Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn thành phố thái nguyên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 133 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA HÀ NỘI

NGƠ THỊ NGC DAO

xây Dựng đời sống văn hóa ở KHU DÂN CƯ
TRÊN địa bn thnh phố tHái nguyên Hiện NAY

LUN VN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

HÀ NỘI - 2009


2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA HÀ NỘI

NGƠ THỊ NGC DAO

xây Dựng đời sống văn hóa ở KHU DÂN CƯ
TRÊN địa bn thnh phố tHái nguyên Hiện NAY

Chuyờn ngnh : Văn hóa học
Mã số



: 60-31-70

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN DUY BẮC

HÀ NỘI - 2009


3

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là
trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn
chưa từng được cơng bố trong bất cứ cơng trình
nào.
TÁC GIẢ
Ngơ Thị Ngọc Dao


4
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CLB

: Câu lạc bộ

CNXH


: Chủ nghĩa xã hội

ĐSTT

: Đời sống tinh thần

ĐSVC

: Đời sống vật chất

ĐSVH

: Đời sống văn hoá

ĐSVHCS

: Đời sống văn hoá cơ sở

GĐVH

: Gia đình văn hố

KDC

: Khu dân cư

LHPN

: Liên hiệp Phụ nữ


TDĐKXDĐSVH

: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

TDĐKXDĐSVHOKDC : Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn
hoá ở khu dân cư
TNXH

: Tệ nạn xã hội

TPTN

: Thành phố Thái Nguyên

UBND

: Uỷ ban nhân dân

VHNT

: Văn hố nghệ thuật

VHTT

: Văn hố thơng tin

XĐGN

: Xố đói giảm nghèo


KHCN

: Khoa học công nghệ


5
MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ, ĐỜI SỐNG VĂN
HOÁ CƠ SỞ VÀ VAI TRỊ CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI
SỐNG VĂN HỐ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ
XÃ HỘI

1.1. Quan niệm về văn hoá.
1.2. Quan niệm về đời sống văn hoá cơ sở.
1.3. Vai trò của việc xây dựng đời sống văn hoá cơ sở đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội hiện nay.

8
8
15
24

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ Ở KHU DÂN CƯ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN NHỮNG NĂM GẦN


33

ĐÂY.

2.1. Tổng quan về thành phố Thái Nguyên.
2.2. Thực trạng đời sống văn hoá ở khu dân cư trên địa bàn thành phố
Thái Nguyên hiện nay.

33
38

2.3. Đánh giá chung về công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở ở
KDC trên địa bàn TPTN những năm gần đây.

70

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH
VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CƠ SỞ Ở KHU DÂN
CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

3.1. Dự báo về sự phát triển của thành phố Thái Nguyên từ nay đến
2015 – 2020.
3.2. Phương hướng chung.
3.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh việc xây dựng đời sống văn
hoá cơ sở ở KDC trên địa bàn TPTN những năm tới đây.

77
77
82
86


3.4. Một số kiến nghị, đề xuất.

99

KẾT LUẬN

102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

104

PHỤ LỤC

109


6

DANH MỤC CÁC BẢNG

TT

Tên bảng

Trang

Bảng2.1


Phiếu kê khai Hộ Gia đình

46

Bảng2.2

Kết quả hoạt động phong trào TDĐKXDĐSVHOKDC
ở khu dân cư thành phố Thái Nguyên

63

Bảng2.3

Số liệu phong trào TDĐKXDĐSVH các huyện, thị,
thành tính đến tháng 6 năm 2007 của UBND tỉnh

70

Thái Nguyên, BCĐ phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hố”.
Bảng3.1 Quy hoạch một số khu đơ thị trên địa bàn TPTN đến
năm 2010 - 2020

84


7

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

1.1. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương (khoá
VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc đã xác định nhiệm vụ xây dựng mơi trường văn hố: “ Tạo ra ở
các đơn vị cơ sở (gia đình,làng, bản, xã, phường, khu tập thể, cơ quan, xí
nghiệp, nơng trường, lâm trường, trường học, đơn vị bộ đội,…) các vùng dân
cư (đô thị, nông thôn, miền núi,…) đời sống văn hố đa dạng và khơng ngừng
tăng lên của các tầng lớp nhân dân… Đẩy mạnh phong trào xây dựng làng,
ấp, xã, phường văn hố, nâng cao tính tự quản của cộng đồng dân cư trong
công cuộc xây dựng nếp sống văn minh…Phát triển không ngừng nâng cao
chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hoá cơ sở, đầu tư xây dựng một số
cơng trình văn hố trọng điểm tầm quốc gia. Tăng cường hoạt động của các
tổ chức văn hoá, nghệ thuật chuyên nghiệp, phát triển phong trào quần chúng
hoạt động văn hoá, nghệ thuật…” [19, tr.56]. Kết luận Hội nghị Trung ương
10 (khoá IX) nêu rõ: Chú trọng xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, nhất là cộng
đồng dân cư, xây dựng mơi trường văn hố lành mạnh, tốt đẹp, phong phú.
Thường xuyên nâng cao trình độ phổ cập văn hoá đáp ưng nhu cầu văn hoá
ngày càng cao và đa dạng của các tầng lớp nhân dân đi đôi với nhiệm vụ bồi
dưỡng các tài năng văn hố, khuyến khích các văn nghệ sĩ sáng tạo được
nhiều cơng trình văn hố - nghệ thuật tiêu biểu có giá trị cao về tư tưởng và
nghệ thuật, tương xứng với sự nghiệp cách mạng của dân tộc và cơng cuộc
đổi mới. Trước đó Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V
(1982) đã chỉ rõ:
“ Một nhiệm vụ quan trọng hiện thời là đưa văn hoá thâm nhập vào
cuộc sống hàng ngày của nhân dân. Đặc biệt chú trọng xây dựng đời sống văn
hố cơ sở, bảo đảm mỗi nhà máy, cơng trường, nông trường, lâm trường, mỗi
đơn vị lực lượng vũ trang, công an nhân dân, mỗi cơ quan, trường học, bệnh


8
viện, cửa hàng, mỗi xã, hợp tác xã, phường, ấp đều có đời sống văn hố” [8,

tr.110].
Như vậy việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở là bước đi ban đầu,
nhằm phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hoá tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc, thực hiện phát triển văn hoá gắn kết chặt chẽ và đồng bộ
hơn với phát trển kinh tế xã hội, làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội. Đặc biệt việc xây dựng đời sống văn hoá cơ sở ở các tỉnh
miền núi, biên giới và vùng đồng bào dân tộc thiểu số càng có ý nghĩa quan
trọng cấp thiết, vì vấn đề dân tộc có ý nghĩa chiến lược cơ bản lâu dài trong sự
nghệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Bảo tồn và phát huy,
phát triển văn hoá dân tộc thiểu số được xác định là một trong mười nhiệm vụ
trọng tâm của sự nghiệp xây dựng, hiện đại hoá nền văn hoá Việt Nam.
1.2. Hội nghị lần thứ hai Uỷ ban Trung ưong Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam (khoá IV) đã quyết định mở cuộc vận động “Tồn dân địan kết xây
dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” với năm nội dung chủ yếu là: Đoàn kết
giúp đỡ nhau phát triển kinh tế; Đồn kết phát huy truyền thống tương thân,
tương ái có nhiều hoạt động nhân đạo, tình nghĩa; Đồn kết phát huy dân chủ,
giữ vững kỷ cương, mọi người sống và làm việc theo pháp luật và quy ước
cuộc sống; Đoàn kết chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, nâng cao dân trí và thực
hiện tốt chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho mọi người; Đoàn kết
xây dựng đời sống văn hố, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Đây là một cuộc vận động lớn của Mặt trận trong thời kỳ đổi mới đất
nước và đổi mới công tác Mặt trận nhằm phát huy vai trị của văn hố với tính
cách là nền tảng tinh thần của xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội của các cấp các nghành, trong đó đóng vai trị
nịng cốt là nghành văn hóa và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
1.3. Thành phố Thái Nguyên là trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hố,
xã hội của tồn tỉnh Thái Nguyên và khu vực Việt Bắc. Tự hào là một trong
những chiếc nôi của cách mạng Việt Nam, Thành phố Thái Nguyên đang có



9
những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó có việc
xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.
Để có sự đánh giá sâu sắc hơn về thực trạng xây dựng đời sống văn hố
cơ sở của Thành phố Thái Ngun nói chung, ở các khu dân cư trên địa bàn
Thành phố nói riêng trong thời gian qua, chúng tôi chọn đề tài “ Xây dựng đời
sống văn hoá ở khu dân cư trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên hiện nay”
làm luận văn tốt nghiệp hệ Thạc sỹ văn hóa học tại Trường Đai học Văn hố
Hà Nội. Chúng tơi hy vọng sẽ đóng góp được phần nào vào việc đẩy mạnh
cơng cuộc xây dựng đời sống văn hoá cơ sở ở thành phố Thái Nguyên, quê
hương chúng tôi trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
2.Tình hình nghiên cứu
Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở là một trong những vấn đề được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm chú ý. GS.TS. Hoàng Vinh trong cơng trình
“ Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hoá ở nước ta hiện nay”
( 47.tr109 ) đã nhấn mạnh vai trò của việc tổ chức xây dựng đời sống văn hố
cơ sở tốt chính là bước đi bân đầu nhằm xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc, đưa văn hoá thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của nhân
dân.
Nhà nghiên cứu Thanh Lê trong cuốn “ Văn hoá với đời sống xã hội”
(37.tr108) đã khẳng định tính cấp thiết của việc giữ gìn và phát huy bẳn sắc
văn hố dân tộc trong thời kì cơng nghiệp hố, hiện đại hoá . Đặc biệt cần coi
trọng: Văn hoá giáo dục, văn hố đơ thị, văn hố kiến trúc, văn hố lối sống,
văn hố gia đình, văn hố giai cấp và các tầng lớp xã hội, văn hoá quản lý,
văn hoá lãnh đạo, văn hoá nghề nghiệp…
PGS.TS. Phạm Duy Đức và các tác giả khác trong cơng trình “ Hoạt
động giải trí ở đơ thị Việt Nam hiện nay - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
(24.tr107) đã trình bày thực trạng và đề xuất những quan điểm đối với sinh
hoạt văn hố vui chơi giải trí trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện
đại hố ở nước ta hiện nay.



10
Cục Văn hố Thơng tin cơ sở (Bộ Văn hố - Thông tin) đã tổ chức biên
soạn và phát hành cuốn “ Sổ tay cơng tác Văn hố Thơng tin”. Đây là cuốn
sách hướng dẫn nghiệp vụ cho các cán bộ văn hố - thơng tin xã, phường. Vì
vậy các soạn giả đã chọn lọc, đề cập những kiến thức và phương pháp cơ bản
nhằm trang bị cho đội ngũ những người làm cơng tác văn hố - thơng tin ở cơ
sở - lực lượng tác chiến, bám trụ tại chỗ ở các làng, bản, thơn, xóm, xã,
phường, khu dân cư,.. có tài liệu để học tập, rút kinh nghiệm và áp dụng vào
nhệm vụ quản lý, tổ chức các hoạt động văn hố, thơng tin tại địa phương.
Hội đồng thi đua khen thưởng Bộ Văn hố Thơng tin xuất bản cuốn “ Gương
điển hình về xây dựng đời sống văn hoá cơ sở” tập VI năm 2003. Cuốn sách
nêu lên một số gương điển hình tiên tiến xuất sắc về xây dựng đời sống văn
hoá ở cơ sở, biểu dương những tập thể tiêu biểu …khích lệ những cá nhân
khác cùng nhau thi đua lập thành tích.
- Một số đề tài luận văn tốt nghiệp hệ thạc sỹ tại trường Đại học Văn
Hoá Hà Nội cũng đã đề cập đến vấn đề xây dựng và phát triển đời sống văn
hố ở cơ sở ở những góc độ và địa bàn khác nhau:
+ Luận văn thạc sỹ văn hoá học của tác gỉa Đặng Văn Xuyên (khoá 5,
năm 1999 - 2002) “ Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở trong công nhân lao
động ở vùng than Quảng Ninh”.
+ Luận văn thac sỹ khoa học văn hoá của tác giả Đỗ Xuân Đán (khoá 6
năm 2000 - 2003) “ Văn hố gia đình và vấn đề xây dựng gia đình văn hố ở
Thủ đơ Hà Nội”.
+ Luận văn thạc sỹ văn hoá học của tác giả Nguyễn Sơn (khoá 2, năm
1995 - 1997) “Bảo vệ và xây dựng môi trường văn hoá trên địa bàn tỉnh Phú
Yên”.
+ Luận văn thạc sỹ văn hoá học của tác giả Phạm Minh Quang (khoá 2,
năm 1995 - 1997) “ Xây dựng đời sống văn hoá cở sở tại huyện Xuân Lộc,

tỉnh Đồng Nai”.


11
+ Luận văn thạc sỹ khoa học văn hoá của tác giả Nguyễn Phong Thu
(khoá 8, năm 2002 - 2005) “ Định hướng giá trị văn hoá cho thanh niên nơng
thơn ở Sóc Sơn”.
+ Luận văn thạc sỹ khoa học văn hoá của tác giả Lê Như Hải (khoá 9,
năm 2003 - 2006) “ Xây dựng mơi trường văn hố ở quận Ngơ Quyền Thành
phố Hải phịng trong sự nghiệp CNH HĐH đất nước ”.
- Một số báo cáo, đề án hoạt động của sở văn hố thơng tin, tỉnh uỷ
Thái Nguyên như: “Thái Nguyên với 5 năm thực hiện cuộc vận động xây
dựng gia đình văn hố (2002 - 2007) của Sở Văn hóa - Thơng tin Thái
Ngun và Đề án 01 của Tỉnh uỷ Thái Nguyên về “Tiếp tục đổi mới, tăng
cường công tác dân vận, nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ và các
đoàn thể nhân dân giai đoạn 2006 - 2010”. Bài viết của tác giả Nguyễn Thị
Lệ Thu, Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin Tỉnh Thái Nguyên với nội dung
“ Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống ma tuý gắn với xây dựng gia đình
văn hố, làng văn hố” đăng trên Tạp chí Văn hoá Thái Nguyên, tháng 11
năm 2007 … đã bước đầu đề cập đến công tác xây dựng đời sống văn hóa ở
cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có đề
tài nào nghiên cứu trực tiếp về đời sống văn hoá ở khu dân cư trên địa bàn
Thành phố Thái Nguyên với các mặt mạnh và yếu của nó, vì vậy việc
nghiên cứu đề tài "Xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư trên địa bàn
Thành Phố Thái Nguyên hiện nay" là một đề tài mới, không trùng lặp với
bất kỳ cơng trình nào đã từng đựoc cơng bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
- Luận văn hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về văn hoá, về
đời sống văn hoá, về xây dựng đời sống văn hoá cơ sở ở khu dân cư.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ
sở ở khu dân cư trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên thời kỳ từ 2001 đến
nay.


12
- Đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của việc xây dựng
đời sống văn hoá cơ sở ở khu dân cư trên địa bàn TPTN trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Trình bày khái qt những vấn đề lý luận cơ bản về văn hoá, về đời
sống văn hố và vai trị của việc xây dựng đời sống văn hoá đối với sự phát
triển của Thành phố Thái Nguyên.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng đời sống văn hoá cơ sở tại các khu dân
cư trên địa bàn TPTN trong những năm qua.
- Dự báo và đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển
sâu rộng và nâng cao chất lượng đời sống văn hoá cơ sở của người dân trong
các khu dân cư của TPTN trong thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là khảo sát điền dã
điều tra xã hội học kết hợp với các phương pháp khác như tổng hợp, phân
tích, thống kê, so sánh, để giải quyết các vấn đề và nhiệm vụ do đề tài đặt ra.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Văn hoá là khái niệm rất rộng, đa dạng và phong phú. Vì vậy để việc
nghiên cứu được tập trung và đạt kết quả tốt, luận văn xin được giới hạn việc
khảo sát ở lĩnh vực văn hoá tinh thần, chủ yếu là xây dựng ĐSVH gắn liền với
các phong tục, nếp sống, hoạt động văn hoá xã hội của người dân trong các
khu dân cư điển hình trên địa bàn TPTN những năm gần đây.
- Phạm vi nghiên cứu là các hoạt động văn hoá đã và đang diễn ra
tại các khu dân cư thuộc Thành Phố Thái Nguyên. Thời gian khảo sát,

đánh giá từ năm 2001 đến nay.


13
6. Những đóng góp của đề tài
- Luận văn đã góp phần hệ thống hố một số vấn đề lý luận về văn hố
và đưa ra một cái nhìn tổng quan về các khu dân cư trên địa bàn TPTN.
- Luận văn đã khảo sát để đánh giá được thực trạng đời sống văn hoá
của người dân ở KDC trên địa bàn TPTN và đưa ra những giải pháp góp phần
nâng cao hiệu quả công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở tại địa phương.
- Nếu luận văn được áp dụng tại địa phương sẽ góp phần nào cho xây
dựng và phát triển đời sống văn hoá của người dân TPTN ngày càng tốt hơn.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục,luận văn được viết thành 3 chương.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về văn hoá, đời sống văn hoá cơ sở và
vai trị của việc xây dựng đời sống văn hố đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội.
Chương 2: Thực trạng đời sống văn hoá ở khu dân cư trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên những năm gần đây.
Chương 3: Phương hướng và các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc xây
dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên.


14
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ, ĐỜI SỐNG
VĂN HỐ CƠ SỞ VÀ VAI TRỊ CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG
VĂN HOÁ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1.QUAN NIỆM VỀ VĂN HOÁ


Khái niệm Văn hố theo nhà ngơn ngữ học người Đức W.Vun - Đơ
(W.Wudt) bắt nguồn từ một động từ tiếng La tinh và sau chuyển thành
Cultura, chuyển nghĩa từ trồng trọt sang hàm nghĩa trồng trọt tinh thần hay
gieo trồng tinh thần (Cultusanimi) tức là giáo dục, bồi dưõng nâng cao đời
sống tâm hồn, trí tuệ của con người. Suốt trong thời kỳ Phục Hưng, từ văn
hoá áp dụng vào nghệ thuật và văn chương trong các thành ngữ “Cultura
banarum artium” và “ Cultura litteratum humanionum” (Văn hoá nghệ thuật
và văn hoá văn chương) . Các triết gia thế kỷ thứ XVII vận dụng phương pháp
khoa học để nghiên cứu con người và nói đến việc bồi dưỡng trí tuệ, rèn luyện
con người. F.Bâycơn (Francis Bacon) trong phần I cuốn sách triết học của
ơng, vẫn dùng hình ảnh vun trồng cây cối để nói việc rèn luyện tinh thần con
người (Decultura animi). T.Hốpbơ (Thomas Hobbé) sử dụng từ cultus để chỉ
nghiã vun trồng, chiêm ngưỡng. Ví dụ: Cultus đất đai là vun trồng đất đai;
Cultus trẻ em là vun trồng hoặc giáo dục trẻ em; cultus Dei là thờ phụng
Chúa... Đó là nghĩa từ văn hoá trong thời kỳ trung cổ Châu Âu. Sau này văn
hoá được xem như đồng nghĩa với tâm trí của con người là từ ý nghĩa ban đầu
và nội dung của từ gieo trồng đó. Ở Phương đơng, trong sách Chu Dịch có
viết “ Quan hồ nhân văn dĩ hoá thành thiên hạ” (nghĩa là: Cái nhân văn - vẻ
đẹp của con người có thể giáo hố cho tồn thiên hạ). Ở đây văn hố được
giải thích như một phương thức dùng văn - tức vẻ đẹp để cải hoá, giáo hoá
cho con người theo hướng tích cực. Phương Tây thời cận hiện đại, khái niệm
văn hố được sử dụng phổ biến chỉ trình độ học vấn, học thức, tri thức, phép
lịch sự. Do nhu cầu phản ánh các hoạt động xã hội, khái niệm văn hoá đã


15
được mở rộng trên nhiều lĩnh vực của đời sống. Cho đến nay có rất nhiều
cách tiếp cận văn hố theo những quan điểm khác nhau như cách tiếp cận sinh
thái học, chức năng luận với các thuyết vị chủng, tương đối. Trên hết là cách

tiếp cận theo quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đó là cách tiếp
cận theo quan điểm triết học Mác xít.
Văn hố trong quan niệm triết học macxít, là kết quả của quá trình biến
đổi bản thân con người với tư cách là sự hình thành lịch sử hiện thực của con
người. Văn hố theo đó xuất hiện từ lao động, hiện ra như một nhiệm vụ thực
tiễn biến đổi các quan hệ qua lại giữa con người và thế giới. Văn hố là một
q trình cả biến con người thành chủ thể của sự vận động lịch sử, thành một
cá nhân tồn vẹn. Để đi tới một quan niệm thích hợp về văn hoá, xuất phát từ
tư tưởng của Mác và Ph.Ăngghen nói về các “lực lượng bản chất con người”.
Trong cuốn “ Bản thảo kinh tế triết học” C.Mác viết: “ Chúng ta nhận thấy
lịch sử công nghiệp và sự tồn tại của nền công nghiệp là quyển sách mở của
các lực lượng bản chất người”. Một tác phẩm khác, C.Mác và Ăngghen viết
“Của cải là gì nếu khơng phải là sự biểu hiện tuyệt đối của những tài năng
sáng tạo của con người, không cần đến tiên đề nào khác, ngồi sự phát triển
lịch sử đã có, sự phát triển vốn lấy cái chỉnh thể của phát triển làm mục đích
tự thân, tức là mọi lực lượng bản chất người, bất chấp quy luật đã định
trước” …Qua những đoạn trích trên cho ta thấy C.Mác và Ăngghen đã chứng
minh được tính chất xã hội của các lực lượng bản chất người. Một trong các
lực lượng bản chất ấy là sức lao động, là tài năng sáng tạo của con người. Các
lực lượng bản chất người ấy được khách thể hố thơng qua hoạt động cải tạo
thế giới của con người. Chính hoạt động này là phương thức tồn tại và tái sản
xuất ra đời sống xã hội. Nguồn gốc của mọi hiện tượng, mọi quan hệ văn hoá
đều gắn với các hoạt động sống của con người. Văn hoá đựơc biểu thị như
phương thức hoạt động người bao chứa toàn bộ các sản phẩm vật chất và tinh
thần của con người. Người ta thường gọi đó là thế giới của con người, do con
người và vì con người.


16
Bước vào thế kỷ XX, thuật ngữ văn hoá dần dần thâm nhập vào đời

sống xã hội một cách sâu sắc đồng thời nó cũng trở thành đối tượng nghiên
cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn... Có thể thấy rằng trong
giao dịch thường ngày và cả trên báo chí ít thấy khái niệm nào mà sắc thái ý
nghĩa lại phong phú như từ văn hoá. Chẳng hạn, người ta có thể nói: văn hố
tình cảm, văn hố giao tiếp, văn hố phê bình, văn hố tranh luận…từ văn hố
ở đây nói về phép lịch sự, sự lễ độ, khiêm nhường biết kiềm chế bản thân
trong các mối quan hệ xã hội. Gần đây chúng ta còn nghe nói đến văn hố
chính trị, văn hố quản lý, văn hoá kinh doanh… Từ văn hoá được ghép với
các thể cộng đồng người như văn hố gia đình, văn hoá làng, văn hoá doanh
nghiệp, văn hoá vùng, văn hoá Việt Nam, văn hố dân tộc… Văn hố cịn
được vận dụng trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, trở thành đối tượng
nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như: khảo cổ học, dân tộc học, xã hội
học, triết học, văn hố học, lịch sử…Nói về định nghĩa văn hố thì con số đã
khơng dừng lại ở hàng trăm bởi lẽ đây là một khái niệm hết sức rộng lớn nếu
chỉ gói gọn vào một vài dịng thì khó có thể biểu đạt hết được. Nhà nghiên
cứu ngôn ngữ người Pháp Giăccơ Đê - ri - a phải thốt lên “ Văn hố chính là
cái tên mà chúng ta đặt cho điều bí ẩn khơng cùng với những ai ngày nay
đang tìm cách suy nghĩ về nó”.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết
sức coi trọng vấn đề văn hoá và tư tưởng. Người quan niệm:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn,
ở, và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức
là văn hố. Văn hố là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt với biểu
hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời
sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [31, tr.431].


17

Văn hố theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là tồn bộ những
gì do con người sáng tạo ra, là “thiên nhiên thứ hai”, ở đâu có con người, có
quan hệ giữa con người với con người thì ở đó có văn hố. Bản chất của văn
hố là có tính người và có tính xã hội. Văn hố là một thực thể sống của con
người. Người ta có thể nghe thấy, nhìn thấy, sờ thấy, cảm thấy bằng những
cách khác nhau của một nền văn hoá, một thời đại văn hoá, một giá trị văn
hoá do con người tạo ra. Dù là văn hoá vật chất hay văn hoá tinh thần cũng
đều là sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp của con người, do con người sáng tạo
ra vì mục đích của cuộc sống.
Theo Tun ngơn của “Hội nghị quốc tế về chính sách văn hố” do
UNESCO tổ chức vào tháng 8 năm 1982 tại Mêhicơ, văn hố được xác định:
Là tổng thể các dấu hiệu tinh thần, vật chất, trí tuệ và tình cảm đặc biệt, xác
định tính cách của một xã hội hay một nhóm xã hội . Nó bao hàm khơng phải
chỉ cuộc sống nghệ thuật và khoa học, mà còn cả một lối sống, các quyền cơ
bản của sự tồn tại nhân sinh, những hệ thống giá trị, các truyền thống và các
quan niệm… Năm 1988, UNESCO phát động Thập kỷ thế giới phát triển văn
hố (1988 - 1997), ơng Federico Mayor (Ngun Tổng Giám Đốc UNESCO)
đã đưa ra khái niệm: “ Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo
của các cá nhân và cộng đồng,trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ
hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành tạo nên hệ thống giá trị, các truyền thống,
thị hiếu, đặc trưng riêng của mỗi dân tộc” [Dẫn theo 26, tr.23]. Như vậy văn
hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sinh động mọi mặt của cuộc
sống con người đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại,
trải qua bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền
thống, thị hiếu thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng
định bản sắc của riêng mình. Đặc trưng của văn hố là mang tính nhân sinh,
tính lịch sử, tính hệ thống (các kết quả sáng tạo) và tính giá trị. Điều này cũng
được khẳng định trong các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam.



18
Quan niệm về văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hộ mà Hội nghị lần
thứ năm của Ban chấp hành Trung ương khoá VIII nêu ra bao gồm các lĩnh
vực tư tưởng, đạo đức, lối sống,văn học nghệ thuật, giáo dục đào tạo,khoa học
công nghệ, thông tin đại chúng… Như vậy, điểm thống nhất trong những
quan niệm trên là đều xem lao động sáng tạo của con người là cội nguồn của
văn hố và cũng chính văn hố đã đem lại cho con người khả năng suy xét
bản thân,làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt mang tnhs nhân
bản sâu sắc, có lý tính, có óc sáng tạo và phê phán, có tình cảm trong khát
vọng vương tới chân - thiện - mỹ.
Dưới góc độ tiếp cận xem lao động sáng tạo là cội nguồn, khởi điểm
của văn hoá hướng về các giá trị nhân bản nhằm hoàn thiện con người, nhà
nghiên cứu GS.TS Hoàng Vinh đã đưa ra quan niệm về văn hoá như sau:
“Văn hố là tồn bộ sáng tạo của con người tích luỹ lại trong q trình hoạt
động thực tiễn xã hội được đúc kết thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội biểu
hiện thông qua vốn di sản văn hoá và hệ ứng xử văn hoá của cộng đồng
người.Hệ giá trị xã hội là một thành tố cốt lõi làm nên bản sắc riêng của một
cộng đồng xã hội, nó có khả năng chi phối đời sống tâm lý và mọi hoạt động
của những con người sống trong cộng đồng xã hội ấy” [47,tr.43].
Như vậy, hoạt động sáng tạo văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của
con người là nhằm mục đích hình thành nên các giá trị văn hố để từ đó cộng
đồng người nói chung và mỗi con người nói riêng soi vào đó để phấn đấu đạt
đượcnhững chuẩn mực giá trị văn hoá cần thiết mà mỗi cá nhân, gia đình, xã
hội địi hỏi.
Trong tồn bộ hoạt động sản xuất xã hội, có thể phân chia ra làm hai
dạng thức chính là: sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần. Phù hợp với sự
phân chia trên đây, người ta chấp nhận sự phân xuất văn hoá ra hai lĩnh vực là
văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần.
Gắn với văn hoá vật chất là tồn bộ những gì do con người sáng tạo ra
nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất như: ăn, ở, mặc, đi lại, công cụ sản xuất,



19
phương tiện chiến đấu…, những vật thể ấy nói lên mức độ biểu hiện và trình
độ phát triển các lực lượng bản chất của con người trong lĩnh vực sản xuất và
đời sống vật chất.
Bên cạnh đó, những thành tựu về khoa học, các giá trị đạo đức, thẩm
mỹ, các tín ngưỡng tơn giáo, lễ hội, phong tục,ngơn ngữ… được quy vào văn
hố tinh thần bởi chúng nói lên mức độ biểu hiện và trình độ phát triển của
các lực lượng bản chất người trong sản xuất tinh thần. Nếu trong văn hố vật
chất, trong tính cụ thể của nó biểu hiệnở trình độ chiếm lĩnh và khai thác các
vật thể trong tự nhiên, thì văn hố tinh thần nói lên sự phong phú bên trong
của ý thức, là trình độ phát triển tinh thần của bản thân con người. Tuy vậy,
sự phân chia ra văn hoá tinh thần và văn hố vật chất chỉ mang tính quy ước
bởi trong đời sống thực tiễn khơng có cái gì là thuần tuý vật chất hoặc thuần
tuý tinh thần.
Thực ra một vật thể không thể đựoc ghi nhận vào thực tiễn nhân loại
nếu như trong đó khơng chứa đựng các phẩm chất tinh thần của con người
như: tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Mặt khác, các hiện tượng văn hoá tinh thần
như: tư tưởng, lý luận, khoa học… chỉ có thể tồn tại và đựơc phổ biến thơng
qua hình thái vật thể của chúng. Sự củng cố và truyền đạt tin tức cũng cần
phải vật chất hoá dưới dạng sách vở, tranh, ảnh, tượng, phim ảnh…Trong văn
hoá, vật chất được biểu hiện dưới dạng đã được cải tạo, còn những tài năng
cũng như các lực lượng bản chất người thì đã được vật chất hoá [47, tr.71].
Mối quan hệ giữa các mặt vật chất và tinh thần trong văn hố khơng
phải là tĩnh tại, là xếp cạnh nhau mà chúng được biểu hiện cái nọ thông qua
cái kia; chúng thường xuyên chuyển từ cái nọ sang cái kia trong quá trình
hoạt động sống của con người. Sự khác biệt giữa văn hoá vật chất và văn hoá
tinh thần chỉ là quy ước tương đối, song nó cho phép xem xét mỗi lĩnh vực
như một hệ thống tương đối độc lập.



20
Văn hố khơng phải là một tập hợp tuỳ tiện của những hiện tượng rời
rạc, mà là một khái niệm mang tính cấu trúc, nghĩa là các yếu tố của nó có
quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau và cấu tạo thành một chỉnh thể thống nhất.
Cấu trúc văn hố có thể xét trên ba phương diện:
Thứ nhất, tồn bộ các giá trị do con người sáng tạo ra: sản phẩm vật
chất - văn hố vật thể (cơng cụ lao động, tiện nghi sống, cảnh quan lịch sử,
cơng trình kiến trúc…), sản phẩm tổ chức - phi vật thể (hệ thống các ký hiệu,
biểu trưng như ngôn ngữ, chữ viết, tôn giáo, nghi lễ, phong tục tập quán, lối
sống, các chuẩn mực đạo đức, các chuẩn mực thẩm mỹ…).
Thứ hai, trình độ hoạt động của con người: phương thức hoạt động, khả
năng tổ chức và điều hành xã hội, cải tạo thiên nhiên, sáng tạo khoa học,nghệ
thuật… Đó là khả năng ngoại tâm hoá - năng lực chiếm hữu thế giới, trang bị
tri thức, kỹ năng hoạt động, khả năng ngoại tâm hoá - năng lực phân thân chủ
thể trong hoạt động sống, hoá thân vào sản phẩm do mình tạo ra trong quá
trnhf sáng tạo các giá trị chân - thiện - mỹ. Trình độ hoạt động của con người
là khía cạnh thể hiện sức mạnh bản chất Người với tư cách là chủ thể lịch sử.
Thứ ba, trình độ phát triển chính bản thân con người, bao gồm: Sự tự
nâng cao và hoàn thiện các phẩm chất Người (đức, trí thể, mỹ trong con người
với tư cách là chủ thể phát triển toàn diện, hài hoà), sự phát triển nhân cách
của mỗi cá nhân - các thang bậc tiến triển về phẩm chất và trình độ làm người
trong thế giới (tự nhiên và xã hội) với tư cách là chủ thể văn hoá.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương khoá
VIII xác định văn hoá bao quát đời sống văn hoá tinh thần xã hội nói chung,
tập chung vào các lĩnh vực lớn như; tư tưởng, đạo đức, lối sống, phong tục,
tập quán, giáo dục và khoa học công nghệ, văn học nghệ thuật, thơng tin đại
chúng, giao lưu văn hố với thế giới, các thể chế văn hoá. Trong các mặt đó
thì tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hoá được coi là quan trọng

nhất hiện nay cần đặc biệt quan tâm.


21
Quan niệm văn hố và cấu trúc văn hố có sự liên quan chặt chẽ đến
đời sống văn hoá. Hay nói cách khác, đời sống văn hố là sự phản ánh biểu
hiện tập chung nhất các mặt của văn hoá, từ hoạt động sáng tạo, hưởng
thụ,đến quan niệm giá trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, phong tục,tập quán, tín
ngưỡng, tơn giáo…Đây chính là cơ sở để xét khái niệm đời sống văn hố và
nội dung, vai trị của việc xây dựng đời sống văn hoá.
1.2 . QUAN NIỆM VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HỐ CƠ SỞ

Như trên đã phân tích, khái niệm đời sống liên quan chặt chẽ và là biểu
hiện bản chất của văn hố trong q trình vận động biến đổi của nó. Ở nước
ta, khái niệm “ đời sống văn hoá” thường gắn với khái niệm “ Đời sống văn
hoá cơ sở”, khái niệm này được xuất hiện và sử dụng trong ngành văn hoá từ
năm 1982. Tuy nhiên, giữa khái niệm “ Đời sống văn hoá” và “ Đời sống văn
hố cơ sở” cũng có những sự phân biệt nhất định.
GS.TS Hồng Vinh trong cơng trình: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn
xây dựng văn hoá ở nước ta, đã cho rằng, đời sống văn hoá là một bộ phận
của đời sống xã hội. Đời sống xã hội là một phức thể những hoạt động sống
của con người, nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Trong đó các hoạt động
văn hố đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người, làm cho con người tồn tại
với tư cách là một sinh thể xã hội, tức là con người tồn tại như một nhân cách
văn hoá. Xã hội càng tiến hoá, nhu cầu văn hoá và sự đáp ứng nhu cầu đó
ngày càng cao, thể hiện trình độ phát triển Người. Các hoạt động nhằm đáp
ứng nhu cầu tinh thần của con người, đó chính là các hoạt động văn hố. [47,
tr.162, 163]. Có thể hiểu: Đời sống văn hố chính là tổng thể sống động các
hoạt động văn hố trong q trình sáng tạo (sản xuất), bảo quản, phổ biến,
tiêu dùng các sản phẩm văn hoá và sự giao lưu văn hoá nhằm thoả mãn nhu

cầu văn hoá của một cộng đồng.
Về một phương diện nào đó, đời sống văn hố cũng chính là môi
trường hoạt động sống của con người. Môi trường văn hố là nơi diễn ra mọi
hoạt động văn hố, có sự hồ trộn giữa văn hố cá nhân với văn hoá cộng


22
đồng, là tổng thể của những văn hoá vật thể và văn hố phi vật thể, nhân cách
văn hố, có sự tác động lẫn nhau, trực tiếp hình thành phẩm giá và lối sống
của con người và xã hội. Văn hố chính là đời sống. Ban đầu, nó là cái phân
biệt giữa con người và động vật. Về sau, nó lại là cái phân biệt giữa cá nhân
con người và cộng đồng. Ý nghĩa của văn hoá chuyển dịch dần từ mối quan
hệ giữa con người và tự nhiên sang mối quan hệ giưã con người và xã hội.
Thực ra giữa đời sống văn hố và mơi trường văn hố cũng khơng hồn
tồn đồng nhất. Sự khác nhau được thể hiện: mơi trường văn hố là mơi
trường chứa đựng nhũng giá trị văn hoá và diễn ra các quan hệ văn hố, các
hoạt động văn hố của con người. Cịn đời sống văn hoá là “ tổng thể sống
động các hoật động sáng tạo” của con người nhằm thoả mãn các nhu cầu văn
hoá, hướng tới các giá trị chân - thiện - mỹ, hướng con người và xã hội phát
triển theo tinh thần nhân văn - nhân bản.
Như vậy, đời sống văn hoá thực chất là mặt tự giác của đời sống con
người. Nội dung của mặt tự giác ấy là các giá trị văn hoá được vận động, bộc
lộ trong các hoạt động sống, các quan hệ nhằm tạo ra sự hài hoà gữa cá nhân
và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Dễ nhận thấy là khi mặt tự giác ấy mất
đi, đời sống của con ngườ chỉ đơn thuần là một chuỗi hoạt động bản năng mà
thơi. Về một phương diện khác, cũng có thể hiểu đời sống văn hố chính là
diện mạo các hoạt động văn hố. Đây chính là góc độ để tiếp cận cấu trúc của
đời sống văn hố.
Trong Giáo trình “ Lý luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng” hệ
cử nhân chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, cấu trúc của đời

sống văn hố được xác định bao gồm: con người văn hoá, hoạt động văn hố
và sản phẩm văn hố [26, tr.347]. Có thể thấy đời sống văn hoá là tổng thể
những yếu tố văn hoá vật thể, phi vật thể và nhân cách văn hoá bao quanh con
người, gây ra sự tác động lẫn nhau giữa các cá nhân trên phạm vi khơng gian
nào đó, trực tiếp hình thành lối sống và nếp sống con người ở đó. Thể thống
nhất này gồm 4 yếu tố: những yếu tố văn hoá vật thêt và phi vật thể hiện diện


23
ở mỗi cộng đồng; những yếu tố cảnh quan văn hoá (tự nhiên và nhân tạo);
những yếu tố văn hoá cá nhân (học vấn, sở thích, sinh hoạt, và xử lý thời gian,
nếp sống…) những yếu tố văn hoá của các vi mơi trường trong những cộng
đồng (gia đình, tập thể nhỏ về lao động, học tập, quân ngũ..) .Tổng hợp các ý
kiến trên chúng ta nhận thấy: Cấu trúc của đời sống văn hoá bao gồm các yếu
tố cơ bản sau: con người văn hoá, hệ thống các giá trị văn hoá, các quan hệ
văn hoá, các hoạt động văn hoá, hệ thống các thiết chế và cảnh quan văn
hố. Giữa các yếu tố đó có sự tác động lẫn nhau, phản ánh toàn bộ đời sống
của con người, đáp ứng nhu cầu, tác động đến sự phát triển của con người và
xã hội. Phân tích từng yếu tố ta nhận thấy:
- Con người văn hoá: Con người, với tư cách là chủ thể của mọi hoạt
động xã hội, là yếu tố khởi đầu trong cấu trúc của đời sống văn hoá. Con
người sáng tạo ra văn hoá như một phương thức tồn tại đăc thù. Khi các giá trị
văn hoá đã đựơc xác lập, con người tái tạo và sử dụng chúng như một phương
tiện để thoả mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của mình, khiến cho đời
sống của con người không phải là những hoạt động bản năng sinh tồn. Theo
“ Đường dẫn” văn hoá mà đời sống của động vật người trở thành đời sống
văn hố. Chỉ có con người mới có đời sống văn hoá, con người kiến tạo và
kiến trúc nên đời sống văn hoá. Mặt khác, con người cũng là sản phẩm của
đời sống văn hoá. Con người tham gia vào đời sống văn hố với vai trị chủ
thể nhưng đồng thời cũng là đối tượng. Chính trong đời sống, những năng lực

văn hố của nó được ni dưỡng và bộc lộ. Có đời sống văn hố của cá nhân,
của những nhóm người và của cả xã hội, tất cả tương tác nhau trong sự vận
hành của hệ giá trị văn hoá.
- Hệ thống các giá trị văn hoá: Văn hoá bao giờ cũng là hệ thống hữu
cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình
hoạt động thực tiễn. Giá trị là hạt nhân của văn hoá và đời sống văn hoá. Đời
sống văn hoá giống như một thứ biểu đồ phản ánh sự sáng tạo, truyền bá và
tác động của các giá trị thông qua hoạt động sống của con người.


24
Giá trị văn hoá được xem là sự kết tinh những thành tựu của con
người trong quá trình hoạt động thực tiễn, cải tạo thế giới và cải tạo chính
bản thân. Đó là những phẩm chất cao quý, có ý nghĩa mà cả xã hội cùng ao
ước và chia sẻ. Ví dụ: lịng u nước, lịng nhân ái, đức tính bao dung, tinh
thần đồn kết…
Giá trị khơng tồn tại riêng lẻ mà hợp thành một hệ thống phản ánh quan
niệm thống nhất của một cộng đồng về ý nghĩa của các sự vật, hiện tượng
trong đời sống. Do vậy, giá trị những hạt nhân tinh thần liên kết cộng đồng là
tấm biển chỉ dẫn hành vi của con người. Các nhà nghiên cứu Nga cho rằng,
với tư cách là yếu tố điều chỉnh, giá trị thống trị đời sống văn hố. Có nhiều
quan niệm về hệ thống các giá trị. Nho giáo Trung Hoa đề cao trung - hiếu tiết - nghĩa. Trong khi đó, người Nhật đề cao thiện - ích - mỹ.
Nếu xem xét hoạt động sống của con người từ ba góc độ nhận thức,
hành động và cảm xúc, chúng ta thấy hệ giá trị văn hoá bao gồm ba phạm trù
cơ bản là: Chân - Thiện - Mỹ. Trong đó, Chân là đối tượng của nhận thức và
sáng tạo khoa học, Thiện là đối tượng của nhận thức và hành vi đạo đức, Mỹ
là đối tượng của nhận thức và hoạt động thẩm mỹ - nghệ thuật. Chân, thiện,
mỹ thống nhất nhau, phản ánh quan niệm của con người về những mối quan
hệ ứng xử với tự nhiên và xã hội, khả năng sáng tạo theo các quy luật của cái
đẹp của con người. Phạm trù Chân - Thiện - Mỹ đã hàm nghĩa phân biệt với

các hiện tượng phản giá trị đối lập như: giả - ác - xấu. Điều này cũng cho thấy
đời sống văn hố là q trình vận động của chủ thể người và xã hội theo
hướng ngày càng tiếp cận và khẳng định các giá trị Chân - Thiện - Mỹ, đấu
tranh với cái phản giá trị (cái giả - ác - xấu) trong con người và xã hội.
Giá trị vận động trong đời sống tạo ra những hiệu ứng có cường độ và ý
nghĩa khác nhau. Cường độ và ý nghĩa của nó phản ánh mức độ lành mạnh,
tốt đẹp của đời sống. Nếu cá nhân khao khát tìm kiếm ý nghĩa cho các hành
động của mình, giá trị sẽ có sức hút đặc biệt với anh ta. Một nền văn hố phát
triển cũng như một cá nhân có trình độ văn hố cao thì phải có khả năng đồng


25
hoá, tổng hợp các giá trị, khả năng phản ánh linh hoạt trước các tác nhân bên
ngoài. Điều này đưa tới các hiện tượng chuyển đổi giá trị khi có sự biến đổi
của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội. Xu hướng của sự chuyển đổi này
phản ánh trạng thái của đời sống văn hoá.
- Hệ thống các quan hệ văn hoá: Đời sống là sự đan xen những mối
quan hệ đa dạng của con người. Xét từ mặt tính chất của hoạt động, có quan
hệ giao tiếp bình thường, có quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị, quan hệ pháp
luật… Nhìn theo phạm vi giao tiếp có quan hệ trong gia đình, quan hệ hàng
xóm, quan hệ trong cơ quan… Lấy chủ thể làm cơ sở thì có quan hệ cá nhân
vá cá nhân, cá nhân và cộng đồng, dân tộc này và dân tộc khác… Khái qt
nhất, lấy con người là trung tâm thì có mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên, con người với xã hội và con người với con người. Trong tất cả những
quan hệ ấy đều tồn tại các giá trị văn hố, văn hố vừa là hình thức vừa là nội
dung của ứng xử trong các quan hệ. Như vậy, quan hệ văn hoá là cái mang giá
trị. Giá trị thấm vào trong các quan hệ một cách tự nhiên, đến mức con người
khơng nhận ra nó. Giá trị giúp cho các quan hệ tự nhiên, bình thường trở
thành các quan hệ văn hoá. Con người biểu hiện năng lực văn hoá trong các
quan hệ. Ở cấp độ cộng đồng, sự lành mạnh của các quan hệ là thước đo sự

lành mạnh của đời sống.
- Hệ thống các hoạt động văn hoá: Xét theo nghĩa rộng nhất của văn
hoá, hoạt động sống nào của con người cũng chứa đựng các giá trị văn hoá, từ
ăn, mặc,ở, đi lại đến giao tiếp, vui chơi, giải trí… Tuy nhiên, giá trị văn hoá
trong các hoạt động này chỉ tồn tại như là giá trị người của tất cả mọi hoạt
động sống nói chung và chưa phải là mục đích trực tiếp. Vì vậy, hoạt động
văn hố ở đây được hiểu là những hoạt động mà nội dung và mục đích của nó
là các giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Đó chính là q trình sản xuất, bảo quản,
phân phối và têu dùng các giá trị văn hố. Thơng qua hoạt động này, giá trị sẽ
được sản sinh, vận động và lan toả trong đời sống. Với tư cách là loại hoạt
động “ thực hiện” các giá trị, hoạt động văn hố là hoạt động mang tính sáng


×