Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Tìm hiểu nội dung, giải pháp trưng bày phần sự hình thành mảnh đất con người và truyền thống văn hiến thái bình tại bảo tàng thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 103 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA DI SẢN VĂN HĨA

BÙI THỊ THANH MAI

TÌM HIỂU NỘI DUNG, GIẢI PHÁP TRƢNG BÀY PHẦN
“SỰ HÌNH THÀNH MẢNH ĐẤT CON NGƢỜI VÀ
TRUYỀN THỐNG VĂN HIẾN THÁI BÌNH”
TẠI BẢO TÀNG THÁI BÌNH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG HỌC
Mã số: 52320205

Người hướng dẫn:

ThS. TRẦN ĐỨC NGUYÊN

HÀ NỘI - 2012

1


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình, tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện khóa luận, em đã
nhận được sự động viên, hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ giáo,
các cán bộ Bảo tàng Thái Bình và bạn bè cùng khóa.
Qua đây, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo hướng dẫn
– Thạc sĩ Trần Đức Nguyên. Sự quan tâm, tận tình chỉ bảo của thầy là nguồn
động viên, cổ vũ rất lớn cho em trong suốt q trình thực hiện khóa luận này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Bảo tàng Thái Bình, cơ


Tống Thị Vân – Trưởng phịng Trưng bày tuyên truyền của Bảo tàng Thái
Bình. Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tiễn diễn ra tại Bảo tàng, có
những vấn đề khó khăn phức tạp, cơ đã tận tình chỉ bảo để em có thể hồn
thành đề tài khóa luận của mình.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian có hạn và kiến thức cịn hạn
chế nên bài viết cịn nhiều thiếu sót. Em kính mong nhận được sự góp ý của
các thầy cơ và các bạn sinh viên để khóa luận được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

2


MỤC LỤC
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Bố cục của khóa luận
CHƢƠNG 1. VÀI NÉT VỀ BẢO TÀNG THÁI BÌNH VÀ PHẦN
TRƢNG BÀY “SỰ HÌNH THÀNH MẢNH ĐẤT CON NGƢỜI VÀ
TRUYỀN THỐNG VĂN HIẾN THÁI BÌNH” .

Tr
1
2
2
2
3


4

1.1 Vài nét về Bảo tàng Thái Bình

4

1.1.1 Khái quát quá trình hình thành, phát triển của Bảo tàng Thái Bình

4

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bảo tàng Thái Bình

12

1.2 Nội dung hệ thống trƣng bày của Bảo tàng Thái Bình

13

1.2.1 Phần trưng bày trong nhà

14

1.2.2 Phần trưng bày ngoài trời

20

1.3 Tầm quan trọng, ý nghĩa của phần trƣng bày “Sự hình thành
mảnh đất con ngƣời và truyền thống văn hiến Thái Bình’’ trong hệ
thống trƣng bày của Bảo tàng Thái Bình


21

CHƢƠNG 2. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP TRƢNG BÀY PHẦN “SỰ
HÌNH THÀNH MẢNH ĐẤT CON NGƢỜI VÀ TRUYỀN THỐNG
VĂN HIẾN THÁI BÌNH ” TẠI BẢO TÀNG THÁI BÌNH.

23

2.1 Nội dung phần trƣng bày “Sự hình thành mảnh đất con ngƣời và
truyền thống văn hiến Thái Bình” tại Bảo tàng Thái Bình

23

2.1.1 Quá trình hình thành đất đai, cư dân, làng xã

24

2.1.2 Truyền thống lao động, xây dựng làng nghề

30

2.1.3 Truyền thống văn hóa nghệ thuật

37

2.1.4 Truyền thống khoa bảng

41

2.1.5 Di tích và lễ hội


43

2.2 Các tài liệu, hiện vật đƣợc trƣng bày phần “Sự hình thành mảnh
đất con ngƣời và truyền thống văn hiến Thái Bình” tại Bảo tàng
Thái Bình.

49

2.2.1 Nhóm hiện vật bảo tàng

49

2.2.2 Nhóm tài liệu, hiện vật do bảo tàng làm ra

51

3


2.3 Giải pháp trƣng bày phần “Sự hình thành mảnh đất con ngƣời
và truyền thống văn hiến Thái Bình” tại Bảo tàng Thái Bình

53

2.3.1 Một số khái niệm liên quan

53

2.3.2 Giải pháp trưng bày


54

2.3.3 Trang thiết bị trưng bày

56

2.3.3.1 Tủ kính và khung trưng bày

56

2.3.3.2 Hệ thống chiếu sáng

58

2.3.3.3 Hệ thống trang thiết bị âm thanh, hình ảnh phục vụ trưng bày

59

2.3.3.4 Hệ thống thơng gió

59

2.3.3.5 Các phương tiện gắn giữ hiện vật

60

2.3.3.6 Hệ thống trang thiết bị chống côn trùng và vi sinh vật gây hại với
tài liệu, hiện vật trưng bày


60

2.3.4 Tuyến tham quan

61

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ PHẦN TRƢNG BÀY “SỰ HÌNH THÀNH MẢNH ĐẤT CON
NGƢỜI VÀ TRUYỀN THỐNG VĂN HIẾN THÁI BÌNH” TẠI BẢO
TÀNG THÁI BÌNH

64

3.1 Một số nhận xét, đánh giá về nội dung và giải pháp trƣng bày

64

3.1.1 Về nội dung trưng bày

64

3.1.2 Về tài liệu, hiện vật trưng bày

66

3.1.3 Về giải pháp trưng bày

67

3.2 Một số ý kiến đề xuất nâng cao chất lƣợng về nội dung và giải

pháp trƣng bày

70

3.2.1 Một số ý kiến đề xuất nâng cao chất lượng nội dung và các tài liệu,
hiện vật trưng bày

70

3.2.2 Một số ý kiến đề xuất nâng cao chất lượng giải pháp trưng bày

72

KẾT LUẬN

77

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thái Bình là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, giàu truyền thống
lịch sử và văn hóa. Thái Bình có lịch sử trên dưới 3000 năm, là vùng đất được
coi là “Địa linh nhân kiệt”. Quá trình hình thành mảnh đất Thái Bình là một
quá trình hội cư, mở đất lập làng và sản sinh các tập tục văn hóa phong phú,
đa dạng và có nhiều giá trị. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, tên đất Thái Bình

có nhiều thay đổi, nhưng các sự kiện lịch sử ngàn năm về mảnh đất con người
Thái Bình và biết bao chứng tích lịch sử văn hóa oanh liệt hào hùng của quê
hương vẫn được lưu giữ, trân trọng cho hôm nay và mai sau.
Bảo tàng Thái Bình là một thiết chế văn hóa đặc biệt của tỉnh. Nơi đây
lưu giữ, bảo quản và trưng bày, giới thiệu những tài liệu, hiện vật, hình ảnh
phản ánh lịch sử mảnh đất và con người Thái Bình qua các thời kỳ lịch sử.
Sau 1/4 thế kỷ xây dựng, trưởng thành, Bảo tàng Thái Bình đã có những đóng
góp tích cực trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên
quê hương Thái Bình. Đồng thời, Bảo tàng cịn là một trung tâm giáo dục
khoa học, giáo dục truyền thống, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên con đường hội nhập, phát triển cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thăm Bảo tàng Thái Bình, khách trong nước và nước ngồi đã bị cuốn
hút ngay từ phần đầu “Sự hình thành mảnh đất con người và truyền thống văn
hiến Thái Bình”. Đây là phần trưng bày giữ một vị trí quan trọng trong hệ
thống trưng bày của tồn bộ nhà Bảo tàng Thái Bình. Với nhiều tài liệu, hiện
vật gốc – bằng chứng chân thực của lịch sử, phần trưng bày mở đầu đã giới
thiệu với người xem về quá trình hình thành mảnh đất con người Thái Bình
với những truyền thống văn hóa văn hiến tiêu biểu trong lịch sử, để từ đó tiếp
đến phần quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Truyền thống mảnh đất – con người Thái Bình đã có nhiều tác giả, tác

5


phẩm nghiên cứu xuất bản, nhưng việc tìm hiểu nội dung, giải pháp trưng bày
của phần trưng bày này là một vấn đề chưa ai đề cập đến. Vì vậy với tấm lòng
trân trọng lịch sử, sự đam mê nghề nghiệp và những kiến thức chuyên ngành
học tập tại trường và sự hướng dân của các thầy cô, em mạnh dạn chọn phần
trưng bày “Sự hình thành mảnh đất con người và truyền thống văn hiến Thái

Bình’’ tại Bảo tàng Thái Bình làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Thơng qua việc
tìm hiểu nội dung, giải pháp trưng bày hiện nay của Bảo tàng Thái Bình và
đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm phát huy những mặt mạnh, khắc phục
những hạn chế để hoàn thiện phần trưng bày trên tạo điều kiện cho việc tuyên
truyền giáo dục, phát huy tác dụng với đông đảo khách tham quan.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài khóa luận này được thực hiện nhằm 3 mục đích;
- Nghiên cứu q trình hình thành và phát triển của Bảo tàng Thái Bình.
- Nghiên cứu nội dung, giải pháp trưng bày phần “Sự hình thành mảnh
đất con người và truyền thống văn hiến Thái Bình” tại Bảo tàng Thái Bình
- Qua việc tìm hiểu thực trạng nội dung và giải pháp trưng bày “Sự hình
thành mảnh đất con người và truyền thống văn hiến Thái Bình” để tìm ra
những ưu điểm, hạn chế của nó. Trên cơ sở đó, đề xuất một số những giải
pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng phần trưng bày “Sự hình thành
mảnh đất con người và truyền thống văn hiến” tại Bảo tàng Thái Bình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nội dung và giải pháp trưng bày sử dụng tại
phần trưng bày “Sự hình thành mảnh đất con người và truyền thống văn hiến
Thái Bình” tại Bảo tàng Thái Bình.
- Phạm vi nghiên cứu: Phần trưng bày “Sự hình thành mảnh đất con
người và truyền thống văn hiến Thái Bình’’ tại Bảo tàng Thái Bình.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận Chủ nghĩa Mác – Lênin: Chủ nghĩa duy vật lịch sử
và Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

6


- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: bảo tàng học, sử học, mỹ thuật
học, xã hội học…

- Phương pháp khảo sát, miêu tả, thống kê, phân tích, so sánh…
5. Bố cục của khóa luận.
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung
của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Vài nét về Bảo tàng Thái Bình và phần trưng bày “Sự hình
thành mảnh đất con người và truyền thống văn hiến Thái Bình’’.
Chương 2: Nội dung, giải pháp trưng bày phần “Sự hình thành mảnh
đất con người và truyền thống văn hiến Thái Bình” tại Bảo tàng Thái Bình.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phần trưng bày
“Sự hình thành mảnh đất con người và truyền thống văn hiến Thái Bình’’ tại
Bảo tàng Thái Bình.

7


CHƢƠNG 1
VÀI NÉT VỀ BẢO TÀNG THÁI BÌNH VÀ PHẦN TRƢNG BÀY
“SỰ HÌNH THÀNH MẢNH ĐẤT CON NGƢỜI VÀ TRUYỀN THỐNG
VĂN HIẾN THÁI BÌNH”
1.1 Vài nét về Bảo tàng Thái Bình
1.1.1 Khái quát quá trình hình thành, phát triển của Bảo tàng Thái Bình
* Thời kỳ từ năm 1955 đến năm 1975
Đây là thời kỳ hình thành bộ máy tổ chức tiền thân của Bảo tàng Thái
Bình. Năm 1955, sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp hoàn toàn
thắng lợi, ngành Văn hóa - Thơng tin tỉnh Thái Bình đã hoàn thành nhiệm vụ
phục vụ kháng chiến, kiến quốc, bước vào thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa
ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam.
Từ năm 1955, Ty Văn hóa Thái Bình được thành lập. Cơng tác Bảo tồn
Bảo tàng nằm trong phịng Văn hóa quần chúng. Lúc này mới chỉ có một
đồng chí làm cơng tác bảo tồn - bảo tàng có nhiệm vụ tiếp nhận một số hiện

vật sau cuộc cải cách ruộng đất, sưu tầm các tài liệu hiện vật, phim ảnh, phản
ánh lịch sử kháng chiến, sản xuất, văn hóa xã hội của tỉnh.
Tháng 7/ 1959, Vụ Bảo tồn - Bảo tàng của Bộ Văn hóa đã chính thức
thành lập. Tháng 11/ 1959, hầu hết các tỉnh đã thành lập phịng Bảo tồn - Bảo
tàng thuộc Ty Văn hóa. Đối với tỉnh Thái Bình, lúc đó có những cán bộ đầu
tiên tốt nghiệp Trường Lý luận nghiệp vụ Văn hóa Hà Nội đã bổ sung lực
lượng làm cơng tác Bảo tồn Bảo tàng cho Ty Văn hóa.
Năm 1962 phịng Bảo tồn Bảo tàng được thành lập, trên cơ sở được tách
ra từ phịng Văn hóa quần chúng. Năm 1963, cuộc chiến tranh phá hoại của
đế quốc Mỹ diễn ra ác liệt ở miền Bắc, Ty Văn hóa Thơng tin phải rời thị xã
Thái Bình, sơ tán về xã Đơng Dương, huyện Đông Hưng ngày nay. Thời gian

8


này, bộ máy tổ chức của phòng Bảo tồn - Bảo tàng đã được kiện toàn và bổ
sung lực lượng như các đơn vị khác thuộc Ty Văn hóa Thơng tin.
Đến năm 1966, Ty Văn hóa Thơng tin lại tách làm hai 2: Ty Văn hóa và
Ty Thơng tin. Phịng Bảo tồn - Bảo tàng trực thuộc Ty Văn hóa. Biên chế của
phịng đã được bổ sung: tính đến trước năm 1976, phịng đã có hơn 10 biên
chế trong đó có những cán bộ qn đội chuyển ngành về cơng tác.
Phịng Bảo tồn - Bảo tàng có chức năng sưu tầm, trưng bày triển lãm lưu
động phục vụ công tác tuyên truyền và tu bổ các di tích quan trọng. Khi cuộc
chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ diễn ra ác liệt ở miền Bắc (năm 1972),
thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, Uỷ ban Hành chính tỉnh, tồn bộ cán bộ Bảo
tồn - Bảo tàng đã cùng cán bộ ngành Văn hóa, hướng về cơ sở, vừa sản xuất
phục vụ chiến đấu, vừa sưu tầm những tài liệu, hiện vật, phản ánh lịch sử sôi
động, ác liệt của quân và dân tỉnh Thái Bình. Hàng ngàn tài liệu, hiện vật qúy
hiếm đã được sưu tầm.
Trong giai đoạn này, Phòng Bảo tồn – Bảo tàng đã lập hồ sơ khoa học

cho hai di tích có giá trị là Chùa Keo và Đình An Cố. Sau đó 2 di tích này đã
được xếp hạng cấp Quốc gia đợt đầu tiên năm 1962. Các di tích quan trọng
của tỉnh như: chùa Keo, đình An Cố, khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức
Cảnh, khu lưu niệm Bác Hồ… đã được Tỉnh ủy, Uỷ ban Hành chính tỉnh quan
tâm xây dựng, bảo tồn, phát huy tác dụng.
Tỉnh ủy, Uỷ ban Hành chính tỉnh đã xuất bản tập sách “Những văn bản
về công tác Bảo tồn Bảo tàng của Đảng, Chính phủ”, gồm các văn bản như:
Chỉ thị số 188 TTg/VG ngày 24/10/1966 về việc Bảo vệ và phát huy tác dụng
của các di tích lịch sử trong thời gian chống Mỹ, cứu nước; Chỉ thị số 31 của
UBND tỉnh ngày 26/7/1971 về việc Bảo vệ các di tích lịch sử và sưu tầm, bảo
quản các di tích cách mạng và kháng chiến; Nghị quyết ngày 18/1/1975 của
Thường vụ Tỉnh ủy về việc Xây dựng khu lưu niệm Bác Hồ và khu lưu niệm
đồng chí Nguyễn Đức Cảnh… Đó là sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh
9


ủy, Ủy ban Hành chính tỉnh Thái Bình đối với sự phát triển công tác bảo tồn bảo tàng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
* Thời kỳ từ năm 1976 đến năm 1986
Đại thắng mùa xuân năm 1975 là mốc son lịch sử của đất nước. Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IV đã vạch ra đường lối xây dựng xã hội chủ nghĩa
trên phạm vi toàn quốc. Nền kinh tế của đất nước phát triển theo mơ hình bao
cấp - đây là thời kỳ khó khăn, gian khổ của nhân dân cả nước nói chung, nhân
dân Thái Bình nói riêng.
Trong tình hình khó khăn như vậy, nhưng sự nghiệp bảo tồn - bảo tàng
của ngành Văn hóa - Thơng tin Tỉnh Thái Bình vẫn có những bước phát triển
và giành nhiều thành tựu đáng kể. Thời kỳ từ năm 1976 đến năm 1986, phòng
Bảo tồn - Bảo tàng đã bổ sung nhiều cán bộ. Nhiều cán bộ trẻ có trình độ đại
học đã được bổ sung. Bộ máy tổ chức gồm 1 trưởng phịng, 1 phó phịng và 2
tổ: tổ bảo tồn và tổ bảo tàng.
Có thể nói, trong giai đoạn 10 năm sau khi đất nước hịa bình thống nhất,

cán bộ hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn - bảo tàng của tỉnh Thái Bình đã
hướng về cơ sở, sâu sát với quần chúng nhân dân, được nhân dân giúp đỡ sưu
tầm được rất nhiều tài liệu, hiện vật, hình ảnh từ đó tổ chức được những đợt
trưng bày tuyên truyền rộng khắp trong quần chúng nhân dân. Phòng đã sưu
tầm hàng ngàn tài liệu, hiện vật, gồm các loại hình, chất liệu, niên đại, nội
dung lịch sử qua các thời kỳ…
Năm 1976, Phòng Bảo tồn - Bảo tàng đã phối hợp với Nhà Triển lãm
thơng tin Thái Bình tổ chức trưng bày chun đề “Truyền thống cách mạng
của tỉnh Thái Bình”. Năm 1983, Phịng Bảo tồn – Bảo tàng tổ chức trưng bày
chuyên đề “Mỹ thuật cổ ở Thái Bình” tại Nhà Triển lãm thơng tin. Đồng thời,
từng bước hồn chỉnh đề cương nội dung, đề cương trưng bày nhà Bảo tàng
tỉnh; xúc tiến việc xây dựng nhà Bảo tàng tỉnh.

10


Nhiều di tích lịch sử văn hóa đã được nghiên cứu xếp hạng Quốc gia.
Nhiều di tích lớn đã được trùng tu, sửa chữa như Chùa Keo, Đình An Cố,
Đình chùa La Vân, Đền Đồng Bằng, Đền Tiên La…
Đặc biệt thời kỳ này, di tích khảo cổ thời Trần ở thôn Tam Đường, xã
Tiến Đức, huyện Hưng Hà đã khai quật 2 lần vào năm 1978 và 1980 cùng
nhiều đợt thám sát khác nhau. Năm 1989, di tích này đã được xếp hạng di tích
cấp Quốc gia.
Thời kỳ này Bảo tàng Thái Bình cũng tập trung giúp đỡ các xã, đơn vị,
trường học xây dựng hệ thống nhà truyền thống ở cơ sở với tổng số trên 30
nhà truyền thống trong toàn tỉnh.
* Thời kỳ từ năm 1986 đến năm 1996
Năm 1986, Ty Văn hóa sát nhập với Ty Thơng tin thành Sở Văn hóa Thơng tin. Bộ máy tổ chức của Sở Văn hóa - Thơng tin cũng có sự thay đổi.
Ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý với đề nghị của Sở Văn hóa - Thơng tin thành
lập Bảo tàng tỉnh trên cơ sở của phòng Bảo tồn - Bảo tàng theo quyết định số

116/QĐ – UBND ngày 01/4/1986 của UBND tỉnh, với chức năng nhiệm vụ
nghiên cứu sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày giới thiệu các tài liệu hiện
vật, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa trong tỉnh.
Bảo tàng là một đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa - Thơng tin có con dấu và
tài khoản riêng. Đến thời điểm này lịch sử xây dựng trưởng thành của Bảo tàng
đã bước sang trang mới. Đây là một sự kiện đánh dấu sự phát triển của ngành
Bảo tồn - Bảo tàng trong lịch sử ngành Văn hóa - Thơng tin tỉnh Thái Bình.
Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân
tỉnh, Bảo tàng Thái Bình có trụ sở riêng tại khu vực Nhà Triển lãm thông tin,
với hơn chục gian nhà cấp 4 và một nhà mái bằng đổ bê tông dùng làm kho
lưu giữ hiện vật (nay là trụ sở Ban Quản lý di tích). Đồng thời UBND tỉnh
cũng phê duyệt thiết kế và khởi công xây dựng nhà Bảo tàng Thái Bình với

11


tổng diện tích mặt bằng là 14.000m2, diện tích xây dựng 3.000m2. Năm 1992,
Sở Văn hóa, Thơng tin và Thể thao được thành lập. Bảo tàng Thái Bình là
một đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa, Thơng tin và Thể thao.
Trong 10 năm đầu của thời kỳ đổi mới, hòa với tình hình phát triển văn
hóa xã hội của tỉnh Thái Bình, Bảo tàng Thái Bình đã đạt được một số thành
tựu từ các lĩnh vực chuyên môn như sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng
bày….Ngày 14/10/2001 Bảo tàng đã tổ chức đợt trưng bày chuyên đề lớn:
“Thái Bình với sự nghiệp nhà Trần” tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh nhân dịp
kỉ niệm ngày hội văn hóa thể thao của tỉnh Thái Bình. Đợt trưng bày giới
thiệu các tài liệu, hiện vật minh chứng Thái Bình là đất phát tích, lập nghiệp
của nhà Trần và cũng là hậu phương vững chắc trong 3 lần kháng chiến chống
quân xâm lược Nguyên Mông (thế kỷ XIII).
Trong lĩnh vực quản lý di tích, Bảo tàng đã nghiên cứu xếp hạng và tu
bổ tơn tạo nhiều di tích cấp Quốc gia; triển khai nghiên cứu bảo tồn các di

tích ở địa phương theo yêu cầu của quần chúng nhân dân.
Trong giai đoạn 1986 – 1996, Bảo tàng Thái Bình đã xây dựng, lập hồ sơ
đề nghị cơng nhận được 86 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia; cơng nhận
400 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Từ năm 1996 theo quy định của Bộ Văn
hóa - Thơng tin: di tích cấp tỉnh do UBND tỉnh xếp hạng nên những di tích do
Sở Văn hóa, Thơng tin và Thể Thao Thái Bình xếp hạng trước đây đều duyệt
lại. Những di tích mới làm đều do UBND tỉnh ký xếp hạng cấp tỉnh.
Đây là những thành tích đáng được trân trọng của Bảo tàng Thái Bình,
trước khi Luật Di sản Văn hóa được ban hành.
* Thời kỳ từ năm 1996 đến năm 2006
Trong thời kỳ này, bộ máy tổ chức của Bảo tàng đã được kiện tồn thành
3 phịng gồm: Phịng Hành chính tổng hợp, Phịng Nghiệp vụ bảo tàng và
Phịng Quản lý di tích. Về nhân sự, Bảo tàng đã có gần 30 cán bộ. Bảo tàng

12


đã tập trung chỉ đạo công tác chuyên môn, xúc tiến mạnh mẽ cơng tác hồn
chỉnh các loại đề cương của Bảo tàng.
Năm 1996, Sở Văn hóa, Thơng tin và Thể thao tách ra thành Sở Văn hóa
- Thơng tin và Sở Thể dục - Thể thao. Bảo tàng Thái Bình trực thuộc Sở Văn
hóa - Thơng tin. Năm 2000, Tỉnh ủy, UBND tỉnh phê duyệt đề án cải tạo và
tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh nhà Bảo tàng theo thiết kế mới. Sau 2 năm xây
dựng, Sở Văn hóa - Thơng tin Thái Bình đã phối hợp với Trung tâm thiết kế
trưng bày của Bảo tàng Hồ Chí Minh, tổ chức trưng bày nhà Bảo tàng Thái
Bình, kịp thời phục vụ quần chúng nhân dân trong dịp kỷ niệm ngày thành lập
Đảng 3/2/2003.
Bảo tàng Thái Bình được xây dựng mới và đi vào hoạt động, là một sự
kiện quan trọng trong lịch sử phát triển của ngành Văn hóa - Thơng tin Thái
Bình, đánh dấu sự quan tâm của địa phương. Bảo tàng Thái Bình có cảnh

quan, khơng gian thoáng rộng, đẹp, kiến trúc hiện đại kết hợp với truyền
thống. Với 3 tầng trưng bày, trên 3000 tài liệu, hiện vật, hình ảnh, được khách
tham quan đánh giá tốt. Từ năm 2003 Bảo tàng đã mở cửa thường xuyên phục
vụ cơng chúng trong và ngồi tỉnh. Bình qn mỗi năm có hơn 20.000 lượt
khách tham quan Bảo tàng.
Luật Di sản Văn hóa được ban hành năm 2001, là cơ sở pháp lý cao nhất
cho việc chỉ đạo hoạt động Bảo tàng Thái Bình trên các lĩnh vực sưu tầm,
kiểm kê, bảo quản, trưng bày giáo dục và công tác, quản lý di tích. Kho bảo
tàng được cải tạo bố trí hợp lý và là một bộ phận độc lập, số lượng hiện vật
sưu tầm được Bảo tàng sưu tầm về hoặc do các tổ chức và cá nhân hiến tặng
ngày càng tăng. Năm 2000, Bảo tàng đã tiếp nhận và nghiên cứu trống đồng
Đông Sơn phát hiện tại chùa Cịng, xã Minh Tân, huyện Hưng Hà. Trống
đồng được ơng Phạm Văn Nghị - người địa phương trông nom chùa Còng,
khi đào đất khu vực ao chùa đã phát hiện (ngày 23/11/2000). Năm 2005 Bảo

13


tàng đã tổ chức trưng bày chuyên đề “Cổ vật Thái Bình và 20 tỉnh trong cả
nước”. Trưng bày đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lịng cơng chúng.
Trên hoạt động nghiên cứu khoa học, Bảo tàng Thái Bình đã biên soạn và
xuất bản 2 cuốn sách “Di tích lịch sử văn hóa Thái Bình tập 1” và sách “Di tích
khảo cổ ở Thái Bình”. Bảo tàng cũng đã thực hiện hai đề tài khoa học nghiên
cứu khoa học cấp tỉnh với nội dung bước đầu giới thiệu khái qt về hệ thống
di tích lịch sử văn hóa, di tích khảo cổ học tiêu biểu của tỉnh Thái Bình.
Đây cũng là thời kỳ Bảo tàng Thái Bình khẳng định vai trò, chức năng
bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh. Các dự án
xây dựng đền Trần (huyện Hưng Hà), tu bổ chùa Keo (huyện Vũ Thư), đền
Tiên La (huyện Hưng Hà), đình Khuốc (huyện Hưng Hà)…đã được khởi cơng
xây dựng. Đặc biệt dự án xây dựng đền Trần, bảo tồn các ngôi mộ vua Trần ở

xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, đã khẳng định được vị thế của Bảo tàng Thái
Bình trong cơng tác tham mưu cho ngành Văn hóa - Thông tin trong lĩnh vực
nghiên cứu, xếp hạng, tu bổ tơn tạo, tun truyền về di tích lịch sử văn hóa.
Tính đến tháng 12/ 2006, số lượng di tích trong toàn tỉnh được xếp hạng cấp
Quốc gia là 91 di tích.
* Thời kỳ từ năm 2006 đến nay
Bảo tàng Thái Bình đã phát huy truyền thống 25 năm xây dựng, trưởng
thành, được các cấp, các ngành quan tâm giúp đỡ. Ngày 7/4/2008, Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch được thành lập trên cơ sở sát nhập Sở Văn hóa Thơng tin và Sở Thể dục - Thể thao và 1 bộ phận của ngành Thương mại Du
lịch, 1 bộ phận Gia đình của Ủy ban dân số tỉnh. Lúc này Bảo tàng Thái Bình
trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Năm 2008, Bảo tàng Thái Bình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch thỏa thuận nhất trí và UBND tỉnh ra quyết định xếp loại II. Nhằm tăng
cường công tác quản lý nhà nước và hoạt động chuyên môn sâu về công tác

14


bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa trên đất Thái Bình, Ủy ban nhân
dân tỉnh Thái Bình ra quyết định số 1066/QĐ-UBND ngày 19/05/2009 tách
bộ phận quản lý di tích của Bảo tàng Thái Bình thành Ban quản lý di tích;
đồng thời ra quyết định số 1065/QĐ-UBND ngày 19/05/2009, về việc kiện
toàn bộ máy tổ chức của Bảo tàng tỉnh với chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu,
sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày, giới thiệu các tài liệu hình ảnh, hiện
vật bảo tàng về lịch sử mảnh đất và con người Thái Bình với công chúng,
cùng một số nhiệm vụ chuyên môn khác. Bộ máy tổ chức của Bảo tàng được
kiện toàn với 1 giám đốc, 2 phó giám đốc, 16 biên chế và gồm 3 phịng:
phịng Hành chính tổng hợp, phịng Trưng bày tuyên truyền và phòng Sưu
tầm - Kiểm kê - Bảo quản.
Năm 2007, Bảo tàng đã phối hợp với Sở Thương binh xã hội tổ chức

trưng bày chuyên đề, nhân dịp kỉ nệm 60 năm ngày Thương binh liệt sĩ Việt
Nam. Năm 2008 Bảo tàng Thái Bình phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Việt
Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Mỹ thuật dân gian Việt Nam” được công
chúng đánh giá rất cao.
Năm 2008 trong công tác sưu tầm, thu thập hiện vật, Bảo tàng tổ chức
tiếp nhận xe tăng của Bộ tư lệnh Tăng - Thiết giáp tặng. Đây là chiếc xe tăng
cùng loại với chiếc xe tăng 843 do đồng chí Bùi Quang Thận – người con của
Thái Thụy, Thái Bình đã chỉ huy cắm cờ giải phóng trên nóc Dinh Độc lập lúc
11h30’ ngày 30/4/1975 báo hiệu chiến dịch Hồ Chí Minh tồn thắng, miền
Nam được giải phóng.
Trên lĩnh vực quản lý di tích, Bảo tàng đã tổ chức tổng kiểm kê di tích
tồn tỉnh lần 2 vào năm 2007 và bàn giao các di tích quan trọng như chùa
Keo, khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, đền Trần cho UBND các
huyện Vũ Thư, Thái Thụy, Hưng Hà. Tính đến thời điểm trước khi kiện tồn
bộ máy, Bảo tàng tỉnh đã xếp hạng 91 di tích cấp Quốc gia và 428 di tích cấp

15


Tỉnh. Tính đến nay (tháng 3/2012) Thái Bình đã có 104 di tích xếp hạng cấp
Quốc gia và 438 di tích xếp hạng cấp tỉnh.
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bảo tàng Thái Bình
Ngày 19/05/2009, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình ra
quyết định số 1065/QĐ-UBND về việc kiện tồn bộ máy tổ chức của Bảo
tàng tỉnh. Trong đó đã quy định rõ chức năng nhiệm vụ của Bảo tàng Thái
Bình như sau:
“ Điều 1. Kiện toàn tổ chức bộ máy của Bảo tàng tỉnh. Bảo tàng tỉnh là
đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, có chức năng
sưu tầm, bảo quản, trưng bày, giới thiệu các tài liệu hiện vật về lịch sử tự
nhiên, xã hội của mảnh đất con người Thái Bình, nhằm phục vụ nhu cầu

nghiên cứu, giáo dục, tham quan, hưởng thụ văn hóa của nhân dân trong tỉnh,
khách tham quan du lịch trong nước và quốc tế;
- Bảo tàng tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện của Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch Thái Bình.
- Bảo tàng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trụ sở
của Bảo tàng tỉnh tại thành phố Thái Bình (cạnh Quảng trường 14-10)
Điều 2. Nhiệm vụ của Bảo tàng tỉnh:
- Sưu tầm, kiểm kê khoa học, bảo quản và trưng bày hiện vật, tu sửa,
phục chế các hiện vật;
- Tổ chức trưng bày, giới thiệu những tài liệu hiện vật tại Nhà bảo tàng để
giới thiệu với khách tham quan, những truyền thống tốt đẹp của tỉnh Thái Bình;
- Nghiên cứu khoa học về di sản văn hố, phối hợp với cơ quan có thẩm
quyền giám định các di vật, cổ vật theo luật di sản văn hoá;
- Tổ chức thực hiện khai quật khảo cổ học theo qui định của luật di sản
và qui định của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình;

16


- Hướng dẫn nghiệp vụ cho các nhà truyền thống huyện, thành phố và
các ngành;
- Quản lý kinh phí, cơ sở vật chất, tài sản và đội ngũ cán bộ, viên chức
thuộc Bảo tàng tỉnh theo qui định của Nhà nước;
- Thực hiện hợp tác về hoạt động nghiệp vụ đối với bảo tàng các tỉnh,
thành phố theo qui định của pháp luật.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch giao.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Bảo tàng tỉnh:
- Lãnh đạo, gồm: Giám đốc và Phó giám đốc.
- 03 phịng chun mơn:

+ Phịng Sưu tầm, kiểm kê, bảo quản
+ Phòng Trưng bày tuyên truyền
+ Phịng Hành chính tổng hợp”
Hiện nay, Bảo tàng gồm 16 cán bộ biên chế chính thức. Trong đó có 13
cán bộ có trình độ đại học chun ngành bảo tàng và chuyên ngành lịch sử.
1.2 Nội dung hệ thống trƣng bày của Bảo tàng Thái Bình
Hiện nay nội dung trưng bày Bảo tàng Thái Bình gồm hai phần chính:
- Trưng bày trong nhà (bao gồm trưng bày thường trực và các phần trưng
bày chuyên đề).
- Trưng bày ngoài trời (bao gồm trưng bày những hiện vật thể khối lớn
và khu vực tổ chức các hoạt động văn hóa).
1.2.1 Phần trưng bày trong nhà
Năm 2003 tịa nhà Bảo tàng Thái Bình được hồn thiện và khánh thành
với diện tích mặt sàn gần 3.000m2, diện tích xây dựng gần 1500m2 trên tổng
diện tích khn viên là 73.600m2. Tịa nhà gồm 3 tầng, xây dựng hiện đại đáp
17


ứng được các yêu cầu của một ngôi nhà dùng làm bảo tàng. Tổng diện tích
sàn trưng bày của cả 3 tầng là gần 3.000m2; diện tích dùng làm kho bảo quản
là 700m2.
Trong khơng gian và diện tích của tịa nhà 3 tầng, Bảo tàng Thái Bình
trưng bày giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển lịch sử đất và người
Thái Bình; những thành tựu nổi bật trong quá trình đấu tranh dựng nước và
giữ nước cùng những đặc trưng văn hóa tiêu biểu của Thái Bình.
Phần trưng bày trong nhà Bảo tàng Thái Bình gồm 4 chủ đề như sau:
- Phần khánh tiết
- Phần trưng bày chủ đề “Sự hình thành mảnh đất con người và truyền
thống văn hiến Thái Bình”
- Phần trưng bày chủ đề “Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm

từ đầu Công nguyên tới khi thành lập Đảng”
- Phần trưng bày chủ đề “Truyền thống cách mạng Thái Bình từ khi có
Đảng lãnh đạo”.
* Phần khánh tiết: với cụm tượng đài “Bác Hồ với nhân dân Thái Bình
và tình cảm của Đảng bộ nhân dân Thái Bình với Bác Hồ”. Sinh thời, dù bận
trăm công ngàn việc, Bác Hồ vẫn quan tâm đến phong trào cách mạng và đời
sống của nhân dân cả nước. Đảng bộ và nhân dân Thái Bình cũng đã vinh dự
được 5 lần đón Bác về thăm: lần thứ nhất vào ngày 10/01/1946, lần thứ 2 vào
ngày 28/04/1946, lần thứ 3 vào ngày 26/10/1958, lần thứ 4 vào ngày
26/03/1962 và lần cuối cùng vào hai ngày 31/12/1966 và 1/1/1967 Bác Hồ về
thưởng công cho Đảng bộ và nhân dân Thái Bình - là tỉnh đầu tiên ở miền
Bắc đạt 5 tấn thóc/1ha. Cũng trong lần về thăm này, Bác Hồ căn dặn: “Bác
rất vui lịng thấy Thái Bình có tiến bộ nhiều, Bác mong các đồng chí, đồng
bào đều cố gắng hơn nữa để xây dựng Thái Bình trở thành một tỉnh gương
mẫu về mọi mặt”.

18


Cụm tượng đài thể hiện 9 nhân vật, trong đó Bác Hồ là nhân vật trung
tâm, xung quanh Bác là các tầng lớp công - nông - binh, cụ già và học sinh
đón Bác. Trên bục tượng là thảm lúa vàng, phía sau là lũy tre xanh và hình
ảnh gác chng chùa Keo - một di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của q
hương Thái Bình.
Hai bên tường khu trung tâm có 2 bức phù điêu. Một bên là biểu tượng
truyền thống văn hiến và truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm trước
khi có Đảng. Một bên phù điêu thể hiện nội dung trong thời kỳ cách mạng,
Đảng bộ và nhân dân Thái Bình đã lập nhiều thành tích xuất sắc.
* Phần trưng bày chủ đề “Sự hình thành mảnh đất con người và truyền
thống văn hiến Thái Bình”

Trong khơng gian diện tích trưng bày tại tầng 2, Bảo tàng Thái Bình trưng
bày giới thiệu lịch sử mảnh đất con người, đời sống văn hóa và truyền thống
đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân Thái Bình trước khi có Đảng.
Bảo tàng Thái Bình trưng bày giới thiệu quá trình hình thành các vùng
đất đai và sự du nhập của các luồng cư dân đến khai khẩn đất hoang, lập nên
xóm ấp. Vùng đất cổ phía Tây Bắc Thái Bình được hình thành khá sớm cách
đây khoảng 2.500 năm lịch sử với các hiện vật minh chứng như các mảnh
gốm, trống đồng và một mảnh khuôn đúc trống đồng phong cách Đông Sơn,
mũi tên đồng mang phong cách Cổ Loa.
Các hiện vật tại di chỉ và trong mộ táng, những viên gạch hoa văn ô
trám lồng, mô hình nhà, mơ hình trang trại, nhĩ bơi, bát đĩa có niên đại từ thế
kỷ I đến thế kỷ III là những hiện vật minh chứng cho sự quần cư của cư dân
cổ Thái Bình. Các vùng đất khác trong quá trình biển tiến, nhân dân lấn biển
lập làng, đặc biệt là Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ chiêu dân mộ binh khẩn
hoang lập nên vùng đất Tiền Châu năm 1828, tiền thân của huyện Tiền Hải
ngày nay. Nhân dân Thái Bình có truyền thống đấu tranh dũng cảm chế ngự

19


thiên nhiên, cần cù lao động sản xuất đã được khắc họa bằng các công cuộc trị
thủy, khẩn hoang, các kinh nghiệm trồng lúa nước vốn được đúc kết từ cả một
bề dày lịch sử, các nghề thủ công truyền thống.
Bảo tàng Thái Bình trưng bày giới thiệu trên 50 loại giống lúa có năng
xuất cao thích nghi với từng vùng đất, trong đó có những giống lúa tiến vua
như tám thơm, dự hương, nếp cái hoa vàng. Bên cạnh đó, Bảo tàng cịn trưng
bày những cơng cụ sản xuất nơng nghiệp phổ biến đã gắn bó với người nơng
dân Thái Bình trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, đặc biệt là miệng
giếng đá sưu tầm ở thị trấn Diêm Điền có từ thời Trần cịn lưu giữ đến ngày
nay mà cán gầu múc nước đã hằn sâu mài thành rãnh.

Bằng các tổ hợp hình tượng trưng bày kết hợp với cả phương tiện nghe
nhìn minh họa, Bảo tàng Thái Bình tái hiện cảnh chiếu chèo sân đình với các
kịch bản, tích chèo kinh điển; xem nhà thủy đình với các tích trị qn rối tiêu
biểu của làng Nguyễn (Nguyên Xá) và làng Đống (xã Đông Các, huyện Đông
Hưng) đã từng biểu diễn để lại ấn tượng sâu sắc cho khán giả trong và ngoài
nước. Nghệ thuật chèo và múa rối nước và niềm tự hào của người Thái Bình.
Ngồi 2 loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu, Bảo tàng còn
trưng bày giới những tài liệu hiện vật, hình ảnh, những tác phẩm điêu khắc có
giá trị như chùa Keo, đình An Cố, đền Đồng Bằng, đền Đồng Sâm, Tiên La,
miếu Hai Thơn... Thái Bình cũng là vùng đất có nhiều nhà khoa bảng với hơn
100 vị đại khoa, trong đó tiêu biểu nhất có thể kể đến Bảng nhãn Lê Quý Đôn
(quê xã Độc Lập, huyện Hưng Hà) đã được tôn vinh là Nhà bác học thời
phong kiến Việt Nam.
* Phần trưng bày với chủ đề “Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại
xâm từ đầu Công nguyên tới khi thành lập Đảng”
Cũng tại tầng 2, Bảo tàng trưng bày về truyền thống đấu tranh chống giặc
ngoại xâm từ đầu công nguyên tới khi thành lập Đảng. Từ những năm đầu Công

20


nguyên, nữ tướng Vũ Thị Thục đã xưng hiệu “Bát Nạn tướng quân” dấy binh cùng
Hai Bà Trưng đánh tan quân Đông Hán xâm lược, được Hai Bà Trưng phong chức
“Đơng Nhung đại tướng qn” (hiện có sắc phong thờ tại đền Tiên La, xã Đoan
Hùng và đền Buộm, xã Tân Tiến, huyện Hưng Hà). Ngồi ra cịn có Lê Đô tướng
quân (ở làng Hiệp Lực, xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ), bà Đỗ Thị Cẩm Hoa dấy
binh ở Rèm, Bơn (xã Thăng Long và xã Hồng Châu, huyện Đông Hưng), Đỗ Thị
Quế Hoa dựng căn cứ (ở làng Mỹ Lộc, Hương Đường, Tăng Bổng, Tang Điền)…
Thời Đinh có Minh Công Trần Lãm giữ Kỳ Bố Hải Khẩu giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp
loạn 12 sứ quân thống nhất sơn hà cùng tên tuổi của những tướng lĩnh Thái Bình

như Bùi Quang Dũng, Bùi Quang Đạt cịn lưu danh mn thủa.
Vào thời Lý, Thái Bình thực sự trở thành nơi xóm làng đông vui, trù
mật. Năm 1038, vua Lý Thái Tông đã ra Kỳ Bố Hải Khẩu cày tịch điền để
động viên dân chúng cày cấy mở mang nông nghiệp.
Thời Trần, với những di tích, hiện vật khảo cổ khai quật ở Tam Đường
cùng các khu mộ tổ vua Trần ở xã Tiến Đức, di tích thờ Thái Sư Trần Thủ
Độ, Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung, ở xã Liên Hiệp, huyện Hưng Hà đã
chứng minh đất Thái Bình là nơi phát tích của nhà Trần - một hậu phương
lớn, góp phần cùng quân dân Đại Việt đại thắng quân xâm lược Mông
Nguyên, thế kỷ XIII mở ra một trang sử hào khí Đơng A của dân tộc.
Thời Lê, Thái Bình có nhiều nhân tài với các tên tuổi: Trạng nguyên
Phạm Đôn Lễ, Bảng nhãn Lê Quý Đôn… với hàng chục bộ bách khoa kinh
điển để lại cho hậu thế. Bảo tàng Thái Bình trưng bày giới thiệu một số mảng
điêu khắc gỗ của những cơng trình kiến trúc lớn và sưu tập con giống bằng
gốm sứ, gạch đất nung trổ hoa, bình vơi phong tục ăn trầu cổ của người Việt.
Bước sang thế kỷ XVIII, sự khủng hoảng mục ruỗng, thối nát của cả
một chế độ, yêu cầu giải thốt cuộc sống đen tối của hàng triệu nơng dân
nghèo đã trở thành nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ các phong trào đấu tranh
sôi động của đông đảo nông dân. Bảo tàng Thái Bình trưng bày giới thiệu
21


những tài liệu, hiện vật minh chứng cho một thời kỳ quật khởi của phong trào
áo vải với những tên tuổi như: Hồng Cơng Chất ở làng Hồng Xá , huyện Vũ
Thư - thủ lĩnh nông dân khởi nghĩa chống triều đình phong kiến Lê Trịnh
1739-1769; Tú Cao tức Trần Cao quê ở Dũng Thúy, huyện Vũ Thư; Lê Kiều
Lan quê ở Thụy Quỳnh, huyện Thái Thụy đã giúp nghĩa quân Nguyễn Hữu
Cầu giữ thành đá Chợ Và, xã Quỳnh Hội, huyện Quỳnh Phụ; Phan Bá Vành –
lãnh tụ nông dân khởi nghĩa chống triều đình phong kiến ở Minh Giám, Kiến
Xương… Cùng những tên tuổi các văn thân có tư tưởng canh tân đất nước

chống lại chúa Trịnh trên vũ đài chính trị như Phạm Cơng Thế ở Thái Phúc,
huyện Thái Thụy; Bùi Sỹ Tiêm quê ở làng Kinh Lũ, huyện Đông Hưng…
Ngay từ đầu thế kỷ XIX, nhiều trí thứ trước nguy cơ xâm lược của tư bản
phương tây đã đề xuất việc canh tân bảo vệ tổ quốc với các tên tuổi: Cử nhân
Doãn Uẩn quê làng Ngoại Lãng, huyện Vũ Thư; Tiến sĩ Phạm Thế Hiển quê
làng Luyến Khuyết, xã Thụy Phong, huyện Thái Thụy; Nguyễn Mậu Kiến quê
làng Động Trung, huyện Kiến Xương; Tiến sĩ Ngơ Quang Bích q làng Trình
Phố, huyện Tiền Hải… Rồi phong trào Cần Vương chống Pháp trong những
năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với các tên tuổi Tạ Hiện (còn gọi là Đề
Hiện) quê làng Quan Lang, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy; ngự sử Phạm Huy
Quang quê làng Phù Lưu, xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng; Bang biện Nguyễn
Đình Tốn q làng Hồng Nơng, huyện Hưng Hà … được nhân dân ca ngợi:
“ Thứ nhất Đề Hiện, Quan Lang
Thứ nhì Bang Tốn ở làng Hồng Nơng
Lại thêm Án Kiến – Động Trung
Huy Quang Ngự sử ở vùng Phù Lưu”
* Phần trưng bày với chủ đề “Truyền thống cách mạng Thái Bình từ khi
có Đảng lãnh đạo”
Tầng 3 của Bảo tàng trưng bày truyền thống cách mạng Thái Bình từ
khi có Đảng lãnh đạo. Bằng các tài liệu hình ảnh, hiện vật minh họa sẽ làm
22


sáng tỏ các mốc son lịch sử trong chủ đề này. Những người con ưu tú tiêu
biểu như Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Văn Năng, Bùi Hữu Diên… cùng các sự
kiện của cuộc biểu tình nơng dân Tiên – Dun - Hưng (1/5/1930) và nơng
dân Tiền Hải (14/10/1930) đã góp phần để Xứ ủy đánh giá Thái Bình là tỉnh
có phong trào “mạnh nhất Bắc Kỳ lúc bấy giờ”.
Trong kháng chiến chống Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ
và nhân dân tỉnh đã cùng bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực đánh địch 6.391

trận, tiêu diệt 16.806 tên; làm bị thương 8.011 tên; bắt sống 4.760 tên, gọi
hàng 11.430 tên, phá hủy 430 xe cơ giới, 2 máy bay, 4 canô, 119 đại bác, thu
hàng ngàn súng các loại và nhiều quân trang, quân dụng khác. Với thành tích
như vậy, Thái Bình vinh dự được Hồ Chủ Tịch và Chính phủ tặng Huân
chương Độc lập hạng nhất về thành tích kiến quốc chuẩn bị kháng chiến, nhất
là thành tích về thanh tốn nạn mù chữ. Được Bác Hồ tặng cờ thêu 8 chữ
vàng “Quân dân một lòng tiêu diệt địch”. Làng kháng chiến Tán Thuật, huyện
Kiến Xương có Nguyễn Thị Chiên được phong là nữ Anh hùng lực lượng vũ
trang đầu tiên trong toàn quốc.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Thái Bình là “Quê hương 5 tấn”, sản
xuất giỏi, chiến đấu giỏi, bắn rơi 4 máy bay Mỹ, thực hiện tốt khẩu hiệu “thóc
thừa cân, quân vượt mức”; nhiều tập thể và cá nhân được phong tặng danh
hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Trong những năm đổi mới, những thành tựu kinh tế, văn hóa của tỉnh
cũng không ngừng phát triển và tăng trưởng, những khu công nghiệp lớn
được mở mang, đời sống cán bộ nhân dân ngày càng ổn định và phát triển.
Với hàng ngàn tài liệu hiện vật quý cùng giải pháp trưng bày mỹ thuật
đẹp, trang thiết bị nghe nhìn hiện đại, các phịng trưng bày đã nêu bật các
chặng đường lịch sử, các mốc son quan trọng tiêu biểu trong chiến đấu và sản
xuất của quân dân Thái Bình.

23


Ngồi phần trưng bày lịch sử, Bảo Tàng Thái Bình cịn có phịng trưng
bày chun đề về kinh tế biển, tiềm năng dầu khí và việc khai thác, sử dụng
để phát triển những khu công nghiệp lớn của tỉnh.
1.2.2 Phần trưng bày ngoài trời
Phần trưng bày ngoài trời, gồm các loại hiện vật thể khối lớn gắn với
những sự kiện và nhân vật lịch sử tiêu biểu của tỉnh trong cuộc kháng chiến

bảo vệ tổ quốc.
Kho vũ khí lớn từ thô sơ đến hiện đại, từ loạt súng thần công trước thời
chống Pháp đến các loại pháo mặt đất tham gia đánh địch của sư đoàn đồng
bằng, các đơn vị pháo mặt đất và pháo nòng dài của tự vệ miền biển và bộ đội
quân khu III bắn cháy tàu chiến Mỹ. Trong kháng chiến chống Mỹ, đồng chí
Phạm Trường Uy quê ở Vũ Lạc huyện Kiến Xương đã từng chỉ huy tên lửa
mặt đất (Sam III) bắn cháy nhiều máy bay Mỹ; khẩu pháo 37 ly của đơn vị
anh hùng (dân quân xã Đông Lâm huyện Tiền Hải ) đã tham gia bắn cháy
máy bay Mỹ. Chiếc máy bay Mic21 do đồng chí Phạm Tuân – Anh hùng lực
lượng vũ trang đã từng lái bắn rơi máy bay B52 của Mỹ. Xe tăng 843 do đồng
chí Bùi Quang Thận – người con Thái Bình – chỉ huy và tham gia chiến dịch
Hồ Chí Minh lịch sử - đồng chí là người cắm cờ trên Dinh Độc Lập vào hồi
11h30’ ngày 30/04/1975.
Ngoài ra, trong quy hoạch xây dựng, phần trưng bày ngồi trời cịn có
vườn cây lưu niệm và tượng danh nhân tiêu biểu của tỉnh; khu trưng bày kiến
trúc làng xã và di sản mỹ thuật điêu khắc Hán Nơm bằng chất liệu đá; khu
hoạt động các loại hình văn hóa dân gian.
Hàng năm, Bảo tàng Thái Bình sưu tầm bổ sung hàng trăm tài liệu hiện
vật, phim ảnh; phục vụ trên 20.000 lượt khách tham quan; tổ chức trưng bày
các chuyên đề phục vụ kịp thời yêu cầu nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

24


1.3 Tầm quan trọng, ý nghĩa của phần trƣng bày “Sự hình thành
mảnh đất con ngƣời và truyền thống văn hiến Thái Bình” trong hệ thống
trƣng bày của Bảo tàng Thái Bình.
Trưng bày là cầu nối đưa bảo tàng đến với cơng chúng. Khơng có trưng
bày thì bảo tàng chỉ là kho bảo quản, lưu trữ các sưu tập đã được hệ thống hóa
lại một cách khoa học và đã được nghiên cứu. Những hiện vật bảo tàng quý

hiếm là vật chứng cho những sự kiện lịch sử được bảo tàng sưu tầm, nghiên
cứu, bảo quản chỉ được tiếp xúc với cơng chúng qua trưng bày. Vì vậy có thể
nói, nếu khơng có hiện vật thì khơng có bảo tàng và cũng khơng có bảo tàng
nếu khơng có trưng bày.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác trưng bày nên ngay từ khi
ra đời, Bảo tàng Thái Bình đã rất chú trọng đến hoạt động này. Bảo tàng
không ngừng sưu tầm tài liệu, hiện vật làm phong phú thêm hệ thống tài liệu,
hiện vật trưng bày cũng như tiếp thu, chọn lọc, áp dụng những phương tiện,
trang thiết bị mới để hoàn thiện hệ thống trưng bày.
Phần trưng bày “Sự hình thành mảnh đất con người và truyền thống văn
hiến Thái Bình” là một phần quan trọng trong hệ thống trưng bày Bảo tàng
Thái Bình vì đây là phần giới thiệu về trang sử mở đầu đánh dấu sự ra đời hình
thành mảnh đất, địa danh Thái Bình, hình thành những lớp cư dân đầu tiên và
từ đó tạo nên những phong tục tập quán, những truyền thống văn hóa văn hiến
của một địa phương. Đến bất cứ vùng đất nào, để hiểu được con người nơi ấy
thì phải tìm hiểu những vấn đề như điều kiện tự nhiên để hình thành mảnh đất,
con người Thái Bình và những phong tục, tập quán, truyền thống văn hiến của
cư dân nơi đây. Bảo tàng Thái Bình đã đáp ứng được nhu cầu đó bằng tất cả
các hình ảnh, tài liệu hiện vật trưng bày của phần đầu đã minh chứng cho lịch
sử và truyền thống văn hóa của nhân dân Thái Bình. Khách tham quan đến với
Bảo tàng Thái Bình được tìm hiểu sâu sắc về vùng đất “địa linh nhân kiệt” có
truyền thống yêu nước, yêu quê hương, có những tập tục sinh hoạt văn hóa
25


×