Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã lăng can, huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

NGUYỄN THẾ NGỌC
Tên đề tài:
HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN
TRUYỀN, VẬN ĐỘNG NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LĂNG CAN,
HUYỆN LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Kinh tế nơng nghiệp

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Lớp

: K48 - KTNN



Khóa học

: 2016 - 2020

Giảng viên hướng dẫn

: Th.S Cù Ngọc Bắc

THÁI NGUYÊN - 2020


i

LỜI CAM ÐOAN
Khóa luận tốt nghiệp “Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã
Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang”, chuyên ngành Kinh tế nơng nghiệp
là cơng trình nghiên cứu của bản thân, luận văn đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau, các thơng tin có sẵn đã được trích rõ nguồn gốc.
Tơi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã đưa trong luận văn
này là trung thực và chưa được sử dụng trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu khoa
học nào. Khóa luận đã được giảng viên hướng dẫn xem và sửa.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 6 năm 2020
Giảng viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện đề tài

Th.S Cù Ngọc Bắc


Nguyễn Thế Ngọc

XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
Xác nhận sinh viên đã sửa theo yêu cầu
Của hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp
(Ký, ghi rõ họ tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên cuối
khóa, đây là giai đoạn cần thiết để mỗi sinh viên nâng cao năng lực tri thức và khả
năng sáng tạo của mình, đồng thời nó cịn giúp cho sinh viên có khả năng tổng hợp
được kiến thức đã học, làm quen dần với việc nghiên cứu khoa học nhằm hoàn thành
mục tiêu đào tạo kỹ sư chuyên môn với đầy đủ tri thức lý luận và kỹ năng thực tiễn.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu
sắc đến thầy giáo Th.S Cù Ngọc Bắc Phó trưởng khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn, người trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập
và làm đề tài. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm
khoa KT&PTNT, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ trong khoa đã tạo mọi điều kiện giúp
đỡ em. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị làm việc tại
UBND xã Lăng can, các hộ gia đình được tiến hành điều tra đã giúp đỡ tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập, nghiên cứu đề tài. Mặc dù đã có nhiều
cố gắng, nhưng do thời gian có hạn, trình độ, kỹ năng của bản thân cịn nhiều hạn chế
nên đề tài khóa luận tốt nghiệp này của em khơng tránh khỏi những hạn chế, thiếu
sót. Rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo, bổ sung của thầy cô và các bạn để kiến thức
của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 6 năm 2020

Sinh viên

Nguyễn Thế Ngọc


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Cơ cấu kinh tế của xã Lăng Can qua 3 năm 2017 - 2019 .................................18
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của xã Lăng Can
giai đoạn 2010 - 2019 ................................................................................................36
Bảng 4.3. Đánh giá trình độ cán bộ xã, thơn ..............................................................43
Bảng 4.4. Tình hình tập huấn cán bộ phụ trách XD NTM xã Lăng can .....................44
Bảng 4.5. Các phương pháp tuyên truyền phổ biến thông tin đến người dân .................44
Bảng 4.6. Đánh giá hiểu quả công tác tuyên truyền phổ biến thông tin đến người dân
Bảng 4.7. Tổng hợp các nội dung tuyên truyền phổ biến thông tin đến
người dân ...................................................................................................................45
Bảng 4.8. Sự tham gia của người dân trong các công việc triển khai trên địa bàn
thôn, xã ......................................................................................................................46
Bảng 4.9. Người dân đóng kinh phí xây dựng các cơng trình nơng thơn ...................47
Bảng 4.10. Người dân tham gia lao động xây dựng cơng trình nơng thơn .................48
Bảng 4.11. Kết quả của công tác vận động trong xây dựng cơ sở hạ tầng .................49


iv

DANH MỤC VIẾT TẮT
ANTT

: An ninh trật tự


BCĐ

: Ban chỉ đạo

BHYT

: Bảo hiểm y tế

BQL

: Ban quản lý

CTMT

: Công tác mặt trận

CTXDNTM

: Công tác xây dựng nông thôn mới

GTVT

: Giao thông vẩn tải

NTM

: Nông thôn mới

NTMKM : Nông thôn mới kiểu mẫu



: Nghị định



: Quyết định

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TX

: Thị xã

TW

: Trung ương Đảng

UBND

: Ủy ban nhân dân

VHXH


: Văn hóa xã hội


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ÐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................ iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học ..........................................................2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................2
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN .......................................................3
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................3
2.1.1. Một số vấn đề chung .........................................................................................3
2.1.2. Các hình thức tuyên truyền, vận động ..............................................................5
2.1.3. Các nội dung tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng NTM ...........6
2.1.4. Vai trò và trách nhiệm của các tổ chức chính trị xã hội trong cơng tác tun
truyền, vận dộng người dân xây dựng NTM ...............................................................7
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................11
2.2.1. Tình hình xây dựng NTM của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015........................11
2.2.2. Tình hình về việc đưa ra giải pháp và nâng cao hiệu quả công tác tuyên ,truyền
vận động người dân trong xây dựng NTM tại Việt Nam .............................................11

2.2.3. Tình hình xây dựng NTM của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn
2011 - 2015 ...............................................................................................................12
2.3. Một số nghiên cứu liên quan ...........................................................................12
2.3.1. Phát huy quy chế dân chủ trong xây dựng NTM tại Hưng Yên .....................12


vi

2.3.2. Phát huy vai trò của người dân trong xây dựng NTM tại Hịa Bình...............13
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................14
3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................14
3.2. Địa Điểm nghiên cứu .........................................................................................14
3.3.Thời gian thực tập ...............................................................................................14
3.4. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................14
3.5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................14
3.5.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................14
3.5.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ..........................................................15
3.6. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh sự tham gia của người dân trong quá trình xây
dựng NTM. ................................................................................................................16
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨA VÀ THẢO LUẬN .....................................17
4.1. Đặc điểm chung của địa bàn nghiên cứu ...........................................................17
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................17
4.1.2.Tình hình kinh tế - xã hội.....................................................................................18
4.1.2. Đánh giá chung về xã Lăng Can .....................................................................19
4.2. Đánh giá tổng quát chương trình xây dựng NTM của xã Lăng Can, huyện Lâm
Bình, tỉnh Tuyên Quang ............................................................................................19
4.2.1. Căn cứ triển khai thực hiện NTM ...................................................................19
4.2.2. Hiện trạng thực hiện chương trình NTM của xã Lăng Can đến năm 2019 ....21
4.2.3. Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM của xã Lăng Can giai đoạn

2010-2019..................................................................................................................36
4.3. Tình hình thực hiện công tác tuyên truyền, vận động trong xây dựng NTM của
xã Lăng Can ..............................................................................................................42
4.3.1. Đánh giá về cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền, vận động trong xây dựng
NTM ..........................................................................................................................42
4.3.2. Đánh giá sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM ...........................47


vii

4.4. Phân tích SWOT những thuận lợi, khó khăn trong công tác tuyên truyền, vận
động người dân trong việc tham gia xây dựng mơ hình NTM .................................50
PHẦN 5. CÁC GIẢI PHÁP ....................................................................................54
5.1. Quan điểm – Phương hướng – Mục tiêu ............................................................54
5.2. Các giải pháp ......................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................56


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng (NTM) là vấn đề đã và đang được sự quan tâm của Đảng và nhà
nước trên diện rộng của nước Việt Nam. Kế thừa thành tựu sau 20 năm đổi mới,
nơng thơn với vai trị của mình đã và đang liên tục phát triển góp phần quan trọng
trong tình hình kinh tế, chính trị xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của
người dân kể cả vật chất lẫn tinh thần.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp, nơng thơn và nơng dân
vẫn cịn nhiều thách thức ảnh hưởng đến quá trình phát triển bền vững của q trình

cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa như: Chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh
thấp; quá trình đổi mới và tăng giá trị đang chậm lại.
Tuy nhiên hiện nay, thực trạng tuyên truyền, vận động, nhận thức, ý thức của
một số cán bộ và người dân về Chương trình xây dựng NTM cịn nhiều hạn chế,
như trình độ, nhận thức, trách nhiệm, phương pháp, cách thức, nội dung về tuyên
truyền, vận động xây dựng NTM. Vì vậy để nâng cao công tác tuyên truyền, vận
động người dân trong xây dựng NTM xã Lăng Can cần phải, tập trung thực hiện tốt
công tác lãnh đạo, chỉ đạo, từ các cấp, chính quyền, đồn thể xã, phải đồn kết,
thống nhất…
Từ những vấn đề khác biệt này ta thấy để thực hiện thành cơng và giữ vững
các tiêu chí chương trình xây dựng NTM cần phải có sự chung tay, thống nhất của
chính quyền, các cơ quan chun mơn, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội,
các tổ chức cộng đồng và đặc biệt là cộng đồng dân cư của địa phương thực hiện
chương trình. Đây là nhu cầu xuất phát từ thực tiễn của việc triển khai, thực hiện
chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Xuất phát từ những lý do trên, em nghiên cứu đề tài: “Hiện trạng và giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn xã Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang”


2

1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá công tác tuyên truyền, vận động người dân trong quá trình tham gia
thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn xã Lăng Can - huyện Lâm Bình - tỉnh Tuyên
Quang. Trên cơ sở đó đề xuất biện pháp nâng cao công tác tuyên truyền, vận động
người dân trong việc xây dựng NTM.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Lăng Can.

- Đánh giá tổng quát chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2017 - 2019 của
xã Lăng Can.
- Tìm hiểu công tác tuyên truyền, vận động người dân trong việc tham gia
xây dựng NTM.
- Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn trong cơng tác tun truyền, vận
động người dân trong việc tham gia xây dựng mơ hình NTM.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao công tác tuyên truyền và vận động
trong xây dựng NTM tại xã Lăng Can.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
Giúp sinh viên nâng cao năng lực và rèn luyện kỹ năng của mình trong việc vận
dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn một cách khoa học và sáng tạo.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở giúp cho xã Lăng Can có định hướng
nâng cao được hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động người dân.
- Giúp người dân nhận thức được vai trò của mình trong xây dựng NTM để
cơng tác tun truyền, vận động được nâng cao, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực
hiện xây dựng NTM trên địa bàn xã.


3

PHẦN 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số vấn đề chung
2.1.1.1. Tuyên truyền, vận động là gì?
Thơng qua cơng tác tun truyền, cán bộ cơ sở giúp cho người dân hiểu được
các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, những kế hoạch, chương
trình phát triển KTXH tại địa phương, trong đó có chương trình xây dựng NTM.

Vận động là cơng việc thuyết phục, thúc đẩy người dân thực hiện theo các
nội dung được tuyên truyền.
2.1.1.2. Nguyên tắc của tuyên truyền, vận động
- Nội dung tuyên truyền, vận động phải chính xác, đầy đủ, dễ hiểu, thiết thực;
- Công tác tuyên truyền, vận động phải thực hiện thường xuyên, kịp thời, có
trọng tâm, trọng điểm;
- Người làm công tác tuyên truyền, vận động phải có sự phối hợp chặt chẽ
với các cơ quan quản lý, chỉ đạo, không làm trái các quy định về thực hiện dân chủ
ở cơ sở;
- Người làm công tác tuyên truyền, vận động trong xây dựng NTM cần nắm
rõ đặc điểm nông thôn, đặc điểm con người, đặc điểm kinh tế - xã hội của địa bàn
và đối tượng để xác định, lựa chọn biện pháp tuyên truyền cho phù hợp.
2.1.1.3. Vai trò quan trọng của tuyên truyền, vận động trong xây dựng NTM
Chương trình MTQG xây dựng NTM là một chủ trương lớn của Đảng và
Nhà nước ta. Do đó, cơng tác tun truyền, vận động là nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu trong việc tổ chức, thực hiện chương trình xây dựng NTM từ Trung Ương đến
địa phương.
Trong những năm vừa qua, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được nhờ
cơng tác tun truyền, vận động thì vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế như:
- Cơng tác tun truyền nhưng chưa thực sự có chiều sâu và điểm nhấn.
- Nội dung tuyên truyền còn dừng lại ở việc phổ biến chủ trương, đường lối,


4

chính sách, mang tính một chiều, chưa đáp ứng được các nhu cầu của nhân dân
cũng như yêu cầu, mục đích của tun truyền.
-Thơng tin tun truyền xây dựng NTM trên các phương tiện thông tin đại
chúng chưa nhiều, chưa được liên tục.
- Một số chính sách của Chính phủ về nông nghiệp, nông dân và nông thôn

chưa được cụ thể hóa nên khi vận động nhân dân cịn gặp trở ngại, nhất là vận động
nhân dân tham gia xây dựng NTM theo phương châm “Dân làm Nhà nước hỗ trợ”.
2.1.1.4. Trách nhiệm của người dân - đối tượng được tuyên truyền, vận động
Lực lượng nòng cốt đi tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng
NTM là BPT thôn. Đây vừa là vai trò, vừa là trách nhiệm của BPT thơn. Nhưng khi
thực hiện cơng việc này, ngồi các nội dung cần tuyên truyền, vận động, BPT thôn
cũng phải nắm được quyền hạn và trách nhiệm của đối tượng mà mình đi tun
truyền, vận động - đó là người dân.
Nói cách khác, xây dựng NTM là “của dân, do dân và phục vụ lợi ích của
nhân dân” thì bản thân người dân cũng phải có trách nhiệm phối hợp với BPT thôn
để cùng thực hiện các nội dung tuyên truyền, vận động. Cụ thể, trách nhiệm của
người dân là:
- Tích cực tham gia phát triển sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học - cơng nghệ,
nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm.
- Có ý chí chủ động vươn lên thốt nghèo và làm giàu chính đáng.
2.1.1.5. u cầu đối với cơng tác tun truyền, vận động
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Tun truyền là đem một việc gì đó nói cho
dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt mục đích đó, là tun truyền
thất bại”. Như vậy, cái đích cuối cùng của q trình tun truyền, vận động không
những để người dân biết, dân tin mà quan trọng nhất đó là dân làm theo.
Để nâng cao nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận động, người làm công tác
tuyên truyền, vận động cần nắm một số vấn đề cơ bản sau:


5

2.1.2. Các hình thức tun truyền, vận động
Có rất nhiều biện pháp tuyên truyền và vận động như: Treo băng rôn, khẩu
hiệu, tranh ảnh; phát tờ rơi; sử dụng loa phát thanh; sử dụng phương tiện thông tin
như tivi, đài, báo; thăm mơ hình trình diễn; tổ chức các cuộc họp, văn nghệ, thể

thao, hội thi, lễ ra quân…
2.1.2.1. Tuyên truyền miệng
Là hình thức tuyên truyền trực tiếp bằng lời nói để thuyết phục người nghe
nhằm nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin và tổ chức họ hành động theo đúng chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các vấn đề trong
xây dựng NTM. Hình thức này thường được sử dụng trong các bài giảng, báo cáo,
bài thuyết trình, trong các buổi nói chuyện thời sự, qua các buổi trao đổi, đối thoại,
tọa đàm, tranh luận, hỏi đáp…
Khi sử dụng hình thức này, báo cáo viên, tuyên truyền viên sẽ trực tiếp nói
với hội viên, nông dân trong các lớp học, hội nghị, trực tiếp tiếp xúc, trao đổi, thảo
luận với người dân và trực tiếp nghe nơng dân trao đổi lại qua đó thuyết phục người
dân tin và làm theo. Vì thế, hình thức tun truyền này có tính chất dân chủ, dễ thực
hiện nhất và cũng là hình thức tuyên truyền rẻ nhất, hiệu quả nhất.
2.1.2.2. Tuyên truyền thông qua sử dụng hệ thống thơng tin đại chúng
Hình thức này được thực hiện qua hệ thống truyền thông của Đảng, Nhà
nước như báo, đài phát thanh, truyền hình của Trung Ương và địa phương… nên nó
có ảnh hưởng sâu rộng, dễ tác động đến nơng dân, có tác dụng khích lệ họ học tập,
làm theo.
Tùy từng điều kiện, ở mỗi cấp khác nhau mà lựa chọn hệ thống thông tin phù
hợp. Cấp tỉnh có thể tuyên truyền qua đài phát thanh, truyền hình Trung Ương và
của tỉnh, cấp huyện có thể tun truyền qua báo chí, cấp xã, thơn có thể sử dụng hệ
thống loa phát thanh của địa phương…
2.1.2.3. Tuyên truyền thơng qua các cơng cụ trực quan
Đây là hình thức tuyên truyền bằng các công cụ như tranh ảnh, khẩu hiệu,
panơ, áp phích, tờ rơi…


6

Khi sử dụng hình thức này, các cán bộ tuyên truyền cần chú ý lựa chọn các

biểu tượng, hình tượng, hình ảnh, biểu trưng… có tính cụ thể, dễ hiểu, gần gũi với
đời sống nơng dân từng vùng. Khi đó công tác tuyên truyền sẽ lôi cuốn được đông
đảo quần chúng và sẽ đạt hiệu quả cao.
2.1.2.4. Tuyên truyền thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, tổ chức
lễ hội truyền thống…
Đây là hình thức tuyên truyền có bề rộng, dễ áp dụng vì được chuẩn bị kỹ,
tiến hành thận trọng, khoa học. Hình thức này tạo được khơng khí hồ hởi, phấn khởi
trong quần chúng tham gia, qua đó cơng tác tun truyền sẽ đạt hiệu quả cao. Tuy
nhiên hình thức này thường tốn kém kinh phí và cơng sức tổ chức nên chỉ tổ chức
trong những thời điểm nhất định.
2.1.2.5. Tuyên truyền thông qua các hoạt động tham quan thực tế, báo cáo điển
hình, học tập gương người tốt, việc tốt
Hình thức tuyên truyền này sử dụng triệt để phương pháp nêu gương như: Tổ
chức cho nông dân đi tham quan, học tập những điển hình, mơ hình tốt để họ học
tập, làm theo. Qua đó hướng dẫn, khuyến khích động viên nơng dân học tập, làm
theo gương điển hình, mơ hình tiên tiến. Do vậy, cần sớm phát hiện, nhân rộng mơ
hình, điển hình tiên tiến, những nhân tố mới để tuyên truyền, giáo dục hội viên,
nông dân.
2.1.3. Các nội dung tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng NTM
Chúng ta đã đề cập đến nhiệm vụ, trách nhiệm của người dân khi tham gia
xây dựng NTM. Đó cũng chính là những nội dung cần tuyên truyền, vận động
người dân. Để cụ thể và có hệ thống hơn, chúng ta phân loại các nội dung tuyên
truyền, vận động người dân trong xây dựng NTM theo các nội dung sau:
Thứ nhất, tuyên truyền, vận động người dân tham gia ý kiến vào xây dựng
NTM: Cần giúp cho người dân hiểu được họ có vai trị chủ thể, có quyền ra quyết
định lựa chọn các cơng trình, các hoạt động cần ưu tiên trong xây dựng NTM.
Thứ hai, tuyên truyền, vận động người dân tham gia góp sức, góp vốn, góp tài
sản, kêu gọi con em ở xa cùng đóng góp cho xây dựng NTM: Lưu ý rằng đây là việc



7

vận động hồn tồn tự nguyện chứ khơng được ép buộc. Cán bộ tuyên truyền cần
phải làm cho người dân hiểu được những đóng góp của họ là phục vụ cho chính lợi
ích của họ. Việc vận động phải có sức thuyết phục, hợp tình, hợp lý, tạo ra sự đồng
thuận giữa những người dân trong cộng đồng.
Thứ ba, tuyên truyền, vận động người dân tham gia trực tiếp vào các hoạt
động xây dựng NTM: Cần giúp cho người dân hiểu được xây dựng NTM gồm
những nội dung gì, từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức sản xuất, phát triển văn
hóa - xã hội, bảo vệ mơi trường cho đến cùng nhau bảo vệ an ninh, trật tự xã hội.
Để thực hiện được điều đó, trước tiên mỗi người dân, mỗi hộ gia đình cần tự chỉnh
trang nơi ở, đảm bảo vệ sinh, thực hiện nếp sống văn hóa, thực hiện các phong trào,
cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ và các tổ
chức, đồn thể chính trị - xã hội phát động. Tiếp theo, vận động người dân cùng
tham gia các hoạt động vì cộng đồng, xây dựng và giữ gìn cảnh quan địa phương
xanh - sạch - đẹp, xây dựng gia đình “5 khơng, 3 sạch”…
Thứ tư, tuyên truyền, vận động người dân tích cực lao động, học tập, phối
hợp, vượt qua khó khăn, nỗ lực phấn đấu cải thiện và nâng cao thu nhập của hộ gia
đình: Đây là cơng việc cần thường xun thực hiện, thông qua các lớp tập huấn kỹ
thuật, lồng ghép trong các buổi hội thảo, hội nghị, các buổi thăm quan, hội thi…
Tiêu chí thu nhập là tiêu chí quan trọng nhất, là mục tiêu cốt lõi nhất của xây dựng
NTM. Bởi vậy, khi người dân có quyết tâm phấn đấu phát triển sản xuất, nâng cao
thu nhập thì các kết quả xây dựng NTM sẽ đạt được nhiều thành tựu.
2.1.4. Vai trị và trách nhiệm của các tổ chức chính trị xã hội trong công tác
tuyên truyền, vận dộng người dân xây dựng NTM.
2.1.4.1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp
Vai trò tuyên truyền
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tích cực tuyên truyền, phổ biến
đến các thành viên, nhân dân chủ trương, chính sách xây dựng NTM của Đảng và
Nhà nước; qua đó, làm cho các thành viên, tầng lớp nhân dân hiểu rõ mục đích, ý

nghĩa, nội dung Chương trình; nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi thành viên tự


8

giác tham gia phong trào một cách tích cực phù hợp với điều kiện của mình.
- Vai trị vận động
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp vận động thành viên, nhân dân tích cực
tham gia thực hiện các nội dung cụ thể thông qua các phong trào do Trung ương
Mặt trận tổ quốc Việt Nam phát động. Trong thời gian qua, Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam đã phát động nhiều cuộc vận động xây dựng NTM như “Tồn dân
đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Ngày vì người nghèo”…
2.1.4.2. Hội Nơng dân Việt Nam
- Vai trị tun truyền:
Hội Nơng dân tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến trong hội viên và
nông dân chủ trương, chính sách xây dựng NTM của Đảng và Nhà nước. Các cấp
hội tuyên truyền để hội viên, nơng dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm cho
mỗi hội viên, nông dân tự giác tham gia phong trào một cách tích cực phù hợp với
điều kiện của mình.
- Vai trị vận động:
Hội Nông dân các cấp vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia thực
hiện những cơng việc chính như:
Về kinh tế - xã hội: Vận động nhân dân đóng góp cơng sức tham gia xây
dựng, duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng nông thôn. Tham gia xây dựng đường giao
thơng liên thơn, nội thơn, cơng trình thủy lợi nội đồng, các cơng trình cấp nước
sạch, thu gom, xử lý rác thải... Thực hiện chức năng giám sát các cơng trình nhà
nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tại địa phương, làm nịng cốt
trong cơng tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, xây dựng các câu lạc bộ nơng dân sản
xuất giỏi…

2.1.4.3. Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
- Vai trị tun truyền:
Các cấp bộ Đồn tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến trong đoàn viên,
thanh niên chủ trương, chính sách xây dựng NTM của Đảng và Nhà nước; qua đó


9

làm cho đồn viên, thanh niên hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng NTM; giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi
đoàn viên, thanh niên tự giác tham gia phong trào một cách tích cực phù hợp với
điều kiện của mình.
- Vai trị vận động:
Vận động đồn viên, thanh niên tích cực thực hiện những phần việc trong Bộ
tiêu chí phù hợp với khả năng của mình. Thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày
05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nơng nghiệp, nơng dân,
nơng thơn và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020,
Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã triển khai phong trào “Tuổi trẻ chung
tay xây dựng NTM”, xây dựng đề án “Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tham
gia xây dựng NTM giai đoạn 2013-2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
tại quyết định số 324/QĐ-TTg (18/2/2013).
2.1.4.4. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
- Vai trò vận động:
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ tích cực
tham gia xây dựng NTM thơng qua các chương trình của mình và các phong trào do
Mặt trận Tổ quốc phát động. Hiện nay, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
đang phát động phong trào xây dựng “Gia đình 5 khơng 3 sạch” trên phạm vi tồn
quốc. Đây là cuộc vận động có nhiều nội dung thiết thực góp phần xây dựng NTM.
- Vai trò tuyên truyền:
Hội Phụ nữ các cấp tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ,

hội viên, phụ nữ chủ trương, chính sách xây dựng NTM của Đảng và Nhà nước.
Các cấp hội tuyên truyền để hội viên, phụ nữ hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Giáo dục nâng cao ý thức trách
nhiệm cho mỗi hội viên, phụ nữ tự giác tham gia phong trào một cách tích cực phù
hợp với điều kiện của mình.
2.1.4.5. Hội cựu chiến binh Việt Nam


10

Các cấp hội tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến trong hội viên, cựu
chiến binh chủ trương, chính sách xây dựng NTM, qua đó làm cho hội viên, cựu
chiến binh hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung chương trình; giáo dục nâng cao ý
thức trách nhiệm cho mỗi hội viên, cựu chiến binh ý thức trách nhiệm, tính tiên
phong, gương mẫu tự giác tham gia phong trào một cách tích cực phù hợp với điều
kiện của mình.
2.1.4.6. Ban phát triển thôn
Ban phát triển thôn là tổ chức được thành lập nhằm lãnh đạo cộng đồng dân
cư tiến hành xây dựng NTM trên địa bàn thôn. Thành phần tham gia bao gồm:
Người đại diện lãnh đạo thơn (Bí thư chi bộ, trưởng/ phó thơn), đại diện các tổ
chức, đồn thể của thôn (Ban công tác Mặt trận cơ sở, thanh niên, phụ nữ, người
cao tuổi…) và những người có năng lực, uy tín trong cộng đồng.
Ban phát triển thơn có các nhiệm vụ cơ bản:
1) Nhiệm vụ tuyên truyền
Tổ chức họp dân để tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM, phương pháp, cơ chế thực hiện, các
quyền lợi, nghĩa vụ của người dân và cộng đồng dân cư trong xây dựng NTM. Triệu
tập nhân dân trong thôn tham dự các cuộc họp, tập huấn theo đề nghị của cơ quan tư
vấn nhằm nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về phát triển nông thôn.
2) Nhiệm vụ lãnh đạo

Lãnh đạo cộng đồng dân cư tổ chức thực hiện những nội dung công việc cụ
thể do Ban quản lý xây dựng NTM xã giao như:
- Tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong thôn tham gia góp ý vào bản dự thảo quy
hoạch, đề án xây dựng NTM của xã. Việc lấy ý kiến nhân dân phải được tổ chức
công khai, minh bạch, các ý kiến của nhân dân phải được ghi chép đầy đủ để gửi tới
Ban quản lý xây dựng NTM, HĐND xã xem xét.
- Tổ chức xây dựng các cơng trình hạ tầng kinh tế - xã hội do Ban quản lý xã
giao như: Đường giao thơng liên thơn, nội thơn, liên xóm, cơng trình thủy lợi,
trường học, nhà văn hóa, chợ, khu vui chơi…


11

- Tham gia giám sát cộng đồng với các công trình xây dựng cơ bản trong
thơn. Thành lập các tổ, nhóm để quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng các cơng
trình sau khi được bàn giao.
2.1.4.7. Vai trị chủ thể của cộng đồng dân cư trong xây dựng NTM
Được thể hiện ở những nội dung sau:
- Cộng đồng dân cư là người trực tiếp tham gia góp ý vào bản dự thảo quy
hoạch, đề án xây dựng NTM của xã (trong quy định hiện hành, dự thảo quy hoạch,
đề án xây dựng NTM cấp xã bắt buộc phải lấy ý kiến nhân dân trước khi được
thông qua).
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình xây dựng NTM của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015
Ngày 16/5/2014, Ban Chỉ đạo Trung ương chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng NTM tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện chương trình.
Báo cáo kết quả thực hiện chương trình giai đoạn 2010 - 2014 và phương
hướng, nhiệm vụ đến năm 2015 do Bộ trưởng Bộ nông nghiệp & phát triển nông
thôn Cao Đức Phát trình bày cho thấy, trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của suy thoái
kinh tế thế giới, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, cả nước đã triển khai thực

hiện với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự hưởng ứng và
tham gia tích cực của người dân và đã đạt được kết quả bước đầu khả quan.
Bộ máy chỉ đạo thực hiện chương trình được hình thành khá đồng bộ, nhiều
cơ chế chính sách được ban hành có tác dụng thiết thực và trở thành động lực thúc
đẩy tiến bộ triển khai.
2.2.2. Tình hình về việc đưa ra giải pháp và nâng cao hiệu quả công tác tuyên
,truyền vận động người dân trong xây dựng NTM tại Việt Nam
Thực hiện nghị quyết trung ương 7 (khóa X), Thủ Tướng Chính phủ đã ban
hành bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn mới tại Quyết định 491/QĐ-TTg, ngày
16/4/2009 và chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 2020 tại Quyết định 800/QĐ-TTg, ngày 4/6/2010.
Ngày 2/2/2010, Thủ Tướng Chính phủ ra quyết định 193/QĐ-TTg Phê duyệt


12

chương trình rà sốt và quy hoạch xây dựng NTM.Các bộ ngành như: Bộ nông
nghiệp phát triển nông thôn, xây dựng, tài nguyên môi trường, giao thông vận tải và
các bộ khác đã ban hành nhiều thông tư liên hộ, thông tư hướng dẫn để triển
khai thực hiện. Đặc biệt đã ban hành bộ tiêu chí gồm 19 tiêu chí cụ thể về NTM,
hướng dẫn chi tiết cho các địa phương thực hiện. Thông tư liên tịch quy định việc
lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng NTM. Trung ương đã chỉ đạo làm
điểm ở một số tỉnh, rút kinh nghiệm chỉ đạo ra diện rộng. Tập trung đầu tư ngân
sách cho các địa phương nhất là những nơi làm điểm, những địa phương có nhiều
khó khăn. Trên cơ sở đó đã tạo được lịng tin của nhân dân đối với chủ trương của
Trung ương, xây dựng quyết tâm thực hiện.
2.2.3. Tình hình xây dựng NTM của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2015
Sau 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đến
hết năm 2015, số xã đạt 19 tiêu chí của tỉnh Tuyên Quang là 40 xã, số xã đạt từ 15 18 tiêu chí (32 xã), số xã từ 10 - 14 tiêu chí (65 xã), số xã từ 6 - 9 tiêu chí (6 xã),
khơng cịn xã dưới 5 tiêu chí.
2.3. Một số nghiên cứu liên quan

2.3.1. Phát huy quy chế dân chủ trong xây dựng NTM tại Hưng Yên
Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là một trong những nhân tố quan trọng
góp phần phát triển kinh tế, xã hội, góp phần bảo đảm thành cơng của chương trình
xây dựng NTM. Nhận thức rõ điều đó, nhiều xã thuộc huyện Kim Động đã phát huy
nguồn lực từ nhân dân để triển khai thực hiện các cơng trình, phần việc, dự án phục
vụ phát triển sản xuất, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, mở mang
ngành nghề TTCN, dịch vụ, tạo việc làm cho lao động. Điển hình như các xã Ngọc
Thanh, Đồng Thanh, Phú Thịnh, Đức Hợp. Xã Phú Thịnh mặc dù là địa phương có
nguồn thu ngân sách thấp, song nhờ thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, làm tốt
công tác tuyên truyền, vận động đã phát huy quyền làm chủ của người dân. Được
chọn làm điểm xây dựng NTM, xã tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân trong
q trình xây dựng đề án, kế hoạch, cơng khai quy hoạch tại nơi công cộng, công
khai các nguồn huy động đầu tư, việc quản lý, sử dụng các loại quỹ, các khoản đóng


13

góp của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhân dân được bàn và quyết định trực
tiếp về chủ trương, mức đóng góp xây dựng nên đồng thuận, nhất trí cao. Được sự
quan tâm của Nhà nước và đóng góp của nhân dân, xã đã nạo vét và đào đắp 6 km
mương máng kết hợp làm đường ra đồng, tạo thuận lợi cho tưới tiêu cũng như nông
dân đi lại vận chuyển nông sản, hoa màu. Đến nay, 95% đường thơn, xóm được bê
tơng hóa. Hệ thống tiêu thốt nước trong thơn, xóm ở các đội 5, đội 1, đội 3, đội
8… tổng chiều dài 1,5 km được xây dựng. 4/4 thôn trong xã đều đạt danh hiệu làng
văn hóa. Người dân đồng tình hưởng ứng xây dựng đời sống văn hóa mới trong việc
cưới, việc tang, lễ hội. Huyện Phù Cừ chỉ đạo các xã xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế, xã hội, xây dựng NTM gắn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Quy chế
dân chủ ở cơ sở được triển khai thực hiện nghiêm túc, qua đó giúp nhân dân khơng
chỉ nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước mà còn tạo điều kiện để
nhân dân tham gia bàn bạc, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động phát triển kinh tế, xã

hội, việc sử dụng nguồn vốn, xây dựng cơng trình, dự án ở cơ sở. Cùng với các xã
đi đầu như Đồn Đào, Quang Hưng, Đình Cao, ở một số xã đời sống người dân cịn
khó khăn, thu nhập chủ yếu từ sản xuất nơng nghiệp, ngồi đóng góp ngày cơng lao
động, người dân vẫn sẵn sàng đóng góp kinh phí làm đường giao thơng. Điển hình
như xã Minh Tiến đã vận động nhân dân đóng góp kinh phí, ngày cơng xây dựng
đường làng ngõ xóm.
2.3.2. Phát huy vai trò của người dân trong xây dựng NTM tại Hịa Bình
Phát huy vai trị chủ thể của người dân theo phương châm “nhân dân làm, Nhà
nước hỗ trợ”, thời gian qua xã Dũng Phong (Cao Phong) đã linh động, sáng tạo trong huy
động sức dân chung tay đóng góp xây dựng NTM.


14

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các công việc liên quan đến công tác tuyên truyền và vận động người dân
tham gia xây dựng NTM theo bộ tiêu chí xây dựng NTM của xã Lăng Can - Lâm
Bình – Tuyên Quang
3.2. Địa Điểm nghiên cứu
Xã Lăng Can - huyện Lâm Bình - tỉnh Tuyên Quang.
3.3.Thời gian thực tập
Từ 10/01/2020 – 10/5/2020.
3.4. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Lăng Can.
- Đánh giá tổng quát chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2017 - 2019 của
xã Lăng Can.
- Tìm hiểu cơng tác tun truyền, vận động người dân trong việc tham gia
xây dựng nông thơn.

- Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn trong công tác tuyên truyền vận
động người dân trong việc tham gia xây dựng mơ hình NTM.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao công tác tuyên truyền và vận động
trong xây dựng NTM tại xã Lăng Can.
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Phương pháp thu thập thông tin
* Thu thập thông tin thứ cấp
- Thông qua tài liệu, báo cáo tổng hợp số liệu thống kê của xã
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa bàn nghiên cứu.
- Tìm hiểu hiện trạng và tiến trình xây dựng cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn xây
dựng NTM xã hội của xã.


15

- Số liệu này được thu thập từ các báo cáo thống kê, báo cáo hàng năm của
UBND xã Lăng Can và tổng hợp từ các sách báo, trang web điện tử, các đề tài và
các cơng trình nghiên cứu có liên quan.
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa bàn nghiên
cứu.
* Thu thập thông tin sơ cấp
 Điều tra bằng bảng hỏi
 Thu thập dữ liệu tại xã Lăng Can, gặp gỡ cán bộ địa phương trao đổi về
tình hình chung của xã, Cùng cán bộ địa phương có chun mơn tham khảo ý kiến
của một số người dân bản địa có kinh nghiệm.
Đây là phương pháp chủ yếu để thu thập số liệu liên quan đến đề tài. Trong
phạm vi đề tài này, chúng tơi chỉ tập trung phân tích và đánh giá các hoạt động của
công tác tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng NTM trên địa bàn xã
Lăng Can.
• Phương pháp chọn mẫu điều tra

Nghiên cứu chọn mẫu dựa trên phương pháp phi ngẫu nhiên có điều kiện
N=60 hộ trên địa bàn xã, chọn 60 hộ là có đủ cơ sở khoa học để thể hiện khái qt
và chính xác cho tồn xã, mẫu tối thiểu là 60.
Ngoài ra, để hoàn thành đề tài này, chúng tơi cịn sử dụng phương pháp quan
sát trực tiếp để ghi nhận những hành vi của bà con nông dân và lý giải những kết
quả đánh giá liên quan đến đề tài.
3.5.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Sử dụng các phương pháp phân tích thơng thường như: thống kê mô tả
(nghiên cứu mô tả), nghiên cứu giải thích. Cơng cụ phân tích được sử dụng là
phương pháp phân tích thống kê mơ tả phân tích số liệu.
- Phương pháp thống kê mô tả: Các chỉ số lớn nhất, nhỏ nhất, tỷ số, số bình
quân, tỷ trọng,…
- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: xử lí số liệu sau đó phân tích và
đánh giá tình hình thực hiện tại xã.


16

3.6. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh sự tham gia của người dân trong quá trình
xây dựng NTM.
- Mức độ tham gia của của các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương trong
cơng tác tun truyền
- Vai trị của người dân trong các mơ hình sản xuất, các đợt tập huấn khoa
học kỹ thuật.
- Số ngày công người dân tham gia lao động trực tiếp
- Tổng hợp các nguồn kinh phí nhân dân đóng góp cho các hoạt động.
- Vai trị của người dân trong cơng tác giám sát.


17


PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨA VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Lăng Can là xã nằm trong trung tâm huyện Lâm Bình mới được thành lập
theo Nghị định số 07/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2006. Tổng diện tích tự
nhiên là: 7.333,42 ha, dân số: 5.990 người. Xã có 12 thơn (thơn Nặm Chã, Nặm
Đíp, thơn Nà Khà, thôn Đon Bả, thôn Làng Chùa, thôn Bản Khiển, thôn Nà Mèn,
thôn Phai Che A, thôn Phai Che B, thôn Bản Kè A thôn Bản Kè B, thôn Khau
Quang), có tổng 1.077 hộ, tổng số nhân khẩu 5.004 người.
Phía bắc: Giáp xã Phúc n
Phía Đơng: Giáp xã Khn Hà
Phía Nam: Giáp Xã Thượng Lâm, xã Năng Khả huyện Na Hang
Phía Tây: Giáp xã Bình An, Xã Xn Lập
4.1.1.2. Địa hình, địa chất
Có đặc trưng của vùng núi cao chia làm hai dạng chủ yếu:
- Địa hình thung lũng: Đây là các thung lũng nằm giữa các núi đá vôi là vùng
đất bằng hình thành vùng sản xuất nơng nghiệp, các bãi trồng rau màu và các tụ
điểm dân cư.
- Địa hình núi cao: chủ yếu là các đồi núi có độ dốc lớn, phân làm hai loại:
đồi núi đất và đồi núi đá vơi. Đặc điểm của địa hình này là độ dốc lớn, địa hình chia
cắt, đi lại khó khăn.
4.1.1.3.Đặc điểm khí hậu, thủy văn
* Khí hậu
Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa
mưa và mùa khô, mùa mưa thường từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, khí hậu nóng
ẩm, lượng mưa cả năm thường tập chung vào mùa này (chiếm khoảng 75% đến



×