Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Vận dụng kiến thức liên môn và dạy học tích hợp để đọc hiểu tác phẩm chiếu cầu hiền (ngô thì nhậm) trong chương trình ngữ văn 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.2 KB, 20 trang )

Giáo án “Chiếu cầu hiền” (Ngơ Thì Nhậm)

Tiết: 25-26

CHIẾU CẦU HIỀN
(Cầu hiền chiếu)
Ngơ Thì Nhậm
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
a. Kiến thức
Vận dụng kiến thức liên môn (Lịch sử, Giáo dục công dân...), kiến thức nội
môn (Văn - Tiếng Việt - Làm văn; bài học cùng chủ đề) và dạy học tích hợp
(giáo dục đạo đức, lối sống) để hướng dẫn học sinh:
- Hiểu được tầm tư tưởng mang tính chiến lược, chủ trương cầu hiền đúng
đắn của vua Quang Trung.
- Nhận thức đúng đắn vai trò và trách nhiệm của người trí thức đối với cơng
cuộc xây dựng đất nước.
- Thấy được nghệ thuật lập luận và thể hiện cảm xúc của Ngơ Thì Nhậm.
Cụ thể:
- Vận dụng kiến thức liên môn
+ Lịch sử
Vận dụng kiến thức của bài 23 (Lịch sử 10) - Phong trào Tây Sơn và sự
nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII (mục III. Vương
triều Tây Sơn: vai trò của Nguyễn Huệ trong sự nghiệp thống nhất đất nước
(đánh đổ chúa Nguyễn, chúa Trịnh, bước đầu thống nhất đất nước) và chống
ngoại xâm (chống quân Xiêm và quân Thanh); sự thành lập Vương triều Tây
Sơn cùng các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa...) để hiểu được bối
cảnh lịch sử khi Chiếu cầu hiền xuất hiện cũng như về bản thân tác giả bài chiếu
(Ngơ Thì Nhậm), người chỉ đạo viết bài chiếu (vua Quang Trung) và những
người được tác giả bài chiếu hướng tới (các sĩ phu Bắc Hà). Nắm được đặc điểm
của bối cảnh lịch sử sẽ lí giải được vì sao lại có bài chiếu này cũng như cách
thức thể hiện tư tưởng của tác giả.


+ Giáo dục công dân
Vận dụng những kiến thức đã học về các phạm trù nghĩa vụ, nhân phẩm,
lương tâm, danh dự, hạnh phúc (bài 11 - Một số phạm trù cơ bản của đạo đức
học - GDCD lớp 10), kiến thức về tự nhận thức bản thân, tự hoàn thiện bản thân
(bài 16 - Tự hoàn thiện bản thân - GDCD lớp 10) để hiểu hơn về nghĩa vụ, nhân
phẩm, lương tâm của hiền tài. Từ đó, học sinh có ý thức giữ gìn danh dự, nhân
phẩm, lương tâm của mình và tự hồn thiện bản thân.
Vận dụng kiến thức đã học về trách nhiệm của công dân, trong đó có trí thức
đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (bài 14 - Công dân với sự nghiệp
xây dựng và bảo về Tổ quốc - GDCD lớp 10), học sinh nhận thức được trách
nhiệm phải chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động; tích cực rèn luyện đạo
đức, tác phong; quan tâm đến cộng đồng... để vững vàng tiếp bước cha ông
trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Thị Hải Vân - Trường THPT Lê Lợi, TP. Đông Hà, Quảng Trị

-1-


Giáo án “Chiếu cầu hiền” (Ngơ Thì Nhậm)

+ Văn hóa chính trị phương Đơng thời cổ trung đại giúp học sinh hiểu các
quan niệm được đề cập trong văn bản chiếu.
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tài và việc thu hút, sử dụng nhân tài giúp
học sinh hiểu hơn truyền thống đề cao hiền tài, trọng dụng hiền tài của dân tộc ta.
- Vận dụng kiến thức môn nội mơn
+ Tích hợp văn bản Chiếu dời đơ của Lí Cơng Uẩn (Ngữ văn 8), đặc điểm
riêng về thể loại của văn học trung đại để tìm hiểu thể loại chiếu.
+ Tích hợp đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự của Lê
Hữu Trác - Ngữ văn 11) để giúp học sinh hiểu hoàn cảnh lịch sử thời Vua Lê chúa Trịnh... Từ đó, học sinh hiểu hơn về tính cấp thiết của việc ban chiếu cầu
hiền của vua Quang Trung.

+ Tích hợp bài Thực hành về thành ngữ, điển cố (Ngữ văn 11) để học sinh
hiểu hơn ý nghĩa của các điển cố được sử dụng và lí giải tại sao Ngơ Thì Nhậm
lại sử dụng nhiều điển cố như thế.
+ Tích hợp Chiếu cầu hiền tài (Nguyễn Trãi) để học sinh hiểu được thái độ,
tình cảm của vua Quang Trung khi ban chiếu cầu hiền.
+ Tích hợp Hịch tướng sĩ (Ngữ văn 8): Trần Quốc Tuấn kêu gọi tướng sĩ hết
lòng đánh giặc bảo vệ đất nước, vua Quang Trung kêu gọi nhân sĩ ra phụng sự
đất nước, nhân dân. Hai anh hùng của hai thời đại đều chân thành, tha thiết khi
cầu tướng sĩ, hiền tài.
+ Tích hợp Lập học chiếu của Ngơ Thì Nhậm để hiểu tính thống nhất trong
chủ trương trọng việc dạy và học, lấy việc dùng nhân tài để trị quốc của triều đại
Tây Sơn.
+ Tích hợp thi pháp văn học trung đại để giúp học sinh hiểu giá trị nghệ
thuật của văn bản Chiếu cầu hiền.
+ Tích hợp kiến thức lí luận văn học giúp học sinh hiểu sâu Chiếu cầu hiền
từ góc nhìn của chức năng văn học.
+ Tích hợp kiến thức phân mơn Làm văn giúp học sinh tìm hiểu nghệ thuật
viết văn nghị luận của Ngơ Thì Nhậm. Từ bài học, học sinh tiếp xúc với dạng đề
bài NLXH từ một vấn đề văn học.
+ Từ nội dung của văn bản Chiếu cầu hiền, giáo viên hướng dẫn học sinh
làm rõ chủ đề: Nhân tài và việc sử dụng nhân tài trong các tác phẩm văn học
trung đại (qua các tác phẩm: Hiền tài là ngun khí quốc gia - Thân Nhân
Trung; Bình Ngơ đại cáo - Nguyễn Trãi, Chiếu cầu hiền - Ngơ Thì Nhậm).
- Tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống: Qua bài học, giáo viên hướng dẫn
học sinh hiểu người hiền và vai trò của người hiền trong lịch sử dân tộc, đặc biệt
là đối với sự phát triển đất nước ngày nay. Từ đó, giáo viên giáo dục các em phải
viết tri ân những bậc hiền tài đã làm nên nền văn hiến dân tộc, góp phần xây
dựng đất nước “vẹn tròn”, “to lớn” và nhận thức rõ ràng về sứ mệnh của người
hiền tài trong thời đại ngày nay. Khơng chỉ người học rộng, tài cao mới có sứ
mệnh của người hiền tài mà tất cả mọi người có năng lực, có khả năng trên lĩnh

vực nào đó đều cần phải biết rõ mình nên làm gì. Mỗi người hãy tự rút ra cho
Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Thị Hải Vân - Trường THPT Lê Lợi, TP. Đông Hà, Quảng Trị

-2-


Giáo án “Chiếu cầu hiền” (Ngơ Thì Nhậm)

mình bài học về cách sống ở đời. Hãy sống tự tin, bản lĩnh và cống hiến hết mọi
khả năng của mình cho cuộc đời rộng lớn. Đó là ý nghĩa cuộc sống của con
người hiện đại trong thế giới phẳng - giao lưu và hội nhập.
b. Kĩ năng
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn: Lịch sử,
Giáo dục công dân và những kiến thức về văn hóa để đọc hiểu văn bản nghị luận
theo đặc trưng thể loại.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết bài nghị luận.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức đọc văn vào giải quyết
một đề bài nghị luận xã hội; kĩ năng tổng hợp kiến thức theo một chủ đề để phân
tích, so sánh, nâng cao.
- Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng
tự nhận thức, kĩ năng vận dụng tổng hợp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng phát hiện và
giải quyết vấn đề, kĩ năng thuyết trình...
c. Thái độ
- Giáo dục học sinh có ý thức coi trọng người hiền và nhận thức rõ vai trò
của người hiền trong lịch sử dân tộc.
- Nhận thức đúng đắn về vai trò và trách nhiệm của người trí thức đối với
cơng cuộc phát triển đất nước hiện nay.
- Coi trọng việc tu dưỡng và hoàn thiện bản thân.
B. PHƯƠNG PHÁP & KTDH
- Phương pháp dạy học: dự án học tập, dạy học nhóm, giảng bình, nêu vấn

đề - giải quyết vấn đề, phiếu học tập...
- Kĩ thuật dạy học: chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, trình bày một
phút, khăn trải bàn, động não viết...
C. CHUẨN BỊ
Giáo viên:
- Giáo án đánh máy và giáo án trình chiếu.
- Sách giáo khoa Ngữ văn 11, sách giáo viên Ngữ văn 11, tài liệu Hướng dẫn
thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 11, sách giáo khoa Ngữ văn 8,
sách giáo khoa Ngữ văn 9, sách giáo khoa Lịch sử 10, sách giáo khoa Giáo dục
công dân 10, tài liệu tập huấn “Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
theo định hướng phát triển năng lực học sinh”.
- Tài liệu tham khảo:
+ Phạm Minh Hạc (1995), Giáo dục con người hôm nay và ngày mai,
NXBGD, Hà Nội.
+ Phan Ngọc (2000), Bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB Văn hố - Thơng tin,
Hà Nội.
+ Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
+ Viện nghiên cứu Hán Nơm (1999), Ngơ Thì Nhậm tồn tập, tập 1, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Thị Hải Vân - Trường THPT Lê Lợi, TP. Đông Hà, Quảng Trị

-3-


Giáo án “Chiếu cầu hiền” (Ngơ Thì Nhậm)

+ Nguồn truy cập internet về kiến thức cho bài Chiếu cầu hiền và cách thức
dạy học theo chủ đề tích hợp, vận dụng kiến thức liên mơn.
- Tư liệu, hình ảnh về tác giả Ngơ Thì Nhậm, các sự kiện lịch sử: phong trào

Tây Sơn, Vương triều Tây Sơn...
- Phiếu học tập...
- Máy tính, máy chiếu, máy chiếu hắt (overhead).
Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở ghi, vở soạn.
- Tư liệu liên quan đến bài học qua mạng Internet, sách tham khảo, phần
trình bày chuẩn bị ở nhà, sử dụng PowerPoint để thực hiện các dự án học tập:
Chuẩn bị của học sinh
Yêu cầu cần đạt
Nhóm 1: Vận dụng kiến thức lịch sử, Nhóm 1: Tìm kiếm các hình ảnh và tư
văn hóa, kiến thức đã học về Hồng Lê liệu về Ngơ Thì Nhậm giúp học sinh
nhất thống chí (chương trình Ngữ văn hình dung được một cách khái quát về
9)... để tìm hiểu về Ngơ Thì Nhậm - vị cuộc đời và sự nghiệp của ông. Học
đại học sĩ của vua Quang Trung. Trình sinh rèn kĩ năng hợp tác, trình bày một
bày dự án bằng hình thức video clip vấn đề.
trong vịng 3 - 5 phút.
Nhóm 2: Tích hợp kiến thức lịch sử Nhóm 2: Từ các đơn vị kiến thức cụ
về thời kì vua Lê - chúa Trịnh, phong thể của môn lịch sử (đã học), môn Ngữ
trào Tây Sơn; kiến thức về đoạn trích văn (đã học), kiến thức văn hóa chính
“Vào phủ chúa Trịnh” (Trích “Thượng trị cổ trung đại, học sinh hiểu được
kinh kí sự”) của Lê Hữu Trác, kiến hoàn cảnh sáng tác, đối tượng, mục
thức văn hóa chính trị cổ trung đại để đích sáng tác của Chiếu cầu hiền. Từ
tìm hiểu hồn cảnh sáng tác, đối tượng, đó, học sinh có cơ sở hiểu nội dung và
mục đích sáng tác của văn bản Chiếu nghệ thuật của tác phẩm. Học sinh rèn
cầu hiền.
kĩ năng hợp tác, trình bày một vấn đề.
Nhóm 3: Tích hợp kiến thức thi pháp Nhóm 3: Học sinh nắm chắc đặc điểm
thể loại văn học Trung đại, văn bản của thể loại chiếu và điểm khác biệt
Chiếu dời đô (Lí Cơng Uẩn) để tìm của Chiếu cầu hiền (Ngơ Thì Nhậm) so
hiểu về đặc điểm của thể loại Chiếu và với các văn bản chiếu khác (thể hiện ở

điểm khác biệt của Chiếu cầu hiền nhan đề và nội dung): cách nói khiêm
(Ngơ Thì Nhậm) so với các văn bản tốn, thể hiện tình cảm tha thiết, thái độ
chiếu khác (thể hiện ở nhan đề và nội chân thành cầu hiền đãi sĩ của vua
dung).
Quang Trung.
Nhóm 4: Tích hợp kiến thức lịch sử, Nhóm 4: Qua tìm hiểu, học sinh cần
văn hóa, giáo dục để tìm hiểu truyền thấy được dân tộc ta luôn coi hiền tài là
thống chiêu hiền đãi sĩ của dân tộc ta nguyên khí của quốc gia, trọng dụng
từ xưa đến nay.
hiền tài trở thành “quốc sách”. Đó
cũng là yếu tố quan trọng làm nên nền
văn hiến lâu đời và có vai trị quyết
định đến sự hưng thịnh của đất nước.
Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Thị Hải Vân - Trường THPT Lê Lợi, TP. Đông Hà, Quảng Trị

-4-


Giáo án “Chiếu cầu hiền” (Ngơ Thì Nhậm)

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Bài cũ
3. Bài mới
a. Đặt vấn đề
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
- Giáo viên tích hợp Lịch sử: cho HS xem video phóng sự tài liệu về vua Quang
Trung (Trích phim tài liệu Hồng đế Quang Trung - tầm nhìn thời đại - VTV1)
để giới thiệu bài mới.
- GV giới thiệu cấu trúc bài học trên máy chiếu (bài học trong 2 tiết).

b. Triển khai bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu I. Tìm hiểu chung
chung về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả Ngơ Thì Nhậm (1746 –
TT 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác 1803)
giả Ngơ Thì Nhậm
- Tự là Hi Dỗn, hiệu là Ðạt Hiên,
- Dự án học tập: Nhóm 1 vận dụng kiến thức xuất thân trong gia đình vọng tộc
lịch sử, văn hóa, kiến thức đã học về Hồng Lê thuộc dịng họ Ngơ nổi tiếng đỗ
nhất thống chí (chương trình Ngữ văn 9)... để đạt ở làng Tả Thanh Oai, huyện
tìm hiểu về Ngơ Thì Nhậm - vị đại học sĩ của Thanh Oai, tỉnh Hà Đơng (nay là
vua Quang Trung. Trình bày dự án bằng hình Hà Nội).
thức video clip.
- Học giỏi, đỗ đạt cao, có kiến
GV hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung.
thức uyên thâm, lỗi lạc, có tài thu
GV nhận xét ngắn gọn phần trình bày của phục lịng người.
nhóm 1 trên hai phương diện nội dung và cách - Là một sủng thần triều Lê Trịnh
trình bày.
nhưng đã thức thời theo nhà Tây
GV nhấn mạnh các ý cơ bản (kết hợp kể một số Sơn và có nhiều đóng góp cho
câu chuyện đã được sử sách ghi lại để giúp triều đại Tây Sơn.
học sinh hiểu rõ hơn về Ngơ Thì Nhậm - một - Sáng tác: hơn 20 tác phẩm với
tài năng lớn; nhân cách lớn )
nhiều thể loại (sử học, triết học,
ngoại giao, chiếu, biểu, thơ phú)
có giá trị, là cây bút tiêu biểu nhất
trong Ngơ gia văn phái.

-> Ngơ Thì Nhậm là một trí thức
chân chính, lỗi lạc; một tài năng
lớn về nhiều mặt, đã có những
cống hiến rất lớn cho dân tộc trên
các lĩnh vực chính trị, quân sự,
ngoại giao, triết học và văn học.
TT 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái 2. Tác phẩm
quát về tác phẩm.
2.1. Hoàn cảnh sáng tác
- Dự án học tập: Nhóm 2 vận dụng kiến thức - Cuối thế kỉ XVIII, nhà Lê sụp
Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Thị Hải Vân - Trường THPT Lê Lợi, TP. Đông Hà, Quảng Trị

-5-


Giáo án “Chiếu cầu hiền” (Ngơ Thì Nhậm)

lịch sử về thời kì vua Lê chúa Trịnh, phong
trào Tây Sơn; kiến thức bài “Vào phủ chúa
Trịnh” (Trích “Thượng kinh kí sự”) của Lê
Hữu Trác, kiến thức văn hóa chính trị cổ trung
đại để tìm hiểu hồn cảnh sáng tác, đối tượng,
mục đích sáng tác của “Chiếu cầu hiền”. Cử
đại diện nhóm thuyết trình dựa trên sản phẩm
ở PowerPoint.
GV hướng dẫn học sinh nhận xét, bổ sung.
GV (tích hợp Lịch sử) nhấn mạnh:
- Trong thể kỉ XVIII, nước Đại Việt nằm dưới
quyền cai trị của vua Lê có danh mà khơng có
quyền hành chính trị. Quyền lực thật sự nằm

trong tay hai tập đồn phong kiến lớn: các chúa
Trịnh ở phía Bắc và các chúa Nguyễn ở phía
Nam. Trong hơn 45 năm Trịnh - Nguyễn phân
tranh, đời sống nhân dân thấp kém, quan lại áp
bức và tham nhũng, các vị chúa sống xa hoa,
hoang phí.
- Vì thế từ giữa thế kỉ XVIII, người nơng dân bị
bần cùng hóa đã đứng lên khởi nghĩa ở cả Đàng
trong lẫn Đàng ngồi. Trong đó, tiêu biểu nhất
là cuộc khởi nghĩa của 3 anh em Nguyễn Nhạc,
Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ.
- Cuối năm 1788, vua Thanh đương thời là Càn
Long đã sai Tôn Sĩ Nghị chỉ huy hơn 29 vạn
quân hộ tống Lê Chiêu Thống về nước với
danh nghĩa phù Lê vào chiếm đóng Thăng
Long. Nghe tin báo, ngày 22/12/1788, Nguyễn
Huệ xuất quân tiến ra Bắc đánh phá qn
Thanh. Để có danh nghĩa chính thống, Nguyễn
Huệ lên ngơi hồng đế, lấy niên hiệu Quang
Trung.
- Ngay sau chiến thắng Kỉ Dậu, một mặt lo
chống thù trong giặc ngoài, mặt khác vua
Quang Trung rất quan tâm đến việc xây dựng
đất nước. Vua khuyến khích người hiền tài ra
giúp nước. Tuy nhiên, một số nhà nho lúc bấy
giờ đã tỏ ra bất hợp tác hoặc chống đối lại triều
đình Tây Sơn. Trước tình hình khó khăn và
phức tạp đó, vua Quang Trung đã lệnh cho Ngơ
Thì Nhậm chắp bút thay mình viết Chiếu cầu


đổ, triều đại Tây Sơn lên thay, rất
nhiều nhà Nho đã bất hợp tác hoặc
chống đối lại vương triều Tây Sơn.
- Trước tình hình chính trị khó
khăn và phức tạp đó, vua Quang
Trung đã cho viết Chiếu cầu hiền.

Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Thị Hải Vân - Trường THPT Lê Lợi, TP. Đông Hà, Quảng Trị

-6-


Giáo án “Chiếu cầu hiền” (Ngơ Thì Nhậm)

hiền.
PV (bổ sung): Vì sao đối tượng mà “Chiếu cầu
hiền” hướng tới là những sĩ phu Bắc Hà? (Gợi
ý: Vận dụng kiến thức lịch sử, văn hóa, liên
hệ tác phẩm “Hiền tài là ngun khí quốc
gia” của Thân Nhân Trung, để tìm ra câu trả
lời).
HS trả lời, GV bổ sung, nhấn mạnh: Kẻ sĩ ln
là ngun khí của mọi thời đại, “hiền tài là
nguyên khí của quốc gia”(Thân Nhân Trung),
“Được thịnh trị tất ở việc cử hiền” (Chiếu cầu
hiền tài - Nguyễn Trãi). Trong hoàn cảnh lịch
sử lúc bấy giờ, sĩ phu Bắc Hà là những hiền tài
của đất nước.
PV (bổ sung): Các sĩ phu Bắc Hà là những
hiền tài của đất nước. Vậy tại sao họ lại tỏ thái

độ bất hợp tác, thậm chí là chống đối lại triều
đình Tây Sơn?
HS trả lời, GV (tích hợp quan niệm của Nho
giáo) giảng giải: Các trí thức Bắc Hà đều
trưởng thành từ cửa Khổng sân Trình, nghĩa là
đều nhập tâm lời dạy của Nho gia: “Trung thần
không thờ hai chủ”. Mặt khác, do quan điểm
bảo thủ, rất nhiều nhà nho khơng nhận thấy
chính nghĩa và sứ mệnh lịch sử của triều đại
Tây Sơn nên đã tỏ thái độ bất hợp tác, thậm chí
là chống đối và vẫn mơ tưởng đến chuyện khôi
phục địa vị chính thống của vua Lê. Hơn nữa,
theo quan niệm của nho sĩ, chỉ những người
xuất thân từ dòng dõi đế vương hoặc quý tộc
mới xứng đáng và có khả năng làm vua.
Nguyễn Huệ lại xuất thân từ tầng lớp bình dân
nên một số sĩ phu Bắc Hà không những không
phục mà cịn có ý coi thường.
-> Ra Chiếu cầu hiền là một việc làm có tính
cấp thiết lúc bấy giờ.
- Dự án học tập: Nhóm 3 tích hợp kiến thức thi
pháp thể loại văn học trung đại, văn bản
“Chiếu dời đơ” (Lí Cơng Uẩn) để tìm hiểu về
đặc điểm của thể loại chiếu và điểm khác biệt
của “Chiếu cầu hiền” (Ngơ Thì Nhậm) so với
các văn bản chiếu khác (thể hiện ở nhan đề và

2.2. Đối tượng và mục đích sáng
tác
- Đối tượng: Sĩ phu Bắc Hà.


- Mục đích: Thuyết phục, kêu gọi
sĩ phu Bắc Hà góp sức xây dựng
đất nước.

c. Thể loại: chiếu
- Văn nghị luận chính trị - xã hội:
lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
- Là văn bản do vua, chúa ban ra
để triều đình hoặc tồn dân đọc và
thực hiện một mệnh lệnh hoặc một

Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Thị Hải Vân - Trường THPT Lê Lợi, TP. Đông Hà, Quảng Trị

-7-


Giáo án “Chiếu cầu hiền” (Ngơ Thì Nhậm)

nội dung). Cử đại diện nhóm thuyết trình dựa
trên sản phẩm ở PowerPoint.
GV hướng dẫn học sinh nhận xét, bổ sung và
nhấn mạnh về đặc điểm của thể loại chiếu
GV (tích hợp kiến thức lịch sử, văn hóa, liên
hệ “Chiếu cầu hiền tài”- Nguyễn Trãi) nhấn
mạnh tình cảm, thái độ của vua Quang Trung
trong việc cầu hiền thể hiện ở ngay nhan đề:
+Từ 1788 đến 1792, vua Quang Trung đã ban 4
chiếu quan trọng: Chiếu cầu hiền, Chiếu dụ
các quan văn võ triều Lê, Chiếu lập học, Chiếu

mở khoa thi. Cả 4 chiếu này đều hướng đến sự
lựa chọn, bồi dưỡng người tài làm nền tảng của
triều đại.
+ Thừa lệnh vua Quang Trung viết Chiếu cầu
hiền, Ngơ Thì Nhậm hiểu được những khó
khăn mà nhà vua đang trăn trở. Vì thế, ơng
khơng có được sự thoải mái hoàn toàn như
Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi thảo Chiếu cầu
hiền tài (1429). Ban Chiếu cầu hiền tài, Lê Lợi
hồn tồn có lí do để khơng phải tỏ thái độ quá
khiêm nhường. Vì thế, Nguyễn Trãi đã thể hiện
lời Lê Lợi như một mệnh lệnh nghiêm khắc:
“Vậy hạ lệnh cho các văn võ đại thần...”. Thế
nhưng, ngày từ nhan đề, Chiếu cầu hiền của
Ngơ Thì Nhậm đã tốt lên cách nói khiêm tốn,
thể hiện tình cảm tha thiết, thái độ chân thành
cầu hiền đãi sĩ của vua Quang Trung. Đây là
một bài chiếu đặc biệt thể hiện mong mỏi, ước
nguyện chứ không phải là lệnh. Qua đó, Chiếu
cầu hiền đã thể hiện được lịng khao khát cầu
hiền của vua Quang Trung cũng như tầm chiến
lược nhìn xa trơng rộng của ơng trong việc
khuyến khích hiền tài ra giúp dân, giúp nước,
xây dựng triều đại mới.
Hoạt động 3 : GV hướng dẫn HS đọc hiểu
văn bản
TT 1: Hướng dẫn HS đọc hiểu khái quát
- GV gọi HS đọc văn bản (giọng trang trọng,
hùng hồn, tha thiết, đầy sức thuyết phục).
- GV yêu cầu HS giải thích một số từ ngữ khó

(Xem phần chú thích chân trang)

u cầu trọng đại nào đó của đất
nước, hồng tộc hoặc bản thân nhà
vua.
- Do đích thân vua viết hoặc các
đại thần viết theo lệnh vua.

II. Đọc - tìm hiểu văn bản
1. Đọc hiểu khái qt
1.1. Tìm hiểu chú thích
1.2. Bố cục:
+ Đoạn 1 (từ đầu đến….người
hiền vậy): Quy luật xử thế của

Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Thị Hải Vân - Trường THPT Lê Lợi, TP. Đông Hà, Quảng Trị

-8-


Giáo án “Chiếu cầu hiền” (Ngơ Thì Nhậm)

- GV u cầu học sinh phân chia bố cục và tìm người hiền.
đại ý cho từng phần của bài chiếu.
+ Đoạn 2 (Trước đây…. hay sao?):
Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà và
nhu cầu của đất nước.
+ Đoạn 3 (Chiếu này…bán rao):
Đường lối cầu hiền của vua Quang
Trung.

+ Đoạn kết: Lời kêu gọi, động
viên của vua Quang Trung.
TT 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu chi tiết
2. Đọc hiểu chi tiết
PV: Để tạo cơ sở lí luận vững chắc cho “Chiếu 2.1. Quy luật xử thế của người
cầu hiền”, ngay ở phần mở đầu văn bản, tác hiền
giả đã chỉ ra quy luật xử thế của người hiền. - Đoạn văn mở đầu văn bản được
Vậy, để làm nổi bật quy luật xử thế của người trình bày bằng biện pháp nghệ
hiền, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật thuật so sánh:
nào? Phân tích ngắn gọn giá trị của biện pháp + Người hiền như ngơi sao sáng
nghệ thuật đó?
→ phải chầu về ngôi sao Bắc
Gợi ý: Tại sao người hiền tài lại được ví như Thần.
ngơi sao sáng trên trời cao chứ không phải là -> Chức năng của người hiền là
một đối tượng nào khác?
làm sứ giả cho thiên tử. Thiên tính
HS trả lời, GV giảng:
của người hiền là để dùng cho đời.
- So sánh người hiền như ngôi sao sáng thể
hiện sự tôn vinh và trân trọng hết mực đối với
hiền tài. Hiền tài được ví như là tinh hoa, tinh
túy của non sơng, trời đất, có vị trí vơ cùng
quan trọng đối với quốc gia, dân tộc (tích hợp
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia” - Thân
Nhân Trung)
- Trong mạch lập luận của mình, tác giả dẫn rất
nhiều ngơi sao, thực chất là để nói tới một ngơi
sao chính, đó là sao Bắc Thần - hình ảnh tượng
trưng cho Hồng đế theo cách hình dung của
đức Khổng Tử -> Mọi sao ở trên trời đều chầu

về sao Bắc Thần vậy hiền tài từ các miền về
chầu sao thiên tử là một lẽ tất yếu (tích hợp:
quan niệm của Khổng Tử về sao Bắc thần).
- Khẳng định với hiền tài, nho sĩ trong thiên hạ
rằng triều đại mới là triều đại lấy đức cai trị đất
nước. Lấy đức cai trị đất nước, giống như sao
Bắc Đẩu giữ đúng vị trí của mình, các ngơi sao
khác sẽ về chầu.
-> Như vậy, từ một so sánh tưởng chừng như
Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Thị Hải Vân - Trường THPT Lê Lợi, TP. Đông Hà, Quảng Trị

-9-


Giáo án “Chiếu cầu hiền” (Ngơ Thì Nhậm)

đầy cảm tính, tác giả đã dẫn người đọc tới một
kết luận hết sức nghiêm túc và logic: Đối với
người hiền, tài năng vừa là vinh dự nhưng cũng
là trách nhiệm, là sứ mệnh thiêng liêng, cao cả.
Sự so sánh cho thấy được mối quan hệ chặt chẽ
giữa hiền tài và thiên tử để tạo nên sự tốt đẹp
cho đất nước.
PV: Sau lời so sánh đánh giá cao vai trò cũng
như chỉ ra được chức năng của hiền tài, tác
giả đã đặt ra giả thiết nào?
HS trả lời, GV giảng: Nếu hiền tài khơng được
biết đến, khơng cho người ta biết đến thì thật
hồi phí và cũng là có tội với đấng tạo hóa đã
có cơng sinh ra và vun đắp cho mình. Chưa kể

việc hiền tài mà khơng được sử dụng thì đâu
cịn là hiền tài. Hiền tài khơng phải là cái danh
suông, giá trị của hiền tài phải được xác định
trong quan hệ và qua hoạt động.
PV: Trong phần 1 của văn bản “Chiếu cầu
hiền”, Ngơ Thì Nhậm khơng chỉ lập luận bằng
cách so sánh ‘người hiền như ngôi sao sáng”,
đặt ra các giả thiết... mà còn mượn ý của
Khổng Tử trong sách Luận ngữ. Điều này có ý
nghĩa gì?
HS trả lời, GV giảng: Việc mượn ý của Khổng
Tử trong sách Luận ngữ có ý nghĩa rất lớn: tạo
nên tính chính danh cho Chiếu cầu hiền; tránh
đúng vào tâm lí của sĩ phu Bắc Hà, bởi vì với
họ, lời nói của Khổng Tử là chân lí; cho thấy
vua Quang Trung là người có học, biết lễ nghĩa.
(tích hợp đạo đức Nho giáo)
Kĩ thuật Trình bày một phút: Qua việc phân
tích đoạn 1, em có nhận xét gì về cách đặt vấn
đề của tác giả và điều đó có tác dụng gì trong
việc thể hiện mục đích của bài chiếu?
GV giảng: Như vậy, phần đặt vấn đề đã kết
thúc bằng một giọng văn thấm đẫm nhân tình
như một lời khích lệ, động viên nhằm nhắn gửi
đến người hiền tài sứ mệnh của chính họ. Nhận
thức được sứ mệnh này tự họ biết sẽ phải làm
gì. Điều này khơng chỉ đúng với lịch sử đã qua
mà còn là kim chỉ nam của ngày hơm nay.

+ Sao che mất ánh sáng thì sẽ mất

đi vẻ đẹp -> Người hiền mà không
đem tài ra dùng là trái với đạo trời,
trái với quy luật cuộc sống (nêu
phản đề).
-> Nhắn gửi đến hiền tài sứ mệnh
của họ: đem tài đức ra phụng sự
đất nước.

- Mượn ý của Khổng Tử trong
sách Luận ngữ.

Tiểu kết: Cách đặt vấn đề khéo
léo, thơng minh, sâu sắc; lập luận
chặt chẽ có sức thuyết phục mạnh
đối với sĩ phu Bắc Hà; tạo cơ sở lí
luận vững chắc cho việc cầu hiền;
khẳng định việc chiêu hiền, cầu
hiền của vua Quang Trung là có
căn cứ, có cơ sở, hợp lịng trời,
lịng người; tạo tiền đề cho toàn bộ
hệ thống lập luận ở phần sau.

Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Thị Hải Vân - Trường THPT Lê Lợi, TP. Đông Hà, Quảng Trị

- 10 -


Giáo án “Chiếu cầu hiền” (Ngơ Thì Nhậm)

GV nêu vấn đề (tích hợp kĩ năng sống): Trong

thời đại ngày nay, em quan niệm như thế nào
về người hiền tài? Có bao giờ em tự hỏi: mình
có thể trở thành người hiền tài hay khơng?
Qua phân tích đoạn 1 của văn bản “Chiếu cầu
hiền”, em đã rút ra được bài học gì cho mình
về cách sống ở đời?
HS trả lời, GV định hướng thái độ sống đúng
đắn cho học sinh.
TIẾT 2
PV: Mở đầu phần 2, Ngơ Thì Nhậm viết:
“Trước đây thời thế suy vi, Trung Châu gặp
nhiều biến cố”. Theo em, tác giả đang nhắc
đến thời kì lịch sử nào?
HS (tích hợp Lịch sử) trả lời.
GV giảng giải: Ngơ Thì Nhậm đã đưa người
đọc ngược dòng lịch sử, trở về với mạt thời Lê
- Trịnh bệ rạc, thối nát. Đó là một xã hội hỗn
loạn đến tận gốc rễ. Ở Đàng trong là chúa
Nguyễn và Tây Sơn. Ở Đàng ngoài là vua Lêchúa Trịnh. Trong nội bộ vua Lê, phủ Chúa lại
chia bè, kéo cánh thanh trừ lẫn nhau mà thế lực
nào cũng tự xem là có chính nghĩa, là chính
thống.
PV: Trước thời thế ấy, sĩ phu Bắc Hà đã ứng
xử như thế nào? Em có nhận xét gì về nghệ
thuật lập luận được tác giả thể hiện ở đoạn văn
này?
HS trả lời, GV nhấn mạnh các ý cơ bản...
PV: (Tích hợp bài: “Thực hành về thành
ngữ, điển cố”- Ngữ văn 11, tập 1). Vì sao Ngơ
Thì Nhậm lại sử dụng hàng loạt các điển tích,

điển cố như thế?
HS trả lời, GV giảng: Người hiền tài như ngôi
sao bị che khuất, khơng được trọng dụng, tơn
kính. Chính vì thế, cách hành xử tích cực nhất
của họ lúc này là giữ gìn lấy khí tiết trong sạch
của một nhà nho chân chính bằng cách trốn
tránh, ẩn dật hoặc là dè dặt, giữ mình trong
chốn quan trường. Cách ứng xử của các trí thức
Bắc Hà khơng nằm ngồi quy luật đó. Ngơ Thì
Nhậm đã dùng nhiều điển tích, điển cố để chỉ

2.2. Cách ứng xử của sĩ phu Bắc
Hà và nhu cầu của đất nước
2.2.1. Cách ứng xử của sĩ phu
Bắc Hà
* Trước đây
- Hoàn cảnh lịch sử: Thời thế suy
vi, nhiều biến cố.

- Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà:
+ Bỏ đi ở ẩn, trốn tránh việc đời
+ Dè dặt, giữ mình trong chốn
quan trường
(Ở ẩn trong ngịi khe, trốn tránh
việc đời, kiêng dè không dám lên
tiếng, gõ mõ canh cửa, ra biển
vào sông, chết đuối trên cạn, ...)
-> Sử dụng điển tích, điển cố
mang ý nghĩa tượng trưng: thể
hiện rõ cách ứng xử của sĩ phu

Bắc Hà. Cách diễn đạt vừa phê
phán nhẹ nhàng vừa tế nhị, cho
thấy người viết chiếu có kiến thức
sâu rộng, có tài văn chương khiến
người nghe khơng những khơng tự
ái mà cịn nể trọng.

Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Thị Hải Vân - Trường THPT Lê Lợi, TP. Đông Hà, Quảng Trị

- 11 -


Giáo án “Chiếu cầu hiền” (Ngơ Thì Nhậm)

tình trạng thất thế loạn lạc của kẻ sĩ như: “ẩn
trong ngòi khe”, “kiêng dè không dám lên
tiếng”, “gõ mõ canh cửa”, “ra biển vào sơng”,
“chết đuối trên cạn”... hoặc dùng biện pháp
khích tướng để nhấn mạnh lối sống uổng phí tài
năng, khơng xứng danh là người hiền tài của
các hiền sĩ. Cách nói của tác giả gần gũi, thân
tình, tế nhị và hóm hỉnh. Hơn nữa, đối tượng
của bài chiếu là sĩ phu Bắc Hà - trí thức thời
phong kiến (mười năm đèn sách, học và đọc
kinh sử Trung Quốc) nên người viết đã có lí khi
dùng nhiều điển cố văn học Trung Quốc như
vậy.
GV mở rộng vấn đề + tích hợp kiến thức văn
hóa, giá trị sống, kĩ năng sống: Trong hồn
cảnh lịch sử như thế, em có đồng ý với cách

ứng xử của sĩ phu Bắc Hà khơng? Qua đó, Ngơ
Thì Nhậm đã giúp chúng ta nhận ra điều gì?
HS trả lời, GV giảng: Ngơ Thì Nhậm đã giúp
chúng ta không chỉ biết đồng cảm với cách ứng
xử của các hiền tài tiền bối mà còn chỉ cho
chúng ta cách nhìn nhận, đánh giá con người.
Ngơ Thì Nhậm đã hiểu thấu tâm lí, cách ứng xử
của các hiền sĩ lương đống trong mối quan hệ
với hoàn cảnh lịch sử xã hội. Từ đây, bài học
mà các thế hệ hậu thế sẽ học được chính là
cách đánh giá con người: phải nhìn nhận con
người trong mối quan hệ với hồn cảnh sống để
có thái độ ứng xử đúng mực, cách đánh giá
thấu tình đạt lí.
PV: Đó là trước kia, thời buổi suy vi, loạn lạc
triền miên, nhân tâm li tán cùng cực, từ kẻ sĩ
đến thứ dân không mấy người tin và dám tin
vào một điều gì chắc chắn. Cịn nay, cơ hội
nào đang mở ra cho những sĩ phu Bắc Hà?
Qua đó, em hãy nhân xét về thái độ cầu hiền
của vua Quang Trung?
HS trả lời, GV giảng:
+ (Tích hợp: “Hịch Tướng sĩ” của Trần Quốc
Tuấn - Ngữ Văn 8): Trần Quốc Tuấn và vua
Quang Trung đều đã bộc bạch nỗi lịng của
mình một cách chân thành, sâu sắc nhất để một

* Nay:
- Tình thế đã thay đổi, lịch sử đã
sang trang, một triều đại mới đã

được thành lập- triều đại lấy đức
cai trị đất nước.
- Trẫm đang ghé chiếu lắng nghe,
ngày đêm mong mỏi.
-> Thái độ cầu hiền thành tâm,
khiêm nhường; thể hiện sự mong
mỏi, chờ đợi thực sự tha thiết của
vua Quang Trung với các bậc hiền
tài.

Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Thị Hải Vân - Trường THPT Lê Lợi, TP. Đông Hà, Quảng Trị

- 12 -


Giáo án “Chiếu cầu hiền” (Ngơ Thì Nhậm)

bên là kêu gọi tướng sĩ hết lòng đánh giặc bảo
vệ đất nước, và bên kia là kêu gọi nhân sĩ ra
phụng sự đất nước, nhân dân. Tấm lòng chân
thành, tha thiết ấy của họ đã thực sự chạm được
vào trái tim của tướng sĩ, hiền tài lúc bấy giờ.
+ Vua Quang Trung không chỉ thể hiện tài chỉ
huy quân sự trăm trận trăm thắng, mà còn thể
hiện tài năng trong việc dùng người, trị quốc.
Để giới trí thức Bắc Hà hiểu và tự nguyện ra
giúp dân, giúp nước, vua Quang Trung đã dùng
cách thuyết phục trí thức Bắc Hà. Để làm được
điều đó, trước tiên nhà vua đã bày tỏ thái độ hết
sức chân thành, thật sự mong mỏi sự hợp tác

của các bậc hiền tài.
PV: Mong mỏi, chờ đợi chân thành, tha thiết là
như thế, nhưng những người học rộng tài cao
vẫn chưa thấy ai tìm đến. Tác giả đã tự chất
vấn mình và các sĩ phu Bắc Hà qua hình thức
nghệ thuật nào? Phân tích ngắn gọn ý nghĩa
của hình thức nghệ thuật ấy?
HS trả lời, GV giảng:
- Câu hỏi tu từ đặt ra tình thế lưỡng phân. Hỏi
mà ràng buộc, hỏi mà chỉ ra con đường để thay
đổi. Bởi vì “trẫm ít đức” hay “thời đổ nát” đều
khơng đúng. Cho nên chỉ có con đường duy
nhất là đem tài năng ra phục vụ triều đại mới.
- Giọng văn bình dị như một lời tâm tình làm
gần hơn khoảng cách giữa vua với các hiền
tài. Chúng ta thấy thái độ khẩn khoản của vua
Quang Trung, thấy đức vua là người rất coi
trọng hiền tài. Như vậy, người hiền tài sẽ không
lo sợ bị che lấp tài năng hoặc tài năng bị quên
lãng, bỏ rơi như thời buổi suy vi.
GV tích hợp “Đại Cáo bình Ngơ” của Nguyễn
Trãi để chuyển ý:
Trong Bình Ngơ đại cáo, Nguyễn Trãi đã từng
viết:
Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu,
....Trời thử lòng trao cho mệnh lớn
Ta gắng trí khắc phục gian nan.
Đó là vơ vàn những khó khăn, thử thách mà Lê


- Nhưng: những người học rộng
tài cao chưa thấy có ai tìm đến.
Tác giả chỉ ra nguyên nhân bằng
hai câu hỏi tu từ: Hay trẫm ít
đức…? Hay đang thời đổ nát…?
-> Câu hỏi tu từ cho thấy sự day
dứt, trăn trở khơn ngi trong lịng
vua Quang Trung đồng thời buộc
người nghe phải tự vấn lương tâm,
thay đổi cách ứng xử để phục vụ
hết lịng cho triều đại mới.

2.2.2. Tính chất của thời đại mới
và nhu cầu của đất nước

Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Thị Hải Vân - Trường THPT Lê Lợi, TP. Đông Hà, Quảng Trị

- 13 -


Giáo án “Chiếu cầu hiền” (Ngơ Thì Nhậm)

Lợi đã phải đối mặt trong buổi đầu khởi nghĩa.
Khi mới dựng nghiệp trị bình, vua Quang
Trung và triều đại mới đứng trước những thử
thách nào? Chúng ta cùng tìm hiểu.
Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn
Nội dung:
- Với vua Quang Trung và triều đại mới, những
khó khăn, thử thách nào đang chờ đợi phía

trước?
- Trước những khó khăn và thử thách đó, nhà
vua đã bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc gì?
Nhận xét về cách bộc lộ thái độ, tình cảm của
tác giả?
Hình thức: Thảo luận nhóm, 2 bàn quay lại với
nhau.
Thời gian: Thảo luận 5 phút, trình bày 3 phút.
Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm; các
nhóm khác đặt câu hỏi phản biện; GV nhận
xét, nhấn mạnh các ý cơ bản:
- Thực trạng đất nước
- Nêu nhu cầu của đất nước
- Kêu gọi hiền tài

- Thực trạng đất nước:
+ Nước nhà cịn non trẻ
+ Kỉ cương triều chính chưa ổn
định
+ Cơng việc ngồi biên cương
đương phải lo toan.
+ Nhân dân chưa lại sức
+ Lịng người chưa thuận
+ Đức hóa của đế vương chưa kịp
nhuần thấm khắp nơi
-> QT đã thẳng thắn tự nhận
những bất cập, khó khăn của triều
đại mới.
- > Lo lắng, trăn trở ngày đêm cho
vận nước: Nơm nớp lo lắng ngày

một ngày hai vạn việc nảy sinh.
- Nêu nhu cầu của đất nước: Một
cái cột không thể đỡ nổi một căn
nhà lớn, mưu lược một người
không thể dựng nước trị bình
- Kêu gọi hiền tài bằng một câu
hỏi day dứt lòng người: “Huống
nay trên dải đất văn hiến rộng lớn
như thế này, há trong đó lại khơng
có lấy một người tài danh nào ra
phò vua giúp cho chính quyền
buổi ban đầu của trẫm hay sao?”
=> Lập luận chặt chẽ, có lí có tình,
lời lẽ, thái độ khiêm nhường, tha
thiết nhưng cũng rất thẳng thắn,
kiên quyết tác động mạnh đến
nhận thức của hiền tài, khiến
người hiền tài không thể không ra
giúp triều đại mới.

-> Như vậy, bằng văn tài của mình, một mặt tác
giả chỉ cho người hiền thấy được thời cơ, vận
hội mới, qua đó đề cao vai trò của họ trong việc
trị nước; mặt khác lại đánh vào tâm lý, khơi gợi
lòng tự trọng của họ. Lời văn nhẹ nhàng, giọng
điệu linh hoạt, khi mạnh mẽ, lúc lại thành tâm,
khiêm nhường kết hợp với lí lẽ, lập luận đặc
biệt sắc sảo, có sức thuyết phục cao, vừa lay
động chí, vừa chuyển tâm ý của hiền tài trong
thiên hạ nhằm động viên, khích lệ họ đừng

chần chừ, ngần ngại, hãy mang sức ra giúp dân,
trị nước.
2.3. Đường lối cầu hiền của vua
Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Thị Hải Vân - Trường THPT Lê Lợi, TP. Đông Hà, Quảng Trị

- 14 -


Giáo án “Chiếu cầu hiền” (Ngơ Thì Nhậm)

Sử dụng phiếu học tập (làm việc cá nhân;
thời gian: 3 phút)
- Đối tượng cầu hiền
- Biện pháp, cách thức cầu hiền
- Suy nghĩ của bản thân về đường lối, chủ
trương cầu hiền của vua Quang Trung
GV chiếu sản phẩm của học sinh lên máy chiếu
hắt (overhead) và hướng dẫn học sinh khác
nhận xét, bổ sung; GV ghi bảng các ý cơ bản.
GV tích hợp với 2 bài viết của Hồ Chí Minh:
- Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành cơng,
Hồ Chí Minh đã có hai bài viết đề cao vai trị
của hiền tài đối với công cuộc kiến thiết đất
nước. Trong bài viết Nhân tài và kiến quốc, Hồ
Chí Minh đã nêu lên quan điểm phải “khéo lựa
chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài
ngày càng phát triển, càng thêm nhiều”. Người
cũng đã chỉ ra những việc cụ thể : “Đồng bào ta
ai có tài năng và sáng kiến về những việc đó,
lại sẵn lịng hăng hái giúp ích nước nhà thì mời

gửi kế hoạch rõ ràng cho Chính phủ. Chúng tơi
sẽ nghiên cứu kế hoạch ấy một cách kỹ lưỡng,
có thể thực hành được thì thực hành ngay”.
- Tháng 11 năm 1946, vừa từ nước Pháp trở về,
Người cho đăng trên báo Cứu quốc số 411 bài
Tìm người tài đức. Với tư cách Chủ tịch Chính
phủ Việt Nam, Bác Hồ tự nhận khuyết điểm đã
không thấy hết được các bậc hiền tài, khiến cho
họ khơng thể xuất thân. Tiếp đó, Bác giao
nhiệm vụ cho các địa phương phải nhanh
chóng tìm những người tài đức và báo cáo ngay
cho Chính phủ: “Nay muốn sửa đổi điều đó và
trọng dụng những kẻ hiền năng, các địa phương
phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức,
có thể làm được những việc ích nước lợi dân,
thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết. Báo
cáo phải nói rõ: Tên tuổi, nghề nghiệp, tài
năng, nguyện vọng và chỗ ở của người đó. Hạn
trong một tháng, các cơ quan địa phương phải
báo cáo cho đủ”.
-> Dẫu ở hai thời đại, hai hoàn cảnh lịch sử
khác nhau nhưng Quang Trung và Hồ Chí

Quang Trung
- Đối tượng cầu hiền: quan viên
lớn nhỏ, thứ dân trăm họ -> Tồn
dân ai ai cũng có quyền tham gia
đóng góp vào việc xây dựng đất
nước.
- Biện pháp, cách thức cầu hiền:

+ Tự mình dâng sớ tâu bày kế
sách
+ Cho phép các quan tiến cử, tuỳ
tài lục dụng
+ Tự mình tiến cử
-> Đường lối cầu hiền dân chủ và
tiến bộ, rõ ràng, cụ thể, dễ thực
hiện, chính sách rộng mở, giàu
tính khả thi thể hiện tầm tư tưởng
chiến lược lãnh đạo sâu rộng.

Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Thị Hải Vân - Trường THPT Lê Lợi, TP. Đông Hà, Quảng Trị

- 15 -


Giáo án “Chiếu cầu hiền” (Ngơ Thì Nhậm)

Minh đều có chung quan điểm trọng dụng nhân
tài, chung tấc lòng mong mỏi nhân tài phò sức
giúp dân, giúp nước và đều nêu lên những cách
thức, việc làm cụ thể nhằm phát hiện, thu phục,
trọng dụng nhân tài.
GV mở rộng: Học tập và phát huy tư tưởng Hồ
Chí Minh, ngày nay, chính sách cầu hiền vẫn
ln mở rộng tính chất dân chủ nhằm đẩy
mạnh công cuộc bồi dưỡng, thu hút nhân tài
cho đất nước (tích hợp Nghị quyết số 27NQ/TW, ngày 06/8/2008 Hội nghị lần thứ bảy
Ban Chấp hành Trung ương khóa X về xây
dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy

mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại
hố đất nước).
PV: Hãy nhận xét về cách kết thúc bài chiếu
của tác giả? Cách kết thúc như vậy có tác dụng
gì đối với người nghe, người đọc?
HS trả lời, GV giảng: Phần kết của văn bản,
Ngơ Thì Nhậm nhấn mạnh lại thời cơ, vận hội
của người hiền. Lời kết có giá trị như một lời
nhắc nhở với những hiền tài rằng cơ hội lập
danh, lập thân của họ thực sự đã đến, họ cần
phải chứng tỏ chí khí qn tử của mình trước
lịch sử. Lời kết của bài chiếu sơi nổi, nhiệt
thành khuyến khích được tinh thần của người
hiền tài trong thiên hạ một cách sâu sắc.
Hoạt động 4: Tích hợp dạy học theo chủ đề
Thảo luận nhóm
Chủ đề: Nhân tài và việc sử dụng nhân tài
trong các tác phẩm văn học trung đại (Hiền tài
là ngun khí quốc gia - Thân Nhân Trung;
Bình Ngơ đại cáo - Nguyễn Trãi; Chiếu cầu
hiền- Ngơ Thì Nhậm)
GV hướng dẫn đại diện 1 nhóm phát biểu.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, phản biện
GV bình bổ sung, hướng dẫn HS khái quát
những nội dung chính chủ đề này qua 3 tác
phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn
10,11:
+ Nước ta có nền văn hiến lâu đời, hào kiệt đời
nào cũng có.


2.4. Đoạn kết : Kêu gọi, động
viên, khích lệ các bậc hiền tài
chung vai gánh vác việc nước để
cùng hưởng hạnh phúc lâu dài với
niềm tin tưởng vào tương lai đất
nước.

Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Thị Hải Vân - Trường THPT Lê Lợi, TP. Đông Hà, Quảng Trị

- 16 -


Giáo án “Chiếu cầu hiền” (Ngơ Thì Nhậm)

+ Trong mọi thời đại, hiền tài luôn là nền tảng
tiến bộ xã hội, có vai trị rất quan trọng đối với
vận mệnh dân tộc, đối với sự hưng thịnh của
quốc gia.
+ Các đấng minh vương luôn thể hiện tinh thần
trọng người tài và tha thiết, thành tâm mong
muốn người tài phụng sự đất nước.
+ Nhắc nhở người hiền tài nhận rõ trách nhiệm
đối với vận mệnh dân tộc.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh tổng kết
Kĩ thuật trình bày một phút:
- “Chiếu cầu hiền” là một tác phẩm nghị luận
chính trị - xã hội xuất sắc khơng chỉ có sức tác
động rất lớn đến sĩ phu Bắc Hà mà cịn có sức
lay động trái tim của người đọc. Theo em,
những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức lay

động lớn lao ấy của tác phẩm?
- Em hãy khái quát ý nghĩa của văn bản
“Chiếu cầu hiền”?
HS trả lời, GV bổ sung: Chiếu cầu hiền của
Ngơ Thì Nhậm khơng chỉ cho thấy tác giả uyên
bác trong sáng tạo văn bản nghị luận chính trị xã hội, trong việc phát ngơn đại diện cho vua
Quang Trung chiêu hiền đãi sĩ mà còn khắc
đậm lòng khao khát cầu hiền đãi sĩ của vị vua
trẻ - “áo vải cờ đào” đại phá quân Thanh.
Chiếu cầu hiền không chỉ cho chúng ta thấy tư
tưởng tiến bộ của vua Quang Trung trong việc
sử dụng người hiền tài mà còn cho thấy tài
năng bậc thầy trong nghệ thuật viết chiếu của
Ngơ Thì Nhậm. Trong cuốn sách "Chủ nghĩa
Mác và Văn hóa Việt Nam”, cố TBT Trường
Chinh đã xếp Ngơ Thì Nhậm vào hàng ngũ
những thiên tài mãi mãi là những ngôi sao sáng
trên bầu trời Việt Nam làm vẻ vang cho giống
nịi. Và một trong những đóng góp xuất sắc của
Ngơ Thì Nhậm cho lịch sử dân tộc chính là
Chiếu cầu hiền.
GV nêu vấn đề: Bài học sâu sắc mà “Chiếu
cầu hiều” để lại cho hậu thế là gì? (tích hợp
lịch sử, chính trị, văn hóa)
Học sinh trả lời, GV gợi ý: Lịch sử đã bước

III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Cách nói sùng cổ
- Lời văn ngắn gọn, súc tích; tư

duy sáng rõ; lập luận chặt chẽ,
khúc chiết kết hợp với tình cảm
tha thiết, mãnh liệt có sức thuyết
phục cả về lí và tình.
2. Ý nghĩa văn bản: Thể hiện tầm
nhìn chiến lược của vua Quang
Trung trong việc cầu hiền tài phục
vụ cho sự nghiệp dựng nước.

Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Thị Hải Vân - Trường THPT Lê Lợi, TP. Đông Hà, Quảng Trị

- 17 -


Giáo án “Chiếu cầu hiền” (Ngơ Thì Nhậm)

sang những trang mới, Chiếu cầu hiền mà Ngơ
Thì Nhậm chấp bút viết thay vua Quang Trung
sẽ vẫn là cẩm nang về bài học xử thế, về nghệ
thuật thu phục hiền tài trong thiên hạ: lấy chí
để thuyết phục chí, lấy tâm để thuyết phục tâm,
lấy sự công bằng, dân chủ để thuyết phục nhân.
Đó là nghệ thuật cầu hiền của Ngơ Thì Nhậm
và vua Quang Trung đồng thời cũng là nghệ
thuật ứng xử của con người với con người
trong mọi thời đại. Ngồi ý nghĩa chính trị của
một thời, Chiếu cầu hiền cịn mang giá trị thời
sự, văn hóa của mọi thời đại.
E. TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM
Hoạt động 6: Củng cố

Sử dụng kĩ thuật động não viết (ghi nhanh vào giấy A4): Cảm nghĩ của em về
vua Quang Trung qua văn bản “Chiếu cầu hiền”?
HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. GV gợi ý:
Vua Quang Trung:
- Có tầm nhìn xa trơng rộng, khả năng tổ chức, sắp đặt chính sự.
- Vì nước, vì dân
- Hiếu thấu mọi lễ nghĩa
- Có tình cảm tha thiết, mãnh liệt, thái độ thành tâm, khiêm nhường...
Dự án học tập: Nhóm 4 trình bày “Chiếu cầu hiền” - nhìn từ chính sách chiêu
hiền đãi sĩ (tích hợp lịch sử, văn hóa, kĩ năng sống...)
GV hướng dẫn học sinh nhận xét, bổ sung; GV gợi ý:
Từ xưa đến nay, các bậc đế vương anh minh, các nhà lãnh đạo xuất sắc
ln có ý thức trọng dụng người hiền tài, đều nhận thức sâu sắc vai trò to lớn
của hiền tài đối với sự tồn vong, với công cuộc xây dựng và phát triểm đất nước.
Trải qua các triều đại, các thời kì lịch sử, “chiêu hiền” đã được nâng lên thành
quốc sách.
+ Trong “Lập học chiếu” (Tờ chiếu xây dựng việc học) Ngơ Thì Nhậm
viết: xây dựng đất nước lấy việc dạy và học làm đầu; cai trị đất nước lấy việc
dùng nhân tài làm cấp thiết”.
+ Chỉ trong vòng một năm sau Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ CHí
Minh đã có hai bài đăng trên báo Cứu Quốc: Nhân tài và kiến quốc, Tìm người
tài đức. Đó được xem là chiếu cầu hiền của cách mạng với những lời lẽ chân
thành, lay động con tim của đơng đảo đồng bào, trí thức, nhân tài lúc bấy giờ.
+ Ngày nay, chính sách chiêu hiền, đãi sĩ, trọng dụng trí thức, phát triển
tài năng, sử dụng chất xám của Đảng và Nhà nước đã có nhiều đổi mới nhằm
đẩy mạnh việc thu hút, tập hợp nhân tài trong công cuộc xây dựng đất nước trên
con đường hội nhập và phát triển.
Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Thị Hải Vân - Trường THPT Lê Lợi, TP. Đông Hà, Quảng Trị

- 18 -



Giáo án “Chiếu cầu hiền” (Ngơ Thì Nhậm)

Hoạt động 7: Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học bằng tích hợp chuyên sâu
- Học sinh nắm vững nội dung bài học; Rèn luyện kĩ năng viết văn về một
vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học đã học; Kĩ năng học tập
và lập dàn bài theo một chủ đề để dễ hệ thống, khắc sâu kiến thức.
- Soạn bài Xin lập khoa luật - Nguyễn Trường Tộ.
- Tích hợp chuyên sâu:
+ Bài làm ở nhà
+ Thời gian: 1 tuần
+ Đề ra:
Đề 1: Phân tích giá trị của “Chiếu cầu hiền” - nhìn từ nghệ thuật viết văn nghị
luận.
Gợi ý:
- Bài văn nghị luận có tính chất mẫu mực, thể hiện ở sự chặt chẽ và tính logic
của các luận điểm; lời văn ngắn gọn, súc tích; sự thuyết phục khéo léo; cách bày
tỏ thái độ khiêm tốn của người viết.
- Sử dụng những từ ngữ diễn tả không gian vũ trụ tạo cảm giác trang trọng,
thiêng liêng cho lời kêu gọi hiền tài.
- Sử dụng nhiều điển cố nhằm tác động vào những trí thức có học vấn uyên
thâm, đồng thời chứng tỏ người viết có kiến thức sâu rộng, có đủ khả năng
thuyết phục đối tượng.
Đề 2: Phân tích giá trị của “Chiếu cầu hiền” - nhìn từ góc độ lí luận văn học
(chức năng của văn học).
Gợi ý:
- Dù là một văn bản mang màu sắc chính trị, nhưng có thể nói yếu tố cơ bản đã
làm nên giá trị và sự trường tồn của văn bản này chính là ngồi giá trị lịch sử, nó
cịn là một tác phẩm văn học mẫu mực, xuất sắc.

- Văn học có 3 chức năng cơ bản: nhận thức, thẩm mỹ và giáo dục. Chiếu cầu
hiền của Ngô Thì Nhậm đã thể hiện được cả ba chức năng ấy một cách sâu sắc:
+ Văn bản đã cho sĩ phu Bắc Hà và người đọc thấy rõ cả một chiều dài lịch sử
của dân tộc với bao biến cố, bao lẽ hưng vong, bao quy luật tất yếu để từ đó sĩ
phu Bắc Hà nhận thức được thực tế lịch sử, phân biệt được đúng - sai, tốt - xấu
và tự quyết định con đường đi đúng đắn cho mình.
+ Văn bản đã tác động sâu sắc đến tâm tư, tình cảm của sĩ phu Bắc Hà bằng cái
đẹp của ngôn từ, của tư tưởng.
+ Chiếu cầu hiền của Ngơ Thì Nhậm đã đưa tới cho chúng ta những bài học bổ
ích, sâu sắc về cách sống, cách làm người.

Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Thị Hải Vân - Trường THPT Lê Lợi, TP. Đông Hà, Quảng Trị

- 19 -


Giáo án “Chiếu cầu hiền” (Ngơ Thì Nhậm)

Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Thị Hải Vân - Trường THPT Lê Lợi, TP. Đông Hà, Quảng Trị

- 20 -



×