Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

quan doi nhan dan viet nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 33 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 24.10.2010 22:04 Quân đội nhân dân Việt Nam gồm bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương; có lực lượng thường trực và lực lượng dự bị. Lực lượng thường trực gồm toàn bộ quân nhân tại ngũ, công chức và công nhân viên quốc phòng đang phục vụ trong quân đội. Lực lượng dự bị gồm toàn bộ quân nhân dự bị đã được lựa chọn, sắp xếp để đáp ứng yêu cầu động viên theo kế hoạch động viên.Lực lượng thường trực gồm toàn bộ quân nhân tại ngũ, công chức và công nhân viên quốc phòng đang phục vụ trong quân đội. Lực lượng dự bị gồm toàn bộ quân nhân dự bị đã được lựa chọn, sắp xếp để đáp ứng yêu cầu động viên theo kế hoạch động viên. 1. Bộ đội chủ lực Bộ đội chủ lực là lực lượng nòng cốt của Quân đội nhân dân Việt Nam, gồm các quân chủng, binh chủng và bộ đội chuyên môn, có khả năng cơ động cao, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu chiến đấu trong mọi tình huống, mọi lúc, mọi nơi. Ngoài các đơn vị huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, còn có một hệ thống hoàn chỉnh các đơn vị bảo đảm hậu cần, kỹ thuật; các học viện, viện nghiên cứu, trường đào tạo sĩ quan và trường nghiệp vụ các cấp. Lục quân Lục quân Việt Nam gồm các quân khu, quân đoàn binh chủng hợp thành, các binh chủng: pháo binh, công binh, thông tin, hoá học, thiết giáp, đặc công và các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc Phòng. Các quân khu được tổ chức trên các hướng chiến lược gồm các binh đoàn chủ lực trực thuộc quân khu và các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh, huyện trong quân khu..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Lục quân Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong Quân đội nhân dân Việt Nam, là lực lượng được xây dựng từ những ngày đầu thành lập quân đội và đã từng bước phát triển cả về quy mô, tổ chức và chất lượng cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và phương thức tác chiến của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Trải qua thử thách trong các cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ Quốc, Lục quân Việt Nam đã từng bước trưởng thành, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và tạo nên truyền thống vẻ vang. Tất cả các quân đoàn, hầu hết các binh chủng và nhiều đơn vị của Lục quân đã được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Hải quân Hải quân nhân dân Việt Nam, tiền thân là Cục Phòng thủ bờ biển, thành lập từ ngày 7 tháng 5 năm 1955 và chính thức trở thành Quân chủng Hải quân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 5 tháng 1 năm 1964. Hải quân nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ bảo vệ vùng biển và vùng trời trên biển của Việt Nam. Hải quân nhân dân Việt Nam đã tham gia các hoạt động chiến đấu trên biển, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Hải quân nhân dân Việt Nam có các thành phần chiến đấu và bảo đảm với những phương tiện tàu thuyền, vũ khí, trang bị ngày càng hiện đại, đủ sức hoạt động chiến đấu trên các.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> vùng biển của Việt Nam. Hải quân nhân dân Việt Nam luôn giữ một vai trò quan trọng trong bảo vệ biển, đảo, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Tổ quốc cũng như các lợi ích kinh tế biển và là lực lượng nòng cốt hiệp đồng với các lực lượng khác như công an, hải quan, biên phòng, cảnh sát biển để quản lý chặt chẽ vùng biển và các hoạt động kinh tế trên biển của đất nước theo đúng pháp luật của Việt Nam và của quốc tế.. Phòng không - Không quân Phòng không – Không quân là quân chủng đảm nhiệm cả nhiệm vụ của bộ đội phòng không quốc gia và của không quân. Lực lượng Phòng không – Không quân trưởng thành từ những đơn vị nhỏ nhưng đã góp phần quan trọng trong thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Lực lượng Phòng không – Không quân đã góp phần xứng đáng vào nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Do những thành tích trong chiến đấu và thực hiện cá nhiệm vụ khác, cả lực lượng không quân và phòng không đều được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.. Ngày nay lực lượng Phòng không – Không quân được tổ chức tới các sư đoàn phòng.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> không và sư đoàn không quân, từng bước được trang bị các loại máy bay, tên lửa, pháo phòng không và các phương tiện kỹ thuật hiện đại khác, đang vừa huấn luyện, vừa làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ và quản lý vùng trời Tổ quốc. Bộ đội Biên phòng Bộ đội Biên phòng là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, có chức năng cơ bản là làm nòng cốt chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh trật tự biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế. Các đơn vị bộ đội biên phòng ở từng địa phương cũng là thành viên trong lực lượng vũ trang ở khu vực phòng thủ tỉnh, huyện. Bộ đội Biên phòng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân do có những thành tích trong chiến đấu và công tác. 2. Bộ đội địa phương Bộ đội địa phương là lực lượng cơ động tác chiến tại chỗ, chủ yếu trên địa bàn địa phương và cùng với dân quân tự vệ làm nòng cốt của chiến tranh nhân dân tại địa phương. Bộ đội địa phương gắn bó chặt chẽ với khu vực phòng thủ, hoạt động chiến đấu trong thế trận phòng thủ chung của cả nước, phù hợp với yêu cầu và đặc điểm từng khu vực trong chiến tranh nhân dân của cả nước, sẵn sàng phối hợp, hiệp đồng với lực lượng dân quân tự vệ trong chiến đấu, bảo vệ nhân dân và chính quyền địa phương.. Trong thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, sát cánh cùng với Quân đội nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, giữ gìn trật tự, an.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> ninh còn có dân quân tự vệ, cảnh sát biển và công an nhân dân. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, là một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, kết hợp với lực lượng an ninh cơ sở giữ gìn trật tự xã hội, an ninh chính trị tại địa phương. Trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam, dân quân tự vệ đã phát huy vai trò chiến lược trong chiến tranh nhân dân, làm nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc tại địa phương được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Dân quân được tổ chức ở nông thôn; tự vệ được tổ chức ở thành thị, cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường. Theo admm.org.vn. Những hình ảnh từ 'The NVA and Viet Cong' 07.03.2011 21:52 "The NVA and Viet Cong" được minh họa bằng cả tranh minh họa vẽ màu và hình chụp tư liệu. Công trình sưu tầm, phục dựng của nhóm tác giả và những tư liệu hình ảnh làm sáng rõ ý nghĩa tên gọi của bộ đội Cụ Hồ là Quân đội Nhân dân. Quân đội Nhân dân nghĩa là đội quân gắn liền với nhân dân, trưởng thành từ nhân dân. Sự phát triển của trang phục, quân trang của QĐND cũng mang ý nghĩa đó. Vì vậy, khi nhân dân còn khổ, bộ đội chưa thể mặc đẹp. Ngày nay, khi đời sống kinh tế phát triển, mức sống của người dân dần được nâng cao, tạo điều kiện cho Quân đội Nhân dân hiện đại hóa, trong đó, có cả việc trang bị quân trang, quân phục chuyên nghiệp, hội nhập với thế giới. Dưới đây là một số hình ảnh về trang phục lực lượng vũ trang Việt Nam giới thiệu trong cuốn T " he NVA and Viet Cong":. Quân đội Nhân Dân Việt Nam năm 1953 với súng trường MAS36 của Pháp..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Hình 1: Chiến sĩ Việt Minh ở Hà Nội năm 1954 với quân trang, quân dụng. Hình 2: Chiến sĩ quân đội Nhân dân Việt Nam ở Hà Nội năm 1955.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Chiến sĩ du kích thuộc Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (PLAF) ở Sài Gòn năm 1968. Hình 3 trong ảnh là huy hiệu của chiến sĩ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Phi công trong lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam năm 1972.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Hình 1:Trung úy pháo binh; Hình 2: Sĩ quan pháo binh; Hình 3: Hạ sĩ quan pháo binh;.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Nhân viên Bộ nội vụ (Công an Nhân dân) đầu những năm 1980. Hình trên: huy hiệu Công An gắn trên mũ..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Trung úy của QĐND Việt Nam năm 1987. Từ trên xuống:huy hiệu gắn trên mũ của chiến sĩ - sĩ quan - tướng trong QĐND..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Hải quân Việt Nam và các cấp bậc trong Hải quân năm 1988..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Cấp bậc ở những binh chủng khác nhau của QĐND Việt Nam năm 1982 xuất hiện trong "The NVA and Viet Cong".

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Hình chụp mũ của QĐND Việt Nam (trên) và mũ của chiến sĩ du kích PLAF..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Hai loại giày dùng trong chiến đấu của QĐND Việt Nam. Trong trang sách này, các tác giả có sự nhầm lẫn khi nói Đại tướng Võ Nguyên Giáp là "cha đẻ" Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trên thực tế, chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp được coi là "người anh cả" của quân đội.. < Trong quá trình hiện đại hóa, quân phục của cán bộ, chiến sĩ QĐND Việt Nam ngày càng chuyên nghiệp. Ảnh: Tuấn Linh.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Súng trường tấn công Akalashikov AK-47 và AKM. Súng AK-47 phiên bản đầu tiên. Súng AK-47 đã nâng cấp. Súng AKM với dao đa năng. AKMS-AKM với bang xếp. AKM với ống phóng lựu GP-25 40mm :.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Cấu tạo bên trong. AKM sau khi tháo rời Cỡ nòng: 7.62x39 mm Tổng chiều dài : 870mm Chiều dài nòng :415mm Trong lượng ( chưa kể đạn ): AK 4,3 kg, AKM 3,14 kg Băng đạn : 30 viên ( có thể xài đc hộp 40 viên hay 75 viên của RPK ) Tốc độ bắn : 600 viên / phút Tầm bắn hiệu quả : Khoảng 300m Súng trường tấn công Kalashnikov, cũng được biết với cái tên AK-47(Avtomat Kalashnikova - 47, súng trường tự động Kalashnikov phiên bản 1947 ), và những phiên bản của nó, cũng được biết tới dưới tên gọi AK, là loại vũ khí được sản xuất nhiều nhất nửa sau thế kỉ XX. Nó đã và đang ( gồm những bản nâng cấp hay cải tiến ) được sản xuất ở nhiều quốc gia, được sử dụng trong nhiều quân đội và hàng trăm cuộc xung đột kể từ khi ra đời. Tổng số lượng AK được sản xuất trong hơn 50 năm qua là hơn 90 triệu khẩu, nó đúng là 1 khẩu súng huyền thoại, được biết tới với 1 vẻ ngoài chắc chắn đến tột bậc, tính đơn giản trong thao tác và bảo trì, và sự tin cậy trong những điều kiện bảo quản tồi tệ nhất. AKđược sử dụng ko chỉ là một loại vũ khí quân dụng, nó còn là nền tảng cho những khẩu súng thể thao cá nhân và shotgun ( ví dụ như khẩu shotgun bán tự động Saiga). AK là sự tập hợp những đặc tính và giải pháp trước đó, được kết hợp một cách hiệu quả nhất. Tính hiệu quả, tuy vậy, phụ thuộc vào những tiêu chuẩn để đánh giá nó, và tiêu chuẩn then chốt cho bất kì và tất cả các đơn vị quân đội Soviet là : Sự tin cậy, tính đơn giản của.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> thao tác và bảo dưỡng, phù hợp cho sản xuất hàng loạt. Ở đó chưa bao giờ có một yêu cầu quan trong nào cho việc sản xuất thuận lợi hay sự chính xác đến hoàn hảo. Nói chung, AK có thể được mô tả như 1 loại vũ khí cá nhân lí tưởng cho 1 cuộc chiến trong quá khứ ( thế chiến 2 chẳng hạn ). Rõ ràng, AK là sự tổng hợp những bài học khó khăn được rút ra từ cuộc đại chiến thế giới Lịch sử của khẩu AK được bắt đầu từ viên hạ sĩ Mikhail Kalashnikov, khi ấy đang ở trong bệnh viện sau khi bị thương, đã bắt đầu phát triển một lại vũ khí cá nhân trong thời gian diễn ra chiến tranh thế giới thứ 2. Vào khoảng năm 1944, ông ta đứng đầu Izhevsk Machinebuilding Plant (IZHMASH), nơi vào năm 1944 ông đã phát triển 1 loại súng bán tự động, súng cạc bin vận hành bởi trích khí. Bắt đầu với thiết kế này, trong năm 1945 và 1946 ông phát triển một lại súng trường tấn công rồi báo cáo trước 1 ủy ban đánh giá của quân đội Soviet trong năm 1946. Trong suốt năm 1946 và đầu 1947 Kalashnikov thiết kế lại khẩu súng và đệ trình lên một buổi đánh giá thứ hai, vào năm 1947. Thiế kế mới này đã được cấp trên đồng ý và chấp nhận năm 1949 với tên gọi " 7,62mm Automat Kalashnikova, obraztsa 1947 goda "( súng trường tấn công Kalashnikov 7,62mm, phiên bản năm 1947 ). Sau đó là những lần thử nghiệm cùng với 1 ít sửa đổi vào năm 1951, nhưng vẫn giữ tên gọi cũ. Cùng với bản cơ bản, 1 phiên bản khác dành cho lính dù, tên là AKS:.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Cho đến năm 1959, AK được cải tiến một lần nữa, lần này thì thời gian sử dụng lâu hơn, và do đó nó đã được chấp nhận( sau khi thử nghiệm ) với tên gọi AKM (Avtomat Kalashnikova Modernizirovannyj – Súng trường tự động Kalashnikov, bản cải tiến ). Những sự thay đổi chủ yếu là việc đưa vào ứng dụng thoi đẩy thay cho thoi xoay và cụm chi tiết cò-búa được cải tiến bằng cách gắn thêm 1 thiết làm trễ búa đập. Những sự thay đổi khác là việc thiết kế lại, làm nhỏ hơn nhưng chắc chắn báng súng và tay cầm súng, và thêm miếng vát giảm giật ở nòng súng,miếng vát giống như cái thìa được gắn chặt vào nòng súng và hơi đầu nòng súng để giảm bớt độ giật khi bắn liên thanh. Miếng giảm nẩy có thể được thay thế bằng trục vít trên thiết bị giảm thanh PBS-1, thường được biết tới với tên gọi “ nòng giảm thanh “ .Bộ giảm thanh này đòi hỏi một loại đạn đặc biệt, những viên đạn với vận tốc cận âm sẽ được sử dụng. AKM nòng vát :. Những sự thay đổi khác từ AK đến AKM là việc cải tiến khe ngắm, từ 100m đến 1000m ( thay vì 800m trên AK bản đầu ). Cả 800m lẫn 1000m, tuy vậy, là 1 cách quá lạc quan cho bất kì sự sử dụng nào, tầm bắn hiệu quả chỉ chừng 300-400m, thậm chí còn ngắn hơn. Vào năm 1974, quân đội Soviet chính thức chấp nhận loại đạn 5,45mm và súng AK-74 được chấp nhận là loại súng trường tiêu chuẩn của lực lượng vũ trang. AKM, mặc dù vậy, chưa bao giờ bị loại khỏi phục vụ, và vẫn được cất giữ trong các kho quân giới của người Nga, nhiều đơn vị vẫn được trang bị loại AKM của những năm 1960. Sự hấp dẫn của loại đạn 7,62mm được tăng lên khi nhiều đơn vị thất vọng bởi hiệu lực của loại đạn 5,45mm được sử dụng trong những cuộc xung đột những năm 1990. Một vài đơn vị đặc biệt của Nga ( hầu hết là cảnh sát và bộ tình trạng khẩn cấp) , tham chiến trực tiếp tại Chechnya, đang sử dụng loại súng trường 7,62mm đáng khâm phục.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Những khẩu súng AK và AKM được sản xuất một cách rộng rãi đến các nước thân Soviet và nhiều chế độ trên thế giới. Giấy phép sản xuất cùng tất cả các tài liệu kĩ thuật cần thiết khác được gửi tới nhiều nước thuộc khối Warsaw (Bulgaria, East Germany, Hungary, Romania, Nam Tư ), và nhiều nước XHCN khác, như TQ hay CHDNND Triều Tiên. Một số nước không phải là XHCN, nhưng có mối quan hệ mật thiết như Ai Cập, Phần Lan và Iraq, cũng nhận được giấy phép sản xuất. AK cũng là loại vũ khí duy nhất được hiện diện trên 1 lá quốc kì - Lá quốc kì của Mozambique nổi bật một hình ảnh đặc trưng của khẩu Kalashnikov. Hiện tại hầu hết các nhà sản xuất AK đều đã dừng sản xuất loại súng trường 7,62mm này cho quân đội ( ngoại trừ khẩu AK-103 mới nhất được sản xuất hạn chế tại nhà máy IZHMASH ở Nga). Mặt khác, việc sản xuất loại súng AK bán tự động của dân sự vẫn được sản xuất ở một số nước, bao gồm Nga, TQ, Bulgaria, Romania và vài nước khác. Cờ Mozambique:. AKM có 30 viên đạn trong băng, những băng đạn bằng thép này tuy nặng nhưng linh hoạt. Phiên bản băng đạn AK đầu tiên băng đạn trơn, nhưng những loại băng đạn tiếp theo băng đạn có khía bên hông. Cái chốt ( đóng mở băng đạn ) của khẩu súng được gắn phía trước cò súng, đóng băng đạn chắc chắn vào vị trí. Việc lắp vào và tháo băng đạn ra yêu cầu sự mảnh khảnh của băng đạn xung quanh mặt trước của nó, ở đó có 1 cái vành để mắc vào. Nếu sẵn có và cần thiết, băng đạn 40 viên có thiết kế tương tự hay băng đạn tròn 75 viên của súng máy nhẹ RPK cũng có thể đc sử dụng. Sau này những băng đạn bằng nhựa plastic màu đỏ phân đã được giới thiệu. Tiểu liên AKM được sản xuất với những chi tiết như báng, ốp tay bằng gỗ và tay cầm của súng lục, những bản AKM sau này có tay cầm bằng nhựa thay cho gỗ, báng súng bằng gỗ, có 1 khoảng trống bên trong chứ phụ tùng cần thiết cho việc sửa súng. Băng đạn AK chúi xuống hơn so với AKM, phiên bản dành cho lính dù có 1 báng gấp.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> bằng kim loại. Những cải tiến của AK và AKM được phát triển tương ứng thành AKS và AKMS. AK được phân phối với những con dao có thể tháo rời, còn AKM được giới thiệu với những mẫu ngắn hơn, mà khi kết hợp với bao nó sẽ trở thành 1 loại kìm cắt rào. Tất cả AK và AKM được trang bị một dây đeo bằng vải. Dao đa năng :. Thước ngắm của AKM bao gồm cái trụ đằng trước có mui và khía kéo mở hình chữ U. Thước ngắm phân chia khoảng cách từ 100 đến 1000m( 800 trên AK ), với những thiết lập bổ sung cho một trận đánh được trù liệu trước có thể đc sử dụng trong mọi phạm vi đến 300m. Súng AKM có thể gắn thiết bị phóng lựu GP-25 40mm, được gắn phía dưới nòng súng. GP-25 có 1 thước ngắm riêng ở bên trái thiết bị..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Súng trường tấn công Kalashnikov AK-74U Cỡ nòng: 5,45 x 39mm Hoạt động: Trích khí Tổng chiều dài : 135mm ( 490mm với báng gấp lại ) Chiều dài nòng: 210mm Băng đạn tiêu chuẩn: 30 viên Trọng lượng chưa lắp đạn : 2,71 kg Tầm bắn hiệu quả: 200m Tốc độ bắn: 650-735 viên mỗi phút. úng trường tấn công nhỏ gọn AKS-74U ( Chữ “ U ” viết tắc của chứ "Ukorochennyj" trong tiếng Nga nghĩa là ngắn, gọn ) được phát triển từ những năm cuối thập niên 79 từ nền tảng là khẩu AKS-74, súng AK-74U được chế tạo với mục đích là vũ khí cá nhân cho lính tăng, lính pháo binh, phi công trên trực thăng và lính lái những phương tiện vận chuyển khác, và cho cả các lực lượng đặc biệt, những người cần loại vũ khí gọn nhẹ nhưng có hỏa lực mạnh khi hữu sự.Khẩu AK-74U có kích thước và tầm bắn hạn chế của một khẩu tiểu liên kiểu như MP5, nhưng có lợi thế là số lượng nhiều, cỡ đạn súng trường và những băng đạn, cũng tốt như việc nó có thể hoán đổi nhiều bộ phận với khẩu súng trường thông dụng, AK-74. Kể từ lúc được sản xuất, AK-74U còn có tên gọi khác là "Ksyukha" ( cách nói lái tên của một phụ nữ Nga, thay vì là Kayutsa) hay “ okurok “ ( mẩu thuốc lá ), nó đã được phân phối tới các đơn vị cảnh sát và các đơn vị bảo vệ luật pháp khác của Soviet và các nước SNG sau này. Thú vị thay, AK-74U cũng được biết tới ở Mĩ với tên “Krinkov ”. AK-74U khá phổ biến vì kích thước nhỏ gọn của nó, có thể sử dụng dễ dàng trong xe ô tô và kể cả dấu nó trong quần áo. Bên cạnh đó, tầm bắn chính xác của nó bị giảm đi nhiều khi bắn ở khoảng cách xa hơn 250m, trong khi viên đạn lại gây sát thương mạnh nhất ở khoảng cách từ 250m trở đi. Khẩu AKS-74U cũng bị mắc khuyết điểm là mau nóng nòng khi bắn liên tục một lúc lâu. Một phiên bản đặc biệt của khẩu AKS-74U cũng được phát triển dành cho lính đặc nhiệm ( ở đây là SpetsNaz ), nó có thể tích hợp một cách nhanh chóng của bộ giảm thanh tháo rời được hay ống phóng lựu đặc biệt ( cũng giảm thanh được ) model BS-1 "Tishina", cái ống phóng này sử dụng loại đạn HE-DP đặc biệt, được cất trong băng đạn dang hộp, chứa trong thiết bị phóng có tay cầm của súng lục..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> AKS-74U-UBN với ống phóng lựu 30mm:. KS-74U có một nòng đặc biệt được rút ngắn, nó có tác dụng làm giảm ánh sáng đầu nòng súng và phân tán khí thoát ra ( để đảm bả hệ thống trích khí vẫn hoạt động tốt ). AKS74U có khe thước ngắm thấp hơn, nhưng cơ bản thì nó có nhiều điểm giống với AKS-74, từ cách sử dụng, cái báng gấp hay băng đạn. AKS-74U ko thế gắn thêm dao vào đầu súng, một vài phiên bản được tích hợp thêm ray để gắn ống nhắm hồng ngoại, và được gọi là AKS-74U-N.. Súng trường tấn công Kalashnikov AK-101 và AK103 Cỡ nòng : 5,56mm( AK-101) và 7,62x 39mm ( AK-103) Cỡ đạn : 5,56x 45mm NATO ( AK-101) và 7,62x 39mm ( AK-103) Nguyên tắc hoạt động : Trích khí Băng đạn: 30 viên Chiều dài : 943mm ( cả báng) và 300mm ( báng gập ) Chiều dài nòng: 415mm Tầm ngắm qui chuẩn : 1000m Nặng : 3,4kg Tốc độ bắn : 600viên/phút Loại súng trường Kalashnikov thế hệ mới có hình dáng tương tự loại AK-47 và thêm nhiều cải tiến, được thiết kế cho thị trường vũ khí thế giới. Sử dụng loại đạn 5,56mm NATO, nó có triển vọng về một tương lai “ sáng sủa “.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> AK-101:. AK-103:.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> TIỂU ĐOÀN PHÚ LỢI - BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÌNH DƯƠNG Khi chiến lược ''chiến tranh đặc biệt''của đế quốc Mỹ đang trên đà bị phá sản, Đảng ta đã nhận đ?Nh Mỹ có khả năng sẽ chuyển từ chiến lược 'chiến tranh đặc biệt"sang chiến lược ''chiến tranh cục bộ, đưa quân viễn chinh Mỹ và chư hầu sang trực tiếp tham chiến tại miền Nam nước ta. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 (tháng 2-1963), đã dự đoán: Mỹ có khả năng đưa thêm quân vào đẩy mạnh cuộc chiến tranh Việt nam. Vì vậy, ta phải luôn luôn nâng cao cảnh giác và tích cực chuẩn bị sẵn sàng ứng phó nếu đế quốc Mỹ mạo hiểm mở rộng cuộc chiến tranh miền Nam thành chiến tranh cục bộ; tháng 1-1965, Hội nghị Trung ương Cục lần thứ ba nêu cao quyết tấm đánh thắng chiến lược ''chiến tranh đặc biệt" mức cao nhất và chuẩn bị đối phó với chiến lược 'chiến tranh cục bộ"của đế quốc Mỹ. Tại hội nghị này, Trung ương Cục nhận định: "Việc đế quốc Mỹ đưa lực lượng quân chiến đ?U vào miền Nam có thể từ 50.000 đến 200.000 tên là một chính sách phiêu lưu táo bạo của chúng miền Nam, nhưng hành động đó có nhiều nhược điểm và sẽ gặp nhiều mâu thuẫn, chứ quyết không phải là một thế mạnh của bọn xâm lược Trung ương Cục kết luận: Hơn lúc nào hết, cần phải kiên quyết đánh Mỹ, kiên quyết tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ ngụy quân, nhất là quân chủ lực, đó là điều kiện quyết định làm cho chiến lược ''chiến tranh đặc biệt"của địch bị thất bại hoàn thành đồng thời tăng khó khăn và nguy cơ thất bại nếu Mỹ chuyển sang chiến lược ''chiến tranh cục bộ'? Hội nghị Trung ương Cục lần thìa là một sự klện lớn đánh dầu bước chỉ đạo quan trọng của Đảng bộ miền Nam về xác định và nêu cao quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. I- Đảng bộ Thủ Dầu Một thành lập Tiểu đoàn lâm thời Phú Lợi Quán triệt và chấp hành sự chỉ đạo của Bộ Chính trị về phát triển bộ đội chủ lực trên chiến trường, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một quyết định chuẩn bị điều kiện tiến tới thành lập tiểu đoàn chủ lực đầu tiên của tỉnh. Tháng 1 1-1964, Tỉnh ủy quyết định tập trung các Đại đội 304, 306, 308 và Đại đội 4 trợ chiến hình thành lâm thời tiểu đoàn chủ lực cơ động của tỉnh (chưa có tiểu đoàn bộ). Tiểu đoàn chủ lực cơ động của tỉnh ra đời còn là yêu cầu khách quan phải có đơn vị mạnh để đối phó với những hoạt động, tác chiến ngày càng lớn của địch. Với vị trí là một chiến trường trọng điểm trên một địa bàn chiến lược, với truyền thống bất khuất của cha ông, kế thừa truyền thống của Chi đội 1, Trung đoàn 301, Tiểu đoàn 303, trước tình hình thuận lợi ngụy quân, ngụy quyền trong tỉnh đang suy yếu, nhưng đồng thời cũng có những khó khăn khi quân viễn chinh Mỹ đang lăm le nhảy vào cứu nguy cho quân ngụy, trực tiếp xâm lược miền Nam, tuy chưa tuyên bố thành lập chính thức, nhưng tiểu đoàn đã mang trong mình nó sức mạnh chiến đấu của các Đại đội 304, 306, 308 và Đại đội trợ chiến, những đơn vị đã trưởng thành, được rèn luyện, thử thách trong khói lửa chiến tranh, đã lập được nhiều chiến công xuất sắc. Vừa được hình thành, Ban chỉ huy lâm thời lao ngay vào công tác giáo dục chính trị và tổ chức huấn luyện quân sự. Về chính trị, cán bộ, chiến sĩ được học bản chất, truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, cán bộ, chiến sĩ còn được học tập về tình hình, nhiệm vụ cách mạng trong tỉnh, trong toàn Miền và cả nước ở thời điểm chiến lược ''chiến tranh đặc biệt'' của Mỹ đã thất bại và chiến lược ''chiến tranh cục bộ'' sắp bắt đầu. Một vấn đề rất cơ bản về chất lượng của đơn vị là hầu hết chiến sĩ trong tiểu đoàn đều đã qua chiến đấu, được tuyển chọn từ du kích xã và bộ đội huyện. Cán bộ đại đội, tiểu đoàn đã tham.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> gia chiến đấu chống Pháp, có bản lĩnh chiến đấu vững vàng. Là người địa phương, trưởng thành trong phong trào đấu tranh một mất một còn với địch, nên cán bộ, chiến sĩ am hiểu địch, đặc biệt là thông thạo địa hình. Đây là chỗ mạnh rất cơ bản của đơn vị, đồng thời là đặc điểm mà các đơn vị chủ lực của khu, của Miền không thể có được. Về chiến thuật, qua học tập chiến lệ, cán bộ trao đổi rút kinh nghiệm các hình thức chiến thuật tập kích, phục kích, vận động phục kích, vận động tiến công kết hợp phòng ngự trong chống càn, đánh giao thông là những hình thức chiến thuật thích hợp với điều kiện, khả năng và cũng là sở trường của bộ đội tỉnh. Trong thực hành chiến thuật, công tác tổ chức chỉ huy, công tác hiệp đổng chiến đấu giữa các đại đội, các bộ phận được đặc biệt nhấn mạnh. Tiểu đoàn chủ lực cơ động của tỉnh được hình thành là niềm tự hào chung của quân dân toàn tỉnh, là con chim đầu đàn của lực lượng vũ trang địa phương, nên từ cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân đều góp sức cho đứa con yêu của mình mau lớn mạnh, trưởng thành. Đáp ứng lòng tin ấy, tiểu đoàn càng ra sức chuẩn bị mọi mặt để thực hiện bằng được ra quân đánh thắng trận đầu, xây dựng truyền thống: Đã đánh là tiêu diệt, ra quân là chiến thắng. II- Tiểu đoàn Phú Lợi - Tiểu đoàn chủ lực cơ động đầu tiên của tỉnh Thủ Dầu Một chính thức được thành lập Ngày 5-6-1965, Tiểu đoàn Phú Lợi chính thức được thành lập. Buổi lễ ra mắt chính thức của Tiểu đoàn Phú Lợi được tổ chức tại xóm Vườn Trầu, ấp Hố Nên, xã Long Nguyên, huyện Bến Cát. Lễ đài được dựng lên giữa trang trống. Các Đại đội 304, 306, 308, Đại đội 4, các trung đội trinh sát, thông tin, vận tải và đội phẫu thuộc Tiểu đoàn bộ, quân phục mới, đội ngũ chỉnh tề được tập hợp trước lễ đài Các loại hỏa khí trung, đại liên, cối, ĐKZ giá thành hàng ngang trước đội hình. Cán bộ, chiến sĩ, những người vừa lập công oanh liệt trong các trận Đồng Sổ, Đồng Chèo, Quý Hiệp... nghiêm trang chờ đợi giờ phút chính thức khai sinh đơn vị. Hàng ngàn đồng bào thuộc các ấp xã Long Nguyên và đại diện các xã Thanh An, Thanh Tuyền, Kiến An, Lai Hưng cũng đến chứng kiến buổi lễ, chia vui với tiểu đoàn. Đại diện cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận huyện, xã đều có mặt. Trong quang cảnh tình nghĩa quân dân thắm thiết, đồng chí Trần Ruốc Ân, Tỉnh đội trưởng Thủ Dầu Một bước lên lễ đài long trọng đọc quyết định thành lập Tiểu đoàn Phú Lợi của Bộ Chỉ huy quân khu miền Đông. Đồng chí Lưu Vĩnh Trường (tức Hai Thành) quyền chính trị viên tỉnh đội lên đọc diễn văn nói về ý nghĩa ra đời của Tiểu đoàn Phú Lợi, trách nhiệm của tiểu đoàn trước cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân trong tỉnh và động viên, cổ vũ tiểu đoàn tiến lên lập những chiến công to lớn hơn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó. Tiểu đoàn đã hình thành từ tháng 11-1964, nhưng ngày 5-6-1965 mới thực sự là ngày chính thức khai sinh tiểu đoàn. 7 tháng qua là thời kỳ dự bị - thời kỳ tập dượt để có ngày lịch sử này. Thời kỳ dự bị đã tiêu diệt được đại đội, tiểu đoàn địch thì sau ngày khai sinh chính thức, các chiến sĩ Tiểu đoàn Phú Lợi với những kinh nghiệm chiến đấu đã có, tin tướng sẽ lập công xuất sắc hơn. Tiểu đoàn Phú Lợi chính thức ra đời trong một khung cảnh đầy bom đạn ác liệt của cuộc ''chiến tranh cục bộ'' mà Mỹ vừa triển khai. Mỹ muốn nhanh chóng tạo ra ưu thế về tương quan lực lượng trên chiến trường Thủ Dầu Một, dùng quân viễn chinh Mỹ và bom đạn tiêu diệt căn cứ kháng chiến và lực lượng vũ trang ta, dùng quân ngụy đẩy mạnh ''bình định'', giành dân, thiết lập phòng tuyến an ninh từ xa bảo vệ Sài Gòn. Cường độ chiến tranh tăng lên đột ngột. Trong bối cảnh đó, Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Chỉ huy tỉnh đội, ngoài việc.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> chỉ đạo phong trào kháng chiến trong toàn tỉnh đã tập trung chỉ đạo Tiểu đoàn Phú Lợi nhanh chóng ổn định tổ chức biên chế, kịp thời ứng phó với tình hình mới, bảo vệ thành quả cuộc kháng chiến. Quân số tiểu đoàn sau bổ sung, củng cố có 500 cán bộ, chiến sĩ, gồm 4 đại đội và Tiểu đoàn bộ. Đại đội 304 đổi phiên hiệu thành Đại đội 1, Đại đội 306 đổi thành Đại đội 2, Đại đội 308 thành Đại đội 3 và Đại đội 4 trợ chiến. Tiểu đoàn bộ có các trợ lý tham mưu, chính trị, hậu cần và các trung đội trực thuộc gồm 1 trung đội trinh sát, 1 trung đội thông tin, 1 trung đội vận tải và 1 đội phẫu. Ban chỉ huy tiểu đoàn gồm các đồng chí: Phạm Văn Thuẫn: Tiểu đoàn trưởng; Trần Văn Châu: Chính trị viên; Trương Văn đảng, Nguyễn Văn Sinh, Phạm Văn Dầu: Tiểu đoàn phó. Đảng bộ tiểu đoàn tổ chức Đảng 2 cấp, có 5 chi bộ, 150 đảng viên. Đảng ủy tiểu đoàn gồm 7 đồng chí, do đồng chí Trần Văn Châu làm Bí thư Đảng ủy. Với tổ chức mới, với sức mạnh của một tiểu đoàn hoàn chỉnh, cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn Phú Lợi càng ra sức học tập, rèn luyện, trau dồi bản lĩnh, chuẩn bị và tạo thời cơ cho những trận chiến đấu mới. III- Tóm tắt một số trận đánh của Tiểu đoàn Phú Lợi 1. Trận phục kích của Tiểu đoàn Phú Lợi tiêu diệt Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn B Sư đoàn 5 ngụy ngày 8-7-1965 tại ấp Suối Dứa Lúc quân Mỹ mới vào, chủ yếu chúng lo xây dựng, củng cố chỗ đứng chân. Quân Mỹ vào, quân ngụy có chỗ dựa, ráo riết mở các cuộc ''hành quân an ninh'', tiếp tục thực hiện ''binh định'', gom dân lập ''ấp chiến lược, Cùng với những hoạt động, tác chiến của bộ đội huyện và du kích xã trong chống phá các cuộc hành quân càn quét, đánh phá giao thông địch, Ban chỉ huy tỉnh đội theo dõi, bám sát quy luật hoạt động của địch, tạo cơ hội cho Tiểu đoàn Phú Lợi ra quân đánh thắng trận đầu. Ở khu vực Dầu Tiếng, trên đường 14, đoạn Dầu Tiếng đi Thanh An, có tua Suối Dứa do 2 tiểu đội ngụy đóng giữ. Cứ mỗi lần du kích bao vây bắn tỉa, địch trong bót thường kêu cứu Sở chỉ huy Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 8 Sư đoàn 5 ngụy đóng ở thị trấn Dầu Tiếng đến giải tỏa. Nắm được quy luật đó, phương án tác chiến của trận phục kích tiêu diệt Tiểu đoàn cộng hòa ở Suối Dứa được hình thành. Đảng ủy hạ quyết tâm trận này phải tiêu diệt gọn tiểu đoàn địch. Ngoài ý nghĩa về quân sự tiêu diệt lớn sinh lực địch trong khi quân Mỹ mới vào làm chỗ dựa cho quân ngụy còn có ý nghĩa đây là trận đầu ra quân của tiểu đoàn sau khi thành lập chính thức. Sau khi bí mật hành quân, chiếm lĩnh trận địa theo phương án tác chiến, 6 giờ sáng ngày8-7-1965, theo kế hoạch đã hiệp đồng, du kích xã Thanh An nã từng loạt đạn vào lô cốt địch ở tua Suối Dứa. Tiếp sau đó, lại có những loạt đạn tiếp theo vào chốt của địch. Lúc này, vô tuyến điện của Tiểu đoàn Phú Lợi bắt được sóng kêu cứu của địch về Dầu tiếng. Địch đã sa vào kế ''điệu hổ ly sơn'' của tiểu đoàn. Lệnh sẵn sàng chiến đấu được truyền đến các bộ phận. Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 8 thuộc Sư đoàn 5 ngụy hùng hổ ra quân với những loạt pháo 105 ly bắn dọn đường. Đến Cầu Cát, địch chia làm 3 cánh đi theo đường và hai bên theo hình bậc thang. Khi tiểu đoàn địch lọt hẳn vào trận địa phục kích của ta, bộ phận đi đầu của địch chỉ còn cách trung đội chặn đầu của Đại đội 3 chừng vài chục mét, hai khẩu trung liên và đại liên lập tức nhả đạn. Các đại đội cả phía chính diện và đối diện bật dậy ném thủ pháo xung phong. Hai khẩu ĐKZ bắn tung hai tháp canh ở Cầu Cát, cùng lúc những quả đạn cối lao xuống trận địa pháo 105 ở Dầu Tiếng làm cho chúng không bắn được phát nào. Với 400 quả thủ pháo nổ liên hồi với những đường đạn bắn găm chính xác, tiểu đoàn địch lớp chết, lớp đầu hàng. Một số ít tên lợi dụng con suối nhỏ chạy tháo thân bơi qua sông Sài Gòn bị chết đuối, chỉ vài tên sống sót. Trận đánh.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> diễn ra đúng 21 phút, tiểu đoàn địch hoàn toàn bị tiêu diệt, 49 tên bị bắt sống, ta thu nhiều vũ khí đạn dược. Trận Suối Dứa là trận đầu tiên tiêu diệt gọn 1 tiểu đoàn địch, là trận thu nhiều vũ khí, bắt sống nhiều tù binh, là trận đánh nhanh gọn, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Trận đánh được cấp trên tặng thưởng cho tiểu đoàn Huân chương Quân công hạng ba. 2. Trận phản đột kích của Tiểu đoàn Phú Lợi ngày25-8-1966 tại Bông Trang - Lò Gạch Trong lúc dừng chân ở căn cứ Bông Trang – Lò Gạch để nghỉ ngơi, củng cố sau những trận đánh liên tục, tiểu đoàn bị một tên phản bội ở địa phương ra chiêu hồi, chỉ điểm cho địch nơi đơn vị đang trú quân. Được tin đó, địch đã khẩn trương dùng lực lượng chủ yếu nhằm tiêu diệt Tiểu đoàn Phú Lợi là toàn bộ Lừ đoàn 1 Mỹ với hơn 100 xe tăng, thiết giáp và 20 phi vụ máy bay ném bom, trực thăng chở đổ quân cùng sự yểm trợ tối đa của 3 cụm pháo binh ở Phú Lợi, Lai Khê, Phước Vĩnh. Quân lực Quân đoàn 3 sử dụng Sư đoàn 18 trấn giữ vòng ngoài. Diễn biến trận đánh thực hiện đúng điều lệnh chiến đấu quân đội Mỹ theo chiến thuật đột phá kết hợp bao vây tiến công. Trận đánh do tư lệnh Lữ đoàn 1 Mỹ trực tiếp chỉ huy. Trong lúc Mỹ - ngụy khẩn trương triển khai kế hoạch hành quân thì Tiểu đoàn Phú Lợi ở căn cứ Bông Trang - Lò Gạch không hay biết chuyện gì, vẫn triển khai sinh hoạt học tập bình thường như mọi ngày. Nhưng có một điều tiểu đoàn không bao giờ xao lãng là bất kỳ trú quân nơi đâu đều chuẩn bị công sự, hầm hào chiến đấu chắc chắn, có phương án tác chiến tại chỗ chu đáo với nhiều giả định tình huống có thể xảy ra. Bắt đầu từ 5 giờ sáng ngày 25-8-1966, địch mở rộng tập kích đầu tiên vào nơi trú quân của tiểu đoàn Phú Lợi. Và suốt cả ngày 25-8, địch mở nhiều đợt tấn công với sự yểm trợ của pháo binh, máy bay, xe tăng, thiết giáp làm cho trận địa luôn rung chuyển, mịt mù khói lửa. Nhưng mỗi đợt tiến công đều bị Tiểu đoàn Phú Lợi đánh bật trở lại. Các chiến sĩ cơ động theo hầm hào, nhằm vào từng toán địch nã đạn, lúc chỗ này, lúc chỗ khác. Các chiến sĩ xạ thủ B.40 cơ động diệt xe tăng như hình với bóng. Chiếc xe tăng nào liều mạng tiến lên đều dính đạn B.40 và ĐKZ. Sau đợt tiến công cuối cùng vào 17 giờ, không gặt hái dược gì lại càng thua đậm, chúng rút quân cụm lại phía trước để củng cố, cho xe tăng rải ra án ngữ xung quanh và dùng trực thăng đổ quân phía sau nhằm vây chặt Tiểu đoàn Phú Lợi để ngày mai tiến công tiếp. Chiến trường tạm yên tiếng súng, Ban chỉ huy tiểu đoàn lệnh cho các đơn vị kiểm tra trận địa, giải quyết thương binh, tử sĩ rút quân ra khỏi trận địa một cách thần kỳ, làm cho địch từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Phát hiện nơi trú quân của Tiểu đoàn Phú Lợi, quân Mỹ đã sử dụng một lực lượng rất lớn và thiện chiến, nhằm tiêu diệt tiểu đoàn này. Chúng đã tiến công trong điều kiện hoàn toàn chủ động. Tiểu đoàn Phú Lợi chiến đấu trong điều kiện bị động, bất lợi, nhưng với những cán bộ, chiến sĩ đã quen chuyển bị động thành chủ động trong mọi tình huống đã lập nên chiến công xuất sắc. Kết quả trận đánh, Tiểu đoàn Phú Lợi đã tiêu diệt và tiêu hao nặng 3 tiểu đoàn Mỹ khoảng 700 tên, bắn cháy, bắn hỏng 16 xe tăng, xe bọc thép, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng cần cẩu, thu hơn 20 súng các loại và nhiều đồ dùng quân sự. Ta hy sinh 5 đồng chí và một số ít bị thương. Bông Trang - Lò Gạch là trận phản đột kích oanh liệt nhất trong lịch sừ chiến đấu của tiểu đoàn, là trận diệt nhiều quân Mỹ nhất, diệt nhiều xe tăng, thiết giáp của địch, xứng đáng với tâm Huân chương Quân công hạng ba của Bộ Chỉ huy Miền trao tặng. 3. Những trận phục kích diệt xe tăng địch Sau một thời gian nghiên cứu, điều tra quy luật hoạt động của xe tăng địch ở căn cứ Nhà Đỏ, ngày 20-11-1969, tiểu đoàn tổ chức một bộ phận phục kích đánh xe tăng địch cách căn cứ Nhà Đỏ 1km, nơi địch không thể ngờ là ta dám bố trí táo bạo như vậy. Trận đánh đã diễn ra đúng như dự kiến. Sáng ngày 20-1 1-1969, một chi đoàn xe tăng địch gồm 10.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> chiếc từ căn cứ kéo ra tiến vào trận địa. Do ở ngay trước cổng căn cứ, nên chúng nghênh ngang và không đe phòng. Đoàn xe đã loạt nhăn vào trận địa như những tấm bia di động, bộ phận chặn đầu phóng đạn và toàn trận địa lập tức bắn theo. Những đường đạn nhoang nhoáng cùng với những bưng lửa màu da cam bao trùm lên đoàn xe tăng địch. 7 chiếc trúng đạn nổ tung. Trận đánh chỉ diễn ra có 2 phút. Các chiến sĩ lập tức rút lui. Pháo địch dập tới, nhưng các chiến sĩ đã ra khỏi trận địa. Trận đánh phục kích xe tăng địch ở Nhà Đỏ đã được tiểu đoàn rút kinh nghiệm trong toàn đơn vị. Để phù hợp với cách đánh gọn nhẹ, cơ động nhanh, đánh nhanh, rút nhanh, bảo đảm yếu tố bí mật, bất ngờ, tiểu đoàn đã tổ chức 18 tổ đánh tăng. Mỗi tổ biên chế từ 3 - 5 người, trang bị hai khẩu B.40 hoặc B.41. Các tổ tung ra phục khắp các nẻo rừng, các con đường xe tăng địch hay đi với tinh thần hoạt động phân tán, độc lập tác chiến. Với cách đánh này làm cho quân Mỹ rất sợ. Xe tăng Mỹ bị diệt ngày càng nhiều nhưng chúng vẫn không tìm được cách nào để đối phó. *** Tiểu đoàn Phú Lợi - tiểu đoàn chủ tập trung cơ động đầu tiên của tỉnh Thủ Dầu Một ra đời từ những ngày đầu Mỹ đổ quân trên chiến trường của tỉnh. Vừa được khai sinh, tiểu đoàn đã lập chiến công lớn ở bến Đồng Sổ, Ouý Hiệp, Suối Dứa... tiếp theo là những ngày đánh Mỹ, diệt ngụy liên tục, xóa phiên hiệu nhiều tiểu đoàn, đại đội địch. Suốt 21 năm xây dựng và chiến đấu, tiểu đoàn đã thể hiện lòng trung thành với dân, với nước, bền bỉ chịu đựng mọi hy sinh gian khổ, đoàn kết nội bộ, đoàn kết với nhân dân, góp phần cùng quân dân trong tỉnh đánh bại mọi chiến lược chiến tranh của Mỹ - ngụy; bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế giúp bạn. Quá trình chiến đấu giải phóng và bảo vệ quê hương, cán bộ, chiến sĩ đã lập nhiều chiến công vang dội, làm kẻ thù khiếp sợ. Với vị trí là đơn vị vũ trang tập trung cơ động của tỉnh, Tiểu đoàn Phú Lợi xứng đáng là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất, xứng đáng là đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam. Hiện nay tiểu đoàn Phú Lợi đang là lực lượng thuộc Bộ CHQS Tỉnh Bình Dương.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> TIỂU ĐOÀN BÃI SẬY 1 - HƯNG YÊN Cách đây 42 năm, trong khí thế sục sôi: "Tất cả cho miền Nam tiền tuyến lớn, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", ngày 14.4.1965 tại đình thôn An Vĩ (Khoái Châu) tiểu đoàn Bãi Sậy I đã được thành lập để chi viện cho tỉnh kết nghĩa Tân An, nay là tỉnh Long An. Cán bộ của tiểu đoàn hầu hết là bộ đội chống Pháp và nghĩa vụ năm 1959-1960, đã phục viên hoặc chuyển ngành về các cơ quan, các địa phương trong tỉnh, nay tái ngũ như đồng chí Nguyễn Văn Sinh, bí thư huyện ủy Văn Lâm, Đỗ Đình Tiếp, Nguyễn Minh Hải, ty thương nghiệp, ty nông nghiệp tỉnh... Chiến sĩ của tiểu đoàn ngày ấy là các đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên đang còn theo học, hoặc vừa rời ghế nhà trường, đều ở độ tuổi mười tám đôi mươi, trong đó có Vương Đình Cung - con trai duy nhất của đồng chí Lê Quý Quỳnh, Bí thư Tỉnh ủy; Trần Căn, con trai đồng chí Trần Quang Tạo tỉnh đội trưởng, đang học đại học cũng tình nguyện lên đường chiến đấu. Sau khi thành lập, tiểu đoàn đứng chân huấn luyện tại Thanh Oai (Hà Đông) và được bổ sung thêm một số cán bộ chiến sĩ là con em của các huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức - Hà Đông để đủ biên chế một tiểu đoàn súng cao xạ 12,7 ly gồm 500 cán bộ chiến sĩ. Vừa huấn luyện, vừa làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ mục tiêu trên quốc lộ số 1 ở Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định. Ngày 13.8.1965, tại trận địa phục kích Ngô Đồng, thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, đơn vị đã lập công xuất sắc, bắn rơi một máy bay phản lực F4D của Mỹ ngay từ loạt đạn đầu, phối hợp cùng đơn vị bạn bẻ gãy đợt tập kích của địch đánh vào trận địa tên lửa ta. Tháng 10.1965, tại doanh trại E52 thuộc huyện Thường Tín (Hà Đông) tiểu đoàn làm lễ mừng công đón nhận Huân chương Chiến công về thành tích bắn rơi máy bay Mỹ, đồng thời làm lễ xuất quân lên đường vào Nam đánh Mỹ. Các đồng chí Lê Quý Quỳnh, Bí thư Tỉnh ủy; Mai Văn Hách, chủ tịch UBND tỉnh; Trần Quang Tạo, Tỉnh đội trưởng cùng nhiều cán bộ ban ngành đoàn thể tỉnh Hưng Yên đến dự động viên và tặng đơn vị lá cờ: "Quyết vượt Trường Sơn đánh thắng giặc Mỹ xâm lược". Cờ này được làm thành 2 lá trên đó có đầy đủ chữ ký bằng máu của cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn, một để tại Bảo tàng Hưng Yên, một mang theo đơn vị, là kết tinh niềm tin, sự gửi gắm của Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên cùng với lòng quyết tâm thắng Mỹ của cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn. 15h30' ngày 7.10.1965, tiểu đoàn được lệnh lên đường vào Nam chiến đấu. Bốn tháng hành quân ròng rã, trèo đèo lội suối, băng rừng vượt núi, đánh địch mà đi, mở đường mà tiến, chỉ với đôi vai, đôi chân, cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn và 18 cỗ súng cao xạ 12,7 ly, cùng các trang thiết bị khác đã đến vị trí tập kết an toàn và được lệnh trực tiếp chiến đấu tại chiến trường B3 Tây Nguyên. Tại đây đơn vị đã tham gia nhiều chiến dịch, nhiều trận đánh ở Chư Pông, Chư Pa, đường 14, sông Sa Thầy. Bất kỳ ở đâu, dù gian khổ hy sinh ác liệt đến mấy, cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn đều chiến đấu ngoan cường dũng cảm, nhanh nhạy, cơ động, phối hợp cùng các đơn vị bạn đập tan chiến dịch: "Trực trăng vận" của Mỹ ngụy, tạo điều kiện cho bộ binh tiêu diệt sinh lực địch. Do yêu cầu nhiệm vụ, cuối năm 1967 tiểu đoàn được chuyển sang làm công tác vận tải chiến đấu. Do đặc thù của chiến trường Tây Nguyên, đây là nhiệm vụ đòi hỏi một sức chịu đựng kiên trì, bền bỉ, dẻo dai mà không phải ai cũng dễ dàng vượt qua. Nhưng với.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> truyền thống "Chân đồng vai sắt, mắt thần tiên" của bộ đội pháo binh, cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ, thử thách, bám sát các đơn vị bộ binh, tải gạo, tải đạn kịp thời ra trận địa, đưa thương binh liệt sĩ từ trận địa về dưới làn đạn pháo và bom B52 rải thảm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong đợt tổng công kích xuân Mậu Thân 1968, chiến dịch xuân hè, Đắc Tô, Tân Cảnh, Plây Cần, Bắc Kon Tum 1969-1972; tổ chức đánh địch đổ bộ, đánh biệt kích, bảo vệ an toàn bến bãi, kho tàng của mặt trận. Tiêu biểu như đại đội 3 do đại đội trưởng Lê Đình Thực chỉ huy, đã nổi danh một thời ở khu vực binh trạm Bắc. Nhiều cán bộ chiến sĩ đã lập công xuất sắc, như đồng chí Đỗ Hữu Vụ quê ở Khoái Châu trong chiến dịch Ngân Sơn, đơn vị bị B52 đánh trúng đội hình, ban chỉ huy cùng nhiều cán bộ chiến sĩ đã hy sinh. Giữa ngút trời bom lửa, địch lại nống ra rất gần, đồng chí đã bình tĩnh động viên anh em kịp thời cứu chữa thương binh, mai táng liệt sĩ chu đáo và tổ chức đưa được toàn bộ số anh em thương binh đơn vị mình và đơn vị bạn về nơi an toàn, được tặng thưởng Huân chương Chiến công. Sau này đồng chí Vụ đã trở thành chính trị viên tiểu đoàn. Đồng chí Đào Văn Nam quê Thủ Sỹ (Tiên Lữ) trong giờ phút gay go nhất của trận đánh đã bình tĩnh leo lên xe tăng của địch, chụp chiếc mũ sắt lên đầu, chờ cho bọn địch lầm tưởng ào ào bám lên, mới quay nòng khẩu 12 ly 7, nghiến răng bắn tan tác đội hình địch mở đường cho quân ta tiến vào Buôn Mê Thuột xuân Mậu Thân. Đồng chí Vương Đình Cung ở ở Mỹ Hào, trong trận chiến đấu chống càn tháng 5.1970 ở vùng ngã ba biên giới đã chỉ huy một tiểu đội đối đầu với lực lượng địch đông gấp bội, kiên cường chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, chấp nhận hy sinh chứ quyết không để rơi vào tay địch. Quá trình rèn luyện phấn đấu và sự hy sinh anh dũng của Vương Đình Cung là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo học tập. Cùng với Vương Đình Cung còn có biết bao cán bộ chiến sĩ của tiểu đoàn đã ngã xuống, mãi mãi để lại tuổi 20 trên mảnh đất Tây Nguyên kiên cường, bất khuất. Máu của các anh tô thắm thêm màu cờ Tổ quốc, góp phần làm nên chiến thắng ngày 30.4.1975 quét sạch quân xâm lược giải phóng miền Nam. Sinh ra và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mang trong mình dòng máu Bãi Sậy anh hùng, được sự cưu mang đùm bọc của nhân dân, tiểu đoàn Bãi Sậy I đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao phó, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Hơn 30 năm đã trôi qua, cuộc chiến đã đi vào quá khứ, lịch sử đã sang trang, đất nước đang trên con đường đổi mới, giờ đây hầu hết cán bộ chiến sĩ của tiểu đoàn đã trở về với đời thường, làm những công việc bình thường, như anh Nguyễn Cửu Việt, giáo sư chủ nhiệm khoa luật Trường đại học Hà Nội; anh Bật, giáo sư chủ nhiệm khoa triết Trường đại học kinh tế quốc dân. Một số khác đảm nhiệm công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể ở các địa phương, người cấy lúa, trồng dâu... song dù ở đâu, cương vị nào các anh vẫn nêu cao bản chất truyền thống bộ đội Cụ Hồ, truyền thống của tiểu đoàn Bãi Sậy, tiếp tục đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đổi mới quê hương đất nước..

<span class='text_page_counter'>(33)</span>

<span class='text_page_counter'>(34)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×