TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA DI SẢN VĂN HĨA
NGUYỄN MAI PHƯƠNG
TÌM HIỂU LỄ HỘI CƯỚP PHẾT
XÃ BÀN GIẢN - HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG HỌC
Mã số: 52320305
Người hướng dẫn: TS NGUYỄN SỸ TOẢN
HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN
Đề tài khóa luận tốt nghiêp: “Tìm hiểu lễ hội Cướp Phết xã Bàn Giản,
huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc” được hoàn thành là kết quả học tập tại
khoa Di sản văn hóa Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Trong suốt quá trình
nghiên cứu đề tài, em ln nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình từ các
thầy cô hiện là giảng viên Khoa Di sản Văn hóa – Trường Đại học Văn hóa
Hà Nội cũng như gia đình và bạn bè.
Qua đây, em xin tỏ lịng cảm ơn chân thành tới các thầy cơ trong Khoa
Di sản Văn hóa, và đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS.Nguyễn Sỹ
Toản – người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, giúp đỡ và chỉ bảo cho em
trong suốt quá trình nghiên cứu và hồn thiện bài khóa luận này.
Em cũng xin cảm ơn chân thành các cụ cao niên trong làng Đông Lai,
xã Bàn Giản đã cung cấp tư liệu và tạo điều kiện thuân lợi để em tiếp cận,
khảo sát lễ hội cũng như di tích đình làng Đơng Lai.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ để em
hồn thiện bài khóa luận này.
Là một sinh viên năm thứ tư, chưa có nhiều thời gian được tiếp xúc với
thực tế, với lượng kiến thức còn hạn chế, do vậy bài khóa luận khó tránh khỏi
những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo kiến thức từ
các thầy cô giáo và các bạn để bài khóa luận này được hồn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Mai Phương
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 4
1.Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 4
2.Mục đích nghiên cứu của đề tài ................................................................... 5
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 5
4.Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 6
5.Phương pháp nghiên cứu của đề tài ............................................................. 6
6.Bố cục của đề tài ......................................................................................... 6
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................... 7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHƠNG GIAN VĂN HĨA XÃ BÀN
GIẢN VÀ SỰ HÌNH THÀNH LỄ HỘI CƯỚP PHẾT ............................... 7
1.1. Tổng quan về khơng gian văn hóa xã Bàn Giản ............................... 7
1.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ..................................................... 7
1.1.2.Lịch sử hình thành và địa giới hành chính qua các thời kỳ lịch sử... 7
1.1.3.Đặc điểm dân cư ............................................................................. 9
1.1.4.Điều kiện kinh tế ............................................................................ 10
1.1.5.Truyền thống lịch sử và văn hóa .................................................... 11
1.2.Sự hình thành lễ hội Cướp Phết ....................................................... 19
1.2.1.Quan niệm về lễ hội ....................................................................... 19
1.2.2.Lễ hội Cướp Phết xã Bàn Giản ...................................................... 21
CHƯƠNG 2. LỄ HỘI CƯỚP PHẾT XÃ BÀN GIẢN XƯA VÀ NAY .... 23
2.1.Lễ hội Cướp Phết xưa ....................................................................... 23
2.1.1. Không gian tổ chức lễ hội ............................................................. 23
2.1.2.Nhân vật được thờ phụng trong lễ hội ........................................... 26
2.1.3.Diễn trình lễ hội ............................................................................ 32
2.1.3.1. Thời gian diễn ra lễ hội ........................................................... 33
2.1.3.2. Công việc chuẩn bị ................................................................. 34
2.1.3.3. Các nghi thức nghi lễ .............................................................. 42
2.1.3.4. Các trò chơi trò diễn ............................................................... 50
2.2.Sự biến đổi của lễ hội Cướp Phết trong đời sống hiện đại .............. 60
CHƯƠNG 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỄ HỘI CƯỚP
PHẾT TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY .................................................. 63
3.1.Giá trị của lễ hội Cướp Phết trong đời sống hiện nay ..................... 63
3.1.1. Giá trị cố kết cộng đồng ............................................................... 63
3.1.2. Giá trị hướng về cội nguồn dân tộc .............................................. 64
3.1.3. Giá trị cân bằng đời sống tâm linh ............................................... 65
3.1.4. Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa ......................................... 65
3.1.5. Giá trị bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc .... 66
3.2. Thực trạng việc tổ chức lễ hội Cướp Phết hiện nay........................ 67
3.2.1.Những điểm tích cực...................................................................... 67
3.2.2. Những mặt hạn chế....................................................................... 69
3.3.Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Cướp Phết xã Bàn
Giản, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc ............................................... 71
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................... 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 75
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lễ hội truyền thống là di sản văn hóa của dân tộc. Lễ hội là một hình
thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng đã có từ lâu đời, trở nên phổ biến và là một
món ăn tinh thần khơng thể thiếu trong đời sống của người Việt từ ngàn đời
nay. Không những vậy, nó cịn là mơi trường tốt để lưu giữ những giá trị
truyền thống qua các thời đại, là nhịp cầu nối giữa quá khứ và tương lai.
Đất nước Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ
nước. Trong suốt chiều dài lịch sử ấy, cộng đồng người Việt đã sản sinh ra biết
bao phong tục, tập quán để góp phần tạo nên một nền văn hóa phong phú, đa
dạng, mang những đặc trưng riêng của nền văn minh lúa nước. Trong kho tàng
văn hóa của dân tộc thì lễ hội truyền thồng là loại hình hết sức độc đáo, phản
ánh chân thực mọi mặt của đời sống văn hóa – xã hội mà nó trải qua.
Trên khắp đất nước ta, hầu như địa phương, làng xã nào cũng có lễ hội.
Lễ hội diễn ra quanh năm nhưng tập trung chủ yếu vào mùa xuân và mùa thu
(xuân thu nhị kỳ). Mỗi vùng quê trên đất nước Việt Nam đều mang trong
mình những nét đặc sắc rất riêng được tạo nên bởi những con người sinh sống
trên những vùng đất đó. Thơng qua lễ hội, chúng ta có thể tìm hiểu về lịch sử,
văn hóa của từng vùng miền bởi nó là bức tranh phản ánh chân thực những
sắc thái văn hóa riêng, từ phong tục tập quán đến truyền thống, tinh thần trong
suốt quá trình bảo vệ và phát triển quê hương đất nước.
Vĩnh Phúc là một vùng đất cổ, có bề dày lịch sử và truyền thống văn
hóa lâu đời. Nơi đây đã từng là vùng đất cư trú của người Việt cổ, giàu có về
văn hố dân gian, đậm đặc về văn hố tâm linh, tập trung vào các hoạt động lễ
hội tại các di tích lịch sử văn hố và danh lam thắng cảnh. Lễ hội ở Vĩnh Phúc
mang những dạng thức phổ biến của lễ hội người Việt nói chung đồng thời
cũng có những biểu hiện riêng của địa phương mang tính đặc thù mà khơng
nơi nào có được. Điều đáng nói là những nghi lễ, tín ngưỡng đó lại được đan
xen, hòa quyện vào các lễ hội xuất hiện từ lâu đời. Có thể nói, Vĩnh Phúc là
4
mảnh đất ươm mầm, phát tích văn hóa mà biểu hiện tập trung là truyền thuyết
và lễ hội.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang trong q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước; nhịp sống hiện đại đang làm xã hội thay đổi, kéo
theo những thay đổi về tư tưởng của con người. Các lễ hội truyền thống đang
có nguy cơ ngày càng mai một hoặc biến tướng thì việc tìm hiểu, nghiên cứu
các lễ hội truyền thống ngày càng có ý nghĩa thiết thực. Hơn nữa, các lễ hội
truyền thống là sự tích hợp văn hóa của nhiều thời đại nên việc giải mã các lớp
văn hóa được bảo lưu trong lễ hội là điều cần thiết bởi chúng phản ánh thời đại
mà các lễ hội được sản sinh. Xuất phát từ ý nghĩa trên, để gìn giữ và phát huy
những lễ hội truyền thống trên vùng đất chứa đựng nhiều dấu tích huyền thoại,
truyền thuyết và các giá trị văn hóa đặc sắc trên vùng đất Vĩnh Phúc, em xin
chọn đề tài: “Tìm hiểu lễ hội Cướp Phết xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, tỉnh
Vĩnh Phúc” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp, ngành Bảo tàng học tại
khoa Di sản Văn hóa, trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu về lễ hội Cướp Phết trong không gian văn hóa của xã Bàn
Giản xưa và nay. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy
giá trị của lễ hội này trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của khóa luận là “Lễ hội Cướp Phếtxã Bàn Giản, huyện Lập
Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc”
3.2.
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian, tập trung ở làng Đông Lai, xã Bàn Giản, huyện Lập
Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Trong điều kiện cần thiết sẽ mở rộng nghiên cứu khảo
sát các vùng xung quanh nhằm tìm hiểu, so sánh, tìm ra nét chung và riêng
với lễ hội Cướp Phết.
5
- Về thời gian, chủ yếu tập trung nghiên cứu lễ hội Cướp Phết diễn ra
hiện nay, trong điều kiện cần thiết sẽ sử dụng phương pháp hồi cố để so sánh
sự biến đổi của lễ hội xưa và nay.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về vùng đất, con người Vĩnh Phúc, từ đó làm
cơ sở cho việc nghiên cứu lễ hội truyền thống của địa phương.
- Tìm hiểu nguồn gốc, thời gian và diễn trình lễ hội, khảo sát các trò
chơi, trò diễn dân gian trong lễ hội để thấy được nét riêng biệt của lễ hội
Cướp PhếtBàn Giản.
- Nghiên cứu về những giá trị của lễ hội Cướp Phết , những điểm tích
cựu và hạn chế, từ đó đưa ra những phương pháp bảo tồn và phát huy giá trị
hội làng và hệ thống trò diễn trong lễ hội.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp nghiên cứu tư liệu: phân tích, tổng hợp, so sánh…
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Sử học, Bảo tàng học, Mỹ thuật
học, Dân tộc học…
- Phương pháp khảo sát điền dã: Quan sát, phỏng vấn, tham dự, ghi
hình, mơ tả…
6. Bố cục của đề tài
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,
Nội dung bài khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về khơng gian văn hóa xã Bàn Giản và sự hình
thành lễ hội Cướp Phết
Chương 2: Lễ hội Cướp Phếtxã Bàn Giản xưa và nay
Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Cướp Phết trong đời sống
hiện nay
6
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHÔNG GIAN VĂN HĨA XÃ BÀN
GIẢN VÀ SỰ HÌNH THÀNH LỄ HỘI CƯỚP PHẾT
1.1. Tổng quan về khơng gian văn hóa xã Bàn Giản
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Là một trong 18 xã của huyện Lập Thạch, miền đất sơn thủy hữu tình
với núi Bàn sơng Giản đã tạo nên địa danh Bàn Giản. Xã Bàn Giản là miền
đất trung du nằm phía đơng huyện Lập Thạch với diện tích 5,75
, chiếm
3,32% diện tích tự nhiên tồn huyện.
Về mặt địa lý, phía Đơng xã giáp sơng Phó Đáy, phía Tây giáp xã Tử
Du, phía Nam giáp xã Đồng Ích, phía Bắc giáp xã Liên Hịa. Bàn Giản là nơi
nối liền giữa hai huyện Lập Thạch và Tàm Dương, nối liền các xã phía Nam,
phía Bắc huyện Lập Thạch bằng những con đường liên xã, liên huyện (Bến đị
Bì La, nay là cầu Bì La qua sơng Phó Đáy). Đây được xem như lợi thế của đất
Bàn Giản.
Đất Bàn Giản có nhiều loại địa hình từ đồi gị, đồng bằng đến sơng
nước. Xưa kia, quanh các làng xóm đều có nhiều cây cổ thụ như gạo, đề, đa,
si…điều đó thể hiện đây là một vùng đất có bề dày lịch sử và khẳng định sức
sống trường tồn của làng quê nơi đây.
1.1.2. Lịch sử hình thành và địa giới hành chính qua các thời kỳ lịch sử
Miền đất sơn thủy hữu tình với núi Bàn sơng Giản đã tạo nên địa danh
Bàn Giản. Bàn Giản là một vùng đất miền trung du đã xuất hiện từ thời Lý Trần. Cùng với quá trình khai thác chiếm lĩnh đồng bằng của người Việt cổ từ
trên núi Ba Vì, Tam Đảo và trung du Phú Thọ - Sơn Tây - Vĩnh Phúc, những
dấu vết hội cư của nhiều lớp cư dân – chủ nhân của nền văn minh sông Hồng
được minh chứng qua các di chỉ khảo cổ học. Bàn Giản, Lập Thạch lại nằm ở
vùng văn hóa Xứ Đồi, một trong tứ chiếng: Nam, Bắc, Đơng, Đồi, lấy Kinh
đơ Thăng Long làm trung tâm. Bàn Giản nằm trong vùng đất lịch sử văn hóa
7
nên từ xa xưa cư dân đã đến đây tụ cư, sinh sống, dần hình thành cộng đồng
dân cư làng xã. Trải qua quá trình vật lộn, đối mặt với thiên nhiên để khai
phá, cải tạo vùng đất đồi gò thành những cánh đồng màu mỡ, cư dân nơi đây
đã sớm ổn định và quần tụ lại với nhau thành một cộng đồng.
Ngược dòng lịch sử bàn Giản thời Hùng Vương thuộc Kinh đo Văn
Lang (theo các nhà nghiên cứu khảo cổ học thì di chỉ Làng Cả - nay thuộc
phường Thọ Sơn – Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ mở rộng đến vùng đất
Lập Thạch và các xã đầu của huyện Vĩnh Tường).
Trước Công nguyên, xã Bàn Giản, Lập Thạch thuộc Quận Giao Chỉ.
Thời thuộc Hán, Bàn Giản thuộc quận Tân Xương, sau đổi Thành
huyện Tân Xương, quận Phong Châu.
Thời Lý – Trần, Bàn Giản thuộc trang Bàn Giản, Tổng Thượng Đạt,
châu Tam Đới, lộ Đông Đô.
Thời Lê, Bàn Giản thuộc khu Tây, huyện Lạp Thạch, phủ Tam Đới,
Sơn Tây Thừa Tuyên.
Thời Nguyễn, Bàn Giản thuộc tổng Thượng Đạt, huyện Lập Thạch, phủ
Tam Đới, trấn Sơn Tây (sau đổi thành tỉnh Sơn Tây); năm 1899 thực dân
Pháp thành lập tỉnh Vĩnh Yên nên Bàn Giản thuộc huyện Lập Thạch, phủ
Tam Đới, tỉnh Vĩnh Yên.
Sau Cách mạng thánh 8, Bàn Giản cùng với các làng Thượng Cả, Tây
Thượng, Phú Thụ, Ngọc Liễn, Phú Ninh nhập lại thành xã Liên Hòa. Năm
1955, tách xã Liên Hòa thành 2 xã Liên Hịa và Hịa Bình, đến năm 1965 xã
Hịa Bình lại đổi tên thành Bàn Giản thuộc huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
Năm 1968 hợp nhất 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ, Bàn Giản thuộc huyện Lập
Thạch, tỉnh Vĩnh Phú. Năm 1997 tỉnh Vĩnh Phúc tách làm 2 tỉnh Phú Thọ và
Vĩnh Phúc, và từ đó đến nay, xã Bàn Giản thuộc huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh
Phúc. Xã gồm 5 làng Đông Lai, Trụ Thạch, Ngọc Xuân, Hoa Giang, Tây Hạ.
8
1.1.3. Đặc điểm dân cư
Theo điều tra số liệu năm 1989, xã Bàn Giản có 1052 hộ, dân số 3876
người. Đến tháng 12 năm 2010 có 1270 hộ, dân số 5148 người, đều là dân tộc
kinh, sống tập trung thành làng xóm, khơng có ai theo đạo Thiên chúa mà
cùng theo tín ngưỡng thờ Phật và tín ngưỡng dân gian thờ Thần, Thành hồng
làng. Hiện nay cịn bảo tồn được một số ngơi chùa cổ, đền, đình làng (đình
Đơng Lai – Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh), đồng thời tơn tạo và hai ngơi
đình của 2 làng Trụ Thạch, Ngọc Xuân. Hàng năm vào ngày 6,7 tháng Giêng
dân làng lại tụ hội về chùa, đình, đền.
Bàn Giản là vùng đấy có bề dày lịch sử, điều kiện tự nhiên thuận lợi
nên cư dân quần tụ lâu đời. Do tính chất cư dân nơng nghiệp cần phải có sự
đồn kết, găn bó cộng đồng cùng nhau khắc phục thiên nhiên nên người dân
nơi đây rất gắn bó với nhau mặc dù không cùng huyết thống.
Làng là sự cố kết của nhiều dịng họ, là sự hình thành, phát triển, gắn
bó, bổ sung và tồn tại nhiều dịng họ. Trong kết cấu của làng Việt, dòng họ là
một trong những yếu tố quan trọng, tồn tại và phát triển của dòng họ qua các
thế hệ, các thời kỳ đã tạo nên sự hình thành và phát triền của làng xã. Trải qua
nhiều cuộc chiến tranh với sự đến và ra đi của nhiều dịng họ thì nhiều dịng
họ đã khơng cịn giữ được gia phả hoặc cịn lại thì sự ghi chép trong gia phả
đơn giản, khó xác định nguồn gốc. Theo chuyện kể về lịch sử Cảnh Am có từ
thời Lý thì chính người họ Trần tên Minh đã hưng cơng xây dựng chùa làng.
Có thể cho rằng dịng họ Trần tới Bàn Giản để hình thành cộng đồng dân tụ
cư muộn nhất vào thời nhà Lý. Trong số các dịng họ đến đây có thể coi dịng
họ Trần là một trong những dòng họ đến định cư sớm. Điều này được minh
chứng hiện nay ở Bàn Giản dòng họ lớn nhất là họ Trần có 4 chi: Trần Kim,
Trần Nho, Trần Phương, Trần Văn; dịng họ Nguyễn có 3 chi: Nguyễn Văn,
Nguyễn Năng có 2 chi; dịng họ Phan có 2 chi: Phan Cơng, Phan Văn; dịng
họ Hồng có 1 chi: Hồng Văn; dịng họ Tạ có 1 chi: Tạ Văn… Ngồi ra có
một số dịng họ khác chỉ đến đây 4-5 đời hoặc một số dòng họ lớn có nhiều
9
nhánh lại có tên đêm, cũng có dịng họ đến đây định cư khá sớm nhưng về sau
các nhánh chuyển đi làng khác, nới khác…
Xưa kia, các dịng họ có quyền bình đẳng như nhau và chịu sự phân
cơng của làng hàng năm trong mỗi kì đăng cai giáp. Qua quá trình phát triển,
các thế hệ cư dân nơi đây cùng nhau chung lưng đấu cật, cùng nhau dựng làng
xóm ngày càng đơng đúc và thân thiện. Các dịng họ đều có ngày giỗ họ để
tưởng nhớ cơng ơn ơng tổ đã sinh ra dịng họ mình và củng cố sự đồn kết
của các thành viên trong dịng họ. Hàng năm, cứ đến dịp giỗ họ, các gia đình
sẽ gặp mặt nhau để phân bổ, đóng góp bằng cách quy định ra một mức tiền cụ
thể để tổ chức ngày giỗ họ hàng năm. Đây là một thể chế có đặc điểm giống
như hầu hết các làng xã ở vùng Đồng bằng Trung du Bắc bộ. Tổ chức sinh
hoạt của đàn ông trong làng lấy nguyên lý lớp tuổi để xác định vị thế xã hội,
vị thế của mỗi người trong làng xã theo sự tăng dần của độ tuổi, lần lượt được
chuyển lên vị trí cao hơn trong sinh hoạt giáp; vì vậy, trong giáp cũng có tính
dân chủ, tất cả các thành viên trong cùng một lớp tuổi đều có quyền bình đẳng
với nhau về quyền lợi và nghĩa vụ.
1.1.4. Điều kiện kinh tế
Do đặc điểm đất rộng, người đơng, địa hình lại tương đối đa dạng nên
người dân Bàn Giản biết làm rất nhiều nghề, từ làm nông, buôn bán kinh
doanh, làm nghề thủ công, nuôi và đánh bắt thủy sản đến làm thuê làm mướn.
Xưa nay Bàn Giản vẫn được biết được biết đến là xã làm ăn khá thịnh vượng.
Diện tích tự nhiên của xã gần 600ha, địa hình tương đối bằng phẳng
lại gần sơng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân lao động, sản xuất
nơng nghiệp là chính. Nghề làm nơng ở đây xuất hiện từ khá sớm. Lúc đầu có
thể nhờ đánh bắt tơm cá, bn bán, làm nghề thủ cơng, tích lũy vốn, vỡ ruộng
khai hoang, mở mang ruộng đất. Tuy nhiều ruộng nhưng trước Cách mạng
tháng 8 và cải cách ruộng đất thì phần lớn ruộng vẫn nằm trong tay nhà giàu
có, những người thiếu ruộng vẫn phải đi làm thuê, làm mướn và làm nhiều
nghề khác kiếm sống. Ngoài trồng lúa, người dân Bàn Giản còn sản xuất các
10
loại nông sản khác như đậu, lạc, sắn (do địa hình gồm cả đồng bằng và đồi
núi nên đất đai ở đây rất phù hợp để trồng sắn, khiến huyện Lập Thạch là
huyện có sản lượng sắn lớn nhất cả tình, năng suất trung bình từ 76-97 tạ/ha);
khoai: vốn là thế mạnh của Bàn Giản và các xã như Đồng Ích, Xuân Hòa bởi
chất đất tốt, tạo ra nhiều giống khoai ngon nổi tiếng. Trong 20 năm trở lại
đây, xã Bàn Giản nói riêng và huyện Lập Thạch nói chung đã phát triển mạnh
phong trào trồng cây ăn quả trên đồi, kết hợp với chăn nuôi gia súc gia
cầm...Người dân nơi đây lại có thêm nghề phụ lúc nơng nhàn như : đánh trạc
(bện dây thừng), đan lát, gạch ngói...
Do lợi thế ở ven sông (hữu ngạn sông Đáy) nên Bàn Giản sớm trở
thành trung tâm bn bán, lại có chợ lớn nên từ bờ sơng đến bến Gót thuộc
thơn Phú Hậu xã Sơn Đông lúc nào cũng tấp nập, trao đổi các loại nông sản,
thủy sản, các loại hàng hóa khác. Nghề chài lưới là nghề đã có từ lâu đời ở
Bàn Giản bởi quanh xã có sơng Phó Đáy và hồ nước lớn; dụng cụ bắt cá từ
bao đời nay vẫn là lờ, đó, đụt, thời, thón, dận, nơm, đạp, xẻo, vó, lưới, diu.
Ngồi làm nơng nghiệp th́ì phần lớn người dân trong xã cũng làm nghề đánh
bắt cá, khơng những trong vùng mà cịn ở các xã, huyện khác như Đồng Ích,
Xn Hịa, Hợp Lý, Sơn Đơng, thành phố Vĩnh n…
Từ xa xưa, Bàn Giản cịn có nghề khai thác đá ong nối tiếng, cung cấp
vật liệu xây dựng trong vùng và các vùng lân cận. Ngoài ra cịn có người làm
nghệ mộc, nghề rèn, làm đồ trang sức vàng bạc. Xã có chợ lớn nên các loại
hàng hóa tự sản xuất cũng rất đa dạng và phong phú như bánh đa, bánh đúc,
bún, kẹo, vừng, miến gạo, đặc biệt nghề làm miến, mì gạo cịn được bán đi ở
các tỉnh bạn.
1.1.5. Truyền thống lịch sử và văn hóa
Truyền thống lịch sử
Về chống giặc đói, nhân dân cùng ra sức tập trung vào sản xuất hoa
màu ngắn ngày để chống đói, đất đai được khai phá trồng trọt. Cuộc vận động
11
lá lành đúm lá rách và trước đó là phá kho gạo của Nhật đã giúp người dân ở
Bàn Giản cơ bản thốt khỏi nạn đói năm 1945.
Về chống giặc dốt, trong xã có nhiều đội quân chống giặc dốt phong
trào Bình dân học vụ phát triển rất mạnh. Đêm đến, làng xóm nào cũng có
ngọn đèn lớp xóa mù sáng lên, nhất là vào các buổi chợ, việc kiểm tra xóa mù
rất gắt gao, ai nhận được mặt chữ mới được vào chợ. Nhờ vậy, việc đôn đốc
tổ chức học tập ngày càng tiến triển và đạt được thành công.
Về chống giặc ngoại xâm, ngay từ sau cách mạng, việc tổ chức lực
lượng tuyên truyền giác ngộ cách mạng, đưa tin hàng ngày về chống giặc đói,
giặc dốt, giặc ngoại xâm rất được chú trọng. Cả xã có nhiều chịi thơng tin đặt ở
mỗi làng, có cán bộ đưa tin tức kịp thời, giúp dân sản xuất, sơ tán, hạn chế
được nhiều thiệt hại mỗi khi có địch tới. Về dân quân tự về được tổ chức rất
rộng rãi và chặt chẽ. Các làng đều thành lập trung đội tự vệ phụ trách. Đến năm
1964 – 1947 đã tổ chức du kích địa phương. Ngồi đội du kích trẻ, ở xã cịn có
đội Lão du kích do cụ Trần bình làm đội trưởng. Ngồi việc tổ chức dân qn
du kích, Bàn Giản cịn xây dựng cả một hệ thống chống giặc bằng hàng rào
thông hào dựa vào hệ hệ thống hồ nước và sơng Phó Đáy. Ngồi ra cịn tận
dụng lũy tre ở nhiều làng, chỗ nào khơng có tre thì đẵn tre làm hàng rào.
Sơ bộ tổng quát trong hai cuộc kháng chiến, ngay từ đầu, xã đã có cơng
giúp đỡ cho cơ qua huyện Lập Thạch sơ tán, đến thời kỳ tiêu thổ kháng chiến,
nhân dân thực hiện tuần lễ vàng hiến súng cho cách mạng. Ngoài ra, nhân dân
Bàn Giản cịn mua hàng trăm tấn thóc cơng trái, đóng góp trên 2000 tấn thóc,
hàng nghìn tấn gia súc gia cầm, hàng trăm cây tre, thuyền nan, hàng trăm bộ
võng cán, hàng nghìn ngày cơng phục vụ chiến dịch…Riêng thời kỳ chống
Pháp có trên 200 thành niên vào bộ đội, 300 thanh niên vào bộ đội chống Mỹ.
Nhờ sự đóng góp lớn lao vào cuộc kháng chiến, xã được thưởng hàng chục lá
cờ xuất sắc trong các phong trào thi đua, gần 100 bằng khen và 2 huân
chương lao động hàng II.
12
Dù có tổn thất, hy sinh nhưng Nhà nước ta đã giành được độc lập thống
nhất, nhân dân Bàn Giản hầu như người nào đến tuổi trưởng thành cũng tham
gia dân quân tự vệ, đi dân công phá đường phục vụ chiến dịch, bộ đội công
an, thanh niên xung phong, cán bộ công nhân phục vụ khắp các chiến trường
Nam Bắc và cả nước bạn Lào, Campuchia. Cơng lao đó phải kể đến vai trò
tuổi trẻ đi đầu trong mọi phong trào, và còn phải kể đến vai trò người phụ nữ
Bàn Giản giỏi giang việc nước, đảm việc nhà. Đến nay, xã có 4 bà mẹ Việt
Nam Anh hùng, 107 liệt sĩ có bia mộ tại nghĩa trang, 70 thương binh, gần 100
sĩ quan từ cấp ủy trở lên, trong đó có 6 đại tá, 5 thượng tá, hơn 300 bộ đội đã
trở về, gần 170 cán bộ và bộ đội đã được chế độ hưu trí, trên 100 người đang
công tác, 313 người đang được hưởng chế độ kháng chiến.
Phát huy truyền thống của quê hương, nhân dân Bàn Giản sớm tiếp cận
với những tiến bộ, phong trào Cách mạng của người dân miền xuôi cũng như
miền ngược. Trong Cách mạng, trong kháng chiến và xây dựng quê hương đất
nước đã đánh dấu, ghi lại trang sử vẻ vang từ khi có Đảng lãnh đạo: Chi bộ
Đảng được thành lập năm 1974, lại là xã giáp danh giữa vùng tự do và vùng
tạm chiếm nên nhiệm vụ phòng gian, chống gián điệp, kiểm sốt bến đị Bì
La, trừ gian, phá tề để tạo cơ sở kháng chiến…Bên cạnh đó với tinh thần tất
cả để kháng chiến, anh chị em dân công đã phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ
là một đơn vị xuất sắc của huyện; trong kháng chiến chống Mỹ tồn dân đã
dốc lịng, dốc sức chi viện sức người sức của cho chiến trường đánh thắng
giặc Mỹ. Trong xây dựng CNXH đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các
lĩnh vực của đời sống xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày
càng được nâng cao, vững bước đi lên trên con đường cơng nghiệp hóa – hiện
đại hóa nhất là công cuộc xây dựng nông thôn mới ngày nay.
Phong tục tập quán
Như bao miền quê khác, Bàn Giản tuy khơng mang nặng về tư tưởng
Nho giáo những vẫn cịn chịu nhiều ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến, có mặt
tích cực là giữ gìn được kỷ cương, bảo vệ cho xã hội tồn tại và đi lên. Trong
13
đó khơng thể khơng kể đến những luật tục đã ăn sâu vào tiềm thức của người
dân và do được gìn giữ từ bao đời nay.
- Về hương ước: Từ xưa các làng đều có hương ước riêng quy định về
trách nhiệm chức dịch, nguyên tắc quản lý tài chính chi tiêu cúng tế, thu thuế,
phân chia công điền công thổ, địa chính, hộ tịch, bắt lính, bất bình dân sự, cắt
cử trách nhiệm tuần tráng, khuyến nông, vệ sinh y tế, giáo dục, lễ phép, ngụ
cư. Tất cả đều vào quy ước, làm rõ trách nhiệm của chức dịch, quản lý dân
nhưng không được sách nhiễu dân, chi tiêu việc cơng phải có kế hoạch sổ
sách, chi vượt kế hoạch phải xin phép cấp trên, mọi người dân phải tuân theo
hương ước, tuần tráng phải canh phòng cẩn mật, nội hương ấp ngoại đông
điều nếu mất trộm phải đền một nửa.
- Về kết hôn cưới hỏi: Từ xưa thường là cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy,
kén chọn môn đăng hậu đối nên có khi u nhau mà khơng lấy được nhau,
hoặc kết hôn rồi lại bỏ. Khi lấy vợ phải gánh nặng về lễ dạm, phải có đủ cau
để nhà gái chia cho bạn bè thân tộc mỗi nhà 2 quả. Khi cưới phải mang đến
nhà gái vài lễ gà, 20-30kg thịt lợn móc hàm, một số tiền cọc. Đón dâu về có lễ
tơ hồng cầu cho vợ chồng bách niên giai lão. Do chi phí lễ cưới nặng nề mà
một số nhà nghèo không lo được, một số đã đứng tuổi vẫn chưa có tiền cưới
vợ, một số đi tìm vợ nơi khác, chi phí ít tốn kém hơn.
Từ Cách mạng tháng 8 đến nay, tục cưới hỏi đã có nhiều thay đổi, trai
gái được tự do quen biết, tìm hiểu; lễ dạm có cành cau, nửa cân chè, hai chai
rượu; lễ cưới có 1 mâm cau, 2 cân chè, 8 túi thuốc lá, 8 chai rượu, ăn uống hai
bên gia đình đều phải tự lo; số mâm cỗ cũng nhiều hơn xưa vì điều kiện kinh
tế dần khá giả, có nhà mời cưới 2,3 ngày mới hết khách.
- Về ma chay: Theo lệ làng thì nhà nào có người mất phải đến báo Lý
trưởng ghi vào sổ khai tử, nộp lệ phí, báo cho mọi người trong làng để họ đến
cất ma; nhà khá giả làm ma vài ba ngày, nhà nghèo cũng phải lo bữa ăn mời
cả xóm, khơng có thì gia đình họ tộc phải lo. Sau năm 1945 đã có nhiều thay
đổi rõ rệt, đưa mà là nghĩa vụ của mọi người, không câu nệ chuyện ăn uống
14
với gia đình khơng có điều kiện; đám tang diễn ra nhanh chóng, gọn gàng để
tránh lãng phí và ảnh hưởng tới xóm làng.
- Đồng cốt: Trước đây trong xã có nhiều bà Đồng, có nhà có điện thờ
rất lớn, cũng có cả ơng Đồng, thầy tự đi cúng bái, ốm đau là vừa thuốc vừa
cúng, có năm cả làng đau ốm, trâu bò chết, làng cũng tiễn tà ma, đưa thuyền
rồng, trên thuyền có ơng tự cao tay ngồi hò hét đuổi tà ma, thuyền được
khiêng đi quanh làng đó. Dân đinh lên trượng chạy khắp làng, thuyền rồng
được thả ra sơng. Ngày nay, tục lệ mê tín đó đã được lạo bỏ.
Truyền thống văn hóa
Truyền thống văn hóa của làng xã được thể hiện trên những hiện vật
còn lưu giữ từ thời kỳ dựng nước, đồ đá, đồ gốm đến đồ đồng. Nét đẹp văn
hóa truyền thống còn được thể hiện qua phong tục lễ hội hàng năm của xã,
còn được miêu tả trong kiến trúc của các cơng trình kiến trúc tơn giáo, điêu
khắc và cả những hiện vật cịn lại ở di tích (đình, đền chùa, miếu…) như ngai
thờ, đỉnh đồng, lo nhang, nhang án, các bộ kiệu và đồ tế khí phục vụ cho đám
rước, tục ngày tiệc.
Trong xã còn nhiều thơ ca hò vè ca ngợi truyền thống đât nước, thiên
nhiên, con người Bàn Giản được truyền khẩu trong dân gian như hat Xoan,
hát Ghẹo, hát Hạnh. Về văn nghệ, trước Cách mạng có một số gánh hát đi
biểu diễn nhiều nơi, phong trào văn nghệ lên rất mạnh, từng làng có tổ văn
nghệ, xã có đội văn nghệ đi biểu diễn, giao lưu với các xă, huyện khác như xã
Đức Bác, Tử Du (Sơng Lơ), xã Hồng Xã(Vĩnh Tường)…
Xã Bàn Giản cịn có phong trào thể dục thể thao rất mạnh. Trước Cách
mạng có đội bóng đá thường đấu giao hữu với các xã bạn. Ngày nay, làng nào
cũng có 1 đội bóng riêng, hàng năm tổ chức giải đấu trong xã, đội giành chiến
thắng sẽ nhận được giải thưởng và đi thi đấu với các xã khác. Tuy là một địa
phương ra đời sớm, làm ăn thịnh vượng nhưng chưa thấy có người đỗ đạt cao,
làm chức quan lớn. Sau cách mạng tháng 8, dân làng nhà nào cũng đều cố
15
gắng cho con em đi học nên từ đó có nhiều người thành cơng trên con đường
sự nghiệp.
Văn hóa ẩm thực
Do đặc điểm cuộc sống có nhiều ngành nghề, giao lưu tiếp xúc rộng
nên đặc điểm ẩm thực của người dân nơi đây cũng khá đa dạng phong phú.
Trong trị diễn Cướp Phết, lễ vật chính dâng thánh của làng Đơng Lai
gồm: bánh dầy, gà thờ, cỗ chay. Cịn trong đời sống thường ngày của người
dân nơi đây về ăn uống, về làm các loại bánh cũng có khá nhiều loại và mang
đặc sắc riêng.
Về ăn: chủ yếu là gạo, khoai, ngô, sắn, cũng như bao làng quê truyền
tụng câu ca: “Có thực mới vực được đạo”. Mỗi ngày người ta thường ăn ba
bữa cơm chính, song trước đây, những khi giáp hạt, có nhiều gia đình phải
độn thêm ngô, khoai, sắn hay các loại rau như rau lang, rau má, mau
muống… Mong ước của người dẫn xưa là được ăn cơm no vì cuộc sống cịn
nghèo nàn, tự cung tự cấp, lương thực chủ yếu trông vào đất trời, cầu cho
mưa thuận gió hịa và ngày ngày mong mỏi cho đến hai vụ lúa được mùa:
Bao giờ cho đến tháng năm
Thổi nồi cơm nếp vừa nằm vừa ăn
Và câu:
Bao giờ cho đến tháng mười
Thổi nồi cơm nếp vừa cười vừa ăn.
Thức ăn hàng ngày là dưa cà mắm muối. Xưa kia đồng ruộng, sơng
ngịi rất nhiều cá tơm, cua ốc nên người dân cũng tận dụng vốn sẵn có để cải
thiện cuộc sống hàng ngày; cịn các loại thịt gia súc gai cầm rất ít khi có bởi
khi ấy, chăn nuôi chưa phát triển, chỉ đến khi vào dịp lễ Tết mới được mổ lợn
gà, nấu nướng chủ yếu là “chém to, kho mặn”.
Về uống: nguồn nước chính là từ sơng ngịi, khe suối, có hộ dùng hứng
nước mưa làm nước ăn, sau dần có nghề đào giếng, giếng được kè từ đá ong –
một sản phẩm sẵn có ở địa phương. Từ đó dùng nước giếng để nấu chè xanh,
16
pha nước vối làm nước uống hàng ngày. Ấm trà xanh cùng với khoai lang
luộc cũng là món quà người làm ruộng ăn uống vào buổi trưa, đồng thời cơi
trầu, ấm nước chè xanh cũng là “làm đầu câu chuyện” của gia chủ khi khách
đến nhà.
Ngồi những món ăn dân dã như bao làng quê khác, ở Lập Thạch nói
chung và Bàn Giản nói riêng cịn có những thứ “đặc sản” mà ít miền nào có
được, đó là bánh ngói và các món từ sắn.
Về bánh ngói, khi nhắc đến bánh , người ta có thể liên tưởng tới một
loại bánh được làm từ tinh bột gạo, bột ngô, khoai hay sắn…nhưng hồn tồn
khơng phải vậy; hơn nữa một điều đặc biệt khiến người ta thắc mắc, đó là tên
kì lạ “bánh ngói”. Thực chất, theo các nhà dân tộc học, bánh ngói bắt nguồn
từ tục ăn đất, đá (mài hoặc nạo lấy bột) – tiền thân của bánh ngói, nhân dân
địa phương quen gọi là “kẹo đất”. Tục ăn đất ở Việt Nam đã ra đời vào thời
Hùng Vương dựng nước: vào thời Hùng Vương, đất được dùng làm lễ vật
trong lễ dạm, lễ hỏi. Trong Lĩnh nam chích qi có ghi: “Việc hơn nhân lấy
gói đất làm đầu”. Từ năm 1899, một học giả người Pháp đã viết: “Những
người ăn đất ở Bắc Kỳ” ở các tỉnh Vĩnh n, Sơn Tây, Hà Đơng, Nam Định,
Thái Bình. Tục ăn đất, trong thời Hùng Vương dựng nước được công bố năm
1970 của Giáo sư Lê Thị Nhâm Tuyết tại hội thảo lần thứ 3 “Hùng Vương
dựng nước” trong cơng trình nghiên cứu cho biết: “…ở Lập Thạch, tỉnh Vĩnh
Phúc chúng tơi cịn thấy nhiều người nghiện món ăn này”. Phần lớn những
người nghiện ngoài các cụ 60 đến 70 tuổi cịn là đàn ơng thuộc lứa tuổi 40
đến 50, phụ nữ 30 đến 40, (không phải chỉ là người chửa). Những người
nghiện đất thường khen ngon, bùi như miếng gan lợn. Nếu như trong phong
tục ăn trầu có lấy “miếng trầu là đầu câu chuyện” thì ở đây chủ nhân mời
khách ăn bánh ngói để tỏ lịng thận thiện, q mến. Chính vì thế mà nghề bán
bánh đất ăn cũng rất phổ biến ở Vĩnh Phúc, nên có gia đình giàu có về nghề
này. Ở Lập Thạch xưa cịn có tục con gái về nhà chồng, bố mẹ cho của hồi
mơn vừa bị vừa lúa, vừa nghề làm đất cùng với cả gian nhà đất, cả giống đất
17
và dụng cụ làm bánh ngói. Hiện nay ở Lập Thạch khơng cịn gia đình nào làm
bánh ngói nữa mà chỉ nghe các cụ cao niên truyền lại, quá trình chế biến bánh
ngói như sau: trước tiên đi tìm ngun liệu, nó khơng phải là đất sét đỏ hoặc
trắng (cao lanh) mà là đất thó (đất thó nằm ở độ sau khác nhau, có khi đào sâu
tới tận 1mét, có khi đào vài mét, có khi đào sâu 10-15m hoặc đào sâu như
giếng đến mấy chục mét). Đất thó màu xám tro, có vệt màu đỏ, mềm, mịn,
khơng cát, sạn mới dùng được. Đất thó lấy về thái lát mỏng 3-5mm, to ngần 2
đến 3 ngón tay, mang phơi khơ cho hết mùi bùn và chuyển sang màu xám
trắng thì đem đi hun. Dưới hố chất cỏ tế và cành cây si tươi để đốt lấy khói
hun đất, hun chừng một buổi (5-6 tiếng đồng hồ), các miếng đất khô xác, ám
khói có những vệt màu vàng sẫm là ngói đạt u cầu. Món ăn từ khống chất
khác với món ăn chế biến từ động vật của người xưa. Theo các nhà khảo cổ
học thì trong bánh ngói có một số chất cần được y dược học nghiên cứu thêm
về các tác dụng của chất đó đối với cơ thể của con người. Có thể khẳng định
rằng trong khống chất, dinh dưỡng cần bổ sung cho cơ thể, giống như ngày
nay người mắc bệnh thiếu máu, hoặc phụ nữ mang thai và dùng thuốc ví như
viên sắt hoặc cốm canxi.
Về các ẩn phẩm từ sắn, ở Vĩnh Phúc, huyện Lập Thạch địa hình chủ
yếu là đồi gị, Bàn Giản là một xã có khá nhiều đồi, nên sắn có thể thích nghi
và sinh trưởng mạnh, sai củ. Sắn với 4 loại giống chính là sắn nếp, sắn chuối,
sắn nghệ và sắn dù. Sắn là loại cây lương thực quý, dễ trồng, dễ chăm bón, lại
cho năng suất cao phù hợp với vùng trung du.Sắn có thể sử dụng, chế biến
bằng nhiều cách khác nhau: có thể luộc ăn trừ bữa (sắn tươi), có thể ri phơi
khơ, nấu độn cơm, thái lát phơi khơ để dự trữ lâu dài, có thể ngâm vào nước
rồi nấu trộn cơm, giã bằng cối đá hoặc xay lấy bột làm bánh, luộc, rán, độn
làm bánh tày (nắm bằng mo cau).Trước cách mạng tháng Tám, chỉ có người
già và trẻ em được ăn canh sắn, xơi sắn, cơm, còn lại chủ yếu ăn sắn độn. Các
cụ ngày xưa cịn động viên các cơ gái chỉ ăn tồn sắn thì là cơ gái nết na và rất
đắt chồng. Ngồi ra sắn cịn có cơng dụng trong chế biến, lịc lấy tinh bột,
18
dùng nấu chè, nấu si rô, nấu rượu... Ngày nay dân làng còn bắn sắn cho nhà
máy để sản xuất mì chính.
1.2. Sự hình thành lễ hội Cướp Phết
1.2.1. Quan niệm về lễ hội
Hiện nay ở nước ta có rất nhiều tác giả nghiên cứu về lễ hội, mối tác
giả qua quá trình nghiên cứu lại đưa ra một khái niệm, quan điểm của riêng
mình. Để đi tới được ý kiến chung nhất, em xin nêu ra một số khái niệm của
các tác giả đi trước về vấn đề lễ hội:
Trong cuốn Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam do nhóm tác giả
Nguyễn Chí Bền, Trần Lâm Biền, Bùi Khởi Giang viết năm 2000 có đưa ra
quan niệm về lễ hội như sau:
Lễ hội là hoạt động sinh hoạt cộng đồng, một nét đặc trưng của đời
sống tâm linh, nó phản ánh phong tục tập quán của người dân Việt Nam. Lễ
và hội là một tổng thể thống nhất khơng thể chia tách. Lễ là phần tín ngưỡng,
là phần thế giới tâm linh sâu lắng nhất của con người, là phần đạo, còn hội là
phần tâp hợp vui chơi giải trí, là đời sống văn hóa thường nhật, phần đời của
mỗi người, của cộng đồng. Hội gắn liền với lễ và chịu sự quy định nhất định
của lễ, có lễ mới có hội [2,tr.32].
Lễ hội hàm chứa một tâm tưởng vừa kín đáo sâu xa vừa lan tỏa bao
trùm là sự thờ cúng các vị thần thánh. Xét về chiều sâu và cốt lõi, thần thánh
của làng là hình ảnh hội tụ phẩm chất (thường là cao đẹp) mà cả làng hướng
tới: có cơng dựng làng, lập nước, có cơng ơn truyền nghề, có cơng lao đánh
giặc, chống thiên tai, dịch bệnh [tr.9].
Trong cuốn Lễ hội cổ truyền của tác giả Lê Trung Vũ đưa ra nhiều cách
hiểu của mình về lễ hội như sau:
Lễ hội là việc dân làng mở hội cốt nhằm mục đích hồi tưởng cơng lao
của thần, qua đó thêm một lần tơ đậm sự cộng cảm giữa những người cùng
làng, tức là những người cùng hưởng ân đức của một vị thần. Mở hội cũng là
thêm một lần, trong khơng khí thiêng liêng, ơn lại điều tâm niệm chung của
19
cộng đồng vè phẩm chất cần trau dồi như sự gắn bó với những người cùng
làng, hội làng được mở cũng là lúc dân làng hy vọng rằng ước nguyện của
toàn thể cộng đồng về một đời sống chung no đủ, giàu có, bình an, được trở
thành hiện thực. Họ gửi gắm vào lời cầu khấn thần Thành hoàng - vị thần bảo
hộ của làng. Hội làng là nơi biểu hiện sự tập trung tư tưởng và tâm lý của dân
làng bao gồm lịng sùng kính những bậc có cơng với làng nước, ý thức cộng
đồng, nguyện vọng, ước mơ về một cuộc sống thái bình thịnh vượng [25,tr.9].
Tác giả Tô Ngọc Thanh trong bài trả lời phỏng vấn Lễ hội là cách nói
duy lý dễ gây hiểu nhầm trên báo Lao Động ngày 18/8/2013 đã quan niệm về
lễ hội như sau:
Lễ hội là tên gọi mới của các nhà nghiên cứu nhìn nhận về Hội làng the
tư duy duy lý của phương Tây, trong đó theo họ, phần lễ thì nghiêm trang,
cịn phần hội thì vui vẻ, giải trí. Ngày xưa trong tiếng Việt khơng có từ lễ, chỉ
có từ Hội, người ta thường nói "làng tơi mở Hội", "làng tơi đóng đám", "làng
tơi vào đám" hay Hội làng tôi mở vào ngày này, tháng này chứ không ai nói
Lễ hội. Vì người Việt nhận thức Hội làng như một tổng thể, cả hai phần mà
ngày nay người ta phân tách ra đều mang những đặc trưng chung của hội. Có
thể nói gọn lại, hội là một khơng gian và thời gian chứa đựng đậm đặc năng
lượng tự nhiên của cả vũ trụ và thờ gian. Với người Kinh, khơng gian thiêng
ấy được đặt vào cái sân đình. Với các tộc thiểu số, nó bao quanh cây nêu. Cị
thời gian thiêng chung là các thời điểm của mùa xuân. Cho nên, kẻ giàu,
người nghèo nô nức đến Hội trước hết để được đắm mình trong khơng gian
thiêng và thời gian thiêng đó, để được tiếp nhận năng lượng thiêng của cả đất
trời, quá khứ, hiện tại và để được trải nghiệm sự thăng hoa trong không gian
thiêng liêng ấy [20,tr.3-4].
Mỗi nhà nghiên cứu đều có quan điểm riêng nhưng chung nhất ở lễ hội
là một sự kiện, là nơi thể hiện sức mạnh gắn kết của cộng đồng làng xã, địa
phương hay rộng hơn là cả quốc gia dân tộc. Lễ hội là dịp con người đươc trở
20
về nguồn cội, được giải tỏa, dãi bày với thần linh; mong được thần linh che
chở giúp đỡ để thể hiện một niềm tin tín ngưỡng tươi sáng.
1.2.2. Lễ hội Cướp Phết xã Bàn Giản
Tín ngưỡng thờ thần là một trong những thành tố của văn hóa tinh thần
phổ biến của con người. Cũng như các thành tố khác của văn hóa tinh thần,
tín ngưỡng thờ thần phải được bắt nguồn và chịu ảnh hưởng của điều kiện tự
nhiên và đời sống vật chất của con người. Do cùng thuộc vùng trung du, điều
kiện địa lý gần như tương đồng với Phú Thọ - vùng đất của người Việt cổ, cái
nơi của nền văn hóa Văn Lang - Âu Lạc cho nên Vĩnh Phúc cũng chịu ảnh
hưởng ít nhiều của văn hóa vùng đất Tổ. Nếu như tín ngưỡng thờ Vua Hùng
là đặc trưng của Phú Thọ thì qua đến Vĩnh Phúc ta có thể thấy tín ngưỡng ấy
được mở rộng hơn như ở các di tích thờ vọng Vua Hùng, thờ các tướng lĩnh
thời đại Hùng Vương hay tôn thờ dòng giống rồng tiên “Lạc Long Quân chi
tử” – tức “con trai của Lạc Long Quân” (Nhiên thần). Trong số đó khơng thể
khơng kể đến 4 ngơi đình thuộc xã Bàn Giản thờ 4 vị Sơn thần là con trai của
Lạc Long Quân. Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, cả 4 ngơi đình là đình làng Đơng
Lai, đình làng Trụ Thạch, đình làng Hoa Giang và đình làng Ngọc Xuân lại tổ
chức một lễ hội chung để tưởng nhớ đến các vị Thành hoàng làng. Trải qua
thời gian dài, lễ hội đó vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay.
Đình Đơng Lai là một trong các di tích thờ anh em của Vua Hùng hay
“Lạc Long Quân chi tử” tại tỉnh Vĩnh Phúc. Làng có 1 ngày hội chính là từ
mùng 6-7 tháng Giêng. Ngày hội, làng tổ chức rước, tế lễ rất tuần tự; dân cả
đều tập trung tại đình, thành tâm cúng lễ cũng như tham gia các phần hội, trò
chơi…
Bất cứ lễ hội cổ truyền Việt Nam nào cũng đều mang những ý nghĩa
nhất định. Lễ hội góp phần tạo nên những giá trị văn hóa. Lễ hội Cướp Phết
cũng khơng phải ngoại lệ. Phần lễ trang trọng linh thiêng, khơi dậy ý thức dân
tộc trong mỗi cá nhân. Phần hội lại là lúc quy tụ được mọi người hòa nhập
vào chỉnh thể sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Thời điểm diễ ra lễ hội cũng
21
chính là lúc mọi người trong thơn ngồi xóm đều hóa hức tham gia, hưởng
ứng khơng khí vui vẻ, hài hịa của ca cộng đồng cư dân. Đây cũng chính là
một cách giao lưu văn hóa để hồn thiện quan hệ xã hội và cùng nhau có
những định hướng đúng hơn cho cư dân cả trong và ngồi xã.
Khơng gian lễ hội Cướp Phết vừa mang tính phân biệt vừa mang tính
hịa nhập. Sự phân biệt được thấy ở sắc thái của vùng văn hóa làng xã ở Bàn
Giản. Đặc trưng này được thể hiện qua tên gọi, vai trò của vị thần được thờ
phụng, các sự tích, cách tổ chức lễ, cách tế lễ… Tính hịa nhập lại là điều kiện
mà dễ nhận thấy hơn cả. Vào ngày lễ hội, khơng chỉ có cư dân địa phương
tham gia mà cả dân thập phương cũng đến trẩy hội, rất nhiệt tình trong các trị
chơi và cũng vơ cùng trang nghiêm trong các nghi thức tế. Chính điều này
làm tăng tính cộng đồng trong xã hội. Thời gian lễ hội Cướp Phết vừa mang
tính định vị vừa là sự tiếp nối liên tục trong dịng chảy của lịch sử. Nó trở
thành một điểm mốc thời gian khắc sâu vào tâm thức người dân, là thời điểm
mà mọi người dân dù làm gì, ở đâu cũng khơng bao giờ qn ngày diễn ra lễ
hội ử làng mình. Ln khơi dậy trong ý thức người dân nhớ về truyền thống
lịch sử, về nguồn văn hóa q hương mình.
22
CHƯƠNG 2. LỄ HỘI CƯỚP PHẾT XÃ BÀN GIẢN XƯA VÀ NAY
2.1. Lễ hội Cướp Phết xưa
2.1.1. Không gian tổ chức lễ hội
Đình Đơng Lai nằm ở vị trí trung tâm xã Bàn Giản. Đến với đình Đơng
Lai chúng ta có thể đi bằng nhiều phương tiện, đường đến như sau:
Từ thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, theo quốc lộ 2A đến ngã ba
Tam Dương (nay là phương Đồng Tâm, thành phố), đến phố Me (nay thuộc
thị trấn Hợp Hịa – Tam Dương) tới bến đị Bì La (nay là cầu Bì La) khoảng
1km là tới làng Đơng Lai – Bàn Giản
Từ thành phố Việt Trì qua bến đị Dữu Lâu – Đức Bác (nay là cầu
Xuyên Á qua địa phận bến đò Đức Bác) qua xã Yên Thạch tới ngã tư Xuân
Hòa (nay là Thị trấn Lập Thạch), rẽ phải qua làng Trạc Thục tới xã Tử Du
(khoảng 2km) là tới xã Bàn Giản – Khu di tích lịch sử văn hóa và sân lễ hội.
Từ quốc lộ 2A (địa phận xã Bồ Sao – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc hay còn
gọi là Toa Đen – đường sắt Hà Nội – Lào Cai), rẽ phải theo đê Sông Lơ tới
bến đị Phú Hậu thuộc xã Sơn Đơng – Lập Thạch, qua làng Đông Mật xã Sơn
Đông tới xã Triệu Đề theo đường đê sơng Phó Đáy lên đến làng Bì La xã
Đồng Ích – Lập Thạch là tới làng Đông Lai – Bàn Giản.
Từ thành phố Tuyên Quang qua huyện Sơn Dương tới xã Quang Sơn,
Hợp Lý, Bắc Bình, Liễn Sơn, Liên Hịa huyện Lập Thạch, qua làng Tây
Thượng xã Liên Hòa là tới làng Tây Hạ xã Bàn Giản khoảng 1,5km là tới
đình Đơng Lai – Bàn Giản.
Bàn Giản là một làng quê lấy sản xuất nông nghiệp làm trọng, có bề dày
lịch sử văn hóa truyền thống, bảo tồn hệ thống miếu, đền, đình, chùa khá hoàn
chỉnh. Mỗi làng một đền, một chùa. Đặc biệt là khu Di tích lịch sử văn hóa
đình – chùa Đơng Lai – đình cơng đồng, gắn với lễ hội Cướp Phết, Bàn Giản.
Đình Đơng Lai hay cịn gọi là đền Cả vì đến thờ Đức Thánh Cả (Anh
Cả) trong bốn vị Sơn Thần được tơn làm Thành Hồng của trang Bàn Giản.
Đình được xây dựng ở vị trí phía tây của làng cùng với chùa Đơng Lai, phía
23
sau đình cơng đồng, tạo nên một quần thể di tích uy nghiêm hồnh tráng:
Chùa – đền – đình đều theo hướng Tây Nam, phía trước là cánh đồng hai vụ
lúa (chiêm – mùa) được tạo bởi con Sông Giản xưa chảy qua ơm lấu khu đất
thắng địa này. Đình trước kia là đền, ngôi đền này được xây dựng từ sau sự
tích lịch sử Quốc Cơng tiết chế Trần Quốc Tuấn lập đàn tế trời đất, cầu dảo
bách thần diễn ra năm 1288. Kiến trúc đình gồm tịa tiền tế, tịa hậu cung và
phía sau là đền bệ trung thiên thờ Thần như ở cảnh Am xưa (Bệ trung thiên bị
phá năm 1959 để làm trại chăn nuôi của HTX nơng nghiệp, nay vẫn cịn mơ
đất cao phía sau đình – dấu tích xưa. Vì trước đó bốn vị Sơn thần đều được
thờ ở Am, thuộc cảnh Am xứ Đồng Ngị, nay là xóm Đồng Ngị, cách đền
ngày nay khoảng 500m). Đình được dựng trên quần thể di tích, phía trước đền
có hai cây sồi cổ thụ mọc song song, cành lá sum suê ôm lấy thân cây cao vút
như hai cái lọng che, vì thế khi bước chân đến đình, chùa tín ngưỡng tâm linh
trong khơng gian linh thiêng ấy, song lại cảm thấy tinh thần an lạc trước cảnh
trí thiên nhiên, tao nhã nên thơ này. Cùng với sự tích bốn vị Sơn thần nên đền,
đình của 4 làng đều lưu bức hoành phi: 上等最靈Thượng đẳng tối linh (lạc
khoản Long phi Bính Thìn, nghĩa là rồng bay năm Bính Thìn – Khải Định
ngun niên, là năm 1916) và đơi câu đối:
秀氣一胞留越史
雄風萬古凛神威
Tú khí nhất bào lưu Việt sử
Hùng phong vạn cổ lẫm thần uy
Tạm dịch là: mọi sự tốt lành từ một bọc sinh ra còn trong sử sách đất
Việt, ngọn gió mạnh có từ đời Hùng Vương vạn năm xưa vẫn bạt mọi uy thần
(phiên âm, chữ hán, dịch nghĩa Thiều Quang) [24,tr.40].
Đình có kiến trúc theo kiểu chữ Cơng, căn cứ vào tấm bia đình : “Viên
đình mơn bi”, đền được tu sửa lớn vào năm 1905, kết cấu chủ yếu bằng gỗ
lim, phần mái lợp ngói mũi hài, phần tường xây bằng đá ong là sản vật đặc
24