Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Luận văn thạc sĩ quản lý văn hóa quản lý khu di tích lịch sử lam kinh, huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HỐ HÀ NỘI

HỒNG THỊ VÂN

QUẢN LÝ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ LAM KINH
HUYỆN THỌ XN, TỈNH THANH HĨA
Chun ngành Quản lý văn hóa
Mã số: 60 31 73

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN TẠO

HÀ NỘI – 2012


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, với tình cảm chân thành, tác giả xin trân trọng cảm ơn:
+ TS. Lê Văn Tạo, người hướng dẫn khoa học;
+ Khoa Sau Đại Học - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội; các thầy giáo, cô giáo tham gia
quản lý và giảng dạy trong thời gian học tập tại trường;
+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa;
+ Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa;
+ Ban quản lý khu di tích lịch sử Lam Kinh;
+ Ban quản lý Dự án các cơng trình văn hóa;
+ Cơ quan, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tơi hồn thành
Luận văn này.


Tuy đã có nhiều cố gắng, song do công việc nghiên cứu tài liệu và sự hiểu biết còn hạn chế,
Chắc chắn Luận văn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả kính mong được sự góp ý và chỉ
dẫn, để đề tài được hồn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn !
Thanh Hóa, tháng 5 năm 2012
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Vân


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ 5
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. 6
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ;
TỔNG QUAN VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ LAM KINH ....................... 12
1.1. Cơ sở khoa học và pháp lý cho công tác quản lý khu di tích lịch sử Lam
Kinh ................................................................................................................ 12
1.1.1. Cơ sở khoa học .......................................................................... 12
1.1.2. Cơ sở pháp lý .............................................................................. 16
1.2. Tổng quan về khu di tích lịch sử Lam Kinh ........................................ 20
1.2.1. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành huyện Thọ Xuân ................... 20
1.2.2. Lịch sử hình thành di tích lịch sử Lam Kinh .............................. 22
1.2.3. Hiện trạng danh thắng, di tích, di vật và lễ hội ở Lam Kinh ...... 24
1.3. Những giá trị lịch sử - văn hóa của khu di tích Lam Kinh ................ 39
1.3.1. Giá trị lịch sử .............................................................................. 39
1.3.2. Giá trị văn hóa ............................................................................ 40
1.3.3. Giá trị nghệ thuật ........................................................................ 41
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHU DI TÍCH LỊCH
SỬ LAM KINH ............................................................................................. 43
2.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Ban quản lý di tích lịch sử

Lam Kinh ....................................................................................................... 43
2.1.1. Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý di tích Lam Kinh .......... 45
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ hoạt động của ban quản lý di tích Lam
Kinh ...................................................................................................... 46
2.2. Các mặt hoạt động trong cơng tác quản lý khu di tích lịch sử Lam Kinh
......................................................................................................................... 47
2.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về bảo tồn và phát huy giá trị khu di
tích ........................................................................................................ 47
2.2.2. Tổ chức tuyên truyền quảng bá, giới thiệu về di tích ................ 49
2.2.3. Tổ chức kiểm kê, bảo quản, tu bổ, phục hồi và tơn tạo di tích... 52
2.2.4. Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, hội thảo khoa học và tọa đàm tìm hiểu
về giá trị của di tích. ............................................................................. 59


2.2.5. Phối hợp với địa phương quản lý di tích, tổ chức lễ hội, bảo vệ trật tự
an toàn xã hội ........................................................................................ 70
2.2.6. Công tác bảo vệ và phục hồi rừng .............................................. 73
2.2.7. Tổ chức hoạt động dịch vụ và vệ sinh môi trường ..................... 74
2.2.8. Quản lý, đào tạo nguồn nhân lực ................................................ 75
2.2.9. Huy động nguồn lực và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho bảo tồn và
phát huy giá trị di tích ........................................................................... 76
2.2.10. Cơng tác thi đua khen thưởng, thanh kiểm tra và xử lý vi phạm tại di tích
.............................................................................................................. 78
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ LAM KINH ............. 80
3.1. Những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong quản lý khu di tích lịch sử
Lam Kinh ....................................................................................................... 80
3.1.1. Ưu điểm ...................................................................................... 80
3.1.3. Nguyên nhân ............................................................................... 83
3.2. Định hướng phát triển của khu di tích lịch sử Lam kinh .................. 84

3.2.1. Định hướng của Chính phủ về cơng tác quản lý khu di tích lịch sử
Lam Kinh. ............................................................................................. 84
3.2.2. Định hướng của UBND tỉnh Thanh Hóa .................................... 86
3.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và phát huy giá
trị khu di tích lịch sử Lam Kinh .................................................................. 88
3.3.1. Giải pháp về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và công tác cán bộ... 88
3.3.2. Giải pháp về cơng tác phát triển tồn diện tại khu di tích................. 91
3.3.3. Giải pháp về tổ chức quản lý các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị
di tích .................................................................................................... 93
3.3.4. Giải pháp về quy hoạch các dịch vụ phục vụ khách tham quan và vệ
sinh môi trường ..................................................................................... 99
3.3.5. Giải pháp phát triển hoạt động du lịch theo hướng bền vững .. 101
3.3.6. Giải pháp thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm ............................ 103
3.3.7. Xã hội hóa trong cơng tác quản lý khu di tích lịch sử Lam Kinh .... 105
KẾT LUẬN .................................................................................................. 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 110
PHỤ LỤC .................................................................................................... 113


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

: Chữ viết đầy đủ

-

BTDT

: Bảo tồn di tích


-

CHXHCN

: Cộng hịa xã hội chủ nghĩa

-

CTQG

: Chính trị quốc gia

-

DSVH

: Di sản văn hóa

-

DTLS – VH

: Di tích lịch sử - văn hóa

-

GS.TS

: Giáo sư tiến sỹ


-

HĐKH

: Hội đồng khoa học

-

KHLS

: Khoa học lịch sử

-

KHTC

: Kế hoạch tổ chức

-

KHXH

: Khoa học xã hội

-

MTQG

: Mục tiêu quốc gia


-

Nxb

:

-

PGS. TS

: Phó giáo sư tiến sỹ

-

TT- BVHTTDL

: Thơng tư - Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch

-

TW

: Trung ương

-

UBND

: Ủy ban nhân dân


-

VHDT

: Văn hóa dân tộc

-

VHNT

: Văn hóa nghệ thuật

-

VHTT

: Văn hóa thơng tin

-

VHTT&DL

: Văn hóa Thể thao và Du lịch

Nhà xuất bản


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:


Tổng hợp số lượng khách du lịch đến tham quan khu di tích lịch
sử Lam Kinh từ (2001 – 2011)

Bảng 2.2:

65

Tổng hợp các dự án trùng tu tôn tạo đã được thực hiện trong giai
đoạn từ năm 2000 đến nay

70


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là vùng đất Lam Sơn nơi diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại
của đất nước, nơi sinh thành và hun đúc nên người Anh hùng dân tộc Bình định vương Lê Lợi,
nơi tìm về và tụ nghĩa của các danh nhân, danh tướng lừng lẫy của đất nước trong cuộc khởi
nghĩa chống quân Minh xâm lược (Thế kỷ XV), nơi thờ cúng tổ tiên và cũng là nơi mai táng các
vị Hoàng đế, Hoàng Thái hậu nhà Lê. Vùng đất này đã lưu giữ rất nhiều di sản văn hóa đặc sắc,
là vốn quý, nguồn nội lực to lớn của tỉnh trong sự nghiệp xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội. Bảo tồn và phát huy có hiệu quả di sản văn hóa này không chỉ là trách nhiệm của chúng ta
đối với lịch sử dân tộc, mà cịn góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc.
1.2. Vùng đất thiêng Lam Kinh, quê hương và cũng là căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn do người anh hùng áo vải Lê Lợi lãnh đạo, sau 10 năm trường kỳ kháng chiến chống
giặc Minh xâm lược (1418-1428) giành lại nền độc lập dân tộc, ngày 15 tháng 4 năm Mậu Thân
(1428), Lê Lợi chính thức lên ngơi hồng đế ở Đơng Kinh (Thăng Long) và cho xây dựng Sơn
Lăng tại quê hương Lam Sơn tức Lam Kinh.
Khởi xướng từ vị vua đầu triều Lê sơ, Lam Kinh liên tục được dựng xây, tu bổ trở thành

đất Tổ, thờ cúng tổ tiên nhà Lê sơ và nhiều thế kỷ sau này của nhà Lê trung hưng. Lam Kinh
thực sự trở thành một tâm điểm của không gian văn hóa Lam Sơn, là một trung tâm tín ngưỡng,
văn hóa quan trọng của vùng đất và dân tộc.
Gần 600 năm qua, sự tàn phá của thời gian và chiến tranh đã làm những cơng trình kiến
trúc ở Lam Kinh bị hủy hoại. Tuy vậy , vẫn còn nhiều di vật kiến trúc và điêu khắc cịn sót lại
như: lăng mộ, bia ký, tượng rồng, nền móng kiến trúc, chân tảng, thành lũy, hào nước, vật liệu
xây dựng…Đây là những cứ liệu, hiện vật lịch sử quan trọng trong khảo cứu, bảo tồn, phát huy
di sản văn hóa đặc biệt.
Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, với đường lối bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
của Đảng, Lam Kinh đã được Nhà nước xếp hạng là một trong những di tích lịch sử - văn hóa
đặc biệt quan trọng ngay trong đợt đầu tiên năm 1962. Hàng chục cuộc khảo sát và khai quật
khảo cổ được tiến hành để tìm lại quy mơ kiến trúc các cơng trình ở Lam Kinh. Năm 1961, Bộ


Văn hóa đã cho xây dựng lại nhà bia Vĩnh Lăng. Năm 1985, tỉnh Thanh Hóa đã cho phục chế đơi
rồng ở thềm trước Chính Điện, dựng lại bia ở lăng Khôn Nguyên và tu sửa một số lăng mộ...
1.3. Căn cứ vào giá trị lịch sử - văn hóa và nghệ thuật của khu di tích Lam Kinh, ngày 22
tháng 10 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 609/TTg phê duyệt dự án quy
hoạch tổng thể về tu bổ, phục hồi và tôn tạo khu di tích lịch sử Lam Kinh. Để thực hiện chương
trình quốc gia về “Bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử - văn hóa ở Lam Kinh”, tháng 10 năm
1994 UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định thành lập Ban quản lý di tích Lam Kinh, trực
thuộc Sở Văn hóa Thơng tin Thanh Hóa, qua nhiều lần tách, nhập đến ngày 20 tháng 10 năm
2009, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa ra quyết định số 3728/QĐ- UBND thành lập Ban quản
lý khu di tích lịch sử Lam Kinh, trực thuộc Sở Văn hóa Thơng tin, đúng với tinh thần của văn
bản Luật di sản văn hóa.
Từ khi thành lập cho tới nay Ban quản lý di tích đã tổ chức có hiệu quả như: phối kết hợp
với Viện khảo cổ học Việt Nam, Bảo tàng lịch sử Việt Nam khai quật làm rõ giá trị lịch sử của di
tích, tổ chức các cuộc hội thảo khoa học tìm hiểu thêm về triều Lê sơ và một số địa danh liên
quan đến khởi nghĩa Lam Sơn, tổ chức phịng trưng bày giới thiệu về di tích và các hiện vật khai
quật được tại di tích, hàng năm tổ chức lễ hội vào ngày 21 đến 23 tháng Tám Âm lịch, nhiều dự

án, hạng mục cơng trình được tu bổ và đưa vào phát huy giá trị phục vụ phát triển kinh tế văn
hóa - xã hội.
1.4. Tuy nhiên, ngồi những việc đã làm được, cơng tác quản lý khu di tích lịch sử Lam
Kinh hiện nay vẫn còn nhiều mặt hạn chế như: chưa sử dụng một cách hiệu quả nguồn đầu tư và
thu hút các nguồn lực khác cho việc bảo tồn tôn tạo khu di tích; chưa định hướng phát triển khu
di tích Lam Kinh trở thành tâm điểm của khơng gian văn hóa Lam Sơn; chưa tích cực đẩy mạnh
cơng tác giáo dục, quảng bá giá trị lịch sử, văn hóa của khu di tích.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị
lịch sử - văn hóa tuy được sự quan tâm của các cấp, các ngành và các tổ chức quốc tế nhưng vẫn
gặp nhiều khó khăn bất cập. Đó là tình trạng di tích xuống cấp, một số khu Lăng mộ còn bị xâm
hại , nạn lấy cắp cổ vật, tình trạng mất an ninh, trật tự trong các dịp tế lễ, hội hè và việc ứng dụng
công nghệ cao trong công tác trưng bày, bảo quản, nội thất, trang thiết bị trưng bày chưa xứng
tầm với di tích...


Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa, học viên
đã chọn đề tài “Quản lý khu di tích lịch sử Lam Kinh huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa” làm
luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Quản lý Văn hóa của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khu di tích Lam Kinh là một di tích có quy mơ lớn, có giá trị lịch sử văn hóa đặc biệt
trong dịng chảy lịch sử văn hóa dân tộc. Chính vì thế kể từ khi được khởi dựng đến nay Khu di
tích Lam Kinh đã được các bộ sử lớn của dân tộc đề cập đến như: Đại Việt thông sử của Lê Q
Đơn; Lịch triều hiến chương loại chí, Hồng Việt dư địa toàn đồ của Phan Huy Chú; Đại Nam
Nhất thống chí của Quốc Sử Quán triều Nguyễn, và đã có nhiều cơng trình, bài viết của các học
giả nghiên cứu, tìm hiểu về di tích danh thắng và lịch sử khu di tích Lam Kinh như: Di tích lịch
sử Lam Kinh do Trịnh Ngữ biên soạn (Nxb Thanh Hóa, năm 2001); Thanh Hóa Di tích và danh
thắng tập II do Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa biên soạn; Lịch sử Thanh Hóa tập III của Ban nghiên
cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa (Nxb Khoa học và xã hội, năm 2002); Khu di tích lịch sử
Lam Kinh của tác giả Nguyễn Văn Hảo (Nxb Văn hóa Thơng tin, năm 2007); Địa chí huyện Thọ
Xn của nhóm tác giả Phạm Tấn, Phạm Tuấn, Hoàng Tuấn Phổ (Nxb Khoa học xã hội, năm

2005); Luận án tiến sỹ khoa học lịch sử của Nguyễn Văn Đồn về Khu di tích trung tâm Lam
Kinh Thanh Hóa (năm 2004); Luận văn Thạc sỹ khoa học văn hóa của Lê Văn Tạo về Nghệ
thuật kiến trúc và điêu khắc các lăng mộ triều Lê sơ Lam Kinh (năm 2001); Có một Lam Kinh
dưới lịng đất của Tiến sỹ Phạm Quốc Quân, Tiến sỹ Nguyễn Văn Đồn; Xứ Thanh vài nét về
lịch sử - văn hóa của cố Giáo sư Trần Quốc Vượng (Nxb VHDT và tạp chí VHNT – Hà Nội,
năm 1998); Thanh Hóa thời Lê Kỷ yếu hội thảo của Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh
Hóa (năm 2008); Lam Sơn thực lục do Nguyễn Diên Niên khảo chứng, Lê Văn Uông chú dịch
(Nxb Khoa học xã hội, năm 2006); Lê Thái Tổ và các cơng thần thời Lê của Hồng Hùng (Nxb
Thanh Hóa, năm 2001); Các vua và hồng hậu táng ở Lam Kinh của Lê Văn Viện (Nxb Thanh
Hóa, năm 2008); Xác định rõ hơn nguồn gốc của Lê Lợi và một số địa danh liên quan đến Khởi
nghĩa Lam Sơn của Phạm Tấn... Ấn phẩm Di tích lịch sử Lam Kinh của Ban Quản lý di tích và
danh thắng Thanh Hóa. Ngồi ra cịn có một vài học giả người Pháp như Cadière, Parmentier,
Goloubew, Bezacier cũng đã nghiên cứu về Lam Kinh. Các cơng trình nghiên cứu này chủ yếu
giới thiệu về lịch sử di tích, về thân thế sự nghiệp của vua Lê và các công thần thời Lê trong
khởi nghĩa Lam Sơn, về các vua và hoàng hậu thời Lê được thờ cúng tại đây và nghiên cứu sâu về
giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, nghệ thuật của khu di tích.


Qua những tác phẩm và cơng trình nghiên cứu khoa học trên cho thấy, ngoài Luận văn,
Luận án của tác giả Lê Văn Tạo đã đưa ra một số kiến nghị về bảo tồn và phát huy giá trị di tích,
thì cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình chuyên khảo nào đề cập tới công tác quản lý khu di
tích lịch sử Lam Kinh. Vì vậy, trong q trình nghiên cứu triển khai đề tài “Quản lý khu di tích
lịch sử Lam Kinh huyện Thọ xuân, tỉnh Thanh Hóa”, trên cơ sở tiếp thu, kế thừa một số tài
liệu, cơng trình nghiên cứu của các tác giả đi trước; Kết hợp với khảo sát thực địa về tình hình
quản lý di tích, học viên góp phần đưa ra những nhận định đánh giá về thực trạng, đề ra giải pháp
quản lý để di tích ngày càng phát huy tác dụng và hiệu quả.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động quản lý
khu di tích lịch sử Lam Kinh nhằm nhận diện mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân của những
hạn chế trong cơng tác quản lý di tích. Luận văn đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao

hiệu quả cơng tác quản lý khu di tích lịch sử Lam Kinh trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, đánh giá tổng quan và đặc trưng giá trị khu di tích lịch sử Lam Kinh
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về quản lý di tích lịch sử văn hóa.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động và công tác quản lý khu di tích lịch
sử Lam Kinh từ năm 1994 đến nay.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý khu di tích lịch
sử Lam Kinh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các nội dung hoạt động quản lý khu di tích lịch sử Lam Kinh. Trong điều
kiện có thể mở rộng nghiên cứu đến các hoạt động quản lý các khu di tích khác để so sánh như:
Khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ); khu di tích Cơn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và thực tiễn cơng tác quản lý khu di tích lịch sử
Lam Kinh; nghiên cứu quần thể khu di tích lịch sử Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa;
nghiên cứu hiệu quả hoạt động của Ban quản lý di tích lịch sử Lam Kinh.


Thời gian: Từ khi có quyết định thành lập Ban quản lý khu di tích lịch sử Lam Kinh
(1994) đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận: Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, duy vật biện
chứng và đường lối văn hóa, chính sách của Đảng và nhà nước, đồng thời xuất phát từ thực trạng
quản lý di tích để nhìn nhận, xem xét, đánh giá vấn đề trong quá trình nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành và vận dụng những lý luận của khoa học
quản lý, quản lý di sản văn hóa, lịch sử, khảo cổ học, bảo tàng học, văn hóa học, giáo dục học, xã
hội học.
Sử dụng phương pháp khảo sát thực tế tại khu di tích, áp dụng các kỹ năng phỏng vấn,

thống kê, quan sát, miêu tả... Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý đồng thời phân tích, tổng
hợp những tư liệu về khu di tích lịch sử Lam Kinh để đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong
quản lý khu di tích Lam Kinh, đưa ra những giải pháp quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả phát
huy giá trị di tích.
Sử dụng phương pháp so sánh để tìm hiểu và rút ra nhận xét làm sáng tỏ vấn đề quản lý,
tạo khả năng áp dụng các mơ hình quản lý hiệu quả ở các di tích khác.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Về mặt khoa học
- Đề tài cung cấp một cái nhìn tồn diện về thực trạng cơng tác quản lý di tích
- Cung cấp nguồn tài liệu tham khảo, góp phần làm phong phú thêm nội dung nghiên cứu
trong chuyên ngành Quản lý văn hóa.
6.2. Về mặt thực tiễn
Đề tài góp phần hồn thiện và nâng cao công tác quản lý khu di tích lịch sử Lam Kinh, là
tài liệu tham khảo hữu ích cho các di tích trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và các địa phương ngồi
tỉnh về di tích đặc biệt quan trọng tương tự khu di tích Lam Kinh.
7. Bố cục luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý và tổng quan về khu di tích lịch sử Lam
Kinh
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý khu di tích lịch sử Lam Kinh


Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý khu di tích lịch sử Lam
Kinh

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ;
TỔNG QUAN VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ LAM KINH
1.1. Cơ sở khoa học và pháp lý cho công tác quản lý khu di tích lịch sử Lam Kinh
Cơ sở khoa học và pháp lý là những điều kiện cần và đủ trong bất kỳ một hoạt động

quản lý nào. Công tác quản lý di tích lịch sử văn hố được tiến hành trên cơ sở khoa học và pháp
lý là thể hiện tính đặc thù của đối tượng quản lý (di tích lịch sử văn hố).
1.1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1.1. Khái niệm về quản lý
Về nội dung, thuật ngữ “Quản lý” có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Đây là một thuật
ngữ Hán – Việt, theo nghĩa thông thường là trơng nom, sắp đặt cơng việc hoặc gìn giữ, theo
dõi… Tiếng Anh, Pháp thuật ngữ chỉ quản lý, trông nom đều có chung gốc từ Manage
Theo Các Mác thì: “Quản lý là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất xã hội của
quá trình lao động” [15, tr.29]. Nhấn mạnh cho nội dung này ông viết:
Tất cả mọi hoạt động trực tiếp hay mọi động cơ chung nào tiến hành trên quy mơ
tương đối lớn thì ít nhiều đều cần đến sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá
nhân và thực hiện những chức năng chung. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều
khiển lấy mình, cịn một dàn nhạc thì cần có nhạc trưởng [16, tr.480].
Thông qua một số quan điểm trên, chúng ta nhận thấy rõ bản chất của quản lý và
hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động. Quản lý là một hoạt động
khách quan nảy sinh khi cần có sự nỗ lực tập thể để thực hiện mục tiêu chung. Quản lý diễn
ra ở mọi tổ chức từ phạm vi nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Trình độ xã hội càng
cao, yêu cầu quản lý càng lớn và vai trò của quản lý càng tăng. Với ý nghĩa thông thường,


phổ biến thì quản lý được hiểu là: Hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và định
hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội
và hành vi của con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo những
mục tiêu đã định [32, tr.03].
Vì vậy, quản lý bao gồm các yếu tố sau:
Chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động quản lý, chủ thể luôn là con người
hoặc tổ chức. Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng các công cụ với những
phương pháp thích hợp theo những nguyên tắc nhất định. Đối tượng quản lý tiếp nhận trực
tiếp sự tác động của chủ thể quản lý. Tuỳ theo từng loại đối tượng khác nhau mà người ta
chia thành các dạng quản lý khác nhau. Khách thể quản lý chịu sự tác động hay sự điều

chỉnh của chủ thể quản lý, đó là hành vi của con người, các quá trình xã hội.
Mục tiêu của quản lý là cái đích phải đạt tới tại một thời điểm nhất định do chủ thể
quản lý định trước. Đây là căn cứ để chủ thể quản lý thực hiện các động tác quản lý cũng
như lựa chọn các phương pháp quản lý thích hợp. Quản lý ra đời chính là nhằm đến hiệu
quả nhiều hơn, năng suất cao hơn trong công việc.
1.1.1.2. Khái niệm về di tích lịch sử - văn hóa
Chương IV, điều 28 Luật Di sản văn hóa quy định về di tích lịch sử - văn hóa phải là:
a- Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong q trình dựng
nước và giữ nước.
b- Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc,
danh nhân của đất nước.
c- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách
mạng kháng chiến.
d- Quần thể các cơng trình kiến trúc hoặc cơng trình đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc,
nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử [37, tr. 22].
Di tích lịch sử văn hố được tạo ra bởi con người (tập thể hoặc cá nhân), là kết quả của
hoạt động sáng tạo lịch sử, văn hoá của con người. Văn hoá ở đây bao gồm cả văn hoá vật chất
và văn hoá tinh thần.


Nhiều nước trên thế giới đều đặt chung cho DTLS – VH là dấu tích, vết tích cịn lại.
Tiếng Pháp viết Vestige, tiếng Anh cũng viết là Vestige, tiếng Nga viết Pomiatnik, Trung Quốc
gọi là “Cổ tích”. Mỗi nước trên thế giới đều đưa ra những khái niệm, quy định về DTLS – VH
của dân tộc mình. Trong điều I của hiến chương Venice – Italia quy định:
DTLS - VH bao gồm những cơng trình xây dựng đơn lẻ, những khu di tích ở đơ thị hay
nơng thơn, là bằng chứng của một nền văn minh riêng biệt, của một sự tiến hố có ý nghĩa hay là
một biến cố về lịch sử [29, tr. 12]. Ở Việt Nam cũng có nhiều khái niệm quy định về DTLS –
VH, thơng thường theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Di tích là các loại dấu vết của quá khứ,
đối tượng nghiên cứu của Khảo cổ học, Sử học… Di tích là sản phẩm văn hoá - lịch sử được
pháp luật bảo vệ, không ai được tuỳ tiện dịch chuyển, thay đổi, phá huỷ” [44, tr. 667].

Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã ra nghị quyết số 03 –
NQ/TƯ ngày 16/7/1998 về việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc. Trong đó nhấn mạnh: Di sản văn hố là tài sản vơ giá, gắn kết cộng đồng dân
tộc, là cốt lõi của bản sắc văn hóa dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn
hoá. Hết sức coi trọng, bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống (bác học,
dân gian), văn hoá cách mạng, bao gồm cả văn hố vật thể và văn hóa phi vật thể. Di tích lịch sử
văn hố là một bộ phận quan trọng của Di sản văn hóa. Ở nước ta theo pháp lệnh: “Bảo vệ và sử
dụng đi tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh” cơng bố ngày 4/4/1984 quy định như sau:
“Di tích lịch sử văn hóa là những cơng trình, địa điểm, đồ vật, tài liệu và tác phẩm có giá trị lịch sử,
khoa học, nghệ thuật cũng như có giá trị văn hố khác hoặc có liên quan đến những sự kiện lịch sử,
q trình phát triển văn hố, xã hội” [31, tr.03].
Trong công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập, giao lưu quốc tế Pháp lệnh năm 1984 đã
trở nên lạc hậu cần được điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi hoàn thiện đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới
hiện nay.
Ngày 22/7/2001, Chủ tịch nước đã ký sắc lệnh số: 09/2001/L.CTN cơng bố Luật Di sản
văn hóa, được thơng qua tại kỳ họp thứ IX, quốc hội khoá X ngày 29/6/2001. Ngày 11/11/2002,
Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 92/2002 NĐ- CP quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Di sản văn hóa. Theo quy định của Luật Di sản văn hóa và Nghị định 92 của Chính phủ
thì di tích lịch sử văn hóa được hiểu như sau: “Di tích lịch sử văn hố là cơng trình xây dựng, địa


điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc cơng trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học” [37, tr.13].
Như vậy, có nhiều khái niệm khác nhau về DTLS-VH nhưng tất cả đều có chung một nội
dung là những khơng gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó có chứa đựng các giá trị điển
hình của lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân sáng tạo ra trong lịch sử để lại [33, tr. 17]. Căn cứ vào
khái niệm lịch sử văn hóa mà Luật Di sản đã quy định thì khu di tích lịch sử Lam Kinh đã đáp
ứng được các tiêu chuẩn trên.
1.1.1.3. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa
Quản lý DTLS – VH là sự định hướng, tạo điều kiện tổ chức điều hành việc bảo vệ, giữ

gìn các DTLS – VH, làm cho các giá trị của di tích được phát huy theo chiều hướng tích cực. Di
tích lịch sử văn hố và danh thắng là một bộ phận quan trọng cấu thành nên di sản văn hố,
chính vì vậy việc quản lý di tích lịch sử văn hố cũng cần theo nội dung quản lý nhà nước về di
sản văn hoá được đề cập trong Luật Di sản văn hoá.
Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hoá bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược quy hoạch, chính sách cho sự nghiệp
bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về DSVH;
3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hoá;
4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ chuyên môn về di sản văn hoá;
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn
hoá;
6. Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị DSVH;
7. Tổ chức, quản lý hợp tác quốc tế về việc bảo vệ và phát huy giá trị DSVH;
8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hàmh pháp luật, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý
vi phạm pháp luật về di sản văn hoá [37, tr. 35-36].


Ở trên là 8 nội dung cơ bản quản lý nhà nước về di sản văn hoá, Lam Kinh là một di sản
văn hoá quốc gia đặc biệt được xác định bởi các giá trị tiêu biểu về lịch sử văn hoá. Tuy nhiên,
vấn đề vận dụng những nội dung cơ bản nêu trên vào từng di sản văn hoá có thể có những nội
dung phù hợp với từng đối tượng quản lý. Vì vậy, khi nghiên cứu thực trạng quản lý di sản văn hố
khu di tích lịch sử Lam Kinh cần thiết phải vận dụng giữa những nội dung cơ bản đã được quy định
trong Luật Di sản văn hố và những vấn đề có tính đặc thù của khu di tích này sẽ được nêu trong
quyết định của UBND tỉnh Thanh Hoá.
1.1.2. Cơ sở pháp lý
Pháp luật là công cụ, phương tiện để Nhà nước quản lý và điều chỉnh các mối quan hệ xã
hội; nó ra đời và phát triển cùng với sự ra đời của Nhà nước. Trong quản lý xã hội, ở bất kỳ một lĩnh

vực nào cũng cần đến pháp luật.
Việt Nam là một quốc gia văn hiến lâu đời, trong quá trình dựng nước và giữ nước, các
thế hệ đi trước đã để lại cho chúng ta kho tàng di sản văn hóa vơ cùng q giá. Kho tàng di sản
văn hóa đó được vật chất hố, cơ đọng lại ở các di tích lịch sử- văn hóa với nhiều giá trị. Việc
giữ gìn các di sản văn hóa truyền lại cho muôn đời sau là một công việc cần thiết. Để bảo vệ, gìn
giữ di sản văn hóa khơng gì khác hơn là phải bảo vệ theo pháp luật. Nhìn lại hệ thống pháp luật
về lĩnh vực văn hóa nói chung và di sản văn hóa nói riêng, chúng ta có thể thấy Nhà nước Việt
Nam đã xây dựng, ban hành từ rất sớm và ngày càng được hoàn thiện. Ngày 23/11/1945 Chủ tịch
Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 65- SL, gồm 6 điều trong đó nội dung chính ấn định nhiệm vụ của
Đông Phương Bác Cổ học viện. Sắc lệnh đã nhấn mạnh đến việc bảo tồn cổ tích là việc làm cần
thiết của Nhà nước Việt Nam. Sắc lệnh coi toàn bộ DTLS – VH là tài sản của nhân dân, nghiêm
cấm việc phá huỷ đình, chùa, miếu và các di tích khác chưa được bảo tồn. Cấm phá huỷ bia ký,
văn bằng có ích cho lịch sử. Sắc lệnh quy định Nhà nước chi ngân sách cho việc bảo vệ, tu sửa di
tích và cơng nhận các khoản trợ cấp cho Viện Đông Phương bác cổ.
Ngày 28/6/1956, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Thơng tư số 38 – TT/TW về việc bảo
vệ di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh. Trong đó đề cập đến việc nâng cao ý thức
trách nhiệm bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trong các cấp, các ngành, các tổ
chức xã hội và tồn dân. Đình chỉ ngay những hoạt động kinh tế đang phương hại trực tiếp đến
các di tích. Tiến hành phân loại và có kế hoạch để tu bổ các di tích.


Ngày 29/10/1957, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 519/TTg quy định về thể lệ bảo
tồn cổ tích. Đây là văn bản pháp lý quan trọng của Chính phủ có giá trị thiết thực trong cơng việc
bảo vệ, gìn giữ các di sản văn hóa trong hai thập kỷ chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Nghị
định là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của công tác quản lý di sản văn hóa từ năm 1957 đến
năm 1984. Nghị định gồm 7 mục, 32 điều trong đó đề cập đến công tác quản lý DTLS – VH ở
các góc độ như liệt hạng di sản văn hố, quy định những tiêu chuẩn của các cơng trình được liệt
hạng là DTLS- VH; việc trùng tu, tôn tạo di tích; chế độ khen thưởng và kỷ luật đối với các tổ
chức và cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ và phát huy tác dụng di sản văn hoá dân tộc.
Nghị định 519/TTg đã phát huy tác dụng mạnh mẽ trong đời sống xã hội, đặc biệt Nghị định có

giá trị lớn trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy di sản văn hóa Việt Nam phục vụ tích cực cho
sự nghiệp cách mạng do Đảng ta lãnh đạo.
Sau khi đất nước thống nhất, cả nước bước vào giai đoạn khôi phục và phát triển kinh tế,
xây dựng cơ sở vật chất cho con đường chủ nghĩa xã hội. Đảng và nhà nước luôn đánh giá đúng
vai trị cơng tác quản lý di sản văn hóa, tiếp tục đề ra những chính sách, biện pháp cụ thể thích
ứng với thời kỳ mới của đất nước nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý các DTLS – VH và
danh lam thắng cảnh. Ngày 31/3/1984, Hội đồng Nhà nước đã ban hành và công bố pháp lệnh 14
LCT/HĐNN về việc: “Bảo vệ và sử dụng di tích lịch lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh”.
Pháp lệnh gồm 5 chương và 27 điều; trong lời mở đầu Pháp lệnh khẳng định: “DTLS –VH và
danh lam thắng cảnh là tài sản có giá trị trong kho tàng văn hoá lâu đời của dân tộc Việt Nam”
và cần sử dụng những di tích ấy nhằm: “Giáo dục truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc
Việt Nam phục công tác nghiên cứu khoa học, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và văn hóa của nhân
dân… làm giàu, đẹp kho tàng văn hóa dân tộc và góp phần làm phong phú văn hóa thế giới” [31,
tr.01].
Pháp lệnh đã xác định rõ biện pháp quản lý nhà nước đối với DSVH gồm 3 việc:
1. Kiểm kê, đăng ký công nhận và xác định loại hình di tích và danh thắng;
2. Quy định chế độ bảo vệ sử dụng di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và tổ
chức thực hiện;
3. Thanh tra thi hành những quy định của pháp luật về bảo vệ, sử dụng di tích lịch sử
và danh lam thắng cảnh [31, tr. 03].


Pháp lệnh cũng quy định rõ chức năng của các cơ quan trong việc quản lý DTLS – VH và
danh lam thắng cảnh theo đó:
Hội đồng Bộ trưởng thực hiện việc quản lý nhà nước đối với các DTLS – VH và danh
lam thắng cảnh trong cả nước. UBND các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước đối với
các DTLS- VH và danh lam thắng cảnh theo quy định của Hội đồng Bộ trưởng. Bộ văn
hóa và các cơ quan văn hóa thuộc hệ thống bộ này tại các địa phương là những cơ quan
giúp Hội đồng Bộ trưởng và UBND các cấp thực hiện việc bảo vệ và sử dụng DTLSVH và danh lam thắng cảnh [31, tr.3-4].
Pháp lệnh 14- LCT/HĐNN ra đời trên cơ sở kế thừa tinh thần của Nghị định 519/TTg đã

tập trung thống nhất quản lý, sử dụng DTLS – VH và danh lam thắng cảnh trên phạm vi cả nước,
đưa công tác kiểm kê, lập hồ sơ xếp hạng di tích quy chuẩn hơn. Quy định về cổ vật, xuất nhập
khẩu cổ vật, việc tu bổ, tôn tạo và hoạt động bảo vệ di tích rõ ràng và chặt chẽ, Pháp lệnh ra đời
có ý nghĩa to lớn, là một bước tiến về mặt pháp lý với mục đích làm cho cơng tác quản lý di sản
văn hóa của dân tộc tồn diện hơn.
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, điều 34 đã xác định:
Nhà nước và xã hội bảo tồn - bảo tàng, tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy tác dụng các
di tích lịch sử, cách mạng, các di sản văn hóa, các cơng trình nghệ thuật, các danh lam
thắng cảnh. Nghiêm cấm các hành động xâm phạm đến các di tích lịch sử, cách mạng,
các cơng trình nghệ thuật và danh lam thắng cảnh [30, tr. 11].
Trong thời kỳ đất nước đổi mới và hội nhập, để nâng cao hơn nữa vai trị của cơng tác
quản lý di sản văn hóa. Năm 2001 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 9 đã
ban hành và thơng qua Luật Di sản văn hóa. Đây là lần đầu tiên ở nước ta có một văn bản luật
cao nhất tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý DTLS – VH trong cả nước. Luật Di sản văn
hóa gồm 7 chương với 74 điều trong đó quy định rõ nội dung quản lý nhà nước về di sản văn
hóa, phân định trách nhiệm của các cấp đối với việc quản lý di sản văn hóa:
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hóa: Bộ Văn hố Thơng tin
(nay là Bộ Văn hố, Thể thao & Du lịch) chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện
quyền quản lý nhà nước về di sản văn hóa; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa theo sự phân cơng của


Chính phủ; UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện
quản lý di sản văn hóa ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ [37, tr.37].
Luật Di sản văn hóa đã cụ thể hố đường lối, chính sách pháp luật, tư duy đổi mới của
Đảng và Nhà nước ta, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình dân chủ hóa và xã hội hóa
các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Luật điều chỉnh những vấn đề hoàn toàn
mới và hoàn thiện nâng cao những vấn đề đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp
luật trước đây cho phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Những nội dung được cụ thể hóa qua các quy định của Luật di sản văn hóa đã tạo động

lực giúp cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc có những bước phát triển
mới theo hướng: Bảo tồn và tôn vinh những di sản văn hóa dân tộc có giá trị cao nhất; tạo điều
kiện thuận lợi nhằm thu hút nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế, đặc biệt là các chủ sở hữu di
sản văn hóa đóng góp cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di tích; phát huy di sản văn hóa
phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm góp phần thực hiện mục tiêu: Dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đồng thời phải biết vận hành theo cơ chế
thị trường có sự quản lý của nhà nước, định hướng XHCN để được tạo nguồn thu đáng kể từ hoạt
động dịch vụ văn hóa tại di tích, tái đầu tư cho công tác bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích. Để
thực thi Luật Di sản văn hóa, Chính phủ, Bộ Văn hố Thơng tin (nay Bộ Văn hố, Thể thao &
Du lịch) cũng ban hành một số văn bản dưới Luật nhằm hướng dẫn thi hành.
Ngày 11/11/2002, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đã ban hành Nghị định số
92/2002/NĐ – CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa.
Ngày 24/7/2001, Bộ trưởng Bộ Văn hố Thơng tin ( Bộ Văn hố, Thể thao & Du lịch) ra
quyết định số 1709/2001/QĐ – BVHTT phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị
DTLS – VH và danh lam thắng cảnh.
Ngày 18/2/2002, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 05/2002/CT – TTg về việc tăng
cường các biện pháp quản lý, bảo vệ cổ vật trong di tích và ngăn chặn đào bới, trục vớt trái phép
di chỉ khảo cổ học.
Ngày 06/2/2002, Bộ trưởng Bộ Văn hố Thơng tin ( Bộ Văn hoá, Thể thao & Du lịch)
ban hành quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi DTLS – VH và danh lam thắng cảnh.


Các văn bản pháp lý trong lĩnh vực quản lý di sản văn hóa được nhà nước Việt Nam ban
hành là cơ sở để Cơ quan quản lý khu di tích lịch sử Lam Kinh thực hiện quản lý khu di tích.
1.2. Tổng quan về khu di tích lịch sử Lam Kinh
1.2.1. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành huyện Thọ Xuân
Huyện Thọ Xuân nằm về phía tây bắc thành phố Thanh Hoá với tọa độ địa lý 19o50’ 20o00’ vĩ độ bắc và 105o25’ - 105o30’ kinh độ đông, là một trong số hai huyện lớn của khu vực
đồng bằng Thanh Hố.
Phía bắc – tây bắc, giáp huyện Ngọc Lặc và một phần nhỏ huyện Cẩm Thuỷ, phía nam
giáp huyện Triệu Sơn, phía tây giáp huyện Thường Xn, phía đơng – đơng bắc giáp huyện n

Định, đơng – đơng nam giáp với huyện Thiệu Hố. Tổng diện tích tự nhiên của tồn huyện là
30.035,58 ha, tồn huyện có 38 xã và 3 thị trấn. Dân số là 235.392 người, thuộc ba dân tộc Kinh,
Mường, Thái.
Ở vào vị trí cửa ngõ nối liền đồng bằng với trung du miền núi, lại có dịng sơng Chu – con
sơng lớn thứ hai của tỉnh đi qua từ đầu huyện đến cuối huyện, sân bay quân sự Sao Vàng, đường
Hồ Chí Minh và quốc lộ 47 chạy qua, Thọ Xuân đã thực sự trở thành một vùng đất mở thuận lợi
cho việc hội nhập, giao lưu với tất cả các vùng miền trong, ngoài tỉnh.
Đặc biệt, Thọ Xuân là vùng tâm điểm của khởi nghĩa Lam Sơn, đây là vùng đất in đậm các
sự kiện lịch sử trong thời kỳ 1414-1422 một giai đoạn cực kỳ gian khổ gây dựng lực lượng của
nghĩa quân “nếm mật, nằm gai, suốt chục năm trời”. Trong thời gian này nghĩa quân đã bị vây
khốn 3 lần trên núi Chí Linh, cũng chính nhờ sự đùm bọc, che chở của đồng bào Mường, Thái
vùng Chí Linh, nghĩa quân đã thoát khỏi hiểm nghèo. Những địa danh vẫn còn lưu lại sau hơn
600 năm như: Khả Lam,. Mục Sơn, Núi Chủ, Núi Dầu, Núi Mục, Núi Rồng, Núi Voi, Rừng Lim,
Làng Cham, Lương Giang; xa hơn, lên phía tả ngạn với các địa danh: Sơng Khao, Bát Mọt; Phía
hữu ngạn có sơng Lường, n Trường, Long Linh, Chẩn Xuyên, Ba Cồn; Ngược lên Quan Hóa
là Sóp. Về mặt đường thủy, nghĩa quân đã kết nối Lương Giang (sông Mã) với sông Lường, sông
Âm, sông Khao, sông Chùy Nam (Cầu Chầy), Tề Giang (sông Bưởi). Trong quá trình biến thiên
của lịch sử hơn 600 năm các địa danh: Lam Sơn hương, Hào Lương hương, Đại Lại thôn,
Nguyễn Xá xã, Đàm Thị xã, Thủy Cối sách, Lại Thương sách, Cao Trĩ sách là địa phận của
huyện Lương Giang ...


Với địa lý đặc biệt như vậy đã tạo ra cho Thọ Xuân nhiều thế mạnh và sắc thái riêng của
vùng đất. Từ trong suốt trường kỳ lịch sử vùng đất “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” này đã trở
thành điểm hẹn lý tưởng để các dòng người từ các nơi đổ về khai phá, lập nghiệp, sinh tồn và
phát triển.
Khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thọ Xuân đã đóng góp cho xứ Thanh và đất nước một kho
truyện dân gian quý giá. Mở đầu bằng huyền thoại trao gươm, kết thúc bằng huyền thoại trả
gươm và đã khắc họa được hình tượng người Anh hùng Lê Lợi trong sự nghiệp giải phóng dân
tộc một cách đậm nét.

Cùng với văn học dân gian, nhiều tác phẩm văn học lớn ra đời như “Lam Sơn thực lục”
của Lê Lợi thể theo hồi ký, “Quỳnh Uyển ca”, “Minh Lương cẩm tú”, Hồng Đức quốc âm thi
tập”, “Thánh Tông di thảo”…Đặc biệt là bài “Lam Sơn lương thuỷ phú” dài gần 400 câu và Bộ
Luật Hồng Đức của vua Lê Thánh Tơng, ngồi ra cịn có các tác giả Lê Hồng Dục (Thọ Hải),
Lê Quyển (Lam Sơn) cũng để lại một số bài thơ trong Toàn Việt thi lục.
Thời Lê Sơ ngoài kiến trúc Lam Kinh đồ sộ, số lượng đền, nghè, lăng mộ để thờ các vị
cơng thần nhà Lê. Đó là đền thờ Lê Văn An (Thọ Lâm), lăng Trần Lựu, Lê Sao (Xuân Thiên), Lê
Văn Linh (Thọ Hải), đền thờ tướng quân Nguyễn Nhữ Lãm (Thọ Diên)…Đặc biệt là bia hộp ở
lăng mộ quận công phu nhân Lê Thị (là vợ Đỗ Khuyển – khai quốc công thần thời Lê).
Thời Lê trung Hưng, kinh đô Vạn Lại Yên Trường đã để lại dấu tích một xu thế văn hóa
tìm về cội nguồn dân tộc. Đó là nghệ thuật khắc trên gỗ, đá, đồng, đất nung…
Năm 1626 đền thờ Lê Hoàn (Xuân Lập) do Thanh Đô vương Trịnh Tráng ra chỉ lệnh mở
rộng tu bổ gồm 13 gian, kiến trúc kiểu chữ cơng là cơng trình kiến trúc thế kỷ XVII cịn tương
đối hồn chỉnh với hình tượng “rồng ổ” là biểu tượng đặc sắc của tính dân gian trong nghệ thuật
trang trí.
Mỗi tên đất, tên làng, mỗi ngọn núi, dịng sông Thọ Xuân đều gắn liền với những truyền
thuyết thần kỳ, sự tích anh hùng và những con người làm nên lịch sử cùng những danh nhân
chính trị, quân sự chung sức lãnh đạo nhân dân đánh đuổi các đội quân xâm lược phương Bắc
bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc, đem lại thái bình cho mn dân, sáng lập nên những triều đại


phong kiến Việt Nam. Triều Hậu Lê đã tồn tại trong lịch sử dân tộc hơn 300 năm cùng với những
thành tựu huy hồng.
1.2.2. Lịch sử hình thành di tích lịch sử Lam Kinh
Lam Kinh vốn là đất Lam Sơn quê hương của anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích của
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vĩ đại. Chính vì vậy Lam Sơn – Lam Kinh là vùng đất được sự quan
tâm đặc biệt Lê. Năm của các vua triều 1430, sau khi giành lại nền độc lập, đất nước có những
phát triển mới, Lê Thái Tổ đã cho đổi vùng đất Lam Sơn là Lam Kinh hay Tây Kinh (để phân
biệt với Đông Kinh – Hà Nội) [35, tr. 61 - 74] ; [28, tr. 86]. Đây là mốc quan trọng đánh dấu sự
phát triển của khu di tích lịch sử Lam Kinh sau đó. Từ đây, Lam Kinh trở thành một vùng đất “căn

bản” của nước Đại Việt thời Lê [17] ; [38].
Năm 1433, sau khi vua Lê Thái Tổ mất đưa về an táng ở Lam Kinh, các điện miếu cũng
bắt đầu được xây dựng [35, tr. 76 - 78]. Lam Kinh đã trở thành nơi an táng các vua và Hoàng
Hậu thời Lê sơ. Qua ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư được biết hàng năm các vua đầu Lê về
Lam Kinh bái yết Sơn Lăng [35].
Đại Việt sử ký tồn thư nói rõ Lam Kinh được xây dựng vào năm 1433, năm sau 1434
vua sai Hữu bộc xạ Lê Như Lãng đến Lam Kinh dựng miếu Cung Từ Thái Mẫu. Trong năm này,
điện Lam Kinh bị cháy.
Năm 1448 và 1450, Lam Kinh lại tiếp tục được xây dựng và trùng tu. Năm 1448, vua Lê
Nhân Tông xuống chiếu cho Thái uý Lê Khả và cục Bách Tác làm lại điện miếu ở Lam Kinh.
Chưa đầy một năm, cơng việc xây dựng hồn thành và được triều đình bảo vệ. Năm 1456, trong
dịp hành lễ ở Lam Kinh, vua Lê Nhân Tông đã đặt tên cho 3 tồ nhà của Chính Điện là Quang
Sùng, Sùng Hiếu và Diễn (Diên) Khánh [35].
Nói chung việc phản ánh q trình xây dựng di tích Lam Kinh chỉ thấy được ghi chép
trong thời Lê sơ. Các tài liệu như: Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn [28]; Lịch triều hiến
chương loại chí, Hồng Việt dư địa toàn đồ của Phan Huy Chú [17]; [18]; Đại Nam Nhất thống
chí của Quốc sử Qn triều Nguyễn [38] có nhắc tới Lam Kinh, song lại không cho thông tin về
việc xây dựng Lam Kinh cũng như vị trí, qui mơ cơng trình kiến trúc nơi đây.


Ghi chép về khu điện Lam Kinh của Phan Huy Chú cho biết Lam Kinh khá to lớn, nằm
trên địa thế đẹp:
Điện Lam Kinh đằng sau gối vào núi, trước mặt trông ra sông, bốn bên non xanh
nước biếc, rừng rậm um tùm. Vĩnh Lăng của Lê Thái Tổ, Thiệu Lăng của Lê Thái
Tông và lăng các vua nhà Lê đều ở đây cả. Lăng nào cũng có bia. Sau điện, lấy Tây
hồ làm não, giống như hồ Kim Ngưu. Hồ rất rộng lớn, nước các ngả đều chảy cả vào
đó. Có con sơng phát ngun từ hồ ấy, chạy vịng trước mặt, lịng sơng có những
viên đá nhỏ, nhẵn và trơng rất thích mắt nhưng khơng ai dám lấy trộm. Lại có lạch
nước nhỏ, chảy từ bên phải qua trước điện, ơm vịng lai như cánh cung. Trên lạch có
cầu giống như Bạch Kiều ở giảng đình điện Vạn Thọ Đông Kinh, đi qua cầu mới tới

điện. Nền điện rất cao, hai bên mở rộng, dưới chân điện có làn nước phẳng, giống
như trước điện nhà vua coi chầu. Ngồi cửa Nghi Mơn có hai con chó ngao bằng đá,
tục truyền là rất thiêng. Điện làm ba ngôi liền nhau, kiểu chữ Công, mẫu mực theo
đúng kiểu các miếu ở kinh sư. Theo từng bậc mà lên, rồi từ đó trơng xuống thì thấy
núi khe hai bên Tả, Hữu, cái nọ, cái kia vòng quanh thật là một chỗ để xây dựng cơ
nghiệp” [17, tr. 40].
Năm 1805, nhà Nguyễn đã cho tháo dỡ ngói và gỗ ở Thăng Long, sẵn với gỗ miếu các
vua ở Lam Kinh đem về làm ở đền Bố Vệ (Điện Hoằng Đức nay thuộc thành phố Thanh Hoá)
[39]. Cũng vào khoảng thời gian này, ở vùng Lam Sơn, đền thờ Lê Lợi cũng được xây dựng tại
phía đơng nam của khu trung tâm di tích Lam Kinh. Vào khoảng đầu thế kỷ 20 đến những năm
1940, nói đến Lam Kinh, người đương thời chỉ cịn biết đến mộ Lê Thái Tổ và ngơi đền mới được xây
dựng, khu điện miếu trung tâm đã trở nên hoang phế [47].
Suốt từ đó cho đến những năm 1995, di tích Lam Kinh vẫn chưa được sự quan tâm thích
đáng, cả khu trung tâm đã bị thảm thực vật che lấp. Thời kỳ này di tích bị xuống cấp nghiêm
trọng, nhiều cuộc đào bới các ngôi mộ để tìm báu vật đã diễn ra, duy chỉ có nhà bia Vĩnh Lăng
được phục hồi để bảo vệ. Ngoài ra, một số đơn nguyên kiến trúc cũng được các cơ quan trung
ương và địa phương tiến hành bảo tồn và sửa chữa, song dường như khơng có ảnh hưởng đáng
kể đối với diện mạo của di tích.
Năm 1995, trước tình trạng xuống cấp của di tích, nhận thức được tầm quan trọng, ý
nghĩa lịch sử, văn hoá của Lam Kinh, Chính phủ đã phê duyệt dự án tổng thể, trùng tu tơn tạo và
phục hồi khu di tích Lam Kinh, trong đó khu trung tâm di tích được đặt hàng đầu [46].


Khu trung tâm di tích Lam Kinh hiện nay nằm ở toạ độ 19055’ 565” vĩ Bắc, 105024’403”
kinh Đông. Theo quy hoạch năm 2002, khu di tích Lam Kinh thuộc địa phận xã Xuân Lam (Thọ
Xuân) và Kiên Thọ (Ngọc Lặc) tỉnh Thanh Hóa. Từ thành phố Thanh Hố đi về phía Tây Bắc
khoảng 60 km ta sẽ gặp di tích Lam Kinh nằm bên tả ngạn sơng Chu, cách đập Bái Thượng 5km
về phía Nam.
1.2.3. Hiện trạng danh thắng, di tích, di vật và lễ hội ở Lam Kinh
1.2.3.1. Danh thắng

Núi Lam Sơn
Núi Lam Sơn (còn gọi là núi Dầu), sách Đại Nam nhất thống chí chép: “Núi Lam Sơn: lại
có tên nữa là Du Sơn, ở cách huyện Thụy Nguyên 52 dặm về phía tây; mạch núi từ phía tây - bắc
qua sơng Lương kéo đến, núi chỗ lên chỗ xuống vươn ra đất bằng, nổi vọt lên một ngọn núi đất,
dưới núi là nhà cổ của vua Lê Thái Tổ. Lê sử chép rằng ông tổ ba đời của Lê Thái Tổ tên huý là
Hối, người huyện Nga Lạc từng đến Lam Sơn, thấy nhiều chim bay lượn, như dáng nhiều người
tụ họp, ơng tự nói: “chỗ này tất là đất tốt” bèn rời nhà đến ở đấy. Sau Thái Tổ làm vua, mới lấy
đất này làm Lam Kinh; cách đấy khoảng 4,5 dặm, có một gị đất gọi là “Phật hoàng” là mộ tổ của
nhà Lê”.
Ở ngọn núi này thời Lam Sơn dấy nghĩa bình Ngơ đã để lại rất nhiều truyền thuyết về
việc thu nạp các nghĩa sĩ từ các vùng miền trong nước về như chuyện Lê Lợi cho thắp đèn dầu ở
trên núi để làm hiệu cho nghĩa quân tụ về, hoặc chuyện bà háng dầu vì bán dầu cho nghĩa quân
đã bị giặc Minh giết hại, nên sau khi giành được thắng lợi, mở ra vương triều Lê, Lê Lợi đã cho
làm giỗ bà hàng dầu. Vì vậy qua nhiều thế kỷ, ở trong, ngoài vùng Lam Sơn và cả xứ Thanh rộng
lớn vẫn còn truyền nhau câu ngạn ngữ “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi, hăm ba giỗ mụ hàng
dầu” là vì thế. Cũng theo truyền thuyết vì ý nghĩa này mà Lê Lợi đã đặt tên cho núi Lam Sơn là
núi Dầu. Trong dân gian lại có cách giải thích khác, núi Dầu có nghĩa là núi “giàu” vì ngày Lam
Sơn khởi nghĩa, dân chúng nhiều nơi mang rất nhiều của cải, lương thực đến đây để ủng hộ nghĩa
quân...
Ở núi Dầu xưa kia có rất nhiều cây chàm dùng để nhuộm vải vóc, quần áo thành màu
xanh lam, có nhẽ vì lẽ đó mà dân gian đặt tên cho núi này là núi Lam chăng ? Ngoài ra cịn cách
giải thích khác, “lam” là phiên âm từ “cham” mà ra. Ở dưới chân núi, hiện vẫn còn một làng
mang tên làng Cham.


Nhưng dù giải thích như thế nào, tên núi Lam Sơn hay núi Dầu đều vô cùng ý nghĩa,
đúng như lời thơ của Dương Trực Nguyên: “Núi Lam Sơn gang tấc là danh sơn của nước Nam,
công đức gây dựng cơ nghiệp vịi vọi trải mn đời” [25, tr.59, 60 ].
Còn ở thời Lê, nhiều danh sĩ và văn thân nổi tiếng trong cả nước như Nguyễn Trãi, Lê
Thánh Tông, Lý Tử Tấn, Ngơ Thì Sĩ,v.v… đã có nhiều dịng văn, dòng thơ ca ngợi núi và đất

Lam Sơn.
Núi Lam Sơn (tức núi Dầu) có chiều cao gần 200m, hiện tại đang được trồng cây lâm
nghiệp theo dự án 327 và dự án bảo tồn di tích Lam Kinh để nhằm mục đích tái tạo lại rừng Lam
Sơn xưa. Ngày nay đến với Lam Kinh chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng rừng lim xanh mướt và
hít thở khơng khí trong lành do rừng mang lại.
Núi Mục
Núi Mục là một ngọn núi đá sót đứng độc lập sát bên bờ sơng Chu- đối diện với khu di
tích Lam Kinh. Núi Mục cịn có tên núi Nghiên, hay núi Nghèo, núi có chiều cao 167m, hình
dáng giống con voi, các chiều rộng, hẹp đều trên dưới 500m. Theo tương truyền thì thời Lam
Sơn dấy nghĩa để bình Ngơ, Núi Mục được sử dụng như một trạm tiền tiêu của nghĩa quân Lam
Sơn và là nơi huấn luyện chim đưa tin tức cho Bình định vương Lê Lợi.
Tuy khơng phải là một ngọn núi lớn, nhưng ở vào vị trí này, núi Mục đã trở thành một
danh thắng và tham quan du lịch khá hấp dẫn. Ở đây cũng có nhiều hang động nhỏ ăn sâu vào
trong lòng núi mà thạch nhũ đã miệt mài tạo ra những sắc hình kỳ thú. Đi trên dịng sơng Chu để
ngắm “núi Mục con voi” trong những lúc hồng hơn, chiều tà hay trăng mọc thì bất kể ai cũng
đều phải say tình, mến cảnh đến mức không thể nào quên được [25, tr.63].
Sông Chu
Sông Chu là nhánh lớn nhất trong hệ thống sông Mã và là sơng lớn thứ hai ở tỉnh Thanh
Hóa. Sơng cịn có các tên gọi khác như sơng Lam, sơng Phủ, sơng Lỗ, sơng Lương Giang… sơng
có chiều dài 325 km, phát nguyên từ cao nguyên Sầm Nưa (Lào) trên độ cao 1.100m rồi trườn
mình theo hướng tây bắc – đơng nam, đến Mường Hinh, Nghệ An chuyển sang hướng tây đông
để chảy qua các huyện Thường Xuân, Thọ Xuân, Thiệu Hóa rồi nhập vào sơng Mã ở Ngã Ba
Đầu (hay còn gọi là Ngã Ba Giàng).


×