Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Tìm hiểu về tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất nấm phạm bá duy tại xã quyết thắng thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.93 KB, 78 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

BÙI VIỆT DŨNG
TÊN ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA TRANG TRẠI PHẠM BÁ DUY TẠI XÃ QUYẾT THẮNG
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài

: Hƣớng ứng dụng

Chun ngành

: Kinh Tế Nơng Nghiệp

Khoa

: KTNN & PTNN

Khóa học

: 2014 – 2018



Thái Nguyên- năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

BÙI VIỆT DŨNG
TÊN ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA TRANG TRẠI PHẠM BÁ DUY TẠI XÃ QUYẾT THẮNG
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài

: Hƣớng ứng dụng

Chun ngành

: Kinh Tế Nơng Nghiệp

Khoa

: KTNN & PTNN


Khóa học

: 2014 - 2018

Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Vũ Thị Hải Anh
Cán bộ cơ sở hƣớng dẫn: Phạm Huy Toàn

Thái Nguyên - năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn “Tìm hiểu về tổ chức và
hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất nấm Phạm Bá Duy tại xã
Quyết Thắng thành phố Thái Nguyên” tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của
các cơ quan, các tổ chức và cá nhân.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này.
Trƣớc hết tôi xin trân trọng cảm ơn ban giám hiệu nhà trƣờng Đại học Nông
lâm Thái Nguyên, Khoa Kinh tế và phát triển nơng thơn, Phịng Đào tạo trƣờng Đại
học Nông lâm Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo, những ngƣời đã trang bị cho tôi
kiến thức suốt quá trình học tập.
Với lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân thành cảm ơn cô
giáo, ThS Đỗ Thị Hà Phƣơng, đã trực tiếp chỉ bảo, hƣớng dẫn và giúp đỡ tơi trong
suốt q trình nghiên cứu, hồn thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng gửi lời cảm ơn Trang trại sản xuất nấm, các cá nhân, tập
thể trong cơ sở đã giúp đỡ, cung cấp thông tin, số liệu cho tơi trong suốt q trình
thực hiện nghiên cứu luận văn.

Xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ
nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến q báu để tơi hồn thành luận văn này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của tơi khơng thể tránh khỏi những
sơ suất, thiếu sót, tơi rất mong đƣợc sự đóng góp của các thầy cơ giáo cùng tồn thể
bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 11 tháng 03 năm 2018
Sinh viên
Bùi Việt Dũng


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nội dung và thời gian thực tập ...................................................................7
Bảng 3.1. Doanh thu của trang trại năm 2017 về bán nấm thƣơng phẩm.................52
Bảng 3.2. Doanh thu của trang trại năm 2017 về bán bịch nấm thành phẩm ...........53
Bảng 3.3 Tổng doanh thu của trang trại năm 2017 ..................................................54
Bảng 3.4. Chi phí đầu tƣ trang thiết bị của trang trại Phạm Bá Duy ........................55
Bảng 3.5. Chi phí ban đầu của trang trại Phạm Bá Duy ...........................................55
Bảng 3.6. Chi phí sản xuất các loại nấm của trang trại Phạm Bá Duy năm 2017 ....56
Bảng 3.7. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại Phạm Bá Duy năm 2017 ....... 58


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của trang trại Phạm Bá Duy ...................................39
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình sản xuất nấm sị ...............................................................40

Hình 3.3. Sơ đồ quy trình sản xuất nấm mộc nhĩ ......................................................43
Hình 3.4. Sơ đồ quy trình sản xuất nấm linh chi (nấm dƣợc liệu) ............................46
Hình 3.5. Sơ đồ tình hình tiêu thụ sản phẩm của trang trại.......................................61


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

AFTA

ASEAN Free Trade Area

APEC

Asia - Pacific Economic Cooperation

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations

BNN

Bộ nông nghiệp

BTTV

Bảo vệ thực vật

CNQDĐ


Chứng nhận quyền sử dụng đất

CP

Chính phủ

Đ

Đồng

DN

Doanh nghiệp

GAP

Good Agricultural Practices

GO

Gross Outpout

HTX

Hợp tác xã

IC

Intermediate Cost


KTTT

Kinh tế thị trƣờng

NQ

Nghị quyết

PTNT

Phát triển nông thôn

TCN

Tiêu chuẩn ngành

TCTK

Tiêu cục thống kê

TT

Thị trấn

TTLT

Thông tƣ liên tịch

UBND


Uỷ ban nhân dân

VA

Value Addecd

WTO

World Trade Organization


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập ..............................................................1
1.2. Mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể ..........................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể: ................................................................................................. 2
1.3. Nội dung và phƣơng pháp thực hiện .................................................................... 3
1.3.1. Nội dung thực tập .............................................................................................. 3
1.3.2. Phƣơng pháp thực hiện...................................................................................... 3
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập ............................................................................. 6
1.4.1. Thời gian thực tập ............................................................................................. 6

1.4.2. Địa điểm thực tập .............................................................................................. 6
1.4.3. Kế hoạch thực tập.............................................................................................. 6
1.5. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập ........................................................... 8
Phần 2. TỔNG QUAN............................................................................................... 9
2.1. Về cơ sở lý luận .................................................................................................... 9
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập ........................................... 9
2.1.2. Khái niệm, bản chất của kinh tế trang trại ...................................................... 10
2.1.3. Vai trò của kinh tế trang trại ............................................................................ 13
2.1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế trang trại .............................. 17
2.1.6. Những tiêu chí xác định kinh tế trang trại ...................................................... 21
2.1.7. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập .................................... 23
2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 23
2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại trên thế giới ......................................... 23


vi

2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam .......................................... 25
Phần 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP ............................................................................. 31
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu ............................. 31
3.1.1 Điều kiện tự nhiên của xã Quyết Thắng........................................................... 31
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 33
3.1.3 Quá trình hình thành và phát triển trang trại sản xuất nấm của anh Phạm Bá
Duy ............................................................................................................................ 36
3.1.4. Những thành tựu đã đạt đƣợc của trang trại anh Phạm Bá Duy ..................... 37
3.1.5. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập ..................... 37
3.2. Kết quả thực tập ................................................................................................. 39
3.2.1. Mô tả, tóm tắt những cơng việc đã làm tại trang trại ...................................... 39
3.2.2. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại .................................... 52
3.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ............................................................. 62

3.2.4. Đề xuất giải pháp ............................................................................................ 63
Phần 4. KẾT LUẬN ................................................................................................ 67
4.1. Kết luận .............................................................................................................. 67
4.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 69


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Kinh tế trang trại ở nƣớc ta đã tồn tại từ lâu, nhƣng chỉ phát triển mạnh mẽ
trong vài năm gần đây. Có thể nói việc thực hiện chỉ thị 100 của Ban Bí thƣ TW
Đảng (Khố 4), Nghị quyết 10 - NQ/TW của Bộ Chính trị (Tháng 4/1988) về phát
huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nơng dân đã đặt nền móng cho sự ra đời của kinh
tế trang trại với những thành tựu của công cuộc đổi mới, sản xuất nơng nghiệp có
bƣớc phát triển vƣợt bậc, nhiều hộ nơng dân có tích luỹ, đã tạo điều kiện cho kinh tế
trang trại phát triển. Đặc biệt là sau khi luật đất đai ra đời năm 1993, thì kinh tế
trang trại mới có bƣớc phát triển khá nhanh và đa dạng. Việc phát triển kinh tế trang
trại đã đem lại lợi ích to lớn về nhiều mặt, làm thay đổi đáng kể bộ mặt kinh tế - xã
hội của các vùng nông thôn.
Trong hơn 30 vạn hộ nông dân tỉnh Thái Nguyên đã xuất hiện ngày càng
nhiều hộ sản xuất kinh doanh giỏi, mở rộng qui mô sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ
thuật, cung cấp sản phẩm hàng hoá cho thị trƣờng trên cơ sở tổ chức sản xuất kinh
doanh theo mơ hình kinh tế trang trại.
Trong những năm đổi mới nhờ chủ trƣơng của Đảng khuyến khích các thành
phần kinh tế trong nơng nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và việc trả lại cho hộ
nông dân quyền tự chủ về kinh tế mà kinh tế hộ cũng nhƣ kinh tế tƣ nhân và kinh tế
cá thể trong nơng nghiệp đã có bƣớc phát triển mạnh mẽ, tạo động lực thúc đẩy kinh

tế nông nghiệp và nông thôn nƣớc ta phát triển, khai thác đầy đủ hơn các tiềm năng
và nguồn lực về đất đai, vốn và lao động.
Thực tế cho thấy trong những năm qua kinh tế trang trại tỉnh Thái Nguyên đã
có bƣớc phát triển. Tuy nhiên hiện nay đang còn tồn tại một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên cần đƣợc nghiên cứu và
hoàn thiện.


2

Từ những thực tế đó, trong thời gian em thực tập tại trang trại Phạm Bá Duy
với mong muốn tìm hiểu về trang trại, và đƣa ra những giải pháp chủ yếu khuyến
khích kinh tế trang trại phát triển. Do vậy em đã chọn đề tài: “Tìm hiểu mơ hình tổ
chức và hoạt động kinh doanh của Trang trại Phạm Bá Duy Xã Quyết Thắng, thành
phố Thái Nguyên“.
1.2. Mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu về tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại
Phạm Bá Duy.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
1.2.2.1. Về chuyên mơn, nghiệp vụ
- Nắm đƣợc q trình hình thành và phát triển của trang trại sản xuất nấm
Phạm Bá Duy.
- Biết cách làm một số công việc liên quan đến việc sản xuất tại trang trại.
- Đánh giá lại hiệu quả kinh doanh của cơ sở sản xuất nấm.
- Nắm đƣợc kỹ thuật sản xuất và kinh doanh nấm: linh chi, mộc nhĩ, nấm sò.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cơ sở sản xuất nấm Phạm Bá Duy
tổ 10 xã Quyết Thắng thành phố Thái Nguyên.

1.2.2.2. Về thái độ

- Thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định của cơ sơ sản xuất trong thời
gian thực tập về thời gian, trang phục, giao tiếp,...
- Chủ động sẵn sàng trong các công việc, hỗ trợ chủ cơ sở trong các quá trình
hoạt động sản xuất tại cơ cở.
1.2.2.3. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc
* Kỹ năng sống
- Tự tin trong các công việc, giao tiếp tốt, sống hòa đồng và thân thiện với
mọi ngƣời tại cơ sở thực tập.
- Tạo cho sinh viên tác phong nhanh nhẹn, chịu áp lực cao trong cơng việc,
có thể tự lập sau khi ra trƣờng.


3

- Biết lắng nghe và học hỏi từ những lời phê bình từ ngƣời khác.
- Học đƣợc cách sắp xếp, bố trí cơng việc trong học tập, nghiên cứu, làm việc
một cách linh hoạt và khoa học.
- Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm trong tập thể.
1.3. Nội dung và phƣơng pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên tại xã Quyết Thắng thành phố Thái Nguyên.
- Tìm hiểu quá trình hình thành phát triển trang trại Phạm Bá Duy.
- Tìm hiểu quy trình sản xuất nấm: Linh chi, mộc nhĩ, nấm sò.
- Tham gia vào q trình chăm sóc và sản xuất nấm tại trang trại: Đóng bầu,
cấy giống, hấp bịch, treo bịch, thu hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, vệ sinh trang trại.
- Đánh giá lại hiệu quả kinh doanh của trang trại.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển trang trại sản xuất nấm Phạm Bá
Duy trên địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

* Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp là phƣơng pháp thu thập thông tin,
số liệu có sẵn thƣờng có trong các báo cáo khuyến nông hoặc các tài liệu đã công
bố. Các thông tin này thƣờng đƣợc thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phịng.
- Trong phạm vi đề tài tơi thu thập các số liệu đã đƣợc công bố liên quan
đến vấn đề nghiên cứu tại UBND xã Quyết Thắng vá trang trại sản xuất nấm
Phạm Bá Duy.
+ Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Quyết Thắng
+ Số liệu của UBND xã quyết thắng thu thập từ K45- KTNN- N03 (Thực tập
nghề nghiệp 2) và thu thập trên báo, internet liên quan đến phát triển kinh tế trang
trại và hoạt động sản xuất nấm.
* Phƣơng pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Phƣơng pháp PRA: PRA là một loạt các biện pháp khuyến khích lơi cuốn


4

ngƣời dân tham gia cùng chia sẻ thảo luận, phân tích kiến thức của họ về đời sống,
điều kiện nơng thôn để họ lập kế hoạch thảo luận cũng nhƣ việc thực hiện giám sát,
đánh giá. Đề tài này sử dụng các công cụ PRA sau:
+ Phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành phỏng vấn với chủ trang trại Phạm Bá Duy,
ngƣời quản lý Phạm Huy Tồn và các nhân cơng trơng trang trại. Để tìm hiểu về
q trình thực hiện mơ hình kinh tế trang trại nói chung và trang trại sản xuất nấm
ăn và nấm dƣợc liệu nói riêng. Tìm hiểu về quy trình sản xuất và kinh doanh nấm.
Tìm hiểu về những thuận lợi, khó khăn và xu hƣớng thực hiện trong tƣơng lai. Tìm
hiểu về tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại.
+ Quan sát trực tiếp: Quan sát một cách có hệ thống các sự vật, sự việc, sự
kiện với các mối quan hệ và trong một bối cảnh tồn tại của nó. Quan sát trực tiếp
cũng là một phƣng pháp tốt để kiểm tra chéo những câu trả lời của ngƣời dân địa
phƣơng.

1.3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Phƣơng pháp thống kê: Đƣợc coi là chủ đạo để nghiên cứu các mối quan hệ
giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra, qua đó đánh giá so sánh và rút ra những kết luận
nhằm đƣa ra các giải pháp có tính khoa học cũng nhƣ thực tế trong việc phát triển
kinh tế trang trại.
- Phƣơng pháp hạch tốn chi phí sản xuất kinh doanh: phƣơng pháp này đòi
hỏi ngƣời quản lý phải ghi chép tỉ mỉ, thƣờng xuyên, liên tục suốt trong q trình
sản xuất kinh doanh, thơng qua kết quả đó rút ra kết luận nhằm định hƣớng cho
những năm tiếp theo.


5

1.3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá
 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất

+ GO giá trị sản xuất (Gross Output):
Trong đó: Pi là giá trị sản phẩm thứ i; Qi khối lƣợng sản phẩm thứ i.
Vậy GO là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ đƣợc tạo ra trong một thời
gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định. Đối với trang trại thƣờng ngƣời ta tính cho
một năm (Vì trong một năm thì hầu hết các sản phẩm nơng nghiệp đã có đủ thời
gian sinh trƣởng và cho sản phẩm)
+ VA giá trị gia tăng (Value Added)
VA = GO – IC
Trong đó: IC là chi phí trung gian (Intermediate Cost)
IC
Trong đó: Ci khoản chi phí thứ i. Vậy IC là tồn bộ chi phí vật chất thƣờng
xuyên và các dịch vụ đƣợc sử dụng trong tất cả quá trình sản xuất của trang trại nhƣ
các chi phí: Giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các loại chi phí khác,…
Hay VA = V + C + M

Trong đó:
V là chi phí lao động sống.
C là giá trị hoàn vốn cố định (hay trong kinh tế thƣờng gọi đó là khấu hao tài
sản cố định)
M là giá trị thặng dƣ.
Vậy VA là chênh lệch giữa giá trị sản xuất với chi phí trung gian, nó phản
ánh phần giá trị mới tăng thêm do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang
trại trong một thời gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định.
* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của trang trại
+ Hiệu quả sử dụng đất
GO/ha canh tác (Giá trị sản xuất sản phẩm trên 1 ha canh tác)


6

VA/ha canh tác (Giá trị gia tăng của sản phẩm trên 1ha canh tác)
+ Hiệu quả sản xuất trên chi phí GO/IC (Tỷ suất giá trị nói lên chất lƣợng sản
xuất kinh doanh của trang trại, với mức độ đầu tƣ một đồng chi phí trung gian thì sẽ
tạo ra giá trị sản xuất là bao nhiêu lần).
VA/IC (Tỷ suất giá trị gia tăng, phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn, chỉ tiêu
này phản ánh là nếu bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì sẽ thu đƣợc giá trị gia
tăng là bao nhiêu).
+ Hiệu quả sử dụng lao động, năng suất lao động
GO/LĐ (giá trị gia tăng do một lao động tạo ra)
VA/LĐ (Giá trị tăng thêm trên lao độ
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
1.4.1. Thời gian thực tập
- Thời gian: Từ ngày 14 tháng 08 năm 2017 đến ngày 12 tháng 11 năm 2017.
1.4.2. Địa điểm thực tập
- Địa điểm: Gần Trƣờng đại học Nông lâm Thái Nguyên, xã Quyết Thắng

thành phố Thái Nguyên.
1.4.3. Kế hoạch thực tập


7

Bảng 1.1. Nội dung và thời gian thực tập
TT

1

2

3

4

5

Thời gian

16/817/8/2017

18/825/8/2017

27/810/11/2017

11/11/2017

12/1121/12/2017


Nội dung
thực tập
- Gặp mặt chủ
trang trại nấm
- Tìm hiểu
điều kiện mơi
trƣờng làm việc
tại cơ sở thực
tập
Tìm hiểu cách
thức làm việc
và mơi trƣờng
làm việc của
mội ngƣời
trong trang trại

Cơng việc
hồn thành

Địa điểm

Ngƣời thực hiện

Xã Quyết
Thắng
thành phố
Thái
Nguyên


- GVHD Th.s Vũ
Thị Hải Anh
- Sinh viên Bùi
Việt Dũng

Cùng cán bộ hƣớng dẫn
đi tham quan quanh địa
bàn và nắm bắt đƣợc các
điều kiện tự nhiên trang
trại

Trang trại
nấm Phạm
Bá Duy

- CBHD Phạm
Huy Toàn
- Sinh viên Bùi Việt
Dũng

Chủ động đi chào hỏi,
trò chuyện với mọi
ngƣời ở cơ sở thực tập.
Từ đó biết đƣợc cách
làm việc ở trang trại

Tham gia trực
tiếp vào công
việc sản xuất
nấm


Trang trại
nấm Phạm
Bá Duy

Tổng kết đợt
thực tập

Trang trại
nấm Phạm
Bá Duy

Hoàn thành và
nộp báo cáo
thực tập, nhật
ký thực tập cho
Giáo viên phụ
trách thực tập

Xã Quyết
Thắng
thành phố
Thái
Nguyên

Luôn lắng nghe, chủ
- CBHD Phạm Huy động, sáng tạo thực hiện
Tồn
các cơng việc đƣợc giao
- Sinh viên Bùi Việt phó để trau dồi rất nhiều

Dũng
kinh nghiệm cho bản
thân.
- Sinh viên thực tập báo
- Chủ trang trại và cáo kết quả thực tập và
CBHD
cảm ơn
- Sinh viên thực tập - Lắng nghe ý kiến, góp
ý của chù trang trại.
- GVHD Th.s Vũ
Thị Hải Anh
- Sinh viên Nông
Mai Diễm

Nộp báo cáo đúng thời
hạn.


8

1.5. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập
- Thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy, quy chế của cơ sở thực tập, tích cực,
nhiệt tình, có trách nhiệm trong cơng việc.
- Giữ gìn và bảo vệ tài sản chung của cơ sở thực tập.
- Tham gia lao động cơng ích, hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội vì cộng
đồng phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của cơ sở thực tập.
- Chủ động tiếp cận công việc và sẵn sàng hỗ trợ ngƣời hƣớng dẫn thực tập
để có thể hồn thành các công việc chung, tự khẳng định năng lực của bản thân.
- Quan sát, học tập và học hỏi kinh nghiệm làm việc của mọi ngƣời trong
trang trại để hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp.



9

Phần 2
TỔNG QUAN
2.1. Về cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
2.1.1.1. Khái niệm công tác tổ chức
- Tổ chức chỉ một cơ cấu chủ định về vai trò, nhiệm vụ hay chức vụ đƣợc
hợp thức hóa.
- Cơng tác tổ chức là việc thành lập các đơn vị cần thiết theo yêu cầu công
tác và xác lập mối quan hệ về nghiệp vụ và quyền hành giữa các cá nhân và đơn vị,
trong doanh nghiệp đó nhằm thiết lập một mơi trƣờng thuận lợi cho hoạt động và
đạt đến mục tiêu chung [14].
- Chức năng tổ chức là hoạt động quản trị nhằm thiết lập một hệ thống các vị
trí cho mỗi cá nhân và bộ phận sao cho sao cho các cá nhân và bộ phận có thể phối
hợp với nhau một cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu chiến lƣợc của tổ chức.
2.1.1.2. Tổ chức lao động và quá trình lao động
Trong các trang trại, có nhiều hình thức tổ chức lao động nhƣ: đội sản xuất,
trại chăn nuôi, xƣởng chế biến, tổ nhóm sản xuất, hộ gia đình nhận khốn,... Do đó,
các trang trại phải lựa chọn hình thức tổ chức lao động hợp lý, tức là lựa chọn hình thức
phân cơng và hiệp tác lao động hợp lý khi tiến hành các hoạt động sản xuất cụ thể.
Để lựa chọn các hình thức tổ chức lao động hợp lý chủ trang trại cần dựa vào
các căn cứ sau:
- Phƣơng hƣớng và quy mô sản xuất của trang trại
Các trang trại có phƣơng hƣớng và quy mơ sản xuất khác nhau thì việc lựa
chọn hình thức tổ chức lao động cũng khác nhau. Nếu trang trại có phƣơng hƣớng
sản xuất sản phẩm trồng trọt và quy mô sản xuất sản phẩm trồng trọt lớn thì tổ chức
thành các đội sản xuất/dịch vụ, xƣởng chế biến nông sản. Nếu trang trại sản xuất

sản phẩm trồng trọt với quy mô nhỏ thì có thể tổ chức thành các tổ nhóm sản xuất.
Nếu trang trại sản xuất sản phẩm chăn nuôi với quy mơ lớn thì có thể tổ chức
các trại chăn nuôi gà, trại chăn nuôi lợn, xƣởng chế biến thức ăn. Nếu sản xuất quy


10

mơ nhỏ thì có thể tổ chức thành các tổ nhóm chăn ni gà, lợn; tổ nhóm cung cấp
thức ăn.
- Trình độ, quy mơ trang bị máy móc, thiết bị, công cụ lao động
Đây là căn cứ quan trọng trong việc lựa chọn hình thức tổ chức lao động
trong các trang trại. Nếu trang trại trang bị máy móc thiết bị cao, quy mơ trang bị
lớn thì sẽ lựa chọn các hình thức đội, tổ dịch vụ, nhà máy hay xƣởng chế biến. Nếu
trang bị máy móc thiết bị thấp, quy mơ trang bị nhỏ thì tổ chức đƣợc các hoạt động
do cá nhân lao động đảm nhiệm.
- Trình độ, năng lực tổ chức quản lý của chủ trang trại
Trình độ và năng lực quản lý của chủ trang trại cao sẽ cho phép lựa chọn các
hình thức tổ chức lao động có quy mơ lớn. Nếu trình độ và năng lực tổ chức quản lý
thấp thì lựa chọn hình thức tổ chức lao động có quy mơ vừa và nhỏ nhƣ tổ nhóm sản
xuất dịch vụ và khốn sản phẩm cuối cùng cho tổ, nhóm, cá nhân và hộ gia đình [13].
2.1.1.3. Hợp tác xã
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tƣ cách pháp nhân, do
ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tƣơng trợ lẫn nhau trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành
viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp
tác xã [16].
2.1.2. Khái niệm, bản chất của kinh tế trang trại
2.1.2.1. Khái niệm về trang trại
- Trang trại nói chung là cơ sở sản xuất nơng nghiệp, ở đây nói về trang trại
trong nền kinh tế thị trƣờng thời kỳ cơng nghiệp hố, với các khái niệm cụ thể sau:

+ Trang trại là tổ chức sản xuất cơ sở của nền nông nghiệp sản xuất hàng hố
trong thời kỳ cơng nghiệp hố [16].
+ Trang trại là đơn vị sản xuất nông nghiệp độc lập tự chủ, là chủ thể pháp lý
có tƣ cách pháp nhân trong các quan hệ kinh tế xã hội.
+ Trang trại có cơ sở vật chất kỹ thuật để đảm bảo sản xuất nơng nghiệp, có tổ
chức lao động sản xuất kinh doanh, có quản lý kiểu doanh nghiệp (hạch tốn kinh tế).


11

+ Trang trại là tổ chức sản xuất nông nghiệp có vị trí trung tâm thu hút các
hoạt động kinh tế của các tổ chức sản xuất tƣ liệu sản xuất, các hoạt động dịch vụ và
các tổ chức chế biến tiêu thụ nơng sản.
+ Trang trại là loại hình sản xuất đa dạng và linh hoạt về tổ chức hoạt động
sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp.
- Trang trại có các hình thức sở hữu tƣ liệu sản xuất và phƣơng thức quản lý
khác nhau.
+ Trang trại gia đình là loại hình trang trại phổ biến nhất trong nơng nghiệp ở
tất cả các nƣớc, thƣờng do các chủ gia đình làm chủ và quản lý sản xuất kinh doanh
của trang trại, sử dụng lao động gia đình là chủ yếu và có thể sử dụng lao động th
ngồi, sở hữu một phần hoặc toàn bộ tƣ liệu sản xuất (ruộng đất, cơng cụ sản xuất,
vốn …) cũng có thể đi thuê ngoài một phần hoặc toàn bộ tƣ liệu sản xuất trên.
- Trang trại thƣờng có các qui mơ khác nhau (nhỏ, vừa và lớn ) song song tồn
tại lâu dài với sự thay đổi về cơ cấu tỷ lệ và qui mơ trung bình… Trang trại thƣờng
có các cơ cấu sản xuất khác nhau với cơ cấu thu nhập khác nhau, trong và ngồi
nơng nghiệp, với phƣơng thức quản lý kinh doanh khác nhau (chun mơn hố, đa
dạng hố sản phẩm) với trình độ năng lực sản xuất khác nhau.
Tóm lại: Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nơng, lâm, ngƣ
nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hố, tƣ liệu sản xuất thuộc quyền sở
hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập. Sản xuất đƣợc tiến hành trên qui mô

ruộng đất và các yếu tố sản xuất đƣợc tập trung tƣơng đối lớn, với cách thức tổ chức
quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao: Hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị
trƣờng [16].
2.1.2.2. Khái niệm về kinh tế trang trại
- Kinh tế trang trại là nền kinh tế sản xuất nơng sản hàng hố, phát sinh và
phát triển trong thời kỳ cơng nghiệp hố, thay thế cho nền kinh tế tiểu nông tự cấp
tự túc [5].
- Kinh tế trang trại là tổng thể các quan hệ kinh tế của các tổ chức hoạt động
sản xuất kinh doanh nông nghiệp bao gồm: Các hoạt động trƣớc và sau sản xuất


12

nơng sản hàng hố xung quanh các trục trung tâm là hệ thống các trang trại thuộc
các ngành, nông, lâm, ngƣ nghiệp ở các vùng kinh tế khác nhau.
- Kinh tế trang trại là sản phẩm thời kỳ công nghiệp hố. Q trình hình
thành và phát triển kinh tế trang trại gắn liền với q trình cơng nghiệp hố từ thấp
đến cao. Thời kỳ bắt đầu cơng nghiệp hố kinh tế trang trại với tỷ trọng cịn thấp,
quy mơ nhỏ và năng lực sản xuất hạn chế, nên chỉ đóng vai trị xung kích trong sản
xuất nơng sản hàng hố phục vụ cơng nghiệp hố. Thời kỳ cơng nghiệp hố đạt
trình độ kinh tế trang trại với tỷ trọng lớn, qui mô lớn và năng lực sản xuất lớn trở
thành lực luợng chủ lực trong sản xuất nông sản hàng hố cũng nhƣ hàng nơng
nghiệp nói chung phục vụ cơng nghiệp hoá.
- Kinh tế trang trại phát triển trong thời kỳ cơng nghiệp hố, phục vụ nhu cầu
sản xuất hàng hố trong cơng nghiệp là phù hợp với quy luật phát triển kinh tế, là
một tất yếu khách quan của nền kinh tế nơng nghiệp trong q trình chuyển từ sản
xuất tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng hoá.
- Kinh tế trang trại là loại hình thức tổ chức sản xuất trong nơng nghiệp mới
có tính ƣu việt hơn hẳn so với các lạo hình sản xuất nơng nghiệp khác nhƣ: Kinh tế
nông nghiệp phát canh thu tô, kinh tế tƣ bản tƣ nhân, đồn điền, kinh tế cộng đồng,

nông nghiệp tập thể, kinh tế tiểu nông [5].
- Kinh tế trang trại đến nay đã khẳng định vị trí của mình trong sản xuất
hàng hố thời kỳ cơng nghiệp hố ở các nghành sản xuất nơng - lâm - ngƣ nghiệp ở
các vùng kinh tế ở nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Đã thích ứng với các
trình độ cơng nghiệp hố khác nhau.
Thời gian tới bƣớc vào thế kỷ 21 theo dự báo của nhiều nhà kinh tế trên thế
giới, kinh tế trang trại có bƣớc phát triển mạnh mẽ, với số lƣợng ngày càng nhiều ở
các nƣớc đang phát triển, trên con đƣờng công nghiệp hố và vấn đề cịn tồn tại ở
các nƣớc cơng nghiệp hoá cao, trên cơ sở điều chỉnh số lƣợng và cơ cấu trang trại
cho phù hợp.
2.1.2.3. Bản chất của trang trại nói chung
- Kinh tế trang trại là một đơn vị sản xuất kinh doanh cơ sở trực tiếp sản xuất


13

trồng trọt trên đồng ruộng và chăn nuôi trang chuồng trại với qui mơ lớn, trình độ
sản xuất và quản lý tiến bộ,…Là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nơng, lâm
nghiệp và thuỷ sản với mục đích chính là sản xuất ra hàng hố để cung ứng ra thị
trƣờng. Là loại hình sản xuất hàng hố với tỷ trọng hàng hoá chiếm từ 70% đến
80% trở lên, đáp ứng phần lớn hàng hố ra thị trƣờng khơng chỉ ở trong nƣớc mà
cịn xuất khẩu ra nƣớc ngồi.
- Kinh tế trang trại với hình thức sản xuất nơng nghiệp theo kiểu tập chung,
quy mơ lớn và đã có từ lâu trên Thế giới và ở Việt nam.
- Đến thời kỳ chủ nghĩa tƣ bản: Lực lƣợng sản xuất phát triển thì hình thức
sản xuất tập chung quy mơ lớn trong nông nghiệp theo kiểu trang trại.
- Đến Nghị quyết 10 của Bộ chính trị khố VI (4/1988) về phát huy quyền
làm chủ kinh tế hộ, đã đặt nền móng cho sự phát triển một cách nhanh chóng. Vì
vậy kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp theo nghĩa rộng bao
gồm: Nông – Lâm - Thuỷ sản có mục đích chính là sản xuất hàng hoá, tƣ liệu sản

xuất thuộc quyền sở hữu hay sử dụng của một chủ trang trại, sản xuất đƣợc tiến
hành trên qui mô ruộng đất với các yếu tố sản xuất tập chung đủ lớn, trình độ kỹ
thuật cao hơn phƣơng thức tổ chức sản xuất tiến bộ gắn với thị trƣờng có hạch tốn
kinh tế theo kiểu doang nghiệp.
2.1.3. Vai trò của kinh tế trang trại
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất quan trọng trong nền nông nghiệp thế
giới. Ở các nƣớc phát triển, trang trại gia đình có vai trị to lớn và quyết định trong
sản xuất nông nghiệp và đại bộ phận nông sản cung cấp cho xã hội đƣợc sản xuất ra
trong các trang trại gia đình [6], [7].
Ở nƣớc ta, kinh tế trang trại (mà chủ yếu là trang trại gia đình) mặc dù mới
phát triển trong những năm gần đây, song vai trị tích cực và quan trọng của kinh tế
trang trại đã thể hiện rõ nét cả về kinh tế cũng nhƣ về mặt xã hội và môi trƣờng.
* Về mặt kinh tế: Mơ hình kinh tế trang trại đã tạo bƣớc chuyển biến cơ bản
về giá trị sản phẩm hàng hóa, và thu nhập của trang trại vƣợt trội hẳn so với kinh tế
hộ. Hiện nay, tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ của trang trại ƣớc tính hơn 19.826 tỷ


14

đồng, bình quân một trang trại đã tạo ra giá trị sản xuất gần 324.9 triệu đồng gấp 8
lần so với bình quân giá trị sản xuất của một hộ nông nghiệp. Tại vùng Tây Nguyên,
giá trị sản phẩm hàng hóa của trang trại đạt bình qn gần 148.6 triệu đồng/trang
trại/năm. Kinh tế trang trại đã thu hút, tạo việc làm cả nƣớc cho hơn 395.878 lao
động, góp phần giảm bớt áp lực thiếu việc làm ở nông thôn, đồng thời giúp cho thu
nhập của ngƣời lao động đƣợc đảm bảo ổn định ở mức từ 400.000 đồng - 600.000
đồng/tháng (với lao động thời vụ), tiền công cũng phổ biến ở mức 20.000
đồng/ngày. Riêng các doanh nghiệp nông thôn đã giải quyết cho trên một triệu lao
động có việc làm trong các xí nghiệp, nhà máy với thu nhập bình qn từ 700.000 1.000.000 đồng/tháng [8].
Mơ hình này đã có những kết quả vƣợt trội so với kinh tế hộ, hình thành nên
những vùng sản xuất hàng hóa lớn tập trung, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu

kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tiến tới xây dựng nên những vùng, miền nông thôn
mới văn minh hiện đại. Thách thức vẫn cịn ở phía trƣớc, tuy nhiên, kinh tế trang
trại thật sự “cất cánh” vẫn còn nhiều việc phải làm. Cách đây 4 năm, con số 55%
trang trại chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà Nguyên Bộ trƣởng
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Huy Ngọ đƣa ra đã khiến nhiều ngƣời
bất ngờ. Cũng là đầu tƣ phát triển, nhiều doanh nghiệp đến từ nơi xa đƣợc “trải
chiếu hoa, trải thảm đỏ” thì ngƣời nơng dân lại “tốt mồ hơi” khi th đất [10].
Đến giờ phút này, điều mà chủ trang trại vẫn thƣờng xuyên lo âu và mong
muốn sự quan tâm hơn của Đảng và Nhà nƣớc chính là việc tiêu thụ nơng sản. Sản
phẩm của trang trại tiêu thụ qua trung gian mà cụ thể là thƣơng lái chiếm tỷ lệ từ 70
- 95% trong tổng số sản phẩm trang trại thu hoạch đƣợc.
Còn định hƣớng cho việc sản xuất cây, con gì ở trang trại thì nhiều hộ phải
nhờ chính thƣơng lái mách bảo. Riêng với những trang trại chăn nuôi, hiện hơn 30
tỉnh thành phố có dự án, chƣơng trình phát triển bị sữa, nhƣng khá nhiều nơi bị sữa
khơng bán đƣợc, phải để làm sữa chua “ăn trừ bữa”. Cuối năm 2005, cả nƣớc có
gần một vạn trang trại chăn ni song năng suất vật ni cịn thấp, chỉ đạt 50 - 70%
so với các nƣớc chăn nuôi khác tiên tiến, chất lƣợng vật nuôi chƣa đạt yêu cầu, giá


15

thành cao, chƣa có những sản phẩm đặc thù. Nguyên nhân là do cịn chăn ni phân
tán, quy mơ nhỏ. Cải tiến năng suất, chất lƣợng giống vật ni cịn chậm, giá thức
ăn cịn cao, cơng nghệ giết mổ cịn thô sơ, không đảm bảo điều kiện vệ sinh dịch tễ.
- Lợi ích trƣớc và sau khi thành lập kinh tế trang trại
+ Lợi ích trƣớc mắt: Các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát
triển các loại cây trồng, vật ni có giá trị hàng hóa cao, khắc phục dần tình trạng
phân tán, tạo nên những vùng chun mơn hóa cao, qua đó thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trang trại.
+ Lợi ích lâu dài: Góp phần vào việc phát triển cơng nghiệp đặc biệt là công

nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn. Thực tế cho thấy việc phát triển
kinh tế trang trại bao giờ cũng đi liền với việc khai thác và sử dụng một cách đầy đủ
và hiệu quả hơn so với kinh tế hộ về các nguồn lực trong nơng nghiệp nơng thơn.
Ngồi ra trang trại cịn góp phần rất lớn trong việc cải thiện môi trƣờng sống ngày
càng tốt hơn. Thật vậy hệ thống sinh thái đã bị phá vỡ trong việc cơng nghiệp hóa ồ
ạt trên tồn thế giới, thì hệ thống kinh tế trang trại phát triển sẽ dần lấy lại sự cân
bằng sinh thái trong tự nhiên, hệ thống đa dạng sinh thái ngày càng đƣợc cải thiện
trở lại với cái vốn có của nó.
- Những đóng góp của trang trại đối với Nhà nƣớc: Kinh tế trang trại phát
triển nó góp phần tăng thu nhập đối với nền kinh tế quốc dân, cũng nhƣ tăng nguồn
thu ngân sách đối với Nhà nƣớc.
* Về xã hội
Thu hút lao động, hạn chế bớt làn sóng di cƣ ra thành phố, làm giảm áp lực
đối với xã hội, đảm bảo an ninh trật tự nơi đô thị, hạn chế tai tệ nạn cho xã hội. Phát
triển kinh tế trang trại góp phần quan trọng làm tăng số hộ giàu trong nông thôn, tạo
thêm việc làm tăng thêm thu nhập cho lao động, với tổng số thu hút lao động trên
tồn quốc tính đến 2006 là 395.878 ngƣời. Điều này rất có ý nghĩa trong việc giải
quyết vấn đề lao động và việc làm. Mặt khác, trong xu hƣớng tăng tỷ trọng của
công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế, đã tác động lớn đến khoảng cách chênh
lệch thu nhập của đại bộ phận dân cƣ, thu nhập của ngƣời dân đô thị là cao hơn so


16

với khu vực nơng thơn. Chính vì vậy, sự kỳ vọng về mức thu nhập cao đã thôi thúc
nhiều nông dân đi tìm cơng ăn việc làm ở đơ thị. Nhƣ vậy, sự phát triển trang trại
cũng là một nguyên nhân tác động đến ngƣời nơng dân gắn bó với công việc khu
vực nông thôn, hạn chế sự di cƣ đến đơ thị. Mặt khác, nơng dân có việc làm là cách
cải thiện đáng kể tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên, một trong những vấn đề bức
xúc của nông nghiệp nông thôn nƣớc ta hiện nay. Đồng thời phát triển kinh tế trang

trại cịn góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng, trong nông thôn nƣớc ta.
- Có đóng góp với nền an ninh lƣơng thực nhƣ: Đáp ứng đƣợc nhu cầu của
cƣ dân một vùng, hay cả quốc gia một cách ổn định và bền vững. Cho dù sự đóng
góp của ngành nơng nghiệp trong cơ cấu của nền kinh tế giảm một cách tƣơng đối,
lực lƣợng lao động có sự chuyển dịch sang các ngành khác, diện tích canh tác bị thu
hẹp,… mà lƣơng thực vẫn đảm bảo và bền vững, thì đó là tình hình an ninh lƣơng
thực cao. Sự mở hƣớng sản xuất trang trại theo mơ hình chun canh, tăng cƣờng
trao đổi hàng hóa trên cơ sở hạ tầng nơng thôn đƣợc cải thiện đáng kể sẽ thúc đẩy
sản xuất hàng hóa phát triển, thu nhập của ngƣời dân đƣợc đảm bảo. Khả năng đảm
bảo an ninh lƣơng thực theo hƣớng này là hoàn toàn khả thi. Bởi vậy kinh tế trang
trại phát triển tức là nông nghiệp phát triển ở mức độ cao, chính điều này làm tăng
thêm của cải trong xã hội, tăng vùng phân bố sản xuất của cải vật chất nói chung và
lƣơng thƣ̣c nói riêng.
* Về môi trƣờng
Do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết thực, lâu dài của mình mà
các chủ trang trại ln có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ các yếu tố môi
trƣờng, trƣớc hết là trong phạm vi không gian sinh thái trang trại và sau nữa là trong
phạm vi từng vùng. Các trang trại ở trung du, miền núi đã góp phần quan trọng vào
việc trồng rừng, bảo vệ rừng, phủ xanh đồi trọc và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất
đai, những việc này đã góp phần tích cực cải tạo và bảo vệ môi trƣờng sinh thái trên
các vùng của đất nƣớc. Hiện nay đất mà trang trại sử dụng chiếm rất lớn. Cụ thể
tính đến năm 2006 đất trồng cây hàng năm là 286.415 ha; đất trồng cây lâu năm là
148.058 ha; đất lâm nghiệp 79.701 ha; đất nuôi trông thủy sản là 134.385 ha [10].


17

Đây là con số khôngnhỏ phục vụ cho việc cải thiện mơi trƣờng cũng nhƣ bảo vệ
sinh thái.
Nói chung, trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, với yêu cầu công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nƣớc, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức
thƣơng mại thế giới (WTO) thì mơ hình kinh tế trang trại là một hƣớng đi đầy triển
vọng cho nông nghiệp Việt Nam. Chắc chắn trong tƣơng lai, sự phát triển của nông
nghiệp huyện Đại Từ phải bao gồm cả sự phát triển của mơ hình kinh tế tranng trại.
2.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại
2.1.4.1. Nhóm những yếu tố đến từ bên ngồi
- Chính sách về tín dụng
Để khuyến khích và tạo điều kiện hộ gia đình, cá nhân đầu tƣ phát triển kinh
tế trang trại, nhất là ở những vùng đất trống đồi núi trọc, bãi bồi, đầm phá ven biển,
thực hiện miễn thuế thu nhập cho trang trại với thời gian tối đa theo Nghị định số
51/1999/NĐ-CP, ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết
thi hành Luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc (sửa đổi) số 03/1998/QH10.
Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì hộ gia đình và cá
nhân nơng dân sản xuất hàng hóa lớn có thu nhập cao thuộc đối tƣợng nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp. Giao Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung
Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13tháng 5 năm 1998 của Chính phủ về Quy
định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp theo hƣớng quy định đối
tƣợng nộp thuế là những hộ làm kinh tế trang trại đã sản xuất kinh doanh ổn định,
có giá trị hàng hóa và lãi lớn, giảm thấp nhất mức thuế suất, nhằm khuyến khích
phát triển kinh tế trang trại, đƣợc nhân dân đồng tình và có khả năng thực hiện.
Các trang trại đƣợc miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về
đất đai khi thuê đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá để trồng rừng sản xuất, trồng
cây lâu năm và khi thuê diện tích ở các vùng nƣớc tự nhiên chƣa có đầu tƣ cải tạo
vào mục đích sản xuất nơng, lâm, ngƣ nghiệp.
- Chính sách đất đai
Qua nghiên cứu tác giả thấy rằng, chính sách đất đai mà cụ thể là quy định về


×