ĐẠIHỌCTHÁINGUYÊN
TRƯỜNGĐẠIHỌCNÔNGLÂM
----------------------
PHẠM MỸ ANH
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MƠI
TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI XÃ PHÚC XUÂN, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Thái Nguyên - 2020
ĐẠIHỌCTHÁINGUYÊN
TRƯỜNGĐẠIHỌCNÔNGLÂM
----------------------
PHẠM MỸ ANH
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MƠI
TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI XÃ PHÚC XUÂN, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 8.44.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học:GS.TS. ĐÀO THANH VÂN
Thái Nguyên - 2020
i
CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn
toàn trung thực và chưa sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Các thơng tin, tài
liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc./.
Thái Nguyên, tháng 08 năm 2020
Học viên
Phạm Mỹ Anh
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của ban giám
hiệu Trường Đại học nơng lâm Thái Ngun, Phịng Đào tạo, cùng sự tận tình
giảng dạy của các thầy cơ trong khoa Mơi trường đã giúp tơi hồn thành khóa
học của mình. Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo GS.TS Đào
Thanh Vân đã rất tận lòng hướng dẫn tơi trong q trình nghiên cứu và hồn
thành luận văn này.
Nhân dịp này tôi cũng gửi lời cảm ơn tới cán bộ UBND xã Phúc Xuân,
thành phố Thái Nguyên đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực tập và đặc biệt
tơi xin cảm ơn gia đình đã ln ở bên động viên giúp đỡ tơi trong q trình học
tập và hoàn thành luận văn.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một học
viên, luận văn này khơng thể tránh được những thiếu sót. Tơi rất mong nhận
được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cơ để tơi hồn chỉnh đề tài này
tốt hơn, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Học viên
Phạm Mỹ Anh
iii
MỤC LỤC
CAM ĐOAN..................................................................................................... 2
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề: .................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu:..................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài:......................................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học: ...................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn: ....................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài: ......................................................................... 3
1.2.Cơ sở pháp lý: ............................................................................................. 6
1.3 Tổng quan về môi trường nông thôn trên thế giới và Việt Nam ................ 7
1.3.1. Môi trường nông thôn trên thế giới......................................................... 8
1.3.2. Môi trường nông thôn ở Việt Nam ....................................................... 13
1.3.3. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam................................................... 14
1.4. Những bài học thành công từ quá trình thực hiện tiêu chí mơi trường trong
xây dựng nơng thơn mới tại Việt Nam............................................................ 25
1.5. Tình hình xây dựng nông thôn mới tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên. ........................................................................................................... 26
1.5.1 Mức độ đạt chuẩn NTM ......................................................................... 29
1.5.2. Tình hình thực hiện tiêu chí Mơi trường trong xây dựng NTM tại Thái
Nguyên ............................................................................................................ 30
iv
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 32
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 32
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 32
2.1.2. Địa điểm và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 32
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 32
2.2.Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 32
2.3.Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 32
2.3.1.Phương pháp thu thập tài liệu ................................................................ 32
2.3.2.Phương pháp thống kê xử lý số liệu....................................................... 34
2.3.3.Phương pháp tổng hợp, đánh giá, phân tích ........................................... 34
2.3.4. Phương pháp chuyên gia ....................... Error! Bookmark not defined.
2.3.5.Phương pháp điều tra thực địa ............................................................... 34
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 35
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tài nguyên thiên nhiên môi
trường xã Phúc Xuân, thành phố Thái Ngun............................................... 35
3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 35
3.1.2. Địa hình, địa mạo .................................................................................. 35
3.1.3. Khí hậu, thủy văn .................................................................................. 36
3.1.4. Tài nguyên đất ....................................................................................... 38
3.1.5. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 40
3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường Xã Phúc Xuân, thành phố
Thái Nguyên .................................................................................................... 41
3.2.1 Cơ cấu sử dụng đất, năng suất, sản lượng các cây trồng chính tại địa bàn
xã Phúc Xuân .................................................................................................. 41
3.2.2 Thực trạng về việc sử dụng phân bón .................................................... 41
3.2.3 Thực trạng về việc sử dụng thuốc BVTV .............................................. 46
3.2.4. Thực trạng rác thải sinh hoạt tại xã Phúc Xuân .................................... 51
v
(Nguồn: Kết quả điều tra , năm 2018 ) ........................................................... 52
3.2.5. Thực trạng về phế thải chăn nuôi tại xã Phúc Xuân ............................. 55
3.2.6. Thực trạng môi trường nước trong sản xuất nông nghiệp tại xã
Phúc Xuân ....................................................................................................... 56
3.3. Đánh giá việc thực hiện tiêu chí 17: Tiêu chí mơi trường trong xây dựng
nông thôn mới tại xã Phúc Xuân ..................................................................... 57
3.3.1. Công tác xây dựng nông thôn mới ........................................................ 57
3.3.2. Đánh giá tiêu chí 17: Mơi trường .......................................................... 58
3.4. Khó khăn và các giải pháp đối với tiêu chí môi trường trong xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên ....................... 60
3.4.1. Khó khăn khi thực hiện tiêu chí mơi trường trong xây dựng nông
thôn mới .......................................................................................................... 60
3.4.2. Các giải pháp đạt tiêu chí mơi trường trong xây dựng nơng thơn mới . 61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ:.......................................................................... 63
1. Kết luận: ...................................................................................................... 63
2. Đề nghị: ....................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65
vi
DANH MỤC CÁC TỪ, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
Tiếng Việt
BCH
: Ban chấp hành
BNN
: Bộ Nông nghiệp
BNN&PTNT
: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
BVMT
: Bảo vệ môi trường
BVTV
: Bảo vệ thực vật
BYT
: Bộ Y tế
CCN
: Cụm công nghiệp
CTCC
: Công trình cơng cộng
CTR
: Chất thải rắn
KCN
: Khu cơng nghiệp
HTX
: Hợp tác xã
MHNTM
: Mơ hình nơng thơn mới
NTM
: Nơng thơn mới
NQ/TW
: Nghị quyết, Trung ương
SXKD
: Sản xuất kinh doanh
THCS
: Trung học cơ sở
THPT
: Trung học phổ thong
TT – BTNMT
: Thông tư Bộ tài nguyên môi trường
UBND
: Ủy ban nhân dân
VSMT
: Vệ sinh môi trường
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm khí hậu thành phố Thái Nguyên (Số liệu trung bình từ 2015
– 2019)............................................................................................................. 37
Bảng 3.2. Hiện trạng diện tích, cơ cấu các loại đất xã Phúc Xuân 2019 ........ 38
Bảng 3.3. Diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng chính ..................... 41
Bảng 3.4 Các loại phân bón hữu cơ được sử dụng chủ yếu của xã
Phúc Xuân ....................................................................................................... 42
Bảng 3.5 Các loại phân bón vơ cơ được sử dụng chủ yếu của xã Phúc Xuân 43
Bảng 3.6. Lượng phân bón hữu cơ và mức khuyến cáo sử dụng phân bón cho
cây trồng .......................................................................................................... 44
Bảng 3.7. Đặc điểm sử dụng phân bón của người tại xã Phúc Xuân.............. 45
Bảng 3.8. Các loại thuốc BVTV người dân thường hay sử dụng tại
xã Phúc Xuân .................................................................................................. 47
Bảng 3.9 Đặc điểm sử dụng thuốc BVTV tại xã Phúc Xuân, năm 2018 ........ 48
Bảng 3.10. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của thuốc BVTV .......... 50
Bảng 3.11 Khối lượng và tỷ lệ RTSH của trung bình hộ tại xã Phúc Xuân ... 51
Bảng 3.12. Thành phần các chất hữu cơ trong RTSH của hộ gia đình tại xã
Phúc Xuân ....................................................................................................... 52
Bảng 3.13 Thành phần các chất vơ cơ trong RTSH của hộ gia đình tại xã
Phúc Xuân ....................................................................................................... 52
Bảng 3.15 Tình hình sản xuất chăn nuôi tại xã Phúc Xuân, năm 2018 .......... 55
Bảng 3.16 Kết quả phân tích mẫu nước được sử dụng trong sản xuất nông
nghiệp tại xã Phúc Xuân ................................................................................. 57
Bảng 3.17. Tiêu chí mơi trường trong xây dựng nơng thơn mới của xã
Phúc Xuân ....................................................................................................... 58
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Mơ hình chăn ni sản xuất giun quế ở huyện Gia Lâm,
TP Hà Nội........................................................................................................ 15
Hình1.2. Người dân thôn Hà Thanh, xã Tượng Sơn, Thạch Hà phân loại rác17
Hình 1.3: Con Cng nhân rộng mơ hình con đường hoa ở hầu khắp các
tuyến đường ..................................................................................................... 19
Hình 1.4: Bà con bản Xiềng (xã Môn Sơn) và Khe Rạn (xã Bồng Khê) tích cực
xây dựng NTM và làm du lịch cộng đồng ...................................................... 20
Hình 1.5: Khn viên xanh được xây dựng tại Trạm xử lý nước thải phường
Bách Quang, TP Sơng Cơng, tỉnh Thái Ngun ............................................. 22
Hình 1.6. Những con đường bích họa tại làng quê Đan Phượng .................... 23
Hình 1.7. Ao hồ sau khi được cải tạo tại Đan Phượng, Hà Nội...................... 24
Hình 1.8. Cổng nghĩa trang được xây dựng kiên cố Đường nội bộ được bê tơng
hóa và rãnh thốt nước .................................................................................... 24
Hình 1.9. Các ngơi mộ được xây dựng đúng quy cách và sắp đặt theo
hàng lối ............................................................................................................ 25
Hình 1.10. Khu vực hung táng và cát táng được phân khu rõ rệt ................... 25
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức quản lý môi trường trên địa bàn xã Phúc Xuân ....... 53
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình thu gom, vận chuyển RTSH tại xã Phúc Xuân ..... 54
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vai trị to lớn từ trong q trình
lịch sử hình thành quốc gia dân tộc và trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Qua các giai đoạn
cách mạng, nông dân luôn là lực lượng hùng hậu, trung thành nhất đi theo Đảng,
góp phần làm nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Có thể nói, Chương
trình xây dựng nơng thơn mới là một chương trình trọng tâm, xuyên suốt của
Nghị quyết số 26-NQ/TW về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn; là chương
trình khung, tổng thể phát triển nông thôn với 11 nội dung lớn, tổng hợp của 16
chương trình mục tiêu quốc gia và 14 chương trình hỗ trợ có mục tiêu đang
triển khai ở địa bàn nông thôn trên phạm vi cả nước. Xây dựng nơng thơn mới
thực chất là chương trình do nhân dân lựa chọn, đóng góp cơng sức thực hiện
và trực tiếp hưởng lợi. Chương trình xây dựng nơng thơn mới có ý nghĩa rất
lớn cả về kinh tế - chính trị - xã hội vì nó mang lại lợi ích thiết thực cho cư dân
nông thôn (chiếm khoảng 70% dân số cả nước), thơng qua đó, chương trình sẽ
điều hịa lợi ích, thành quả cơng cuộc đổi mới cho người dân khu vực nông
thôn.
Môi trường nông thôn đang chịu những sức ép ngay từ chính các hoạt
động sản xuất và sinh hoạt của nơng thơn, đồng thời cịn chịu tác động từ hoạt
động của các KCN, CCN và khu vực đơ thị lân cận. Đó chính là nguy cơ ô
nhiễm môi trường từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản,
chế biến nông sản thực phẩm, phát triển làng nghề và sản xuất công nghiệp. Ở
một số vùng nông thôn, môi trường nước hoặc môi trường khơng khí đã bị ơ
nhiễm cục bộ, đặc biệt việc quản lý CTR nông thôn chưa thực sự được coi
trọng, đã và đang là vấn đề bức xúc.
Phúc Xuân là một xã thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, với
đặc điểm là xã giàu truyền thống cách mạng. Định hướng phát triển kinh tế của
xã trong thời gian tới là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp.
2
Trong những năm vừa qua kinh tế đã có nhiều sự phát triển vượt bậc nâng cao
đời sống nhân dân, kéo theo đó là vấn đề ơ nhiễm mơi trường đã bắt đầu xuất
hiện. Xã Phúc Xuân được chọn là một trong những xã thí điểm ưu tiên thực
hiện các tiêu chí của nơng thơn mới của thành phố Thái Nguyên.
Xuất phát từ thực tiễn trên, để hiểu rõ hơn về thực trạng mơi trường nơng
thơn tại xã, qua đó đưa ra giải pháp hồn thành tiêu chí mơi trường cùng với
việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tại địa phương, tôi tiến hành thực hiện
đề tài: “Đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu
chí mơi trường trong xây dựng nơng thơn mới tại xã Phúc Xuân, thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng môi trường trong sản xuất nông nghiệp và các yếu
tố ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn xã Phúc Xuân.
- Đưa ra giải pháp cụ thể, phù hợp với địa phương để thực hiện đạt
các chỉ tiêu về tiêu chí mơi trường trong xây dựng nông thôn mới xã
Phúc Xuân.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đây là cơ sở khoa học có thể áp dụng trong thực hiện kế hoạch xây dựng
nông thôn mới.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp cơ sở khoa học phục vụ công tác xây dựng kế hoạch thực hiện
tiêu chí mơi trường trong cơng cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã
Phúc Xuân và nhân rộng ra các xã còn lại trong thành phố.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. (Luật bảo vệ
mơi trường, 2014).
- Ơ nhiễm mơi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường
gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
- Suy thối mơi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của
thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
- Hoạt động bảo vệ mơi trường là hoạt động giữ gìn, phịng ngừa, hạn
chế các tác động xấu đến mơi trường; ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục ơ
nhiễm, suy thối, cải thiện, phục hồi mơi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành
Vùng nông thôn được quan niệm khác nhau ở mỗi nước vì điều kiện kinh
tế -xã hội, điều kiện tự nhiên ở mỗi nước khác nhau. Cho đến nay chưa có một
khái niệm nào được chấp nhận một cách rộng rãi về nơng thơn. Để có được
định nghĩa nơng thôn, người ta so sánh nông thôn và thành thị. Trong khi so
sánh có ý kiến dùng chỉ tiêu mật độ dân số và số lượng dân cư.
Theo ý kiến phân tích của các nhà kinh tế và xã hội học có thể đưa ra
khái niệm tổng quát về vùng nông thôn như sau: “Nông thôn là vùng khác với
thành thị, ở đó một cộng đồng chủ yếu là nơng dân sống và làm việc, có mật độ
dân cư thấp, có kết cấu hạ tầng kém phát triển hơn, có trình độ dân trí, trình độ
tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa kém hơn”.
Phát triển nơng thơn là một phạm trù rộng được nhận thức với rất nhiều
4
quan điểm khác nhau.
Ngân hàng Thế giới (1975) đã đưa ra khái niệm: Phát triển nông thôn là
một chiến lược vạch ra nhằm cải thiện đời sống kinh tế - xã hội của một bộ
phận dân cư tụt hậu, đặc biệt là ở các vùng nơng thơn. Nó địi hỏi phải mở rộng
các lợi ích của sự phát triển đến với những người nghèo nhất trong sốnhững
người đang tiến kế sinh nhai ở các vùng nông thôn.
Khái niệm phát triển nơng thơn mang tính tồn diện, đảm bảo tính bền
vững về môi trường. Với điều kiện của Việt Nam, được tổng kết từ các chiến
lược kinh tế xã hội của Chính phủ: “Phát triển nơng thơn là một q trình cải
thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, xã hội, văn hóa và mơi trường,
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn và có sự hỗ trợ
tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác”.
- Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới:
Là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và
an ninh quốc phịng, mục tiêu chung của chương trình là: Xây dựng nơng thơn
mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức
tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,
dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa
dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống
chính trị ở nơng thơn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.
Theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ
tướng Chính phủ, xây dựng nơng thơn mới nhằm thực hiện 19 tiêu chí bao gồm:
1: Quy hoạch, 2: Giao thông, 3: Thủy lợi, 4: Điện, 5: Trường học, 6: Cơ sở vật
chất văn hóa, 7: Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, 8: Thông tin và truyền
thông, 9: Nhà ở dân cư, 10: Thu nhập, 11: Tỷ lệ hộ nghèo, 12: Lao động có việc
làm, 13: Hình thức tổ chức sản xuất, 14: Giáo dục, 15: Y tế, 16: Văn hóa, 17:
Mơi trường, 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, 19: An ninh, trật
tự xã hội. 19 tiêu chí này được chia thành 05 nhóm: Nhóm 1: Quy hoạch, nhóm
5
2: Hạ tầng kinh tế xã hội, nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất, nhóm 4: Văn
hóa - xã hội - mơi trường, nhóm 5: Hệ thống chính trị.
1.1.2. Tiêu chí Mơi trường và an tồn thực phẩm (tiêu chí số 17):
Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ
sinh môi trường nơng thơn. Xây dựng các cơng trình bảo vệ mơi trường nông
thôn trên địa bàn xã, thôn theo quy hoạch gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ
thống tiêu thoát nước trong thơn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác
thải ở các xã; chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh
thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các cơng trình cơng cộng.
Tiêu chí mơi trường là tiêu chí số 17 thuộc nhóm 4 trong bộ tiêu chí xây
dựng nông thôn mới được chia thành 5 chỉ tiêu cụ thể như sau:
Tiêu chí mơi trường theo bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nơng thơn mới
TT
Tên tiêu
chí
Nội dung tiêu chí
Chỉ tiêu
TDMNphía
chung
Bắc
17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng ≥95% (≥60% ≥95% (≥50%
nước sạch hợp vệ sinh và nước sạch)
nước sạch)
nước sạch theo quy định
17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất –
kinh doanh ni trồng thủy
Mơi
trường và
17
an
tồn
thực
phẩm
sản, làng nghề đảm bảo quy
100%
100%
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
định về BVMT
17.3. Xây dựng cảnh quan,
môi trường xanh – sạch –
đẹp, an toàn
17.4. Mai táng phù hợp với
quy định và theo quy hoạch
17.5. Chất thải rắn trên địa
bàn và nước thải khu dân cư
6
TT
Tên tiêu
Nội dung tiêu chí
chí
Chỉ tiêu
TDMNphía
chung
Bắc
tập trung, cơ sở sản xuất –
kinh doanh được thu gom,
xử lý theo quy định
17.6. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu,
nhà tắm, bể chứa nước sinh
hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo
≥85%
≥70%
≥70%
≥60%
100%
100%
3 sạch
17.7. Tỷ lệ hộ chăn ni có
chuồng trại chăn ni đảm
bảo vệ sinh mơi trường
17.8. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ
sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm, tuân thủ các quy định
về đảm bảo an toàn thực
phẩm
(Theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)
1.2. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014 được Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thơng qua
ngày 23/6/2014 và có hiệu lực từ 01/1/2015;
- Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ
về việc quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường;
- Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ
quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Căn cứ Thông tư Số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015
7
của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết đề
án bảo vệ môi trường đơn giản;
- Căn cứ văn bản số 2054/BTNMT-KHTC ngày 27/4/2017 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Bộ
tiêu chí quốc gia về xã nơng thơn mới giai đoạn 2016-2020;
- Nghị định 38/2015/ NĐ - CP ngày 24/4/2015 về quản lí chất thải và
phế liệu.
- Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nơng thôn mới giai
đoạn 2016 - 2020;
- Thông tư số 05/2017/TT-BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
- Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg, ngày 16/8/2016 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2016 -2020;
- Căn cứ quyết định số 2540/QĐ-TTg, ngày 30/12/2016 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét,
cơng nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới; địa phương hồn
thành nhiệm vụ xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số: 115/QĐ-UBND ngày 14/4/2017 của Ủy ban Nhân dân
tỉnh Tuyên Quang về việc ban hành một số tiêu chí, chỉ tiêu xã nơng thơn mới
tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2016 - 2020.
- Nghị quyết số 05-NQ/ĐU, ngày 12/5/2017 của Ban chấp hành Đang
ủy xã Vĩnh Lợi về xây dựng nông thôn mới năm 2017.
1.3 Tổng quan về môi trường nông thôn trên thế giới và Việt Nam
8
1.3.1. Môi trường nông thôn trên thế giới
Theo Lê Thạc Cán và cộng sự (1995). Trong những năm đầu thập kỉ 90
của thế kỉ XX, tình hình mơi trường ở trên Thế giới hiểu theo nghĩa rộng bao
gồm cả nhân tố về chất lượng môi trường và tài nguyên thiên nhiên, có những
đặc điểm sau:
*Suy giảm tài nguyên đất:
Hậu quả môi trường gắn liền trực tiếp với gia tăng dân số và suy giảm
tài nguyên đất. Theo số liệu của viện Tài nguyên Thế giới, vào năm 1993 quỹ
đất cho tồn nhân loại là 13.041,7 triệu ha, trong đó trồng trọt chiếm khoảng
20,6%, đồng cỏ 69,6%. Diện tích đất bình quân đầu người trên toàn Thế giới là
2.432 ha, ở châu Á là 0,81 ha, ở châu Âu là 0,91 ha. Phần lớn đất trồng trọt tăng
thêm chủ yếu lấy từ đất rừng, gây nên những hậu quả xấu về mơi trường.
* Hình thành các siêu đơ thị:
Xu thế đơ thị hố này sẽ dẫn đến sự hình thành các siêu đô thị với dân số
trên 4 triệu người. Sự hình thành các siêu đơ thị tất cả các nước đều gây nên
những khó khăn và phức tạp về mơi trường sống: Ơ nhiễm do cơng nghiệp,
giao thơng vận tải, tiêu tốn nhiều vật liệu năng lượng, xử lý rác thải và các vấn
đề xã hội. Tại các nước đang phát triển, những vấn đề về môi trường lại càng
trở nên phức tạp do sự hình thành các nhóm dân cư nghèp khổ phải sống trong
các khu “ổ chuột”, thiếu thốn điều kiện vệ sinh, tiện nghi, đời sống vật chất,
văn hoá, xã hội; hoặc nhiều người lớn thất nghiệp, trẻ em lang thang cơ nhỡ
hình thành các nhóm dân cư “hè phố” với cuộc sống thiếu thốn, bất định.
* Tăng trưởng dân số nhanh:
Dân số thế giới đã lên tới 7,515 tỷ người và tiếp tục tăng tới 8,8 tỷ trong
3 thập kỉ tới. Trong đó, 83,5% là dân số các nước đang phát triển. Sau năm
2025, tốc độ tăng dân số sẽ chậm lại và lên tới 10 tỷ vào năm 2050. Tốc độ tăng
trưởng dân số Thế giới là 1,68% trong thời gian từ năm 1990-1995 đã giảm
xuống còn 1,43% trong thời gian từ năm 2000- 2005. Hiện nay mỗi năm trên
9
trái đất có khoảng 93 triệu trẻ sơ sinh, vào đầu thế kỷ XXI con số này là 92
triệu. Ở châu Á tốc độ tăng trưởng dân số hiện nay là 1,78% và sẽ giảm xuống
còn 1,39% trong thời gian từ năm 2000-2005 (Cục điều tra dân số Hoa Kì,
2017).
* Sản xuất lương thực tăng chậm và bước vào thời kỳ suy giảm:
Trong các hoạt động của con người, tới nay sản xuất nơng nghiệp được
xem là loại hình hoạt động có tác động mạnh mẽ, nhiều mặt nhất tới môi trường.
Với việc cải tiến kỹ thuật và công nghệ, mở rộng diện tích trồng trọt, con người
về cơ bản đã thoả mãn nhu cầu về lương thực cho mình. Tới giữa thế kỷ 21 dân
số sẽ lên tới 10 tỷ để nuôi sống số người này cần tăng sản lượng hiện nay lên
2,5-3 lần. Trong lúc ở châu Á, châu Âu và Nam Mỹ sản lượng lương thực tăng
nhanh hơn dân số, thì châu Phi ngược lại trong thập kỷ 1982-1992 sản lượng
lương thực trên đầu người giảm 5%. Năm 1994 so với 1993 sản lượng lương
thực toàn thế giới giảm 1%.
* Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập khơng đều:
Có thể nói rằng trong thập kỷ cuối cùng cùng của thế kỷ XX, tất cả các
quốc gia từ các quốc gia đang bị nội chiến tàn phá đều có những cố gắng vượt
bậc để phát triển kinh tế và đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, sự
không đồng đều về kinh tế, thu nhập và mức sống vật chất giữ các quốc gia
ngày càng tăng. Đầu thập kỷ 90, Hoa Kì vẫn là nước có tổng sản phẩm xã hội
cao nhất thế giới bằng 5,6 tỷ USD, tiếp đó là Nhật Bản với tổng sản phẩm xã
hội bằng 3,3 tỷ USD. Trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, vùng có tăng
trưởng kinh tế cao với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội trên 6% trong
những năm đầu thập kỷ 90. Khu vực Đơng Nam Á và Đơng Bắc Á có tốc độ
tăng trưởng lớn hơn 7% trong lúc phần Nam á chỉ tăng trưởng nhỏ hơn 4%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao kéo theo nhu cầu lớn về tài nguyên thiên
nhiên, nhân lực, cơ sở hạ tầng thúc đẩy q trình đơ thị hố. Nếu khơng quản
lý tốt thì đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến suy thoái môi trường. Sự phân
10
bố thu nhập trong khu vực phân bố không đều 25% dân số sống dưới mức nghèo
khổ. Điều này tạo nên một áp lực mạnh mẽ đối với tài nguyên thiên nhiên do
những người nghèo khổ, không vỗn, không phương tiện và thiết bị chỉ còn cách
kiếm sống độc nhất là khai thác cùng kiệt tài nguyên thiên nhiên còn ở trong
tầm lao động của họ.
*Chất thải rắn sinh hoạt (CTR)
CTR sinh hoạt ngày càng tăng lên đồng biến với tăng trưởng của thu
nhập quốc dân. Thành phần của CTR sinh hoạt cũng thay đổi theo hướng tăng
lên của bộ phận CTR sinh hoạt không thể chế biến thành phân hữu cơ được.
* Đơ thị hố mạnh mẽ:
Từ giữa năm 2009, dân số sống ở khu vực đô thị trên thế giới đạt 3,42
tỷ, lớn hơn dân số sống ở nơng thơn (3,41 tỷ). Có sự chênh lệch lớn về mức độ
đơ thị hố giữa các nhóm quốc gia trong q trình phát triển. Trong khi tỷ trọng
đơ thị ở các nước phát triển đã gần 53% năm 1950, các nước ở chậm phát triển
cần một thập kỷ nữa mới có một nửa dân số sống tại các khu đơ thị. Vào năm
2050, dân số đô thị của thế giới sẽ tăng lên 84%, từ 3,4 tỷ năm 2009 lên 6,3 tỷ,
gần bằng quy mơ dân số của tồn thế giới năm 2004. Về cơ bản, tất cả sự tăng
trưởng dân số đô thị của thế giới sẽ tập trung vào các vùng đô thị của các nước
đang phát triển, nơi dân số được dự báo tăng từ 2,5 tỷ năm 2009 lên 5,19 tỷ vào
năm 2050. Cũng trong thời gian này, dân số nông thôn của các nước kém phát
triển dự báo sẽ giảm từ 3,4 tỷ xuống 2,9 tỷ. Trong các nước phát triển hơn, dân
số đô thị dự báo sẽ tăng từ 0,9 tỷ năm 2009 lên 1,1 tỷ vào năm 2050 (Liên hiệp
quốc, 2010).
Có thể thấy rằng, các quốc gia phát triển có một tỷ lệ dân số sống ở các
đô thị cao hơn các nước đang phát triển. Nhiều quốc gia đã đạt khoảng 90%
dân số đơ thị, thậm chí 100% dân số sống ở đơ thị (Singapore, Hồng Kơng). Vì
đã đạt tỷ lệ đơ thị hố cao, đến mức “bão hồ” nên q trình đơ thị hố ở các
nước phát triển dường như chững lại. Điều này tương phản với các nước đang
11
phát triển, đơ thị hố xuất hiện nhanh ở những nước này, các chuyên gia đô thị
dự báo rằng trong những thập niên tới tăng trưởng đô thị hầu hết sẽ diễn ra ở
các nước đang phát triển (Hoàng Bá Thịnh, 2012).
* Mất cân đối dân số đô thị và nơng thơn:
Theo Hồng Bá Thịnh trong bài viết Đơ thị hóa và quy mơ dân số đơ thị
năm 2012. Khơng thể phủ nhận di cư và đơ thị hố có những đóng góp quan
trọng cho sự phát triển của các vùng miền. Tuy nhiên, đơ thị hố và các dịng
di cư từ nông thôn đến đô thị đang là một thách thức với các quốc gia. Hiện
tượng di cư với số lượng lớn, tạo nên những sức ép khiến đô thị gặp tình huống
nan giải về nhiều phương diện (giải quyết việc làm, giáo dục, y tế, giao thông,
môi trường, trật tự xã hội). Sự phân bố dân cư không đồng đều khiến chính phủ
nhiều nước khơng hài lịng. Mức độ khơng hài lịng với mơ hình phân bố dân
cư ở châu Phi là 75% và châu Á 57% các quốc gia mong muốn có sự thay đổi
lớn về phân bố dân cư. Tại Mỹ La Tinh và vùng Caribe, Thái Bình Dương và
châu Âu 40% chính phủ mong muốn có những thay đổi lớn về phân bố dân cư.
Các chính sách nhằm thay đổi phân bố dân cư thường tập trung giảm di cư vào
các thành phố lớn. Năm 1976, 44% các nước đang phát triển báo cáo đã triển
khai các chính sách này và năm 2009 tỷ lệ này tăng lên 72%. Đồng thời tại các
nước phát triển, tỷ lệ các quốc gia có các chính sách giảm di cư vào các thành
phố lớn giảm từ 55% năm 1976 xuống 26% năm 1996, sau đó tăng lên 34%
năm 2009. Ở Thái Bình Dương, 83% các quốc gia có các chính sách này; châu
Phi, 77%, châu Á, 66%; Mỹ La Tinh và vùng Caribe, 68% (Hoàng Bá Thịnh,
2012).
Mặc dù tỷ lệ đơ thị hố ở Việt Nam cịn ở mức thấp so với các quốc gia
trong khu vực, nhưng cũng đã và đang đối diện với những mặt trái của đơ thị
hố, đặc biệt là đối với hai thành phố lớn nhất nước là Hà Nội và Tp. Hồ Chí
Minh. Hai năm qua, Hà Nội đã và đang đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế
12
dân nhập cư, bao gồm cả dự thảo Luật thủ đô với những tiêu chuẩn tạo nên
những “rào cản” người ngoại tỉnh về Thủ đô.
* Nhu cầu về năng lượng tăng nhanh:
Tạp chí Thống kê Năng lượng thế giới BP(BP Statistical Review of
World Energy) cho biết, than là nguồn nhiên liệu hóa thạch duy nhất đạt vượt
mức tăng trưởng trung bình trên thế giới 5,4%, trong khi tiêu thụ hạt nhân giảm
mức kỷ lục 4,3%. Cụ thể là, tiêu thụ nhiên liệu hạt nhân tại Nhật Bản giảm
44,3% và tại Đức giảm 23,2%. Sử dụng than tại khu vực châu Á tăng cao, đặc
biệt là Trung Quốc, đạt mức 9,7%, chiếm 69% mức tăng trưởng sử dụng than
trên toàn cầu. Tại các nước không thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(Organization for Econmic Coopertion and Development - OECD), con số này
là 6,1%. Dầu mỏ vẫn là nguồn nhiên liệu được sử dụng nhiều nhất trên thế giới
với mức tăng 33,1%. Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng dầu có xu hướng sụt
giảm và đang dần mất thị phần. Các nguồn nhiên liệu tái tạo cũng đạt được mức
tăng trưởng sử dụng cao, từ 0,7% năm 2010 lên 2,1% năm 2011, trong đó năng
lượng gió tăng 25,8% và năng lượng mặt trời tăng 86,3%. Sản lượng etanol sụt
giảm do ngành mía đường bị đình trệ.
* Gia tăng sử dụng phân bón hố học và thuốc trừ sâu:
Trong trồng trọt, việc sử dụng ngày càng tăng thuốc BVTV và phân bón
hóa học đang ảnh hưởng khơng nhỏ tới mơi trường. Theo kết quả nghiên cứu
về hấp thụ phân bón trong hoạt động trồng trọt, cây trồng hấp thụ trung bình
khoảng 40-50% lượng phân bón, trong đó cây trồng hấp thụ phân đạm khoảng
30-45%, phân lân 40-45%, phân kali 40-50%; 50-60% lượng phân bón cịn lại
vẫn tồn lưu trong đất. Lượng sử dụng phân lân và phân kali trên cây lúa là khá
cao, gấp trên 6 lần so với mức khuyến cáo. Dư lượng phân hóa học làm ơ nhiễm
nguồn nước, gây phú dưỡng hoá, gây tác hại tới thủy sinh, nguồn lợi thủy sản
và làm thối hóa đất. Hóa chất BVTV gây ô nhiễm môi trường thông qua nhiều
con đường khác nhau như nước thải từ kho chứa thuốc khi có sự cố đổ vỡ, nước
13
mưa chảy tràn qua các kho chứa đã bị xuống cấp, lượng thuốc còn dư đọng lại
trong chai bị quăng xuống ao, hồ, sông hay lượng thuốc dư thừa trongquá trình
sử dụng quá liều lượng ngấm vào đất cũng như mạch nước ngầm. Ngồi ra,
việc khơng tn thủ thời gian cách ly sau khi phun thuốc, tình trạng vứt bao bì
hóa chất BVTV bừa bãi sau khi sử dụng diễn ra rất phổ biến (Bộ TNMT, 2014).
1.3.2. Môi trường nông thôn ở Việt Nam
Nông thôn Việt Nam ở mỗi vùng miền có những đặc trưng khác nhau về
điều kiện tự nhiên nên sự phát triển KT-XH cũng có nhiều đặc trưng và định
hướng khác nhau, với tổng diện tích tương đương 80% diện tích tồn quốc,
nơng thơn giữ vai trị là vành đai xanh, góp phần giữ cân bằng sinh thái giữa
vùng nơng thơn và thành thị.
Bên cạnh đó kinh tế nơng nghiệp cũng đóng vai trị quan trọng trong việc
phát triển KT-XH ở các vùng nông thôn. Những năm gần cùng với sự phát triển
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, các hoạt động kinh tế khác trong
nông thôn không ngừng được phát triển. Cơ cấu kinh tế nông thôn đang chuyển
dần từ kinh tế thuần nông sang các hoạt động tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
Năm 2012, công nghiệp và dịch vụ đã chiếm 61% trong cơ cấu kinh tế nông
thôn, tăng 2% so với năm 2008. Giá trị sản xuất cơng nghiệp nơng thơn ln
có mức tăng trưởng cao hơn giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Nhiều
khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong đó có cụm cơng nghiệp chế biến ở
nơng thơn như các cụm nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm rau quả, cá
tra, tôm, chè, cà phê, ... ở các vùng nguyên liệu, đặc biệt khu vực ĐBSCL, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ đã được hình thành. Hệ thống dịch vụ ở nơng thơn cũng
có bước chuyển mình mạnh mẽ như cơ giới hóa nơng nghiệp và dịch vụ thương
mại cung ứng vật tư nông nghiệp và tiêu thụ nông sản phẩm, dịch vụ thủy lợi
thú y, bảo vệ thực vật. Du lịch nơng thơn gắn liền với văn hóa truyền thống và
sinh thái nông nghiệp đang được nhiều địa phương chú trọng phát triển (Lưu
Đức Khải, 2012)
14
Theo kết quả nghiên cứu vừa công bố tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos
tháng 02/2012 vừa qua, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chất lượng
khơng khí thấp nhất và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe. Về ảnh hưởng của
chất lượng khơng khí, Việt Nam đứng thứ 123 trong bảng xếp hạng 132 quốc
gia khảo sát. Về ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe, Việt Nam đứng vị trí
77. Về chất lượng nước Việt Nam được xếp hạng 80. Tính theo chỉ số chất
lượng môi trường EPI, Việt Nam xếp thứ 79. Các kết quả này cho thấy, trong
những năm qua, mặc dù Đảng và Nhà nước đã chú trọng hơn công tác bảo vệ
mơi trường song tình trạng tách rời cơng tác bảo vệ môi trường với hoạt động
phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ởnhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến
tình trạng mơi trường ơ nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Đối tượng gây ô nhiễm
môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công
nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, cũng nảy sinh những bất cập tác động
đến môi trường, đe dọa sự phát triển bền vững. Một khảo sát mới đây của Viện
Nước,tưới tiêu và môi trường cho thấy với khoảng 70% dân số ở khu vực nông
thôn, mỗi năm phát sinh 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt, khoảng 1.300 triệu m3
nước thải sinh hoạt và khoảng 7.500 tấn vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật. Trong
đó, khoảng 80% khối lượng rác thải, nước thải sinh hoạt (Lưu Đức Khải, 2012).
1.3.3. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Qua 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới (NTM) giai đoạn 2010 - 2020 cho thấy việc thực hiện tiêu chí mơi
trường trong xây dựng NTM có nhiều sự cải thiện rõ nét qua các năm. Kết quả
một số mơ hình xây dựng nơng thơn mới tiêu biểu:
1.3.3.1. Mơ hình xử lý chất thải chăn nuôi sản xuất giun quế ở huyện Gia Lâm,
TP Hà Nội
Là một trong những huyện có nhiều xã (Phù Đổng, Đặng Xá, Kim Sơn,
Trung Mầu...) có thế mạnh về chăn ni quy mơ lớn như ni bị sữa, lợn,
15
huyện Gia Lâm phải đối mặt với tình trạng ơ nhiễm mơi trường do khơng có
nơi xử lý chất thải chăn ni của các hộ gia đình. Riêng xã Phù Đổng có đàn
bị với tổng khoảng 2.000 con, mỗi ngày thải ra gần 20 tấn phân. Số phân này
một phần các hộ dân sử dụng làm hầm biogas, còn hầu hết bà con đổ ra ao, hồ,
mương, rãnh, thậm chí đổ ra vệ đê, gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến mơi trường.
Chính vì vậy, được sự ủng hộ của chính quyền, việc ni giun quế để xử
lý chất thải của đàn bò sữa được người dân áp dụng. Đây được xem là mơ hình
nghiên cứu sáng tạo, khép kín (tự sản xuất - tự tiêu thụ), kết hợp giữa 3 yếu tố
khoa học - môi trường - kinh tế, giúp xử lý chất thải nông nghiệp bằng biện
pháp sinh học lần đầu tiên được triển khai có quy mơ, góp phần tích cực giải
quyết ơ nhiễm mơi trường và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.
Tại trang trại của ông Nguyễn Xuân Hùng, mỗi tháng ông thu mua của
bà con 360 tấn phân bò để thực hiện việc nuôi giun. Hiện nay, ông thu hoạch
giun quế thành phẩm, giun quế giống và phân sạch từ giun quế. Với giá bán
20.000 đồng/kg sinh khối (giun giống), 100.000 đồng/kg giun thành phẩm,
2.500 đồng/kg phân sạch, trang trại của ông cung cấp giống và phân bón cho
nhiều trang trại lớn ở miền Bắc và trên địa bàn Hà Nội.
Hình 1.1: Mơ hình chăn ni sản xuất giun quế ở huyện Gia Lâm, TP Hà Nội
1.3.3.2. Mơ hình phân loại rác thải tại nguồn ở Hà Tĩnh