Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Tìm hiểu hoạt động khuyến nông của cán bộ khuyến nông xã đồng liên huyện phú bình tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 52 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

ĐÀM VĂN DỰ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG CỦA CÁN BỘ KHUYẾN
NÔNG XÃ ĐỒNG LIÊN, HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo
Định hướng đề tài
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Hướng ứng dụng
: Khuyến nơng
: Kinh tế và PTNT
: 2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

ĐÀM VĂN DỰ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Tên đề tài:
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG CỦA CÁN BỘ KHUYẾN
NÔNG XÃ ĐỒNG LIÊN, HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo
Định hướng đề tài

: Chính quy
: Hướng ứng dụng

Chun ngành
Khoa
Lớp
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn
Cán bộ cơ sở hướng dẫn

: Khuyến nông
: Kinh tế và PTNT
: K45 - KN
: 2013 - 2017
: Th.S Dương Xuân Lâm
: CBKN Trương Tuyết Trị

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN

Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Kinh tế và PTNT và thầy giáo hướng dẫn Th.S Dương Xuân Lâm, tôi đã tiến
hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu hoạt động khuyến nông của cán bộ
khuyến nông xã Đồng Liên, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Ngun”.
Tơi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa Kinh tế và PTNT và các thầy, cô giáo đã tận tình hướng dẫn,
giảng dạy trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Nông
Lâm Thái Nguyên. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của thầy giáo
Th.S Dương Xuân Lâm đã giúp tôi thực hiện và hồn thành khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn Đảng Ủy, HĐND, UBND,
các tổ chức Đoàn thể và đặc biệt là cô cán bộ khuyến nông xã Đồng Liên đã
tạo điều kiện, tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm cho tơi trong
suốt q trình thực tập tại cơ quan.
Đây là lần đầu tiên thực hiện khóa luận và còn nhiều hạn chế về kiến
thức, kinh nghiệm nên bản khóa luận cịn nhiều thiếu sót mà bản thân chưa
nhận thấy được.
Tơi rất mong nhận được sự góp ý và nhận xét của thầy, cơ giáo và các
bạn để khóa luận này được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 06 tháng 05 năm 2017
Sinh Viên

Đàm Văn Dự


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 3.1: Diện tích sử dụng đất tự nhiên của xã Đồng Liên ......................... 17
Bảng 3.2: Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt qua 3 năm 2014-2016 ............... 22
Bảng 3.3: Tình hình chăn ni của xã qua 3 năm 2014-2016 ....................... 24
Bảng 3.4: Phân tích SWOT .......................................................................... 35


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Ảnh dế hại ngơ tại xóm Xn Đám ............................................... 26
Hình 3.2: Ảnh cán bộ khuyến nơng xã và cán bộ Trạm BVTV huyện Phú
Bình kiểm tra ruộng ngơ bị sâu hại tại xóm Đá Gân ..................................... 27
Hình 3.3: Ảnh mơ hình ngơ biến đổi gen NK4300 tại xóm Xn Đám ......... 28
Hình 3.4: Ảnh mơ hình thử nghiệm dưa chuột an tồn tại xóm Xn Đám... 29
Hình 3.5: Ảnh mơ hình trồng thử nghiệm bí lấy ngọn an tồn tại xóm Đồng
Tâm .............................................................................................................. 30
Hình 3.6: Sơ đồ mạng lưới khuyến nông xã Đồng Liên ................................ 32


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

Nguyên nghĩa

1


BVTV

3

CP

Chính phủ

4

CV

Công văn

5

ĐCSVN

Bảo vệ thực vật

Đảng cộng sản Việt Nam
Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc

6

FAO

(Food and Agriculture Organization of the United
Nations)

Hội đồng nhân dân

7

HĐND

8

HTX

9

KHKT

10

KT&PTNT

11



12

PTNT

Phát triển nông thôn

13


THCS

Trung học cơ sở

14

THPT

Trung học phổ thông

15

TTLT-BTCBNN

16

UBND

17

WTO

Hợp tác xã
Khoa học kỹ thuật
Kinh tế và phát triển nông thôn
Nghị định

Thông tư liên tịch-Bộ tài chính-Bộ nơng nghiệp
Ủy ban nhân dân
Tổ chức thương mại thế giới (World Trade

Organization)


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .............................................. iv
MỤC LỤC ..................................................................................................... v
Phần 1. MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài......................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu, yêu cầu ................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung................................................................................ 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 2
1.2.3 Yêu cầu ........................................................................................... 2
1.3 Nội dung và phương pháp thực hiện ...................................................... 4
1.3.1 Nội dung thực tập ............................................................................ 4
1.3.2 Phương pháp thực hiện .................................................................... 4
1.4 Thời gian và địa điểm thực tập .............................................................. 4
Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .......................................................... 5
2.1 Một số khái niệm cơ bản ....................................................................... 5
2.1.1 Khái niệm khuyến nông................................................................... 5
2.1.2 Khuyến nông viên cơ sở .................................................................. 6
2.2 Mục tiêu của khuyến nông..................................................................... 6
2.3 Triết lý khuyến nông ............................................................................. 6
2.4 Chức năng của khuyến nơng.................................................................. 7
2.5 Vai trị của khuyến nơng........................................................................ 8

2.6 Vai trị của cán bộ khuyến nơng ............................................................ 9
2.7 Nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông xã ................................................... 9


vi

2.8 Tình hình phát triển khuyến nơng trong và ngồi nước........................ 10
2.8.1 Trên thế giới .................................................................................. 10
2.8.2 Trong nước .................................................................................... 13
2.9 Một số văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập. .................... 14
Phần 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP ................................................................... 16
3.1 Khái quát về cơ sở thực tập ................................................................. 16
3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .................................................. 16
3.1.2 Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội ................................................. 19
3.1.3 Những thành tựu đạt được của cơ sở thực tập ................................ 21
3.1.4 Tình hình sản xuất nơng nghiệp xã Đồng Liên .............................. 22
3.2 Những thuận lợi, khó khăn liên quan đến nội dung thực tập ................ 25
3.2.1 Thuận lợi ....................................................................................... 25
3.2.2 Khó khăn ....................................................................................... 25
3.3 Kết quả thực tập ................................................................................. 25
3.3.1 Những công việc cụ thể được phân công ....................................... 25
3.3.2 Những hoạt động khuyến nông của cán bộ khuyến nông xã Đồng Liên
............................................................................................................... 31
3.3.6 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong hoạt động Khuyến
nông xã Đồng Liên ................................................................................. 35
3.3.7 Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ............................................ 35
3.3.8 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Khuyến nông trên
địa bàn xã ............................................................................................... 37
Phần 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 40
4.1 Kết luận ............................................................................................... 40

4.2 Kiến nghị............................................................................................. 41
4.2.1 Đối với UBND huyện Phú Bình .................................................... 41
4.2.2 Đối với UBND xã Đồng Liên ........................................................ 41


vii

4.2.3 Đối với cán bộ Khuyến nông ......................................................... 41
4.2.4 Đối với người dân ......................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 43


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp lâu đời, với gần 70% dân số sống ở
khu vực nông thôn. Trong suốt quá trình phát triển đất nước thì nơng nghiệp
ln giữ vai trò rất quan trọng, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO,
nhiều thách thức mới, nhiều cơ hội mới đặt ra cho nền kinh tế đặc biệt là
ngành nông nghiệp.
Trước tình hình đó vai trị của khuyến nơng ngày càng được đề cao,
hướng tới sản xuất bền vững, chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển
nông thơn.
Khuyến nơng được hình thành gắn liền với sự phát triển của sản xuất
nông nghiệp. Mục tiêu của khuyến nông là giúp người dân có cái nhìn thực tế
và có cơ sở khoa học đối với những vấn đề, khó khăn gặp phải để họ tự quyết
định những biện pháp vượt qua những vấn đề, khó khăn đó, nâng cao hiệu
quả sản xuất, hướng tới sự phát triển toàn diện của bản thân người nơng dân

và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống ở khu vực nông thôn.
Trong quá trình hội nhập và thực hiện đổi mới dưới sự lãnh của Đảng
và Nhà nước nền nông nghiệp nước ta đã có những bước phát triển nhanh và
đạt được nhiều thành tựu. Các hoạt động khuyến nông ngày càng phát triển về
cả mặt tổ chức và nội dung. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới
được chuyển giao và áp dụng vào sản xuất nơng nghiệp góp phần nâng cao
hiệu quả sản xuất, tăng năng suất cây trồng, vật ni, chuyển đổi theo hướng
sản xuất hàng hóa chất lượng cao.
Đồng Liên là một xã miền núi mà sản xuất nơng nghiệp đóng vai trị
chủ đạo trong nền kinh tế xã. Trong đó cán bộ Khuyến nơng ln được chính


2

quyền xã quan tâm đầu tư hỗ trợ thông qua các chương trình hỗ trợ giống, tập
huấn kỹ thuật cho nông dân, vay vốn phát triển sản xuất…
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là: hiện nay đội ngũ cán bộ Khuyến nông xã
đang hoạt động như thế nào, đã phát huy được hết vai trị, năng lực của mình
hay chưa?
Xuất phát từ thực tiễn đó tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu
hoạt động khuyến nơng của cán bộ khuyến nơng xã Đồng Liên, huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu, yêu cầu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu hoạt động khuyến nông của cán bộ khuyến nông. Từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động khuyến
nông của cán bộ khuyến nông trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
• Tìm hiểu các hoạt động khuyến nơng của cán bộ khuyến nơng xã.
• Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động khuyến nông của

cán bộ khuyến nông xã.
• Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động
của cán bộ khuyến nông xã.
1.2.3. Yêu cầu
Yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ
- Đánh giá cơ sở thực tập tốt nghiệp.
- Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nơng xã.
- Tìm hiểu hoạt động thường ngày của cán bộ khuyến nông xã.
- Mô tả những công việc đã tham gia trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
- Đánh giá thuận lợi, khó khăn.
- Bài học kinh nghiệm và giải pháp.


3

Yêu cầu về thái độ và ý thức trách nhiệm
- Phải có tinh thần và thái độ làm việc nghiêm túc, làm theo kế hoạch đã
được quy định trong thời gian thực tập.
- Hồn thành tốt cơng việc được giao.
- Chấp hành nghiêm túc nội quy, quy định tại nơi thực tập.
- Chủ động ghi chép những nội dung đã thực tập và số liệu để viết báo
cáo thực tập.
- Không tự ý nghỉ trong thời gian thực tập.
Yêu cầu về kỉ luật
- Chấp hành phân công của khoa, quy chế thực tập của trường và quy
định nơi thực tập.
- Đảm bảo kỉ luật lao động, có trách nhiệm trong công việc.
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người hướng dẫn tại nơi thực tập.
- Luôn trung thực trong lời nói và hành động.
Yêu cầu về tác phong ứng xử

- Luôn giữ thái độ khiêm nhường, cầu thị
- Tạo mối quan hệ thân thiện với mọi người trong cơ quan nhưng không
can thiệp vào những công việc nội bộ của cơ quan thực tập.
- Hòa nhã với các nhân viên tại cơ quan thực tập.
- Phong cách trang phục luôn chỉnh tề, phù hợp, lịch sự.
Yêu cầu về kết quả đạt được
- Tạo mối quan hệ tốt với mọi người tại cơ quan thực tập.
- Thực hiện công việc với tinh thần trách nhiệm cao góp phần giữ vững
chất lượng đào tạo và uy tín của trường.
- Đạt được các mục tiêu do bản thân đề ra và tích lũy được kinh nghiệm.
- Không tự tiện sử dụng trang thiết bị tại nơi thực tập.
- Không sử dụng điện thoại ở nơi thực tập cho việc riêng.


4

- Không tự ý sao chép dữ liệu hoặc các phần mềm của cơ quan thực tập.
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Đồng Liên.
- Thực trạng sản xuất nông nghiệp xã Đồng Liên.
- Tìm hiểu các hoạt động khuyến nơng của cán bộ khuyến nông xã Đồng Liên.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông của
xã Đồng Liên.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
- Phương pháp thu thập số liệu, thông tin thứ cấp: các thông tin thứ cấp lấy
được từ nhiều nguồn khác nhau như giáo trình, báo cáo tổng kết, Internet...
- Phương pháp quan sát: quan sát tác phong, cách làm việc, xử lý công
việc của cán bộ, cơng chức.
- Tổng hợp, phân tích và xử lý thơng tin: tổng hợp, phân tích những thơng

tin, số liệu thu thập được để có được thơng tin cần thiết phục vụ cho đề tài.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian thực tập: 27/02/2017 - 15/05/2017
- Địa điểm: Tại UBND xã Đồng Liên, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.


5

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm khuyến nông
Khuyến nông được tổ chức nhiều cách khác nhau và phục vụ mục đích có
quy mơ khác nhau, vì vậy khuyến nơng là một thuật ngữ khó định nghĩa được
một cách chính xác. Sau đây là một số khá niệm, quan niệm về khuyến nông.
Theo nghĩa Hán-Văn: “khuyến” có nghĩa là khuyến khích, khun bảo,
triển khai. “nông” là nông – lâm - ngư nghiệp, nông dân, nơng thơn. “Khuyến
nơng” tức là khuyến khích mở mang phát triển nông nghiệp [1].
Theo tổ chức FAO, 1987: “Khuyến nông được xem như một tiến trình
của hịa nhập các kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại. Các quan điểm, kỹ
năng để quyết định những gì cần làm, cách thức làm trên cơ sở cộng đồng địa
phương sử dụng các nguồn tài nguyên tại chỗ với sự trợ giúp từ bên ngồi để
có khả năng vượt qua những trở ngại gặp phải” [1].
Theo Thomas: “Khuyến nông là một từ tổng quát để chỉ tất cả các công
việc liên quan đến sự nghiệp PTNT, đó là một hệ thống giáo dục ngồi nhà
trường, trong đó có người già và người trẻ học bằng cách thực hiện” [1].
Qua rất nhiều định nghĩa chúng ta có thể tóm tắt lại và có thể hiểu
khuyến nông theo 2 nghĩa:
Khuyến nông hiểu theo nghĩa rộng: là khái niệm chung chỉ tất cả những
hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và PTNT [1].

Khuyến nông hiểu theo nghĩa hẹp: Khuyến nơng là một tiến trình giáo
dục khơng chính thức mà đối tượng là người nơng dân, tiến trình này đem đến
cho người dân những thơng tin, lời khuyên để giúp họ giải quyết những vấn
đề khó khăn trong cuộc sống.


6

Khuyến nông hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để
không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống của nơng dân và gia đình họ [1].
2.1.2. Khuyến nông viên cơ sở
Trong hệ thống khuyến nông Việt Nam khuyến nông viên cơ sở là lực
lượng làm công tác khuyến nông trực tiếp ở xã, thôn, bản. Đây là tuyến đầu của
công tác khuyến nông đối với phát triển sản xuất và kinh doanh ở nơng thơn.
Ngồi ra cịn có các thành viên ban quản lý HTX dịch vụ nông nghiệp, thành
viên các Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đồn thanh niên...
Về tính chun trách có thể chia làm 2 loại: Khuyến nơng chun trách
và khuyến nông bán chuyên trách:
Khuyến nông chuyên trách là cán bộ khuyến nông công tác khuyến
nông do Nhà nước tuyển dụng và trả lương. Đây là lực lượng nòng cốt trong
chuyển giao tiến bộ KHKT về sản xuất nông nghiệp ở nơng thơn thơng qua
các hình thức tập huấn, xây dựng mơ hình trình diễn, tổ chức hội nghị, tham
quan và thông tin tuyên truyền.
Khuyến nông bán chuyên trách là các thành viên trong Hội phụ nữ,
Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội làm vườn, các nhà doanh nghiệp. Những
thành viên này ngồi chức năng chun mơn của mình cũng gián tiếp hoăc
trực tiếp làm công tác khuyến nông nhưng ở mức độ và phạm vi nhất định.
2.2. Mục tiêu của khuyến nông
Mục tiêu của khuyến nông là làm thay đổi cách đánh giá, cách nhận
thức của nông dân trước những khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nơng

khơng chỉ nhằm những mục tiêu phát triển kinh tế mà còn hướng tới sự phát
triển toàn diện của bản thân người nông dân và nâng cao chất lượng cuộc
sống ở nông thôn [1].
2.3. Triết lý khuyến nông
Nông dân là mục tiêu của phát triển, họ đóng vai trị trung tâm và là
người thơng minh, có năng lực, rất mong muốn nhận được thông tin và kiến


7

thức mới để phát triển sản xuất nhằm đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho
gia đình.
Khuyến nơng được thực hiện ở mọi nơi tại gia đình hay lớp học, trên
đồng ruộng...cùng với nông dân thông qua những gia đình hay nhóm hộ, xuất
phát từ những nhu cầu của nơng dân, bắt đầu bằng những gì nơng dân có, để
giải quyết vấn đề của chính người nơng dân này trên cơ sở tự lực cánh sinh [1].
2.4. Chức năng của khuyến nông
Chức năng cơ bản của khuyến nông không những là truyền bá thông tin
và hướng dẫn nông dân mà cịn biến những thơng tin, kiến thức được truyền
bá, những kỹ năng đào tạo thành kết quả cụ thể trong sản xuất và đời sống.
Điều này cho thấy khuyến nơng cần có quan hệ chặt chẽ với điều kiện vật
chất của nông hộ cũng như nguồn lực thực tế của địa phương.
Căn cứ vào mức độ liên quan đến bản chất, mục tiêu của khuyến nơng
có thể phân chia chức năng của khuyến nơng thành 2 nhóm chính.
• Nhóm chức năng phải thực hiện
- Thúc đẩy nông dân
- Trao đổi và truyền bá thông tin
- Đào tạo, tập huấn nông dân
- Giúp nông dân giải quyết các vấn đề phát sinh
- Giám sát và đánh giá hoạt động khuyến nơng

• Nhóm chức năng nên thực hiện
- Phối hợp với nông dân triển khai các thử nghiệm phát triển kỹ thuật
mới hoặc thử nghiệm kiểm tra tính phù hợp của kết quả nghiên cứu trên hiện
trường, từ đó làm cơ sở cho việc khuyến khích lan rộng.
- Tìm hiểu các yếu tố, điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho sản xuất của người
dân như vốn tín dụng, vật tư đầu vào...
- Trợ giúp nông dân bảo quản, chế biến nông sản quy mơ hộ gia đình.


8

- Hỗ trợ nông dân về kinh nghiệm quản ký kinh tế hộ gia đình, phát triển
sản xuất quy mơ trang trại.
- Tìm kiếm và cung cấp cho nơng dân thông tin về giá cả thị trường tiêu
thụ sản phẩm.
2.5. Vai trị của khuyến nơng
• Khuyến nơng đối với phát triển nơng nghiệp và nơng thơn.
PTNT là cái đích của nhiều hoạt động khác nhau tác động vào những
khía cạnh khác nhau của nơng thơn, trong đó khuyến nơng là một tác nhân
nhằm thúc đẩy PTNT. Hay nói cách khác khuyến nông là một yếu tố, một bộ
phận hợp thành của tồn bộ hoạt động PTNT.
• Vai trị của khuyến nơng trong q trình từ nghiên cứu đến phát triển
nơng nghiệp
Những tiến bộ kỹ thuật mới thường nảy sinh ra từ các tổ chức nghiên
cứu khoa học (viện nghiên cứu, trường đại học...) và những tiến bộ kỹ thuật
này phải được sử dụng vào thực tiễn sản xuất của người nơng dân. Như vậy,
giữa nghiên cứu và PTNT có quan hệ chặt chẽ ràng buộc nhau như sản xuấttiêu dùng, giữa người mua - người bán. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để kiến
thức đó đưa vào được thực tiễn và người nông dân làm thế nào để sử dụng
được chúng.
Nghĩa là giữa nghiên cứu và nông dân cần có một trung gian làm nhiệm

vụ lưu thơng kiến thức và khuyến nơng trong q trình đó là chiếc cầu nối
giữa khoa học và nơng dân.
• Vai trị của khuyến nông đối với Nhà nước
Là tổ chức giúp Nhà nước thực hiện những chính sách, chiến lược về
nơng nơng nghiệp, nông dân và nông thôn.
Vận động nông dân tiếp thu và thực hiện những chính sách nơng
nghiệp.


9

Trực tiếp cung cấp những thông tin về nhu cầu, nguyện vọng của nông dân
cho nhà nước, trên cơ sở đó nhà nước hoạch định những chính sách phù hợp [1].
2.6. Vai trị của cán bộ khuyến nơng
Cán bộ khuyến nông chịu trách nhiệm cung cấp thông tin, giúp nông
dân hiểu được và đưa ra những quyết định cụ thể như trồng một loại giống
cây mới, nuôi một loại vật nuôi mới, áp dụng những tiến bộ KHKT mới...Như
vậy vai trị của cán bộ khuyến nơng là đem kiến thức đến người nông dân và
giúp họ sử dụng những kiến thức đó một cách hiệu quả nhất.
Cán bộ khuyến nơng cần thường xuyên hỗ trợ, lắng nghe, giúp đỡ
người nông dân để họ có thể phát triển tiềm năng, sáng kiến nhằm giải quyết
những vấn đề khó khăn, vướng mắc gặp phải trong cuộc sống.
Mỗi người cán bộ khuyến nông có những vai trị sau:
1. Người đào tạo

5. Người cố vấn

9. Người cung cấp

2. Người tổ chức


6. Người bạn

10. Người thông tin

3. Người lãnh đạo

7. Người tạo điều kiện

11. Người hành động

4. Người quản lý

8. Người môi giới

12. Người trọng tài

Từ những điều trên cho ta thấy người cán bộ khuyến nơng có vai trị rất
quan trọng trong sự nghiệp phát triển nơng thơn. Vì thế người cán bộ khuyến
nơng cần hiểu rõ tầm quan trọng của mình, ln hồn thành tốt vai trị, nhiệm
vụ của mình trước những khó khăn, thử thách trong q trình hoạt động
khuyến nơng.
2.7. Nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông xã
- Trực tiếp triển khai nhiệm vụ, chương trình khuyến nơng theo sự chỉ
đạo của trạm khuyến nông huyện/thành phố.
- Tham gia xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án khuyến nơng.
- Tổng hợp, hướng dẫn kế hoạch phát triển cây trồng hàng năm, hướng dẫn
nơng dân về quy trình sản xuất, thực hiện các biện pháp kỹ thuật về trồng trọt, bảo
vệ thực vật và chuyển đổi cơ cấu cây trồng có năng suất, chất lượng cao.



10

- Thường xuyên kiểm tra, rà soát và xử lý kịp thời các loại sâu bệnh hại
giúp nông dân.
- Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình sản xuất, dịch bệnh và cơng
tác phịng chống dịch bệnh trên địa bàn.
- Tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Đảng và Nhà nước, các
chính sách hỗ trợ về khuyến nông, giá cả thị trường...cho người dân.
- Tập huấn, bồi dưỡng và đào tạo các tiến bộ KHKT mới, các giống cây
trồng, vật nuôi mới cho người dân.
- Xây dựng mơ hình trình diễn về các tiến bộ kỹ thuật mới, các loại cây
trồng mới, có năng suất chất lượng cao phù hợp với địa phương.
- Tiếp thu và phản ánh ý kiến, nguyện vọng của người dân lên các cấp
có thẩm quyền.
2.8. Tình hình phát triển khuyến nơng trong và ngoài nước
2.8.1. Trên thế giới
2.8.1.1. Tại Mỹ
Năm 1845 tại Ohio, N.S Townshned chủ nhiệm khoa Nông Học đề
xuất việc tổ chức những câu lạc bộ nông dân tại các quận, huyện và sinh hoạt
định kỳ. Đây là tiền thân của khuyến nông tại Mỹ.
Năm 1907, 42 trường đại học trong 39 bang đã thực hiện công tác
khuyến nông.
Năm 1910, 35 trường Đại học đã có bộ mơn khuyến nơng.
Năm 1914, tổ chức khuyến nơng được thành lập chính thức tại Mỹ, có
1.861 hội nơng dân với 3.050.150 hội viên [1].
2.8.1.2. Tại Anh
Thuật ngữ University Extension hay Extension of University lần đầu
tiên được sử dụng ở Anh vào những năm 1840.



11

Những năm 1866 thuật ngữ “Extension” và “Agricultural Extension”
được sử dụng ở Anh. Jemes Stuart thành viên trường Đại học Cambridge
giảng bài cho Hiệp hội phụ nữ và những người làm việc ở miền Bắc nước
Anh. Jemes Stuart thường được coi là “người cha đẻ của phổ cập Đại học”.
Năm 1876, trường Đại học Luân Đôn và năm 1878 trường Đại học Oxford
cũng dạy theo chương trình đào tạo này, và từ năm 1880 hoạt động này trở
thành một phong trào.
2.8.1.3.Tại Ấn Độ
Tổ chức khuyến nông ra đời từ năm 1950 tổ chức đào tạo theo 5 cấp:
Quốc gia, cấp vùng, cấp bang, cấp huyện và cấp xã.
Do làm tốt cơng tác khuyến nơng nên Ấn Độ có một nền nông nghiệp
phát triển mạnh mẽ. Mở đầu là công cuộc “cách mạng xanh” đã giải quyết cơ
bản về lương thực. Sau đó “cách mạng trắng” với phong trào sản xuất sữa và
Ấn Độ tiếp tục phát triển cuộc “cách mạng nâu” phát triển chăn ni bị.
2.8.1.4. Tại Trung Quốc
Trung Quốc là một nước đông dân nhất thế giới, nhưng nền nông
nghiệp Trung Quốc không những đủ cung cấp nhu cầu trong nước mà còn là
một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn nhất Thế giới. Theo Jinguguan:
“Hiện nay và trong tương lai, Khuyến nơng vẫn đóng vai trị quan trọng đối
với nền nông nghiệp Trung Quốc”.
Qua nhiều năn vận dụng những chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
nơng nghiệp Trung Quốc trải qua rất nhiều bước thăng trầm. Trước những
năm 90 của thế kỉ XX , nông nghiệp Trung Quốc chỉ bằng mục tiêu tăng sản
lượng và số lượng, các loại vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp như phân bón
thuốc trừ sâu ồ ạt tung ra thị trường. Thanh niên nông thôn ra thành phố kiếm
việc làm vì thu nhập từ nơng nghiệp q thấp.



12

Từ năm 1995 trở đi, Trung Quốc áp dụng chính sách hỗ trợ nông
nghiệp sản xuất sản phẩm chất lượng cao. Các chương trình khuyến nơng
chuyển giao giống cây trồng, lúa lai chất lượng cao, sản xuất đỗ tương xuất
khẩu kết hợp cải tạo đất. Dự án sản xuất giống vật ni, nâng cao sản lượng
sữa được tập trung góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho
nông dân. Cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng góp phần đẩy mạnh
tiêu thụ sản phẩm thơng qua chương trình khuyến nơng quốc gia, giống mới
được cung cấp cho người dân gần như cho không, hàng loạt các hoạt động tập
huấn được tổ chức, các mô hình trình diễn giúp người nơng dân nắm bắt
những kỹ thuật mới.
Nhờ những chính sách đúng đắn của nhà nước và hoạt động hiệu quả
của khuyến nông, nông nghiệp Trung Quốc đã đạt được kết quả bất ngờ trong
vài năm thực hiện.
20 năm gần đây Nhà nước Trung Quốc đã đầu tư đồng bộ cả về hệ
thống tổ chức, cơ sở thiết bị nghiên cứu cho khuyến nông, nhờ vậy đời sống
của khuyến nông viên được nâng cao.
Cuối năm 1997, trên tồn đất nước Trung Quốc đã có hơn 48.500 tổ chức
khuyến nông với hơn 317.000 khuyến nông viên từ trung ương tới địa phương.
Hiện nay khuyến nông Trung Quốc là một hệ thống hồn thiện trên quy
mơ cả nước sau nhiều năm không ngừng củng cố (Phạm Kiều Oanh, 2006).
2.8.1.5. Tại Thái Lan
Ngày 20/10/1967 Chính phủ Thái Lan mới có quyết định thành lập tổ
chức khuyến nơng. Tuy ra đời hơi muộn so với một số nước khác nhưng
Chính phủ Thái Lan đặc biệt quan tâm tới hoạt động này. Hàng năm Chính
phủ Thái Lan chi từ 120-150 triệu USD thậm chí 200 triệu USD đầu tư cho
hoạt động khuyến nơng. Thái Lan cho đến nay có một hệ thống khuyến nông



13

khá mạnh. Ở Bộ nơng nghiệp thủy sản có cục khuyến nơng, ở cấp tỉnh có
Trung tâm khuyến nơng, ở cấp huyện có Trạm khuyến nơng.
2.8.2. Trong nước
Khuyến nơng Việt Nam được hình thành cùng với sự phát triển của sản
xuất nông nghiệp. Cách đây hơn 2000 năm các vua Hùng đã trực tiếp dạy dân
sản xuất nông nghiệp: gieo hạt, cấy lúa, mở cuộc thi để các hoàng tử, cơng
chúa có cơ hội trổ tài, chế biến các món ăn độc đáo bằng nông sản tại chỗ.
Công chúa Thiều Hoa là người đầu tiên dạy dân chăn tằm dệt lụa.
Vua Lê Đại Hành là ơng vua đầu tiên đích thân đi cày rộng tịch điền ở
Đọi Sơn, Bàn Hải thuộc vùng Duy Tiên Hà Nam ngày nay.
Vào thời nhà Lê, đã có những chính sách phát triển nơng nghiệp để
động viên nơng dân tích cực tham gia sản xuất. Triều vua Lê Thánh Tơng
(1492) mỗi xã có một trưởng phụ trách nơng nghiệp và đê điều. Triều đình
ban bố chiếu khuyến nông, chiếu lập đồn điền, và lần đầu tiên sử dụng từ
“Khuyến nông” trong luật Hồng Đức.
Từ sau cách mạng tháng 8/1945 - 1958, chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt
quan tâm tới nông nghiệp, người kêu gọi toàn quốc “tăng gia sản xuất! Tăng
gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa! Đó là những việc cấp bách của
chúng ta lúc này”.
Từ năm 1958-1975, nông nghiệp miền Bắc Việt Nam phát triển trong
sự tác động trực tiếp của mơ hình hợp tác xã nơng nghiệp.Từ tổ đổi công
(1956) đến hợp tác xã bậc thấp(1960), đến hợp tác xã bậc cao (1968), đến hợp
tác xã toàn xã (1974).
Từ 1976-1988, Nông nghiệp Việt Nam thống nhất nhất thành một mối,
tiềm năng và thế mạnh của hai miền Bắc - Nam được bổ sung cho nhau và
cùng nhau phát triển theo một đường lối chung là hợp tác hóa nơng nghiệp.
Ngày 13/1/1981, chỉ thị 100CT/TW của ban bí thư trung ương Đảng về “cải



14

tiến cơng tác khốn, mở rộng khốn sản phẩm đến nhóm và người lao động
trong hợp tác xã nơng nghiệp” (gọi tắt là khoán 100). Tháng 12/1986, đại hội
VI, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề ra đường lối mới trong lãnh đạo và quản
lý kinh tế. Và nghị quyết 10 của bộ chính trị Trung ương ĐCSVN khóa VI
(5/4/1988) về quản lý đổi mới trong nông nghiệp nhằm giải phóng sản xuất
trong nơng thơn đến từng hộ nơng dân, khẳng định hộ xã viên là đơn vị kinh
tế tự chủ ở nông thôn.
Năm 1993, Cục khuyến lâm được thành lập vừa quản lý nhà nước vừa
hoạt động KN.
Ngày 2/3/1993, Chính phủ ra nghị định 13/CP về cơng tác khuyến nông.
Năm 2001, Trung tâm Khuyến nông Trung ương ra đời, trực thuộc cục
khuyến nông.
Năm 2003, Trung tâm Khuyến nông quốc gia được thành lập.
Ngày 26/4/2005, nghị định số 56/2005NĐ-CP được ban hành về
khuyến nơng- khuyến ngư.
Ngày 8/1/2010, Chính phủ ban hành nghị định 02/2010NĐ-CP thay thế
cho Nghị định 56 nhằm đổi mới công tác khuyến nông phù hợp với thực tiễn
sản xuất.
2.9. Một số văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập.
- Nghị định 03/CP về công tác khuyến nông( 2/3/1993).
- Nghị định số 56/2005NĐ-CP về khuyến nông khuyến ngư.
- Nghị định số 01/2008NĐ-CP ngày 3/1/2008 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ Nông Nghiệp và Phát
triển Nông thôn và Bộ Nội Vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh , cấp huyện và
nhiệm vụ quản lý nhà nước của UBND cấp xã về nông nghiệp và PTNT.



15

- Nghị định số 02/2010NĐ-CP về khuyến nông thay thế cho Nghị định
56/NĐ-CP nhằm đổi mới công tác Khuyến nông phù hợp với thực tiễn sản xuất.
- Thông tư liên tịch số 183/2010 TTLT-BTC-BNN về hướng dẫn chế
độ quản lý , sử dụng kinh phí Nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nơng
- Cơng văn số 14CV-KN của Phịng nơng nghiệp huyện Phú Bình về
việc chăm sóc và phịng trừ sâu bệnh hại cây trồng vụ xuân 2016.


16

Phần 3
KẾT QUẢ THỰC TẬP
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập
3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Đồng Liên là xã miền núi nằm ở phía Bắc của huyện Phú Bình, cách
trung tâm huyện 18km, cách thành phố Thái Nguyên 13km về phía nam.
- Phía Bắc giáp với hai xã Huống Thượng và Nam Hịa của huyện Đồng Hỷ.
- Phía Đơng giáp xã Bàn Đạt và xã Đào Xá huyện Phú Bình.
- Phía Tây giáp với phường Cam Giá và phường Hương Sơn của Thành
phố Thái Nguyên.
- Phía Nam giáp với xã Lương Sơn, thành phố Thái Nguyên.
3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên
• Địa hình , địa mạo
Đồng Liên có tổng diện tích là 886ha. Phía Bắc và phía Nam thì bằng
phẳng nhưng giữa lịng xã thì đồi núi nên độ cao thấp của địa hình mang đặc

thù của một xã bán trung du miền núi. Các xóm phía Bắc và phía Nam có
cánh đồng bằng phẳng, đất đai màu mỡ, có con sơng bao quanh rất thuận lợi
cho việc tưới tiêu vì vậy thuận lợi cho việc trồng một số loại cây hoa màu và
cây ăn quả như: cây bí, dưa chuột, táo, nhãn... Các xóm cịn lại thì địa hình
phức tạp, khơng được bằng phẳng, hệ thống ruộng đa số là ruộng bậc thang
xen canh giữa các chân núi. Nhìn chung địa hình của xã thuận lợi cho việc
phát triển đa dạng các loại hình sản xuất và phát triển hạ tầng.


×