Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

TRUYỀN THÔNG đại CHÚNG và dư LUẬN xã hội về HOẠT ĐỘNG QUỐC hội TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.34 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

VŨ TUẤN HÀ

TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI
VỀ HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI

Ngành

: Báo chí học

Mã số

: 9320101

TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội - 2018


Cơng trình được hồn thành tại Học viện Báo chí và Tun truyền
Người hướng dẫn khoa học:

PGS,TS. Hồng Anh

Cơng trình được hồn thành tại Học viện Báo chí và Tun truyền


Cơng trình được hồn thành tại:
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. Hoàng Anh

Chủ tịch Hội đồng: GS,TS Tạ Ngọc Tấn
Hội đồng Lý luận TƯ
Phản biện 1: PGS,TS Đinh Văn Hường
Đại học Quốc Gia Hà Nội
Phản biện 2: PGS,TS Nguyễn Thị Trường Giang
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phản biện 3: TS Nguyễn Tuấn Phong
Ban Đối ngoại TƯ Đảng
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
vào hồi …. giờ …. ngày …. tháng ….. năm 201…
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia, Hà Nội
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đại diện cho ý
chí và nguyện vọng của nhân dân. Trong những năm gần đây, hoạt động của Quốc
hội ngày càng giành được sự quan tâm to lớn của đông đảo nhân dân cả nước. Sự
quan tâm đó được thể hiện qua sự chú ý của DLXH về phiên họp báo của Quốc

hội, về các phiên họp thường kỳ tại các kỳ họp Quốc hội được phát thanh, truyền
hình trực tiếp, cũng như số lượng lớn các bài viết trên báo in, báo mạng điện tử,
hay chủ đề thời sự cập nhật được tương tác giữa cử tri với các ĐBQH trước và
sau các kỳ họp Quốc hội.
Sự bùng nổ nhanh chóng của số lượng các cơ quan báo chí theo dõi và
truyền thơng về các hoạt động Quốc hội là cơ sở quan trọng để hình thành và
định hướng DLXH về các hoạt động Quốc hội. Việc quan tâm theo dõi của
người dân đến các hoạt động, các kỳ họp của Quốc hội ngày càng phổ biến và
sâu sắc như câu nói của một cử tri “Quốc hội họp bao nhiêu ngày, cử tri chúng
tôi họp bấy nhiêu ngày”. Đây là kết quả của việc mở rộng các loại hình phương
tiện truyền thơng đại chúng, cũng như cơ hội tác nghiệp báo chí đối với hoạt
động Quốc hội.
Chính trị học hiện đại đề cao việc nắm bắt, phân tích và nghiên cứu dư
luận xã hội, bởi sự tác động, ảnh hưởng ngược trở lại rất nhạy bén của dư luận
xã hội tới cấu trúc xã hội nói chung và các hoạt động của Quốc hội nói riêng. Do
dư luận xã hội khơng chỉ dừng lại ở những quan điểm đánh giá trước các sự
kiện, hiện tượng thời sự cấp bách, mà dư luận xã hội là cấu trúc tinh thần - thực
tế; với các chức năng khuyên bảo, giáo dục, kiểm soát xã hội của mình để điều
hịa lại các quan hệ xã hội. Dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội, thông qua
phương tiện truyền thông đại chúng, tác động đến các hoạt động cơ bản của
Quốc hội như: hoạt động lập pháp, hoạt động giám sát và quyết định các vấn đề
quan trọng.
Từ phương diện nhận thức dư luận xã hội là một cấu trúc tinh thần - thực
tế, thì việc phân tích tác động ngược lại của dư luận xã hội tới hoạt động lập
pháp của Quốc hội là có ý nghĩa thực tiễn lớn trong thời điểm hiện nay. Do đặc
tính cơ bản của pháp luật là điều hòa các quan hệ xã hội theo định hướng của
Nhà nước và được chia sẻ bởi các mối quan hệ xã hội của dư luận xã hội. Hoạt
động lập pháp của Quốc hội những năm qua được coi là hoạt động sáng tạo trí



2

tuệ tập thể. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, nhiều dự thảo
văn bản pháp luật đã được phổ biến tới toàn dân, để nhân dân cùng thảo luận và
góp ý tới các văn bản pháp luật. Đến khi trình Quốc hội, các văn bản này lại
được các đại biểu Quốc hội thảo luận và biểu quyết. Khi nghiên cứu chức năng
đánh giá, khuyên bảo của dư luận xã hội, chúng ta cần đặc biệt chú trọng đến
vấn đề lợi ích, lợi ích chung và tính thẩm quyền của đối tượng nghiên cứu mà
khoa học pháp luật và xã hội học về dư luận xã hội đều rất coi trọng. Bên cạnh
phân tích số liệu định lượng để làm rõ quy mô của sự đánh giá, cần phân tích
định tính, phỏng vấn các chuyên gia để thấy được chiều sâu và tính khách quan
của sự đánh giá dư luận xã hội.
Dư luận xã hội còn ảnh hưởng tới cả hoạt động giám sát và quyết định các
vấn đề quan trọng của Quốc hội, bằng việc thông qua Ban Dân nguyện của Quốc
hội trong việc tiếp nhận và giải quyết các kiến nghị gián tiếp của cử tri về các
vấn đề như sau: giáo dục, đào tạo, bảo hiểm y tế, đạo đức tư tưởng cán bộ, xử lý
các vụ việc liên quan đến hiệu quả đầu tư công kém, thất thốt tài sản cơng trong
xây dựng cơ bản…. Dư luận xã hội cũng ảnh hưởng tới các đại biểu Quốc hội
trong dịp tiếp xúc trực tiếp giữa cử tri với các đại biểu Quốc hội trước và sau các
kỳ họp Quốc hội.
Mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội là mối quan
hệ biện chứng. Đó là mối quan hệ của hai hoạt động không thể tách rời nhau mà
tác động lẫn nhau, cái này ảnh hưởng đến cái kia và ngược lại. Sự tác động của
các nhóm cơng chúng đến các phương tiện truyền thông đại chúng hết sức khác
nhau, do những khác biệt về địa vị xã hội, quyền lợi giai cấp, về các nhân tố tâm
lý và cả về cường độ, tần suất giao tiếp của các phương tiện truyền thông đại
chúng.
Với tất cả các lý do nêu trên thúc đẩy chúng tôi quyết định chọn đề tài
nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình là: Truyền thơng đại chúng và dư luận
xã hội về hoạt động Quốc hội.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận,
khảo sát, đánh giá thực trạng và sự ảnh hưởng dư luận xã hội tới hoạt động Quốc
hội thơng qua truyền thơng đại chúng. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất những giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội về
hoạt động Quốc hội.


3

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về truyền thông, dư luận xã hội, hoạt
động Quốc hội và mối quan hệ giữa chúng.
- Làm rõ sự ảnh hưởng của dư luận xã hội đối với ĐBQH.
- Phân tích thực trạng của truyền thơng đại chúng và dư luận xã hội về
hoạt động Quốc hội.
-Làm rõ tác động qua lại giữa truyền thông đại chúng và DLXH đối với
hoạt động của Quốc hội.
-Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của truyền thông đại
chúng về hoạt động Quốc hội trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội.
3.2 Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài bao gồm công chúng (cử tri thủ đô Hà
Nội) Quốc hội, các nhà báo, các vị cựu đại biểu Quốc hội, nguyên lãnh đạo cao
cấp của Quốc hội.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Thủ đô Hà Nội.

Thời gian: Kỳ họp Quốc hội năm 2016.
3.4 Giới hạn lĩnh vực nghiên cứu
Do một số giới hạn về điều kiện nghiên cứu, luận án chỉ tập trung vào một
số vấn đề chính sau:
- Luận án tập trung phân tích vào các hoạt động trong kỳ họp Quốc hội,
diễn ra năm 2 lần, với thời gian họp của mỗi kỳ họp khoảng 25-30 ngày họp.
- Luận án khu trú vào bốn nhóm hoạt động chính: lập pháp, giám sát,
quyết định các vấn đề quan trọng, tiếp xúc cử tri. Trong đó khảo sát ba giai đoạn
chính yếu đối với các hoạt động lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan
trọng là: dự thảo, thảo luận và thông qua văn bản pháp luật. Với hoạt động tiếp
xúc cử tri chú ý đến hai giai đoạn trước và sau kỳ họp Quốc hội.
- Truyền thông đại chúng trong luận án được giới hạn là báo chí với 4 loại
hình phương tiện chính: báo truyền hình, báo phát thanh, báo in, báo mạng điện
tử.
- Truyền thông đại chúng về các hoạt động Quốc hội: lập pháp, giám sát,
quyết định các vấn đề quan trọng, tiếp xúc cử tri. Thời gian khảo sát chia thành


4

hai đợt. Đợt 1 khảo sát trên đối tượng công chúng; Đợt hai khảo sát trên đối
tượng là các nhà báo.
- Luận án chỉ nghiên cứu thực trạng truyền thông đại chúng và dư luận xã
hội về các hoạt động quốc hội sau: lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề
quan trọng, tiếp xúc cử tri.
4.Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1 Câu hỏi nghiên cứu
1. Truyền thông đại chúng đã cung cấp đầy đủ thông tin nhằm định hướng
dư luận xã hội về các hoạt động của Quốc hội như lập pháp, giám sát, quyết định
các vấn đề quan trọng, tiếp xúc cử tri như thế nào?

2. Dư luận xã hội đánh giá như thế nào về các hoạt động: lập pháp, giám
sát, quyết định các vấn đề quan trọng, tiếp xúc cử tri của Quốc hội?
3. Những vấn đề gì đặt ra đối với truyền thông đại chúng và dư luận xã
hội về hoạt động Quốc hội và những giải pháp nào có thể nâng cao hiệu quả hoạt
động của Quốc hội?
4.2 Giả thuyết nghiên cứu
1. Các thơng điệp trên 4 loại hình báo chí/ phương tiện truyền thông đại
chúng (báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo điện tử) có vai trị quan
trọng trong định hướng dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội (lập pháp, giám
sát, giải quyết các vấn đề quan trọng của đất nước, tiếp xúc cử tri của đại biểu
Quốc hội).
2. Dư luận xã hội về hoạt động của Quốc hội được hình thành, biến đổi
thơng qua tác động của truyền thông đại chúng và ảnh hưởng lại tới hoạt động
Quốc hội thông qua truyền thông đại chúng.
3. Thực tiễn đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa về mặt hiệu quả của truyền
thông đại chúng về hoạt động của Quốc hội trong mối quan hệ mật thiết với
định hướng dư luận xã hội.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Luận án đã sử dụng phương pháp phân tích tài liệu có sẵn bao gồm sách,
báo, các luận án tiến sỹ, các tạp chí khoa học.
- Luận án đã sử dụng phương pháp phân tích nội dung (content analysis)
để phân tích các số báo Nhân dân, Báo Tuổi trẻ, Báo Đại biểu nhân dân trong
vòng 3 tháng trước, trong và sau kỳ họp 2 Quốc hội Khóa 13 (năm 2016).


5

- Luận án đã phỏng vấn sâu 6 chuyên gia nguyên là đại biểu và cán bộ cao
cấp của Quốc hội. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phỏng vấn sâu các

trường hợp sau: các chuyên gia nghiên cứu về lập pháp, các đại biểu Quốc hội
chuyên trách, Phó Ban Dân nguyện của Quốc hội, Phó Đồn đại biểu Quốc hội.
Ngoài ra, luận án phỏng vấn sâu 6 lãnh đạo các cơ quan báo chí như Đài Truyền
hình Trung ương, Đài Tiếng nói Việt Nam, các trưởng ban biên tập thời sự của
các báo: Hà Nội mới, An ninh thủ đô, các trưởng ban Báo mạng điện tử:
Vietnamnet, Dân trí.
5.2 Các phương pháp định lượng
- Chọn mẫu nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu định lượng tại Hà Nội với dung lượng mẫu là 668.
Trong đó dung lượng mẫu là 445 dành để điều tra dư luận xã hội về hoạt
động của Quốc hội.
- Chọn mẫu nghiên cứu thứ hai:
Tác giả cũng đồng thời thực hiện điều tra khảo sát quan điểm và cách thức
hoạt động của 233 nhà báo chuyên trách theo dõi và sản xuất thông điệp về
hoạt động của Quốc hội, hiện đang công tác trên cả bốn loại hình phương tiện
truyền thơng chính: phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử, báo in.
- Kiểm định độ tin cậy của bảng hỏi
Để đảm bảo độ tin cậy của bảng hỏi, các câu hỏi được cấu trúc và có nội dung
phù hợp với mục đích của người nghiên cứu, kết quả của các biến không gây ra hiện
tượng cộng tuyến lẫn nhau, NCS đã thực hiện thủ tục kiểm định độ tin cậy của bảng
hỏi. Trong đó hệ số Cronback Alpha phải đảm bảo 0,65 < = α< = 0,95
6. Đóng góp mới của luận án:
NCS đã làm rõ vai trị của các lý thuyết truyền thơng và dư luận xã hội
trong nghiên cứu hoạt động quốc hội ở Việt Nam hiện nay.
Bằng số liệu điều tra xã hội học, NCS đã chỉ ra thực trạng của truyền
thông đại chúng và dư luận xã hội đối với hoạt động quốc hội của kỳ họp Quốc
hội năm 2016.
NCS đã đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả TTĐC và DLXH
về hoạt động Quốc hội.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

7.1 Ý nghĩa lý luận
Luận án là cơng trình khoa học nghiên cứu liên ngành có tính hệ thống,
quy mơ, tồn diện giữa chính trị học, báo chí học, xã hội học; cụ thể là về mối


6

quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội về hoạt động của Quốc
hội. Luận án có đóng góp, bổ sung một phần vào hệ thống lý luận báo chí Việt
Nam, do đó có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu và
giảng dạy ở cơ sở đào tạo truyền thông.
Luận án cũng đưa ra gợi ý về bố cục và cơ sở chung cho các nhà khoa học
nghiên cứu về hiện tượng vấn đề chính trị bằng phương pháp tiếp cận liên ngành.
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của luận án không chỉ là cơ
sở để những người trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực chuyên trách về hoạt động
của Quốc hội tham khảo để hoạch định kế hoạch sản xuất và phát triển của cơ
quan báo chí truyền thơng khi đề cập đến các hoạt động của Quốc hội, mà còn
giúp mỗi nhà báo chuyên trách, mỗi người quản lý báo chí trong các chiến dịch
truyền thơng với các mục đích cụ thể
8. Bố cục của luận án
Ngoài phần: Mở đầu, Tổng quan tình hình nghiên cứu, Kết luận, Danh
mục các cơng trình nghiên cứu của tác giả, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ
lục, luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương I Cơ sở lý luận về truyền thông đại chúng, dư luận xã hội, Quốc hội
Việt Nam
Chương II Truyền thông về hoạt động Quốc hội
Chương III Dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội
Chương IV Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của truyền thông đại
chúng trong việc định hướng dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội Việt Nam.



7

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Các cơng trình có liên quan đến đề tài luận án
1.1. Những cơng trình nghiên cứu về truyền thông đại chúng
Mass Communication Theory – Foudation, Ferment and Future (2003),
Stanley J. Baran, Dennis K. Davis. Lịch sử nghiên cứu truyền thông, (A history
of communication study), nhà nghiên cứu truyền thông người Mỹ Everett
M.Rogers.Cuốn“Media Impact” (Tác động của truyền thông) của Shirley Biagi
(NXB Đại Học Bang California, 2004).“Media Power in politics” (Sức mạnh
của truyền thơng trong chính trị) của Doris A. Garben (Nxb New York, 2003).
“Truyền thông đại chúng và xã hội” (Mass media and Society) của Gurevitch và
Curran (chủ biên). “Cơ sở lý luận của báo chí” của E.P.Prơkhơrốp. “Tường thuật
và viết tin – Sổ tay những điều cơ bản” của hai tác giả Peter Eng và Jeff Hodson
(NXB Thơng tấn, Hà Nội, 2007).
“Hồ Chí Minh về vấn đề báo chí” (NXB Chính trị, 1995); “Truyền thơng
đại chúng” (NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2001). Cơng trình “Truyền thơng
đại chúng” của Tạ Ngọc Tấn (NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2001) Các cơng
trình nổi bật của Nguyễn Thị Trường Giang như: “Tổ chức diễn đàn trên báo
mạng điện tử” (NXB Chính trị quốc gia- sự thật, 2014), “Báo mạng điện tử những vấn đề cơ bản” (NXB chính trị - hành chính, 2011), “Báo chí và truyền
thơng đa phương tiện” (NXB ĐHQG Hà nội, 2017), “100 bản quy tắc đạo đức
nghề nghiệp nhà báo trên thế giới” (NXB Chính trị Quốc gia, 2014), “Đạo đức
nghề nghiệp nhà báo” (NXB Chính trị- hành chính, 2011), “Sáng tạo tác phẩm
báo mạng điện tử” (NXB Chính trị Quốc gia, 2014). Cơng trình “Báo chí và
truyền thơng đa phương tiện”của Nguyễn Thị Trường Giang (chủ biên) (NXB
ĐHQG Hà nội, 2017).
1.2. Những cơng trình nghiên cứu về dư luận xã hội

- Các cuốn sách:
Cơng trình Tinh thần pháp luật của De Montesquieu. cuốn “Triết học
pháp quyền” Hegel. “Ý kiến của báo chí và ý kiến của nhân dân,“hệ tư tưởng
Đức”, “Dư luận xã hội ở Anh”, “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và
của Nhà nước”, K.Marx và F.Engels. Cơng trình Kim tự tháp ý kiến, bản chất
và chức năng của DLXH, B.X.Korobeinhinkov. cuốn sách DLXH, Lịch sử và
hiện đại tác giả Gorshkov. Cuốn sách DLXH trong quản lý xã hội của tác giả
V.B. Gichenhev. Cuốn Dư luận xã hội (Public opinion) của Walter Lippmann, ra
đời vào năm 1921. Cuốn sách Kết tinh dư luận xã hội (Cristallizing Public
opinion) của Edward Bernays. Cơng trình Sự thống trị của con người (The
Governing of men) Austin Ranney. Dư luận xã hội (Public Opinion) của


8

Gallup G.H. cơng trình Ý kiến về thế giới và thế giới ý kiến – các vấn đề
phương pháp luận trong nghiên cứu DLXH của tác giả B.A. Grushin. Cuốn
sách Dư luận xã hội trong sự nghiệp đổi mới của tác giả Lương Khắc Hiếu.
Cơng trình Dư luận xã hội, tác giả Bùi Hồi Sơn. Cơng trình về Vai trị của báo
chí trong định hướng DLXH, Đỗ Chí Nghĩa.
- Cuốn sách Điều tra thăm dò dư luận (Hướng dẫn thực hành) của Từ
điển. Cơng trình của Nguyễn Q Thanh mang tên Xã hội học về DLXH. Cuốn
Dư luận xã hội – Lý luận và thực tiễn, Viện thông tin khoa học xã hội (2015)
của tác giả Phan Tân. Tác động của DLXH đối với ý thức pháp luật của đội ngũ
cán bộ cấp cơ sở, Ngọ Văn Nhân.
- Các hội thảo, đề tài, đề án, luận án, bài báo khoa học:
Bài viết Truyền thơng đại chúng và DLXH (Tạp chí Xã hội học số 1, năm
1996)Bài viết Dư luận xã hội – mấy vấn đề lý luận và phương pháp nghiên
cứu (Tạp chí Xã hội học số 1, năm 1995). Mấy vấn đề về DLXH trong công
cuộc đổi mới (Tạp chí Xã hội học số 2, năm 1996). Bản chất DLXH được Mai

Quỳnh Nam đề cập đến trong cơng trình nghiên cứu “Bản chất DLXH”, trên
tạp chí Con người số 2 năm 2015. Dư luận xã hội về số con (Tạp chi Xã hội học
số 3, năm 1994). Vai trò của DLXH trong cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra (Tạp chí Tâm lý học số 2, năm 2000).Luận văn chính trị Khế ước
xã hội của J.J.Rousseau – nhà khai sáng của thế kỷ XVIII
1.3. Những công trình nghiên cứu về Quốc hội Việt Nam
- Nhóm giáo trình, sách, chuyển khảo
Cuốn “Mơ hình tổ chức và hoạt động Nhà nước pháp quyền
XHCNVN”, tác giả Đào Trí Úc. Cuốn “Chức năng đại diện của Quốc hội
trong Nhà nước pháp quyền”, năm 2007 của Văn phòng Quốc hội. Cuốn “Tổ
chức và hoạt động Nghị viện của một số nước trên thế giới” của Nguyễn Sĩ
Dũng. Cuốn “Tăng cường năng lực lập pháp của Quốc hội trong điều kiện
xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCNVN hiện nay”, NXB Tư pháp, (2008)
do Lê Văn Hòe (chủ biên). Cuốn “Đổi mới và hồn thiện quy trình hoạt động
lập pháp của Quốc hội”, do Vũ Mão (chủ biên). Cuốn “Quốc hội Việt Nam –
tổ chức, hoạt động và đổi mới”, của tác giả Phan Trung Lý. Cuốn: “Bàn về
Quốc hội” (2017) của tác giả Nguyễn Sĩ Dũng, do NXB Chính trị Quốc gia sự
thật.
- Nhóm các luận án
Luận án Tiến sĩ Luật học: “Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ
quan đại diện ở nước ta hiện nay” của Chu Văn Thành năm 1992. Luận án tiến
sĩ Triết học: “Nhà nước Xã hội chủ nghĩa với việc xây dựng nền dân chủ Việt
Nam hiện nay” năm 2003 của Đỗ Trung Hiếu. Luận án tiến sĩ Luật học, năm


9

2014 “Đảm bảo tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ
XHCN ở Việt Nam hiện nay” của Hoàng Minh Hiếu. Luận án tiến sĩ Luật học,
năm 2009, “Chế độ bầu cử ở nước ta: những vấn đề về lý luận và thực tiễn”

của Vũ Văn Nhiêm. Luận án “Nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp theo
định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân” của
Lê Văn Hịe. Luận án “Nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của
Trần Hồng Nguyên.
1.4. Những công trình nghiên cứu về truyền thơng đại chúng và dư
luận xã hội về hoạt động Quốc hội
Mai Quỳnh Nam với bài báo khoa học “Dư luận xã hội về hoạt động
Quốc hội”. Tác giả Vũ Đào Hùng “Nghiên cứu dư luận xã hội phục vụ công tác
thẩm tra dự án luật, pháp lệnh của Hội đồng dân tộc và các uỷ ban của Quốc
hội”. Đỗ Đức Minh với bài báo khoa học “Vai trị của truyền thơng đại chúng
trong quy trình hiến pháp”
2. Giá trị hạn chế các cơng trình nghiên cứu liên quan đến luận án và
những vấn đề cần tiếp tục làm sáng tỏ
2.1. Giá trị các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
Một là, các cơng trình nêu trên từ nhiều cách tiếp cận và phương pháp
luận giải khác nhau, các tác giả đã phân tích, góp phần làm sáng tỏ một số khái
niệm như: truyền thông, truyền thông đại chúng, phương tiện truyền thông đại
chúng, chức năng của truyền thông đại chúng, dư luận xã hội, bản chất và chức
năng của dư luận xã hội, mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã
hội, địa vị pháp lý và chức năng chính yếu của Quốc hội.
Hai là, ở các mức độ khác nhau, dựa trên các kết quả nghiên cứu, khảo sát
thực tiễn, một số cơng trình đã đề cập đến sự cần thiết phải nghiên cứu dư luận
xã hội về hoạt động Quốc hội, để nâng cao chất lượng của cơ quan Nhà nước có
quyền lực cao nhất này.
Ba là, một số cơng trình đã đi sâu vào phân tích cơ chế và sự ảnh hưởng
của truyền thông đại chúng tới dư luận xã hội về hoạt động lập pháp của Quốc
hội. Một mặt truyền thông đại chúng tạo nên/ định hướng dư luận xã hội về hoạt
động lập pháp Quốc hội, nhưng đồng thời dư luận xã hội cũng ảnh hưởng ngược
lại tới hoạt động lập pháp của Quốc hội thông qua truyền thông đại chúng

2.2. Hạn chế các cơng trình nghiên cứu nêu trên
Tuy đã đạt được một số kết quả có giá trị tham khảo như đã nêu ở trên,
các cơng trình nghiên cứu đó vẫn cịn những hạn chế, có thể nêu ra:
Một là, hướng nghiên cứu liên ngành giữa báo chí học, xã hội học, chính
trị học ở Việt Nam hiện nay cịn ít.


10

Hai là, chưa làm rõ được mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư
luận xã hội về hoạt động Quốc hội trong giai đoạn hiện nay.
Ba là, chưa đánh giá được sự ảnh hưởng của dư luận xã hội tới hoạt động
lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của Quốc hội là như thế
nào.
Bốn là, chưa đánh giá được các cách thức định hướng của truyền thông
đại chúng tới dư luận xã hội về hoạt động lập pháp, giám sát, quyết định các vấn
đề quan trọng Quốc hôi.
Năm là, chưa đánh giá được mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và
dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội ở các giai đoạn trước, trong và sau kỳ họp
Quốc hội được thể hiện như thế nào.
Sáu là, chưa có các giải pháp nhằm nâng cao sự định hướng của truyền
thông đại chúng tới dư luận xã hội về hoạt động lập pháp, giám sát, quyết định
các vấn đề quan trọng Quốc hội
2.3. Những vấn đề cần tiếp tục làm sáng tỏ
Thứ nhất, tiếp tục góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa truyền thông đại
chúng và dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội; chỉ ra được thực trạng và sự ảnh
hưởng của dư luận xã hội tới hoạt động Quốc hội thông qua truyền thông đại
chúng; chỉ ra các cách thức định hướng dư luận xã hội về hoạt động của Quốc hội;
nêu ra sự cần thiết của truyền thông đại chúng với hoạt động Quốc hội và tầm quan
trọng của nghiên cứu dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội.

Thứ hai, chỉ ra các nhân tố tác động đến sự định hướng/ thể hiện của
truyền thông đại chúng tới dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội; chỉ ra các
nhân tố quyết định cấu trúc, quy mô và cường độ của dư luận xã hội về hoạt
động Quốc hội.
Thư ba, rút ra các cách thức để nâng cao hiệu quả định hướng của truyền
thông đại chúng tới dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội
Tiểu kết
Như vậy, trong phần này, nghiên cứu sinh đã nghiên cứu (ở mức độ nhất
định) các cơng trình nghiên cứu về truyền thông đại chúng, dư luận xã hội, hoạt
động Quốc hội theo 3 chức năng chính yếu: lập pháp, giám sát, quyết định các vấn
đề quan trọng. Các vấn đề này được nghiên cứu ở góc độ lý luận cơ bản giữa
truyền thông đại chúng và dư luận xã hội, nghiên cứu cụ thể giữa dư luận xã hội về
hoạt động Quốc hội. Truyền thông đại chúng mang nhiều vai trò và chức năng
trong đời sống xã hội. Dưới cái nhìn của xã hội học giữa truyền thơng đại chúng và
dư luận xã hội có mối quan hệ khăng khít, hữu cơ, biện chứng. Trong mối quan hệ
đó, cần đặc biệt nhấn mạnh chức năng thể hiện và định dư luận xã hội của truyền


11

thông đại chúng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, không phải bất kỳ sự kiện nào
được truyền tải trên truyền thông đại chúng cũng trở thành dư luận xã hội, mà chỉ
thơng tin đáp ứng được các tính chất sau: phản ánh được lợi ích xã hội; có tính cấp
bách; tạo nên sự tranh luận
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI
1.1. Một số khái niệm làm việc
1.1.1. Khái niệm truyền thông và truyền thông đại chúng
1.1.1.1. Khái niệm về truyền thông đại chúng

Truyền thơng đại chúng là tồn bộ những phương tiện lan truyền thơng tin
như báo chí, truyền hình, phát thanh, internet… tới những nhóm cơng chúng lớn.
Đặc điểm của các phương tiện truyền thông đại chúng là các tin tức từ hệ thống này
được chuyển đến công chúng một cách nhanh chóng, đều đặn và gián tiếp
1.1.1.2. Khái niệm dư luận xã hội
Dư luận xã hội là sự phản ánh tâm trạng xã hội thể hiện sự đánh giá của
các nhóm xã hội lớn, của nhân dân nói chung về các hiện tượng đại diện cho lợi
ích xã hội. Những lợi ích xã hội này có tính cấp bách dựa trên cơ sở các quan hệ
xã hội đang tồn tại.
1.1.1.3. Khái niệm hoạt động Quốc hội
Theo Luật Quốc hội số: 57/2014/QH13 ban hành ngày 20 tháng 11 năm
2014, Quốc hội có vị trí và chức năng sau: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất
của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, giám sát,
quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối
cao đối với hoạt động của Nhà nước
1.1.1.4. Khái niệm hoạt động lập pháp
Để hình thành bộ luật làm cơ sở pháp lí điều hành đất nước, Quốc hội cần
thực hiện các dự án kế hoạch nhà nước, dự toán ngân sách nhà nước, dự án luật,
các báo cáo và các dự án phải được gửi về Văn phòng Quốc hội để Văn phòng
gửi trước cho các ĐBQH. Nếu những vấn đề cần có sự thẩm tra của các Ủy ban
thì những tài liệu đó phải gửi đến cho các Ủy ban nghiên cứu. Các dự án luật
thường được Quốc hội thảo luận và biểu quyết theo trình tự được nội quy kỳ
họp quy định như sau: thứ nhất cơ quan hoặc người trình bày trước Quốc hội
tại phiên họp tồn thể. Lời trình này thường được in thành tờ trình Quốc hội
1.1.1.5. Khái niệm hoạt động giám sát
Hình thức thực hiện chức năng giám sát quan trọng nhất của Quốc hội là
trong các kỳ họp. Trong kỳ họp Quốc hội, chức năng giám sát của Quốc hội



12

được thể hiện trực tiếp bằng việc xem xét báo cáo, chất vấn, bỏ phiếu tín nhiệm
người đứng đầu cơ quan nhà nước trung ương.
1.1.1.6. Khái niệm hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng
Khái niệm Hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước:
Những vấn đề quan trọng của đất nước được trình lên Quốc hội theo các thủ tục
do pháp luật quy định. Trong kỳ họp Quốc hội, các vấn đề này được ĐBQH xem
xét, thảo luận, và quyết định.
1.1.1.7. Định hướng dư luận xã hội
Định hướng DLXH là khái niệm chỉ sự hướng dẫn, dẫn dắt, tuyên truyền,
thuyết phục công chúng trên truyền thơng đại chúng nhằm đạt mục đích xác
định của nhà truyền thông.
1.1.1.8. Thể hiện dư luận xã hội
Thể hiện DLXH là khái niệm chỉ sự biểu đạt tâm tư, nguyện vọng, ý kiến
của nhân dân trên truyền thông đại chúng về các vấn đề: đường lối, chính sách,
việc tuân thủ pháp luật; thái độ, hiệu quả làm việc của cơ quan quyền lực, cá
nhân nắm giữ quyền lực, tâm tư, nguyện vọng, thái độ nhân dân về các điều kiện
sống cụ thể.
1.1.1.9. Khái niệm chức năng Quốc hội
Theo Luật tổ chức quốc hội 2014 số 57/2014/QH13, Quốc hội có các
chức năng cơ bản sau: “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết
định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của
Nhà nước”.
1.2.Các mơ hình và lý thuyết truyền thơng
1.2.1. Mơ hình lí thuyết truyền thơng của Lasswell
1.2.2. Mơ hình lí thuyết truyền thơng của C. Shannon & Weaver
1.2.3. Thuyết cấu trúc chức năng
Thuyết này cho rằng xã hội được cấu trúc bởi các đơn vị hay các bộ phận
có chức năng đặc thù và có khả năng phối hợp với nhau một cách thống nhất để

duy trì trạng thái cân bằng động của xã hội như một hệ thống
1.2.4. Thuyết truyền thơng hai bước
Theo thuyết mơ hình truyền thơng hai bước, hầu hết mọi người hình thành
ý kiến của họ dưới ảnh hưởng của các thủ lĩnh dư luận xã hội; trong khi đó các
thủ lĩnh dư luận xã hội bị tác động bởi TTĐC.
1.2.5. Thuyết thiết lập chương trình nghị sự
Năm 1968, Max McCombs và Donald Shaw [82, 36 (2)] đã đề xuất lý
thuyết thiết lập chương trình nghị sự để mơ tả khả năng ác động của các phương
tiện truyền thông đến tầm quan trọng được đặt vào các chủ đề của chương trình
nghị sự truyền thơng đại chúng.
1.2.6. Thuyết hiệu ứng kích - dẫn (Theory of Priming Effects)


13

Lý thuyết hiệu ứng kích - dẫn do Iyengar, Peters và Kinder đề xuất vào
năm 1982, cho rằng, công chúng nói chung khó khăn khi cần đưa ra được quyết
định chính trị nếu khơng có sự dẫn dắt của TTĐC [55]
1.2.7. Thuyết dịng xốy im lặng của Elisabeth Noelle-Neumann
Bản chất của con người là sợ bị cơ lập, do đó người ta thường hành động
và nghe theo người khác nếu biết mình thuộc về nhóm thiểu số. Áp dụng quy
luật này vào truyền thông đại chúng, các nhà truyền thông thường tạo ra số đông
công chúng để gây áp lực lên nhóm nhỏ hơn, yếu thế hơn khi muốn tuyên truyền
một quan điểm hay vấn đề nào đó, nhất là những vấn đề có liên quan đến niềm
tin và sự nhạy cảm chính trị. Tùy thuộc mục đích của các cuộc truyền thông hay
chiến dịch truyền
1.3.Một số tiếp cận lý thuyết trong nghiên cứu dư luận xã hội về hoạt
động quốc hội
Trong luận án này, tác giả cố gắng sử dụng một số lý thuyết nghiên cứu
dư luận xã hội áp dụng tại Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu DLXH về hoạt động

quốc hội ở Việt Nam phải đứng trên quan điểm Mác xit, tức là xem DLXH như
là kết quả hay cái ánh phản của thực tại xã hội. Hoạt động quốc hội diễn ra như
thế nào thì nó phản ánh qua dư luận xã hội như thế ấy.
1.4.Mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội về
hoạt động quốc hội
Tính cơng khai của thơng tin trên truyền thông đại chúng là cơ sở quan
trọng bậc nhất tạo ra DLXH. Bên cạnh TTĐC, công chúng cịn có nhiều kênh
thơng tin khác để tiếp nhận thơng tin như: các tổ chức xã hội, các nhóm bạn bè, các
trang mạng xã hội vv.
1.5.Quan điểm Đảng ta về báo chí
Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và
cũng là diễn đàn của nhân dân. Tính đảng cộng sản là nguyên tắc cơ bản nhất
của báo chí nước ta, là trách nhiệm, là bổn phận của mỗi nhà báo Việt Nam.
Nhưng đồng thời Đảng, Nhà nước ln u cầu báo chí phải đảm bảo tính tư
tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội nói chung, hoạt động quốc hội nói riêng.
Tiểu kết chương 1
Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về truyền thông đại chúng và dư
luận xã hội chương II của luận án đã đưa ra các khái niệm công cụ như: truyên
thông; truyền thông đại chúng; dư luận xã hội; định hướng dư luận xã hội; các
hoạt động quốc hội: hoạt động lập pháp, giám sát, giải quyết các ván đề quan
trọng của đất nước, tiếp xúc cử tri. Nội hàm của từng khái niệm đã được đưa ra
làm cơ sở cho việc thao tác hóa nó để đo đạc trong nghiên cứu thực nghiệm.
Chương 2


14

THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI

2.1. Thực trạng truyền thông đại chúng đối với hoạt động Quốc hội
Truyền thơng đại chúng có vai trị đặc biệt quan trọng trong xã hội đương
đại, bởi nó giúp người dân không chỉ nắm bắt các sự kiện, mọi mặt của đời sống
xã hội, mà truyền thông đại chúng quản lý xã hội tác động vào ý thức xã hội để
xác lập và củng cố một hệ thống tư tưởng chính trị lãnh đạo thống nhất đối với
xã hội, thông qua việc xác lập chung một cơ sở lập trường thái độ chính trị, bằng
cách liên kết các thành viên rời rạc thành một khối đoàn kết.
2.1.1. Nội dung, hình thức, xu thế đăng tải thơng điệp trên TTĐC về
Lập pháp, giám sát, các vấn đề quan trong của đất nước, tiếp xúc cử tri.
Để làm rõ vai trò của TTĐC đối với việc phản ánh các hoạt động quốc hội
trên báo chí, chúng tơi nghiên cứu số lượng các thông điệp mang 4 loại hoạt
động quốc hội đã được đăng tải: Đã đăng tải những thông tin về luật pháp; Đã
đăng tải những thông tin về giám sát; Đã đăng tải thông tin về các quyết định
quan trọng của đất nước; Đã đăng tải những thông tin về tiếp xúc cử tri.
2.1.2. Các cách định hướng DLXH của TTĐC về hoạt động quốc hội
Trong điều kiện Việt Nam, truyền thông đại chúng thể hiện các quan điểm
và cách thức lãnh đạo của Đảng, thông qua TTĐC hệ thống chính sách và quan
điểm , chính trị, kinh tế xã hội và mọi hoạt động xã hội nói chung được định
hướng và điều chỉnh..
2.1.3. Các cách thể hiện DLXH của TTĐC về hoạt động quốc hội
Để gắn kết cử tri với Quốc hội, chúng tôi đã nghiên cứu các cách thức
đăng tải thông tin của các nhà báo. Các nhà báo đã thể hiện 5 cách phản ánh
DLXH về hoạt động của QH như sau: (i) Đăng tải ý kiến cử tri trên TTĐC; (ii)
Nhà báo phỏng vấn cử tri về hoạt động Quốc hội; (iii) Đăng tải đề xuất của cử
tri về các vấn đề mà họ quan tâm; (iv) Trình bày dưới dạng kiến nghị của các Tổ
chức đoàn thể xã hội (Hội CCB, HPN, MTTQ); (v) Đối thoại giữa cử tri và đại
biểu Quốc hội trên các phương tiện TT đại chúng.
2.1.4. Đánh giá ý nghĩa thông điệp về hoạt động Quốc hội
So sánh mức đánh giá của các nhà báo về 4 loại hoạt động của QH. Xét
mức cao nhất là “Rất ý nghĩa” ta thấy thứ tự như sau: Hoạt động lập pháp (35.9

%); Hoạt động giám sát : (23.6%); Các quyết định quan trọng của đất nước
(22.4%); Tiếp xúc cử tri (21.1%).
2.2. Truyền thông đại chúng đối với hoạt động lập pháp của Quốc hội
2.2.1. Truyền thông đại chúng đối với dự thảo văn bản pháp luật
Phương tiện truyền thơng đại chúng có vai trò quan trọng trong việc tăng
cường sự hiểu biết, trình độ của người dân về hoạt động Quốc hội, trong đó có
hoạt động lập pháp. Hoạt động lập pháp được hiểu như là quy trình làm luật,


15

trong đó gồm các bước, các giai đoạn cần tiến hành theo một trật tự hợp lý, chặt
chẽ, khoa học do luật quy định nhằm tạo ra các đạo luật có chất lượng tốt nhất.
2.2.2. Truyền thơng đại chúng đối với vấn đề thẩm định, thảo luận văn
bản pháp luật
Cách thức để định hướng dư luận xã hội về các vấn đề trong văn bản pháp
luật cần phải thông qua chun gia phân tích và giảng giải. Nhờ đó luật mới có
thể dễ dàng được chấp nhận và đi vào cuộc sống của nhân dân.
2.3. Truyền thông đại chúng đối với hoạt động giám sát của Quốc hội
2.3.1. Truyền thông đại chúng đối với dự thảo hoạt động giám sát
Sự chủ động của truyền thông đại chúng trong việc tham mưu cho Quốc
hội thực hiện giám sát, thể hiện ở những điểm sau: Tham gia ngay từ đầu trong việc
xem xét các dự thảo luật của Chính phủ; Cung cấp thơng tin và tạo diễn đàn xã hội
để đóng góp, hồn thiện về những vấn đề nêu ra chính sách của Chính phủ; Tiếp
tục giám sát chính sách khi đi vào cuộc sống: như việc thực thi của các cơ quan
chức năng, tính hợp lý khi đi vào đời sống; Tổng kết những vấn đề được và chưa
được khi chính sách đi vào cuộc sống.
2.3.2. Truyền thông đại chúng định hướng các vấn đề giám sát của
Quốc hội trong đời sống
Các phương tiện truyền thơng đại chúng có vai trị quan trọng trong hoạt

động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội
và các đại biểu Quốc hội. phương tiện truyền thông đại chúng là chiếc cầu nối
giữa Quốc hội, giữa các vị đại biểu Quốc hội với cử tri và nhân dân cả nước,
là kênh thông tin chuyển tải các hoạt động giám sát của Quốc hội đến với
nhân dân và qua đó giúp nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình đối với
các hoạt động của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội do mình bầu ra.
2.4. Truyền thơng đại chúng đối với hoạt động quyết định các vấn đề
quan trọng của Quốc hội
2.4.1. Truyền thông đại chúng về đề xuất các quyết định quan trọng
của Quốc hội
Đa phần các nhà báo đều cho rằng báo chí có khả năng tác động mạnh
nhất đến chức năng quyết định các vấn đề quan trọng Quốc hội. Nhiều dự án
quan trọng cho thấy báo chí tác động đến tận phút chót. Bởi tính cơng khai, dễ
hiểu, cơng bằng của báo chí khiến những vấn đề khả thi hoặc không khả thi của
dự án đều được truyền tải đến đa số công chúng.
2.4.2. Truyền thông đại chúng đối với vấn đề về thẩm định, thảo luận
các quyết định quan trọng của Quốc hội
Kết luận tác giả luận án tìm hiểu quá trình ra quyết định về các vấn đề của
Quốc Hội thông qua 4 giai đoạn chính.
2.5. Truyền thơng đại chúng đối với hoạt động tiếp xúc cử tri


16

Mối quan hệ tay ba giữa nhà truyền thông, Quốc hội và cử tri là mối quan
hệ biện chứng không thể tách rời nhau khi bàn về hoạt động của QH. Đồng thời
TTĐC phản ánh những tâm tư nguyện vọng cũng như những đánh giá, phán xét
của công chúng về các hoạt động của QH. Do vậy, quá trình truyền thông về
hoạt động QH diễn ra theo ba giai đoạn: QH  TTĐC  công chúng QH.
Tiểu kết chương 2

Mối quan hệ tay ba giữa truyền thông, Quốc hội và công chúng là biện
chứng và liên tục trong chiến dịch truyền thông diễn ra theo ba giai đoạn: QH 
TTĐC  công chúng QH. Mối quan hệ giữa nhận thức của các nhà báo về
tầm quan trọng và cần thiết phải đăng tải ý kiến công chúng, các cuộc tiếp xúc
cử tri của đại biểu Quốc hội, phỏng vấn cử tri về hoạt động QH và kiến nghị của
các tổ chức chính trị xã hội có tính tỷ lệ thuận, khơng có sự mâu thuẫn giữa nhận
thức và hành vi đăng bài của các nhà báo.
CHƯƠNG 3
DƯ LUẠN XÃ HỘI VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI
3.1. Thực trạng dư luận xã hội về hoạt động lập pháp của Quốc hội
3.1.1. Sự hình thành (định hướng) và thể hiện DLXH trên các PTTTĐC
về hoạt động Quốc hội
Truyền thông đại chúng là nguồn thông tin cơ bản và quan trọng nhất đối
với cơng chúng về các hoạt động của QH. Muốn hình thành dư luận xã hội,
cơng chúng phải có nguồn tin. Việc cơng chúng nhận thức về tin như thế nào
chính là bước đi đầu tiên trong quá trình hình thành DLXH. Để tìm hiểu thực
trạng về mức độ quan tâm của công chúng đối với hoạt động lập pháp của Quốc
hội chúng tôi điều tra dư luận xã hội về mức độ quan tâm của cử tri về các phiên
họp QH.
3.1.2. Dư luận xã hội về vấn đề được định hướng trên các PTTTĐC
Ý kiến của người dân về vai trò định hướng dư luận xã hội về các vấn đề của
Quốc hội trong các tờ báo là rất khác nhau. Kết quả khảo sát tìm hiểu vấn đề này dựa
trên 5 thang bậc, với mức đánh giá thấp nhất là 1 và mức cao nhất là 5.
3.1.3. Dư luận xã hội về vấn đề được thể hiện trên các PTTTĐC
Kết quả điều tra về ý kiến của người dân về việc thể hiện DLXH về các
vấn đề của Quốc Hội trong các tờ báo. Khi được hỏi về vai trò thể hiện dư luận
xã hội của 10 tờ báo, nhiều người dân chọn phương án khó trả lời
3.1.4. Tính cơng khai có ý nghĩa quyết định với việc định hướng, thể hiện
DLXH về hoạt động Quốc hội
Thuyết xung đột của Dahrendorf cho rằng, việc công bố công khai thông

tin trên TTĐC là giải pháp quan trọng để giải quyết xung đột giữa các bên. Việc
công khai thông tin về hoạt đọng Quốc hội sẽ giúp người dân hiểu và đánh giá


17

đúng vai trị của QH, tư đó việc giám sát và chấp hành pháp luật của họ cũng tốt
hơn.
3.2. Thực trạng dư luận xã hội về hoạt động lập pháp Quốc hội
3.2.1. Thực trạng và sự ảnh hưởng dư luận xã hội về dự thảo văn bản
pháp luật qua phương tiện truyền thông đại chúng
Xem xét thái độ của dư luận xã hội là rất cần thiết để thấy được sự đồng
thuận hay phản đối của quần chúng nhân dân về chủ trương, đường lối, chính
sách của nhà nước trên cơ sở các thông tin đã cung cấp tới đại chúng qua báo
chí. Thoạt đầu cơng chúng được tiếp nhận thơng tin trên báo chí.
3.2.2. Sự ảnh hưởng dư luận xã hội tới việc thảo luận, điều chỉnh văn
bản pháp luật
Quốc hội là cơ quan đại diện cho nhân dân. Bản chất của pháp luật là
nhằm điều chỉnh hành vi của một bộ phận nhân dân. Mỗi dự luật sẽ hướng tới
điều chỉnh nhóm đối tượng khác nhau, nhưng dù là bộ phận nhân dân nào cũng
đều là những người dân đã được các Đại biểu Quốc hội đại diện. Chính vì vậy,
cơng đoạn quan trọng nhất trong quy trình làm luật của Quốc hội, là thẩm định
các dự án luật dựa trên cơ sở lợi ích của nhân dân.
3.2.3. Dư luận xã hội về vấn đề thông qua các dự thảo văn bản pháp luật
Tính thẩm định trong hoạt động Quốc hội có ý nghĩa quan trọng, bởi Quốc
hội là đại diện cho nhân dân, và pháp luật được ban hành nhằm điều chỉnh hành vi
của nhân dân. Lập pháp thực chất là cách phản ứng của chúng ta đối với những vấn
đề cuộc sống. Vì vậy thẩm định dự án luật trên lợi ích nhân dân là yếu tố nền tảng
cho việc bảo đảm hài hòa các lợi ích trong tầng lớp nhân dân..
3.3. Thực trạng dư luận xã hội về hoạt động giám sát Quốc hội

3.3.1. Dư luận xã hội về các vấn đề giám sát của Quốc hội
Sự quan tâm sâu sắc của mọi tầng lớp nhân dân đến hoạt động giám sát của
Quốc hội có nguyên nhân chính từ việc báo chí thực hiện chức năng định hướng
DLXH về vấn đề giám sát của Quốc hội. Bởi Quốc hội được hình thành thơng qua
bầu cử, cử tri trực tiếp bầu ra và đại diện cho ý chí, nguyện vọng của chính mình, vì
vậy, QH cịn được gọi là cơ quan dân cử. Người dân thực hiện quyền giám sát quyền
lực Nhà nước dưới hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp.
3.3.2. Dư luận xã hội về các lĩnh vực được định hướng trong hoạt động
giám sát của Quốc hội
Kết quả điều tra cũng tìm hiểu về ý kiến của người dân trong việc giám
sát các hoạt động của Quốc hội. Thông qua kết quả điều tra 445 bảng hỏi, người
dân đã cho thấy nhận định chung về các hoạt động của Quốc hội theo các mức
độ: rất quan trọng, quan trọng, ít quan trọng, khơng quan trọng và không biết.
Qua quan điểm của người dân, chúng ta có thể đưa ra các nhận định về hiệu quả,
uy tín, niềm tin của người dân đối với Quốc hội nước ta.
3.3.3. Đánh giá DLXH về hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội


18

Lý thuyết truyền thông hai cấp đã chỉ ra rằng, Quốc Hội cung cấp thông
tin cho các nhà báo, các nhà báo chính là thủ lĩnh của DLXH, từ họ các thơng tin
hướng tới các cử tri theo mơ hình đã được định hướng và ý nghĩa của thông điệp
đã được cắt nghĩa ở mức độ nào đó của các nhà truyền thông.
3.4. Dư luận xã hội về chức năng quyết định các vấn đề quan trọng
của Đất nước
3.4.1. Dư luận xã hội về việc đề xuất các quyết định quan trọng
Một nhiệm vụ quan trọng của Quốc hội là đưa ra các quyết định quan
trọng, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thông qua PTTTĐC
người dân có thể được phát huy vai trị của mình. PTTTĐC định hướng người

dân về các nhiệm vụ, quyết định các vấn đề quan trọng, cấp bách, sống còn của
Đất nước . Từ đó, người dân được đưa ra quan điểm, thực hiện vai trò “làm
chủ”. Đây là cách thức để Nhà nước ta thực hiện mục tiêu “Xây dựng đất nước
của dân, do dân, vì dân.
3.4.2. Dư luận xã hội về thảo luận các quyết định quan trọng của Quốc hội
Những vấn đề quan trọng của đất nước cần phải được giải quyết, xem xét
thông qua mối quan hệ hai chiều, chứ không phải là một chiều. Mối quan hệ một
chiều là việc Quốc hội quyết trong “phịng kín” khơng có sự tham gia của dư
luận. Trong khi đó, mối quan hệ hai chiều là sự tương tác, chia sẻ giữa Quốc hội
và DLXH. Quốc hội đưa ra đường hướng chỉ đạo đầu tiên.
3.4.3. Đánh giá dư luận xã hội về các quyết định quan trọng của Đất nước
Kết quả khảo sát cũng cho thấy mức độ quan tâm tới các quyết định quan
trọng của Đất nước. Có 34,4% người dân cho rằng rất quan tâm đối với lĩnh vực
này, 44,5% cho rằng có quan tâm, 16,2% cho rằng ít quan tâm. Chỉ có 4,7% cho
rằng họ khơng quan tâm đến các đến các quyết định của Quốc hội về các lĩnh
vực quan trọng của đất nước.
3.5. Dư luận xã hội về mối liên hệ giữa Quốc hội với cử tri
Hoạt động Quốc hội đối với cử tri cũng được DLXH quan tâm, chia sẻ. Đây
là hoạt động quan trọng, bởi lẽ thơng qua đó, Quốc hội có thể nắm bắt và đáp ứng
được nhu cầu nguyện vọng của người dân, đưa ra những chính sách, điều luật phù
hợp. Tỷ lệ người dân quan tâm đến hoạt động Quốc hội với cử tri trương đối cao
chiếm 89,6%, trong đó tỷ lệ trả lời “rất quan tâm” là 20,2%, “có quan tâm” là
45,4%, “ít quan tâm” là 24,0%. Tỷ lệ người dân không quan tâm là 10,1%. Con số
này cho thấy người dân có sự quan tâm về hoạt động Quốc hội với cử tri. Vì đây là
hoạt động liên quan trực tiếp đến quyền lợi và lợi ích của họ.
Tiểu kết chương 3
Quốc hội là một thiết chế biểu trưng cho dân chủ. Ở nước ta, Quốc hội
không chỉ là sản phẩm của một quá trình vận động dân chủ mà cịn gắn liền với
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, để Quốc hội Việt Nam thực sự



19

"Vì Nhân dân mà làm", thời gian tới, cần đảm bảo nắm bắt kỹ tâm trạng cũng
như các kiến nghị từ dư luận xã hội về các hoạt động Quốc hội như: lập pháp,
giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng. Đối với chức năng lập pháp của
Quốc hội, dư luận xã hội có nhiều vai trị khác nhau: Nó góp phần điều chỉnh
hành vi của con nguời sao cho phù hợp với đòi hỏi của cộng đồng, với các giá trị
chuẩn mực của cuộc sống. Dư luận xã hội cịn có vai trị đánh giá, nhận xét các
quy định pháp luật, các quyết định quản lý, hoạt động của các cơ quan nhà nước,
các cán bộ, công chức và cơng dân trong q trình thực hiện pháp luật. Ngồi ra,
nó cịn phát huy vai trị làm chủ của mình trong cơ chế: “dân biết, dân làm, dân
bàn, dân kiểm tra” trong việc giám sát việc thực hiện pháp luật trên thực tế.
Chương 4
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ
TRUYỀN THÔNG ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HOẠT ĐỘNG
CỦA QUỐC HỘI
4.1. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các kênh truyền thông
4.1.1. Phối hợp giữa các kênh truyền thông về hoạt động Quốc hội
Để nâng cao hiệu quả truyền thông về hoạt động Quốc hội, cần thực hiện
chiến lược phối hợp hai hay nhiều kênh truyền thông cùng một lúc để TT về các
hoạt động khác nhau của Quốc hội.
4.1.2. Tăng cường hàm lượng thông tin
Việc phối hợp giữa các kênh truyền thông và cung cấp thông tin đầy đủ,
kịp thời chính xác về các hoạt động Quốc hội là cơ sở vững chắc cho việc tạo dư
luận và định hướng dư luận theo mục tiêu của nhà cầm quyền. Nâng cao chất
lượng các hoạt động phối hợp các kênh truyền thông, hoạt động cấp tin theo các
kênh trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ của các cơ quan truyền thơng nói
chung báo chí nói riêng.
4.2. Tăng cường tính cơng khai, tính phản hồi trong thảo luận các dự

án luật và hiệu quả tiếp xúc thông điệp của công chúng
4.2.1. Nâng cao chất lượng trao đổi, thảo luận, tranh luận các dự án
luật trên TTĐC
Trước khi các văn bản luật trình lên các cuộc họp QH để thảo luận và phê
chuẩn. các dự thảo văn bản luật cần được thảo luận một cách rộng rãi trên
truyền thơng đại chúng mới có thể thu được nhiều ý kiến khác nhau liên quan
đến lợi ích của nhiều đối tượng khác nhau.
4.2.2. Tăng cường tính phản hồi trong quá trình thảo luận dự án luật
Bên cạnh việc tranh luận trên truyền thông đại chúng về các dự thảo luật,
cần tổ chức xin ý kiến rộng rãi các tầng lớp xã hội khác nhau để đảm bảo công
tác xây dựng luật thực sự và dân chủ, đồng thời phát huy được tính tự chủ sáng


20

tạo và tuân thủ pháp luật của người dân, bổ sung các điều đóng góp cho luật từ
phía người dân.
4.2.3. Tăng cường hiệu quả tiếp xúc thơng điệp từ phía cơng chúng
Muốn đạt được hiệu quả truyền thơng thì nhà truyền thông phải làm cho
công chúng thỏa mãn các nhu cầu của họ về nội dung của thông điệp.
4.3. Xây dựng chiến lược truyền thông của Quốc hội
4.3.1. Phối hợp các cơ quan truyền thông Quốc hội với Truyền thông
đại chúng
Một mặt, Quốc hội phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng để
tuyên truyền và phổ biến kiến thức pháp luật cho công chúng, mặt khác các cơ
quan của Quốc hội tự tổ chức thực hiện chức năng tun truyền của mình thơng
qua các bộ phận chun biệt với những nhiệm vụ cụ thể. Để tổ chức tuyên
truyền về hoạt động của chính mình, Quốc hội phải chuẩn bị một chương trình
với bản kế hoạch chi tiết về nhiệm vụ của từng đơn vị. Mỗi đơn vị trong cơ quan
Quốc hội đều có tính chun mơn hóa cao, không đơn vị nào bị chồng chéo

chức năng và nhiệm vụ.
4.3.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ báo chí định hướng mục tiêu truyền
thông của Quốc hội
Khái niệm dịch vụ báo chí được sử dụng ở đây là hệ thống các phương
tiện truyền thông và nội dung thông tin của Quốc hội phục vụ công tác truyền tải
thông tin cho các cơ quan báo chí..
4.3.3. Nâng cao chất lượng nội dung và hình thức thơng tin
Muốn nâng cao chất lượng truyền thơng về hoạt động Quốc hội thì nhà
truyền thơng phải chú ý tới cả hình thức lẫn nội dung thơng tin mà mình truyền
tải trên phương tiện truyền thơng đại chúng.
4.4. Đổi mới công tác tổ chức, nâng cao kỹ năng truyền thơng của
Quốc hội
4.4.1. Chun mơn hóa bộ phận phụ trách thông tin và kênh truyền
thông của Quốc hội
Hiện nay QH đã có kênh truyền thơng VOV là kênh chuyên truyền hình
về các hoạt động Quốc hội. Sư hình thành và phát triển kênh VOV phản ánh
con đường phát triển trưởng thành Quốc hội Việt Nam phù hợp xu hướng phát
triển chung của nhân loại.
4.4.2. Tổ chức truyền thông các phiên chất vấn, tranh luận với các Đại
biểu QH
Cơ quan truyền thơng của QH phải có trách nhiệm tổ chức truyền thông
các cuộc chất vấn đại biểu QH ( Truyền hình, Phát thanh, ) để họ có điều kiện
phản ánh những kết quả hoạt động của cá nhân cũng như tổ chức mà họ phụ


21

trách hoặc đứng đầu. Để thực hiện truyền hình một cách hiệu quả về các phiên
chất vấn đại biểu, cơ quan truyền thơng phải chuẩn bị tốt chương trình nghị sự.
4.4.3. Ghi nhận các luồng ý kiến khác biệt trong dư luận xã hội

Cơ quan TT của Quốc hội có trách nhiệm ghi nhận và phản ánh kịp thời
với QH về những luồng ý kiến khác biệt trong DLXH để điều chỉnh các văn bản
pháp luật cũng như các hoạt động khác của QH cho phù hợp với thực tiễn.
4.4.4. Mở rộng thêm diễn đàn tranh luận và tiếp xúc cử tri của đại biểu
Quốc hội
Để nâng cao chất lượng của các cuộc chất vấn Đại biểu Quốc hội giữ
những chức vụ cụ thể, cần phải tổ chức các cuộc tranh luận và trả lời công khai
của các Đại biểu Quốc hội thường xuyên hơn nữa, rộng rãi hơn nữa về những
câu hỏi mà dư luận đặt ra.
4.4.5. Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ báo chí cho đại biểu QH
Trên thực tế, nhiều đại biểu còn hạn chế về kỹ năng trả lời báo nên có tâm
lý rụt rè, ngại khi đứng trước các PT truyền thông đại chúng. Quốc Hội cần đào
tạo kỹ năng và trình độ trả lời phỏng vấn của Đại biểu Quốc Hội. Đại biểu cần
nắm được kỹ thuật và kỹ năng trả lời báo chí, trả lời các phóng viên nhằm mục
đích đưa thơng tin chính xác và đúng đắn tới cơng chúng.
4.4.6. Nâng cao kỹ năng tác nghiệp cho các nhà báo
Để nâng cao tay nghề của nhà báo khi tác nghiệp về các hoạt động của
Quốc hội, địi hỏi nhà báo phải có cái nhìn nhạy cảm và tiếp cận vấn đề một
cách tinh tế, chuyên nghiệp mới có thể tạo ra một sức hấp dẫn nhất định đối với
công chúng. Nhà báo có thể đẩy vấn đề hay sự kiện lên một mức cao hơn so với
thực tế để tạo sự chú ý của cơng chúng, điều đó khơng làm méo mó bản chất của
sự kiện mà chỉ tạo ra sự quan tâm theo dõi của công chúng với tư cách là đối
tượng mà truyền thông hướng tới.
4.5. Nâng cao hiệu quả pháp lý về quyền báo chí tiếp cận thơng tin
4.5.1. Kiến nghị ban hành văn bản pháp lý về quyền tiếp cận tin về
Hoạt động Quốc hội
Quốc hội phải cân đối lợi ích hài hịa giữa Đảng và cơng chúng khi các
bên cịn chưa có sự đồng nhất về quan điểm. Giải pháp của quan hệ hài hòa này
là tạo ra một hành lang pháp lý mà các bên đều có thể đi chung. Hiến pháp 2013
đã quy định rất rõ ràng về quyền được thông tin của người dân.

4.5.2. Trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước và đề
xuất ban hành Nghị định “Bảo vệ quyền báo chí tác nghiệp”
Xây dựng các văn bản pháp lý quy định các cơ quan Nhà nước phải cung
cấp thơng tin kịp thời cho báo chí, tơn trọng tự do báo chí của cơng dân và tạo
điều kiện cho nhà báo tác nghiệp. Thơng tin có vai trị hết sức quan trọng đối với


22

hoạt động báo chí truyền thơng nói chung và với truyền thơng Quốc hội nói
riêng.
4.5.3. Xây dựng văn bản pháp lý về “Diễn dàn nhân dân”
Cần thiết xây dựng văn bản pháp lý để tạo diễn dàn cho nhân dân trao đổi,
thảo luận bàn bạc các vấn đề Quốc hội, đồng thời giúp báo chí khai thác, sử
dụng mặt tích cực mạng xã hội nhằm định hướng dư luận xã hội lành mạnh.
Tiểu kết chương 4
Từ kết quả nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm, NCS đã đưa ra các nhóm
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của Truyền thông đại chúng và
dư luận dã xã hội về hoạt động Quốc hội. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả
của TTĐC và DLXH cần tập trung vào những giải pháp sau: (1) Nâng cao chất
lượng, hiệu quả các kênh truyền thơng; (2) Tăng cường tính cơng khai, tính phản
hồi trong thảo luận các dự án luật và hiệu quả tiếp xúc thông điệp của công
chúng; (3) Xây dựng chiến lược truyền thông của Quốc hội (4) Đổi mới công tác
tổ chức, nâng cao kỹ năng truyền thông của Quốc hội (5) Nâng cao hiệu quả
pháp lý về quyền báo chí tiếp cận thơng tin.


23

KẾT LUẬN

1. Về cơ sở lý luận, phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
Luận án đã sử dụng phương pháp luận Mác xít làm cơ sở lí luận để nghiên
cứu đề tài “Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội.
Cơ sở phương pháp luận này cho rằng, Truyền thông đại chúng là phương tiện
vật chất quan trọng bậc nhất để Đảng, Nhà nước ta truyền tải những tư tưởng,
chủ trương, đường lối, chính sách đến quảng đại quần chúng nhân dân. Mối
quan hệ giữa TTĐC với DLXH về hoạt động Quốc hội là mối quan hệ biện
chứng không thể tách rời nhau Bên cạnh việc sử dụng các lí thuyết nói trên, luận
án còn sử dụng các phương pháp điều tra xã hội học.
2. Kết quả nghiên cứu về truyền thông đại chúng định hướng dư luận
xã hội đối với hoạt động Quốc hội
Luận án này khẳng định rằng, Mối quan hệ tay ba giữa truyền thông,
Quốc hội và công chúng là quan hệ biện chứng và có tính liên tục trong chiến
dịch truyền thông diễn ra theo ba giai đoạn: QH  TTĐC  công chúng 
QH. TTĐC ở nước ta hiện nay đã thực hiện ba chức năng cơ bản là: truyền tải
các thơng tin; tun truyền, giả thích; định hướng dư luận xã hội theo đường lối,
chủ trương của Đảng, Pháp luật của Nhà nước.
3. Về thực trạng của Dư luận xã hội và ảnh hưởng của nó đối với
hoạt động Quốc hội
Các yếu tố địa bàn và lứa tuổi có quan hệ khá rõ với hiệu quả của tiếp
nhận thơng tin đại chúng, vì thế, đề nghị nhà truyền thơng phải có chiến lược
truyền thơng cụ thể về nội dung cũng như hình thức và khung giờ cho từng loại
đối tượng để nâng cao hiệu quả truyền thông về các hoạt động Quốc hội.
4. Về các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của Truyền
thông đại chúng và Dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội
(1)Nâng cao chất lượng, hiệu quả các kênh truyền thông; (2) Tăng cường
tính cơng khai, tính phản hồi trong thảo luận các dự án luật và hiệu quả tiếp xúc
thông điệp của công chúng; (3) Xây dựng chiến lược truyền thông của Quốc hội
(4) Đổi mới công tác tổ chức, nâng cao kỹ năng truyền thông của Quốc hội (5)
Nâng cao hiệu quả pháp lý về quyền báo chí tiếp cận thông tin.



×