Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa tại trường đại học lâm nghiệp, huyện chương mỹ, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MƠI TRƯỜNG
--------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
GIẢM THIỂU RÁC THẢI NHỰA TẠI TRƯỜNG ĐẠI
HỌC LÂM NGHIỆP, HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI

NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 7440301

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Dương Thị Bích Ngọc
ThS. Trần Thị Hương

Sinh viên thực hiện

: Trịnh Thị Quyên

MSV

:1653060385

Lớp

: K61 - KHMT


Khóa học

: 2016 – 2020

Hà Nội - 2020


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu cùng những cố gắng nỗ lực của bản thân,
dưới sự giảng dạy, truyền dạy kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm của các thầy cô giáo
Khoa Quản lý Tài Nguyên Rừng và Môi Trường - Trường Đại học Lâm nghiệp, đến
nay khố luận của tơi đã đã được hồn thành. Qua đây, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu
sắc tới các thầy cô giáo.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cơ giáo TS Dương Thị Bích Ngọc và
ThS. Trần Thị Hương, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hồn thành khóa luận. Cảm ơn
các cơ ln tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những vốn kiến thức, chia sẻ, bảo ban
kiến thức chun mơn giúp tơi hồn thành tốt khóa luận của mình.
Vì kiến thức chun mơn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm
thực tiễn nên nội dung của khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu xót, tơi rất mong
nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của q thầy cơ cùng tồn thể các anh chị, các bạn, các
em để báo cáo được hồn thiện hơn.
Sau khi kết thúc khóa luận bản thân tôi đã học tập được rất nhiều kinh nghiệm
cũng như kỹ năng bổ ích. Và có lẽ đây sẽ là hành trang giúp tôi vững bước trên con
đường sự nghiệp của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

i


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i
MỤC LỤC .................................................................................................................... ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP .................................................................. iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................................1
Chương 1.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................3
1.1. Tổng quan về rác thải nhựa (RTN).........................................................................3
1.1.1. Một số định khái niệm .........................................................................................3
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh rác thải nhựa ......................................................................3
1.1.3. Sự tồn tại của RTN ..............................................................................................5
1.1.4. Tác hại của rác thải nhựa .....................................................................................6
1.2. Thực trạng rác thải nhựa tại Việt Nam và trên Thế giới ........................................8
1.2.1. Trên Thế giới .......................................................................................................8
1.2.2. Tại Việt Nam .......................................................................................................9
1.3. Giải pháp quản lý rác thải nhựa ............................................................................10
1.3.1. Trên Thế giới .....................................................................................................10
1.3.2. Tại Việt Nam .....................................................................................................14
Chương 2.MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............18
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................18
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................18
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................18
2.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................19
2.4.1. Phương pháp thu thập và kế thừa số liệu...........................................................19
2.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa ..........................................................................20
2.4.3. Phương pháp điều tra xã hội học .......................................................................20
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................21
2.4.5. Các phương pháp khác ......................................................................................21
Chương 3.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

.....................................................................................................................................22
ii


3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................22
3.1.1. Vị trí địa lý .........................................................................................................22
3.1.2. Điều kiện khí hậu...............................................................................................23
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .....................................................................................23
3.3. Lịch sử và cơ sở vật chất của trường đại học Lâm nghiệp ...................................24
3.3.1. Lịch sử ...............................................................................................................24
3.3.2. Cơ sở vật chất ....................................................................................................25
3.3.3. Các ngành học bậc đại học ở trường Đại học lâm nghiệp Việt Nam: ...............25
Chương 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................................................27
4.1. Thực trạng rác thải nhựa tại trường Đại học Lâm Nghiệp ...................................27
4.1.1. Nguồn phát sinh rác thải nhựa tại trường Đại học Lâm Nghiệp .......................27
4.1.2. Khối lượng rác thải nhựa tại trường Đại học Lâm Nghiệp ...............................29
4.1.3. Thành phần RTN trường Đại học Lâm Nghiệp.................................................32
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát sinh rác thải nhựa tại trường Đại học Lâm
Nghiệp .........................................................................................................................33
4.3. Thực trạng quản lý rác thải nhựa tại trường Đại học Lâm Nghiệp ......................39
4.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý rác thải nhựa ................................................................39
4.3.2. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải ...............................................39
4.4. Đề xuất giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa tại trường Đại học Lâm Nghiệp ......45
4.4.1. Giải pháp về quản lý ..........................................................................................46
4.4.2. Giải pháp tuyên truyền ......................................................................................47
4.4.3. Giải pháp hỗ trợ .................................................................................................61
Chương 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................63
5.1. Kết luận.................................................................................................................63
5.2. Tồn tại ...................................................................................................................64
5.3. Kiến nghị ..............................................................................................................64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

iii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƯỜNG
TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Tên khóa luận: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu rác thải
nhựa tại trường Đại học Lâm nghiệp, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”
2. Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Quyên
3. Giáo viên hướng dẫn: TS. Dương Thị Bích Ngọc
ThS. Trần Thị Hương
4. Mục tiêu nghiên cứu:
* Mục tiêu chung:
Đề tài góp phần giảm thiểu và quản lý hiệu quả rác thải nhựa tại trường Đại học
Lâm nghiệp, thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
* Mục tiêu cụ thể:
-

Đánh giá được thực trạng rác thải nhựa tại trường Đại học Lâm Nghiệp, huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

-

Đề xuất được giải pháp giảm thiểu và quản lý hiệu quả rác thải nhựa tại trường
Đại học Lâm Nghiệp, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

5. Nội dung nghiên cứu
1. - Nghiên cứu thực trạng rác thải nhựa tại trường Đại học Lâm Nghiệp.

2. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát sinh rác thải nhựa tại trường
Đại học Lâm Nghiệp.
3. Nghiên cứu thực trạng quản lý rác thải nhựa tại trường Đại học Lâm Nghiệp.
4. Đề xuất giải pháp giảm thiểu và quản lý hiệu quả rác thải nhựa tại trường Đại
học Lâm Nghiệp.
6. Những kết quả đạt được

- Khối lượng rác thải nhựa của nhà trường tương đối lớn, trung bình 98,78 kg
RTN/ngày chiếm 20,1% so với tổng lượng rác thải tại trường. Các hoạt động dịch vụ,
giảng đường, ký túc xá sinh viên, văn phịng làm việc, phịng thí nghiệm, tập thể cán
bộ và các khu vực công cộng đều là những nguồn phát sinh rác thải nhựa tại trường,
trong đó ký túc xá phát sinh nhiều RTN nhất (38,74 kg/ngày)
iv


- Thành phần rác thải nhựa khá đa dạng, trong đó nhiều nhất là túi nilong (chiếm
82,98% so với tổng RTN toàn trường). Ngoài ra, vỏ chai các loại nước, vỏ hộp đựng
thức ăn, cốc nhựa, thìa nhựa dùng 1 lần, … cũng là một trong những thành phần RTN
chủ yếu phát sinh tại trường.

- Sự tiện dụng, do thói quen và khơng có sự lựa chọn là những ngun nhân chủ
yếu khiến cho sinh viên sử dụng và phát thải RTN. Ngoài ra, thái độ, nhận thức của
sinh viên trường ĐHLN về vấn đề RTN còn hạn chế. Đa số đều chưa thực sự quan tâm
đến vấn đề cấp bách này.

- Cơng tác thu gom rác thải nói chung cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thực tế và
hiệu quả. Tuy nhiên, RTN vẫn chưa được phân loại đúng cách và xử lý RTN chưa tốt
vì đem đi chôn lấp, RTN tồn lưu trong đất, bãi chôn lấp tác động rất xấu.

- Trước thực trạng về nguồn phát sinh, khối lượng, thành phần RTN cũng như

thái độ, nhận thức, mong muốn của sinh viên cùng với thực trạng công tác quản lý rác
thải, đề tài đã đề xuất được phương án phân loại rác tại nguồn kết hợp với các biện
pháp hỗ trợ khác để góp phần giảm thiểu RTN tại trường và nâng cao nhận thức của
sinh viên đối với vấn đề này.

- Đề tài đã thiết kế được 1 poster để tuyên truyền và 1 chương trình truyền thơng
với 3 sự kiện chính là tọa đàm “Chung tay vì một cộng đồng khơng rác thải nhựa:
Trách nhiệm của sinh viên.”, hoạt động truyền thông “Đổi nhựa lấy cây” và hoạt động
Tổng dọn vệ sinh – Ai cũng là người hành động.

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Nghĩa của từ

Từ viết tắt

1

RTN

Rác thải nhựa

2

SV


Sinh vật

3

VSV

Vi sinh vật

4

CLN

Chất lượng nước

5

ĐV

Động vật

6

TP

Thành phố

7

DN


Doanh nghiệp

8

BVMT

Bảo vệ môi trường

9

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

10

ĐHLN

Đại học Lâm Nghiệp

11

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

12

NC


Nghiên cứu

13



Giảng đường

14

KTX

Ký túc xá

15

TTCB

Tập thể cán bộ

16

PTN

Phòng thí nghiệm

17

VP


Văn phịng

18

CC

Cơng cộng

19

CLB

Câu lạc bộ

20

ƠNMT

Ơ nhiễm mơi trường

21

VMT

Vì mơi trường

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1. Mẫu biểu điều tra số lượng thùng rác tại trường ĐHLN ...........................20
Bảng 4. 1. Nguồn phát sinh RTN trường ĐHLN ........................................................28
Bảng 4. 2. Hệ số phát sinh RTN trường ĐHLN ..........................................................29
Bảng 4. 3. Khối lượng RTN tại trường ĐHLN ...........................................................30
Bảng 4. 4. Thành phần RTN trường ĐHLN ................................................................32
Bảng 4. 5. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra .................................................................33
Bảng 4. 6. Số lượng thùng rác tại các khu vực trong trường ĐHLN ..........................40
Bảng 4. 7. Kết quả phiếu điều tra ................................................................................41
Bảng 4. 8. Kết quả phiếu điều tra ................................................................................45
Bảng 4. 9. Kết quả phiếu điều tra ................................................................................49
Bảng 4. 10. Mục tiêu của các nhóm đối tượng truyền thông ......................................51
Bảng 4. 11. Kế hoạch truyền thông (Tạm thời trong 3 tháng, gồm 3 sự kiện nổi bật)53
Bảng 4. 12. Dự trù kinh phí cho chương trình truyền thông .......................................60

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1 . Tỷ lệ sản phẩm nhựa tạo ra của các ngành sản xuất trong 1 năm so với tổng
lượng nhựa tồn cầu ......................................................................................................5
Hình 1. 2. Thời gian phân hủy của các loại rác thải [8] ..................................................6
Hình 3. 1. Vị trí địa lý TT. Xn Mai, Chương Mỹ, Hà Nội ......................................22
Hình 4. 1. Nguồn phát sinh RTN trường Đại học Lâm Nghiệp ..................................27
Hình 4. 2. Biểu đồ khối lượng RTN tại các nguồn phát sinh ......................................30
Hình 4. 3. Biểu đồ tỷ lệ % RTN tại các nguồn phát sinh ............................................31
Hình 4. 4. Một số loại rác thải trong thùng rác tại giảng đường G1 sau 1 ngày .........33
Hình 4. 5. Thói quen mang chai nước, đồ ăn đồ uống lên lớp học của sinh viên trường
ĐHLN ..........................................................................................................................36
Hình 4. 6. Chai nhựa, vỏ hộp sữa, vỏ bánh kẹo... bỏ ln tại lớp học sau khi sử dụng38

Hình 4. 7. Mơ hình quản lý rác thải trường Đại học Lâm Nghiệp ..............................39
Hình 4. 8. Rác thải tràn ra khỏi thùng gây mùi khó chịu, mất mỹ quan .....................42
Hình 4. 9. Mặc dù có thùng rác phân loại nhưng rác thải vẫn chưa được phân loại đúng
cách ..............................................................................................................................43
Hình 4. 10. Nhân viên của công ty Môi trường đô thị Xuân Mai đang tiến hành đi thu
gom và vận chuyển rác thải đến nơi xử lý ...................................................................44
Hình 4. 11. Poster tuyên truyền giảm thiểu rác thải nhựa tại trường ĐHLN ..............48
Hình 4. 12. Fanpage "Lâm Nghiệp chung tay chống RTN" ........................................56
Hình 4. 13. Backdrop của cuộc thi ..............................................................................57
Hình 4. 14. Backdrop của tọa đàm ..............................................................................58
Hình 4. 15. Backdrop của talkshow.............................................................................59
Hình 4. 16. Backdrop cuộc thi: Bàn tay kỳ diệu (Tái chế rác thải nhựa) ....................60
Hình 4. 17. Vibabo shop – Sản phẩm handmade làm từ tre thân thiện với môi trường61
Hình 4. 18. Một số sản phẩm thay thế đồ nhựa thân thiện với môi trường .................62

viii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bước vào giai đoạn đầu của thế kỷ 21, thế kỷ của sự phát triển như vũ bão về
khoa học kỹ thuật, của những dấu ấn từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, bên
cạnh những thành tựu về kinh tế, về khoa học – kỹ thuật, …chúng ta đang phải giải
quyết những vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu, trong đó, một vấn đề nhức nhối
đang được Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm đó là vấn đề về rác thải
nhựa.
Nhựa là một trong những chất liệu tiện dụng nhất mà con người từng phát
minh. Tuy nhiên, sự tiện dụng từ chất liệu này dần trở thành mối đe dọa hàng đầu đến
môi trường và con người. Việc lạm dụng sử dụng túi ni lơng khó phân huỷ và các sản
phẩm nhựa, đặc biệt là đồ nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả khôn
lường đối với mơi trường. Trung bình để phân huỷ hồn tồn các chất thải từ nhựa và

ni lông phải mất hàng trăm, thậm chí tới hàng nghìn năm. Rác thải nhựa nằm rất nhiều
dưới đáy đại dương và sẽ trở thành một phần thức ăn đầu độc các sinh vật biển [1]
Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam (viết tắt là VNUF) là trường đào tạo đa
ngành bậc đại học và sau đại học ở Việt Nam, nằm gần ngã 4 giao nhau giữa QL6 và
QL21A (nay là đường mòn Hồ Chí Minh), là một trong những trường đại học có khn
viên rộng với tổng diện tích là 160ha bao gồm khn viên trường với diện tích khoảng
50ha và 110ha rừng thực nghiệm. Nhà trường đã xây dựng được 6 tòa nhà giảng đường
bao gồm 4 giảng đường cao tầng dành cho sinh viên học lý thuyết và 2 giảng đường lớn
dành cho các cuộc hội thảo, chuyên đề khoa học với trên 100 phòng học cho hơn 10.000
sinh viên. Khu ký túc xá sinh viên 11 tầng vừa mới hoàn thiện, đủ chỗ ăn ở sinh hoạt
cho hơn 3000 sinh viên, học viên và giảng viên. Ngồi ra, trường cịn có các khu làm
việc của cán bộ viên chức trong trường, khu thể dục thể thao, vui chơi giải trí, điển hình
là quảng trường sinh viên đã hồn thành, câu lạc bộ sinh viên [11]
Với số lượng cán bộ, sinh viên làm việc, học tập cũng như sinh hoạt trong
trường như trên đã thải ra một lượng rác thải lớn hàng ngày, trong đó có cả rác thải
nhựa. Mặc dù lượng rác nhựa cùng với rác thải khác được thu gom hàng ngày và đem
đi chôn lấp nhưng nếu không có biện pháp giảm thiểu và xử lý hợp lý đối với rác thải
nhựa thì sẽ ảnh hưởng vơ cùng lớn đến môi trường và hệ sinh thái.

1


Để tìm hiểu, đánh giá về thực trạng rác thải nhựa làm cơ sở đề xuất giải pháp
nhằm giảm thiểu và quản lý rác thải nhựa tại trường Đại học Lâm Nghiệp, em đã thực
hiện đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu rác
thải nhựa tại trường Đại học Lâm nghiệp, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”

2



Chương 1.
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về rác thải nhựa (RTN)
1.1.1. Một số định khái niệm
Nhựa: Thuật ngữ “nhựa” được dùng để chỉ các vật liệu được làm từ nhiều vật
chất như carbon, hydro, oxi, nito, clo và lưu huỳnh. Nhựa được tạo thành từ những
phân tử qua q trình nhựa hóa, tạo hình bằng nhiệt và áp suất. Nhựa khơng thể tự
phân hủy. Chúng chỉ có thể bị phân hủy dưới ánh sáng mặt trời hoặc bị phân rã thành
các mảnh nhỏ [8].
Rác thải nhựa: là những chất không được phân hủy trong nhiều môi trường.
Bao gồm nhiều loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi cũ… Chất thải ni lơng gồm các bao
bì bằng nhựa polyethylene (PE) sau khi sử dụng trở thành rác thải. Trong rác thải sinh
hoạt cịn có các loại nhựa khác cũng có chứa các loại nhựa phế thải. Rác thải ni lơng
thực chất là một hỗn hợp nhựa, trong đó chiếm phần lớn là nhựa PE.
Hạt vi nhựa: Những hạt nhựa siêu nhỏ có kích thước nhỏ hơn 5mm mà mắt
thường khơng thể nhìn thấy. Với kích thước này, chúng dễ dàng lọt qua hệ thống xử lý
và đi vào bất cứ đâu: trôi nổi trong đại dương, trong bụng của tôm cá, trong nước uống
sinh hoạt hoặc trong thức ăn của con người. Khoảng 10% các sản phẩm làm đẹp, tẩy
rửa và áo quần được làm từ các hạt vi nhựa. [8]
Phân loại rác: Việc dựa vào nguồn gốc, đặc tính hoặc mục đích sử dụng của
các loại rác để phân chúng theo các nhóm phù hợp với quy định về phân loại rác của
địa phương hoặc quốc gia mà bạn sống. Phân loại rác tại nhà có thể phân thành các
loại: rác tái chế được, rác hữu cơ và các rác còn lại.
Tái sử dụng: Việc sử dụng lại một vật gì đó (mà thường sẽ bị vứt bỏ) không chỉ
một mà qua nhiêu lần, với các mục đích sử dụng có thể khác nhau nhưng khơng cần
qua quá trình tái sản xuất.
Tái chế: Các hoạt động sử dụng vật liệu từ rác thải để sản xuất ra các sản phẩm,
vật liệu và vật chất với mục đích sử dụng ban đầu hoặc cho các mục đích khác [1]
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh rác thải nhựa


- Rác thải nhựa từ sinh hoạt: Là rác thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng
ngày của con người như túi nilon, chai nhựa, hộp nhựa, … Đặc biệt, với đời sống ngày
3


càng bận rộn như hiện nay thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm thức ăn nhanh, đồ dùng 1
lần ngày càng cao, kéo theo đó là lượng rác thải nhựa cũng tăng lên theo cấp số nhân.

- Rác thải nhựa từ hoạt động công nghiệp: Rác thải nhựa cũng xuất hiện từ các
nhà máy, xí nghiệp, khu cơng nghiệp… trong cả q trình sản xuất, thi cơng lẫn q
trình sinh hoạt của cán bộ nhân viên, công nhân viên.

- Rác thải nhựa từ các khu du lịch, dịch vụ: Các điểm bn bán, khu vui chơi giải
trí, nhà hàng, khách sạn… cũng là nơi xuất phát của rất nhiều rác thải nhựa.

- Rác thải nhựa từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học.
- Rác thải nhựa từ y tế: Do đặc thù của ngành y tế là sử dụng đồ dùng 1 lần để
giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, quy định nghiêm ngặt về an toàn nên lượng rác thải
nhựa từ y tế là rất lớn. Các loại rác thải từ y tế gồm: túi nilon, bao gói vật tư thiết bị y
tế, dụng cụ đóng gói thuốc, hóa chất hay kim tiêm, găng tay, chai, lọ, thuốc… [10]
Theo Liên Hiệp Quốc, mỗi năm chúng ta thải ra hơn 2,12 tỷ tấn rác thải. Đáng
lo ngại hơn, 99% những thứ mà chúng ta mua được vứt đi chỉ trong vòng 6 tháng.
Trong số 2,12 tỷ tấn rác thải mỗi năm, 91% rác thải nhựa không được tái chế [8]
Rác thải nhựa đến từ các hoạt động của con người, từ sinh hoạt, ăn uống, vui
chơi đến sản xuất, đi lại và làm việc. Hiện nay chúng ta sản xuất khoảng 300 triệu tấn
nhựa mỗi năm, tức gần bằng tổng trọng lượng dân số Trái Đất.
Lịch sử “xâm chiếm” của RTN:

- Những năm 1950 – 1970: Chỉ một số lượng nhựa nhỏ được sản xuất, do đó
cơng tác quản lý cũng dễ dàng.


- Những năm 1990: Tổng lượng nhựa sản xuất ra tăng gấp gần 3 lần so với 2 thập
niên trước đó

- Những năm 2000: Lượng nhựa sản xuất ra trong 1 thập niên còn cao hơn so với
tổng lượng nhựa sản xuất ra trong 40 năm trước đó

- Hiện nay: Mỗi năm có hơn 400 triệu tấn nhựa được làm ra và chúng không
ngừng tăng mỗi ngày.
Các nhà khoa học ước tính đã có 8,3 tỷ tấn nhựa đã được làm ra kể từ những
năm 1950. Đáng lo ngại hơn, 60% các sản phẩm nhựa bị thải vào môi trường hoặc bị
chôn lấp dưới đất.

4


Nếu tình hình này vẫn tiếp diễn, sẽ có nhiều rác thải nhựa hơn là cá trong đại
dương vào năm 2050.

Hình 1. 1 . Tỷ lệ sản phẩm nhựa tạo ra của các ngành sản xuất trong 1 năm so với
tổng lượng nhựa toàn cầu
Do dân số và nhu cầu của con người ngày càng tăng, lượng nhựa thải ra mơi
trường cũng vì thế mà khơng ngừng cao hơn qua các năm. Nhìn vào biểu đồ hình 1.1,
chúng ta có thể thấy ngành tạo ra nhiều nhựa nhất chính là ngành đóng gói với 36%
tổng lượng nhựa tồn cầu (năm 2015). Đây cũng là ngành phát thải nhựa nhiều nhất
với 141 triệu tấn nhựa chỉ riêng năm 2015 [8]
1.1.3. Sự tồn tại của RTN
Đa số đồ nhựa thuộc vào loại có thời gian phân hủy lâu nhất, từ 100 – 1000
năm hoặc có thể tồn tại vĩnh viễn.


5


Hình 1. 2. Thời gian phân hủy của các loại rác thải [8]
1.1.4. Tác hại của rác thải nhựa
Do được làm từ nguyên liệu không thân thiện với môi trường và một số có chứa
các chất độc hại, RTN đang tác động vô cùng nghiêm trọng đến hành tinh của chúng ta
trên rất nhiều phương diện:
 Ảnh hưởng đến sức khỏe con người:

- Rác thải nhựa có thời gian phân huỷ dài, và trong quá trình phân huỷ lên đến cả
100 năm thậm chí 1000 năm đó, chúng sẽ bị phân rã thành các mảnh nhựa siêu nhỏ [8]

- Những hạt vi nhựa (microplastic) này đi vào nguồn nước, đất, khơng khí, thức
ăn… và khi con người tiếp xúc, ăn phải những mảnh vi nhựa này thì sẽ ảnh hưởng trực
tiếp tới sức khỏe. Đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như mất cân
bằng hc-mơn, bệnh về hô hấp, bệnh về thần kinh…

6


- Ngoài ra, theo các nhà khoa học việc xử lý rác thải nhựa bằng cách đốt cũng
gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khoẻ cả cộng đồng. Khi đốt rác thải nhựa sẽ tạo ra khí
dioxin và fura… gây khó thở, rối loạn tiêu hố, làm tăng khả năng ung thư…
 Đối với SV biển:

- Tờ National Geographic đã thông báo rằng: “Nhựa đang biến đại dương thành
một bãi chiến trường đầy rẫy bom mìn đối với động vật biển”. RTN khiến các động
vật biển ăn, nuốt phải làm chúng bị nghẹt thở, tắc nghẽn hoặc tổn thương hệ tiêu hóa.
Một số loại RTN có thể khiến động vật biển mắc kẹt như lưới, chai nhựa, dây dợ hoặc

vỏ lon. Mỗi năm, có khoảng 1 triệu chim biển, 100.000 động vật có vú dưới biển, rùa
và vơ số tơm cá bị giết do RTN trong đại dương.

- Chuyên gia Hà Thanh Biên (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam) cho biết hiện
trên biển có khoảng 393 triệu tấn nhựa đang phân tán khắp nơi và trở thành mối đe dọa
nguy hiểm cho sinh vật biển.

+ Có đến hơn 260 loài sinh vật biển bị vướng hay ăn phải các mảnh rác thải nhựa
trên biển, gây phá hủy tế bào, tác động xấu tới hệ tiêu hóa… hoặc làm tắc khí quản gây
ngạt thở. Theo thống kê, bình qn trong mỗi con cá chứa khoảng 2.1 mảnh vi nhựa.
Đây chính là ngun nhân gây tử vong cho nhiều lồi động vật.

+ Việc trong sinh vật biển chứa nhiều mảnh vi nhựa, các rác thải nhựa trôi nổi
trên biển, cũng là nguyên nhân gây phá huỷ hay suy giảm đa dạng sinh học, làm thay
đổi cấu trúc, thành phần của hệ sinh thái biển.

+ Ngoài ra, rác nhựa gây ra một bãi rác khổng lồ trên biển, làm ô nhiễm trầm
trọng môi trường biển, khiến nhiều sinh vật biển không cịn “nhà” để sống và phát
triển.
 Đối với mơi trường:

- Ô nhiễm đất: Đất đai bị ô nhiễm do RTN khi bị chơn dưới lịng đất sẽ kết hợp
với nước và các chất khác để hình thành các chất hóa học nguy hại, gây giảm chất
lượng đất và giảm khả năng của đất trong việc hỗ trợ sự phát triển của cây cối và VSV,
và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

- Môi trường nước: Các chất gây hại trong q trình nhựa phân hủy khi bị chơn
dưới đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. RTN và hạt vi nhựa trôi nổi trong sông hồ,

7



đại dương sẽ khiến CLN ô nhiễm, ảnh hưởng sức khỏe và sự sống của các lồi thủy
sinh vật.

- Ơ nhiễm khơng khí: Ơ nhiễm khơng khí gia tăng bởi các hoạt động đốt bỏ RTN
– hoạt động phổ biến để xử lý chúng. Hít thở khơng khí bị ơ nhiễm bới nhựa sẽ gây
ảnh hưởng đến hệ hô hấp nói riêng và sức khỏe nói chung của con người và các lồi
động vật.
 Ơ nhiễm chuỗi thức ăn:
Ước tính có khoảng 5,3 nghìn tỷ hạt và mảnh nhựa trơi nổi trong các đại dương
và con số này đang tăng lên từng ngày. Chúng trở thành thức ăn của ĐV biển và cuối
cùng có thể chui vào dạ dày của chúng ta [8]
 Gây thiệt hại về kinh tế và du lịch:
Ô nhiễm RTN là nguyên nhân khiến nhiều quốc gia phải tiêu tốn nhiều ngân
sách để làm sạch, tốn đất đai để chôn lấp hoặc khiến nhiều điểm và hoạt động du lịch
bị tạm ngưng, trì trệ hoạt động, gây tổn thất đáng kể cho nền kinh tế. [8]
1.2. Thực trạng rác thải nhựa tại Việt Nam và trên Thế giới
1.2.1. Trên Thế giới
Hiện thế giới đang phải đối mặt với khoảng hơn 9,1 tỉ tấn rác thải nhựa tích tụ
trên Trái Đất. Rác thải nhựa ngay cả khi được thu gom và chôn lấp lẫn vào đất vẫn tồn
tại hàng trăm năm, làm thay đổi tính chất vật lý của đất, gây xói mịn đất, làm cho đất
khơng giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản oxy đi qua đất làm ảnh hưởng đến sinh
trưởng của cây trồng… Bên cạnh đó, 13 triệu tấn rác thải nhựa đã đổ ra đại dương, gây
tổn thương hệ san hô, đe dọa mơi trường sống của các lồi động, thực vật biển khiến
1,5 triệu động vật trên đại dương chết vì ngộ độc rác thải nhựa mỗi năm [5]
Chỉ tính riêng năm 2018, các nhà sản xuất trên thế giới đã sản xuất ra 360 triệu
tấn nhựa. Trong 50 năm qua, lượng nhựa được tiêu dùng đã tăng gấp 20 lần và dự kiến
sẽ cịn tăng gấp đơi con số hiện tại trong 20 năm tới.
Trước đó, Liên hợp quốc đã cơng bố một báo cáo về môi trường với những con

số khiến khơng ít người chống váng. Rất nhiều người sẽ khơng thể ngờ về thực tế là
hiện có tới 5.000 tỉ chiếc túi nhựa đã được sử dụng trên thế giới mỗi năm. Nếu xếp
chúng cạnh nhau có thể bao trùm một khu vực rộng gấp đơi diện tích nước Pháp.

8


Cứ mỗi phút trơi qua, tồn cầu tiêu thụ 1 triệu chai nhựa. Ðổi lại sự tiện dụng
này là khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra mỗi năm, gần tương đương với
trọng lượng của toàn bộ dân số tồn cầu [5]
Nguy hiểm hơn, ước tính chỉ có 9% số rác thải nhựa được tái chế, khoảng 12%
được đốt cháy, còn lại 79% vẫn đang tồn đọng trong các bãi chôn lấp, bãi rác và trong
môi trường tự nhiên [5]
Không những thế, đại dương đang là nơi hứng chịu lượng rác thải nhựa khổng
lồ. Ước tính lượng rác thải nhựa đổ xuống biển đến năm 2050 sẽ nhiều hơn lượng cá
(tính theo trọng lượng), đặc biệt, châu Á là khu vực gây ô nhiễm môi trường biển nhất
do rác thải nhựa, đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái và môi trường đại dương.
Những “đại dương ngập rác” sẽ giết chết những sinh vật biển bởi chưa có giải pháp
nào xử lý được, trong khi phải mất rất nhiều thời gian để tự huỷ một cách tự nhiên.
Riêng các nước thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình
Dương (APEC) chi 1,3 tỷ USD mỗi năm để giải quyết ô nhiễm môi trường biển do rác
thải nhựa, chưa kể những thiệt hại kinh tế xuất phát từ tác động tới môi trường hay sức
khỏe con người, ví dụ rác thải trên đại dương gây thiệt hại cho hệ thống sinh thái biển
ít nhất 8 tỷ USD/năm. [5]
1.2.2. Tại Việt Nam
Việt Nam được đánh giá là 1 trong 5 quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất, với
khoảng 1,8 triệu tấn ra môi trường mỗi năm nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế.
Chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người cũng tăng nhanh chóng từ 3,8 kg/năm/người năm
1990 lên 41 kg/năm/người vào năm 2015. Ðáng nói, việc nhập khẩu phế liệu nhựa vẫn
tăng theo cấp số nhân, cụ thể: năm 2016 nhập 18.548 tấn, năm 2017 là 90.839 tấn và 9

tháng năm 2018 là 175.000 tấn.
Thống kê của Bộ TN&MT cho thấy mỗi hộ gia đình tại Việt Nam sử dụng
khoảng 1kg túi nilon mỗi tháng. Chỉ tính riêng Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã thải ra
mơi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon. Riêng Hà Nội, thải ra 4.000 – 5.000 tấn
rác mỗi ngày, trong đó rác thải nilon chiếm 7 – 8%.
Một điều đáng lưu ý là việc phân loại, thu hồi và xử lý rác thải tại Việt Nam còn
rất hạn chế. Lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam, chiếm khoảng 8-12% chất
thải rắn sinh hoạt. Nhưng 10% số lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử

9


dụng mà thải bỏ hồn tồn ra ngồi mơi trường. Lượng chất thải nhựa và túi nilon thải
bỏ ở Việt Nam xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm. Đây là một “gánh nặng” cho mơi
trường, thậm chí có thể dẫn đến thảm họa “ô nhiễm trắng” mà các chuyên gia đã gọi. [5]
Xét riêng trong lĩnh vực y tế, quá trình khám, chữa bệnh và sinh hoạt hàng ngày
như các hoạt động sinh hoạt của nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh,
người sử dụng dịch vụ y tế từ các hoạt động chun mơn như bao bì, dụng cụ bao gói,
chứa, đựng thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư, vật liệu, đồ dùng trong y tế hoặc các
hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất…
cũng làm phát sinh rác thải nhựa ra ngồi mơi trường.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ y tế, có khoảng 5% rác thải y tế là rác thải
nhựa. Mỗi ngày, có khoảng 22 tấn chất thải nhựa được thải ra từ các hoạt động y tế.
Tại hội nghị trực tuyến ngày 18/08/2019, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
cho biết: Ô nhiễm chất thải nhựa ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường, sinh thái và
sức khỏe con người. Ước tính có hơn 700.000 loài sinh vật trên thế giới bị ảnh hưởng
tiêu cực do ô nhiễm chất thải nhựa và ngành y tế cũng cần phải có trách nhiệm trong
vấn đề này.
Việt Nam cũng đang đối mặt với nguy cơ trở thành bãi tập kết rác toàn cầu với
lượng rác thải nhựa tăng đến 200% trong năm qua.

Tuy nhiên, các nỗ lực nhằm giảm chất thải nhựa cũng đang được xúc tiến ngày
càng tích cực.
1.3. Giải pháp quản lý rác thải nhựa
1.3.1. Trên Thế giới
Châu Âu được xem là khu vực đi đầu trong nỗ lực giảm thiểu rác thải nhựa khi
Liên minh châu Âu (EU) ngày 28/5/2018 đã đề xuất cấm các sản phẩm bằng nhựa
dùng một lần, đồng thời kêu gọi thu gom hầu hết các loại chai nhựa vào năm 2025 và
tái chế tồn bộ bao bì nhựa vào năm 2030
Hiện việc sử dụng túi nhựa 1 lần ở các nước EU đã giảm 30% sau khi EC năm
2016 cấm các siêu thị cung cấp miễn phí cho khách hàng các loại túi này. Mục tiêu của
EU là tới năm 2026 số túi nhựa được sử dụng sẽ giảm xuống còn 40 túi/người/năm.
Các nước EU cũng hưởng ứng nhiệt tình khi các thành phố, siêu thị, nhà hàng nói
“khơng” với vật dụng nhựa xuất hiện ngày càng nhiều tại “lục địa già”.

10


Nhiều nước phương Tây cũng đã có những động thái cụ thể. Thủ tướng New
Zealand Jacinda Ardern đã tuyên bố từ năm 2019 nước này sẽ cấm sử dụng túi nilon
dùng một lần để giảm ơ nhiễm mơi trường. Chính phủ Cộng hịa Séc cũng đã thơng
qua một điều luật sửa đổi nhằm hạn chế việc sử dụng túi nilon của người dân, đáp ứng
những tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu (EU).
Tại châu Mỹ, Chile đã trở thành quốc gia Nam Mỹ đầu tiên thông qua lệnh cấm
dùng túi nilon sử dụng 1 lần. Colombia đã giảm 35% mức tiêu thụ túi nilon sau khi
đánh thuế đối với loại túi nilon to, trong khi thay đổi thiết kế nhằm sản xuất loại túi có
thể tái sử dụng.
Ðiều đáng mừng là một số quốc gia châu Phi dù điều kiện kinh tế cịn khó khăn
nhưng cũng đã, đang tích cực có những động thái quyết liệt với túi nilon và rác thải
nhựa. Tanzania là quốc gia mới nhất ở châu Phi bắt đầu áp dụng lệnh cấm túi nilon từ
ngày 1/6/2019.

Indonesia là quốc gia xếp thứ 2 trong số 5 quốc gia xả rác nhựa ra biển nhiều
nhất, chỉ sau Trung Quốc. Ngồi ra, Indonesia cũng là quốc gia có nhiều hịn đảo đang
là điểm nóng về rác thải nhựa trên thế giới.
Indonesia đã cam kết giảm 70% rác nhựa thải xuống biển vào năm 2025 bằng
cách tăng cường tái chế, nâng cao nhận thức cộng đồng và hạn chế dùng đồ nhựa, nhất
là túi nilon.
Mới đây, Tổng cục Thuế và Hải Quan thuộc Bộ Tài chính Indonesia thơng báo,
cơ quan này sẽ áp mức thuế 200 rupiah (hơn 300 đồng Việt Nam) đối với mỗi chiếc túi
nhựa.
Ngoài ra, để giảm bớt rác thải nhựa, Chính phủ nước này đã có nhiều giải pháp
can thiệp. Trong đó, giải pháp đổi chai nhựa lấy vé xe buýt gây tiếng vang lớn ở
Surabaya, thành phố 2,9 triệu dân ở phía đơng đảo Java, miền bắc Indonesia. Có tới
gần 16.000 người tới đổi rác nhựa lấy vé xe buýt mỗi tuần. [4]
Tại châu Á, Hàn Quốc ban hành Luật thúc đẩy tiết kiệm và tái chế tài nguyên
1994 cấm sử dụng đồ nhựa dùng một lần ở bếp ăn tập thể, Luật Quản lý môi trường
biển 2009 yêu cầu xây dựng Kế hoạch Quản lý rác thải biển.
Nhật Bản đã ban hành riêng một luật về rác thải. Để hạn chế tác động của rác
thải nhựa tới mơi trường, chính quyền Tokyo đã ban hành nhiều quy định về thu gom

11


và xử lý rác nói chung và rác thải nhựa nói riêng, trong đó Luật Tái chế một số đồ gia
dụng và Luật Thúc đẩy việc phân loại, thu gom, tái chế hộp và bao bì. Ngồi ra, Nhật
Bản cũng yêu cầu các DN tính phí cho các loại túi nhựa sử dụng một lần từ tháng
4/2020 nhằm giúp giảm chất thải nhựa. [2]
Thái Lan xem xét áp thuế với túi nilon và sản xuất túi nilon có khả năng tự phân
hủy hoặc loại túi nilon mỏng hơn.
Để giảm thiểu rác thải nhựa hiệu quả, Chính phủ Thái Lan đã thơng qua lộ trình
quản lý rác thải nhựa giai đoạn 2018 - 2030. Theo kế hoạch, đến năm 2022, Thái Lan

sẽ chấm dứt sử dụng các loại túi nhựa mỏng hơn 36 micron, các loại hộp xốp đựng
thực phẩm, các loại ống hút bằng nhựa và cốc nhựa sử dụng một lần. Chính phủ Thái
Lan cũng đặt hạn chót đến năm 2022, tất cả các sản phẩm và bao bì làm bằng nhựa đều
phải tái chế.
Tại quốc gia Đông Nam Á khác, Malaysia cũng có kế hoạch ngừng sử dụng đồ
nhựa sử dụng một lần vào năm 2030, trong đó chính quyền nước này đã ban hành lệnh
cấm sử dụng ống hút nhựa ở Thủ đô Kuala Lumpur, TP Putrajava và Labuan từ đầu
năm nay. Các DN bị phát hiện sử dụng ống hút nhựa có thể bị tước giấy phép kinh
doanh.
Nghị viện Thủ đô Mexico City của Mexico hồi đầu tháng 5/2019 đã phê chuẩn
cải cách điều 25 của Luật Chất thải rắn, qua đó cấm việc thương mại hóa, phân phối
túi nhựa và các sản phẩm nhựa sử dụng một lần cho người tiêu dùng vào năm 2021 để
hướng tới một TP xanh, thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm nhựa
tiêu dùng khác được thiết kế cho việc sử dụng một lần cũng bị cấm thương mại và
phân phối. Tổng thống Chile Sebastian Pinera cũng ban hành lệnh cấm sử dụng túi
nhựa trong hoạt động thương mại. Ngoại trừ bao bì đóng gói, mọi hình thức sử dụng
túi nhựa bị cấm tuyệt đối tại siêu thị, trung tâm thương mại, nhà hàng hay hiệu thuốc.
Cơ sở vi phạm sẽ phải nộp phạt 370 USD với mỗi túi nhựa được phát ra.
Bán lẻ, hàng không “nói khơng” với đồ nhựa dùng một lần [6]
Mặc dù chưa có con số thống kê tồn diện về khối lượng rác thải nhựa mà các
siêu thị, cửa hàng bán lẻ trên toàn cầu cũng như hệ thống sân bay, các hãng hàng
không sử dụng mỗi năm nhưng với quy mô khổng lồ, ngành bán lẻ và hàng không giữ
vai trị quan trọng trong hoạt động bảo vệ mơi trường.

12


Chuỗi siêu thị Co-op của Anh hồi tháng 9 năm ngối tun bố sẽ dần xóa bỏ
loại bao bì đóng gói khơng thể tái sử dụng và tiến tới ngừng sử dụng túi nhựa dùng
một lần từ năm 2023.

2019 cũng là năm nhiều chính sách quyết liệt đã được Chính phủ các nước đưa
ra để hạn chế việc sử dụng túi nhựa trong ngành bán lẻ. Theo quy định mới của Chính
phủ Hàn Quốc, từ ngày 1/4, các chuỗi cửa hàng bán lẻ và siêu thị không được phép
cung cấp túi nhựa dùng một lần cho khách hàng. Đơn vị vi phạm sẽ bị phạt tới 3 triệu
won (2.600 USD). Bộ Mơi trường Hàn Quốc ước tính biện pháp trên sẽ làm giảm số
túi nhựa sử dụng hàng năm khoảng 2,2 tỷ chiếc.
Đối với ngành hàng không, trong một nỗ lực nhằm hiện thực hóa các cam kết bảo
vệ mơi trường, sân bay nhộn nhịp nhất thế giới Dubai hôm 10/6 thông báo sẽ cấm các
sản phẩm nhựa dùng một lần tại khu vực hành khách kể từ ngày 1/1/2020. Chỉ tính riêng
6 tháng vừa qua, sân bay Dubai đã thu gom và xử lý 16 tấn chai nhựa dùng một lần.
Đặc biệt hơn, hãng hàng không Qantas của Australia ngày 8/5 đã đưa vào khai
thác chuyến bay thương mại, hành trình từ Sydney đến Adelaide, "khơng rác thải" đầu
tiên trên thế giới như một phần trong chiến dịch “nói khơng” với đồ nhựa dùng một lần.
Theo đó, khoảng 1.000 vật dụng bằng nhựa sử dụng một lần đều được Qantas
thay thế bằng các đồ dụng thân thiện với môi trường, như đồ đựng thực phẩm làm từ
mía đường, bộ thìa dĩa được làm từ bột ngơ. Giải pháp này sẽ giúp Qantas giảm
khoảng 34kg rác thải/chuyến bay từ Sydney đến Adelaide và khoảng 150 tấn rác thải
mỗi năm.
Giám đốc điều hành chuyến bay nội địa Andrew David nhấn mạnh, hãng muốn
đảm bảo chất lượng dịch vụ bay cho khách hàng mà không thải ra bất kỳ lượng rác
thải nào. Qantas cũng lên kế hoạch triển khai sáng kiến này trên các chuyến bay khác
của hãng với mục tiêu cắt giảm 100 triệu đồ dùng bằng nhựa dùng một lần mỗi năm
cho đến cuối năm 2020.
Thành công với công nghệ tái chế tiên tiến [6]
Hiện nay, châu Âu đang dẫn đầu thế giới trong việc ứng dụng công nghệ xử lý
rác thải, trong đó Đức, Áo và Bỉ là những quốc gia sở hữu hệ thống xử lý rác thải nhựa
tốt nhất thế giới. Nổi bật nhất trong hệ thống xử lý rác thải nhựa của châu Âu là công
nghệ sinh học enzyme của Áo để tái chế nhựa PET (polyethylene terephthalate) - vật

13



liệu sản xuất ra hàng triệu chai nhựa và là một trong những chất ô nhiễm phổ biến nhất
trong môi trường.
Trong khi thế giới đang “bó tay” với vấn nạn rác thải nhựa, khi giải pháp tái chế
PET thông thường chỉ đốt chảy hoặc nghiền nhỏ, vốn có chất lượng sau tái chế rất
kém, một công ty của Áo đã phát triển một giải pháp công nghệ cao, sử dụng enzyme
đột biến như một loại nấm để phân hủy nhựa trong vài ngày.
Dưới tác động của enzyme, nhựa PET sẽ bị phân hủy thành phân tử và sau đó
có thể dễ dàng chuyển đổi lại thành nhựa chất lượng cao. Nhờ phát hiện ra loại
enzyme “ăn nhựa” này, các nhà quản lý mơi trường tại Áo có thêm một lựa chọn hiệu
quả để tái chế nhựa PET.
Còn tại Na Uy - quốc gia đi đầu thế giới trong phong trào tái chế chất thải nhựa,
tổ chức Infinitum cho biết, nước này đã tái chế được tới 97% chai nhựa. Điều đặc biệt,
92% trong số chai nhựa này được tái chế thành nhựa chất lượng cao và có thể tiếp tục
đựng nước uống.
Hiện Na Uy chỉ có chưa đến 1% là nhựa không thể tái chế, loại bắt buộc phải
thải ra ngồi mơi trường. Vịng đời của một số chai nhựa ở Na Uy có thể lên tới 50 lần
tái chế, điều này đưa quốc gia Bắc Âu trở thành hình mẫu của cả thế giới trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, để kêu gọi sự chung tay của cả ngành cơng nghiệp, Chính phủ Na Uy
sẵn sàng miễn hồn toàn thuế này cho tất cả các DN, nếu tỷ lệ tái chế toàn quốc đạt
trên 95%. Trong khi kế hoạch này dường như là mục tiêu “không tưởng” đối với nhiều
quốc gia khác, đất nước Bắc Âu lại đạt được kết quả trên liên tiếp trong 7 năm qua. [6]
Những giải pháp để chống lại ô nhiễm rác thải nhựa đã có, nhưng cần sự chung
tay quyết liệt hơn nữa của tất cả các quốc gia, các châu lục.
1.3.2. Tại Việt Nam
Trong thời gian qua, vấn đề rác thải nhựa đã được Chính phủ đặc biệt quan tâm,
nhiều chính sách, quy định liên quan trực tiếp đến quản lý, kiểm sốt chất thải nhựa và
túi ni lơng đã được ban hành và triển khai thực hiện. Từ năm 2009, Thủ tướng Chính

phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025,
tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 2149/QĐ-TTg (Chiến lược này tiếp tục được
phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 7/5/2018); Quyết định số

14


582/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 về việc phê duyệt Đề án tăng cường kiểm sốt ơ nhiễm
mơi trường do sử dụng túi ni lơng khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020. Cùng
với quy định về quản lý chất thải rắn trong Luật BVMT và các văn bản hướng dẫn thi
hành Luật, Quốc hội đã ban hành Luật Thuế BVMT, trong đó quy định túi ni lơng
khơng thân thiện với mơi trường là một trong những đối tượng chịu thuế BVMT.
Là cơ quan đầu mối được Chính phủ giao quản lý về chất thải rắn, bên cạnh
việc tham mưu với Chính phủ ban hành các văn bản pháp luật, Bộ TN&MT đã phối
hợp với Bộ, ngành và địa phương tổ chức nhiều hội thảo phổ biến, tuyên truyền tác hại
của việc sử dụng túi ni lơng khó phân hủy, khuyến khích cộng đồng tăng cường tái sử
dụng túi ni lông, sử dụng túi ni lông phân hủy sinh học, phát động phong trào toàn dân
tham gia chống rác thải nhựa. Đặc biệt, ngày 9/6/2019, tại Hà Nội, Bộ TN&MT đã
phối hợp với UBND TP. Hà Nội và Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tổ chức thành
cơng Lễ ra qn tồn quốc Phong trào "Chống rác thải nhựa năm 2019". Tại TP. Hồ
Chí Minh, cũng đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận thành lập “Liên minh tái chế bao bì
Việt Nam” của 9 tập đồn lớn: Cocacola, Lavie, Frieslandcampina, Tetra Pak, TH
Truth milk, Nestle, Nutifood, Suntory Pépsico, Universal Robina. Các hoạt động nêu
trên bước đầu đạt được những kết quả khả quan trong việc nâng cao nhận thức trong
cộng đồng, góp phần tăng cường quản lý chất thải nhựa và túi ni lông.
Bên cạnh các kết quả đã đạt được, công tác quản lý, hạn chế sử dụng rác thải
nhựa, túi ni lơng khó phân hủy cũng cịn nhiều hạn chế, bất cập như: Thói quen sản
xuất, tiêu dùng, nhận thức của người dân cùng với công tác tuyên truyền chưa đồng
bộ, hiệu quả; Việc thu thuế mơi trường đối với túi ni lơng khó phân hủy cịn gặp nhiều

khó khăn trong khi giá thành túi ni lơng thân thiện với mơi trường cịn cao nên người
dân, đặc biệt là khu vực nông thôn hầu hết vẫn sử dụng túi ni lơng khó phân hủy; Các
cơ sở tái chế chất thải nhựa hiện còn nhỏ lẻ, phân tán và sử dụng cơng nghệ đơn giản,
có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Hoạt động điều tra, thống kê về việc sản xuất,
tiêu thụ và xử lý túi ni lơng vẫn cịn hạn chế dẫn đến thiếu thông tin khi đưa ra quyết
định quản lý.
Để khắc phục các tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý rác thải nhựa
hiện nay, đồng thời thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính

15


phủ về chống rác thải nhựa, ngay sau Lễ ra quân toàn quốc Phong trào “Chống rác thải
nhựa năm 2019”, Tổng cục Môi trường sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và
các tổ chức chính trị - xã hội triển khai một số nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm:

- Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, nhân rộng
các điển hình tiên tiến về hạn chế sử dụng túi ni lông, rác thải nhựa

- Thứ hai, tiếp tục hồn thiện cơ chế chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý
rác thải nhựa

- Thứ ba, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; sự tham gia,
giám sát của các tổ chức chính trị, xã hội, cơ quan thơng tấn báo chí

- Thứ tư, phát triển cơng nghệ tái chế, xử lý rác thải nhựa, đẩy mạnh nghiên cứu
ứng dụng vật liệu mới thay thế cho việc sử dụng túi ni lơng

- Thứ năm, mở rộng và phát huy vai trị của Liên minh chống rác thải nhựa, thúc
đẩy hợp tác quốc tế về chống rác thải nhựa

Thủ tướng Chính phủ cũng vừa mới ban hành Quyết định số 1746/QĐ-TTg về
việc Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến
năm 2030.
Theo đó, mục tiêu chung của Kế hoạch nhằm thực hiện có kết quả các sáng kiến
và cam kết của Việt Nam với quốc tế về việc giải quyết các vấn đề rác thải nhựa mà
trọng tâm là rác thải nhựa đại dương, bảo đảm ngăn ngừa việc xả rác thải nhựa từ các
nguồn thải trên đất liền và các hoạt động trên biển, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành
quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.
Cụ thể, đến năm 2025, đặt mục tiêu giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và
đại dương; 50% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom; 80%
các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác
ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; bảo
đảm tối thiểu một năm hai lần phát động tổ chức chiến dịch thu gom, làm sạch các bãi
tắm biển trên toàn quốc; 80% các khu bảo tồn biển khơng cịn rác thải nhựa. Đồng
thời, thực hiện việc quan trắc hằng năm và định kỳ 5 năm một lần đánh giá hiện trạng
rác thải nhựa đại dương tại một số cửa sông thuộc 5 lưu vực sông chính tại Bắc Bộ,
Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ và tại các đảo có tiềm năng
phát triển du lịch thuộc 12 huyện đảo.

16


×