Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.85 KB, 99 trang )

BỘ QUỐC PHỊNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

LÊ NGỌC CẢNH

PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
Ở HUYỆN CHƯƠNG MỸ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2014


BỘ QUỐC PHỊNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

LÊ NGỌC CẢNH

PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
Ở HUYỆN CHƯƠNG MỸ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ : 60 31 01 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN
MINH KHẢI

HÀ NỘI - 2014


ii



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

Thủ công truyền thống

TCTT

Thủ công mỹ nghệ

TCMN

Kế hoạch

KH

Doanh nghiệp tư nhân

DNTN

Ủy ban nhân dân
Thông tin công nghệ

UBND
TTCN

Hạ tầng kỹ thuật


HTKT

Xây dựng cơ bản

XDCB

Trách nhiệm hữu hạn

TNHH

Thành phẩm

TP

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNH, HĐH

Cơng nghiệp tiểu thủ cơng nghiệp

CNTTCN

Bảo vệ mơi trường

BVMT

Ngân sách nhà nước

NSNN



1

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1

3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦ

11

CÔNG MỸ NGHỆ Ở HUYỆN CHƯƠNG MỸ THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
1.1. Khái niệm, đặc điểm ngành thủ công nghiệp

11

1.2. Quan niệm, nội dung, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng

16

tới phát triển ngành thủ công mỹ nghệ
1.3. Kinh nghiệm phát triển ngành thủ công mỹ nghệ tại

28

các địa phương ở Việt Nam bài học kinh nghiệm cho
huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦ CÔNG

38

MỸ NGHỆ Ở HUYỆN CHƯƠNG MỸ THÀNH PHỐ
HÀ NỘI
2.1. Khái quát về ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương

38

Mỹ thành phố Hà Nội
2.2. Đánh giá thực trạng phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở

40

huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội
Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH

72

THỦ CÔNG MỸ GHỆ Ở HUYỆN CHƯƠNG MỸ THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
3.1. Phương hướng phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện

72


Chương Mỹ thành phố Hà Nội trong thời gian tới
3.2. Giải pháp phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện

76

Chương Mỹ thành phố Hà Nội
KẾT LUẬN

92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

95


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngành thủ công và mỹ nghệ của Việt Nam đã có từ rất lâu, tuy nhiên,
sự tăng trưởng ấn tượng của ngành chỉ thực sự đạt được trong 5 (năm) gần
đây, chủ yếu do gia tăng trong xuất khẩu ra thị trường thế giới. Ngành thủ
cơng mỹ nghệ đã có những tác động to lớn đến tình hình kinh tế và xã hội của
đất nước, đặc biệt là giảm đói nghèo và xây rựng nông thôn mới: thu nhập ở
các khu vực nông thôn tăng lên, tạo ra công ăn việc làm cho khoảng 1,35 triệu
lao động ở hơn 2.000 làng nghề trên khắp đất nước, ngành thủ cơng mỹ nghệ
cũng đã góp phần hình thành hàng ngàn nhà sản xuất, thương gia, nhà xuất
khẩu và những công ty dịch vụ ở Việt Nam.
Việt Nam hiện đứng thứ hai trong số các quốc gia xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ ở châu Á, chỉ sau Trung Quốc.Việt Nam đang có cơ hội rất lớn

để thúc đẩy tăng trưởng cũng như nâng cao vị thế của ngành hàng thủ công
mỹ nghệ trong bối cảnh các nhà nhập khẩu trên thế giới đang có xu hướng
muốn tìm kiếm nguồn hàng từ các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam vì chi
phí nhân cơng ở Trung Quốc tăng cao và giá đồng Nhân dân tệ mạnh lên.
Chương Mỹ - Hà Nội là một trong số các huyện có nhiều làng nghề
truyền thống chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như mây tre
đan, khảm trai, sơn mài, hàng gỗ mỹ nghệ, sản xuất hàng dệt len, dệt lụa xuất
khẩu... Trong những năm qua, ngành thủ cơng mỹ nghệ đã có những đóng
góp khơng nhỏ tới việc tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho hàng
trăm hộ dân tại địa phương. Tuy nhiên, thực trạng ngành thủ công mỹ nghệ
của huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội cho đến nay vẫn được các chuyên
gia đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của địa phương. Mặt
khác, tình hình kinh tế khó khăn trong những năm vừa qua đã tác động mạnh
tới ngành thủ cơng mỹ nghệ. Chi phí tăng làm lợi nhuận của ngành sụt giảm.
Ngồi ra, cơng nghệ sản xuất lạc hậu, cơ chế chính sách đối với sản xuất kinh


5

doanh hàng thủ cơng mỹ nghệ và làng nghề cịn nhiều bất cập cũng gây ra
khơng ít khó khăn cho sự phát triển.
Nhận thức được tính cấp thiết của việc phát triển ngành thủ công mỹ
nghệ tại địa phương trong giai đoạn hiện nay, tôi đã chọn đề tài: “Phát triển
ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội” làm luận
văn thạc sỹ kinh tế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
- Tình hình nghiên cứu trong nước:
Bộ Cơng Thương (2007), Đề án phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ đến năm 2010
Đề án của Bộ Công Thương đã tập trung đánh giá những yếu tố có tầm

quan trọng ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Đồng thời đề ra
những khuyến nghị nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng của hàng thủ cơng mỹ
nghệ Việt Nam, góp phần giải quyết công ăn việc làm.
UBND Thành phố Hà Nội năm (2011), Đề án "Bảo tồn và phát triển
nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020".
Đề án của Thành phố đã đánh giá thực trạng phát triển nghề và làng
nghề ở Hà Nội từ năm 2000 – 2009. Đồng thời đề xuất những giải pháp bảo
tồn và phát triển làng nghề tại Thủ đô trong giai đoạn 2010 – 2020.
Đặng Thế An - Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Một số giải pháp nhằm đẩy
mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn
hiện nay” – Luận văn thạc sĩ kinh tế, 2005 - Đại học Thương Mại.
Luận văn đề cập tới thực trạng sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2000- 2005, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn tới.
Phan Thị Nghĩa – Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Phát triển thị trường
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội” –
Luận văn thạc sĩ kinh tế, 2011 - Đại học Kinh tế quốc dân.


6

Luận văn đã trình bày một số vấn đề chung về phát triển thị trường xuất
khẩu và đặc điểm thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Thực
trạng hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội. Phương hướng và giải
pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Tổng công
ty Thương mại Hà Nội.
Nguyễn Hữu Thắng - Luận văn thạc sỹ kinh tế: “ Phát triển làng nghề,
doanh nghiệp làng nghề thủ công nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” – Luận văn thạc sĩ kinh tế,

2010 - Đại học Ngoại Thương.
Luận văn đã hệ thống hóa và góp phần bổ xung những vấn đề lý luận
cơ bản về phát triển làng nghề và doanh nghiệp làng nghề, đồng thời đánh giá
tình hình phát triển làng nghề và doanh nghiệp làng nghề ở Việt Nam hiện
nay đồng thời đề xuất những giải pháp phát triển làng nghề và doanh nghiệp
làng nghề trong thời gian tới.
Đỗ Xuân Luận – Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Phát triển các nghề tiểu
thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” – Luận văn thạc sĩ kinh
tế, 2009 - Đại học Thái Nguyên.
Luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển các
nghề tiểu thủ công nghiệp. Đồng thời, tác giả đã phân tích và đánh giá tình
hình phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên từ
đó rút ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong phát triển các nghề
TTCN. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các nghề tiểu thủ
công nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
Trần Đoàn Kim - Luận án tiến sỹ :“Chiến lược marketing đối với hàng
thủ công mỹ nghệ của các làng nghề Việt Nam đến 2010”- Luận án tiến sỹ
kinh tế, 2007 – Đại Học Kinh tế quốc dân.


7

Luận án đề cập tới một số vấn đề lý luận về chiến lược marketing đối
với hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam; Thực trạng hoạch định và thực thi
chiến lược marketing và đề xuất chiến lược marketing đối với hàng thủ công
mỹ nghệ của các làng nghề Việt Nam đến năm 2010.
Minh Phú – Bài nghiên cứu: “Thêm động lực thúc đẩy phát triển thủ
công mỹ nghệ” – Báo Hà Nội mới, ngày 06/06/2014
Bài báo đề cập và phân tích những thành tựu và đặc biệt là những hạn
chế trong phát triển ngành thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

VIETRADE/ITC – Báo cáo: “Chiến lược xuất khẩu quốc gia ngành thủ
công mỹ nghệ Việt Nam” – Năm 2010.
Báo cáo được thực hiện nhằm phân tích thực trạng ngày thủ cơng mỹ
nghệ Việt Nam trong giai đoạn từ 2005 – 2010. Đồng thời xem xét đánh giá
chính sách của Nhà nước trong việc phát triển hoạt động xuất khẩu hàng thủ
cơng mỹ nghệ, phân tích SWOT đối với ngành và đễ xuất định hướng trong
tương lai cho xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Ths Nguyễn Thị Thu Hường (2014), “Chính sách vốn và đầu tư đối với
làng nghề thủ công mỹ nghệ”, />Bài báo tập trung đề xuất những giải pháp phát triển làng nghề thủ cơng
mỹ nghệ Việt Nam. Trong đó Nhà nước nên áp dụng tổng hợp các giải pháp
quản lý, tập trung vào chính sách vốn và đầu tư tín dụng.
Nguyễn Tơn Quyền, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Chiến ThắngSách: “Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ =
Opportunity for promoting export of wood products and handicrafts”, Nhà
xuất bản Tạp chí Thương mại số 23/2004.
Nghiên cứu đã trình bày định hướng của Đảng và Nhà nước về phát
triển hàng gỗ và thủ công mỹ nghệ. Hiện trạng công nghiệp chế biến gỗ Việt
Nam và nêu ra một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động trong các ngành hàng
thủ công mỹ nghệ.


8

Mai Thế Hởn, Hồng Ngọc Hịa, Vũ Văn Phúc (2002), Phát triển làng
nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH”, NXB Chính trị QG, Hà Nội
Trong cuốn sách này, các tác giả đã phân tích những thuận lợi và khó
khăn trong phát triển làng nghề truyền thống trong thời kỳ mới ở Việt Nam,
đó là thời kỳ CNH, HĐH. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đề xuất những giải
pháp phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH.
Chủ nhiệm GS.TS Nguyễn Trí Dĩnh (2005), “Những giải pháp nhằm
phát triển làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng”, Đề tài KH cấp Bộ

của Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ đã làm rõ cơ sở lý luận về làng
nghề và phát triển làng nghề, trong đó tập trung làm rõ nội dung và các tiêu
đánh giá phát triển làng nghể. Qua đó, các tác giả đã đánh giá thực trạng phát
triển làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh,
…. đánh giá những thành tựu và hạn chế và nguyên nhân trong phát triển làng
nghề tại các địa phương này. Đồng thời, các tác giả cũng đề xuất phương
hướng và giải pháp phát triển làng nghề ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng tới
năm 2010.
NCS Nguyễn Thị Nguyệt (2014) bài tham luận “Bảo tồn và phát triển
các làng nghề thủ công truyền thống ở Đồng Nai”, hội thảo quốc tế làng
nghề và phát triển du lịch.
Bài tham luận đã phân tích tiềm năng hình thành và phát triển nghề thủ
cơng truyền thống ở Đồng Nai. Nghiên cứu trường hợp về một số làng nghề ở
Đồng Nai: làng gốm Biên Hòa: gốm mỹ nghệ (gốm mỹ thuật) và gốm lu (gốm
gia dụng); làng nghề điêu khắc đá Bửu Long: Chủ thể người Hoa Hẹ, chủ yếu
phục vụ tín ngưỡng thờ đá; làng mộc Hố Nai, Tân Mai, Xuân Tâm; làng nghề
đúc gang Thạnh Phú; nghề gò thùng thiếc ở Hố Nai v.v.; Hướng quy hoạch
bảo tồn và phát triển làng nghề ở Đồng Nai; Phát triển du lịch làng nghề


9

truyền thống ở Đồng Nai: việc kết hợp du lịch với làng nghề tạo sự xúc tiến,
quảng bá du lịch và tuyên truyền để du khách tham quan làng nghề. Những
sản phẩm thủ công mỹ nghệ luôn là điểm thu hút trong việc quảng bá sản
phẩm làm quà lưu niệm bán cho du khách.
- Tình hình nghiên cứu nước ngồi:
Foudation for International Development OCC Bldg.Tokyo.Japan“Catu Traditionnal Handicraft Assistance Project FY2008- FY2011”.
Dự án hỗ trợ thương mại hàng thủ công mỹ nghệ Catu giai đoạn 20082011. Nội dung của dự án này là quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền

thống của phụ nữ vùng Catu.
Siiri

Morley-

“Handicrafts

Development

in

Croatia”

(Date

03/05/2007)
Đề án Phát triển hàng thủ công mỹ nghệ ở Croatia. Nội dung là phát
triển hàng thủ công mỹ nghệ gắn liền với phát triển kinh tế địa phương ở
Croatia
The Sector Core Team (SCT) (2005), Uganda handicrafts export
tragedy.
Bài nghiên cứu đã phân tích một cách chi tiết tầm quan trọng của việc
phát triển thị trường, các chiến dịch để mở rộng xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ
nghệ của Uganda.
Ngồi ra, cịn có một số các nghiên cứu của một số nhóm tác giả khác
về các giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ hàng TCMN, thúc đẩy kim ngạch
xuất khẩu của hàng TCMN trên các địa phương khác như Bát Tràng, Bắc
Ninh, Thái Bình…
Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu vấn đề “Phát triển
ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội” dưới

góc độ khoa học kinh tế chính trị.


10

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn, khảo sát thực trạng và đề
xuất giải pháp phát triển ngành thủ công mỹ nghệ tại huyện Chương Mỹ
Thành phố Hà Nội.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ một số cơ sở lý luận về phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở
huyện Chương Mỹ Thành phố Hà Nội.
Thực trạng phát triển ngành thủ công mỹ nghệ của huyện Chương Mỹ
Thành phố Hà Nội.
Đề xuất một số giải pháp phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Huyện
Chương Mỹ, Tp Hà Nội.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ
* Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài nghiên cứu về phát triển ngành thủ công mỹ
nghệ trong phạm vi huyện Chương Mỹ Thành phố Hà Nội.
Về thời gian: Từ năm 2006 cho tới nay
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Phương pháp luận nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, các quan điểm đường lối phát triển kinh tế của Đảng Cộng sản Việt
Nam và Nhà nước.
* Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành kinh tế
chính trị, như: Phương pháp trừu tượng hóa khoa học, lịch sử kết hợp với
lơ gích, phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, điều tra xã hội


11

học, phương pháp hệ thống hóa, mơ hình hóa và đồ thị, phương pháp
chuyên gia,….
6. Ý nghĩa của đề tài
Làm rõ những vấn đề lý luận về ngành thủ công mỹ nghệ và phát triển
ngành thủ công mỹ nghệ.
Thông qua việc đánh giá phân tích thực trạng phát triển ngành thủ công
mỹ nghệ tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội, Làm rõ thành tựu,yếu kém, nguyên
nhân và những vấn đề đặt ra, luận văn đề xuất các giải pháp giúp các nhà
quản lý tại huyện và các địa phương khác phát triển ngành hàng này trong
thời gian tới.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục,
luận văn bao gồm 3 chương (7 tiết):


12

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
Ở CHƯƠNG MỸ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1 Khái niệm, đặc điểm sản xuất của ngành thủ công nghiệp và
ngành thủ công mỹ nghệ
1.1.1 Khái niệm ngành thủ công nghiệp

Ngành nghề thủ cơng Việt Nam vốn có truyền thống lâu đời gắn liền
với tên những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm
thủ công truyền thống. Có nhiều tên gọi khác nhau để chỉ ngành nghề thủ
công truyền thống ở nước ta: Nghề truyền thống, nghề cổ truyền, nghề thủ
công... Hiện nay, các số liệu thống kê chính thức hàng năm vẫn chưa có một
mục chuyên về sản xuất thủ công truyền thống mà gộp các ngành nghề này
vào nhóm “ Tiểu cơng nghiệp thủ cơng nghiệp”, “Sản xuất hộ gia đình phi
nơng nghiệp”....
Nghề thủ công nghiệp: là những nghề sản xuất ra sản phẩm mà kỹ thuật
sản xuất chủ yếu là làm bằng tay. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật, các nghề thủ cơng có thể sử dụng máy, hóa chất và các giải pháp kỹ
thuật của công nghiệp trong một số công đoạn, phần việc nhất định nhưng
phần quyết định chất lượng và hình thức đặc trưng của sản phẩm vẫn làm
bằng tay. Nguyên liệu của các nghề thủ công thường lấy trực tiếp từ thiên
nhiên; công cụ sản xuất thường là công cụ cầm tay đơn giản [4, tr.5].
1.1.2 Đặc điểm sản xuất ngành thủ công nghiệp
* Đặc điểm về sản phẩm
Sản phẩm ngành nghề thủ công nghiệp rất đa dạng và phong phú, nó có
thể được sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất đơn chiếc. Việc sản xuất hàng loạt
sản phẩm giống nhau chỉ dừng lại ở quy mơ nhỏ. Bên cạnh đó, sản phẩm
mang tính đơn chiếc thường là sản phẩm mỹ nghệ cao cấp, bởi những nét hoa


13

văn, những phần tinh của chúng luôn được cải biến thêm thắt nhằm thu hút sự
thưởng thức của những người sành chơi (như sản phẩm đồ sỗ mỹ nghệ Đồng
Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc...). Nhìn chung, trong giá trị sản phẩm của ngành
nghề thủ cơng nghiệp hao phí lao động sống chiếm phần lớn, đó là lao động
thủ cơng của con người.

Sản phẩm của ngành nghề thủ công nghiệp thường được chia làm 3 loại:
- Sản phẩm dân dụng được tiêu dùng phổ biến trong dân.
- Sản phẩm mỹ nghệ được tiêu dùng bởi những người sành chơi, những
người thuộc tầng lớp thượng lưu và những người có thu nhập cao.
- Sản phẩm xuất khẩu.
* Đặc điểm về công nghệ, công cụ
Hệ thống công cụ của ngành thủ công nghiệp xưa thường là các công
cụ thủ công và đơn giản. Nhưng nay nhiều khâu trong sản xuất của ngành thủ
công nghiệp đã được trang bị máy móc như máy cưa, máy bào, máy lộng...
(nghề mộc), máy dệt (nghề dệt), máy cán thép, máy tuốt (nghề rèn)... Các
công nghệ hiện đại hơn được trang bị như lò nung tuy nen (nghề gốm sứ), lò
đúc cao tần (nghề rèn), dây truyền sản xuất giấy (nghề giấy)...
Mặt khác, trong các làng nghề, các nghệ nhân với các bí quyết nhà
nghề đã tạo nên sản phẩm độc đáo của riêng mình. Việc “học mót” cơng nghệ
rất khó khăn và các cơng nghệ thường được duy trì lâu bền một cách bí mật
trong từng gia đình hoặc từng dịng họ, thậm chí qua nhiều hế hệ và các làng
nghề mới chỉ có thể tạo ra được các sản phẩm thông dụng cấp thấp hoặc phần
thô của sản phẩm.
* Đặc điểm về lao động
Lao động ngành nghề thủ cơng nghiệp trong nơng thơn có nhiều loại
hình và nhiều trình độ khác nhau.


14

Lao động ngành nghề thủ công nghiệp trong nông thôn và lao động
nơng nghiệp có gắn kết chặt chẽ với nhau; do quy mơ hộ gia đình là chủ yếu
mà lao động thủ công nghiệp gắn kết với lao động nông nghiệp. Lúc này, giờ
này làm thủ công nghiệp nhưng lúc khác giờ khác lại làm nơng nghiệp; có
những nơi ngành nghề thủ công nghiệp được quan tâm chú trọng hơn trong

thời điểm nông nhàn; Nhiều nơi ngành nghề thủ công nghiệp mặc dù tách
khỏi nông nghiệp nhưng không tách khỏi nông thôn.
Do nhu cầu mở rộng quy mô, trong nguồn lao động nơng thơn có một
bộ phận lao động được tách ra chun làm ngành nghề thủ cơng nghiệp.
Ngồi lao động gia đình, các cơ sở sản xuất cịn phải thuê lao động (Bát
Tràng, Ninh Hiệp, Đồng Kỵ, Đa Hội, Tương Giang, Phù Khê... là những nơi
có nhiều lao động làm thuê). Điều đặc biệt, trong các làng nghề tiểu thủ công
nghiệp tỷ suất sử dụng lao động rất cao và hầu như tất cả mọi người (từ trẻ em
đến người già) đều có việc làm.
* Đặc điểm về nguyên, nhiên liệu
Tính chất đa dạng của sản phẩm ngành nghề thủ công nghiệp tạo nên
sự phong phú về các loại nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất. Mỗi loại
sản phẩm cần có một hệ thống nguyên liệu tương ứng. Trong đó những
ngun liệu chính chiếm tỷ trọng lớn về khối lượng vật chất và chi phí sản
xuất như: gỗ trong nghề mộc, đất sét cao lanh trong nghề làm gốm sứ, đồng
trong nghề đúc đồng, sợi trong nghề dệt, phôi thép trong nghề cán thép... và
một số nguyên liệu khác tuy không lớn nhưng không thể thiếu cho một sản
phẩm trọn vẹn (ốc, trai trong khảm trai, men trong sản xuất đồ gốm sứ, các
chất nhuộm trong nghề dệt... mà việc sử dụng chúng đã thành bí quyết nhà
nghề). Bên cạnh đó là các nhiên liệu (than cho nghề sắt thép, nghề gốm; gas
cho nghề gốm; điện cho hầu hết các nghề...)


15

* Đặc điểm về hình thức tổ chức sản xuất
- Trước đây hình thức tổ chức sản xuất ngành nghề thủ công nghiệp
thường đơn giản, nhưng ngày nay đã xuất hiện nhiều hình thức tổ chức sản
xuất mới:
- Xét theo hình thức sở hữu có các loại: Cơng ty TNHH, doanh nghiệp

tư nhân, hợp tác xã, liên doanh, hộ sản xuất...
- Xét theo phương hướng sản xuất có: Các cơ sở chuyên sản xuất hàng
thủ công nghiệp; các cơ sở vừa làm hàng thủ công nghiệp vừa làm dịch vụ
tiêu thụ sản phẩm; các cơ sở vừa sản xuất hàng thủ công nghiệp vừa sản xuất
sản phẩm nông nghiệp.
- Xét theo hình thức tổ chức sản xuất có: cơ sở sản xuất toàn bộ mọi chi
tiết của sản phẩm, sản xuất gia công một bộ phận sản phẩm hay một công
đoạn sản phẩm.
* Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Thị trường tiêu thụ sản phẩm ngành nghề thủ cơng nghiệp được hình
thành từ nhu cầu tiêu dùng sản phẩm. Nhu cầu tiêu dùng thường được phân
chia thành các nhóm sau:
Sản phẩm tiêu dùng dân dụng được tiêu dùng khá phổ biến ở các tầng
lớp dân cư. Đối với loại sản phẩm này do công nghệ sản xuất thấp, dễ bắt
chước nên nhiều nơi có thể sản xuất được. Vì vậy cung về sản phẩm ngày một
tăng, dẫn đến tình trạng ùn tắc sản phẩm, ảnh hưởng đến sự phát triển của một
số ngành nghề.
Sản phẩm mỹ nghệ cao cấp. Khi cuộc sống nâng cao, người ta tiêu
dùng sản phẩm cao cấp nhiều hơn. Vì vậy nhu cầu về sản phẩm này ngày
càng cao, không chỉ về số lượng và chủng loại sản phẩm mà còn về chất
lượng sản phẩm.
Sản phẩm xuất khẩu bao gồm cả sản phẩm dân dụng và sản phẩm
TCMN. Người nước nsoài rất ưa chuộng hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam và


16

trầm trồ về những nét đẹp hài hoà, chứa đựng nhiều điển tích, hoa văn tinh tế
và tính chất dân gian của sản phẩm làng nghề qua bàn tay khéo léo của thợ thủ
công. Sản phẩm gốm sứ, đồ mộc được tiêu thụ với khối lượng ngày càng lớn ở

Đài Loan, Úc, Nhật... Sản phẩm mỹ nghệ khảm trai, ốc, mây tre đan được tiêu
thụ rộng khắp ở Châu Âu... Khách du lịch nước ngoài thường bỏ ra hàng giờ,
nhiều lần để ngắm nhìn và lựa chọn những món q đặc sắc được làm từ hòn
đất, cành tre, khúc gỗ, xương thú, sừng, thổ cẩm, sợi đay, bẹ ngô, kim loại...
đơn sơ như cuộc sống đời thường của người Việt Nam nhưng rất có hồn.
1.1.3 Ngành thủ cơng mỹ nghệ
Ngành TCMN nói chung là những sản phẩm có lịch sử phát triển hoặc
được du nhập lâu dài, được sản xuất ở quy mơ địa phương, ngồi cơng năng
sử dụng cịn mang trên mình các đặc điểm về văn hố, lịch sử, truyền thống
thậm chí tơn giáo của cộng đồng nơi sản phẩm được sản xuất.
Ngành TCMN là một bộ phận quan trọng của ngành thủ công truyền
thống. Ngành thủ công mỹ nghệ có vai trị rất lớn trong q trình phát triển
ngành thủ công truyền thống của Việt Nam, sản phẩm của ngành TCMN là
loại sản phẩm nghệ thuật, kết tinh từ những thành tựu kỹ thuật - công nghệ
truyền thống, phương pháp thủ cơng tinh xảo với đầu óc sáng tạo nghệ thuật.
Mơ hình biểu diễn như sau :
Sơ đồ 1.1 Mơ hình biểu diễn đặc trưng hàng thủ công mỹ nghệ
Phương pháp thủ
công tinh xảo

Sự sáng tạo nghệ
+

thuật

Hàng thủ công mỳ
=

nghệ


Ngành TCMN bên cạnh các yếu tố cấu thành của ngành thủ cơng
truyền thống cịn có những nét đặc thù của ngành này, đó là : Sản phẩm tiêu
biểu và độc đáo của Việt nam, mang giá trị và chất lượng cao, khơng chỉ là
hàng hố mà cịn là sản phẩm văn hoá nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chí trở
thành các di sản văn hố của dân tộc, mang bản sắc văn hoá đặc trưng riêng


17

của Việt Nam. Chính yếu tố nghệ thuật, văn hố tinh thần kết tinh trong văn
hoá vật thể là một đặc thù hết sức quan trọng của hàng TCMN. Sự kết hợp
giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật của nghệ nhân
và thợ thủ công để tạo ra hàng thủ công mỹ nghệ đã kéo theo những đặc thù
khác trong sự phát triển của ngành TCMN và được xem như là những tiêu chí
của ngành nghề này:
- Tính riêng, đơn chiếc mạnh hơn tính đồng loạt;
- Chiều sâu nhiều hơn chiều rộng, mang tính trường phái, gia tộc, giữ bí
quyết trong sáng tạo hơn là sự phổ cập, phổ biến rộng rãi;
- Đầy chất trí tuệ, tri thức tích tụ lâu đời;
- Sử dụng hàng thủ cơng đồng thời thưởng thức nó nữa (thưởng thức
nghệ thuật và tư tưởng, trí tuệ)
Như vậy có thể hiểu khái niệm ngành thủ công mỹ nghệ như sau:
Ngành thủ công mỹ nghệ là ngành tạo ra những sản phẩm thủ cơng mỹ
nghệ, mang tính truyền thống và độc đáo của từng vùng, có giá trị chất lượng
cao, vừa là hàng hoá, vừa là sản phẩm văn hoá, nghệ thuật, mỹ thuật, thậm
chí có thể trở thành di sản văn hoá của dân tộc, mang bản sắc văn hoá của
vùng lãnh thổ hay quốc gia sản xuất ra chúng.
1.2. Quan niệm, nội dung, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng tới
phát triển ngành thủ công mỹ nghệ
1.2.1. Quan niệm và nội dung phát triển ngành thủ công mỹ nghệ

* Quan niệm về phát triển ngành thủ công mỹ nghệ
Phát triển nói chung có thể hiểu là một q trình tiến lên từ thấp đến
cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hồn thiện đến hồn thiện hơn. Q
trình đó diễn ra vừa dẫn dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới, thay
thế cái cũ. Như vậy phát triển là quá trình biến đổi về mặt lượng dẫn tới sự
biến đổi về mặt chất theo hướng đi lên.


18

Phát triển ngành thủ cơng mỹ nghệ là q trình biến đổi
toàn diện theo chiều hướng đi lên về số lượng và chất lượng
gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu ngành hàng theo hướng tiến
bộ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Như vậy, quan niệm về phát triển ngành TCMN phải bao hàm được cả
sự biến đổi tăng lên về mặt lượng và chất và cơ cấu các ngành hàng thủ công
mỹ nghệ. Hơn thế nữa, sự biến đổi này tạo ra những tác động tích cực tới phát
triển kinh tế, xã hội của địa phương, quốc gia nhờ vào sự đóng góp vào thu
ngân sách nhà nước, góp phần giải quyết cơng ăn việc làm, gìn giữ văn hóa
truyền thống của dân tộc. Sự tăng lên về quy mô ngành nghề TCMN được
hiểu là sự mở rộng về sản xuất của từng ngành TCMN và số lượng ngành
nghề được tăng lên theo thời gian và khơng gian, trong đó ngành nghề nghề
thủ cơng mỹ nghệ cũ được củng cố, ngành nghề nghề thủ công mỹ nghệ mới
được hình thành. Từ đó giá trị sản lượng của ngành nghề nghề thủ công mỹ
nghệ không ngừng được tăng lên, nó thể hiện sự tăng trưởng của ngành nghề
này. Sự phát triển ngành nghề nghề thủ công mỹ nghệ yêu cầu sự tăng trưởng
của ngành nghề TCN phải đảm bảo hiệu quả kinh, tế xã hội và môi trường.
* Nội dung phát triển ngành thủ công mỹ nghệ
- Phát triển về mặt số lượng ngành TCMN
Sự phát triển về mặt số lượng ngành thủ công mỹ nghệ được hiểu là sự

gia tăng về số lượng mặt hàng TCMN sản xuất, gia tăng về số lượng, quy mô
đơn vị sản xuất hàng TCMN.
Phát triển về mặt số lượng ngành TCMN được đánh giá thơng qua các
tiêu chí sau:
+ Mức độ biến động và tăng trưởng số lượng mặt hàng TCMN được
sản xuất
+ Mức độ biến động và tăng trưởng số lượng làng nghề thủ công mỹ
nghệ và ngành hàng TCMN.
+ Mức độ biến động và tăng trưởng số lượng cơ sở kinh doanh ngành
TCMN.


19

+ Mức độ biến động và tăng trưởng về sản lượng ngành TCMN.
- Chuyển dịch về mặt cơ cấu hàng TCMN
Cùng với sự phát triển về mặt số lượng hàng thủ cơng mỹ nghệ thì cơ
cấu hàng thủ cơng mỹ nghệ cũng có sự dịch chuyển theo hướng tiến bộ hơn.
Đó là cơ cấu mặt hàng TCMN chuyển dịch theo hướng ngày càng phong phú
và đa dạng, trong đó tập trung phát triển những mặt hàng mà địa phương có
ưu thế, tức là tận dụng, phát huy các ưu thế về nguồn lao động, về nguyên vật
liệu, về truyền thống lâu đời….
Chuyển dịch về mặt cơ cấu hàng TCMN được biểu hiện thơng qua các
tiêu chí:
+ Cơ cấu theo làng nghề sản xuất hàng TCMN
+ Cơ cấu theo sản lượng hàng TCMN
+ Cơ cấu theo cơ sở sản xuất kinh doanh hàng TCMN
- Phát triển về mặt chất lượng ngành TCMN
Phát triển về mặt chất lượng ngành TCMN có nghĩa là mặt hàng
TCMN sản xuất ra với chất lượng ngày càng cao, hiệu quả kinh tế ngày càng

tăng từ đó góp phần tăng thu nhập cho lao động, cho chủ cơ sở sản xuất kinh
doanh và tăng thu cho địa phương. Chất lượng của hàng TCMN sản xuất ra
được biểu hiện thơng qua: tính thẩm mỹ, độ bền, tính hữu dụng,… của các
sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Phát triển về mặt chất lượng ngành TCMN được đo lường bởi các
tiêu chí:
+ Sự gia tăng về năng lực cạnh tranh của các cơ sở sản xuất, kinh
doanh hàng TCMN: điều này được đo lường bởi:
Năng lực vốn: quy mô vốn kinh doanh ngày càng mở rộng tạo ra năng
lực sản xuất của các cơ sở kinh doanh hàng TCMN.


20

Năng lực về công nghệ: Khả năng ứng dụng khoa học cơng nghệ vào
sản xuất hàng TCMN, góp phần tăng năng suất lao động và tăng chất lượng
sản phẩm.
Nguồn nhân lực: Sự gia tăng về quy mô lao động và chất lượng nguồn
nhân lực của các cơ sở kin doanh TCMN sẽ góp phần gia tăng hiệu quả kinh
doanh và năng lực cạnh tranh của ngành TCMN.
Nguồn nguyên liệu: Với nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định về lượng
cung và giá cả với chất lượng tốt sẽ tạo điều kiện gia tăng chất lượng sản
phẩm, hạ giá thành và tăng năng lực cạnh tranh.
Khả năng chiếm lĩnh thị trường: Đây là khả năng đẩy mạnh tiêu thụ sản
phầm hàng TCMN trên cả thị trường nội địa và xuất khẩu, góp phần gia tăng
năng lực cạnh tranh và gia tăng hiệu quả kinh doanh.
Kết quả sản xuất kinh doanh: được biểu hiện thông qua doanh thu, lợi
nhuận của các cơ sở sản xuất hàng TCMN.
+ Sự gia tăng về giá trị sản lượng, giá trị xuất khẩu hay đóng góp vào
GDP cho địa phương.

+ Sự gia tăng về thu ngân sách nhà nước trên địa bàn.
+ Sự gia tăng về thu nhập cho người lao động và góp phần giải quyết
việc làm cho người lao động trên địa bàn.
+ Mức độ tác động tới môi trường của địa phương.
Trên quan điểm phát triển bền vững, phát triển ngành TCMN còn yêu
cầu: Sự phát triển phải có kế hoạch, qui hoạch; sử dụng các nguồn lực như tài
nguyên thiên nhiên, lao động, vốn, nguyên liệu cho sản xuất...đảm bảo hợp lý
có hiệu quả; nâng cao mức sống cho người lao động; không gây ơ nhiễm mơi
trường; giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc...
1.2.2. Vai trị của phát triển ngành thủ cơng mỹ nghệ


21

* Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ nhằm sản xuất ra các sản phẩm
đem bán, tạo thu nhập cho người dân và chủ cơ sở sản xuất, góp phần xóa
đói giảm nghèo
Phát triển tồn diện kinh tế, xã hội nông thôn, tạo việc làm, nâng cao
đời sống cho dân cư nông thôn là vấn đề quan trọng hiện nay ở nước ta.
Trong khi diện tích đất canh tác bình quân đang dần bị thu hẹp do tác động
của đô thị hóa và cơng nghiệp hóa thì phát triển ngành TCMN chính là biện
pháp quan trọng để tạo ra thu nhập cho người lao động và chủ cơ sở sản
xuất. Sản xuất TTCN chủ yếu thực hiện bằng tay, không địi hỏi cao về
chun mơn, kỹ thuật như đối với các lĩnh vực sản xuất khác nhưng mặt
hàng này được các khách du lịch khá ưa chuộng, đặc biệt là tiềm năng xuất
khẩu khá lớn.
Trong các làng nghề thủ công truyền thống, TCMN đã được khôi phục
và phát triển đều giàu có hơn các làng thuần nơng khác trong vùng. Ở các
làng nghề tỷ lệ hộ giàu thường rất cao, thường khơng có hộ đói, tỷ lệ hộ
nghèo rất thấp, thu nhập từ ngành nghề thủ công chiếm đại bộ phận tổng thu

nhập của dân cư trong làng, hệ thống cơng trình cơng cộng, kết cấu hạ tầng
phát triển, nhà cửa cao tầng của các hộ dân ngày một nhiều, tỷ lệ số hộ có các
loại đồ dùng tiện nghi đắt tiền chiếm tỷ trọng khá làm cho người lao động nói
riêng và người dân ở các làng nghề nói chung sẽ n tâm tập trung cho cơng
việc của mình. Người lao động sẽ không phải rời bỏ quê hương vì sinh kế,
thực hiện được q trình đơ thị hố phi tập trung. Mức thu nhập trung bình
của các hộ gia đình tham gia sản xuất thủ cơng thường cao hơn 3 - 4 lần so
với người lao động thuần nơng, có thể thấy rằng ngành nghề thủ cơng đóng
góp rất lớn vào q trình phát triến kinh tế nơng thơn do mức thu nhập trung
bình của cả nam giới và phụ nữ làm nghề thường cao hơn so với mức trung
bình của cả nước, tỷ lệ nghèo giảm.


22

* Phát triển ngành thủ cơng mỹ nghệ góp phần tạo công ăn việc làm
cho người lao động
Dân số và việc làm là hai vấn đề có mối quan hệ mật thiết và cùng tác
động quyết định lên tiến trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, giải
quyết việc làm là một trong những vấn đề hết sức cơ bản và quan trọng trong
công cuộc phát triển đất nước. Trong các ngành nghề thủ cơng nói chung và
ngành thủ cơng mỹ nghệ nói riêng, lao động sống thường chiếm tỷ lệ tới 6065% giá thành sản phẩm, nên việc phát triển ngành thủ công mỹ nghệ sẽ phù
hợp với yêu cầu giải quyết việc làm cho người lao động đang tăng lên nhanh
chóng, nhất là ở nơng thơn. Phát triển ngành hàng thủ cơng mỹ nghệ có thể
thu hút một lực lượng lớn lao động vào sản xuất, những lao động này được
đào tạo tại cơ sở sản xuất, chỉ trong thời gian ngắn họ có thể trở thành đội ngũ
lao động lành nghề và có khả năng tiếp thu những cơng nghệ mới một cách
nhanh chóng và sản xuất ra các loại sản phẩm đa dạng với sự kết hợp từ rất
nhiều loại nguyên liệu, trên thực tế đã hình thành cứ xuất khẩu 1 triệu USD
thì thu hút khoảng 3,5-4.000 lao động chuyên nghiệp/năm, hàng năm tạo ra

thêm 300.000 việc làm ở khu vực nông thôn.
Quy mô dân số cả nước năm 2013 ước tính 90 triệu người, trong đó dân
số thành thị chiếm 28,5%, dân số nông thôn là 71,5%, tỷ lệ thất nghiệp ở nông
thôn cịn khá cao. Vấn đề việc làm ở nơng thơn luôn là mối quan tâm của xã
hội. Theo thống kê gần 70% dân số nông thôn làm làm nghề nông. Tình trạng
nghèo và thiếu việc làm trong khu vực này đang tạo ra một luồng di dân tự do
rất lớn ra thành thị, làm cho dân số đô thị tăng đột biến gây nhiều khó khăn về
an ninh xã hội và môi trường.
Việc phát triển ngành thủ công mỹ nghệ với quy mô lớn để tạo ra sản
phẩm chất lượng, đem đi tiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu nước ngồi, sẽ
góp phần giải quyết vấn đề cơng ăn việc làm cho người lao động.


23

* Phát triển ngành thủ cơng mỹ nghệ góp tăng giá trị tổng sản phẩm
hàng hóa cho nền kinh tế
Hiện nay, nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ đã và đang được khôi
phục đồng thời với việc phát triển các làng, cụm làng mới, nghề mới. Một số
lượng lớn các làng nghề thủ công mỹ nghệ đã được tăng cường hoạt động,
kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hoá, phục vụ xuất khẩu. Ngồi ra, thu
nhập của dân cư nói chung và dân cư nơng thơn nói riêng tăng lên sẽ mở ra cơ
hội mới của một thị trường nội địa tiềm năng, với sức mua ngày càng gia tăng
đối với các sản phẩm truyền thống độc đáo của công nghiệp nông thôn. Xu
thế phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế và khu vực là những thách thức nhưng
cũng đồng thời là cơ hội để sản phẩm thủ công mỹ nghệ thâm nhập hiệu quả
hơn vào thị trường khu vực và thế giới.
Sản phẩm của ngành thủ công mỹ nghệ là nhân tố quan trọng thúc đẩy
phát triển sản xuất hàng hố ở nơng thơn. Ngành thủ cơng mỹ nghệ hàng năm
luôn sản xuất ra một khối lượng sản phẩm hàng hố lớn đóng góp đáng kể vào

giá trị sản lượng của từng địa phương nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói
chung. Tỷ trọng hàng hố ở các làng nghề thường cao hơn rất nhiều so với các
làng thuần nơng. Những địa phương có nhiều làng nghề thì nền kinh tế hàng hố
thường phát triển hơn so với các địa phương có ít làng nghề.
Số liệu từ Hiệp hội Xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam, 7 tháng đầu năm
2013, kim ngạch xuất khẩu của ngành TCMN tăng khoảng 7% so với cùng
kỳ, trong đó, mặt hàng mây, tre, cói, thảm tăng 4,8%, đạt 127 triệu USD; mặt
hàng gốm sứ tăng 5,9%, đạt 255 triệu USD… toàn năm 2013, kim ngạch xuất
khẩu thủ công mỹ nghệ đạt 1,5 tỷ USD. Rõ ràng, ngành thủ công mỹ nghệ
không chỉ góp phần tăng trưởng GDP mà cịn góp phần làm tăng kim ngạch
xuất khẩu của cả nước.
* Phát triển ngành thủ cơng mỹ nghệ góp phần bảo tồn bản sắc văn
hố của dân tộc trong thời đại tồn cầu hố


24

Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động
lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Một sự phát triển đúng đắn phải là
đến hiện đại từ truyền thống, chỉ có như vậy mới khơng đánh mất mình trong
q trình hiện đại hố. Phần q báu nhất trong di sản văn hoá là những giá trị
truyền thống, tiêu biểu cho sức sống, phẩm chất, tính cách, bản sắc dân tộc
được lun giữ tạo thành bàn đạp, sức mạnh bên trong cho sự phát triển bền
vững của cá nhân và cộng đồng.
Nhiều nghề và làng nghề thủ công mỹ nghệ của nước ta đã nổi bật lên
trong lịch sử văn hoá Việt nam. Nhiều sản phẩm của các làng nghề sản xuất ra
mang tính nghệ thuật cao với các đặc tính riêng có của làng nghề và những
sản phẩm đó đã vượt qua giá trị hàng hoá đơn thuần, trở thành những sản
phẩm văn hoá được coi là biểu tượng của truyền thống dân tộc Việt nam.
Ngành nghề truyền thống, đặc biệt là các nghề thủ cơng mỹ nghệ, chính là di

sản quý giá mà cha ông chúng ta đã tạo lập và để lại cho các thế hệ sau. Bởi
vậy, phát triển ngành thủ cơng mỹ nghệ góp phần đắc lực vào việc giữ gìn các
giá trị văn hố của dân tộc Việt Nam trong q trình cơng nghiệp hố hiện
đại hóa đất nước.
Cả nước ta hiện có khoảng 300 làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền
thống trong tổng số khống 2.017 làng nghề; có những làng nghề nổi tiếng
như làng lụa Vạn Phúc, gỗ Đồng Kỵ, gốm sứ Bát Tràng, đúc đồng Ý n, thổ
cẩm Hồ Bình, thổ cẩm Chăm, thêu Huế, chạm bạc Đồng Xâm, sứ Bình
Dương... Khi cuộc cạnh tranh với quy mơ tồn cầu mở ra, những sản phẩm
thủ công mỹ nghệ mà doanh nhân nước ta mang ra thị trường đều phải có sức
cạnh tranh cao hơn trước, không những trên thị trường thế giới mà còn ngay
trên thị trường trong nước. Song, điều cần nhấn mạnh là đó khơng chỉ là
những hoạt động đơn thuần kinh tế mà ẩn chứa bên trong các sản phẩm thủ
cơng mỹ nghệ ấy ln ln có hàm lượng văn hoá, trước hết là văn hoá của


×