BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----------------
LÊ THỊ TƯỜNG VY
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH
PHÚ YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP HCM, NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----------------
LÊ THỊ TƯỜNG VY
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH
PHÚ YÊN
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG HẢI YẾN
TP HCM, NĂM 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Phát
triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam chi nhánh tỉnh Phú Yên” là trung thực, là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Các tài liê ̣u, số liệu sử dụng trong luận văn do Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Yên cung cấp, và ngoài ra là các
số liệu do cá nhân tôi thu thập khảo sát từ đồng nghiệp và khách hàng của ngân
hàng, các kế t quả nghiên cứu có liên quan đế n đề tài đã đươ ̣c công bố . Các trích dẫn
trong luâ ̣n văn đề u đã đươ ̣c chỉ rõ nguồ n gố c.
Tác giả luận văn
Lê Thị Tường Vy
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH PHÚ YÊN
VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU……………………………………………………... 5
1.1. Giới thiệu về Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên ............................................5
1.1.1. Sơ lược sự hình thành và phát triển Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên ...........5
1.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Yên. ...................5
1.1.3. Chức năng hoạt động của Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Yên ..........................7
1.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Yên ... 7
1.2. Vấn đề tồn tại về phát triển dịch vụ phi tín dụng taị Agribank chi nhánh
tỉnh Phú Yên ............................................................................................................10
1.2.1. Lợi nhuận Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng ... 10
1.2.2. Tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụng ...............................................13
1.2.3. Phát triển dịch vụ phi tín dụng xu hướng đúng của các Ngân hàng ...............15
TĨM TẮT CHƯƠNG 1 ..........................................................................................18
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG VÀ
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK
CHI NHÁNH TỈNH PHÚ YÊN………………………………………………….19
2.1. Tổng quan lý thuyết về dịch vụ phi tín dụng .................................................19
2.1.1. Khái niệm dịch vụ phi tín dụng ngân hàng .....................................................19
2.1.2. Các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng ngân hàng ...............................................20
2.1.3. Ý nghĩa của sự phát triển dịch vụ phi tín dụng ngân hàng..............................23
2.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng
thương mại ...............................................................................................................24
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NHTM ....27
2.3.1. Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô ..........................................................27
2.3.2. Các nhân tố thuộc về ngân hàng .....................................................................28
2.3.3. Các nhân tố thuộc về khách hàng ....................................................................30
2.4. Phân tích thực trạng phát triển sản phẩm dịch vụ phi tín dụng giai đoạn
2013-2016..................................................................................................................30
2.4.1. Mức độ tăng trưởng doanh số và thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng ................30
2.4.2. Mức tăng số lượng dịch vụ phi tín dụng .........................................................33
2.4.3. Thị phần dịch vụ phi tín dụng tăng hàng năm.................................................34
2.4.4. Mức độ tăng trưởng số lượng kênh phân phối hiện đại ..................................35
2.5. Đánh giá kết quả phát triển dịch vụ phi tín dụng của Agribank chi nhánh
tỉnh Phú Yên giai đoạn 2013-2016 .........................................................................36
2.5.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................36
2.5.2. Những hạn chế về phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh
Phú Yên .....................................................................................................................40
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên .............................................................46
CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN
DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH PHÚ YÊN .................................50
3.1. Bài học cho việc phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Agribank Phú Yên ....50
3.2. Định hướng phát triển dịch vụ phi tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh
Phú Yên ....................................................................................................................51
3.3. Lựa chọn giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Agribank chi nhánh
tỉnh Phú Yên ............................................................................................................51
3.3.1. Hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng hiện có và chủ động nghiên
cứu phát triển dịch vụ mới ........................................................................................51
3.3.2. Gia tăng độ tin cậy của khách hàng đối với Agribank ....................................52
3.3.3. Phát triển các kênh phân phối dịch vụ ............................................................52
3.3.4. Hoàn thiện chiến lược Marketing....................................................................52
3.3.5. Nâng cao chất lượng nhân viên cung ứng dịch vụ phi tín dụng .....................53
3.3.6. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro ..........................53
3.3.7. Đầu tư phát triển công nghệ ............................................................................53
CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI
AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH PHÚ YÊN ......................................................55
4.1. Mục tiêu............................................................................................................55
4.2. Kế hoạch cụ thể của nhóm giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại
Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên.........................................................................56
4.2.1. Hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng hiện có và chủ động nghiên
cứu phát triển dịch vụ mới ........................................................................................56
4.2.2. Gia tăng độ tin cậy của khách hàng đối với Agribank ....................................62
4.2.3. Phát triển các kênh phân phối dịch vụ ............................................................64
4.2.4. Hoàn thiện chiến lược Marketing và chăm sóc khách hàng ........................... 65
4.2.5. Nâng cao chất lượng nhân viên cung ứng dịch vụ phi tín dụng......................69
4.2.6. Tăng cường và nâng cao chất lượng cơng tác quản lý rủi ro ..........................72
4.2.7. Đầu tư phát triển cơng nghệ ............................................................................73
TĨM TẮT CHƯƠNG 4…………………………………………………………..76
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................75
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ..........................................................................................76
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1
Agribank
Việt Nam(Vietnam Bank for Agriculture and
Rural Development)
2
ATM
Máy rút tiền tự động (Automated teller machine)
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
3
BIDV
triển Việt Nam(Joint Stock Commercial Bank for
Investment and Development of Vietnam)
4
CBNV
Cán bộ nhân viên
5
CLDV
Chất lượng dịch vụ
6
CN
Chi nhánh
7
CNTT
Công nghệ thơng tin
8
CSKH
Chăm sóc khách hàng
9
DV
Dịch vụ
10
DVNH
Dịch vụ ngân hàng
11
ĐVCNT
Đơn vị chấp nhận thẻ
12
E-banking
Dịch vụ Ngân hàng điện tử
13
GDV
Giao dịch viên
14
KH
Khách hàng
15
NHĐT
Ngân hàng điện tử
16
NHNN
Ngân hàng Nhà Nước
17
NHTM CP
Ngân hàng thương mại cổ phần
18
PGD
Phòng giao dịch
19
POS
Máy chấp nhận thanh tốn thẻ (Point of sale)
20
PTD
Phi tín dụng
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gịn thương tín
21
Sacombank
(Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock
Bank)
22
SPDV
Sản phẩm dịch vụ
23
TCTD
Tổ chức tín dụng
24
TD
Tín dụng
25
TP
Thành phố
26
TX
Thị xã
27
TW
Trung ương
Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản
28
VAMC
lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
(Vietnam asset management company)
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt
29
Vietcombank
Nam (Joint Stock Commercial Bank for Foreign
Trade of Vietnam)
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt
30
Vietinbank
Nam (Vietnam Joint Stock Commercial Bank for
Industry and Trade - Trade Finance Center)
31
VIP
Khách hàng rất quan trọng (Very important
person)
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.2: Kết quả tài chính của Chi nhánh Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên năm 20132016 ....................................................................................................................................... 8
Bảng 1.3: Tỷ lệ nợ xấu của Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên giai đoạn 2013-2016 ....... 15
Bảng 2.1: Doanh số dịch vụ phi tín dụng chủ yếu tại Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên ... 31
Bảng 2.2: Cơ cấu thu nhập - chi phí từ dịch vụ phi tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh
Phú Yên................................................................................................................................ 32
Bảng 2.3: Số lượng DVPTD chủ yếu của 1 số NH trên địa bàn tỉnh Phú Yên năm 2016 ... 33
Bảng 2.5: So sánh biểu phí một số DVPTD dành cho KH cá nhân..................................... 48
Bảng 4.1: Chỉ tiêu tốc độ xử lý nghiệp vụ ........................................................................... 63
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Mơ hình tổ chức của Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên ....................................... 6
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu chi phí của Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên từ 2013-2016 ............. 12
Biểu đồ 1.2: Thu nhập từ hoạt động tín dụng và hoạt động ngồi tín dụng của Agribank chi
nhánh tỉnh Phú Yên từ 2013-2016 ....................................................................................... 12
Biểu đồ 1.3: Thị phần dư nợ tín dụng nông nghiệp giai đoạn năm 2013-2016 .................. 13
Biểu đồ 1.4: Tình hình cho vay Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên theo thành phần kinh tế
2013-2016 ............................................................................................................................ 14
Biểu đồ 2.1: Thị phần về thu nhập dịch vụ phi tín dụng từ 2013-2016 của các ngân hàng
trên địa bàn tỉnh Phú Yên .................................................................................................... 34
Biểu đồ 2.2: Số lượng máy ATM và doanh số thanh toán tại ATM năm 2013-2016 ......... 35
Biểu đồ 2.3: Số lượng máy POS và doanh số thanh toán tại POS năm 2013-2016 ............ 35
Biểu đồ 2.4: Thị phần phát hành thẻ ghi nợ các NH tại Phú Yên năm 2016 ....................... 38
Biểu đồ 2.5: Tỉ lệ thu nhập dịch phi tín dụng trên tổng thu nhập các ngân hàng năm 2016
............................................................................................................................................. 45
1
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấ p thiế t của đề tài nghiên cứu
Một trong các nội dung cơ cấu lại hoạt động tài chính các tổ chức tín dụng
trong Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 254/QĐ-TTg, ngày 01/03/2012 là:
“Từng bước chuyển dịch mơ hình kinh doanh của các NHTM theo hướng giảm bớt
sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín
dụng”. Điều này cho thấy, Việt Nam đã nhận thức được vai trị của dịch vụ phi tín
dụng trong việc mang lại nguồn thu ổn định, an toàn hơn cho các NHTM. Trong
thời gian gần đây vấn đề phát triển dịch vụ phi tín dụng trong các NHTM Việt Nam
ngày càng được quan tâm và đã có nhiều bài viết, cơng trình khoa học đã được công
bố, đây là nguồn tư liệu quý giá cho việc nghiên cứu luận văn. Ví du ̣ như các nghiên
cứu của Đào Lê Kiều Oanh và Phạm Anh Thủy (2012); Phan Thi ̣Linh và Nguyễn Thi ̣
Hương Lan (2013); Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2017). Nhưng các nghiên
cứu này mới chỉ nghiên cứu về phát triển dịch vụ ngân hàng áp dụng cho tất cả các
NHTM Việt Nam nhưng lại chưa có một cơng trình nào đi sâu nghiên cứu về phát
triển dịch vụ phi tín dụng tại Agribank chi nhánh tin̉ h Phú Yên để thấy được những
thế mạnh cũng như những hạn chế trong việc phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Chi
nhánh. Do đó rất cần phải có cơng trình nghiên cứu sâu về phát triển dịch vụ phi tín
dụng tại Chi nhánh tỉnh Phú Yên, nên việc nghiên cứu đề tài “Phát triển dịch vụ phi
tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú
Yên” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh
Phú Yên (gọi tắt là Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên) là một Chi nhánh ngân hàng
thương mại Nhà nước có thương hiệu mạnh và uy tín trên thị trường tài chính tại
Phú Yên. Thời gian qua, Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên đã nhận thức được vai
trị của dịch vụ phi tín dụng như: Tạo nguồn thu ổn định, an tồn; góp phần đa dạng
2
hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, từ đó thu hút và mở rộng đến nhiều đối tượng
khách hàng; góp phần nâng cao vị thế của ngân hàng. Chính vì vậy Agribank nói
chung và Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên nói riêng nhận thấy sự cần thiết phải
phát triển dịch vụ phi tín dụng về chất lượng cũng như sự đa dạng về dịch vụ
trước sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại khác và đặc biệt là trước
các ngân hàng lớn của nước ngồi với cơng nghệ và dịch vụ hiện đại thâm nhập sâu
vào thị trường Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do trên, là nhân viên của Agribank chi nhánh tỉnh Phú
Yên qua thực tiễn công tác, nhận thức được tầm quan trọng của việc phát
triển DVPTD tới sự phát triển của ngân hàng. Tác giả chọn đề tài nghiên cứu:
“Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Yên” để làm luận văn thạc sĩ của mình.
Giới thiệu các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tác giả đã sưu tầm và nghiên cứu các cơng trình có liên quan đến đề tài luận
án, bao gồm:
Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Anh Thủy[7], “Phát triển dịch vụ phi
tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Luận án đã hệ thống cơ sở lý
luận về DVPTD của ngân hàng, phân tích thực trạng phát triển DVPTD của hệ
thống NHTM Việt Nam, luận án sử dụng mơ hình để đo lường sự hài lòng của KH
khi sử dụng DVPTD của ngân hàng
Luận án tiến sĩ của tác giả Phan Thị Linh[5], “ Phát triển dịch vụ phi
tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam” nghiên cứu trọng tâm
thực trạng phát triển DVPTD của nhóm các NHTM nhà nước Việt Nam trong giai
đoạn 2009-2013 thông qua các chỉ tiêu cụ thể và các nhân tố tác động. Từ đó đưa ra
một số giải pháp chung và cụ thể cho từng loại hình DVPTD của các NHTMNN.
Luận án tiến sĩ của tác giả Hoàng Tuấn Linh [8], Những giải pháp
phát triển dịch vụ thẻ tại các ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam. Luận án
đã trình bày một cách tổng quan về thẻ của cac NHTM, đánh giá thực trạng thẻ của
3
các NHTM nhà nước từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thẻ
trong nước và ngang tầm với thế giới.
Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Minh Điền[9], Phát triển dịch vụ phi
tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Luận án đã
hệ thống tương đối đầy đủ, toàn diện những vấn đề lý luận về DVPTD của NHTM,
nêu lên thực trạng phát triển một số DVPTD điển hình của Agribank từ đó đưa ra
các nhóm giải pháp phát triển DVPTD của ngân hàng này.
Ilias Santouridis, Maria Kyritsi [11]: Investigating the Determinants
of Internetbanking Adoption in Greece. Nhóm tác giả nghiên cứu cụ thể một dịch
vụ phi tín dụng là dịch vụ ngân hàng điện tử internet banking với mục đích xác định
những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng khi sử dụng dịch vụ này ở
các ngân hàng Hy Lạp.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: trên cơ sở khoa học và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu, phân
tích thực trạng phát triển DVPTD, từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp phát triển
DVPTD của Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên.
Mục tiêu cụ thể:
− Đánh giá thực trạng phát triển DVPTD giai đoạn 2013-2016 thông qua các
chỉ tiêu và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DVPTD.
− Đề xuất các giải pháp để phát triển DVPTD tại Agribank chi nhánh tỉnh Phú
Yên thời gian tới và kế hoạch thực hiện các giải pháp đó.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển DVPTD của NHTM.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên trong
giai đoạn 2013-2016. Đề tài chỉ phân tích các sản phẩm DVPTD hiện có tại Chi
nhánh và khơng nghiên cứu dịch vụ huy động vốn.
Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận văn sử dụng tổng hợp
các phương pháp nghiên cứu: phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích
4
…Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng một số cơng trình nghiên cứu khác nhằm làm
tăng thêm tính sâu sắc của luận văn.
Câu hỏi nghiên cứu
(1)
Sự cần thiết phải phát triển DVPTD tại Agribank chi nhánh tỉnh Phú
(2)
Đánh giá thực trạng phát triển DVPTD của Agribank chi nhánh tỉnh
Yên?
Phú Yên thông qua hệ thống các chỉ tiêu nào, các nhân tố nào đã tác động đến phát
triển DVPTD?
(3)
Thông qua thực trạng phát triển DVPTD của Agribank chi nhánh tỉnh
Phú Yên, phát triển DVPTD đã có những mặt được và hạn chế gì?
(4)
Cần có những giải pháp gì để phát triển DVPTD của Agribank chi
nhánh tỉnh Phú Yên?
(5)
Kế hoạch cụ thể thực hiện từng giải pháp?
Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu theo 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu sơ lược về Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên và vấn đề
nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan lý thuyết về dịch vụ phi tín dụng và thực trạng phát
triển dịch vụ phi tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên
Chương 3: Lựa chọn giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Agribank
chi nhánh tỉnh Phú Yên
Chương 4: Kế hoạch phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Agribank chi nhánh
tỉnh Phú Yên
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH
PHÚ YÊN VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu về Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên
1.1.1. Sơ lược sự hình thành và phát triển Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên
Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Yên thành lập theo quyết định số 98/QĐ/NH
01/7/1989 của Tổng giám đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam (Nay Thống đốc
NHNN Việt Nam). Tên gọi ban đầu là Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Việt Nam
Chi nhánh tỉnh Phú n, trụ sở chính đóng tại 77 Nguyễn Du, phường 7, thị xã Tuy
Hòa, tỉnh Phú Yên. Tháng 6/1998 Thống đốc NHNN Việt Nam phê chuẩn điều lệ
và các chi nhánh thành viên của Agribank, Chủ tịch Hội đồng quản trị Agribank ra
quyết định số 203/QĐ-NHNN-02 đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Phú Yên, địa chỉ 321 Trần Hưng Đạo,
phường 4, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Yên là ngân hàng thương mại đa năng, hoạt
động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thơn, là một pháp nhân, hạch tốn
kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình trước
pháp luật. Ln đảm trách những nhiệm vụ chính trị trọng yếu trên thị trường tín
dụng, khẳng định vai trị chủ đạo trong đầu tư cho nơng nghiệp, nơng thơn, nơng
dân, có nhiều đóng góp tích cực đối với thành tựu đổi mới kinh tế trên địa bàn tỉnh
Phú Yên. Hoạt động của Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên bao gồm 1 Hội Sở, 10
Chi nhánh huyện, thị xã, thành phố và 7 phòng giao dịch. Trong những năm qua đã
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa phương, tạo được niềm tin cấp ủy, chính
quyền tỉnh, giữ được tín nhiệm trong kinh doanh, xứng đáng là ngân hàng góp phần
vào sự ổn định và phát triển nông nghiệp, nông thôn.
1.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Yên.
Đến thời điểm 31/12/2016, tổng số cán bộ là 295 cán bộ, cơ cấu tổ chức bao
gồm: Ban giám đốc và 8 phòng nghiệp vụ: phòng Tổng hợp, phòng Kế hoạch,
phòng Kiểm tra kiểm sốt nội bộ, phịng Kế tốn ngân quỹ, phòng Khách hàng
6
doanh nghiệp, phòng Khách hàng cá nhân, phòng Dịch vụ- Marketing, phịng Điện
tốn, 10 chi nhánh loại II trực thuộc và 7 phịng giao dịch.
❖ Mơ hình tổ chức
GIÁM ĐỐC
Các Phó
Giám đốc
Phịng
Tổng hợp
Phịng
Kế
hoạch
Phịng
KH
doanh
nghiệp
Phịng
Kiểm tra
KS nội bộ
Phịng
Kế
tốnNgânquỹ
Phịng
Điện
tốn
Phịng Dịch
vụ và
Các Chi
nhánh
loại 2
Phịng
giao dịch
Marketing
Hình 1.1: Mơ hình tổ chức của Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên
(Nguồn: Phòng Tổng hợp Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên)
Lực lượng lao động tại chi nhánh có thể được xem là trẻ hoá đội ngũ những
năm gần đây, với độ tuổi trung bình là 40. Trình độ chuyên môn luôn được nâng
cao. Hiện tại Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên có gần 300 nhân sự trong đó hơn
80% nhân viên đã hoàn thành đại học và một số ít hồn thành văn bằng hai, có 9
nhân viên đạt trình độ thạc sỹ chiếm 3% trong tổng số người lao động và có 15
người đang theo học các lớp đào tạo trình độ thạc sỹ. Trình độ ngoại ngữ và trình độ
tin học ngày càng hồn thiện hơn. Với chất lượng cũng như số lượng lao động tại
chi nhánh không ngừng được nâng cao, cùng với kinh nghiệm, kỹ năng được đúc
kết qua quá trình hoạt động kinh doanh là nguồn vốn quý của chi nhánh trong môi
trường kinh doanh cạnh tranh hiện nay. Với lực lượng lao động hiện nay, người lao
động cơ bản phát huy được năng lực để đáp ứng công việc so với yêu cầu hiện tại
và tương lai.
7
1.1.3. Chức năng hoạt động của Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Yên
Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Yên là ngân hàng thương mại đa năng, hoạt
động chủ yếu trên lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn, là một pháp nhân, hạch tốn
kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình trước
pháp luật.
Với mạng lưới hoạt động trải rộng trên toàn tỉnh Phú Yên, phục vụ thị trường
chính là nơng nghiệp, nơng thơn, nơng dân. Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Yên giữ
vững vai trò chủ đạo, chủ lực trong cung cấp tín dụng và dịch vụ ngân hàng trên thị
trường tài chính nơng thơn. Nét nổi bật trong hoạt động tín dụng của Agribank Chi
nhánh tỉnh Phú Yên là vốn cho vay đã phủ đến tất cả các vùng trên địa bàn tồn tỉnh
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn phát
triển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Yên đã xác định được đặc điểm khách hàng của
mình là hộ nơng dân, cá thể, hộ kinh tế nhỏ yêu cầu vốn khơng nhiều. Chính vì thế
Agribank Chi nhánh tỉnh Phú n đã đề ra những chiến lược kinh doanh phù hợp
nhằm khai thác triệt để các nguồn vốn trong dân cư. Agribank Chi nhánh tỉnh Phú
Yên tuân theo mục tiêu của Agribank là: thực hiện phát triển thương hiệu và xây
dựng văn hóa doanh nghiệp của Agribank “Trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất
lượng, hiệu quả”; từng bước đưa Agribank trở thành “lựa chọn số một” đối với
khách hàng tại địa bàn nông nghiệp, nông thôn và đối tượng khách hàng hộ sản
xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ, trang trại, hợp tác xã.
1.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Agribank Chi nhánh tỉnh
Phú Yên
Kết quả hoạt động kinh doanh là bức tranh tổng hợp phản ánh khái quát diễn
biến tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua các năm.
8
Bảng 1.2: Kết quả tài chính của Chi nhánh Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên
năm 2013-2016
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
Năm
Năm
Năm
2013
2014
2015
2016
2014/2013
2015/2014
Số TT
%
Số TT
%
2016/2015
Số
TT
%
1.Tổng thu
545,1
533,7
572,9
574,8
(11,4)
(2)
39,2
7.3
1,9
0.3
2. Tổng chi
466,5
461,3
500,9
537,2
(5,2)
(1)
39,6
8.5
36,3
7.6
3. Lợi nhuận
78,6
72,4
72
37,6
(6,2)
(8)
(0,4)
(0.5)
(35,4)
(49.2)
(Nguồn: Phòng Kế hoạch Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên)
Giai đoạn 2013 - 2016 thị trường tài chính có nhiều biến động cả trong và
ngồi nước, những năm này NHNN đã ban hành nhiều chính sách can thiệp vào thị
trường tài chính nhằm ổn định kinh tế vĩ mơ. Thêm vào đó, trên địa bàn Phú Yên,
liên tục xuất hiện thêm nhiều NHTM mới làm cho sự cạnh tranh trong lĩnh vực
ngân hàng lại ngày càng khốc liệt. Nhìn vào bảng số liệu 1.1 về kết quả huy động
vốn, dư nợ cho vay và tỷ lệ nợ xấu của Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên năm 20132016 cho thấy tổng vốn huy động ngày càng tăng trong đó tiền gửi dân cư tăng đều,
chiếm trên 87% so với tổng nguồn vốn. Thị phần nguồn vốn huy động của Chi
nhánh trong giai đoạn 2013- 2016 bình quân chiếm 38,5%-40% của các ngân hàng
thương mại trên địa bàn Phú Yên và liên tục là chi nhánh thừa vốn. Đây là nguồn
huy động cao và ổn định chiếm phần lớn vốn huy động của Agribank chi nhánh tỉnh
Phú Yên. Điều này cũng chứng tỏ thương hiệu Agribank là ngân hàng thương mại
Nhà nước hàng đầu tại tỉnh Phú Yên, là ngân hàng được khách hàng cá nhân và tổ
chức lựa chọn gửi tiền. Ngồi ra, tăng trưởng tín dụng đều đạt trên 15% mỗi năm,
trong đó dư nợ trung dài hạn có chiều hướng tăng lên rõ rệt với trung bình
20%/năm. Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2013-2016 của Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Yên
dưới 3% đạt mức kế hoạch do Agribank đưa ra, và dưới mức khống chế của NHNN.
9
Bảng 1.1: Kết quả huy động vốn, dư nợ cho vay và tỷ lệ nợ xấu của
Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên năm 2013-2016
ĐVT: tỷ đồng
2014/2013
Chỉ tiêu
Năm
Năm
Năm
Năm
2013
2014
2015
2016
Số
TT
%
2015/2014 2016/2015
Số
TT
%
Số
TT
%
1. Huy
động vốn
3.622
4.131
4.850 5.669
519
+14.33 709 +17.12
819
+16.88
3.162
3.649
4.321 5.079
487
+15.40 672 +18.42
758
+17.54
460
482
22
+4.78
+9.75
61
+11.53
3.455
3.861
4.557 5.526
406
+11.75 696 +18.03
969
+21.3
2.036
2.212
2.481 2.986
176
+8.64
269 +12.16
505
+20.35
1.419
1.649
2.076 2.540
230
+16.21 427 +25.89
464
+22.35
68
97
29
+42.6
41
+70.68
Tiền gửi
dân cư
Tiền gửi
các TCKT
529
590
47
2. Tổng
dư nợ cho
vay
Ngắn hạn
Trung dài
hạn
3. Nợ xấu
58
99
-39
-40
4. Tỷ lệ
1.96% 2.52% 1.28%
1.79%
+28.57
-49.20
+39.84
nợ xấu
(Nguồn: Phòng Kế hoạch Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên)
Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên đã có nguồn vốn huy động tăng trưởng ổn
định, bền vững, đúng định hướng, đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu hoạt động kinh
10
doanh; Tăng trưởng tín dụng đạt mục tiêu đề ra, chất lượng tăng trưởng được đảm
bảo, phù hợp với khả năng quản lý, quản trị rủi ro, cơ cấu tín dụng chuyển dịch tích
cực, vừa đảm bảo tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất
kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, NHNN, vừa mở rộng cho vay
các lĩnh vực có hiệu quả khác để đảm bảo hiệu quả kinh doanh; Chất lượng tín dụng
được cải thiện, các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ hết thời gian cơ cấu, nợ phải chuyển
nhóm theo thơng tin CIC được kiểm sốt chặt chẽ, hạn chế được nợ xấu phát sinh;
Kinh doanh dịch vụ được đa dạng hoá và đạt mức tăng trưởng khá, vận hành hệ
thống công nghệ thông tin ổn định, hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh; khơng
ngừng đổi mới cả về nội dung, hình thức, kỹ thuật trong hoạt động tiếp thị, truyền
thông và quảng bá thương hiệu, góp phần tích cực trong việc củng cố, nâng cao
hình ảnh, uy tín của thương hiệu Agribank trên địa bàn Phú Yên.
1.2. Vấn đề tồn tại về phát triển dịch vụ phi tín dụng taị Agribank chi nhánh
tỉnh Phú Yên
1.2.1. Lợi nhuận Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên phụ thuộc chủ yếu vào tín
dụng
Giai đoạn 2013 - 2016 là giai đoạn khó khăn chung của hệ thống ngân hàng,
là giai đoạn mà tồn hệ thống Agribank Việt Nam nói chung và Agribank chi nhánh
Tỉnh Phú Yên nói riêng phải đối mặt với nhiều thử thách bởi ảnh hưởng từ biến
động của nền kinh tế và thị trường tài chính, bên cạnh đó là sự cạnh tranh gay gắt
của các tổ chức tín dụng khác nhưng Agribank Chi nhánh tỉnh Phú n vẫn duy trì
có lợi nhuận, đủ lương thưởng cho toàn thể cán bộ nhân viên. Đồng thời, việc thực
hiện Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2013- 2015 tuy gặp nhiều khó khăn, vướng mắc từ
cơ chế, chính sách nhưng với sự chỉ đạo kịp thời của Đảng, Nhà nước, Chính phủ,
đặc biệt là Ngân hàng nhà nước, cùng sự lựa chọn mục tiêu, giải pháp kinh doanh
phù hợp, sự đoàn kết của toàn thể cán bộ viên chức dưới sự điều hành quyết liệt,
đúng hướng của Ban lãnh đạo, Agribank đã đạt được nhiều kết quả khích lệ.
11
Trong những năm gần đây, điều kiện kinh tế xã hội của Phú Yên tương đối
phát triển, số lượng các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Yên ngày càng
nhiều. Điều này càng làm tăng sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương
mại. Nếu như năm 2013 chỉ có 6 NHTM nhưng chủ yếu là NHTM nhà nước thì đến
cuối 2016 đã có 13 ngân hàng có mặt trên địa bàn và 2 ngân hàng sắp khai trương
trong cuối năm 2017. Thêm vào đó là các NHTMCP mở rộng mạng lưới đến khu
vực nông thôn như Sacombank, Vietinbank, BIDV, Kienlong Bank... đã cạnh tranh
gay gắt với Agribank. Khu vực nông thôn vốn là sân nhà trong nhiều năm của
Agribank nay lại chịu sự cạnh tranh gay gắt của các NHTMCP nên tỷ trọng nguồn
vốn, dư nợ của Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên cũng giảm dần theo thời gian ảnh
hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác làm giảm
khoản thu từ hoạt động tín dụng là do trong những năm qua lãi suất cho vay liên tục
điều chỉnh giảm và tỷ lệ lãi thực thu còn thấp so với lãi phải thu, lãi tồn đọng chưa
thu vẫn còn nhiều, nhất là lãi tồn đọng của nợ nhóm 2, 3, 4 và 5.
Phân tích chi tiết hơn về chi phí của ngân hàng trong giai đoạn này nhìn từ
Biểu đồ 1.1, cho thấy Chi nhánh Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên thúc đẩy chi
nhiều về vấn đề vốn, chi về hỗ trợ khách hàng, quảng cáo và chi về dự phòng trong
đó, nổi lên là chi phí dự phịng rủi ro. Đặc biệt ta thấy chi phí dự phịng năm 2016
đã tăng 44 tỷ đồng (tăng hơn 104% so với năm 2015). Điều này là do trong giai
đoạn này, nhiều khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh lớn gặp nhiều khó
khăn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của chi nhánh khiến lợi nhuận giảm
xuống đáng kể. Cụ thể vài năm vừa qua một số cơng ty có mức dư nợ lớn ngừng
hoạt động hoặc phá sản như Công ty Cổ phần Điều Phú Yên, Công ty Cổ phần Sản
xuất Sô Đa Chu Lai...bắt buộc ngân hàng phải trích lập dự phịng một số tiền khá
lớn làm tăng đột biến chi phí dự phịng nợ phải thu. Năm 2016, tốc độ tăng của thu
nhập chỉ là 0.3% (tăng 1.9 tỷ đồng so với năm 2015) thấp hơn nhiều so với tốc độ
tăng của chi phí là 7.6% (tăng hơn 36 tỷ đồng so với năm 2015) làm cho lợi nhuận
kinh doanh năm 2016 giảm hơn 34 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 49.2% so với năm 2015.
12
2016
6
2015
6
2014
6
2013
5
352
86
343
42
339
21
346
16
0
50
100
Chi hoạt động tín dụng
150
200
250
Chi DV phi tín dụng
300
350
400
Chi dự phịng nợ phải thu khó địi
Biểu đồ 1.1 Cơ cấu chi phí của Agribank CN tỉnh Phú Yên từ 2013-2016
(Nguồn: Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên)
Biểu đồ 1.2 cho thấy cơ cấu về thu nhập từ hoạt động tín dụng và ngồi tín
dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Phú n từ 2013 đến 2016.
Thu từ hoạt động tín dụng
26
519
2013
Thu từ hoạt động ngồi tín dụng
38
45
535
530
28
506
2014
2015
2016
Biểu đồ 1.2 Thu nhập từ hoạt động tín dụng và hoạt động ngồi phi tín
dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên từ 2013-2016
(Nguồn: Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên)
Thu nhập trong giai đoạn năm 2013 – 2016 của Agribank chi nhánh tỉnh Phú
Yên phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động tín dụng (trên 95%). Thu từ hoạt động dịch
vụ mặc dù có tăng nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập. Tuy nhiên trong
30 tỷ tăng thêm thu nhập từ 2013- 2016 (từ 545 tỷ đồng lên 575 tỷ đồng) thì hoạt
động tín dụng chỉ đóng góp 12 tỷ đồng (từ 519 tỷ đồng lên 531 tỷ đồng, chiếm 40%
tổng thu nhập tăng), trong khi các khoản thu từ các hoạt động dịch vụ ngồi tín
dụng tăng đến 11 tỷ đồng (từ 11 tỷ lên 22 tỷ chiếm hơn 36% tổng thu nhập tăng).
13
Từ đây, có thể thấy tốc độ tăng trưởng của hoạt động tín dụng đang có dấu hiệu
chậm lại.
1.2.2. Tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụng
Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên được đánh giá là một trong những ngân
hàng thương mại hàng đầu trên địa bàn tỉnh Phú Yên về cung cấp các sản phẩm
dịch vụ tài chính tốt nhất với phục vụ khách hàng, là ngân hàng hàng đầu trong cho
vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tại địa phương. Với 28 năm phát triển, Chi
nhánh Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên với bề dày lịch sử hoạt động cùng với
lượng khách hàng truyền thống kinh doanh ở tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là nhóm
khách hàng nơng dân, nhóm khách hàng doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ.
Agribank
NH CSXH
12%
Vietinbank
6%
Vietcombank
BIDV
Sacombank
NH khác
28%
13%
17%
11%
13%
Biểu đồ 1.3: Thị phần dư nợ tín dụng nơng nghiệp giai đoạn 2013-2016
(Nguồn Báo cáo Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên)
Biểu đồ 1.3 ta thấy, Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên là ngân hàng có tỷ
trọng dư nợ cho vay cao nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, chiếm 28%
thị phần trên địa bàn. Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên luôn khẳng định nông
nghiệp, nông thôn là thị trường truyền thống, với tỷ trọng cho vay nông nghiệp,
nông thôn qua các năm chiếm 80.1% tổng dư nợ tại Agribank chi nhánh tỉnh Phú
Yên, trong đó tỷ trọng dư nợ từng năm cho hộ nơng dân, cá thể, hộ kinh tế nhỏ
chiếm hơn 65% trên tổng dư nợ. Điều này phản ánh định hướng đầu tư tập trung
cho vay Hộ sản xuất và cá nhân, hộ nhỏ lẻ, thủy sản, tiêu dùng.
14
3,835
4,000
3,000
2,409
2,783
3,199
1. Dư nợ Doanh nghiệp
2,000
2. Dư nợ Hợp tác xã
1,000
3. Dư nợ hộ gia đình, cá
nhân
0
2013
2014
2015
2016
Biểu đồ 1.4: Tình hình cho vay Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên theo
thành phần kinh tế 2013-2016
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013-2016 của Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên)
Tuy nhiên, nguồn vốn tín dụng cho nơng nghiệp nơng thơn cịn một số hạn
chế như: Một là, khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nơng thơn gặp nhiều khó
khăn trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng bởi một số quy định của cơ chế tín
dụng. Theo Nghị định 55/NĐ-CP thay thế Nghị định 41 thì khách hàng lĩnh vực
nơng nghiệp nơng thơn có thể được vay vốn tại các TCTD không cần tài sản đảm
bảo, nhưng lại quy định thêm các đối tượng này cần phải nộp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất khi làm thủ tục vay vốn, nghĩa là đối tượng khách hàng muốn
được vay vốn vẫn phải có tài sản đảm bảo. Mặt khác, đối với các đối tượng có
ruộng đất nhưng lại bị chậm trễ trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất nên khó khăn trong tiếp cận vốn ngân hàng.
Hai là, khu vực nông nghiệp nông thôn vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là
các biến động bất thường từ thị trường nông sản hay các yếu tố bất khả kháng như
thiên tai. Đặc biệt là Phú Yên nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, khu vực
thường xuyên hứng chịu nhiều đợt bão lũ trong năm. Điều này làm tăng rủi ro trong
hoạt động tín dụng ở lĩnh vực này. Hơn nữa, các tài sản đảm bảo khoản vay là các
tài sản ruộng đất, các vấn đề về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phát mại
tài sản khi nợ xấu phát sinh cũng khiến ngân hàng gặp nhiều vướng mắc. Cuối
cùng, các món vay cho lĩnh vực này thường là nhỏ lẻ, chi phí hoạt động tín dụng
của ngân hàng sẽ cao.
15
Trong giai đoạn 2013-2016, chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh
Phú Yên bị sút giảm trong một số lĩnh vực. Do đó, Agribank chi nhánh Tỉnh Phú
Yên đã rất chú trọng đến cơng tác phịng ngừa và xử lý nợ xấu, thực hiện nhiều biện
pháp từ khâu thẩm định hồ sơ, đến xét duyệt cho vay, nhưng nợ xấu vẫn không
giảm bao nhiêu trong khi dư nợ lại tăng lên đáng kể. Cụ thể, tỉ lệ nợ xấu năm 2013
của Chi nhánh là 1,96% với dư nợ 3.454 triệu đồng, năm 2014 là 2,52% với tổng dư
nợ 3.860 triệu đồng, sang năm 2015 giảm rõ rệt xuống 1,28% với tổng dư nợ 4.556
triệu đồng, nhưng đến năm 2016 lại đột ngột tăng cao mặc dù dư nợ đã tăng lên
đáng kể với 5.526 triệu đồng, tỉ lệ nợ xấu được báo cáo vào ngày 31/12/2016 là
1,79%. Năm 2015 tỷ lệ nợ xấu có sự biến động mạnh vì có một phần lớn nợ đã
được xuất ra ngoại bảng và bán cho VAMC. Như vậy, nếu so về tỉ lệ nợ xấu trên
tổng dư nợ qua các năm thì có thể thấy tỉ lệ nợ xấu thật sự khơng giảm bao nhiêu.
Cảnh báo về chất lượng tín dụng hiện đang tồn tại nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Bảng 1.3 Tỷ lệ nợ xấu của Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên giai đoạn 20132016
2013
2014
2015
2016
2014/2013 2015/2014 2016/2015
Tổng dư nợ
(triệu
đồng)
Tỉ
lệ
3,454 3,860 4,556 5,526 +11.75%
+18.03%
+21.30%
1.96
-44.11%
+39.85%
nợ
xấu
(%)
2.25
1.28
1.79
+14.79%
(Nguồn Phịng Kiểm sốt nội bộ Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên)
1.2.3. Phát triển dịch vụ phi tín dụng xu hướng đúng của các Ngân hàng
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của thu
nhập ngoài lãi đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Theo Klein và Saidenberg
(1997), việc kết hợp các dịch vụ ngân hàng sẽ tạo ra thu nhập ổn định, tối ưu hóa
chi phí quản lý và đóng góp vào lợi nhuận ngân hàng; các ngân hàng với hoạt động
kinh doanh ngoài lãi làm giảm sự biến động của lợi nhuận (Santomero and Chung,