Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.31 KB, 16 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>NGÂN HÀNG CÂU HỎI MÔN: ĐIA LÝ 9. Trường THCS Đào Mỹ KIẾN THỨC ĐẾN TUẦN 17 Câu 1: 0.5 điểm (Nhận biết, thời gian làm bài 3 phút) Vùng trồng nhiều cà phê nhất của Tây Nguyên: A Lâm Đồng B Đăk Lăk C Plâyku. D Kon Tum. Đáp án: B (0.5 điểm) Câu 2: 2.5 điểm (Thông hiểu, thời gian làm bài 12 phút) Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên? Đáp án:(2.5 điểm) - Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm có: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định (0.5 điểm) - Vai trò: + Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tác động mạnh mẽ tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế các vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. (1 điểm) + Đường Hồ Chí Minh, hầm đường bộ qua đèo Hải Vân… sẽ thúc đẩy các mối liên hệ kinh tế liên vùng. (1 điểm) Câu 3: 3 điểm (Vận dụng, thời gian làm bài 15 phút) Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế-xã hội? Đáp án:(3điểm) - Thuận lợi:(2 điểm) + Đất đỏ bazan thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm. + Khí hậu cận xích đạo thuận lợi phát triển các cây cân nhiệt đới, hoa quả. + Rừng chiếm diện tích lớn, nhiều gỗ quí, khoáng sản bôxit có trữ lượng lớn, nguồn thuỷ năng dồi dào + Du lịch sinh thái có tiềm năng lớn do khí hậu cao nguyên mát mẻ, hong cảnh đẹp,, thu hút du khách.. - Khó khăn:(1 điểm) + Mùa khô kéo dài, hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng + Đất dễ bị xói mòn do chặt phá rừng làm nương rẫy. + Thiếu nguồn lao động đặc biệt là lao động có kĩ thuật KIẾN THỨC ĐẾN TUẦN 18 Câu 1: 0.5 điểm (Nhận biết, thời gian làm bài 3 phút) Ngành dịch vụ của Tây nguyên có những đặc điểm gì? A Tây nguyên là vùng xuất khẩu nông sản lớn thứ hai, cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực B Du lịch sinh thái và du lịch văn hoá có điều kiện phát triển mạnh C Đà Lạt là thành phố du lịch nổi tiếng D Cả A, B, C. đều đúng Đáp án: D (0.5 điểm).
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 2: 2 điểm (Thông hiểu, thời gian làm bài 10 phút) Trình bày tình hình phát triển nông nghiệp của Tây Nguyên? Đáp án: mỗi ý đúng 0.5 điểm - Diện tích và sản lượng cà phê ở nước ta tập trung chủ yếu ở Tây nguyên - Sản xuất nông nghiệp ở 2 tỉnh Đăk lăk và Lâm Đồngcó giá trị cao nhất vùng. - Lâm nghiệp phát triển mạnh, kết hợp khai thác với trồng và giao khoán bảo vệ rừng - Độ che phủ rừng cao hơn trung bình cả nước Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong cơ cấu kinh tế Câu 3: 3 điểm (Vận dụng, thời gian làm bài 15 phút) Dựa vào nội dung bài học hãy lập sơ đồ các ngành dịch vụ ở nước ta? Đáp án: (3 điểm) (Lưu ý : học sinh có thể lập sơ đồ ngang, đúng thì vẫn cho điểm tối đa). Dịch vụ. Dịch vụ sản xuất: - Giao thông vân tải, bưu chính viễn thông. - Tài chính, tín dụng - Kinh doanh tài sản, tư vấn. Dịch vụ tiêu dùng: -Thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa - Khách sạn, nhà hàng - Dịch vụ cá nhân, cộng đồng. Dịch vụ công cộng: - Khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao. - Quản lí nhà nước, đoàn thể và bảo hiểm bắt buộc. KIẾN THỨC ĐẾN TUẦN 19 Câu 1: 0.5 điểm (Nhận biết, thời gian làm bài 3 phút) Đông Nam Bộ là vùng: A. đông dân, lực lượng lao động dồi dào B. b. kinh tế phát triển năng động C. có thị trường tiêu thụ rộng lớn D. cả A, B, C đều đúng Đáp án: D (0.5 điểm) Câu 2: 3 điểm (Thông hiểu, thời gian làm bài 15 phút) Nêu ảnh hưởng của điều kiện tài nguyên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế-xã hội của Đông Nam Bộ? Đáp án: (3điểm) Ảnh hưởng của điều kiện tài nguyên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế-xã hội của Đông Nam Bộ là:.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Đất hình thoải, đất bazan màu mỡ. Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thuỷ tốt trồng trọt quanh năm, thích hợp với trồng cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp ngắn ngày trên quy mô lớn. (1 điểm) - Vùng biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú.(0.5 điểm) - Gần đường hàng hải quốc tế.(0.5 điểm) - Thềm lục địa nông, giàu tiềm năng giàu khí . (0.5 điểm) - Đông Nam Bộ là vùng có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển. (0.5 điểm) Bên cạnh đó thì trên đất liền vùng lại có ít tài nguyên khoáng sản, diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp, ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng. Câu 3: (Vận dụng, thời gian làm bài 15 phút) Cho bảng số liệu về dân số thành thị và dân số nông thôn ở thành phố Hồ Chí Minh ( nghìn người) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất về dân số thành thị và dân số nông thôn ở thành phố Hồ Chí Minh và nêu nhận xét. Đáp án: (3.5 điểm) - Xử lí số liệu ra %: tổng số dân nông thôn và thành thị là 100%. (0.5 điểm) - Vẽ biểu đồ cột chồng (2 điểm) - Nhận xét: 1 điểm + Dân số ở thành thị có xu hướng gia tăng 1995-2002 + Dân số ở nông thôn có xu hướng giảm 1995-2002 + Qua đây ta nhận thấy dân cư ở nông thôn có xu hương ra thành thị sinh sống và tìm kiếm việc làm KIẾN THỨC ĐẾN TUẦN 20 Câu 1: 0.5 điểm (Nhận biết, thời gian làm bài: 2 phút) Tài nguyên tự nhiên có giá trị kinh tế lớn của vùng Đông Nam Bộ: A Đất ba zan B Tài nguyên biển C Cả A, B đều đúng D Cả A, B đều sai Đáp án: C (0.5 điểm) Câu 2: 2 điểm (Thông hiểu, thời gian làm bài: 8 phút) Nêu đặc điểm về dân cư- xã hội vùng Đông Nam Bộ: Đáp án: mỗi ý đúng 0.5 điểm - Dân số; 10,9 triệu người, mật độ dân số: 463 - Tốc độ đô thị hoá cao 55,5% - Dân cư đông, năng động, sáng tạo, tay nghề cao.... - Chủ yếu là người Kinh. Có nhiều di tích lịch sử, văn hoá thận lợi cho phát triển ngành du lịch như Bến cảng Nhà Rồng, Địa Đạo Củ Chi.... Câu 3: 2 điểm (Vận dụng, thời gian làm bài: 10 phút) Dựa vào kiến thức đã học cho biết vùng Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển kinh tế xã hội? Đáp án: mỗi ý đúng 0.5 điểm - Vị trí địa lí thuận lợi: là cầu nối giữa các vùng kinh tề, đất liền và biển, các tỉnh phía nam - Nguồn lao động dồi dào, tây nghề cao - Vùng kinh tế phát triển mạnh, năng động, tích luỹ vốn, kĩ thuât....
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài KIẾN THỨC ĐẾN TUẦN 21 Câu 1: 0.5 điểm (Nhận biết, thời gian làm bài: 2 phút) Các trung tâm công nghiệp lớn tập trung chủ yếu ở: A Thành phố Hồ Chí Minh B Biên Hoà C Vũng Tàu D Cả A, B, C đều đúng Đáp án: D (0.5 điểm) Câu 2: 2.5 điểm (Thông hiểu, thời gian làm bài: 15 phút) Trình bày tình hình sản xuất công nghiệp từ sau khi đất nước thống nhất đến nay? Đáp án: mỗi ý đúng 0.5 điểm - Trước năm 1975 sản xuất công nghiệp phụ thuộc vào nước ngoài - Sau năm 1975 sản xuất công nghiệp đã có nhiều bước thay đổi + Công nghiệp là thế mạnh của vùng. Cơ cấu công nghiệp cân đối và đa dạng + Công nghiệp tiến bộ gồm các ngành quan trọng như: công nghiệp nặng, công nghệp nhẹ, công nghệp CBLTTP; công nghiệp khai thác, công nghiêp hoá dầu, công nghệ cao, điện tử… + Công nhiệp xây dựng có tốc độ tăng trưởng kinh tề nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất 59,3% trong cơ cấu kinh tế của vùng và cả nước + Công nghiêp tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh (50%), Bà Rịa Vũng Tàu, Biên Hoà Câu 3: 2 điểm (Vận dụng, thời gian làm bài: 10 phút) Dựa vào lược đồ hình 32.2 “ Lược đồ phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ” và kiến thức đã học, vì sao Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiêp quan trọng của cả nước? Đáp án: (2 điểm) Vùng có thế mạnh để phát triển trồng cây công nghiệp (0.5 điểm) Có nhiều loại cây công nghệp được trồng như cao su, hồ tiêu, điều, mía, đường, đậu tương… (1 điểm) Do có đặc điểm thuận lợi về đất đai (đât đỏ ba zan, đất xám phù sa cổ) khí hậu cận xích đạo, tập quán, kinh nghiệm sản xuất, cơ sở nông nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu…(1 điểm) KIẾN THỨC ĐẾN TUẦN 22 Câu 1: 0.5 điểm (Nhận biết, thời gian làm bài: 2 phút) Vùng kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp lớn nhất của nước ngoài ở Việt nam là: A Vùng Đông Nam Bộ B Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ C Vùng Đồng bằng sông Cửu long D Vùng Bắc Trung Bộ Đáp án: A (0.5 điểm) Câu 2: 3 điểm (Thông hiểu, thời gian làm bài: 15 phút) Đặc điểm phát triển ngành dịch vụ vùng Đông Nam Bộ? Đáp án: (3điểm) - Đa dạng , bao gồm các hoạt động thương mại , du lịch, vận tải và bưu chính viễn thông.(0.5 điểm).
<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP, chiếm 33,1% tổng mức bán lẻ hàng hóa. (0.5 điểm) - TP’ HCM, là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ ,của cả nước.(0.5 điểm) - Đông Nam Bộ là địa bàn có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài.(0.5 điểm) - TP’ HCM là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước. Các tuyến du lịch từ TPHCM đi Vũng Tàu , Dà Lạt, Nha trang... luôn diễn ra sôi nổi (1điểm) Câu 3: 3 điểm(Vận dụng, thời gian làm bài: 15 phút) Cho bảng số liệu dân số thành thị và dân số nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh (nghìn người). Hãy vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện dân số thành thị và dân số nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh qua các năm và nêu nhận xét. Năm 1995 2000 2002 Vùng Nông thôn 1174.3 845.4 855.8 Thành thị. 3466.1. 4380.7. 4623.2. Đáp án: (3 điểm) Xử lí số liệu đúng (0,5 điểm) Vẽ biểu đồ cột chồng, đẹp chính xác, tên, chú thích (1.5 điểm) Nhận xét: (1 điểm) - Dựa vào biểu đồ ta thấy: Số dân thành thị ở Thành phố Hồ Chí Minh tăng lên rất nhanh từ 1995 - 2002 tăng lên là 9,7%. Số dân nông thôn giảm. Với tốc độ dân thành thị tăng nhanh như vậy, hiện nay tỉ lệ dân thành thị ở Thành phố Hồ Chí Minh đang dẫn đầu cả nước. KIẾN THỨC ĐẾN TUẦN 23 Câu 1: 0.5 điểm (Nhận biết, thời gian làm bài: 2 phút) Các hoạt động dịch vụ nào góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của vùng Đông Nam Bộ phát triển? A Thương mại, du lịch B Vận tải, ngân hàng, bưu chính viễn thông C Cả A, B đều đúng D Cả A, B đều sai Đáp án: C (0.5 điểm) Câu 2: 3 điểm (Thông hiểu, thời gian làm bài: 10 phút) Đặc điểm phát triển ngành dịch vụ vùng Đông Nam Bộ? Đáp án: (3điểm) - Đa dạng , bao gồm các hoạt động thương mại , du lịch, vận tải và bưu chính viễn thông.(0.5 điểm) - Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP, chiếm 33,1% tổng mức bán lẻ hàng hóa. (0.5 điểm) - TP’ HCM, là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ ,của cả nước.(0.5 điểm) - Đông Nam Bộ là địa bàn có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài.(0.5 điểm) - TP’ HCM là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước. Các tuyến du lịch từ TPHCM đi Vũng Tàu , Dà Lạt, Nha trang... luôn diễn ra sôi nổi (1điểm) Câu 3: 3.5 điểm (Vận dụng, thời gian làm bài: 15 phút).
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Cho bảng số liệu về một số chỉ tiêu của vùng kinh tế trọng điểm phía nam so với cả nước, năm 2002 (cả nước 100%) . Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiên các chỉ tiêu trên và nêu nhận xét Tổng GDP GDP Giá trị xuất khẩu công nghiệp-xây dựng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 35,1. 56,6. 60,3. Đáp án: (3.5 điểm) - Vẽ biểu đồ tròn, đẹp chính xác (2 điểm) Nhận xét - Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước (0.5 điểm) - Tỉ trọng GDP của vùng chiếm 35,1% so với cả nước. (0.25 điểm) - Tỉ trọng GDP công nghiệp xây dựng chiếm 56,6% so với cả nước. (0.25 điểm) - Dịch vụ phát triển mạnh mẽ, giá trị xuất khẩu chiếm 60,3 cả nước. (0.25 điểm) - Như vậy vùng kinh tế trọng điểm phía nam có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Đông Nam Bộ, các tỉnh phía Nam và cả nước. (0. 25 điểm) KIẾN THỨC ĐẾN TUẦN 24 Câu 1: 0.5 điểm (Nhận biết, thời gian làm bài: 2 phút) Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở vị trí tiêp giáp với các nước, các vùng lãnh thổ nào? A Đông Nam Bộ B Campuchia, Thái Lan C Biển Đông D Cả A, B, C đều đúng Đáp án: D (0.5 điểm) Câu 2: 2 điểm (Thông hiểu, thời gian làm bài: 10 phút) Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nào ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của vùng? Đáp án: (2 điểm) - Thuận lợi:Địa hình thấp, bằng phẳng,đất phù sa, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, nguồn nước dồi dào, sinh vật phong phú đa dạng. -> Đồng bằng sông Cửu Long giàu tài nguyên thuận lợi để phát triển kinh tế sản xuất nông nghiệp . - Khó khăn: Lũ lụt, diện tích đất phèn, đất mặn lớn, thiếu nước ngọt trong mùa khô. Câu 3: 2 điểm (Vận dụng, thời gian làm bài: 10 phút) .Đặc điểm dân cư và xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội của vùng? Đáp án: (2 điểm) - Là vùng đông dân, đứng sau đồng bằng sông Hồng. - Thành phần dân tộc ngoài người kinh còn có người Khơ-me, người Chăm, người Hoa. - Mật độ 406 người/km2 năm 2002 * Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa, thị trường tiêu thụ lớn. * Khó khăn: Mặt bằng dân trí chưa cao..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> KIẾN THỨC ĐẾN TUẦN 25 Câu 1: 0.5 điểm (Nhận biết, thời gian làm bài: 2 phút) Diện tích lúa ở đồng bằng sông Cửu Long chiếm bao nhiêu % diện tích lúa trồng cả nước? (2002) A 40,3% B 46,2% C 51,1% D 60,3% Đáp án: C (0.5 điểm) Câu 2: 1.5 điểm (Thông hiểu, thời gian làm bài: 10 phút) Nêu đặc điểm ngành công nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long? Đáp án: (1.5 điểm) - Tỉ trọng công nghiệp còn thấp, khoảng 20% GDP toàn vùng năm 2002 - Các ngành công nghiệp: chế biến lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác. - Hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung tại cácTP’ và thị xã Câu 3: 1 điểm (Vận dụng, thời gian làm bài: 10 phút) Dựa vào kiến thức đã học, cho biết vì sao Cần Thơ trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long? Đáp án: (1 điểm) Cần Thơ trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long vì: Có nhiều khu công nghiệp, cơ sở chế biến nông nghiệp.... Có cảng Cần Thơ là cảng xuất nhập khẩu quan trong của vùng đồng bằng sông Cửu Long KIẾN THỨC ĐẾN TUẦN 26 Câu 1: 0.5 điểm (Nhận biết, thời gian làm bài: 2 phút) Đầu mối giao thông quan trọng của Đông Nam Bộ là? A Hà Nội B Thành phố Hồ Chí Minh C Đồng Nai D cả A, B, C đều đúng Đáp án: B (0.5 điểm) Câu 2: 1.5 điểm (Thông hiểu, thời gian làm bài: 10 phút) Dựa vào bảng số liệu Bảng 36.1 SGK trang 129em có nhận xét gì về diện tích và sản lượng lúa ở vùng đông bằng sông Cửu Long so với cả nước? Đáp án: (1.5 điểm) Diện tích trồng lúa chiếm hơn 50% so với cả nước Sản lượng lúa cũng chiếm hơn 50% so với cả nước Là vùng trọng điểm trồng lúa cho cả nước đáp ứng nhu cầu lương thực và xuất khẩu Câu 3: 3 điểm (Vận dụng, thời gian làm bài: 15 phút) cho bảng số liệu sau về cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2002(%) Tổng số Nông, Lâm, ngư Công nghiệp – xây Dịch vụ nghiệp dựng 100 1,7 46,7 51,6.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh và nêu nhân xét? Đáp án: (3 điểm) vẽ biểu đồ tròn, có tên và chú thích (1.5 điểm) Nhận xét: (1.5 điểm) - Tỉ trọng ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao và ngày càng phát triển 51,6% - Khu vưc công nghiệp xây dựng chiếm tỉ trọng cao trong GDP - Nông, lâm ngư nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng KIẾN THỨC ĐẾN TUẦN 27 Câu 1: 0.5 điểm (Nhận biết, thời gian làm bài: 2 phút) Vùng đồng bằng Sông Cửu Long có khí hậu : ( 0,25 điểm) A. Ôn hòa B. Nhiệt đới C. Xích đạo D. Cận xích đạo. Đáp án : D 0.5 điểm Câu 2: 3 điểm (Thông hiểu, thời gian làm bài: 15 phút) Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển kinh tế- xã hội? Đáp án: (3 điểm) - Đông dân, lực lượng lao động dồi dào, nhất là lao động lành nghề, thị trường tiêu thụ rộng lớn. - Là khu vực có súc hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước. - Người dân năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường - Có nhiều tiêu trí phát triển dân cư, xã hội cao hơn cả nước Ví dụ: + Tỉ lệ người biết chữ là: 92,1% cao hơn so với cả nước + Thu nhập bình quân : 527,8 nghìn đồng, cao hơn cả nước. - Có nhiều di tich văn hoá để phát triển du lịch. Ví dụ: Bến Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, nhà tù Côn Đảo. Câu 3: 4 điểm (Vận dụng, thời gian làm bài: 15 phút) Cho bảng số liệu cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ và cả nước, năm 2002 (%) Khu vực Nông, lâm, ngư Công nghiệp- xây Dịch vụ nghiệp dựng vùng Đông Nam Bộ 6.2 59.3 34.5 Cả nước. 23.0. 38.5. 38.5. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế vùng Đông Nam Bộ và của cả nước (%). Nhận xét sự phát triển ngành công nghiệp-xây dựng vùng Đông nam Bộ Hướng dẫn: vẽ riêng biệt 2 biểu đồ tròn thể hiện 2 vùng Đáp án: Vẽ đúng 2 biểu đồ chính xác, đẹp, có tên biểu đồ, chú giải (3 điểm) Nhận xét: ngành công nghiệp-xây dựng vùng Đông nam Bộ phát triển mạnh nhất trong cơ cấu kinh tế vùng và có tỉ trọng lớn hơn so với cả nước. (1 điểm) KIẾN THỨC ĐẾN TUẦN 28 Câu 1: 0.5 điểm (Nhận biết, thời gian làm bài: 2 phút).
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Cây công nghiệp nào sau đây được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ? A. Cây cao su B. Cây cà phê C. Cây hồ tiêu D. Cây điều. Đáp án : A (0.5 điểm) Câu 2: 1.5 điểm (Thông hiểu, thời gian làm bài: 15 phút) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đồng bằng sông Cửu long có thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế - xã hội? Đáp án :(1.5 điểm) * Thuận lợi: - Giàu tài nguyên để phát triển nông nghiệp: Đồng bằng rộng, đất phù sa, khí hậu nóng ẩm, nguồn nước dồi dào, sinh vật phong phú, đa dạng. ( HS tự nêu dẫn chứng cụ thể ) * Khó khăn: - Lũ lụt, diện tích đất mặn, đất phèn lớn; thiếu nước ngọt trong mùa khô. (HS tự nêu dẫn chứng cụ thể ) Câu 3: 2 điểm (Vận dụng, thời gian làm bài: 15 phút) - Dựa vào bảng số liệu sau: Dân số thành thị và dân số nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh (nghìn người ) Năm 1995 2000 2002 Vùng Nông thôn 1174,3 845,4 855,8 Thành thị 3466,1 4380,7 4623,2 - Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện dân số thành thị và nông thôn ở thành phố Hồ Chí Minh qua các năm. Nêu nhận xét. Đáp án :(3.5 điểm) a. Xử lí số liệu: (0.5 điểm) Năm Vùng. 1995. 2000. 2002. Nông thôn 25,3 16,2 15,6 Thành thị 74,7 83,8 84,4 b. vẽ biểu đồ cột chồng (2 điểm) Biểu đồ dân số thành thị và nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh qua các năm từ 1995 - 2002. c. Nhận xét: (1 điểm) - Dựa vào biểu đồ ta thấy: Số dân thành thị ở Thành phố Hồ Chí Minh tăng lên rất nhanh từ 1995 - 2002 tăng lên là 9,7%. Số dân nông thôn giảm. Với tốc độ dân thành thị tăng nhanh như vậy, hiện nay tỉ lệ dân thành thị ở Thành phố Hồ Chí Minh đang dẫn đầu cả nước. KIẾN THỨC ĐẾN TUẦN 29 Câu 1: 0.5 điểm (Nhận biết, thời gian làm bài: 2 phút) Vì sao ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh? A Diện tích mặt nước khá lớn (nước ngọt và nước lợ) B Vùng biển rộng, ấm quanh năm C Có nhiều hải sản tôm cá mực D Cả A, B, C đều đúng.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Đáp án: D (0.5 điểm) Câu 2: 1.5 điểm (Thông hiểu, thời gian làm bài: 10 phút) Nêu những khó khăn hiện nay trong việc phát triển ngành thuỷ sản ở vùng đồng bằng sông Cửu long. Nêu 1 số biện pháp khắc phục? Đáp án:(1.5 điểm) - Khó khăn chính về đầu tư đánh bắt xa bờ còn hạn chế hệ thống công nghiệp chế biến chất lượng cao chưa dược đầu tư nhiều - Biện pháp: chủ động nguồn giống an toàn và năng suất, chất lượng cao, chủ động thị trường , chủ động tránh né các hàng rào của các nước nhập khẩu thuỷ sản của Việt nam Câu 3: 3 điểm (Vận dụng, thời gian làm bài: 15 phút) Cho bảng số liệu Bảng 37.1 SGK trang 134 vẽ biểu đồ về sản lượng tôm nuôi của đồng bằng sông Cửu Long Đáp án: (3 điểm). Hs có thể vẽ biểu đồ tròn, cột chồng vd. Biểu đồ sản lượng tôm nuôi vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2002 KIẾN THỨC ĐẾN TUẦN 30 Câu 1: 0.5 điểm (Nhận biết, thời gian làm bài: 2 phút) Nước ta có đường bờ biển dài bao nhiêu km? A 3120km B 3360km C 3260km Đáp án: C (0.5 điểm). D 3210km.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Câu 2: (Thông hiểu, thời gian làm bài: 10 phút) Nêu đặc điểm về vùng biển nước ta ? Đáp án: (2 điểm) - Việt Nam là một quốc qia có đường bờ biển dài 3260 km và vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2.(1 điểm) - Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông gồm: Nội thuỷ, lãnh hải,vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.(0.5 điểm) - Cả nước có 28 (trong số 63) tỉnh và TP’ giáp (0.5 điểm) Câu 3: 1 điểm (Vận dụng, thời gian làm bài: 15 phút) Dựa vào atlat địa lí Việt nam hãy kể tên một số đảo có diện tích lớn của nước ta? Các đảo ven bờ tập trung nhiều ở đâu? Đáp án: ( 1 điểm) Đảo Cát Bà (100), đảo Phú Quốc (567) Các đảo ven bờ tập trung nhiều ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng KIẾN THỨC ĐẾN TUẦN 31 Câu 1: 0.5 điểm (Nhận biết, thời gian làm bài: 2 phút) Nguy cơ giảm sút tài nguyên biển- đảo ở nước ta: A Diện tích rừng ngập mặn giảm mạnh B Nguồn lợi hải sản giảm sút đáng kể C Một số loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng D Cả A, B, C đều đúng Đáp án: D (0.5 điểm) Câu 2: 2.5 điểm (Thông hiểu, thời gian làm bài: 10 phút) Hãy cho biết Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển có những thuận lơi và thành tựu gi? Đáp án: mỗi ý đúng 0.5 điểm Thuận lợi: - Nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng - Ven biển có nhiều vũng vịnh, cửa sông lớn để xây cảng Thành tựu: - Cả nước có hơn 90 nghìn cảng biển lớn nhỏ. Lớn nhất là cảng Sài Gòn công suất 240 triẹu tấn /năm(2010) - Phát triển cơ khí đóng tàu với ba cụm Bắc Bộ Trung Bộ và Nam Bộ -Dịch vụ hàng hải phát triển toàn diện Câu 3: 2.5 điểm(Vận dụng, thời gian làm bài: 15 phút) Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển? Đáp án: mỗi ý đúng 0.5 điểm - Điều tra đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu, đầu tư khai thác hải sản xa bờ. - Bảo vệ và trồng rừng ngập mặn. - Bảo vệ rạn san hô. - Bảo vệ và PT nguồn lợi thuỷ sản. - Phòng chống ô nhiễm biển.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> KIẾN THỨC ĐẾN TUẦN 32 Câu 1: 0.5 điểm(Nhận biết, thời gian làm bài: 2 phút) Vùng biển nước ta có nhiều có nhiều tiềm năng thuận lơi để phát triển : A Ngành khai há nuôi trồng va chế biến hải sản B Khai thác khoáng sản biển C Giao thông, du lịch biển D Cả A, B, C đều đúng Đáp án: D (0.5 điểm) Câu 2: 1.5 điểm (Thông hiểu, thời gian làm bài: 10 phút) Cho bảng 40.1 tiềm năng kinh tế của một số đảo ven bờ, hãy cho biết những đảo có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển? Đáp án: -Những đảo nào có điều kiện thích hợp để phát triển tổng hợp kinh tế biển: Cát bà, Phú Quốc, Côn Đảo… Vì đây là các đảo có diện tích lớn, dân cư đông ,có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển. (1.5 điểm) Câu 3: 2 điểm (Vận dụng, thời gian làm bài: 15 phút) Quan sát hình 40.1 SGK trang 145, hãy nhận xét về tình hình khai thác, xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu xăng dầu và chế biến dầu khí ở nước ta ? Đáp án: ( 2 điểm) - Sản lượng dầu thô khai thác liên tục tăng trong các năm. (0.5 điểm) - Sản lượng dầu thô xuất khẩu cao thậm chí còn bằng với sản lượng khai thác. Điều này cho thấy công nghiệp chế biến dầu khí chưa phát triển. Đây là điểm yếu của ngành công nghiệp dầu khí nước ta . (1 điểm) - Trong khi xuất khẩu dầu thô thì nước ta vẫn phải nhập xăng dầu đã chế biến với số lượng ngày càng lớn. (0.5 điểm) KIẾN THỨC ĐẾN TUẦN 33 Câu 1: 0.5 điểm (Nhận biết, thời gian làm bài: 2 phút) Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng kinh tế nào? A Trung du và miền núi Bắc Bộ B Đồng bằng sông Hồng C Bắc Trung Bộ Đáp án: A(0.5 điểm) Câu 2: 3 điểm (Thông hiểu, thời gian làm bài: 15 phút) Nêu vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ tỉnh Bắc Giang? Đáp án: ( 3điểm) -. Diện tích: 3.823 km², km2 ( chiếm1,2% S cả nước). (0.5 điểm). -. Là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt nam. (0.5 điểm). + Phía Bắc giáp Lạng Sơn,phía đông giáp Quảng Ninh, phía Tây giáp Thái Nguyên và Hà Nội , phía Nam giáp Bắc Ninh và Hải Dương. (0.5 điểm) + Toạ độ địa lí: 21007’B - 21037’B, 1050 53’Đ- 1070 02’Đ. (0.5 điểm).
<span class='text_page_counter'>(13)</span> * Ý nghĩa của vị trí địa lí: - Thuận lợi: Giao lưu kinh tế với các tỉnh miền núi phía Bắc, 1 số tỉnh thuộc trung du và ĐB Sông Hồng với trung tâm kinh tế chính trị lớn nhất cả nước. (0.5 điểm) - Khó khăn: Ở sâu trong nội địa xa các cảng ,cửa khẩu. (0.5 điểm) Câu 3: 2 điểm (Vận dụng, thời gian làm bài: 15 phút) Đặc điểm địa hình Địa hình Bắc Giang là gì? Bắc Giang thích hợp với việc trồng cây gi? Đáp án: (3 điểm) - Đặc điểm địa hình Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng miền núi và trung du có đồng bằng xem kẽ. (Vùng trung du bao gồm 2 huyện Hiệp Hòa, Việt Yên và TP- Bắc Giang. Vùng miền núi bao gồm 7 huyện : Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. Trong đó 1 phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Sơn Động là vùng núi cao. Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền núi (chiếm 72% diện tích toàn tỉnh) là chia cắt mạnh, phức tạp chênh lệch về độ cao lớn) - Vùng đồi núi thấp có thể trồng được nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp như vải thiều, cam, chanh, na, hồng, đậu tương, chè...; chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, thuỷ sản. Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du (chiếm 28%)Vùng trung du có khả năng trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại thuỷ sản khác. KIẾN THỨC ĐẾN TUẦN 34 Câu 1: 0.5 điểm (Nhận biết, thời gian làm bài: 2 phút) Bắc giang gồm có bao nhiêu tỉnh và thành phố? A8 B9 C 10 D 11 Đáp án: C (0.5 điểm) Câu 2: 2 điểm (Thông hiểu, thời gian làm bài: 15 phút) Nêu 1 vài đặc điểm dân cư tỉnh Bắc giang ( dân số, MĐDS, dân tộc, tỉ lệ GTTN, phân bố dân cư) năm 2009 Đáp án: (2 điểm) - Uớc điều tra dân số 01/04/2009, dân số Bắc Giang có 1.555.720 người, với mật độ dân số 407 người/km², gấp 1,7 lần mật độ dân số bình quân của cả nước. Trên địa bàn Bắc Giang có 26 dân tộc cùng sinh sống. (1 điểm) - Phân bố dân cư không đồng đều. (0.5 điểm) - Tỉ lệ GTTN 1,12% ( 2011) giảm so với năm 2010. (0.5 điểm) Câu 3: 3 điểm (Vận dụng, thời gian làm bài: 15 phút) Cho biêt tốc độ tăng trưởng kinh tế (năm 2008 là 15,8%), ngành Tỉnh. Thương mại - DV. Công nghiệp –tiểu thủ công nghiệp XD. Bắc giang 58,0%, 39,2% Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang năm 2008 Đáp án: - HS vẽ biểu đồ tròn, chính xác, có chú thích, tên biểu đồ (2 điểm). Nông nghiệp - Thủy sản 2,8%..
<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Nhận xét: (1 điểm)+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao 15,8 % + Thương mại – DV chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế 58,0%, + Nông nghiệp - Thủy sản chiếm tỉ trọng thấp nhưng giữ vai trò quan trọng 2,8%. + Công nghiệp –tiểu thủ công nghiệp – XD chiếm tỉ trọng cao 39,2% KIẾN THỨC ĐẾN TUẦN 35 Câu 1: 0.5 điểm (Nhận biết, thời gian làm bài: 2 phút) Bắc giang gồm có bao nhiêu tỉnh và thành phố? A8 B9 C 10 D 11 Đáp án: C (0.5 điểm) Câu 2: 3 điểm (Thông hiểu, thời gian làm bài: 15 phút) Nêu vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ tỉnh Bắc Giang? Đáp án: ( 3điểm) -. Diện tích: 3.823 km²,( chiếm1,2% S cả nước) (0.5 điểm). -. Là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt nam. (0.5 điểm). + Phía Bắc giáp Lạng Sơn,phía đông giáp Quảng Ninh, phía Tây giáp Thái Nguyên và Hà Nội , phía Nam giáp Bắc Ninh và Hải Dương. (0.5 điểm) + Toạ độ địa lí: 21007’B - 21037’B, 1050 53’Đ- 1070 02’Đ.(0.5 điểm) * Ý nghĩa của vị trí địa lí: - Thuận lợi: Giao lưu kinh tế với các tỉnh miền núi phía Bắc, 1 số tỉnh thuộc trung du và ĐB Sông Hồng với trung tâm kinh tế chính trị lớn nhất cả nước.(0.5 điểm) - Khó khăn: Ở sâu trong nội địa xa các cảng ,cửa khẩu.(0.5 điểm) Câu 3: 2 điểm (Vận dụng, thời gian làm bài: 15 phút) Quan sát hình 40.1 SGK trang 145, hãy nhận xét về tình hình khai thác, xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu xăng dầu và chế biến dầu khí ở nước ta ? Đáp án: ( 2 điểm) - Sản lượng dầu thô khai thác liên tục tăng trong các năm.(0.5 điểm) - sản lượng dầu thô xuất khẩu cao thậm chí còn bằng với sản lượng khai thác. Điều này cho thấy công nghiệp chế biến dầu khí chưa phát triển. Đây là điểm yếu của ngành công nghiệp dầu khí nước ta. (1 điểm) - Trong khi xuất khẩu dầu thô thì nước ta vẫn phải nhập xăng dầu đã chế biến với số lượng ngày càng lớn. (0.5 điểm) KIẾN THỨC ĐẾN TUẦN 36 Câu 1: 0.5 điểm (Nhận biết, thời gian làm bài: 7 phút) Nguồn tài nguyên biển - đảo của nước ta có giá trị như thế nào trong sự phát triển kinh tế? Đáp án: (1 điểm) Nước ta có nguồn tài nguyên biển - đảo phong phú có thể giúp phát triển nhiều ngành kinh tế như: đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, khai thác khoáng sản biển, du lịch biển, giao thông vận tải biển. Câu 2: 2 điểm (Thông hiểu, thời gian làm bài: 15 phút).
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Sự thay đổi trong sản xuất công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ trước và sau ngày giải phóng như thế nào? Đáp án( 2điểm) Sự thay đổi trong sản xuất ở vùng Đông Nam Bộ trước và sau ngày giải phóng: - Trước ngày giải phóng: Công nghiệp phụ thuộc nước ngoài, chỉ tập trung sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm. - Sau ngày giải phóng: Cơ cấu công nghiệp cân đối giữa công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng. Xây dựng một số ngành công nghiệp hiện đại như dầu khí, điện tử, công nghệ cao. Vốn đầu tư nước ngoài vào công nghiệp ngày một tăng mạnh. Câu 3: 2 điểm (Vận dụng, thời gian làm bài: 15 phút) Dựa vào bảng số liệu dưới đây hãy vẽ biểu đồ về tổng sản lượng sản xuất thuỷ sản năm 2002 của hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước. Đồng bằng sông Hồng Sản lượng Cả nước (%) và Đồng bằng sông Cửu Long (%) Cá biển khai thác 46,11 100 Cá nuôi 80,87 100 Tôm nuôi 80,66 100 Đáp án: Vẽ biểu đồ cột đúng, chính xác được 2 điểm.. %. 00 -. 100 80,87. 80 -. KIẾN THỨC ĐẾN TUẦN 37. 60 -. 46,11. 40 -. 20 0-. 80,66. SL cả nước. Câu 1: 0.5 điểm (Nhận biết, thời gian làm bài: 7 phút) Vùng biển nước ta có nhiều có nhiều tiềm năng thuận lơi để phát triển : A Ngành khai há nuôi trồng va chế biến hải sản B Khai thác khoáng sản biển Cá biển khai thác Cá lịch nuôi biển Tôm nuôi C Giao thông, du (cả 2 đồng bằng) (cả 2 đồng bằng) (cả 2 đồng bằng) D Cả A, B, C đều đúng Đáp án: D (0.5 điểm) Câu 2: 2 điểm (Thông hiểu, thời gian làm bài: 15 phút) Nêu những khó khăn hiện nay trong việc phát triển ngành thuỷ sản ở vùng đồng bằng sông Cửu long. Nêu 1 số biện pháp khắc phục? Đáp án: (2 điểm) - Khó khăn chính về đầu tư đánh bắt xa bờ còn hạn chế hệ thống công nghiệp chế biến chất lượng cao chưa dược đầu tư nhiều - Biện pháp:.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> chủ động nguồn giống an toàn và năng suất, chất lượng cao, chủ động thị trường , chủ động tránh né các hàng rào của các nước nhập khẩu thuỷ sản của Việt nam Câu 3: 3,5 điểm (Vận dụng, thời gian làm bài: 15 phút) Bảng dân số thành thị và dân số nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh(nghìn người) Năm. 1995. 2000. 2002. Vùng Nông thôn 1174,3 845,4 855,8 Thành thị 3466,1 4380,7 4623,2 - Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện dân số thành thị và nông thôn ở thành phố Hồ Chí Minh qua các năm. Nêu nhận xét. Đáp án: (3,5 điểm) a. Xử lí số liệu: (0.5 điểm) Năm Vùng. 1995. 2000. 2002. Nông thôn 25,3 16,2 15,6 Thành thị 74,7 83,8 84,4 b. Vẽ biểu đồ cột chồng. (2 điểm) Biểu đồ dân số thành thị và nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh qua các năm từ 1995 - 2002 c Nhận xét: (1 điểm) - Dựa vào biểu đồ ta thấy: Số dân thành thị ở Thành phố Hồ Chí Minh tăng lên rất nhanh từ 1995 - 2002 tăng lên là 9,7%. Số dân nông thôn giảm. Với tốc độ dân thành thị tăng nhanh như vậy, hiện nay tỉ lệ dân thành thị ở Thành phố Hồ Chí Minh đang dẫn đầu cả nước..
<span class='text_page_counter'>(17)</span>