đẩy mạnh
theo cơ chế thị trường và tăng cường hội nhập quốc tế, thì việc tính chỉ số
405


đánh giá tổng hợp từ nhiều chỉ tiêu thống kê khác nhau đối với các hiện tượng
kinh tế xã hội là rất cần thiết, phục vụ thiết thực cho yêu cầu đánh giá so sánh,
quản lý điều hành và phát triển kinh tế xã hội của cả đất nước cũng như từng
ngành, từng địa phương và từng khu vực.
Đối chiếu với tình hình thực tế về cơng tác thống kê ở Việt Nam, thấy
rằng đã có nhiều lĩnh vực hoặc hiện tượng (chủ đề) kinh tế - xã hội đã tiến
hành tính tốn hoặc đang nghiên cứu để đưa vào tính tốn các chỉ số tổng hợp
từ nhiều chỉ tiêu riêng biệt khác nhau như “Chỉ số phát triển con người” (đã
nêu ở trên), chỉ số nghèo tổng hợp, chỉ số thành tựu công nghệ, chỉ số môi
trường bền vững… Nhưng có điều là việc tính tốn các chỉ số tổng hợp đó đều
dựa trên hướng dẫn của tổ chức thống kê Quốc tế hoặc dựa theo cơng thức đã
có sẵn từng được các nước trên thế giới áp dụng. Vì vậy, về cơ bản mới chỉ áp
dụng được trong các lĩnh vực hay chủ đề kinh tế đã có sẵn phương pháp cụ thể
và được giải thích đầy đủ. Cịn nhiều trường hợp rất cần có chỉ số chung để
đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu thống kê khác nhau thì đến nay vẫn chưa có chỉ
số tổng hợp chung để đánh giá phát triển bền vững, chất lượng tăng trưởng,
đổi mới cơng nghệ… thì hiện nay vẫn cịn trong q trình nghiên cứu, chưa có
được phương pháp tính cụ thể và thống nhất.
Thực tế trên đây cho thấy thống kê nước ta cần phải tập trung nghiên cứu
phương pháp luận về nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu, xây dựng chỉ số tổng hợp
đánh giá thực hiện các chỉ tiêu thống kê khác nhau làm cơ sở cho các nhà

chun mơn, các cơ quan chức năng có thể xây dựng và hình thành nên những
chỉ số tổng hợp cụ thể cho việc đánh giá kết quả thực hiện theo từng lĩnh vực
(hiện tượng) một cách linh hoạt và thiết thực khi có yêu cầu. Đó là lý do mà
Hội Thống kê Việt Nam đăng ký đề tài khoa học “Nghiên cứu phương pháp
luận xây dựng chỉ số đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu thống kê khác nhau về
kinh tế - xã hội ở Việt Nam”.
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

406


3.1. Đối tượng: Là các hiện tượng kinh tế - xã hội được phản ánh bởi
nhiều chỉ tiêu thống kê khác nhau, cần được tính tốn đánh giá tổng hợp.
3.2. Phạm vi: Nêu lên được những nguyên tắc xây dựng (có lấy ví dụ các
đề tài trước đã nghiên cứu để làm ví dụ).
3.3. Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp phương pháp định tính và phương
pháp định lượng, thơng qua các tài liệu nghiên cứu để đánh giá nội dung của
từng chỉ tiêu, từng vấn đề đồng thời tìm cách đo lường để lượng hóa các nội
dung đã được phân tích đánh giá.
4. Nội dung nghiên cứu
Theo tài liệu hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển q
trình biên soạn chỉ số tổng hợp có thể thực hiện qua 10 bước:
Bước 1: Xác định rõ quan điểm mục đích đo lường chỉ số, phân chia hiện
tượng thành các nhóm hay bộ phận cấu thành;
Bước 2: Lựa chọn các biến hay các chỉ tiêu phản ánh của mỗi lĩnh vực
kinh tế - xã hội;
Bước 3: Gán những dữ liệu cịn thiếu;
Bước 4: Phân tích đa biến, xác định các chỉ số và nhóm chỉ số cho phù
hợp với điều kiện cụ thể;
Bước 5: Chuẩn hoá, kiểm tra điều chỉnh dữ liệu;

Bước 6: Tính quyền số và tổng hợp;
Bước 7: Định giá đo “vững mạnh” hay tin tưởng của chỉ số tổng hợp;
407


Bước 8: Xem xét lại các yếu tố chi tiết;
Bước 9: Xem xét đối chiếu liên kết với các chỉ số khác có liên quan;
Bước 10: Trình bày và giới thiệu kết quả nghiên cứu.
Ở đề tài này chúng tôi có nghiên cứu và tham khảo các bước nêu trên.
Song căn cứ vào yêu cầu, mục đích nghiên cứu của đề tài, xuất phát từ đặc
điểm thực tế và cách trình bày theo truyền thống; trên cơ sở điều kiện kinh phí
và thời gian thực hiện của một đề tài cấp cơ sở. Nội dung nghiên cứu của đề
tài chỉ tập trung vào một số yêu cầu chính và được cấu trúc như sau:
4.1. Nguyên tắc và yêu cầu lựa chọn chỉ tiêu: Phân tích các vấn đề kinh tế
- xã hội để xem có những nội dung chủ yếu nào hiện nay đang đòi hỏi, đưa ra
nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu để nghiên cứu, lượng hóa các chỉ tiêu và đồng
nhất đơn vị đo lường của các chỉ tiêu nghiên cứu.
4.2. Phương pháp xây dựng và tính tốn các chỉ tiêu riêng biệt: Lựa chọn
cơng thức tính chỉ số theo từng chỉ tiêu riêng biệt; cách xác định giá trị tối
thiểu và tối đa của các chỉ tiêu chuyển đổi, các chỉ tiêu hay chỉ số có dạng
nghịch về dạng thuận để có thể tổng hợp chung được lại với nhau.
4.3. Phương pháp tính tốn các chỉ số thành phần và chỉ số tổng hợp
chung
Lập luận về cách tính chỉ số bình qn đơn giản và chỉ số bình qn gia
quyền. Nếu tính gia quyền thì cần đưa ra yêu cầu và xác định quyền số của chỉ
số, khi tính chỉ số bình qn thì tính theo số bình quân cộng hay số bình quân
nhân, làm rõ ưu nhược điểm và điều kiện vận dụng của mỗi cách tính.
5. Sản phẩm của đề tài
- 4 báo cáo chuyên đề theo các nội dung đã trình bày.
- 1 báo cáo tổng hợp đầy đủ và báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề

tài.

408


- 1 báo cáo tổng thuật về các chỉ số tổng hợp đã được nghiên cứu và ứng
dụng.
- 1 báo cáo kết quả tổng hợp của điều tra thí điểm xác định quyền số phục
vụ cho tính tốn chỉ số.
6. Kết cấu của báo cáo tổng hợp qua nghiên cứu
Ngoài tổng quan về đề tài nghiên cứu, kết luận và kiến nghị, các phụ lục
và danh mục tài liệu tham khảo, báo cáo tổng hợp được kết cấu thành 3 phần
Phần một: Tổng quan về nghiên cứu các chỉ số tổng hợp và nguyên tắc
lựa chọn chỉ tiêu thống kê phản ánh mỗi hiện tượng kinh tế - xã hội để tính
tốn các chỉ số đó.
Phần hai: Tính tốn các chỉ số riêng biệt.
Phần ba: Phương pháp tính các chỉ số thành phần và chỉ số tổng hợp
chung.
7. Lời cảm ơn
Ban chủ nhiệm (BCN) đề tài xin chân thành cám ơn các cộng tác viên
nghiên cứu đã tham gia nghiên cứu viết các chuyên đề, nội dung của đề tài
nghiên cứu cũng như tham gia cuộc điều tra nhỏ theo yêu cầu của đề tài; cảm
ơn các chuyên gia đã tham gia đóng góp ý kiến cho đề tài; cảm ơn Viện Khoa
học Thống kê cơ quan quản lý đề tài; cảm ơn Hội Thống kê Việt Nam đã tạo
điều kiện cho BCN hoàn thành kết quả nghiên cứu đề tài khoa học này.
PHẦN MỘT
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU CÁC CHỈ SỐ TỔNG HỢP VÀ
NHỮNG NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ PHẢN
ÁNH HIỆN TƯỢNG KINH TẾ XÃ HỘI ĐỂ TÍNH TỐN CÁC CHỈ SỐ
ĐĨ

1.1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU CÁC CHỈ SỐ TỔNG HỢP
1.1.1. Chỉ số phát triển con người
409


Chỉ số phát triển con người (HDI) là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát
triển của con người trên các phương diện thu nhập (thể hiện qua tổng sản
phẩm trong nước bình quân đầu người), tri thức (thể hiện qua chỉ số học vấn)
và sức khỏe (thể hiện qua tuổi thọ bình qn tính từ lúc sinh) theo tài liệu
hướng dẫn trước đây của thống kê Liên hợp quốc.
1.1.2. Chỉ số thành tựu công nghệ
Chỉ số thành tựu công nghệ (TAI) là một chỉ tiêu thống kê tổng hợp phản
ánh tổng quan về thành tích của mỗi nước trong việc sáng tạo phổ biến công
nghệ và xây dựng cơ sở các kỹ năng của con người.
1.1.3. Chỉ số nghèo tổng hợp
Chỉ số nghèo tổng hợp được xây dựng và áp dụng riêng cho 2 nhóm các
nước có trình độ phát triển khác nhau: Nhóm các nước đang phát triển và
nhóm các nước phát triển mà trực tiếp là các nước thuộc Tổ chức Hợp tác kinh
tế và phát triển (viết tắt là OEDC).
1.1.4. Chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia
Mục đích tính chỉ số này là để xếp hạng các quốc gia do Viện Quốc tế về
phát triển quản lý IMD tại Thụy Sĩ tiến hành. Chỉ số này được xây dựng trên
cơ sở 321 chỉ tiêu thống kê và tính tốn cho 59 nước trên thế giới. Các chỉ tiêu
thống kê được chia thành 4 nhóm: Nhóm thứ nhất bao gồm các chỉ tiêu phản
ánh tình hình kinh tế vĩ mô như giá trị, tốc độ tăng GDP, cán cân thương mại,
đầu tư quốc tế, lao động, lạm phát…; nhóm thứ hai gồm các chỉ tiêu phản ánh
tình hình tài chính cơng…; nhóm thứ ba gồm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
sản xuất của khu vực kinh doanh và nhóm thứ tư là các chỉ tiêu phản ánh kết
cấu hạ tầng.
1.1.5. Chỉ số thịnh vượng quốc gia

Chỉ số này do World Paper và Viện Nghiên cứu các vấn đề tiền tệ của Mỹ
tính và cơng bố hàng năm nhằm đo lường sự thịnh vượng của các quốc gia.

410


1.1.6. Chỉ số phát triển kinh tế và chỉ số năng lực cơng nghệ
Để có thơng tin đánh giá về trình độ phát triển khoa học cơng nghệ của các
tỉnh, thành phố cũng như các ngành đối với sự phát triển kinh tế thuộc đề
tài:“Nghiên cứu thống kê đánh giá tác động của khoa học công nghệ đối với
phát triển kinh tế ở Việt Nam” hoàn thành năm 2007. BCN đề tài đã xây dựng
tính tốn các chỉ số phát triển kinh tế và chỉ số năng lực công nghệ.
Chỉ số phát triển kinh tế được tính tốn trên cơ sở số bình quân cộng gia
quyền giữa 4 chỉ số riêng biệt tính từ 4 chỉ tiêu tương ứng là: GDP bình quân
đầu người, tốc độ phát triển GDP, tỷ lệ xuất khẩu so với giá trị sản xuất (theo
giá thực tế) và tỷ lệ thu ngân sách so với GDP theo giá thực tế.
Chỉ số năng lực công nghệ được tính theo bình qn cộng gia quyền từ 3
chỉ số thành phần: Chỉ số sáng tạo công nghệ với quyền số 1, chỉ số chuyển
giao công nghệ với quyền số 3, chỉ số công nghệ thông tin và truyền thông với
quyền số 4. Mỗi chỉ số thành phần trên đây được tính từ 2 hay nhiều chỉ số
riêng biệt tương ứng với từng chỉ tiêu thống kê cụ thể.
Nhờ có 2 chỉ số phát triển kinh tế và chỉ số năng lực cơng nghệ tính được
từ số liệu thực tế của Việt Nam mà đề tài đã dùng phương pháp hồi quy để xác
định được mức độ tác động cụ thể của khoa học và công nghệ đến phát triển
kinh tế ở Việt Nam trong những năm nghiên cứu với mức độ cụ thể là bao
nhiêu.
1.2. NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN CHỈ TIÊU THỐNG KÊ PHẢN ÁNH
MỖI HIỆN TƯỢNG KINH TẾ - XÃ HỘI
u cầu đầu tiên của tính tốn chỉ số tổng hợp là lựa chọn các chỉ tiêu
thống kê để tính tốn phải tn thủ các ngun tắc sau:

(1). Những chỉ tiêu lựa chọn phải bao gồm các chỉ tiêu đặc trưng nhất,
phản ánh được các mặt chủ yếu của hiện tượng theo mỗi nội dung, đáp ứng
mục đích nghiên cứu đặt ra.

411


(2). Tùy theo quy mơ và tính chất của nội dung thuộc vấn đề nghiên cứu
mà các chỉ tiêu lựa chọn cần thiết với số lượng nhiều ít khác nhau và theo
những phương hướng phản ánh khác nhau.
(3). Các chỉ tiêu lựa chọn nên đảm bảo có ở tất cả các đơn vị thuộc đối
tượng nghiên cứu. Cần hạn chế sử dụng các chỉ tiêu chỉ xuất hiện ở một số
trong phạm vi của tổng thể nghiên cứu.
(4). Các chỉ tiêu lựa chọn phải đảm bảo nguồn thơng tin có thể thu thập
được, tránh tình trạng có những chỉ tiêu đầu ra xem như rất cần thiết và hấp
dẫn nhưng thực tế lại khó có thể có được nguồn thơng tin đầy đủ để tính tốn.
(5). Các chỉ tiêu lựa chọn có thể có cả chỉ tiêu định lượng lẫn chỉ tiêu
định tính. Nếu có các chỉ tiêu định tính thì phải đảm bảo các chỉ tiêu này có
khả năng lượng hóa được.
(6). Các chỉ tiêu thống kê lựa chọn khơng chỉ đảm bảo nguồn thơng tin có
thể thu thập và tính tốn được mỗi thơng tin của các chỉ tiêu đó mà địi hỏi thơng
tin có được phải đảm bảo độ tin cậy cần thiết theo yêu cầu về chất lượng của số
liệu thống kê.
(7). Tên gọi của chỉ tiêu phải rõ ràng cụ thể, phù hợp với yêu cầu đo
lường để lượng hóa.
(8). Các chỉ tiêu thống kê lựa chọn vừa phải đảm bảo tính ổn định tương
đối, vừa phải có sự linh hoạt thay đổi nhất định theo yêu cầu nghiên cứu và điều
kiện cụ thể.
(9). Tùy theo nội dung của hiện tượng nghiên cứu mà các chỉ tiêu lựa
chọn có thể phải có cả các chỉ tiêu thuận chiều; có cả chỉ tiêu nghịch chiều

đồng thời cũng có thể có cả các chỉ tiêu có giá trị ln dương và có cả các chỉ
tiêu có giá trị dương lẫn giá trị âm. Trong trường hợp hiện tượng kinh tế có
các chỉ tiêu trái chiều nhau, hoặc kết quả có các chỉ tiêu đạt giá trị âm thì khi
đánh giá tổng hợp chung có thể phải chọn các chỉ tiêu thay thế phù hợp hoặc

412


chuyển đổi về cùng một dạng có giá trị dương để đảm bảo tính đồng nhất cho
phép liên kết chúng lại với nhau.

PHẦN HAI
TÍNH CÁC CHỈ SỐ RIÊNG BIỆT
2.1. LƯỢNG HĨA CÁC CHỈ TIÊU ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỒNG NHẤT
CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG VỀ CÁCH TÍNH CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ
2.1.1. Lượng hóa các chỉ tiêu định tính
Như trên đã nói các chỉ tiêu lựa chọn để đánh giá kết quả của mỗi hiện
tượng kinh tế - xã hội có thể có cả chỉ tiêu định lượng và có cả các chỉ tiêu
định tính. Đối với các chỉ tiêu mới chỉ là định tính thì phải nghiên cứu tìm
cách lượng hóa làm căn cứ cho việc tính tốn tổng hợp chung giữa các chỉ
tiêu.
Nguồn thơng tin để hình thành và lượng hóa các chỉ tiêu định tính có thể
là dựa trên các hệ thống chỉ tiêu đã được nghiên cứu và quy định sẵn hoặc
phải tiến hành thu thập qua khảo sát điều tra lấy ý kiến của chuyên gia theo
phương pháp điều tra xã hội học.
Việc thu thập thông tin cũng như lượng hóa các chỉ tiêu định tính khơng
đơn giản, địi hỏi người nghiên cứu phải chuẩn bị chu đáo, tiến hành một cách
khoa học, có thảo luận lấy ý kiến của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về
cách thu thập thơng tin và hình thức lượng hóa để có được kết quả phù hợp với
yêu cầu mục đích nghiên cứu và đặc điểm thực tế của hiện tượng nghiên cứu.

2.1.2. Đồng nhất đơn vị đo lường về cách tính của các chỉ tiêu thống

Các chỉ tiêu thống kê lựa chọn đề tài đánh giá kết quả thực hiện của các
hiện tượng kinh tế - xã hội có cả chỉ tiêu tính theo số tuyệt đối với các đơn vị
tính tự nhiên, các chỉ tiêu số tương đối và thậm chí cịn có cả một số chỉ tiêu
413


định tính khi lượng hóa quy về số điểm. Với đặc điểm đo lường khác nhau
như trên, muốn tổng hợp liên kết các chỉ tiêu đó được lại với nhau thì trước
hết các chỉ tiêu đó phải được đồng nhất về đơn vị tính.
Có thể có những cách đồng nhất đơn vị tính khác nhau. Dưới đây giới
thiệu 2 cách tiếp cận mà thực tế thường được áp dụng.
Cách tiếp cận thứ nhất: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu thống kê khác nhau
đều được quy về số điểm.
Cách tiếp cận thứ hai: Đưa kết quả thực hiện các chỉ tiêu thống kê có đơn
vị tính khác nhau về dạng chung cùng là số tương đối, bằng cách tính các chỉ
số riêng biệt (có đơn vị tính là số lần hoặc phần trăm). Trong đề tài nghiên cứu
chúng tôi sẽ đi theo cách tiếp cận thứ hai và sẽ được trình bày cụ thể ở mục
2.2 phần hai.
2.2. TÍNH CÁC CHỈ SỐ RIÊNG BIỆT
2.2.1. Khái quát chung về việc hình thành cơng thức tính chỉ số riêng
biệt
2.2.2. Xác định được các giá trị tối thiểu và tối đa của từng chỉ tiêu
khi tính các chỉ số riêng biệt
Các chỉ tiêu của các chỉ số cá biệt để tính tốn nhiều loại chỉ số tổng hợp
đã được các tổ chức thống kê quốc tế công bố để các nước áp dụng đều đã có
giá trị tối thiểu và tối đa quy định sẵn. Đó là cơ sở để các nước tham khảo, tính
tốn thống nhất phục vụ cho u cầu đánh giá kết quả thực hiện từng hiện
tượng kinh tế - xã hội của mỗi nước ở từng năm. Tuy nhiên chúng ta phải dựa

trên số liệu thực tế để xác định các giá trị tối thiểu và tối đa cho phù hợp với
yêu cầu nghiên cứu và đặc điểm thực tế.
2.2.3. Lựa chọn và áp dụng cơng thức tính tốn các chỉ số riêng biệt
2.2.4. Chuyển đổi các chỉ tiêu hoặc chỉ số từ dạng nghịch về dạng
thuận
414


Như ở phần một đã nói một hiện tượng kinh tế - xã hội được phản ánh
bởi nhiều chỉ tiêu thống kê, trong đó thường bao gồm cả những chỉ tiêu ở dạng
thuận và cả những chỉ tiêu ở dạng nghịch. Trong trường hợp có các chỉ tiêu
dạng nghịch thì ta không thể đem tổng hợp trực tiếp (cộng hoặc nhân) từ các
chỉ số tính trên các chỉ tiêu đó lại với nhau, mà phải chuyển đổi về cùng là các
chỉ số dạng thuận hoặc thay thế các chỉ tiêu dạng nghịch bằng các chỉ tiêu
dạng thuận (phù hợp tương đương), sau đó mới tính các chỉ số riêng biệt để có
cơ sở tính bình qn chung.
Liên quan đến nội dung tính tốn và phương pháp chuyển đổi, có thể
phân các chỉ tiêu dạng nghịch thành 2 loại:
- Loại thứ nhất: Mỗi chỉ tiêu nghiên cứu là tỷ trọng của một bộ phận cấu
thành từ 2 bộ phận trái ngược nhau của tổng thể tức là có quan hệ tổng với
nhau.
- Loại thứ hai: Mỗi chỉ tiêu nghiên cứu là quan hệ tích số của hai chỉ tiêu
có liên quan với nhau.
Đối với các chỉ tiêu nghịch thuộc loại thứ hai này, có thể thay thế ln
bằng các chỉ tiêu khác tương ứng với quan hệ tích số với chúng.
Lưu ý là đối với các chỉ tiêu nghịch đảo loại thứ hai (chúng tơi gọi là loại
chỉ tiêu nghịch có quan hệ tích số) thì cần thiết phải xác định chỉ tiêu nghịch
đảo trước, sau đó mới xác định các giá trị tối thiểu và tối đa để tính chỉ số
riêng biệt chứ khơng tính chỉ số riêng biệt theo chỉ tiêu nghiên cứu ban đầu
trước rồi lấy 1 chia cho chỉ số riêng biệt để được chỉ số chuyển đổi.

Theo chúng tơi cách tính trên chỉ nên áp dụng cho các chỉ tiêu dạng
nghịch thuộc quan hệ tổng như đã nói ở trên. Cịn đối với các trường hợp quan
hệ tích số thì chưa thỏa đáng.

PHẦN BA

415


PHƯƠNG PHÁP TÍNH CÁC CHỈ SỐ THÀNH PHẦN VÀ
CHỈ SỐ TỔNG HỢP CHUNG

Khi một hiện tượng kinh tế - xã hội được phản ánh bởi nhiều chỉ tiêu
thống kê khác nhau, thì thơng thường thống kê đều có đánh giá kết quả thực
hiện theo từng chỉ tiêu riêng biệt để thấy được mỗi chỉ tiêu đó đã đạt được như
thế nào, cao hay thấp; nếu so sánh theo thời gian thì từng chỉ tiêu tăng lên hay
giảm đi và tăng giảm bao nhiêu…
Việc đánh giá hiện tượng kinh tế - xã hội theo từng chỉ tiêu riêng biệt là
rất cần thiết và không thể thiếu được. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp nếu
chỉ dừng lại ở đó như xưa nay ta thường làm thì chưa đủ, chưa có căn cứ để
đánh giá một cách khái quát kết quả đạt được của hiện tượng nghiên cứu trên
cơ sở kết hợp nhiều chỉ tiêu như thế nào, nhất là trong điều kiện cần phải so
sánh giữa các chủ thể cùng loại khác nhau theo không gian, hoặc so sánh kết
quả đạt được của cùng một chủ thể nhưng theo thời gian khác nhau.
Vì vậy, cùng với việc tính tốn các chỉ số để đánh giá theo từng chỉ tiêu
riêng biệt, cần thiết phải tính tốn các chỉ số thành phần và chỉ số tổng hợp
chung trên cơ sở liên kết các chỉ số riêng biệt lại với nhau, để có được một kết
quả đánh giá khái quát, cũng như có cơ sở để so sánh hiện tượng kinh tế - xã
hội theo thời gian và khơng gian.
Những nội dung chính của phần ba đề tài là nghiên cứu xác định quyền

số của chỉ số và cách tính các chỉ số thành phần, chỉ số tổng hợp theo số bình
quân nào (bình quân cộng hay bình qn nhân).
Về cấp độ và cách tính cụ thể thì phương pháp tính chỉ số thành phần, chỉ
số tổng hợp sẽ khác nhau: Chỉ số thành phần được tính bình qn từ các chỉ số
riêng biệt, cịn chỉ số tổng hợp chung được tính bình qn từ các chỉ số thành
phần và mỗi chỉ số thành phần cũng như chỉ số tổng hợp chung có cơng thức
cho từng trường hợp tính cụ thể khác nhau. Nhưng về nguyên lý chung thì
416


việc xác định quyền số và cách thức tính bình quân cho chỉ số thành phần hay
chỉ số tổng hợp chung đều theo những nguyên tắc giống nhau. Vì vậy ở phần
phương pháp luận tính chỉ số tổng hợp chung chúng tơi khơng tách riêng việc
tính chỉ số thành phần hay chỉ số tổng hợp mà chỉ trình bày chung là tính chỉ
số tổng hợp để khơng bị trùng lắp.
b. Nếu là các chỉ tiêu riêng biệt mà có từ 2 chỉ tiêu trở lên cũng phản ánh
kết quả thực hiện một mặt hoặc một nội dung của hiện tượng nghiên cứu thì
chỉ số thành phần sẽ được tính bình quân từ các chỉ số riêng biệt theo các chỉ
tiêu đó.
3.1. XÁC ĐỊNH QUYỀN SỐ ĐỂ TÍNH CÁC CHỈ SỐ THÀNH PHẦN VÀ
CHỈ SỐ TỔNG HỢP CHUNG
Ở trên đã nói tùy theo đặc điểm của hiện tượng mà chỉ số thành phần có
thể là một chỉ số riêng biệt nhưng cũng có thể phải tính bình qn từ 2 hay
nhiều chỉ số riêng biệt.
Trường hợp chỉ số thành phần được tính bình qn từ 2 hay nhiều chỉ số
riêng biệt và chỉ số tổng hợp chung được tính bình qn từ các chỉ số thành
phần thì trước hết là phải xác định xem tính bình qn giản đơn hay tính bình
qn gia quyền và nếu tính bình qn gia quyền thì xác định quyền số của chỉ
số như thế nào.
Như ta đều biết các chỉ tiêu hay chỉ số lựa chọn để tính các chỉ số thành

phần cũng như các chỉ số thành phần để tính chỉ số tổng hợp chung có thể
được xác định là có vai trị ngang nhau, có thể được xác định là có vai trị khác
nhau. Vai trị đó phụ thuộc vào ý nghĩa của từng chỉ tiêu hoặc nhóm chỉ tiêu
tính ra các chỉ số đó trong hệ thống các chỉ tiêu đối với yêu cầu đánh giá phát
triển kinh tế - xã hội ở những điều kiện nhất định.Vai trị này có thể thay đổi
qua các thời kỳ tùy thuộc vào yêu cầu của nhà quản lý và điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội trong mỗi thời kỳ.

417


Vậy làm thế nào để xác định vai trò quyết định để tính quyền số cho các
chỉ tiêu trong nhóm các chỉ tiêu để tính các chỉ số thành phần và nhóm các chỉ
tiêu thành phần trong hệ thống các chỉ tiêu được lựa chọn để tính chỉ số tổng
hợp chung.
Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi đề xuất loại phiếu khảo sát lấy ý
kiến của chuyên gia về vai trò quan trọng của các chỉ tiêu trong hệ thống các
chỉ tiêu được chọn để xây dựng chỉ số tổng hợp ở dạng khái quát, làm mẫu
chung cho các trường hợp khác nhau (xem cụ thể phiếu điều tra ở phần phụ
lục).
Khi tiến hành điều tra lấy ý kiến của các chuyên gia về vai trò quan trọng
của các chỉ tiêu và nhóm các chỉ tiêu để xác định quyền số tính các chỉ số
thành phần và chỉ số tổng hợp chung cần chú ý một số điểm sau:
(1). Đối tượng điều tra là các chuyên gia, các nhà quản lý, cán bộ nghiên
cứu, giảng dạy (gọi chung là chuyên gia) có am hiểu sâu sắc và quan tâm
nhiều đến các chỉ tiêu nghiên cứu.
(2). Đơn vị điều tra là từng chuyên gia thuộc đối tượng điều tra.
(3). Số lượng điều tra: Ít nhất phải là 30 người.
(4). Nội dung điều tra: Như phiếu điều tra.
(5). Cách ghi phiếu và cho điểm

Bằng cảm nhận của mình về tầm quan trọng của mỗi chỉ tiêu trong tương
quan với các chỉ tiêu trong nhóm (mẫu 1) hay của mỗi nhóm chỉ tiêu trong
tương quan với các nhóm chỉ tiêu khác (mẫu 2) để cho thang điểm phù hợp.
Chú ý mỗi chỉ tiêu ở đây không phải chỉ nhận 1 thang điểm mà có thể 2 hay
nhiều chỉ tiêu cùng cho 1 thang điểm nếu xét thấy chúng quan trọng như nhau;
Ngược lại, có thể có thang điểm khơng phù hợp với chỉ tiêu nào.
(6). Ý kiến của những người trả lời có giá trị như nhau

418


Ý kiến của từng người là chủ quan, nhưng tổng hợp nhiều người với số
lượng đủ lớn thì sẽ là khách quan, phản ánh được quan hệ tương quan so sánh
về tầm quan trọng giữa các chỉ tiêu trong từng nhóm cũng như giữa các nhóm
trong tất cả các nhóm chỉ tiêu.
Trong khuôn khổ đề tài này, BCN đề tài đã tổ chức thu thập ý kiến của 40
người, trong đó làm việc trong ngành Thống kê là 28 người, chiếm 70% và
ngành khác là 12 người, chiếm 30%. Số người được điều tra ở Hà Nội là 12
người, chiếm 30%; ở Hải Phòng là 8 Người, chiếm 20%; Đà Nẵng là 10
người, chiếm 25% và Ninh Thuận là 10 người, chiếm 25%. Tất cả số phiếu thu
về đều hợp lý và có đủ thơng tin. Số liệu thu về đã được tổng hợp để tính điểm
bình qn cho mỗi chỉ tiêu hoặc nhóm chỉ tiêu làm căn cứ xác định quyền số
cho các chỉ số (có báo cáo tổng hợp kết quả điều tra riêng). Qua điều tra cho
thấy dùng cách tiếp cận xác định quyền số theo điều tra lấy ý kiến chuyên gia
là phương thức phù hợp, có thể đảm bảo được yêu cầu đặt ra.
Tuy nhiên để thực hiện được phương thức xác định quyền số như trên thì
phải có kinh phí và nhân lực cho tổ chức điều tra. Song đối với một loại chỉ
số, trong nhiều năm mới phải điều tra xây dựng quyền số một lần vì chỉ số
tổng hợp là phải đảm bảo nguyên tắc tính ổn định áp dụng cho nhiều năm.
Hơn nữa, nội dung điều tra không phức tạp nên có thể thực hiện được một

cách nhanh chóng và thuận lợi, với nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học của
các đề tài và điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay hồn tồn có thể thực
hiện được.
3.2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH BÌNH QN CÁC CHỈ SỐ THÀNH
PHẦN VÀ CHỈ SỐ TỔNG HỢP CHUNG
Chỉ số thành phần cũng như chỉ số tổng hợp chung có thể tính theo
phương pháp bình qn cộng (bình qn số học) hoặc có thể tính theo số bình
qn nhân (bình qn tích). Chẳng hạn trước đây tổ chức Thống kê Liên hợp
quốc hướng dẫn các nước trên thế giới tính chỉ số phát triển con người (HDI)
theo cách tính chỉ số bình qn cộng giản đơn từ 3 chỉ số thành phần (chỉ số
419


GDP bình quân đầu người, chỉ số tuổi thọ bình qn và chỉ số giáo dục), cịn
mới đây thì thấy hướng dẫn tính theo cách tính số bình qn nhân. Có nhiều
chỉ số khác như chỉ số năng lực cơng nghệ, chỉ số bền vững môi trường, chỉ số
cạch tranh tăng trưởng… tính theo số bình qn cộng. Riêng chỉ số nghèo tổng
hợp được tính cả theo số bình qn cộng lẫn số bình quân nhân.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Với nội dung 3 phần đề tài “Nghiên cứu phương pháp luận xây dựng chỉ
số đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu khác nhau về kinh tế - xã hội ở Việt Nam” đã
đề xuất được các nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu thống kê phản ánh hiện tượng
kinh tế xã hội; cách lựa chọn các chỉ tiêu định tính, sự đồng nhất đơn vị đo
lường về cách tính các chỉ tiêu thống kê; giới thiệu khái quát và làm rõ cách
lựa chọn các cơng thức tính và phương pháp xác định mức tối thiểu và tối đa
của chỉ tiêu cho việc tính tốn các chỉ số cá biệt, hướng chuyển đổi các chỉ
tiêu hay chỉ số cá biệt từ dạng nghịch về dạng thuận khi tính tốn các chỉ số
thành phần và chỉ số tổng hợp chung; đề xuất cách xác định quyền số khi tính
bình qn gia quyền các chỉ số thành phần và chỉ số tổng hợp chung; phân tích

và làm rõ nội dung, ý nghĩa và điều kiện áp dụng của các chỉ số thành phần và

420


chỉ số tổng hợp chung khi tính theo số bình qn cộng và số bình qn nhân
(có ví dụ thực tế về các chỉ số riêng biệt khi tính chỉ số phát triển kinh tế của
34 tỉnh, thành phố để chứng minh).
Từ những kết luận trên, đề tài có một số kiến nghị như sau:
1. Viện Khoa học Thống kê cần đầu tư, giành kinh phí cho việc nghiên
cứu xây dựng các chỉ số tổng hợp cụ thể cho các lĩnh vực chất lượng tăng
trưởng, phát triển bền vững và đổi mới cơng nghệ (các lĩnh vực đang có u
cầu tính chỉ số tổng hợp); dựa trên những nội dung chính về phương pháp luận
tính chỉ số tổng hợp theo kết quả nghiên cứu của đề tài này.
2. Đề nghị Viện Khoa học Thống kê bố trí kinh phí cho Hội Thống kê
Việt Nam trong năm 2015 để đi sâu xây dựng phương pháp tính và thu thập
thơng tin để tính cho một lĩnh vực nào đó.
3. Ở Viện Khoa học Thống kê cũng như Tổng cục Thống kê cần có cán
bộ đi sâu nghiên cứu, để có thể xây dựng được các chỉ số tổng hợp cho các
lĩnh vực, các ngành khi có u cầu tính tốn và đánh giá.

421


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Khoa học và Công nghệ, Dự thảo Hệ thống chỉ tiêu thống kê đổi
mới công nghệ của Cục Ứng dụng và Chuyển giao Cơng nghệ;
2. Đại học Ngoại Thương (2012), Giáo trình Ngun lý Thống kê Kinh tế,
NXB Hà Nội;
3. Đại học Kinh tế Quốc dân (2013), Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu thống

kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam” của NCS Nguyễn Minh Thu;
4. PGS.TS. Tăng Văn Khiên (2014), ‘Phương pháp đánh giá tổng hợp đổi
mới công nghệ trong doanh nghiệp Việt nam’ tại Hội thảo Quốc gia về đánh
giá đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp, Hà Nội;
5. Tổng cục thống kê (2006), kết quả nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu xác
định chỉ tiêu thống kê đánh giá chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế”;
6. Tổng cục Thống kê (2007), kết quả nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu
đánh giá tác động của Khoa học Công nghệ đối với phát triển kinh tế ở Việt
Nam”;
7. Tổng cục Thống kê (2014), kết quả nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ứng
dụng chỉ số bền vững môi trường áp dụng cho Việt Nam”;
8. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 432/QĐ - TTg về Chiến
lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 kèm theo hệ thống
chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn
2011- 2020, ngày 12 tháng 4 năm 2012;
9. Tạp chí Quản lý Kinh tế số 48 (7+8/2012);
10. UNDP (2010), Báo cáo phát tric cấp Bộ của Tổng cục Thống kê,
nghi;
11. Viện Khoa học Thống kê (2006), Một số vấn đề phương pháp luận
thống kê, NXB Thống kê.

422


Phụ lục
PHIẾU ĐIỀU TRA
XÁC ĐỊNH VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA MỘT SỐ CHỈ TIÊU
VÀ NHÓM CHỈ TIÊU KINH TẾ KHI NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG
(Đối tượng áp dụng là những người làm quản lý; những người làm công tác

nghiên cứu, đào tạo và triển khai thực tế am hiểu và có quan tâm về vấn đề
nghiên cứu).

1. Xin ông (bà) cho biết những thông tin cơ bản về ông (bà):
1.1.

Họ



tên:

…………………………………………………………………....
1.2.

Năm

sinh:

…………………………………………………………………....
-

Nam o

-

Nữ

1.3. Giới tính:


1.4.

Nơi

công

o

tác:………………………...……………...

………………………..
1.5. Địa chỉ liên hệ:…………………………….
…………………………………
1.6.

Điện

thoại:………………………………………...

…….................................
2. Xin Ông (bà) cho biết ý kiến của mình (bằng cảm nhận của Ơng/ bà) về vai
trị quan trọng từ ít quan trọng hơn đến nhiều quan trọng hơn tương ứng với số
điểm từ 1 đến 5 (đánh dấu “X” vào từng ô tương ứng với sô điểm xác định)
423


của từng chỉ tiêu thuộc nhóm các chỉ tiêu phát triển kinh tế phục vụ cho đánh
giá chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế theo yêu cầu của bảng đánh giá
bằng cách cho điểm đối với các chỉ tiêu phát triển kinh tế như mẫu 01 kèm
theo của phiếu điều tra ở trang 2.

(Ví dụ chỉ tiêu GDP bình quân đầu người cho điểm 5 thì đánh dấu “X”
vào ơ được hình thành bởi dịng 1 - GDP bình quân đầu người và cột ghi điểm
5 của mẫu 01; chỉ tiêu tỷ lệ xuất khẩu so với giá trị sản xuất cho điểm 3 thì
đánh dấu “X” vào ơ được hình thành bởi dịng 6 - tỷ lệ giá trị xuất khẩu so với
giá trị sản xuất và cột ghi điểm 3 của mẫu 01); chỉ tiêu tỷ lệ thu ngân sách so
với GDP cho điểm 2 thì đánh dấu “X” vào ơ được hình thành bởi dịng 7 - Tỷ
lệ thu ngân sách so với GDP và cột ghi điểm 2 của mẫu 01…

Mẫu 01: XÁC ĐỊNH VAI TRỊ QUAN TRỌNG CỦA TỪNG CHỈ TIÊU
TRONG NHĨM CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ
Số điểm từ 1 đến 5

Tên chỉ tiêu

1

1. GDP bình quân đầu người
2. Tốc độ phát triển GDP
3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
4.Tốc độ tăng năng xuất các nhân tố tổng
hợp
5. Hiệu quả vốn đầu tư
424

2

3

4


5

Không



6. Tỷ lệ giá trị xuất khẩu so với giá trị sản
xuất
7. Tỷ lệ thu ngân sách so với GDP
2. Xin Ơng (bà) cho biết ý kiến của mình (bằng cảm nhận của Ơng/ bà)
về vai trị quan trọng từ ít quan trọng hơn đến nhiều quan trọng hơn tương ứng
với số điểm từ 1 đến 5 (đánh dấu “X” vào từng ô tương ứng với số điểm xác
định) của từng nhóm chỉ tiêu trong các nhóm chỉ tiêu khác nhau như nhóm các
chỉ tiêu thống kê kinh tế, nhóm các chỉ tiêu thống kê xã hội và nhóm các chỉ
tiêu thống kê môi trường) phục vụ cho đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế
theo mẫu 02.
Mẫu 02: XÁC ĐỊNH VAI TRỊ QUAN TRỌNG CỦA TỪNG NHĨM
CHỈ TIÊU TRONG CÁC NHĨM CHỈ TIÊU THỐNG KÊ KHÁC NHAU
Khơn

Số điểm từ 1 đến 5

Tên chỉ tiêu
1

2

3

4


g rõ
5

1. Nhóm các chỉ tiêu thống kê kinh tế
2. Nhóm các chỉ tiêu thống kê xã hội
3. Nhóm các chỉ tiêu thống kê mơi
trường

Ghi chú: Với mỗi chỉ tiêu (mẫu 01) hoặc nhóm chỉ tiêu (mẫu 02) trên
đây, tùy thuộc vào mức độ quan trọng được ông, bà đánh giá để cho điểm
tương ứng. Như vậy có thể có 1, 2 hoặc nhiều chỉ tiêu cùng cho một mức
điểm, và ngược lại cũng có thể có mức điểm khơng có chỉ tiêu nào. Ví dụ Ông
Nguyễn văn An là người được phỏng vấn và Ông cho là các chỉ tiêu 1 và 2
quan trọng nhất (cho 5 điểm), các chỉ tiêu 4, 5 quan trọng thứ 2 (cho 4 điểm)

425


và 2 chỉ tiêu còn lại quan trọng thứ 4 (cho 2 điểm). Điểm 1 và 3 khơng có chỉ
tiêu nào.
4. Ngồi những thơng tin nói ở mục 2 và mục 3, Ơng (bà) có ý kiến gì bổ
sung thêm về nội dung các câu hỏi ở phiếu điều tra thì xin cho biết để ghi cụ
thể ở điểm tiếp theo:
……………………………………………………………………………………
……
……………………………………………………………………………………
……
……………………………………………………………………………………
……


Điều tra viên

Ngày …tháng…..năm

20…..
Người cung cấp thông tin
(Ký, ghi rõ họ tên)

426



×