Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

sáng kiến kinh nghiệm giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đề tài dạy học TÍCH hợp THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH THEO TỪNG CHỦ đề TRONG môn NGỮ văn bậc TRUNG học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.1 KB, 22 trang )

DH tích hợp theo định hướng phát triển năng lực HS theo từng chủ đề trong môn Ngữ văn bậc THCS

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH CỬU
Đơn vị Trường THCS Lê Quý Đôn
Mã số: ................................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“DẠY HỌC TÍCH HỢP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH THEO TỪNG CHỦ ĐỀ TRONG MÔN
NGỮ VĂN BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ”

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ Văn 
(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác: ....................................... 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)
Có đính kèm: Các sản phẩm khơng thề hiện trong bản in SKKN
 Mơ hình  Phần mềm  Phim ảnh
 Hiện vật khác

Năm học: 2017-2018

Nguyễn Thị Hồng - THCS Lê Quý Đôn - Vĩnh Cửu

1



DH tích hợp theo định hướng phát triển năng lực HS theo từng chủ đề trong môn Ngữ văn bậc THCS

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
2. Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng
3. Ngày tháng năm sinh: 02/04/1988
4. Nam, nữ: Nữ
5. Địa chỉ: Tổ 2 - Ấp 1 – Mã Đà – Vĩnh Cửu – Đồng Nai
6. Điện thoại: 0613860558 (CQ)/
(NR); ĐTDĐ: 0973781560
7. Fax:
E-mail:
8. Chức vụ: Giáo viên
9. Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Q Đơn
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
2. Học vị (hoặc trình độ chun mơn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học sư phạm
3. Năm nhận bằng: 2011
4. Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Ngữ Văn
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
5. Lĩnh vực chun mơn có kinh nghiệm: Ngữ Văn
6. Số năm có kinh nghiệm: 6 năm
7. Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
Phương pháp giúp học sinh đọc và cảm thụ văn bản truyện dân gian lớp 6.
Phương pháp dạy học tích hợp theo định hướng phát triển năng lực học sinh
trong văn bản Ngữ văn bậc THCS.

Nguyễn Thị Hồng - THCS Lê Quý Đôn - Vĩnh Cửu

2



DH tích hợp theo định hướng phát triển năng lực HS theo từng chủ đề trong môn Ngữ văn bậc THCS

Đề tài: “DẠY HỌC TÍCH HỢP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC HỌC SINH THEO TỪNG CHỦ ĐỀ TRONG MÔN NGỮ VĂN BẬC
TRUNG HỌC CƠ SỞ”
***
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tri thức của loài người ngày càng phát triển nhanh chóng và vượt bậc, vì thế địi
hỏi tất cả các ngành, các lĩnh vực cần phải có sự điều chỉnh để phù hợp với thực
tiễn. Đặc biệt là đối với ngành giáo dục, đòi hỏi cả người dạy và người học cần phải
có sự tổng hợp để mở mang kiến thức cho bản thân. Giáo viên phải biết tích hợp
kiến thức, hướng dẫn cho học sinh cách chọn lọc, thu thập, xử lí các thơng tin, biết
vận dụng các kiến thức đã học được để vận dụng vào các tình huống cụ thể của đời
sống thực tế. Thời gian học tập ở trường quá ngắn so với khối lượng kiến thức mà
các em cần phải tiếp thu, xử lí. Vì vậy, dạy học tích hợp, liên mơn là u cầu cần
thiết đối với giáo dục ngày nay. Nó nhằm giúp người dạy và người học có tầm khái
quát để giải quyết các tình huống, vấn đề nhanh gọn, hợp lí hơn thông qua dạy và
học trong từng chủ đề.
PGS.TS Nguyễn Văn Khải - Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên đã nói:
“Một trong những định hướng đổi mới căn bản trong chương trình và sách giáo
khoa sau năm 2015 là chuyển từ chương trình chú trọng cung cấp kiến thức và kỹ
năng sang hướng đến hình thành năng lực cho học sinh”. Về lý luận cũng như thực
tiễn cho thấy, dạy học tích hợp là phương án tốt để góp phần hình thành năng lực
cho người học.
Mặc dù, việc dạy học liên môn đã được vận dụng vào giảng dạy Ngữ văn, song
hiệu quả đạt được là chưa cao. Do đó chưa phát huy được tính tích cực của học sinh
trong học tập đồng thời sự phát triển năng lực của học sinh còn nhiều hạn chế . Vì
vậy, với mục tiêu dạy học theo hướng tích hợp do ngành đề ra, bản thân tôi cũng như

tất cả các giáo viên trong ngành giáo dục nói chung, giáo viên bậc trung học cơ sở
nói riêng đã và đang thực hiện kế hoạch dạy học tích hợp theo chủ đề, chủ điểm
mang tính liên mơn. Riêng tơi đã và đang tiến hành thực hiện theo dự án "Dạy học
tích hợp theo định hướng phát triển năng lực học sinh theo từng chủ đề trong
môn Ngữ văn bậc trung học cơ sở"
Thực hiện đề tài này, tơi có nhiều thuận lợi.
Được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, ban giám hiệu trường THCS Lê
Qúy Đôn và các thầy cô trong tổ Ngữ văn. Trang thiết bị, đồ dùng dạy học được
cung cấp tương đối đầy đủ. Giáo viên có kiến thức chun mơn vững vàng, tích cực
học hỏi trong việc đổi mới phương pháp, vận dụng quan điểm dạy học liên môn vào
giảng dạy các bộ môn để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục. Học sinh năng động,
tích cực. Mơn Văn là mơn học gắn liền với tâm tư tình cảm con người trong sinh
hoạt, trong đời sống và trong lao động sản xuất. Sau khi học xong học sinh có thể
vận dụng kiến thức giải quyết được một số vấn đề trong thực tế từ đó gây hứng thú
học tập cho học sinh.
Tuy nhiên, việc vận dụng quan niệm dạy học này cũng gặp phải những khó
khăn nhất định như do lượng kiến thức tích hợp nhiều song thời gian học cho mơn
học thì ít. Có nhiều giáo viên lớn tuổi nên việc tiếp thu và ứng dụng CNTT tiên tiến
chưa cao. Khả năng nhận thức khơng đồng đều giữa các nhóm đối tượng học sinh.
Nguyễn Thị Hồng - THCS Lê Quý Đôn - Vĩnh Cửu

3


DH tích hợp theo định hướng phát triển năng lực HS theo từng chủ đề trong môn Ngữ văn bậc THCS

Sự quan tâm của một số gia đình học sinh cịn hạn chế ảnh hưởng đến q trình học
tập của các em.
Từ thực trạng trên, trước khi thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành thực hiện một
số câu hỏi, bài tập cho học sinh của 2 lớp 8/1, 8/6 trong khối 8 năm học 2015 - 2016 và

kết quả ban đầu như sau:
Tổng số bài của HS

81

Kết quả

Số lượng

Tỉ lệ %

Giỏi

12

14.81

Khá

23

28.39

Trung bình

39

48.15

Yếu


7

8.64

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình
hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự
thống nhất, sự hịa hợp, sự kết hợp”.
Theo từ điển Giáo dục học:“Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên
cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong
cùng một kế hoạch dạy học”. Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration”
một từ gốc Latin (integer) có nghĩa là “whole” hay “tồn bộ, tồn thể ”. Có nghĩa là
sự phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống
để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy.
Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong q trình dạy học là cần thiết. Dạy
học tích hợp là một xu hướng của lí luận dạy học và được nhiều nước trên thế giới
thực hiện. Dạy học Tích hợp giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề trong
mơn học đó. Qua đó, học sinh sẽ tự phát huy được năng lực tư duy, sáng tạo trong
học tập và ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống. Trong xã hội ngày nay "học đi đôi
với hành" nên việc vận dụng kiến thức liên mơn để giải quyết tình huống thực tiễn
giúp các em hình thành một tư duy năng động, nắm bắt linh hoạt kiến thức đã học.
Khơng chỉ vậy, nó cịn giúp học sinh nhạy bén hơn trong việc giải quyết tình huống,
góp phần phục vụ lợi ích con người ngày càng tốt hơn.
Từ đó, các em học sinh sẽ thấy được sự liên kết giữa các môn học; kiến thức của
các em khơng độc lập, rời rạc, mà nó tương quan, xuyên suốt, hỗ trợ, tác động qua
lại lẫn nhau. Các em sẽ xây dựng cho mình nền tảng tri thức vững chắc, các kĩ năng
cơ bản; ý thức kiên định trong học tập, nghiên cứu khoa học; động lực mạnh mẽ để
rèn luyện bản thân trở thành những công dân có ích cho đất nước mai sau.

2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
2.1. Một số vấn đề về lý luận của việc "Dạy học tích hợp theo định hướng
phát triển năng lực học sinh theo từng chủ đề trong môn Ngữ văn bậc trung học
Nguyễn Thị Hồng - THCS Lê Quý Đôn - Vĩnh Cửu

4


DH tích hợp theo định hướng phát triển năng lực HS theo từng chủ đề trong môn Ngữ văn bậc THCS

cơ sở"
2.1. 1 Xác định mục tiêu dạy học
* Kiến thức
- Nắm được kiến thức cơ bản của bộ môn Ngữ Văn
- Biết được kiến thức Lịch sử, hiểu được những giá trị quý báu từ lịch sử và giải
thích được các sự kiện quan trọng trong mốc thời gian nhất định.
- Biết vận dụng được kiến thức, kĩ năng trong môn Mĩ thuật, Âm nhạc để sáng
tạo, lĩnh hội và khai thác tri thức mới.
- Biết được kiến thức mơn Địa lí, mối tương quan giữa hai mơn học, từ đó khắc
sâu hơn phần hiểu biết của mình.
- Biết vận dụng kiến thức mơn Vật lí, Hóa học, Cơng nghệ để hiểu, biết và giải
quyết những tình huống, hiện tượng cụ thể, từ đó ứng dụng vào bài tập tình huống
và thực tiễn cuộc sống.
- Vận dụng kiến thức mơn Tốn học để thực hiện những phép tốn đơn giản và
hiểu được nội dung bài học.
- Vận dụng kiến thức bộ mơn Sinh học để giải thích đặc điểm, cấu tạo của một
số lồi động, thực vật, từ đó làm tăng thêm vốn hiểu biết cho bản thân.
- Biết được vai trị, ý nghĩa quan trọng của bộ mơn Thể dục, từ đó đưa ra những
biện pháp cụ thể để rèn luyện và bảo vệ sức khỏe chính bản thân.
- Vận dụng kiến thức môn Ngoại ngữ (Tiếng Anh) vào trong các tình huống

thực tiễn.
- Trân trọng Bác và hiểu được giá trị của Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, từ
đó có biện pháp, kế hoạch, động lực, quyết tâm học tập và làm theo tấm gương
đạo đức của Bác Hồ.
- Biết được thực trạng về môi trường, an tồn giao thơng, tệ nạn xã hội… để
có những hành động cụ thể trong việc chấp hành đúng luật giao thơng, bảo vệ mơi
trường, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, tránh xa các tệ nạn xã hội, phòng chống bạo
lực học đường, phòng chống đuối nước, tiết kiệm năng lượng....
Mỗi chủ đề đều có những yêu cầu riêng về kiến thức, vì vậy giáo viên cần định
hướng cho học sinh nắm được kiến thức cơ bản của chủ đề và phát huy sở trường
trong từng chủ đề của mơn Ngữ văn.
b. Kiến thức liên mơn - Tích hợp lồng ghép giáo dục KNS, bảo vệ môi trường…
- Qua văn bản cho học sinh và mọi người biết về vị trí địa lí, vấn đề thời tiết, khí hậu
của từng vùng miền trên đất nước Việt Nam; những nét đẹp về con người, thiên
nhiên, phong cảnh, văn hóa của từng vùng miền.
- Bảo vệ thiên nhiên, môi trường và những giá trị văn hóa của dân tộc…
* Kĩ năng
Kĩ năng bộ môn và liên môn
Vận dụng, phối hợp các kiến thức bộ môn và liên môn để giải quyết các yêu cầu
của nội dung bài học và vận dụng vào các tình huống trong thực tiễn cuộc sống.
Ví dụ: với mơn Vật lí thì các em cần nắm được các định luật; với mơn Hóa học thì
nắm vững phương trình phản ứng hóa học...trong q trình học bộ môn để vận dụng
vào các bài học liên môn.
Kĩ năng sống
Nguyễn Thị Hồng - THCS Lê Quý Đôn - Vĩnh Cửu

5


DH tích hợp theo định hướng phát triển năng lực HS theo từng chủ đề trong môn Ngữ văn bậc THCS


- Kỹ năng tự nhận thức về các giá trị của bản thân, điểm mạnh, điểm yếu khi
thực hiện nhiệm vụ của người học sinh .
- Kỹ năng lắng nghe hoặc phản hồi tích cực các ý kiến trong thảo luận.
- Kỹ năng suy nghĩ hoặc trình bày ý tưởng của mình.
- Kỹ năng đặt mục tiêu rèn luyện và học tập nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đặt
ra.
- Kỹ năng đưa ra những phương án cụ thể trong cuộc sống theo mục đích bảo vệ
mơi trường và tiết kiệm năng lượng.
- Kỹ năng tham gia giao thông an toàn
- Kỹ năng bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thơng tin; quan sát phim, tranh ảnh; tìm hiểu cách tiến
hành thí nghiệm, quan sát và giải thích thí nghiệm để áp dụng thực tiễn.
* Thái độ
- Thấy được mục tiêu của học tập là đúng đắn, từ đó xác định các biện pháp để
phấn đấu thực hiện mục tiêu đã đề ra trong học tập.
- Có thái độ nghiêm túc, tự giác thực hiện các nội dung đã được học như: giáo
dục môi trường, học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ, rèn luyện sức khỏe, an tồn
trật tự xã hội, có mục đích, lí tưởng phấn đấu trong cuộc sống...
- Có tinh thần sáng tạo, nhạy bén trong khi giải quyết các tình huống nảy sinh
trong thực tiễn.
- Linh hoạt, chủ động, tích cực, thơng minh, sáng tạo và khéo léo trong việc vận
dụng các kiến thức liên mơn để giải quyết các tình huống cụ thể trong cuộc sống .
- Yêu thích, hứng thú với việc học tập, tìm hiểu khoa học. Thấy được sự tương
quan, gắn kết, mối liên hệ giữa các môn học, từ đó tìm được niềm vui, niềm say mê
học tập và nghiên cứu, tìm hiểu khoa học.
2.1.2. Xác định các năng lực cần phát triển cho học sinh.
Các năng lực chung:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự quản lí
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ
- Năng lực tính tốn
Các năng lực chuyên biệt của môn Ngữ văn:
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt,
- Năng lực tạo lập văn bản,
- Năng lực tiếp nhận văn bản,
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
Việc vận dụng kết hợp giữa dạy học tích hợp với việc định hướng năng lực cho
học sinh là một vấn đề đòi hỏi ở giáo viên rất nhiều yếu tố, giữa việc nắm chắc kiến
thức bộ mơn cịn phải nắm vững về kiến thức liên môn và những năng lực cần được
định hướng cho các em. Để đạt được yêu cầu trong đề án này, đòi hỏi ở giáo viên
Nguyễn Thị Hồng - THCS Lê Quý Đôn - Vĩnh Cửu

6


DH tích hợp theo định hướng phát triển năng lực HS theo từng chủ đề trong môn Ngữ văn bậc THCS

ngồi năng lực chun mơn và năng lực chung cần có sự đầu tư, tìm hiểu và nắm bắt
cụ thể từng đối tượng học sinh để có kế hoạch định hướng tốt các kĩ năng mà các em
có thể phát huy. Trong dự án này, tôi đã lưu ý việc vận dụng dạy học tích hợp kết
hợp định hướng năng lực cho học sinh. Vấn đề này đã được đồng nghiệp trong
trường và bản thân tôi thực hiện theo yêu cầu chung của cấp trên đưa ra.
2.1.3. Một số đặc điểm của giáo án vận dụng kiến thức liên môn theo quan
điểm tích hợp.

Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn là một bản thiết kế các hoạt
động, thao tác nhằm tổ chức cho học sinh tích cực, chủ động thực hiện trong giờ lên
lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách. Đó là bản thiết kế gồm hai
phần hợp thành: Một là, hệ thống các tình huống dạy học được đặt ra từ nội dung
khách quan của bài dạy, phù hợp với tính chất và trình độ tiếp nhận của học sinh.
Hai là, một hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với các tình huống trên do
giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn học sinh tiếp cận, chiếm lĩnh kiến
thức bài học một cách tích cực chủ động và sáng tạo.
Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bảo đảm nội dung
và cấu trúc đặc thù nhưng khơng gị ép vào một khn mẫu mà cần gợi mở cho sự
tìm tịi sáng tạo trong các phương án tiếp nhận trên cơ sở bảo đảm được mục đích,
yêu cầu chung của giờ học.
Nội dung dạy học của thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn
phải làm rõ những tri thức và kĩ năng cần hình thành, tích luỹ cho học sinh qua phân
tích, chiếm lĩnh bài học; mặt khác, phải chú trọng nội dung tích hợp giữa những kiến
thức bộ mơn mình đang giảng dạy với các bộ môn khác.
Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên mơn theo quan điểm tích hợp phải
chú trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động phức hợp
để học sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các bộ môn khác có liên
quan vào trong việc xử lí các tình huống đặt ra, qua đó phát triển năng lực tích hợp.
2.1.4. Quy trình tổ chức giờ học vận dụng kiến thức liên môn
Tổ chức giờ học trên lớp là tiến trình thực thi bản kế hoạch phối hợp hữu cơ
hoạt động của giáo viên và học sinh theo một cơ cấu sư phạm hợp lí, khoa học, trong
đó giáo viên giữ vai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng; học sinh được
đặt vào vị trí trung tâm của q trình tiếp nhận, đóng vai trị chủ thể cảm thụ, nhận
thức thẩm mĩ, trực tiếp tiến hành hoạt động tiếp cận, khám phá, chiếm lĩnh kiến
thức.
Tổ chức hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trên lớp, giáo viên phải chú
trọng mối quan hệ giữa học sinh và nội dung dạy học, phải coi đây là mối quan hệ
cơ bản, quan trọng nhất trong giờ học. Muốn vậy, giáo viên phải bỏphương pháp

truyền thống là truyền đạt kiến thức có sẵn cho học sinh, cịn học sinh khơng thể duy
trì thói quen nghe giảng, ghi chép, học thuộc, rồi sao chép, làm thui chột dần năng
lực tư duy. Giáo viên phải rèn luyện cho học sinh khả năng tự đọc, tự tìm tịi, xử lí
thơng tin, tổ chức các kiến thức một cách sáng tạo của học sinh.
Quan điểm dạy học vận dụng kiến thức liên môn hay dạy cách học, dạy tự
đọc, tự học không coi nhẹ việc cung cấp tri thức cho học sinh. Vấn đề là phải xử lí
đúng đắn mối quan hệ giữa bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành,
phát triển năng lực cho học sinh. Đây thực chất là biến quá trình truyền thụ tri thức
Nguyễn Thị Hồng - THCS Lê Quý Đôn - Vĩnh Cửu

7


DH tích hợp theo định hướng phát triển năng lực HS theo từng chủ đề trong môn Ngữ văn bậc THCS

thành quá trình học sinh tự ý thức về phương pháp chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ
năng. Muốn vậy, cần khắc phục phương pháp dạy tri thức hàn lâm thuần tuý theo lối
kinh nghiệm chủ nghĩa, coi nhẹ kiến thức, nhất là kiến thức phương pháp.
Đối với các bài trong chương trình Ngữ văn bậc trung học cơ sở có những nội
dung liên mơn như Lịch sử, Địa lí, GDCD, Vật lí, Tốn học, Sinh học, ... khi tiến
hành giảng dạy giáo viên phải sử dụng các phương pháp dạy học tích cực theo định
hướng phát triển năng lực của học sinh. Người giáo viên phải lồng ghép tích hợp
một cách khéo léo thông qua các câu hỏi, các tình huống có vấn đề, giúp các em vận
dụng các kiến thức liên môn đã được học để giải quyết những vấn đề đó.
Trên đây là một số vấn đề về lý luận của việc dạy học liên môn. Để hiểu rõ
thêm những vấn đề đã nêu, tôi xin đưa ra một số ví dụ đã áp dụng vào một số bài
dạy cụ thể trong chương trình Ngữ văn.
2.2. Ví dụ về một số chủ đề đã được dạy học và lồng ghép tích hợp nội dung các
mơn học.
Ghi chú: Chữ có màu xanh là nội dung dạy học tích hợp, lồng ghép giáo dục

2.2.1 Chủ đề: Truyện ngụ ngôn (Ngữ văn 6)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Kiến thức bộ môn
- Hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn.
- Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.
- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện, cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo.
- Cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết.
- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
Kiến thức liên môn
- Vận dụng kiến thức môn Âm nhạc để hát theo giai điệu bài hát
- Vận dụng kiến thức môn Mĩ thuật để vẽ những tranh ảnh minh họa về thiên nhiên,
con vật...
- Vận dụng kiến thức môn Sinh học để biết được đặc điểm sinh sống của loài ếch,
đặc điểm của con voi…
- Vận dụng kiến thức Vật lí để giải thích sự phản xạ của âm thanh, ánh sáng
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn
- Rèn kỹ năng đọc - hiểu truyện.
- Biết liên hệ các các sự việc trong truyện với những tình huống, hồn cảnh thực tế
phù hợp.
- Kể lại, tóm tắt được truyện
Kĩ năng sống
- Kỹ năng lắng nghe hoặc phản hồi tích cực các ý kiến trong thảo luận.
- Kỹ năng suy nghĩ hoặc trình bày ý tưởng của mình.
- Kỹ năng đặt mục tiêu rèn luyện và học tập nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đặt ra.
Nguyễn Thị Hồng - THCS Lê Quý Đôn - Vĩnh Cửu

8



DH tích hợp theo định hướng phát triển năng lực HS theo từng chủ đề trong môn Ngữ văn bậc THCS

- Kỹ năng đưa ra những phương án cụ thể trong cuộc sống phù hợp với ôi trường và
theo mục đích bảo vệ mơi trường .
- Kỹ năng bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.
3. Thái độ:
- HS tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, dũng cảm, biết học hỏi trong
cuộc sống.
- Giáo dục HS cần phải mở rộng tầm hiểu biết của mình để thích nghi với mọi hồn
cảnh tích cực trong cuộc sống cho dù mơi trường sống có thể thay đổi. Đồng thời,
HS thấy được mối quan hệ giữa môi trường với cuộc sống.
- Tự nhận thức được giá trị của tinh thần trách nhiệm, sự đoàn kết tương thân tương
ái trong cuộc sống và suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử của các nhân vật trong
truyện. Từ đó hình thành bài học cho bản thân.
* GDKNS, GDMT:
- Biết được mối liên hệ giữa môi trường với cuộc sống, tham gia giao thơng an tồn.
- Hiểu vì sao cần phải có cách ứng xử khiêm tốn, biết học hỏi trong cuộc sống; cần
phải mở rộng tầm hiểu biết của mình để thích nghi với mọi hồn cảnh tích cực trong
cuộc sống cho dù mơi trường sống có thể thay đổi.
- Tinh thần đồn kết, tương thân tương ái trong học tập, làm việc và cuộc sống.
4. Phát triển năng lực:
Học sinh được phát triển các năng lực như sau: năng lực sáng tạo, năng lực hợp
tác, năng lực tự quản bản thân, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp tiếng
Việt, năng lực tạo lập văn bản, năng lực tiếp nhận văn bản, năng lực cảm thụ thẩm
mĩ.
B. KHUNG NĂNG LỰC CHỦ ĐỀ TRUYỆN NGỤ NGƠN
Vận
Nội
Nhận biết

Thơng hiểu
Vận dụng thấp
dụng
dung
cao
- Phương - Khái niệm của truyện - Hiểu biết từng
Khái
thức biểu ngụ ngôn
văn bản để lí giải
niệm
đạt chính - Vai trị của truyện ngụ giá trị nội dung,
truyện
của
thể ngôn trong sự phát triển nghệ thuật của
ngụ
loại.
của văn học dân tộc
từng văn bản đó.
ngơn
Đề tài,
ý nghĩa
nội
dung
của các
văn bản
truyện
ngụ
ngơn
được
học


Nắm
được
phương
thức biểu
đạt chính,
thể
loại
của
văn
bản.

- Câu văn thể hiện nội dung - Tóm tắt được nội
ý nghĩa của truyện “Ếch dung văn bản bằng
một đoạn văn.
ngồi đáy giếng”.
- Nêu một số hiện tượng
theo kiểu “Ếch ngồi đáy
giếng”
- Kể một số ví dụ về những
trường hợp nhận định,
đánh giá sự vật hay con
người một cách sai lầm
theo kiểu “Thầy bói xem

Nguyễn Thị Hồng - THCS Lê Quý Đôn - Vĩnh Cửu

- Trình
bày nhận
định,

đánh giá
và rút ra
bài học
cho bản
thân từ
các
truyện
ngụ
ngơn.
9


DH tích hợp theo định hướng phát triển năng lực HS theo từng chủ đề trong môn Ngữ văn bậc THCS

voi”
Giá trị Nhớ được - Vai trò của yếu tố tự, - Tác dụng của
nghệ
các
hình miêu tả sự trong văn bản.
một số biện pháp
thuật
ảnh
so
nghệ thuật độc đáo
của các sánh, nhân
được sử dụng
văn bản hóa, ẩn dụ,
trong các truyện
truyện …trong các
ngụ ngơn.

ngụ
văn bản.
- Vận dụng các
ngơn
biện pháp nghệ
thuật đó trong khi
viết văn, làm văn
Ví dụ cụ thể với văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” như sau:
* Dùng kiến thức âm nhạc để giới thiệu bài (phát triển năng lực sử dụng ngôn
ngữ)
- Cho học sinh nghe và hát cùng bài hát: "Chú ếch con" của nhạc sĩ Phan Nhân, sau
đó nêu câu hỏi: Nhân vật trong bài hát này là ai? Chú ếch trong bài hát sống với mọi
người như thế nào?
- Nhân vật trong bài là chú Ếch con đang học bài. Chú sống hịa đồng cùng với
những lồi vật khác bên cạnh mình: cá rơ ron, trê non, chim ri, cá rơ phi, họa mi, ...
GV: Sống hịa đồng, vui vẻ bên cạnh mọi người; không kiêu căng ngạo mạn và
sống phù hợp với mơi trường, hồn cảnh thì chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để phát triển
bản thân. Chú ếch trong lời bài hát đã cho chúng ta thấy được mối quan hệ thân
thiện, hòa đồng với mọi người trong cuộc sống. Cịn hơm nay, cơ cùng các em sẽ tìm
hiểu lối sống của một chú ếch khác qua văn bản: Ếch ngồi đáy giếng
* Vận dụng kiến thức môn Sinh học để biết được môi trường sống của Ếch
(phát triển năng lực tự học, tự quản lí bản thân)
- Ếch là động vật lưỡng cư, chúng có thể sống ở mơi trường cạn và nước, đặc biệt là
sống những nơi ẩm thấp gần nước.
* Vận dụng kiến thức mơn Vật lí để giải thích sự phản xạ của âm thanh (phát
triển năng lực giao tiếp tiếng Việt)
- Âm thanh có thể lan truyền trong khơng khí, khi mơi trường rộng lớn thì âm thanh
bị lỗng ra nhưng trong mơi trường nhỏ, hẹp và có độ sâu thì âm thanh càng vang
dội. Điều đó là do bước sóng của âm thanh. Chính vì vậy khi ở trong giếng, tiếng
kêu của ếch rất to và vang.

* Tích hợp bài Danh từ để cho học sinh nhận diện từ loại đã học khi giáo viên yêu
cầu học sinh giải thích từ "chúa tể"? Chúa tể thuộc từ loại nào em đã học?
* Tích hợp với phần Tiếng Việt lớp 5 để học sinh tìm từ trái nghĩa với từ "nhâng
nháo" là: nhã nhặn, khép nép.
* Tích hợp giáo dục KNS, giáo dục môi trường cho học sinh (phát triển năng
lực cảm thụ thẩm mĩ) để trả lời các câu hỏi:
? Mối quan hệ giữa môi trường với cuộc sống như thế nào? Từ đó em có suy nghĩ
gì?
- Mơi trường và cuộc sống có mối quan hệ mật thiết với nhau, mơi trường thay đổi
thì cuộc sống cũng thay đổi. Do vậy phải biết thích ứng phù hợp với từng mơi
trường, hồn cảnh sống.
Nguyễn Thị Hồng - THCS Lê Quý Đôn - Vĩnh Cửu

10


DH tích hợp theo định hướng phát triển năng lực HS theo từng chủ đề trong môn Ngữ văn bậc THCS

- GV liên hệ giáo dục HS lớp 6 phải biết điều chỉnh hành vi thích ứng với cấp học
mới khơng nên giữ các thói quen ở Tiểu học
? Bài học em rút ra qua cách sống và cái chết của Ếch.
- Dù mơi trường hồn cảnh sống có khó khăn cũng phải cố gắng mở rộng sự hiểu
biết của mình bằng nhiều hình thức khác.
- Phải biết nhìn xa trông rộng.
- Không chủ quan, kiêu ngạo, coi thường những đối tượng xung quanh.
- GV liên hệ thực tế, chứng minh lối sống kiêu ngạo, ngơng nghênh, chủ quan thì sẽ
phải gánh hậu quả; cịn biết nhìn xa trơng rộng, mở rộng vốn hiểu biết của mình thì
sẽ thích ứng được với mơi trường sống mới, sống tích cực.
* Vận dụng kiến thức môn Mĩ thuật để vẽ lại bức tranh minh họa về Con Ếch
trong phần hướng dẫn về nhà. (phát triển năng lực sáng tạo)

- Bốn đội của bốn tổ sẽ thể hiện phần thi và trình bày sản phẩm của mình trên giấy
vẽ A4. Đội nào vẽ đẹp, trình bày đẹp, màu sắc phù hợp, thể hiện được ý nghĩa trong
bài học sẽ chiến thắng. (Bài tập sẽ được nghiệm thu vào tiết sau)
2.2.2 Chủ đề: Tùy bút (Ngữ văn 7)
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Thạch Lam, một số hiểu biết bước đầu về tác giả Vũ Bằng.
- Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội trong món quà giản dị,
độc đáo: cốm. Và những cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng,
thanh nhã, giàu sức biểu cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản.
- Những nét đẹp riêng của thành phố Sài Gịn: thiên nhiên, khí hậu, cảnh quan và
phong cách con người; Nghệ thuật biểu cảm chân thành và nồng nhiệt của tác giả.
- Cảm xúc về những nét riêng của cảnh sắc thiên nhiên, khơng khí mùa xuân Hà
Nội, về miền Bắc qua nỗi lòng "sầu xứ", tâm sự day dứt của tác giả; Sự kết hợp hài
hòa giữa miêu tả và biểu cảm; lời văn thấm đẫm cảm xúc trữ tình, dạt dào chất thơ.
Kiến thức liên mơn
* Vận dụng kiến thức Địa lí để HS hiểu hơn về vị trí địa lí, thời tiết, khí hậu của
miền Bắc, làng Vòng - Hà Nội, Sài Gòn.
* Vận dụng kiến thức Lịch sử để giúp HS hiểu hơn về lịch sử hình thành và phát
triển của miền Bắc, làng Vòng - Hà Nội, Sài Gòn.
* Vận dụng kiến thức môn Âm nhạc để giới thiệu cho học sinh biết được những làn
điệu dân ca Bắc bộ trong đó có hát Chèo; những bài hát về mùa xuân, về Hà Nội, về
thành phố Hồ Chí Minh.
* Vận dụng kiến thức môn Mĩ thuật để vẽ lại bức tranh minh họa về cảnh mùa xuân
theo ấn tượng của em sau khi học xong văn bản.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu văn bản tùy bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm
- Sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản vật của quê hương
- Biểu hiện tình cảm và cảm xúc về một sự việc qua những hiểu biết cụ thể.
- Phân tích áng văn xi trữ tình giàu chất thơ, nhận biết và làm rõ vai trò của yếu tố

miêu tả trong văn biểu cảm.
Kĩ năng sống
Nguyễn Thị Hồng - THCS Lê Quý Đôn - Vĩnh Cửu

11


DH tích hợp theo định hướng phát triển năng lực HS theo từng chủ đề trong môn Ngữ văn bậc THCS

- Kỹ năng lắng nghe hoặc phản hồi tích cực các ý kiến trong thảo luận.
- Kỹ năng suy nghĩ hoặc trình bày ý tưởng của mình.
- Kỹ năng đặt mục tiêu rèn luyện và học tập nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đặt ra.
- Kỹ năng đưa ra những phương án cụ thể trong cuộc sống theo mục đích bảo vệ Tổ
quốc.
- Kỹ năng bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.
3. Thái độ
- Có thái độ u thiên nhiên, bảo vệ mơi trường.
- Gìn giữ bản sắc văn hóa của từng vùng, miền.
* Tích hợp giáo dục KNS cho học sinh, giáo dục bảo vệ môi trường, bảo vệ quê
hương đất nước, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, vùng miền.
4. Phát triển năng lực:
Học sinh được phát triển các năng lực như sau: năng lực sáng tạo, năng lực hợp
tác, năng lực tự quản bản thân, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp tiếng
Việt, năng lực tạo lập văn bản, năng lực tiếp nhận văn bản, năng lực cảm thụ thẩm
mĩ…
B. KHUNG NĂNG LỰC CHỦ ĐỀ TÙY BÚT
Nội
Nhận
Vận dụng
Thông hiểu

Vận dụng thấp
dung
biết
cao
- Nhận Hiểu được khái niệm Vận dụng hiểu Trình bày
biết được của tùy bút
biết từng văn bản những phát
Khái
phương
Hiểu được vai trò của để lí giải giá trị nội hiện sáng tạo
quát về thức biểu tùy bút trong sự phát dung, nghệ thuật về văn bản.
tùy bút đạt chính triển của văn học dân của từng văn bản.
của thể tộc
loại.
Nắm - Nét đẹp văn hóa - Tóm tắt được nội - Cảm nhận
được
truyền thống của Hà Nội dung văn bản bằng được vẻ đẹp
phương
trong món quà giản dị, một đoạn văn.
và tấm lòng
Đề tài, thức biểu độc đáo.
của tác giả
ý nghĩa đạt chính, - Những cảm nhận tinh
dành cho quê
nội
tác giả, tế, cảm xúc nhẹ nhàng,
hương của
dung
tác phẩm, của nhà văn Thạch Lam.
mình.

của các của văn - Những nét đẹp riêng
- Cảm nhận
văn bản bản.
của thành phố Sài Gòn.
được vẻ đẹp.
tùy bút
- Những nét riêng của
phẩm
chất
được
cảnh sắc thiên nhiên,
tâm hồn của
học
khơng khí mùa xuân Hà
người Việt
Nội.
Nam qua các
phong
tục
truyền thống.
Giá trị Nhớ
- Vai trò của yếu tố miêu - Tác dụng của một
nghệ
được các tả trong văn biểu cảm.
số biện pháp nghệ
thuật
hình ảnh
thuật độc đáo được
của các so sánh,
sử dụng trong 3 bài

Nguyễn Thị Hồng - THCS Lê Quý Đôn - Vĩnh Cửu

12


DH tích hợp theo định hướng phát triển năng lực HS theo từng chủ đề trong môn Ngữ văn bậc THCS

văn bản nhân hóa,
tùy bút ẩn dụ, …
trong các
văn bản.

tùy bút.
- Vận dụng các
biện pháp nghệ
thuật đó trong khi
viết văn, làm văn
Ví dụ cụ thể với văn bản “Một thức quà của lúa non: Cốm” như sau:
- Vận dụng kiến thức liên mơn Địa lí – Lịch sử để giới thiệu về khu phố cổ Hà
Nội:
Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu đời
của Hà Nội nằm ở ngồi hồng thành Thăng Long. Khu đơ thị này tập trung dân cư
hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố
nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh
đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu
về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
Khu "Hà Nội 36 phố phường" là một cách gọi khơng chính xác của khu phố cổ, vì
36 phố phường là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên
ngoài cả khu phố cổ.
- Dùng kiến thức liên mơn Địa lí để thuyết minh, giới thiệu về làng Vòng:

Địa chỉ làng Vòng cụ thể như sau: Làng Vòng nay thuộc phường Dịch Vọng Hậu,
Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Làng Vòng ven con đường Xuân Thủy, Trần Thái Tơng,
Cầu Giấy và Làng Vịng gần với trường đại học sư phạm, Học viện báo chí và tun
truyền.
Làng Vịng, cái tên này theo như nhiều người già tuổi ở làng Vịng cho biết thì xuất
phát từ việc địa phận làng Vịng, vẻn vẹn bao quanh một con đường vịng hình tròn,
tức là đi một vòng quanh làng theo một con đường, bên ngồi vịng trịn là địa phận
của địa phương hay làng khác.
Làng Vịng cịn có tên khác là Thơn Hậu. Làng Vịng bao gồm địa phận thơn Vịng
Hậu, Vịng Sở, Vịng Trung, Vịng Tiền. Nhưng khơng phải, làng Vịng chỉ là Thôn
Hậu. Xã Dịch Vọng, Huyện Từ Liêm trước đây có các thơn là thơn Hậu, thơn Tiền,
thơn Trung, và Thôn sở trực thuộc xã Mai Dịch, Huyện Từ Liêm. Và trong số các
thơn kể trên, chỉ có thơn Hậu là làng Vòng, nơi sản xuất Cốm Làng Vòng nổi tiếng.
Chủ đề: Văn bản nhật dụng. (Ngữ văn 8)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Mối nguy hại đến mơi trường sống và sức khỏe con người của thói quen dùng túi
ni-lon.
- Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày.
- Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu, sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ và bố cục chặt chẽ,
hợp lí đã tạo nên tính thuyết phục của văn bản.
- Mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khỏe con người
và đạo đức xã hội.
- Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong
văn bản.
Nguyễn Thị Hồng - THCS Lê Quý Đôn - Vĩnh Cửu

13



DH tích hợp theo định hướng phát triển năng lực HS theo từng chủ đề trong môn Ngữ văn bậc THCS

- Sự hạn chế gia tăng dân số đó là con đường “tồn tại hay khơng tồn tại” của lồi
người.
- Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện
nhẹ nhàng mà hấp dẫn.
Kiến thức liên môn
* Vận dụng kiến thức Lịch sử để HS hiểu hơn về trái đất và sự hình thành, phát triển
của trái đất, của túi ni-lon, sự ra đời và phát triển của thuốc lá.
* Vận dụng kiến thức mơn Địa lí để biết được về dân số và sự gia tăng dân số của
nước ta; sự phân bố dân cư và các loại hình quần cư; lao động và việc làm, chất
lượng cuộc sống. Hiểu được cơ cấu nước ta đông, tăng nhanh, hiểu được cơ cấu dân
số theo giới tính của nước ta.
* Vận dụng kiến thức môn Sinh học, để cho học sinh biết được những ảnh hưởng
của túi ni-lon đến sự sống của các sinh vật và môi trường. Biết được cơ sở khoa học
của các biện pháp tránh thai và cơ chế xác định giới tính
* Vận dụng kiến thức mơn Hóa học để cho học sinh biết được những nguy hại của
túi ni-lon, của thuốc lá đến sự sống của các sinh vật và con người.
* Vận dụng kiến thức môn Vật Lí để cho học sinh biết được những nguy hại của
tiếng ồn.
* Vận dụng kiến thức mơn Tốn để cho học sinh thống kê được những con số liên
quan đến bài học và vận dụng trong môn học.
* Vận dụng kiến thức môn Âm nhạc qua các bài hát: Làng tôi (Văn Cao), Ba ngọn
nến lung linh (Phương Thảo-Ngọc Lễ)…
* Vận dụng kiến thức môn Mĩ thuật và tin học để đưa ra các hình ảnh nhằm giải
thích cho học sinh biết rõ hơn về tác hại của bao bì ni-lon bằng hình ảnh.
* Tích hợp mơn GDCD nhằm xây dựng gia đình văn hóa để hạn chế gia tăng dân số
bằng biện pháp KHHGĐ, biết được hậu quả của dân số đông, tăng nhanh.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.

- Tích hợp với phần tập làm văn, vận dụng kiến thức đã học ở bài phương pháp
thuyết minh để đọc – hiểu văn bản, nắm bắt được những vấn đề có ý nghĩa thời sự
trong văn bản.
- Vận dụng vào việc viết văn bản thuyết minh.
Kĩ năng sống
- Kỹ năng lắng nghe hoặc phản hồi tích cực các ý kiến trong thảo luận.
- Kỹ năng suy nghĩ hoặc trình bày ý tưởng của mình.
- Kỹ năng đặt mục tiêu rèn luyện và học tập nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đặt ra.
- Kỹ năng đưa ra những phương án cụ thể trong cuộc sống theo mục đích bảo vệ Tổ
quốc.
- Kỹ năng bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.
3. Thái độ.
- Giáo dục HS thấy được tác hại của bao bì ni-lon và rác thải, tự mình hạn chế sử
dụng bao bì và vận động mọi người cùng thực hiện.
- Trực tiếp khai thác đề tài môi trường: Vấn đề hạn chế và bỏ thuốc lá.
- Qua văn bản, học sinh biết tuyên truyền cho mọi người về vấn đề dân số.
Nguyễn Thị Hồng - THCS Lê Quý Đôn - Vĩnh Cửu

14


DH tích hợp theo định hướng phát triển năng lực HS theo từng chủ đề trong môn Ngữ văn bậc THCS

* Giáo dục KNS, giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tuyên truyền đến người
dân ý thức bảo vệ mơi trường, xây dựng gia đình văn hóa, phịng chống tệ nạn xã
hội…
4. Phát triển năng lực:
Học sinh được phát triển các năng lực như sau: năng lực sáng tạo, năng lực hợp
tác, năng lực tự quản bản thân, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp tiếng
Việt, năng lực tạo lập văn bản, năng lực tiếp nhận văn bản, năng lực cảm thụ thẩm

mĩ…
B. KHUNG NĂNG LỰC CHỦ ĐỀ VĂN BẢN NHẬT DỤNG.
Nội
Nhận
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
dung
biết
thấp
Khái
- Nhận Hiểu được khái niệm và vai Vận dụng hiểu Trình
bày
qt về biết
trị của văn bản nhật dụng biết từng văn những
phát
văn bản được
trong sự phát triển của văn bản để lí giải hiện sáng tạo
nhật
phương học dân tộc
giá trị nội về văn bản.
dụng
thức
dung,
nghệ
biểu đạt
thuật của từng
chính
văn bản.
của thể

loại.
Đề tài, - Nắm - Những nguyên nhân dẫn - Tóm tắt được - Vận dụng
ý nghĩa được
đến thói quen dùng túi ni- nội dung văn thực tế, liên hệ,
nội
phương lon, hút thuốc lá, sự gia bản bằng một đánh giá, tự
dung
thức
tăng dân số.
đoạn văn.
quản lí bản
của các biểu đạt - Tác hại ghê gớm tồn diện
thân,phân tích,
văn bản chính,
của thói quen dùng túi ninhận xét,... khi
nhật
tác giả, lon, hút thuốc lá, sự gia
cảm nhận được
dụng
tác
tăng dân số đối với sức
vấn đề hạn chế
được
phẩm,
khỏe con người và đạo đức
khi dùng bao bì
học
của văn xã hội.
ni-lon,
hút

bản.
- Biện pháp hạn chế thói
thuốc lá, sự gia
quen dùng túi ni-lon, hút
tăng dân số.
thuốc lá, sự gia tăng dân số.
Giá trị Nhớ
- Vai trò của yếu tố thuyết - Tác dụng của
nghệ
được các minh, nghị luận trong văn một số biện
thuật
hình ảnh bản nhật dụng.
pháp
nghệ
của các so sánh,
thuật độc đáo
văn bản nhân
được sử dụng
nhật
hóa, ẩn
trong 3 văn
dụng
dụ, …
bản nhật dụng.
trong các
- Vận dụng các
văn bản.
biện pháp nghệ
thuật đó trong
khi viết văn,

làm văn
Nguyễn Thị Hồng - THCS Lê Quý Đôn - Vĩnh Cửu

15


DH tích hợp theo định hướng phát triển năng lực HS theo từng chủ đề trong môn Ngữ văn bậc THCS

Ví dụ cụ thể với văn bản “Thơng tin về ngày trái đất năm 2000” như sau:
* Vận dụng kiến thức Tin học để tìm hiểu về sự xuất hiện của ngày trái đất và
túi nilon.
LỊCH SỬ NGÀY TRÁI ĐẤT
Ngày Trái Đất là ngày để nâng cao nhận thức và giá trị của môi trường tự nhiên của
Trái Đất. Ngày Trái Đất được tài trợ bởi thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Gaylord Nelson như
một cuộc hội thảo về môi trường được tổ chức lần đầu tiên vào 22 tháng 4 năm
1970. Trong khi Ngày Trái Đất đầu tiên chỉ được chú ý tại Hoa Kỳ, một tổ chức đã
được thành lập bởi Denis Hayes, nguyên là điều phối viên toàn quốc năm 1970, đưa
nó lên tầm quốc tế vào năm 1990 và tổ chức các sự kiện ở 141 quốc gia. Ngày Trái
Đất giờ đây được điều phối toàn cầu bởi Mạng Ngày Trái Đất (Earth Day
Network) và được tổ chức hàng năm tại hơn 175 nước. Nhiều cộng đồng còn tổ chức
Tuần Trái Đất, một tuần của các hoạt động xoay quanh các vấn đề môi trường. Năm
2009, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tuyên bố ngày 22 tháng 4 là Ngày Quốc tế Mẹ
Trái Đất (International Mother Earth Day).
* Tích hợp kĩ năng sống để tìm hiểu thực trạng dùng túi ni-lon trong gia đình
* Dùng kiến thức mơn Sinh học, Địa lí và giáo dục mơi trường để hiểu hơn về
tác hại của túi ni-lon đến sức khỏe của con người, sự sống của các sinh vật và
mơi trường.
* Tích hợp kĩ năng sống để tìm hiểu thực trạng dùng túi ni-lon trong gia đình
* Dùng kiến thức mơn Sinh học, Địa lí và giáo dục mơi trường để hiểu hơn về
tác hại của túi ni-lon đến sức khỏe của con người, sự sống của các sinh vật và

môi trường.
Chủ đề: Truyện hiện đại Việt Nam (Ngữ văn 9)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Nắm được những nét chính về tác giả: Nguyễn Minh Châu; Lê Minh khuê
- Tóm tắt được cốt truyện, hiểu nội dung, nhân vật chính, nghệ thuật của từng truyện
- Thấy được cách xây dựng tình huống trong truyện, hình ảnh giàu ý nghĩa biểu
tượng trong truyện Bến quê. Bài học triết lý về con người, cuộc đời trong truyện.
- Cảm nhận vẻ đẹp trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc chiến đấu
đầy gian khổ nhưng luôn lạc quan của tổ trinh sát mặt đường (chị Thao, chị Nho, chị
Phương Định). Đó là phẩm chất chung của thế hệ trẻ Việt Nam thời đánh Mĩ. Thấy
được cách miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngơi kể của tác giả Lê Minh Khuê.
Kiến thức liên môn
* Vận dụng kiến thức Lịch sử để HS hiểu hơn về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu
nước; cả nước trực tiếp chống Mỹ cứu nước. những địa danh di tích lịch sử: Ngã ba
Đồng Lộc (Can Lộc- Hà Tĩnh)
* Vận dụng kiến thức Địa lí giúp học sinh hiểu hơn về con đường Trường Sơn huyền
thoại.
* Vận dụng kiến thức mơn Hóa học cho học sinh biết được những nguy hại của bom
mĩ, chất độc da cam…
* Vận dụng kiến thức mơn Tốn để học sinh thống kê được những con số liên quan
đến bom đạn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Nguyễn Thị Hồng - THCS Lê Quý Đôn - Vĩnh Cửu

16


DH tích hợp theo định hướng phát triển năng lực HS theo từng chủ đề trong môn Ngữ văn bậc THCS

* Vận dụng kiến thức môn Mĩ thuật, Sinh học, Tin học để đưa ra các hình ảnh nhằm

giải thích cho học sinh biết rõ hơn về tác hại của bom đạn, chất độc da cam bằng
hình ảnh.
2. Kĩ năng:
- Nhận ra những nét nội bật về cuộc đời, hoàn cảnh sáng tác của hai tác giả trong hai
tác phẩm
- Đọc- hiểu hai truyện hiện đại Việt Nam. Nhận biết và phân tích đặc sắc về nghệ
thuật: tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh liên tưởng trong truyện Bến
quê
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể ( thứ nhất). Cảm nhận vẻ đẹp nhân vật
trong truyện Những ngôi sao xa xôi
Kĩ năng sống
- Kỹ năng lắng nghe hoặc phản hồi tích cực các ý kiến trong thảo luận.
- Kỹ năng suy nghĩ hoặc trình bày ý tưởng của mình.
- Kỹ năng đặt mục tiêu rèn luyện và học tập nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đặt ra.
- Kỹ năng đưa ra những phương án cụ thể trong cuộc sống theo mục đích bảo vệ Tổ
quốc.
- Kỹ năng bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.
3. Thái độ:
- Yêu mến, trân trọng sự đóng góp to lớn của hai tác giả trong nền văn học hiện đại
Việt Nam.
- Biết trân trọng, yêu quý những điều gần gũi, quen thuộc xung quanh cuộc sống con
người
- Bồi dưỡng tình yêu thương con người, trân trọng cuộc sống hiện tại, lòng biết ơn
đối với thế hệ cha ơng.
* Tích hợp mơn GDCD với giáo dục KNS, giáo dục bảo vệ môi trường và giáo dục
đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh; giáo dục nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, Kế thừa và phát
huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho học sinh.
4. Phát triển năng lực:
Học sinh được phát triển các năng lực như sau: năng lực sáng tạo, năng lực hợp
tác, năng lực tự quản bản thân, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp tiếng

Việt, năng lực tạo lập văn bản, năng lực tiếp nhận văn bản, năng lực cảm thụ thẩm
mĩ…
B. KHUNG NĂNG LỰC CHỦ ĐỀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM.
Nội dung

Nhận biết

Đề
tài,
cốt
truyện, ý
nghĩa nội
dung

Tóm tắt cốt
truyện;
nắm
được đề tài,
chủ đề của mỗi
truyện

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Hiều và cảm So sánh để thấy Tìm hiểu và
nhận nội dung, rõ thành công khám
phá

cuộc đời, số từng tác giả
những
tác
phận con người..
phẩm
khác
Ngợi ca thế hệ
cùng thể loại,
TNXP và thế hệ
đề tài, giai
trẻ Việt Nam
đoạn sáng tác
thời chống Mĩ

Nguyễn Thị Hồng - THCS Lê Quý Đôn - Vĩnh Cửu

17


DH tích hợp theo định hướng phát triển năng lực HS theo từng chủ đề trong môn Ngữ văn bậc THCS

Tình
huống
truyện

Nhận biết được
tình
huống
trong
từng

truyện
Nhân vật Nhớ được các
trong hai đặc điểm của
truyện
nhân vật chính
trong truyện
Nghệ
thuật

Hiểu tác dụng
và ý nghĩa tình
huống truyện

Hiểu ý nghĩa
xây dựng hình
tượng các nhân
vật và dụng ý
của tác giả
Nhớ được một Hiểu được tác
số nét NT trong dụng ý xây dựng
từng tác phẩm NT và tác dụng
của nó

Rút ra bài học
và cách sống,
biết vận dụng
trong
cuộc
sống
So sánh điểm

giống và khác
nhau trong cách
xây dựng nhân
vật, ngôn ngữ,

III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Sau một năm học thực hiện chuyên đề tôi thu được kết quả như sau:
* Về mục tiêu dạy học
Kiến thức: Học sinh có thể vận dụng kiến thức các mơn học khác như: Lịch sử, Địa
lí, GDCD, Tốn, Vật lí, Sinh học, Hóa học …vào mơn Ngữ văn đồng thời các em
nắm được một số kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường, bảo vệ tổ quốc, tiết kiệm
năng lượng .
Kĩ năng: Học sinh đã được hình thành các kĩ năng cơ bản của bộ môn, đồng thời
các em cịn có kĩ năng vận dụng kiến thức liên mơn vào giải quyết các tình huống
trong mơn Ngữ văn cũng như trong đời sống thực tiễn. Các em cũng được hình
thành các kĩ năng sống như: Kỹ năng đưa ra những phương án cụ thể trong cuộc
sống theo mục đích bảo vệ mơi trường, bảo vệ tổ quốc và tiết kiệm năng lượng, kỹ
năng tham gia giao thông an toàn, kỹ năng bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những
người xung quanh....
Thái độ:
- Học sinh có tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo trong q trình nghiên cứu các
môn khoa học cũng như khi vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Có thái độ u thích khoa học, có sự liên hệ giữa các mơn khoa học với nhau.
- Có tinh thần sáng tạo, nhạy bén trong khi giải quyết các tình huống nảy sinh trong
thực tiễn.
* Về phát triển năng lực: Học sinh được phát triển các năng lực các năng lực
chung và các năng lực chuyên biệt của môn Ngữ văn.
Thống kê cuối năm học 2015 - 2016 đối với 2 lớp 8/6, 8/1 về chất lượng bộ môn
Ngữ văn như sau:
Tổng số bài của HS

Kết quả
Số lượng
Tỉ lệ %
81
Giỏi
27
33.33
Khá
33
40.74
Trung bình
20
24.69
Nguyễn Thị Hồng - THCS Lê Quý Đôn - Vĩnh Cửu

18


DH tích hợp theo định hướng phát triển năng lực HS theo từng chủ đề trong môn Ngữ văn bậc THCS

Yếu
1
1.23
Qua việc thực hiện chuyên đề: "Dạy học tích hợp theo định hướng phát triển
năng lực học sinh theo từng chủ đề trong môn Ngữ văn bậc trung học cơ sở" tôi
nhận thấy:
- Chất lượng học tập của HS được nâng cao. HS tích cực, hứng thú học tập hơn; biết
ứng dụng CNTT vào học tập, ứng dụng kiến thức đã học giải quyết các tình huống
trong thực tiễn, đồng thời hình thành những kĩ năng sống cần thiết.
- Chất lượng các tiết dạy đạt hiệu quả hơn. GV có cơ hội để nâng cao kiến thức các bộ

môn vào mơn Ngữ văn, tích lũy thêm kinh nghiệm.
- Kết quả GV và HS tham gia hội thi liên môn và tích hợp cũng được nâng cao.
Vì vậy, việc tích hợp, liên môn cần được thực hiện trong đồng bộ trong chương
trình, trong sách giáo khoa, trong phương pháp dạy học của giáo viên và trong hoạt
động học tập của học sinh ở các môn học cũng như các cấp học thì hiệu quả đạt
được sẽ khả quan hơn.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
3.1. Kết luận
Dạy học tích hợp theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh bậc THCS
là rất quan trọng đòi hỏi các cấp lãnh đạo và giáo viên cần quan tâm hơn.
GV cần linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp, cách vận dụng các
môn học vào từng bài học để việc dạy học đạt hiệu quả cao hơn.
Để đạt được kết quả cao, địi hỏi GV phải tích cực hố hoạt động học tập của
HS trong mọi mặt và các tình huống thực tiễn.
Hiện nay tồn ngành giáo dục đang tích cực thực hiện việc đổi mới phương
pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh
và tăng cường tích hợp liên mơn vào trong dạy học. Chuyên đề của tôi viết ra với
mục đích được góp một phần sức lực cùng với các đồng nghiệp thực hiện chủ trương
trên của ngành nhằm nâng cao chất lượng bộ môn, phát triển năng lực cho học sinh
khi giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở.
3.2. Kiến nghị.
Thư viện nhà trường cần bổ sung thêm các tài liệu về dạy học tích hợp liên
mơn
* TÀI LIỆU THAM KHẢO
+ Dạy học tích hợp – GS.TS Trần Bá Hoành
+ Chuyên đề vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy các bộ môn ở trường
THCS của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh. Nguồn WEBSITE của trường THCS Cao
Răm – Lương Sơn – Hòa Bình
+ Tài liệu về lý thuyết dạy học tích hợp PGS.TS Nguyễn Văn Khải - Trường Đại
học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên . Nguồn WEBSITE của trường Đại học Sư phạm –

Đại học Đà Nẵng
+ Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng
phát triển năng lực học sinh của bộ giáo dục và đào tạo.
Vĩnh An, ngày 10 tháng 10 năm 2017
Người viết
Nguyễn Thị Hồng - THCS Lê Quý Đôn - Vĩnh Cửu

19


DH tích hợp theo định hướng phát triển năng lực HS theo từng chủ đề trong môn Ngữ văn bậc THCS

Nguyễn Thị Hồng

Nguyễn Thị Hồng - THCS Lê Quý Đôn - Vĩnh Cửu

20


DH tích hợp theo định hướng phát triển năng lực HS theo từng chủ đề trong môn Ngữ văn bậc THCS

MỤC LỤC
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................ 1
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .............................................................. 3
1. Cơ sở lí luận .......................................................................................... 3
2. Nội dung, biện pháp thực hiện ............................................................. 4
2.1 Một số vấn đề về lý luận của việc "Dạy học tích hợp …bậc THCS"
..........................................................................................
2.1. 1 Xác định mục tiêu dạy học
2.1.2. Xác định các năng lực cần phát triển cho học sinh.

2.1.3. Một số đặc điểm của giáo án vận dụng kiến thức liên mơn theo quan
điểm tích hợp.
2.1.4. Quy trình tổ chức giờ học vận dụng kiến thức liên mơn
2.2. Ví dụ về một số chủ đề đã được dạy học và lồng ghép tích hợp nội
dung các môn học.
2.2.1 Chủ đề: Truyện ngụ ngôn (Ngữ văn 6)
2.2.2 Chủ đề: Tùy bút (Ngữ văn 7)
2.2.3 Chủ đề: Văn bản nhật dụng. (Ngữ văn 8)
2.2.4 Chủ đề: Truyện hiện đại Việt Nam (Ngữ văn 9)
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................... 12
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG ........................ 13
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 14

Nguyễn Thị Hồng - THCS Lê Quý Đôn - Vĩnh Cửu

21


DH tích hợp theo định hướng phát triển năng lực HS theo từng chủ đề trong môn Ngữ văn bậc THCS

PHỊNG GD&ĐT VĨNH CỬU
Đơn vị THCS Lê Q Đơn

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
................................, ngày tháng năm

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2017-2018
–––––––––––––––––

Tên sáng kiến kinh nghiệm: DẠY HỌC TÍCH HỢP THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THEO TỪNG CHỦ ĐỀ TRONG
MÔN NGỮ VĂN BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ.
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hồng Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS Lê Quý Đôn
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục
 - Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ Văn 
- Phương pháp giáo dục
 - Lĩnh vực khác: ............................................. 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
1. Có giải pháp hồn tồn mới 
2. Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
3. Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong tồn ngành có hiệu quả cao 
4. Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong
tồn ngành có hiệu quả cao 
5. Hồn tồn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
6. Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại
đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và
dễ đi vào cuộc sống:
Tốt 
Khá 

Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng:
Tốt 
Khá 
Đạt 
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ơ tương ứng, có ký tên xác nhận của người có
thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Nguyễn Thị Hồng - THCS Lê Quý Đôn - Vĩnh Cửu

22



×