Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Luận văn Thạc sĩ Tổ chức hoạt động trải nghiệm tại di tích lịch sử huyện Thủy Nguyên, Hải PhòngHẢI PHÒNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.18 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

BÙI THỊ YẾN NHI

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠI DI TÍCH
LỊCH SỬ HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI
PHÒNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 4

LUẬN VĂN KHOA HỌC GIÁO DỤC

HẢI PHÒNG - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

BÙI THỊ YẾN NHI

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠI DI TÍCH
LỊCH SỬ HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI
PHÒNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 4

LUẬN VĂN KHOA HỌC GIÁO DỤC


CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC
MÃ SỐ: 8.14.01.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Quỳnh Phương

HẢI PHÒNG - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là sản phẩm độc lập của bản thân. Các số liệu sử
dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng
quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tơi tự tìm hiểu, phân tích
một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Các kết
quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Hải Phòng, ngày

tháng

Tác giả

Bùi Thị Yến Nhi

năm 2020


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu, được sự giúp đỡ nhiệt tình của
các thầy giáo, cơ giáo Trường Đại học Hải Phòng, phòng Quản lý đào tạo sau
đại học, tơi đã hồn thành chương trình học tập và nghiên cứu Luận văn với
đề tài “Tổ chức hoạt động trải nghiệm tại di tích lịch sử huyện Thủy Nguyên
Thành phố Hải Phòng trong dạy học Lịch sử lớp 4”.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong trường, các bạn
đồng nghiệp đã cung cấp tài liệu, hướng dẫn tôi cách xử lý thông tin.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Quỳnh Phương đã tạo mọi
điều kiện và tận tình giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu đề tài.
Tơi chân thành cảm ơn các đồng nghiệp trong và trường nơi tôi đến
thực nghiệm đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi trong q trình thu thập
tài liệu thơng tin để phục vụ cho việc viết luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày

tháng

Tác giả

Bùi Thị Yến Nhi

năm 2020


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................ii
MỤC LỤC..........................................................................................................iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ HÌNH VẼ ..................................................................... ix
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠI DI TÍCH LỊCH SỬ HUYỆN THỦY NGUYÊN,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 4 .................. 12
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 12
1.1.1. Hoạt động trải nghiệm .............................................................................. 12
1.1.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm các di tích lịch sử trong dạy học Lịch sử ... 17
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 21
1.2.1. Khái quát về di tích lịch sử huyện Thủy Nguyên ....................................... 21
1.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm di tích lịch sử huyện Thủy
Ngun, thành phố Hải Phịng trong dạy học Lịch sử lớp 4 ................................ 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................. 31
CHƯƠNG 2. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠI DI
TÍCH LỊCH SỬ HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ........ 32
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 4 ............................................................... 32
2.1. Khái quát về chương trình Lịch sử lớp 4 ...................................................... 32
2.1.1. Mục tiêu dạy học Lịch sử lớp 4 ................................................................ 32
2.1.2. Nội dung chương trình mơn học Lịch sử ở Tiểu học ................................. 33
2.1.3. Một số điểm khác nhau của chương trình lịch sử lớp 4 mới so với
chương trình hiện hành ...................................................................................... 35


iv

2.2. Một số biện pháp tổ chức HĐTN tại các di tích lịch sử huyện Thủy
Nguyên trong dạy học Lịch sử lớp 4................................................................... 37
2.2.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ................................................................... 37

2.2.2. Biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm di tích lịch sử huyện Thủy
Ngun, thành phố Hải Phịng trong dạy học Lịch sử lớp 4 ................................ 39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 56
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................................... 57
3.1. Khái quát về thực nghiệm sư phạm.............................................................. 57
3.1.1. Mục đích thực nghiệm .............................................................................. 57
3.1.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ............................................................ 57
3.1.4. Nội dung thực nghiệm .............................................................................. 58
3.1.5. Tiến trình thực nghiệm ............................................................................. 58
3.1.6. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm .............................................. 58
3.2. Kết quả thực nghiệm ................................................................................... 59
3.2.1. Phân tích kết quả định lượng .................................................................... 59
3.2.2. Phân tích kết quả định tính ....................................................................... 60
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp tổ chức
HĐTN tại các di tích lịch sử huyện Thủy Nguyên trong dạy học Lịch sử lớp 4 ... 63
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm ............................................................................. 63
3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm ............................................................................ 63
3.3.3. Nội dung và phương pháp khảo nghiệm. ................................................... 63
3.3.3. Kết quả khảo nghiệm............................................................................... 64
3.4. Khuyến nghị ............................................................................................... 70
3.4.1. Đối với Ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên ......................................... 70
3.4.2. Đối với Phòng giáo dục và đào tạo huyện Thủy Nguyên ........................... 70
3.4.3. Đối với các trường tiểu học ...................................................................... 71
3.4.4. Đối với giáo viên tiểu học......................................................................... 71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 72
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 73


v


TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 76
PHỤ LỤC..............................................................................................................


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Viết đầy đủ

CMHS

Cha mẹ học sinh

DHLS

Dạy học lịch sử

GV

Giáo viên

GVLS

Giáo viên Lịch sử

GVTH

Giáo viên tiểu học


HS

Học sinh

HĐTN

Hoạt động trải nghiệm

LS

Lịch sử

NXB

Nhà xuất bản

PHHS

Phụ huynh học sinh

TNST

Trải nghiệm sáng tạo

SGK

Sách giáo khoa

SGKLS


Sách giáo khoa Lịch sử


vii

DANH MỤC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
1.1
1.2

So sánh trải nghiệm trong hoạt động dạy học và trải
nghiệm trong HĐTN
Đối tượng khảo sát

Trang
17
26

Nhận thức của giáo viên và học sinh về tầm quan trọng
1.3

của việc hoạt động trải nghiệm di tích lịch sử huyện Thủy
Nguyên, thành phố Hải Phòng trong dạy học Lịch sử lớp

27


4
Đánh giá mức đổ tổ chức hoạt động trải nghiệm di tích
1.4

lịch sử huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phịng trong

30

dạy học Lịch sử lớp 4
Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm di tích lịch
1.5

sử huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng trong dạy

31

học Lịch sử lớp 4
Đánh giá thái độ của học sinh đối với hoạt động trải
1.6

nghiệm di tích lịch sử huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải

32

Phòng trong dạy học Lịch sử lớp 4
Đánh giá những khó khăn khi tổ chức hoạt động trải
1.7

nghiệm di tích lịch sử huyện Thủy Ngun, thành phố Hải


33

Phịng trong dạy học Lịch sử lớp 4
3.1

Phân công lớp dạy thử nghiệm và đối chứng

65

3.2

Đánh giá kết quả thực nghiệm

66

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp tổ
3.3

chức HĐTN tại các di tích lịch sử huyện Thủy Nguyên
trong dạy học Lịch sử lớp 4

74


viii

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp tổ
3.4


chức HĐTN tại các di tích lịch sử huyện Thủy Nguyên

76

trong dạy học Lịch sử lớp 4
Kết quả so sánh tương quan giữa tính cần thiết và tính khả
3.5

thi của các biện pháp các biện pháp tổ chức HĐTN tại các
di tích lịch sử huyện Thủy Nguyên trong dạy học Lịch sử
lớp 4

78


ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ HÌNH VẼ
Số hiệu

Tên biểu đồ, hình vẽ

Trang

1.1

Vịng tuần hồn “Học tập qua trải nghiệm”

18


3.1

Kết quả thực nghiệm

68


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xu hướng đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thơng
Bước sang thế kỉ XXI, thế giới chứng kiến những biến đổi sâu sắc về
mọi mặt của nhân loại. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 ra đời, kinh tế tri thức
phát triển mạnh đem lại nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức
đối với mỗi quốc gia, nhất là những quốc gia đang phát triển và chậm phát
triển. Trong bối cảnh đó, giáo dục Việt Nam đã khơng ngừng đổi mới, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng chú trọng phát triển các phẩm chất,
năng lực và hứng thú của người học, giúp người học có khả năng vận dụng
kiến thức vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Cụ thể, Nghị quyết Hội nghị
trung ương 8 khóa XI về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo”
nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện
đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng
của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.
Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người
học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học
chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động
xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học”
Với mục tiêu nói trên, Bộ giáo dục và Đào tạo đã tập trung triển khai
xây dựng Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ

thơng. Ngày 28/7/2017, Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể đã chính
thức được thơng qua với những điểm cơ bản: quan điểm xây dựng chương
trình, mục tiêu cụ thể, kế hoạch giáo dục, định hướng nội dung và phương pháp
giáo dục.... Trong chương trình giáo dục tiến bộ đó, hoạt động trải nghiệm
(HĐTN) được coi là một cấu phần quan trọng. Mục tiêu của HĐTN được xác
định rõ là hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất, tư tưởng, ý chí,
tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người
trong xã hội hiện đại. Nội dung được thiết kế theo hướng tích hợp, hình thức và


2

phương pháp tổ chức đa dạng, linh hoạt... Bên cạnh HĐTN chung, ở từng môn
học, HĐTN cũng được đặc biệt quan tâm, chú trọng.
Từ lâu, Lịch sử vơ tình bị coi là mơn học thứ yếu trong chương trình dạy
học ở Tiểu học. Mặc dù chủ trương của nhà nước chưa bao giờ gắn cho nó vị
trí “mơn phụ” nhưng trên thực tế, việc dạy và học Lịch sử đã không được quan
tâm đúng mức. Một phần nguyên nhân do cơ chế thi cử của chúng ta chú trọng
vào Toán và Tiếng việt, nên việc học Lịch sử bị đẩy ra ngoài là điều dễ hiểu.
Dạy học Lịch sử là một cơng việc khó. Khó vì kiến thức khơ khan cùng
những con số đã khiến cho tâm lí người học trở nên chán nản. Những sự kiện,
những câu chuyện đều chỉ là được ghi chép lại, lại cách xa hiện tại của người
tham gia học tập và giảng dạy, nên việc tiếp thu những kiến thức đó hầu như là
sự gượng ép của cả người học lẫn người dạy học. Mặc dù trong mấy năm vừa
qua, chúng ta đã tìm cách để khơi dậy sự u thích với mơn Lịch sử, nhiều
phương pháp, nhiều cách làm sáng tạo cũng đã được các đồng nghiệp ở nhiều
nơi mạnh dạn đổi mới, nhưng thực tế vẫn còn nhiều người loay hoay trong việc
khơi gợi hứng thú học lịch sử cho học sinh, đặc biệt là học sinh cấp Tiểu học.
Chính vì thế, HĐTN trong dạy học Lịch sử đã và đang được vận dụng
linh hoạt ở trường phổ thơng với hình thức và nội dung phong phú. Việc tổ

chức HĐTN trong dạy học Lịch sử có ý nghĩa làm sâu sắc, sinh động, phong
phú kiến thức môn học. Đây cũng là cơ hội rèn luyện cho HS năng lực thực
hành, bồi dưỡng tình cảm say mê, gắn bó với mơn học. Qua đó phát triển tồn
diện các phẩm chất và năng lực ở HS. Qua khảo sát sơ bộ, tác giả nhận thấy
giáo viên ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Thủy Nguyên đã chú trọng
và từng bước vận dụng HĐTN trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, do nhận
thức chưa đầy đủ về HĐTN nói chung và việc tổ chức HĐTN trong dạy học LS
nên đa số giáo viên còn lúng túng khi thực hiện. Kết quả là chưa phát huy được
vai trị tích cực cũng như ưu thế vốn có của HĐTN.
Trước xu hướng phát triển của nền giáo dục nước nhà, Sở giáo dục và
Đào tạo Hải Phòng đã đẩy mạnh việc tổ chức HĐTN trong chương trình giáo


3

dục phổ thông. Chủ trương trên của Sở đã tạo điều kiện cho các nhà trường,
đặc biệt là đội ngũ GV đang trực tiếp đứng lớp có cơ hội đổi mới để từ đó nâng
cao chất lượng dạy học Lịch sử.
Thủy Nguyên là huyện nằm ở phía Bắc thành phố Hải Phòng với thế
mạnh về địa lý với tư cách là một huyện ven đô liền kề nội thành Hải Phòng,
đây được xem là chiếc cầu nối giữa Hải Phòng với thành phố Hạ Long, cửa
khẩu Quốc tế Móng Cái và các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Thủy Nguyên là
vùng đất được hình thành lâu đời với nhiều di chỉ khảo cổ đã được phát hiện
như: di chỉ Tràng Kênh (Minh Đức), Việt Khê (Phù Ninh). Nơi đây còn bảo
lưu một kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc; sự đa dạng về tơn giáo,
tín ngưỡng với hàng trăm lễ hội văn hóa dân gian đã tạo nên tính thống nhất
trong đa dạng văn hóa của mảnh đất này. Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn
cịn lưu giữ được trên 150 di tích văn hóa, lịch sử, cách mạng (trong đó 61 di
tích được xếp hạng cấp Quốc gia và Thành phố). Tiêu biểu là cụm di tích tưởng
niệm Trạng ngun Lê Ích Mộc (xã Quảng Thanh), đình Kiền (Kiền Bái), đền

Trần Quốc Bảo (thị trấn Minh Đức),... Bên cạnh đó, Thủy Ngun cịn được
biết đên bởi các di sản văn hóa phi vật thể độc đáo như: Hát Đúm (xã Phục Lễ,
Phả Lễ, Lập Lễ), hát Ca trù Đơng Mơn (xã Hịa Bình).... Là một trong những
vùng đất lịch sử lâu đời của thành phố Hải Phịng, Thủy Ngun có ưu thế
trong tổ chức các HĐTN cho HS trong dạy học nói chung, DHLS nói riêng
Với những lí do nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Tổ chức hoạt động trải
nghiệm tại di tích lịch sử huyện Thủy Nguyên Thành phố Hải Phòng trong dạy
học Lịch sử lớp 4” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm trên thế giới
Trên thế giới, Isma’il Al – Qabbami (1898 – 1963), Nhà cải cách giáo
dục tiên phong của Ai Cập đã đưa chủ nghĩa thực dụng (do Jone Dewey –
người Mỹ khởi sướng) đến với nhân dân Ai Cập và áp dụng nó rất thành cơng.
Ơng sử dụng phương pháp giảng dạy theo nguyên tắc “Học đi đôi với hành,


4

tăng khả năng quan sát, nhận thức, phân tích và đánh giá. Phương pháp này
ngược với phương pháp truyền thống “nghe, nói, đọc, viết”. Phát triển tinh
thần tự do, khuyến khích dân chủ, tự định hướng và tơn trọng lẫn nhau giữa
các trẻ, nuôi dưỡng khả năng sáng tạo.”
Rutxo – Nhà tư tưởng người Pháp trong cuốn “Những cơ sở lí luận của
việc dạy học” tập 1 (1971) đã đề cao các hoạt động thực hành, thực nghiệm bởi
nó có tác dụng to lớn trong việc giáo dục trí tuệ và nhân cách cho học sinh.
Ơng nói “Đồ vật, đồ vật – hãy đưa ra đồ vật. Tác giả không ngừng nhắc đi
nhắc lại rằng chúng ta lạm dụng quá mức lời nói. Bằng cách giảng dạy ba hoa,
chúng ta chỉ tạo nên những con người ba hoa.”
Nhà giáo dục thời kỳ Phục Hưng Rabơle (1494 – 1553), để khẳng định
tầm quan trọng của giáo dục tồn diện, ơng đã nhấn mạnh việc tăng cường tổ

chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp bằng hình thức trải nghiệm, theo
ơng:“Việc giáo dục phải bao hàm các nội dung tri thức, đạo đức, thể chất,
thẩm mỹ,... Ngồi việc học ở nhà, cịn có các buổi tham quan các xưởng thợ,
các cửa hàng, tiếp xúc với các nhà văn, các nghị sĩ, đặt biệt là mỗi tháng một
lần thầy và trò về sống nông thôn một ngày”.
Giữa thế kỉ XX, Jone Dewey (1971) – nhà khoa học giáo dục người Mỹ
nổi tiếng với tác phẩm “Kinh nghiệm và Giáo dục” đã chỉ ra những hạn chế
của giáo dục nhà trường và ông đưa ra quan điểm về vai trò kinh nghiệm trong
giáo dục. Với triết lí giáo dục đề cao vai trị của kinh nghiệm, Dewey cũng chỉ
ra rằng, những kinh nghiệm có ý nghĩa giáo dục giúp nâng cao hiệu quả giáo
dục bằng cách kết nối người học và những kiến thức được học với thực tiễn.
Cũng đưa ra một lý thuyết về học từ trải nghiệm, Sakofs (1995) cho rằng giáo
dục trải nghiệm coi trọng và khuyến khích mối liên hệ giữa các bài học trừu
tượng với các hoạt động giáo dục cụ thể để tối ưu hóa kết quả học tập; nghĩa là
bản chất của hoạt động học là quá trình trải nghiệm; học từ trải nghiệm phải
gắn kinh nghiệm của người học với hoạt động phản ánh và phân tích (
Chapman, McPhee and Proudman, 1995). Một số quan niệm khác của các học


5

giả quốc tế: theo Kolb (1984), học là một quá trình trong đó kiến thức của
người học được tạo ra qua việc chuyển hóa kinh nghiệm; cịn theo Joplin
(1995) thì chỉ có kinh nghiệm thì chưa đủ để được gọi là trải nghiệm; chính q
trình phản ánh đã chuyển hóa kinh nghiệm thành trải nghiệm giáo dục.
N.G. Ddairri trong cuốn “Phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường học”
(NXB Giáo dục, Matcơva, 1978, tài liệu dịch) cũng nhấn mạnh hoạt động ngoài
giờ lên lớp trong dạy học Lịch sử là một phần khơng thể thiếu. Đồng thời tác giả
cịn đề xuất một số nội dung cơ bản và các hình thức tổ chức hoạt động này.
Trong cuốn “Phương pháp dạy học Lịch sử” của tác giả Vaghin, tác giả

đã khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động ngoại khóa rất phong phú.
Vaghin phân loại các hoạt động này theo nguồn nhận thức: đồ dùng trực quan,
sử dụng tài liệu thành văn, lời nói của giáo viên, đồng thời nhấn mạnh 16 hình
thức ngoại khóa: tham quan di tích lịch sử, đọc sách, công tác lịch sử địa
phương,... Như vậy, thơng qua hoạt động ngoại khóa, học sinh sẽ được tham
gia trực tiếp vào các hoạt động nhằm hình thành các năng lực, phẩm chất, kỹ
năng cần thiết.
2.2. Nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm trong nước
Xác định tầm quan trọng của hoạt động TNST trong dạy học, Nghị quyết
Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào
tạo có đề cập đến vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh
như là một phương pháp dạy học tích cực trong q trình dạy học. HĐTN sáng
tạo có bản chất là tăng năng lực tư duy, tư tưởng tình cảm, giá trị và kĩ năng
sống. Nội dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thiết kế theo hướng
tích nhiều lĩnh vực, mơn học thành các chủ điểm mang tính chất mở.
Trong tài liệu “Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh”, quyển 2
(NXB Đại học sư phạm Hà Nội, 2016), các tác giả đã thiết kế những chủ đề
dạy học theo hướng chú trọng đến năng lực người học. Trong đó, cách thiết kế
nhấn mạnh vào các hoạt động tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm, vận dụng kiến
thức để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống. Trong đó, dạy học trải


6

nghiệm được coi như một quan điểm dạy học. Với quan điểm dạy học này, GV
có thể áp dụng những phương pháp học tập như: “…tổ chức thảo luận, tổ chức
các trò chơi, tổ chức các cuộc thi, tổ chức các câu lạc bộ, sinh hoạt tập thể, lao
động công ích, tham quan dã ngoại, tổ chức các sự kiện, sân khấu tương
tác…”. Đây là kinh nghiệm và chỉ dẫn quan trọng giúp tác giả lựa chọn các
biện pháp tổ chức hoạt động cho HS trong DHLS.

Đến tháng 8/2015, thuật ngữ “hoạt động trải nghiệm” xuất hiện lần đầu
tiên ở Việt Nam trong bản “Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
sau năm 2015” của Bộ giáo dục và đào tạo, gồm có 8 lĩnh vực học tập chủ chốt
(Ngơn ngữ và văn học; Tốn học; Đạo đức - Công dân; Thể chất; Nghệ thuật;
Khoa học Xã hội; Khoa học Tự nhiên; Công nghệ - Tin học) và hoạt động giáo
dục với tên gọi là HĐTN. Theo đó, tháng 6/2018, Bộ đã thơng qua “Chương
trình HĐTN” với những nội dung cơ bản: khái niệm, bản chất, hình thức tổ
chức, đối tượng thực hiện. Đây chính là cơ sở lí thuyết, cơ sở pháp lý quan trọng
cho tác giả trong quá trình xây dựng lý thuyết về tổ chức HĐTN nói chung,
HĐTN trong DHLS nói riêng.
Kể từ khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép, nhiều trường Đại học,
Cao đẳng trên cả nước đã áp dụng đối với sinh viên, ví dụ: Trong chương trình
đào tạo Cử nhân khoa học Quản lí thuộc Khoa quốc tế của Đại học Quốc gia
liên kết với Trường đại học Keuka, Hoa Kỳ đã có mơn học tên là “Trải
nghiệm”. Mơn học cung cấp cho sinh viên kinh nghiệm thực tế, hỗ trợ những
kiến thức đã học trong các môn học khác trước đó. Trải nghiệm địi hỏi HS
phải chứng tỏ các kỹ năng chun mơn, nghiệp vụ của mình thơng qua việc lập
kế hoạch, tổ chức thực hiện và làm việc trong các dự án khác nhau.
Những nghiên cứu về tổ chức HĐTN được Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp
tục triển khai thông qua các hội thảo, các chương trình tập huấn.Cụ thể là hội
thảo “Tổ chức hoạt động trải nghiệmsáng tạo cho học sinh phổ thơng và mơ
hình trường phổ thông gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương” diễn ra tại
Tuyên Quang vào tháng 8/2014. Hội thảo đã thu thu hút nhiều bài viết của các


7

tác giả trong cả nước (đã có 19 bài của 21 tác giả gửi đến Hội thảo). Các bài
viết đã tập trung xung quanh những vấn đề cơ bản sau: Khái niệm về HĐTN
sáng tạo, so sánh với hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục trong các

chương trình trước đây; Mục tiêu của HĐTN sáng tạo, nội dung chương trình
và cách tiếp cận trong xây dựng chương trình; Các hình thức tổ chức HĐTN
sáng tạo; Cách tiếp cận trong đánh giá HĐTN sáng tạo; HĐTN sáng tạo – sự
cần thiết phải gắn kết với quá trình dạy học, giáo dục và khoa học kỹ thuật và
nghiên cứu khoa học để hình thành năng lực cho HS; Kết quả thành cơng bước
đầu của chương trình nhà trường với định hướng trải nghiệm sáng tạo và phát
triển năng lực HS.
Trong bài viết “Một số vấn đề về hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong
chương trình giáo dục phổ thơng mới”, PGS.TS Lê Huy Hoàng, trường Đại học
Sư phạm Hà Nội có chỉ ra: “hoạt động mang xã hội, thực tiễn đến với môi
trường giáo dục trong nhà trường để học sinh tự trải nghiệm trong tập thể, qua
đó hình thành và thể hiện được phẩm chất, năng lực; nhận ra năng khiếu, sở
thích, đam mê; bộc lộ và điều chỉnh cá tính, giá trị; bổ trợ cho và cùng với các
hoạt động dạy học trong chương trình giáo dục thực hiện tôt nhất mục tiêu giáo
dục” [22, tr. 62].
Bài viết của PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống nghiên cứu “Hoạt động trải
nghiệm sáng tạo – kinh nghiệm quốc tế và vấn đề của Việt Nam”. Trong đó,
tác giả giới thiệu kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong
giáo dục phổ thông nước Anh và Hàn Quốc. Đây đều là những nước đã đưa
hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào chương trình đào tạo từ sớm và đạt được
những kết quả to lớn. Từ đó tác giả đưa ra kết luận: “Lâu nay chương trình giáo
dục phổ thơng Việt Nam đã có hoạt động giáo dục nhưng chưa được chú ý
đúng mức; chưa hiểu đúng vị trí, vai trị và tính chất của các hoạt động giáo
dục. Chưa xây dựng được một chương trình hoạt động giáo dục đa dạng, phong
phú và chi tiết với đầy đủ các thành tố của một chương trình giáo dục. Chưa có


8

hình thức đánh giá và sử dụng kết quả các hoạt động giáo dục một cách phù

hợp” [32, tr. 20].
ThS. Bùi Ngọc Diệp trong bài viết “Hình thức tổ chức các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông”, cũng đưa ra quan niệm về hoạt
động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thơng. Theo đó “Các em được
chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt
động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc
điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân; các em được trải nghiệm, được bày tỏ
quan điểm, ý tưởng...”[18, tr. 85]. Hoạt động trải nghiệm diễn ra với nhiều hình
thức như: hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác,
tham quan dã ngoại, hội thi, tổ chức sự kiện, hoạt động giao lưu hay hoạt động
chiến dịch, hoạt động nhân đạo…
Bài viết của PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa, ĐHGD - ĐHQGHN “ Hoạt
động trải nghiệm sáng tạo góc nhìn từ lí thuyết và học từ trải nghiệm” có đề
cập đến sự khác biệt giữa học đi đôi với hành, học thơng qua làm và học từ trải
nghiệm. Trong đó, “học từ trải nghiệm gần giống với học thông qua làm nhưng
khác ở chỗ là nó gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân” [32, tr. 49]. Tác giả
cũng đưa ra mơ hình và chu trình học từ trải nghiệm của David Kolb và vận
dụng lý thuyết “Học từ trải nghiệm” của Kolb vào việc dạy học và giáo dục
trong trường học. Theo tác giả, để phát triển sự hiểu biết khoa học, chúng ta có
thể tác động vào nhận thức của ngườihọc; nhưng để phát triển và hình thành
năng lực (phẩm chất) thì người học phải trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm
sáng tạo là hoạt động giáo dục thông qua sự trải nghiệm và sáng tạo của cá
nhân trong việc kết nối kinh nghiệm học được trong nhà trường với thực tiễn
cuộc sống, nhờ đó các kinh nghiệm được tích lũy thêm và dần chuyển hóa
thành năng lực…
Trong lĩnh vực lịch sử, bài viết cuả TS. Nguyễn Văn Ninh, khoa Lịch
Sử, ĐHSPHN, “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học lịch sử
lớp 10” có đề cập tới khái niệm, biện pháp và hình thức của hoạt động trải



9

nghiêm sáng tạo. Ngoài ra, tác giả đã đưa ra một số ví dụ cụ thể về các hình
thức tổ chức hoạt động TNST trong dạy học Lịch sử lớp 10.
Các đề tài khoa học và các tạp chí nêu trên một lần nữa làm phong phú
thêm những vấn đề về lý luận và thực tiễn của HĐTN. Có rất nhiều khóa luận,
luận văn khẳng định về vai trị của tổ chức hoạt động ngoài giờ cho học sinh
trong dạy học lịch sử cũng như khẳng định vai trò của hoạt động trải nghiệm
quan trọng trong dạy học lịch sử. Đây là nguồn tư liệu vô cùng quý giá để
chúng tơi tiếp cận và kế thừa trong q trình nghiên cứu đề tài luận văn. Tuy
nhiên, chưa có đề tài nghiên cứu nào đề cập tới tổ chức dạy học lịch sử lớp 4
thông qua hoạt động trải nghiệm tại các di tích lịch sử huyện Thủy Ngun. Do
đó, tác giả đi sâu nghiên cứu tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học lịch
sử, cụ thể là tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 4 tại các di tích
lịch sử ở huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phịng.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn của tổ chức hoạt động trải
nghiệm tại di tích lịch sử huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng trong dạy
học Lịch sử lớp 4, đề tài đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho
học sinh tại các di tích lịch sử ở huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phịng, từ
đó góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học bộ mơn.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu lí luận làm rõ các khái niệm cơ bản của đề tài, ý nghĩa, vai
trò của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm các di tích lịch sử cho học sinh trong
dạy học Lịch sử lớp 4.
- Đánh giá thực trạng việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy
học Lịch sử lớp 4 ở các trường Tiểu học huyện Thủy Nguyên.
- Đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm tại di tích lịch sử

huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng trong dạy học Lịch sử lớp 4.


10

- Thực nghiệm sư phạm.
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động trải nghiệm trong dạy học Lịch sử 4.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm tại di tích lịch sử huyện Thủy
Ngun, thành phố Hải Phịng trong dạy học Lịch sử lớp 4.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian khảo sát: Một số trường Tiểu học Huyện Thủy
Nguyên, TP. Hải Phòng.
- Phạm vi về thời gian khảo sát: Thực trạng dạy học Lịch sử 4 các trường
tiểu học huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng trong năm học 2019 – 2020.
- Phạm vi thực nghiệm: Trường Tiểu học Núi Đèo, huyện Thủy
Nguyên, TP. Hải Phòng.
5. Giả thuyết khoa học
Tổ chức hoạt động trải nghiệm tại di tích lịch sử huyện Thủy Ngun,
thành phố Hải Phịng trong dạy học Lịch sử lớp 4 còn khá hạn chế do nhiều yếu
tố khách quan và chủ quan. Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp tổ chức hoạt
động trải nghiệm tại di tích lịch sử huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
trong dạy học Lịch sử lớp 4 phù hợp với điều kiện thực tiễn tại đại phương thì sẽ
góp phần nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử 4 ở các trường Tiểu học huyện
Thủy Nguyên.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài này chúng tác giả đã sử dụng các phương
pháp:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu các tài liệu tham khảo,
sách giáo khoa, giáo trình… để thu thập thơng tin và hệ thống các vấn đề liên
quan đến đề tài.


11

- Phương pháp phân tích tổng hợp: nghiên cứu và tổng kết các kinh
nghiệm để xác định được mục đích, nhiệm vụ và đề xuất được các giải pháp phù
hợp cho việc dạy toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh tiểu học.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động học tập của học sinh
như phiếu học tập, vở bài tập của học sinh để tìm hiểu thực trạng.
- Phương pháp điều tra, quan sát, phỏng vấn: điều tra bằng phiếu khảo
sát, quan sát học sinh trong tiết học, phỏng vấn giáo viên và học sinh để tìm
hiểu thực trạng từ đó đề xuất được các giải pháp phù hợp cho việc dạy toán
theo hướng phát triển năng lực cho học sinh tiểu học.
- Phương pháp thống kê: tập hợp và xử lý số liệu để rút ra kết luận.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm để
kiểm tra tính khả thi của đề tài.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức HĐTN tại tích
lịch sử huyện Thủy Nguyên trong dạy học Lịch sử lớp 4.
Chương 2: Biện pháp tổ chức HĐTN tại tích lịch sử huyện Thủy Nguyên
trong dạy học Lịch sử lớp 4.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm


12


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠI DI TÍCH LỊCH SỬ HUYỆN THỦY
NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
LỚP 4
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Hoạt động trải nghiệm
1.1.1.1. Khái niệm
a) Trải nghiệm
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam “trải nghiệm” được diễn giải theo hai
nghĩa. Trải nghiệm theo nghĩa chung nhất “là bất kì một trạng thái có màu sắc
xúc cảm nào được chủ thể cảm nhận, trải qua, đọng lại thành bộ phận (cùng với
tri thức, ý thức…) trong đời sống tâm lí của từng người”.
Theo Bách khoa thư mở Wikipedia: “Trải nghiệm hay kinh nghiệm là tổng
quan khái niệm bao gồm tri thức, kĩ năng trong hoặc quan sát sự vật hoặc sự kiện
đạt được thông qua tham gia vào hoặc tiếp xúc đến sự vật hoặc sự kiện đó”.
Theo từ điển Tâm lí học: trải nghiệm là hoạt động nhằm thu nhận vốn
hiểu biết từ cuộc sống qua lao động, giao tiếp… hoặc những suy ngh được
học từ lí luận [29].
Từ những phân tích trên, theo tác giả: trải nghiệm là quá trình cá nhân
được trực tiếp tham gia và trải qua các hoạt động thực tiễn của cuộc sống (học
tập, lao động, giao tiếp, vui chơi, nghiên cứu khoa học…) trong điều kiện, hoàn
cảnh nhất định. Ở đó, thơng qua tương tác, giao tiếp với sự vật, hiện tượng, con
người; họ có cơ hội được thực hành, thực tế; được phát hiện và chứng minh
khả năng của mình. Từ đó hình thành những ki nh nghiệm, những xúc cảm tích
cực hướng tới phát triển năng lực cá nhân.
b) Hoạt động trải nghiệm
Từ các góc độ nghiên cứu khác nhau, nhiều quan niệm khác nhau về
HĐTN đã được đưa ra. Cụ thể:



13

Theo quan điểm của Piaget, HĐTN trong nhà trường là những hiểu biết
của con người không phải tạo ra bản sao thực tế mà phải hành động để biến đổi
thực tế mà họ quan sát, nghiên cứu được.
HĐTN xuất hiện trong một số văn bản chỉ đạo của Bộ giáo dục và Đào
tạo khoảng 6 năm trở lại đây. Cụ thể, trong chương trình giáo dục phổ thơng
tổng thể, HĐTN là các hoạt động giáo dục bắt buộc, trong đó HS dựa trên sự
huy động tổng hợp kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau
để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội, tham gia hoạt
động hướng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn tổ
chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực
chung và một số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này như: năng lực
thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp, năng lực thích
ứng với hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp, năng lực thích ứng với
những biến động trong cuộc sống và những kỹ năng sống khác [10, tr.28].
Theo tác giả Đinh Thị Kim Thoa, HĐTN là hoạt động giáo dục thông
qua sự trải nghiệm và sáng tạo của cá nhân trong việc kết nối kinh nghiệm học
được trong nhà trường với thực tiễn đời sống mà nhờ đó các kinh nghiệm được
tích lũy thêm và dần chuyển hóa thành năng lực [28, tr.56].
Theo Nguyễn Thị Kim Dung, HĐTN là thuật ngữ dùng để chỉ các hoạt
động giáo dục trong nhà trường được tổ chức phù hợp với bản chất hoạt động
của con người, tính từ trải nghiệm sáng tạo để nhấn mạnh bản chất hoạt động
chứ không phải một dạng hoạt động mới [24, tr.41].
Theo Lê Huy Hoàng, HĐTN là hoạt động xã hội, thực tiễn giúp HS tự
chủ trải nghiệm trong tập thể, qua đó hình thành và thể hiện phẩm chất năng
lực; nhận ra năng khiếu, sở thích, đam mê, bộc lộ và điều chỉnh cá tính, giá trị,
nhận ra chính mình cũng như khuynh hướng phát triển bản thân; bổ trợ và cùng
với các hoạt động dạy học trong chương trình giáo dục thực hiện tốt nhất mục
tiêu giáo dục. Hoạt động này nhấn mạnh sự trải nghiệm, thúc đẩy năng lực

sáng tạo của người học và được tổ chức một cách linh hoạt, sáng tạo [22, tr.62].


14

Trong nghiên cứu của mình, tác giả Trần Thị Gái định nghĩa: HĐTN là hoạt
động trong đó chủ thể được tham gia trực tiếp một sự kiện hoặc tương tác trực tiếp
với các đối tượng nào đó, qua đó hình thành được kiến thức, kỹ năng, xúc cảm về
sự kiện, đối tượng nào đó. HĐTN trong dạy học là HS được thực hiện các nhiệm vụ
học tập với sự tham gia trực tiếp, tích cực tương tác trực tiếp với đối tượng học tập
nhằm hình thành kiến thức, kỹ năng, năng lực và xúc cảm với đối tượng học
tập.[19]
Nhìn chung, dù được diễn đạt bằng những cách khác nhau nhưng các tác
giả đều thống nhất ở một điểm, coi HĐTN là hoạt động có chủ đích, có kế
hoạch; do nhà giáo dục định hướng, thiết kế; tiến hành trong và ngoài giờ học,
dưới sự hướng dẫn và tổ chức của các nhà giáo dục; hình thành và phát triển
năng lực.
Trong nghiên cứu này, tác giả tiếp cận HĐTN dưới góc độ là một
phương thức tổ chức dạy học môn học (hay cịn gọi là dạy học thơng qua hoạt
động trải nghiệm). Do đó, khái niệm này có thể diễn đạt như sau: HĐTN là
hoạt động trong đó học sinh chủ động tham gia trực tiếp một sự kiện hoặc
tương tác với các đối tượng nào đó nhằm chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ
năng, phát triển phẩm chất và năng lực theo mục tiêu của môn học dưới sự tổ
chức hướng dẫn của giáo viên.
1.1.1.2. Bản chất của HĐTN trong dạy học
HĐTN được đưa vào chương trình giáo dục phổ thơng mới với mục đích
chính là chuyển hóa kiến thức, kỹ năng, thái độ thành năng lực. Vì thế, HĐTN
khơng chỉ có trong các hoạt động giáo dục mà cịn gắn với từng môn học cụ
thể, là một phần của giáo dục môn học. Trong phạm vi nghiên cứu của luận
văn, tác giả đi sâu nghiên cứu việc tổ chức HĐTN trong dạy học.

Để làm rõ bản chất của HĐTN trong dạy học chúng tôi so sánh sự khác
nhau giữa trải nghiệm trong hoạt động dạy học và trong hoạt động trải nghiệm
(hoạt động giáo dục)


×