Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Nghiên cứu hiện trạng quần thể vooc mông trắng (trachypithecus delacouri osgood, 1932) tại xã đồng tâm, huyện lạc thủy, tỉnh hòa bình và đề xuất giải pháp bảo tồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƯỜNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG QUẦN THỂ VOỌC MÔNG TRẮNG
(Trachypithecus delacouri Osgood, 1932) TẠI XÃ ĐỒNG TÂM, HUYỆN LẠC
THỦY, TỈNH HỊA BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN

NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ NGÀNH: 7620211

Giáo viên hướng dẫn

: Ths. Giang Trọng Toàn

Sinh viên thực hiện

: Đinh Vũ Mạnh

Mã sinh viên

: 1843020030

Lớp

: K63LT–QLTNR

Khóa học

: 2018 - 2020


Hà Nội - 2020


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp là q trình hồn thiện kiến thức, kết hợp giữa lý
thuyết và phương pháp làm việc, năng lực công tác tại thực tế của mỗi sinh viên
nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và nghiên cứu khoa học.
Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp, Ban Chủ
nhiệm Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường, tôi tiến hành thực hiện đề
tài “Nghiên cứu hiện trạng quần thể Voọc mông trắng (Trachypithecus
delacouri Osgood, 1932) tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hịa Bình
và đề xuất giải pháp bảo tồn”.
Nhân dịp hồn thiện bản khố luận, tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến Ths. Giang Trọng Tồn, người đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều
kiện thuận lợi trong q trình nghiên cứu để tơi hồn thành đề tài.
Tơi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Lạc Thủy,
chính quyền và nhân dân địa phương xã Đồng Tâm đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi
trong q trình thu thập số liệu ngoại nghiệp và trả lời các câu hỏi phỏng vấn.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, người thân trong gia đình đã ln bên
tơi động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi cả về tinh thần và vật chất để tơi có thể hồn
thành chương trình học tại trường Đại học Lâm nghiệp và nghiên cứu này.
Mặc dù trong thời gian thực hiện khóa luận, bản thân đã hết sức cố gắng
nhưng do thời gian, kinh nghiệm và kiến thức cịn hạn chế nên bản khố luận
khơng tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của các thầy cơ để bản khóa luận được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2020
Sinh viên thực hiện
Đinh Vũ Mạnh
i



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... v
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ........................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 2
1.1. Phân loại thú Linh trưởng ở Việt Nam........................................................... 2
1.2. Tình trạng, các mối đe dọa và phân bố thú Linh trưởng ở Việt Nam ............ 3
1.3. Một số đặc điểm của Voọc mông trắng ......................................................... 7
1.3.1. Đặc điểm nhận biết...................................................................................... 7
1.3.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái của Voọc mơng trắng ................................... 8
1.3.3. Tình trạng bảo tồn ....................................................................................... 9
1.4. Các nghiên cứu về Voọc mông trắng tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy,
tỉnh Hịa Bình ...................................................................................................... 10
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 11
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 11
2.1.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 11
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 11
2.2. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 11
2.3. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 11
2.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 12
2.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 12
2.5.1. Công tác chuẩn bị ...................................................................................... 12
2.5.2. Phương pháp kế thừa tài liệu..................................................................... 13

2.5.3. Phương pháp phỏng vấn ............................................................................ 13
2.5.4. Phương pháp điều tra theo tuyến............................................................... 13
2.5.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .................................................... 15
2.5.6. Phương pháp đánh giá các mối đe dọa...................................................... 15
ii


CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..................................... 17
3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 17
3.1.1. Vị trí địa lý và diện tích............................................................................. 17
3.1.2. Địa hình ..................................................................................................... 18
3.1.3. Khí hậu - Thủy văn ................................................................................... 19
3.1.4. Đất đai thổ nhưỡng .................................................................................... 20
3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên, môi trường .......................................................... 20
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................... 21
3.2.1. Dân số và dân tộc ...................................................................................... 21
3.2.2. Y tế, văn hoá, giáo dục .............................................................................. 22
3.2.3. Cơ sở hạ tầng ............................................................................................. 22
3.2.4. Thực trạng phát triển kinh tế ..................................................................... 23
3.3. Những thuận lợi, khó khăn của khu vực nghiên cứu ................................... 24
3.3.1. Thuận lợi ................................................................................................... 24
3.3.2. Khó khăn ................................................................................................... 25
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 26
4.1. Hiện trạng quần thể Voọc mông trắng tại xã Đồng Tâm ............................. 26
4.2. Khu vực sinh sống chủ yếu của lồi Voọc mơng trắng tại xã Đồng Tâm ... 29
4.3. Các mối đe dọa đến quần thể Voọc mông trắng tại khu vực nghiên cứu .... 32
4.3.1. Các mối đe dọa .......................................................................................... 32
4.3.2.Đánh giá các mối đe dọa ............................................................................ 34
4.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn quần thể Voọc mông trắng tại xã Đồng Tâm
– huyện Lạc Thủy – tỉnh Hịa Bình ...................................................................... 35

4.4.1. Giải pháp giảm thiểu các mối đe doạ tới quần thể Voọc mông trắng tại xã
Đồng Tâm ............................................................................................................ 36
4.4.2. Giải pháp thành lập tổ, đội bảo vệ, giám sát hiện trạng loài ..................... 37
4.4.3. Giải pháp bảo vệ và nâng cao chất lượng sinh cảnh sống của loài ........... 38
4.4.4. Giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương và
trách nhiệm bảo tồn của các tổ chức xã hội ........................................................ 38
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Phân loại thú Linh trưởng Việt Nam .................................................... 2
Bảng 1.2: Tình trạng và phân bố của các loài thú Linh trưởng Việt Nam............ 4
Bảng 2.1: Nội dung các công việc đã thực hiện của đề tài ................................. 11
Bảng 2.2: Các thiết bị phục vụ nghiên cứu ......................................................... 12
Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả phỏng vấn lồi Voọc mơng trắng .......................... 13
Bảng 2.4: Phiếu theo dõi Voọc trên tuyến điều tra ............................................. 14
Biểu 2.5: Phiếu ghi chép về tác động của con người .......................................... 15
Bảng 3.1: Thành phần các loại đất tại xã Đồng Tâm .......................................... 20
Bảng 4.1: Cấu trúc đàn và số lượng cá thể Voọc mông trắng tại xã Đồng Tâm 26
Bảng 4.2: Tổng hợp các mối đe dọa theo mức độ tác động khác nhau .............. 34

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Voọc mơng trắng - Trachypithecus delacouri ....................................... 8
Hình 3.1: Vị trí xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hịa Bình ........................ 17
Hình 3.2: Ảnh vệ tinh khu vực xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hịa Bình 18

Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn số cá thể 4 đàn Voọc mông trắng tại xã Đồng Tâm
............................................................................................................................. 27
Hình 4.2: Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ Voọc mông trắng tại xã Đồng Tâm theo cấp
tuổi ....................................................................................................................... 28
Hình 4.3: Vị trí các đàn Voọc mơng trắng được ghi nhận tại xã Đồng Tâm...... 31

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

BTT

: Bán trưởng thành

CTT

: Cái trưởng thành

CP

: Chính phủ

CN

: Con non


ĐVHD

: Động vật hoang dã

ĐTT

: Đực trưởng thành

FFI

: Tổ chức Bảo tồn Động, Thực vật hoang dã Quốc tế

GPS

: Hệ thống định vị toàn cầu

GTT

: Gần trưởng thành

IUCN

: Hiệp hội quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên
nhiên

LSNG

: Lâm sản ngoài gỗ




: Nghị định

STT

: Số thứ tự

VACR

: Vườn - Ao - Chuồng - Rừng

v


TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

1. Tên khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng quần thể Voọc mông
trắng (Trachypithecus delacouri Osgood, 1932) tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc
Thủy, tỉnh Hịa Bình và đề xuất giải pháp bảo tồn.
2. Sinh viên thực hiện: Đinh Vũ Mạnh
Lớp: K63LT–QLTNR
Mã sinh viên: 1843020030
3. Giáo viên hướng dẫn: Ths. Giang Trọng Toàn
4. Mục tiêu nghiên cứu:
Xác định kích thước, cấu trúc quần thể và tình trạng của lồi Voọc mơng
trắng tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hịa Bình;
Xác định được các khu vực sinh sống chủ yếu của quần thể Voọc mông
trắng tại xã Đồng Tâm;
Xác định các tác động tiêu cực của người dân địa phương tới quần thể

Voọc mông trắng trong khu vực nghiên cứu;
Đưa ra được các biện pháp bảo tồn lồi Voọc mơng trắng tại xã Đồng
Tâm căn cứ vào hiện trạng loài và điều kiện thực tiễn của khu vực.
5. Nội dung nghiên cứu:
Điều tra hiện trạng quần thể Voọc mông trắng tại xã Đồng Tâm;
Xác định khu vực sinh sống chủ yếu của quần thể Voọc mông trắng tại xã
Đồng Tâm;
Xác định các mối đe dọa tới quần thể Voọc mông trắng tại khu vực
nghiên cứu;
Đề xuất giải pháp bảo tồn lồi Voọc mơng trắng tại xã Đồng Tâm.

vi


6. Kết quả nghiên cứu
Tại xã Đồng tâm hiện có 4 đàn Voọc mông trắng đang sinh sống với số
lượng 31 cá thể tại 4 khu vực: Đống Mối, Đồi Bô, Suối Tép và Đền Cát Đùn.
Trong nghiên cứu này đã xác định được khu vực sinh sống chủ yếu của
Voọc mông trắng tại xã Đồng Tâm và khoanh vẽ, mô phỏng thông tin trên bản
đồ hiện trạng rừng.
Tại xã Đồng Tâm, quần thể Voọc mông trắng đang chịu tác động của 4
yếu tố từ cộng đồng địa phương: (1) Săn bắn, (2) Khai thác trái phép gỗ và lâm
sản ngoài gỗ trái phép, (3) Nguy cơ cháy rừng, (4) Chăn thả gia súc. Trong 4
mối đe dọa trên, Săn bắn là mối đe dọa ảnh hưởng nghiêm trọng đến quần thể
Voọc mông trắng tại khu vực nghiên cứu.
Từ các kết quả nghiên cứu và điều kiện thực tiễn của khu vực, 5 nhóm
giải pháp được đề xuất trong đề tài nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn
quần thể Voọc mông trắng tại khu vực nghiên cứu.

vii



ĐẶT VẤN ĐỀ
Voọc mơng trắng (Trachypithecus delacouri Osgood, 1932) cịn có tên
gọi khác là Voọc quần đùi trắng, Voọc cúc phương; là loài thú Linh trưởng đặc
hữu của Việt Nam (Phạm Nhật, 2002; Phạm Nhật và Đỗ Quang Huy, 1998;
Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009). Hiện nay, số lượng quần thể Voọc
mơng trắng cịn rất ít ngồi tự nhiên ước tính khoảng 281 – 317 cá thể, nơi sống
bị chia cắt mạnh tạo nên những quần thể nhỏ, gây nguy cơ suy thối nịi giống
(Nadler, 2004). Nguy cơ tuyệt chủng của loài được đánh giá ở mức Cực kỳ nguy
cấp (CR) ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới (Bộ Khoa học và Công nghệ,
2007; IUCN, 2020). Trước tình trạng khẩn cấp bảo tồn lồi, Voọc mơng trắng
được pháp luật Việt Nam bảo vệ, quy định trong nhóm IB của Nghị định
06/2019/NĐ-CP, có tên trong Nghị định 160/2013/NĐ-CP và thuộc Phụ lục I
trong Thông tư 04/2017/TT-BNN&PTNT.
Vùng phân bố tự nhiên của Voọc mông trắng trong phạm vi hẹp thuộc các
tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Nam và Hịa Bình (Nguyễn Xn Đặng và Lê
Xn Cảnh, 2009). Trước đây, Voọc mông trắng xuất hiện tại xã Đồng Tâm,
huyện Lạc Thủy, tỉnh Hịa Bình thường được người dân địa phương gọi là “Tà
Cọp”. Tuy nhiên, do nạn săn bắt trái phép diễn ra mạnh nên trong khoảng một
thời gian dài, người dân địa phương cho rằng loài “Tà cọp” đã biến mất, nhưng
nay lại xuất hiện trở lại. Theo nguồn thông tin từ Kiểm lâm địa bàn, nhiều khả
năng tại xã Đồng Tâm đang tồn tại một vài quần thể Voọc mơng trắng có nguồn
gốc từ Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long. Do vậy, việc xác định
được sự có mặt hay khơng của quần thể Voọc mông trắng cũng như số lượng,
cấu trúc quần thể của loài là việc làm rất cần thiết.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng
quần thể Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri Osgood, 1932) tại xã
Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hịa Bình và đề xuất giải pháp bảo tồn”.
Đề tài được thực hiện với mong muốn cung cấp các thông tin quan trọng về sự

có mặt của lồi, kích thước quần thể, vùng sinh sống góp phần bảo tồn lồi thú
Linh trưởng đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm ở Việt Nam.
1


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Phân loại thú Linh trưởng ở Việt Nam
Phân loại Linh trưởng ở Việt Nam có nhiều thay đổi theo thời gian và
khác nhau giữa các tác giả (bảng 1.1).
Bảng 1.1: Phân loại thú Linh trưởng Việt Nam
Năm

Họ

Số loài và phân loài

2001

3

24

Groves (2001)

2002

3

25


Phạm Nhật (2002)

2004

3

24

Roos (2004)

2004

3

24

Groves (2004)

2005

3

23

Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009)

2014

3


24

Tilo Nadler và Diane Brockman (2014)

Nguồn thơng tin

Mặc dù có sự khác nhau về số loài nhưng các tác giả đều cơ bản thống
nhất Linh trưởng Việt Nam có 3 họ chính: họ Cu li (Loridae), họ Khỉ
(Cercopithecidae) và họ Vượn (Hylobatidae). Số loài và phân loài dao động từ
23 đến 25.
Trong hệ thống phân loại của Roos (2004) và Groves (2004) đã tách một
số phân loài trước đây thành các loài riêng biệt, phản ánh đầy đủ phân loại học
của thú Linh trưởng Việt Nam và đang được các nhà khoa học sử dụng rộng rãi.
Theo Groves (2004), Việt Nam có 6 lồi và phân lồi là đặc hữu: Voọc mũi hếch
(Rhinopithecus avunculus), Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri), Voọc
cát bà (Trachypithecus poliocephalus poliocephalus), Chà vá chân xám
(Pygathrix nemaeus cinerea), Khỉ đi dài Cơn Đảo (Macaca fascicularis
condorensis), Vượn đen cao vít (Nomascus nasutus nasutus). Tuy nhiên, theo
2


các tài liệu cập nhật hiện nay của Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009),
Tilo Nadler và Diane Brockman (2014), Việt Nam hiện có 4 lồi đặc hữu: Vọoc
mơng trắng (Trachypithecus delacouri), Vọoc cát bà (Trachypithecus
poliocephalus), Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) và Voọc mũi hếch
(Rhinopithecus avunculus).
Trước năm 2010, các nhà khoa học đều cho rằng loài Nomascus
gabriellae là Vượn má hung hay Vượn má vàng và chỉ có một lồi phân bố chủ
yếu ở phía Nam Việt Nam. Tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu của Văn Ngọc

Thịnh và cộng sự (2010), Roos và cộng sự (2011) đã thống nhất xác định loài
Nomascus gabriellae bao gồm hai loài khác nhau là: Vượn má vàng trung bộ
(Nomascus annamensis) và Vượn má vàng phía nam (Nomascus gabriellae).
Năm 2014, Tilo Nadler và Diane Brockman đã tổng hợp các nghiên cứu
và xuất bản cuốn “Primates of Vietnam” với 24 loài thú Linh trưởng và đã mô tả
khá chi tiết về vùng phân bố các loài hiện nay. Loài Voọc đen tuyền
(Trachypythecus hatinhensis morph ebenus) được mô tả trong tài liệu của
Grover (2004), Roos (2004), Nguyễn Xuân Đặng và cộng sự (2009).v.v.. chỉ là
một hình thái màu của Voọc hà tĩnh với tần số biến thiên cục bộ xuất hiện.
1.2. Tình trạng, các mối đe dọa và phân bố thú Linh trưởng ở Việt Nam
Hiện nay, hầu hết các loài thú Linh trưởng Việt Nam đang bị suy giảm số
lượng nhanh chóng; các lồi Cu li, Voọc, Vượn có mức độ suy giảm quần thể
nghiêm trọng và nhiều lồi cịn số lượng rất ít ở ngoài tự nhiên khoảng vài chục
cá thể, điển hình như 4 lồi đặc hữu. Thú Linh trưởng Việt Nam có giá trị bảo
tồn tầm quốc gia và quốc tế (xem chi tiết trong bảng 1.2).
Mất nơi sống và áp lực săn bắt là hai mối đe dọa chính đối với thú Linh
trưởng ở Việt Nam hiện nay. Mất nơi sống, các quần thể Linh trưởng giảm khả
năng tăng trưởng và phát triển. Mặt khác, mất rừng buộc các quần thể thú Linh
trưởng phải co cụm lại và chính điều này tạo thuận lợi cho các thợ săn tiêu diệt
chúng một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn, và Voọc mông trắng cũng không
phải là ngoại lệ trong số đó. Mất sinh cảnh sống do nhiều nguyên nhân khác
nhau: phá rừng lấy gỗ, đốt nương làm rẫy, khai thác các loại lâm sản khác, xây
dựng các cơng trình, cháy rừng và có thể do thiên tai (Phạm Nhật, 2002).
3


Bảng 1.2: Tình trạng và phân bố của các lồi thú Linh trưởng Việt Nam
Tình trạng bảo tồn
TT


Tên phổ thơng

Tên khoa học

SĐVN IUCN
(2007) (2020)

NĐ06 NĐ64 TT 04
(2019) (2019) (2017)

Vùng phân bố

I

Họ Cu li

Loridae

1

Cu li lớn

Nycticebus bengalensis

VU

VU

IB


X

PLI

Từ phía Bắc đến Gia Lai

2

Cu li nhỏ

Nycticebus pygmaeus

VU

VU

IB

X

PLI

Biên giới phía Bắc đến tỉnh Bình Phước

II

Họ Khỉ

Cercopithecidae


3

Khỉ cộc/Khỉ mặt đỏ

Macaca arctoides

VU

VU

IIB

PLII

Khắp các tỉnh có rừng trong cả nước

4

Khỉ mốc

Macaca assamensis

VU

VU

IIB

PLII


Phía Bắc đến Quảng Bình

5

Khỉ đi lợn

Macaca leonina

VU

VU

IIB

PLII

Tỉnh miền núi phía Bắc đến Tây Ngun
và Đơng Nam Bộ (Bình Phước)

6

Khỉ vàng

Macaca mulatta

LR

IIB

PLII


Biên giới phía Bắc đến Gia Lai

7

Khỉ đuôi dài

Macaca fascicularis

LR

IIB

8

Voọc xám

Trachypithecus crepusculus

VU

EN

IB

X

PLII

Phân bố từ Lai Châu đến Quảng Bình


9

Voọc bạc đơng dương

Trachypithecus margarita

VU

EN

IB

x

PLII

Từ Quảng Trị đến Đồng Nai

10

Voọc bạc

Trachypithecus germaini

VU

EN

IB


x

PLII

Từ Kiên Giang đến Cà Mau

11

Voọc đen má trắng

Trachypithecus francoisi

EN

EN

IB

x

PLII

Đơng Bắc dãy Hồng Liên Sơn đến
cánh cung Bắc Sơn (Lạng Sơn)

12

Voọc đầu trắng*


Trachypithecus poliocephalus

CR

CR

IB

x

PLII

Đảo Cát Bà (Hải Phòng)

4

Từ Thừa Thiên Huế đến Cà Mau


Tình trạng bảo tồn
TT

Tên phổ thơng

Tên khoa học

SĐVN IUCN

NĐ06


NĐ64

(2007) (2020)

(2019) (2019) (2017)

TT 04

Vùng phân bố

13

Voọc gáy trắng

Trachypithecus hatinhensis

EN

EN

IB

x

PLII

Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị

14


Voọc mơng trắng*

Trachypithecus delacouri

CR

CR

IB

x

PLII

Hịa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa

15

Chà vá chân nâu

Pygathrix nemaeus

EN

EN

IB

x


PLI

16

Chà vá chân đen

Pygathrix nigripes

EN

EN

IB

x

PLI

17

Chà vá chân xám*

Pygathrix cinerea

CR

CR

IB


x

PLI

18

Voọc mũi hếch*

Rhinopithecus avunculus

CR

CR

IB

x

PLI

III

Họ Vượn

Hylobatidae

19

Vượn đen tuyền


Nomascus concolor

EN

CR

IB

x

PLI

20

Vượn cao vít

Nomascus nasutus

EN

CR

IB

x

PLI

21


Vượn đen má trắng

Nomascus leucogenys

EN

CR

IB

x

PLI

Từ Lai Châu đến Bắc Nghệ An

22

Vượn siki

Nomascus siki

EN

CR

IB

x


PLI

Từ Nghệ An đến Kon Tum

5

Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa
Thiên Huế, Đà Nẵng và Đắc Lắc
Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng,
Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh
Phía Tây tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon
Tum
Tuyên Quang (Chiêm Hóa, Na Hang),
Bắc Cạn (Chợ Đồn, Ba Bể) và Hà Giang
(Bắc Mê, Quản Bạ)

Mường La (Sơn La), Mù Căng Chải,
Văn Bàn (Yên Bái)
Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc
Kạn


Tình trạng bảo tồn
TT

Tên phổ thơng

Tên khoa học

SĐVN IUCN


NĐ06

NĐ64

(2007) (2020)

(2019) (2019) (2017)

23

Vượn má vàng trung bộ Nomascus annamensis

EN

EN

IB

x

PLI

24

Vượn má vàng p. nam

EN

EN


IB

x

PLI

Nomascus gabriellae

Vùng phân bố

TT 04

Phân bố trải dài từ sông Thạch Hãn ở
tỉnh Quảng Trị tới sông Ba thuộc tỉnh
Phú Yên.
Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Ninh
Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai và Bình
Phước

(Ng̀n: Phạm Nhật, 2002; Rawson et al., 2011; Tilo Nadler và Diane Brockman, 2014)
Ghi chú:
Tên khoa học theo Tilo Nadler & Diane Brockman (2014)
SĐVN - Sách đỏ Việt Nam; IUCN - Sách đỏ thế giới; NĐ32 - Nghị định 32/NĐ-CP; NĐ160 - Nghị định 160/NĐ-CP; TT04 - Thông tư
04/2017/TT-BNNPTNT.
CR - Cực kỳ nguy cấp; EN - Nguy cấp; VU - Sẽ nguy cấp; LR - Ít nguy cấp. IB - Nghiêm cấm khai thác sử dụng; IIB - Hạn chế khai thác
sử dụng. x - loài nằm trong Nghị định 160/2013[3]. PLI - là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã bị đe doạ tuyệt chủng, nghiêm
cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên vì mục đích thương mại; PLII - là là danh mục những
loài động vật, thực vật hoang dã hiện chưa bị đe doạ tuyệt chủng, nhưng có thể dẫn đến tuyệt chủng, nếu việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất
khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên vì mục đích thương mại những lồi này khơng được kiểm sốt.

*Lồi đặc hữu của Việt Nam.
6


Bên cạnh việc mất sinh cảnh sống, hoạt động săn bắt trái phép cũng là
một mối đe dọa nghiêm trọng đối với thú Linh trưởng nói chung và đối với
Voọc mơng trắng nói riêng. Thú Linh trưởng là một trong nhóm thú có giá trị
về kinh tế, thực phẩm và là nguồn dược liệu q. Chính vì vậy, thú Linh
trưởng luôn là đối tượng săn bắt chủ yếu của con người. Hàng năm, có rất
nhiều thú linh trưởng bị săn bắt, mặc cho tất cả các loài Linh trưởng ở Việt
Nam đều đang ở trong tình trạng nguy cấp, quý hiếm cần được bảo vệ theo
Quyết định 628/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt
kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn các loài Linh trưởng ở Việt Nam đến
năm 2025, tầm nhìn 2030.
1.3. Một số đặc điểm của Voọc mông trắng
Tên gọi khác: Voọc quần đùi, Voọc cúc phương, Tắc rộc (Mường)
Tên khoa học: Trachypithecus delacouri Osgood, 1932
Phân họ Voọc: Colobinae
Họ Khỉ: Cercopithecidae
Bộ Linh trưởng: Primates
Theo tài liệu của Phạm Nhật và Đỗ Quang Huy (1998), Phạm Nhật
(2002), Rawson et al., (2011), Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009),
Tilo Nadler và Diane Brockman (2014), một số đặc điểm về lồi Voọc mơng
trắng được mơ tả như sau:
1.3.1. Đặc điểm nhận biết
Voọc mơng trắng có trọng lượng cơ thể con trưởng thành từ 6,5 – 7,6
kg. Toàn bộ cơ thể dài 1400 – 1410 mm, dài đầu và thân 570 – 580 mm, dài
đuôi 820 – 840 mm, dài bàn chân sau 183 mm, cao tai 40 – 43 mm. Hộp sọ
của lồi này có chiều dài trung bình là 98,4 mm, vồng miệng 35,4 mm (W.H
– Osgood, 1932).

Voọc mơng trắng có bộ lơng dài, rậm. Lơng màu đen, có chai mơng,
khơng có túi má. Phần lơng từ giữa eo đến đầu gối màu trắng nên còn được
7


gọi là Voọc quần đùi trắng. Mặt chụi lông, da mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân
màu đen. Mắt nâu đen, mi mắt không nhô ra. Voọc mông trắng mũi tẹt, khuôn
mặt tương đối bằng phẳng, phần lông ở hai bên má thưa, có màu trắng xám và
bơng lên như tơ. Vệt trắng ở má kéo dài lên phía trên hai vành tai ra tận phía
sau gáy, phần lơng ở đây khơng bơng lên, phần chỏm lơng ở phía đỉnh đầu
dựng thẳng đứng tạo thành mào lơng hình chóp nhọn và hướng về phía trước.
Ở sau gáy từ đỉnh đầu xuống đến gáy có hàng lơng dựng đứng. Đi dài màu
đen, lông đuôi dài và bông, các sợi lông mọc vng góc với thân đi. Phần
gốc đi có đường kính khoảng 10 cm, nhìn tồn thể đi Voọc có dạng thon
đều về phía chóp đi.

Ng̀n: Tổ chức FFI

Hình 1.1: Voọc mông trắng - Trachypithecus delacouri

1.3.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái của Voọc mông trắng
Voọc mông trắng sống chủ yếu ở rừng cây gỗ trên núi đá vôi. Tuy nhiên
do sự chia cắt, nên Voọc mông trắng sống cả trong những sinh cảnh rừng nghèo,
8


thậm chí chỉ có dây leo bụi rậm. Sinh cảnh thích hợp của Voọc mơng trắng là
rừng ở chân và sườn núi nơi có tầng tán rừng cao trên 10m. Khơng sống nơi có
tầng tán thấp dưới 5m. Mùa nóng, Voọc mông trắng ngủ trên vách đá, mùa lạnh
ngủ trong hang.

Voọc mông trắng ăn lá, chồi non và quả cây rừng, không ăn động vật.
Nghiên cứu thức ăn tại Trung tâm cứu hộ thú Linh trưởng Cúc Phương đã ghi
nhận được Voọc mơng trắng ăn 204 lồi thực vật thuộc 57 họ. Trong 204 loài
thực vật làm thức ăn, Voọc mơng trắng ăn chồi lá 203 lồi, ăn hoa của 16 loài,
quả của 13 loài, củ 3 loài và ăn vỏ của 10 lồi. Nhu cầu thức ăn trung bình ngày
là 1184g (bằng 16,91% trọng lượng cơ thể) và phụ thuộc vào giới tính, tuổi và
thời tiết (chủ yếu là nhiệt độ) trong ngày. Lượng nước uống trong ngày biến
động từ 400 đến 500 ml/con (Trần Thị Thảo, 2001).
Vùng hoạt động kiếm ăn của Voọc mông trắng tương đối rộng, cả trên núi
đất lẫn núi đá nhưng chúng ngủ trên núi đá. Kiếm ăn ngày hai buổi sáng và
chiều, trưa nghỉ. Nghiên cứu trong điều kiện nuôi nhốt cho thấy Voọc thường có
giấc ngủ trưa bắt đầu từ khoảng 12 giờ và tỉnh dậy vào khoảng 13 giờ. Thời gian
ngủ trưa kéo dài từ 37 đến 60 phút.
Hiện nay, dẫn liệu sinh sản Voọc mơng trắng cịn hạn chế. Kết quả quan
sát tại Trung tâm cứu hộ thú Linh trưởng Cúc Phương của Trần Thị Thảo (2001)
đã ghi nhận hoạt động giao phối của Voọc mông trắng thường diễn ra vào hai
thời điểm sáng sớm và sau buổi ăn chiều. Thời gian giao phối kéo dài 15 dến 30
giây. Thời gian mang thai trung bình 196 ngày. Mùa sinh sản tập trung từ tháng
2 đến tháng 8. Mỗi năm Voọc đẻ một lứa, mỗi lứa đẻ một con, con sơ sinh nặng
350 - 500g (Tilo Nadler, 1994). Bộ lông con sơ sinh màu vàng. Voọc trưởng
thành sinh dục sau 5 năm tuổi.
1.3.3. Tình trạng bảo tồn
Hiện nay, số lượng quần thể Voọc mơng trắng cịn rất ít ngồi tự nhiên
ước tính khoảng 281 – 317 cá thể, nơi sống bị chia cắt mạnh tạo nên những quần
9


thể nhỏ, gây nguy cơ suy thối nịi giống (Nadler, 2004). Hiện loài đang được
xếp ở mức Cực kỳ nguy cấp (CR) ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới (Bộ
Khoa học và Công nghệ, 2007; IUCN, 2020); thuộc nhóm IB của Nghị định

06/2019/NĐ-CP; có tên trong Nghị định 160/2013/NĐ-CP và thuộc Phụ lục I
trong Thông tư 04/2017/TT-BNN&PTNT.
1.4. Các nghiên cứu về Voọc mông trắng tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy,
tỉnh Hịa Bình
Đến nay, các nghiên cứu về thảm thực vật và động vật hoang dã tại khu
vực rừng thuộc xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình cịn rất hạn chế.
Năm 2010, Ania thuộc Hội Động vật học Frankfurt - Cộng hòa liên bang Đức
tiến hành khảo sát về lồi Voọc mơng trắng và sinh cảnh của chúng. Năm 2012,
Filip (quốc tịch Ba Lan) thực hiện nghiên cứu về lồi Voọc mơng trắng tại xã
Đồng Tâm. Các đợt điêu tra trên mặc dù đã ghi nhận sự tồn tại một quần thể
Voọc mông trắng tại xã Đồng Tâm nhưng chưa đánh giá chi tiết hiện trạng và
phân bố của chúng trong khu vực.

10


CHƯƠNG 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Đề tài được thực hiện nhằm cung cấp các thông tin cơ bản về hiện trạng
lồi Voọc mơng trắng (Trachypithecus delacouri) tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc
Thủy, tỉnh Hịa Bình góp phần phục vụ công tác quản lý và bảo tồn lồi.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
 Xác định được kích thước, cấu trúc quần thể và tình trạng của lồi Voọc
mơng trắng tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình;
 Xác định được các khu vực sinh sống chủ yếu của quần thể Voọc mông
trắng tại xã Đồng Tâm;
 Xác định các tác động tiêu cực của người dân địa phương tới quần thể

Voọc mông trắng trong khu vực nghiên cứu;
 Đưa ra được các biện pháp bảo tồn lồi Voọc mơng trắng tại xã Đồng
Tâm căn cứ vào hiện trạng loài và điều kiện thực tiễn của khu vực.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Lồi Voọc mơng trắng (Trachypithecus delacouri) đang sinh sống tại khu
rừng thuộc xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hịa Bình.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại xã Đồng Tâm,
huyện Lạc Thủy, tỉnh Hịa Bình.
 Phạm vi về thời gian: Đề tài được thực hiện trong thời gian 4 tháng (từ
tháng 01/2020 đến tháng 5/2020). Kế hoạch cụ thể của đề tài như sau:
Bảng 2.1: Nội dung các công việc đã thực hiện của đề tài
TT

Nội dung cơng việc

Thời gian

1

Thu thập, phân tích tài liệu và hồn thành đề
cương nghiên cứu

13/01/2020 – 18/01/2020

2

Thu thập số liệu ngoài thực địa tại xã Đồng
Tâm – Lạc Thủy – Hòa Bình


10/02/2020 – 30/03/2020

3

Xử lý số liệu và hồn thiện khóa luận

01/04/2020 – 15/05/2020

11


2.4. Nội dung nghiên cứu
1. Điều tra hiện trạng quần thể Voọc mông trắng tại xã Đồng Tâm
2. Xác định khu vực sinh sống chủ yếu của quần thể Voọc mông trắng tại
xã Đồng Tâm.
3. Xác định các mối đe dọa tới quần thể Voọc mông trắng tại khu vực
nghiên cứu.
4. Đề xuất giải pháp bảo tồn lồi Voọc mơng trắng tại xã Đồng Tâm.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Công tác chuẩn bị
Các trang thiết bị và dụng cụ cần thiết phục vụ điều tra ngoại nghiệp được
chuẩn bị sẵn, bao gồm: Thiết kế các bảng biểu phục vụ cho việc phỏng vấn, thu
thập số liệu; nhật ký thực tập, ống nhòm, máy ảnh, địa bàn cầm tay, GPS, bản đồ
địa hình, kinh phí (bảng 2.2).
Bảng 2.2: Các thiết bị phục vụ nghiên cứu
TT

1

Chức năng


Dụng cụ, thiết bị

Bản đồ địa hình

Yêu cầu

Thiết lập các tuyến điều tra, In đúng tỉ lệ, không bị
xác định các dạng sinh cảnh co giãn
phù hợp.

2

Địa bàn (La bàn)

Định hướng phương hướng.

3

Sổ ngoại nghiệp

Ghi chép thơng tin điều tra Cần có 2 sổ, một sổ ghi
ngoại nghiệp.

Khơng bị kẹt, nhiễm từ

chép ngồi thực địa và
một sổ sau khi về lán
trại (nơi ở).


4

GPS

Đánh dấu điểm ghi nhận các Cài đặt các thông số
dấu vết, các tác động tiêu cực, phù hợp với bản đồ và
đường di chuyển trên các hệ quy chiếu tỉnh Hòa

5

Ống nhòm

tuyến điều tra.

Bình.

Quan sát Voọc ngồi thực địa

Ống nhịm có độ nét tốt
và dễ dàng điều chỉnh
tiêu cự.

12


2.5.2. Phương pháp kế thừa tài liệu
Trong nghiên cứu này, các thông tin về Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh
tế - xã hội và các đặc điểm sinh học, sinh thái, tập tính của Voọc mơng trắng
được kế thừa có chọn lọc. Ngồi ra, một số hình ảnh và thơng tin về lồi Voọc
mơng trắng được thu thập tại xã Đồng Tâm của tổ chức FFI được kế thừa và

trích dẫn nguồn thơng tin.
2.5.3. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn được thực hiện nhằm thu thập các thông tin về số
lượng cá thể, tình trạng lồi, vùng bắt gặp và các tác động của con người đến
loài Voọc mông trắng tại xã Đồng Tâm.
Phỏng vấn được thực hiện trên đối tượng là các cán bộ Kiểm lâm viên,
trưởng thôn xã và người dân địa phương thuộc các thôn Ngọc Lâm, Đòng Bong,
Suối Tép, Đống Mối và Đại Đồng thuộc xã Đồng Tâm. Trong nghiên cứu này,
30 người được lựa chọn phỏng vấn, có sự am hiểu về lồi Voọc mông trắng và
tài nguyên rừng của khu vực. Nội dung bộ câu hỏi phỏng vấn được trình bày
trong phụ lục 01. Kết quả phỏng vấn được tổng hợp và ghi vào bảng 2.3.
Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả phỏng vấn lồi Voọc mơng trắng
TT

Người cung
cấp thơng tin

Thời gian
nhìn thấy

Địa điểm

Số lượng

Thơng tin liên
quan

Các mối đe
dọa chính


2.5.4. Phương pháp điều tra theo tuyến
Mục đích của việc điều tra theo tuyến nhằm ghi nhận sự có mặt của lồi
bằng quan sát trực tiếp hoặc qua các dấu vết (dấu ăn, dấu phân, tiếng kêu,…)
của loài ngoài thực địa. Ngoài ra, điều tra trên tuyến còn ghi nhận các mối đe
dọa đến loài và sinh cảnh sống của chúng.
Tuyến điều tra được thiết lập dựa trên bản đồ địa hình (tỉ lệ 1/25.000), bản
đồ thảm phân bố thực vật và kết hợp khảo sát thực tế. Tuyến điều tra được thiết
lập trên các lối mịn có sẵn hoặc tạo mới đi qua các dạng sinh cảnh khác nhau,

13


ưu tiên các khu vực có Voọc mơng trắng xuất hiện. Chiều dài của mỗi tuyến dài
1,5 – 2,5 km tùy thuộc vào địa hình của khu vực.
Trong quá trình điều tra trên tuyến, người điều tra di chuyển nhẹ nhàng
với tốc độ 1,5 – 2km/giờ, khơng nói chuyện, khơng hút thuốc. Khi phát hiện
Voọc trên tuyến điều tra, người điều tra dừng lại và quan sát số lượng cá thể
trong đàn. Trong quá trình quan sát, các cá thể đặc biệt trong đàn, các cá thể bị
thương, tật được ghi chép vào sổ ngoại nghiệp nhằm tránh nhầm lần với các đàn
khác trong cũng khu vực điều tra. Các thông tin điều tra được tổng hợp và ghi
vào mẫu biểu bảng 2.4.
Bảng 2.4: Phiếu theo dõi Voọc trên tuyến điều tra
Người điều tra: ……….……………..… Ngày điều tra:…….……..........………………
Thời gian bắt đầu: …….……………....Thời gian kết thúc: …………....……………...
Tuyến điều tra: ……………..…. Chiều dài tuyến: …………………………...………...
Tọa độ điểm đầu:……………………….Tọa độ điểm cuối:……………………………
Dạng sinh cảnh: ……...............……..… Thời tiết: ……………………………………..
Thời
gian


Tọa độ

Góc
phương vị

Số lượng

Cấu trúc đàn

Ghi chú

Trong q trình điều tra theo tuyến, ngồi những thơng tin về thành
phần loài, tại các điểm ghi nhận các tác động của con người như khai thác gỗ,
điểm gặp bẫy, điểm gặp người dân khai thác lâm sản, LSNG, … đều được đánh
dấu tọa độ và ghi chép các thơng tin về diện tích ảnh hưởng, cường độ tác động
và mức độ nguy cấp. Các thông tin thu thập được ghi vào mẫu biểu bảng 2.5.

14


Biểu 2.5: Phiếu ghi chép về tác động của con người
Người điều tra:………………….……………..Ngày:…………………………………..
Thời gian bắt đầu:.......................................Thời gian kết thúc:……………………........
Tuyến số: ………………… Quãng đường đi:…………………….…….……..…….….
Địa điểm điều tra: ………………………………………………………………….……
Hoạt động

6. Khai thác gỗ

1. Bẫy


7. Khai thác lâm sản ngoài gỗ

2. Súng

8. Chăn thả gia súc

3. Chặt cây trồng

9. Xây dựng nhà

4. Lều/Trại (săn bắt, khai thác gỗ)

10. Đường đi lại trong rừng

5. Nương rẫy

11. Những hoạt động khác

Thời gian

Hoạt động

Tọa độ

Hiện trạng

Ghi chú

Ghi chú: Hiện trạng - Tại thời điểm bắt gặp, có đang hoạt động hay chỉ cịn dấu tích của thời

gian trước.

2.5.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Tổng hợp các thông tin, số liệu sẽ được phân tích và xử lý bằng các phần
mềm thơng thường như: Mapinfo 15.0 và ArcGIS 10.3 cho việc phân tích, xử lý
và thể hiện các điểm ghi nhận Voọc trên bản đồ số,… Phân tích thống kê được
ứng dụng và xử lý thông qua phần mềm SPSS 13.0 và ứng dụng các phần mềm
khác như Word, Excel.
2.5.6. Phương pháp đánh giá các mối đe dọa
Việc đánh giá mức độ các mối đe dọa tới lồi Voọc mơng trắng và sinh
cảnh tại khu vực nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp của Margoluis
và Salafsky (2001), trên cơ sở xếp hạng và cho điểm. Mối đe dọa có ảnh
hưởng ít nhất tương ứng với 1 điểm, ảnh hưởng mức độ nhiều nhất tương
đương với n điểm. Các mối đe doạ được sắp xếp giảm dần theo mức độ ảnh
15


hưởng theo 3 tiêu chí: Diện tích ảnh hưởng, cường độ tác động và tính cấp
thiết của mối đe dọa.
Diện tích ảnh hưởng của mối đe dọa: tỷ lệ diện tích bị ảnh hưởng của mối
đe dọa trong khu vực nghiên cứu. Xem xét mối đe dọa có ảnh hưởng đến toàn
bộ khu vực hay chỉ ảnh hưởng đến một phần. Cho điểm cao nhất (n điểm) đối
với mối đe dọa mà ảnh hưởng đến diện tích lớn nhất và cho điểm thấp nhất (1
điểm) cho những mối đe dọa có ảnh hưởng đến diện tích nhỏ nhất.
Cường độ tác động của mối đe dọa: mức độ phá hủy của mối đe dọa đối
với sinh cảnh. Cho điểm cao nhất đối với mối đe dọa có tác động mạnh nhất và
cho điểm giảm dần theo cường độ ảnh hưởng của các mối đe dọa.
Tính cấp thiết của mối đe dọa: mối đe dọa đó có khả năng ảnh hưởng đến
tương lai hay chỉ ảnh hưởng ở thời điểm hiện tại. Cho điểm cao nhất đối với mối
đe dọa có tác động mạnh nhất và cho điểm giảm dần theo cường độ ảnh hưởng

của mối đe dọa.
Sau khi đánh giá và cho điểm các mối đe dọa tiến hành xếp hạng và xác
định mức độ ảnh hưởng của các mối đe dọa tới quần thể Voọc mông trắng tại
khu vực nghiên cứu.

16


CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý và diện tích
Xã Đồng Tâm có tổng diện tích tự nhiên 6.013,82 ha; chiếm 20% diện
tích tồn huyện. Xã Đồng Tâm nằm ở phía Đơng Nam của huyện Lạc Thủy,
cách trung tâm huyện (Thị trấn Chi Nê) 2,5 km, có tọa độ địa lý: Từ 20°24' đến
20°31' vĩ độ Bắc; Từ 105°46' đến 105°52' kinh độ Đơng.
Phía Đơng tiếp giáp với huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam;
Phía Nam giáp với huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình;
Phía Bắc tiếp giáp với thị trấn Chi Nê và xã Lạc Long;
Phía Tây giáp với xã Yên Bồng huyện Lạc Thủy.

Hình 3.1: Vị trí xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hịa Bình

17


×