Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Luận văn Thạc sĩ Đặc điểm ngôn ngữ miêu tả cử chỉ của các nhân vật trong truyện ngắn cánh đồng bất tậnẤT TẬN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.69 KB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHỊNG

NGUYỄN THỊ LOAN

ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ MIÊU TẢ CỬ CHỈ
CỦA CÁC NHÂN VẬT TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN
"CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN" CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

HẢI PHÒNG - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHỊNG

NGUYỄN THỊ LOAN

ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ MIÊU TẢ CỬ CHỈ
CỦA CÁC NHÂN VẬT TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN
"CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN" CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM


MÃ SỐ: 8.22.01.02

Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Khang

HẢI PHÒNG - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn:“ Đặc điểm ngôn ngữ miêu tả cử chỉ của
các nhân vật trong tập truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc
Tư ” do thầy GS-TS Nguyễn Văn Khang hướng dẫn là cơng trình nghiên cứu
của riêng tơi, các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Loan


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, em đã nhận được sự quan tâm giúp
đỡ của thầy cô, gia đình, bạn bè:
Trước tiên, với lịng kính trọng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
GS.TS Nguyễn Văn Khang- người thầy đã định hướng chủ đề nghiên cứu, tận
tâm, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc Ban giám hiệu, các thầy giáo, cơ
giáo, cán bộ và chun viên Phịng Sau Đại học, Trường Đại học Hải Phịng;

các thầy cơ của Đại Học sư phạm Hà Nội; Viện Ngôn ngữ học; Viện Từ điển
học và Bách khoa thư Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong
suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè - những người đã
ln động viên, khích lệ, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình
học tập để tơi hồn thành tốt luận văn.
Hải Phịng, tháng 9 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Thị Loan


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ............................................................................ vi
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA LUẬN VĂN VÀ TƯ LIỆU KHẢO
SÁT.................................................................................................................... 8
1.1.Một số vấn đề về ngôn ngữ cử chỉ .............................................................. 8
1.1.1.Khái niệm “ ngôn ngữ cử chỉ” ................................................................. 8
1.1.2. Một số đặc điểm của ngôn ngữ cử chỉ ................................................... 10
1.1.3. Các cách phân loại ngôn ngữ cử chỉ ...................................................... 14
1.1.4.Chức năng của ngôn ngữ cử chỉ.............................................................. 19
1.2. Một số vấn đề về ngôn ngữ văn học ........................................................ 22
1.2.1. Khái niệm “ngôn ngữ miêu tả cử chỉ”.................................................... 22
1.2.2.Vai trị của ngơn ngữ miêu tả cử chỉ trong tác phẩm văn học.......... 22

1.3. Phân tầng xã hội và phân tầng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ................. 26
1.3.1. Phân tầng xã hội trong xã hội học.......................................................... 26
1.3.2. Sự phân tầng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ......................................... 27
1.4. Đôi nét về tác giả Nguyễn Ngọc Tư và tập truyện Cánh đồng bất tận .............. 28
1.4.1. Đôi nét về tác giả Nguyễn Ngọc Tư và tập truyện ngắn Cánh đồng bất
tận .................................................................................................................... 28
1.4.2. Quan niệm về nghệ thuật, cuộc đời và con người................................. 30
1.4.3. Ngôn ngữ trong tập truyện Cánh đồng bất tận...................................... 31
1.5. Tiểu kết chương 1..................................................................................... 32
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ DÙNG ĐỂ MIÊU TẢ CỬ CHỈ CỦA
CÁC NHÂN VẬT GIAO TIẾP TRONG “CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN” CỦA
NGUYỄN NGỌC TƯ ..................................................................................... 33


iv
2.1. Khái quát về phân loại ngôn ngữ miêu tả cử chỉ trong tập truyện Cánh
đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư theo phân tầng xã hội.............................. 33
2.2. Phân loại ngôn ngữ miêu tả cử chỉ trong tập truyện Cánh đồng bất tận của
Nguyễn Ngọc Tư theo phân tầng xã hội ......................................................... 36
2.2.1. Phân loại theo giai cấp và tầng lớp xã hội ............................................ 36
2.2.2. Phân loại ngôn ngữ miêu tả cử chỉ của các nhân vật theo nghề nghiệp............ 59
2.3. Ý nghĩa của việc phân loại ngôn ngữ miêu tả cử chỉ của các nhân vật
trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư theo phân tầng xã
hội.................................................................................................................... 77
2.3.1. Thể hiện đặc điểm từng loại nhân vật ................................................... 77
2.3.2. Thể hiện nghệ thuật truyện ngắn độc đáo Nguyễn Ngọc Tư.................... 78
2.3.3. Thể hiện đôi nét về bộ mặt của xã hội Việt Nam sau những năm đổi mới,
từ 1986 đến nay................................................................................................ 79
CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT TRƯỜNG HỢP: ĐẶC ĐIỂM YẾU TỐ GIỚI
TRONG NGÔN NGỮ MIÊU TẢ CỬ CHỈ TRONG TẬP TRUYỆN “CÁNH

ĐỒNG BẤT TẬN” CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ............................................ 82
3.1. Một số vấn đề về ngôn ngữ và giới.......................................................... 82
3.1.1. Một số vấn đề về giới............................................................................ 82
3.1.2. Vấn đề giới trong ngôn ngữ .................................................................. 83
3.1.3. Vấn đề giới trong sử dụng ngơn ngữ cử chỉ nói riêng............................ 84
3.2. Đặc điểm của yếu tố giới trong ngôn ngữ miêu tả cử chỉ của các nhân vật
xuất hiện trong “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc................................. 84
3.2.1. Thống kê sự xuất hiện các cử chỉ theo giới ......................................... 84
3.2.2. Ngôn ngữ miêu tả cử chỉ của nữ giới..................................................... 85
3.2.3. Ngôn ngữ miêu tả cử chỉ của nam giới .................................................. 93
3.3. Độc thoại nội tâm nhân vật thông qua ngôn ngữ cử chỉ trong tập truyện
Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư...................................................... 105
3.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ngôn ngữ cử chỉ trong tập truyện Cánh đồng
bất tận nhìn từ góc độ giới ............................................................................. 106


v
3.4.1.Thể hiện phong cách ứng xử bằng ngôn ngữ cử chỉ của từng giới trong
giao tiếp ......................................................................................................... 106
3.4.2. So sánh phong cách ứng xử bằng ngôn ngữ cử chỉ ở hai giới.............. 107
KẾT LUẬN ................................................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 119


vi

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
bảng
Bảng 1


Tên bảng

Trang

Bảng phân loại ngôn ngữ cử chỉ nhân vật theo giai cấp

41

Bảng 2

Bảng phân loại ngôn ngữ cử chỉ theo nghề nghiệp

65

Bảng 3

Bảng phân loại ngôn ngữ cử chỉ nhân vật theo giới

91


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
1.1.Con người khi giao tiếp khơng chỉ dùng lời nói mà cịn dùng cả
điệu bộ cử chỉ (cười, cách nhìn, các hoạt động của tay, chân). Khơng chỉ có
vậy, cách trang phục, các phụ kiện kem theo ( như túi xách, đồng hồ), phương
tiện đi lại, trang sức,... cũng “thay lời” để giao tiếp.Vì thế, giao tiếp ngơn ngữ

theo cách nhìn của ngơn ngữ học hiện đại bao gồm giao tiếp bằng ngôn từ (
bằng lời:Verbal Communication ) và giao tiếp phi ngôn từ (phi lời: Nonverbal
Communication).
Nếu như giao tiếp bằng lời (còn gọi là giao tiếp ngôn từ) sử dụng các
yếu tố thuộc hệ thống cấu trúc của ngôn ngữ như từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm
thì giao tiếp phi ngơn từ gồm hai loại là cận ngơn (như các đặc tính ngôn
thanh, các yếu tố xen ngôn thanh, sự im lặng) và ngoại ngôn (ngôn ngữ cơ
thể, ngôn ngữ vật thể, ngôn ngữ môi trường).
Khi giao tiếp, con người thường phối hợp cả ngôn ngữ ngôn từ với
ngôn ngữ phi ngôn từ, nhưng cũng có khi chỉ dùng ngơn từ hoặc chỉ dùng phi
ngơn từ. Ví dụ, khơng cần nói “đồng ý” mà chỉ cần gật đầu, khơng cần nói
“phản đối” mà chỉ lắc đầu.
1.2. Trong ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ ngơn từ được thể hiện bằng các
câu nói, cịn ngôn ngữ phi ngôn từ được thể hiện bằng ngôn ngữ miêu tả (như
miêu tả điệu bộ, cử chỉ, trang phục,...của người tham gia giao tiếp; miêu tả
môi trường giao tiếp như không gian, thời gian,...) Cho đến nay, đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu về giao tiếp ngơn ngữ trong các tác phẩm văn học.Tuy
nhiên, các nghiên cứu thường chỉ tập trung vào ngôn ngữ bằng lời; ngay cả
trong việc dạy- học tác phẩm văn học trong nhà trường cũng vậy.Vì thế,
chúng tơi chọn việc nghiên cứu ngơn ngữ miêu tả cử chỉ làm đề tài luận văn.
Cụ thể là:“Đặc điểm ngôn ngữ miêu tả cử chỉ của các nhân vật trong tập
truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư.


2
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu ngôn ngữ phi ngôn từ trên thế giới
Giao tiếp ngôn ngữ là một nội dung quan trọng của ngôn ngữ học và
ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ trên thế giới cũng như
của Việt Nam.

Một trong những vấn đề được quan tâm khi nghiên cứu về giao tiếp ngôn
ngữ là việc sử dụng ngôn ngữ. Nếu như trước đây, các nghiên cứu chỉ tập trung
vào ngôn từ (ngôn ngữ âm thanh, bằng lời; verbal Communication) thì những
năm gần đây, các nghiên cứu cho rằng, giao tiếp là sự tổng hịa của việc sử dụng
cả ngơn ngữ có lời và ngôn ngữ phi lời (Nonverbal Communication).
Thực tế cho thấy, giao tiếp phi ngơn từ có vai trị và hiệu quả đặc biệt
quan trọng, bởi“7% ý nghĩa thông điệp truyền qua nội dung lời nói, 38% ý
nghĩa thơng điệp thể hiện qua cách nói và 55% thể hiện qua biểu cảm gương
mặt khi nói” [Dẫn theo 28,tr.5]. Trong nghiên cứu về phi ngôn từ, các nghiên
cứu tập trung vào nghiên cứu đặc điểm của ngôn ngữ cử chỉ ( body language).
Chẳng hạn: Argyle, Michael (1988) chú trọng tới giao tiếp bằng cử chỉ ( cơ
thể); Knapp, Mark L. & Hall, Judith A. (2007). Nghiên cứu giao tiếp phi
ngôn từ trong tương tác giữa con người với nhau; Remland, Martin S (2009)
nghiên cứu giao tiếp phi ngôn từ trong đời sống của con người.
Trong cuốn “Body language” ( ngôn ngữ cử chỉ/ngôn ngữ cơ thể)” của
Allan và Barbara Pease ( 2013) được dịch ra tiếng Việt do Nxb Tổng hợp Tp.
Hồ Chí Minh ấn hành ( 2016) đã tập trung vào nghiên cứu một số nội
dung cụ thể về ngôn ngữ cử chỉ như:
1/ Nghiên cứu về ngôn ngữ của tiếng cười : Điều kì diệu của nụ cười và
tiếng cười ( ở chương 3).
2/ Nghiên cứu về ngôn ngữ của tay, gồm: Dấu hiệu của cánh tay
(chương 4), điệu bộ của tay và ngón cái ( chương 6).
3/ Nghiên cứu về ngôn ngữ của mắt ( các dấu hiệu bằng mắt, chương 4).


3
4/ Nghiên cứu về ngôn ngữ của chân ( đôi chân tiết lộ ý định như thế
nào, chương 10).
5/ Nghiên cứu về các cử chỉ điêu bộ khác như: gật đầu, lắc đầu, ngẩng
lên, cúi xuống, so vai.

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, trong giao tiếp, cùng với ngôn
ngữ bằng lời, ngơn ngữ phi lời có sức mạnh vơ cùng lớn và nhấn mạnh, cử chỉ
của con người thực hiện so với lời nói chân thực hơn và ít dối trá hơn.
2.2. Nghiên cứu ngôn ngữ phi ngôn từ ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tuy không nhiều nhưng đã có một số nghiên cứu về ngơn
ngữ phi ngơn từ.
Trong cơng trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Lê: “Giao tiếp
nhân sự, giao tiếp phi ngôn ngữ’’(1996) không chỉ cung cấp cho ta những
kiến thức chung về lí thuyết mà cịn cho ta những dẫn chứng sinh động của
ngơn ngữ cử chỉ.
Bài viết của tác giả Phi Tuyết Hinh “Thử tìm hiểu về ngơn ngữ cử chỉ”
đăng trên Tạp chí Ngơn ngữ số 4 (1996) đã giúp ta hiểu rõ hơn về khái niệm,
chức năng, tính chất và ý nghĩa của ngôn ngữ cử chỉ.
Tác giả Tạ Văn Thông cũng đã khẳng định vai trị quan trọng của ngơn
ngữ cử chỉ, đặc biệt những trạng thái và ý nghĩa của cử chỉ đơi mắt qua bài
viết trên tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số (2009).
Tác giả Trương Thị Thu Thanh cũng đã có những đóng góp lớn về
ngơn ngữ cử chỉ qua bài : “Ngôn ngữ thân thể trong truyện ngắn của một số
nhà văn nữ đương đại” trên báo Văn nghệ Thái Nguyên (7-8-2018).
Đáng chú ý là một số cơng trình nghiên cứu có hệ thống về ngôn ngữ
phi ngôn từ dưới dây:
Trong cuốn “Giao tiếp phi ngơn từ qua các nền văn hóa”(2008),
Nguyễn Quang đã tập trung nghiên cứu một số nội dung như: văn hóa giao
tiếp và giao tiếp phi ngôn từ; cận ngôn từ, ngôn ngữ thân thể, ngôn ngữ vật
thể và ngôn ngữ môi trường.


4
Tác giả Nguyễn Văn Khang trong đề tài cấp Bộ ( 2015-2016) “Giao
tiếp của người Việt và các nhân tố chi phối”, cũng đã dành một chương

nghiên cứu về ngôn ngữ phi ngơn từ, trong đó tập trung vào ngơn ngữ cử chỉ.
Năm 2017, tác giả Nguyễn Văn Khang, trong bài viết “Ngôn ngữ với giảng
dạy ngữ văn trong bối cảnh đổi mới và hội nhập: Một vài trao đổi”(Trong
“Nghiên cứu và giảng dạy ngữ văn trong bối cảnh đổi mới và hội nhập”Nxb
KHXH, 2017;tr 484 - 490) đã phân tích làm rõ vai trị của ngơn ngữ phi lời
trong dạy - học văn học trong nhà trường.
Gần đây, cũng đã có luận văn nghiên cứu về ngơn ngữ miêu tả cử chỉ
trong tác phẩm văn học. Chẳng hạn: “Ngôn ngữ miêu tả cử chỉ trong truyện
ngắn của Nguyễn Công Hoan”, Luận văn thạc sĩ của Mai Thu Huyền, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội; “Đặc điểm ngôn ngữ miêu tả cử chỉ trong truyện ngắn
của Kim Lân”, Luận văn thạc sĩ, Dương Thị Đạt, 2015, Trường Đại học Tây
Bắc. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của Nguyễn Thị Phương “Ngơn ngữ
cử chỉ trong lời nói “chào” của người Việt” (Viện Ngơn ngữ học, 2019).
2.3. Tình hình nghiên cứu về tác giả tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư
1) Năm 2000, sau khi đạt Giải nhất Cuộc vận động sáng tác Văn học
tuổi hai mươi lần 2, giải B Hội Nhà văn Việt Nam, cái tên Nguyễn Ngọc Tư
đã được nhiều người biết đến. Và đặc biệt khi tập truyện ngắn "Cánh đồng bất
tận” đạt Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2006, Giải thưởng Văn
học ASEAN 2008 đã làm nên tên tuổi của Nguyễn Ngọc Tư, đưa chị trở thành
nhà văn nữ nổi bật nhất của văn học Việt Nam thế kỉ XXI. Có thể khẳng định
rằng sau “hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp” văn học Việt Nam lại có một cây
bút tài hoa là Nguyễn Ngọc Tư.
Cho đến này đã có một số nghiên cứu về ngơn ngữ trong các phẩm của
Nguyễn Ngọc Tư, trong đó đáng chú ý là các khóa luận tốt nghiệp, luận văn,
luận án như: “Ngôn ngữ đối thoại trong tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận
của Nguyễn Ngọc Tư và tiểu thuyết Giàn thiêu của Võ Thị Hảo" (Trần Thị
Thu Hảo, khóa luận tốt nghiệp, 2006);“Khảo sát ngơn ngữ truyện ngắn của


5

Nguyễn Ngọc Tư”( Lê Thị Thu Cúc, luận văn tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2008);“Giọng điệu trần thuật của Nguyễn Ngọc Tư qua tập truyện Cánh
đồng bất tận”( Nguyễn Thị Hoa, Đăng trên Kỷ yếu sinh viên khoa học toàn
quốc, Huế 2008); Luận văn thạc sĩ “Chất Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư”( Phạm Thị Hồng Nhung, Đại học Thái Nguyên, 2012 );“Các lớp từ
vựng giàu sắc thái tu từ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”( Nguyễn Thị
Mẫn Vy, Báo cáo hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần 2, Đại học Đà
Nẵng 2012);“Từ địa phương trong cánh đồng bất tận”( Nguyễn Thị Kim
Anh, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học sư phạm Hà Nội II, 2014).
Nguyễn Trọng Bình đã có một loạt những bài viết về ngôn ngữ trong
các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư và Cánh đồng bất tận như:“Đặc trưng
ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư”; “Phong cách truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ nội dung tự sự”; “Giọng điệu chủ yếu trong truyện
ngắn của Nguyễn Ngọc Tư”.
2) Nguyễn Ngọc Tư sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Nam Bộ, bởi vậy
mà, cuộc sống, cách cảm, cách nghĩ...của những người dân Nam Bộ đã ăn sâu
vào trong máu thịt, tâm hồn của của chị. Trên những trang viết thấm đẫm chất
thơ, người ta thấy hiện lên những mảnh đời lam lũ, cơ cực, lênh đênh, vất vả
tìm kiếm kế sinh nhai trên những cánh bất tận. Dường như, cái nghèo, cái
đói…cứ bám riết lấy những nhân vật trong tác phẩm của chị. Thế giới nhân
vật trong “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư đa dạng, phong phú và
gần gũi với người dân Nam Bộ. Đó là những người thợ gặt; những người nuôi
vịt chạy đồng; những người bán chè, bán vé số, bán bánh bao; những người
sống kiếp thương hồ nay đây mai đó, những người phụ nữ phải đánh đổi thân
xác của mình để tồn tại, những đứa trẻ tội nghiệp đáng thương sống thiếu tình
cảm của cha mẹ,…Nhờ đó, bên cạnh những lời nói đậm chất Nam Bộ các
nhân vật sử dụng cịn có một hệ thống ngơn ngữ cử chỉ đi kèm lời thoại rất
phong phú.



6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn khảo sát, nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ miêu tả cử chỉ của các
nhân vật khi giao tiếp trong tập truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn
Ngọc Tư theo phân tầng xã hội. Kết quả nghiên cứu góp phần vào nghiên cứu
giao tiếp ngơn ngữ nói chung, ngôn ngữ của các nhân vật giao tiếp trong tác
phẩm văn học nói riêng; chỉ ra vai trị, giá trị văn hóa xã hội cũng như giá trị văn
học của các yếu tố ngôn ngữ phi lời trong trong tác phẩm văn học.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
1) Tổng quan tình hình nghiên cứu về giao tiếp ngơn ngữ nói chung,
giao tiếp ngơn ngữ phi ngơn từ nói riêng. Trên cơ sở đó, luận văn xây dựng
cơ sở lí thuyết cho việc nghiên cứu.
2) Thống kê, phân loại ngôn ngữ miêu tả cử chỉ mà các nhân vật sử
dụng trong tập truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” .
3) Chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ dùng để miêu tả cử chỉ của các nhân vật
giao tiếp trong “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư.
4) Chỉ ra đặc điểm yếu tố giới trong ngôn ngữ miêu tả cử chỉ trong tập
truyện “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tư liệu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các cử chỉ của các nhân vật trong giao tiếp
được miêu tả bằng ngôn ngữ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Các cử chỉ của các nhân vật trong giao tiếp được miêu tả bằng ngôn
ngữ được phân loại theo phân tầng xã hội.
4.3. Tư liệu nghiên cứu
Các cử chỉ của các nhân vật trong giao tiếp được miêu tả bằng ngôn
ngữ được phân loại theo phân tầng xã hội được khảo sát trong tập truyện ngắn
“Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư, Nhà xuất bản trẻ, 2005.



7
Lí do lựa chọn tác phẩm văn học này:
Nguyễn Ngọc Tư tuy là một nhà văn trẻ nhưng những sáng tác của nữ
văn sĩ đã tạo lên những tiếng vang lớn trên văn đàn văn học Việt Nam. Những
trang viết của nữ sĩ đã thổi một luồng gió mới vào nền văn học nước nhà. Nổi
bật trong những sáng tác đó là tập truyện Cánh đồng bất tận. Tập truyện cuốn
hút người đọc bởi bức tranh thiên nhiên miền sông nước buồn, hiu hắt với
những mảnh đời nhỏ bé, tội nghiệp, đáng thương. Cùng với ngôn ngữ đối
thoại các nhân vật trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư thường đắm
chìm trong những cảm xúc nội tâm và đi liền với những ngơn ngữ đó là một
hệ thống ngơn ngữ cử chỉ vô cùng sống động.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp miêu tả để khảo sát, mô tả đặc điểm
ngôn ngữ dùng để miêu tả cử chí của các nhân vật.
Bên cạnh đó, luận văn sử dụng các thủ pháp như: thống kê phân loại dể
thu thập và xử lí ngữ liệu và số liệu thu được; thủ pháp phân tích và hệ thống
hóả dụng trong phân tích ngữ liệu, số liệu để khái quát những đặc điểm ngôn
ngữ miêu tả cử chỉ của các nhóm nhân vật.
6. Kết cấu của luận văn
Trong luận văn này, ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo
và Phụ lục, gồm có ba chương:
Chương 1. Cơ sở lí thuyết của luận văn và tư liệu khảo sát.
Chương 2. Đặc điểm ngôn ngữ dùng để miêu tả cử chỉ của các nhân
vật giao tiếp trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư
Chương 3. Khảo sát trường hợp: đặc điểm yếu tố giới trong ngôn ngữ
miêu tả cử chỉ trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư



8

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA LUẬN VĂN VÀ TƯ LIỆU KHẢO SÁT
1.1.Một số vấn đề về ngôn ngữ cử chỉ
1.1.1.Khái niệm “ngôn ngữ cử chỉ”
Ngôn ngữ cử chỉ hay ngơn ngữ cơ thể có thể được hiểu là cách con
người truyền tải thông tin qua việc sử dụng các bộ phận trên cơ thể, như cách
cử động chân tay, dáng người, khuôn mặt, kết hợp với các yếu tố về phục trang,
lựa chọn khoảng cách và không gian khi giao tiếp.
Theo Đỗ Hữu Châu (2007): “cử chỉ, khoảng không gian, tiếp xúc cơ thể,
tư thế cơ thể và định hướng cơ thể, vẻ mặt, ánh mắt. Cũng được tính là ngơn
ngữ phi lời các tín hiệu âm thanh như tiếng gõ, tiếng kéo bàn, tiếng xô ghế,
tiếng huýt sáo, tiếng cịi… Có thể kể cả vào đây trang phục, bài trí của thoại
trường tức những tín hiệu âm thanh không nằm trong hệ thống ngữ âm, âm vị
học của một ngơn ngữ”. Nói cách khác, các yếu tố tham gia vào giao tiếp
nhưng không phải những yếu tố ngôn ngữ (ngôn ngữ ở đây được hiểu hẹp bao
gồm các đơn vị từ vựng và các đơn vị ngữ pháp) được gọi là yếu tố kèm lời và
yếu tố phi lời. Trong đó yếu tố kèm lời có vai trị thể hiện nghĩa ngữ dụng của
phát ngơn bằng lời. Đó là các yếu tố mà chúng ta quen gọi với cái tên “siêu
đoạn tính” gồm có ngữ điệu, trọng âm, cường độ, độ dài, đỉnh giọng. Yếu tố
kèm lời thực chất là các yếu tố mà chúng ta quen gọi với cái tên “siêu đoạn
tính” gồm có ngữ điệu, trọng âm, cường độ, độ dài, đỉnh giọng. Các yếu tố này
có vai trị thể hiện nghĩa ngữ dụng của phát ngôn bằng lời.
Tác giả Đỗ Hữu Châu đã phân ra các tín hiệu phi lời gồm:1/ Các yếu tố
cơ thể, vận động được tiếp nhận bằng thị giác; 2/ Những yếu tố tĩnh như diện
mạo, trang phục… cung cấp những thơng tin về giới tính, tuổi tác, dân tộc,
thành phần xã hội và trong chừng mực nhất định cả tính cách của người đối
thoại; 3/ Các tín hiệu về khơng gian tương tác như tư thế của những người hội
thoại, khoảng cách của họ cũng quan trọng đối với diễn biến của cuộc tương tác.



9
Tác giả cũng khẳng định rằng: Trong hội thoại những yếu tố phi lời cùng
những yếu tố kèm lời có vai trị quan trọng và khơng thể bị loại bỏ khi giao tiếp
bằng lời.
Trần Thị Nga (2005), trong cơng trình “Nghiên cứu đặc điểm văn hóa
ngơn ngữ cử chỉ của người Việt” đã đưa ra định nghĩa khá khái quát về ngôn
ngữ cử chỉ : “Thuộc về ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ của con người là tất cả những
điệu bộ, cử chỉ mà con người đã sử dụng 1 cách cố ý hay không cố ý trong khi
giao tiếp với người khác. Do tính độc lập và tính hiệu quả mạnh của phương tiện
này nên khác với các phương tiện đi kèm khác trong giao tiếp, trong nhiều điều
kiện cụ thể của giao tiếp, cử chỉ điệu bộ có thể dùng độc lập khơng có ngơn ngữ
bằng lời đi kèm nhưng vẫn có nội dung tương tự như khi hiển ngơn hóa bằng lời.
Chúng là những phù hiệu trong hoạt động giao tiếp và luôn gắn liền với ngôn ngữ
bằng lời” [ Dẫn theo 23,19]. Quan niệm của Trần Thị Nga thiên về hướng làm
rõ cách thức sử dụng ngôn ngữ cử chỉ trong mối quan hệ với ngôn ngữ bằng
lời.
Theo Nguyễn Quang “Cử chỉ là các chuyển động của tay, chân, thân thể
được ta sử dụng độc lập hoặc đi kèm ngôn từ khi giao tiếp với người khác
nhằm nhấn mạnh hay thay thế ngơn từ, kìm nén hay biểu lộ thái độ tình cảm và
nhằm diễn tả suy tư của ta” [ 24, 26].
Theo Nguyễn Quang “Giao tiếp phi ngơn từ là tồn bộ các bộ phận kiến
tạo nên giao tiếp khơng thuộc mã hóa ngơn từ, có nghĩa là khơng được mã hóa
bằng từ ngữ, nhưng có thể thuộc về cả hai kênh ngơn thanh và phi ngơn thanh.
Nó bao gồm các yếu tố cận ngơn như tốc độ, cường độ, ngữ lưu,… và các yếu
tố ngoại ngôn thuộc ngôn ngữ thân thể như cử chỉ, dáng điệu, hiện diện…,
thuộc ngôn ngữ vật thể như áo quần, trang sức,…và thuộc ngôn ngữ môi
trường như khoảng cách đối thoại, địa điểm giao tiếp”.
Qua hai định nghĩa của Nguyễn Quang, ta thấy cách hiểu của tác giả về

ngôn ngữ cử chỉ hẹp hơn rất nhiều so với cách hiểu của các tác giả nước ngoài


10
đã kể tên ở trên cũng như cách hiểu của Đỗ Hữu Châu. Theo Nguyễn Quang,
ngôn ngữ cử chỉ chỉ là một phần nhỏ, một biểu hiện của ngôn ngữ phi lời.
Xét theo mục đích của luận văn là nghiên cứu đặc điểm của ngôn ngữ cử
chỉ đã được mô tả hóa bằng ngơn từ nghệ thuật trong các tác phẩm văn chương,
cụ thể là tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư. Chúng tôi
lựa chọn cách hiểu ngôn ngữ cử chỉ theo nghĩa hẹp của tác giả Nguyễn Quang:
Ngôn ngữ cử chỉ là một hệ thống các kí hiệu được thực hiện trên cơ sở cử động
của chân, tay, thân thể được ta sử dụng độc lập hoặc đi kèm ngôn từ khi giao
tiếp với người khác nhằm nhấn mạnh hay thay thế ngơn từ, kìm nén hay biểu lộ
thái độ tình cảm và nhằm diễn tả suy tư của ta.
1.1.2. Một số đặc điểm của ngôn ngữ cử chỉ
1.1.2.1. Đặc điểm về cơ chế hoạt động
Để giải thích cho sự biểu hiện cảm xúc ở con người, trong các cơng trình
nghiên cứu của mình Darwin đã đưa ra ba nguyên lí rất hữu dụng trong việc tìm
hiểu về ngơn ngữ phi lời:
Ngun lí thứ nhất là về những thói quen liên tưởng đã có từ lâu của con
người. Theo Darwin, một số hành động ban đầu được thực hiện một cách có chủ
ý, nhưng lâu dần, nó trở thành phản xạ do sự tác động giữa hai yếu tố thói quen
và sự liên tưởng. Chúng ta sẽ gật đầu khi đồng ý hoặc tâm đắc một điều gì đó,
chúng ta sẽ tỏ thái độ khơng tán thành khi lắc đầu và xua tay. Hành động mút tay
hay gãi đầu đã thể hiện rõ được thái độ bối rối, ngượng ngùng, thiếu tự tin khi
giao tiếp. Vì vậy, bất cứ một cảm xúc nào đều dẫn tới sự biểu lộ ra ngoài của các
cơ quan vận động tương ứng. Trải qua thời gian, những vận động này cũng được
mở rộng ra trong những tình huống giống hoặc tương tự như thế.
Nguyên lí thứ hai là nguyên lí về “sự tương phản”. Nó nghiên cứu những
cử chỉ vô thức gây ra bởi những trạng thái tinh thần mâu thuẫn. Darwin dẫn ra

cử chỉ nhún vai như một dấu hiệu của sự tương phản đó, nó có thể là mong
muốn vô thức được tấn công hay giải quyết hồn cảnh bằng vũ lực, nhưng nó
lại được thay thế bởi một ý thức về sự vô hiệu của bạo lực khi dùng để giải


11
quyết một vấn đề. Những cử chỉ đôi khi vượt lên trên cả sự tác động của lí trí,
nó xuất hiện một cách tự nhiên, vô thức, phán ánh những suy nghĩ và cảm xúc
trái ngược với lời nói của con người.Ví dụ, một chàng trai có nói với cơ gái
trước khi tạm biệt rằng “Anh đã có một buổi tối tuyệt vời” nhưng cái đầu của
anh ta lại lắc lư qua lại, hay một học nói với thầy giáo của cậu ta “Em thật sự
rất thích mơn học này” trong khi đầu và mắt cậu ta không ngừng chuyển động,
đó là dấu hiệu cho thấy chàng trai và bạn học sinh đang có những suy nghĩ trái
ngược với lời nói của họ.
Ngun lí thứ ba là về những cử chỉ gây ra bởi hệ thần kinh, cái mà có
liên quan tới trung tâm điều khiển cảm xúc.Ví dụ, run rẩy là sự phản ứng lại
của những kích thích trực tiếp, là hoạt động của mạng lưới thần kinh. Run rẩy
bắt nguồn từ những tác nhân gây kích thích như: sợ hãi, tức giận hay thỏa mãn.
Chúng ta hay nói về cái run rẩy vì sung sướng hay run rẩy vì lo lắng, sợ hãi, bị
đe dọa,…Theo Darwin , sự kích thích mạnh mẽ tới hệ thần kinh sẽ làm gián
đoạn dòng chảy đều đều của tác động thần kinh tới các cơ gây ra hiện tượng
run rẩy. Sự cáu bẳn hay rõ rệt hơn là cơn tức giận sẽ kéo theo những dấu hiệu
phi lời xuất hiện như: lỗ mũi giãn ra, răng siết chặt, tay nắm lại, thở khó nhọc.
Có lẽ, sự thừa nhận các loại trạng thái tinh thần khác nhau của con người, đem
đến cho con người vị trí độc tơn với những tiềm năng lớn lao trong mơi trường
tự nhiên là đóng góp vĩ đại nhất của Darwin.
1.1.2.2. Đặc điểm về tính chất
Thứ nhất, ngơn ngữ cử chỉ có tính đồng nghĩa và tính đa nghĩa :
Theo Nguyễn Đức Dân “Cử chỉ là kí hiệu. Và những tín hiệu này tạo thành
một thứ ngơn ngữ đặc biệt: ngôn ngữ cử chỉ” [Dẫn theo 28,30]. Như chúng ta đã

biết, đặc trưng cơ bản của tín hiệu ngơn ngữ là tính võ đốn.Tính võ đốn của
ngơn ngữ được thể hiện ở quan hệ giữa cái được biểu đạt và cái biểu đạt. Một cái
được biểu đạt có thể được thể hiện bằng nhiều cái biểu đạt.Và ngược lại, một cái
biểu đạt có thể truyền tải nhiều cái được biểu đạt khác nhau. Đó là cơ sở tạo nên


12
tính đa nghĩa và đồng nghĩa của ngơn ngữ bằng lời. Cũng tương tự như ngơn ngữ
lời nói, ngơn ngữ cử chỉ cũng có tính đồng nghĩa và tính đa nghĩa.
- Tính đa nghĩa của ngơn ngữ cử chỉ: một cử chỉ có thể biểu đạt nhiều ý
nghĩa khác nhau. Ví dụ: “Nói tới đây, Nhâm thảng thốt cúi đầu, tơi đã có lần
điên vì tiền, lúc đó, con gái tôi đau nặng lắm...Hậu gật đầu miệng ờ ờ (như đã
chứng kiến cảnh ấy rồi, đã biết tỏng rồi), nhưng chưa thôi dọa thêm, “ Nhâm
không sợ thiệt sao?” ”[41,158]. Cái gật đầu của nhân vật Hậu đã thể hiện việc
đồng tình, thừa nhận những điều mà Nhâm nói ở trên là hồn tồn đúng.
Ví dụ: “Cha tơi trù trừ nhưng rốt cuộc cũng gật đầu (với một thoáng
giễu cợt), thật khơng nỡ chối từ một tấm lịng như thế.” [41,189]. Cử chỉ gật
đầu của Út Vũ , với một thoáng giễu cợt đã cho người đọc thấy rõ những ý
nghĩa mới mẻ vừa hiện lên trong đầu ông. Phải chăng, Út Vũ thấy được giá trị
của bản thân mình trong việc lợi dụng sự si tình của người đàn bà ở Bàu Sen
để thỏa mãn lòng hận thù người vợ phụ bạc một cách mù qng của mình.
- Tính đồng nghĩa: nhiều cử chỉ có thể dùng để thể hiện chung một ý nghĩa.
Ví dụ: “Ơng Chín thấy Giang lịng đau bầm. Ơng gằn gằn hỏi: "Con
Hai! Bay đi đâu?” Giang cúi mặt: “ Con nhớ ghe quá hà, con nước rồi ba
không thèm ghé thăm con”. [41,126]. Cái gằn gằn của ơng Chín đã thể hiện
thái độ khơng bằng lịng khi Giang lấy chồng rồi mà vẫn khơng quên được
cuộc sống trên sông nước, luôn luôn muốn trở về ghe thăm cha và em.
Ví dụ. “Bà biết ngay là ông, bà giận lắm, mặt lạnh tanh: “Anh tài khơn
làm gì, tui đâu có cần gương mới” ” [41, 98]. Khuôn mặt lạnh tanh, cùng cái
nạt ngang của Đào Hồng đã thể hiện thái độ khơng hài lịng, tức giận của bà

khi ơng Chín đã tự ý đánh tráo cái gương cũ của bà.
Thứ hai, ngôn ngữ cử chỉ có tính quốc tế và tính dân tộc .
- Tính quốc tế: Tính quốc tế của ngơn ngữ cử chỉ được thể hiện trong
cuốn“Ngôn ngữ của cơ thể” của tác giả Julius Fast:“Có hay khơng những cử
chỉ và cách diễn đạt mà không ảnh hưởng tới phong tục và đúng cho mọi người
ở mọi miền văn hóa? Có chăng những hành vi của con người chứa đựng cùng


13
một ý nghĩa cho tất cả người khác bất chấp chủng tộc, màu da, cội rễ, văn
hóa?”Nếu câu trả lời là “có” tức là chúng ta cơng nhận tính quốc tế của ngôn
ngữ cử chỉ.
Nhà sinh vật học Darwin tin rằng cách diễn tả cảm xúc trên khn mặt thì
tương tự như nhau nơi con người, không quan tâm tới nền văn hóa. Nhưng nói tới
các cung bậc cảm xúc của con người là nói tới sự vơ hạn, và lí thuyết của Darwin
thực chất chỉ đúng với những cung bậc cảm xúc cơ bản nhất. Theo một cách nào
đó, bộ não của con người được lập trình để con người nhếch mép lên khi họ cười
sung sướng, rơi nước mắt khi buồn hay đau, nhíu mày khi khơng hài lòng.“Chúng
ta thừa hưởng những bản năng của cơ thể. Chúng ta sinh ra với những yếu tố của
thông tin không lời. Chúng ta có thể căm ghét, sợ hãi, vui mừng, buồn bã và nhiều
cảm xúc khác và diễn tả cho người khác bằng cử chỉ mà không cần phải học cách
thể hiện ra như thế nào” [36, 22]
Vậy, có những biểu hiện chung của ngôn ngữ cử chỉ mà bất cứ ai trên
thế giới này nhìn vào và đều có thể hiểu ý nghĩa của nó, dù họ khơng cùng màu
da, quốc tịch, nền văn hóa và tiếng nói. Đó chính là minh chứng hùng hồn nhất
thể hiện tính quốc tế của ngơn ngữ cử chỉ.
- Tính dân tộc, chẳng hạn, kí hiệu ngón tay cái hướng lên ở châu Âu
được hiểu với một nghĩa tích cực là lời khen ngợi “Tuyệt vời!” hay “Khá lắm!”
nhưng, ở một số nước Trung Đông, châu Mỹ La Tinh hay Châu Phi thì giơ
ngón tay cái lên đồng nghĩa với đang lăng mạ người khác.

Như vậy, ngơn ngữ cử chỉ cũng có sự khác nhau về ý nghĩa, về cách
thức sử dụng ở mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa khác nhau. Nó là ước định văn
hóa riêng, mang bản sắc phong tục tập quán của từng dân tộc, từng vùng
miền. Tìm hiểu ngơn ngữ cử chỉ, cũng là tìm hiểu đặc trưng văn hóa nơi mà
nó xuất thân.
Qua đây ta nhận thấy một điểm khác biệt rất thú vị giữa ngôn ngữ cử
chỉ và ngơn ngữ lời nói. Con người biết sử dụng ngơn ngữ lời nói là do học
tập, tiếp xúc và bắt chước “xã hội” khi còn nhỏ, nhưng ngơn ngữ cử chỉ thì


14
một phần do di truyền, một phần do học hỏi, bắt chước. Con người vẫn ln
tìm cách xây dựng nên một thứ ngôn ngữ “trái đất” hay chọn ra một thứ
tiếng được ưa chuộng nhất làm ngôn ngữ chung cho toàn nhân loại. Nhưng
thật bất ngờ, vẫn tồn tại bao lâu nay một loại ngôn ngữ chung cho con
người, từ khi con người khai thiên lập địa, đó chính là ngôn ngữ cử chỉ.
1.1.3. Các cách phân loại ngôn ngữ cử chỉ
Các nhà nghiên cứu khoa học đã thống kê cho chúng ta thấy rằng để diễn
tả những sắc thái tinh tế của trạng thái tình cảm, cảm xúc, cũng như những suy
tư của con người, cơ thể con người có thể tạo ra hơn 700.000 chuyển động
khác nhau. Vì vậy mà việc liệt kê và phân loại các biểu hiện của ngơn ngữ cử
chỉ thành các nhóm theo những tiêu chí khác nhau là một điều vơ cùng khó
khăn.Chúng ta có thể tạm thời phân chia ngơn ngữ cử chỉ thành các nhóm một
cách dễ dàng dựa trên những tiêu chí như: 1/ Phân loại theo ý nghĩa biểu hiện
của ngôn ngữ cử chỉ; 2/ Phân loại theo các bộ phận thực hiện ngôn ngữ cử chỉ;
3/ Phân loại theo mối tương quan của ngôn ngữ cử chỉ với ngôn ngữ bằng lời
trong giao tiếp.
1.1.3.1.Phân loại theo ý nghĩa biểu hiện
Nhà nhân học người Mỹ Ray Birdwhistell khi nghiên cứu phương thức
truyền đạt thông điệp của các bộ phận khác nhau của cơ thể hay toàn bộ cơ thể

đã cho ra đời một môn học và đặt tên cho môn học này là “Kinesic”- Khoa học
về ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể vào khoảng những năm 50 của thế kỉ XX.
Đến năm 1970, hai nhà nghiên cứu Paul Ekman và Wallace Friesen (ĐH
California) đã phân chia sự nghiên cứu ý nghĩa của ngơn ngữ cơ thể thành 5
nhóm lớn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta ghi nhớ rõ ràng:
a)Ngôn ngữ cơ thể minh họa
Loại ngôn ngữ cơ thể này thường đi kèm lời nói, có chức năng làm công
cụ hỗ trợ trực quan giúp diễn tả hoặc làm tăng sức thuyết phục cho thông điệp.
Trong phần lớn trường hợp, ngôn ngữ cử chỉ này là vô thức.


15
Ví dụ: “Nửa đêm, Thàn giật mình tỉnh giấc, khơng thấy ơng già, nó
ngật ngừ ngồi dậy, trên bụng rớt xuống một gói tiền.” [41, 14]. Cử chỉ “giật
mình” ở trên là một cử chỉ vơ thức, góp phần thể hiện một cách rõ ràng, và trực
quan nhất tâm lí vừa ngạc nhiên, vừa lo lắng của nhân vật Thàn, khi không thấy
ông già Năm Nhỏ ở nhà trọ.
b)Ngôn ngữ cơ thể biểu tượng
Loại ngôn ngữ cơ thể này thường thay thế cho lời nói. Nếu điệu bộ này
xuất hiện trong bối cảnh hay văn hóa tương đồng thì người nhận sẽ dễ dàng
hiểu nhưng sẽ thất bại nếu thể hiện ở nơi nó mang ý nghĩa khác biệt.
c)Ngơn ngữ cơ thể phô bày cảm xúc
Đây là những động tác thể hiện cảm xúc tích cực hay tiêu cực và
thường vơ thức.
Ví dụ: “Nó phản kháng bằng cách trút sạch những gì cha tơi có, cha tơi
làm. Giãy dụa đến rã rời, nhiều bữa, nó dầm mình dưới ao đến khi người tái
nhợt. Nó chạy như điên trong đêm, trên những bờ ruộng mướt cỏ đến khi mỏi
nhừ, gục xuống. Rồi nằm xoãi trên đồng, tả tơi.” [41,199]. Những cử chỉ và
hành động dầm mình dưới ao đến khi người tái nhợt, chạy như điên , mỏi nhừ,
gục xuống, nằm xoãi trên đồng, tả tơi của Điền đã thể hiện sự phản kháng,

chối bỏ kìm hãm những bản năng của tuổi dậy thì bởi anh đã thấy những việc
xấu từ cha và mẹ mình.Trái tim non nớt của đứa bé mới chín tuổi như Điền đã
bị tổn thương, bị vấy bẩn khi chứng kiến cảnh người mẹ oằn uốn mình dưới
tấm lưng chơm chởm những nốt rồi của lão bán vải.Trái tim ấy lại tổn thương
và đau đớn khi phải chứng kiến những việc làm trong thù hận, tội lỗi của
người cha hàng ngày.
Ví dụ: “Dì Thấm run rẩy nhìn những bức hình, hức lên một tiếng rồi rũ
xuống như tàu chuối héo.” [41,87]. Cử chỉ của dì Thấm đã thể hiện niềm xúc
động, nỗi đau đớn đến tột cùng khi nhìn những tấm ảnh của người chồng cũ Nguyễn Thọ.
d)Ngôn ngữ cơ thể chuyển đổi


16
Đặc điểm của loại ngôn ngữ này là những dấu hiệu bộc lộ tâm trạng
bao gồm: Ngôn ngữ cơ thể chuyển đổi thay thế (những thay đổi đột ngột về
dáng điệu và động tác); ngôn ngữ cơ thể chuyển đổi tác động tới bản thân
(hành vi sờ mặt hoặc xoa mặt); ngôn ngữ cơ thể chuyển đổi tác động tới đồ
vật (những hành vi như xoay bút, mân mê đồ trang sức, …)
Ví dụ: “Một bữa thấy Xuyến vào phịng Khởi, thụp xuống vùi mặt vào
chiếc áo anh bỏ lại.” [41,146]. Hành động thụp xuống vùi mặt (ngôn ngữ cơ
thể chuyển đổi tác động tới bản thân) của Xuyến đã thể hiện nỗi đau khổ của
cô khi yêu Khởi mà khơng dám thổ lộ, bởi cịn dun phận với mảnh đất So
Le và tình cảm sâu lặng với bé Bi ( Đứa con mà cô đứt ruột đẻ ra nhưng
không thể nuôi được).
e) Ngôn ngữ cơ thể điều chỉnh
Loại ngôn ngữ cơ thể này bao gồm những động tác liên quan đến chức
năng nói hoặc nghe và bộc lộ ý định của chúng ta. Gật đầu, giao tiếp bằng mắt
và thay đổi tư thế cơ thể là những động tác thuộc loại này.
Ví dụ: “ Chị đon đả, chèo kéo hai người đàn ơng lạ về phía mình, “Mấy
anh thương em với, nỡ nào để cả nhà em chết đói”. Một người càu cạu:

- Ở trên lịnh xuống tụi tui cãi sao được.
Nụ cười đong đưa, tung tẩy trên khoé mắt, thì em có bảo mấy anh cãi ai
đâu, mấy anh giả đị khơng biết, khơng nhìn thấy bầy vịt của em là được rồi.
Dễ ợt ...” [41,207] Cử chỉ đon đả, chèo kéo,của nhân vật Sương - người đàn
bà bị đánh ghen, được chị em Điền cứu - là hành động có chủ ý. Hành động
này đã làm gia tăng mức độ sinh động cho lời nói của Sương: “Mấy anh
thương em với, nỡ nào để cả nhà em chết đói” đồng thời cũng thể hiện sự
niềm nở, vồn vã của chị với mấy cán bộ xã. Vì thương chị em Điền, khơng
muốn gia đình Út Vũ bị mất đi phương tiện kiếm sống mà chị đã hy sinh,
chấp nhận làm đĩ thêm lần nữa. Nụ cười đong đưa, tung tẩy trên khoé mắt đã
thể hiện được sự lẳng lơ, mời tình, gợi tình của Sương, nó khiến cho ông


17
trưởng ấp và cán bộ xã “nuốt nước miếng, ánh nhìn ham muốn như mũi kim
thị ra khỏi bọc, lơ láo.”
1.1.3.2.Phân loại theo các bộ phận thực hiện cử chỉ điệu bộ
Dựa vào quan niệm của Nguyễn Quang“ngôn ngữ cử chỉ là một hệ
thống các kí hiệu được thực hiện trên cơ sở cử động của chân, tay, thân thể”,
trong luận văn này, chúng tôi đi theo hướng phân loại ngôn ngữ cử chỉ theo các
vùng cơ thể thực hiện, bởi theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì các bộ
phận cơ thể trên cùng một vùng ln có sự liên kết chặt chẽ với những cử chỉ
diễn ra đồng thời, thể hiện cùng một ý nghĩa hay nhiều ý nghĩa đan xen nhau.
Có thể chia các cử chỉ điệu bộ theo các vùng như:
- Đầu và cổ: gồm những cử chỉ được hình thành do sự vận động của cổ
kéo theo đó là sự vận động của đầu. Số lượng các cử chỉ thuộc nhóm này
khơng nhiều do giới hạn vận động thiếu linh hoạt của cổ.
Ví dụ: “Phi gật đầu.” [41,111] Cử chỉ “gật đầu” của Phi thể hiện sự
đồng tình với lời của ơng già Sáu khi bảo mình đang nhớ nhà, nhớ quê, “lắng
nghe tiếng bìm bịp buồn buồn xa vời vợi trong ánh nắng chiều, Phi nhớ triền

dừa nước xanh miết ở trước nhà ngoại mình, nhớ đứt ruột”
- Tư thế cơ thể: là các cử chỉ được tạo ra do vận động của chân và thân
mình trong lúc giao tiếp.
Ví dụ: “Bữa kia mới buồn ác, thấy Bi lon ton chơi mình ngồi sân,
bỗng khơng kìm được, Xuyến xốc Bi lên chạy một đoạn rồi thất thần dừng
sững lại, kêu lên hai tiếng trời ơi, mình làm khổ nó rồi, mình nghèo như vầy...
Xuyến đưa Bi quay lai. Nhưng khuya, ngủ không được, Xuyến lọ mọ lại
khoảng sân đầy lá trước nhà Bi, rờ rẫm chỗ đất cạnh góc điệp già (chỗ đó, có
một sáng đơi vợ chồng nọ mở cửa ra, thấy một đứa bé đang nằm say ngủ).”
[41,151] Những cử chỉ được miêu tả ở trên đã thể hiện được tâm trạng rối bời
của Xuyến khi nhìn thấy bé Bi, đứa con mà cơ đã bỏ rơi. Đó là tình u của
người mẹ với đứa con của mình nhưng đó cũng là nỗi đau của cô khi cô yêu
con mà không thể ở gần con được vì mình quá nghèo, mình sẽ làm nó khổ.


×